LUẬN ĐẠI THỪA A TỲ ĐẠT MA TẬP

SỐ 1605

Tác giả: Bồ tát Vô Trước.
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

QUYỂN 7

PHẨM 7: ĐẮC TRONG PHẦN QUYẾT TRẠCH (Phần 2)

Thế nào là kiến lập hiện quán? Lược có mười thứ:

  1. Hiện quán về pháp.
  2. Hiện quán nghĩa.
  3. Hiện quán về chân.
  4. Hiện quán hậu.
  5. Hiện quán bảo.
  6. Hiện quán về bất hành.
  7. (7 thiếu)
  8. Hiện quán về rốt ráo.
  9. Hiện quán Thanh văn.
  10. Hiện quán Bồ-tát.

Thế nào là hiện quán về pháp? Là trong pháp tăng thượng của các đế đã đắc tịnh tín thượng phẩm Thắng giải, Tùy tín hành.

Thế nào là hiện quán về nghĩa? Là trong pháp tăng thượng của các đế đã đắc đế thượng phẩm xét kỹ pháp nhẫn, nhẫn nầy ở vào thuận phần vị giải thoát. Đây là do sự hiển phát của ba thứ tác ý như lý, trở thành ba phẩm: thượng nhuyễn, thượng trung và thượng thượng.

Thế nào là hiện quán về chân? Là đã đắc tất cả Thánh đạo của mười sáu tâm sát-na ở vị kiến đạo. Lại nữa, trong kiến đạo đắc hiện quán biên, an lập đế và trí thế tục không hiện tiền, ở vị tu đạo thì trí thế tục nầy mới hiện tiền.

Thế nào là hiện quán về hậu? Là tất cả tu đạo.

Thế nào là hiện quán về bảo? Là đối với Phật chứng tịnh, đối với pháp chứng tịnh, đối với tăng chứng tịnh.

Thế nào là hiện quán về bất hành? Là đã chứng đắc luật nghi vô tác, tuy ở vị Hữu học, nhưng cho rằng: “Ta hiện giờ đã dứt bỏ Na-lạc-ca, đã dứt bỏ bàng sinh, đã dứt bỏ ngạ quỷ, đã dứt bỏ điên đảo đọa đường ác, ta không còn tạo tác nghiệp đường ác chiêu cảm dị thục của đường ác”.

Thế nào là hiện quán về rốt ráo? Như trong đạo đế đã nói đạo rốt ráo.

Thế nào là hiện quán về Thanh văn? Như đã nói bảy thứ hiện quán ở trước, là do nghe tiếng nói của người khác mà chứng đắc, gọi là hiện quán về Thanh văn.

Thế nào là hiện quán về Độc giác? Như đã nói bảy thứ hiện quán ở trước, là không do nghe tiếng nói của người khác mà chứng đắc, gọi là hiện quán về Độc giác .

Thế nào là hiện quán về Bồ-tát? Như đã nói bảy thứ hiện quán ở trước của các Bồ-tát, khởi tu tập nhẫn nhưng không khởi chứng, ở trong địa cực hỷ của Bồ-tát nhập chánh tánh quyết định của Bồ-tát, đó gọi là hiện quán về Bồ-tát.

Hiện quán Thanh văn và hiện quán Bồ-tát có gì sai khác? Lược nói có mười một thứ:

  1. Cảnh giới sai khác.
  2. Nhậm trì sai khác.
  3. Thông đạt sai khác.
  4. Thệ nguyện sai khác.
  5. Xuất ly sai khác.
  6. Nhiếp thọ sai khác.
  7. Kiến lập sai khác.
  8. Quyến thuộc sai khác.
  9. Thắng sinh sai khác.
  10. Sinh sai khác.
  11. Quả sai khác.

– Quả sai khác của chúng lại có mười thứ:

  1. Chuyển y sai khác.
  2. Công đức viên mãn sai khác.
  3. Năm tướng sai khác.
  4. Ba thân sai khác.
  5. Niết-bàn sai khác.
  6. Chứng đắc hòa hợp trí dụng sai khác.
  7. Chướng thanh tịnh sai khác.
  8. Hòa hợp tác nghiệp sai khác.
  9. Phương tiện thị hiện thành đẳng chánh giác nhập nhập Niết-bàn sai khác.
  10. năm thứ cứu vớt sai khác.

Các công đức tối thắng như vô lượng. Hiện quán nào thâu nhiếp hiện quán hậu và hiện quán rốt ráo? Thâu nhiếp các hiện quán kia lại là thế nào? Là vô lượng giải thoát thắng xứ, biến xứ, vô tránh, nguyện trí, vô ngại giải thần thông, tướng tùy hảo, lực thanh tịnh, vô úy, niệm trụ, bất hộ, pháp không quên mất, dứt hẳn tập khí, đại bi, bất cộng Phật pháp, Nhất thiết chủng diệu trí. Những công đức như vậy trong các khế kinh, chỗ nào cũng có nói.

