LUẬN CHỨNG SỰ PHẦN A TỲ ĐÀM
Tác giả: Tôn giả Thế Hữu
Hán dịch: Đời Lưu Tống, Đại sư Cầu Na Bạt Đà La và Bồ Đề Da Xá
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phẩm 5: PHÂN BIỆT CÁC SỬ

Hỏi: Chín mươi tám sử hệ thuộc bao nhiêu cõi?

Đáp: Thuộc cả ba cõi là cõi Dục, Sắc, Vô sắc.

Hỏi: Chín mươi tám sử, bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục, bao nhiêu thứ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu thứ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Ba mươi sáu thứ thuộc cõi Dục, ba mươi mốt thứ thuộc cõi Sắc, ba mươi mốt thứ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Chín mươi tám sử này có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tu đoạn?

Đáp: Tám mươi tám kiến đoạn, mười tu đoạn.

Hỏi: Ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tu đoạn?

Đáp: Ba mươi hai kiến đoạn, bốn tu đoạn.

Hỏi: Ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu kiến đoạn, bao nhiêu tu đoạn?

Đáp: Hai mươi tám kiến đoạn, ba tu đoạn.

Như cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Chín mươi tám sử này có bao nhiêu thứ thấy khổ đoạn, bao nhiêu thứ thấy tập đoạn, bao nhiêu thứ kiến diệt đoạn, bao nhiêu thứ thấy đạo đoạn, bao nhiêu thứ tu đoạn?

Đáp: Hai mươi tám thứ thấy khổ đoạn, mười chín thứ thấy tập đoạn, mười chín thứ kiến diệt đoạn, hai mươi hai thứ thấy đạo đoạn, mười thứ tu đoạn.

Hỏi: Ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục, có bao nhiêu thứ thấy khổ đoạn, bao nhiêu thứ thấy tập đoạn, bao nhiêu thứ kiến diệt đoạn, bao nhiêu thứ thấy đạo đoạn, bao nhiêu thứ tu đoạn.

Đáp: Mười thứ thấy khổ đoạn, bảy thứ thấy tập đoạn, bảy thứ kiến diệt đoạn, tám thứ thấy đạo đoạn, bốn thứ tu đoạn.

Hỏi: Ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu thứ thấy khổ đoạn, bao nhiêu thứ thấy tập đoạn, bao nhiêu thứ kiến diệt đoạn, bao nhiêu thứ thấy đạo đoạn, bao nhiêu thứ tu đoạn.

Đáp: Chín thứ thấy khổ đoạn, sáu thứ thấy tập đoạn, sáu thứ kiến diệt đoạn, bảy thứ thấy đạo đoạn, ba thứ tu đoạn.

Như thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Sử nghĩa là gì?

Đáp: Sử có nghĩa là vi tế, sử, là sai khiến, là theo vào, là đuổi theo, nghĩa là nó xúi giục không ngừng dứt, không biết hai việc xúi đẩy. Sử duyên với sử và tương ưng với sử. Sử tự tạo cảnh giới cho mình chứ không phải nhờ cảnh giới khác, có mười hai sử: Sử tham, sử sân, sử sắc tham, sử vô sắc tham, sử mạn, sử vô minh, sử thân kiến, sử biên kiến, sử tà kiến, sử kiến thủ, sử giới thủ, sử nghi.

Sự xúi đẩy của sử dục tham là gì? Là yêu thích, đắm nhiễm, nhớ tưởng vướng mắc vào mọi cái mình ham thích vừa ý.

Sự xúi đẩy của sử giận dữ là gì? Là không yêu thích, không ưa, không nhớ, không vui, không bằng lòng.

Sự xúi đẩy của sử sắc tham là gì? Là yêu thích, ưa chuộng hợp tịnh, vừa lòng thích ý.

Sự xúi đẩy của sử vô sắc tham là gì? Là yêu thích, vừa ý.

Sự xúi đẩy của sử mạn là gì? Là cao ngạo cho mình hơn người.

Sự xúi đẩy của sử vô minh là gì? Là ngu tối, không ánh sáng.

Sự xúi đẩy của sử thân kiến là gì? Là chấp ngã và cái của ngã (ngã sở).

Sự xúi đẩy của sử biên kiến là gì? Là suy tính chấp thường chấp đoạn.

Sự xúi đẩy của sử tà kiến là gì? Là chấp không có tạo tác, không đạt được, khởi chấp phỉ báng lý nhân quả.

Sự xúi đẩy của sử kiến thủ là gì? Cho mình là tối thắng, là bậc nhất.

Sự xúi đẩy của sử giới thủ là gì? Cho mình là thanh tịnh giải thoát, khởi chấp vào sự xuất ly đó.

Sự xúi đẩy của sử nghi là gì? Là mê lầm, không rõ về chân lý.

Từ ba nơi khởi lên sử dục ái. Sử dục ái này không ngừng, không biết. Dục ái trói buộc pháp của đối tượng bị vây buộc, ham mê vướng mắc nơi cảnh giới, ý suy nghĩ theo hành ác, như vậy cho đến ba nơi khởi lên sử nghi. Sử nghi này không dứt, không biết, nghi trói buộc pháp của đối tượng bị trói buộc, ham thích, vướng mắc vào cảnh giới khiến ý suy nghĩ theo hành ác.

