LUẬN CHỨNG SỰ PHẦN A TỲ ĐÀM
Tác giả: Tôn giả Thế Hữu
Hán dịch: Đời Lưu Tống, Đại sư Cầu Na Bạt Đà La và Bồ Đề Da Xá
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phẩm 7: THIÊN VẤN LUẬN

Giới, Tịnh, Quả, Thông, Chủng, Đoạn, Như ý túc, Niệm, Đế.

Giới: Là năm giới Ưu-bà-tắc.

Hỏi: Năm giới nào?

Đáp: Ưu-bà-tắc này suốt đời không sát sinh. Đó là học tích của Ưu-bà-tắc. Suốt đời không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Đó là học tích của Ưu-bà-tắc.

Hỏi: Năm giới Ưu-bà-tắc có bao nhiêu sắc, bao nhiêu chẳng sắc?

Có bao nhiêu có thể thấy, bao nhiêu không thể thấy?

Có bao nhiêu hữu đối, bao nhiêu vô đối?

Có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu?

Có bao nhiêu hữu vi, bao nhiêu vô vi?

Có bao nhiêu hữu báo, bao nhiêu vô báo?

Có bao nhiêu nhân duyên sinh thuộc về đời sống, có bao nhiêu chẳng phải nhân duyên sinh không thuộc về đời sống?

Có bao nhiêu thuộc về sắc, bao nhiêu thuộc về danh?

Có bao nhiêu thuộc về nội nhập, bao nhiêu thuộc về ngoại nhập?

Có bao nhiêu trí biết, bao nhiêu trí không biết?

Có bao nhiêu đoạn tri biết, bao nhiêu không phải đoạn tri biết?

Có bao nhiêu đoạn, bao nhiêu không phải đoạn?

Có bao nhiêu nên tu, bao nhiêu không nên tu? Có bao nhiêu ô uế, bao nhiêu không ô uế?

Có bao nhiêu quả, bao nhiêu không phải quả?

Có bao nhiêu có quả, bao nhiêu không phải có quả?

Có bao nhiêu quả cũng có quả, bao nhiêu chẳng phải quả cũng chẳng phải có quả?

Có bao nhiêu thọ, bao nhiêu không phải thọ?

Có bao nhiêu do bốn đại tạo, bao nhiêu không phải do bốn đại tạo?

Có bao nhiêu có trên, bao nhiêu không có trên?

Có bao nhiêu là hữu, bao nhiêu không phải là hữu?

Có bao nhiêu nhân tương ưng, bao nhiêu nhân không tương ưng?

Có sáu lĩnh vực khéo thâu nhiếp là sắc thiện, thọ-tưởng-hành-thức thiện và số diệt. Hỏi: Là lĩnh vực thiện thâu nhiếp năm giới, hay là năm giới thâu nhiếp lĩnh vực thiện?

Có năm lĩnh vực thâu nhiếp bất thiện, là sắc bất thiện, thọ-tưởnghành-thức bất thiện. Hỏi: Lĩnh vực bất thiện thâu nhiếp năm giới hay năm giới thâu nhiếp lĩnh vực bất thiện?

Có bảy lĩnh vực thuộc về vô ký là sắc vô ký, thọ-tưởng-hành-thức vô ký, và hư không phi số diệt. Hỏi: Là lĩnh vực vô ký thâu nhiếp năm giới, hay năm giới thâu nhiếp lĩnh vực vô ký?

Có ba lĩnh vực thuộc về lậu là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Hỏi: Lĩnh vực lậu thâu nhiếp năm giới, hay năm giới thâu nhiếp lĩnh vực lậu?

Có năm lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp là sắc hữu lậu, thọ-tưởnghành-thức hữu lậu. Hỏi: Lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp năm giới hay năm giới thâu nhiếp lĩnh vực hữu lậu?

Có sáu lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp là sắc vô lậu, thọ-tưởng-hànhthức vô lậu và số diệt. Hỏi: Lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp năm giới, hay năm giới thâu nhiếp lĩnh vực vô lậu?

Năm giới này, có bao nhiêu quá khứ, bao nhiêu vị lai, bao nhiêu hiện tại; bao nhiêu không phải quá khứ, bao nhiêu không phải vị lai, bao nhiêu không phải hiện tại?

Có bao nhiêu thiện, bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký?

Bao nhiêu thuộc về cõi Dục, bao nhiêu thuộc về cõi Sắc, bao nhiêu thuộc về cõi Vô sắc, bao nhiêu không hệ thuộc?

Bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Bao nhiêu kiến đế đoạn, bao nhiêu tu đoạn, bao nhiêu không đoạn?

Bao nhiêu tâm? Bao nhiêu tâm pháp? Bao nhiêu phi tâm? Bao nhiêu phi tâm pháp? Bao nhiêu tâm tương ưng? Bao nhiêu duy tâm?

Bao nhiêu tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ? Bao nhiêu thọ tương ưng không phải tâm tùy chuyển? Bao nhiêu tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ? Bao nhiêu không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ?

Bao nhiêu tâm tùy chuyển không tương ưng với tưởng – hành? Bao nhiêu tưởng hành tương ưng không phải tâm tùy chuyển? Bao nhiêu tâm tùy chuyển cũng tương ưng với tưởng – hành? Bao nhiêu không phải tâm tùy chuyển cũng không phải tương ưng với tưởng – hành?

Bao nhiêu giác tùy chuyển không tương ưng với quán? Bao nhiêu quán tương ưng không phải giác tùy chuyển? Bao nhiêu giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán? Bao nhiêu không phải giác tùy chuyển, cũng không tương ưng với quán?

Bao nhiêu kiến phi kiến xứ? Bao nhiêu kiến xứ phi kiến? Bao nhiêu kiến cũng là kiến xứ? Bao nhiêu phi kiến cũng là phi kiến xứ?

Bao nhiêu thân kiến nhân phi thân kiến? Bao nhiêu thân kiến phi thân kiến nhân? Bao nhiêu thân kiến nhân cũng là thân kiến? Bao nhiêu phi thân kiến nhân cũng là phi thân kiến?

Bao nhiêu nghiệp không phải là nghiệp báo? Bao nhiêu nghiệp báo không phải là nghiệp? Bao nhiêu nghiệp cũng là nghiệp báo? Bao nhiêu không phải nghiệp cũng không phải là nghiệp báo?

Bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển? Bao nhiêu nghiệp tùy chuyển không phải nghiệp? Bao nhiêu nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển? Bao nhiêu không phải là nghiệp cũng không phải là nghiệp tùy chuyển?

Bao nhiêu sắc tạo mà sắc không phải có thể thấy sắc? Bao nhiêu sắc có thể thấy mà không phải sắc tạo sắc? Bao nhiêu sắc tạo sắc mà cũng có thể thấy sắc? Bao nhiêu không phải sắc tạo sắc mà không phải có thể thấy sắc?

Bao nhiêu sắc tạo sắc mà không phải sắc có đối? Bao nhiêu có đối sắc mà không phải sắc tạo sắc? Bao nhiêu sắc tạo sắc mà cũng sắc có đối? Bao nhiêu không phải tạo sắc mà cũng không phải sắc có đối?

Bao nhiêu rất thâm diệu khó hiểu rõ? Bao nhiêu khó hiểu rõ rất thâm diệu?

Bao nhiêu điều thiện không phải nhân thiện? Bao nhiêu nhân thiện không phải điều thiện? Bao nhiêu điều thiện cũng là nhân thiện? Bao nhiêu không phải là thiện mà cũng không phải nhân thiện?

Bao nhiêu bất thiện không phải nhân bất thiện? Bao nhiêu nhân bất thiện không phải bất thiện? Bao nhiêu bất thiện cũng là nhân bất thiện? Bao nhiêu không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện?

Bao nhiêu vô ký không phải nhân vô ký? Bao nhiêu nhân vô ký không phải vô ký? Bao nhiêu vô ký cũng là nhân vô ký? Bao nhiêu không phải vô ký mà cũng không phải nhân vô ký?

Bao nhiêu nhân duyên duyên nơi không có nhân? Bao nhiêu có nhân không phải duyên nơi nhân duyên? Bao nhiêu nhân duyên cũng duyên nơi có nhân? Bao nhiêu không phải nhân duyên cũng duyên nơi không phải có nhân?

Bao nhiêu thứ đệ duyên duyên nơi không phải thứ đệ? Bao nhiêu thứ đệ không phải duyên nơi thứ đệ duyên? Bao nhiêu thứ đệ duyên cũng duyên nơi thứ đệ? Bao nhiêu không phải thứ đệ duyên cũng duyên nơi không phải thứ đệ?

Bao nhiêu duyên duyên duyên nơi không phải có duyên? Bao nhiêu có duyên không phải duyên nơi duyên duyên? Bao nhiêu duyên duyên cũng duyên nơi có duyên? Bao nhiêu không phải duyên duyên cũng duyên nơi không phải có duyên?

Bao nhiêu tăng thượng duyên duyên nơi không phải tăng thượng? Bao nhiêu tăng thượng không phải duyên nơi tăng thượng duyên? Bao nhiêu tăng thượng cũng duyên nơi tăng thượng duyên? Bao nhiêu không phải tăng thượng duyên cũng duyên nơi không phải tăng thượng?

Bao nhiêu lưu không phải tùy lưu? Bao nhiêu tùy lưu không phải lưu? Bao nhiêu lưu cũng tùy lưu? Bao nhiêu không phải lưu cũng không phải tùy lưu?

Hết thảy Tu-đa-la đã rộng hỏi như thế.

Hỏi: Năm giới Ưu-bà-tắc này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc, nay sẽ trả lời: Hết thảy là sắc. Một không thể thấy, bốn cần phân biệt: Nghĩa là bốn tạo tác thì có thể thấy, không tạo tác thì không thể thấy. Năm giới đó có tạo tác thì có đối, không tạo tác thì không đối. Hết thảy là hữu lậu. Hết thảy là hữu vi. Hết thảy là hữu báo. Hết thảy từ nhân duyên thuộc về đời sống. Hết thảy thuộc về sắc. Hết thảy thuộc về ngoại nhập. Hết thảy là trí biết. Hết thảy là đoạn trí biết. Hết thảy là đoạn. Hết thảy là nên tu. Hết thảy không ô uế. Hết thảy là quả cũng có quả. Hết thảy là không thọ. Hết thảy là bốn đại tạo. Hết thảy là có trên. Hết thảy là hữu. Hết thảy là nhân không tương ưng.

Một phần nhỏ của lĩnh vực thiện thâu nhiếp năm giới. Năm giới cũng thâu nhiếp một phần nhỏ của lĩnh vực thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực bất thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực vô ký. Không thâu nhiếp lĩnh vực lậu.

Năm giới có thâu nhiếp phần nhỏ lĩnh vực hữu lậu. Hữu lậu cũng thâu nhiếp phần nhỏ năm giới. Không thâu nhiếp lĩnh vực vô lậu.

Hết thảy là quá khứ – hiện tại – vị lai. Hết thảy là thiện. Hết thảy là thuộc cõi Dục. Hết thảy là phi học phi vô học. Hết thảy là tu đoạn.

Hết thảy là phi tâm, phi tâm pháp, phi tâm tương ưng.

Hết thảy là không phải tâm tùy chuyển, không phải thọ tương ưng.

Hết thảy là không phải tâm tùy chuyển, không phải tương ưng với tưởng – hành.

Hết thảy là không phải giác tùy chuyển, không phải tương ưng với quán.

Hết thảy là kiến xứ phi kiến.

Hết thảy là không phải nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải nhân của nơi đó.

Hết thảy là nghiệp chứ không phải nghiệp báo.

Hết thảy là nghiệp chứ không phải là nghiệp tùy chuyển.

Một là sắc của tạo sắc không phải là sắc có thể thấy. Bốn cần phân biệt, nghĩa là bốn, nếu làm thì sắc của tạo sắc có thể thấy sắc. Nếu không tạo tác thì sắc của tạo sắc không thể thấy sắc.

Hết thảy nếu tạo tác thì sắc của tạo sắc là sắc có đối. Nếu không tạo tác thì sắc của tạo sắc không phải là sắc có đối.

Hết thảy là rất thâm diệu khó hiểu, khó hiểu vì rất thâm diệu.

Hết thảy là thiện cũng là nhân thiện.

Hết thảy không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện.

Hết thảy không phải vô ký cũng không phải nhân vô ký.

Hết thảy là nhân duyên, duyên cũng có nhân.

Hết thảy không phải thứ đệ, cũng không phải duyên của thứ đệ duyên.

Hết thảy là duyên duyên, duyên không phải có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên, duyên hợp và có tăng thượng.

Hết thảy là tùy lưu, không phải lưu.

Tịnh là bốn thứ bất hoại tịnh: Bốn thứ là những gì? Phật là tịnh không hư hoại, Pháp là tịnh không hư hoại, Tăng là tịnh không hư hoại, Giới bậc Thánh là tịnh không hư hoại.

Hỏi: Bốn thứ tịnh bất hoại này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Một thứ là sắc, ba thứ không phải sắc.

Hết thảy là không thể thấy. Hết thảy là không có đối.

Hết thảy là vô lậu. Hết thảy là hữu vi. Hết thảy là vô báo.

Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc về đời sống.

Một là thuộc về sắc, ba thứ còn lại thuộc về danh.

Hết thảy là thuộc về ngoại nhập. Hết thảy là trí biết.

Hết thảy là không phải đoạn tri biết. Hết thảy là không đoạn.

Hết thảy là phải tu. Hết thảy là không ô uế.

Hết thảy là có quả và quả. Hết thảy là không thọ.

Một thứ là bốn đại tạo, ba thứ kia không phải bốn đại tạo.

Hết thảy là hữu thượng. Hết thảy là phi hữu.

Một thứ là nhân không tương ưng, ba thứ là nhân tương ưng, Bốn thứ tịnh bất hoại này, lĩnh vực thiện thâu nhiếp một phần ít.

Bốn thứ tịnh bất hoại này cũng thâu nhiếp một phần ít lĩnh vực thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực bất thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực vô ký. Không thâu nhiếp lĩnh vực lậu. Không thâu nhiếp lĩnh vực hữu lậu.

Bốn thứ tịnh bất hoại này thâu nhiếp một phần ít của lĩnh vực vô lậu, và một phần ít của lĩnh vực vô lậu cũng thâu nhiếp bốn thứ tịnh bất hoại này. Hết thảy là quá khứ -hiện tại- vị lai. Hết thảy là thiện. Hết thảy là không lệ thuộc.

Hỏi: Tịnh bất hoại có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: tất cả cần phân biệt. Tịnh bất hoại của Phật hoặc học hoặc là vô học. Học là gì? Là ý học tư duy tương ưng với tịnh bất hoại của Phật. Vô học là gì? Là ý vô học tư duy tương ưng với tịnh bất hoại của Phật.

Như tịnh bất hoại của Phật, tịnh bất hoại của Pháp-Tăng cũng vậy.

Thánh giới tịnh bất hoại hoặc là học hoặc vô học. Học là sao? Là nghiệp thân – miệng học. Vô học là sao? Là nghiệp thân – miệng vô học.

Hết thảy là không đoạn dứt. Một thứ là không phải tâm, không phải tâm pháp, không phải tâm tương ưng. Ba thứ là tương ưng với tâm và tâm pháp.

Một tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ. Ba tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ.

Một tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với tưởng – hành. Ba tâm tùy chuyển cũng tương ưng với tưởng – hành, trừ ra tự tánh của nó.

Hỏi: Tịnh bất hoại này có bao nhiêu giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán?

Đáp: Tất cả cần phân biệt. Tịnh bất hoại của Phật hoặc có giác có quán, hoặc không giác có quán, hoặc không giác không quán.

Có giác có quán là sao? Là có giác có quán mà ý tư duy tương ưng với tịnh bất hoại của Phật.

Không giác có quán là sao? Là không giác có quán mà ý tư duy tương ưng với tịnh bất hoại của Phật.

Không giác không quán là sao? Là không giác không quán mà ý tư duy tương ưng với tịnh bất hoại của Phật.

Như tịnh bất hoại của Phật, tịnh bất hoại của Pháp – Tăng cũng vậy.

Giới tịnh bất hoại của bậc Thánh, hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán. Hoặc không phải giác tùy chuyển cũng không phải tương ưng với quán.

Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán là sao? Là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Ngoài ra thì không phải là giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán.

Hết thảy không phải kiến, cũng không phải lĩnh vực của kiến.

Hết thảy không phải nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải do nhân đó.

Một thứ là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo, ba thứ không phải là nghiệp mà cũng không phải nghiệp báo.

Một thứ là nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, ba thứ là nghiệp tùy chuyển nhưng không phải là nghiệp.

Một thứ là sắc tạo sắc nhưng không thể thấy sắc, ba thứ không phải là sắc tạo sắc mà cũng không thể thấy sắc.

Một thứ là sắc tạo sắc nhưng không phải là sắc có đối, ba thứ không phải là sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có đối.

Hết thảy là rất thâm diệu khó hiểu, khó hiểu vì rất thâm diệu.

Hết thảy là thiện cũng là nhân của thiện.

Hết thảy không phải là bất thiện cũng không phải là nhân bất thiện.

Hết thảy không phải là vô ký cũng không phải là nhân vô ký.

Hết thảy là nhân duyên, duyên cũng có nhân.

Hỏi: Tịnh bất hoại có bao nhiêu thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp?

Đáp: Một thứ không phải là thứ đệ mà cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp. Ba thứ cần phân biệt: Tịnh bất hoại của Phật, hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp. Tạo thành ba trường hợp:

Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là chắc chắn khởi tịnh bất hoại của Phật ngay nơi đây hoặc là vị lai.

Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp là tịnh bất hoại của Phật ở quá khứ hay hiện tại.

Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp là chắc chắn khởi tịnh bất hoại của Phật ngay nơi đây hoặc vị lai. Ngoài ra là tịnh bất hoại của Phật thuộc thời vị lai.

Như tịnh bất hoại của Phật, tịnh bất hoại của Pháp – của Tăng cũng vậy.

Một thứ là duyên của duyên duyên hợp không phải có duyên, ba thứ là duyên của duyên duyên hợp mà cũng có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng.

Hết thảy là không phải lưu cũng không phải tùy lưu.

Quả là bốn quả Sa-môn: Là bốn thứ nào? Là quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán.

Hỏi: Bốn quả Sa-môn có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Quả Sa-môn thuộc về nghiệp thân-miệng là sắc. Ngoài ra là không phải sắc.

Hết thảy là không thể thấy. Hết thảy là không đối. Hết thảy là vô lậu.

Hỏi: Quả Sa-môn có bao nhiêu hữu vi, bao nhiêu vô vi?

Đáp: Tất cả phân biệt. Quả Tu-đà-hoàn thì hoặc là hữu vi hoặc là vô vi.

Hữu vi là sao? Là quả Tu-đà-hoàn có năm ấm hữu vi.

Vô vi là sao? Là quả Tu-đà-hoàn thuộc về số diệt.

Như quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm cho đến quả A-la-hán cũng vậy.

Hết thảy quả Sa-môn là vô báo.

Nếu hữu vi thì từ nhân duyên sinh thuộc về đời sống này. Nếu là vô vi thì không phải là nhân duyên sinh, không thuộc về đời sống này.

Quả Sa-môn thâu nhiếp nghiệp thân miệng, đó là thuộc về sắc. Ngoài ra là thuộc về danh.

Quả Sa-môn thâu nhiếp tâm – ý – thức là thuộc về nội nhập. Ngoài ra là thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết. Hết thảy là không phải đoạn trí biết, và không đoạn dứt.

Nếu hữu vi thì phải tu. Nếu vô vi thì không phải tu.

Hết thảy là không ô uế.

Nếu hữu vi thì quả và có quả. Nếu vô vi thì quả mà không phải có quả.

Hết thảy là không thọ.

Quả Sa-môn thâu nhiếp nghiệp thân miệng thì do bốn đại tạo. Ngoài ra thì không phải bốn đại tạo.

Nếu là hữu vi thì có cái trên nó. Nếu là vô vi thì không có gì trên nó.

Hết thảy là không phải có.

Quả Sa-môn thâu nhiếp nghiệp thân miệng và tâm bất tương ưng hành – số diệt. Nhân nó không tương ưng. Ngoài ra là tương ưng.

Phần ít của sáu lĩnh vực thiện thâu nhiếp bốn quả Sa-môn. Bốn quả Sa-môn cũng thâu nhiếp phần ít của sáu lĩnh vực thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực bất thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực vô ký. Không thâu nhiếp lĩnh vực lậu. Không thâu nhiếp lĩnh vực hữu lậu.

Phần ít của sáu lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp bốn quả Sa-môn. Bốn quả Sa-môn cũng thâu nhiếp phần ít của sáu lĩnh vực vô lậu.

Nếu là hữu vi thì hoặc quá khứ – hiện tại – vị lại, nếu là vô vi thì không phải quá khứ – hiện tại – vị lại.

Hết thảy đều là thiện. Hết thảy đều không lệ thuộc.

Hỏi: Quả Sa-môn có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học.

Đáp: Tất cả nên phân biệt. Quả Tu-đà-hoàn hoặc là học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Là quả Tu-đà-hoàn hữu vi.

Thế nào là phi học phi vô học? Là quả Tu-đà-hoàn vô vi.

Như quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm cũng như vậy.

Quả A-la-hán hoặc là vô học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là vô học? Là quả A-la-hán hữu vi.

Thế nào là phi học phi vô học? Là quả A-la-hán vô vi.

Hết thảy là không đoạn dứt.

Quả Sa-môn thâu nhiếp nghiệp thân miệng, tâm bất tương ưng hành và số diệt, phi tâm, phi tâm pháp, phi tâm tương ưng.

Quả Sa-môn thâu nhiếp thọ ấm – tưởng ấm. Nó tương ưng với hành ấm. Là tâm pháp, tâm tương ưng, tâm ý thức tức là tâm.

Hỏi: Quả Tu-đà-hoàn có bao nhiêu tâm tùy chuyển mà không tương ưng với thọ?

Đáp: Có bốn trường hợp :

Tâm tùy chuyển mà không tương ưng với thọ là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Tâm tùy chuyển – tâm bất tương ưng hành và thọ.

Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm ý thức.

Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm tương ưng với hành ấm.

Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành. Còn lại tâm bất tương ưng hành và số diệt.

Như quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán cũng như vậy.

Như thọ, tưởng – hành cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Hỏi: Quả Tu-đà-hoàn có bao nhiêu giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành. Như tâm bất tương ưng hành khác và số diệt.

Như quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm cũng như vậy.

Quả A-na-hàm hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán. Có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác. Như giác không tương ưng với quán mà tương ưng với tâm và tâm pháp.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác – quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Như nghiệp thân-miệng còn lại, thì trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành. Nếu còn lại là tâm bất tương ưng hành, và giác không tương ưng với quán thì không phải giác quán tương ưng với tâm và tâm pháp, số diệt.

Như quả A-na-hàm, quả A-la-hán cũng vậy.

Quả Tu-đà-hoàn thâu nhiếp tuệ, là kiến phi kiến xứ. Ngoài ra là phi kiến cũng là phi kiến xứ.

Như quả Tu-đà-hoàn; quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm cũng như vậy.

Quả A-la-hán thâu nhiếp là tận trí và trí vô sinh; không thâu nhiếp tuệ vô lậu, là kiến phi kiến xứ, còn lại là phi kiến cũng là phi kiến xứ.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân kia.

Quả Sa-môn thâu nhiếp nghiệp nơi thân-miệng và tư, là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo. Còn lại là không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo.

Hỏi: Quả Tu-đà-hoàn có bao nhiêu nghiệp, không phải nghiệp tùy chuyển?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển, là tư nghiệp.

2. Nghiệp tùy chuyển nhưng không phải nghiệp, là thọ ấm – tưởng ấm – thức ấm. Nếu tư không thâu nhiếp thì nghiệp tùy chuyển là hành ấm.

3. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành. Như còn lại là tâm bất tương ưng hành và số diệt.

Như quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán cũng vậy.

Quả Sa-môn thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc mà không phải sắc có thể trông thấy. Còn lại thì không phải là sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có thể trông thấy.

Quả Sa-môn thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải là sắc có đối. Còn lại là không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó biết, khó biết do rất sâu xa.

