LUẬN ĐẠI THỪA A TỲ ĐẠT MA TẬP

SỐ 1605

Tác giả: Bồ tát Vô Trước.
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

QUYỂN 4

Phẩm 5: PHẨM ĐẾ TRONG PHẦN QUYẾT TRẠCH  (Phần 2)

Thế nào là Tập đế? Là các nghiệp sanh do phiền não và phiền não tăng thượng sanh ra, đều gọi là tập đế. Nhưng Đức Bạc-già-phạm thì tùy theo chỗ tối thắng mà nói, hoặc ái hoặc hậu hữu ái. Nếu hỷ tham cùng đi với ái hoặc các hỷ lạc ái kia, gọi đó là tập đế. Tối thắng là nghĩa biến hành, do ái có đủ nghĩa biến hành, nên là tối thắng. Sáu nghĩa gồm:

  1. Sự biến hành.
  2. Vị biến hành.
  3. Thế biến hành.
  4. Giới biến hành.
  5. Cầu biến hành.
  6. Chủng biến hành.

Thế nào là phiền não? Là do các thứ số, tướng, duyên khởi, cảnh giới, tương ưng, sai khác, hạnh tà, giới, chúng, đoạn mà quán các phiền não.

Thế nào là số ? Hoặc là sáu, hoặc là mười. Sáu là tham, sân, mạn, vô minh, nghi và kiến. Mười là năm thứ trước, và kiến lại chia làm năm thứ:

  1. Tát-ca-da kiến.
  2. Biên chấp kiến.
  3. Tà kiến.
  4. Kiến thủ.
  5. Giới cấm thủ.

Thế nào là tướng? Nếu khi pháp sinh thì tướng không vắng lặng, do sự sinh nầy mà thân tâm không vắng lặng nối tiếp chuyển, là tướng phiền não.

Thế nào là duyên khởi? Là phiền não và tùy miên chưa đoạn vĩnh viễn, vì thuận pháp phiền não hiện tiền, tư duy bất chánh khởi hiện tiền, như vậy phiền não mới được sinh, đó gọi là duyên khởi.

Thế nào là cảnh giới? Là tất cả phiền não lại dùng tất cả phiền não làm cảnh cho sở duyên, và duyên theo các phiền não sự. Lại nữa, phiền não cõi Dục trừ vô minh, kiến và nghi ra, thì các thứ còn lại không thể duyên các địa trên làm cảnh. Phiền não của các địa trên không thể duyên với địa dưới làm cảnh, nên đã lìa dục của địa kia. Lại nữa, duyên theo diệt đế, đạo đế, các phiền não không thể thân duyên với diệt đạo làm cảnh, chỉ do nương vào phiền não kia vọng khởi phân biệt mà gọi là sở duyên.

Lại nữa, phiền não có hai thứ:

  1. Duyên vô sự.
  2. Duyên hữu sự.

Duyên vô sự, là kiến và pháp tương ưng của kiến. Các phiền não còn lại gọi là duyên hữu sự.

Thế nào là tương ưng? Là tham không tương ưng sân, như sân nghi cũng vậy, ngoài ra đều được tương ưng. Như tham sân cũng vậy, là sân không tương ưng với tham mạn kiến, mạn không cùng với sân nghi tương ưng. Vô minh có hai thứ:

  1. Vô minh tương ưng với tất cả phiền não.
  2. Vô minh bất cộng.

Vô minh bất cộng, là đối với đế không có trí. Kiến không tương ưng với sân nghi, nghi không cùng tương ưng tham mạn kiến… các tùy phiền não như phẫn lại cũng không tương ưng lẫn nhau. Vô tàm vô quí trong tất cả phẩm bất thiện thường cùng tương ưng. Hôn trầm, trạo cử, bất tín, biếng nhác, buông lung trong tất cả phẩm nhiễm ô thường cùng tương ưng.

Thế nào là sai khác? Là các phiền não nương vào đủ thứ loại nghĩa lập ra vô số môn sai khác, đó là kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền (buộc vây), bộc lưu (dòng thác), ách, thủ, hệ, cái (ngăn che), chu ngột, cấu, thiêu hại, tiễn (mũi tên), các hành vi ác, lậu gây ra, nhiệt não, tránh (cãi lẫy), xí nhiên lừng lẫy trù lâm (rừng rậm), ngăn ngại…

Kiết có mấy thứ ? Thế nào là kiết? Kiết với chỗ nào? Kiết có chín thứ:

  1. Ái kiết.
  2. Khuể kiết.
  3. Mạn kiết.
  4. Vô minh kiết.
  5. Kiến kiết.
  6. Thủ kiết.
  7. Nghi kiết.
  8. Tật kiết.
  9. San kiết.

1. Ái kiết, là sự trói buộc của tham ái kiết nơi ba cõi, nên không chán ba cõi, do không chán nên làm làm nhiều bất thiện, không làm các thiện, do đó có thể chiêu cảm quả khổ của đời vị lai, và tương ưng với khổ.

2. Khuể kiết, là đối với tâm của hữu tình khổ và pháp thuận khổ có tổn hại, vì bị khuể kiết trói buộc, đối với cảnh tướng của khuể(giận dữ), tâm không buông xả, vì không buông xả nên nên làm nhiều bất thiện, không làm các thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ đời vị lai và tương ưng với khổ.

3. Mạn kiết, tức là bảy mạn: mạn, quá mạn, mạn quá mạn, ngã mạn, tăng thượng mạn, hạ liệt mạn, tà mạn.

Mạn, là mình hèn mọn mà chấp mình là hơn, hoặc bằng mà chấp mình cũng là bằng, tâm cao cử làm tánh.

Quá mạn, là đối với bằng cho mình là hơn, hoặc đối với người hơn mình cho mình là bằng, tâm cao cử làm tánh.

Mạn quá mạn, là đối với người hơn mình mà cho mình là hơn người, tâm cao cử làm tánh.

Ngã mạn, đối với năm thủ uẩn mà quán là ngã và ngã sở, lấy tâm cao cử làm tánh.

Tăng thượng mạn, chưa chứng đắc pháp thượng thắng, cho mình đã chứng đắc pháp thượng thắng, lấy tâm cao cử làm tánh.

Hạ liệt mạn, là đối với người phần nhiều hơn cho mình là thua chút thôi, tâm cao cử làm tánh.

Tà mạn, là thật không có đức cho mình có đức, tâm cao cử làm tánh.

Vì mạn kiết trói buộc, đối với ngã và ngã sở không thể hiểu rõ, vì không thể hiểu rõ nên chấp ngã và ngã sở, làm nhiều bất thiện, không thực hành các điều thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ đời vị lai và cùng với khổ tương ưng.

