LUẬN CHỨNG SỰ PHẦN A TỲ ĐÀM
Tác giả: Tôn giả Thế Hữu
Hán dịch: Đời Lưu Tống, Đại sư Cầu Na Bạt Đà La và Bồ Đề Da Xá
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phẩm 2: PHÂN BIỆT TRÍ

Có mười trí: Pháp trí, tỷ trí, tri tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sinh trí.

Thế nào là pháp trí duyên? Là pháp trí duyên nơi hành thuộc cõi Dục cùng các duyên vô lậu.

Thế nào là tỷ trí duyên? Là tỷ trí duyên nơi hành thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc, cùng các duyên vô lậu.

Thế nào là tri tha tâm trí duyên? Là tri tha tâm trí duyên nơi tâm và tâm pháp hiện tại của người khác thuộc cõi Dục, cõi Sắc, cùng với các duyên vô lậu.

Thế nào là đẳng trí duyên? Là đẳng trí duyên nơi hết thảy các pháp.

Thế nào là khổ trí duyên? Là khổ trí duyên nơi năm thọ uẩn.

Thế nào là tập trí duyên? Là tập trí duyên nơi nhân hữu lậu.

Thế nào là diệt trí duyên? Là diệt trí duyên nơi số diệt.

Thế nào là đạo trí duyên? Là đạo trí duyên nơi pháp học và pháp vô học.

Thế nào là tận trí duyên? Là tận trí duyên nơi hết thảy các pháp hữu vi và số diệt.

Thế nào là vô sinh trí duyên? Là vô sinh trí duyên nơi hết thảy các pháp hữu vi và số diệt.

Hỏi: Vì lý do gì mà pháp trí duyên nơi hành thuộc cõi Dục cùng các duyên vô lậu?

Đáp: Nghĩa là pháp trí biết hành khổ thuộc cõi Dục, biết nhân của hành, biết hành diệt, biết cách đoạn trừ con đường của hành nơi cõi Dục cho nên nói pháp trí phải duyên nơi hành thuộc cõi Dục cùng các duyên vô lậu.

Hỏi: Do đâu mà tỷ trí duyên nơi hành thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc cùng các duyên vô lậu?

Đáp: Tức là tỷ trí nhận biết hành khổ thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc, biết nhân của hành, biết sự diệt của hành, biết cách đoạn trừ con đường của hành, cho nên tỷ trí duyên nơi hành thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc cùng các duyên vô lậu.

Hỏi: Do đâu mà tri tha tâm trí duyên nơi tâm và tâm pháp hiện tại của kẻ khác thuộc cõi Dục, cõi Sắc cùng các duyên vô lậu?

Đáp: Vì tri tha tâm trí biết về tâm và tâm pháp của kẻ khác nơi hiện tại thuộc cõi Dục, cõi Sắc cùng các duyên vô lậu, cho nên tri tha tâm trí duyên nơi tâm và tâm pháp của kẻ khác nơi hiện tại thuộc cõi Dục, cõi Sắc cùng các duyên vô lậu.

Hỏi: Vì lý do gì mà đẳng trí duyên nơi hết thảy các pháp?

Đáp: Vì đẳng trí biết mọi pháp khéo hay không khéo, là phương tiện hay không phương tiện. Do đó, đẳng trí duyên nơi hết thảy các pháp.

Hỏi: Vì lý do nào mà mà khổ trí duyên nơi năm thọ uẩn?

Đáp: Nghĩa là khổ trí biết năm thọ uẩn kia là vô thường, khổ, không, vô ngã. Do đó, khổ trí duyên nơi năm thọ ấm.

Hỏi: Vì lý do nào mà tập trí duyên nơi nhân hữu lậu?

Đáp: Nghĩa là tập trí biết được nhân hữu lậu, nhân nơi tập mà có duyên. Do đó, tập trí duyên nơi nhân hữu lậu.

Hỏi: Vì lý do nào mà diệt trí duyên nơi số diệt?

