LUẬN DI LẶC BỒ TÁT SỞ VẤN KINH
Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Tam Tạng Pháp sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 8
Thành tựu sự khéo biết phương tiện.
Hỏi: Vì nghĩa gì sau khi nói về Vô lượng, tiếp theo mới nói về thành tựu sự khéo biết phương tiện?
Đáp: Vì muốn chỉ rõ cách dùng năng lực phương tiện thâu nhiếp mà tu tập bốn hạnh Vô lượng tùy thuận tâm mình mà cảm nhận quả báo, như nói tùy thuận bốn Đại. Đây là chứng minh về nghĩa gì? Nói gọn, Bồ-tát có hai loại phương tiện khéo léo làm lợi ích mà hết thảy ngoại đạo đều không có. Đó là phương tiện khéo léo Đệ nhất nghĩa đế. Họ tu hành Vô lượng mà bị tâm ái thấm nhuần cho nên cảm được quả ở cõi Sắc. Những người Thanh văn và Bích-chi-Phật, vì tâm niệm chọn lấy Niết-bàn, chấp cho là thiện căn cuối cùng, mà từ bỏ việc làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, từ bỏ Thế đế mà tạo ra các nghiệp, họ luôn chú tâm vì lợi ích của mình, không có thể tu tập như thật về bốn Vô lượng, không có khả năng đoạn tuyệt hoàn toàn mọi phiền não, họ chỉ có thể khuất phục tất cả phiền não. Còn các Đại Bồ-tát thì có khả năng biết như thật về hai pháp hữu vi và vô vi, quán sát chúng sinh không bỏ pháp hữu vi, tuy biết như thật về tịch tĩnh vô vi, nhưng vì thành tựu tất cả pháp Phật cho nên Bồ-tát không rơi vào pháp hữu vi, đem mọi việc mình làm và tu tập làm lợi ích cho chúng sinh, vì nhận biết như thật về tự tướng và đồng tướng. Vì không thể chứng được thiền định bằng tâm Tự Tại, cho nên chỉ được quả báo thanh tịnh của cõi Sắc. Tâm yêu thích của họ không thể thấm nhuần vào việc làm của bốn Vô lượng, mà tâm tùy thuận cho nên thành tựu quả báo, như tùy thuận vào bốn Đại. Việc này có nghĩa gì? Như tướng của bốn Đại không phải là thành tựu từ Đệ nhất nghĩa đế, như người thiền định do năng lực của tâm tùy thuận mà có thể rời bỏ tự tướng của bốn Đại. Đây cũng như vậy. Tuy là thành tựu tướng của pháp hữu vi, nhưng vì các Bồ-tát đã thanh tịnh các công đức giữ
giới, đã tu tập bốn Vô lượng với năng lực của tâm tùy thuận thành tựu quả báo, nhưng không tùy thuận bốn tâm Vô lượng. Chính vì nghĩa này, cho nên Như Lai đã nói trong kinh Thánh Giả Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn: “Các Bồ-tát Ma-ha-tát… thành tựu bốn pháp, tu hành bốn thiền, sinh trong cõi Dục. Bốn pháp đó là:
- Được tâm Tự Tại.
- Đầy đủ năng lực của các thiện căn.
- Quán sát tất cả chúng sinh.
- Tu hành phương tiện Bát nhã”.
Vì vậy chỉ rõ phương tiện thâu nhiếp Vô lượng tu hành tùy tâm nhận quả báo. Vì lẽ đó cho nên Đức Như Lai nói pháp phương tiện sau khi đã nói về bốn Vô lượng.
Hỏi: Cho nên nói về ý nghĩa phương tiện. Thế nào là ý nghĩa phương tiện?
Đáp: Tiếp theo nói về ý nghĩa của phương tiện, có hai loại:
- Ý nghĩa mong cầu điều khác lạ.
- Ý nghĩa không bỏ cả hai.
Tâm tu tập các hạnh và trí tuệ quán sát gọi là phương tiện. Câu này có nghĩa gì? Về nghĩa mong cầu điều khác lạ, thì các Bồ-tát… không phải vì mong cầu chứng ngộ được phần vị của Thánh đạo hiện tiền, cũng không phải vì tâm chán ngán khổ đau phiền não của thế gian, mà muốn từ bỏ thế gian, chỉ vì làm lợi ích cho tất cả chúng sinh và vì chính mình được đại Bồ-đề. Giáo hóa chúng sinh là phương tiện, là cách chứng đạo Bồ-đề. Đem việc làm thanh tịnh Đại Bi… mà chứng pháp Bồ-đề, vượt lên trên phần vị tu chứng của Thanh văn và Bích-chi-Phật. Các pháp là chỗ đối trị với công đức… Bồ-tát đã chứng ngộ Thánh đạo hiện tiền, gọi là nghĩa mong cầu khác lạ.
Nghĩa không bỏ cả hai, nghĩa là tâm Bồ-tát không từ bỏ Thế đế và Đệ nhất nghĩa đế. Điều này có nghĩa gì? Vì thấy rõ tất cả pháp hữu vi đều là vô thường, cho nên Bồ-tát quán sát chúng sinh mà không từ bỏ mọi pháp hữu vi, không xa lìa pháp hữu vi, không từ bỏ pháp vô vi. Như vậy, Đại Bồ-tát thực hành Bát nhã là nhân của không thối chuyển, cho nên nói là phương tiện. Như Thánh giả Văn-thù-sư-lợi đã nói trong kinh: Này Thiên tử! Với trí Bát nhã mà Đại Bồ-tát biết rõ các Đại Bồtát không phải hành động với trí hữu vi, không rơi vào trí vô vi. Đại Bồ-tát như vậy được gọi là Bồ-tát không sợ hãi. Lại nữa, này Thiên tử! Nếu các Bồ-tát quán sát chúng sinh mà không từ bỏ các hạnh hữu vi, và quán sát các pháp của chư Phật mà không rơi vào hành vô vi, thì Đại Bồ-tát như vậy được gọi là Bồ-tát không sợ hãi…”
Lại nữa, nghĩa của mọi sự mong cầu tùy thuận tâm, có khả năng thành tựu việc làm xứng hợp với tâm mong cầu, gọi là phương tiện. Hoàn toàn đầy đủ trí cũng gọi là phương tiện.