4. Vô minh kiết, là ba cõi, không có trí tuệ vì bị vô minh kiết trói buộc, đối với pháp khổ, pháp tập không thể hiểu rõ, vì không thể hiểu rõ nên làm nhiều việc bất thiện không làm các điều thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ ở đời vị lai và cùng với khổ tương ưng.

5. Kiến kiết, tức là ba kiến, là Tát-ca-da kiến, biên chấp kiến và tà kiến, vì kiến kiết trói buộc, đối với xuất ly tà vọng chấp, truy cầu, hưng khởi chấp trước, đối với xuất ly tà đã vọng chấp nên, làm nhiều bất thiện không làmcác điều thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ ở đời vị lai và tương ưng với khổ.

6. Thủ kiết, là kiến thủ, giới cấm thủ, vì thủ kiết trói buộc, đối với phương tiện xuất ly tà vọng chấp trước, vì vọng chấp trước phương tiện xuất ly tà, nên làm nhiều bất thiện không làm các thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ của đời vị lai và cùng với khổ tương ưng.

7. Nghi kiết, là đối với đế còn do dự, nghi kiết trói buộc, đối với Phật pháp tăng vọng sinh nghi hoặc, vì nghi hoặc nên không tu chánh hạnh, vì không tu chánh hạnh đối với Tam Bảo nên làm nhiều bất thiện không làm các điều thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ ở đời vị lai tương ưng với khổ.

8. Tật kiết, là đam mê lợi dưỡng, không chịu được đối với quang vinh của người khác mà khởi tâm ganh ghét, vì tật kiết trói buộc, coi trọng lợi dưỡng, không tôn kính pháp, nên làm nhiều việc bất thiện không thực hành các điều thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ của đời vị lai và cùng với khổ tương ưng.

9. San kiết, là đam mê lợi dưỡng đối với vật dụng sinh sống tâm thường keo kiệt tham tiếc, vì san kiết trói buộc, coi trọng chứa để, không tôn trọng sự xa lìa chứa để, làm nhiều việc bất thiện không làm các điều thiện, do đây có thể chiêu cảm quả khổ ở đời vị lai và tương ưng với khổ.

Phược có ba thứ:

  1. Tham phược.
  2. Sân phược.
  3. Si phược.

Do tham trói buộc, các hữu tình khiến ở trong khổ hoại, do sân trói buộc khiến các hữu tình ở trong khổ khổ, do si trói buộc khiến các hữu tình ở trong khổ hành. Lại nữa, vì nương vào tham sân si đối với gia hạnh thiện không được tự tại, nên gọi là phược.

Tùy miên có bảy thứ: 1. Dục ái tùy miên; 2. Sân khuể tùy miên; 3. Hữu ái tùy miên; 4. Mạn tùy miên; 5. Vô minh tùy miên; 6. Kiến tùy miên; 7. Nghi tùy miên.

  1. Dục ái tùy miên, là phẩm tham của dục thô nặng.
  2. Sân khuể tùy miên, là phẩm khuể của sân thô nặng.
  3. Hữu ái tùy miên, là phẩm tham của cõi Sắc và cõi Vô sắc thô nặng.
  4. Mạn tùy miên, là phẩm mạn thô nặng.
  5. Vô minh tùy miên, là phẩm vô minh thô nặng.
  6. Kiến tùy miên, là phẩm kiến thô nặng.
  7. Nghi tùy miên, là phẩm nghi thô nặng.

Nếu người chưa lìa sự mong cầu, là do sự tùy tăng trưởng của tùy miên dục ái, tùy miên giận dữ. Nếu người chưa lìa cầu hữu, là do sự tùy tăng của hữu ái tùy miên. Nếu người chưa lìa phạm hạnh tà mà cầu, là do sự tùy tăng trưởng của vô minh tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên. Vì chúng sinh được chút ít đối trị thì liền sinh kiêu mạn, ngu si đối với Thánh đế, luống dối kế chấp giải thoát tà và phương tiện giải thoát tà của ngoại đạo, đối với thánh giáo chánh pháp của Phật trong Tỳ-nạida, còn do dự nghi ngờ.

Tùy phiền não: Là tất cả phiền não đều là tùy phiền não, nhưng có tùy phiền não chẳng phải phiền não, là trừ phiền não. Ngoài ra nhiễm ô là tất cả pháp tâm sở thuộc về hành uẩn. Điều nầy là thế nào? Là trừ sáu phiền não, như tham và chỗ nhiễm ô khác thuộc hành uẩn là các pháp tâm sở như phẫn, hận… Lại nữa, tham sân si gọi là tùy phiền não vì các pháp tâm sở do tùy phiền não nầy tùy theo tâm mà não hại, khiến không lìa nhiễm, khiến không giải thoát, khiến không dứt chướng, nên gọi là tùy phiền não. Như Thế tôn nói: “Trong đêm dài sanh tử, các ông bị tham sân si, đeo đuổi làm não loạn mà tâm hằng nhiễm ô”.

Triền có tám thứ:

  1. Hôn trầm.
  2. Ngủ nghỉ.
  3. Trạo cử.
  4. Ác tác.
  5. Tật.
  6. San.
  7. Vô tàm.
  8. Vô quí.

Niệm niệm tăng trưởng, lừng lẫy trói buộc nhiễu loạn tâm nên gọi là triền. Tức là tùy khi tu tập tướng chỉ quán xả, và chỗ thâu nhiếp của Thi-la tịnh theo chỗ nương nơi phạm hạnh thì các triền nhiễu buộc tâm.

Bộc lưu có bốn thứ:

  1. Dục bộc lưu.
  2. Hữu bộc lưu.
  3. Kiến bộc lưu.
  4. Vô minh bộc lưu.

Cuốn trôi theo dòng chảy sanh tử là nghĩa của bộc lưu thuận theo tạp nhiễm. Dục bộc lưu là người tu tập cầu dục hữu bộc lưu là người tu tập cầu hữu; kiến bộc lưu và vô minh bộc lưu là người tu tập cầu phạm hạnh tà . vì năng y sở tương ưng với lý.

Ách có bốn thứ:

  1. Dục ách.
  2. Hữu ách.
  3. Kiến ách.
  4. Vô minh ách.

Gây chướng ngại cho sự lìa trói buộc là nghĩa ách, trái với thanh tịnh. Ách nầy cũng theo thứ lớp mà người tu tập ba thứ cầu tương ưng hiện hành như bộc lưu.