Đáp: Tức là diệt trí biết về số diệt, là sự dừng dứt vắng bặt, sự lìa bỏ vi diệu. Do đó, diệt trí duyên nơi số diệt.

Hỏi: Vì lý do nào mà đạo trí duyên nơi pháp học và vô học?

Đáp: Tức là đạo trí nhận biết về đạo, đạo như lần theo dấu vết xe. Do đó, đạo trí duyên nơi pháp học và pháp vô học.

Hỏi: Vì lý do nào mà tận trí duyên nơi số diệt và hết thảy các pháp hữu vi?

Đáp: Nghĩa là tận trí đã nhận biết: Ta đã biết khổ, đã đoạn tập, đã chứng diệt, đã tu đạo. Do đó, tận trí duyên nơi số diệt và tất cả các pháp hữu vi.

Hỏi: Vì lý do gì mà vô sinh trí duyên nơi số diệt và hết thảy các pháp hữu vi?

Đáp: Tức là vô sinh trí đã nhận biết: Ta đã biết khổ, không còn biết gì nữa. Ta đã đoạn tập, không phải đoạn gì nữa. Ta đã chứng diệt, không phải chứng gì nữa. Ta đã tu đạo, không phải tu gì nữa. Vì vậy, vô sinh trí duyên nơi số diệt và tất cả các pháp hữu vi.

Hỏi: Pháp trí có bao nhiêu trí? Có bao nhiêu trí phần ít của nó?

Đáp: Pháp trí là toàn pháp trí, bảy trí có phần ít của nó, là tri tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sinh trí.

Hỏi: Tỷ trí có bao nhiêu trí? Có bao nhiêu trí phần ít của nó?

Đáp: Tỷ trí là toàn tỷ trí, có bảy trí là phần nhỏ ít của nó, là tri tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sinh trí.

Hỏi: Tri tha tâm trí có bao nhiêu trí, bao nhiêu trí phần ít của nó?

Đáp: Tri tha tâm trí là toàn tri tha tâm trí, có bốn trí phần ít là pháp trí, tỷ trí, đẳng trí, đạo trí.

Hỏi: Đẳng trí có bao nhiêu trí, có bao nhiêu trí phần ít của nó?

Đáp: Đẳng trí là toàn đẳng trí, có một trí phần ít là tri tha tâm trí.

Hỏi: Khổ trí có bao nhiêu trí, có bao nhiêu trí phần ít?

Đáp: Khổ trí là toàn khổ trí, có bốn trí phần ít là pháp trí, tỷ trí, tận trí, vô sinh trí. Như khổ trí, tập trí và diệt trí cũng như vậy.

Hỏi: Đạo trí có bao nhiêu trí, có bao nhiêu trí phần ít?

Đáp: Đạo trí là toàn đạo trí, có năm trí phần nhỏ là pháp trí, tỷ trí, tri tha tâm trí, tận trí, vô sinh trí.

Hỏi: Tận trí có bao nhiêu trí, có bao nhiêu trí phần ít?

Đáp: Tận trí là toàn tận trí, có sáu trí phần ít là pháp trí, tỷ trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí.

Như tận trí, vô sinh trí cũng như vậy.

Thế nào là pháp trí tức pháp trí? Nghĩa là pháp trí biết về hành khổ, biết nhân của hành, biết hành diệt, về cách đoạn trừ con đường của hành, thuộc cõi Dục. Do đó pháp trí tức là pháp trí.

Thế nào là pháp trí tức tri tha tâm trí? Là pháp trí biết kẻ khác đã đoạn trừ con đường của hành, biết tâm và tâm pháp vô lậu. Do đó pháp trí là tri tha tâm trí.

Thế nào là pháp trí tức khổ trí? Là pháp trí biết năm thọ uẩn trong cõi Dục là vô thường, khổ, không, vô ngã. Vì thế pháp trí là khổ trí.

Thế nào là pháp trí tức tập trí? Là pháp trí biết nhân của hành trong cõi Dục, do có tập nên có duyên. Vì thế pháp trí là tập trí.

