KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

DỊCH ÂM – DIỄN NGHĨA – YẾU GIẢI

Hán dịch: Bát Thích Mật Đế
Việt dịch: Hòa Thượng Thiền Sư Thích Từ Quang

 

QUYỂN 5

 

1. A-Nan bạch Phật ngôn:

– Thế-Tôn! Như-Lai tuy thuyết đệ nhị nghĩa môn, kim quan thế-gian, giải-kiết chi nhân nhược bất tri kỳ, sở kiết chi nguyên, ngã tính thị nhân, chung bất năng giải; Thế-Tôn ! Ngã cập hội trung, hữu-học Thinh-văn, diệc phục như thị. Tùng vô thỉ tế, giữ chư vô- minh cụ diệc cu sanh, tuy đắc như thị, đa văn thiện-căn, danh vi xuất-gia, do cách nhựt ngược. Duy nguyện đại-từ, ai-mẫn luân nịch, kim nhựt thân tâm vân hà thị kiết, tùng hà danh giải? Diệc lịnh vị lai, khổ-nạn chúng-sanh, đắc miển luân-hồi, bất lạc tam hữu. Tác thị ngữ dĩ, phổ cập Đại-chúng, ngũ thể đầu địa, võ lệ kiều thành, trử Phật Như-Lai, vô-thượng khai-thị.

2. Nhĩ thời, Thế-Tôn lân-mẫn A-Nan, cập chư hội trung, chư hữu- học-giả, diệc vi vị-lai, nhứt-thiết chúng-sanh vi xuất-thếnhân, tác tương-lai nhân. Dĩ Diêm-phù-đàn, tử-kim-quang thủ, ma A-Nan đảnh, tức thời thập phương, phổ Phật thế-giới, chưởng chưởng châri- động, vi trần Như-Lai trụ thế-giới dả, các hữu bảo quang, tùng kỳ đảnh xuất, kỳ quang đồng thời, ư bỉ thế-giới, lai Kỳ-Đà lâm quang Như-Lai đảnh, thị chư Đại-chúng, đắc vị-tằng-hữu.

3. Ư thị A-Nan cập chư Đại-chúng, cụ văn thập-phương vi trần Như-Lai, dị khẩu đồng âm, cáo A-Nan ngôn:

– Thiện tai. A-Nan! Nhữ dục thức tri, “cụ sanh vô minh”, sử nhữ luân-chuyển, sanh-tử kiết căn, duy nhữ lục căn, cánh vô tha vật, nhữ phục dục tri. Vô-thượng Bồ-đề, linh nhữ tốc chứng an-lạc giải-thoát, tịch-tịnh diệu-thường, diệc nhữ lục căn, cánh phi tha vật.

4- A-Nan tuy văn như thi pháp-âm, tâm do vị minh, khế thủ bạch Phật:

– Vân hà lịnh ngã, sanh tử luân-hồi, an-lạc diệu-thường, đồng thị lục căn, cánh phi tha vật?

Phật cáo A-Nan:

– Căn trần đồng nguyên, phược thoát vô nhị, thức tánh hư-vọng, do như không hoa.

A-Nan! Do trần phát tri, nhân căn hữu tướng, tướng kiến vô tánh, đồng ư giao lô, thị cố nhữ kim, tri kiến lập tri, tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến tư tức Niết-Bàn, vô lậu chơn-tịnh vân hà thị trung cánh dung tha vật.

5. Nhĩ thời, Thế-Tôn dục trùng-tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn:

-Chơn-tánh hữu-vi không,
Duyên sanh cố’ như huyễn,
Vô vi vô khởi diệt,
Bất thiệt như không hoa.

-Ngôn vọng hiển chư chơn
Vọng chơn đồng nhị vọng,
Du phi chơn phi chơn,
Vân hà kiến sở-kiến?

-Trung gian vô thiệt-tánh,
Thị cố nhược giao-lô,
Kiết giải đồng sở-nhân,
Thánh phàm vô nhị lộ.

-Nhữ quán giao trung tánh,
Không hữu nhị cụ phi,
Mê-hối tức vô-minh,
Phát minh tiện giải-thoát.

-Giải kiết nhân thứ đệ,
Lục giải nhứt diệc vong,
Căn tuyển-trạch viên-thông,
Nhập lưu thành chánh-giác.

-Đà-na vi-tế thức,
Thập khí thành bộc lưu,
Chơn phi-chơn khủng mê,
Ngã thường bất khai diễn.

-Tự-Tâm thủ Tự-Tâm,
Phi huyễn thành huyễn pháp,
Bất thủ vô phi huyễn,
Phi-huyễn thượng bất sanh.

-Huyễn-pháp vân hà lập?
Thị danh Diệu-liên-hoa,
Kim-cang vương Bửu-giác,
Như-huyễn Tam-ma-đề.

-Đờn chỉ siêu vô-học,
Thử A-tỳ Đạt-Ma,
Thập phương Bạc-Già-Phạm,
Nhứt lộ Niết-Bàn môn.

6. Ư thị A-Nan cập chư Đại-chúng, văn Phật Như-Lai vô-thượng từ hối, Kỳ-dạ già đà, tạp nựu tinh oánh, diệu lý thanh triệt, tâm mục khai minh, thán vị-tằng-hữu, A-Nan hiệp chưởng, đảnh lễ
bạch Phật, ngã kiêm văn Phật, vô giá dại-bi, tánh tịnh diệu thường, chơn-thiệt pháp-cú, tâm do vị đạt, lục giải nhứt vong, thơ kiết luân thứ, duy thùy đại từ, tái mẩn tư hội, cập dử tương lai, thí dĩ pháp âm, tẩy dịch trần-cấu.

7. Tức thời Như-Lai, ư sư-tử tòa, chỉnh Niết-Bàn tăng, liễm Tăng-già-lê, lảm thất bửu kỷ, dẩn thủ ư kỷ, thủ kiếp ba la thiên, sở phụng hoa cân, ư Đại-chúng tiền, quán thành nhứt kiết, thị A-Nan ngôn:

– Thử danh hà đẳng.

A-Nan Đại-chúng cu bạch Phật ngôn:

– Thử danh vi kiết.

Ư thị Như-Lai, quán Điệp-hoa cân, hựu thành nhứt kiết, trùng vân A-Nan:

– Thử danh hà đẳng?

A-Nan Đại-chúng, hựu bạch Phật ngôn:

– Thử diệc danh kiết.

Như thị luân thứ quán Diệp-hoa cân, tổng thành lục kiết, nhứt nhứt kiết thành, giai thủ thủ trung, sở thành chi kiết, trì vấn A- Nan, thử danh hà đẳng, A-Nan đại-chúng, diệc phục như thị, thứ đệ thủ Phật, thử danh vi kiết.

Phật cáo A-Nan:

– Ngã sơ quán cân, nhữ danh vi kiết thử Điệp-hoa cân, tiên
thiệt nhứt điều, đệ nhị đệ tam, vân hà nhữ tào, phục danh vi kiết.

A-Nan bạch Phật ngôn:

– Thế-Tôn! Thử bửu Điệp-hoa, tập tích thành cân tuy bổn nhứt thể, như ngã tư duy, Như-Lai nhứt quán, đắc nhứt kiết danh, nhược bá quán thành, chung danh bá kiết. Hà huống thử cân, kỳ hữu lục kiết, chung bất chi thất, diệc bất đình ngũ, vân-hà Như-Lai, chỉ hứa sơ thời, đệ nhị đệ tam, bất danh vi kiết.

8. Phật cáo A-Nan:

– Thử bửu-hoa cân, nhữ tri thử cân, nguyên chỉ nhứt điều, ngã lục quán thời, danh hữu lục kiết, nhữ thẩm quan sát, cân thể thị đồng, nhân kiết hữu dị; ưý vân hà? Sơ quán kiết thành, danh vi đệ nhứt, như thị nãi chí, đệ lục kiết sanh, ngô kim dục tương đệ lục kiết danh, thành đệ nhứt phủ?

– Phất dã, Thế-Tôn! Lục kiết nhược tồn, tư đệ lục danh, chung
phi đệ nhứt, túng ngãlịch sanh, tận kỳ minh biện, như hà linh thị,
lục kiết loạn danh.

Phật ngôn:

– Như thị; lục kiết bất đồng, tuần cố bổn nhân, nhứt cân sở tạo, lịnh kỳ tạp loạn, chung bất đắc thành. Tắc nhữ lục căn, diệc phục như thị, tất cánh đồng trung, sanh tất cánh dị.

Phật cáo A-Nan:

– Nhữ tất hiềm thử, lục kiết bất thành, nguyện lục nhứt thành, phục vân hà đắc?

A-Nan ngôn:

– Thử kiết nhược tồn, thị phi phong khởi, ư trung tự sanh, thử kiết phi bỉ, bỉ kiết phi thử. Như-Lai kim nhựt, nhược tổng giải trừ, kiết nhược bất sanh, tắc vô bỉ thử thượng bất danh nhứt, lục vân hà thành.

Phật ngôn:

– Lục giải nhứt vong, diệc phục như thị. Do nhữ vô thỉ, tâm tánh cuồng loạn, tri kiến vọng phát, phát vọng bất tức, lao kiến phát trần, như lao mục tinh, tắc hữu cuồng hoa, ư trạm tịnh minh vô nhân loạn khởi, nhứt thiết thế-gian, sơn-hà đại-địa, sanh-tử hữu vi, giai tức cuồng lao, điên-đảo hoa tướng.

A-Nan ngôn:

– Thử lao đồng kiết, vân hà giải trừ?

9. Như-Lai dĩ thủ, tương sở kiết cân, thiên xiết kỳ tả, vấn A-Nan.

Phật ngôn:

– Như thị giải phủ?

– Phất dả, Thế-Tôn! Toàn phục dĩ thủ, thiên khiên hữu biên.

Hựu vấn A-Nan:

– Như thị giải phủ?

– Phất giả, Thế-Tôn!

Phật cáo A-Nan:

– Ngô kim dĩ thủ, tả hữu các khiên, cánh bất năng giải, nhữ thiết phương tiện, vân hà giải thành?

A-Nan bạch Phật ngôn:

– Thế-Tôn! Đương ư kiết tâm, giãi tức phân tán.

Phật cáo A-Nan:

– Như thị như thị, nhược dục giải trừ, đương ư kiết tâm.

A-Nan! Ngã thuyết Phật pháp tùng nhân duyên sanh, phi thủ thế-gian, hòa hiệp thô tướng. Như-Lai phát minh, thế xuât thế pháp tri kỳ bổn nhân, tùy sở duyên xuất. Như thị nãi chí hằng sa giới ngoai, nhứt trích chi võ, diệc tri đầu số, hiện tiền chủng chũng, tòng trực các khúc, nhạn bạch ô huyền, giai liễu nguyên do, thị cố A-Nan, tùy nhữ tâm trung, tuyển trạch lục căn, căn kiết nhược trừ, trần tướng tự diệt, chư vọng tiêu vong, bất chơn hà đãi.

A-Nan! Ngô kim vấn nhữ, thử Kiếp-ba-la cân, lục kiết hiện-tiền, đồng thời giải oanh, đắc trừ đồng phủ?

– Phất dã, Thế-Tôn! Thị kiết bổn dĩ thứ đệ quán sanh, kim nhựt đương tu thứ đệ nhi giải, lục kiết đồng thể, kiết bất đồng thời, tắc kiết giải thời vân hà đồng trừ?

10. Phật ngôn:

– Lục căn giải trừ, diệc phục như thị. Thử căn sơ giải, tiên đắc nhân không; không-tánh viên-minh, thành pháp giải-thoát: giải- thoát pháp dĩ, cu không bất sanh; thị danh Bồ-tát tùng tam-ma- địa, đắc vô-sanh-nhẫn.

11. A-Nan cập chư Đại-chúng, mong Phật khai thị huệ-giác viên-
thông, đắc vô ngại hoặc, nhứt thời hiệp chưởng, đảnh lễ song túc,
nhi bạch Phật ngôn:

– Ngả đẳng kim-nhựt thân tâm kiểu nhiên, khoái đắc vô ngại, tuy phục ngộ tri, nhứt lục vong nghĩa, nhiên do vị viển, viên – thông bổn-căn, Thế-Tôn! Ngã bối phiêu linh, tích kiếp cô lộ, hà tâm hà lự, dự Phật thiên luân, như thất nhũ nhi hốt ngộ từ mẫu, nhược phục nhân thử, tế hội đạo thành, sở đắc mật ngôn, hoàn đồng bản ngộ, tắc dữ vị văn. Vô hữu sai biệt, duy thùy đại bi, huệ ngã bí nghiêm, thành tựu Như-Lai tối hậu khai thị; tác thị ngữ dĩ, ngũ thể đầu địa, thối tàng mật cơ, ký Phật minh thọ.

12. Nhĩ thời, Thế-Tôn phổ-cáo chúng trung chư đại Bồ-Tát cập chư lậu-tận Đại A-Hán:

– Nhữ đẳng Bồ-Tát, cập A-La-Hán sanh ngã pháp trung, đắc thành vô học; ngô kim vấn nhữ, tối sơ phát tâm, ngộ thập bát giới, thùy vị viên-thông, tùng hà phương tiện, nhập Tam-ma-địa?

13. Kiều-Trần-Như, ngũ Tỳ-khưu, tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn: Ngã tại Lộc-uyễn, cập ư kê viên, quan kiến Như-Lai, tối sơ thành đạo, ư Phật âm-thinh, ngộ minh Tứ-đế, Phật vân Ty-khưu, ngã sơ xưng giải. Như-Lai ấn ngã, danh A-Nhã-Đa, diệu âm mật viên, ngã ư âm thinh, đắc A-La-Hán, Phật vấn viên-thông, như ngã sở chứng, âm-thinh vi thượng.