Thủ có bốn thứ:

  1. Dục thủ.
  2. Kiến thủ.
  3. Giới cấm thủ.
  4. Ngã ngữ thủ.

Chấp thủ ở gốc tranh cãi, chấp thủ nơi thân hậu hữu, là nghĩa của thủ. Vì sao ? Vì tham vướng mắc, dục trói buộc và đắm nhiễm làm nhân, các người tại gia phải xa lìa chúng, vì gốc tranh cãi nầy vốn là dục thủ thứ nhất. Vì tham vướng mắc, kiến trói buộc và đắm nhiễm làm nhân, các người xuất gia phải cố gắng dứt bỏ chúng, vì gốc tranh cãi nầy vốn là ba thứ thủ sau. Sáu mươi hai thứ kiến là kiến thủ, mỗi đều có giới cấm riêng, phần nhiều là khổ hạnh, đó là giới cấm thủ, y chỉ của cấm thủ nầy là Tát-ca-da kiến (thân kiến), là ngã ngữ thủ. Do kiến thủ và giới cấm thủ mà các ngoại đạo tranh luận với nhau. Do ngã ngữ thủ nên các ngoại đạo không tranh luận lẫn nhau, mà tranh luận với những người chánh pháp. Gốc chấp trước tranh luận như vậy, lại có thể dẫn đến chấp thủ khổ dị thục khổ của hậu hữu, nên gọi là thủ Hệ có bốn thứ:

  1. Tham dục thân hệ.
  2. Sân khuể thân hệ.
  3. Giới cấm thủ thân hệ.
  4. Thử thật chấp thủ thân hệ (chấp thủ cho đó là thật, trói buộc thân).

Vì có thể làm chướng ngại thân ý tánh của định nên gọi là hệ. Vì sao? Vì có thể làm nhân của bốn thứ tâm loạn:

  1. Do tham lam tài vật khiến cho tâm tán loạn.
  2. Đối với sự tranh tranh lấy hạnh bất chánh làm nhân khiến cho tâm tán loạn.
  3. Đối với giới cấm khó hành lấy khổ não làm nhân khiến tâm tán loạn.
  4. Không như chánh lý để xét tìm cảnh giới làm nhân khiến tâm tán loạn.

Cái có năm thứ:

  1. Tham dục cái.
  2. Sân khuể cái.
  3. Hôn trầm ngủ nghỉ cái.
  4. Trạo cử ác tác cái.
  5. Nghi cái.

Vì có thể khiến cho thiện phẩm không được hiển rõ, đó là nghĩa cái, là lạc xuất gia vị giác tà hạnh vị và chỉ cử xả vị.

Chu ngột có ba thứ:

  1. Tham chu ngột.
  2. Sân chu ngột.
  3. Si chu ngột.

Do nương vào tham sân si, sự tập quen trước kia làm phương tiện, nên thành các hạnh của tham…, tâm không điều thuận, không có chỗ gắng sức đảm nhận, khó có thể giải thoát, khiến các hữu tình khó dứt hạnh nầy, nên gọi là chu ngột.

Cấu có ba thứ:

  1. Tham cấu.
  2. Sân cấu.
  3. Si cấu.

Do nương vào tham sân si, hủy phạm các học xứ của Thi-la như thế, do đó những vị có trí đồng phạm hạnh, hoặc ở xóm làng, hoặc ở nơi thanh vắng, khi nghe thấy rồi nói như vầy: “Trưởng già nầy làm các việc như vậy, hành các hạnh như vậy”, rồi bị xóm làng, chê trách các điểm nhiễm ô bất tịnh, gọi đó là cấu.

Thiêu hại có ba thứ:

  1. Tham thiêu hại.
  2. Sân thiêu hại.
  3. Si thiêu hại.

Vì nương vào tham sân si, nên trong thời gian dài thường bị sinh tử thiêu hại, vì thế gọi là thiêu hại (đốt cháy gây hại).

Tiễn có ba thứ:

  1. Tham tiễn.
  2. Sân tiễn.
  3. Si tiễn.

Do nương vào tham sân si, đối với hữu và vật dụng của hữu, truy cầu sâu xa nối nhau không dứt, đối với Phật pháp tăng, khổ tập diệt đạo thường sinh nghi hoặc, nên gọi là tiễn (mũi tên).

Sở hữu có ba thứ:

  1. Tham sở hữu.
  2. Sân sở hữu.
  3. Si sở hữu.

Do nương vào tham sân si, tích chứa tài vật, có sợ có oán, thường là trụ trong tán loạn, nên gọi là sở hữu.

Ác hạnh có ba thứ:

  1. Tham hành vi ác.
  2. Sân hành vi ác.
  3. Si hành vi ác.

Do nương vào tham sân si, thường hành hành vi ác nơi thân ngữ ý, nên gọi là hành vi ác. Lại cũng tức nương vào môn tham sân si nầy, gây ra vô lượng hành vi ác, bất thiện, kiến lập ba thứ căn bất thiện. Vì sao? Vì các hữu tình ái vị hiện có ở thế gian làm nhân hành các hành vi ác, phân biệt tướng oán của thế gian làm nhân gây ra các hành vi ác, chấp trước pháp tà của thế gian làm nhân, hành các hành vi ác, nên tham sân si nầy cũng gọi là làm các việc ác, cũng gọi là căn bất thiện.

Lậu có ba thứ:

  1. Dục lậu.
  2. Hữu lậu.
  3. Vô minh lậu.

Vì khiến cho tâm nối tiếp lưu tán không dứt nên gọi là lậu. Điều nầy là thế nào ? Nương vào ngoại môn tuôn chảy mà lập dục lậu. Nương vào nội môn tuôn chảy mà lập hữu lậu. Nương vào sự tuôn chảy của hai môn kia mà lập vô minh lậu.

Quỹ có ba thứ:

  1. Tham quỹ.
  2. Sân quỹ.
  3. Si quỹ.

Do nương theo tham sân si, đối với hữu và các vật dụng giúp ích cho đời sống hằng ngày thường khởi truy cầu không thoả mãn, thường bị nghèo túng các khổ bức não, gọi đó là quỹ (hết).

Nhiệt có ba thứ:

  1. Tham nhiệt.
  2. Sân nhiệt.
  3. Si nhiệt.

Do nương vào tham sân si, không đúng chánh lý, chấp trước các tướng, chấp trước các tùy hảo, do chấp trước tướng và tùy hảo nên thiêu đốt thân tâm, gọi đó là nhiệt (nóng bức).

Não có ba thứ:

  1. Tham não.
  2. Sân não.
  3. Si não.

Do nương vào tham sân si, tùy các tướng hảo kia ưa thích đam mê, tướng tốt kia nếu biến hoại thì liền tăng thêm ưu sầu than trách, là sự xúc cảm của các thứ phiền não, ép ngặt nên gọi là Não.

Tránh có ba thứ:

  1. Tham tránh.
  2. Sân tránh.
  3. Si tránh.

Do nương vào tham sân si, nắm giữ dao gậy, dấy lên các sự gây chiến thưa kiện, nên tham sân si gọi là tránh.

Xí nhiên có ba thứ:

  1. Tham xí nhiên.
  2. Sân xí nhiên.
  3. Si xí nhiên.

Do nương vào tham sân si, bị lửa dữ tham phi pháp thiêu đốt, bị lửa dữ tham bất bình đẳng thiêu đốt, bị lửa dữ của pháp tà thiêu đốt, nên gọi là xí nhiên (bùng cháy).

