LUẬN ĐẠI THỪA A TỲ ĐẠT MA TẬP

SỐ 1605

Tác giả: Bồ tát Vô Trước.
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 1

A. PHẦN BẢN SỰ

PHẨM 1: BA PHÁP

Bản sự và quyết trạch,
Mỗi phần có bốn thứ,
Ba pháp nhiếp nên thành,
Đế pháp được luận nghị.
Bao nhiêu nhân chấp tướng,
Kiến lập và thứ lớp,
Nghĩa, Dụ, phân biệt rộng,
Nhóm tụng chung nên biết.

Uẩn, Giới, Xứ, mỗi thứ có bao nhiêu pháp?

Uẩn có năm pháp:

  1. Sắc uẩn.
  2. Thọ uẩn.
  3. Tưởng uẩn.
  4. Hành uẩn.
  5. Thức uẩn.

Giới có mười tám pháp:

  1. Nhãn giới.
  2. Sắc giới.
  3. Nhãn thức giới.
  4. Nhĩ giới.
  5. Thanh giới.
  6. Nhĩ thức giới.
  7. Tỷ giới.
  8. Hương giới.
  9. Tỷ thức giới.
  10. Thiệt giới.
  11. Vị giới.
  12. Thiệt thức giới.
  13. Thân giới.
  14. Xúc giới.
  15. Thân thức giới.
  16. Ý giới.
  17. Pháp giới.
  18. Ý thức giới.

– Xứ có mười hai thứ:

  1. Nhãn xứ.
  2. Sắc xứ.
  3. Nhĩ xứ.
  4. Thanh xứ.
  5. Tỷ xứ.
  6. Hương xứ.
  7. Thiệt xứ.
  8. Vị xứ.
  9. Thân xứ.
  10. Xúc xứ.
  11. Ý xứ.
  12. Pháp xứ.

Vì sao uẩn chỉ có năm thứ? Vì để hiển bày năm thứ ngã sự (việc của ngã):

  1. Thân cụ ngã sự (sự việc của ngã có đủ ở thân).
  2. Thọ dụng ngã sự (việc của ngã thọ dụng).
  3. Ngôn thuyết ngã sự (việc của ngã về ngôn thuyết).
  4. Tạo tác nhất thiết pháp phi pháp ngã sự (việc của ngã tạo tác tất cả pháp phi pháp).
  5. Bỉ sở y chỉ ngã tự thể sự.

Vì sao giới chỉ có mười tám thứ? Vì thân cụ v.v… có thể trì sáu hạnh nơi tánh thọ dụng của quá khứ và hiện tại.

Vì sao xứ chỉ có mười hai thứ? Vì chỉ do thân cụ ngã sự có thể cùng với sáu hạnh thọ dụng của vị lai làm môn sinh trưởng.

Vì sao gọi là thủ uẩn? Vì chấp hợp nên gọi là thủ uẩn.

Thế nào là thủ? Là tất cả dục tham trong các uẩn.

Vì sao dục tham gọi là thủ? Là vì đối với vị lai và hiện tại, các uẩn có thể dẫn mà không buông xả. Mong cầu vị lai nhiễm chấp, hiện tại dục tham, gọi là Thủ.

Tại sao giới xứ gọi là hữu thủ pháp? Phải biết như đã nói về uẩn.

Sắc uẩn có tướng gì? Tướng biến hiện là tướng sắc. Tướng nầy có hai thứ:

  1. Xúc đối biến hoại.
  2. Nơi chốn thị hiện.

Xúc đối biến hoại là gì? Là do tay chân, đất đá, dao gậy, lạnh nóng, đói khát, muỗi mòng, rắn rết, khi đối xúc thì liền biến hoại.

Nơi chốn thị hiện là gì? Là do nơi chốn có thể hiện tướng, thị hiện sắc như vậy như vậy. Sắc như vậy như vậy hoặc do tâm định, hoặc do tâm bất định tầm tư tương ưng với các tướng trong tưởng tượng.

Thọ uẩn có tướng gì? Tướng lãnh nạp là tướng của thọ, lãnh nạp các quả dị thục của nghiệp tịnh và nghiệp bất tịnh.

Tưởng uẩn có tướng gì? Tướng rõ ràng trong tưởng tượng là tướng của tưởng, do tưởng mà vạch vẽ các thứ pháp tượng tương tự, tùy nghĩa thấy nghe hiểu biết mà khởi nói năng.

Hành uẩn có tướng gì? Tướng tạo tác là tướng hành. Do hành khiến cho tâm tạo tác đối với phẩm Thiện, phẩm Bất thiện và phẩm Vô ký, trong đó sai khiến tâm.

Thức uẩn có tướng gì? Tướng phân biệt nhận biết là tướng của thức, vì thức mà phân biệt các thứ cảnh giới của sắc thanh hương vị xúc pháp.

Nhãn giới có tướng gì? Là nhãn từng hiện thấy sắc, và hạt giống chứa nhóm dị thục nơi thức A-lại-da nầy, là tướng của nhãn giới. Như nhãn giới, tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý giới cũng vậy.

Sắc giới có tướng gì? Là sắc, nhãn từng hiện thấy, và nhãn giới đối với sắc nầy tăng thượng, đó là tướng của sắc giới. Như sắc giới, tướng của thanh, hương, vị, xúc và pháp giới cũng vậy.