Vô lượng: Là bốn vô lượng từ bi hỷ xả.

Thế nào là từ? Là nương vào tĩnh lự trong các hữu tình cùng với lạc tương ưng ý lạc trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và ý lạc kia tương ưng với các tâm, tâm sở.

Thế nào là bi? Là nương vào tĩnh lự, trong các hữu tình lìa khổ, ý lạc trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Thế nào là hỷ? Là nương vào tĩnh lự, trong các hữu tình không lìa lạc, ý lạc trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Thế nào là xả? Là nương vào tĩnh lự, trong các hữu tình làm lợi ích, ý lạc trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Giải thoát, là tám giải thoát.

Thế nào là Hữu sắc quán các sắc? Là nương vào tĩnh lự, bên trong chưa điều phục kiến là sắc tưởng, hiện an lập kiến là sắc tưởng, quán sở kiến sắc trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và quán kia tương ưng các tâm, tâm sở, cho đến thành giải thoát khỏi chướng biến hóa.

Thế nào là Nội vô sắc tưởng quán các sắc bên ngoài? Là nương vào tĩnh lự, đối với việc đã điều phục kiến là sắc tưởng, hoặc hiện an lập kiến là vô sắc tưởng, quán chỗ thấy sắc trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Thế nào là Tịnh giải thoát, thân tác chứng trụ đầy đủ? Là nương vào tĩnh lự, bên trong các sắc tịnh, bất tịnh, đã đắc tưởng lần lượt đối đãi, tưởng nhập, và tưởng lần lượt đạt nhất vị, ở đó đã đắc trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói, cho đến thành giải thoát khỏi chướng tịnh bất tịnh, phiền não biến hóa sinh khởi.

Thế nào là Vô biên không xứ giải thoát? Là trong thuận theo giải thoát vô biên không xứ trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói. Như vô biên không xứ giải thoát, vô biên thức xứ, Vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát cũng vậy, cho đến làm giải thoát, vắng lặng giải thoát không có chướng ngại.

Thế nào là Tưởng thọ diệt giải thoát? Là nương vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát, vượt qua các giải thoát vắng lặng khác, trụ trong tự chân giải thoát, trụ trong chỗ đầy đủ tâm, tâm sở diệt, là giải thoát chướng tưởng thọ diệt.

Thắng xứ, là tám thắng xứ, bốn thắng xứ trước là do hai giải thoát, bốn thắng xứ kiến lập sau thì do bát kiến lập của một giải thoát. Ở đây, giải thoát là ý giải sở duyên duyên, thắng xứ là thắng phục ở sở duyên duyên, vì chuyển tự tại. Nương vào hữu tình số và phi hữu tình số để nói sắc có nhiều ít. Nương vào tịnh và bất tịnh mà nói sắc tốt xấu. Nương vào người và trời mà nói sắc hơn kém, ngoài ra trong giải thoát mà nói thắng phục ở sở duyên duyên nên gọi là thắng xứ.

Biến xứ, là sở duyên duyên của mười biến xứ hiện bày đầy khắp nên gọi là biến xứ, trong hiện bày đầy khắp đó trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và tương ưng với tâm, tâm sở, nên gọi là biến xứ. Tại sao đối với biến xứ kiến lập địa…? Là do biến xứ nầy quán sắc của chủ thể và đối tượng nương dựa, đều hiện bày đầy khắp. Ngoài ra tùy theo sự thích ứng mà nói như phần giải thoát.

Vô tránh, là nương vào tĩnh lự, trong sự ngăn ngừa việc đáng khởi phiền não của người khác trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và phiền não kia tương ưng tâm, tâm sở.

Nguyện trí, là nương vào tĩnh lự thấu rõ sở tri nguyện đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói.

Vô ngại giải, là bốn vô ngại giải. Thế nào là pháp vô ngại giải? Là nương vào tĩnh lự, trong tất cả pháp gọi là sai khác vô ngại đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói.

Thế nào là nghĩa vô ngại giải? Là nương vào tĩnh lự, đối với các tướng và nghĩa lý vô ngại đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói.

Thế nào là Huấn từ vô ngại giải? Là nương vào tĩnh lự, trong các âm thanh phương ngôn giải thích chỉ dạy các pháp, ngôn từ vô ngại đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói.

Thế nào là Biện tài vô ngại giải? Là nương vào tĩnh lự, trong các pháp sai khác vô ngại đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói.

Thần thông, là sáu thần thông.