Trù lâm có ba thứ:

  1. Tham trù lâm.
  2. Sân trù lâm.
  3. Si trù lâm.

Do nương vào tham sân si, trong các hành căn bản của sinh tử dấy lên nhiều nhiễm chấp, khiến các hữu tình chiêu cảm các thứ thân trôi lăn trong năm đường, nên tham sân si gọi là trù lâm (rừng rậm).

Câu ngại có ba thứ:

  1. Tham câu ngại.
  2. Sân câu ngại.
  3. Si câu ngại.

Do nương vào tham sân si, thường quyến luyến mang phần tài sản, không có giác ngộ, ưa thích nơi ồn ào náo nhiệt, được chút ít pháp thiện thì liền sinh thoả mãn, do đây không thể tu các pháp thiện, nên gọi là câu ngại (câu thúc chướng ngại).

Nghĩa môn sai khác của các phiền não như vậy nhiều vô lượng.

Thế nào là hạnh tà? Là hai thứ phiền não tham sân, mê lầm cảnh giới và kiến mà khởi hạnh tà mạn, mê lầm hữu tình và kiến mà khởi hạnh tà Tát-ca-da kiến, biên chấp kiến và tà kiến, mê lầm cảnh của sở tri khởi hạnh tà kiến thủ và giới cấm thủ; mê lầm nơi các kiến mà khởi hạnh tà nghi, mê lầm sự đối trị mà khởi hạnh tà vô minh, lầm tất cả, khởi hạnh tà. Lại nữa, mười thứ phiền não đều là mê lầm nơi khổ tập dấy khởi các hạnh tà, là chỗ nương của nhân duyên kia. Lại nữa, mười thứ phiền não đều là mê lầm diệt đế và đạo đế mà khởi các hạnh tà, do đấy có thể sinh các sự sợ hãi.

Thế nào là giới? Ngoài sân ra, tất cả phiền não còn lại đều thuộc về ba cõi, sân chỉ lệ thuộc nơi cõi Dục.

Lại nữa, tham đối với cõi Dục thì tương ưng với lạc hỷ xả. Như cõi Dục, đối với sơ tĩnh lự và tĩnh lự thứ hai cũng vậy, đối với tĩnh lự thứ ba tương ưng với lạc xả, từ đây trở lên thì chỉ tương ưng với xả. Sân tương ưng với khổ ưu xả. Mạn đối với cõi Dục tương ưng với hỷ xả, đối với sơ và hai tĩnh lự thì tương ưng với lạc hỷ xả, đối với đệ ba tĩnh lự thì cùng với lạc xả tương ưng, từ đây trở lên thì chỉ tương ưng với xả. Như mạn, đối với Tát-ca-da kiến, biên chấp kiến, kiến thủ, giới cấm thủ cũng vậy. Tà kiến đối với cõi Dục cùng với ưu hỷ xả tương ưng, đối với cõi Sắc và cõi Vô sắc tùy tất cả thọ thì đều tương ưng với thọ. Nghi đối với cõi Dục tương ưng với ưu xả, đối với cõi Sắc và cõi Vô sắc tất cả thọ thì đều tương ưng với thọ.

Vô minh có hai thứ: Tương ưng và bất cộng. Vô minh tương ưng: Là đối với tất cả phiền não đều tương ưng, hoặc đối với xứ kia tùy tất cả thọ đều tương ưng. Vô minh bất cộng, là đối với cõi Dục tương ưng với ưu xả, đối với tất cả thọ của cõi trên đều được tương ưng. Tại sao các phiền não đều tương ưng với xả? Vì tất cả phiền não đều rơi vào phần vị ở giữa mới dứt hết.

Lại nữa, tham đối với cõi Dục thì ở tại sáu thức thân. Như tham, đối với sân và vô minh cũng vậy. Tham đối với cõi Sắc thì ở tại bốn thức thân, đối với cõi Vô sắc thì ở tại ý thức thân. Như tham, đối với vô minh cũng vậy. Mạn kiến nghi đối với tất cả xứ thì ở tại ý thức thân. Lại nữa, tham sân mạn đối với cõi Dục thì duyên một phần sự mà chuyển. Như cõi Dục, đối với cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng vậy. Các phiền não khác đối với tất cả xứ thì duyên khắp tất cả sự mà chuyển.

Thế nào là chúng? Là hai chúng phiền não:

  1. Kiến sở đoạn chúng.
  2. Tu sở đoạn chúng.

Kiến sở đoạn chúng lại có bốn thứ:

  1. Kiến khổ sở đoạn chúng.
  2. Kiến tập sở đoạn chúng.
  3. Kiến diệt sở đoạn chúng.
  4. Kiến đạo sở đoạn chúng.

Kiến khổ sở đoạn của cõi Dục có đủ mười phiền não. Như kiến khổ sở đoạn, đối với kiến tập, kiến diệt và kiến đạo cũng vậy. bốn thứ sở đoạn như kiến khổ, kiến tập… của cõi Sắc, mỗi mỗi đều có chín thứ phiền não, trừ sân. Như cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng vậy. Như thế kiến sở đoạn phiền não chúng cộng chung có một trăm mười hai phiền não.

Tu sở đoạn của cõi Dục có sáu phiền não, là Tát-ca-da kiến, biên chấp kiến cùng sinh và tham, sân, mạn, vô minh. Tu sở đoạn của cõi Sắc có năm phiền não, trừ sân. Như cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng vậy. Như vậy, tu sở đoạn phiền não chúng gồm có mười sáu phiền não.

Thế nào là đoạn? Như vậy, đoạn sai khác là do tác ý đoạn nầy, từ đó được dứt. “Như vậy đoạn sai khác”, là biến trí, là viễn ly, là đắc đối trị. Biến trí, là biết rõ khắp các nhân duyên của đoạn sai khác kia, biết rõ khắp tự thể, biết rõ khắp tội lỗi. Viễn ly, là tùy nơi đoạn sai khác kia tạm sinh mà không kiên chấp. Đắc đối trị là như phiền não chưa sinh thì khiến bất sinh, đã sinh thì khiến đoạn. Đắc đạo đối trị là “do tác ý dứt này”. Thế nào là tác ý có thể đoạn? Duyên chung nơi tác ý, quán tất cả pháp đều là tánh vô ngã, có thể đoạn các hạnh phiền não, vô thường… chỉ vì tu trị hành vô ngã. “Từ đấy được dứt”, là từ đâu được dứt? Không từ quá khứ vì đã diệt mất, không từ vị lai vì chưa sinh, không từ hiện tại vì đạo không đồng thời, nhưng từ các phiền não thô nặng cần được dứt là đoạn. Như vậy, như vậy có phẩm thô nặng sinh khởi, như vậy, như vậy phẩm đối trị, nếu phẩm đối trị nầy sinh thì phẩm thô nặng kia diệt, bình đẳng, bình đẳng, cũng như ánh sáng của thế gian sinh thì tối diệt. Do phẩm nầy ly hệ, khiến cho phiền não ở vị lai dừng lại không sinh khởi trong pháp, gọi đó là Đoạn.

