PHẬT NÓI KINH VŨ BẢO ĐÀ LA NI

Hán dịch: Đời Đường Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm ngự tại rừng Kiến Tra Ca thuộc nước Kiều Thướng Di cùng với chúng Đại Bật Sô gồm có 500 người và rất nhiều các vị Đại Bồ Tát Ma Ha Tát đến hội họp.

Bấy giờ trong nước Kiều Thướng Di có vị Trưởng Giả tên là Diệu Nguyệt vốn là người có các căn tịch tĩnh, tâm ý lặng trong, dẫn theo nhiều nam nữ và tôi tớ đã thành tựu tĩnh tín (niềm tin trong sạch) đi đến nơi Phật ngự, cúi đầu làm lễ dưới chân Đức Phật, nhiễu quanh Đức Phật trăm ngàn vòng rồi lui về trụ ở một bên, chắp tay cung kính bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con có chút nghi ngờ, muốn thưa hỏi Đấng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác. Nguyện xin Đấng Từ Bi rũ lòng thương lắng nghe và hứa cho”.

Khi ấy Đức Thế Tôn bảo Trưởng Giả rằng: “Ý ông đã muốn hỏi. Ta sẽ vì ông mà nói để cho Tâm ông được vui”.

Trưởng Giả nghe xong liền vui mừng hớn hở. “Bạch Đức Thế Tôn! Làm thế nào mà người trai lành, kẻ nữ thiện, các người nghèo túng có thể được giàu có? Các kẻ bệnh tật khiến cho không còn có bệnh tật?”

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Diệu Nguyệt Trưởng Giả rằng: “Do nhân duyên nào mà ông hỏi như vậy?”

Thời Trưởng Giả bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Kẻ tại gia chúng con có nhiều quyến thuộc, tiền bạc ít ỏi nên khó có thể chi dụng đủ, lại có nhiều bệnh tật. Nguyện xin Đức Thế Tôn mở bày Pháp yếu khiến cho kẻ nghèo túng xa lìa hẳn sự nghèo cùng, kho lương tiền của đều được dư đầy nhằm chu cấp cho vợ con nam nữ, quyến thuộc trong nhà và có người đến cầu xin thì đều vui vẻ làm vị Đại Thí Chủ khiến cho kho lương, vàng bạc, châu báu, Xích Châu, Mã Não, vàng báu được phong nhiêu không bao giờ hết để cấp dưỡng cho thân thuộc, rộng tu Huệ Thí làm lợi ích cho Hữu Tình”

Khi ấy Đức Thế Tôn bảo Diệu Nguyệt Trưởng Giả rằng: “Này Thiện Nam Tử! Vào a tăng kỳ kiếp trong thời quá khứ, Ta đã gặp Đức Phật Thế Tôn tên là Trì Kim Cương Hải Âm Như Lai Ứng Chính Biến Tri. Từ Đức Như Lai ấy, Ta nhận được Vũ Bảo Đà La Ni này, rồi thọ trì đọc tụng, suy tư, tùy vui và vì kẻ khác rộng nói lưu bố. Do lực uy đức của Đà La Ni này mà các hàng Trời (Deva), Người (Manuṣya), Phi Nhân (Amanuṣya), Dược Xoa (Yakṣa), La Sát (Rākṣasa), Tất Lệ Đa (Preta), Tất Xá Già (Piśāca), Cưu Bàn Nỗ (Kumbhāṇḍa), Ô Sa Đa La Ca (Ostakara), Bố Đan Na (Pūtana), Yết Tra Bố Đan Na (Kaṭapūtana)…. Loài khởi Tâm ác chẳng có thể làm hại được. Lại có loài quỷ cướp đoạt mỡ tủy, thân thể, máu, nước mũi, thứ khạc nhổ, nước tiểu, phân của loài người và loài muốn đến gây não hại đều chẳng thể gây chướng ngại”

Đức Phật bảo: “Này Diệu Nguyệt! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện khởi tâm ghi nhớ dùng tay giữ gìn viết chép cho đến chỉ nghe tên mà thọ trì, tùy vui, rộng vì người khác diễn bày thì kẻ trai lành, người nữ thiện ấy sẽ được an ổn suốt ngày đêm, nhận được sự vui thích vừa ý là: sự giàu có, an vui, hạt giống tiền của vị Du Già.