Thế nào là Thần cảnh thông? Là nương vào tĩnh lự, các thứ thần biến oai đức đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và thần biến kia tương ưng với tâm, tâm sở.

Thế nào là Thiên nhĩ thông? Là nương vào tĩnh lự, đối với sự thuận nghe các thứ âm thanh oai đức đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Thế nào là Tâm sai khác thông? Là nương vào tĩnh lự trong nhập đối với hữu tình khác với tâm hành sai khác, oai đức đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Thế nào là Túc trụ tùy niệm thông? Là nương vào tĩnh lự trong chốn hành tùy niệm về đời trước oai đức đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Thế nào là Tử sinh thông? Là nương vào tĩnh lự, trong quán hữu tình tử sinh sai khác, oai đức đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Thế nào là Lậu tận thông? Là nương vào tĩnh lự, trong trí lậu tận oai đức đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và lậu tận kia tương ưng với các tâm, tâm sở.

Tướng tùy hảo: Là nương vào tĩnh lự trong tướng tùy hảo trang nghiêm nơi chỗ nương thị hiện đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và tướng tùy hảo kia tương ưng với các tâm, tâm sở, gồm chỗ khởi dị thục của tướng ấy.

Thanh tịnh, là bốn thanh tịnh.

Thế nào là Y chỉ thanh tịnh? Là nương vào tĩnh lự, sự mong muốn nương dựa vào thủ, trụ xả đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ sự mong muốn tương ưng tất cả tâm sở.

Thế nào là Cảnh giới thanh tịnh? Là nương vào tĩnh lự, sự mong muốn, cảnh giới, trí biến hóa đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Thế nào là Tâm thanh tịnh? Là nương vào tĩnh lự, như sự mong muốn môn Tam-ma-địa tự tại đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Thế nào là Trí thanh tịnh? Là nương vào tĩnh lự tùy sự mong muốn môn Đà-la-ni nhậm trì đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Lực, là mười lực của Như lai.

Thế nào là Trí lực xứ phi xứ? Là nương vào tĩnh lự, trong Nhất thiết chủng trí xứ phi xứ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và xứ kia tương ưng các tâm, tâm sở.

Thế nào là Trí lực tự nghiệp? Là nương vào tĩnh lự trong nhất thiết chủng tự nghiệp trí đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Các lực còn lại tùy theo sự thích đáng, nên biết cũng như vậy.

Vô úy, là bốn vô úy.

Thế nào là Chánh Đẳng Giác vô úy? Là nương vào tĩnh lự, do môn tự lợi trong nhất thiết chủng, cảnh giới sở tri nơi chánh đẳng giác tự xứng đức hiệu kiến lập đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và sở tri kia tương ưng với các tâm, tâm sở.

Thế nào là lậu tận vô úy? Là nương vào tĩnh lự, do môn tự lợi trong. Nhất thiết chủng lậu tận, tự xứng đức hiệu kiến lập đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Thế nào là chướng pháp vô úy? Là nương vào tĩnh lự, do môn lợi tha trong nhất thiết chủng, nói pháp chướng ngại, tự xứng đức hiệu, kiến lập đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Thế nào là xuất khổ đạo vô úy? Là nương vào tĩnh lự, do môn lợi tha trong nhất thiết chủng thuyết xuất khổ đạo pháp tự xứng đức hiệu kiến lập đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Niệm trụ, tức là ba niệm trụ, là khi chế ngự đại chúng trong nhất thiết chủng, tạp nhiễm không hiện hành đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Bất hộ, là ba bất hộ, là khi chế ngự đại chúng trong theo điều mong muốn dạy trao răn bảo phương tiện đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Không quên mất pháp, là trong nhất thiết chủng, tùy sự tạo tác, nêu bày đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Dứt hẳn tập khí, là nhất thiết trí trong phi nhất thiết trí, sự tạo tác không hiện hành đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Đại bi, là trong duyên khổ cảnh vô gián, đại bi trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, còn lại như trước đã nói.

Bất cộng Phật pháp, tức là mười tám thứ pháp bất cộng của Phật, là trong thân ngữ ý nghiệp bất cộng thanh tịnh đầy đủ, trong chỗ nương và quả căn chưa đắc, bất thoái đầy đủ, trong nghiệp bất cộng hiện hành đầy đủ, trong trí bất cộng trụ đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ đã nói như trước.

Nhất thiết chủng diệu trí, là trong các uẩn giới xứ, nhất thiết chủng diệu trí với tánh đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ và diệu trí kia tương ưng tất cả tâm, tâm sở.

