KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

(SURAMGAMA)

DỊCH ÂM – DIỄN NGHĨA – YẾU GIẢI

Hán dịch: Bát Thích Mật Đế
Việt dịch: Hòa Thượng Thiền Sư Thích Từ Quang

KINH ĐẠI PHẬT-ĐẢNH

NHƯ-LAI MẬT-NHÂN TU-CHỨNG LlỄU-NGHĨA

CHƯ BỒ-TÁT VẠN-HẠNH THỦ-LĂNG-NGHIÊM

 

MỤC LỤC

 

YẾU GIẢI ĐỀ MỤC

Đề mục của kinh, nói tóm tắt là:

THỦ-LĂNG-NGHIÊM nói đầy đủ là:

ĐẠI PHẬT-ĐẢNH NHỮ-LAI MẬT-NHÂN TU-CHỨNG LIỄU-NGHĨA CHƯ BỒ-TÁT VẠN-HẠNH THỦ-LĂNG-NGHIÊM

được yếu giải như sau:

ĐẠI PHẬTT-ĐẢNH

Đại Phật-Đảnh là đảnh tướng cao cả của Phật.

Thủ-Lăng-Nghiêm siêu việt tuyệt đối được tán dương như đảnh tướng cao cả của Phật, đó là tiêu biểu Tâm Chơn Như viên định, thiêng sáng
thông suốt, vắng lặng thường hằng, hoàn bị tịnh pháp xứng tánh công đức, huyền diệu vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn được.

NHƯ-LAI MẬT-NHÂN

Như-Lai là 1 trong 10 đức hiệu của bậc Viên-Giác.

Như là bản giác, Lai là thỉ giác. Nương theo Tâm Chơn Như viên định, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, đạt diệu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đó là Như Lai. Chư Như Lai vận dụng Tâm Chơn Như bất sanh bất diệt làm nhân tu hành để được quả giải thoát, ví như dùng gạo thì chắc chắn nấu thành cơm, gọi là Mật-Nhân.

TU-CHỨNG LlỄU-NGHĨA

Do Tầm Chơn Như viên định, hành đạo rốt ráo và cũng do Tâm Chơn Như viên định thành tựu tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, chứng đạo Vô Thượng, gọi là tu-chứng.

Tu duy Tâm Chơn Như, chứng cũng duy Tâm Chơn Như, không có chi nghi, cũng không có chi chấp, không mắc nội ma, cũng không vướng ngoại ma, tự tại vô ngại, gọi là liễu-nghĩa.

KINH THỦ-LĂNG-NGHIÊM

Tu-chứng liễu-nghĩa là con đường giải thoát đưa đến Bổn Tánh Tịnh Niết-Bàn.

CHƯ BỔ-TÁT VẠN-HẠNH

Công đức chuyên tu các pháp tứ nhiếp, lục độ, vô lượng mỹ hạnh, trải qua các bậc Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, lên tới Đẳng giác Bồ Tát, đó là công đức của các
bậc có nhân địa hành đạo do danh tự giác, tương tợ giác, phần chứng giác, thuần một tánh thể chơn giác, khéo dùng Tâm Chơn Như viên định, trên cần cầu Phật quả, dưới hóa độ pháp giới hữu tình, gọi là Chư Bồ-Tát Vạn-Hạnh.

THỦ-LĂNG-NGHIÊM

Thủ-Lăng-Nghiêm là tôn chỉ của kinh vì cả bộ kinh đều chú trọng về đại định Thủ-Lăng-Nghiêm.

Nguyên tiếng Phạn gọi là SURAMGAMA. Hán tự dịch: “Nhứt thiết sự cứu cánh kiên cố có ý nghĩa là Bổn thể tự nhiên Viên định vững chắc rốt ráo của Tâm Chơn Như thường trụ, thống nhiếp tất cả vạn sự vạn vật, dầu chúng sanh luân hồi mê khổ trong tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới), nhưng bổn thể tự nhiên viên định tùy duyên bất biến, không lay chuyển bởi sự vật nào, cũng chẳng tiêu mất vì mê khổ.

Phật với chúng sanh đồng có một tâm thể viên định như nhau. Phật hành động thuận theo Tâm thể viên định nên an lạc vô lượng, còn chúng sanh hạnh động nghịch với Tâm thể viên định nên thông khổ vô biên.

Chỉ vì quên mất Tâm Chơn Như, không chịu tu hành giải thoát, nên chúng sanh bị vô minh phiền não nhiễu hại, lẩn quẩn trong vòng luân hồi sanh tử.

Một khi thấu triệt được Tâm Chơn Như, thì có chi đâu là danh lợi mà tham luyến, có chi đâu là sắc với không mà tranh chấp, vô minh dứt sạch, phiền não tiêu tan, từ bi hỉ xả pháp huy, thường lạc ngã tịnh thể hiện chứng biết Phật tức Tâm, Tâm tức Phật.