Nếu là hữu vi thì quả Sa-môn là thiện mà cũng là nhân thiện. Nếu là vô vi thì thiện chứ không phải là nhân thiện.

Hết thảy không phải là bất thiện, cũng không phải là nhân bất thiện.

Hết thảy không phải là vô ký, cũng không phải là nhân vô ký.

Quả Sa-môn nếu là hữu vi thì nhân duyên duyên hợp và có nhân.

Nếu là vô vi thì không phải nhân duyên duyên hợp và không phải nhân.

Hỏi: Quả Sa-môn có bao nhiêu thứ đệ không phải là thứ đệ duyên duyên hợp?

Đáp: Tất cả cần phân biệt. Quả Sa-môn nếu là hữu vi thì hoặc là thứ đệ mà không phải là thứ đệ duyên duyên hợp. Có ba trường hợp:

1. Thứ đệ mà không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là vị lai – hiện tại tất khởi tâm và tâm pháp.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp quá khứ- hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra sự dấy khởi tâm và tâm pháp nơi vị lai – hiện tại, còn lại là tâm và tâm pháp vị lai và nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành và số diệt.

Quả Sa-môn nếu là hữu vi thì thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành và số diệt, là duyên của duyên duyên hợp mà không phải là hữu duyên. Ngoài ra là duyên của duyên duyên hợp mà cũng là hữu duyên.

Quả Sa-môn nếu là hữu vi thì tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng. Nếu là vô vi thì tăng thượng duyên duyên hợp mà không có tăng thượng.

Hết thảy không phải lưu cũng không phải tùy lưu.

Thông là bốn thông: Là bốn thứ gì? Là có khổ trì thông, có khổ tốc thông, có lạc trì thông, có lạc tốc thông.

Khổ trì thông là gì? Là thiền vị lai, thiền trung gian và ba vô sắc, nếu là đạo độn căn.

Khổ tốc thông là gì? Là thiền vị lai, thiền trung gian, và ba vô sắc, nếu là đạo lợi căn.

Lạc trì thông là gì? Là bốn thiền căn bản, nếu là đạo độn căn.

Lạc tốc thông là gì? Là bốn thiền căn bản, nếu là đạo lợi căn.

Hỏi: Bốn thứ thông này có bao nhiêu là sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Thông thâu nhiếp nghiệp thân-miệng là sắc. Ngoài ra là không phải sắc.

Hết thảy không thể trông thấy. Hết thảy là vô đối. Hết thảy là vô lậu. Hết thảy là hữu vi. Hết thảy là vô báo. Hết thảy là do nhân duyên sinh thuộc về cuộc sống.

Nghiệp nơi thân-miệng được thông thâu nhiếp là thuộc về sắc, ngoài ra là thuộc về danh.

Tâm ý thức được thông thâu nhiếp là thâu nhiếp bên trong, ngoài ra là thâu nhiếp bên ngoài.

Hết thảy là trí biết. Hết thảy là không đoạn tri biết, và không đoạn.

Hết thảy là nên tu. Hết thảy là không ô uế.

Hết thảy là quả và có quả. Hết thảy là không thọ.

Nghiệp thân-miệng được thông thâu nhiếp là do bốn đại tạo, ngoài ra là không phải bốn đại tạo.

Hết thảy là có cái trên. Hết thảy không phải là có.

Nghiệp thân-miệng được thông thâu nhiếp, và tâm bất tương ưng hành, là nhân không tương ưng, còn lại là nhân tương ưng.

Phần ít của năm lĩnh vực thiện thâu nhiếp bốn thông. Bốn thông cũng thâu nhiếp phần ít của năm lĩnh vực thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực bất thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực vô ký. Không thâu nhiếp lĩnh vực lậu. Không thâu nhiếp lĩnh vực hữu lậu.

Phần ít của năm lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp bốn thông. Bốn thông cũng thâu nhiếp phần ít của năm lĩnh vực vô lậu.

Hết thảy hoặc quá khứ, vị lai hay hiện tại. Hết thảy là thiện. Hết thảy là không lệ thuộc.

Hỏi: Bốn thông có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Tất cả phân biệt. Thông hoặc là học, hoặc là vô học.

Học là sao? Là thông thâu nhiếp năm ấm học.

Vô học là sao? Là thông thâu nhiếp năm ấm vô học.

Hết thảy là không đoạn dứt. Nghiệp thân-miệng được thông thâu nhiếp, là tâm bất tương ưng hành, không phải tâm – không phải tâm pháp – không phải tâm tương ưng. Thọ ấm – tưởng ấm do Thông thâu nhiếp tương ưng với hành ấm, là tâm và tâm pháp tương ưng. Tâm ý thức tức là tâm.

Hỏi: Bốn thông có bao nhiêu tâm tùy chuyển mà không tương ưng với thọ?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển mà không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm ý thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm tương ưng với hành ấm.

4. Không phải tâm tùy chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, như các tâm bất tương ưng hành còn lại.

Như thọ – tưởng – hành cũng như vậy, trừ tự tánh của nó.

Hỏi: Khổ trì thông có bao nhiêu giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác. Nếu giác không tương ưng với quán thì quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác – quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển mà cũng không tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, như nghiệp thânmiệng còn lại. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, như tâm bất tương ưng hành còn lại cùng giác không tương ưng với quán và không phải giác quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

Như khổ trì thông, khổ tốc thông cũng vậy.

Lạc trì thông thì hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán. Có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải giác tùy chuyển là giác. Nếu không tương ưng với quán thì quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác – quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, như nghiệp thân-miệng còn lại. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, như tâm bất tương ưng hành còn lại, và giác không tương ưng với quán, cũng không phải giác – quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

Như lạc trì thông, lạc tốc thông cũng vậy.

Thông thâu nhiếp tận trí – vô sinh trí, chứ không thâu nhiếp tuệ vô lậu, là kiến phi kiến xứ. Còn lại là phi kiến cũng là phi kiến xứ.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân ấy.

Thông thâu nhiếp nghiệp thân-miệng và tư. Đây là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo. Còn lại thì không phải nghiệp mà cũng không phải nghiệp báo.

Hỏi: Bốn thông có bao nhiêu nghiệp không phải là nghiệp tùy chuyển?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Nghiệp nhưng không phải nghiệp tùy chuyển, là nghiệp suy nghĩ.

2. Nghiệp tùy chuyển nhưng không phải nghiệp, là thọ ấm – tưởng ấm – thức ấm, nếu tư không thâu nhiếp thì nghiệp tùy chuyển là hành ấm.

3. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng.

4. Không phải nghiệp cũng không phải là nghiệp tùy chuyển, là trừ ba nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, là tâm bất tương ưng hành còn lại.

Thông thâu nhiếp nghiệp thân-miệng là sắc tạo sắc chứ không phải là sắc có thể trông thấy. Ngoài ra thì không phải là sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có thể trông thấy.

Thông thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải là sắc có đối. Ngoài ra thì không phải là sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu, khó hiểu do rất sâu xa.

Hết thảy là thiện, cũng là nhân của thiện.

Hết thảy không phải là bất thiện, cũng không phải là nhân của bất thiện.

Hết thảy không phải là vô ký, cũng không phải là nhân của vô ký.

Hết thảy là nhân duyên, duyên cũng có nhân.

Hỏi: Bốn thông có bao nhiêu thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp?

Đáp: Tất cả phân biệt. Thông hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp. Có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp cần phải khởi ngay nơi đây hoặc la vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp là tâm và tâm pháp quá khứ – hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp cần phải khởi trong hiện tiền hay vị lai, còn lại là tâm và tâm pháp vị lai, và nghiệp thân-miệng nơi tâm bất tương ưng hành.

Thông thâu nhiếp nghiệp thân-miệng nơi tâm bất tương ưng hành, là duyên của duyên duyên hợp chứ không phải là có duyên. Ngoài ra thì duyên của duyên duyên hợp, cũng có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng.

Hết thảy không phải lưu mà cũng không phải tùy lưu.

Chủng là bốn Thánh chủng: Là bốn thứ gì?

1. Thánh chủng tri túc, xin được y (biết đủ).

2. Thánh chủng tri túc, xin được thức ăn (biết đủ).

3. Thánh chủng tri túc, tùy có được các thứ dụng cụ ngủ nghỉ ( biết đủ).

4. Thánh chủng ưa thích ở nơi thanh vắng tu tập.

Hỏi: Bốn Thánh chủng này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân-miệng là sắc. Ngoài ra là không phải sắc.

Hết thảy là không thể trông thấy. Hết thảy là vô đối.

Hỏi: Thánh chủng có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Tất cả phân biệt. Thánh chủng hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu.

Hữu lậu là gì? Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm hữu lậu.

Vô lậu là gì? Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm vô lậu.

Hết thảy là hữu vi. Nếu hữu lậu thì có báo, nếu vô lậu thì không có báo.

Hết thảy thuận theo nhân duyên sinh thuộc cuộc sống này.

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân-miệng là thuộc về sắc, ngoài ra là thuộc về danh.

Thánh chủng thâu nhiếp tâm ý thức, là thâu nhiếp bên trong, ngoài ra là thâu nhiếp bên ngoài.

Hết thảy là trí biết.

Nếu hữu lậu thì đoạn trí biết và đoạn. Nếu vô lậu thì không phải đoạn trí biết và không đoạn.

Hết thảy là phải tu. Hết thảy là không ô uế. Hết thảy là quả và có quả. Hết thảy là không thọ.

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân-miệng là do bốn đại tạo, ngoài ra không phải bốn đại tạo.

Hết thảy là có cái trên.

Thánh chủng nếu là hữu lậu thì có (nghiệp). Nếu là vô lậu thì không phải là có (có nghiệp).

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân-miệng và tâm bất tương ưng hành, nhân bất tương ưng

Những nhân khác là tương ưng.

Phần ít của năm lĩnh vực thiện thâu nhiếp bốn Thánh chủng. Bốn Thánh chủng cũng thâu nhiếp phần ít của năm lĩnh vực thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực bất thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực vô ký. Không thâu nhiếp lĩnh vực lậu.

Hoặc lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp không phải là Thánh chủng, nên có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp không phải là Thánh chủng: Là Thánh chủng không thâu nhiếp năm ấm hữu lậu.

2. Thánh chủng thâu nhiếp chẳng phải là lĩnh vực hữu lậu: Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm vô lậu.

3. Lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp cũng là Thánh chủng: Tức là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm hữu lậu.

4. Chẳng phải là lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp cũng chẳng phải là Thánh chủng: Tức là hư không và số diệt phi số diệt.

Hoặc lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp không phải là Thánh chủng, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp nhưng không phải Thánh chủng: Là hư không và số diệt phi số diệt.

2. Thánh chủng thâu nhiếp không phải là lĩnh vực vô lậu: Tức là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm hữu lậu.

3. Lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp cũng là Thánh chủng: Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm vô lậu.

4. Không phải thuộc về lĩnh vực vô lậu cũng không phải là Thánh chủng: Tức là Thánh chủng không thâu nhiếp năm ấm hữu lậu.

Hết thảy hoặc là quá khứ, hiện tại hay vị lai. Hết thảy đều là thiện.

Thánh chủng hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc.

Thế nào là thuộc cõi Dục? Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm thuộc về cõi Dục.

Thế nào là thuộc cõi Sắc? Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm thuộc về cõi Sắc.

Thế nào là thuộc cõi Vô sắc? Là Thánh chủng thâu nhiếp bốn ấm thuộc về cõi Vô sắc.

Thế nào là không hệ thuộc? Là bốn Thánh chủng vô lậu.

Hỏi: Thánh chủng có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Tất cả phân biệt. Thánh chủng hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm học.

Thế nào là vô học? Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm vô học.

Thế nào là phi học phi vô học? Là Thánh chủng thâu nhiếp năm ấm hữu lậu.

Thánh chủng nếu là hữu lậu thì tu đoạn. Nếu là vô lậu thì không tu đoạn.

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân – miệng và tâm bất tương ưng hành, không phải tâm, không phải tâm pháp – không phải tâm tương ưng.

Thánh chủng thâu nhiếp thọ ấm – tưởng ấm, tương ưng với hành ấm, là tương ưng với tâm và tâm pháp. Tâm ý thức tức là tâm.

Hỏi: Thánh chủng có bao nhiêu tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân – miệng, tâm tùy chuyển – tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Thọ tương ưng nhưng không phải là tâm tùy chuyển, tức là tâm ý thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm tương ưng với hành ấm.

4. Không phải tâm tùy chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân – miệng, là nghiệp thân – miệng còn lại. Trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, là tâm bất tương ưng hành còn lại.

Như thọ, tưởng – hành cũng như vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Hỏi: Thánh chủng có bao nhiêu giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải là giác tùy chuyển, là giác. Nếu giác không tương ưng với quán thì quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4.Không phải giác tùy chuyển mà cũng không tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, là nghiệp thân-miệng còn lại. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành cùng giác không tương ưng với quán, và không phải giác – quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

Hỏi: Thánh chủng có bao nhiêu kiến phi kiến xứ?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Kiến chẳng phải kiến xứ, là Thánh chủng thâu nhiếp tận trí – vô sinh trí, không thâu nhiếp tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ chẳng phải kiến, tức là kiến không thâu nhiếp bốn Thánh chủng hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là chánh kiến thế tục.

4. Phi kiến cũng phi kiến xứ, là kiến không thâu nhiếp bốn Thánh chủng vô lậu.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân kia.

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp của thân-miệng và tư, đây là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo. Ngoài ra thì không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo.

Hỏi: Thánh chủng có bao nhiêu nghiệp không phải là nghiệp tùy chuyển?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Nghiệp nhưng không phải là nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, là nghiệp thân-miệng còn lại và nghiệp tư.

2. Nghiệp tùy chuyển nhưng không phải là nghiệp, là thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm. Tư không thâu nhiếp hành ấm của nghiệp tùy chuyển.

3. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng.

4. Không phải nghiệp cũng không phải là nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp và nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, là tâm bất tương ưng hành còn lại.

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ phải là sắc có thể trông thấy. Còn lại không phải là sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có thể trông thấy.

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải là sắc có đối. Còn lại là không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu, khó hiểu vì rất sâu xa.

Hết thảy là thiện cũng là nhân thiện. Hết thảy không phải là bất thiện, cũng không phải là nhân bất thiện.

Hết thảy không phải vô ký, cũng không phải là nhân vô ký.

Hết thảy là nhân duyên, duyên hợp cũng có nhân.

Hỏi: Thánh chủng có bao nhiêu thứ đệ nhưng không phải là thứ đệ duyên duyên hợp?

Đáp: Tất cả cần phân biệt. Thánh chủng hoặc là thứ đệ nhưng không phải là thứ đệ duyên duyên hợp. Có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải là thứ đệ duyên duyên hợp: Là tâm và tâm pháp cần dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp: Là tâm và tâm pháp quá khứ- hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải là thứ đệ duyên duyên hợp: Là trừ ra tâm và tâm pháp cần dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là tâm và tâm pháp vị lai và nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành.

Thánh chủng thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành, là duyên của duyên duyên hợp chứ không phải là có duyên. Ngoài ra là duyên của duyên duyên hợp mà cũng có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng.

Thánh chủng nếu là hữu lậu thì tùy lưu, nhưng không phải là lưu.

Nếu là vô lậu thì không phải lưu, cũng không phải tùy lưu.

Như bốn Thánh chủng, bốn chánh cần, bốn như ý túc, thiện tụ Tuđa-la cũng vậy.

Niệm là bốn niệm xứ: Là bốn thứ gì? Là thân niệm xứ cho đến pháp niệm xứ.

Thế nào là thân niệm xứ? Là duyên nơi thân tuệ.

Thế nào là thọ niệm xứ? Là duyên nơi thọ tuệ.

Thế nào là tâm niệm xứ? Là duyên nơi tâm tuệ.

Thế nào là pháp niệm xứ? Là duyên nơi pháp tuệ.

Hỏi: Niệm xứ có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Hết thảy không phải sắc. Hết thảy không thể trông thấy. Hết thảy là vô đối.

Hỏi: Niệm xứ có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Tất cả cần phân biệt. Duyên nơi thân tuệ hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu.

Hữu lậu là gì? Là ý hữu lậu tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Vô lậu là gì? Là ý vô lậu tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Như duyên nơi thân tuệ, cho đến duyên nơi pháp tuệ cũng vậy.

Hết thảy là niệm xứ hữu vi. Nếu là hữu lậu thì có báo.

Nếu là vô lậu thì không có báo. Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc đời sống này.

Hết thảy là thuộc về danh. Hết thảy là thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết. Nếu hữu lậu thì đoạn tri nhận biết và đoạn.

Nếu vô lậu thì không phải đoạn tri nhận biết và không đoạn.

Hết thảy là phải tu. Hết thảy là không ô uế.

Hết thảy là quả và có quả. Hết thảy là không thọ.

Hết thảy là do bốn đại tạo. Hết thảy là có cái trên nó.

Niệm xứ nếu là hữu lậu thì có. Nếu là vô lậu thì không phải là có.

Hết thảy là nhân tương ưng.

Phần ít của một lĩnh vực thiện thâu nhiếp bốn niệm xứ. Bốn niệm xứ cũng thâu nhiếp phần ít của một lĩnh vực thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực bất thiện. Không thâu nhiếp lĩnh vực vô ký. Không thâu nhiếp lĩnh vực lậu.

Hoặc lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp không phải là niệm xứ: Có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp không phải niệm xứ, là sắc ấm hữu lậu, thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm hữu lậu. Niệm xứ không thâu nhiếp là hành hữu lậu duyên hợp.

2. Niệm xứ thâu nhiếp không phải là lĩnh vực hữu lậu, là bốn niệm xứ vô lậu.

3. Lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp cũng là niệm xứ, là bốn niệm xứ hữu lậu.

4. Không phải lĩnh vực hữu lậu thâu nhiếp cũng không phải niệm xứ, là sắc ấm, thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm vô lậu. Niệm xứ không thâu nhiếp là hành ấm vô lậu và vô vi.

Hoặc lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp không phải là niệm xứ: Có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp không phải niệm xứ, là sắc ấm – thọ ấm – tưởng ấm – thức ấm vô lậu. Niệm xứ không thâu nhiếp là hành ấm vô lậu và vô vi.

2. Niệm xứ thâu nhiếp không phải là lĩnh vực vô lậu, là bốn niệm xứ hữu lậu.

3. Lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp cũng là niệm xứ, là bốn niệm xứ vô lậu.

4. Không phải lĩnh vực vô lậu thâu nhiếp cũng không phải niệm xứ, là sắc ấm – thọ ấm – tưởng ấm – thức ấm hữu lậu. Niệm xứ không thâu nhiếp là hành ấm hữu lậu.

Hết thảy hoặc quá khứ, vị lai hay hiện tại. Hết thảy là thiện.

Hỏi: Niệm xứ thuộc vào bao nhiêu cõi?

Đáp: Tất cả cần phân biệt.

Duyên nơi thân tuệ thì hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không thuộc vào đâu.

Thế nào là thuộc cõi Dục? Là ý tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ thuộc cõi Dục.

Thế nào là thuộc cõi Sắc? Là ý tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ thuộc cõi Sắc.

Thế nào là thuộc cõi Vô sắc? Là ý tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là không thuộc vào đâu? Là ý không thuộc vào đâu, tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Như duyên nơi thân tuệ, cho đến duyên nơi pháp tuệ cũng vậy.

Hỏi: Niệm xứ có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Tất cà cần phân biệt.

Duyên nơi thân tuệ thì hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc phi học phi vô học.

Thế nào là học? Là ý học, tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Thế nào là vô học? Là ý vô học, tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Thế nào là phi học phi vô học? Là ý hữu lậu, tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Như duyên nơi thân tuệ, cho đến duyên nơi pháp tuệ cũng vậy.

Niệm xứ, nếu là hữu lậu thì phải tu đoạn. Nếu là vô lậu thì không đoạn.

Hết thảy tương ưng với tâm và tâm pháp.

Hết thảy là tâm tùy chuyển tương ưng với thọ.

Hết thảy là tâm tùy chuyển tương ưng với tưởng – hành, trừ ra tự tánh của nó.

Hỏi: Niệm xứ có bao nhiêu có giác có quán?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Duyên nơi thân tuệ hoặc là có giác có quán, hoặc là không giác có quán, hoặc là không giác không quán.

Thế nào là có giác có quán? Là ý có giác có quán, tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Thế nào là không giác có quán? Là ý không giác có quán, tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Thế nào là không giác không quán? Là ý không giác không quán, tư duy tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

Như duyên nơi thân tuệ, cho đến duyên nơi pháp tuệ cũng vậy.

Hỏi: Niệm xứ có bao nhiêu kiến, phi kiến xứ?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Duyên nơi thân tuệ hoặc là kiến phi kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải là kiến xứ, là tận trí – vô sinh trí, không thâu nhiếp thân tuệ duyên vô lậu.

2. Kiến xứ không phải là kiến, là kiến không thâu nhiếp thân tuệ duyên hữu lậu, và năm thức thân tương ưng với duyên nơi thân tuệ.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là chánh kiến của thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không thâu nhiếp thân tuệ duyên vô lậu.

Duyên nơi thọ tuệ hoặc là kiến phi kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến chẳng phải là kiến xứ, là tận trí – vô sinh trí, không thâu nhiếp thọ tuệ duyên vô lậu.

2. Kiến xứ chẳng phải là kiến, là kiến không thâu nhiếp thọ tuệ duyên hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là chánh kiến của thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không thâu nhiếp thọ tuệ duyên vô lậu.

Như duyên nơi thọ tuệ vô lậu, duyên nơi tâm tuệ – pháp tuệ cũng vậy.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải nhân nơi đó. Hết thảy không phải nghiệp mà cũng không phải nghiệp báo.

Hết thảy là nghiệp tùy chuyển chứ không phải nghiệp. Hết thảy không phải sắc tạo sắc, không phải là sắc có thể thấy.

Hết thảy không phải sắc tạo sắc, không phải là sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu. Khó hiểu vì rất sâu xa.

Hết thảy là thiện cũng là nhân thiện. Hết thảy không phải là bất thiện, cũng không phải là nhân bất thiện.

Hết thảy không phải là vô ký cũng không phải là nhân vô ký. Hết thảy là nhân duyên duyên hợp cũng có nhân.

Hỏi: Niệm xứ có bao nhiêu thứ đệ không phải là thứ đệ duyên duyên hợp?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Duyên nơi thân tuệ thì hoặc là thứ đệ chứ không phải là thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là duyên nơi thân tuệ cần phải khởi vào hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là duyên nơi thân tuệ ở quá khứ- hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra duyên nơi thân tuệ ở hiện tiền hoặc vị lai cần phải dấy khởi, còn lại là duyên nơi thân tuệ ở vị lai.

Như duyên nơi thân tuệ, cho đến duyên nơi pháp tuệ cũng vậy.

Hết thảy là duyên của duyên, duyên hợp cũng có duyên. Hết thảy là tăng thượng duyên, duyên hợp và có tăng thượng.

Nếu là hữu lậu thì nó tùy lưu nhưng không phải lưu. Còn lại thì không phải lưu cũng không phải tùy lưu.

******

Hỏi: Bốn niệm xứ là những gì?

Đáp: Là Thân niệm xứ, Thọ niệm xứ, Tâm niệm xứ, Pháp niệm xứ.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Một thứ là sắc, ba thứ không phải sắc.

Ba thứ không thể thấy, một thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy. Có thể thấy là sao? Là một nhập. Không thể thấy là sao? Là chín nhập và phần ít của một nhập.

Ba thứ không đối, một thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc có đối, hoặc không đối. Có đối là sao? Là mười nhập. Không đối là sao?

Là phần ít của một nhập.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Hữu lậu là sao? Là mười nhập và phần ít của một nhập. Vô lậu là sao? Là phần ít của một nhập.

Thọ niệm xứ hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là sao? Là ý hữu lậu, tư duy tương ưng với thọ niệm xứ. Vô lậu là sao? Là ý vô lậu, tư duy tương ưng với thọ niệm xứ.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là sao? Là tưởng ấm-hành ấm hữu lậu. Vô lậu là sao? Là tưởng ấm-hành ấm vô lậu và vô vi.