Thế nào là dẫn phát các công đức như vậy? Là nương vào bốn tĩnh lự thanh tịnh, hoặc ngoại đạo, hoặc Thanh văn, hoặc Bồ-tát… Dẫn phát bốn vô lượng và năm thần thông, phần nhiều là dựa vào biến vực nơi tĩnh lự thứ tư. Hoặc Thanh văn, Bồ-tát, Như lai… Dẫn phát các công đức khác.

Nhân nào dẫn phát công đức như vậy ? Là nương vào tĩnh lự, niệm niệm tư duy, vì tùy sự kiến lập pháp, các công đức như vậy lược có hai thứ:

  1. Hiện tiền phát khởi từ chỗ tác dụng của mình.
  2. An trụ tự tánh. Nếu hiện tiền phát khởi từ sự tác dụng của mình, sau khi xuất thế thì chỗ đắc trí thế tục làm thể. Nếu an trụ nơi tự tánh thì dùng trí xuất thế làm thể.

Vô lượng tạo nghiệp gì? Là xả bỏ chướng sở trị, vì thương xót Trụ, có thể nhanh chóng viên mãn tư lương phước đức, thành thục hữu tình, tâm không nhàm mỏi.

Giải thoát tạo nghiệp gì? Là dẫn phát sự biến hóa, đối với tịnh và bất tịnh, biến hóa không khó khăn, đối với giải thoát vắng lặng không có trở ngại, có thể trụ nơi thánh trụ đệ nhất vắng lặng, là do tư duy thắng giải.

Thắng xứ tạo nghiệp gì? Là có thể khiến cho cảnh giới sở duyên duyên của ba giải thoát trước tự tại mà chuyển, vì chế phục sở duyên thù thắng.

Biến xứ tạo nghiệp gì? Là khéo có thể làm xong giải thoát sở duyên duyên, vì truyền bá khắp chốn.

Vô tránh tạo nghiệp gì? Là sự phát ngữ ngôn, người nghe đều tin phục, vì ưa thích hộ vệ tâm người khác rất thù thắng, vì như sự thích ứng mà phát ngôn ngữ.

Nguyện trí tạo nghiệp gì? Là có thể khéo nhớ các sự của ba đời, tất cả thế gian đều cung kính, do xa lìa, nơi quy ngưỡng của tất cả chúng.

Vô ngại giải tạo nghiệp gì? Là khéo giảng pháp yếu, làm vui tâm chúng sinh, có thể cắt đứt tất cả lưới nghi.

Thần thông tạo nghiệp gì? Là dùng thân nghiệp ngữ nghiệp ghi vào tâm, hóa độ dẫn dắt hữu tình khiến cho nhập thánh giáo, đã khéo biết tất cả tâm hạnh và quá khứ vị lai của hữu tình đúng như thích ứng mà truyền dạy khiến xuất ly hẳn.

Tướng và tùy hảo tạo nghiệp gì? Là có thể khiến cho tạm thấy, là tâm của trượng phu sinh tịnh tín.

Thanh Tịnh tạo nghiệp gì? Là do thế lực nầy nên thủ sinh hữu tùy theo lạc dục của nó, hoặc trụ một kiếp, hoặc hơn một kiếp, hoặc xả tuổi thọ, hoặc đối với các pháp tự tại chuyển, hoặc đối với các định tự tại chuyển, hoặc lại nhận chánh pháp của chư Phật.

Lực tạo nghiệp gì? Là vì xả trừ các luận vô nhân, nhân ác, luận không làm mà đắc, không điên đảo mà giảng nói đạo tăng thượng sinh, ngộ nhập tất cả tâm hành của hữu tình, chánh thuyết pháp phẩm, cảnh giới tư lương của ý lạc và tùy miên có thể xuất ly, tùy theo sự thích ứng của nó giảng nói quyết định thắng đạo, hàng phục các ma, khéo có thể ghi nhận phân biệt tất cả câu hỏi về luận.

Vô úy tạo nghiệp gì? Là ở trong đại chúng, tự chánh kiến lập ngã làm đại sư, dẹp bỏ tất cả câu hỏi sai bậy của ngoại đạo.

Niệm trụ làm nghiệp gì? Là có công năng không nhiễm ô điều phục đại chúng.

Bất hộ tạo nghiệp gì? Là có thể không gián đoạn dạy trao răn dạy các đồ chúng hóa độ.

Không quên pháp tạo nghiệp gì? Là có thể không lìa bỏ tất cả Phật sự.

Dứt hẳn tập khí tạo nghiệp gì? Là lìa các phiền não, cũng không hiển hiện tương tự sự tạo tác nghiệp của các phiền não.

Đại bi tạo nghiệp gì? Là sáu thời trong ngày đêm quán khắp thế gian.

Pháp bất cộng của Phật tạo nghiệp gì? Là do nghiệp thân ngữ ý thanh tịnh đã được bất thoái, hoặc hành hoặc trụ đều chiếu sáng che khuất tất cả Thanh văn Độc giác.