Nhãn thức giới có tướng gì? Là nương vào nhãn duyên sắc, tương tự sắc mà phân biệt rõ, và hạt giống chứa nhóm trong thức A-lại-da nầy là tướng của nhãn thức giới. Cũng như tướng của nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý thức giới cũng vậy.

Xứ có tướng gì ? Phải biết cũng như giới, tùy theo thích ứng của nó.

Làm sao kiến lập sắc uẩn? Là tất cả sắc, hoặc là bốn đại chủng và do bốn Đại chủng tạo ra.

Thế nào là bốn đại chủng ? Là Địa giới, Thủy giới, Hoả giới và Phong giới.

Thế nào là địa giới ? Là tánh cứng chắc.

Thế nào là thủy giới ? Là tánh ướt chảy.

Thế nào là hoả giới ? Là tánh ấm nóng.

Thế nào là phong giới ? Là tánh động như nhẹ nhàng v.v…

Thế nào là sắc được tạo? Là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, một phần sắc, thanh, hương, vị, phần xúc và sắc thuộc về pháp xứ.

Thế nào là nhãn căn? Là bốn Đại chủng đã tạo nhãn thức, chỗ nương của sắc thanh tịnh.

Thế nào là nhĩ căn? Là bốn Đại chủng đã tạo nhĩ thức, chỗ nương của sắc thanh tịnh.

Thế nào là tỷ căn? Là bốn Đại chủng đã tạo tỷ thức, chỗ nương của sắc thanh tịnh.

Thế nào là thiệt căn? Là bốn Đại chủng đã tạo thiệt thức, chỗ nương của sắc thanh tịnh.

Thế nào là thân căn? Là bốn Đại chủng đã tạo thân thức, chỗ nương của sắc thanh tịnh.

Thế nào là sắc? Là bốn Đại chủng đã tạo nhãn căn và đã hiện hành nghĩa, là sanh vàng đỏ trắng dài ngắn vuông tròn, thô tế, cao thấp, chánh, bất chánh, ánh sáng, bóng ảnh, tối sáng, mây khói, sương bụi, sắc xa, sắc biểu hiện và sắc không nhất hiển. Sắc nầy lại có ba thứ, là sắc diệu, sắc không diệu và sắc có cả hai.

Thế nào là thanh? Là bốn Đại chủng đã tạo nhĩ căn và đã chấp lấy nghĩa, hoặc hợp ý hoặc không hợp ý, hoặc cùng có cả hai, hoặc chấp thọ Đại chủng làm nhân, hoặc không chấp thọ Đại chủng làm nhân, hoặc cùng với chủng làm nhân, hoặc là chỗ thành tựu tột bực của thế gian, hoặc dẫn đến sự thành tựu, hoặc Biến kế đã khởi, hoặc sự thâu nhiếp của thánh ngôn, hoặc sự thâu nhiếp của phi thánh ngôn.

Thế nào là hương? Là bốn Đại chủng đã tạo tỷ căn và chỗ chấp lấy nghĩa, là hương tốt, hương xấu, hương bình đẳng, hương cùng sinh, hương hòa hợp và hương thay đổi.

Thế nào là vị ? Là bốn Đại chủng đã tạo thiệt căn và đã chấp lấy nghĩa, là đắng chua ngọt cay mặn nhạt, hoặc vừa ý hoặc không vừa ý, hoặc có cả hai, hoặc cùng sinh, hoặc hòa hợp, hoặc đổi khác.

Thế nào là một phần của xúc? Là bốn Đại chủng đã tạo thân căn và chấp lấy nghĩa, là có tánh trơn, tánh nhám, tánh nhẹ, tánh nặng, tánh mềm, tánh hoãn, gấp, lạnh, đói, khát, no, sức yếu, buồn bực, ngứa, dính, bệnh, già chết, mệt, thở, mạnh mẽ.

Thế nào là sắc thuộc về pháp xứ? Có năm thứ phải biết, là cực lược sắc, cực húynh sắc, thọ sở dẫn sắc, biến kế sở khởi sắc và định tự tại sở sinh sắc.

Thế nào là kiến lập thọ uẩn ? Là sáu thọ thân:

  1. Thọ do nhãn xúc sinh.
  2. Thọ do nhĩ xúc sinh.
  3. Thọ do tỷ xúc sinh.
  4. Thọ do thiệt xúc sinh.
  5. Thọ do thân xúc sinh.
  6. Thọ do ý xúc sinh.

Sáu thọ thân như vậy, hoặc vui hoặc khổ, hoặc không khổ không vui. Lại có thân thọ vui, thân thọ khổ, thân thọ không vui không khổ, thân thọ không khổ không vui, tâm thọ vui, tâm thọ khổ, tâm thọ không vui không khổ. Lại có thọ vui hữu vị, thọ khổ hữu vị, thọ hữu vị không khổ không vui, thọ vui vô vị, thọ khổ vô vị, thọ vô vị không khổ không vui.

Lại có thọ lạc dựa vào đam mê, thọ khổ dựa vào đam mê, thọ không khổ không vui dựa vào đam mê, thọ vui dựa vào xuất ly, thọ khổ dựa vào xuất ly, thọ không khổ không vui dựa vào xuất ly thọ.

Thế nào là thân thọ? Là năm thức tương ưng với thọ.

Thế nào là tâm thọ? Là ý thức tương ưng với thọ.

Thế nào là thọ hữu vị? Là tự thể ái tương ưng với thọ.

Thế nào là thọ vô vị? Là ái nầy không tương ưng với thọ.

Thế nào là thọ dựa vào đam mê? Là năm dục ái hấp dẫn tương ưng với thọ.

Thế nào là thọ dựa vào xuất ly? Là ái nầy không tương ưng với thọ.

Thế nào là kiến lập tưởng uẩn? Là sáu tưởng thân:

  1. Tưởng do nhãn xúc sinh.
  2. Tưởng do nhĩ xúc sinh.
  3. Tưởng do tỷ xúc sinh.
  4. Tưởng do thiệt xúc sinh.
  5. Tưởng do thân xúc sinh.
  6. Tưởng do ý xúc sinh.

Do tưởng nầy, hoặc biết rõ có tướng, hoặc biết rõ vô tướng, hoặc biết rõ về nhỏ, hoặc biết rõ về lớn, hoặc biết rõ vô lượng, hoặc biết rõ về Vô thiểu sở hữu xứ, Vô sở hữu xứ.

Thế nào là tưởng của hữu tướng? Là trừ lời nói bất thiện ở định Vô Tưởng, định tưởng Hữu Đảnh và các tưởng khác.

Thế nào là tưởng của vô tướng? Là các tưởng còn lại.

Thế nào là tưởng nhỏ? Là có thể biết rõ tưởng cõi Dục .

Thế nào là tưởng lớn? Là có thể biết rõ tưởng cõi Sắc .

Thế nào là tưởng vô lượng ? Là có thể biết rõ tưởng Không vô biên xứ và tưởng Thức vô biên xứ .

Thế nào là Vô thiểu sở hữu Vô sở hữu xứ tưởng? Là có thể biết rõ Vô sở hữu xứ tưởng.

Thế nào là kiến lập hành uẩn? Là sáu tư thân:

  1. Tư do nhãn xúc sinh.
  2. Tư do nhĩ xúc sinh.
  3. Tư do tỷ xúc sinh.
  4. Tư do thiệt xúc sinh.
  5. Tư do thân xúc sinh.
  6. Tư do ý xúc sinh.

Do tư nầy mà tư duy tạo tác các thiện, suy nghĩ tạo tác tạp nhiễm, tư duy tạo tác phần vị sai khác. Lại nữa, ngay trên tư nầy mà trừ thọ, tưởng, các pháp tâm sở và tâm bất tương ưng hành khác, gọi chung là hành uẩn.

Những gì gọi là các pháp tâm sở khác? Là tác ý, xúc, dục, thắng giải, niệm, Tam-ma-địa, tuệ, tín, tàm, quí, vô tham, vô sân, vô si, cần, an, không buông lung, xả, bất hại, tham, sân, mạn, vô minh, nghi, Tátca-da kiến, biên chấp kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến, phẫn, hận, phú, não, tật, san, cuống, siểm, kiêu, hại, vô tàm. Vô quí, hôn trầm, trạo cử, bất tín, biếng nhác, buông lung, thất niệm, bất chánh tri, tán loạn, ngủ nghỉ, ố tác, tầm tứ.

Thế nào là tư? Là đối với tâm tạo tác, ý nghiệp làm thể, trong ba phẩm thiện bất thiện vô ký, sai khiến tâm tạo nghiệp.

Thế nào là tác ý? Là phát động tâm làm thể, đối với cảnh của đối tượng duyên giữ tâm làm nghiệp.

Thế nào là xúc? Là nương vào ba hòa hợp, các căn thay đổi phân biệt làm thể, thọ sở y làm nghiệp.

Thế nào là dục? Là đối với các việc vui, dục kia phát khởi sự tạo tác mong cầu làm thể, nghiệp là chỗ nương của chánh cần.

Thế nào là thắng giải? Là đối với các sự quyết định tùy đã quyết định, ấn trì làm thể, không thể dẫn chuyển làm nghiệp.

Những gì là niệm? Là các sự tập quen khiến cho tâm nhớ rõ không quên làm thể, không tán loạn làm nghiệp.

Những gì là Tam-ma-địa? Là đối với quán sự, khiến cho tâm chuyên một cảnh làm thể, nghiệp là chỗ nương của trí.

Những gì là tuệ ? Là đối với sự được quán, chọn lựa pháp làm thể, dứt nghi làm nghiệp.

Thế nào là tín? Là đối với có thể, có đức, có khả năng nhẫn, có thể hy vọng thanh tịnh làm thể, nghiệp là chỗ nương của lạc dục.

Thế nào là tàm (hổ)? Là đối với các tội ác hổ thẹn với chính mình làm thể, nghiệp là chỗ nương của của sự dứt bỏ hành vi ác.

Thế nào là quí (thẹn) là đối với các tội ác hổ thẹn với người khác làm thể, nghiệp như tàm.

Thế nào là vô tham? Là đối với hữu và vật dụng của hữu không mê đắm làm thể, nghiệp là chỗ nương của hành vi ác không chuyển.

Thế nào là vô sân? Là đối với các hữu tình khổ và khổ cụ, không có giận dữ làm thể, nghiệp là chỗ nương của hành vi ác không chuyển.

Thế nào là vô si? Là do báo, giáo, chứng, trí quyết định lựa chọn làm thể, nghiệp là chỗ nương của hành vi ác không chuyển.

Thế nào là cần? Là tâm mạnh mẽ làm thể, hoặc mặc áo giáp, hoặc gia hạnh, hoặc không thấp kém, hoặc không lui sụt, hoặc không đầy đủ, thành tựu phẩm mãn thiện sai khác làm nghiệp.

Thế nào là an? Là ngừng dứt thân tâm thô nặng, thân tâm điều phục thông suốt làm thể, dứt trừ tất cả chướng ngại làm nghiệp.

Thế nào là không buông lung? Là nương vào chánh cần, vô tham, vô sân, vô si tu các pháp thiện, đối với tâm ngăn ngừa các pháp hữu lậu làm thể, nghiệp là chỗ nương của sự thành tựu tất cả phước thế gian, xuất thế gian.

Thế nào là xả? Là nương vào chánh cần, vô tham, vô sân, vô si, cùng trụ tạp nhiễm trái nhau, tâm tánh bình đẳng, tâm tánh ngay thẳng , tâm trụ tánh vô công dụng làm thể, nghiệp là chỗ nương của sự không dung chứa tạp nhiễm.

Thế nào là bất hại? Là một phần của gốc lành vô sân, tâm thương xót làm thể, nghiệp là chỗ nương của không tổn não.

Thế nào là tham? Là ái ở ba cõi làm thể, nghiệp là chỗ nương của sinh nhiều khổ.

Thế nào là sân? Là đối với hữu tình khổ và vật dụng khổ, tâm giận dữ làm thể, nghiệp là chỗ nương của trụ hành vi ác không an ổn .

Thế nào là mạn? Là nương vào Tát-ca-da kiến (thân kiến), tâm cao ngạo làm thể, nghiệp là chỗ nương của bất kính, sinh khổ.

Thế nào là vô minh? Là vô tri cõi làm thể, nghiệp là chỗ nương của tà quyết định và nghi tạp sinh khởi trong các pháp.

Thế nào là nghi? Là đối với đế, do dự làm thể, nghiệp là chỗ nương của phẩm thiện bất sinh.

Thế nào là Tát-ca-da kiến? Là đối với năm thủ uẩn v.v… tùy theo quán mà chấp ngã và ngã sở, các chấp chặt về nhãn, dục, giác, quán, làm thể, nghiệp là chỗ nương của tất cả kiến thú.

Thế nào là biên chấp kiến? Là đối với năm thủ uẩn v.v… tùy theo quán chấp hoặc đoạn hoặc thường, các thứ các chấp chặt về nhẫn, dục, giác, quán, làm thể, nghiệp làm hạnh xuất ly trong xứ chướng .

Thế nào là kiến thủ? Là đối với năm thủ uẩn… của các kiến và chỗ nương của kiến, tùy theo quán mà chấp làm tối, làm thắng, làm thượng, làm diệu, các chấp chặt về nhẫn, dục, giác, quán, làm thể, nghiệp làm chỗ nương của chấp không chánh kiến.

Thế nào là giới cấm thủ? Là đối với các giới cấm và chỗ nương năm thủ uẩn… của giới cấm, tùy quán chấp làm thanh tịnh, làm giải thoát, làm xuất ly, các thứ chấp chặt về nhẫn, dục, giác, quán, làm thể, nghiệp làm chỗ nương của sự lao nhọc mà không có quả.

Thế nào là tà kiến? Là chê bai nhân, quả, hoặc chê bai tác dụng, hoặc hoại sự thật, hoặc tà phân biệt, các thứ chấp chặt về nhẫn, dục, giác, quán, làm thể, dứt gốc lành làm nghiệp, và chỗ nương vững chắc của căn bất thiện làm nghiệp, bất thiện sinh khởi làm nghiệp, thiện không sinh khởi làm nghiệp.

Năm kiến như vậy, có bao nhiêu kiếntăng ích, bao nhiêu kiến tổn giảm? Có bốn kiến tăng ích, là đối với tự tánh tăng ích và sai khác của cảnh sở tri, là tăng ích thứ nhất và thanh tịnh trong các kiến.

Phần nhiều là kiến tổn giảm, chấp tất cả các kiến ở tiền tế và hậu tế.

Đối với năm thứ nầy có bao nhiêu chỗ thâu nhiếp của kiến? Là hoặc hai hoặc tất cả. Tức đối với chỗ có các kiến với sự việc không thể ghi chép. Các kiến đó đối với năm thứ nầy có bao nhiêu chỗ thâu nhiếp của kiến? Hoặc hai, hoặc tất cả.

Đức Bạc-già-phạm quán lỗi gì đối với uẩn, giới, xứ, dùng năm thứ tướng không phải chê bai chấp ngã? Do quán nhiếp thọ Tát-ca-da kiến kia nên có năm thứ lỗi, là lỗi dị tướng, lỗi vô thường, lỗi không tự tại, lỗi vô thân, lỗi không do công dụng giải thoát.

Đối với năm thủ uẩn có hai mươi câu Tát-ca-da kiến:

  1. Chấp sắc là ngã.
  2. Ngã có các sắc.
  3. Sắc thuộc về ngã.
  4. Ngã ở trong sắc.

Như vậy kế chấp thọ, tưởng, hành và thức là ngã, ngã có thức…, thức v.v… thuộc về ngã, ngã ở trong thức…

Đối với các thứ kiến nầy, có bao nhiêu thứ là ngã kiến, bao nhiếu thứ là ngã sở kiến? Có năm thứ là ngã kiến, mười lăm thứ là ngã sở kiến.

Do vì sao mười lăm thứ là ngã sở kiến ? Do tương ưng với ngã sở, tùy chuyển ngã sở, không lìa ngã sở.

Tát-ca-da kiến phải nói đối với các sự là biết rõ hay không biết rõ? Phải nói là đối với các sự không được biết rõ, ví như sợi dây mà nhận lầm là con rắn.

Thế nào là phẫn? Là đối với tướng trước mắt không lợi ích, một phần sân và tâm nộ làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho việc nóng giận cầm dao gậy.

Thế nào là hận? Là từ đây về sau ngay một phần sân, ôm lòng oán hận, không xả làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho bất nhẫn.

Thế nào là phú? Là đối với tội đã làm, khi người khác nói đến thì một phần si và che giấu làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho hối không an trụ.

Thế nào là não? Một phần sân mà phẫn hận mà làm đầu và tâm ác làm thể, nghiệp là chỗ nương cho hành vi bạo ngược ngôn ngữ thô, sinh khởi phi phước làm nghiệp, trụ không an ổn làm nghiệp.

Thế nào là Tật? Là đam mê lợi dưỡng, không nhẫn nhịn được trước sự vinh quang của người khác, một phần sân và tâm ganh ghét làm thể, nghiệp khiến cho tâm lo lắng trụ không an ổn.

Thế nào là San? Là đam mê lợi dưỡng đối với tài sản, một phần tham và tâm keo kiệt làm thể, nghiệp làm chỗ mương cho bất xả.

Thế nào là cuống? Là đam mê lợi dưỡng, một phần tham si, dối trá hiện công đức không thật làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho tà mạng.

Thế nào là siểm? Là đam mê lợi dưỡng, một phần tham si, giả dối lập bày phương tiện để che giấu sự thật tội lỗi làm thể, che chướng việc dạy trao chánh giáo làm nghiệp.

Thế nào là kiêu? Hoặc là dựa vào tuổi trẻ, tướng không bệnh, sống lâu, hoặc được tùy một sự vinh hoa lợi dưỡng hữu lậu, một phần của tham khiến cho tâm vui thích tham dự làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho tất cả phiền não và tùy phiền não.

Thế nào là hại? Là một phần của sân, không thương không xót không từ bi làm thể, tổn não hữu tình làm nghiệp.

Thế nào là vô tàm? Là phần tham sân si, đối với các tội lỗi không tự hổ thẹn làm thể, nghiệp làm giúp đỡ cho tất cả phiền não và tùy phiền não.

Thế nào là vô quý? Là phần tham sân si, đối với các tội lỗi không hổ thẹn với người làm thể, nghiệp làm giúp đỡ cho tất cả phiền não và tùy phiền não.

Thế nào là hôn trầm? Là phần của ngu si, tâm không chịu đựng nổi làm thể, chướng ngại Tỳ-bát-xá-na (quán) làm nghiệp.

Thế nào là trạo cử ? Là phần tham dục, tướng theo niệm tịnh, tâm không vắng lặng làm thể, chướng ngại Xa-ma-tha (chỉ) làm nghiệp.

Thế nào là bất tín? Là phần ngu si, đối với các pháp thiện, tâm không nhẫn nhịn, tâm không thanh tịnh, tâm không hy vọng làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho biếng nhác.

Thế nào là biếng nhác? Là phần ngu si, mê đắm ngủ nghỉ, nghỉ ngơi nhàn hạ làm ưa thích, tâm không siêng năng cố gắng làm thể, chướng ngại tu phương tiện phẩm thiện làm nghiệp.

Thế nào là buông lung? Là nương vào biếng nhác và tham sân si không tu pháp thiện, đối với pháp hữu lậu, tâm không ngăn ngừa làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho ganh ghét tổn thiện.

Thế nào là vong niệm? Là các phiền não tương ưng với niệm làm thể, nghiệp làm chỗ nương cho tán loạn.

Thế nào là bất chánh tri? Là các phiền não tương ưng với tuệ làm thể, do tuệ nầy mà khởi thân ngữ bất chánh tri, nghiệp làm chỗ nương cho tâm hạnh chê bai.

Thế nào là tán loạn? Là phần tham sân si, tâm lưu tán làm thể, tâm nầy lại có sáu thứ:

  1. Tự tánh tán loạn.
  2. Ngoại tán loạn.
  3. Nội tán loạn.
  4. Tướng tán loạn.
  5. Thô nặng tán loạn.
  6. Tác ý tán loạn.

Thế nào là tự tánh tán loạn? Là năm thức thân.

Thế nào là ngoại tán loạn? Là khi đang tu thiện, đối với năm thứ dục hấp dẫn, tâm rong ruổi theo.

Thế nào là nội tán loạn? Là khi đang tu thiện, vướng mắc vị của hôn trầm và trạo cử.

Thế nào là tướng tán loạn? Vì kẻ khác mà quy y tín ngưỡng chỉ bày tu thiện.

Thế nào là thô nặng tán loạn? Dự vào ngã chấp, ngã sở chấp và lực thô nặng của phẩm ngã mạn, khi tu pháp thiện, đối với tất cả các thọ đã sinh khởi mà khởi ngã chấp, ngã sở chấp và cùng với ngã mạn chấp thọ xen lẫn chấp tướng.

Thế nào là tác ý tán loạn? Là nương vào các thừa khác, các định khác, hoặc nương hoặc nhập, tất cả lưu tán làm chướng ngại việc lìa dục làm nghiệp.

Thế nào là ngủ nghỉ? Là nương vào nhân duyên của ngủ nghỉ, là phần ngu si, tâm sơ sót làm thể, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, hoặc đúng thời, hoặc phi thời, hoặc đúng như vậy, hoặc không đúng như vậy, nghiệp làm chỗ nương có thể gây ra nhiều lỗi.

Thế nào là ố tác? Là nương vào chỗ ưa tạo tác, không ưa tạo tác, nên làm không nên làm là phần ngu si, tâm đuổi theo hối hận làm thể, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô ký, hoặc đúng thời, hoặc phi thời, hoặc đúng như vậy, hoặc không đúng như vậy, nghiệp làm chướng cho tâm trụ.

Thế nào là tầm? Hoặc nương vào tư, hoặc nương vào tuệ mà tầm cầu ý ngôn khiến cho tâm thô chuyển thành thể.

Thế nào là tứ? Hoặc nương vào suy tư, hoặc nương vào tuệ mà rình ngó dò xét ý ngôn khiến cho tâm tế chuyển thành thể.

Như vậy hai thứ tầm tứ, nghiệp là chỗ nương cho trụ an và trụ bất an .

Lại nữa, các tâm sở thiện, đã dứt sự đối trị của mình làm nghiệp, phiền não và tùy phiền não chướng ngại chủ thể trị của chính mình làm nghiệp.

Thế nào là tâm bất tương ưng hành? Là đắc, định Vô tưởng, định Diệt tận, Vô tưởng dị thục, mạng căn, chúng đồng phần, sinh, già, trụ, vô thường, danh thân, cú thân, văn thân, tánh dị sanh, trôi lăn, định dị, tương ưng, thế tốc, thứ lớp, thời, phương, số, hòa hợp…

Thế nào là đắc? Là đối với các pháp thiện, bất thiện và vô ký, hoặc thêm hoặc bớt mà giả lập là đắc, là được thành tựu.

Thế nào là định Vô Tưởng? Là đã lìa dục Biến Tịnh, chưa lìa dục tưởng xuất ly của cõi trên, vì tác ý làm đầu, đối với các tâm, tâm sở không thường hành và tâm, tâm sở diệt giả lập định Vô tưởng.

Thế nào là định Diệt tận? Là đã lìa dục Vô sở hữu xứ, vượt qua Hữu đảnh tạm thời dừng tưởng, vì tác ý làm đầu, đối với các tâm tâm sở không thường hành và một phần tâm tâm sở diệt thường hành, giả lập định Diệt tận.

Thế nào là vô tưởng dị thục? Là đã sinh lên tầng trời vô tưởng hữu tình, đối với các tâm tâm sở diệt không thường hành, giả lập vô tưởng dị thục.

Thế nào là mạng căn? Là đối với sự dẫn nghiệp đời trước của chúng đồng phần, khi trụ mà quyết định giả lập mạng căn.

Thế nào là chúng đồng phần? Là các hữu tình như vậy như vậy, đối với các thứ chủng loại tự thể tương tự, giả lập chúng đồng phần.

Thế nào là sinh? Là đối với chúng đồng phần, các hành vốn hiện tại không có, giả lập làm sinh.

Thế nào là già? Là đối với chúng đồng phần, các hành nối nhau thay đổi, giả lập làm già.

Thế nào là trụ? Là đối với chúng đồng phần, các hành nối nhau biến hoại, giả lập là trụ.

Thế nào là vô thường? Là đối với chúng đồng phần, các hành nối nhau biến hoại, giả lập là vô thường.

Thế nào là danh thân? Là đối với tự tánh của các pháp tăng thêm ngôn (văn tự) giả lập danh thân.

Thế nào là cú thân? Là đối với các pháp sai khác tăng thêm ngôn, giả lập gọi là cú thân.

Thế nào là văn thân? Là đối với hai chỗ nương của các tự (chữ), giả lập văn thân. Vì ngôn văn nầy có thể làm rõ danh thân và cú thân kia, ngôn văn nầy cũng gọi là hiển, vì có thể hiển nghĩa kia, ngôn văn nầy lại gọi là tự (chữ) vì không có dị chuyển.

Thế nào là tánh dị sanh? Là đối với thánh pháp chưa đắc mà giả lập tánh dị sanh.

Thế nào là trôi lăn? Là đối với nhân quả nối nhau không dứt mà giả lập trôi lăn.

Thế nào là định dị? Là đối với các thứ sai khác của nhân quả giả lập định dị.

Thế nào là tương ưng? Là đối với nhân quả tương xứng, giả lập tương ưng.

Thế nào là thế tốc? Là đối với nhân quả trôi lăn nhanh chóng, giả lập thế tốc.

Thế nào là thứ đệ? Là đối với nhân quả mỗi mỗi trôi lăn, giả lập thứ đệ.

Thế nào là thời? Là đối với nhân quả trôi lăn nối nhau, giả lập là thời.

Thế nào là phương? Là Đông Tây Nam Bắc, bốn duy, thượng hạ, theo nhân quả sai khác mà giả lập làm phương.

Thế nào là số? Là đối với các hành mỗi hành sai khác, giả lập làm số.

Thế nào là hòa hợp? Là đối với nhân quả nhiều duyên tập hợp giả lập hòa hợp.

Thế nào là kiến lập thức uẩn? Là sự sai khác của Tâm – ý – thức.

Thế nào là tâm? Là chỗ huân tập tập khí của uẩn, giới, xứ, tất cả hạt giống của thức A-lại-da cũng gọi là thức dị thục, cũng gọi là thức A-đà-na, vì có thể chứa nhóm các tập khí.

Thế nào là y? Là tất cả thời, duyên theo thức A-lại-da, suy lường xét làm tánh, thường tương với bốn phiền não ưng, là ngã kiến, ngã ái, ngã mạn, vô minh. Ý nầy đi khắp (biến hành) các vị thiện, bất thiện và vô ký, chỉ trừ khi thánh đạo hiện tiền, hoặc ở định Diệt tận và tại địa Vô học. Lại cũng sáu thức lấy thức vô gián diệt làm ý.

Thế nào là thức? Là sáu thức thân: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiêt thức, thân thức và ý thức.

Thế nào là nhãn thức? Là nương nhãn duyên sắc sinh phân biệt biết rõ làm tánh.

Thế nào là nhĩ thức? Là nương nhĩ duyên thanh sinh phân biệt biết rõ làm tánh.

Thế nào là tỷ thức? Là nương tỷ duyên hương sinh phân biệt biết rõ làm tánh.

Thế nào là thiệt thức? Là nương thiệt duyên vị sinh phân biệt biết rõ làm tánh.

Thế nào là thân thức? Là nương thân duyên xúc sinh phân biệt biết rõ làm tánh.

Thế nào là ý thức? Là nương ý duyên pháp sinh phân biệt biết rõ làm tánh.

Thế nào là kiến lập giới? Là sắc uẩn, tức mười giới và một phần ý giới:

  1. Nhãn giới.
  2. Sắc giới.
  3. Nhĩ giới.
  4. Thanh giới.
  5. Tỷ giới.
  6. Hương giới.
  7. Thiệt giới.
  8. Vị giới.
  9. Thân giới.
  10. Xúc giới.

Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn tức một phần pháp giới; thức uẩn tức là bảy thức giới:

  1. Nhãn thức giới.
  2. Nhĩ thức giới.
  3. Tỷ thức giới.
  4. Thiệt thức giới.
  5. Thân thức giới.
  6. Thức giới.
  7. Ý giới.

Thế nào là giới pháp mà uẩn không thâu nhiếp? Là các pháp vô vi trong pháp giới. Pháp vô vi nầy lại có tám thứ:

  1. Pháp thiện chân như.
  2. Pháp Bất thiện chân như.
  3. Pháp Vô ký chân như.
  4. Hư không chân như.
  5. Phi trạch diệt chân như.
  6. Trạch diệt chân như.
  7. Bất động diệt chân như.
  8. Tưởng thọ diệt chân như.

Thế nào là pháp thiện chân như? Là tánh vô ngã, cũng gọi là không tánh vô tướng thật tế thắng nghĩa pháp giới.

Tại sao chân như gọi là chân như? Vì tự tánh của chân như không thay đổi.

Tại sao chân như gọi là tánh vô ngã? Vì lìa hai ngã.

Tại sao chân như gọi là không tánh? Vì tất cả tạp nhiễm không hiện hành.

Tại sao chân như gọi là vô tướng? Vì tất cả tướng đều vắng lặng.

Tại sao chân như gọi là thật tế? Vì tánh sở duyên không điên đảo.

Tại sao chân như gọi là thắng nghĩa? Vì là sự hành xứ của thánh trí tối thắng.

Tại sao chân như gọi là pháp giới? Vì là tướng chỗ nương các pháp mầu của tất cả thanh văn Độc giác và chư Phật. Như pháp thiện chân như, phải biết pháp bất thiện chân như và vô ký chân như cũng vậy.

Thế nào là hư không? Là tất cả nghiệp đã tạo của tánh vô sắc dung chứa thọ.

Thế nào là phi trạch diệt? Là diệt chẳng phải ly hệ.

Thế nào là trạch diệt? Là diệt ly hệ.

Thế nào là bất động? Là đã lìa dục biến tịnh, chưa lìa dục diệt khổ vui của cõi trên.

Thế nào là tưởng thọ diệt? Là đã lìa dục Vô sở hữu xứ, vượt qua cõi hữu đảnh tạm dừng tưởng, vì tác ý làm đầu, các tâm tâm sở không thường hành diệt, và một phần tâm tâm sở thường hành diệt.

Lại nữa, hoặc năm thứ sắc, hoặc thọ tưởng hành uẩn và đã nói tám pháp vô vi nầy, như vậy mười sáu thứ gọi chung là pháp giới.

Thế nào là kiến lập xứ? Mười cõi Sắc tức là mười sắc xứ, bảy thức giới tức là ý xứ, pháp giới tức là pháp xứ.

Do đạo lý nầy mà sự thâu nhiếp của ba pháp uẩn, giới, xứ là sắc uẩn, pháp giới và ý xứ.

Như nói nhãn và nhãn giới, hoặc có nhãn cũng là nhãn giới: Có khi nào nhãn giới cũng là nhãn hay chăng?

Hoặc có khi nào nhãn không phải là nhãn giới: Là nhãn sau cùng của A-la-hán.

Hoặc có khi nào nhãn giới không phải nhãn: Là ở tại noãn khi là Yết-la-lam, khi là Át-bộ-đàm, khi là Bế-thi, trong bụng mẹ thì hoặc không được nhãn, nếu được rồi thì mất. Nếu tất cả nhãn nhân của dị sinh sinh nơi cõi Vô sắc. Hoặc có nhãn cũng là nhãn giới, là chỗ các vị khác. Hoặc có không nhãn không nhãn giới là đã nhập Niết-bàn giới vô dư y và các bậc Thánh sinh cõi Vô sắc.

Như nhãn và nhãn giới, như vậy nhĩ tỷ thiệt thân cùng với nhĩ giới… tùy theo sự thích ứng của nó phải biết tất cả là như vậy.

Hoặc có khi nào ý cũng là ý giới, hay có ý giới cũng là ý chăng?

Hoặc có khi nào ý không phải ý giới, là ý sau cùng của A-la-hán.

Hoặc có khi nào ý giới không phải ý, là người ở trong diệt định tất cả nhân ý.

Hoặc có khi nào ý cũng là ý giới, là chỗ các vị khác.

Hoặc có không ý không ý giới, là đã nhập Niết-bàn giới vô dư.

Nếu sinh trưởng ở địa kia, tức là dùng nhãn của địa kia trở lại thấy sắc của địa kia hay sao? Hoặc có khi dùng nhãn của địa kia trở lại thấy sắc của địa kia, hoặc các địa khác nữa.

Nếu sinh trưởng ở cõi Dục, tức là dùng nhãn sắc trần để thấy trần sắc dục, hoặc dùng nhãn sắc trần của địa trên để thấy sắc của địa dưới.

Như lấy nhãn đối với sắc, như vậy lấy nhĩ đối với thanh, cũng như sinh trưởng ở cõi Dục, như vậy mà sinh trưởng cõi Sắc.

Nếu sinh trưởng ở cõi Dục, tức là lấy tỷ thiệt thân của dục trần trở lại ngửi nếm nhận biết hương vị xúc của dục trần.

Nếu sinh trưởng ở cõi Sắc, tức là lấy thân sắc trần trở lại biết xúc của tự địa, tự tánh của cõi đó chắc chắn không có hương vị, vì lìa tham đoạn thực. Do lý nầy cũng không có thức của tỷ và thiệt.

Nếu sinh trưởng ở cõi Dục, tức là ý của dục trần biết pháp của ba giới và pháp vô lậu. Như sinh trưởng cõi Dục, sinh trưởng cõi Sắc cũng như vậy.

Nếu sinh trưởng ở cõi Vô sắc, là lấy ý của vô sắc trần để biết pháp của tự địa ở vô sắc trần.

Hoặc dùng ý vô lậu để biết pháp của ba giới và pháp vô lậu.

Tại sao các uẩn theo thứ lớp như vậy? Do thức trụ, là bốn thức trụ và thức. Lại nữa, thức trước làm chỗ nương cho thức sau. Như theo sắc tướng của nó mà lãnh thọ. Như sự lãnh thọ mà nhận biết, như sự nhận biết mà tư duy tạo tác. Như điều tư duy tạo tác tùy các xứ ấy để phân biệt rõ ràng. Lại do nhiễm ô và thanh tịnh, hoặc ở xứ đó mà khởi nhiễm, tịnh, hoặc do lãnh thọ chấp lấy tướng tạo tác nên có nhiễm ô thanh tịnh, hoặc do đối tượng nhiễm ô và đối tượng thanh tịnh. Do lý nầy cho nên nói thứ lớp của uẩn.

Tại sao các giới theo thứ lớp như vậy? Do tùy chỗ chuyển sai khác của thế sự.

Thế nào là chỗ chuyển sai khác của thế sự? Nghĩa là các thế gian đầu tiên là thấy nhau, đã thấy nhau rồi lại hỏi nhau, đã hỏi nhau rồi liền được tắm gội, thoa hương đeo tràng hoa, kế đó là thọ thức ăn uống thơm ngon, kế là thọ các thứ đồ nằm và người hầu nữ, rồi sau đó ý giới phân biệt khắp nơi, vì thứ lớp của nội giới nên lập ra ngoại giới, tùy theo thứ lớp nầy mà kiến lập thức giới. Như giới có thứ lớp, xứ cũng vậy.

Thế nào là nghĩa của uẩn? Là tất cả sắc, hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội ngoại, hoặc thô, tế, hoặc hơn kém, hoặc xa gần, tất cả những thứ đó lược nói là một sắc uẩn, là nghĩa chứa nhóm, như chứa nhóm tài sản vật dụng. Như vậy cho đến thức uẩn. Lại nữa, tướng khổ rộng lớn nên gọi là uẩn, như tích chứa lớn của uẩn, như khế kinh nói: “Như vậy toàn là chứa nhóm đại khổ uẩn”. Lại nữa, vì gánh vác sự tạp nhiễm nên gọi là uẩn, như vai mang gánh.

Nghĩa của giới là thế nào? Là nghĩa hạt giống của tất cả pháp, lại cũng có nghĩa có thể duy trì tự tướng, lại cũng có nghĩa là có thể duy trì tánh nhân quả, lại cũng có nghĩa thâu nhiếp tất cả pháp sai khác.

Nghĩa của xứ là thế nào? Nghĩa môn sinh trưởng của thức là nghĩa xứ.

Như điều Phật nói, sắc như chùm bọt nước, thọ như hòn bọt nổi, tưởng như sóng nắng, hành như cây chuối, thức như huyễn hóa. Vì sao sắc như chùm bọt nước cho đến thức như huyễn hóa ? Vì vô ngã, vì lìa tịnh, vì thiểu vị, vì không bền chắc cho nên không thật.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7