Hỏi: Bảy sử và mười hai sử, thì bảy sử gồm thâu mười hai sử hay mười hai sử gồm thâu bảy sử?

Đáp: Chúng lần lượt gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Thế nào là tùy theo sự việc? Sử dục tham thì sử dục tham gồm thâu. Sử giận dữ gồm thâu trong sử giận dữ. Sử hữu tham gồm thâu trong hai sử. Sử mạn gồm thâu vào sử mạn. Sử vô minh gồm thâu vào sử vô minh. Sử kiến gồm thâu vào sử năm kiến. Sử nghi gồm thâu vào sử nghi. Bảy sử gồm thâu mười hai sử. Mười hai sử cũng gồm thâu bảy sử. Thành thử nói là chúng lần lượt gồm thâu vào nhau tùy theo sự việc.

Hỏi: Bảy sử và chín mươi tám sử, thì bảy sử gồm thâu chín mươi tám sử hay chín mươi tám sử gồm thâu bảy sử?

Đáp: Chúng lần lượt gồm thâu nhau tùy theo sự việc. Tùy theo sự việc là sao? Sử dục tham gồm thâu năm. Sử giận dữ gồm thâu năm. Sử hữu tham gồm thâu mười. Sử mạn gồm thâu mười lăm. Sử vô minh gồm thâu mười lăm. Sử kiến gồm thâu ba mươi sáu. Sử nghi gồm thâu mười hai. Đó là bảy sử gồm thâu chín mươi tám sử. Chín mươi tám sử cũng gồm thâu bảy sử. Thành thử nói chúng lần lượt gồm thâu nhau, tùy theo sự việc.

Hỏi: Mười hai sử và chín mươi tám sử, thì mười hai sử gồm thâu chín mươi tám sử hay chín mươi tám sử gồm thâu mười hai sử?

Đáp: Chúng lần lượt gồm thâu nhau tùy theo sự việc. Tùy theo sự việc là sao? Sử dục tham gồm thâu năm. Sử giận dữ gồm thâu năm. Sử sắc tham gồm thâu năm. Sử vô sắc tham gồm thâu năm. Sử mạn gồm thâu mười lăm. Sử vô minh gồm thâu mười lăm. Sử thân kiến gồm thâu ba. Sử biên kiến gồm thâu ba. Sử tà kiến gồm thâu mười hai. Sử kiến thủ gồm thâu mười hai. Sử giới thủ gồm thâu sáu. Sử nghi gồm thâu mười hai. Đó là mười hai sử gồm thâu chín mươi tám sử. Chín mươi tám sử cũng gồm thâu mười hai sử. Thành thử nói là chúng tùy theo sự việc lần lượt gồm thâu nhau.

Hỏi: Chín mươi tám sử này, có bao nhiêu thứ trùm khắp hết, bao nhiêu thứ không trùm khắp hết?

Đáp: Có hai mươi bảy thứ trùm khắp hết. Có sáu mươi lăm thứ không trùm khắp hết. Có sáu thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến khổ tập đoạn, thì hoặc trùm khắp hết hoặc không trùm khắp hết. Trùm khắp hết là sao? Tức là kiến khổ tập đoạn, là sử không trùm khắp hết, không tương ưng với vô minh. Sao là không trùm khắp hết? Tức là kiến khổ tập đoạn, là sử không trùm khắp hết, tương ưng với vô minh.

Hỏi: Ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục, có bao nhiêu thứ trùm khắp hết, bao nhiêu thứ không trùm khắp hết?

Đáp: Có chín thứ trùm khắp hết. Có hai mươi lăm thứ không trùm khắp hết. Có hai thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Dục hoặc trùm khắp hết, hoặc không trùm khắp hết. Sao là trùm khắp hết? Tức là kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Dục, là sử không trùm khắp hết, không tương ưng với vô minh. Sao là không trùm khắp hết? Vì kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Dục là sử không trùm khắp hết, tương ưng với vô minh.

Hỏi: Ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu thứ trùm khắp hết, bao nhiêu thứ không trùm khắp hết?

Đáp: Có chín thứ trùm khắp hết. Có hai mươi thứ không trùm khắp hết. Có hai thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Sắc hoặc trùm khắp hết, hoặc không trùm khắp hết. Sao là trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Sắc là sử không trùm khắp hết, vì không tương ưng với vô minh. Sao là không trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Sắc là sử không trùm khắp hết, vì tương ưng với vô minh.

Như thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Chín mươi tám sử này, có bao nhiêu thứ tu đoạn không trùm khắp hết, bao nhiêu thứ không phải tu đoạn không trùm khắp hết.

Đáp: Có ba mươi bảy thứ tu đoạn không trùm khắp hết, năm mươi lăm thứ không phải tu đoạn không trùm khắp hết. Có sáu thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến khổ tập đoạn hoặc trùm khắp hết, hoặc không trùm khắp hết. Sao là trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn không trùm khắp hết vì không tương ưng với sử vô minh. Sao là không trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn không trùm khắp hết vì tương ưng với sử vô minh.