Ba hữu vi, một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ hoặc hữu vi, hoặc vô vi. Hữu vi là sao? Là tưởng ấm-hành ấm. Vô vi là sao? Là hư không số diệt, phi số diệt.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu hữu báo, bao nhiêu vô báo?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc là hữu báo hoặc là vô báo. Hữu báo là sao? Là bất thiện và thiện hữu lậu của thân niệm xứ. Vô báo là sao? Là thân niệm xứ vô ký, vô lậu.

Như thân niệm xứ; thọ – tâm – pháp niệm xứ cũng vậy.

Ba thứ từ nhân duyên sinh thuộc đời sống này, một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ nếu là hữu vi thì từ nhân duyên sinh thuộc đời sống này. Nếu là vô vi thì không phải từ nhân duyên sinh, không phải đời sống này.

Một thuộc về sắc, ba thuộc về danh.

Một thuộc về nội nhập, ba thuộc về ngoại nhập, một thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc thuộc về nội nhập, hoặc thuộc về ngoại nhập. Thuộc về nội nhập là sao? Là năm nội nhập. Thuộc về ngoại nhập là sao? Là năm ngoại nhập và phần ít của một ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết. Nếu là hữu lậu thì đoạn tri biết và đoạn. Nếu là vô lậu thì không phải đoạn tri biết và không đoạn.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu điều nên tu, bao nhiêu điều không nên tu?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Thân niệm xứ hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Nên tu là sao? Là thân niệm xứ thiện. Không nên tu là sao? Là thân niệm xứ bất thiện, vô ký.

Như thân niệm xứ; thọ – tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Nên tu là sao? Là pháp niệm xứ thiện, hữu vi. Không nên tu là sao? Là pháp niệm xứ bất thiện – vô ký, và hư không số diệt, phi số diệt.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu ô uế, bao nhiêu không ô uế?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc ô uế, hoặc không ô uế. Ô uế là sao? Là chìm mất. Không ô uế là sao? Là không chìm mất.

Như thân niệm xứ; thọ – tâm – pháp niệm xứ cũng vậy.

Ba là quả cùng có quả, một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ hoặc là quả, hoặc không có quả, có ba trường hợp: Quả nhưng không có quả, là số diệt. Quả cũng có quả, là pháp niệm xứ hữu vi. Không phải quả cũng không phải là có quả, là hư không và phi số diệt.

Ba bất thọ, một thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc thọ, hoặc bất thọ. Thọ là tự tánh nội nhập thọ nhận. Bất thọ là không phải tự tánh thọ nhận.

Ba không phải là bốn đại tạo, một thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc là bốn đại tạo, hoặc không phải là bốn đại tạo. Bốn đại tạo là chín nhập và phần ít của hai nhập. Không phải bốn đại tạo là phần ít của một nhập.

Ba có cái trên nó, một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ hoặc có cái trên nó, hoặc không có cái trên nó. Có cái trên nó là tưởng ấm-hành ấm-hư không-phi số diệt. Không có cái trên nó (vô thượng) là số diệt.

Nếu là hữu lậu thì có. Nếu là vô lậu thì không có.

Một nhân không tương ưng, hai nhân tương ưng, một phân biệt: Pháp niệm xứ nếu là nhân của tâm pháp thì tương ưng, nếu không phải nhân của tâm pháp thì không tương ưng.

Phần ít của lĩnh vực thiện gồm thâu phần ít của bốn niệm xứ. Phần ít của bốn niệm xứ cũng gồm thâu phần ít của lĩnh vực thiện.

Phần ít của lĩnh vực bất thiện gồm thâu phần ít của bốn niệm xứ. Phần ít của bốn niệm xứ cũng gồm thâu phần ít của lĩnh vực bất thiện.

Phần ít của lĩnh vực vô ký gồm thâu phần ít của bốn niệm xứ. Phần ít của bốn niệm xứ cũng gồm thâu phần ít của lĩnh vực vô ký.

Phần ít của lĩnh vực lậu gồm thâu phần ít của một niệm xứ. Phần ít của một niệm xứ cũng gồm thâu phần ít của lĩnh vực lậu.

Phần ít của lĩnh vực hữu lậu gồm thâu phần ít của bốn niệm xứ. Phần ít của bốn niệm xứ cũng gồm thâu phần ít của lĩnh vực hữu lậu.

Phần ít của lĩnh vực vô lậu gồm thâu phần ít của bốn niệm xứ. Phần ít của bốn niệm xứ cũng gồm thâu phần ít của lĩnh vực vô lậu.

Ba thứ hoặc quá khứ- hiện tại hay vị lai, một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ, nếu là hữu vi thì hoặc quá khứ, vị lai hay hiện tại; nếu là vô vi thì không phải quá khứ – vị lai hay hiện tại.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu thiện, bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Thân niệm xứ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là phần ít của ba nhập. Bất thiện là phần ít của ba nhập. Vô ký là tám nhập và phần ít của ba nhập.

Thọ niệm xứ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là ý thiện tư duy tương ưng với thọ niệm xứ. Bất thiện là ý bất thiện tư duy tương ưng với thọ niệm xứ. Vô ký là ý vô ký tư duy tương ưng với thọ niệm xứ.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng như vậy.

Pháp niệm xứ hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là tưởng ấm-hành ấm thiện và số diệt. Bất thiện là tưởng ấm-hành ấm bất thiện. Vô ký là tưởng ấm-hành ấm vô ký, hư không-phi số diệt.

Hỏi: Bốn niệm xứ thuộc bao nhiêu cõi?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không thuộc cõi nào. Thuộc cõi Dục là sao? Là hai nhập và phần ít của chín nhập. Thuộc cõi Sắc là sao? Là phần ít của chín nhập. Không thuộc cõi nào là sao? Là phần ít của một nhập.

Thọ niệm xứ hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không thuộc cõi nào. Thuộc cõi Dục là sao? Là ý tư duy tương ưng với thọ niệm xứ thuộc cõi Dục. Thuộc cõi Sắc là sao? Là ý tư duy tương ưng với thọ niệm xứ thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Vô sắc là sao? Là ý tư duy tương ưng với thọ niệm xứ thuộc cõi Vô sắc. Không thuộc cõi nào là sao? Là ý vô lậu tư duy tương ưng với thọ niệm xứ.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không thuộc vào đâu. Thuộc cõi Dục là sao? Là tưởng ấm-hành ấm thuộc cõi Dục. Thuộc cõi Sắc là sao? Là tưởng ấm-hành ấm thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Vô sắc là sao? Là tưởng ấm-hành ấm thuộc cõi Vô sắc. Không thuộc vào đâu là sao? Là tưởng ấm-hành ấm vô lậu và vô vi.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Học là phần ít của lĩnh vực một nhập. Vô học là phần ít của lĩnh vực một nhập. Phi học phi vô học là mười nhập và phần ít của một nhập.

Thọ niệm xứ hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Học là ý học tư duy tương ưng với thọ niệm xứ. Vô học là ý vô học tư duy tương ưng với thọ niệm xứ. Phi học phi vô học là ý hữu lậu tư duy tương ưng với thọ niệm xứ.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Học là tưởng ấm-hành ấm học. Vô học là tưởng ấm-hành ấm vô học. Phi học phi vô học là tưởng ấm-hành ấm hữu lậu và vô vi.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tu đoạn, bao nhiêu không đoạn?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Tu đoạn là mười nhập, và phần ít của một nhập. Không đoạn là phần ít của một nhập.

Thọ niệm xứ hoặc kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là thọ niệm xứ nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián cùng đoạn. Đoạn thế nào? Là bậc kiến đoạn tám mươi tám sử tương ưng với thọ niệm xứ. Tu đoạn là thọ niệm xứ học kiến tích, tu đoạn. Đoạn cái gì? Là tu đoạn mười sử tương ưng với thọ niệm xứ, và thọ niệm xứ hữu lậu không ô uế. Không đoạn là thọ niệm xứ vô lậu.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là pháp niệm xứ nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián cùng đoạn. Đoạn trừ cái gì? Là bậc kiến đoạn tám mươi tám sử do chúng tương ưng với pháp niệm xứ, nên khởi tâm bất tương ưng hành. Tu đoạn là pháp niệm xứ nơi người học thấy dấu vết, tu đoạn. Đoạn cái gì? Là đoạn mười sử tương ưng với pháp niệm xứ, khởi thân khẩu nghiệp, khởi tâm bất tương ưng hành, là pháp niệm xứ hữu lậu không ô uế. Không đoạn là pháp niệm xứ vô lậu.

Một không phải tâm – không phải tâm pháp – không phải tâm tương ưng. Một tâm pháp – tâm tương ưng. Một duy tâm. Một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ, nếu có duyên hợp thì là tâm pháp và tâm tương ưng; nếu không có duyên hợp thì không phải tâm- không phải tâm pháp – không phải tâm tương ưng.

Một tâm tùy chuyển không phải là thọ tương ưng, một thọ tương ưng nhưng không phải là tâm tùy chuyển, hai cần phân biệt: Thân niệm xứ thì hoặc là tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, hoặc không phải là tâm tùy chuyển mà cũng không phải tương ưng với thọ. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Ngoài ra, không phải là tâm tùy chuyển, cũng không phải tương ưng với thọ.

Pháp niệm xứ thì hoặc là tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, có ba trường hợp: Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm tương ưng với hành ấm. Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành và vô vi.

Như thọ; tưởng – hành cũng vậy. Trừ ra tự tánh của nó.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu giác tùy chuyển không tương ưng với quán?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, hoặc không phải là giác tùy chuyển mà cũng không tương ưng với quán. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng. Ngoài ra không phải là giác tùy chuyển mà cũng không tương ưng với quán.

Thọ niệm xứ hoặc có giác có quán, hoặc không giác có quán, hoặc không giác không quán. Có giác có quán là gì? Là ý có giác có quán, tư duy tương ưng với thọ niệm xứ. Không giác có quán là gì? Là ý không giác có quán, tư duy tương ưng với thọ niệm xứ. Không giác không quán là gì? Là ý không giác không quán, tư duy tương ưng với thọ niệm xứ.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải là giác tùy chuyển, là giác. Như giác không tương ưng với quán mà tương ưng với tâm – tâm pháp nơi pháp niệm xứ.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác quán tương ưng với tâm và tâm pháp nơi pháp niệm xứ.

4. Không phải là giác tùy chuyển mà cũng không tương ưng với quán, là trừ ra ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, là tâm bất tương ưng hành còn lại cùng giác không tương ưng với quán, và không phải giác quán tương ưng với tâm – tâm pháp nơi pháp niệm xứ và vô vi.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu kiến phi kiến xứ?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc là kiến xứ phi kiến, có ba trường hợp:

1. Kiến xứ chẳng phải là kiến, là chín nhập và phần ít của một nhập.

2. Kiến cũng là kiến xứ, là một nhập.

3. Không phải kiến cũng không phải là kiến xứ là phần ít của một nhập.

Thọ niệm xứ, nếu là hữu lậu thì kiến xứ ấy là phi kiến. Nếu là vô lậu thì là phi kiến cũng là phi kiến xứ.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng như vậy.

Pháp niệm xứ hoặc là kiến không phải kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến nhưng không phải kiến xứ, là tận trí – vô sinh trí không thâu nhận tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không thâu nhận pháp niệm xứ hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là năm kiến thuộc chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không thâu nhận pháp niệm xứ vô lậu.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu nhân là thân kiến, bao nhiêu nhân không phải là thân kiến.

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ, nếu ô uế thì thân kiến là nhân của nó, chứ ô uế không phải là nhân của thân kiến. Nếu không ô uế, thì thân kiến không phải là nhân của nó, nó cũng không phải là nhân của thân kiến.

Thọ niệm xứ, hoặc thân kiến là nhân của nó, nó không phải là nhân của thân kiến. Hoặc thân kiến là nhân của nó, nó cũng là nhân của thân kiến. Hoặc thân kiến không phải là nhân của nó, nó cũng không phải là nhân của thân kiến.

Thân kiến là nhân của nó, nó không phải là nhân của thân kiến, là trừ ra ra kiến khổ đoạn sử tương ưng với thọ niệm xứ ở quá khứ – hiện tại. Trừ ra kiến tập đoạn sử trùm khắp cả tương ưng với thọ niệm xứ ở quá khứ – hiện tại. Trừ ra thân kiến tương ưng với thọ niệm xứ ở vị lai. Trừ ra thân kiến sinh trụ dị diệt và sự tương ưng của nó với sinh trụ dị diệt. Còn lại là những thọ niệm xứ ô uế.

Thân kiến là nhân của nó, nó cũng là nhân của thân kiến, là những pháp như vậy, trước đã trừ ra rồi.

Thân kiến không phải nhân của nó, nó cũng không phải nhân của thân kiến, là thọ niệm xứ không ô uế.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ, hoặc thân kiến là nhân của nó, nhưng nó không phải là nhân của thân kiến, có ba trường hợp: Thân kiến là nhân của nó, nhưng nó không phải là nhân của thân kiến, là trừ ra ra kiến khổ đoạn sử tương ưng với pháp niệm xứ ở quá khứ-hiện tại. Trừ ra kiến tập đoạn sử trùm khắp cả tương ưng với pháp niệm xứ ở quá khứ-hiện tại. Trừ ra thân kiến tương ưng với pháp niệm xứ ở vị lai. Trừ ra thân kiến sinh trụ dị diệt và sự tương ưng của nó với sinh trụ dị diệt. Còn lại là những pháp niệm xứ ô uế.

Thân kiến là nhân của nó, nó cũng là nhân của thân kiến là những pháp như vậy, trước đã trừ ra rồi.

Là thân kiến nhưng không phải nhân của nó, nó cũng không phải nhân của thân kiến, là pháp niệm xứ không ô uế.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu nghiệp nhưng không phải là nghiệp báo?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ, hoặc là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo, có ba trường hợp:

1. Nghiệp nhưng không phải nghiệp báo, là nghiệp thân-miệng.

2. Nghiệp báo nhưng không phải nghiệp, là thân niệm xứ sinh báo.

3. Không phải nghiệp cũng không phải là nghiệp báo, là trừ ra ra nghiệp và nghiệp báo nơi thân niệm xứ, là thân niệm xứ còn lại.

Thọ niệm xứ, hoặc là nghiệp báo nhưng không phải là nghiệp, hay là không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo. Nghiệp báo nhưng không phải nghiệp, là thọ niệm xứ báo sinh. Còn lại không phải nghiệp cũng không phải là nghiệp báo.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo, có bốn trường hợp:

1. Là nghiệp nhưng không phải là nghiệp báo, là báo không tiếp nhận nghiệp tư (nghiệp ý).

2. Nghiệp báo nhưng không phải là nghiệp, là tư không tiếp nhận báo sinh nơi pháp niệm xứ.

3. Nghiệp cũng là nghiệp báo, là nghiệp tư của báo sinh.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo, là trừ ra ra nghiệp và nghiệp báo nơi pháp niệm xứ, là pháp niệm xứ còn lại.

Hai thứ là nghiệp tùy chuyển chứ không phải nghiệp, hai thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc là nghiệp nhưng không phải là nghiệp tùy chuyển, có ba trường hợp:

1. Nghiệp nhưng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra ra nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, là nghiệp thân-miệng còn lại.

2. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng.

3. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra ra không phải nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng và nghiệp tùy chuyển nơi thân niệm xứ, là thân niệm xứ còn lại.

Pháp niệm xứ hoặc là nghiệp nhưng không phải là nghiệp tùy chuyển, có ba trường hợp:

1. Nghiệp nhưng không phải nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tư.

2. Nghiệp tùy chuyển nhưng không phải nghiệp, là tưởng ấm; tư không tiếp nhận nghiệp tùy chuyển nơi hành ấm.

3. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra ra nghiệp và nghiệp tùy chuyển nơi pháp niệm xứ, là pháp niệm xứ còn lại.

Ba thứ không phải sắc tạo sắc và không phải là sắc có thể trông thấy, một thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc là sắc tạo sắc mà không phải là sắc có thể thấy, có ba trường hợp: Sắc tạo sắc không phải là sắc có thể trông thấy, là tám nhập và phần ít của hai nhập. Sắc tạo sắc cũng là sắc có thể thấy, là một nhập. Không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có thể trông thấy, là phần ít của một nhập.

Ba thứ không phải sắc tạo sắc và không phải là sắc có đối, một thứ cần phân biệt: Thân niệm xứ hoặc là sắc tạo sắc mà không phải là sắc có đối, có ba trường hợp: Sắc tạo sắc mà không phải là sắc có đối, là phần ít của một nhập. Sắc có đối, không phải là sắc tạo sắc, là phần ít của một nhập. Sắc tạo sắc cũng là sắc có đối, là chín nhập và phần ít của một nhập.

Hết thảy đều rất sâu xa khó hiểu. Rất khó hiểu vì sâu xa.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu nhân thiện mà không phải thiện?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc là nhân thiện chứ không phải là thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân thiện nhưng không phải thiện, là thiện báo sinh nơi thân niệm xứ.

2. Thiện cũng là nhân thiện, là thân niệm xứ thiện.

3. Không phải thiện mà cũng không phải nhân thiện, là trừ ra ra thiện báo sinh nơi thân niệm xứ, như còn lại vô ký và thân niệm xứ bất thiện.

Như thân niệm xứ, thọ niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc là thiện nhưng không phải là nhân thiện, có bốn trường hợp:

1. Thiện nhưng không phải nhân thiện, là số diệt.

2. Nhân thiện mà không phải thiện, là thiện báo sinh nơi pháp niệm xứ.

3. Thiện cũng là nhân thiện là thiện hữu vi nơi pháp niệm xứ.

4. Không phải thiện cũng không phải nhân thiện, là trừ ra thiện báo, sinh nơi pháp niệm xứ, là còn lại vô ký và pháp niệm xứ bất thiện.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu bất thiện- nhân bất thiện?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc là nhân bất thiện chứ không phải bất thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, là báo bất thiện sinh nơi thân niệm xứ.

2. Bất thiện cũng là nhân bất thiện, là thân niệm xứ bất thiện.

3. Không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện, là trừ ra ra báo bất thiện sinh nơi thân niệm xứ, là còn lại vô ký và thân niệm xứ thiện.

Thọ niệm xứ hoặc là nhân bất thiện chứ không phải bất thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, là báo bất thiện sinh nơi thọ niệm xứ, và thân kiến – biên kiến tương ưng với thọ niệm xứ cõi Dục.

2. Bất thiện cũng là nhân bất thiện, là thọ niệm xứ bất thiện.

3. Không phải bất thiện cũng không phải là nhân bất thiện, là trừ ra ra báo bất thiện sinh nơi thọ niệm xứ, và trừ ra thân kiến – biên kiến tương ưng với thọ niệm xứ cõi Dục, là còn lại vô ký và thọ niệm xứ thiện.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc là nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, là báo bất thiện sinh nơi pháp niệm xứ, và thân kiến – biên kiến tương ưng với pháp niệm xứ cõi Dục.

2. Bất thiện cũng là nhân bất thiện, là pháp niệm xứ bất thiện.

3. Không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện, là trừ ra ra báo bất thiện sinh nơi pháp niệm xứ và trừ ra thân kiến – biên kiến tương ưng với pháp niệm xứ cõi Dục, là còn lại vô ký và pháp niệm xứ thiện.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu vô ký mà không phải nhân vô ký?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ hoặc là nhân vô ký nhưng không phải vô ký, có ba trường hợp:

1. Nhân vô ký nhưng không phải vô ký, là thân niệm xứ bất thiện.

2. Vô ký cũng là nhân vô ký, là thân niệm xứ vô ký.

3. Không phải vô ký cũng không phải nhân vô ký, là thân niệm xứ thiện.

Như thân niệm xứ; thọ – tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc là vô ký nhưng không phải nhân vô ký, có bốn trường hợp: 1. Vô ký nhưng không phải nhân vô ký, là hư không – phi số diệt. 2. Nhân vô ký nhưng không phải vô ký là pháp niệm xứ bất thiện. 3. Vô ký cũng là nhân vô ký, là pháp niệm xứ hữu vi vô ký. 4. Không phải là vô ký, cũng không phải là nhân vô ký là pháp niệm xứ thiện.

Ba thứ là nhân duyên duyên hợp và có nhân, một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ, nếu là hữu vi thì nó duyên nơi nhân duyên và có nhân. Nếu là vô vi thì không duyên nơi nhân duyên và không có nhân.

Một thứ không phải là thứ đệ mà cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, ba thứ cần phân biệt: Thọ niệm xứ hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là thọ niệm xứ cần phải khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, là thọ niệm xứ nơi thọ mạng tối hậu của A-la-hán quá khứ-hiện tại.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra ra mạng sống tối hậu của A-la-hán về thọ niệm xứ ở quá khứ-hiện tại. Còn lại là thọ niệm xứ ở quá khứ và hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra thọ niệm xứ cần phải khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là thọ niệm xứ vị lai.

Như thọ niệm xứ, tâm niệm xứ cũng như vậy.

Pháp niệm xứ hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là pháp niệm xứ của tâm pháp cần phải khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, là pháp niệm xứ của tâm pháp nơi mạng sống tối hậu của A-la-hán ở quá khứ và hiện tại, và chánh thọ vô tưởng- chánh thọ diệt tận, đã khởi, đang khởi.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra pháp niệm xứ của tâm pháp nơi mạng sống tối hậu của A-la-hán ở quá khứ-hiện tại.

Còn lại là pháp niệm xứ của tâm pháp ở quá khứ và hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra pháp niệm xứ của tâm pháp cần phải khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là pháp niệm xứ của tâm pháp ở vị lai, trừ thứ lớp nơi tâm bất tương ưng hành. Còn lại là tâm bất tương ưng hành và vô vi.

Một là duyên duyên của duyên hợp không có duyên. Hai là duyên của duyên duyên hợp và pháp niệm xứ có duyên. Nếu là tâm pháp thì duyên nơi duyên duyên và có duyên. Nếu không phải tâm pháp duyên nơi duyên duyên thì không có duyên.

Ba thứ là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng, một thứ cần phân biệt: Pháp niệm xứ, nếu là hữu vi thì nó là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng; nếu là vô vi thì nó là tăng thượng duyên duyên hợp mà không có tăng thượng.

Hỏi: Bốn niệm xứ có bao nhiêu lưu, bao nhiêu tùy lưu?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thân niệm xứ, nếu là hữu lậu thì nó là tùy lưu chứ không phải lưu.

Nếu là vô lậu thì nó không phải lưu mà cũng không phải tùy lưu.

Như thân niệm xứ; thọ- tâm niệm xứ cũng vậy.

Pháp niệm xứ hoặc là tùy lưu nhưng không phải lưu, có ba trường hợp:

1. Tùy lưu nhưng không phải lưu, là lưu không gồm thâu pháp niệm xứ hữu lậu.

2. Lưu cũng là tùy lưu, là bốn lưu.

3. Không phải lưu cũng không phải tùy lưu, là pháp niệm xứ vô lậu.

Đế là bốn Thánh đế: Là những gì? Là Khổ thánh đế, Tập thánh đế, Diệt thánh đế, Đạo thánh đế.

Hỏi: Bốn Thánh đế này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Một không phải sắc, ba cần phân biệt:

Khổ đế hoặc là sắc, hoặc không phải sắc. Sắc là gì? Là mười nhập và phần ít của một nhập. Không phải sắc là gì? Là một nhập và phần ít của một nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân-miệng là sắc, ngoài ra thì không phải sắc.

Hai thứ không thể thấy, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy. Có thể thấy là sao? Là một nhập. Không thể thấy là sao? Là mười một nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Hai thứ là không đối, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc có đối, hoặc không có đối. Có đối là sao? Là mười nhập. Không đối là hai nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Hai hữu lậu, hai vô lậu. Ba hữu vi, một vô vi.

Hai vô báo, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc có báo, hoặc vô báo.

Có báo là khổ đế thiện – bất thiện. Vô báo là khổ đế vô ký.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Ba thứ từ nhân duyên sinh thuộc về cõi đời này, một không từ nhân duyên sinh không thuộc về cõi đời này.

Một thứ thuộc về danh, ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc thuộc về sắc, hoặc thuộc về danh. Thuộc về sắc là mười nhập và phần ít của một nhập. Thuộc về danh là một nhập và phần ít của một nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân-miệng là thuộc về sắc, ngoài ra là thuộc về danh.

Một thứ là thuộc về ngoại nhập, ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc thuộc về nội nhập, hoặc thuộc về ngoại nhập. Nội nhập là sáu nội nhập.

Ngoại nhập là sáu ngoại nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận tâm ý thức là thuộc về nội nhập, ngoài ra là ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết. Hai đoạn tri biết và đoạn, hai không phải đoạn tri biết và không đoạn.

Một nên tu, một không nên tu, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc là nên tu, hoặc là không nên tu. Nên tu là khổ đế thiện. Không nên tu là khổ đế bất thiện – vô ký.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Hai thứ không ô uế, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc là ô uế, hoặc là không ô uế. Ô uế là chìm mất. Không ô uế là không chìm mất.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Một thứ là quả không phải có quả, ba thứ là quả và có quả.

Hai thứ là không thọ, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc thọ hoặc không thọ. Thọ là tự tánh thọ nhận. Không thọ là không phải tự tánh thọ nhận.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Một thứ không phải là bốn đại tạo, ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là do bốn đại tạo, hoặc không phải là bốn đại tạo. Bốn đại tạo là chín nhập và phần ít của hai nhập. Không phải bốn đại tạo là một nhập và phần ít của hai nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế gồm thâu nghiệp thân-miệng là bốn đại tạo, còn lại thì không phải là bốn đại tạo.

Ba thứ có cái trên nó, một không có cái trên nó.

Hai thứ là có, hai thứ không phải là có.

Một thứ là nhân không tương ưng, ba cần phân biệt: Khổ đế gồm thâu sắc – tâm bất tương ưng hành, là nhân không tương ưng. Còn lại là nhân tương ưng.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành, là nhân không tương ưng, ngoài ra là nhân tương ưng.

Lĩnh vực thiện gồm thâu hai đế và phần ít của hai đế. Hai đế và phần ít của hai đế cũng gồm thâu lĩnh vực thiện.

Lĩnh vực bất thiện tiếp nhận phần ít của hai đế. Phần ít của hai đế cũng tiếp nhận lĩnh vực bất thiện.

Lĩnh vực vô ký hoặc là tiếp nhận mà không phải đế, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận mà không phải đế, là hư không-phi số diệt.

2. Đế tiếp nhận mà không phải lĩnh vực vô ký, là hai đế và phần ít của hai đế.

3. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận cũng là đế là phần ít của hai đế.

4. Không phải lĩnh vực vô ký tiếp nhận mà cũng không phải đế, là việc không thể có được.

Lĩnh vực lậu tiếp nhận phần ít của hai đế. Phần ít của hai đế cũng tiếp nhận lĩnh vực lậu.

Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận hai đế, hai đế cũng tiếp nhận lĩnh vực hữu lậu.

Lĩnh vực vô lậu hoặc tiếp nhận mà không phải đế, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận mà không phải đế, là hư không-phi số diệt.

2. Đế tiếp nhận mà không phải lĩnh vực vô lậu, là hai đế.

3. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng là đế là hai đế.

4. Không phải lĩnh vực vô lậu tiếp nhận mà cũng không phải là đế, là việc không thể có.

Ba thứ hoặc quá khứ – vị lai hay hiện tại, một không phải quá khứ – không phải vị lai – không phải hiện tại.

Hai thứ là thiện, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Thiện là khổ đế tiếp nhận năm ấm thiện. Bất thiện là khổ đế tiếp nhận năm ấm bất thiện. Vô ký là khổ đế tiếp nhận năm ấm vô ký.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Hai thứ không thuộc về, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc thuộc về cõi Dục, hoặc thuộc về cõi Sắc, hoặc thuộc về cõi Vô sắc. Thuộc về cõi Dục là sao? Là khổ đế tiếp nhận năm ấm thuộc về cõi Dục. Thuộc về cõi Sắc là sao? Là khổ đế tiếp nhận năm ấm thuộc về cõi Sắc. Thuộc về cõi Vô sắc là sao? Là khổ đế tiếp nhận bốn ấm thuộc về cõi Vô sắc.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Ba thứ là phi học phi vô học, một thứ cần phân biệt: Đạo đế hoặc là học, hoặc là vô học. Học là năm ấm học. Vô học là năm ấm vô học.

Hai thứ không đoạn, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc là kiến đoạn, hoặc là tu đoạn. Kiến đoạn là gì? Là như pháp đoạn khổ đế không gián đoạn, rất kiên trì của người tùy tín hành, tùy pháp hành. Họ đoạn trừ cái gì? Là kiến đạo đoạn trừ tám mươi tám sử, chúng tương ưng với khổ đế, khởi tâm bất tương ưng hành. Tu đoạn là gì? Là khổ đế học thấy dấu đạo tu đoạn. Họ đoạn trừ cái gì? Là tu đạo đoạn trừ mười sử tương ưng với khổ đế, chúng khởi nghiệp thân-miệng, khởi tâm bất tương ưng hành, và khổ đế không ô uế.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Một thứ không phải tâm – không phải tâm pháp – không phải tâm tương ưng. Ba cần phân biệt: Khổ đế tiếp nhận sắc – tâm bất tương ưng hành, không phải tâm – không phải tâm pháp – không phải tâm tương ưng với thọ ấm – tưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm. Tâm pháp và tâm tương ưng với tâm ý thức tức là tâm.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân – miệng, tâm bất tương ưng hành, không phải tâm – không phải tâm pháp – không phải tâm tương ưng với thọ ấm – tưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm. Tâm pháp và tâm tương ưng với tâm ý thức tức là tâm.

Một thứ không phải tâm tùy chuyển, không phải thọ tương ưng. Ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm ý thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ là tưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm.

4. Không phải tâm tùy chuyển cũng không phải tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, là còn lại sắc. Trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, là còn lại tâm bất tương ưng hành.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế hoặc là tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm ý thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm.

4. Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, là còn lại tâm bất tương ưng hành.

Như thọ; tưởng- hành cũng vậy. Trừ ra tự tánh của nó.

Một thứ không phải giác tùy chuyển không tương ưng với quán, ba cần phân biệt: Khổ đế, hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác, như giác không tương ưng với quán, nó tương ưng với tâm và tâm pháp của khổ đế.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác – quán tương ưng với tâm – tâm pháp của khổ đế.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân – miệng, còn lại là sắc. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành, và giác không tương ưng với quán, và không phải là giác quán tương ưng với tâm – tâm pháp của khổ đế.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế, hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác, như giác không tương ưng với quán, nó tương ưng với tâm-tâm pháp.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán là giác quán tương ưng với tâm-tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không phải tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, còn lại là nghiệp thân-miệng. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành và giác không tương ưng với quán, và không phải giác – quán tương ưng với tâm-tâm pháp.

Một thứ không phải kiến cũng không phải kiến xứ. Ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là kiến cũng là kiến xứ, hoặc là kiến xứ mà không phải kiến. Kiến cũng là kiến xứ, là nhãn căn và năm kiến thuộc chánh kiến thế tục. Trừ ra kiến xứ không phải kiến.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận tận trí – vô sinh trí mà không tiếp nhận tuệ vô lậu. Đây là kiến chứ không phải kiến xứ. Ngoài ra là không phải kiến cũng không phải kiến xứ.

Hai thứ là thân kiến không phải làm nhân cho nó, nó cũng không làm nhân cho thân kiến. Hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc thân kiến là nhân của nó, nó không phải làm nhân cho thân kiến. Hoặc thân kiến là nhân của nó, nó cũng là nhân của thân kiến. Hoặc thân kiến không phải là nhân của nó, nó cũng không phải là nhân của thân kiến.

Thân kiến là nhân của nó, nó không phải là nhân của thân kiến, là trừ ra kiến khổ, kiến tập đoạn trừ, sử bao trùm hết thảy tương ưng với khổ đế ở quá khứ-hiện tại. Trừ ra thân kiến tương ưng với khổ đế ở vị lai. Trừ ra thân kiến sinh trụ dị diệt và sự tương ưng của nó với sinh trụ dị diệt. Còn lại là các khổ đế ô uế.

Thân kiến là nhân của nó, nó cũng là nhân của thân kiến, là những pháp mà trước đã trừ ra rồi.

Thân kiến này không phải nhân của nó, nó cũng không phải là nhân của thân kiến là khổ đế không ô uế.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Một thứ không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo, ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là nghiệp mà không phải nghiệp báo, có bốn trường hợp:

1. Nghiệp chứ không phải nghiệp báo, là nghiệp thân-miệng, và báo không tiếp nhận nghiệp tư.

2. Nghiệp báo chứ không phải là nghiệp, là như tư không tiếp nhận báo sinh nơi khổ đế.

3. Nghiệp cũng là nghiệp báo, là báo sinh nơi nghiệp tư.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo, là trừ ra nghiệp và nghiệp báo nơi khổ đế, còn lại là khổ đế.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân-miệng và nghiệp tư, là nghiệp chứ không phải nghiệp báo. Ngoài ra thì không phải nghiệp mà cũng không phải nghiệp báo.

Một thứ không phải nghiệp mà cũng không phải là nghiệp tùy chuyển, ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là nghiệp chứ không phải nghiệp tùy chuyển, có bốn trường hợp:

1. Nghiệp chứ không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, còn lại là nghiệp thân-miệng, và nghiệp tư.

2. Nghiệp tùy chuyển chứ không phải nghiệp, là thọ ấm – tưởng ấm – thức ấm. Như tư không tiếp nhận nghiệp tùy chuyển nơi hành ấm.

3. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp và nghiệp tùy chuyển nơi khổ đế, còn lại là khổ đế.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế, hoặc là nghiệp nhưng không phải nghiệp tùy chuyển, có bốn trường hợp:

1. Nghiệp nhưng không phải nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tư.

2. Nghiệp tùy chuyển mà không phải là nghiệp, là thọ ấm – tưởng ấm- thức ấm. Tư không tiếp nhận nghiệp tùy chuyển nơi hành ấm.

3. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân – miệng.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Một thứ không phải sắc tạo sắc, sắc không thể trông thấy, ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là sắc tạo sắc, sắc không thể trông thấy, có ba trường hợp:

1. Sắc tạo sắc, sắc không thể trông thấy, là tám nhập và phần ít của hai nhập.

2. Sắc tạo sắc, sắc cũng có thể trông thấy, là một nhập.

3. Không phải sắc tạo sắc, cũng không phải sắc có thể trông thấy, là một nhập và phần ít của hai nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc, sắc không thể trông thấy. Ngoài ra là không phải sắc tạo sắc, cũng không thể trông thấy sắc.

Một thứ không phải sắc tạo sắc cũng không phải sắc có đối, ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là sắc tạo sắc mà không phải là sắc có đối, có bốn trường hợp:

1. Sắc tạo sắc mà không phải là sắc có đối, là phần ít của một nhập.

2. Sắc có đối mà không phải sắc tạo sắc là phần ít của một nhập.

3. Sắc tạo sắc cũng là sắc có đối, là chín nhập và phần ít của một nhập.

4. Không phải sắc tạo sắc cũng không phải sắc có đối, là một nhập và phần ít của một nhập.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải là sắc có đối. Ngoài ra là không phải sắc tạo sắc cũng không phải sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu. Khó hiểu do rất sâu xa vi diệu.

Một thứ là thiện nhưng không phải nhân của thiện, một thứ là thiện cũng là nhân của thiện, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc là nhân của thiện mà không phải thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân của thiện nhưng không phải thiện, là báo sinh thiện nơi khổ đế.

2. Thiện cũng là nhân của thiện, là khổ đế thiện.

3. Không phải thiện cũng không phải nhân của thiện, là trừ ra báo sinh thiện nơi khổ đế, còn lại là vô ký và khổ đế bất thiện.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Hai thứ không phải nhân của thiện, cũng không phải bất thiện. Hai cần phân biệt: Khổ đế, hoặc là nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, có ba trường hợp:

  1. Nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, là báo sinh bất thiện nơi khổ đế, và thân kiến-biên kiến tương ưng với khổ đế cõi Dục.
  2. Bất thiện cũng không phải nhân của bất thiện, là khổ đế bất thiện.
  3. Không phải bất thiện cũng không phải nhân của bất thiện là trừ ra báo sinh bất thiện nơi khổ đế, trừ thân kiến-biên kiến tương ưng với khổ đế cõi Dục. Còn lại là vô ký và khổ đế thiện.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Hai thứ không phải là vô ký, cũng không phải nhân của vô ký. Hai cần phân biệt: Khổ đế, hoặc là nhân vô ký nhưng không phải vô ký, có ba trường hợp:

1. Nhân vô ký nhưng không phải vô ký, là khổ đế bất thiện.

2. Vô ký cũng là nhân vô ký, là khổ đế vô ký.

3. Không phải vô ký cũng không phải nhân của vô ký, là khổ đế thiện.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Một thứ không phải nhân duyên duyên hợp, không phải có nhân. Ba thứ là nhân duyên duyên hợp và có nhân.

Một thứ không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp. Ba cần phân biệt: Khổ đế hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp của khổ đế sẽ dấy khởi nơi hiện tiền – vị lai, là mạng sống tối hậu của tâm-tâm pháp nơi khổ đế của bậc A-la-hán ở quá khứ và hiện tại, và chánh thọ vô tưởng – chánh thọ diệt tận, đã khởi – sẽ khởi.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra mạng sống tối hậu nơi tâm-tâm pháp khổ đế của A-la-hán ở quá khứ-hiện tại. Còn lại là tâm-tâm pháp nơi khổ đế ở quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm-tâm pháp nơi khổ đế sẽ dấy khởi ở hiện tiền – vị lai. Còn lại là tâm-tâm pháp nơi khổ đế ở vị lai. Trừ ra thứ lớp nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành và sắc.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp nơi đạo đế sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm-tâm pháp nơi đạo đế ở quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm-tâm pháp nơi đạo đế sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, còn lại là tâm-tâm pháp nơi đạo đế ở vị lai, và nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành.

Một thứ là duyên của duyên duyên hợp mà không có duyên, ba cần phân biệt: Khổ đế tiếp nhận sắc- tâm bất tương ưng hành, duyên của duyên duyên hợp chứ không có duyên, còn lại là duyên của duyên duyên hợp và có duyên.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Đạo đế tiếp nhận nghiệp thân-miệng, duyên của duyên duyên hợp chứ không có duyên, còn lại là duyên của duyên duyên hợp cũng có duyên.

Ba là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng, một là tăng thượng duyên duyên hợp chứ không phải có tăng thượng,

Hai thứ không phải lưu mà không phải tùy lưu, hai cần phân biệt: Khổ đế hoặc là lưu mà cũng là tùy lưu, hoặc là tùy lưu mà không phải lưu. Lưu cũng là tùy lưu, là bốn lưu; còn lại là tùy lưu chứ không phải lưu.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

*******

Thiền, Vô lượng, Vô sắc, Tam-ma-đề, Định, Bồ-đề phẩm, Căn, Nhập, Ấm, Giới.

Thiền là bốn thiền: Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.

Hỏi: Bốn thiền này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Thiền tiếp nhận nghiệp thân-miệng đó là sắc. Còn lại không phải là sắc.

Hết thảy là không thể trông thấy. Hết thảy là không đối.

Hỏi: Thiền có bao nhiêu hữu lậu, bao nhiêu vô lậu?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thiền hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Hữu lậu là thiền thâu nhiếp năm ấm hữu lậu. Vô lậu là thiền thâu nhiếp năm ấm vô lậu.

Hết thảy là hữu vi.

Nếu là hữu lậu thì có báo. Nếu là vô lậu thì không có báo.

Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc về đời này.

Thiền tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là thuộc về sắc, còn lại là thuộc về danh.

Thiền tiếp nhận tâm-ý thức, là thuộc về nội nhập, còn lại là thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết.

Nếu là hữu lậu thì đoạn tri biết và đoạn. Nếu là vô lậu thì không đoạn tri biết và không đoạn.

Hết thảy là nên tu. Hết thảy là không ô uế.

Hết thảy là quả và có quả. Hết thảy là không thọ.

Thiền tiếp nhận nghiệp thân-miệng là bốn đại tạo, còn lại thì không phải bốn đại tạo.

Hết thảy là có cái trên nó.

Thiền nếu là hữu lậu thì là hữu. Nếu vô lậu là không hữu.

Thiền tiếp nhận nghiệp thân-miệng và tâm bất tương ưng hành, nhân của bất tương ưng, còn lại là nhân tương ưng.

Phần ít của năm lĩnh vực thiện tiếp nhận bốn thiền. Bốn thiền cũng tiếp nhận phần ít của năm lĩnh vực thiện. Không tiếp nhận lĩnh vực bất thiện. Không tiếp nhận lĩnh vực vô ký. Không tiếp nhận lĩnh vực lậu.

Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận hoặc là không phải thiền, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận không phải thiền, là thiền không tiếp nhận năm ấm hữu lậu.

2. Thiền tiếp nhận không phải là lĩnh vực hữu lậu, là bốn thiền vô lậu.

3. Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận cũng là thiền, là bốn thiền hữu lậu.

4. Không phải lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận cũng không phải thiền, là thiền không tiếp nhận năm ấm vô lậu và vô vi.

Hoặc là lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải là thiền, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải thiền, là thiền không tiếp nhận năm ấm vô lậu và vô vi.

2. Thiền tiếp nhận không phải lĩnh vực vô lậu, là bốn thiền hữu lậu.

3. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng là thiền, là bốn thiền vô lậu.

4. Không phải lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng không phải thiền, là thiền không tiếp nhận năm ấm hữu lậu.

Hết thảy là quá khứ-vị lai hay hiện tại.

Mọi thứ nếu là hữu lậu thì thuộc về cõi Sắc, nếu là vô lậu thì không hệ thuộc cõi nào.

Hỏi: Thiền có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Thiền hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc phi học phi vô học. Học là thiền tiếp nhận năm ấm học. Vô học là thiền tiếp nhận năm ấm vô học.

Phi học phi vô học là thiền tiếp nhận năm ấm hữu lậu.

Thiền nếu là hữu lậu thì tu đoạn. Nếu là vô lậu thì không đoạn.

Thiền thâu nhiếp nghiệp thân-miệng, và tâm bất tương ưng hành chứ không phải tâm – không phải tâm pháp – không phải tâm tương ưng.

Thiền tiếp nhận thọ ấm-tưởng ấm. Nó tương ưng với hành ấm, là tâm pháp, tâm tương ưng với tâm ý thức tức là tâm.

Hỏi: Thiền có bao nhiêu tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm ý thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm.

4. Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Như thọ; tưởng – hành cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Ba thứ không phải giác không phải quán, một cần phân biệt: Sơ thiền hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Tương ưng với quán nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác – quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không phải tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thiền có bao nhiêu kiến phi kiến xứ?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải kiến xứ, là thiền tiếp nhận tận trí – vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không tiếp nhận bốn thiền hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không tiếp nhận bốn thiền vô lậu.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân của nó.

Thiền tiếp nhận nghiệp nơi thân-miệng và tư, đây là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo. Còn lại là không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo.

Hỏi: Thiền có bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tư.

2. Nghiệp tùy chuyển nhưng không phải nghiệp, là thọ ấm – tưởng ấm – thức ấm. Tư không tiếp nhận nghiệp tùy chuyển nơi hành ấm.

3. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Thiền tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải sắc có thể trông thấy. Ngoài ra thì không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải sắc có thể trông thấy.

Thiền tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải sắc có đối. Ngoài ra thì không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu, khó hiểu do rất sâu xa vi diệu.

Hết thảy là thiện cũng là nhân của thiện.

Hết thảy không phải là bất thiện, cũng không phải là nhân của bất thiện.

Hết thảy không phải là vô ký, cũng không phải là nhân của vô ký.

Hết thảy là nhân duyên, duyên hợp cũng có nhân.

Hỏi: Thiền có bao nhiêu thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp,?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Sơ thiền hoặc là thứ đệ nhưng không phải là thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là tâm và tâm pháp vị lai, và nghiệp nơi thân-miệng, tâm bất tương ưng hành.

Như sơ thiền; thiền thứ hai, thiền thứ ba cũng vậy.

Thiền thứ tư hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, và chánh thọ vô tưởng, đã khởi-sẽ khởi.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp nơi quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là tâm và tâm pháp nơi vị lai. Trừ ra thứ lớp nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành, và nghiệp thân-miệng.

Thiền tiếp nhận nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành, là duyên của duyên duyên hợp chứ không phải có duyên. Ngoài ra thì duyên của duyên duyên hợp, cũng có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp, và có tăng thượng.

Thiền nếu là hữu lậu thì là tùy lưu nhưng không phải lưu. Nếu là vô lậu thì không phải lưu cũng không phải tùy lưu.

Vô lượng là bốn vô lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Hỏi: Bốn vô lượng này, có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng, đó là sắc, ngoài ra không phải sắc.

Hết thảy là không thể trông thấy.

Hết thảy là không đối.

Hết thảy là hữu lậu.

Hết thảy là hữu vi.

Hết thảy là hữu báo.

Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc về đời này.

Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng, đó là thuộc về sắc. Còn lại là thuộc về danh.

Vô lượng tiếp nhận tâm ý thức, là thuộc về nội nhập, còn lại là thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết.

Hết thảy là đoạn tri biết và đoạn.

Hết thảy là nên tu.

Hết thảy là không ô uế.

Hết thảy là quả và có quả.

Hết thảy là có cái trên nó.

Hết thảy là không thọ.

Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng là bốn đại tạo, ngoài ra là không phải bốn đại tạo.

Hết thảy là hữu.

Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng và tâm bất tương ưng hành, nhân không tương ưng, ngoài ra là nhân tương ưng.

Phần ít của năm lĩnh vực thiện tiếp nhận bốn vô lượng. Bốn vô lượng cũng tiếp nhận phần ít của năm lĩnh vực thiện.

Không tiếp nhận lĩnh vực bất thiện. Không tiếp nhận lĩnh vực vô ký.

Không tiếp nhận lĩnh vực lậu. Không tiếp nhận lĩnh vực vô lậu.

Phần ít của năm lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận bốn vô lượng. Bốn vô lượng cũng tiếp nhận phần ít của năm lĩnh vực hữu lậu.

Hết thảy hoặc là quá khứ – vị lai hay hiện tại. Hết thảy đều là thiện. Hết thảy là thuộc cõi Sắc. Hết thảy là phi học phi vô học. Hết thảy là tu đoạn.

Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành chứ không phải tâm – không phải tâm pháp – không phải tâm tương ưng với thọ ấm-tưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm. Tâm pháp và tâm tương ưng với tâm ý thức tức là tâm.

Hỏi: Vô lượng có bao nhiêu tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Từ, hoặc là tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm ý thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ là tưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm.

4. Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Như Từ – Bi – Hỷ – Xả cũng vậy.

Như thọ – tưởng – hành cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Hỏi: Vô lượng có bao nhiêu giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Tâm Từ, hoặc tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Tương ưng với quán nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác. Hoặc là giác không tương ưng với quán mà tương ưng với tâm và tâm pháp.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác – quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không phải tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, còn lại là nghiệp thân-miệng. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành, và giác không tương ưng với quán, và không phải giác-quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

Như Từ – Bi – Xả cũng vậy.

Hỷ, hoặc là giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, và giác tương ưng với quán.

2. Tương ưng với quán nhưng không phải là giác tùy chuyển, là giác.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác-quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không phải tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, còn lại là nghiệp thân-miệng. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành, và không phải giác-quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

Vô lượng hoặc là kiến cũng là kiến xứ, hoặc là kiến xứ không phải kiến. Kiến cũng là kiến xứ là chánh kiến thế tục. Còn lại là kiến xứ không phải kiến.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến. Thân kiến cũng không phải là nhân của nó.

Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng và tư, là nghiệp nhưng không phải nghiệp báo. Ngoài ra thì không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo.

Hỏi: Vô lượng có bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Nghiệp chứ không phải nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tư.

2. Nghiệp tùy chuyển chứ không phải nghiệp, là thọ ấm – tưởng ấm – thức ấm. Tư không tiếp nhận nghiệp tùy chuyển nơi hành ấm.

3. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải sắc có thể trông thấy. Còn lại là không phải sắc tạo sắc mà cũng là sắc không thể trông thấy.

Vô lương tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa, khó hiểu. Khó hiểu do rất sâu xa, vi diệu.

Hết thảy là thiện cũng là nhân của thiện.

Hết thảy không phải bất thiện, cũng không phải là nhân của bất thiện.

Hết thảy không phải vô ký, cũng không phải là nhân của vô ký.

Hết thảy là nhân duyên, duyên hợp, cũng có nhân.

Hỏi: Vô lượng có bao nhiêu thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp,?

Đáp: Có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp nơi quá khứ – hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là tâm và tâm pháp ở vị lai, là nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành.

Vô lượng tiếp nhận nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành, duyên của duyên duyên hợp chứ không phải có duyên. Còn lại là duyên của duyên duyên hợp, cũng có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp, và có tăng thượng.

Hết thảy là tùy lưu chứ không phải lưu.

Vô sắc là bốn vô sắc: Không nhập xứ, Thức nhập xứ, Vô sở hữu nhập xứ, Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ.

Hỏi: Bốn vô sắc có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Hết thảy là không phải sắc.

Hết thảy là không thể trông thấy. Hết thảy là không đối.

Một hữu lậu, ba cần phân biệt: Không xứ hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Hữu lậu là sao? Là Không xứ tiếp nhận bốn ấm hữu lậu. Vô lậu là sao? Là Không xứ tiếp nhận bốn ấm vô lậu.

Như Không xứ – Thức xứ – Vô sở hữu xứ cũng vậy.

Hết thảy là hữu vi.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu hữu báo, bao nhiêu vô báo?

Đáp: Tất cả cần phân biệt.

Không xứ hoặc là hữu báo, hoặc là vô báo. Hữu báo là sao? Là Không xứ hữu lậu thiện. Vô báo là sao? Là Không xứ vô lậu và vô ký.

Như Không xứ; Thức xứ – Vô sở hữu xứ cũng vậy.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ hoặc là hữu báo, hoặc là vô báo. Hữu báo là sao? Là Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện. Vô báo là sao? Là Phi tưởng phi phi tưởng xứ vô ký.

Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc cõi đời này. Hết thảy là thuộc về danh.

Vô sắc tiếp nhận tâm-ý-thức là thuộc về nội nhập, còn lại là thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết.

Một thứ là đoạn tri biết và đoạn. Ba cần phân biệt: Ba nếu là hữu lậu thì đoạn tri biết và đoạn. Nếu là vô lậu thì không đoạn tri biết và không đoạn.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu là nên tu, bao nhiêu là không nên tu?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Không xứ hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Nên tu là sao? Là Không xứ thiện. Không nên tu là sao? Là Không xứ vô ký.

Như Không xứ; Thức xứ – Vô sở hữu xứ – Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng như vậy.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu ô uế, bao nhiêu không ô uế?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Vô sắc hoặc là ô uế, hoặc là không ô uế. Ô uế là sao? Là chìm mất. Không ô uế là sao? Là không chìm mất.

Hết thảy là quả và có quả.

Hết thảy là không thọ.

Hết thảy không phải là bốn đại tạo.

Hết thảy là có cái trên nó.

Một thứ là hữu, ba cần phân biệt: Ba nếu là hữu lậu thì là hữu. Nếu vô lậu thì không phải là hữu.

Vô sắc tiếp nhận tâm bất tương ưng hành, là nhân bất tương ưng, còn lại là nhân tương ưng.

Hoặc lĩnh vực thiện tiếp nhận chứ không phải là vô sắc, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực thiện tiếp nhận không phải là vô sắc, là sắc ấm thiện. Vô sắc không tiếp nhận bốn ấm thiện và số diệt.

2. Vô sắc tiếp nhận mà không phải lĩnh vực thiện, là bốn vô sắc vô ký.

3. Lĩnh vực thiện tiếp nhận mà cũng là vô sắc, là bốn vô sắc thiện.

4. Không phải lĩnh vực thiện tiếp nhận mà cũng không phải vô sắc, là năm ấm bất thiện, sắc ấm vô ký. Vô sắc không tiếp nhận bốn ấm vô ký và hư không phi số diệt.

Không tiếp nhận lĩnh vực bất thiện.

Hoặc lĩnh vực vô ký tiếp nhận không phải là vô sắc, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận không phải vô sắc, là sắc ấm vô ký. Vô sắc không tiếp nhận bốn ấm vô ký, hư không- phi số diệt.

2. Vô sắc tiếp nhận không phải vô ký, là bốn vô sắc thiện.

3. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận cũng là vô sắc, là bốn vô sắc vô ký.

4. Không phải lĩnh vực vô ký tiếp nhận cũng không phải vô sắc, là năm ấm thiện và số diệt.

Hoặc lĩnh vực lậu tiếp nhận không phải vô sắc, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực lậu tiếp nhận không phải vô sắc, là lĩnh vực một lậu và phần ít của lĩnh vực hai lậu.

2. Vô sắc tiếp nhận không phải lĩnh vực lậu, là lĩnh vực lậu không tiếp nhận bốn vô sắc.

3. Lĩnh vực lậu tiếp nhận cũng là vô sắc, là phần ít của lĩnh vực hai lậu.

4. Không phải lĩnh vực lậu tiếp nhận cũng không phải vô sắc, là sắc ấm. Lĩnh vực lậu không tiếp nhận bốn ấm và vô vi.

Hoặc là lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận không phải là vô sắc, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận không phải vô sắc, là sắc ấm hữu lậu. Vô sắc không tiếp nhận bốn ấm hữu lậu.

2. Vô sắc tiếp nhận không phải lĩnh vực hữu lậu, là phần ít của ba vô sắc.

3. Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận cũng là vô sắc, là một vô sắc và phần ít của ba vô sắc.

4. Không phải lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận cũng không phải vô sắc, là sắc ấm vô lậu. Vô sắc không tiếp nhận bốn ấm vô lậu và vô vi.

Hoặc lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải vô sắc, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải vô sắc, là sắc ấm vô lậu. Vô sắc không tiếp nhận bốn ấm vô lậu, và vô vi.

2. Vô sắc tiếp nhận không phải lĩnh vực vô lậu, là một vô sắc và phần ít của ba vô sắc.

3. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng là vô sắc, là phần ít của ba vô sắc.

4. Không phải lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng không phải vô sắc, là sắc ấm hữu lậu, và vô sắc không tiếp nhận bốn ấm hữu lậu, tất cả quá khứ-vị lai hay hiện tại.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu thiện, bao nhiêu vô ký?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Vô sắc hoặc là thiện hoặc là vô ký. Thiện là vô sắc tiếp nhận bốn ấm thiện. Vô ký là vô sắc tiếp nhận bốn ấm vô ký.

Một thuộc vào vô sắc, ba cần phân biệt: Ba nếu là hữu lậu thì thuộc vô sắc. Nếu là vô lậu thì không lệ thuộc.

Một phi học phi vô học, ba cần phân biệt: Không xứ hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học. Học là Không xứ tiếp nhận bốn ấm học. Vô học là Không xứ tiếp nhận bốn ấm vô học. Phi học phi vô học là Không xứ tiếp nhận bốn ấm hữu lậu.

Như Không xứ – Thức xứ – Vô sở hữu xứ cũng vậy.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tu đoạn, bao nhiêu bất đoạn?

Đáp: Tất cả cần phân biệt.

Không xứ hoặc là kiến đoạn, hoặc là tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là Không xứ đoạn mãi không gián đoạn như người tùy tín hành, tùy pháp hành. Đoạn những gì? Là kiến đạo đoạn trừ ra hai mươi tám sử, tương ưng với Không xứ, khởi tâm bất tương ưng hành. Tu đoạn là Không xứ học thấy dấu đạo tu đoạn. Đoạn những gì? Là tu đạo đoạn trừ ra ba sử, chúng tương ưng với Không xứ, khởi tâm bất tương ưng hành, và Không xứ hữu lậu không ô uế. Không đoạn là Không xứ vô lậu.

Như Không xứ – Thức xứ – Vô sở hữu xứ cũng vậy.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ hoặc là kiến đoạn, hoặc là tu đoạn. Kiến đoạn là Phi tưởng phi phi tưởng xứ đoạn trừ ra không gián đoạn như ngươi tùy tín hành, tùy pháp hành. Đoạn những gì? Là kiến đạo đoạn trừ ra hai mươi tám sử, chúng tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ, khởi tâm bất tương ưng hành. Tu đoạn là Phi tưởng phi phi tưởng xứ khi học thấy dấu vết đạo tu đoạn. Đoạn trừ ra cái gì? Là tu đạo đoạn trừ ra ba sử, chúng tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ, khởi tâm bất tương ưng hành, và Phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu lậu không ô uế.

Vô sắc tiếp nhận tâm bất tương ưng hành chứ không phải tâm- không phải tâm pháp không phải tâm tương ưng với thọ ấm-tưởng ấm, tương ưng với hành ấm. Tâm-tâm pháp tương ưng với tâm-ý-thức, tức là tâm.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm – ý – thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm, nó tương ưng với hành ấm.

4. Chẳng phải tâm tùy chuyển mà cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Như thọ; tưởng- hành cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Hết thảy không phải là giác tùy chuyển không phải là tương ưng với quán.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu kiến không phải là kiến xứ?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Không xứ hoặc là kiến không phải là kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải kiến xứ, là Không xứ tiếp nhận tận trí – vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không tiếp nhận Không xứ hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là năm kiến thuộc chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không tiếp nhận Không xứ vô lậu.

Như Không xứ – Thức xứ – Vô sở hữu xứ cũng vậy.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc kiến cũng là kiến xứ, hoặc kiến xứ không phải là kiến. Kiến cũng là kiến xứ, là năm kiến thuộc chánh kiến thế tục. Còn lại là kiến xứ chứ không phải là kiến.

Bốn Vô sắc có bao nhiêu nhân của thân kiến, nói rộng như khổ tập đế.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu nghiệp không phải là nghiệp báo?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Không xứ, hoặc là nghiệp mà không phải là nghiệp báo, có bốn trường hợp:

1. Nghiệp không phải nghiệp báo, là báo không tiếp nhận nghiệp tư.

2. Nghiệp báo không phải nghiệp, là tư không tiếp nhận báo sinh nơi Không xứ.

3. Nghiệp cũng là nghiệp báo, là báo sinh nơi nghiệp tư.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo, là trừ ra nghiệp và nghiệp báo nơi Không xứ, còn lại là Không xứ.

Như Không xứ, cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng vậy.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển?

Đáp: Có ba trường hợp:

1. Nghiệp không phải là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tư.

2. Nghiệp tùy chuyển không phải là nghiệp, là thọ ấm-tưởng ấm- thức ấm. Tư không tiếp nhận nghiệp tùy chuyển nơi hành ấm.

3. Không phải nghiệp cũng không phải là nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Hết thảy không phải là sắc tạo sắc, là sắc không thể trông thấy.

Hết thảy không phải là sắc tạo sắc, là sắc chẳng phải có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu. Khó hiểu do rất sâu xa vi diệu.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu nhân thiện mà không phải thiện?

Đáp: Có ba trường hợp:

1. Nhân thiện nhưng không phải thiện, là báo sinh thiện nơi bốn vô sắc.

2. Thiện cũng là nhân thiện, là bốn vô sắc thiện.

3. Không phải thiện cũng không phải là nhân thiện, là trừ ra báo sinh thiện nơi bốn vô sắc. Còn lại là bốn vô sắc vô ký.

Hết thảy không phải là bất thiện mà cũng không phải là nhân của bất thiện.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu vô ký không phải là nhân của vô ký?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Vô sắc hoặc là vô ký cũng là nhân vô ký, hoặc là không phải vô ký mà cũng không phải là nhân vô ký. Vô ký cũng là nhân vô ký, là bốn vô sắc vô ký. Không phải vô ký mà cũng không phải là nhân vô ký, là bốn vô sắc thiện.

Hết thảy là nhân duyên duyên hợp, và có nhân.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu thứ đệ mà không phải thứ đệ duyên duyên hợp,?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Không xứ hoặc là thứ đệ chứ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp nơi Không xứ sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, là tâm và tâm pháp của Không xứ nơi mạng sống tối hậu của A-la-hán ở quá khứhiện tại.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp của Không xứ nơi mạng sống tối hậu của A-la-hán ở quá khứ-hiện tại. Còn lại là tâm và tâm pháp của Không xứ nơi quá khứ hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp của Không xứ sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là tâm và tâm pháp của Không xứ ở vị lai và tâm bất tương ưng hành.

Như Không xứ; Thức xứ – Vô sở hữu xứ cũng vậy.

Phi tưởng phi phi tưởng xư, hoặc là thứ đệ chứ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ chứ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, là tâm và tâm pháp của Phi tưởng phi phi tưởng nơi đời sống tối hậu của A-la-hán, và chánh thọ diệt tận, đã khởi-sẽ khởi.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp,, là trừ ra tâm và tâm pháp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ nơi đời sống tối hậu của A-la-hán, còn lại là Phi tưởng phi phi tưởng nơi quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Còn lại là tâm và tâm pháp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ ở vị lai. Trừ ra thứ lớp nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Vô sắc không tiếp nhận tâm bất tương ưng hành, duyên của duyên duyên hợp, không phải có duyên, còn lại là duyên của duyên duyên hợp, và có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp, và có tăng thượng.

Hỏi: Vô sắc có bao nhiêu lưu, bao nhiêu tùy lưu?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Không xứ hoặc là tùy lưu chứ không phải lưu, có ba trường hợp:

1. Tùy lưu không phải lưu, là trừ ra lưu còn lại Không xứ hữu lậu.

2. Lưu cũng tùy lưu, là phần ít của ba lưu.

3. Không phải lưu cũng không phải tùy lưu, là Không xứ vô lậu.Như Không xứ – Thức xứ – Vô sở hữu xứ cũng vậy.

Phi tưởng phi phi tưởng xư, hoặc là lưu mà cũng là tùy lưu, hoặc là tùy lưu chứ không phải lưu. Lưu cũng tùy lưu, là phần ít của ba lưu, đây là lưu mà cũng tùy lưu. Còn lại là tùy lưu chứ không phải lưu.

Tam-ma-đề, Định: Là bốn Tam-muội tu. Có Tam-muội tu,, quảng tu tập trụ hiện pháp lạc chuyển. Có Tam-muội tu, quảng tu tập tri kiến chuyển. Có Tam-muội tu, quảng tu tập tuệ phân biệt chuyển. Có Tammuội tu, quảng tu tập lậu tận chuyển.

Hỏi: Bốn Tam-muội tu, này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng là sắc, còn lại là không phải sắc.

Hết thảy là không thể trông thấy. Hết thảy là không đối.

Một hữu lậu, một vô lậu, hai cần phân biệt: Trụ hiện pháp lạc tammuội tu, hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Hữu lậu là Trụ hiện pháp lạc tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm hữu lậu. Vô lậu là Trụ hiện pháp lạc tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm vô lậu.

Tuệ phân biệt tam-muội tu, hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Hữu lậu là Tuệ phân biệt tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm hữu lậu. Vô lậu là Tuệ phân biệt tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm vô lậu.

Hết thảy là hữu vi.

Một hữu báo, một vô báo, hai cần phân biệt: Hai nếu là hữu lậu thì có báo, nếu là vô lậu thì không có báo.

Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc cõi đời này.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng là thuộc về sắc, còn lại là thuộc về danh.

Tam-muội tu, tiếp nhận tâm – ý – thức, là tiếp nhận nội nhập, còn lại là ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết. Hết thảy là đoạn tri biết và đoạn.

Một không phải đoạn tri biết và không đoạn, hai cần phân biệt: Hai nếu hữu lậu thì đoạn tri biết và đoạn. Nếu vô lậu thì không đoạn tri biết và không đoạn.

Hết thảy là phải tu. Hết thảy là không ô uế.

Hết thảy là quả và có quả. Hết thảy là không thọ.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là bốn đại tạo, còn lại là không phải bốn đại tạo. Hết thảy là có cái trên nó.

Một là có, một không phải có, hai cần phân biệt: Nếu là hữu lậu thì có, nếu là vô lậu thì không phải là có.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng và tâm bất tương ưng hành, là nhân không tương ưng, còn lại là nhân tương ưng.

Phần ít của năm lĩnh vực thiện tiếp nhận bốn Tam-muội tu,. Bốn Tam-muội tu, cũng tiếp nhận phần ít của năm lĩnh vực thiện.

Không tiếp nhận lĩnh vực bất thiện. Không tiếp nhận lĩnh vực vô ký. Không tiếp nhận lĩnh vực lậu.

Hoặc lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận không phải là Tam-muội tu, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận không phải là Tam-muội tu, là Tammuội tu, không tiếp nhận năm ấm hữu lậu.

2. Tam-muội tu, tiếp nhận không phải lĩnh vực hữu lậu, là một Tam-muội tu, và phần ít của hai Tam-muội tu.

3. Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận cũng là Tam-muội tu, là một Tammuội tu, và phần ít của hai Tam-muội tu.

4. Không phải lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận mà cũng không phải Tam-muội tu, là hư không và số diệt – phi số diệt.

Hoặc lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải Tam-muội tu, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải Tam-muội tu, là hư không và số diệt phi số diệt.

2. Tam-muội tu, tiếp nhận không phải lĩnh vực vô lậu, là một Tammuội tu, và phần ít của hai Tam-muội tu.

3. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng là Tam-muội tu, là một Tammuội tu, và phần ít của hai Tam-muội tu.

4. Không phải lĩnh vực vô lậu tiếp nhận mà cũng không phải Tammuội tu, là Tam-muội tu, không tiếp nhận năm ấm hữu lậu.

Hết thảy hoặc quá khứ-vị lai hay hiện tại tất cả đều là thiện.

Một thứ thuộc cõi Sắc, một thứ không lệ thuộc, hai cần phân biệt: Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, nếu là hữu lậu thì thuộc cõi Sắc; nếu là vô lậu thì không thuộc vào đâu.

Tuệ phân biệt Tam-muội tu, hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không thuộc vào đâu. Thuộc cõi Dục là sao? Là Tuệ phân biệt Tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm thuộc cõi Dục. Thuộc cõi Sắc là sao? Là Tuệ phân biệt Tam-muội tu, tiếp nhận bốn ấm thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Vô sắc là sao? Là Tuệ phân biệt Tammuội tu, tiếp nhận năm ấm thuộc cõi Vô sắc. Không thuộc vào đâu là sao? Là Tuệ phân biệt Tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm vô lậu.

Một thứ là vô học, một thứ là phi học phi vô học, hai cần phân biệt: Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học. Học là Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm học. Vô học là Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm vô học. Phi học phi vô học là Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm hữu lậu.

Tuệ phân biệt Tam-muội tu, hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học. Học là Tuệ phân biệt Tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm học. Vô học là Tuệ phân biệt Tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm vô học. Phi học phi vô học là Tuệ phân biệt Tam-muội tu, tiếp nhận năm ấm hữu lậu.

Một tu đoạn, một không đoạn, hai cần phân biệt: Hai nếu là hữu lậu thì tu đoạn, nếu là vô lậu thì không đoạn.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng và tâm bất tương ưng hành, chứ không phải tâm – không phải tâm pháp – không phải tâm tương ưng.

Tam-muội tu, tiếp nhận thọ ấm-tưởng ấm, tương ưng với hành ấm. Tâm pháp và tâm tương ưng với tâm ý thức, tức là tâm.

Hỏi: Tam-muội tu, có bao nhiêu tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, hoặc là tâm tùy chuyển tương ưng với thọ, có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm – ý – thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm tương ưng với hành ấm.

4. Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Như Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu; Tri kiến Tam-muội tu, Lậu tận Tam-muội tu, cũng vậy.

Tuệ phân biệt Tam-muội tu,, hoặc là tâm tùy chuyển mà không tương ưng với thọ, có bốn trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển, là tâm – ý – thức.

3. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm tương ưng với hành ấm.

4. Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, còn lại là nghiệp thânmiệng. Trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành.

Như thọ – tưởng – hành cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Một thứ là không giác không quán, ba cần phân biệt: Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, hoặc là giác tùy chuyển không tương ưng với quán, có bốn trường hợp: Giác tùy chuyển không tương ưng với quán, là đã nói rộng ở tâm Hỷ. Tri kiến Tam-muội tu, cũng như vậy. Tuệ phân biệt Tam-muội tu, nói rộng ở tâm Từ.

Hỏi: Tam-muội tu, có bao nhiêu kiến không phải kiến xứ?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, hoặc là kiến không phải kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải kiến xứ, là Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, tiếp nhận tận trí – vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không tiếp nhận hữu lậu của Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không tiếp nhận vô lậu của Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu.

Tri kiến Tam-muội tu,, hoặc là kiến cũng là kiến xứ, hoặc là kiến xứ không phải kiến. Kiến cũng là kiến xứ, là Tri kiến Tam-muội tu, tiếp nhận chánh kiến thế tục. Còn lại là kiến xứ mà không phải kiến.

Tuệ phân biệt Tam-muội tu, hoặc là kiến chứ không phải kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải kiến xứ, là Tuệ phân biệt Tam-muội tu, tiếp nhận tận trí – vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không tiếp nhận Tuệ phân biệt Tam-muội tu, hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không tiếp nhận Tuệ phân biệt Tam-muội tu, vô lậu.

Lậu tận Tam-muội tu, tiếp nhận tuệ, là kiến chứ không phải kiến xứ. Còn lại là không phải kiến cũng không phải kiến xứ.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến. Thân kiến cũng không phải là nhân của nó.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng, và tư, đó là nghiệp chứ không phải nghiệp báo. Còn lại là không phải nghiệp mà cũng không phải nghiệp báo.

Hỏi: Tam-muội tu, có bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Trụ hiện pháp lạc Tam-muội tu, Tri kiến Tam-muội tu, Lậu tận Tam-muội tu, đã nói rộng thành bốn trường hợp, như trong Tu-đa-la Thiền phân biệt. Tuệ phân biệt Tam-muội tu, nói rộng thành bốn trường hợp, như trong Tu-đa-la Thánh chủng đã phân biệt.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải là sắc có thể trông thấy còn lại là không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có thể trông thấy.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là sắc tạo sắc chứ không phải là sắc có đối, còn lại là không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu. Khó hiểu do rất sâu xa vi diệu.

Hết thảy là thiện cũng là nhân của thiện. Hết thảy không phải bất thiện mà cũng không phải là nhân của bất thiện.

Hết thảy không phải vô ký mà cũng không phải là nhân của vô ký. Hết thảy là nhân duyên duyên hợp, và có nhân.

Hỏi: Tam-muội tu, có bao nhiêu thứ đệ mà không phải thứ đệ duyên duyên hợp?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Tam-muội tu, hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm và tâm pháp nơi quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm và tâm pháp sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, còn lại là tâm và tâm pháp vị lai và nghiệp thân-miệng, tâm bất tương ưng hành.

Tam-muội tu, tiếp nhận nghiệp thân-miệng, là duyên của duyên duyên hợp chứ không phải có duyên, còn lại là duyên của duyên duyên hợp mà cũng có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp, và có tăng thượng.

Một thứ là tùy lưu chứ không phải lưu. Một không phải lưu cũng không phải tùy lưu. Hai cần phân biệt: Hai nếu là hữu lậu thì tùy lưu chứ không phải lưu; nếu là vô lậu thì không phải lưu mà cũng không phải tùy lưu.

Bồ-đề phẩm: Là bảy giác chi. Là những gì? Là Niệm giác chi cho đến Xả giác chi.

Hỏi: Bảy giác chi này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Hết thảy không phải là sắc. Hết thảy là không thể trông thấy.

Hết thảy là không đối. Hết thảy là vô lậu. Hết thảy là hữu vi.

Hết thảy là vô báo. Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc cõi đời này.

Hết thảy là thuộc về danh. Hết thảy là thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết. Hết thảy không phải là đoạn tri biết và không đoạn.

Hết thảy là phải tu. Hết thảy là không ô uế.

Hết thảy là quả và có quả. Hết thảy là không thọ.

Hết thảy không phải là bốn đại tạo. Hết thảy là có cái trên nó.

Hết thảy không phải là hữu. Hết thảy là nhân tương ưng.

Phần ít của hai lĩnh vực thiện tiếp nhận bảy giác chi. Bảy giác chi cũng tiếp nhận phần ít của hai lĩnh vực thiện. Không tiếp nhận lĩnh vực bất thiện. Không tiếp nhận lĩnh vực vô ký.