Hỏi: Khéo nhận biết Thế đế, những câu như vậy nói về những nghĩa nào?
Đáp: Khéo biết Thế đế, là khéo biết tự tướng. Khéo biết Đệ nhất nghĩa đế, là khéo biết đồng tướng. Khéo biết cả hai nghĩa, là khéo biết tự tướng và đồng tướng
Hỏi: Chỉ nói khéo biết Thế đế và khéo biết Đệ nhất nghĩa đế là đủ rồi. Vì sao còn nói là khéo biết cả hai nghĩa?
Đáp: Vì Đức Như Lai muốn chỉ rõ nghĩa biết phương tiện thù thắng của Bồ-tát, cho nên lại nói là khéo biết cả hai nghĩa. Ý này làm rõ nghĩa gì? Ngoại đạo xa lìa trí Bát nhã như thật, họ chỉ có trí thế gian mà không có trí xuất thế gian. Thanh văn và Bích-chi-Phật đều từ bỏ trí thế gian, chỉ có trí Niết-bàn chứ không có trí thế gian. Đại Bồ-tát vì muốn làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, mà mong cầu pháp mầu nhiệm, ở trong Thế đế và Đệ nhất nghĩa đế mà tu hành trí phương tiện. Vì muốn chỉ rõ trí phương tiện thù thắng của Bồ-tát, cho nên Đức Như Lai lại nói là khéo biết cả hai nghĩa. Thành tựu Bát nhã Ba-la-mật.
Hỏi: Vì sao nói về nghĩa phương tiện xong Đức Như Lai tiếp tục nói đến thành tựu Bát nhã Ba-la-mật?
Đáp: Vì Đức Như Lai muốn chỉ rõ Bát nhã là phương tiện thâu nhiếp.
Lại nữa, Đức Như Lai muốn chỉ rõ ý nghĩa của phần vị mà các Bồ-tát đã chứng ngộ, vì vậy sau khi nói về nghĩa phương tiện, Đức Như Lai tiếp tục nói đến thành tựu Bát nhã Ba-la-mật. Việc này có nghĩa gì? Vì quán xét có thể thành tựu pháp phần Bồ-đề nhờ thiện căn thanh tịnh Bồ-tát mong muốn thấy được Thể của pháp Chân như, mà chưa có thể thấy được thật trí của Chân như, trước tiên quán sát vượt qua khỏi phần vị của Thanh văn và Bích-chi-Phật nhờ vào pháp đối trị, quán sát Đại Từ Bi…, thành tựu những đại Từ Bi căn bản, sau đó sẽ thấy được pháp Chân như kia. Chính vì nghĩa này mà thấy pháp Chân như không rơi vào phần vị của Thanh văn và Bích-chi-Phật. Vì vậy Đức Như lai chỉ rõ nghĩa tu hành theo thứ tự, trước tiên nói về phương tiện và tiếp theo nói đến thành tựu Bát nhã Ba-la-mật.
Hỏi: Thành tựu Bát nhã Ba-la-mật, cho nên nói về nghĩa Bát nhã, về thấy biết như thật, gọi là Bát nhã, về cảnh giới năng quán và sở quán gọi là Bát nhã, về biết như thật chỗ sâu-cạn-số lượng gọi là Bát nhã. Ông nói rõ về những nghĩa này?
Đáp: Đã đến được bờ bên kia, đó là nghĩa Ba-la-mật. Chư Phật – Như Lai đều đã qua đến bờ bên kia cho nên gọi là Ba-la-mật. Bồ-tát địa bậc nhất đã đến nơi cuối cùng ở bờ bên kia cho nên gọi là Ba-lamật. Cuối cùng các Bồ-tát đã tu hành đến được bờ bên kia cho nên gọi là Ba-la-mật. Trong kinh Như Lai nói: “Tùy thuận công hạnh Bát nhã gọi là Ba-la-mật, vì nơi đó chưa quyết định về nghĩa của bờ bên kia”. Trong kinh Vô Tận Ý Sở Vấn, Như Lai có nói: “Thực hành đầy đủ các hạnh của Bồ-tát thì gọi là nghĩa Ba-la-mật. Trí sâu xa-đầy đủ gọi là nghĩa Ba-la-mật…”
Hỏi: Cho nên nói về nghĩa Bát nhã Ba-la-mật, nghĩa của Bát nhã Ba-la-mật là thế nào?
Đáp: Mong cầu Bồ-đề Phật với tâm Đại Từ Bi thâu nhiếp mà phát khởi trí tuệ phương tiện, có khả năng biết như thật về tất cả các pháp với nghĩa thù thắng của đồng tướng và biệt tướng, gọi là nghĩa của Bát nhã Ba-la-mật.
Hỏi: Nên nói về nghĩa thành tựu. Thế nào gọi là nghĩa thành tựu?
Đáp: Nghĩa cứu cánh là nghĩa thành tựu. Xa lìa tất cả phàm phu gọi là nghĩa cuối cùng của Bát nhã Ba-la-mật. Dựa vào Bát nhã Ba-lamật mà xa rời thế gian đạt được nghĩa cuối cùng, gọi là thành tựu Bát nhã Ba-la-mật. Câu này có nghĩa gì? Dựa vào Bát nhã Ba-la-mật, tới được chỗ cuối cùng không sợ hãi.
Hỏi: Nếu như vậy thì khi Bồ-tát vừa chứng được địa bậc nhất liền được gọi là cuối cùng thành tựu Bát nhã Ba-la-mật sao?