14. Ưu-Bà Ni-Sa-Đà tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã diệc quán Phật, tối sơ thành đạo, quán bất tịnh tướng, sanh đại yểm ly, ngộ chư sắc tánh, dĩ tùng bất tịnh, bạch cốt vi trần, qui ư hư không, không sắc nhị vô, thành vô học đạo, Như-Lai ấn ngã, danh Ni-Sa-Đà, trần sắc ký tận, diệu sắc mật viên, ngã tùng sắc tướng, đắc A-La-Hán; Phật vân viên-thông, như ngã sở chứng sắc nhân vi thượng.

15. Hương-Nghiêm đồng tử tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

16. Ngã văn Như-Lai, giáo ngã đế quán, chư hữu vi tướng, ngã thời từ Phật, yến hối thanh trai, kiến chưTỳ-Khưu, thiêu trầm thũy hương, hương khí tịch nhiên, lai nhập tỷ trung, ngã quán thử khí, phi mộc phi không, phi yên phi hỏa, khứ vô sở trước, lai vô sở. tùng, do thị ý tiêu, phát minh vô lậu, Như-Lai ấn ngã đắc Hương- Nghiêm hiệu, trần khí thúc diệt, diệu hương mật viên, ngã tùng hương nghiêm đắc A-La-Hán; Phật vấn viên thông như ngã sở chứng, hương nghiêm vi thượng.

17. Dược-Vương, Dược-Thượng, nhị Pháp-vương tử, tinh tại hội trung, ngũ bá Phạm-thiên tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã vô thỉ kiếp, vi thế lương-y khẩu trung thường thử Ta-bà thế giới, thảo mộc kim thạch, danh số’ phàm hữu, thập vạn bát thiên, như thị tất tri, khổ thố, hàm, đạm, cam, tân, đẳng vị, tinh chư hòa hiệp, cu sanh biến dị, thị lảnh thị nhiệt, hữu độc vô độc, tất năng biến tri, thừa sự Như-Lai, liễu tri vị tánh, phi không phi hữu. Phi tức thân tâm, phi ly thân tâm, phân biệt vị nhân, tùng thị khai ngộ, mong Phật Như-Lai, ấn ngã côn quí, Dược-Vương, Dược-Thượng, nhị Bồ-Tát danh, kim ư hội trung, vi Pháp-vương tử, nhân vị giác minh, vị đăng Bồ-Tát, Phật vân viên-thông, như ngã sở chứng vị nhân vi thượng.

18. Bạt-Đà Bà-La tinh kỳ đồng bạn thập lục khai sỉ tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã đẳng tiên ư, Oai-âm-Vương-Phật, văn pháp xuất-gia, ư dục tăng thời, tùy lệ nhập thâ’t, hốt ngộ thũy nhân, ký bất tẩy trần, dịệc bất tẩy thể, trung gian an nhiên, đắc vô sở hữu, túc tập vô vọng, nãi chí kim thời, tùng Phật xuất-gia, lịnh đắc vô học, bỉ Phật danh ngã, Bạt-Đà Bà-La, diệu xúc tuyên minh, thành Phật tử trụ: Phật vấn viên-thông, như ngã sở chứng, xúc nhân vi thượng.

19. Ma-Ha Ca-Diếp, cập Tử-Kim-Quang Tỳ-khưu-ni đẳng tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã ư vãng kiếp, ư thử giới trung, hữu Phật xuất thế, danh Nhựt-Nguyệt-Đăng. Ngã đắc thân cận, văn pháp tu học. Phật diệt độ hậu, cúng-dường Xá-Lợi, Nhiên-đăng tục minh, dĩ Tử- Kim-Quang đồ Phật hình-tượng, tự nhĩ dĩ lai, thế thế sanh sanh, thân thường viên mãn. Tử-Kim-Quang tụ, thử- Tử-Kim-Quang, tỳ-khưu-ni đẳng, tức ngã quyến-thuộc, đồng thời phát tâm, ngã quan thế-gian, lục trần biến hoại, duy dĩ không tịch, tu ư diệt tận, thân tâm nãi năng, độ bá thiên kiếp, do như đàn chỉ ngã dĩ không pháp, thành A-La-Hán. Thế-Tôn thuyết ngã Đầu-Đà, vi tối diệu- pháp khai minh, tiêu-diệt chư lậu; Phật vân viên-thông, như ngã sở chứng, pháp nhân vi thượng.

20. A-Na-Luật-Đà tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã sơ xuất-gia, thường lạc thùy miên, Như-Lai ha ngã vi súc sanh loại! Ngã văn Phật ha, đề khấp tự trách, thất nhựt bất miên, thất kỳ song mục. Thế-Tôn thị ngã lạc kiến chiếu-minh, Kim cang tam-muội, ngã bất nhân nhãn, quan kiến thập phương, tinh chơn đỗng nhiên, như quan chưởng quả. Như-Lai ân ngã, thành A-La-Hán; Phật vấn viên-thông, như ngã sở chứng, triền kiến tuần nguyên, tư vi đệ nhứt.

21. Châu-Ly-Bàn Đặt-Ca tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã khuyết tụng trì vô đa văn tánh, tối sơ trị Phật, văn pháp xuất-gia, ức trì Như-Lai, nhứt cú Già-Đà, ư nhứt bá nhựt, đắc tiền di hậu đắc hậu di tiền, Phật mẩn ngã ngu giáo ngã an cư điều xuất nhập tức, ngã thời quan tức, vi tế cùng tận, sanh-trụ dị diệt, chư hạnh sát-na, kỳ tâm hoát nhiên, đắc đại vô-ngại, nãi chí lậu tận thành A-La-Hán, trụ Phật tọa hạ, ấn thành vô học; Phật vấn viên-thông, như ngã sở chứng, phản tức tuần không, tư vi đệ nhứt.

22. Kiều-Phạm Ba-Đề tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã hữu khẩu nghiệp, ư quá khứ kiếp, khinh lộng sa-môn, thế thế sanh sanh, hữu ngưu thị bịnh. Như-Lai thị ngã nhứt thị thanh-tịnh, tâm địa pháp môn, ngã đắc diệt tâm, nhập tam-ma- địa, quán vị chi tri, phi thê phi vật, ứng niệm đắc siêu, thế-gian chư lậu, nội thoát thân tâm, ngoại di thế-giđi, viển ly tam hữu, như điểu xuất lung, ly câu tiêu-trần, pháp-nhãn thanh-tịnh, thành A- La-Hán; Như-Lai thân ấn, đẳng vô học đạo; Phật vấn viên-thông, như ngả sở chứng, hoàn vị triền tri, tư vi đệ nhứt.

23. Tất-Lăng-Già-Bà-Ta tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã sơ phát tâm, tùng Phật nhập đạo, sác văn Như-Lai, thuyết chư thế-gian, bất khả lạc-sự, khất thực thành trung, tâm tư pháp môn, bâ’t giác lộ trung, độc thích thương túc, cử thân động thống, ngã niệm hữu tri, tri thử thâm thống, tuy giác giác thống, giác thanh-tịnh tâm, vô thống thống giác, ngã hựu tư duy, như thị nhứt thân, ninh hữu song giác, nhiếp niệm vị cữu, thân tâm hốt không, tam thất nhựt trung, chư lậu hư tận, thành A-La-Hán, đắc thân ấn ký, phát minh vô học; Phật vân viên-thông, như ngã sở chứng, thuần giác di thân, tư vi đệ nhứt.

24. Tu-Bồ-Đề tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã khoán kiếp lai, tâm đắc vô ngại, tự ức thọ sanh, như hằng hà sa, sơ tại mẫu thai, tức tri không tịch, như thị nãi chí, thập phương thành không, diệc lịnh chúng-sanh, chứng đắc không tánh, mong Như-Lai phát, tánh giác chơn không, không tánh viên minh, đắc A-La-Hán, đốn nhập Như-Lai, bữu minh không hải, đồng Phật tri kiến, ấn thành vô-học, giải thoát tánh không, ngã vi vô thượng; Phật vấn viên-thông, như ngã sở chứng, chư tướng nhập phi, phi sở phi tận, triền pháp qui vô, tư vi đệ nhứt.

25. Xá-Lợi-Phất tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã khoán kiếp lai, tâm kiến thanh-tịnh, như thị thọ sanh, như Hằng hàsa, thế xuất thế-gian, chưởng chưởng biến hóa, nhứt kiến tắc thông, hoạch vô chướng ngại, ngã ư lộ trung, phùng Ca- Diếp-Ba, huynh đệ tương trục, tuyên thuyết nhơn duyên, ngộ tâm vô tế tùng Phật xuất gia, kiến giác minh viên, đắc đại vô quí, thành A-La-Hán, vi Phật trưởng tử, tùng Phật khẩu sanh, tùng pháp hóa sanh; Phật vấn viên-thông, như ngã sở chứng, tâm kiến phát quang, quang cực tri kiến, tư vi đệ nhứt.

26. Phổ-Hiền Bồ-Tát tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã dĩ tằng dữ, hằng sa Như-Lai, vi pháp-vương-tử, thập phương Như-Lai, giáo kỳ đệ tử, Bồ-Tát căn giả, tu Phổ-Hiền hạnh, tùng ngã lập danh, Thế-Tôn! Ngã dụng tâm văn, phân biệt chúng sanh, sở hữu tri kiến, nhược ư tha phương, hằng sa giới ngoại, hữu nhứt chúng sanh, tâm trung phát minh, Phổ-Hiền hạnh giã, ngã ư nhỉ thời, thừa lục nha tượng, phân thân bá thiên, giai chí kỳ xứ; túng bỉ chướng ngại, vị đắc kiến ngã, ngã ưkỳ nhân, ám trung ma đảnh ủng hộ an húy, linh kỳ thành-tựu; Phật vân viên-thông ngã thuyết bổn nhân, tâm văn phát-minh, phân biệt tự-tại, tư vi đệ nhứt.

27. Tôn-Đà-La Na-Đà tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã sơ xuất-gia, tùng Phật nhập đạo, tuy cụ giới luật, ư tam-ma-địa, tâm thường tán động, vị hoạch vô lậu; Thế-Tôn giáo ngã, cập Cu-Si-La, quán tỷ đoan bạch, ngã sơ đế quan, kinh tam thất nhựt, kiến tỷ trung khí, xuất nhập như yên, thân tâm nội minh, viên động thế-giới, biến thành hư tịnh, du như lưu-ly, yên tướng tiệm tiêu, tỷ tức thành bạch, tâm khai lậu tận, chư xuất nhập tức, hóa vi quang minh, chiếu thập phương giới, đắc A-La-Hán; Thế-Tôn ký ngã, đương đắc bồ-đề; Phật vấn viên-thông, ngã dĩ tiêu tức, tức cữu phát minh, minh viên diệt lậu, tư vi đệ nhứt.

28. Phú-Lầu-Na-Di-Đa-La-Ni-Tử tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã khoáng kiếp lai, biện tài vô ngại, tuyên thuyết khổ không, thâm đạt thiệt tướng, như thị nãi chí, hằng sa Như-Lai, bí-mật pháp-môn, ngã ư chúng trung, vi diệu khai thị, đắc vô sở-úy Thế- Tôn tri ngã, hữu đại biện tài, dỉ âm-thinh luân, giáo ngã phát đương. Ngã ư Phật tiền, trợ Phật chuyển luân, nhân sư-tử hẩu, thành A- La-Hán; Thế-Tôn ấn ngã thuyết pháp vô thượng; Phật vấn viên-thông, ngã dĩ pháp-âm, hàng phục ma-oan, tiêu diệt chư lậu, tư vi đệ nhứt.

29. Ưu-Bà-Ly tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã thân tùy Phật, du thành xuất gia, thân quan Như-Lai, lục niên cần khổ, thân kiến Như-Lai, hàng phục chư ma, chế chư ngoại đạo, giải thoát thế-gian, tham dục chư lậu, thừa Phật giáo giới, như thị nãi chí, tam thiên oai nghi, bác vạn tế-hạnh, tánh nghiệp giá nghiệp, tâ’t giai thanh-tịnh, thân tâm tịch diệt, thành A-La- Hán, ngã thị Như-Lai, chúng trung cương kỷ, thân ấn ngã tâm, trì giới tu thân, chúng suy vô thượng; Phật vân viên-thông, ngã dĩ chấp thân, thân đắc tự-tại, thứ đệ chấp tâm, tâm đắc thông đạt, nhiên hậu thân tâm, nhứt thiết thông lợi, tư vi đệ nhứt.

30. Đại Mục-Kiền-Liên tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã sơ ưlộ khất thực phùng ngộ. Ưu-Lâu-Tần-Loa, Già-Da, Na-Đế, Tam Ca-Diếp-Ba, tuyên-thuyết Như-Lai, nhân duyên thâm nghĩa, ngã đốn phát tâm, đắc đại thông đạt, Như-Lai huệ ngã, Ca- Sa trước thân, tu pháp tự lạc, ngã du thập phương, đắc vô quái- ngại, thần-thông phát minh, thôi vi vô thượng, thành A-La-Hán, ninh duy Thế-Tôn, thập phương Như-Lai, thán ngã thần lực, viên minh thanh-tịnh, tự tại vô quí. Phật vấn viên-thông, ngã dĩ triền trạm, tâm quang phát tuyên, như trừng trược lưu, cữu thành thanh oánh, tư vi đệ nhứt.