Thế nào là các nghiệp do phiền não tăng thượng sinh ra? Hoặc là tư nghiệp, hoặc là tư dĩ nghiệp, gọi chung là tướng nghiệp. Lại có năm thứ nghiệp:

  1. Thủ thọ nghiệp.
  2. Tác dụng nghiệp.
  3. Gia hạnh nghiệp.
  4. Chuyển biến nghiệp.
  5. Chứng đắc nghiệp.

Hiện có trong nghĩa nầy phần nhiều nghiêng về nghiệp gia hạnh.

Thế nào là tư nghiệp? Là phước nghiệp, phi phước nghiệp và bất động nghiệp.

Thế nào là tư dĩ nghiệp? Là thân nghiệp, ngữ nghiệp và ý nghiệp.

Lại nữa, ba nghiệp thân ngữ ý nầy hoặc thiện hoặc bất thiện.

Bất thiện, tức là mười nghiệp đạo bất thiện:

  1. Sát sinh.
  2. Không cho mà lấy.
  3. Dục tà hạnh.
  4. lời dối gạt.
  5. Lời chia rẽ.
  6. Lời Thô ác.
  7. Tạp uế ngữ.
  8. Tham dục.
  9. Sân khuể.
  10. Tà kiến.

Thiện, tức là mười nghiệp đạo thiện:

  1. Lìa sát sinh.
  2. Lìa trộm cắp.
  3. Lìa dục tà hạnh.
  4. Lìa lời dối gạt.
  5. Lìa lời chia rẽ.
  6. Lìa lời thô ác.
  7. Lìa tạp uế ngữ.
  8. Vô tham.
  9. Vô sân.
  10. Chánh kiến.

Lại nữa, sát sinh, trộm cắp… phải dùng năm môn để phân biệt tướng của nó, là sự, là ý lạc, là phương tiện, là phiền não, là rốt ráo.

Như khế kinh nói do tư tạo nghiệp. Thế nào là do Tư tạo nghiệp?

Là điều mà kẻ khác truyền dạy Tư tạo nghiệp, sự khuyến thỉnh của người khác nên tư tạo nghiệp, không nhận biết rõ nên tư tạo nghiệp, căn bản chấp trước nên tư tạo nghiệp, phân biệt điên đảo nên tư tạo nghiệp. Trong đây, căn bản chấp trước nên tư tạo nghiệp. Phân biệt điên đảo nên tư tạo nghiệp, hoặc tạo tác hoặc tăng trưởng chẳng phải không thọ dị thục. Tác, là khởi tạo tác các nghiệp khiến nó hiện hành. Tăng trưởng, là khiến cho tập khí tăng thêm.

Như khế kinh nói quyết định thọ nghiệp. Thế nào là quyết định thọ nghiệp? Là tác nghiệp quyết định, thọ dị thục quyết định, phần vị quyết định.

Mười nghiệp đạo bất thiện là quả dị thục, là trong ba nghiệp ác tùy theo hạ phẩm, trung phẩm và thượng phẩm mà thọ dị thục bàng sinh, ngạ quỷ hay Na-lạc-ca. Quả đẳng lưu: Là mỗi mỗi đều tùy tướng của nó trong cõi người chiêu cảm được tự thân đầy đủ hay suy tổn. Quả tăng thượng, là mỗi mỗi đều tùy tướng của nó mà chiêu cảm được tất cả ngoại sự suy tổn, nói rộng như trong kinh.

Mười nghiệp đạo thiện là quả dị thục, là dị thục của người, trời, trong cõi người trời. Quả đẳng lưu, tức là đối với xứ người, trời, kia mỗi mỗi tùy theo tướng của nó mà chiêu cảm được tự thân đầy đủ hưng thịnh. Quả tăng thượng, tức là xứ người, trời, kia, mỗi quả đều tùy tướng của nó mà chiêu cảm được tất cả ngoại sự hưng thịnh.

Nghiệp thiện bất thiện: Là trong đường thiện, đường ác khi chiêu cảm sinh dị thục thì có nghiệp chiêu dẫn và nghiệp viên mãn. Nghiệp chiêu dẫn, là do nghiệp nầy có thể chiêu cảm quả dị thục. Nghiệp viên mãn là do nghiệp nầy đã sinh rồi thì lãnh thọ quả ái và quả bất ái. Hoặc có nghiệp do một nghiệp lực dẫn mà đạt được một thân, hoặc có nghiệp do một nghiệp lực dẫn mà đạt được nhiều thân, hoặc có nghiệp do nhiều nghiệp lực dẫn mà đạt được một thân, hoặc có nghiệp do nhiều nghiệp lực dẫn mà đạt được nhiều thân. Nếu một hữu tình thành tựu nhiều nghiệp thì làm sao thứ lớp thọ quả dị thục? Trong thân đó nghiệp nào nặng thì thành thục trước, hoặc hiện tiền khi sắp chết, hoặc trước là chỗ tập quen, hoặc việc làm lúc đầu tiên, mà dị thục kia thành thục trước hết.

Như khế kinh nói: “Có ba thứ nghiệp, là phước nghiệp, phi phước nghiệp và bất động nghiệp”. Thế nào là nghiệp phước? Là nghiệp thiện lệ thuộc trong cõi Dục. Thế nào là nghiệp phi phước? Là nghiệp bất thiện. Thế nào là nghiệp bất động? Là nghiệp thiện thuộc về cõi Sắc và cõi Vô sắc.

Như khế kinh nói: “Vô minh duyên hành”, nếu phước, phi phước và bất động thì làm sao thực hành phước và thực hành bất động duyên vô minh mà sinh? Có hai thứ ngu:

  1. Quả dị thục ngu.
  2. Chân thật nghĩa ngu.

Do quả dị thục ngu nên phát khỏi hành phi phước, do chân thật nghĩa ngu nên phát khỏi hành phước và hành bất động .

Nghiệp đạo sát sinh là tham sân si làm phương tiện, do sân là chính. Như sát sinh, lời thô ác và nghiệp đạo sân nhuế cũng vậy.

Nghiệp đạo trộm cắp là do tham sân si làm phương tiện, tham là chính. Như không cho mà lấy, dục tà hạnh và nghiệp đạo tham dục cũng vậy. Nghiệp đạo nói lời dối gạt do tham sân si làm phương tiện, trong ba thứ tùy do một thứ rốt ráo. Như nói lời dối gạt, nghiệp đạo ly gián ngữ và tạp uế ngữ cũng vậy. Nghiệp đạo tà kiến là tham sân si làm phương tiện, do si là chính.