Hỏi: Ba mươi sáu thứ thuộc cõi Dục, có bao nhiêu sử tu đoạn không trùm khắp hết, có bao nhiêu sử không phải tu đoạn không trùm khắp hết?

Đáp: Có mười ba thứ tu đoạn không trùm khắp hết. Hai mươi mốt thứ không phải tu đoạn không trùm khắp hết. Hai thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Dục hoặc trùm khắp hết, hoặc không trùm khắp hết. Sao gọi là trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Dục là sử không trùm khắp hết, vì không tương ưng với sử vô minh. Sao gọi là không trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Dục là sử không trùm khắp hết, vì tương ưng với sử vô minh.

Hỏi: Ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu thứ tu đoạn không trùm khắp hết, bao nhiêu thứ không phải tu đoạn không trùm khắp hết?

Đáp: Có mười hai thứ tu đoạn không trùm khắp hết. Mười bảy thứ không phải tu đoạn không trùm khắp hết. Hai thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến khổ tập đoạn hoặc trùm khắp hết, hoặc không trùm khắp hết. Sao gọi là trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Sắc, là sử trùm khắp hết vì không tương ưng với sử vô minh. Sao gọi là không trùm khắp hết? Là kiến khổ tập đoạn thuộc cõi Sắc, là sử không trùm khắp hết vì tương ưng với vô minh.

Như thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Chín mươi tám sử này có bao nhiêu thứ duyên hữu lậu, bao nhiêu thứ duyên vô lậu?

Đáp: Có tám mươi thứ duyên hữu lậu. Có mười hai thứ duyên vô lậu. Sáu thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến diệt kiến đạo đoạn hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu. Sao gọi là duyên hữu lậu? Là kiến diệt kiến đạo đoạn, là sử duyên hữu lậu vì nó tương ưng với sử vô minh. Sao gọi là duyên vô lậu? Là kiến diệt kiến đạo đoạn, là sử duyên hữu lậu, nó không tương ưng với sử vô minh.

Hỏi: Ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục, có bao nhiêu thứ duyên hữu lậu, bao nhiêu thứ duyên vô lậu?

Đáp: Có ba mươi thứ duyên hữu lậu. Bốn thứ duyên vô lậu. Hai thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến diệt kiến đạo đoạn thuộc cõi Dục hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu. Sao gọi là duyên hữu lậu? Là kiến diệt kiến đạo đoạn thuộc cõi Dục, là sử duyên hữu lậu vì nó tương ưng với sử vô minh. Sao gọi là duyên vô lậu? Là kiến diệt kiến đạo đoạn thuộc cõi Dục, là sử duyên hữu lậu, không tương ưng với sử vô minh.

Hỏi: Ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu thứ duyên hữu lậu, bao nhiêu thứ duyên vô lậu?

Đáp: Có hai mươi lăm thứ duyên hữu lậu. Bốn thứ duyên vô lậu. Hai thứ cần phân biệt: Sử vô minh kiến diệt kiến đạo đoạn thuộc cõi Sắc hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu. Sao gọi là duyên hữu lậu? Là kiến diệt kiến đạo đoạn thuộc cõi Sắc, là sử duyên hữu lậu vì tương ưng với sử vô minh. Sao gọi là duyên vô lậu? Là kiến diệt kiến đạo đoạn thuộc cõi Sắc, là sử duyên hữu lậu vì không tương ưng với sử vô minh.

Như thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Chín mươi tám sử này có bao nhiêu thứ duyên hữu vi, bao nhiêu thứ duyên vô vi?

Đáp: Có tám mươi chín thứ duyên hữu vi. Sáu thứ duyên vô vi. Ba thứ cần phân biệt: Sử kiến diệt đoạn vô minh hoặc duyên hữu vi, hoặc duyên vô vi. Sao gọi là duyên hữu vi? Là kiến diệt đoạn là sử duyên hữu vi, vì tương ưng với sử vô minh. Sao gọi là duyên vô vi? Là kiến diệt đoạn là sử duyên hữu vi, không tương ưng với sử vô minh.

Hỏi: Ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục, có bao nhiêu thứ duyên hữu vi, bao nhiêu thứ duyên vô vi?

Đáp: Có ba mươi ba thứ duyên hữu vi. Hai thứ duyên vô vi. Một thứ cần phân biệt: Sử kiến diệt đoạn vô minh thuộc cõi Dục hoặc duyên hữu vi, hoặc duyên vô vi. Tại sao duyên hữu vi? Là kiến diệt đoạn thuộc cõi Dục là sử duyên hữu vi, vì tương ưng với vô minh. Tại sao duyên vô vi? Là kiến diệt đoạn thuộc cõi Dục là sử duyên hữu vi, vì không tương ưng với sử vô minh.

Hỏi: Ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu thứ duyên hữu vi, bao nhiêu thứ duyên vô vi?

Đáp: Có hai mươi tám thứ duyên hữu vi. Hai thứ duyên vô vi. Một thứ cần phân biệt: Sử kiến diệt đoạn vô minh thuộc cõi Sắc hoặc duyên hữu vi, hoặc duyên vô vi. Tại sao duyên hữu vi? Là kiến diệt đoạn thuộc cõi Sắc là sử duyên hữu vi, vì tương ưng với sử vô minh. Tại sao duyên vô vi? Là kiến diệt đoạn thuộc cõi Sắc là sử duyên hữu vi, vì không tương ưng với sử vô minh.