Thế nào là pháp trí tức diệt trí? Là pháp trí biết sự diệt hành nơi cõi Dục, là sự ngưng dứt, xuất ly, vi diệu. Vì thế pháp trí là diệt trí.

Thế nào là pháp trí tức đạo trí? Là pháp trí biết cách đoạn trừ con đường của hành trong cõi Dục, biết đạo như lần theo dấu vết xe. Do đó pháp trí là đạo trí.

Thế nào là pháp trí tức tận trí? Là pháp trí biết: Ta đã biết hành khổ thuộc cõi Dục. Ta đã biết đoạn hành tập thuộc cõi Dục. Ta đã chứng hành diệt thuộc cõi Dục. Ta đã tu đoạn con đường của hành trong cõi Dục. Vì thế pháp trí là tận trí.

Thế nào là pháp trí tức vô sinh trí? Tức là pháp trí biết: Trong cõi Dục này, ta đã biết hành khổ, nên ta không còn phải biết gì nữa. Trong cõi Dục này, ta đã đoạn trừ cội nguồn của hành, không còn phải đoạn trừ gì nữa. Trong cõi Dục này, ta đã chứng hành diệt, không còn phải chứng gì nữa. Trong cõi Dục này, ta đã tu tập, đoạn trừ con đường của hành, nên không phải tu tập gì nữa. Do đó, pháp trí là vô sinh trí.

Thế nào là tỷ trí tức tỷ trí? Tức là tỷ trí biết hành khổ cõi Sắc và cõi Vô sắc, biết nhân của hành trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, biết hành diệt trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, biết cách đoạn trừ con đường của hành trong cõi Sắc và cõi Vô sắc. Do đó tỷ trí tức là tỷ trí.

Thế nào là tỷ trí tức tri tha tâm trí? Là tỷ trí biết kẻ khác đã đoạn con đường của hành, biết tâm và tâm pháp vô lậu, trong cõi Sắc và cõi Vô sắc. Vì thế tỷ trí là tri tha tâm trí.

Thế nào là tỷ trí tức khổ trí? Là tỷ trí biết, trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, năm thọ ấm là vô thường, khổ, không, vô ngã. Do đó, tỷ trí là khổ trí.

Thế nào là tỷ trí tức tập trí? Là tỷ trí nhận biết trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, về nhân của hành, do có tập nên có duyên. Vì thế tỷ trí là tập trí.

Thế nào là tỷ trí tức diệt trí? Là tỷ trí nhận biết, trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, hành diệt thì diệt là ngừng nghỉ vắng bặt, sự xuất ly vi diệu. Do đó tỷ trí là diệt trí.

Thế nào là tỷ trí tức đạo trí? Là tỷ trí nhận biết trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, cách đoạn trừ con đường của hành, thấy con đường như lần theo dấu vết xe. Do đó, tỷ trí là đạo trí.

Thế nào là tỷ trí tức tận trí? Là tỷ trí nhận biết Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã biết hành khổ. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã đoạn nhân của hành. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã chứng hành diệt. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã tu đoạn con đường của hành. Vì thế tỷ trí là tận trí.

Thế nào là tỷ trí tức vô sinh trí? Là tỷ trí nhận biết: Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã biết hành khổ, không cần phải biết gì nữa. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã đoạn trừ nhân của hành, không phải đoạn trừ gì nữa. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã chứng hành diệt, không phải chứng gì nữa. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã tu đoạn con đường của hành, không còn phải tu gì nữa. Vì thế tỷ trí là vô sinh trí.

Thế nào là tri tha tâm trí tức là tri tha tâm trí? Nghĩa là nhận biết tâm và tâm pháp hiện tại của kẻ khác trong cõi Dục và cõi Sắc, biết tâm và tâm pháp vô lậu. Do vậy, tri tha tâm trí tức là tri tha tâm trí.

Thế nào là tri tha tâm trí tức pháp trí? Là tri tha tâm trí nhận biết tâm và tâm pháp vô lậu của kẻ khác đã đoạn trừ nẻo hành trong cõi Dục. Do đó, tri tha tâm trí là pháp trí.