Như khế kinh nói: “Có cộng nghiệp, có bất cộng nghiệp, có cường lực nghiệp, có liệt lực nghiệp”.

Thế nào là Cộng nghiệp? Nếu nghiệp có thể khiến cho các khí thế gian có các thứ sai khác.

Thế nào là Bất cộng nghiệp? Nếu nghiệp có thể khiến cho hữu tình thế gian có các thứ sai khác, hoặc lại có nghiệp khiến cho các hữu tình lần lượt tăng thượng. Do nghiệp lực nầy nên nói các hữu tình đối mặt nhau là duyên Tăng thượng, vì sự lẫn nhau ấy có sức tăng thượng lẫn nhau, cũng gọi là cộng nghiệp, nên kinh nói: “Như vậy hữu tình cùng với hữu tình khác nhận thấy lẫn nhau mà không thọ dụng, không dễ có thể đạt được.

Thế nào là cường lực nghiệp? Là lực đối trị mạnh mẽ nơi Bổ-đặcgià-la, nên sự tạo các nghiệp bất thiện của tư, do đã nhiếp phục của lực đối trị khiến hữu tình đang thọ nghiệp Na-lạc-ca chuyển thành thọ hiện pháp, đang là thọ hiện pháp thì chuyển khiến không thọ. Sở dĩ nghiệp nầy gọi là cường lực, là do có thể đối trị với nghiệp lực mạnh, lại cũng do sự tạo của tư mà tất cả nghiệp thiện đều gọi là cường lực. Nương vào nghiệp nầy nên Đức Bạc-già-phạm nói: “Các Thánh đệ tử của ta có thể dùng vô lượng nghiệp thiện rộng lớn huân tập vào tâm. Nhưng sự tạo tác của nghiệp thì có hạn lượng, không thể dắt dẫn, không thể giữ lại, cũng không thể khiến rơi vào số lượng kia”. Lại nữa, sức đối trị Bổđặc-già-la yếu, là sự tạo các nghiệp bất thiện của tư, đối với các nghiệp thiện, đều gọi là cường lực. Lại cũng do tư tạo nghiệp dị thục quyết định không dứt, không rõ, gọi là nghiệp cường lực. Trong đây có ý nói tất cả nghiệp thiện và nghiệp bất thiện là dị thục quyết định. Lực thánh đạo không dứt, đều gọi là nghiệp cường lực.

Lại ở cõi Dục trói buộc tánh nghiệp bất thiện đều là cường lực. Lại cũng đã tập quen từ trước gọi là nghiệp cường lực. Lại cũng nương vào cường vị mà gọi là nghiệp cường lực. Lại không thể đối trị, là các nghiệp tạo ra gọi là nghiệp cường lực, vì không có pháp Niết-bàn. Lại do ruộng nên phát khởi nghiệp cường lực. Lại do tâm gia hạnh nên phát nghiệp cường lực, lại do chín nhân phát nghiệp cường lực:

  1. Ruộng.
  2. Sự.
  3. Tự thể.
  4. Sở y.
  5. Tác ý.
  6. Ý lạc.
  7. Giúp đỡ.
  8. Đa tu tập.
  9. Cùng nhiều chúng sinh chung việc làm.

Trái với các nghiệp trên là nghiệp lực yếu kém.

Như đức Thế Tôn nói: “Hoặc có ai bảo các Trượng phu Bổ-đặcgià-la kia, theo nghiệp như vậy như vậy. Hoặc làm, hoặc tăng trưởng, lại thọ dị thục như vậy như vậy. Nếu có việc đó thì không nên tu phạm hạnh thanh tịnh”.

Lại cũng không thể biết đúng hết các khổ tạo tác và bờ mé của khổ. Hoặc có người nói các Trượng phu Bổ-đặc-già-la thuận theo như vậy như vậy nghiệp mà mình thọ, hoặc làm hoặc tăng trưởng, trở lại thọ như vậy như vậy thuận sự thọ dị thục. Nếu có sự đó thì nên tu tập phạm hạnh thanh tịnh, lại cũng có thể biết đúng hết các khổ tạo tác và bờ mé của khổ…

Kinh nói như vậy có mật ý gì? Trong đây ý Phật là muốn ngăn dứt các tà thuyết như vậy, là nghiệp lạc cùng hành lại có thể chiêu cảm đạt được lạc dị thục cùng hành. Hoặc cùng nghiệp hành lại có thể cảm được dị thục khổ câu hành. Bất khổ bất lạc câu nghiệp hành, trở lại có thể chiêu cảm được dị thục bất khổ bất lạc câu hành, nên khởi nói như vậy.

Lại nữa, thừa nhận chánh thuyết như vậy, là nghiệp lạc câu hành. Thuận lạc thọ, là lại thọ dị thục lạc. Thuận khổ thọ, là trở lại thọ khổ dị thục. Thuận bất khổ bất lạc thọ, là lại thọ dị thục bất khổ bất lạc.

Nghiệp khổ câu hành thuận lạc thọ, là trở lại thọ lạc dị thục. Thuận khổ thọ là trở lại thọ dị thục khổ. Thuận bất khổ bất lạc thọ, là lại thọ dị thục bất khổ bất lạc. Nghiệp bất khổ bất lạc câu hành thuận lạc thọ, là lại thọ dị thục lạc. Thuận khổ thọ là trở lại thọ dị thục khổ. Thuận bất khổ bất lạc thọ, là lại thọ dị thục bất khổ bất lạc. Như vậy gọi là mật ý của kinh nầy.

Lại nữa, nghiệp sai khác có ba thứ:

  1. Nghiệp luật nghi.
  2. Nghiệp bất luật nghi.
  3. Nghiệp phi luật nghi phi bất luật nghi.

Thế nào là nghiệp luật nghi? Là nghiệp thuộc về luật nghi biệt giải thoát. Nghiệp thuộc về tĩnh lự luật nghi. Nghiệp thuộc về của vô lậu luật nghi. Nghiệp thuộc về của biệt giải thoát luật nghi, tức là luật nghi mà bảy chúng thọ:

  1. Luật nghi Bí-sô.
  2. Luật nghi Bí-sô-ni.
  3. Luật nghi Thức-xoa-ma-na.
  4. Luật nghi Cần sách.
  5. Luật nghi Cần sách nữ.
  6. Luật nghi Ô-ba-sách-ca, ô-ba-tư-ca luật nghi.
  7. Cận trụ luật nghi.