Như thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Chín mươi tám sử này, có bao nhiêu duyên với sử không tương ưng với sử? Bao nhiêu tương ưng với sử không duyên với sử? Bao nhiêu duyên với sử cũng tương ưng với sử? Bao nhiêu không duyên với sử cũng không tương ưng với sử?

Đáp: Duyên với sử mà không tương ưng với sử, là không có. Tương ưng với sử mà không duyên với sử, là sử duyên vô lậu. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là sử duyên hữu lậu. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không có.

Hỏi: Ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục, có bao nhiêu duyên với sử không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử mà không tương ưng với sử, không có.

2. Tương ưng với sử mà không duyên với sử, là sử duyên vô lậu thuộc cõi Dục.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là sử duyên hữu lậu thuộc cõi Dục.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, không có.

Hỏi: Ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu duyên với sử mà không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử mà không tương ưng với sử, không có.

2. Tương ưng với sử mà không duyên với sử, là sử duyên vô lậu thuộc cõi Sắc.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là sử duyên hữu lậu thuộc cõi Sắc.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không có.

Như thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hai mươi pháp, pháp kiến khổ đoạn, pháp kiến tập đoạn, pháp kiến diệt đoạn, pháp kiến đạo đoạn, pháp tu đoạn, chúng không nhất định là thuộc cõi Dục. Thuộc cõi Sắc, Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Pháp kiến khổ đoạn kia, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến khổ đoạn là hết thảy, kiến tập đoạn thì trùm khắp hết cả.

Hỏi: Pháp kiến tập đoạn kia, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến tập đoạn là hết thảy, kiến khổ đoạn thì trùm khắp hết cả.

Hỏi: Pháp kiến diệt đoạn, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn là hết thảy và bao trùm khắp hết cả.

Hỏi: Pháp kiến đạo đoạn có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến đạo đoạn là hết thảy và bao trùm khắp hết cả.

Hỏi: Pháp tu đoạn có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Tu đoạn là hết thảy và bao trùm khắp hết cả.

Như vậy, chúng không nhất định là thuộc cõi Dục. Thuộc cõi Sắc, Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Pháp kiến khổ đoạn có bao nhiêu duyên với sử, không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp.

1. Duyên với sử mà không tương ưng với sử, là sử kiến tập đoạn không trùm khắp hết thảy.

2. Tương ưng với sử mà không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến khổ đoạn không trùm khắp hết thảy.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến tập đoạn không trùm khắp hết và tất cả kiến diệt, kiến đạo đoạn, tu đoạn.

Hỏi: Pháp kiến tập đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử mà không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử mà không tương ưng với sử, là kiến khổ đoạn không trùm khắp hết thảy.

2. Tương ưng với sử mà không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy kiến tập đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ đoạn không trùm khắp hết thảy, và hết thảy kiến diệt, kiến đạo đoạn, tu đoạn.

Hỏi: Pháp kiến diệt đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử mà không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử mà không tương ưng với sử, là trùm khắp hết thảy.

2. Tương ưng với sử mà không duyên với sử, là sử duyên vô lậu kiến diệt đoạn.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là sử duyên hữu lậu kiến diệt đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không trùm khắp hết thảy, là kiến đạo đoạn và hết thảy tu đoạn.

Hỏi: Pháp kiến đạo đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử, không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử, không tương ưng với sử, là trùm khắp tất cả.

2. Tương ưng với sử, không duyên với sử, là sử duyên vô lậu kiến đạo đoạn.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là sử duyên hữu lậu kiến đạo đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không trùm khắp tất cả, là kiến diệt đoạn và hết thảy tu đoạn.

Hỏi: Pháp tu đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử, không tương ưng

với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử, không tương ưng với sử, là trùm khắp tất cả.

2. Tương ưng với sử, không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy tu đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến tập đoạn không trùm khắp tất cả và cả thảy kiến diệt, kiến đạo đoạn.

Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Hai mươi pháp này, là pháp kiến khổ đoạn ấy, là pháp kiến tập đoạn ấy, là pháp kiến diệt đoạn ấy, là pháp kiến đạo đoạn ấy, là pháp tu đoạn ấy. Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, Vô sắc cũng vậy.

Hỏi: Tức pháp kiến khổ đoạn này có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến khổ đoạn này không trùm khắp hết cả.

Hỏi: Tức pháp kiến tập đoạn này có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến tập đoạn này không trùm khắp tất cả.

Hỏi: Tức pháp kiến diệt đoạn này có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Là hết thảy kiến diệt đoạn ấy.

Hỏi: Tức pháp kiến đạo đoạn này có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Tức là hết thảy kiến đạo đoạn ấy.

Hỏi: Tức pháp tu đoạn này có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Tức là hết thảy tu đoạn ấy.

Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, Vô sắc cũng vậy.

Hỏi: Ngay pháp kiến khổ đoạn này có bao nhiêu sử duyên với sử, không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử không tương ưng với sử, không có.