31. Ô-Sô-Sắc-Ma, ưNhư-Lai tiền, hiệp chưởng đảnh lễ, Phật chi song túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã thường tiên ức, cữu viển kiếp tiền, tánh đa tham dục, hữu Phật xuất-thế, danh viết Không-Vương, thuyết đa dâm nhân, thành mảnh hỏa tụ, giáo ngã biến quán bách hài tứ chi, chư lảnh noãn khí, thần quang nội ngưng, hóa đa dâm tâm, thành trí-huệ hỏa, tùng thị chư Phật, giai hô triệu ngã, danh viết Hỏa-Đầu. Ngã dĩ hỏa-quang, tam-muội lực cố, thành A-La-Hán, tâm phát đại- nguyện, chư Phật thành đạo, ngã vị Lực-Sĩ, thân phục ma oán. Phật vân viên-thông, ngã dĩ đế quán, thân tâm noãn xúc, vô ngại lưu thông, chư lậu ký tiêu, sanh đại bửu diêm, đăng Vô-Thượng Giác, tư vị đệ nhứt.

32. Trì-Địa Bồ-Tát tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã niệm vản tích, Phổ-Quang Như-Lai xuất-hiện ư thế, ngã vi Tỳ-khưu, thường ư nhứt thiết, yếu lộ tân khẩu, điền địa hiểm ải, hữu bất như pháp, phồng tổn xa mã, ngã giai bình điền, hoặc tác kiền lương, hoặc phụ sa thổ, như thị cần khổ, kinh vô-lượng Phật, xuất-hiện ư thế, hoặc hữu chúng-sanh, ư hoàn hội xứ, yếu nhân kinh vật, ngã tiên vi kinh, chí kỳ sở nghệ, phóng vật tức hành, bất thủ kỳ tri. Tỳ-Xá-Phù Phật, hiện tại thế thời thế đa cơ hoang, ngã vi phụ-nhân, vô vấn viển cận, duy thủ nhứt tiền, hoặc hữu xa ngưu, bị ư nê nịch, ngã hữu thần lực, vi kỳ thôi luân, bạt kỳ khổ não, Thời quốc Đại-Vương, diên Phật thiết trai, ngã ư nhỉ thời, bình-địa đãi Phật, Tỳ-Xá Như-Lai, ma đảnh vị ngã, đương bình tâm- địa, tắc thê-giới địa, nhứt-thiết giai bình, ngã tức tâm khai, kiến thân vi trần, dữ tạo thế giới, sở hữu vi trần, đẳng vô sai-biệt, vi trần tự tánh, bất tương xúc ma, nãi chí đao-binh, diệc vô sở xúc, ngã ưpháp-tánh, ngộ vô sanh-nhẫn, thành A-La-Hán, hồi tâm kim nhập, Bồ-Tát vị trung, văn chư Như-Lai, tuyên Diệu-Liên Hoa, Phật tri kiến địa, ngã tiên chứng-minh, nhi vi thượng thủ: Phật vâri viên-thông, ngã dĩ đế quan, thân giới nhị trần, đẳng vô sai-biệt, bổn Như-Lai Tạng, hư-vọng phát trần, trần tiêu trí viên, thành Vô- Thượng đạo, tư vi đệ nhứt.

33. Nguyệt-Quang đồng-tử tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã ức vảng tích, Hằng-hà sa kiếp, hữu Phật xuất thế, danh vi Thũy-Thiên, giáo chư Bồ-Tát, tu-tập thũy quán, nhập Tam-ma- địa, quan ư thân trung, thũy tánh vô đoạt, sơ tùng thế thóa, như thị cùng tận, tân dịch tinh huyết, đại tiểu tiện lợi, thân trung triền phục, thủy tánh nhứt đồng, kiến thũy thân trung, dữ thế giới ngoại, Phù-Tràng-Vương Sát chư Hương-thủy-hải, đẳng vô sai-biệt. Ngã ư thị thời, sơ thành thử quán, đản kiến kỳ thủy, vị đắc vô thân. Đương vị Tỳ-khưu, thất trung an thiền, ngã hữu đệ tử, khuy song quan thất, duy kiến thanh thũy, biến tại thất trung, liễu vô sở kiến, đồng tri vô tri, thủ nhứt ngỏa lịch, đầu ư thủy nội, khích thủy tác thinh, cố miến nhi khứ, ngã xuất định hậu, đốn giác tâm thôrig, như Xá-Lợi-Phất, tao vi hại quỉ, ngã tự tư duy, kim ngã dĩ đắc, A- La-Hán đạo cữu ly bịnh-duyên, vân hà kim nhựt, hốt sanh tâm thống, tương vô thối thất. Nhỉ thời Đổng-Tử, thiệp lai ngã tiền, thuyết như thượng sự, ngã tắc cáo ngôn: Nhữ cánh kiến thủy, khả tức khai môn, nhập thử thủy trung, trừ khứ ngõa lịch. Đồng-Tử phụng giáo, hậu nhập định thời, hoàn phục kiến thủy, ngõa lịch uyển nhiên, khai môn trừ xuất, ngả hậu xuất định, thân chất như sơ, phùng vô tượng Phật, như thị chí ưSơn-HảiTự-Tại-Thông Vương Như-Lai. Phương đắc vong thân, dữ thập phương giới, chư Hương- thũy hải, tánh hiệp chơn không, vô nhị vô biệt, kim ư Như-Lai, đắc đồng chơn danh, dự Bồ-Tát hội. Phật vấn viên-thông, ngã dĩ thũy tánh, nhứt vị lưu thông, đắc vô-sanh nhẫn, viên-mãn Bồ-Đề, tư vi đệ nhứt.

34. Lưu-Ly-Quang Pháp-Vương Tử tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã ức vảng tích, kinh Hằng sa kiếp, hữu Phật xuất thê, danh Vô-Lượng-Thinh, khai thị Bồ-Tát, bổn giác diệu minh, quán thử thế-giới, cập chúng-sanh thân, giai thị vọng duyên, phong lực sở chuyển. Ngã ư nhĩ thời, quán giới an lập, quán thế động thời, quán thân động chỉ, quán tâm động niệm, chư động vô nhị, đẳng vô sai biệt, ngã giác liễu thử quầng động tánh lai, lai vô sở tùng, khứ vô sở chí, thập phương vi-trần, điên-đảo chúng-sanh, đồng nhứt hư-vọng, như thị nãi chí, tam thiên đại-thiên thế-giới nộ-địa sở hữu chúng-sanh, như nhứt khí-trung, trử bá vạn nhuế thu thu loạn minh, ư phân thốn trung, cổ phát cuồng-não. Phùng Phật vị kỷ, đắc vô-sanh nhẫn. Nhĩ thời tâm văn, nãi kiến đông-phương, Bất-Động Phật quốc, vi Pháp-Vương Tử, sự thập phương Phật, thân tâm phát quang, đỗng triệt vô-ngại, Phật vấn viên-thông, ngã dĩ quan-sát, phong lực vô y, ngộ Bồ-Đề tâm, nhập Tam-ma-địa, hiệp thập phương Phật, tuyền nhứt diệu tâm, tư vi đệ nhứt.

35. Hư-Không-Tạng Bồ-Tát tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã dữ Như-Lai, Định-Quang Phật sở, đắc vô biên thân. Nhỉ thời thủ chấp, tứ đại Bảo-châu, chiếu minh thập phương, vi trần Phật sát, hóa thành hư không. Hựu ư tự tâm, hiện đại viên cảnh,
nội phóng thập chưởng, vi diệu bửu quang, lưu quán thập phương, tận hư-không tế, chư Tràng-Vương sát, lai nhập cảnh nội, thiệp nhập ngã thân, thân đồng hư-không, bất tương phương ngại, thân năng thiện nhập, vi-trần quốc-độ quảng hành Phật sự, đắc đại tùy thuận. Thử đại thần lực, do ngã đế quán, tứ đại vô y, vọng-tưởng sanh-diệt, hư-không vô nhị, Phật-quốc bổn đồng, ưđồng phát minh, đắc vô-sanh-nhẫn. Phật vấn viên-thông, ngã dĩ quan sát hư-không vô biên, nhập Tam-ma-địa, diệu-lực viên-minh, tư vị đệ nhứt.

36. Di-Lặc Bồ-Tát tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

– Ngã ức vảng tích, kinh vi trần kiếp, hữu Phật xuất thế, danh Nhựt-Nguyệt-Dăng-minh, ngã tùng bỉ Phật, nhi đắc xuất-gia, tâm trọng thế danh, háo du tộc tánh. Nhĩ thời Như-Lai giáo ngả tu-tập, duy tâm thức định, nhập Tam-ma-địa, lịch kiếp dĩ lai, dĩ thử tam- muội, sự Hằng -sa Phật, cầu danh thế tâm, yết diệt vô hữu, chi Nhiên-Đăng Phật, xuất hiện ư thế, ngã nãi đắc thành vô thượng diệu viên, thức tâm tam-muội, nãi chí tận không Như-Lai quốc độ, tịnh uế hữu vô, giai thị ngã tâm, biến hóa sở hiện. Thế-Tôn, ngã liễu như thị, duy tâm thức cố, thức-tánh lưu xuất vô lượng Như-Lai, kim đắc thọ-ký, thứ bổ Phật-xứ. Phật vấn viên-thông, ngã dĩ đế quán, thập phương duy thức, thức tâm viên-minh, nhập viên thành-thật, viễn-ly y-tha, cập biến kế chấp, đắc vô-sanh nhẫn, tư vi đệ nhứt.

37. Đại-Thế-Chí Pháp-Vương-Tử, dữ kỳ đồng luân, ngũ thập nhị Bồ-Tát tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật tức, nhị bạch Phật ngôn:

– Ngã ức vãng tích, Hẳng-hà-sa kiếp, hữu Phật xuất thế, danh Vô-Lượng-Quang, thập nhị Như-Lai, tương kế nhứt kiếp, kỳ tối hậu Phật, danh Siêu-Nhựt Nguyệt-Quang, bỉ Phật giáo ngã, niệm Phật tam-muội. Thí như hữu nhân, nhứt chuyên vi ức, nhứt nhân chiên vong, như thị nhị nhân, nhược phùng bất phùng, hoặc kiến phi kiến. Nhị nhân tương ức, nhị ức niệm thâm, như thị nãi chí, tùng sanh chí sanh đồng ưhình-ảnh, bất tương quai-dị. Thập phương Như-Lai, liên-niệm chúng-sanh, như mẫu ức tử, nhược tử đào-thệ, tuy ức hà vi, tử nhược ức mẫu, như mẫu ức thì, mẫu tử lịch sanh, bất tương vi viễn. Nhược chúng-sanh tâm, ức Phật niệm Phật, hiện-tiền đương-lai, tất định kiến Phật, khứ Phật bất viễn. Bâ’t giả phương-tiện, tư đắc tâm khai, như nhiễm hương-nhân, thân hữu hương-khí, thử tắc danh viết, hương-quang trang-nghiêm. Ngã bổn nhân-địa, dĩ niệm Phật tâm, nhập vô-sanh-nhẫn, kim ư thử giới, nhiếp niệm Phật nhân-qui ư Tịnh độ. Phật vấn viên-thông, ngã vô tuyển-trạch, đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, đắc Tam-ma-địa, tư vi đệ nhứt.

 

1. NGÀI A-NAN XIN BIẾT CHỖ BUỘC GÚT VÀ PHÁP MỞ GÚT Ở THÂN-TÂM.

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Đức Thế-Tôn đã thuyết nghĩa quyết-định thứ hai như vậy, tôi hiểu chỗ kết-căn và phép giải-căn, nhân- địa và quả-vị tu-chứng, nhưng tôi xem-xét ở thế-gian những người mở gút nếu không biết chỗ gút thì chắc chắn không bao giờ mở được.

Bạch Đức Thế-Tôn! Các vị Thinh-văn Hữu-học và tôi ở trong Giáo-Hội cũng giông như những người mở gút ở thế-gian. Từ vô- thỉ đến nay, chúng tôi đồng theo vô-minh, sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, bị trói-buộc trong vòng sanh-diệt. Phận tôi dầu có căn lành nghe nhiều và mang danh xuất-gia, tự cảm thây khi nghe thì như tỏ-ngộ, khi hành thì vẫn hôn-mê, chẳng khác chi người mắc bịnh rét khi nóng khi lạnh, thật là thạm-khổ. Ngưỡng cầu Đức Thế-Tôn đại-từ đại-bi thương xót người trầm-luân, chỉ dạy cho hiểu rõ thân-tâm có chỗ nào gọi là gút và các phép mở gút để cứu-độ chẳng những cho Đại-chúng trong Giáo-Hội hiện-tiền, lại còn cho chúng-sanh lâm-nạn đau-khổ ở đời vị-lai được giải-thoát luân-hồi tam-giới.

Ngài A-Nan nói xong, hiệp với Đại-chúng, vừa tủi-hổ vừa gieo năm vóc xuống đất, đảnh lễ Phật, thành tâm khẩn cầu sự khai-thị sáng-suốt cao cả của Đức Như-Lai.

2. Khi ấy, Đức Thế-Tôn vì thương xót ngài A-Nan và các vị Thinh-văn Hữu-học trong Giáo-Hội cho tới tất cả chúng-sanh về sau, nên thành lập nhân-địa xuất-thế để làm đạo-nhãn tương-lai.