Đáp: Bồ-tát dựa vào phần vị thứ tự, cho nên biết. Đây là nói rõ nghĩa gì? Bồ-tát từ địa bậc nhất cho đến lúc chứng được Bồ-đề Phật, vì có được pháp đối trị hiện tiền. Bởi vì có được pháp đối trị và phương tiện Bát nhã thâu nhiếp phương tiện ở địa bậc nhất, từ bỏ tất cả ác đạo và xa lìa phần vị của Thanh văn và Bích-chi-Phật. Như vậy, các địa còn lại tùy từng phần tương ứng mà phân xử, cho nên biết như vậy.
Có khả năng biết như vậy cho nên Bồ-tát tùy thuận trí Bát nhã như thật, quán sát các hành hữu vi, do năng lực khác dựa vào nhau mà có chứ không có tự thể.
Hỏi: Dựa vào pháp này mà có pháp này, dựa vào pháp này mà sinh pháp này, nhưng nói trùng lắp như vậy thì có nghĩa thù thắng gì?
Đáp: Vì muốn chỉ rõ nghĩa của hai loại nhân cho nên nói là hai loại. Câu này nói rõ nghĩa gì? Các hành hữu vi sinh ra từ nhân, có hai loại:
- Nhân trước sinh.
- Nhân cùng sinh.
Nhân trước sinh là khi nhãn thức sắp phát sinh tác dụng thì trước hết là sinh ý thức, giống như tùy thuận tâm trước không diệt mà không tiếp nhận tâm sau. Chủ yếu là tâm trước diệt thì tâm sau mới được nảy sinh. Nhưng ở đây tâm trước đã diệt mà nó vẫn làm nhân cho tâm sau, cho nên gọi là nhân trước sinh.
Nhân cùng sinh là khi các Thức tương ưng, đó là các pháp như Thọ… và tâm không tương ưng với pháp, mà cùng pháp kia sinh ra, các pháp như nhãn… có khả năng làm nhân duyên, dựa vào pháp kia mà có thể sinh ra pháp kia, khi pháp kia sinh ra lại có khả năng làm nhân cho nhau, gọi là nhân cùng sinh.
Lại dựa vào pháp này thì nói là nhân trước sinh, sinh ra pháp này thì nói là nhân cùng sinh.
Hỏi: Nói là dựa vào pháp này mà sinh ra pháp này, nghĩa này không như vậy. Vì sao? Vì pháp cùng sinh mà không có nhân cố định, không có sự khác biệt về nhân và quả. Sự kiện này nói rõ nghĩa gì? Pháp cùng sinh, mà pháp này là nhân, và pháp này cũng là quả, không có sự sai biệt về nhân cố định như vậy, thì không thể nói pháp này là nhân, pháp này là quả được. Vậy thì không có nhân cố định, không có sự sai biệt giữa nhân và quả chăng?
Đáp: Vì trông thấy cho nên mới nói. Câu này nói rõ nghĩa gì? Giống trông thấy pháp cùng sinh trong thế gian, nhưng một pháp là nhân, một pháp không phải là nhân. Cũng như ngọn đèn và tim đèn, đều phát ra ánh sáng, mà ngọn đèn và tim đèn này có thể làm nhân soi sáng, nhưng sự chiếu sáng thì không có thể làm nhân cho ngọn đèn, tim đèn. Vì sao? Vì sự chiếu sáng này tùy thuận ngọn đèn và tim đèn. Câu này có nghĩa gì? Vì nhận thấy sự chiếu sáng là thuận theo tim đèn, chứ không phải tim đèn thuận theo sự chiếu sáng. Rõ ràng thấy tim đèn có thêm có bớt như vậy, sự chiếu sáng cũng có thêm có bớt như vậy, mà tim đèn tắt thì sự chiếu sáng của đèn cũng tắt theo. Lại nữa, nếu lúc dời tim đèn đi một chỗ khác thì sự chiếu sáng cũng đi theo. Như vậy các pháp cùng sinh như nhãn thức… đều dựa vào mắt-thân… nhờ vào thânmắt… mà phát sinh nhãn thức, không phải nhờ vào nhãn thức… sinh ra mắt-thân…
Lại dựa vào pháp này, các Bồ-tát… quán sát như vậy: Lúc trước,
pháp sinh ra không có gì tạo tác, mà chỉ là các nhân duyên cùng nhau hòa hợp mà sinh ra, vì có pháp này mà sinh ra các pháp này.
Các Bồ-tát lại nảy sinh tâm niệm như vậy: Nhân đã vô thường thì làm thế nào mà có thể sinh ra pháp này. Vì vậy Bồ-tát lại nảy sinh tâm niệm như vậy: Vì dựa vào pháp này mà sinh ra pháp này, chứ không phải trước đây có pháp rồi thời gian sau này mới sinh ra pháp. Nếu trước kia đã có rồi, lúc sau này mới sinh, thì chính là pháp thường còn. Chính vì nghĩa này, ngay khi pháp sinh ra đã có nhân duyên hòa hợp. Không có một pháp nào là thật sự cố định, thì không có pháp thật sự cố định chiếu sáng cảnh giới nhãn thức. Chính vì nghĩa này, cho nên khi pháp này sinh, thì nhất định không từ chỗ kia mà đến. Vả lại, bởi vì chính là cùng nhân duyên mà diệt mất. Nếu pháp chính là cùng nhân duyên mà diệt mất, lúc xa lìa các nhân duyên thì ý niệm không còn tồn tại. Chính vì nghĩa này, cho nên khi pháp này diệt mất, nó không rời khỏi chỗ này mà đã đi đến nơi khác. Lại dựa vào pháp này mà sinh pháp này, nghĩa là dựa vào những nhân duyên hòa hợp ấy, sinh ra những pháp ấy, trông thấy những pháp ấy, chỉ rõ pháp ấy do nhân duyên mà sinh chứ chẳng phải là không có nhân duyên.