Nếu có người thọ trì Vũ Bảo Đà La Ni này thì nên cúng dường tất cả Như Lai một ngày, hai ngày, hoặc ba ngày chuyên Tâm tụng trì, yêu kính, tin tưởng Tam Bảo ắt chư

Thiên đều vui vẻ vì vị Pháp Sư đọc tụng ấy liền tuôn mưa tài bảo, lúa gạo, lúa mì” Liền nói Đà La Ni là :

  1. Nẵng mô bà nga phộc đế
  2. Phộc nhật-la đà la
  3. Sa nga la, niết cụ sái gia
  4. Đát tha nghiệt đa dã
  5. Đát nễ dã tha: Án, tố lỗ bế
  6. Bạt nại-la phộc để
  7. Măng nga lệ, a tả lệ
  8. A tả phá lệ
  9. Ôn già đá nễ
  10. Ôn bệ ná nễ
  11. Tát tả phộc để
  12. Đà nương phộc để
  13. Đà nẵng phộc để
  14. Thất-lị ma để
  15. Bát-la bà, phộc để
  16. A ma lệ
  17. Vĩ ma lệ
  18. Lỗ lỗ
  19. Tố lỗ bế
  20. Vĩ ma lê
  21. A ná đa tất đế
  22. Vĩ ná đa tất đế
  23. Vĩ thấp phộc kế như
  24. Tả củ lệ
  25. Măng củ lệ
  26. Địa địa minh
  27. Độ độ minh
  28. Đá đá lệ
  29. Đa la, đa la
  30. Phộc nhật-lê
  31. A vạt đá nễ
  32. Bộ kế, ốc kế
  33. Tra kế, tra kế
  34. Vạt la-sái ni
  35. Nễ sáp bá na nễ
  36. Bà nga vãn
  37. Phộc nhật-la đà la
  38. Sa nga la
  39. Niết cụ sam
  40. Đát tha nghiệt đá, ma nỗ sa-ma la
  41. Sa-ma la, sa-ma la
  42. Tát phộc đát tha nghiệt đá
  43. Tát nễ dã
  44. Ma nỗ sa-ma la
  45. Tăng già tát để-dã, ma nỗ sa-ma la
  46. Đát tra, đát tra
  47. Bố la, bố la
  48. Bố la dã, bố la dã
  49. Bà la, bà la, bà la nê
  50. Tố măng nga lệ
  51. Phiến đá, ma để
  52. Mộng nga la, ma để
  53. Bát-la bà, ma để, ma ha để
  54. Tố bà nại-la, phộc để
  55. A nghiệt tha, a nghiệt tha
  56. Tam ma dã, ma nỗ sa-ma la, sa-phộc hạ
  57. A đà la, ma nỗ sa-ma la, sa-phộc hạ
  58. Bát-la bà phộc, ma nỗ sa-ma la, sa-phộc hạ
  59. Đà-ly để, ma nỗ sa-ma la, sa-phộc hạ
  60. Vĩ nhạ dã, ma nỗ sa-ma la, sa-phộc hạ
  61. Tát phộc tát đát-phộc, vĩ nhạ dã, ma nỗ sa-ma la, sa-phộc hạ

Đức Phật bảo Diệu Nguyệt Trưởng Giả: “Đây gọi là Vũ Bảo Đà La Ni. Do uy lực của Đà La Ni này mà bệnh hoạn, đói kém mất mùa, tật dịch, tội chướng… cả thảy đều tiêu diệt.

Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện trước tiên nên cúng dường tất cả Như Lai, trong một ngày một đêm tụng trì không có gián đoạn thì ngôi gia ấy liền tuôn mưa báu như lượng một người lớn, tất cả tai họa thảy đều tiêu diệt. Chính vì thế cho nên Thiện Nam Tử nên thọ trì Vũ Bảo Đà La Ni này, rộng vì người khác phân biệt diễn nói”

_ “Lành thay! Thế Tôn!”

Diệu Nguyệt Trưởng Giả nghe lời Phật nói liền vui mừng hớn hở. “Nay con theo Đức Phật nhận Vũ Bảo Đà La Ni này sẽ thọ trì đọc tụng, rộng vì người khác phân biệt giải nói”

Bấy giờ Diệu Nguyệt Trưởng Giả nhận lời dạy của Đức Phật xong liền nhiễu quanh bên phải Đức Thế Tôn trăm ngàn vòng, chắp tay cung kính cùi đầu làm lễ dưới chân Đức Phật rồi vui vẻ lui ra.

Khi ấy Đức Phật bảo Cụ Thọ A Nan Đà rằng: “Ông đi qua nhà của Diệu Nguyệt Trưởng Giả nhìn xem mọi loại tiền tài, lúa gạo, các vật trân bảo và các vật dụng ở trong kho tàng của vị Trưởng Giả ấy ngày nay đã dư đầy chưa?”

Lúc đó Cụ Thọ A Nan Đà nhận lời Phật dạy xong, đi đến Thành Kiều Thướng Di, vào nhà của Diệu Nguyệt Trưởng Giả nhìn thấy tài bảo trong các kho tàng đều dư đầy. Ngài A Nan trông thấy sự việc này thì tâm rất vui mừng hớn hở đi về.

Khi ấy Cụ Thọ A Nan Đà khởi Tâm khác lạ chưa từng có. Ngài vui vẻ bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Do nhân duyên nào mà kho tàng của Diệu Nguyệt Trưởng Giả lại dư đầy như thế?”