Nhất thiết chủng diệu trí tạo nghiệp gì? Là có thể cắt dứt các lưới nghi của tất cả hữu tình, khiến cho mắt chánh pháp được trụ lâu dài. Do đây những hữu tình chưa thành thục thì giúp cho thành thục, đã thành thục thì giúp giải thoát.

Trong việc nói trên về vị hiện quán, khi chứng đắc sau các phẩm đạo thắng thì xả các phẩm đạo kém chứng đắc trước đó. Cũng ngay trong lúc nầy, tập khí dứt trừ, khởi chứng đối với vị Niết-bàn giới vô dư y, tất cả Thánh đạo của Thanh văn Độc giác, chẳng có Thánh đạo nào không do xả nhanh chỗ xả, chẳng phải các Bồ-tát, nên chỉ nói các Bồtát là những bậc gốc lành vô tận, công đức vô tận. Tại sao kiến lập các sự vô ký? Là do người kia hỏi không như lý. Vì sao chỗ hỏi không đúng như lý? Vì xa rời nhân quả nhiễm tịnh, đều nên tư duy.

Duyên gì Bồ-tát đã nhập vị Bồ-tát siêu thăng ly sinh mà chẳng phải Dự lưu ? Vì đắc đạo bất trụ toàn bộ hành Dự lưu không thành tựu.

Vì sao cũng chẳng phải Nhất lai? Vì thọ các hữu trong vô lượng đời. Vì sao cũng chẳng phải Bất Hoàn? Vì an trụ trong tĩnh lự rồi sinh lại cõi Dục.

Lại nữa, các Bồ-tát đã đắc hiện quán đế, đối với vị tu đạo của

mười địa chỉ có đạo đối trị chướng sở tri, không phải đạo đối trị của phiền não chướng, nếu khi đắc Bồ-đề thì nhanh chóng đoạn chướng phiền não và chướng sở tri, nhanh chóng thành A-la-hán và Như lai. Các Bồ-tát nầy tuy chưa dứt hẳn tất cả phiền não, nhưng phiền não ấy cũng như các chất độc bị thần chú và thuốc chế phục, không khởi sai lầm của tất cả phiền não trong tất cả địa, cũng như A-la-hán đã dứt phiền não.

Lại nữa, các Bồ-tát đối với cảnh sở tri phải tu khéo léo, đối với các phương tiện phải tu thiện xảo, đối với phân biệt luống dối phải tu thiện xảo, đối với không phân biệt phải tu thiện xảo, trong từng thời phải tu thiện xảo.

Thế nào là cảnh sở tri? Nói lược có sáu thứ:

  1. Mê loạn.
  2. Mê loạn nơi chỗ nương.
  3. Không mê loạn chỗ nương.
  4. Mê loạn không mê loạn.
  5. Không mê loạn.
  6. Không mê loạn đẳng lưu.

Thế nào là phương tiện thiện xảo?

– Nói lược có bốn thứ:

  1. Phương tiện thiện xảo thành thục hữu tình.
  2. Phương tiện thiện xảo viên mãn Phật pháp.
  3. Phương tiện thiện xảo mau chứng thông minh.
  4. Phương tiện thiện xảo đạo không dứt bặt.

Thế nào là phân biệt luống dối?

– Nói lược có mười thứ:

  1. Căn bản phân biệt.
  2. Tướng phân biệt.
  3. Tướng hiển hiện phân biệt.
  4. Tướng thay đổi phân biệt.
  5. Tướng hiển hiện thay đổi phân biệt.
  6. Tha dẫn phân biệt.
  7. Bất như lý phân biệt.
  8. Như lý phân biệt.
  9. Chấp trước phân biệt.
  10. Tán loạn phân biệt.

– Tán loạn nầy lại có mười thứ:

  1. Vô tánh phân biệt.
  2. Hữu tánh phân biệt.
  3. Tăng ích phân biệt.
  4. Tổn giảm phân biệt.
  5. Nhất tánh phân biệt.
  6. Dị tánh phân biệt.
  7. Tự tánh phân biệt.
  8. Sai khác phân biệt.
  9. Tùy danh nghĩa phân biệt.
  10. Tùy nghĩa danh phân biệt.Thế nào là vô phân biệt?

Nói lược có ba thứ:

  1. Tri túc vô phân biệt.
  2. Vô điên đảo vô phân biệt.
  3. Không hý luận vô phân biệt.

Như vậy ba thứ dị sinh của Thanh văn Bồ-tát, phải biết như thứ lớp đó, tướng đó là không hý luận vô phân biệt. Lại lìa năm tướng:

  1. Vì chẳng phải không có tác ý.
  2. Vì không phải siêu vượt tác ý.
  3. Vì chẳng phải vắng lặng.
  4. Vì chẳng phải tự tánh.
  5. Vì chẳng phải sở duyên mà khởi gia hạnh.