Lại dựa vào pháp này mà sinh ra pháp này, là nhờ vào quán sát và nhớ nghĩ. Lại dựa vào pháp này mà sinh ra pháp này là chỉ rõ phần Vô minh và Hành ở quá khứ. Đây là xác minh nghĩa gì? Vì dựa vào Vô minh và Hành trong quá khứ, có được tám phần như thức… trong hiện tại, là chỉ rõ phần “hữu” trong hiện tại.
Lại dựa vào pháp này mà sinh ra pháp này, là chỉ rõ phần Hữu trong hiện tại. Đây là xác minh nghĩa gì? Dựa vào phần Hữu trong hiện tại, chỉ rõ nhanh về phần Hữu-Sinh và Lão tử.
Lại dựa vào pháp này mà sinh ra pháp này, là dùng Vô minh-ÁiThủ mà chỉ rõ lối mòn phiền não. Dựa vào lối mòn của phiền não này mà sinh ra nghiệp đạo Hành và Hữu.
Lại dựa vào pháp này mà sinh ra pháp này, là dựa vào nghiệp đạo mà sinh ra chi Hữu khác, nghĩa là những lối mòn của khổ…
Lại dựa vào pháp này mà sinh ra pháp này, là dựa vào Vô minhHành và Ái-Thủ-Hữu làm nhân cho Tập đế, sinh ra bảy phần khác gọi là Khổ đế.
Lại dựa vào pháp này mà sinh ra pháp này, tức là dựa vào pháp của bảy phần Khổ đế, sinh ra năm phần như Vô minh… của Tập đế.
Lại dựa vào pháp này mà sinh ra pháp này, như trong kinh Như lai đã nói: “Dựa vào Vô minh-Hành mà sinh ra thức…”. Trong kinh khác cũng có nói: “Dựa vào nhân duyên của Hành sinh ra Vô minh”. Đây là xác minh nghĩa gì? Vì khi sinh các tướng, các pháp như Vô minh… tương ưng với tâm, và tâm không tương ưng với pháp, nghiệp của thân-miệngý đều cùng sinh, chứ không phải đến thời gian sau mới sinh.
Lại dựa vào pháp này mà sinh ra pháp này, là ngay lúc vừa nảy sinh ý niệm, thì Vô minh đã che mờ tâm trí, cùng chung thời gian mà sinh ra, không phải là sinh trước.
Hỏi: Nói nhân duyên Vô minh là nhân duyên ban đầu, nếu như vậy thì mười hai nhân duyên là có chỗ bắt đầu. Vì sao? Vì trước Vô minh lại không thấy nói là có nhân duyên nào khác. Vậy ở trong các pháp hữu vi của thế gian, lấy Vô minh ấy làm đầu tiên chăng?
Đáp: Vì Sinh-phiền não và nghiệp thay nhau cùng làm nhân duyên. Nghĩa này thế nào? Từ Sinh mà sinh ra phiền não, từ phiền não mà sinh ra nghiệp, từ nghiệp mà sinh ra sinh. Như vậy từ vô thỉ vòng quanh cứ phát sinh mãi. Chính vì nghĩa này cho nên thế gian không có chỗ bắt đầu.
Hỏi: Trời Tự Tại… đã tạo ra. Câu nói này có nghĩa gì? Có phải từ trời Tự Tại và những hạt bụi nhỏ mà sinh ra thế gian? Chính vì nghĩa này cho nên thế gian có chỗ bắt đầu?
Đáp: Nghĩa này không phải vậy. Vì sao? Vì pháp là thường còn thì không thể sinh ra thế gian. Không thấy pháp nào sinh ra từ trời Tự Tại và những hạt bụi nhỏ cả, chỉ thấy các pháp đều sinh ra từ trong nhân duyên vô thường. Bởi vì không thấy pháp nào sinh ra từ trong pháp thường còn, mà thấy các pháp đều sinh ra từ trong nhân duyên vô thường. Nhưng trong pháp của ông, thì trời Tự Tại… đều là thường còn. Chính vì nghĩa này, cho nên trời Tự Tại… của ông không thể sinh ra pháp. Lại nữa, vì trông thấy ngay ở đây từ mọi nhân khác nhau mà sinh ra đủ mọi quả. Vì sao? Vì thấy các giống voi-ngựa-trâu-dê-lừa-lạc đà cho đến mọi người-các trời… đều có sự khác biệt. Vì vậy cho nên các pháp không phải do Tự Tại… tạo ra.
Hỏi: Không phải từ nhân duyên mà sinh ra tất cả pháp. Vì sao? Vì nhận thấy các thứ chông gai và con công đều có nhiều sự khác nhau, cho nên biết không phải từ nhân duyên Vô minh mà có thế gian sinh ra. Đây là làm rõ nghĩa gì? Không có nhân duyên mà có thế gian sinh ra. Vì sao? Vì tôi nhận thấy những loại chông gai và con công…, không phải là từ nhân duyên mà có sự khác biệt. Như vậy thì thế gian không phải là Vô minh sinh ra?
Đáp: Nghĩa này không như vậy. Vì sao? Vì tôi hiện trông thấy quả từ nhân mà sinh ra, chứ không phải là không có nhân mà sinh ra, giống như chủng tử là do đất-nước-thời tiết và sức nóng hòa hợp, làm cho hạt giống được nảy mầm, chứ không phải là tách rời các thứ nhân duyên này mà hạt giống nảy mầm.