Đức Thế-Tôn lấy tay sáng rỡ như vàng diêm-phù-đàn rờ đầu ngài A-Nan. Tức thời cả mười phương Phật-quốc đều chuyển động, chư Phật đông đủ, từ Như-Lai đảnh phóng hào quang quí báu vô-lượng chiếu-diệu từ Phật quốc đến Kỳ-đà lâm, sau rốt rọi vào đảnh của Đức Thế-Tôn. Tất cả Đại-chúng an-lạc thân-tâm vì được thấy sự mầu-nhiệm phi-phàm chưa từng có.

3. CHƯ PHẬT ĐỒNG CHỨNG-MINH LỤC-CĂN VỐN LÀ CHỖ BUỘC VÀ MỞ GÚT.

Lúc bấy giờ ngài A-Nan và Đại-chúng đều nghe rõ chư Phật đông đủ ở khắp mười phương Phật-quôc, tuy miệng khác nhau, như đồng nói lên một nghĩa, dạy bảo ngài A-Nan: “A-Nan! Lành thay! Ông phải hiểu vọng-nghiệp cu-sanh vô-minh, làm cho ông bị luân-hồi sanh-tử mà cái gút là sáu căn của ông, chớ không phải vật nào khác. Ông lại phải hiểu đạo Vô-Thượng Bồ-Đề để ông tu- chứng cấp-tốc được an-lạc giải-thoát, tịch-tịnh diệu-thường cũng chỉ do sáu căn của ông chớ không phải do vật nào khác” (1).

4. KHAI-THỊ NGHĨA BUỘC VÀ MỞ GÚT.

Ngài A-Nan tuy nghe Pháp-âm nhiệm-mầu của chư Phật như vậy nhưng tâm chưa tỏ-ngộ, nên kính cẩn bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Vì cớ nào tôi bị luân-hồi sanh-tử hay được an-lạc diệu-thường cũng đều tại sáu căn, chớ không phải tại vật chi khác?

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Sở-dĩ Ta nói sáu căn mà không nói tới sáu trần, ông hãy nghe kỹ, vì căn và trần đồng một nguồn gốc, hễ có căn tức là có trần, gút thì đồng gút, mở thì đồng mở, gút hay mở không là hai việc khác nhau. Lại như vầy nữa, Ta nói sáu căn mà không nói sáu thức vì thức ở trong căn, chỉ nhân theo pháp-trần mà có phân- biệt, đó là hư-vọng như hoa-đôm giữa hư-không, vốn chẳng có nguồn-gốc, chẳng có gút, dĩ-nhiên chẳng có mở.

A-Nan! Nhân trần mà có biết, nhân căn mà có tướng, biết là căn, tướng là trần, căn nương theo trần mà thành, trần nương theo căn mà lập, cả hai đều không có tự tánh, căn và trần nương nhau giống như cây lau, dính sát nhau, xem hình như có vật này vật khác, nhưng không vật gì khác cả.

Vì cớ ấy, hôm nay ông căn cứ ở tánh thấy-biết của sáu căn mà vọng-lập cái “biết có biết không” thì sự ây là cảnh trí Niết-Bàn vô-lậu chơn-thiệt thanh tịnh.

Vọng lập cái “biết có biết không” làm cho căn hóa ra gút, còn tiêu-diệt cái “thấy có thấy không” là mở gút, tất cả đều do căn, chẳng do vật nào khác.

5. THUYẾT KỆ TRÙNG-TUYÊN NGHĨA BUỘC VÀ MỞ GÚT.

Thời bấy giờ, muôn trùng-tuyên diệu-nghĩa vừa giảng dạy, Đức Thế-Tôn thuyết kệ như sau:

-Chơn tánh trần-tướng không,
Duyên sở-sanh tợ huyễn.
Vô-vi chẳng còn mất,
Hư-vọng như hoa-đốm.

-Vọng-trần hiển chơn-thể,
Vọng chơn tức hai vọng,
Không có chơn thì vọng,
Thế nào thấy chỗ thấy?

-Khoảng giữa không tánh thiệt,
Chẳng khác chi lau hiệp,
Buộc mở đồng một gốc,
Không hai đường Thánh phàm.

-Hãy xét trong tánh giao,
Có không đều chẳng có,
Mê-muội tức vô-minh,
Sáng-tỏ thành giải thoát.

-Mở gút có thứ-tự,
Mở sáu như mở một,
Chọn-lựa căn viên-thông,
Ngộ-nhập cảnh Chánh-giác.

-Thức chấp-trì vi-tế,
Tập-khí như nước chảy,
Chấp Chơn-vọng sanh mê,
Thường không được khai giảng.

-Tự-Tâm giữ Tự-Tâm,
Không huyễn như pháp huyễn,
Không chấp không phải huyễn,
Không huyễn chắc không sanh.

-Pháp huyễn há lập được?
Danh gọi Diệu-Liên-Hoa,
Bửu-giác Kim-Cang Vương,
Pháp Chánh-định vô-ngại.

-Phút-chốc đắc vô-học,
Diệu-pháp tuyệt đối này,
Thập phương chư Như-Lai,
Đi một đường Viên-tịch (2).

6. Ngài A-Nan và Đại-chúng nghe Phật dạy những kệ trì-tụng, lời nói như châu-ngọc, đạo lý huyền-diệu thông suốt, khiến tâm và mắt sáng tỏ, nên đồng khen ngợi pháp chưa từng có.

Ngài A-Nan hiệp chưởng đảnh lễ rồi bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Nay tôi nghe được pháp chơn-thiệt do lòng đại-bi vô cùng quí báu của Phật nói ra căn-tánh thanh tịnh huyền diệu, thường-trụ.

Nhưng chưa hiểu rõ nghĩa mở sáu mà một cũng tiêu và pháp mở gút có thứ tự, kính xin Đức Phật dũ lòng từ-bi thương xót Đại- chúng trong Giáo-Hội và thương xót đến chúng sanh đời vị-lai, bố thí cho tiếng pháp nhiệm-mầu để tẩy sạch bụi trần ô-nhiễm.

7. Khi ấy Đức Phật ngồi toàsư-tử, sửa áo Niết-Bàn tăng, kéo y Tăng-già-lê, vịn ghế thất-bảo, vói tay lấy cái khăn bông của Trơi Kiếp-Ba-La dâng cúng. Trước mặt Đại-chúng, Đức Phật dùng khăn thắt một gút, rồi đưa cho ngài A-Nan xem và hỏi:

– A-Nan! Cái này kêu là gì?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Cái đó kêu là cái gút.

Đức Phật lại lấy khăn bông, thắt thêm một gút nữa, hỏi:

– A-Nan! Cái này kêu là cái gì?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Cái đó cũng kêu là cái gút.

Đức Phật tuần-tự thắt cái khăn bông thành sáu gút, mỗi khi thắt xong một gút thì đưa ra hỏi:

– A-Nan! Cái này kêu là cái gì?

Ngài A-Nan và Đại-chúng đều ưng-thuận cho cái ấy kêu là cái gút.

Đức Phật hỏi:

– A-Nan! Ta dùng cái khăn bông này thắt một gút đầu tiên, ông và Đại-chúng đều ưng thuận cho là cái gút, đến lần thứ hai, thứ ba, tại sao cũng cho là cái gút?

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Cái khăn thêu dệt bằng bông tốt đẹp đó vốn một thể-tánh, nhưng theo ý tôi nghĩ, khi Đức Thế-Tôn thắt một lần thì được gọi là một gút, nếu thắt trăm lần dĩ nhiên được gọi là trăm gút. Nay cái khăn đó chỉ có sáu gút, không lên bảy gút cũng không dứt ở năm gút, vì cớ sao Đức Thế-Tôn chỉ cho thắt lần đầu là gút, còn lần thứ hai, thứ ba lại không được gọi là gút chăng?

8. Đức Phật dạy:

– A-Nan! Ông thừa hiểu: khăn chỉ có một cái, nhưng Ta thắt sáu gút thì gọi là khăn có sáu gút. Ông hãy quan sát chu đáo, bổn thể của khăn thì đồng, nhưng vì có sáu gút mà hóa ra dị. Ý ông nghĩ sao? Khi cái gút thứ nhứt thắt xong gọi là gút thứ nhứt, tuần- tự tới gút thứ sáu thắt xong, Ta gọi là gút thứ sáu, nhưng Ta muốn đem cái tên gút thứ sáu kêu là gút thứ nhứt, được hay không?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Không được.

Nếu sáu gút hiện còn thì cái tên gút thứ sáu không thể nào sửa lại là gút thứ nhứt được, dầu tôi có biện-bạch thông-minh cách nào cũng chẳng làm sao thay đổi tên của sáu gút.

– A-Nan! Ông nói đúng.

Sáu gút tuy không đồng nhưng nguồn gốc là một cái khăn tạo lập. Nếu muôn xáo-trộn thì chắc không thành được. Sáu gút này cũng như vậy. Trước kia chưa có gút thì chỗ rốt-ráo đồng nhau, khi có gút thì sanh ra khác nhau.

Ta thắt cái khăn làm sáu gút, thì chắc ông lo-ngại sáu gút, không thể nào thành được một thể. Nay nếu muốn sáu gút hoàn lại thành cái khăn thì phải làm sao hoàn được?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Sáu gút nếu còn, thì có tên nhứt định rồi. Không đổi được gút thứ sáu làm gút thứ nhứt, theo như Đức Thế-Tôn đã nói, vì gút này không phải là gút kia, gút kia không phải là gút này. Nếu có thay đổi xáo-trộn tất sanh thị-phi hay sao?

Nếu Đức Thế-Tôn mở hết sáu gút, không chừa lại gút nào cả thì không có bỉ-thử, như vậy danh một gút còn không có, huống chi danh sáu gút thì làm sao có được?

– A-Nan! Ông nói phải.

Nghĩa “mở sáu thì một cũng mất” tương-đồng với nghĩa trên.

Từ kiếp vô-thỉ, Tâm-tánh Bổn-giác viên-tịch viên-thường của ông bị nghiệp vô-minh ám-che nên ông mê-loạn, tánh thấy-biết phát vọng, phát vọng mãi sanh lao, có lao thì có trần-tướng giả- dối, ví như con mắt bị lao dĩ-nhiên có hoa-đôm múa may quay-cuồng giữa hư-không yên-lặng trong sáng. Đó là chứng tỏ ở thế- gian, tất cả pháp hữu-vi, sanh-tử, núi-sông, đất bằng đều giống như hoa-đốm điên-đảo trong tánh cuồng lao.

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi có thể lấy cái gút ví-dụ cho tánh cuồng-lao. Vậy làm sao giải-trừ tánh cuồng-lao giống như mở cái gút?

9. PHƯƠNG PHÁP MỞ GÚT.

Đức Như-Lai lấy khăn có gút, cầm một mổĩ gút rồi kéo xiêng bên tả và hỏi:

– A-Nan! Như vậy mở được chăng?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Mở không được.

Đức Như-Lai kéo mối gút xiêng qua bên hữu rồi hỏi tiếp:

– A-Nan! Như vậy mở được chưa?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Mở chưa được.

– A-Nan! Ta lấy tay kéo mối gút xiêng qua tả rồi qua hữu, nhưng kết-cuộc không mở được. Vậy ông dùng phương tiện chi để
mở cho được gút?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Phải mở ngay trung tâm mối gút tự-nhiên gút tan-rã.

– A-Nan! Như vậy là đúng. Muốn mở gút thì phải mở ngay trung tâm.

Khi viên-chứng quả vị Vô-Thượng Chánh Đẳng Chánh-Giác thì Như-Lai thấu triệt tất cả.

Như -Lai đã nói Phật-pháp do nhân-duyên mà sanh, nhân- duyên này là nhân-duyên thanh-khiết của xuất thế-gian, chớ không phải nhân duyên thô-phù theo các sắc-tướng hòa-hiệp của thế- gian. Như-Lai đã phát-ininh tất cả thế-pháp và xuất-thế pháp, Như-Lai thông-đạt nguồn gốc của lục phàm cho tới tứ Thánh.

Như-Lai hiểu rõ các nhân-duyên ở khắp cả thập-phương pháp- giới nhỏ-nhen như số lượng của giọt mưa ở ngoài Hằng-sa quôc- độ.

Các loại hiện-tiền ở khắp thế-gian như cây tùng thẳng, cây cước cong, chim nhạn trắng, chim quạ đen, vân vân… mỗi loại đều có căn-bổn, không vượt được tri-kiến của Như-Lai.

Tri-kiến của Như-Lai vô lượng vô biên soi thấu tất cả pháp, không thể nghĩ bàn được.

Thế nên pháp mở gút của Như-Lai dạy chắc chắn thành tựu hiệu-quả.

A-Nan! Vậy trong sáu căn, ông nên chọn-lựa một căn nào viên-thông để thâm-nhập. Nếu giải-trừ được căn ấy thì tiêu-diệt được tất cả sắc-tướng pháp-trần, đó là vọng bị trừ-tuyệt dĩ nhiên chẳng còn lo gì mà không chứng chơn. Như thế một căn được giải trừ thì cả sáu căn đều giải thoát.

A-Nan! Ta lại hỏi ông: Cái khăn bông này hiện có sáu gút, nếu không có thứ-tự, do theo tầng lớp mà mở, lại đồng mở một lượt, có thể mở được chăng?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Chắc-chắn không được. Vì cớ sao? Vì sáu gút đó trước kia đã thắt có thứ lớp, bây giờ phải do thứ lớp mà mở mới được. Đành rằng sáu gút đồng một thể tức là cùng chung ở một cái khăn, nhưng khi thắt có gút trước, gút sau khác nhau, như vậy làm thế nào mở một lượt sáu gút?