Đức Phật bảo: “Này Thiện Nam Tử! Diệu Nguyệt Trưởng Giả có niềm tin trong sạch nơi Ta, đã thọ trì Vũ Bảo Đà La Ni này lại vì tất cả Hữu Tình diễn nói. Vì thế nên A Nan Đà! Hãy thọ trì Đà La Ni này và rộng vì người khác nói. Ta dùng Phật Nhãn xem xét các hàng Trời, Người, Ma, Phạm, Sa Môn, Bà La Môn trong Thế Gian đối với kẻ thọ trì Vũ Bảo Đà La Ni chẳng dám gây chướng nạn. Vì sao thế Vì Như Lai không có nói lời khác (Dị ngữ) Chân Ngôn Cú này chẳng có thể bị hủy nát được. Đà La Ni này, kẻ Hữu Tình không có căn lành thì có tai cũng chẳng được nghe huống chi là viết chép, đọc tụng. Tại sao vậy? Vì đây là nơi mà tất cả Như Lai tùy hỷ. Là nơi mà tất cả Như Lai khen ngợi. Là nơi mà tất cả Như Lai hiển dương. Là nơi mà tất cả Như Lai gieo trồng hạt giống”.

A Nan bạch Phật rằng: “Lành thay! Thế Tôn!”. Rồi dùng Diệu Già Tha (Gāthā:bài kệ) mà nói Tụng là:

Chư Phật khó luận bàn

Phật Pháp cũng như vậy

Tính Tịnh không suy nghĩ

Quả báo cũng như vậy

Tịch Tuệ Nhất Thiết Trí

Pháp Vương chẳng diệt sinh

Đã đến Thắng Bỉ Ngạn

Cúi lạy Phật Dũng Mãnh

Bấy giờ Cụ Thọ A Nan Đà đã nghe Đức Phật nói về Kinh Vũ Bảo Đà La Ni này liền hớn hở vui mừng bạch với Đức Phật rằng: “Thế Tôn! Pháp yếu này có tên gọi như thế nào? Kinh này, ngày nay chúng con thọ trì như thế nào?”

Đức Phật bảo: “Này A Nan Đà! Kinh này có tên là Diệu Nguyệt Trưởng Giả Sở Vấn Ông nên thọ trì, cũng có tên là Năng Hộ Nhất Thiết Tài Bảo Phục Tàng, cũng có tên là Nhất Thiết Như Lai Xưng Tán Vũ Bảo Đà La Ni Giáo… Ông nên thọ trì”.

Thời Đức Bạc Già Phạm nói Kinh này xong thì vô lượng Bật Sô và các Bồ Tát với chư Thiên, Người, A Tô La… tất cả Đại Chúng nghe điều Phật nói đều rất vui vẻ, tin nhận phụng hành

_ Tâm Chân Ngôn là:

“Án, phộc tố đà lệ, sa-phộc hạ”

_ Tâm Trung Tâm Chân Ngôn là:

“Án, thất-lị phộc tố, sa-phộc hạ”

_ Tiểu Tâm Chân Ngôn là:

“Án, phộc tố, sa-phộc hạ”

 

PHẬT NÓI KINH VŨ BẢO ĐÀ LA NI (Hết)

VŨ BẢO ĐÀ LA NI

Dịch âm: HUYỀN THANH

NAMO BHAGAVATE VAJRA-DHARA SĀGARA-NIRGHOṢĀYA

TATHĀGATĀYA

 

TADYATHĀ: OṂ_ SURUPE_ BHANDRA-VATI_ MOṂGALE ACALE_ ACAPALE_ UGHĀTANI_ UBHEDANI_ SASYA VATI_ DHAJÑA-VATI_ DHANA-VATI_ ŚRĪ-MATI_ PRABHA-VATI_ AMALE_ VIMALE_ RURU_

SURUBHE_ VIMALE_ ADATASTE_VIDATASTE_VIŚVA KEŚI _ AṄKULE_ MOṂKULE _ DHIDHI ME _ DHUDHU ME _ TATALE _ TARA TARA _ VAJRE

_ AVARTTANI _ BHUKKE OKKE _ TAKE TAKE _ VARṢAṆI _ NIṢPODANI

BHAGAVAṂ VAJRA-DHARA SĀGARA-NIRGHOṢAṂ TATHĀGATAM

ANUSMARA

SMARA SMARA

SARVA TATHĀGATA-SATYAM ANUSMARA

DHARMA-SATYAM ANUSMARA

SAṂGHA-SATYAM ANUSMARA

TAṬA TAṬA _ PURA PURA _ PURAYA PURAYA _ BHARA BHARA

BHARANI _ SUMOṂGALE _ ŚĀNTA-MATI _ MOṂGALA-MATI _ PRABHĀ- MATI_ MAHĀ-MATI _ SUBHANDRA-VATI _ ĀGACCHA ĀGACCHA

SAMAYAM ANUSMARA_ SVĀHĀ

Ā DHĀRAM ANUSMARA _ SVĀHĀ

PRABHĀVAM ANUSMARA _ SVĀHĀ

DṚḌHAM ANUSMARA _ SVĀHĀ

VIJAYAM ANUSMARA _ SVĀHĀ

SARVA-SATVA VIJAYAM ANUSMARA _ SVĀHĀ

Hiệu chỉnh xong vào ngày 06/03/2010