Nếu tách khỏi nhân mà không có nhân mà có vạn vật sinh ra thì nghĩa này không đúng. Vì sao? Vì thấy sự khác biệt trong pháp khác đối với sự khác biệt của pháp khác, dùng trí so sánh mà biết được thế gian cũng thế. Chưa từng thấy có pháp nào tách rời nhân mà không có nhân mà có pháp sinh ra. Vì nghĩa này, cho nên biết được các pháp đều từ nhân mà sinh ra quả. Vì vậy, tất cả các pháp trong thế gian chẳng phải là không có nhân mà sinh ra được, như vậy sẽ phạm phải nhiều lỗi. Nếu vậy thì không thể sinh ra các thứ quả và từ các thứ nhân mà sinh ra các thứ quả, không lìa các thứ nhân mà sinh ra các thứ quả. Nhưng ông nói quả không nhân mà có, nếu như vậy thì vạn vật cần phải như nhau và thế gian không cho nên sinh ra các thứ quả. Vì tôi trông thấy ngay đây từ các thứ nhân mà sinh ra các thứ quả. Chính vì nghĩa này, cho nên không có pháp nào không có nhân mà sinh ra. Vả lại, có cách trả lời: Nếu hết thảy mọi vật không có nhân mà sinh ra, thì thuận theo trong một vật sẽ có tất cả pháp sinh ra. Không như vậy thuận theo trong tất cả sự vật mỗi vật đều có tất cả vật sinh ra, nhưng nghĩa này thì không như vậy. Vì nghĩa này cho nên chẳng phải là không có nhân quả. Vả lại, có cách trả lời khác: Phải không có sự đổi thay. Nghĩa này thế nào? Nếu vạn vật đều không từ nhân mà sinh ra thì sẽ không biến đổi giống như hư không. Nhưng nghĩa này không như vậy. Vì sao? Vì sự thay đổi. Sự thay đổi như vậy nào? Trước không, sau có, đã có rồi lại không, sinh khác mà diệt khác. Không thấy quả như vậy trong pháp không có nhân, vì pháp luôn chuyển biến. Vì vậy các pháp từ nhân mà sinh ra, chứ không phải là không có nhân mà sinh ra.
Lại nữa, vượt lên trên tất cả nghiệp đã gây tạo, vì đều là Không. Việc này có nghĩa gì? Nếu không có nhân mà sinh ra tất cả vạn vật thì mọi nghiệp đã tạo ra đều rỗng không, chẳng có ích lợi gì, mà thật ra thì không thấy có việc gì như vậy. Vì vậy cho nên không phải không có nhân mà có quả.
Hỏi: Tôi thấy từ trí sinh ra trí. Việc này có nghĩa gì? Hiện tại thấy vạn vật bên ngoài thì chủng tử trong pháp hữu vi làm nhân, chứ không phải là nhân của quá khứ. Như vậy, hiện tại thấy bên trong pháp hữu vi, do các nhân tố đỏ trắng… hòa hợp lại mà sinh ra, chứ không phải là nhân của quá khứ.
Đáp: Nghĩa này không như vậy. Vì sao? Vì trí hiện tại được sinh ra từ trí quá khứ. Sự việc này có nghĩa gì? Vì nhận thấy trí sinh ra từ nhân của trí quá khứ mà có, chứ không phải là không có trí mà phát sinh. Nếu trí này không sinh ra từ trí kiếp trước, cần ra phải từ khối đất hay cây đá… mà sinh ra, cũng không phải từ cái gì khác lại nối tiếp nhau mà sinh. Vì sao? Vì nếu từ cái khác nối tiếp nhau mà sinh ra trí, thì cha mẹ cũng phải có thể sinh ra trí cho con. Vì thế, cho nên tôi biết trí của các chúng sinh trong bào thai kia đều sinh ra từ sự nối tiếp nhau. Điều này làm rõ nghĩa gì? Bởi vì trí đã có từ trước trong thai lại có thêm trí. Trí trong thai kia không xa rời nối tiếp nhau của trí trước mà sinh ra. Vì vậy trí có nhân của đời quá khứ.
Hỏi: Nghĩa này không đúng. Vì sao? Như từ nhiều duyên kéo cây lấy lửa-công người và phần trâu hòa hợp, trước không có lửa nhưng có thể phát sinh ra lửa. Trí cũng như vậy, trước kia không có trí nhưng nhân duyên hòa hợp mà có thể sinh ra trí?
Đáp: Nghĩa này không như vậy. Vì sao? Vì thấy được pháp khác là do trí so sánh mà biết được. Điều này có nghĩa gì? Vì thấy trong những pháp nào sinh ra pháp tương tự với pháp kia có thể sinh ra pháp chứ không phải là thấy trong sự phát sinh khác lạ không có tương tự. Cho nên gieo lúa. Lửa cũng như vậy, vì trông thấy lửa phát ra từ trong sự cọ cây và phân trâu, tuy không thấy mà cầu có lửa từ trong sự cọ cây cùng với phân trâu. Như vậy vì thấy từ trí mà sinh ra trí, tuy không thấy trí nhưng vẫn biết trí là từ trí quá khứ mà phát sinh. Vì vậy như trước ông có nói, không có lửa mà có thể sinh ra lửa, trước không có trí mà có thể sinh ra trí. Nói: tất cả vạn vật chỉ từ nhân hiện tại mà sinh ra, chứ không từ nhân quá khứ mà sinh ra. Nghĩa này không như vậy. Bởi vì nghĩa này là từ nghiệp phiền não mà sinh ra pháp thế gian, điều này làm sao biết? Luận thuyết của bậc Thánh và của người thế gian đều nói về nghĩa này. Làm thế nào từ bỏ phiền não? Tất cả Thánh nhân, chư Phật Như Lai và những người Thanh văn… đệ tử Phật, những vị đó nói như vậy: Từ nghiệp phiền não làm nhân mà sinh ra thế gian. Nói là như vậy: Nếu người tham lam đắm trước mà thân làm điều ác-miệng làm điều ác-ý làm điều ác, thì người đó dựa vào nhân duyên của điều ác, lúc thân này hoại rồi sinh trong đường ác. Tất cả các luận cũng nói như vậy: Từ nghiệp mà có sự sinh. Vì vậy kinh nói: Từ sáng suốt đi vào sáng suốt, từ bóng tối đi vào bóng tối. Người thế gian cũng đều nói như vậy: Từ nghiệp mà có sự sinh. Lại nói như vậy: Vì sợ tất cả những nơi sinh ra không vui sướng, cho nên xa rời tất cả các loại ác hạnh; vì mong cầu tất cả những nơi sinh ra được vui sướng cho nên tu hành tất cả các loại thiện hạnh. Chính vì nghĩa này cho nên dựa vào các Thánh nhân, dựa vào tất cả bộ luận và dựa vào người thế gian, mà tôi nhận biết như vậy. Từ nhân của nghiệp mà sinh ra thế gian, chứ không phải là không có nhân mà sinh ra.