Nương vào những gì mà Bổ-đặc-già-la kiến lập luật nghi xuất giá? Nương vào khả năng tu hành xa lìa hành vi ác, xa lìa hạnh dục Bổđặc-già-la. Nương vào những gì mà Bổ-đặc-già-la kiến lập luật nghi Ô-ba-sách-ca và luật nghi Ô-ba-tư-ca? Nương vào có thể thọ tận xa lìa hành vi ác, không xa lìa hạnh dục Bổ-đặc-già-la. Nương vào những gì mà Bổ-đặc-già-la kiến lập luật nghi cận trụ? Nương vào không thể xa lìa hành vi ác và không thể xa lìa hạnh dục Bổ-đặc-già-la. Nếu chỉ tu học một phần học xứ của Ô-ba-sách-ca là nói thành tựu, thì luật nghi Ô-ba-sách-ca nói là không thành tựu, nên nói thành tựu mà gọi là Phạm giới. Phiến-để-bán-trạch-ca… là ngăn dứt kẻ kia thọ luật nghi Ô-basách-ca phải không? Không ngăn dứt kẻ kia thọ luật nghi Ô-ba-sách-ca, nhưng ngăn dứt tánh của Ô-ba-sách-ca, vì không thể làm được việc thân cận, thừa sự hai chúng xuất gia Bí-sô và Bí-sô-ni. Lại nữa, Bán-trạch-ca có năm thứ:

  1. Sinh tiện Bán-trạch-ca.
  2. Tật đố Bán-trạch-ca.
  3. Bán nguyệt Bán-trạch-ca.
  4. Quán sái Bán-trạch-ca.
  5. Trừ khử Bán-trạch-ca.

Sự thâu nhiếp nghiệp của luật nghi tĩnh lự, là có thể tổn phục hoặc phát khởi hạt giống phiền não phạm giới. Lìa dục của cõi Dục là xa lìa tất cả. Lìa dục của sơ tĩnh lự, là xa lìa tất cả. Lìa dục của tĩnh lự thứ hai là xa lìa tất cả. Lìa dục của tĩnh lự thứ ba là xa lìa tất cả. Đó gọi là nghiệp thân ngữ nghiệp thuộc về luật nghi tĩnh lự.

Nghiệp thuộc về vô lậu luật nghi, là lấy kiến đế, do vô lậu tác khởi ý lực, sự đắc vô lậu thì xa lìa giới tánh, gọi đó là sự nghiệp thuộc về luật nghi vô lậu.

Thế nào là nghiệp bất luật nghi? Là các bất luật nghi, hoặc do sinh trong chủng tánh kia, hoặc do thọ trì sự nghiệp ấy, đã có kỳ hẹn hiện hành thì nghiệp kia quyết định.

Những gì gọi là bất luật nghi? Đó là giết dê, nuôi gà, nuôi heo, bắt chim, bắt cá, săn nai, bẫy thỏ, cướp giật, làm đầu sổ, xỏ mũi trâu, trói voi, lập đàn chú rồng, giữ ngục, sàm nịnh, dụ dỗ, làm tổn hại…

Thế nào là nghiệp phi luật nghi phi bất luật nghi? Là sự có nghiệp thiện và nghiệp bất thiện của người trụ phi luật nghi, phi bất luật nghi.

Lại nữa, nghiệp có ba thứ sai khác:

  1. Thuận lạc thọ nghiệp.
  2. Thuận khổ thọ nghiệp.
  3. Thuận bất khổ bất lạc thọ nghiệp.

Thuận lạc thọ nghiệp, là sự có nghiệp thiện từ cõi Dục cho đến tĩnh lự thứ ba.

Thuận khổ thọ nghiệp là nghiệp bất thiện. Thuận bất khổ bất lạc thọ nghiệp, là tất cả nghiệp thiện từ tĩnh lự thứ ba trở lên.

Lại nữa, nghiệp sai khác có ba thứ:

  1. Thuận hiện pháp thọ nghiệp.
  2. Thuận sinh thọ nghiệp.
  3. Thuận hậu thọ nghiệp.

Thuận hiện pháp thọ nghiệp là nếu nghiệp trong hiện pháp, thành tựu dị thục, là đã do định từ mà khởi, đối với sự tạo tác kia hoặc tổn hoặc tăng thì phải được hiện dị thục. Như từ định từ khởi, do định vô tránh khởi, do định diệt khởi, do quả dự lưu khởi, do quả A-la-hán khởi cũng vậy.

Lại nữa, Phật là vị đứng đầu trong tăng tạo nghiệp thiện nghiệp ác thì sẽ có dị thục hiện đời, lại có phương tiện ý lạc mạnh mẻ, việc làm nghiệp thiện và bất thiện cũng được dị thục hiện đời.

Thuận sinh thọ nghiệp là nếu nghiệp sinh trong vô gián thì dị thục thành thục, là nghiệp ngũ vô gián. Lại có nghiệp thiện và bất thiện khác trong vô gián sinh dị thục, thì tất cả đều gọi là thuận sanh thọ nghiệp. Thuận hậu thọ nghiệp là nếu nghiệp ở trong vô gián sinh thì dị thục sau thành thục, đó gọi là thuận hậu thọ nghiệp. Lại nữa, có bốn thứ nghiệp sai khác:

  1. Hắc hắc dị thục nghiệp.
  2. Bạch bạch dị thục nghiệp.
  3. Hắc bạch hắc bạch dị thục nghiệp.
  4. Phi hắc bạch vô dị thục nghiệp năng tận các nghiệp. Hắc hắc dị thục nghiệp: Là nghiệp bất thiện.

Bạch bạch dị thục nghiệp, là nghiệp thiện trong ba cõi. Hắc bạch hắc bạch dị thục nghiệp, là tạp nghiệp thuộc về cõi Dục. Hoặc có nghiệp thì ý lạc nên hắc, phương tiện nên bạch. Hoặc có nghiệp thì phương tiện nên hắc, ý lạc nên bạch.

Phi hắc bạch vô dị thục nghiệp năng tận các nghiệp, là các nghiệp vô lậu trong gia hạnh, đạo vô gián.

Y cứ chung tất cả nghiệp vô lậu, tất cả chướng ngại thuận theo thể tánh, như thứ lớp kiến lập các nghiệp ô nhiễm của đủ loại uế trược…, các nghiệp thanh tịnh của Mâu-ni tịnh…

Lại có các nghiệp thanh tịnh như thí…

Thế nào là thí nghiệp? Là nhân duyên, đẳng khởi, xứ sở, tự thể, phân biệt nơi thí nghiệp.

Nhân duyên, là gốc lành như vô tham, vô sân, vô si.

Đẳng khởi, là nhân duyên kia cùng hành với tư.

Xứ sở, là vật được thí.

Tự thể: Là thân ngữ ý nghiệp khi đang hành thí.

Thế nào là thí viên mãn ? Là thường bố thí, không thí theo bè nhóm, tùy những gì mình muốn viên mãn mà thí, nên thí được viên mãn.

Lại nữa, thí không chỗ nương cho nên rộng thanh tịnh thí, cực hoan hỷ thí, thường thí, điền khí thí, thiện phân bố tân cựu thí, là thí được viên mãn.