Nói sở duyên không khởi gia hạnh, nếu các Bồ-tát tánh là lợi căn. Vì sao lại khiến tu luyện căn hạnh? Là khiến nương vào căn lợi nhuyễn dẫn phát căn lợi trung, lại nương vào căn lợi trung mà dẫn phát căn lợi lợi.

 

PHẨM 8: LUẬN NGHỊ TRONG PHẦN QUYẾT TRẠCH

– Thế nào là luận nghị quyết trạch? Lược nói có bảy thứ:

  1. Nghĩa quyết trạch.
  2. Thích quyết trạch.
  3. Phân biệt hiển thị quyết trạch.
  4. Đẳng luận quyết trạch.
  5. Thâu nhiếp quyết trạch.
  6. Luận quỹ quyết trạch.
  7. Bí mật quyết trạch.

– Thế nào là nghĩa quyết trạch? Là nương vào sáu nghĩa mà khởi quyết trạch. Sáu nghĩa gồm:

  1. Nghĩa Tự tánh.
  2. Nghĩa Nhân.
  3. Nghĩa Quả.
  4. Nghĩa Nghiệp.
  5. Nghĩa Tương ưng.
  6. Nghĩa Chuyển.

Tự tánh nghĩa là ba tự tánh.

– Nhân nghĩa là ba nhân:

  1. Nhân Sinh.
  2. Nhân chuyển.
  3. Nhân Thành.

– Quả nghĩa là năm quả:

  1. Quả dị thục.
  2. Quả đẳng lưu.
  3. Thượng Quả tăng.
  4. Quả sĩ dụng.
  5. Quả ly hệ.

– Nghiệp nghĩa là năm nghiệp:

  1. Nghiệp Thủ thọ.
  2. Nghiệp Tác dụng.
  3. Nghiệp Gia hạnh.
  4. Nghiệp Chuyển biến.
  5. Nghiệp Chứng đắc.

– Tương ưng nghĩa là năm tương ưng:

  1. Tụ kiết tương ưng.
  2. Theo đuổi tương ưng.
  3. Liên xuyết tương ưng.
  4. Phần vị tương ưng.
  5. Chuyển biến tương ưng.

– Nghĩa là Chuyển năm chuyển:

  1. Chuyển Tướng.
  2. Chuyển An trụ.
  3. Chuyển Điên đảo.
  4. Chuyển Bất điên đảo.
  5. Chuyển Sai khác.

– Thế nào là thích quyết trạch? Là khả năng giải thích các tông yếu của kinh. Giải thích nầy là thế nào ? Lược có sáu thứ:

  1. Sở biết khắp sự.
  2. Sở biết khắp nghĩa.
  3. Biết khắp nhân duyên.
  4. Biết khắp tự tánh.
  5. Biết khắp quả.
  6. Bỉ chứng thọ.

– Lại nữa, mười bốn môn biện thích quyết trạch, mười bốn môn là:

  1. Nhiếp thích môn.
  2. Nhiếp sự môn.
  3. Tổng biệt phần môn.
  4. Hậu hậu khai dẫn môn.
  5. Già chỉ môn.
  6. Chuyển biến tự môn.
  7. Hoại bất hoại môn.
  8. An lập Bổ-đặc-già-la môn.
  9. An lập sai khác môn.
  10. Lý thú môn.
  11. Biết khắp đẳng môn.
  12. Lực vô lực môn.
  13. Biệt biệt dẫn môn.
  14. Dẫn phát môn.

Thế nào là phân biệt hiển thị quyết trạch? Là trong đã chỗ nói các pháp như uẩn… Tùy theo sự thích ứng của nó mà khởi một hàng thuận với câu trước, thuận với câu sau, hai câu, ba câu, bốn câu, câu tường thuật, câu ngăn dứt.

Thế nào là đẳng luận quyết trạch? Là nương vào tám thứ. Thế nào là tám thứ ? Hoặc là ngôn từ vấn đáp để quyết trạch tất cả chân nguỵ.

Sau đây có bốn thứ đạo lý của đẳng luận quyết trạch:

  1. Năng phá.
  2. Năng lập.
  3. Năng đoạn.
  4. Năng giác.

– Thế nào là thâu nhiếp quyết trạch? Là do mười xứ thâu nhiếp quyết trạch. Mười xứ gồm:

  1. Thành sở tác quyết trạch xứ.
  2. Thú nhập quyết trạch xứ.
  3. Thắng giải quyết trạch xứ.
  4. Đạo lý quyết trạch xứ.
  5. Luận quyết trạch xứ.
  6. Thông đạt quyết trạch xứ.
  7. Thanh tịnh quyết trạch xứ.
  8. Dẫn phát quyết trạch xứ.
  9. câu sai khác quyết trạch xứ.
  10. Không do công dụng khi tạm tác ý thì tất cả nghĩa thành xứ quyết trạch.