Hỏi: Bởi vì niệm không dừng lại thì làm sao có thể sinh ra quả? Việc này có nghĩa gì? Nghiệp phiền não chuyển biến liên tục trong từng sát na, các nghiệp phiền não này diệt mất trong từng sát na. Vì vậy không phải từ các nghiệp phiền não mà sinh ra thế gian.
Đáp: Tôi thấy nhân diệt mất mà có thể sinh ra quả. Việc này có nghĩa gì? Vì thấy nhân diệt dựa vào nhân diệt ấy mà có thể sinh ra quả. Như trong trái Ma-đa-long Lão có mùi rượu, nhưng trong hạt nảy mầm mọc ra thân nhánh-lá và hoa… đều không ngửi thấy mùi rượu, mà dựa vào hạt cây ấy nảy mầm mọc ra thân-nhánh-lá… nối tiếp nhau, mãi đến thời gian sau mới thấy từ trong trái. Vị rượu vốn có trong quả Ma-đalong Lão ấy, chứ không phải là ngay nơi nhân của nó cũng không phải là nhân nào khác. Như vậy, trông thấy nhân và quả từ bên ngoài hòa hợp mà sinh ra. Với pháp như vậy và trí so sánh như vậy mà biết, nhân diệt rồi dựa vào nhân diệt ấy mà có thế gian sinh ra, chứ không phải là không có nhân mà sinh, cũng không phải là nhân nào khác mà sinh.
Hỏi: Nếu chẳng phải là không nhân, chẳng phải là nhân điên đảo mà sinh ra thế gian, mà dựa vào nghiệp phiền não mà có thế gian, thì việc này làm sao biết được?
Đáp: Không biết sinh ra là tai họa của những nghiệp hành đã tạo tác. Việc này có nghĩa gì? Vì không sinh ra là tai họa, cho nên người thế gian đắm say cảnh giới năm dục với tất cả những việc không ích lợi, vì sinh ra trong thế gian là nơi đầy dẫy mọi điều không lợi ích, cho nên họ tu hành vì được quả báo của thế gian, và mọi việc do nghiệp làm ra không phải là việc làm đoạn sạch phiền não. Đây là có nghĩa gì? Trong khắp thế gian phàm phu ngu si không có trí tuệ cho nên không thể quán sát. Vì Vô minh che mờ tâm trí, cho nên mới nhận thấy có công đức phát sinh trong Vô lượng trăm ngàn nỗi khổ đau phiền não, vì cầu được thọ hưởng quả báo yên vui trong đời vị lai mà ra sức mong cầu, ra sức làm việc công đức, tu hành mọi việc như giữ giới-bố thí…
Lại có người vì tâm điên đảo, đắm vào cảnh giới năm dục của đời hiện tại, thấy mình không có phước đức trong đời vị lai, cho nên tu hành những hạnh không có phước đức như nghiệp sát sinh…
Lại còn có người đắm trong niềm vui Tam-muội, yêu quý thiền-
chấp lấy thiền-kiêu mạn vì thiền-nghi ngờ vì thiền-tăng thượng vì thiền…, tu hành tất cả các hành thần thông, vì vậy ở trong ba cõi ấy sinh ra chứ không đoạn trừ-không chấm dứt, từ sinh ra lại khởi lên tất cả phiền não, từ phiền não mà khởi lên tất cả nghiệp. Như vậy mà thế gian từ vô thỉ đến nay không bao giờ đoạn dứt được.
Hỏi: Nếu từ tất cả phiền não mà sinh ra các hành của thế gian thì tại sao trong kinh này Đức Như Lai chỉ nói từ Vô minh mà sinh ra thế gian?
Đáp: Tuy nói Vô minh, nhưng thâu nhiếp được tất cả phiền não tham lam… Việc này có nghĩa gì? Tuy Vô minh nhưng bao gồm tất cả mọi lỗi lầm như tham lam… điều này làm thế nào biết được? Vì con người ngu si mà nổi tâm tham, bởi vì không có trí cho nên phát sinh tất cả phiền não như tham lam… chẳng phải là không có nhân mà phát sinh. Như trong kinh nói: Nhân duyên Vô minh khởi lên lỗi lầm tham lam, khởi lên lỗi lầm giận dữ, khởi lên lỗi lầm tối tăm. Vì vậy nói căn bản vô minh ấy thâu nhiếp được những lỗi lầm của tất cả mọi phiền não. Giống như ở thế gian, vua đến vua đi thì các quan và các binh sĩ cũng đến cũng đi.
Hỏi: Vì nghĩa gì trong phần quá khứ chỉ nói Vô minh chứ không nói Ái? Còn trong phần vị lai chỉ nói Ái mà không nói Vô minh?
Đáp: Vì cảnh giới rộng lớn. Đây là nói rõ nghĩa gì? Vì Vô minh trùm khắp tất cả cảnh giới, còn Ái thì không như vậy. Đây là vì nghĩa gì? Vì Vô minh trùm khắp tất cả mọi nơi mà Ái thì không trùm khắp.