Thế nào là tri tha tâm trí tức tỷ trí? Là tri tha tâm trí nhận biết kẻ khác đã đoạn con đường của hành trong cõi Sắc và cõi Vô sắc cùng tâm và tâm pháp vô lậu. Do đó tri tha tâm trí là tỷ trí.

Thế nào là tri tha tâm trí tức đẳng trí? Là tri tha tâm trí nhận biết tâm và tâm pháp hữu lậu của kẻ khác. Vì thế tri tha tâm trí là đẳng trí.

Thế nào là tri tha tâm trí tức đạo trí? Là tri tha tâm trí nhận biết về tâm và tâm pháp vô lậu của kẻ khác. Do đó tri tha tâm trí là đạo trí.

Thế nào là đẳng trí tức đẳng trí? Nghĩa là đẳng trí biết tính chất xảo tiện, không xảo tiện, phi xảo tiện, phi bất xảo tiện của tất cả các pháp. Do đó đẳng trí tức là đẳng trí.

Thế nào là đẳng trí tức tri tha tâm trí? Là đẳng trí biết về tâm và tâm pháp hữu lậu của kẻ khác. Do đó, đẳng trí là tri tha tâm trí.

Thế nào là khổ trí tức khổ trí? Là khổ trí nhận biết năm thọ ấm là vô thường, khổ, không, không có ngã. Vì thế khổ trí tức là khổ trí.

Thế nào là khổ trí tức pháp trí? Là khổ trí nhận biết năm thọ ấm thuộc cõi Dục là vô thường, khổ, không, không phải ngã. Do đó, khổ trí là pháp trí.

Thế nào là khổ trí tức tỷ trí? Là khổ trí nhận biết năm thọ ấm trong cõi Sắc và cõi Vô sắc là vô thường, khổ, không, không phải ngã. Do đó khổ trí là tỷ trí.

Thế nào là khổ trí tức tận trí? Là khổ trí nhận biết: Ta đã biết khổ… Vì thế khổ trí là tận trí.

Thế nào là khổ trí tức vô sinh trí? Là khổ trí nhận biết: Ta đã biết khổ, không còn biết gì khác nữa. Do đó khổ trí là vô sinh trí.

Thế nào là tập trí tức tập trí? Nghĩa là tập trí nhận biết về nhân hữu lậu, do có tập mới có duyên. Do đó, tập trí tức là tập trí.

Thế nào là tập trí tức pháp trí? Là tập trí nhận biết về nhân của hành nơi cõi Dục, do có tập nên có duyên. Do đó tập trí là pháp trí.

Thế nào là tập trí tức tỷ trí? Là tập trí nhận biết về nhân của hành nơi cõi Sắc và cõi Vô sắc, do có tập nên có duyên. Vì thế tập trí là tỷ trí.

Thế nào là tập trí tức tận trí? Là tập trí nhận biết: Ta đã đoạn tập… Do đó tập trí là tận trí.

Thế nào là tập trí tức vô sinh trí? Là tập trí nhận biết: Ta đã đoạn tập không còn phải đoạn gì nữa. do đó, tập trí là vô sinh trí.

Thế nào là diệt trí tức diệt trí? Là diệt trí nhận biết về diệt là sự ngưng dứt vắng bặt, sự xuất ly vi diệu. Do đó, diệt trí tức là diệt trí.

Thế nào là diệt trí tức pháp trí? Là diệt trí nhận biết về hành diệt nơi cõi Dục là sự ngưng dứt, xuất ly vi diệu. Do đó, diệt trí là pháp trí.

Thế nào là diệt trí tức tỷ trí? Là diệt trí nhận biết về hành diệt nơi cõi Sắc và cõi Vô sắc là sự ngưng dứt, xuất ly vi diệu. Do đó diệt trí là tỷ trí

Thế nào là diệt trí tức tận trí? Là diệt trí nhận biết ta đã chứng diệt, không còn phải chứng gì nữa. Do đó, diệt trí là tận trí.