10. MỞ GÚT TỨC GIẢI CĂN, HIỆU-QUẢ GIẲI-THOÁT.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Giải-trừ sáu căn đồng nghĩa với mở sáu gút.

Muốn mở gút, phải biết đầu gút mới mở được. Sau khi chọn lựa được căn viên-thông, thì giải trừ ngay trung tâm.

Được như thế thì đắc nhân-không. Đắc nhân-không thì hết ngã chấp. Ngã chấp hết thì viên-minh không tánh, dứt sạch pháp-chấp.

Ngã-chấp với pháp-châp đều bị tiêu-diệt cho tới hai thứ nhân-không và pháp-không cũng chẳng còn, đó là bậc Bồ-Tát tu-hành theo nhân-địa chánh-định mà đắc quả-vị vô-sanh nhẫn.

11. NGÀI A-NAN VÀ ĐẠI-CHÚNG CẦU HlỆN BỔN-CĂN VIÊN-THÔNG.

Ngài A-Nan và Đại-chúng nhờ Đức Phật khai-thị huệ-giác viên-thông nên hết nghi-hoặc, đồng hiệp-chưởng đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Nay chúng tôi nhận-định thân-tâm minh- bạch, tỏ-ngộ vô-ngại, nhưng chỉ biết mở sáu tiêu một, chớ chưa biết trong sáu-căn, căn nào là bổn-căn viên-thông để chọn-lựa giải-trừ.

Bạch Đức Thế-Tôn! Từ vô-thỉ, chúng tôi bị trôi nổi linh-đinh, không đức-độ hộ thân, đã chịu vô-lượng kiếp đau-khổ, nay được nhờ Đức Thế-Tôn dạy bảo, ví như những đứa con khác sữa, tình cờ gặp mẹ hiền. Chúng tôi nghe được mật-ngôn của Đức Thế-Tôn phát minh huệ-giác viên-thông đồng với Bổn-tâm tỏ ngộ của chúng tôi, nhưng chưa có tâm-chứng. Vậy nghe và không nghe, hai cái ấy có khác nhau chăng?

Ngưỡng cầu Đức Thế-Tôn dũ lòng đại-bi dạy bảo cho chúng tôi pháp vi-mật trang-nghiêm để thành tựu sự khai-thị rốt-ráo của Đức Thế-Tôn.

Bạch xong, ngài A-Nan và Đại-chúng gieo năm vóc xuống đất lễ Phật và thành-kính chờ đợi lãnh thọ giáo-pháp vi-mật của Đức Như-Lai.

12. PHẬT BẢO 25 VỊ THÁNH THUYẾT-TRÌNH BỔN-CĂN VIÊN-THÔNG.

Lúc bây giờ Đức Phật gọi các vị Đại Bồ-Tát và lậu-tận Đại A-La-Hán ở trong Giáo-Hội mà nói rằng:

– Quí vị Đại Bồ-Tát và A-La-Hán tu hành ở trong Phật-pháp đã đắc quả vị vô-học. Nay Như-Lai hỏi quí vị: Ban-sơ, mỗi vị phát Bồ-đề tâm tỏ-ngộ thập bát giới đã do chỗ viên-thông nào làm nền-tảng giải-trừ và dùng phương tiện chi để vào cảnh trí chánh định? Mỗi vị nên thuyết trình giữa Giáo-Hội để đáp lại sự thỉnh cầu của ông A-Nan và Đại-chúng.

13. NGÀI KIỀU-TRẦN-NHƯ GIÁC-NGỘ DO THINH-TRẦN.

Ngài Kiều-Trần-Như trong số’ 5 vị Tỳ-khưu, đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

-Bạch Đức Thế-Tôn! Khi tôi ở trong vườn Lộc-Uyển và Kỳ Đà, được thây Đức Thế-Tôn thành đạo lúc ban sơ rồi thuyết pháp Độ sanh.

Tôi nghe tiếng nói của Đức Thế-Tôn thì tỏ ngộ pháp Tứ diệu- đế, đến khi Đức Thế-Tôn hỏi đoàn thể của tôi có vị nào tỏ ngộ thì có tôi ứng-hiện, nên Đức Thế-Tôn ấn-chứng cho tôi được danh A- Nhã-Đa (nghĩa là giải, ý-thức).

Vì thâm nhập tiếng pháp vốn là Như-Lai Tạng Tánh vi-mật diệu-viên, nên tôi đắc quả A-La-Hán. Nay Đức Thế-Tôn hỏi chỗ viên-thông do đó tôi được giác-ngộ thì theo sở chứng, tôi xin nó rõ là thinh-trần chủ yếu.

14. NGÀI ƯU-BA-NI-SA-ĐÀ GIÁC-NGỘ DO SẮC-TRẦN.

Ngài Ưu-Bà-Ni-SA-Đà đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi được thấy Đức Thế-Tôn thành đạo lúc ban sơ. Tôi quán-tưởng sắc-thân nhơ-bẩn có chín lỗ hôi-tanh, từ khi sanh cho tới khi tử không có chút gì sạch. Nhờ quán-tưởng
sắc thân bất-tịnh, tôi nhàm-chán và tỏ ngộ được sắc thân khởi đầu từ chỗ nhơ-bẩn ở bên ngoài cho tới các thứ xương trắng ở bên trong đều trở về hư-không. Đó là không tức sắc, sắc tức không, rốt-cuộc hai cái chẳng có chi. Nhờ chỗ tỏ-ngộ đó tôi nên bậc vô- học và được Đức Thế-Tôn ấn chứng cho tôi danh Ni-Sa-Đà (nghĩa là sắc tánh).

Như thế sắc-trần dứt sạch thì chơn-tánh hiện rõ. Tôi biết sắc- trần vốn là Như-Lai Tạng Tánh vi mật diệu viên nên tu chứng quả vị A-La-Hán.

Nay Đức Thế-Tôn hỏi chỗ viên-thông do đó tôi được giác ngộ thì theo sở chứng, tôi xin nói rõ là sắc trần chủ yếu.

15. NGÀI HƯƠNG-NGHIÊM GIÁC-NGỘ DO HƯƠNG-TRẦN.

Ngài Hương-Nghiêm đồng tử đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Vâng lời Đức Thế-Tôn dạy, tôi quán- tưởng các pháp hữu vi. Một hôm, sau khi tôi lạy tạ Phật, ngồi im- lặng trong cảnh thanh tịnh, thì tôi thấy các vị Tỳ-khưu đốt hương trầm-thủy, mùi hương phảng-phất bay vào mũi tôi.

Tôi liền quán hơi hương chẳng phải do cây, chẳng phải do hư-không, không phải khói, không phải lửa, không phải hòa-hiệp, không phải vô-nhân. Do đó ý tôi tiêu mất, phát minh vô-lậu, thể hương chẳng còn, chơn-tánh hiện rõ, nên được Đức Thế-Tôn ấn chứng cho tôi danh Hương-Nghiêm. Tôi nhờ biết hương-trần vốn là Như-Lai Tạng Tánh vi mật diệu viên, nên tôi thành bậc A-La- Hán. Nay Đức Thế-Tôn hỏi chỗ viên thông do đó tôi được giác ngộ thì theo sở chứng, tôi xin nói rõ là hương-trần chủ yếu.

16. HAI NGÀI DƯỢC-VƯƠNG VÀ DƯỢC-THƯỢNG GIÁC-NGỘ DO VỊ-TRẦN.

Ngài Dược-Vương và Dược-Thượng là hai vị Pháp-vương tử, cùng với 500 vị Trời Phạm-Thiên ở trong Giáo-Hội, đều đứng dậy lạy Phật, đoạn hai ngài bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Chúng tôi từ kiếp vô thỉ làm lương-y ở thế giới Ta-bà này, miệng từng nếm có hơn 108.000 món dược thảo, dược vật, dược kim, dược thạch nên biêt các vị đắng, chua, mặn, lạt, ngọt, cay cho tới các vị do dược phẩm pha trộn lẫn nhau hoặc thái-dụng sanh ra, tất cả vị thuốc hoặc lạnh hoặc nóng, có độc hay không độc, bào chế biến dị thảy đều biết cả.

Kể từ khi theo Đức Thế-Tôn đến nay, chúng tôi biết rõ tánh của các vị chẳng phải không, cũng chẳng phải có, chẳng phải tức thân-tâm, cũng chẳng phải ly thân-tâm.

Vì chúng tôi hiểu-thâu các vị vốn là Như-Lai Tạng Tánh, chúng tôi tỏ ngộ, nên Đức Thế-Tôn ấn chứng cho chúng tôi danh Dược- Vương, Dược-Thượng Pháp-Vương tử ở trong Giáo-Hội.

Nhân chúng tôi biết rõ các vị mà được thành bậc Bồ-Tát. Nay Đức Thế-Tôn hỏi chỗ viên-thông do đó chúng tôi được giác-ngộ thì theo sở-chứng, chúng tôi nói rõ vị-trần chủ yếu.

17. NGÀI BẠT-ĐÀ BÀ -LA GIÁC-NGỘ DO XÚC-TRẦN.

Ngài Bạt-Đà Bà-La và 16 vị Tăng-sĩ pháp hữu đứng dậy lạy Phật và ngài Bạt-Đà Bà-La bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Trước kia Đức Phật Oai-Âm Vương ra đời, tôi có nghe pháp xuất-thế.

Một hôm đến giờ chư Tăng tắm, theo thường lệ tôi vào nhà tắm. Trong khi tắm, bỗng nhiên tôi tỏ ngộ gốc của nước chẳng phải rửa bụi, cũng chẳng phải rửa thân, lại chẳng phải rửa trung- gian, vì trung-gian an-nhiên, không có rửa chi hết.

Khi có xúc-trần, thì tôi hiểu thấu xúc-trần không có xứ sở, vốn là Như-Lai Tạng tánh vi mật diệu-viên.

Vậy túc tập đắc ngộ của tôi hồi đời Phật Oai-Âm-Vương, tôi còn nhớ rõ cho tới hiện nay xuất gia theo Đức Thế-Tôn, chứng quả-vị vô-học. Đức Phật Oai-Âm-Vương có ấn-chứng cho tôi danh Bạt-Đà Bà-La (nghĩa là Hiền-HỘ).

Nhờ giác-ngộ xúc-trần mà tu-chứng thành bậc Phật-tửtrụ. Nay Đức Thế-Tôn hỏi chỗ viên-thông do đó tôi giác-ngộ thì theo sở- chứng, tôi xin nói rõ là xúc-trần chủ yếu.

18. NGÀI MA-HA CA-DlẾP GIÁC-NGỘ DO PHÁP-TRẦN.

Ngài Ma-Ha Ca-Diếp và vị Tỳ-khưu-ni Tử-Kim-Quang đứng dậy lạy Phật rồi ngài Ma-Ha Ca-Diếp bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Kiếp trước tôi ở cõi này, Đức Phật Nhựt-Nguyệt-Đăng ra đời, tôi hầu-cận Phật, nghe pháp tu-học.

Đến khi Phật diệt độ rồi, tôi nhứt tâm cúng-dường Xá-Lợi Phật, thắp đèn liên-tục ánh quang-minh và thếp cốt Phật bằng vàng Tử-Kim-Quang. Nhờ hai nhân lành đó, nên từ ấy đến nay, đời-đời kiếp-kiếp, thân tôi thường có sắc Tử-Kim-Quang chiếu sáng.

Còn vị Tỳ-khưu-ni Tử-Kim-Quang vốn là quyến-thuộc của tôi, phát Bồ-Đề Tâm đồng thời với tôi tu-chứng giải thoát.

Tôi quan sát lục-trần ở thế gian thay đổi sanh-diệt luôn luôn nên tôi nhàm-chán và chỉ lấy Tâm không tịch tu chứng diệt tận định.

Nguyên pháp định ấy tiêu hết ý-căn, dứt sạch pháp-trần, độ được trăm ngàn kiếp như khảy móng tay. Tôi nhờ dùng pháp không- quán mà phá pháp-trần, đắc quả A-La-Hán.

Đức Thế-Tôn cho tôi là người có hạnh Đầu-Đà bậc nhứt, vì tôi không buộc nơi trần, nên lục-trần đều làdiệu-pháp tiêu-diệt các lậu. Nay Đức Thế-Tôn hỏi chỗ viên-thông do đó tôi giác-ngộ thì theo sở-chứng, tôi xin nói rõ là pháp-trần chủ yếu.

19. NGÀI A-NA-LUẬT ĐÀ GIÁC-NGỘ DO NHÃN-CẢN.

Ngài A-Na-Luật Đà đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Trong lúc tôi mới xuất-gia, có tật mê ngủ, giải-đãi công-phu, Đức Thế-Tôn khuyên dạy nhiều lần vẫn không chịu chừa-cải, đến đổi Đức Thế-Tôn phải quở tôi là người còn mang tật súc-sanh. Tôi lấy làm tủi-hổ cho nghiệp-chướng sâu-dày của mình, khóc suốt bảy ngày đêm không ngủ, vì thế tôi vướng bịnh lao mắt rồi mù luôn. Khi ấy Đức Thế-Tôn cho biết đó là tiền-nghiệp phải trả và dạy tôi tu pháp Kim-Cang Tam-Muội Lạc- Kiến Chiếu-Minh. Pháp ấy toàn là công-phu xây tánh thây trở lại bên trong để thấy Bổn-giác Chơn-Như. Tôi vâng làm theo lời của Đức Thế-Tôn dạy bảo, đến nay được Thiên-nhãn-thông, xem thấy mười phương thế-giới rỗng-suốt, rõ rệt dễ dàng như thây trái A- ma-la mà tôi đang cầm trong tay. Thế nên Đức Thế-Tôn thọ ký cho tôi thành bậc A-La-Hán. Đó là chứng tỏ bổn-căn viên-thông của tôi giác-ngộ là Nhãn-căn.