– Thế nào là luận quỹ quyết trạch? Lược có bảy thứ:

  1. Luận thể.
  2. Luận xứ.
  3. Luận y.
  4. Luận trang nghiêm.
  5. Luận phụ.
  6. Luận xuất ly.
  7. Luận đa sở tác pháp.

– Luận thể thứ nhất lại có sáu thứ:

  1. Ngôn luận.
  2. Thượng luận.
  3. Tránh luận.
  4. Hủy luận.
  5. Thuận luận.
  6. Giáo luận.

Ngôn luận là ngôn ngữ của tất cả thế gian.

Thượng luận là sự tùy nghe luận của các thế gian, sự ưa chuộng của thế trí.

Tránh luận là sự lập ngôn luận trái nhau.

Hủy luận là phẫn nộ lẫn nhau mà nói lời thô ác.

Thuận luận là thuận theo trí thanh tịnh mà thấy tất cả ngôn luận quyết trạch.

Giáo luận là tất cả ngôn luận dẫn dạy hữu tình tâm chưa định giúp cho tâm định, hữu tình tâm đã định thì giúp cho giải thoát.

Luận xứ thứ hai hoặc đối với vương gia, hoặc đối với chấp lý gia, hoặc đối với thuần chất (chất trong sạch) gắng tạo xét tính, hoặc đối với bạn tốt, hoặc đối với Sa-môn, Bà-la-môn… Khéo hiểu nghĩa pháp mà mở đầu luận.

Luận dựa vào thứ ba là nương vào luận xứ nầy mà lập luận, lược có hai thứ:

  1. Sở thành lập.
  2. Năng thành lập.

– Sở thành lập có hai thứ:

  1. Tự tánh.
  2. Sai khác.

– Năng thành lập có tám thứ:

  1. Lập tông.
  2. Lập nhân.
  3. Lập dụ.
  4. Hợp.
  5. Kiết.
  6. Hiện lượng.
  7. Tỷ lượng.
  8. Thánh giáo lượng.

Sự thành lập tự tánh, là tự tánh ngã, hoặc tự tánh pháp. Sai khác là ngã sai khác hoặc pháp sai khác. Lập tông, là lấy sự thích ứng thành lập nghĩa tự thừa nhận để tuyên bố hiển thị đối với người khác, giúp người kia hiểu rõ. Lập nhân, là đối với đã thành nhưng chưa rõ nghĩa chánh thức nói tướng tin hiểu của hiện lượng có thể đạt hoặc không thể đạt được. Lập dụ, là đem điều đã thấy cùng với sự chưa thấy hòa hợp để chánh thức thuyết nêu. Hợp, là dẫn nghĩa ngoài các chủng loại ấy, khiến dựa theo chánh pháp mà nói nghĩa lí. Kiết, là tất cả chánh thức giảng nói đạt đến nghĩa lí rốt ráo. Hiện lượng, là nghĩa tự nhận biết rõ đúng không mê lầm. Tỷ lượng, là hiển hiện các tín hiểu khác. Thánh giáo lượng, là không trái giáo của hai lượng kia.

Luận trang nghiêm thứ tư là nương vào chánh lý của luận mà mở đầu luận, vì hay khéo, sâu xa nên gọi là trang nghiêm. Luận nầy lại có sáu thứ:

  1. Thiện tự tha tông.
  2. Ngôn âm tròm đầy.
  3. Vô úy.
  4. Biện tài.
  5. Đôn hậu, nghiêm túc.
  6. Ứng cúng.

Luận phụ thứ năm là là xả ngôn, ngôn khuất, ngôn quá. Xả ngôn là tự phát lời luận của mình, bỏ qua đức của luận người.

Ngôn khuất là nhờ vào phương tiện của các việc khác, hoặc nói ngoại sự xả bỏ bổn tông, hoặc hiện phẫn nộ kiêu mạn để che giấu, như kinh nói rộng.

– Ngôn quá, lược có chín thứ:

  1. Tạp loạn.
  2. Thô ác.
  3. Không nói rõ.
  4. Vô hạn lượng.
  5. Phi nghĩa tương ưng.
  6. Không ứng thời.
  7. Không quyết định.
  8. Không hiển rõ.
  9. Không nối tiếp.