Thế nào là diệt trí tức vô sinh trí? Là diệt trí nhận biết ta đã chứng diệt không chứng thêm gì nữa. Do đó, diệt trí là vô sinh trí.

Thế nào là đạo trí tức tức đạo trí? Là đạo trí nhận biết về đạo, đạo là lần theo dấu vết xe. Do đó đạo trí tức là đạo trí.

Thế nào là đạo trí tức pháp trí? Là đạo trí biết đoạn con đường của hành trong cõi Dục, biết đạo như lần theo dấu vết xe. Do đó, đạo trí là pháp trí.

Thế nào là đạo trí tức tỷ trí? Là đạo trí biết đoạn con đường của hành trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, biết đạo như lần theo dấu vết xe. Do đó đạo trí là tỷ trí.

Thế nào là đạo trí tức tri tha tâm trí? Là đạo trí biết tâm và tâm pháp vô lậu của kẻ khác. Do đó đạo trí là tri tha tâm trí.

Thế nào là đạo trí tức tận trí? Là đạo trí nhận biết: Ta đã tu đạo. Do đó đạo trí là tận trí.

Thế nào là đạo trí tức vô sinh trí? Là đạo trí nhận biết: Ta đã tu đạo, không còn phải tu gì nữa. Do đó đạo trí là vô sinh trí.

Thế nào là tận trí tức tận trí? Là tận trí nhận biết: Ta đã biết khổ, ta đã đoạn tập, ta đã chứng diệt, ta đã tu đạo. Do đó, tận trí tức là tận trí.

Thế nào là tận trí tức pháp trí? Là tận trí nhận biết: Ta đã biết hành khổ thuộc cõi Dục, ta đã đoạn hành tập thuộc cõi Dục, ta đã chứng hành diệt thuộc cõi Dục, ta đã tu đoạn hành đạo thuộc cõi Dục. Do đó, tận trí là pháp trí.

Thế nào là tận trí tức tỷ trí? Là tận trí nhận biết: Ta đã biết hành khổ thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc. Ta đã đoạn hành tập thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc. Ta đã chứng hành diệt thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc. Ta đã tu đoạn hành đạo thuộc cõi Sắc và cõi Vô sắc. Do đó, tận trí là tỷ trí.

Thế nào là tận trí tức khổ trí? Là tận trí nhận biết: Ta đã biết khổ. Do đó tận trí là khổ trí.

Thế nào là tận trí tức tập trí? Là tận trí nhận biết: Ta đã đoạn tập. Do đó tận trí là tập trí.

Thế nào là tận trí tức diệt trí? Là tận trí nhận biết: Ta đã chứng diệt. Do đó, tận trí là diệt trí.

Thế nào là tận trí tức đạo trí? Là tận trí nhận biết: Ta đã tu đạo. Do đó, tận trí là đạo trí.

Thế nào vô sinh trí tức vô sinh trí? Là vô sinh trí nhận biết: Ta đã biết khổ, không còn phải biết gì nữa. Ta đã đoạn tập, không còn phải đoạn gì nữa. Ta đã chứng diệt, không còn phải chứng gì nữa. Ta đã tu đạo, không còn phải tu gì nữa. Do đó, vô sinh trí tức là vô sinh trí.

Thế nào là vô sinh trí tức pháp trí? Là vô sinh trí nhận biết: Trong cõi Dục, ta đã biết hành khổ, không còn phải biết gì nữa. Trong cõi Dục, ta đã đoạn hành tập, không còn phải đoạn gì nữa. Trong cõi Dục, ta đã chứng hành diệt, không còn phải chứng gì nữa. Trong cõi Dục, ta đã tu đoạn hành đạo, không còn phải tu gì nữa. Do đó, vô sinh trí là pháp trí.