2. Tương ưng với sử không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không trùm khắp hết thảy kiến khổ đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, không có.

Hỏi: Ngay pháp kiến tập đoạn này có bao nhiêu sử duyên với sử, không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử không tương ưng với sử, không có.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử: là trùm khắp tất cả kiến tập đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, không có.

Hỏi: Ngay pháp kiến diệt đoạn này có bao nhiêu sử duyên với sử, không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, không có.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, không có.

Hỏi: Ngay pháp kiến đạo đoạn này có bao nhiêu sử duyên với sử, không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, không có.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến đạo đoạn duyên vô lậu.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến đạo đoạn duyên hữu lậu.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, không có.

Hỏi: Ngay pháp tu đoạn này có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, không có.

2. Tương ưng với sử, nhưng không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy tu đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, không có.

Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, Vô sắc cũng vậy.

Hai mươi tâm: Tâm kiến khổ đoạn, tâm kiến tập đoạn, tâm kiến diệt đoạn, tâm kiến đạo đoạn, tâm tu đoạn.

Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nê cõi Sắc, Vô sắc cũng vậy.

Hỏi: Tâm kiến khổ đoạn có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến khổ đoạn có hết thảy. Kiến tập đoạn không trùm khắp hết thảy, vì chúng tương ưng với pháp. Kiến khổ đoạn có hết thảy. Kiến tập đoạn không trùm khắp hết thảy, chỗ khởi tâm của nó là hành bất tương ưng. Kiến khổ đoạn có hết thảy. Kiến tập đoạn không trùm khắp hết thảy.

Hỏi: Tâm kiến tập đoạn có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến tập đoạn có hết thảy. Kiến khổ đoạn không trùm khắp hết cả, vì chúng tương ưng với pháp. Kiến tập đoạn có hết thảy. Kiến khổ đoạn không trùm khắp hết cả. Chúng dấy khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến tập đoạn có hết thảy, kiến khổ đoạn không trùm khắp hết thảy.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn có hết thảy và bao trùm khắp hết thảy, vì chúng tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn có hết thảy và bao trùm khắp hết thảy, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết cả.

Hỏi: Tâm kiến đạo đoạn có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến đạo đoạn có hết thảy và bao trùm khắp hết cả, vì chúng tương ưng với pháp. Kiến đạo đoạn có hết thảy và bao trùm khắp hết thảy vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến đạo đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết cả.

Hỏi: Tâm tu đoạn có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Tu đoạn có hết thảy và bao trùm khắp hết thảy, vì chúng khế hợp với pháp. Tu đoạn có hết thảy và bao trùm khắp hết thảy, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Tu đoạn có hết thảy và bao trùm khắp hết thảy.

Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng vậy.

Hỏi: Tâm kiến khổ đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến tập đoạn không trùm khắp hết thảy.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy kiến khổ đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến tập đoạn không trùm khắp tất cả, hết thảy kiến diệt, kiến đạo và tu đoạn, vì chúng tương ưng với pháp. Có bốn trường hợp như nói về tâm. Chúng khởi tâm bất tương ưng hành, là hết thảy kiến khổ đoạn, bao trùm hết cả kiến tập đoạn. Sử này duyên với sử, nhưng không tương ưng với sử, ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Tâm kiến tập đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là bao trùm hết thảy kiến khổ đoạn.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy kiến tập đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không trùm khắp kiến khổ đoạn, kiến diệt, kiến đạo và hết thảy tu đoạn, vì chúng tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm. Chúng khởi tâm bất tương ưng hành là hết thảy kiến tập đoạn, trùm khắp hết thảy kiến khổ đoạn. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra thì không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là bao trùm hết thảy.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không trùm khắp kiến khổ tập đoạn, kiến đạo và hết thảy tu đoạn, vì chúng tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Tâm kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra thì không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy.

Hỏi: Tâm tu đoạn có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là bao trùm hết thảy.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy tu đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không trùm khắp hết thảy và cả thảy kiến diệt, kiến đạo đoạn, vì chúng tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm. Vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành, hết thảy tu đoạn và bao trùm khắp hết. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra thì không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng như vậy.

Bốn mươi tám tâm: Tâm kiến diệt đoạn, tà kiến tương ưng. Tâm kiến diệt đoạn, nghi tương ưng. Tâm kiến diệt đoạn, tà kiến – nghi tương ưng. Tâm kiến diệt đoạn, tà kiến bất tương ưng. Tâm kiến diệt đoạn, nghi bất tương ưng. Tâm kiến diệt đoạn, tà kiến – nghi bất tương ưng.

Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy. Như không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết thảy, vì chúng tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết cả. Chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết thảy.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn nghi tương ưng có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả, vì chúng tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết cả, chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến – nghi tương ưng có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn tà kiến – nghi tương ưng với vô minh. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm khắp tất cả vì chúng tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn tà kiến – nghi tương ưng với vô minh. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm khắp tất cả, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến không tương ưng có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Trừ kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn lại kiến diệt đoạn thì hết thảy và bao trùm khắp hết, vì chúng tương ưng với pháp. Trừ kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn còn lại thì cả thảy và bao trùm khắp hết, chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết cả.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn nghi không tương ưng có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Trừ kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến diệt đoạn và bao trùm khắp hết cả, vì chúng tương ưng với pháp. Trừ kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến diệt đoạn và bao trùm khắp tất cả, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến – nghi không tương ưng có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Trừ kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến diệt đoạn, và bao trùm khắp hết thảy vì chúng tương ưng với pháp. Trừ kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến diệt đoạn, và bao trùm khắp hết cả, chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả.

Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy. Như chúng không nhất định thuộc cõi Dục, nên cõi Sắc, Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không có.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu. Kiến khổ tập đoạn không trùm khắp tất cả, kiến đạo và tu đoạn là hết thảy, tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm. Chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn nghi tương ưng có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm khắp tất cả.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, không có.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu, kiến khổ tập đoạn không trùm khắp tất cả. Kiến đạo và tu đoạn là hết thảy, chúng tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm, chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến – nghi tương ưng có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết cả.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến- nghi tương ưng với vô minh.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, không có.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến, nghi tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không trùm khắp hết. Kiến đạo và tu đoạn là hết thảy, chúng tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm. Chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Còn lại là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến không tương ưng, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trùm khắp hết thảy.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh. Kiến khổ tập đoạn không trùm khắp, cả thảy là kiến đạo và tu đoạn, tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm. Chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm khắp tất cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn nghi không tương ưng, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trùm khắp hết thảy.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh. Kiến khổ tập đoạn không trùm khắp tất cả. Kiến đạo và tu đoạn là hết thảy, chúng tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm. Chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Còn lại là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Tâm kiến diệt đoạn tà kiến – nghi không tương ưng, có bao nhiêu sử duyên với sử mà không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là bao trùm hết thảy.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến-nghi tương ưng với vô minh. Kiến khổ tập đoạn không trùm khắp hết thảy, kiến đạo và tu đoạn là hết thảy, vì chúng tương ưng với pháp. Bốn trường hợp như nói về tâm. Vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy. Như bất định thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục này: Mười kiến khổ đoạn, bảy kiến tập đoạn, bảy kiến diệt đoạn, tám kiến đạo đoạn, bốn tu đoạn. Mười sử kiến khổ đoạn là gì?

Đáp: Là thân kiến, biên kiến, kiến khổ đoạn tà kiến, kiến thủ, giới thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh.

Bảy sử kiến tập đoạn là gì? Là kiến tập đoạn tà kiến, kiến thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh.

Bảy sử kiến diệt đoạn là gì? Là kiến diệt đoạn tà kiến, kiến thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh.

Tám sử kiến đạo đoạn là gì? Là kiến đạo đoạn tà kiến, kiến thủ, giới thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh.

Bốn sử tu đoạn là gì? Là tu đoạn tham, sân, mạn, vô minh.

Hỏi: Thân kiến có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Hết thảy kiến khổ đoạn, trùm khắp tất cả kiến tập đoạn, vì chúng tương ưng với pháp. Hết thảy kiến khổ đoạn, kiến tập đoạn không trùm khắp hết, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy kiến khổ đoạn, kiến tập đoạn không trùm khắp tất cả. Như thân kiến, biên kiến, kiến khổ đoạn tà kiến, kiến thủ, giới thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh cũng như vậy.

Hỏi: Kiến tập đoạn tà kiến, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Hết thảy kiến tập đoạn, kiến khổ đoạn không trùm khắp hết, vì chúng tương ưng với pháp. Hết thảy kiến tập đoạn, kiến khổ đoạn trùm khắp tất cả vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy kiến tập đoạn, kiến khổ đoạn bao trùm tất cả. Như kiến tập đoạn tà kiến, kiến thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh cũng như vậy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết thảy vì chúng tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết. Như kiến diệt đoạn tà kiến, nghi cũng như vậy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn kiến thủ, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn kiến thủ tương ưng với vô minh. Kiến diệt

đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết thảy vì chúng tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn kiến thủ tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp hết. Như kiến diệt đoạn kiến thủ, tham, sân, mạn cũng như vậy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn vô minh có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn vô minh, trừ duyên vô lậu, còn lại thì hết thảy là kiến diệt đoạn và bao trùm khắp hết, vì chúng tương ưng với pháp. Hết thảy kiến diệt đoạn và bao trùm khắp hết thảy, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm khắp tất cả.

Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy.

Hỏi: Tu đoạn tham có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Hết thảy tu đoạn tham, và bao trùm khắp hết vì nó tương ưng với pháp. Tức như nói về tham, nó khởi tâm bất tương ưng hành, cũng nói như vậy.

Như tham, sân- mạn- vô minh cũng như vậy.

Hỏi: Thân kiến có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trừ ra thân kiến tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến khổ đoạn và kiến tập đoạn bao trùm hết cả.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là thân kiến tương ưng với vô minh.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến tập đoạn không trùm khắp. Hết thảy kiến diệt, kiến đạo và tu đoạn vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử, không tương ưng với sử, là trừ ra thân kiến tương ưng với vô minh, còn lại là tất cả kiến khổ đoạn cùng kiến tập đoạn không trùm khắp hết thảy.