Lại vì duyên vào hữu vi-vô vi. Đây là nghĩa gì? Bởi vì Vô minh kia duyên với pháp hữu vi và vô vi. Ái thì không như vậy, mà chỉ duyên nơi pháp hữu vi.
Lại vì duyên vào phần vị giống và không giống. Đây là nghĩa gì? Bởi vì Vô minh duyên với phần vị giống và không giống. Ái thì không như vậy, mà chỉ duyên với phần vị giống nhau.
Lại vì tương ưng với tất cả phiền não. Đây là nghĩa gì? Bởi vì Vô minh và tất cả phiền não đều cùng tương ưng với nhau. Ái thì không như vậy, mà chỉ có kẻ ngu si mới phát sinh chứ không phải là người trí phát sinh.
Lại là nhân không đoạn tuyệt của tất cả khổ đau. Đây là nghĩa gì? Bởi vì Vô minh lấy tất cả mọi nỗi khổ đau làm căn bản. Chính vì nghĩa này, ở trong phần đầu chỉ nói đến Vô minh, dựa vào đó mà trong phần phiền não thứ hai, mới chỉ rõ Ái. Vì vậy trong phần vị lai kia chỉ nói đến Ái mà không nói đến Vô minh.
Hỏi: Vì nghĩa gì mà các nghiệp thâu nhiếp trong đời quá khứ tùy thuộc vào phiền não nào có thể làm nhân cho nhau, các phiền não ấy, dùng tên gọi của Vô minh để nói đến? Các nghiệp thâu nhiếp trong đời hiện tại, tùy thuộc vào phiền não nào có thể làm nhân cho nhau, các phiền não ấy dùng đến gọi của Ái và Thủ để nói đến.
Đáp: Bởi vì không phải là hiện tại đang thấy mà đang thấy hiện tại. Đây là nghĩa gì? Hết thảy phiền não có trong đời quá khứ, vì cách xa cho nên không thể trông thấy hiện tại. Vì vậy sự khác nhau của phiền não trong quá khứ kia, không thể chỉ rõ vì tướng mờ tối của nó không thể nào diễn tả được, cho nên đều lấy Vô minh mà gọi tên. Những phiền não thâu nhiếp của đời hiện tại thì có thể đang thấy hiện tại, những phiền não ấy sai biệt có thể nói được có thể chỉ rõ đây là Ái Thủ-đây là Dục Thủ và đây là Kiến thủ…Vì vậy mọi phiền não có trong hiện tại đều lấy Ái và Thủ mà gọi tên.
Hỏi: Lời nói này là lời nói vi diệu. Vì dựa vào nghiệp-phiền não mà có sinh tử ở thế gian, chứ không phải là nhờ vào trời Tự tại và cát bụi… Nhưng mười hai chi hữu như Vô minh … thì nghĩa ấy thế nào?
Đáp: Không biết như thật về sự việc trong ba đời thì gọi là Vô minh. Vô minh chuyển biến dấy khởi dẫn đến nhân của đời sau, gồm có nghiệp phước-nghiệp tội và nghiệp bất động…, thì gọi là Hành. Dựa vào Hành làm nhân mà có phát sinh phần nhiễm của ý thì gọi là Thức. Vì Thức kia tồn tại cho nên gọi là Danh sắc. Nơi nương tựa của Thức thanh tịnh ấy, gọi là Lục nhập. Ba sự việc của căn-thức và cảnh giới hòa hợp, hướng đến pháp thuộc phạm vi của ý thì gọi là Xúc. Dựa vào Xúc mà phát sinh yêu thích và không yêu thích, hai ý niệm cảm thọ trái ngược nhau, thì gọi là Thọ. Thấy đắm theo Thọ cùng tích tập vui thích, gọi là Ái. Dựa vào Ái mà mong cầu có lúc mất-có lúc được, ngã dựa vào vui với các phiền não và tùy thuận phiền não, thì gọi là Thủ. Thủ luôn luôn chuyển biến mà phát khởi dẫn đến nghiệp thân-miệng-ý làm nhân cho đời sau, thì gọi là Hữu. Dựa vào hành của Hữu dẫn đến thân đời sau, thì gọi là Sinh. Dựa vào Sinh mà thân có tăng trưởng-chín muồi và biến hoại, thì gọi là Lão. Thân có được trước đây bị hủy hoại, thì gọi là Tử. Sự việc xa lìa và không xa lìa, yêu thích và không yêu thích, mong cầu cung cấp nuôi dưỡng đều từ phạm vi của ý mà sinh ra, đốt cháy tâm tư của mình thì gọi là Ưu. Dựa vào tâm tư ôm ấp buồn lo nói đến công đức yêu quý, trong tâm sầu muộn chất chứa đủ loại ngôn từ đau thương, gọi là khóc nỉ non. Dựa vào Sắc-Thức-Thân cùng tương ưng với ý, không có gì yêu thích mà phải nhận lấy, thì gọi là Khổ. Chỉ có ý thức và thân tương ưng với phạm vi của ý, thì gọi là Sầu. Đối với hai loại cảnh giới yêu thích và không yêu thích, hoặc có mong cầu mà có-hoặc không mong cầu mà có, cầu tiền của sinh hoạt mà nhận chịu các loại khổ đau, tâm tư bức não thì gọi là điểm cùng cực của cuộc đời.
Hỏi: Vô minh duyên hành. Thế nào gọi là hành?
Đáp: Dựa vào sự dung nạp bạn bè đồng hành, khởi lên sự quan sát tùy thuận cùng sinh, là nghĩa của hành.
Hỏi: Cho nên giải thích về danh từ nhân duyên. Sao gọi là nhân duyên?
Đáp: Có thể thành tựu quả đó gọi là nhân. Dựa vào pháp này mà có thể làm sáng tỏ pháp kia, nhờ vào pháp này mà có thể sinh ra pháp kia, đó gọi là duyên.
Hỏi: Vì sao chỉ nói Vô minh duyên hành, mà không nói là Vô minh nhân Hành?
Đáp: Vì thâu nhiếp tất cả các nhân duyên. Nếu nói Vô minh nhân Hành, thì chỉ thâu nhiếp nhân của nhân duyên mà không bao gồm hết nhân duyên. Vì vậy, không nói Vô minh nhân Hành. Vì bốn nhân duyên như Vô minh… cùng có thể làm nhân duyên, cho Hành, vì vậy chỉ dựa vào tên gọi của nhân duyên mà nói bởi vì có thể thâu nhiếp cả bốn nhân duyên.
Hỏi: Hành cũng có khả năng làm nhân duyên cho Vô minh. Nếu như vậy thì vì sao chỉ nói Vô minh duyên Hành mà không nói là Hành duyên Vô minh?
Đáp: Vì có hai nghĩa quyết định và không quyết định. Điều này có nghĩa gì? Bởi vì nhân của Vô minh nhất định duyên với Hành, mà không phải là hành nghiệp nhất định duyên với Vô minh. Vì sao biết được như vậy? Vì A-la-hán tuy còn có nghiệp, nhưng mà không có Vô minh, cho nên không phải là nghiệp nhất định làm duyên cho Vô minh. Vì vậy cho nên không nói Hành duyên Vô minh.
Hơn nữa, dựa vào nhân duyên Vô minh mà có nghiệp, bởi vì nghĩa này mà dựa vào nhân duyên mà có nghiệp. Nếu như vậy thì chỉ dựa vào nhân duyên Vô minh mà có nghiệp, không cho nên nào xa lìa Vô minh mà có nghiệp, nhưng thật ra thì xa lìa Vô minh vẫn có nghiệp. Vì vậy nói là dựa vào Vô minh duyên hành, chứ không nói là dựa vào Hành duyên Vô minh.
Hỏi: Vì nghĩa gì mà đã nhận chịu quả báo của nghiệp nhưng dùng tên gọi của Hành để nói, chưa nhận chịu quả báo của nghiệp thì gọi là hữu?
Đáp: Chưa nhận chịu quả báo của nghiệp thì chỉ có phần hữu vi, vì vậy nói là Hữu, vì cuối cùng là Hữu, vì đời vị lai cuối cùng sẽ cảm được quả. Thể của nghiệp tuy diệt mà cuối cùng là Hữu, vì nhất định có thể mang lại quả báo trong đời vị lai, vì vậy gọi là Hữu. Lấy Hữu mà gọi tên, vì đã nhận chịu quả báo của nghiệp. Đã nhận chịu phần hữu vi cho nên nói là Hành. Vì có thể nhận chịu quả báo cho nên gọi là Hữu, lấy Hữu làm tên gọi.
Về nghĩa của Hữu. Vì sao gọi là Hữu? Vì dựa vào pháp này có khả năng phát sinh cho nên gọi là Hữu. Đây là nghĩa gì? Tùy thuộc vào những nghiệp nào mà cuối cùng có thể sinh ra quả báo trong đời vị lai, cho nên lấy Hữu gọi là tên. Tùy thuộc các nghiệp nào không phải là hoàn toàn có trong đời vị lai, như nghiệp của Ương-cù-ly-ma-la… vì chưa từng có, cho nên gọi tên là Hành. Vì vậy trong kinh nói: Hành duyên theo quả của nghiệp, lấy Thức mà gọi tên chứ không lấy Sinh để gọi tên. Vì sao? Vì nghiệp của hành kia không phải là cuối cùng sinh ra chi Hữu. Đây là nói nghĩa gì? Vì quả báo của nghiệp mà thân đang nhận chịu trong hiện tại, thì duyên của hành nghiệp kia có khả năng sinh ra chi thức, mà không có khả năng sinh ra chi Sinh kia.
Lại bởi vì thấy có năng lực và không có năng lực. Nghĩa này thế nào? Vì sao gọi là Hành có thể hoàn tất mọi việc. Sinh trong đời quá khứ đã tạo ra các nghiệp, nhận thấy nó có năng lực, mà có thể tạo thành quả báo, cho nên nghiệp đó gọi tên là hành. Các nghiệp đã làm trong đời này chưa nhận thấy sức mạnh của nó, vì chưa thành tựu quả quả báo của nghiệp đó ở đời vị lai, cho nên nghiệp đó không có thể gọi là Hành, mà lấy Hữu để gọi tên.
Hỏi: Vì nghĩa gì mà gọi là bất động?
Đáp: Vì phạm vi khác thì không thể mang lại quả báo, cho nên gọi là bất động. Việc này có nghĩa gì? Như nghiệp của cõi Dục ở trong phạm vi khác có thể mang lại quả báo. Tùy những thiện và căn nghiệp đạo thế nào mà sinh trong loài người, tức là thiện nghiệp kia dựa vào tâm mong muốn, cho đến sinh lên cõi trời Tha-hóa-tự-tại. Như Đức Như lai dựa vào kinh công đức sinh nói: Lại tùy theo những ác nghiệp bất thiện như thế nào cần phải sinh vào địa ngục. Nhận chịu quả báo tức là dựa vào nghiệp ấy mà nhận chịu khổ báo trong loài người.
Như Đức Như lai dựa vào kinh Diêm Dụ nói: Nghiệp của Sắc-Vô Sắc không nhất định như vậy. Nghĩa này thế nào? Nghiệp của phần vị Sơ thiền không sinh đến Nhị thiền, nghiệp của phần vị Nhị thiền không sinh vào Sơ thiền. Như vậy những phần vị khác đều như vậy, nên biết.
Vì vậy đức Phật nói: Nghiệp của Sắc-Vô Sắc gọi là bất động. Vả lại, những Cái-Chướng vốn không có thể lay động nổi, cho nên gọi là bất động, như ngọn đèn đặt trong căn nhà kín đáo.