Không tiếp nhận lĩnh vực lậu. Không tiếp nhận lĩnh vực hữu lậu. Phần ít của hai lĩnh vực vô lậu tiếp nhận bảy giác chi. Bảy giác chi cũng tiếp nhận phần ít của hai lĩnh vực vô lậu.

Hết thảy hoặc là quá khứ-vị lai hay hiện tại. Hết thảy đều là thiện.

Hết thảy là không thuộc vào cõi nào.

Hỏi: Bảy giác chi có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Niệm giác chi hoặc là học, hoặc là vô học. Học là ý học tư duy tương ưng với Niệm giác chi. Vô học là ý vô học tư duy tương ưng với Niệm giác chi.

Như Niệm giác chi, các giác chi khác cũng vậy.

Hết thảy là không đoạn. Hết thảy là tương ưng với tâm và tâm pháp.

Hết thảy tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, sáu tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ.

Hết thảy tâm tùy chuyển tương ưng với tưởng-hành, trừ ra tự tánh của nó.

Hỏi: Giác chi có bao nhiêu giác tùy chuyển không tương ưng với quán?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Niệm giác chi, hoặc là có giác có quán, hoặc là không giác có quán, hoặc là không giác không quán. Có giác có quán là gì? Là ý có giác có quán tư duy tương ưng với Niệm giác chi. Không giác có quán là gì? Là ý không giác có quán tư duy tương ưng với Niệm giác chi. Không giác không quán là gì? Là ý không giác không quán tư duy tương ưng với Niệm giác chi.

Như Niệm giác chi; Trạch pháp – Tinh tiến -Ỷ – Định – Xả giác chi cũng vậy.

Hỷ giác chi, hoặc có giác có quán, hoặc không giác không quán. Có giác có quán là gì? Là ý có giác có quán tư duy tương ưng với Hỷ giác chi. Không giác không quán là gì? Là ý không giác không quán tư duy tương ưng với Hỷ giác chi.

Sáu thứ không phải kiến cũng không phải kiến xứ, một cần phân biệt: Trạch pháp giác chi tiếp nhận tận trí – vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ vô lậu, là kiến không phải kiến xứ, còn lại là không phải kiến cũng không phải kiến xứ.

Hết thảy không phải là nhân của thân kiến. Thân kiến cũng không phải là nhân của chúng.

Hết thảy không phải là nghiệp cũng không phải nghiệp báo.

Hết thảy là nghiệp tùy chuyển chứ không phải nghiệp.

Hết thảy không phải sắc tạo sắc mà cũng là sắc không thể thấy.

Hết thảy không phải sắc tạo sắc mà không phải sắc có đối. Hết thảy rất sâu xa khó hiểu. Khó hiểu do rất sâu xa Hết thảy là thiện mà cũng là nhân của thiện.

Hết thảy không phải bất thiện mà cũng không phải là nhân của bất thiện.

Hết thảy không phải vô ký mà cũng không phải là nhân của vô ký.

Hết thảy là nhân duyên duyên hợp, cũng có nhân.

Hỏi: Giác chi có bao nhiêu thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp,?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Niệm giác chi, hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là Niệm giác chi sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp,, là Niệm giác chi ở quá khứ hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra Niệm giác chi sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, còn lại là Niệm giác chi ở vị lai.

Như Niệm giác chi, những giác chi còn lại cũng vậy.

Hết thảy là duyên của duyên duyên hợp, cũng có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp, và có tăng thượng.

Hết thảy không phải lưu mà cũng không phải tùy lưu.

*******

Căn là hai mươi hai căn:

Hỏi: Hai mươi hai căn có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Có bảy thứ là sắc, mười lăm thứ không phải là sắc.

Hết thảy không thể trông thấy.

Bảy thứ có đối, mười lăm thứ không có đối.

Mười thứ là hữu lậu, ba thứ là vô lậu, chín cần phân biệt: Ý căn, hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Hữu lậu là ý hữu lậu, tư duy tương ưng với Ý căn. Vô lậu là ý vô lậu, tư duy tương ưng với Ý căn.

Như Ý căn; Lạc-Hỷ-Xả-Tín-Tiến-Niệm-Định-Tuệ căn cũng vậy.

Hết thảy là hữu vi.

Một thứ có báo, mười một thứ không có báo, mười cần phân biệt: Ý căn hoặc là có báo, hoặc là không có báo. Có báo là Ý căn hữu lậu thiện và bất thiện. Không có báo là Ý căn vô lậu và vô ký.

Như Ý căn; Lạc – Hỷ – Xả căn cũng vậy.

Khổ căn hoặc có báo, hoặc không có báo. Có báo là Khổ căn thiện-bất thiện. Không có báo là Khổ căn vô ký.

Tín – Tinh tiến – Niệm – Định – Tuệ căn, nếu là hữu lậu thì có báo, nếu vô lậu thì không có báo.

Hết thảy đều từ nhân duyên sinh thuộc cõi đời này.

Bảy thứ là thuộc về sắc, mười lăm thứ là thuộc về danh.

Tám thứ là thuộc về nội nhập, mười một thứ là thuộc về ngoại nhập, ba cần phân biệt: Vị tri đương tri căn – dĩ tri căn – Vô tri căn, tiếp nhận tâm-ý-thức là thuộc về nội nhập, còn lại là thuộc về ngoại nhập. Hết thảy là trí biết.

Mười thứ là đoạn tri biết và đoạn, ba thứ là không phải đoạn tri biết và không đoạn, chín cần phân biệt: Chín nếu là hữu lậu thì đoạn tri biết và đoạn, nếu là vô lậu thì không đoạn tri biết và không đoạn.

Tám thứ phải tu, tám thứ không phải tu, sáu cần phân biệt: Ý căn hoặc phải tu, hoặc không phải tu. Phải tu là Ý căn thiện. Không phải tu là Ý căn bất thiện và vô ký.

Như Ý căn; Lạc – Khổ – Hỷ – Xả căn cũng như vậy.

Ưu căn hoặc phải tu, hoặc không phải tu. Phải tu là Ưu căn thiện. Không phải tu là Ưu căn bất thiện.

Mười sáu thứ không ô uế, sáu cần phân biệt: Ý căn hoặc ô uế, hoặc không ô uế. Ô uế là chìm mất. Không ô uế là không chìm mất.

Như Ý căn; Lạc – Khổ – Hỷ – Ưu- Xả căn cũng như vậy.

Hết thảy là quả và có quả.

Mười lăm thứ không thọ, bảy cần phân biệt: Nhãn căn hoặc thọ, hoặc không thọ. Thọ là như tự tánh thọ nhận. Không thọ là không phải tự tánh thọ nhận.

Như nhãn căn; nhĩ – tỷ – thiệt – thân – nam – nữ căn cũng như vậy.

Bảy thứ là bốn đại tạo, mười lăm thứ không phải bốn đại tạo.

Hết thảy là có cái trên nó.

Mười thứ là hữu, ba thứ không phải hữu, chín cần phân biệt: Chín nếu là hữu lậu thì hữu, nếu là vô lậu thì không phải hữu.

Tám thứ là nhân không tương ưng, mười bốn thứ là nhân tương ưng.

Hoặc lĩnh vực thiện tiếp nhận không phải là căn, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực thiện tiếp nhận không phải là căn, là sắc ấm – tưởng ấm thiện. Căn không tiếp nhận hành ấm thiện và số diệt.

2. Căn tiếp nhận không phải lĩnh vực thiện, là tám căn và phần ít của sáu căn.

3. Lĩnh vực thiện tiếp nhận cũng là căn, là tám căn và phần ít của sáu căn.

4. Không phải lĩnh vực thiện tiếp nhận cũng không phải là căn, là sắc ấm – tưởng ấm bất thiện. Căn không tiếp nhận hành ấm bất thiện. Căn không tiếp nhận sắc ấm – tưởng ấm vô ký. Căn không tiếp nhận hành ấm vô ký và hư không – phi số diệt.

Hoặc lĩnh vực bất thiện tiếp nhận không phải là căn, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực bất thiện tiếp nhận không phải là căn, là sắc ấm-tưởng ấm bất thiện. Căn không tiếp nhận hành ấm bất thiện.

2. Căn tiếp nhận không phải lĩnh vực bất thiện, là mười sáu căn và phần ít của sáu căn.

3. Lĩnh vực bất thiện tiếp nhận cũng là căn, là phần ít của sáu căn.

4. Không phải lĩnh vực bất thiện tiếp nhận cũng không phải là căn, là sắc ấm-tưởng ấm thiện. Căn không tiếp nhận hành ấm thiện và số diệt. Căn không tiếp nhận sắc ấm-tưởng ấm vô ký. Căn không tiếp nhận hành ấm vô ký và hư không-phi số diệt.

Hoặc lĩnh vực vô ký tiếp nhận không phải là căn, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận không phải là căn, là căn không tiếp nhận sắc ấm-tưởng ấm vô ký. Căn không tiếp nhận hành ấm vô ký và hư không-phi số diệt.

2. Căn tiếp nhận không phải lĩnh vực vô ký, là chín căn và phần ít của năm căn.

3. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận cũng là căn, là tám căn và phần ít của năm căn.

4. Không phải lĩnh vực vô ký tiếp nhận cũng không phải là căn, là sắc ấm-tưởng ấm thiện. Căn không tiếp nhận hành ấm thiện cùng số diệt và sắc ấm-tưởng ấm bất thiện. Căn không tiếp nhận hành ấm bất thiện.

Không tiếp nhận lĩnh vực lậu.

Hoặc lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận không phải là căn, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận không phải căn, là căn không tiếp nhận sắc ấm-tưởng ấm hữu lậu. Căn không tiếp nhận hành ấm hữu lậu.

2. Căn tiếp nhận không phải lĩnh vực hữu lậu, là ba căn và phần ít của chín căn.

3. Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận cũng là căn, là mười căn và phần ít của chín căn.

4. Không phải lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận cũng không phải căn, là sắc ấm-tưởng ấm vô lậu. Căn không tiếp nhận hành ấm vô lậu và vô vi.

Hoặc lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải là căn, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải căn, là sắc ấm-tưởng ấm vô lậu. Căn không tiếp nhận hành ấm vô lậu và vô vi.

2. Căn tiếp nhận không phải lĩnh vực vô lậu, là mười căn và phần ít của chín căn.

3. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng là căn, là ba căn và phần ít của chín căn.

4. Không phải lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng không phải căn, là căn không tiếp nhận sắc ấm-tưởng ấm hữu lậu. Căn không tiếp nhận hành ấm hữu lậu.

Hết thảy hoặc quá khứ-vị lai hay hiện tại là tám thiện, tám vô ký, sáu cần phân biệt: Ý căn hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là ý thiện tư duy tương ưng với Ý căn. Bất thiện là ý bất thiện tư duy tương ưng với Ý căn. Vô ký là ý vô ký tư duy tương ưng với Ý căn.

Như Ý căn; Lạc – Khổ – Hỷ – Xả căn cũng như vậy.

Ưu căn hoặc thiện, hoặc bất thiện. Thiện là ý thiện tư duy tương ưng với Ưu căn. Bất thiện là ý bất thiện tư duy tương ưng với Ưu căn.

Bốn thứ thuộc cõi Dục, ba thứ không lệ thuộc, mười lăm cần phân biệt: Nhãn căn hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Dục là nhãn căn thuộc cõi Dục, do bốn đại tạo nên. Thuộc cõi Sắc là nhãn căn thuộc cõi Sắc, do bốn đại tạo nên.

Như nhãn căn; nhĩ- tỷ- thiệt- thân căn cũng như vậy.

Mạng căn hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc. Thuộc cõi Dục là mạng căn thuộc cõi Dục. Thuộc cõi Sắc là mạng căn thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Vô sắc là mạng căn thuộc cõi Vô sắc.

Ý căn hoặc thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không lệ thuộc. Thuộc cõi Dục là ý thuộc cõi Dục, tư duy tương ưng với Ý căn. Thuộc cõi Sắc là ý thuộc cõi Sắc, tư duy tương ưng với Ý căn. Thuộc cõi Vô sắc là ý thuộc cõi Vô sắc, tư duy tương ưng với Ý căn. Không lệ thuộc là ý vô lậu tư duy tương ưng với Ý căn.

Như Ý căn; Xả – Tín – Tinh tiến – Niệm – Định – Tuệ căn cũng như vậy.

Lạc căn hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc. Thuộc cõi Dục là ý thuộc cõi Dục, tư duy tương ưng với Lạc căn. Thuộc cõi Sắc là ý thuộc cõi Sắc, tư duy tương ưng với Lạc căn. Không lệ thuộc là ý vô lậu, tư duy tương ưng với Lạc căn.

Như Lạc căn, Hỷ căn cũng như vậy.

Hai thứ là học, một thứ là vô học, mười thứ là phi học phi vô học, chín cần phân biệt: Ý căn hoặc học, hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học. Học là ý học tư duy tương ưng với Ý căn. Vô học là ý vô học tư duy tương ưng với Ý căn. Phi học phi vô học là ý hữu lậu tư duy tương ưng với Ý căn.

Như Ý căn; Lạc – Khổ – Xả – Tín – Tinh tiến – Niệm – Định – Tuệ cũng như vậy.

Chín thứ tu đoạn, ba thứ không đoạn, mười cần phân biệt: Ý căn hoặc kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là đoạn trừ ra vô gián như người tùy tín hành, tùy pháp hành, đã nói rộng trong phẩm Phân biệt các nhập. Tu đoạn là như trước đã nói rộng. Không đoạn là Ý căn vô lậu.

Như Ý căn, Xả căn cũng vậy.

Lạc căn hoặc kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là đoạn trừ ra không gián đoạn, như người tùy tín hành, tùy pháp hành. Đoạn những gì? Là kiến đạo đoạn trừ ra hai mươi tám sử tương ưng với Lạc căn. Tu đoạn là như Lạc căn học thấy dấu đạo tu đoạn. Đoạn những gì? Là tu đạo đoạn trừ ra năm sử tương ưng với Lạc căn và Lạc căn hữu lậu không ô uế. Không đoạn là Lạc căn vô lậu, (hai mươi tám là ba thiền – bốn đế là hai mươi tám. Năm là ba thiền tư duy ba Dục giới, tư duy tham và vô minh là hai).

Hỷ căn hoặc kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là gì? Là người tín hành, tùy pháp hành đoạn trừ ra không gián đoạn. Đoạn những gì? Là kiến đạo đoạn trừ ra năm mươi hai sử tương ưng với Hỷ căn. Tu đoạn là gì? Là như Hỷ căn học thấy dấu đạo tu đoạn. Đoạn những gì? Là tu đạo đoạn trừ ra sáu sử tương ưng với Hỷ căn và Hỷ căn hữu lậu không ô uế. Không đoạn là Hỷ căn vô lậu.

(Năm mươi hai là hai thiền, bốn đế hai mươi tám cõi Dục có bốn đế, thân kiến có một, biên kiến có một, tà kiến có bốn, giới đạo có hai, kiến đạo (trộm) có bốn tham có bốn mạn có bốn vô minh có bốn; sáu là hai thiền tư duy ba cõi Dục, tư duy tham – mạn – vô minh là ba).

Ưu căn hoặc kiến đoạn, hoặc tu đoạn. Kiến đoạn là Ưu căn đoạn trừ ra không gián đoạn của người tùy tín hành, tùy pháp hành. Đoạn những gì? Là kiến đạo đoạn trừ ra mười sáu sử tương ưng với Ưu căn. Tu đoạn là Ưu căn học thấy dấu đạo tu đoạn. Đoạn những gì? Là tu đạo đoạn trừ ra hai sử tương ưng với Ưu căn và Ưu căn không ô uế.

(mười sáu là bốn đế cõi Dục, tà kiến có bốn, nghi có bốn, sân nhuế có bốn, vô minh có bốn; hai là tư duy cõi Dục có sân nhuế và vô minh)

Tín – Tinh tiến – Niệm – Định – Tuệ nếu là hữu lậu là tu đoạn, nếu là vô lậu thì không đoạn.

Tám thứ không phải tâm – không phải tâm pháp – không phải tâm tương ưng. Mười thứ là tâm pháp, tâm tương ưng. Một tức là tâm. Ba cần phân biệt: Vị tri đương tri căn – dĩ tri căn – vô tri căn tiếp nhận chín căn – tám căn – tâm pháp và tâm tương ưng, một căn tức là tâm.

Tám thứ không phải tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ. Một thứ tương ưng với thọ nhưng không phải tùy chuyển. Năm thứ là tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ. Năm thứ là tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ. Ba cần phân biệt: Vị tri đương tri căn – dĩ tri căn – vô tri căn tiếp nhận ba căn.

Tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ. Một thứ tương ưng với thọ mà không phải tâm tùy chuyển. Năm thứ là tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ.

Tám thứ không phải tâm tùy chuyển mà không tương ưng với tưởng – hành. Một thứ là tưởng – hành tương ưng nhưng không phải tâm tùy chuyển. Mười thứ là tâm tùy chuyển và tưởng-hành tương ưng, trừ ra tự tánh của nó. Ba cần phân biệt: Vị tri đương tri căn – dĩ tri căn – vô tri căn tiếp nhận chín căn – tám căn.

Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với tưởng-hành, trừ ra tự tánh của nó. Một căn tưởng – hành tương ưng nhưng không phải tâm tùy chuyển.

Hai thứ có giác có quán, tám thứ không giác không quán, mười hai cần phân biệt: Ý căn hoặc có giác có quán, hoặc không giác có quán, hoặc không giác không quán. Có giác có quán là ý có giác có quán tư duy tương ưng với Ý căn. Không giác có quán là ý không giác có quán tư duy tương ưng với Ý căn. Không giác không quán là ý không giác không quán tư duy tương ưng với Ý căn.

Như Ý căn; Xả – Tín – Tinh tiến – Niệm – Định – Tuệ căn, vị tri đương tri căn – dĩ tri căn-vô tri căn cũng như vậy.

Lạc căn hoặc có giác có quán, hoặc không giác không quán. Có giác có quán là ý có giác có quán tư duy tương ưng với Lạc căn. Không giác không quán là ý không giác không quán tư duy tương ưng với Lạc căn.

Như Lạc căn, Hỷ căn cũng vậy.

Một thứ là kiến cũng là kiến xứ, chín thứ là kiến xứ mà không phải kiến, mười hai cần phân biệt: Ý căn nếu là hữu lậu thì kiến xứ chứ không phải kiến. Nếu là vô lậu thì không phải kiến cũng không phải kiến xứ.

Như Ý căn; Lạc – Hỷ – Xả – Tín – Tinh tiến – Niệm – Định cũng vậy.

Tuệ căn hoặc là kiến mà không phải kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải kiến xứ, là tận trí – vô sinh trí không tiếp nhận tuệ căn vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không tiếp nhận tuệ căn hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không tiếp nhận tuệ căn vô lậu.

Vị tri đương tri căn – dĩ tri căn biết tiếp nhận kiến không phải kiến xứ, còn lại là không phải kiến cũng không phải kiến xứ. Vô tri căn tiếp nhận tận trí – vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ căn vô lậu, là kiến không phải kiến xứ, còn lại là không phải kiến cũng không phải kiến xứ.

Mười sáu thứ không phải nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân của nó. Sáu cần phân biệt: Ý căn, Lạc căn, Hỷ căn, Xả căn, nói rộng như ở Thọ niệm xứ.

Khổ căn, nếu ô uế thì nó là nhân của thân kiến, thân kiến không phải là nhân của nó. Nếu không ô uế thì nó không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân của nó.

Ưu căn, hoặc là nhân của thân kiến mà thân kiến không phải là nhân của nó, có ba trường hợp:

1. Nhân của thân kiến mà thân kiến không phải là nhân của nó, là trừ ra sử kiến khổ đoạn tương ưng với Ưu căn quá khứ – hiện tại. Trừ ra kiến tập đoạn sử bao trùm hết thảy tương ưng với Ưu căn quá khứ -hiện tại, còn lại là ưu căn ô uế.

2. Nhân của thân kiến, thân kiến cũng là nhân của nó, là những điều đã trừ ra và nói ở trên.

3. Không phải là nhân của thân kiến mà thân kiến cũng không phải là nhân của nó, là Ưu căn không ô uế.

Chín thứ không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo. Một thứ là nghiệp báo chứ không phải báo. Mười hai cần phân biệt: Nhãn căn hoặc là nghiệp báo chứ không phải nghiệp, hoặc không phải nghiệp mà cũng không phải nghiệp báo. Nghiệp báo không phải nghiệp, là báo sinh của nhãn căn. Ngoài ra là không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo.

Như nhãn căn; nhĩ – tỷ – thiệt – thân – nam – nữ – ý – lạc – hỷ – xả – khổ căn cũng vậy.

Tám thứ không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển.

Mười bốn thứ là nghiệp tùy chuyển nhưng không phải nghiệp.

Bảy thứ là sắc tạo sắc mà sắc không thể thấy. Mười lăm thứ không phải sắc tạo sắc mà sắc không thể thấy.

Bảy thứ là sắc tạo sắc, cũng là sắc có đối. Mười lăm thứ không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải sắc có đối.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu. Khó hiểu vì rất sâu xa.

Tám thứ là thiện cũng là nhân thiện, mười bốn cần phân biệt: Nhãn căn, hoặc là nhân thiện nhưng không phải thiện, hoặc không phải là nhân thiện mà cũng không phải thiện. Nhân thiện nhưng không phải thiện, là báo sinh thiện nơi nhãn căn. Còn lại là không phải nhân thiện cũng không phải thiện.

Như nhãn căn; nhĩ – tỷ – thiệt – thân – nam – nữ – mạng căn cũng như vậy.

Ý căn, hoặc là nhân thiện nhưng không phải thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân thiện nhưng không phải thiện, là báo sinh thiện nơi Ý căn.

2. Thiện cũng là nhân thiện, là ý căn thiện.

3. Không phải thiện cũng không phải nhân thiện, là trừ ra báo sinh thiện nơi ý căn, và ý căn thiện, còn lại là ý căn bất thiện và vô ký. (coi lại)

Như Ý căn; Lạc – Hỷ – Xả căn cũng như vậy.

Khổ căn, hoặc là thiện cũng là nhân thiện, hoặc không phải thiện cũng không phải nhân thiện. Thiện cũng là nhân của thiện, là khổ căn thiện. Không phải thiện cũng không phải nhân thiện, là khổ căn bất thiện và vô ký.

Ưu căn, hoặc là thiện cũng là nhân thiện, hoặc không phải thiện cũng không phải nhân của thiện. Thiện cũng là nhân thiện, là ưu căn thiện. Không phải thiện cũng không phải nhân thiện, là ưu căn bất thiện.

Tám thứ không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện, mười bốn cần phân biệt: Nhãn căn hoặc là nhân bất thiện mà không phải bất thiện; hoặc không phải là nhân bất thiện mà cũng không phải bất thiện. Nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, là báo sinh bất thiện nơi nhãn căn. Còn lại là không phải nhân bất thiện mà cũng không phải bất thiện.

Như nhãn căn; nhĩ – tỷ – thiệt – thân – nam – nữ – mạng căn cũng vậy.

Ý căn, hoặc là nhân bất thiện nhưng không bất thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, là báo sinh bất thiện nơi ý căn và thân kiến – biên kiến tương ưng với Ý căn cõi Dục.

2. Bất thiện cũng là nhân bất thiện, là Ý căn bất thiện.

3. Không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện, là trừ ra báo sinh bất thiện nơi Ý căn. Trừ ra thân kiến – biên kiến cõi Dục tương ưng với ý căn, và trừ ra ý căn bất thiện. Còn lại là vô ký và Ý căn thiện.

Lạc căn, hoặc là bất thiện chứ không phải nhân của bất thiện, hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải nhân của bất thiện. Bất thiện chứ không phải nhân của bất thiện, là Lạc căn bất thiện. Không phải bất thiện mà cũng không phải nhân của bất thiện, là lạc căn thiện và vô ký.

Khổ căn, hoặc là nhân bất thiện mà không phải bất thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân bất thiện mà không phải bất thiện, là báo sinh bất thiện nơi khổ căn.

2. Bất thiện cũng là nhân của bất thiện, là khổ căn bất thiện.

3. Không phải bất thiện mà cũng không phải nhân của bất thiện, là trừ ra báo sinh bất thiện nơi khổ căn, và khổ căn bất thiện, còn lại là vô ký và khổ căn thiện.

Hỷ căn, hoặc là nhân bất thiện chứ không phải bất thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân bất thiện chứ không phải bất thiện, là thân kiến – biên kiến cõi Dục, nó tương ưng với Hỷ căn.

2. Bất thiện cũng là nhân của bất thiện, là Hỷ căn bất thiện.

3. Không phải bất thiện cũng không phải nhân của bất thiện, là trừ ra thân kiến – biên kiến cõi Dục, nó tương ưng với hỷ căn, và trừ ra Hỷ căn bất thiện, còn lại là Hỷ căn thiện và vô ký.

Như Hỷ căn, Xả căn cũng như vậy.

Ưu căn, hoặc là bất thiện mà cũng là nhân bất thiện, hoặc không phải bất thiện mà cũng không phải là nhân bất thiện. Bất thiện cũng là nhân bất thiện, là ưu căn bất thiện. Không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện, là ưu căn thiện.

Tám thứ không phải vô ký cũng không phải nhân của vô ký. Tám thứ vô ký cũng là nhân của vô ký. Sáu cần phân biệt: Ý căn hoặc là nhân vô ký nhưng không phải vô ký, có ba trường hợp:

1. Nhân vô ký không phải vô ký, là ý căn bất thiện.

2. Vô ký cũng là nhân vô ký, là ý căn vô ký.

3. Không phải vô ký cũng không phải là nhân vô ký, là ý căn thiện.

Như Ý căn; Lạc – Khổ – Hỷ – Xả căn cũng vậy.

Ưu căn, hoặc là nhân vô ký nhưng không phải vô ký, hoặc là không phải vô ký cũng không phải nhân vô ký. Nhân vô ký nhưng không phải vô ký, là ưu căn bất thiện. Không phải vô ký cũng không phải nhân vô ký, là Ưu căn thiện.

Hết thảy là nhân duyên duyên hợp và có nhân.

Tám thứ không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, mười bốn cần phân biệt: Ý căn hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, như đã nói rộng ở Thọ niệm xứ.

Như Ý căn, Xả căn cũng vậy.

Lạc căn, hoặc là thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ nhưng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là Lạc căn sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là Lạc căn quá khứ- hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra lạc căn sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, còn lại là Lạc căn vị lai.

Như Lạc căn; Khổ – Hỷ – Ưu – Tín – Tinh tiến – Niệm – Định – Tuệ, vị tri đương tri căn – dĩ tri căn- vô tri căn cũng vậy.

Tám thứ là duyên của duyên duyên hợp chứ không phải có duyên, mười bốn thứ duyên của duyên duyên hợp và có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp cũng có tăng thượng.

Mười thứ là tùy lưu chứ không phải lưu. Ba thứ không phải lưu cũng không phải tùy lưu. Chín cần phân biệt: Chín nếu là hữu lậu thì tùy lưu chứ không phải lưu. Nếu vô lậu thì không phải lưu mà cũng không phải tùy lưu.

Nhập là mười hai nhập:

Hỏi: Những gì là mười hai nhập?

Đáp: Như trước đã nói rộng.

Hỏi: Mười hai nhập này, có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Mười sắc, một không phải sắc, một cần phân biệt: Pháp nhập hoặc là sắc, hoặc là không phải sắc. Pháp nhập nơi nghiệp thân, miệng là sắc. Còn lại là không phải sắc.

Một có thể thấy, mười một không thể thấy.

Mười có đối, hai không có đối.

Mười hữu lậu, hai cần phân biệt: Ý nhập hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là ý hữu lậu tư duy tương ưng với ý nhập. Vô lậu là ý vô lậu tư duy tương ưng với ý nhập.

Pháp nhập hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là nghiệp thân, miệng hữu lậu, thọ ấm – tưởng ấm – hành ấm hữu lậu. Vô lậu là nghiệp thân, miệng vô lậu, thọ ấm – tưởng ấm – hành ấm vô lậu và vô vi.

Mười một thứ hữu vi, một cần phân biệt: Pháp nhập hoặc hữu vi, hoặc vô vi. Hữu vi là nghiệp thân, miệng nơi pháp nhập, là thọ ấm – tưởng ấm – hành ấm. Vô vi là hư không – số diệt và phi số diệt.

Tám thứ là vô báo, bốn cần phân biệt: Sắc nhập hoặc có báo, hoặc không có báo. Có báo là sắc nhập thiện và bất thiện. Không có báo là trừ ra sắc nhập thiện và bất thiện, còn lại là sắc nhập.

Như sắc nhập, thanh nhập cũng vậy.

Ý nhập hoặc có báo, hoặc không có báo. Có báo là ý nhập hữu lậu thiện và bất thiện. Không có báo là ý nhập vô lậu và vô ký.

Như ý nhập, pháp nhập cũng vậy.

Mười một thứ từ nhân duyên sinh thuộc cõi đời này, một cần phân biệt: Pháp nhập nếu là hữu vi thì đó là nhân duyên sinh thuộc cõi đời này, nếu là vô vi thì không phải nhân duyên sinh, không thuộc về cõi đời này.

Mười thứ là thuộc về sắc, một thứ là thuộc về danh, một cần phân biệt: Nghiệp thân, miệng trong pháp nhập là thuộc về sắc, còn lại là thuộc về danh.

Sáu thứ là thuộc về nội nhập, sáu thứ là thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết.

Mười thứ là đoạn tri biết và đoạn, hai cần phân biệt: Hai nếu hữu lậu thì đó là đoạn tri biết và đoạn, nếu vô lậu thì nó không phải đoạn tri biết và không đoạn.

Tám thứ không phải tu, bốn cần phân biệt: Sắc nhập hoặc phải tu, hoặc không phải tu. Phải tu là sắc nhập thiện. Không phải tu là sắc nhập vô ký và bất thiện.

Như sắc nhập; thanh nhập – ý nhập cũng vậy.

Pháp nhập như nói rộng ở phẩm Phân biệt các nhập.

Tám thứ là không ô uế, bốn cần phân biệt: Nói rộng như ở trên.

Mười một thứ là quả và có quả, một cần phân biệt: Trong pháp nhập hoặc là quả không có quả, có ba trường hợp:

  1. Quả không phải có quả, là số diệt.
  2. Quả cũng có quả, là pháp nhập hữu vi.
  3. Không phải quả cũng không phải có quả, là hư không-phi số diệt.

Ba thứ không thọ, chín cần phân biệt: Nhãn nhập hoặc là thọ, hoặc là không thọ. Thọ là tự tánh thọ nhận. Không thọ là không phải tự tánh thọ nhận.

Như nhãn nhập; nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, sắc nhập, vị nhập, hương nhập, xúc nhập cũng vậy.

Mười hai nhập hoặc do bốn đại tạo, hoặc không phải bốn đại tạo. Bốn đại tạo là chín nhập và phần ít của hai nhập. Không phải bốn đại tạo là một nhập và phần ít của hai nhập.

Mười một thứ là có cái trên nó, một cần phân biệt: Pháp nhập hoặc là hữu thượng, hoặc vô thượng. Có cái trên nó là nghiệp thân, miệng trong pháp nhập cùng thọ ấm – tưởng ấm – hành ấm, hư không – phi số diệt. Vô thượng là số diệt.

Mười thứ là hữu, hai cần phân biệt: Hai nếu là hữu lậu thì là hữu. Nếu là vô lậu thì không phải hữu.

Mười thứ là nhân không tương ưng, một thứ là nhân tương ưng, một cần phân biệt: Pháp nhập nếu là nhân của tâm pháp thì tương ưng, nếu không phải nhân của tâm pháp thì không tương ưng.

Lĩnh vực thiện tiếp nhận phần ít của bốn nhập. Phần ít của bốn nhập cũng tiếp nhận lĩnh vực thiện.

Lĩnh vực bất thiện tiếp nhận phần ít của bốn nhập. Phần ít của bốn nhập cũng tiếp nhận lĩnh vực bất thiện.

Lĩnh vực vô ký tiếp nhận tám nhập và phần ít của bốn nhập. Tám nhập và phần ít của bốn nhập cũng tiếp nhận lĩnh vực vô ký.

Lĩnh vực lậu tiếp nhận phần ít của một nhập. Phần ít của một nhập cũng tiếp nhận lĩnh vực lậu.

Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận mười nhập và phần ít của hai nhập. Mười nhập và phần ít của hai nhập cũng tiếp nhận lĩnh vực hữu lậu.

Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận phần ít của hai nhập. Phần ít của hai nhập cũng tiếp nhận lĩnh vực vô lậu.

Mười một thứ hoặc là quá khứ-vị lai hay hiện tại. Một cần phân biệt: Pháp nhập nếu là hữu vi thì có quá khứ-vị lai, hiện tại. Nếu là vô vi thì không có quá khứ-vị lai hay hiện tại.

Tám thứ là vô ký, bốn cần phân biệt: Như nói rộng ở phẩm Phân biệt các nhập.

Hai thứ thuộc cõi Dục, mười cần phân biệt: Như nói rộng ở phẩm Phân biệt các nhập

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Như nói rộng ở phẩm Phân biệt các nhập. Mười thứ là tu đoạn, hai cần phân biệt. Như nói rộng ở phẩm Phân biệt các nhập.

Mười thứ không phải tâm – không phải tâm pháp – không phải tâm tương ưng. Một thứ tức là tâm. Một cần phân biệt: Pháp nhập nếu là hữu duyên thì tương ưng với tâm và tâm pháp. Nếu không có duyên thì không tương ưng với tâm, không tương ưng với tâm pháp.

Mười thứ không phải tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ. Một thứ tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển. Một cần phân biệt: Pháp nhập hoặc là tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, có ba trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nghiệp thân, miệng, tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và thọ.

2. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tưởng ấm nó tương ưng với hành ấm.

3. Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân, miệng, còn lại là nghiệp thân, miệng. Trừ ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành và vô vi.

Như thọ; tưởng-hành cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Mười thứ không phải giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán. Hai cần phân biệt: Ý nhập hoặc là có giác có quán, hoặc không giác có quán, hoặc không giác không quán. Có giác có quán là ý có giác có quán tư duy tương ưng với ý nhập. Không giác có quán là ý không giác có quán tư duy tương ưng với ý nhập. Không giác không quán là ý không giác không quán tư duy tương ưng với ý nhập.

Pháp nhập hoặc có giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển nhưng không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thân, miệng, giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải giác tùy chuyển, là giác. Nếu giác không tương ưng với quán, thì tương ưng với tâm và tâm pháp.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác – quán tương ưng với tâm và tâm pháp.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không phải tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi nghiệp thân, miệng, còn lại là nghiệp thân, miệng. Trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành, và giác không tương ưng với quán, và không phải giác- quán tương ưng với tâm – tâm pháp – pháp nhập và vô vi.

Một thứ là kiến cũng là kiến xứ. Chín thứ là kiến xứ không phải là kiến. Hai cần phân biệt: Ý nhập nếu là hữu lậu thì là kiến xứ chứ không phải kiến. Nếu là vô lậu thì không phải kiến cũng không phải kiến xứ. Pháp nhập hoặc là kiến không phải kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải kiến xứ, là pháp nhập tiếp nhận tận trí-vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không tiếp nhận pháp nhập hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là năm kiến thuộc chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không tiếp nhận pháp nhập vô lậu.

Tám thứ không phải là nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải nhân của nó. Bốn cần phân biệt: Sắc nhập nếu ô uế thì là nhân của thân kiến, thân kiến không phải là nhân của nó. Nếu không ô uế thì không phải nhân của thân kiến, thân kiến cũng không phải là nhân của nó.

Như sắc nhập, thanh nhập cũng vậy.

Ý nhập như nói rộng ở phần Thọ niệm xứ. Pháp nhập như nói rộng ở phần Pháp niệm xứ.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp báo?

Đáp: Tất cả cần phân biệt.

Nhãn nhập, hoặc là nghiệp báo nhưng không phải nghiệp, hoặc không phải nghiệp báo cũng không phải nghiệp. Nghiệp báo nhưng không phải nghiệp, là báo sinh nơi nhãn nhập. Ngoài ra là không phải nghiệp báo cũng không phải nghiệp.

Như nhãn nhập; tỷ, nhĩ, hương, thiệt, vị, thân, xúc, ý nhập cũng như vậy.

Sắc nhập hoặc là nghiệp mà không phải nghiệp báo, có ba trường hợp:

1. Nghiệp không phải nghiệp báo là thân tác sắc.

2. Nghiệp báo không phải nghiệp, là báo sinh nơi sắc nhập.

3. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo, là trừ ra nghiệp sắc và nghiệp báo sinh nơi sắc nhập, còn lại là sắc nhập.

Thanh nhập, hoặc là nghiệp không phải nghiệp báo, hoặc là không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo. Nghiệp không phải nghiệp báo, là khẩu tác. Ngoài ra thì không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo.

Pháp nhập, hoặc là nghiệp không phải nghiệp báo, có bốn trường hợp:

1. Nghiệp không phải nghiệp báo, là nghiệp thân, miệng và báo không tiếp nhận nghiệp tư.

2. Nghiệp báo không phải nghiệp là tư không tiếp nhận sinh báo nơi pháp nhập.

3. Nghiệp cũng là nghiệp báo, là báo sinh nơi tư nghiệp.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp báo, là trừ ra nghiệp và nghiệp báo sinh nơi pháp nhập, là pháp nhập còn lại.

Tám thứ không phải nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển. Một thứ là nghiệp tùy chuyển không phải nghiệp. Ba cần phân biệt: Sắc nhập hoặc là nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển, hoặc là không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển. Nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển, là thân tác sắc, còn lại là không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển.

Thanh nhập cũng vậy.

Pháp nhập, hoặc là nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển. Có bốn trường hợp:

1. Nghiệp không phải nghiệp tùy chuyển là trừ ra nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân, miệng, còn lại là nghiệp thân, miệng và nghiệp tư.

2. Nghiệp tùy chuyển không phải nghiệp, là thọ ấm – tưởng ấm. Tư không tiếp nhận nghiệp tùy chuyển nơi hành ấm.

3. Nghiệp cũng là nghiệp tùy chuyển, là nghiệp tùy chuyển nơi nghiệp thân, miệng.

4. Không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển, là trừ ra nghiệp và nghiệp tùy chuyển nơi pháp nhập, là pháp nhập còn lại.

Mười hai nhập hoặc là sắc tạo sắc mà sắc không thể trông thấy, có ba trường hợp:

1. Sắc tạo sắc mà sắc không trông thấy, là tám nhập và phần ít của hai nhập.

2. Sắc tạo sắc mà sắc cũng có thể thấy, là một nhập.

3. Không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải sắc có thể thấy, là một nhập và phần ít của hai nhập.

Mười hai nhập, hoặc là sắc tạo sắc mà sắc không có đối, có bốn trường hợp:

1. Sắc tạo sắc mà sắc không có đối là phần ít của một nhập.

2. Sắc có đối mà không phải sắc tạo sắc, là phần ít của một nhập.

3. Sắc tạo sắc cũng là sắc có đối, là chín nhập và phần ít của một nhập.

4. Không phải sắc tạo sắc cũng không phải sắc có đối, là một nhập và phần ít của một nhập.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu. Khó hiểu vì rất sâu xa Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu thiện cũng là nhân thiện?

Đáp: Tất cả cần phân biệt.

Nhãn nhập, hoặc là nhân thiện mà không phải thiện, hoặc không phải thiện cũng không phải nhân thiện. Nhân thiện mà không phải thiện, là báo sinh thiện nơi nhãn nhập. Còn lại là không phải nhân thiện cũng không phải là thiện.

Như nhãn nhập; nhĩ, tỷ, hương, thiệt, vị, thân, xúc nhập cũng vậy.

Sắc nhập, hoặc là nhân thiện mà không phải thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân thiện mà không phải thiện, là báo sinh thiện nơi sắc nhập.

2. Thiện cũng là nhân thiện, là sắc nhập thiện.

3. Không phải thiện cũng không phải nhân thiện, là vô ký và sắc nhập bất thiện.

Như sắc nhập, ý nhập cũng vậy.

Thanh nhập, hoặc là thiện cũng là nhân thiện, hoặc không phải thiện cũng không phải nhân thiện. Thiện cũng là nhân thiện, là thanh nhập thiện. Còn lại không phải thiện cũng không phải nhân thiện.

Pháp nhập, hoặc là thiện mà không phải nhân thiện, đã nói rộng như Pháp niệm xứ.

Hỏi: Mười hai nhập có bao nhiêu bất thiện cũng là nhân bất thiện?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Nhãn nhập, hoặc là nhân bất thiện nhưng không phải bất thiện, hoặc là không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện. Nhân bất thiện không phải bất thiện, là báo sinh bất thiện nơi nhãn nhập. Ngoài ra thì không phải nhân bất thiện cũng không phải bất thiện.

Như nhãn nhập; nhĩ, tỷ, hương, thiệt, vị, thân, xúc nhập cũng vậy.

Sắc nhập, hoặc là nhân bất thiện mà không phải bất thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân bất thiện mà không phải bất thiện, là báo sinh bất thiện nơi sắc nhập.

2. Bất thiện cũng là nhân bất thiện, là sắc nhập bất thiện.

3. Không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện, là vô ký và sắc nhập thiện.

Thanh nhập, hoặc là bất thiện cũng là nhân bất thiện, hoặc là không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện. Bất thiện cũng là nhân bất thiện, là thanh nhập bất thiện. Còn lại là không phải bất thiện cũng không phải nhân bất thiện.

Ý nhập như Ý căn. Pháp nhập như pháp niệm xứ.

Tám thứ là vô ký cũng là nhân vô ký. Bốn cần phân biệt: Sắc nhập hoặc là nhân vô ký không phải vô ký, có ba trường hợp:

1. Nhân vô ký mà không phải vô ký là sắc nhập bất thiện.

2. Nhân vô ký cũng là vô ký, là sắc nhập vô ký.

3. Không phải vô ký cũng không phải nhân vô ký, là sắc nhập thiện.

Như sắc nhập; thanh nhập, ý nhập cũng vậy.

Pháp nhập, hoặc là vô ký mà không phải nhân vô ký, có bốn trường hợp:

1. Vô ký không phải nhân vô ký, là hư không-phi số diệt.

2. Nhân vô ký không phải là vô ký, là pháp nhập bất thiện.

3. Vô ký cũng là nhân vô ký, là pháp nhập vô ký – hữu vi.

4. Không phải vô ký cũng không phải nhân vô ký, là pháp nhập thiện.

Mười một thứ là nhân duyên duyên hợp và có nhân. Một cần phân biệt: Pháp nhập nếu là hữu vi thì nhân duyên duyên hợp và có nhân. Nếu là vô vi thì không phải nhân duyên duyên hợp – không phải có nhân.

Mười thứ không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp. Hai cần phân biệt: Ý nhập hoặc là thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là ý nhập sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, là ý nhập nơi thọ mạng tối hậu của bậc Ala-hán ở quá khứ- hiện tại.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra ý nhập nơi thọ mạng tối hậu của bậc A-la-hán ở quá khứ – hiện tại, còn lại là ý nhập quá khứ – hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra ý nhập sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, còn lại là ý nhập vị lai.

Pháp nhập, hoặc là thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm pháp nhập sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, là tâm pháp của pháp nhập nơi thọ mạng tối hậu của A-la-hán ở quá khứ và hiện tại, và chánh thọ vô tưởng- chánh thọ diệt tận nơi pháp nhập đã khởi, sẽ khởi.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm pháp của pháp nhập nơi thọ mạng tối hậu của A-la-hán ở quá khứ – hiện tại. Còn lại là tâm pháp của pháp nhập ở quá khứ -hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm pháp của pháp nhập sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai. Trừ ra thứ lớp nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là tâm bất tương ưng hành nơi nghiệp thân, miệng, và vô vi.

Mười thứ là duyên của duyên duyên hợp cũng không phải có duyên. Một thứ là duyên của duyên duyên hợp cũng có duyên. Một cần phân biệt: Duyên nơi pháp nhập, nếu là tâm pháp thì là duyên của duyên duyên hợp cũng có duyên. Còn lại là không phải duyên của duyên duyên hợp cũng không phải có duyên.

Mười một thứ là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng. Một cần phân biệt: Pháp nhập, nếu là hữu vi thì đó là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng. Nếu là vô vi thì tăng thượng duyên duyên hợp mà không có tăng thượng.

Mười thứ là tùy lưu, chứ không phải lưu. Hai cần phân biệt: Ý nhập, nếu là hữu lậu thì đó là tùy lưu chứ không phải lưu. Nếu là vô lậu thì không phải lưu cũng không phải tùy lưu.

Pháp nhập, hoặc là tùy lưu chứ không phải lưu, có ba trường hợp:

1. Tùy lưu chứ không phải lưu, là lưu không tiếp nhận pháp nhập hữu lậu.

2. Lưu cũng tùy lưu, là bốn lưu.

3. Không phải lưu cũng không phải tùy lưu, là lưu không tiếp nhận pháp nhập vô lậu.

******

Ấm là năm ấm: Như đã nói rộng ở trên.

Hỏi: Năm ấm có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Một thứ là sắc, bốn thứ không phải sắc.

Bốn thứ là không trông thấy. Một cần phân biệt: Sắc ấm hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy. Có thể thấy là một nhập. Không thể thấy là chín nhập và phần ít của một nhập.

Bốn thứ là không đối. Một cần phân biệt: Sắc ấm hoặc có đối, hoặc không có đối. Có đối là mười nhập. Không có đối là phần ít của một nhập.

Sắc ấm hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là mười nhập và phần ít của một nhập. Vô lậu là phần ít của một nhập.

Thọ ấm hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là ý hữu lậu tư duy tương ưng với thọ ấm. Vô lậu là ý vô lậu tư duy tương ưng với thọ ấm.

Như thọ ấm; tưởng ấm-thức ấm cũng vậy.

Hành ấm hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu. Hữu lậu là tâm hữu lậu tương ưng và tâm hữu lậu không tương ưng với hành ấm. Vô lậu là tâm vô lậu tương ưng và tâm vô lậu không tương ưng với hành ấm.

Hết thảy là hữu vi.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu hữu báo, bao nhiêu vô báo?

Đáp: Tất cả cần phân biệt:

Sắc ấm hoặc hữu báo, hoặc vô báo. Hữu báo là sắc ấm bất thiện, và sắc ấm thiện hữu lậu. Vô báo là sắc ấm vô lậu và vô ký.

Như sắc ấm; thọ ấm – tưởng ấm, hành ấm, thức ấm cũng vậy.

Hết thảy là từ nhân duyên sinh thuộc cõi đời này.

Một thứ thuộc về sắc, bốn thứ thuộc về danh.

Một thứ thuộc về nội nhập. Ba thứ thuộc về ngoại nhập. Một cần phân biệt: Sắc ấm hoặc thuộc nội nhập, hoặc thuộc ngoại nhập. Thuộc nội nhập là năm nội nhập. Thuộc ngoại nhập là năm ngoại nhập và phần ít của một ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết.

Ấm nếu hữu lậu thì đó là đoạn tri biết và đoạn. Nếu vô lậu thì không phải đoạn tri biết và không đoạn.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu phải tu, bao nhiêu không phải tu?

Đáp: Tất cả cần phân biệt.

Sắc ấm hoặc phải tu, hoặc không phải tu. Phải tu là sắc ấm thiện.

Không phải tu là sắc ấm bất thiện và vô ký.

Như sắc ấm; thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm, hành ấm cũng vậy.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu ô uế, bao nhiêu không ô uế?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Sắc ấm hoặc ô uế, hoặc không ô uế. Ô uế là sắc ấm bất thiện và sắc ấm chìm mất – vô ký. Không ô uế là sắc ấm thiện và sắc ấm không chìm mất- vô ký.

Như sắc ấm; thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm, hành ấm cũng vậy.

Hết thảy là quả và có quả.

Bốn thứ không thọ. Một cần phân biệt: Sắc ấm hoặc thọ, hoặc không thọ. Thọ là như tự tánh thọ nhận. Không thọ là như tự tánh không thọ nhận.

Bốn thứ không phải bốn đại tạo. Một cần phân biệt: Sắc ấm hoặc do bốn đại tạo, hoặc không phải bốn đại tạo. Bốn đại tạo là chín nhập và phần ít của hai nhập. Không phải bốn đại tạo là phần ít của một nhập.

Hết thảy là có cái trên nó.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu hữu, bao nhiêu không phải hữu?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Ấm nếu là hữu lậu thì đó là hữu. Nếu vô lậu thì đó là không phải hữu.

Một thứ là nhân không tương ưng. Hai thứ là nhân tương ưng. Một cần phân biệt: Hành ấm, nếu là tâm pháp thì nhân tương ưng. Nếu không phải tâm pháp thì nhân không tương ưng.

Hoặc lĩnh vực thiện tiếp nhận không phải ấm, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực thiện tiếp nhận không phải ấm, là số diệt.

2. Ấm tiếp nhận không phải lĩnh vực thiện, là năm ấm bất thiện và vô ký.

3. Lĩnh vực thiện tiếp nhận cũng là ấm, là năm ấm thiện.

4. Không phải lĩnh vực thiện tiếp nhận cũng không phải ấm, là hư không-phi số diệt.

Lĩnh vực bất thiện tiếp nhận phần ít của năm ấm. Phần ít của năm ấm cũng tiếp nhận lĩnh vực bất thiện.

Hoặc lĩnh vực vô ký tiếp nhận không phải ấm, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận không phải ấm, là hư không-phi số diệt.

2. Ấm tiếp nhận không phải lĩnh vực vô ký là năm ấm thiện và bất thiện.

3. Lĩnh vực vô ký tiếp nhận cũng là ấm là năm ấm vô ký.

4. Không phải lĩnh vực vô ký tiếp nhận cũng không phải ấm, là số diệt.

Lĩnh vực lậu tiếp nhận phần ít của một ấm. Phần ít của một ấm cũng tiếp nhận lĩnh vực lậu.

Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận phần ít của năm ấm. Phần ít của năm ấm cũng tiếp nhận lĩnh vực hữu lậu.

Hoặc lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải ấm, có bốn trường hợp:

1. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận không phải ấm, là hư không – số diệt và phi số diệt.

2. Ấm tiếp nhận không phải lĩnh vực vô lậu, là năm ấm hữu lậu.

3. Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng là ấm, là năm ấm vô lậu.

4. Không phải lĩnh vực vô lậu tiếp nhận cũng không phải ấm, thì việc này không thể có.

Hết thảy là quá khứ – vị lai hay hiện tại.

Ấm hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Thiện là năm ấm thiện. Bất thiện là năm ấm bất thiện. Vô ký là năm ấm vô ký.

Ấm hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không thuộc vào đâu. Thuộc cõi Dục là năm ấm thuộc cõi Dục. Thuộc cõi Sắc là năm ấm thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Vô sắc là bốn ấm thuộc cõi Vô sắc. Không thuộc vào đâu là năm ấm vô lậu.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu học, bao nhiêu vô học, bao nhiêu phi học phi vô học?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Ấm hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học. Học là năm ấm học. Vô học là năm ấm vô học. Phi học phi vô học là năm ấm hữu lậu.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tu đoạn, tu đoạn bao nhiêu không tu đoạn?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Sắc ấm nếu là hữu lậu thì tu đoạn, nếu là vô lậu thì không đoạn. Tu đoạn là mười nhập và phần ít của một nhập. Không đoạn là phần ít của một nhập.

Thọ ấm hoặc là kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là thọ ấm đoạn trừ ra không gián đoạn như nơi ngươi tùy tín hành, tùy pháp hành. Đoạn những gì? Là kiến đạo đoạn trừ ra tám mươi tám sử tương ưng với thọ ấm. Tu đoạn là nếu thọ ấm học thấy dấu đạo tu đoạn. Đoạn những gì? Là tu đạo đoạn trừ ra mười sử tương ưng với thọ ấm, và thọ ấm hữu lậu không ô uế. Không đoạn là thọ ấm vô lậu Như thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm cũng vậy.

Hành ấm hoặc là kiến đoạn, hoặc tu đoạn, hoặc không đoạn. Kiến đoạn là như hành ấm đoạn mãi không gián đoạn nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành. Đoạn những gì? Là kiến đạo đoạn trừ ra tám mươi tám sử tương ưng với hành ấm, khởi tâm bất tương ưng hành. Tu đoạn là như hành ấm học thấy dấu đạo tu đoạn. Đoạn những gì? Là tu đạo đoạn trừ ra mười sử tương ưng với hành ấm, khởi nghiệp thân-miệng, khởi tâm bất tương ưng hành và hành ấm hữu lậu không ô uế. Không đoạn là hành ấm vô lậu.

Một thứ không phải tâm-không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng. Hai thứ là tâm pháp cũng là tâm tương ưng. Một thứ là duy tâm. Một cần phân biệt: Hành ấm nếu không tương ưng với tâm thì không phải tâm-không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng, còn lại là tâm pháp cũng là tâm tương ưng.

Một thứ là tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ. Một thứ là tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ. Hai cần phân biệt: Sắc ấm hoặc là tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, hoặc không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ. Tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi nghiệp thân-miệng, còn lại là tâm không tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ.

Hành ấm hoặc là tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, có ba trường hợp:

1. Tâm tùy chuyển không tương ưng với thọ, là tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành ấm.

2. Tâm tùy chuyển cũng tương ưng với thọ, là tâm tương ưng hành ấm.

3. Không phải tâm tùy chuyển cũng không tương ưng với thọ, là trừ ra ra tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành ấm, còn lại là tâm bất tương ưng hành ấm.

Như thọ, tưởng cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu giác tùy chuyển không tương ưng với quán?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Sắc ấm hoặc là giác tùy chuyển không tương ưng với quán, hoặc không phải giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán. Giác tùy chuyển không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi nghiệp thânmiệng, còn lại là không phải giác tùy chuyển mà cũng không tương ưng với quán.

Thọ ấm hoặc có giác có quán, hoặc không giác có quán, hoặc không giác không quán. Có giác có quán là ý có giác có quán tư duy tương ưng với thọ ấm. Không giác có quán là ý không giác có quán tư duy tương ưng với thọ ấm. Không giác không quán là ý không giác không quán tư duy tương ưng với thọ ấm.

Như thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm cũng như vậy.

Hành ấm hoặc là giác tùy chuyển không tương ưng với quán, có bốn trường hợp:

1. Giác tùy chuyển không tương ưng với quán, là giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành ấm và giác tương ưng với quán.

2. Quán tương ưng nhưng không phải là giác tùy chuyển, là giác. Như giác không tương ưng với quán mà tương ưng với tâm pháp của hành ấm.

3. Giác tùy chuyển cũng tương ưng với quán, là giác-quán tương ưng với tâm pháp hành ấm.

4. Không phải giác tùy chuyển cũng không tương ưng với quán, là trừ ra giác tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành ấm. Còn lại là tâm bất tương ưng hành ấm cùng giác không tương ưng với quán, và không phải giác-quán tương ưng với tâm pháp của hành ấm.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu kiến không phải kiến xứ?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Sắc ấm hoặc là kiến xứ mà không phải kiến, có ba trường hợp:

1. Kiến xứ không phải kiến, là chín nhập và phần ít của một nhập.

2. Kiến cũng là kiến xứ, là một nhập.

3. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là phần ít của một nhập.

Thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm, nếu là hữu lậu thì là kiến xứ chứ không phải kiến, nếu là vô lậu thì không phải kiến cũng không phải kiến xứ.

Hành ấm hoặc là kiến mà không phải kiến xứ, có bốn trường hợp:

1. Kiến không phải kiến xứ, là hành ấm tiếp nhận tận trí, vô sinh trí, không tiếp nhận tuệ vô lậu.

2. Kiến xứ không phải kiến, là kiến không tiếp nhận hành ấm hữu lậu.

3. Kiến cũng là kiến xứ, là năm kiến và chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải kiến xứ, là kiến không tiếp nhận hành ấm vô lậu.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu thân kiến, không phải là nhân của nó và nó không phải là nhân của thân kiến?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Sắc ấm như sắc nhập. Thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm như Thọ niệm xứ. Hành ấm như Pháp niệm xứ.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp báo?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Sắc ấm như Thân niệm xứ. Thọ, tưởng, thức ấm như Thọ niệm xứ. Hành ấm như Pháp niệm xứ.

Ba thứ là nghiệp tùy chuyển không phải nghiệp. Hai cần phân biệt: Sắc ấm như Thân niệm xứ. Hành ấm như Pháp niệm xứ.

Bốn ấm không phải sắc tạo sắc mà sắc không thể trông thấy. Một cần phân biệt: Sắc ấm như Thân niệm xứ.

Bốn ấm không phải sắc tạo sắc mà sắc không có đối. Một cần phân biệt: Sắc ấm như Thân niệm xứ.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu rõ. Khó hiểu vì rất sâu xa vi diệu.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu nhân của thiện không phải thiện?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Ấm hoặc là nhân của thiện mà không phải thiện, có ba trường hợp:

1. Nhân của thiện mà không phải thiện, là báo sinh thiện nơi năm ấm.

2. Thiện cũng là nhân của thiện là năm ấm thiện.

3. Không phải thiện cũng không phải nhân của thiện, là năm ấm bất thiện và vô ký.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu bất thiện không phải là nhân của bất thiện?

Đáp: Hết thảy phải phân biệt.

Sắc ấm như Thân niệm xứ. Thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm như Thọ niệm xứ. Hành ấm như Pháp niệm xứ.

Hỏi: Ấm nhân của vô ký không phải là vô ký có bao nhiêu thứ?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Ấm hoặc là nhân của vô ký mà không phải vô ký, có ba trường hợp:

1. Nhân của vô ký mà không phải vô ký, là năm ấm bất thiện.

2. Vô ký cũng là nhân của vô ký, là năm ấm vô ký.

3. Không phải vô ký cũng không phải nhân của vô ký, là năm ấm thiện.

Hết thảy là nhân duyên duyên hợp và có nhân.

Một thứ không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp. Bốn cần phân biệt: Thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm như Thọ niệm xứ. Hành ấm hoặc là thứ đệ mà không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ mà không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là tâm pháp của hành ấm sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, là tâm pháp của hành ấm nơi thọ mạng tối hậu của A-la-hán quá khứ-hiện, tại và chánh thọ vô tưởng, tâm pháp của hành ấm đã khởi, sẽ khởi.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp là trừ ra tâm pháp của hành ấm nơi thọ mạng tối hậu của A-la-hán quá khứ -hiện tại, còn lại tâm pháp của hành ấm quá khứ -hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra tâm pháp của hành ấm sẽ dấy khởi ở hiện tiền – vị lai, còn lại là tâm pháp của hành ấm vị lai, trừ ra thứ đệ nơi tâm bất tương ưng hành ấm, còn lại là tâm bất tương ưng hành ấm.

Một thứ là duyên của duyên duyên hợp mà không phải có duyên. Ba thứ là duyên của duyên duyên hợp và có duyên. Một cần phân biệt: Hành ấm nếu là tâm pháp thì nó là duyên của duyên duyên hợp và có duyên. Nếu không phải là tâm pháp thì duyên của duyên duyên hợp mà không phải có duyên.

Hết thảy là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng.

Hỏi: Ấm có bao nhiêu lưu cũng là tùy lưu?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt:

Sắc ấm – thọ ấm-tưởng ấm-thức ấm nếu là hữu lậu thì đó là tùy lưu chứ không phải là lưu. Nếu là vô lậu thì không phải lưu cũng không phải tùy lưu.

Hành ấm hoặc là tùy lưu chứ không phải lưu, có ba trường hợp:

1. Tùy lưu chứ không phải lưu, là lưu không tiếp nhận hành ấm hữu lậu.

2. Lưu cũng là tùy lưu, là bốn lưu.

3. Không phải lưu cũng không phải tùy lưu, là lưu không tiếp nhận hành ấm vô lậu.

Giới là mười tám giới: Gồm những gì? Như trước đã nói.

Hỏi: Mười tám giới này có bao nhiêu sắc, bao nhiêu không phải sắc?

Đáp: Mười thứ là sắc. Bảy thứ không phải sắc. Một cần phân biệt:

Nghiệp thân-miệng trong pháp giới là sắc, còn lại là không phải sắc.

Một giới có thể thấy. Mười bảy giới không thể thấy.

Mười giới có đối. Tám giới không có đối.

Mười lăm giới hữu lậu. Ba cần phân biệt: Ý giới hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Hữu lậu là ý hữu lậu tư duy tương ưng với ý giới. Vô lậu là ý vô lậu tư duy tương ưng với ý giới.

Như ý giới, thức giới cũng vậy.

Pháp giới như pháp nhập.

Mười bảy thứ là hữu vi. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Tám thứ là vô báo. Mười cần phân biệt: Sắc giới hoặc hữu báo, hoặc vô báo. Hữu báo là sắc giới thiện hay bất thiện. Vô báo là sắc giới vô ký.

Như sắc giới; thanh giới, nhĩ thức giới, nhãn thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới cũng vậy.

Ý giới hoặc hữu báo, hoặc vô báo. Hữu báo là ý giới hữu lậu thiện và bất thiện. Vô báo là ý giới vô lậu và vô ký.

Như ý giới; thức giới – pháp giới cũng vậy.

Mười bảy thứ từ nhân duyên sinh thuộc cõi đời này. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười thứ là thuộc về sắc. Bảy thứ là thuộc về danh. Một cần phân biệt: Nghiệp thân-miệng trong pháp giới là thuộc về sắc, còn lại là thuộc về danh.

Mười hai thứ thuộc về nội nhập. Sáu thứ thuộc về ngoại nhập.

Hết thảy là trí biết.

Mười lăm thứ là đoạn tri biết và đoạn. Ba cần phân biệt: Ba nếu là hữu lậu thì đoạn tri biết và đoạn. Nếu là vô lậu thì không đoạn tri biết và không đoạn.

Tám thứ không phải tu. Mười cần phân biệt: Sắc giới hoặc phải tu, hoặc không phải tu. Phải tu là sắc giới thiện. Không phải tu là sắc giới vô ký và bất thiện.

Như sắc giới, thanh giới, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức giới, ý giới, ý thức giới cũng vậy.

Pháp giới hoặc phải tu, hoặc không phải tu. Phải tu là pháp giới hữu vi thiện. Không phải tu là pháp giới bất thiện, vô ký và số diệt.

Tám thứ không ô uế. Mười cần phân biệt: Sắc giới hoặc ô uế, hoặc không ô uế. Ô uế là sắc giới bất thiện và sắc giới vô ký – chìm mất. Không ô uế là sắc giới thiện và sắc giới vô ký – không chìm mất.

Như sắc giới; thanh giới, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức giới, ý giới, ý thức giới, pháp giới cũng vậy.

Mười bảy thứ là quả và có quả. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Chín thứ không thọ. Chín cần phân biệt: Nhãn giới hoặc thọ, hoặc không thọ. Thọ là tự tánh không thọ nhận. Không thọ là tự tánh không thọ nhận.

Như nhãn giới; sắc giới, nhĩ giới, tỷ giới, hương giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới cũng vậy.

Mười tám giới hoặc do bốn đại tạo, hoặc không phải bốn đại tạo. Bốn đại tạo là chín giới và phần ít của hai giới. Không phải bốn đại tạo là bảy giới và phần ít của hai giới.

Mười bảy giới có cái trên nó. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười lăm giới là hữu. Ba cần phân biệt: Ba nếu là hữu lậu thì đó là hữu. Nếu là vô lậu thì không phải là hữu.

Mười giới là nhân không tương ưng. Bảy giới là nhân tương ưng. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Lĩnh vực thiện tiếp nhận phần ít của mười giới. Phần ít của mười giới cũng tiếp nhận lĩnh vực thiện.

Lĩnh vực bất thiện tiếp nhận phần ít của mười giới. Phần ít của mười giới cũng tiếp nhận lĩnh vực bất thiện.

Lĩnh vực vô ký tiếp nhận tám giới và phần ít của mười giới. Tám giới và phần ít của mười giới cũng tiếp nhận lĩnh vực vô ký.

Lĩnh vực lậu tiếp nhận phần ít của một giới. Phần ít của một giới cũng tiếp nhận lĩnh vực lậu.

Lĩnh vực hữu lậu tiếp nhận mười lăm giới và phần ít của ba giới. Mười lăm giới và phần ít của ba giới cũng tiếp nhận lĩnh vực hữu lậu.

Lĩnh vực vô lậu tiếp nhận phần ít của ba giới. Phần ít của ba giới cũng tiếp nhận lĩnh vực vô lậu.

Mười bảy giới hoặc quá khứ – vị lai hay hiện tại đều có. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Tám thứ là vô ký. Mười cần phân biệt: Sắc giới hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là thân tạo tác thiện. Bất thiện là thân tạo tác bất thiện. Vô ký là trừ ra thiện và bất thiện do thân làm, còn lại là sắc giới.

Thanh giới cũng vậy.

Nhãn thức giới hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký. Thiện là ý thiện tư duy tương ưng với nhãn thức giới. Bất thiện là ý bất thiện tư duy tương ưng với nhãn thức giới. Vô ký là ý vô ký tư duy tương ưng với nhãn thức giới.

Như nhãn thức giới, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý giới, ý thức giới cũng vậy.

Pháp giới như pháp nhập.

Bốn thứ thuộc cõi Dục. Mười bốn cần phân biệt: Nhãn giới, sắc giới, nhĩ giới, thanh giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, xúc giới, như đã nói trong phẩm Phân biệt các nhập.

Nhãn thức giới hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc. Thuộc cõi Dục là sao? Là ý cõi Dục tư duy tương ưng với nhãn thức giới. Thuộc cõi Sắc là sao? Là ý cõi Sắc tư duy tương ưng với nhãn thức giới.

Như nhãn thức giới; nhĩ thức giới, thân thức giới cũng vậy.

Ý giới, ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Mười lăm thứ là phi học phi vô học. Ba cần phân biệt: Ý giới, pháp giới, ý thức giới, như nói rộng ở phẩm Phân biệt các nhập.

Mười lăm thứ tu đoạn. Ba cần phân biệt: Ý giới, pháp giới, ý thức giới, như nói rộng như ở phẩm Phân biệt các nhập.

Mười thứ không phải tâm-không phải tâm pháp-không phải tâm tương ưng. Bảy thứ tức là tâm. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười thứ không phải tâm tùy chuyển nhưng không tương ưng với thọ. Bảy tương ưng với thọ nhưng không phải tâm tùy chuyển. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Như thọ – tưởng – hành cũng vậy, trừ ra tự tánh của nó.

Mười thứ không phải có giác có quán. Năm thứ có giác có quán.

Ba cần phân biệt: Ý giới và ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Một thứ kiến cũng là kiến xứ. Mười bốn thứ là kiến xứ nhưng không phải kiến. Ba cần phân biệt: Ý giới, ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Tám thứ không phải nhân của thân kiến mà thân kiến cũng không phải là nhân của nó. Mười thứ cần phân biệt: Sắc giới nếu ô uế thì là nhân của thân kiến mà thân kiến không phải là nhân của nó. Nếu không ô uế thì không phải là nhân của thân kiến mà thân kiến cũng không phải là nhân của nó.

Như sắc giới; thanh giới, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức giới cũng như vậy. Ý giới và ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Hỏi: Mười tám giới có bao nhiêu nghiệp không phải nghiệp báo?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt rõ.

Nhãn giới hoặc là nghiệp báo chứ không phải nghiệp, hoặc không phải nghiệp mà cũng không phải nghiệp báo. Nghiệp báo chứ không phải nghiệp, là báo sinh nơi nhãn giới, còn lại là không phải nghiệp.

Nhĩ giới, tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, ý thức giới cũng vậy. Sắc giới như sắc nhập. Thanh giới như thanh nhập. Pháp giới như pháp nhập. (còn thiếu)

Tám thứ không phải nghiệp cũng không phải nghiệp tùy chuyển. Bảy thứ là nghiệp tùy chuyển mà không phải nghiệp. Ba cần phân biệt: Sắc giới như sắc nhập. Thanh giới như thanh nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Mười tám giới hoặc là sắc tạo sắc mà sắc không thể thấy, có ba trường hợp:

1.Sắc tạo sắc mà sắc không thể thấy là tám giới và phần ít của hai nhập.

2. Sắc tạo sắc cũng là sắc có thể thấy, là một giới.

3. Không phải sắc tạo sắc mà cũng không phải là sắc có thể thấy, là bảy giới và phần ít của hai giới.

Mười tám giới hoặc là sắc tạo sắc mà sắc không có đối, có bốn trường hợp:

1. Sắc tạo sắc mà sắc không có đối là phần ít của một giới.

2. Sắc có đối mà không phải sắc tạo sắc là phần ít của một giới.

3. Sắc tạo sắc cũng là sắc có đối, là chín giới và phần ít của một giới.

4. Không phải sắc tạo sắc cũng không phải sắc có đối, là bảy giới và phần ít của một giới.

Hết thảy là rất sâu xa khó hiểu, khó hiểu là do rất sâu xa.

Hỏi: Mười tám giới có bao nhiêu thiện không phải là nhân của thiện?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Nhãn giới hoặc là nhân của thiện mà không phải thiện, hoặc không phải nhân của thiện mà cũng không phải thiện. Nhân của thiện mà không phải thiện là báo sinh thiện nơi nhãn giới. Còn lại là không phải thiện cũng không phải nhân của thiện.

Như nhãn giới; nhĩ, tỷ, hương, thiệt, vị, thân, xúc giới cũng vậy.

Sắc giới như sắc nhập. Nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý thức giới, ý giới cũng vậy.

Thanh giới hoặc là thiện cũng là nhân của thiện, hoặc không phải thiện cũng không phải nhân của thiện. Thiện cũng là nhân của thiện, là thanh giới thiện, còn lại là không phải thiện cũng không phải nhân của thiện.

Pháp giới như pháp nhập.

Hỏi: Mười tám giới có bao nhiêu bất thiện cũng là nhân của bất thiện?

Đáp: Hết thảy cần phân biệt.

Nhãn giới nói rộng như nhãn nhập.

Như nhãn giới, nhĩ giới, tỷ giới, hương giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới cũng vậy.

Sắc giới như sắc nhập.

Như sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức giới cũng vậy.

Thanh giới như thanh nhập. Ý giới như ý căn. Ý thức giới như hỷ căn. Pháp giới như pháp nhập.

Tám thứ là vô ký cũng là nhân của vô ký. Mười cần phân biệt: Sắc giới hoặc là nhân của vô ký mà không phải vô ký, có ba trường hợp:

1. Nhân của vô ký không phải vô ký, là sắc giới bất thiện.

2. Vô ký cũng là nhân của vô ký, là sắc giới vô ký.

3. Không phải vô ký cũng không phải nhân của vô ký là sắc giới thiện.

Như sắc giới, nhãn thức giới, thanh giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý giới, ý thức giới cũng vậy. Pháp giới như pháp nhập.

Mười bảy thứ là nhân duyên duyên hợp và có nhân. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười giới không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp. Tám cần phân biệt: Nhãn thức giới hoặc là thứ đệ mà không phải thứ đệ duyên duyên hợp, có ba trường hợp:

1. Thứ đệ mà không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là nhãn thức giới sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai.

2. Thứ đệ cũng là thứ đệ duyên duyên hợp, là nhãn thức giới ở quá khứ-hiện tại.

3. Không phải thứ đệ cũng không phải thứ đệ duyên duyên hợp, là trừ ra nhãn thức giới sẽ dấy khởi ở hiện tiền hoặc vị lai, còn lại là nhãn thức giới vị lai.

Như nhãn thức giới; nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức giới cũng vậy. Ý giới và ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.

Mười thứ là duyên của duyên duyên hợp nhưng không phải có duyên. Bảy thứ là duyên của duyên duyên hợp mà cũng có duyên. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười bảy giới là tăng thượng duyên duyên hợp và có tăng thượng. Một cần phân biệt: Pháp giới như pháp nhập.

Mười lăm thứ là tùy lưu chứ không phải lưu. Ba cần phân biệt: Ý giới, ý thức giới như ý nhập. Pháp giới như pháp nhập.