Luận xuất ly thứ sáu là quán sát đức và lỗi khiến luận xuất ly, hoặc không khởi lại nữa. Nếu như biết hai bên chẳng phải chánh pháp khí, có nhiều thứ không đức, tự nó không thiện xảo, không nên tranh luận. Nếu khi hai bên là chánh pháp khí, có nhiều hữu đức, tự nó có thiện xảo mới có thể khởi luận.

– Luận đa sở tác pháp thứ bảy lược có ba thứ:

  1. Khéo đạt tự tha tông, do đó có thể gắng phát khởi đàm luận khắp.
  2. Vô úy, do đây có thể gắng ở trong tất cả chúng phát khởi mở đầu.
  3. Biện tài, do đây có thể kham đối với các vấn nạn đều khéo biện luận đối đáp.

Lại nữa, nếu muốn tự cầu lợi ích an vui, đối với các quy tắc luận phải khéo thông đạt, không nên phát khởi tranh luận với người khác, như Đức Bạc-già-phạm trong kinh Đại thừa A-tỳ-đạt-ma nói như vầy: “Nếu các Bồ-tát muốn siêng năng tiến tu các phẩm thiện, muốn hành pháp chân thật, tùy pháp hành, muốn khéo làm lợi ích cho tất cả hữu tình, muốn được nhanh chóng chứng đạo quả Bồ-đề vô lượng, thì phải chánh quán sát pháp mười hai xứ, không nên phát khởi tranh luận với người khác”.

Mười hai xứ gồm:

  1. Khi tuyên thuyết chứng nghĩa vô thượng nơi pháp mầu nhiệm, thì sự tin hiểu đó là rất khó được.
  2. Tác tâm thọ giáo, như người thưa hỏi là rất khó được.
  3. Lúc đó các vị hiền thiện quán sát đức lỗi là rất khó được.
  4. Phàm sự phát khởi luận có thể lìa sáu lỗi là rất khó được. Sáu lỗi là:
    1. Lỗi chấp trước tà tông.
    2. Lỗi kiểu loạn ngữ.
    3. Lỗi lời nói ra không đúng lúc.
    4. Lỗi lời nói thoái khuất.
    5. Lỗi nói lời thô ác.
    6. Lỗi tâm phẫn nộ.
  5. Hễ khi khởi luận, thì không có tâm ác độc trong lòng là rất khó được.
  6. Hễ khi khởi luận, khéo ủng hộ tha tâm là rất khó được.
  7. Hễ khi khởi luận, khéo ủng hộ định tâm là rất khó được.
  8. Hễ khi khởi luận, tâm muốn khiến cho mình kém người hơn là rất khó được.
  9. Mình kém người hơn, tâm không phiền não là rất khó được.
  10. Tâm đã phiền não mà được trụ an ổn là rất khó được.
  11. Đã không an trụ nhưng thường tu pháp thiện là rất khó được.
  12. Đối với các pháp thiện đã không hằng tu, tâm chưa đắc định thì có thể mau đắc định, tâm đã đắc định thì có thể mau giải thoát là rất khó được.

Thế nào là là bí mật quyết trạch? Là nói danh cú, văn thân của các nghĩa ẩn mật khác chuyển biến, lại càng hiển bày các nghĩa khác, như khế kinh nói:

Nghịch hại với cha mẹ,
Vua và hai học rộng,
Diệt quốc và tùy hạnh,
Là người nói thanh tịnh.

Lại, khế kinh nói:

Không tín, không tri ân,
Dứt mật không chỗ chứa,
Thường ăn vật người ói,
Là trượng phu tối thượng.

Lại khế kinh nói:

Biết không chắc là chắc,
Khéo trụ nơi điên đảo,
Bị phiền não ép ngặt,
Đắc Bồ-đề tối thượng.

Lại nữa, khế kinh nói: “Đại Bồ-tát thành tựu năm pháp thì thí Bala-mật-đa nhanh chóng được viên mãn”.

– Năm pháp là:

  1. Tăng ích san lận pháp tánh.
  2. Đối với thí có mệt nhọc.
  3. Ganh ghét cầu xin.
  4. Không tạm thời thí ít .
  5. Xa lìa bố thí.

– Lại, khế kinh nói: “Đại Bồ-tát thành thành tựu năm pháp thì gọi là bậc phạm hạnh, thành tựu phạm hạnh thanh tịnh bậc nhất”. Năm pháp là:

  1. Thường cầu lấy dục lìa dục.
  2. Xả dứt pháp dục.
  3. Dục tham đã sinh thì liền chấp chặt.
  4. Sợ pháp đối trị dục.
  5. Ba, hai thường tham.

Vì sao luận nầy gọi là Đại thừa A-tỳ-đạt-ma tập? Lược có ba nghĩa:

  1. Vì đẳng sở tập.
  2. Vì biến sở tập.
  3. Vì chánh sở tập.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7