Thế nào là vô sinh trí tức tỷ trí? Là vô sinh trí nhận biết: Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã biết hành khổ, không còn phải biết gì nữa. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã đoạn hành tập, không còn phải đoạn gì nữa. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã chứng hành diệt, không còn phải chứng gì nữa. Trong cõi Sắc và cõi Vô sắc, ta đã tu đoạn hành đạo, không còn phải tu gì nữa. Do đó, vô sinh trí là tỷ trí.

Thế nào là vô sinh trí tức khổ trí? Là vô sinh trí nhận biết ta đã biết khổ, không còn biết gì nữa. Do đó, vô sinh trí là khổ trí.

Thế nào là vô sinh trí tức tập trí? Là vô sinh trí nhận biết ta đã đoạn tập, không còn phải đoạn gì nữa. Do đó, vô sinh trí là tập trí.

Thế nào là vô sinh trí tức diệt trí? Là vô sinh trí nhận biết ta đã chứng diệt, không còn phải chứng gì nữa. Do đó, vô sinh trí là diệt trí.

Thế nào là vô sinh trí tức đạo trí? Là vô sinh trí nhận biết ta đã tu đạo, không còn tu gì nữa. Do đó, vô sinh trí là đạo trí.

Hỏi: Mười trí này có bao nhiêu trí hữu lậu, bao nhiêu trí vô lậu?

Đáp: Một trí hữu lậu. Tám trí vô lậu. Một trí cần phân biệt: Là tri tha tâm trí hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu.

Vì sao là hữu lậu? Vì tri tha tâm trí nhận biết tâm và tâm pháp hữu lậu của kẻ khác.

Vì sao là vô lậu? Vì tri tha tâm trí nhận biết tâm và tâm pháp vô lậu của kẻ khác.

Hỏi: Mười trí này có bao nhiêu trí duyên hữu lậu, bao nhiêu trí duyên vô lậu?

Đáp: Có hai trí duyên hữu lậu là khổ trí, tập trí. Hai trí duyên vô lậu là diệt trí, đạo trí. Còn sáu trí cần phân biệt:

Pháp trí hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu. Duyên hữu lậu là sao? Là pháp trí duyên nơi khổ, duyên nơi tập. Duyên vô lậu là sao? Là pháp trí duyên nơi diệt, duyên nơi đạo.

Như pháp trí – tỷ trí – tận trí – vô sinh trí cũng như vậy.

Tri tha tâm trí hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu. Thế nào là duyên hữu lậu? Là tri tha tâm trí biết tâm và tâm pháp hữu lậu của kẻ khác. Thế nào là duyên vô lậu? Là tri tha tâm trí biết tâm và tâm pháp, vô lậu của kẻ khác.

Đẳng trí hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu. Duyên hữu lậu là sao? Là đẳng trí duyên nơi khổ, duyên nơi tập. Duyên vô lậu là sao? Là đẳng trí duyên nơi diệt, duyên nơi đạo, và duyên nơi hư không phi số diệt.

Hỏi: Mười trí này có bao nhiêu trí hữu vi, bao nhiêu trí vô vi?

Đáp: Mười trí này hết thảy là trí hữu vi, không có trí vô vi.

Hỏi: Mười trí này có bao nhiêu trí duyên hữu vi, bao nhiêu trí duyên vô vi?

Đáp: Có bốn trí duyên hữu vi là tri tha tâm trí, khổ trí, tập trí, đạo trí. Một trí duyên vô vi là diệt trí. Còn năm trí kia cần phân biệt:

Pháp trí hoặc duyên hữu vi, hoặc duyên vô vi. Duyên hữu vi là sao? Là pháp trí duyên nơi khổ, duyên nơi tập, duyên nơi đạo. Duyên vô vi là sao? Là pháp trí duyên nơi diệt. Như pháp trí đã duyên, tỷ trí- tận trí- vô sinh trí cũng như vậy.

Đẳng trí hoặc duyên hữu vi, hoặc duyên vô vi. Duyên hữu vi là sao? Là đẳng trí duyên nơi khổ, duyên nơi tập, duyên nơi đạo. Duyên vô vi là sao? Là đẳng trí duyên nơi diệt và hư không.