Tương ưng với sử, không duyên với sử, thì không có duyên với sử cũng tương ưng với sử, là thân kiến tương ưng với vô minh.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử tức là kiến tập đoạn không bao trùm hết thảy. Tất cả kiến diệt, kiến đạo và tu đoạn, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy kiến khổ đoạn, kiến tập đoạn không trùm khắp tất cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, còn lại thì không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Như thân kiến, biên kiến – kiến khổ đoạn tà kiến – kiến thủ – giới thủ – nghi – tham – sân – mạn cũng như vậy

Hỏi: Kiến khổ đoạn vô minh có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến khổ vô minh đoạn và bao trùm khắp hết thảy kiến tập đoạn.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trừ ra kiến khổ đoạn vô minh, còn hết thảy là kiến khổ đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến tập đoạn không bao trùm hết cả kiến diệt kiến đạo và hết thảy tu đoạn vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trùm khắp hết thảy kiến tập đoạn.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử không có.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy kiến khổ đoạn.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không trùm khắp hết thảy kiến tập đoạn, kiến diệt, kiến đạo và hết thảy tu đoạn, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy kiến khổ đoạn và bao trùm khắp hết thảy kiến tập đoạn. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Kiến tập đoạn tà kiến có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trừ tà kiến tương ưng với vô minh, còn hết thảy là kiến tập đoạn và bao trùm khắp hết thảy kiến khổ đoạn.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến tập đoạn tà kiến tương ưng với vô minh.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không trùm khắp hết thảy kiến khổ đoạn, kiến diệt, kiến đạo và hết thảy tu đoạn, vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến tập đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn hết thảy kiến tập đoạn và bao trùm khắp hết kiến khổ đoạn.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử: không có.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến tập đoạn tà kiến tương ưng với vô minh.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không trùm tất cả kiến khổ đoạn, kiến diệt, kiến đạo và hết thảy tu đoạn, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy kiến tập đoạn và bao trùm khắp hết thảy kiến khổ đoạn. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Như kiến tập đoạn, tà kiến – kiến thủ – nghi – tham – sân – mạn cũng như vậy.

Hỏi: Kiến tập đoạn vô minh có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến tập đoạn vô minh, và bao trùm khắp hết cả kiến khổ đoạn.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trừ vô minh kiến tập đoạn, còn hết thảy kiến tập đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không trùm khắp hết thảy kiến khổ đoạn, kiến diệt, kiến đạo và hết thảy tu đoạn vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trùm khắp hết cả kiến tập đoạn.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trùm khắp hết cả kiến khổ đoạn.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là không trùm hết cả kiến khổ đoạn, kiến diệt, kiến đạo và hết thảy tu đoạn, do nó khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy kiến tập đoạn và bao trùm hết thảy kiến khổ đoạn. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm tất cả.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, không có.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn kiến diệt đoạn thì duyên vô lậu và không trùm hết thảy kiến khổ tập đoạn, kiến đạo và tất cả tu đoạn vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm hết cả.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, không có.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh. Còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết cả kiến đạo và hết thảy tu đoạn vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra thì không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Như kiến diệt đoạn tà kiến, nghi cũng như vậy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn kiến thủ có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn kiến thủ tương ưng với vô minh. Còn kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết cả.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn kiến thủ tương ưng với vô minh.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy, kiến đạo và hết thảy tu đoạn vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn kiến thủ tương ưng với vô minh. Ngoài ra thì kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn kiến thủ tương ưng với vô minh.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Như kiến diệt đoạn kiến thủ, tham – sân – mạn cũng như vậy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn vô minh có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn hữu lậu duyên nơi vô minh và bao trùm hết thảy.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn vô lậu duyên nơi vô minh, còn thì kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn hữu lậu duyên nơi vô minh còn thì kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn vô lậu duyên nơi vô minh, kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo, và hết thảy tu đoạn, vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là hết thảy tướng.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và tu đoạn do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy.

Hỏi: Tu đoạn tham có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trừ ra tu đoạn tham tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy tu đoạn và bao trùm tất cả.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là tu đoạn tham tương ưng với vô minh.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy, và kiến diệt, kiến đạo đoạn tất cả vì chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trừ ra tu đoạn tham tương ưng với vô minh. Còn lại là hết thảy tu đoạn và bao trùm tất cả.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là không có.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là tu đoạn tham tương ưng với vô minh

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy, và kiến diệt kiến đạo đoạn hết thảy, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy tu đoạn và bao trùm tất cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Còn lại là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử. Như tham, sân – mạn cũng như vậy.

Hỏi: Tu đoạn vô minh có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

1. Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là tu đoạn vô minh và bao trùm hết thảy.

2. Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là không có.

3. Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trừ tu đoạn vô minh, còn lại là hết thảy tu đoạn.

4. Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy, và kiến diệt – kiến đạo đoạn hết thảy, do chúng tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là không có.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là hết thảy tu đoạn.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy, và kiến diệt – kiến đạo đoạn tất cả, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Hết thảy tu đoạn và bao trùm tất cả. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Bốn mươi tám vô minh, kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn tà kiến, nghi tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn tà kiến không tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn nghi không tương ưng với vô minh, kiến diệt đoạn tà kiến – nghi không tương ưng với vô minh. Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng như vậy. Như bất định thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, Vô sắc cũng như vậy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn tà kiến là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy, vì nó tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn nghi là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy vì nó tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến – nghi tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn tà kiến – nghi là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm hết thảy, vì nó tương ưng với pháp. Kiến diệt đoạn tà kiến – nghi tương ưng với vô minh, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm hết thảy, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến không tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn nghi là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu, và bao trùm hết thảy, vì nó tương ưng với pháp. Trừ kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến diệt đoạn và bao trùm tất cả, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn nghi không tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn tà kiến là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy, vì nó tương ưng với pháp. Trừ ra kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến diệt đoạn và bao trùm hết thảy, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến – nghi không tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử xúi khiến?

Đáp: Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy, vì nó tương ưng với pháp. Trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến nghi tương ưng với vô minh, còn lại là hết thảy kiến diệt đoạn và bao trùm tất cả, vì chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu bao trùm hết thảy. Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng vậy. Như bất định thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, Vô sắc cũng vậy.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không có.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo, và hết thảy tu đoạn, vì nó tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không có.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn nghi.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không có.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn nghi, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Và kiến khổ tập đoạn không trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn do nó tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không có.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn nghi tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu, và kiến khổ tập đoạn không trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến – nghi tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến nghi.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không có.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến nghi, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Và kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn, do nó tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến nghi tương ưng với vô minh.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là không có.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến nghi tương ưng với vô minh. Còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu và kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Còn lại là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến không tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn hữu lậu duyên nơi vô minh và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn nghi.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn hữu lậu duyên nơi vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn nghi, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn, vì nó tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Kiến diệt đoạn nghi không tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn hữu lậu duyên nơi vô minh và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn hữu

lậu duyên nơi vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Và kiến khổ tập diệt đoạn không trùm hết thảy kiến đạo, và hết thảy tu đoạn vì nó tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn nghi, do nó tương ưng với vô minh. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn, do chúng khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử.

Hỏi: Kiến diệt đoạn tà kiến nghi không tương ưng với vô minh, có bao nhiêu sử duyên với sử nhưng không tương ưng với sử?

Đáp: Có bốn trường hợp:

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn hữu lậu duyên nơi vô minh và bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là không có.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn hữu lậu duyên nơi vô minh, còn lại là kiến diệt duyên hữu lậu.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên vô lậu. Kiến khổ tập đoạn không trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn do nó tương ưng với pháp.

Duyên với sử nhưng không tương ưng với sử, là bao trùm hết thảy.

Tương ưng với sử nhưng không duyên với sử, là trừ ra kiến diệt đoạn tà kiến nghi tương ưng với vô minh, còn lại là kiến diệt đoạn duyên vô lậu.

Duyên với sử cũng tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn duyên hữu lậu.

Không duyên với sử cũng không tương ưng với sử, là kiến diệt đoạn tà kiến nghi tương ưng với vô minh. Kiến khổ tập đoạn không bao trùm hết thảy kiến đạo và hết thảy tu đoạn, do nó khởi tâm bất tương ưng hành. Kiến diệt đoạn duyên hữu lậu và bao trùm hết thảy. Sử này duyên với sử nhưng không tương ưng với sử. Ngoài ra là không duyên với sử cũng không tương ưng với sử. Như kiến diệt đoạn, kiến đạo đoạn cũng vậy. Như bất định thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, Vô sắc cũng vậy.

Hỏi: Nếu hữu lậu duyên với sử thì duyên với sử có tương ưng với sử chăng? Nếu duyên với sử, tương ưng với sử thì hữu lậu duyên với sử chăng?

Đáp: Có. Nếu sử duyên với sử, tương ưng với sử thì nó là hữu lậu duyên với sử, hoặc sử duyên hữu lậu, không phải hữu lậu duyên với sử, tương ưng với sử.

Hữu là gì? Nghĩa là biến hiện khắp các lĩnh vực khác. Nghĩa là sử thuộc cõi Dục duyên vào nơi thuộc cõi Sắc, thuộc cõi Dục duyên vào nơi thuộc cõi Vô sắc, thuộc cõi Sắc duyên vào nơi thuộc cõi Vô sắc, thuộc cõi Dục duyên vào nơi thuộc cõi Sắc – Vô sắc.

Hỏi: Nếu vô lậu duyên với sử, tương ưng với sử chăng? Nếu tương ưng với sử thì vô lậu duyên với sử chăng?

Đáp: Có. Nếu sử tương ưng với sử thì vô lậu duyên với sử, hoặc sử tương ưng với sử, không phải vô lậu duyên với sử. Có là gì? Là sử bao trùm hết thảy lĩnh vực khác, là sử thuộc cõi Dục duyên vào nơi thuộc cõi Sắc, thuộc cõi Dục duyên vào nơi thuộc cõi Vô sắc, thuộc cõi Sắc duyên vào nơi thuộc cõi Vô sắc, thuộc cõi Dục duyên nơi thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc.