Làm Sao Để Tiêu Diệt Nghiệp Sát Sanh?
Bảo Đăng

 

Hỏi:

Làm sao để tiêu diệt nghiệp SÁT SANH?

Có người nói rằng: 

Tôi cả đời không làm gì ÁC hại người cả, thì cần gì phải SÁM HỐI chứ? 

Đáp:

– Đó là quý vị tự nghĩ như vậy, và chấp lấy ý nghĩ thiển cận của mình là đúng, phải không? cho nên cứ bo bo mà giữ, không lay chuyển. 

Nếu thật sự chúng ta không hề gây NHÂN ÁC, không hề “GIẾT HẠI” chúng sanh, thì chúng ta không có ở cõi Ta Bà nầy (nói đến chúng sanh đây gồm có: 

– Tất cả những loài “hữu tình chúng sanh” (có tình, có thức), trên từ chư PHẬT, chư BỒ TÁT, chư THIÊN, dưới thì đến loài QỦY THẦN, NGƯỜI, SÚC SANH đều có TÁNH LINH. Tất cả đều có cái tánh của PHẬT, cho nên nói rằng TÁNH BỔN THIỆN ngang nhau là như vậy)

Vì các bậc Thánh, Phàm, Người, Vật vốn cùng một TÁNH, chỉ do kẻ mê, người tỉnh, kẻ nhiễm trần, người lóng sạch mà khác nhau thôi. 

Cho nên có người thành Thánh, có người trở lại làm Người nữa, có người hóa ra Thú vật. 

Hãy kiểm xem cái TÂM của mình nó ác nhiều hay ít, hễ ÁC nhiều thì sẽ thác sanh vào những loài thú dữ và độc. Nếu người ÁC ít thì thác sanh vào các loài thú hiền như chó, mèo, khỉ, lợn, bò, ngựa, dê, gà, vịt, cua, cá, chim. Và những loài thấp sanh, côn trùng, sâu bọ, loài hóa sanh. Vv,… 

Trong kinh Lăng Nghiêm nói rằng : “Người chết làm dê, dê chết làm người, thay phiên nhau để ăn lẫn nhau”. Nếu như cha mẹ, vợ con mình khi sống làm điều ác, chết thác sanh vào loài thú vật. Tuy đã chuyển kiếp người làm thú rồi, nhưng cũng vẫn còn “tánh linh”, cũng có cái lẽ “ngũ thường”, biết mừng, biết giận, buồn, vui, sân tức, động tịnh, thăng trầm, đau ngứa, đói no, sanh đẻ, thương yêu loài giống nó, cũng như con người vậy. 

Cũng bởi ngu si, giết hại quá nhiều, nên mới chuyển mang thân thú để TRẢ NỢ. Còn chúng ta mang thân người đến đây cũng để trả “nợ máu, nợ tình, nợ tiền, lớn nhất là nợ giết hại CƯỚP ĐOẠT SANH MẠNG”. Nợ “của cải” của đời, có thể bỏ được, chớ nợ “sanh mạng” không tha thứ được, không thể bỏ được. OÁN THÙ lần lượt gây ra, chúng sanh cứ thế mà “vay trả” kiếp nầy qua kiếp khác, tiếp tục báo oán (trả thù lẫn nhau không dứt). Oán báo oán thì oán chất chồng. 

Cả 2 chỉ khác nhau kẻ mang thân thú, kẻ mang thân người đến cõi nầy để trả nợ “ÂN OÁN” với nhau. Kiếp nầy mày giết tao, kiếp sau tao nhất định tìm mày để giết lại trả thù xưa. Kiếp nào cũng y như thế, Oán nghiệp không thể nào ngưng được cả, cứ thế mà tái diễn có khi cả hàng ngàn kiếp vẫn không dứt được. Những “oán nghiệp” nầy không ai có thể cứu giải cho mình được cả, mà chính mình phải tự hóa giải nó. 

Tại sao? Vì trong quá khứ, khi ta bắt một con vật để giết lấy máu thịt để ăn. Chúng cũng biết co chân chạy trốn, run sợ, vùng vẫy, van xin thảm thiết, chúng kêu thương, cầu cứu thế mấy, cũng chẳng có ai chịu cứu mạng nó, mà còn xúm nhau kẻ thì mài dao cho thật bén, người thì đun nước lên cho thật sôi, cười nói vui thích, góp tay xô nó vào chỗ chết khi thấy mắt nó long lanh giọt lệ. 

Giờ tới phiên ta cũng bị y như vậy, ta có van xin, có kêu cứu, xin tha mạng cũng chẳng có ai đến cứu ta đâu. Kiếp xưa ta hành hạ, giết chúng đau đớn bao nhiêu, thì kiếp nầy chúng cũng sẽ giết và hành hạ ta đau khổ bấy nhiêu. Gây nhân nào thì phải hái quả đó không sai. Giết một thì trả một, giết mười thì phải trả mười thế thôi. 

Nhìn những người tàn tật, kém khuyết, ngu ám, hèn hạ, nghèo khổ, không đầy đủ giới tính, thì sẽ thấy ngay cái NHÂN ÁC của họ đã gây tạo không nhỏ. Chứ không phải tự nhiên mà họ bị cái QUẢ BÁO như vậy đâu. 

Cho nên, chúng sanh đầu thai lại kiếp nầy, mang hình hài của súc vật tuy không giống với chúng ta, nhưng sanh mạng của chúng không khác với sanh mạng của con người. Chúng nó đều là thân bằng quyến thuộc của chúng ta hết cả đấy. Mà nay ta nở nào nhẫn tâm giết chúng lấy máu, thịt, nấu chín, xào ngang, nướng dọc, quay (BBQ) cha mẹ, nướng vợ con, nấu ông bà để mà ăn! nấu thân nó để dưỡng thân ta, giết mạng nó để nuôi thân ta! 

Thân bằng quyến thuộc giết hại, ăn thịt lẫn nhau kiếp nầy qua kiếp khác, vậy không gọi là ÁC thì gọi là GÌ? 

Giết súc sanh vì MUỐN béo bổ thân ta, đó là điều BẤT NHÂN vậy!

Bắt chúng nó phải xa lìa quyến thuộc để ta thiết đãi bà con, bạn bè ăn nhậu cho vừa lòng nhau, đó là điều BẤT NGHĨA vậy!

Giết chúng lấy máu thịt dâng cúng tế quỷ thần, đó là điều BẤT LỄ vậy!

Nói rằng, cầu nguyện để được ăn lộc Trời, mà súc sanh phải chịu nạn dao thớt, đánh đập, thiêu đốt, dầu sôi, lửa bỗng, đó là điều BẤT TRÍ vậy!

Ta bày ra đủ phương kế, để chúng nó sụp bẩy, sa hầm, đó là điều BẤT TÍN vậy! 

Chúng ta may mắn kiếp nầy được mang thân người, sống ở cõi đời, đều nhờ vào NGŨ THƯỜNG. Dù biết rõ lời cổ đức dạy vậy, mà vẫn CỐ PHẠM (tội sát sanh), mất hết NHÂN TÌNH (tình thương của con người), thì lấy gì để biết chắc chắn sẽ được mang thân người ở kiếp sau nữa không? 

Có quá nhiều người không hiểu nghĩa lý trên, nên luôn than trách kiếp nầy ăn ở hiền lành, niệm Phật, tụng kinh mà sao luôn gặp quá nhiều bất hạnh, không được may mắn, hạnh phúc như người khác, xấu xí, nghèo khổ, bệnh tật, bị đánh đập, bị cướp mất hết tài sản, bị cướp vợ, cướp chồng, bị con cái bỏ rơi, bị thư ếm, hoạn nạn kéo đến liên tu bất tận vậy? 

Trong Kinh Phật dạy: 

NHÌN CÁI QUẢ HIỆN TẠI, SẼ BIẾT CÁI NHÂN GÂY TẠO TRONG QUÁ KHỨ (thiện hay ác). XEM CÁI NHÂN HIỆN TẠI, SẼ BIẾT CÁI QUẢ Ở KIẾP SAU! 

Nhìn cái QUẢ mình đang gặp phải kiếp nầy, xem nó “hiền hay dữ”, “tốt hay xấu” sẽ biết ngay trong quá khứ mình đã gây tạo NGHIỆP THIỆN hoặc ÁC nhiều hay ít. Tất cả mọi sự việc hiền dữ xảy ra cho chúng sanh chúng ta đều có liên quan đến NHÂN QUẢ và BÁO ỨNG hết cả. Chứ không phải tự nhiên mà nó đến, đều do NHÂN DUYÊN (cái “NHÂN” gây tạo “OÁN NGHIỆP” trong quá khứ, kiếp nầy nếu hội đủ “DUYÊN” thì nó tới, không tha cho một ai)

Phật dạy trong ngũ giới, giới cấm SÁT SANH là giới đứng đầu của người Phật tử (xuất gia và tại gia). Người có cái đạo tốt, có tình người, có tâm TỪ BI thì sẽ không bao giờ nhẫn tâm giết hại một chúng sanh nào cả. 

Trong Kinh Phật dạy: “Các loài sanh bằng trứng, bằng thai, bằng ẩm ướt, bằng hóa sanh, loài bay, loài chạy, loài trùng, loài cá, đều là hàng “PHẬT vị lai” hoặc là CHA MẸ của người từ nhiều kiếp trước”. 

Đến việc sợ chết, tham sống, tránh nơi khổ để cho thân mình vui, đó là cái tình chung của muôn loài. Cầu sự an ổn để dưỡng cái mạng mình, đó là cái lý chung của vạn vật. Ta nỡ nào giết nó để ăn, khá chẳng thương xót sao! 

Người ăn thịt chúng sanh là người bất nhân, người mà có lòng NHÂN thì không ăn thịt của chúng sanh vậy! 

TRÌNH MINH ĐẠO tiên sinh nói rằng: 

Người với ta vốn một bào thai, súc vật với ta vốn một khí huyết. BÙI TƯỚNG QUỐC nói rằng: – Những giống thuộc về loài có khí huyết ắt có tri giác. Phàm giống có tri giác ắt một thể như nhau. Thầy MẠNH TỬ nói rằng: – Thấy vật sống, không nỡ thấy nó chết, nghe tiếng nó kêu, không nỡ ăn thịt nó. Cho nên người quân tử, lấy chỗ đó mà răn dạy mình vậy! PHẬT dạy rằng: “Giết sanh mạng, thịt chất như núi, lửa đốt thành lò, để ngon miệng bụng, để khoái gan lòng. Chớ có biết đâu, dứt sanh mạng loài cầm thú, đó là LÀM CHO THÂN PHẬT RA MÁU vậy! ăn thịt loài súc vật, có khi ăn nhằm thịt của CHA MẸ mình? Tạo ra cái TỘI LỚN về sự giết hại, dứt cái chủng tánh TỪ BI”. 

Cái PHƯỚC sống lâu của mình phải bị tiêu mòn trong cõi tối. Sau khi chết rồi mãi nổi chìm trên núi đao rừng kiếm, xong rồi phải luân hồi làm gà, vịt, heo, bò, thỏ, chim, cá, cua, tôm, ốc, hến vv…, lần lượt mà đền mạng. Ăn bao nhiêu mạng thì phải trả bao nhiêu mạng. Huống chi là còn tự tay giết, đập, cắt, mổ, nấu nướng.vv… vay sao thì phải trả vậy. 

Bậc TU SĨ, BỒ TÁT thà chịu bể xương, chớ trước sau không bao giờ chịu ăn một miếng thịt chúng sanh. Cho nên con thỏ trắng đốt mình mà người Tiên không đoái hoài tới ! Cỏ còn không nỡ nhổ, há chịu nếm thịt sao? nghe tiếng cầm thú kêu thương, nuôi chúng nó để đem bán, cũng đồng tội với kẻ miệng bảo giết vì lòng ham ăn. 

Người không tự tay giết, nhưng một khi cầm miếng thịt trên tay để ăn cũng đồng mang tội giết chúng sanh. 

Bậc ĐẠI THÁNH, PHẬT, BỒ TÁT, những bậc TU HÀNH đều rũ lòng TỪ, cho nên PHẬT chế ra GIỚI CẤM, DỨT HẲN VIỆC SÁT SANH, cái ĐỨC của PHẬT to lớn như vậy. 

Người tu hành (xuất gia hay tại gia) cũng đều phải giữ “NGŨ GIỚI” làm đầu cho việc tu tập của mình và làm tấm gương TỪ BI cho hàng bạch y cư sĩ noi theo (vì ở ngoài đời họ đã phải giết để ăn rồi, chạy vào trong cửa đạo lại thấy thịt cá chất đầy trên bàn, thì họ sẽ nương vào đâu, vào ai đây, để được chỉ dạy SÁM HỐI, để mà TU SỬA ? quý vị suy ngẫm xem có đúng vậy không ? 

Nếu không giữ được “GIỚI đầu tiên” thì lấy pháp gì để răn dạy (để làm kim chỉ nam) cho mình và cho người !? chớ nên xem “giết” chúng sanh là việc dễ, bình thường. Phải biết: 

Ăn một miếng trả lại một miếng. Giờ ăn cho sướng cái miệng, khi mạng chung, oán nghiệp tới, trước Diêm Vương sao dám dối ! Bấy giờ, mỗi mỗi từ đầu trả chẳng sai, lò lửa, vạc dầu sôi sao trốn khỏi ? người sống ở ngoài đời bị đọa làm súc sanh, vì tội giết chúng sanh để bán, để ăn, thì huống chi là người TU ư! Tội đó sẽ nặng hơn biết dường nào ? VÌ LÀM THÂN PHẬT RA MÁU ! 

Khuyên người niệm Phật, tu hành, tối kỵ “SÁT SANH” mà nên “PHÓNG SANH”. Người TU phải lấy tâm TỪ BI làm “PHÁP THỰC” để ăn hằng ngày. 

Kế đến, 

PHÀM LÀM VIỆC GÌ PHẢI NGHĨ ĐẾN CÁI HẬU QUẢ CỦA NÓ TRƯỚC. Giữ cái lập tâm ban đầu “TRONG SÁNG, THANH TỊNH” khi mới bước chân vào cửa đạo, không thay đổi. Thì mới mong tiến đạo, mới được cảm ứng đạo giao với Tam bảo, mới được vào Phật trường và được Phật thọ ký. 

Chứ không phải, Tu hành là đốt nhang khấn vái cầu xin, rũ nhau đi khắp chốn đình làng, miểu trong xóm, hành hương khắp chùa tháp. Mà mỗi khi có “Lễ” thì thôi “Heo quay, vịt nướng, giết gà, mổ chó. Chịu sao nỗi cái đau chặt đầu, chẻ óc. Ngăn sao kham cái khổ bị mổ bụng, lóc xương, lấy thịt, lấy máu, tim, gan, phèo, phổi.vv…. 

Người “khéo” cầm dao thọc huyết, người khác “vụng” chụm lửa nấu nước sôi. Thiên hạ giành nhau ai tới trước ra tay, nhổ lông, mổ bụng, rút ruột, lấy tim. Người người cười nói… đem việc khổ của kẻ khác làm vui, rước khách, bạn bè bày ra thiết đãi, giết hại sanh linh để ăn chơi vô kể số! 

Nhà trên tụ tập thân bằng, quyến thuộc, nhà dưới rầm rầm tiếng nhạc. May mắn được phước lớn mà chỉ biết phúng túng giàu sang, sơn hào, hải vị đắc tiền ăn cho sướng miệng, lại khen món lạ quá ngon, khuyên vợ con, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc nên ăn thử. Mọi người xúm lại giành giựt phân chia để ăn, khác nào Dạ xoa la sát, giống như beo cọp sói lang. 

Rồi đem cúng tế “Thánh thần”, cầu xin được kiết tường như ý! Thử hỏi có CHÁNH THẦN nào đến thọ hưởng chăng, hay chỉ toàn là Tà Thần, Dạ quỷ cũng không sao no bụng! trái lại mình đã xúc phạm đến “Thiên Đình” (cõi Trời), vì tiếng kêu ai oán lên tới Trời)! 

Thì thử hỏi cái phước hiện có đó sẽ tồn tại được bao lâu? 

Súc sanh vốn thiệt người lộn lại, Người vật luân hồi xưa đến nay. Chẳng muốn mang lông cùng đội gạc (sừng) Khuyên người chớ để TRẢ rồi VAY. 

Có người ỷ nhiều tiền của, mướn người lên rừng cao, núi thẳm giăng lưới, phóng lửa đuổi bắt thú rừng từ đỉnh núi cao xuống tới thung lũng thấp, đun khói khắp chỗ, loài chim phải bay lên cao như điện chớp. Dưới đất có bao nhiêu Nai, dê, ngựa, sóc, thỏ, heo rừng, sói.vv… sợ điến hồn phóng chân chạy lẹ như giông bảo. Đàn khỉ, vượn trên cây phải bay hồn vía nhanh tay chuyền cây trốn chết. 

Tổ sư dạy: 

Phải biết, tất cả loài cầm thú cùng chung chịu “ngũ hành” (kim, mộc, thổ, thủy, hỏa) cùng “ngậm” “tứ tượng” (là 4 thú linh (Rồng, Lân, Qui, Phụng) đều có ngậm hạt minh châu), cùng nhuần PHẬT TÁNH, cùng có “THẦN MINH” như loài người. 

Trong khoảng trời đất, giữa cõi Âm, Dương, Vạn linh (loài hữu tình chúng sanh) phát sanh cùng với vạn vật. Tuy vạn vật giúp ích cho vạn linh, mà trong tất cả loài hữu tình chúng sanh, CON NGƯỜI là bậc nhất. Vẫn lấy sự ĂN, MẶC làm gốc, cái gốc ăn đã đủ, rồi sau mới có thể lập “THÂN”, mới có thể “LẬP HẠNH”

TU HÀNH mới có được trí huệ, mới đắc thành đạo quả của bậc thánh nhân, mới thoát ly ra khỏi sanh tử, luân hồi trong 6 nẻo. Cho nên cái phước trí của loài người phải hơn loài cầm thú rất xa. Đã được thân người thì đừng ham ưa thú tánh. 

Cho nên, 

Thân người khó được, mà nay ta đã được thân người. Chánh pháp (của Phật) khó được nghe, ma nay ta đã được nghe. 

Thế nào là LẬP THÂN? 

Nghĩa là nên ăn các thứ lúa mạch, ngũ cốc, trái cây, rau cải thay cho thịt cá.

Thế nào là LẬP HẠNH?

– Nghĩa là lấy ĐỨC làm đầu, TỪ BI làm gốc. Sống trên đời phải có ĐỨC, phải có HẠNH, Chân thật mà sống, giữ gìn những điều Lễ, Nghĩa, Nhân, Trí, Tín. Làm các nghề lương thiện (không buôn bán súc sanh, chính mình không giết, không bảo người giết, hoặc thấy người khác giết cũng không sanh tâm vui mừng). 

Hãy suy ngẫm lại cho kỹ, xem ta đã giết, đã ăn bao nhiêu rồi, mà biết sợ, biết hối cải, biết sửa đổi. Mau mau SÁM HỐI trước khi tuổi về chiều, nghiệp lực đổ ra, bệnh hoạn liên miên, oan gia ồ ạt kéo tới một lượt để đòi mạng, thân tâm ta đã già yếu, mệt mỏi thì làm sao có sức lực để SÁM HỐI cho kịp? chừng đó có sợ hãi, có kêu van, có biết Phật nào để kêu cứu đây? (vì bình thường mình có NIỆM danh hiệu Phật đâu?) 

Tổ sư than rằng: Mèo thì không ai giết để ăn, lại giấu nó trong mền cho an ổn. Còn những con thú khác thì bị giết chết thành hàng, thành lũ. Kẻ giết chúng ắt phải chịu đền mạng. Do đó mà thường bị ba năm thất mùa, vài năm trời hạn hán, bệnh tật khó trị, động đến đất trời rung chuyển, nghèo khổ, tiền mất, tật mang, hoạn nạn lan tràn khắp nơi. 

Trong kinh Phạm Võng dạy:

Bậc Tỳ Kheo giữ 250 giới, chẳng dám giết loài cỏ non, huống chi đối với loài “hữu tình chúng sanh” ư ! Loài hữu tình là loài có NGẬM cái TÁNH LINH (tức PHẬT mạng vậy). Nếu ăn thịt chúng sanh là ăn thịt của PHẬT vậy? 

Loài VÔ TÌNH là loại cây, cỏ, sỏi đá. Do đó, người TU hành phải thương cái mạng của các loài vật lớn nhỏ, triệt để đều không được giết, cũng không được ăn nữa! 

Trong kinh Đại Tạng chép rằng: PHẬT dạy các vị quốc vương: – Muốn được mưa hòa, gió thuận, lúa thóc, cây trái trúng mùa, tiền của dư thừa, khỏe mạnh sống lâu, nhà nhà hạnh phúc. Chúng sanh phải sống đạo đức, thương muôn loài, tu thập thiện (thân 3, khẩu 4, ý 3), tránh việc SÁT SANH, mới giữ được cảnh thái bình trong thiên hạ. 

Tất cả chúng sanh không nghiệp giết, Mười phương đâu chỗ động đao binh ? Nhà nhà, kẻ kẻ thường tu thiện, Thiên hạ lo chi chẳng thái bình ! Tóm lại, Chúng sanh chúng ta đang bị nhiều thứ loại bệnh khó trị, khổ sầu ai oán, đều phát nguồn từ ÁC TÂM mà ra tất cả NGHIỆP ÁC, đó là “NGHIỆP SÁT”. Chúng sanh từ khắp nơi đến cõi nầy cùng chung nhau mà đền mạng, có vay thì ắt có trả, trong kinh gọi là CỘNG NGHIỆP (ác). Nghiệp lực của mỗi người cũng khác nhau, không nghiệp ai giống của ai. Mỗi chúng ta phải tự “phát lồ sám hối”, tự hóa giải, tự sửa đổi, tự dọn dẹp chứ không có ai làm dùm cho ta cả. 

Tới đây, Bảo Đăng nhớ lại lời rày dạy của BỒ TÁT (xin chia sẻ một đoạn ngắn) rằng: 

-“Tất cả “oán nghiệp” do chính mình đã tạo ra, thì phải chính mình tự “hóa giải” và “dọn dẹp” cho sạch, không ai có thể “dọn” cho mình được cả. Dù cho chư Phật và chư đại Bồ tát có thương mình đến đâu, cũng chỉ có thể đứng nhìn mà thôi, phải hiểu một điều rằng: 

– Mình phải “TẬN TÂM, TẬN LỰC, TẬN CƯỜNG” mà tu sửa, thì chư Phật và Bồ tát mới nương theo cường lực của mình mà làm cho nó mạnh thêm lên, chớ TA cùng chư Phật và chư Bồ tát không thể nào tự tay lo hết tất cả mọi việc cho chúng sanh được, thì làm gì có Cõi Ta Bà nầy! làm gì có tất cả những cảnh khổ, vui, buồn, kẻ trên cao, người dưới thấp, kẻ hèn hạ, người hưởng sự giàu sang, kẻ bần cùng bị xem như là loài thú vật. 

Nếu quá dễ dàng, chư Phật và chư Bồ tát đâu có phải rơi lệ đứng nhìn? 

TA nói cho tất cả các ngươi biết: 

TRƯỜNG TRANH ĐẤU, VẪN LÀ CÕI TA BÀ. LÊN CAO HAY XUỐNG THẤP, GIỎI HAY DỞ, CŨNG LÀ CÕI TA BÀ. Nơi đây, Là lò TRUI RÈN, TÔI LUYỆN để dở thành giỏi, thấp hèn trở thành sang giàu, để yếu hèn thành cường tráng, để Ngạ Quỷ trở thành Tiên, Phật. 

Phải hiểu rằng: – Cõi Ta Bà là một Cõi, ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ”, không một cõi nào có được đặc tánh của nó. Nơi đây, là nơi tụ tập của rất nhiều chư Phật và chư Bồ Tát, trong khi chúng sanh đang “NHỞN NHƠ” không hiểu biết, cứ tiếp tục làm điều quấy trá, thì chư PHẬT và chư BỒ TÁT cứ phải “cực nhọc” đi giúp cho từng chúng sanh một. 

Vì vậy, một sự “đóng góp” của chúng sanh vào trong sự cực nhọc của chư PHẬT và chư BỒ TÁT sẽ được đền bù xứng đáng. 

Cho nên, con người đến Cõi Ta Bà mà không biết tu tập, không biết sửa tánh, không biết sửa tâm, không chuyển đổi được nghiệp lực của mình, kẻ đó, không xứng đáng là kẻ sống ở Cõi Ta Bà. Chúng sanh nghĩ rằng: 

TA BÀ là cõi ô uế, nơi đây chứa đựng toàn là những gì dơ dáy, đầy trược cấu.vv…. 

Phải biết, nơi đây là LÒ TRUI RÈN từng chút một, từng chút một, để khi không còn hiện diện ở Cõi Ta Bà nữa, người đó rất xứng đáng để có mặt ở bất kỳ một cõi nào khác. 

Vì vậy, Phải sống sao cho xứng đáng, phải lợi dụng thời gian không còn nhiều nữa. Trong tất cả các cõi khác, chúng sanh đó thọ mạng thật lâu dài, có khi sống cả hàng triệu năm, những điều người cõi đó học hỏi được, biết được, thâm nhập được, không bằng người ở Cõi Ta Bà. Tại sao ? 

Vì TUỔI THỌ CỦA CHÚNG SANH Ở CÕI TA BÀ CHỈ TRONG VÒNG VỎN VẸN CHƯA TỚI 100 NĂM (ý Ngài muốn nói là, chỉ có 100 năm thôi, mà tu hành được “ĐẮC ĐẠO” thành Phật, thành Bồ Tát là một điều tối thượng, vì thế cõi Ta Bà là cõi mà chư Phật, Bồ Tát chú ý nhiều nhất). 

Do đó, phải sống sao cho thật khôn ngoan, phải sống sao cho thật đúng nghĩa”. Để mình phải tận dụng hết thời gian “ngắn” hiện diện ở cõi Ta Bà, thâu thập hết tất cả những gì mắt thấy tai nghe, những gì ích lợi cho mình, tuyển chọn những viên ngọc quý, sàng sỏi lấy hết đá cát bùn nhơ, chỉ lấy giữ lại thuần viên ngọc quý, dù chỉ một viên thôi, cũng đủ sức đưa mình đến một nơi mình mong muốn. Bất kỳ ở cõi nào, không nhất thiết là cõi Cực lạc đâu. 

Cho nên TA tiếc rằng: – Chúng sanh trong cõi Ta bà rất “HỜ HỮNG”, lòng càng ngày càng thâm độc, và làm quá nhiều chuyện ÁC (như giết hại loài hữu tình, trong đó có loài người). 

Đó là vì chúng sanh quá tham lam, luôn luôn muốn gom hết về cho mình thật nhiều… thật nhiều. Nhưng họ có biết đâu, họ chỉ gom về toàn là bùn với cát. Muốn gom về những viên ngọc quý, phải thật sự “TẬN TÂM, TẬN LỰC, TẬN CƯỜNG” tu sửa, thì mới có thể gom về cho mình được những viên ngọc quý. 

Do đó, TA thường hay nhấn mạnh 3 điều “TẬN TÂM, TẬN LỰC, TẬN CƯỜNG”. Vì sao? Nếu không đạt được đầy đủ 3 điều kiện đó, người ở Cõi Ta Bà không thể nào đáp ứng được với bất kỳ những cõi nào khác một cách lâu dài. 

Nếu không được khai ngộ một cách thật đúng (muốn khai ngộ thật đúng, phải do chính THẦN THỨC đó NGỘ được, CHỨNG được, chớ không phải do những gì Phật, Bồ Tát dạy bảo đâu), thì người đó cũng sẽ trầm trầm, trệ trệ ở đó mãi, chỉ có điều rằng thoát được sanh tử luân hồi, nhưng không thể nào tiến cao hơn được hết, phẩm vị rất thấp, rất thấp. 

Còn về bất kỳ ở một cõi nào khác … 

KHÔNG CÓ AI NHẬN ĐÂU! Vì sao? Vì những điều cần thiết để được đi về những cõi khác, người ở Cõi Ta Bà không có đủ HẠNH, duy chỉ có cõi Cực Lạc. 

Vì bổn tâm của Đức A DI ĐÀ PHẬT từ bi vô lượng, cho nên Ngài dễ dàng thâu nhận. Do đó, đừng tưởng rằng được về ở cõi Cực Lạc là yên chuyện, không đâu! 

– VỀ ĐẾN CÕI CỰC LẠC CHỈ LÀ ĐỂ NGỪNG LẠI DÒNG SANH TỬ LUÂN HỒI, CHỚ CHƯA LÀ MỘT CÁI GÌ HẾT!

Vì vậy, Không lợi dụng cõi Ta Bà để học hỏi, để trao dồi, để rèn luyện TÂM, sửa TÁNH để thành những viên ngọc quý, làm hành trang trở lại một nơi chốn nào mình mong muốn, thì chắc chắn rằng không thể nào thỏa đáng được đâu. 

Tâm các ngươi rất là yếu kém, luôn luôn bị chao động trước tất cả những ngọn gió thổi tới, dù chỉ là cơn gió nhẹ cũng vẫn làm xao xuyến trong lòng. 

Đó là điều mà khiến cho con người không thể nào cất bước được. Diệt được sự yếu hèn của tâm yếu kém, đem hết tâm lực để làm cho nó rắng chắc lên, thì cũng mới đi một bước đầu tiên thôi. 

Còn phải biết lượm lặt, phải biết phân biệt, phải biết sàng sẫy, để lượm những viên ngọc quý, đó là điều rất khó. Đòi hỏi ở sự phân định rất là kỹ lưỡng. Không thể nào gom sỏi đá, tưởng rằng nó là viên ngọc được. 

Đường tu tập thấy dễ mà khó, nhưng thấy khó mà dễ. Tất cả nếu tâm mình không định, ý mình không đi đúng một con đường, thì nó sẽ trở thành vách núi cao chớn chở. 

Nhưng một khi, tâm ý của mình vững như bàn thạch, thì nó sẽ là một con đường bằng phẳng, rộng thênh thang. 

Ngươi (Bảo Đăng) phải hiểu ý nghĩa của việc trì chú. Khi ngươi cất tiếng trì một câu thần chú, là tức khắc tay ngươi nắm một thanh dao rất nhọn, rất sắt bén. Thanh dao đó sẽ bắt đầu cạo gọt những ác nghiệp của mình. Nhưng không phải ai cầm con dao cũng có thể cạo được đâu. Điều kiện để có thể dùng con dao đó cạo đi những ác nghiệp của mình. Vì đây là một con đường tắt mà chư PHẬT và chư BỒ TÁT vì cảm thương cho chúng sanh, đời người quá ngắn ngủi, thời gian không đủ dài để có thể dùng lời dạy của Phật và Bồ Tát mà tu luyện được, cho nên phải cho chúng sanh những câu THẦN CHU, tức là cho cầm một con dao. 

Nhưng muốn xử dụng con dao đó để cạo đi những ác nghiệp của mình, thì người trì chú phải gột rửa thân tâm và sửa tánh. 

Tâm phải chân thật, tâm phải trong sáng, tâm phải hết lòng, phải tha thiết, thì mới có thể xử dụng con dao đó được. 

Còn tánh tham, còn tánh sân, còn tánh si, còn tất cả những tánh không hay, không sửa đổi, thì có cầm 100 con dao, 1000 con dao cũng vẫn không thể nào cạo rửa oán nghiệp được. 

TA đã dùng nhiều phương chước để chỉ dạy, dùng lời của đệ tử TA chuyển lại, nhưng số người nắm vững được cốt tủy của lời TA nói cũng đếm trên đầu ngón tay! 

Điều đó chứng tỏ rằng: – chúng sanh chỉ tham luyến những cái gì mà hiện thực ngó được, cảm được, sờ mó được. Còn những cái gì mà không sờ mó được, không thấy được thì ít bao giờ để ý đến, có khi còn phỉ báng nữa. 

Cho nên, đó là điều mà chúng sanh không thể nào thành công được trong vấn đề tu tập. Khi tu tập đúng nghĩa, đúng phép, thì tức khắc sẽ thấy người mình thênh thang, nhẹ nhàng, không nặng trĩu. Dù cho cảnh huống nào đến với mình, cũng sẽ giải quyết dễ dàng, không nặng nề, không thối tâm ban đầu của mình”. 

A-DI-ĐÀ Phật, Tóm lại, Muốn được vãng sanh về cõi PHẬT, thì phải xứng với Tịnh Hạnh của chư BỒ TÁT. Tâm TỪ BI không có, Hạnh cứu độ chúng sanh cũng không làm được, không những cõi Cực Lạc không nhận ta, mà cũng chẳng có cõi nào dám nhận ta cả ! 

Trong kinh dạy : Người tu hành mỗi ngày đều thực hành tất cả pháp của Phật dạy, giữ tất cả giới của Phật chế ra cho được thanh tịnh. Nhẫn đến trong thời gian đó cũng làm được các việc như : 

– Đốt hương, trồng hoa, hái hoa, nhang đèn, lau chùi, quét dọn, nấu nướng, cúi đầu, chấp tay, đảnh lễ, tụng kinh, trì chú, tọa thiền, cho đến lấy một vắt cơm đem cho loài súc sanh lớn nhỏ, như cho bầy kiến ăn công cũng rất lớn. 

Tất cả những việc làm lớn nhỏ đều được Phật chứng minh. Những người nầy trong quá khứ đã có tu “GIỚI TỊNH HẠNH”. 

Khi xưa, có người nấu cơm dâng cúng dường Phật, ở dưới bàn có con chó, nó mừng đánh đuôi ngủng ngoẳng, Phật sớt ra một phần cơm cho nó ăn, rồi Phật hỏi đệ tử rằng: 

Cúng PHẬT có công lớn, hay thí cho súc sanh có công lớn ?

Đệ tử thưa:

Cúng Phật có công lớn hơn.

Phật nói:

Công ấy vẫn bằng nhau, không hơn kém. Tại sao? 

PHẬT VỐN KHÔNG ĂN, do người phát tâm cúng dường, nên công đức vô lượng. Con súc kia khi nó thấy người ăn, thì tâm nó mỗi niệm muốn ăn, nếu cho nó một phần ít, công đức cũng rất lớn, có thể được kết duyên lành qua kiếp sau, sẽ độ nó giải thoát. 

Các loài trùng rất nhỏ mà có cánh biết bay như : Muỗi, mòng chẳng nở giết hại. Những loài chỉ biết bò, biết bay mà thân mạng chúng rất nhỏ, người TU còn phải năng thương, giữ hộ thay, huống chi với tất cả vật có sanh mạng lớn ư! 

Hôm qua mới ăn CHAY,
LỤC SÚC kêu sáng nay.
Thiên đường công một phút,
Địa ngục tội trăm ngày!

Bảo Đăng cẩn chí