Thế nào là nên biết vật thí viên mãn? Cái gọi là thí tài vật không phải dối trá mà được, sự thí tài vật không phải xâm chiếm của người khác mà được, sự thí tài vật không phải uế mà lìa cấu, tài vật thí thanh tịnh, tài vật thí như pháp đã dẫn, như vậy nên biết là thí vật viên mãn.

Như khế kinh nói: “Thành tựu Thi-la, là khéo ngăn ngừa luật nghi

biệt giải thoát. Các nghi thức phép tắc mà mình làm đều viên mãn, thấy tội lỗi nhỏ nhiệm rất lo sợ, đối với các học xứ khéo thọ học”.

Thế nào là thành tựu Thi-la? Là khéo thọ trì, khéo ngăn ngừa Thila thanh tịnh.

Thế nào là khéo ngăn ngừa luật nghi Biệt giải thoát? Là có thể khéo hộ trì Thi-la xuất ly.

Thế nào là sự hành trì các nghi thức phép tắc đều viên mãn? Là đầy đủ Thi-la thanh tịnh thì khó bị chê bai chê trách.

Thế nào là thấy tội lỗi nhỏ nhiệm mà sinh sợ hãi lớn? Là mạnh mẽ cung kính Thi-la đã học.

Thế nào là đối với các học xứ có thể khéo thọ học viên mãn? Là thọ học Thi-la đã học.

Từ đây về sau nương vào Thi-la, giải thích các nghĩa hộ thân… trong kinh Phật.

Thế nào gọi là ngăn ngừa thân ngữ? Là do hiểu rõ sự nhiếp giữ.

Thế nào là thân ngữ đầy đủ viên mãn? Là không hề hủy phạm sự hủy phạm.

Thế nào là thân ngữ thanh tịnh hiện hành? Là do không hối… dần dần tu hành cho đến đắc định, làm chỗ nương dựa.

Thế nào là thân ngữ cực thiện hiện hành? Là sự không xen lẫn của tầm tư nhiễm ô.

Thế nào là thân ngữ vô tội hiện hành? Là xa lìa nguyện tà tu phạm hạnh.

Thế nào là thân ngữ vô hại hiện hành? Là không khinh khi lăng mạ người khác vì dễ ở chung.

Thế nào là thân ngữ thuận theo hiện hành? Là do có thể thuận theo Niết-bàn.

Thế nào là thân ngữ tùy ẩn hiển hiện hành? Là ẩn thiện hiển ác.

Thế nào là thân ngữ thân thiện hiện hành? Là đồng bậc phạm hạnh nhiếp thọ Thi-la.

Thế nào là thân ngữ ứng nghi hiện hành? Là đối với vị tôn túc lìa mọi kiêu mạn.

Thế nào là thân ngữ kính thuận hiện hành? Là đối với những lời răn dạy thường kính thuận lãnh thọ.

Thế nào là thân ngữ vô nhiệt hiện hành? Là xa lìa khổ hạnh nóng bức muốn giải thoát thấp kém.

Thế nào là thân ngữ bất não hiện hành? Là xả bỏ tài sản, cơ nghiệp không hối hận.

Thế nào là thân ngữ vô hối hiện hành? Tuy đạt được ít phần không lấy làm mừng, nhưng không hối hận.

Như Đức Thế Tôn nói: “Hữu tình Như vậy đều do tự nghiệp, sự tranh cãi trái nghịch của nghiệp, từ nghiệp mà sinh, nương nghiệp xuất ly, nghiệp có thể phân biệt tất cả hữu tình cao thấp, hơn kém”.

Thế nào là “hữu tình đều do tự nghiệp”? Là do tự tạo nghiệp mà thọ dị thục.

Thế nào là “sự tranh cãi trái nghịch của nghiệp”? Là sự đắc dị thục khi thọ tự nghiệp, thì nghiệp thiện và nghiệp bất thiện trái nhau.

Thế nào là “từ nghiệp sinh ra”? Là các hữu tình xa lìa vô nhân, nhân ác, chỉ từ nghiệp mà sinh.

Thế nào là “nương nghiệp xuất ly”? Là nương nghiệp đối trị mở trói cho nghiệp.

Thế nào là “do nghiệp mà hữu tình có cao thấp”? Là cũng như nghiệp nên đối với đường thiện và đường ác đều có được tự thể sai khác.

Thế nào là “hơn kém”? Là các hữu tình thành tựu công đức và lỗi lầm sai khác.

Như đức thế tôn nói: “Nghiệp dị thục của hữu tình không thể nghĩ bàn”.

Thế nào là “Nghiệp dị thục có thể nghĩ bàn, và thế nào là nghiệp dị thục không thể nghĩ bàn”? Là các nghiệp thiện đối với cõi người, trời đạt được dị thục đáng yêu, đó là có thể nghĩ bàn. Các nghiệp bất thiện đọa vào ba đường ác được dị thục bất ái, đó là có thể nghĩ bàn. Do nghiệp nầy chiêu cảm các thứ sai khác dị thục tự thân của hữu tình đó là không thể nghĩ bàn.

Lại nữa, ngay nơi nghiệp thiện, bất thiện, có xứ sai khác, sự sai khác, nhân sai khác, dị thục sai khác, phẩm loại sai khác… Đều là không thể nghĩ bàn. Lại có các thứ ngoại sự sai khác, có thể chiêu cảm nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Lại nữa, châu báu mạt-ni, dược thảo, chú thuật là nghiệp dụng tương ưng không thể nghĩ bàn. Lại nữa, người quán hạnh, oai đức nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Lại nữa, các Bồtát tự tại, nghiệp dụng không thể nghĩ bàn, điều gọi là mạng tự tại, là tâm tự tại, của cải tự tại, nghiệp tự tại, sinh tự tại, thắng giải tự tại, nguyện tự tại, thần thông tự tại, trí tự tại, pháp tự tại. Các đại Bồ-tát do các năng lực tự tại như vậy, nên nghiệp dụng đã làm không thể nghĩ bàn. Lại nữa, tất cả việc làm mà chư Phật cần làm nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Như vậy tập đế gồm có bốn thứ hành tướng sai khác:

  1. Nhân tướng.
  2. Tập tướng.
  3. Sinh tướng.
  4. Duyên tướng.

Thế nào là nhân tướng? Là có thể dẫn phát. Lại có tập khí nhân, gọi là nhân tướng.

Thế nào là tập tướng? Là sự nhóm hợp tập khí của các hữu tình, đối với các hữu tình làm nhân đẳng khởi, đó là tập tướng.

Thế nào là sinh tướng? Là mỗi hữu tình đều có riêng nội thân và vô lượng phẩm loại sai khác nhân sinh, gọi đó là sinh tướng.

Thế nào là duyên tướng? Là các hữu tình mỗi hữu tình đều có được nhân xả, gọi đó là duyên tướng.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7