20. NGÀI CHÂU-LY BÀN-ĐẶC-CA GIÁC-NGỘ DO TỸ-CĂN.

Ngài Châu-Ly Bàn-Đặc-Ca đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! nguyên ở một kiếp quá khứ, tôi có tánh hay ngăn-cản sự tu hành của người khác, nên nay bị quả báo tối- tăm, biếng nhác công phu thọ-trì tụng-niệm và không có trí hiểu nhớ. Tôi nhờ oai đức Như-Lai đã biết sám-hối, nhưng vẫn còn tối-tăm, học đâu quên đó, như khi ban sơ tôi gặp Đức Thế-Tôn, nhờ Đức Thế-Tôn giảng dạy phép tắc xuất-gia, tôi có nghe qua một câu kệ trì-tụng mà Đức Thế-Tôn căn dặn phải nhớ học nhập tâm, nhưng suốt 100 ngày học mãi không thuộc, hễ nhớ chữ trước quên chữ sau, nhớ chữ sau quên chữ trước. Đức Thế-Tôn thấy như vậy, lấy làm thương-xót, dạy tôi an-tịnh tu phép điều-hòa hơi thở ra vào và nhiếp tâm thanh tịnh đặt ở mũi. Tôi vâng làm, quán tưởng tâm với hơi thở nương nhau, bốn tướng sanh trụ dị diệt, vi-tế cùng tận, chư hạnh vô thường, tự nhiên tâm-địa khai thông sáng suốt, tự-tại vô-ngại, các lậu đều dứt, chứng quả A-La-Hán, trụ dưới Phật-đài và được Đức Thế-Tôn thọ-ký cho thành bậc vô-học. Đó là chứng tỏ bổn-căn viên-thông của tôi giác ngộ là Tỹ-căn.

21. NGAI KIỀU-PHẠM BA-DE GIÁC-NGỘ DO THIỆT-CĂN.

Ngài Kiều-Phạm Ba-Đề đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Nguyên ở một kiếp quá khứ, tôi phạm khẩu-nghiệp nặng-nề, khi thây một Sa-môn già cả không có răng, miệng móm nhai cơm chậm rãi, tôi kiêu ngạo là ông ăn giống như trâu nhơi. Vì sự khinh bỉ thầy Sa-môn, nên bị quả báo khổ sở trong vô số kiếp, tuy luân hồi làm người nhưng lưỡi tôi giông như lưỡi trâu và có tật bịnh nan-trừ là khi ăn cơm, nhơi như trâu. Nếu chưa gặp Đức Thế-Tôn thì tôi chịu mãi khổ báo.

Nhờ hồng-ân cao cả của Đức Thế-Tôn dạy cho sám-hối, xuất gia và tu pháp-môn niệm Phật tức là pháp môn nhiếp tâm thuần- nhứt thanh tịnh, nên tôi mới dứt được vọng-tưởng mê-loạn, ngộ nhập cảnh trí chánh định.

Nhờ Đức Thế-Tôn chỉ dạy, tôi quán tánh biết trong khi nếm vị, vốn không phải do sự thấy của căn, cũng không phải do vị của vật, tự nhiên ứng niệm ngộ-nhập, tiêu hết các lậu ở thế-gian, bên trong siêu-thoát thân tâm, bên ngoài xa lìa ba cỏi pháp giới phàm phu, ví như chim ra khỏi lồng, viễn ly trần câu, pháp nhãn thanh tịnh, đắc quả A-La-Hán và được Đức Thế-Tôn ấn-chứng cho thành bậc vô-học.

Đó là chứng tỏ bổn-căn viên-thông của tôi giác-ngộ là Thiệt-căn.

22. NGÀI TẤT-LĂNG-GIÀ BÀ-TA GIÁC-NGỘ DO THÂN-CĂN.

Ngài Tất-Lăng-Già Bà-Ta đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Khi tôi mới phát tâm xuất gia nhập đạo theo Phật, thường nghe Phật dạy Khổ-dế, thế-gian toàn khổ chớ không có chi thiệt vui. Một hôm, tôi đi khất-thực ở trong thành,
tâm tôi cứ nghĩ khổ-đế của Phật nói, không ngờ tới giữa đường, bị gai độc đâm vào chân, đau nhức cả thân, đó là do nghĩ sự đau khổ mà gặp cảnh đau khổ. Tôi bèn suy-xét trước có tánh biết đau khổ, sau mới rõ cái đau, do đó tôi quan sát tánh biết đau tức là tánh- giác của thân căn.

Giác của thân-căn biết đau, nhưng tâm vốn thanh tịnh, làm sao có biết đau để làm cho đau được? Tôi lại suy-xét khi đau đã có tánh giác biết đau, lại còn tánh giác không biết đau, thành thử trong thân có tới hai tánh giác hay sao?

Tôi suy xét tỉ-mỉ rồi nhiếp-niệm lại một chỗ, thuận chơn-giác không đau, chớ không thuận vọng-giác biết đau.

Tôi nhiếp-niệm như vậy, thoạt nhiên thân tâm đều không, trong 21 ngày, các lậu dứt sạch, đắc quả A-La-Hán và được Đức Thế- Tôn ấn chứng cho tôi thành bậc vô-học.

Đó là chứng tỏ bổn-căn viên thông của tôi giác-ngộ là Thân- căn.

23. NGÀI TU-BỒ-ĐỀ GIÁC-NGỘ do Ý-CĂN.

Ngài Tu-Bồ-Đề đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Từ nhiều kiếp trước đến nay, tâm tôi tự-tại vô-ngại, tự nhờ các kiếp thọ-sanh như số cát sông Hằng, khi còn ở trong thai, thì đã biết ngũ-uẩn đều không, cho đến mười phương núi sông đất bằng cũng đều không, đến khi ra khỏi thai, tôi quảng đại giáo-hóa cho chúng-sanh đắc không-tánh.

Nhờ Đức Thế-Tôn phát minh tánh-giác chơn-không, tôi biết không-tánh hoàn toàn thanh tịnh, nên đắc quả A-La-Hán, ngộ nhập biển tánh Như-Lai bảo minh không, đồng tri-kiến Phật và được Đức Thế-Tôn thọ ký cho tôi thành bậc vô-học giải-thoát không-tánh cao nhứt. Tôi hiểu rõ các pháp-tướng đều là phi-tướng, cho tới năng-phi và sở-phi cũng tiêu vong, như vậy ý-căn trở về với không.

Đó là chứng tỏ bổn-căn viên thông của tôi giác ngộ là ý-căn.

24. NGÀI XÁ-LỢl-PHẤT GIÁC-NGỌ DO NHÃN-THỨC.

Ngài Xá-Lợi-Phất đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Từ nhiều kiếp trước đến nay, nhãn-thức của tôi thanh tịnh, tuy số kiếp thọ sanh như số cát sông Hằng, nhưng tất cả sự vật biến-hóa ở thế-gian và xuất thế-gian, khi mắt tôi trông thấy thì hiểu ngay không có chướng-ngại.

Một hôm, tôi đi qua đường, gặp anh em ông Ca-Diếp-Ba, tôi đi theo và được nghe các ông ấy đàm luận tứ cú kệ về lý nhân- duyên, làm cho tôi tỏ ngộ Tâm Chơn-Nhưrộng lớn bao-la vô lượng vô-biên.

Từ khi tôi xuất gia theo Phật, nhãn-thức thấy biết sáng-suốt châu-toàn, đắc pháp đại vô-ý, thành bậc A-La-Hán, làm Trưởng tử Phật. Đó là nhờ Đức Thế-Tôn dạy dỗ tu hành và ở trong Diệu- pháp Như-Lai, Pháp-thân tôi càng ngày càng hiển-hiện. Chiếu theo sở chứng của tôi thì nhãn-thức phát sanh tri-kiến quang-minh vô lượng.

Điều ấy chứng tỏ chỗ viên thông chánh yếu của tôi giác ngộ là Nhãn-thức.

25. NGÀI PHổ-HlỀN GIÁC-NGỘ DO NHĨ-THỨC.

Ngài Phổ-Hiền đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Từ vô số kiếp trước đến nay, tôi từng làm Pháp-Vương tử của Hằng-sa Như-Lai, Thập-phương chư Phật khi gặp đệ tử nào có thượng-căn Bồ-Tát, thì dạy tu hạnh Phổ-

Hiền. Và nếu tu hạnh tôi, dĩ nhiên lập danh Phổ-Hiền.

Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi chỉ dùng nhĩ thức mà phân biệt chỗ thấy của chúng sanh. Nếu ở ngoài Hằng-sa cảnh-giới, khắp các phương khác có chúng sanh nào phát Tâm Bồ-đề, tu hạnh Phổ-
Hiền thì tôi liền cởi voi sáu ngà ứng hiện trăm ngàn thân hóa-độ. Vị nào có túc-căn viên-minh thì chắc chắn thấy tôi. VỊ nào vướng nghiệp chướng nặng nề thì khó thây tôi, nhưng tôi không bỏ qua vị ấy mà trong minh-mặc, tôi lấy lòng đại-từ rờ đầu an-ủi, phò-hộ cho tinh-tấn công phu. Chiếu theo sở-chứng của tôi, từ nhĩ-thức phát ra hiểu-biết phân-biệt, tự-tại sáng-suốt.

Điều ấy chứng tỏ chỗ viên thông chánh yếu của tôi giác ngộ là Nhĩ-thức.

26. NGÀI TÔN-ĐÀ-LA NAN-ĐÀ GIÁC-NGỘ DO TỸ-THỨC.

Ngài Tôn-Đà-La Nan-Đà đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Ban sơ tôi xuất gia nhập đạo theo Đức Thế-Tôn, tuy giữ đủ giới luật, nhưng ở trong cảnh chánh định lại thường loạn tâm, thật là khó nên bậc vô lậu. Nhờ Đức Thế-Tôn dạy tôi và ông Cu-Si-La pháp quán hơi trắng ở mũi.

Phần tôi vâng làm trong 21 ngày, thây hơi ra vào như khói, qua một thời gian lâu tinh tấn tu tập thì bên trong được thân tâm sáng suốt, bên ngoài châu-viên pháp giới, biến thành hư không thanh tịnh như ngọc lưu-ly, tướng khói tiêu mất, hơi mũi hóa trắng, Tâm-địa khai-minh, các lậu dứt hết, hơi thở ra vào sáng tỏ thông suô’t khắp mười phương pháp giới, đắc quả A-La-Hán và được Đức Thế-Tôn thọ ký về sau viên chứng quả vị Vô-Thượng Bồ-Đề. Chiếu theo sở chứng của tôi, nhân Tỹ-thức, tôi tu pháp tiêu tức phát minh sáng suốt.

Điều ấy chứng tỏ chỗ viên thông chánh yếu của tôi giác-ngộ là Tỹ-thức.

27. NGÀI PHÚ-LẦU-NA GIÁC-NGỘ do THIỆT-THỨC.

Ngài Phú-Lầu-Na Di-Đà La-Ni Tử đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

Bạch Đức Thế-Tôn! Từ nhiều tiền-kiếp đến nay, tôi có biện- tài vô ngại thuyết pháp khổ-không, hiểu thấu thiệt-tướng, dĩ-chí các pháp-môn vi mật của Hằng-sa Như-Lai, tôi đều có khai-thị diệu-nghĩa cho Đại-chúng rõ, do đó tôi đắc pháp vô-sở-úy.

Đức Thế-Tôn vì biết tôi có biện-tài quí báu, nên đưa Pháp- luân cho tôi hoằng-hóa. Tôi trụ tại điện Phật, hộ-trì Đức Thế-Tôn trong việc chuyển Pháp-luân, giọng nói giông như tiếng sư-tửkêu, do đó tôi đắc quả A-La-Hán và được Đức Thế-Tôn ấn chứng là bậc thuyết pháp đệ nhứt. Chiếu theo sở chứng của tôi, do thiệt- thức, tôi hàng-phục ma-oán, trừ tuyệt các lậu.

Điều ấy chứng tỏ chỗ viên thông chánh yếu của tôi giác ngộ là thiệt-thức.

28. NGÀI ƯU-BÀ-LY GIÁC-NGỘ DO THÂN-THỨC.

Ngài Ưu-Bà-Ly đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Chính tôi theo Đức Thế-Tôn và tiễn ra khỏi thành để Đức Thế-Tôn xuất gia hành-đạo giải thoát. Tôi nghiệm xét Đức Thế-Tôn trải qua sáu năm khổ-hạnh, hàng phục các ma-chướng, chế ngự các ngoại-dạo, giải-thoát các lậu tham-dục của thế-gian.

Tôi chí tâm thọ trì giới luật của Đức Thế-Tôn, từ 250 giới Tỳ- khưu đến 3.000 oai-nghi, 80.000 tế-hạnh, tánh-nghiệp và giá- nghiệp, thảy đều thanh tịnh, nên thân tâm tịch diệt và đắc quả A- La-Hán, được Đức Thế-Tôn xem tôi như là khuôn mẫu phép-tắc trong Đại-chúng và ấn chứng tâm tôi trì-giới đệ nhứt, cả Đại- chúng cũng quí trọng tôi như vậy. Chiếu theo sở chứng của tôi, nhân Thân-thức, tôi nghiêm trì giới-luật, do giới sanh định, do định phát huệ, nên thân được tự tại, tâm được thông suốt.

Điều ấy chứng tỏ chỗ viên-thông chánh yếu, của tôi giác ngộ là thân-thức.

29. NGÀI ĐẠI MỤC-KlỀN-LIÊN GIÁC-NGỘ DO Ý-THỨC.

Ngài Đại Mục-Kiền-Liên đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Ban sơ tôi đi khất-thực, giữa đường gặp ông Ưu-Lâu-Tần-La, ông Già-Da, ông Na-Đề, là ba anh em của ông Ca-Diếp-Ba, thuyết pháp cho tôi nghe về nghĩa nhân-duyên thâm-diệu của Đức Thế-Tôn.

Tôi liền phát Tâm Bồ-Đề, đắc trí-huệ rộng lớn thông suốt.

Đức Thế-Tôn thấy như thế cho tôi làbậc Vô-Thượng và lấy Ca-Sa đắp vào thân tôi, tức thời râu tóc tôi đều rụng hết, tôi đắc quả A-La-Hán, thần thông hiện sáng suốt, đi khắp thập phương pháp giới, không có chỗ nào ngăn ngại. Chẳng phải riêng một mình Đức Thế-Tôn hiện tiền khen-ngợi, cho tới chư Phật ở khắp mười phương cũng đều khen ngợi oai-lực thần thông của tôi thanh tịnh viên minh, tự tại vô-úy. Chiếu theo sở chứng của tôi, ý-thức như dòng nước bẩn, lọc trong một thời-gian, được trở nên thanh- khiết, nước thanh khiết tượng-trưng cho tâm sáng suốt.

Điều ấy chứng tỏ chỗ viên thông chánh yếu của tôi giác ngộ là ý-thức.

30. NGÀI Ô-SÔ SẮC-MA GIÁC-NGỘ DO HỎA-ĐẠI.

Ngài Ô-Sô Sắc-Ma hiệp chưởng đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi thường nhớ xưa ở một kiếp quá khứ, tôi có tánh tham-dục. Trong thời kỳ ấy, Đức Phật Không-Vương xuất-thế, nói rõ nguồn gốc đa-dâm là noãn-xúc kết thành lửa nóng, do đó gây ra ác-nghiệp sâu dày mà bị trôi lăn ở biển khổ sanh-tử, không dứt.

Đức Phật Không-Vương dạy tôi tu phép quán tưởng thân tứ- đại uế-trược, hơi ấm lạnh trong các bộ phận đầu mình tay chân và xương. Tôi vâng làm theo lời dạy của Đức Phật Không-Vương, qua một thời gian rất lâu, tôi đắc thần-quang, tắt hết lửa dâm ở trong lòng, trí-huệ trở lại sáng suốt, nên kể từ ấy, các Đức Như- Lai ban cho tôi biệt hiệu là Hỏa-Đầu.

Nhờ ánh sáng chánh-định, tôi chứng quả A-La-Hán. Tôi đã phát đại nguyện: khi nào có một Đấng Như-Lai ra đời độ sanh, tôi xin làm Lực-sĩ hầu cận để hàng phục ma quân ganh ghét phá hoại. Chiếu theo sở chứng của tôi, do hỏa-đại, tôi tu pháp quán tưởng khí noãn-xúc ở thân tâm, nên các lậu tiêu mất, lửa dâm dứt tuyệt, chuyển thành đại bảo diêm trí huệ, lên bậc Vô-Thượng-Giác.

Như vậy chứng tỏ chỗ viên thông của tôi giác ngộ là hỏa-đại.

31. NGÀI TRÌ-ĐỊA GIÁC-NGỘ DO ĐỊA-ĐẠI.

Ngài Trì-Địa Bồ-Tát đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi nhớ ở một tiền kiếp xưa có Đức Phật Phổ-Quang ra đời, tôi xuất gia làm Tỳ-khứu, có tánh ưa bô” thí thể lực của mình, lập công quả tu-kiều bồi-lộ, như bắc cầu qua sông rạch cho người qua lại, xúc đất đắp theo hai bên lề đường hoặc tu- bo lại các đường gồ-ghề cho bằng-thẳng, siêng-năng làm việc cực- khổ như vậy trải qua nhiều đời Phật vẫn không nản chí lười biếng.

Tôi lại còn có hạnh chịu khó làm phước bưng vác giùm đồ vật cho những người đi chợ trong nhiều kiếp.

Trong thời kỳ có Đức Phật Tỳ-Xá-Phù ra đời, trong xứ mùa màng bị thất, đa số dân-chúng bị đói khát, tôi gắng công giúp đỡ chuyên-chở cho những người tản-cư cầu-thực, bất luận đường xa hay gần, không bao giờ than-thở, nếu có thọ tiền, chỉ lấy chút ít tượng-trưng.

Nhờ công hạnh của tôi bố-thí thể-lực như vậy trong vô số kiếp, nên cảm thọ phước báo mạnh mẽ luôn luôn, gặp khi có xe trâu sa- lầy xuống bùn, tôi kéo lên dễ-dàng, cứu người ra khỏi tai nạn khổ-sở, gọi là thần-lực bạt-khổ.

Trong thời kỳ ấy, có một vị Hoàng-đế giàu tâm đạo, thiết lập trai đàn cúng dường Đức Phật Tỳ-Xá-Phù, tôi làm công quả tu bổ và quét tước lại nhiều khoảng đường cho bằng-phẳng sạch-sẽ để Đức Phật đi qua.

Đức Phật Tỳ-Xá-Phù đại từ-bi thương-xót tôi có công quả cực khổ trong vô số kiếp như vậy, nên rờ đầu tôi, dạy tôi phải biết san- bằng tâm-địa thì tất cả thế-giới địa-đại đều được bằng-phẳng. Nghe qua lời dạy của Đức Phật Tỳ-Xá-Phù, tâm tôi khai thông sáng suốt, tôi nhận thây hột bụi ở thân và hột bụi ở thế-giới, hai thứ địa- đại đều không sai-biệt. Đã không sai biệt thì thân tức thế-giới, thế-giới tức thân, tự tánh của hai thứ địa-đại không tương-khắc, cho tới các thứ binh-đao cũng chẳng có chỗ sở-xúc.

Nhờ đức-tánh tu-tập như vậy trong nhiều kiếp nên tôi tỏ ngộ pháp vô-sanh nhẫn, đắc quả A-La-Hán, hồi-hướng Phật thừa, nhập đạo Bồ-Tát, nghe các Đấng Như-Lai tuyên-thuyết Diệu-Pháp Liên-Hoa và ở trong Pháp-Hoa Hội, tôi được ấn chứng thành bậc Thượng-Thủ.

Chiếu theo sở chứng của tôi, do địa-đại, tôi tu pháp quán địa-đại của thân và địa-đại của thế-giới đều bình-đẳng, không khác nhau, vốn là Như-Lai Tạng Tánh chỉ tùy vọng-nghiệp mà khởi pháp-trần hư-vọng, khi dứt sạch pháp-trần thì đầy đủ trí huệ, thành đạo Vô-Thượng. Như vậy chứng tỏ chỗ viên thông của tôi giác ngộ là địa-đại.

32. NGAI NGUYỆT-QUANG GIÁC-NGỘ DO THỦY-ĐẠI.

Ngài Nguyệt-Quang đồng-tử đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi nhớ xưa ở một kiếp quá khứ, có Đức Phật Thủy-Thiên xuất thế độ sanh, dạy bảo các vị Bồ-Tát tu pháp thủy-quán để vào cảnh trí chánh-định.

Pháp thủy-quán là pháp quán-tưởng các thứ nước ở trong thân như nước mắt, nước mũi, nước dãi, nước đại-tiểu, mồ-hôi, tinh- huyết, có thứ ở trong, có thứ bài-tiết ra ngoài, vận chuyển khác nhau nhưng tánh nước vẫn đồng một thể.

Tôi nhận thấy thân-thủy và thế-giới thủy, cũng như hương- thủy ở các biển tại cõi Phù-Tràng-Vương đều bình đẳng, chớ không có khác nhau

Trong thời kỳ mới tu pháp thủy-quán thì tôi chỉ thấy nước, chớ chưa tiêu-hóa được nước ở trong thân, nên trong lúc làm Tỳ-khưu, một hôm tôi đang tọa thiền ở tịnh-thất, có một số đạo-chúng của tôi do cửa sổ trông vào tịnh-thất thì thấy nước tràn-ngập tịnh-thất, chớ không thây vật chi khác cả. Trong số đạo-chúng ngây-thơ ấy, có một chú tinh-nghịch, lấy một miếng sành liệng vô nước, khiến nước xao-động cho vui, rồi bỏ đi. Đến khi tôi xuất định, cảm thấy đau bụng giống như ông Xá-Lợi-Phất bị quỉ gia hại. Tôi tự suy nghĩ, đã đắc quả A-La-Hán, hết các duyên bịnh từ lâu rồi, tại sao hôm nay bỗng nhiên bị đau bụng, có lẽ công phu thôi chuyển chăng?

Lúc bây giờ chú tinh-nghịch ấy thấy tôi đang ngồi suy nghĩ, đến tự thuật công việc liếu-xáo và xin lạy sám-hối.

Tôi bảo chú ấy, từ nay về sau đừng tinh-nghịch nữa mà mang tội và đợi tới thời thiền-định kế tiếp của tôi, khi thấy nước tràn- ngập tịnh-thất thì tức-khắc mở cửa bước vào, lượm miếng sành và liệng trở ra ngoài sân.

Chú ấy y giáo phụng hành, qua thời thiền-định kế tiếp của tôi, quả nhiên, chú ấy thấy nước tràn-ngập tịnh-thất như lần trước, lại thây rõ miếng sành còn nguyên ở đáy nước, chú ấy liền mở cửa bước vào, lượm miếng sành bỏ ra. Nhờ như thế, khi tôi xuất định, không còn đau bụng nữa, thân thể được bình-phục.

Trải qua vô-lượng kiếp, gặp được vô-lượng Phật, tôi đều tu pháp thủy-quán, đến đời Đức Như-Lai Sơn-Hải Tự-Tại Thông Vương, tôi mới viên thành pháp thủy-quán, bấy giờ thủy-tánh ở trong thân cho tới thủy-tánh ở ngoài thập phương thế-giới, cũng như hương-thủy hải tánh, đều hiệp chơn-không-tánh, không hai không khác. Nay được Đức Thế-Tôn tùy-bi ấn-chứng cho chơn- danh dự vào Pháp-Hội Bồ-Tát. Chiếu theo sở chứng của tôi, nhờ quán thủy-tánh thông suốt nên chứng vô-sanh nhẫn, viên mãn Bồ- Đề.

Như vậy chứng tỏ chỗ viên-thông giác ngộ của tôi là thủy-đại.

33. NGÀI LƯU-LY-QUANG PHÁP-VƯƠNG TỬ GIÁC-NGỘ DO PHONG-ĐẠI.

Ngài Lưu-Ly-Quang Pháp-Vương Tử đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi nhớ xưa ở một kiếp quá khứ có Đức Phật Vô-Lượng Thinh ra đời, khai-thị Tâm Bổn-Giác Chơn-Như diệu minh cho chư Bồ-Tát tu pháp quán thế-giới và thân chúng- sanh đều là vọng-duyên, như sức gió lay-chuyển.

Khi ấy, tôi quán thế-giới an lập, quán thế giới biến-động, quán thân động tịnh, quán tâm động niệm. Tôi nhận định tánh động của thế giới và thân-tâm không phải hai thể, tức là không phải sai- biệt. Tôi hiểu rõ tánh động, khi đến không biết từ chỗ nào, khi lui không biết chạy về đâu, tức là tánh động không có chỗ phát-khởi và nương dựa chẳng khác chi phong-lực, đó là thuộc về hư-vọng.

Thập phương vi-trần chúng-sanh điên-đảo cũng là hư-vọng, cho tới ở trong tam thiên đại thiên thế giới có đa số chúng-sanh tương- tợ như một vật dụng chứa bằng triệu con muỗi cứ kêu vo-vo trong khuôn-khổ nhỏ-hẹp, gây ra vọng-tưởng loạn-não mà không tự biết.

Nhờ hồng-ân của Đức Phật Vô-Lượng Thinh dạy dỗ, tôi tu pháp quán như vậy qua một thời gian, đắc vô-sanh nhẫn, Tâm Bổn-Giác Chơn-Như của tôi thông suốt, thấy được quốc độ của Đức Như-Lai Bất-Động ở phương Đông và được Đức Như-Lai ấn chứng cho làm Pháp-Vương Tử. Trải qua nhiều kiếp, tôi chí thành phụng sự chư Phật, nên thân tâm tôi được quang minh an-lạc, tự tại vô-ngại. Chiếu theo sở chứng của tôi, do phong-đại, tôi quan sát phong-lực không có tự thể, nên tỏ ngộ Tâm Bồ-Đề, tu chứng chánh định, khế hiệp với chư Phật truyền Tam Bổn-Giác.

Như vậy chứng tỏ viên-thông của tôi giác ngộ là phong-đại.

34. NGÀI HƯ-KHÔNG TẠNG GIÁC-NGỘ DO KHÔNG-ĐẠI.

Ngài Hư-Không Tạng Bồ-Tát đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi nhớ ở một kiếp quá-khứ, Đức Thế-Tôn và tôi đồng đắc thân vô-biên ở quốc độ giáo-hóa của Đức Phật Định-Quang.

Thời bấy giờ tôi cầm bôn hộ châu đại-bảo, chiếu-diệu mười phương vi-trần Phật quốc hóa như hư-không. Lại từ Bổn-Tâm phát hiện gương đại-viên và ở giữa gương phóng ra mười đạo hào- quang vi diệu soi khắp thập-phương hư-không, khiến các cõi Tràng-Vương an-lạc hòa-hiệp nơi cảnh và thân tôi. Vì thế thân đồng với hư-không, không có chi ngăn-ngại, nên thân dễ vào vi-trần quốc-độ, thật hành Phật-sự, hằng thuận rộng-rãi, cứu độ chúng-sanh.

Sở dĩ thành tựu được thần lực vĩ đại đó là nhờ tôi quán-tưởng tứ đại không có chỗ nương-dựa, vốn theo vọng-tưởng khi sanh khi diệt mà có. Tôi lại quán-tưởng hư-không và Phật-quôc chẳng phải hai, gôc đồng một thể, do đó tôi trở nên sáng suốt và đắc vô-sanh nhẫn. Chiếu theo sở-chứng cảnh trí chánh-định, được thần-lực huyền-diệu quang minh viên mãn.

Như vậy chứng tỏ chỗ viên-thông của tôi giác-ngộ là Không- đại.

35. NGÀI DI-LẶC GIÁC-NGỘ DO THỨC-ĐẠI.

Ngài Di-Lặc Bồ-Tát đứng dậy đảnh lễ và bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi nhớ cách nhiều kiếp trước đây, ở một kiếp quá-khứ có Đức Phật Nhựt-Nguyệt-Đăng-Minh ra đời. Tôi xuất-gia theo Phật, nhưng chỉ có thân xuất gia, chớ lòng trần chưa rửa sạch, còn tham danh-vọng, phú-quí vinh-hoa ở thế-gian, thích giao-thiệp, vãng-lai thân-cận với các nhà quyền-thế sang- giàu.

Thời bây giờ Đức Phật Nhựt-Nguyệt-Đăng-Minh dạy tôi tu pháp-môn Duy-Tâm thức để vào cảnh trí chánh định. Nhờ trải qua vô-số kiếp, tôi giữ tu pháp-môn Duy-Tâm-thức, hết lòng phụng thờ Hằng-sa Như-Lai, nên dứt tuyệt được cái vọng-tâm tham-luyến danh-sắc ấy. Đến khi Đức Phật Nhiên-Đăng xuất thế độ-sanh, tôi đắc thức-tâm chánh-định, Vô-Thượng diệu-viên.

Tôi hiểu rõ các quốc-độ của chư Phật giáo-hóa ở khắp hư-không hoặc thanh tịnh, hoặc uế-trược đều do tâm biến-hiện cả.

Bạch Đức Thế-Tôn! Vì thấu-triệt pháp định Duy-Tầm thức như vậy nên từBổn-Giác Chơn-Nhưứng-hiện vô-lượng hóa-thân Như- Lai cứu độ chúng-sanh. Nay tôi được thọ ký bổ-xứ làm Phật. Chiếu theo sở chứng của tôi, do thức-địa, tôi quan sát thập phương chúng-sanh đều duy thức, nên thức-tâm sáng suốt viên-mãn, dứt sạch các tướng mê-chấp chuyền-nối, cầu-cạnh danh lợi, vọng-tưởng điên-đảo, vào cảnh trí toàn-chơn, đắc quả-vị vô-sanh nhẫn.

Như vậy chứng tỏ chỗ viên thông của tôi giác ngộ là thức-đại.

36. NGÀI ĐẠI-THẾ-CHÍ GIÁC-NGỘ KlẾN-ĐẠI.

Ngài Đại-Thế-Chí Pháp-Vương Tử và 52 vị Bồ-Tát pháp-hữu với ngài đồng đứng dậy cung kính lạy Phật rồi ngài Đại-Thế-Chí bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi nhớ cách Hằng-sa kiếp trước đây, ở một kiếp quá-khứ, có Đức Phật Vô-Lượng-Quang xuất thế, đứng đầu trong sô’ thập nhị Như-Lai liên tục độ-sanh, sau rốt là Đức Phật Siêu-Nhựt-Nguyệt-Quang.

Tôi nhờ Hồng-ân cao cả của Đức Phật Siêu-Nhựt-Nguyệt-Quang dạy tôi tu pháp niệm Phật Tam-Muội.

Đức Siêu-Nhựt-Nguyệt-Quang Như-Lai có dạy: Ví như có hai người, một người chuyên nhớ, một người chuyên quên, hai người như vậy, dầu có gặp cũng như không gặp, dầu có thây cũng như
không thấy. Nếu hai người đó đều nhớ nhau, hai tánh nhớ được sâu-xa tất nhiên hai ngườigặp nhau thấy nhau, như vậy cho tới từ kiếp này sang kiếp nọ, kiếp nào cũng hội-ngộ nhau như bóng với hình, không bao giờ xa-cách.

Chư Phật ở khắp mười phương đều thương-nhđ chúng-sanh như mẹ thương nhớ con. Nếu con không biết thương nhớ mẹ, cứ trốn tránh mãi thì mẹ dầu có thương nhớ cách nào cũng chẳng biết làm sao cứu độ. Nếu con thương nhớ mẹ như mẹ thương nhớ con, thì mẫu-từ tử-hiếu, hai mẹ con hội-ngộ nhau, dầu có trải bao nhiêu kiếp cũng không bao giờ xa-cách.

Như Tâm chúng-sanh nhớ Phật niệm Phật, thì hiện tại hoặc vị lai chắc chắn thây Phật, cách Phật không xa. Nếu Tâm có niệm Phật tất có Phật độ, cảnh Cực-Lạc cũng tại Tầm, không cần phương-tiện, Tâm cũng khai-minh, ví như gần hương, thích hương thì lâu ngày thân được mùi thơm như hương, Tầm gần Phật, thương Phật tất có ngày tâm thành Phật. Vì tôi biết dùng hương-quang niệm Phật để trang-nghiêm Tâm-địa, nên gọi là hương-quang trang-nghiêm.

Như vậy bổn-nhân tu-hành của tôi lấy Tâm niệm Phật mà đắc vô-sanh nhẫn, nay thị-hiện ở cõi Ta-Bà này, tiếp-dẫn người niệm Phật về Tây phương Tịnh-độ. Chiếu theo sở chứng của tôi, do
kiến-đại, tôi không chọn-lựa riêng một căn mà thâu-nhiếp sáu căn thành một niệm thanh tịnh liên-tục (3), nên đắc chánh định.

Như vậy chứng tỏ chỗ viên-thông của tối giác ngộ là kiến-đại.

 

1. Đoạn văn: Chư Phật đồng chứng minh lục-căn vốn là chỗ buộc và mở gút.

Sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ỷ. Sáu căn là nền-tảng của vọng-tâm và cũng là cội rễ của Chơn-tâm. Sáu căn là cái gút kết-tạo sanh-tử tức là nguồn gốc của nghiệp cu-sanh vô-minh. Vì sáu căn mà chúng-sanh trôi-lăn mãi ở biển khổ luân-hồi sanh-tử.

Nếu mở được cái gút ấy, thì không còn vật gì kết tạo sanh-tử tức là hết nghiệp cu-sanh vô-minh. Khi nghiệp cu-sanh vô-minh dứt tuyệt thì đạo Vô-Thượng Bồ-Đề hiện rõ, dĩ nhiên tu-chứng nhiệm mầu và được giải thoát an-vui, tự tại vô-ngại, trang-nghiêm thanh tịnh, thường trụ châu-viên.

2. Đoạn văn: Thuyết kệ trùng-tuyên nghĩa buộc và mở gút.

– Buộc gút tức là bị triền-phược ám-che.

– Mở gút tức là giải thoát, khỏi nạn.

Chơn-tánh là thể của căn. Trần-tướng là hình sắc hữu vi ở thế gian. Khi chơn-tánh bị ám-che thì có vọng-tưởng phát-sanh, đó là buộc gút. Khi chơn-tánh khỏi nạn thì diệu dụng hiện rõ, đó là mở gút. Triền-phược và giải thoát, tức tục tức chơn, tức chơn tức tục. Trần-tướng hữu vi, lấy nghiệp làm duyên mà sanh, nên ví như huyễn-thuật. Chơn-tánh vô-vi, lấy cơ cảm làm duyên mà có giã-danh, chớ không có sanh diệt, nên ví như hoa-đôm giữa hư-không.

Đó là chứng tỏ chơn-tánh vô-vi thuộc pháp xuất thế gian. Trần-tướng hữu vi thuộc pháp thế gian, các pháp đều không có tự tánh.

– Căn-trần đã không có tự tánh tức là hư-vọng, dĩ nhiên khi hết vọng thì chơn, hết sanh-tử thì Niết-Bàn.

Như nói có vọng tất phải nói có chơn, chơn đối đãi với vọng, mà nếu có phép đối đãi thì chẳng những vọng là vọng mà chơn bị đối đãi cũng chỉ là vọng, nên lời kệ nói: vọng chơn tức hai vọng.

– Nguyên Chơn-Như tánh vượt ra ngoài sự đối đãi nên chẳng phải chơn hoặc phi chơn chi cả, như vậy không có căn năng-kiến và trần sở- kiến. Căn ở trong thân, trần ở ngoài thân, hai thứ ấy còn không có thiệt- tánh, huống chi ở khoảng giữa lại có thiệt tánh nào hay sao? Tất cả căn- trần như cây lau hiệp nhau, bẹ lá nầy gát lên bẹ lá kia, hình như có thay đổi hai hình-tướng nhưng không phải hai thể.

– Buộc hay mở đều ở nơi căn, triền-phược hay giải thoát đồng một sở nhân. Triền-phược thì phàm, giải thoát thì Thánh, Thánh phàm đều do lục-căn, chớ không phải do chỗ nào khác, tức là Thánh phàm không có hai đường.

– Hãy xét tánh của cây lau hiệp nhau, ngoài đặt trong bông, thấy xa dường như có hình-tướng, thấy gần chẳng có gì cả. Nếu nói có nhưng tại sao lòng lau vốn không? Nếu nói không nhưng tại sao da lau vốn có. Căn-trần ví như tánh cây lau. Nếu nói có nhưng tánh căn-trần vốn rỗng-không, nếu nói không nhưng tướng căn trần vốn có, thế thì chẳng phải không, cũng chẳng phải có, tức là nghĩa trung-đạo.

Nếu mê lục-căn là có thì mất thể-tánh thông-suốt, nếu muội lục-căn là không thì mất diệu dụng viên-dung. Như vậy mê-muội tức là vô-minh.

Nếu hết mê-muội, không còn chấp có chấp không, không còn bị trói-buộc thì hiện rõ tánh sáng-tỏ tức là phát-minh. Phát minh được, dĩ nhiên giải thoát gọi là mở gút.

– Buộc gút ở lục căn thì mở gút cũng ở lục căn. Nguyên khi buộc gút có nhiều lớp thì muốn mở gút phải làm theo thứ-tự. Đó là nói tu hành tuy về lý có thể giác ngộ liền, nhưng về sự phải dùng phương tiện mà tuần tự nhi tiến. Nếu nhứt thời mở sáu căn thì cái danh một căn tiêu- mẩt, Đức Phật đã bảo không cần phải mở đồng lượt sáu căn, chỉ chọn- lựa một căn nào viên thông mà giải-trừ, khi căn ây được giải-trừ, thì cả sáu căn đồng giải thoát, tự-nhiên quả-vị Vô-Thượng Bồ-Đề thành tựu viên-mãn.

– Chấp trì thức tức là Đà-Na thức, hoặc gọi Nghiệp-thức, Tạng-thức, Bát-thức, Hàm-Tàng thức, A-Lại-Da thức, v.v… Thức châp-trì này giữ các hột giống tập khí như dòng nước chảy.

Thức chấp-trì y chơn-như, hiệp sanh-diệt, có chơn có vọng, chơn-vọng xen lẫn nhau. Nếu nói là chơn thì sợ chúng-sanh lầm tưởng là chơn-tâm mà không lo tu hành dứt tuyệt tập khí hư-vọng; nếu nói là vọng thì sợ chúng-sanh lầm tưởng là vọng-ngã mà mê-muội, tầm cái khác ở bên ngoài. Vì thế Đức Phật không muốn giảng-dạy thức chấp-trì cho những người còn mê-chấp.

– Chúng-sanh tuy đang mê-muội cần phải tu hành, nhưng thật ra Tự-Tâm Chơn-Như thanh tịnh thường-trụ, không có gì gọi là tu hành, nên Tự-Tâm giữTự-Tam.

Tự-Tâm bị pháp-trần ám-che, tạo thành các căn mới phát sanh sự vật huyễn mị luống dối.

Nếu quay các căn trở lại bên trong, không còn bị ràng buộc bởi pháp-trần ở bên ngoài thì dứt sạch các mê-châp, tự nhiên không thể nào sanh ra sự vật huyễn mị được.

– Huyễn-pháp vốn không có thì làm sao thành lập được?

Pháp môn giải thoát các sự vọng-chấp mê-khổ mà Đức Phật muốn nói ở đây là pháp-môn Đại Phật Đãnh Thủ-Lăng-Nghiêm Vương. Pháp- môn này dạy sáng suốt rõ ràng, chơn vốn có, vọng vôn không, chuyển vọng qui chơn, chuyển phiền não ra Bồ-Đề, thật là một pháp môn chánh định mầu nhiệm viên-mãn, không có chi so sánh được, cứng chắc bền- bỉ trường-cửu, gặp cái có thì cái có bị tan vỡ, gặp cái không thì cái không bị tiêu mất, diệu-dụng cao siêu, oai-lực hùng-dõng ví như Bửu- giác Kim-Cang Vương. Pháp-môn Đại Phật-Đãnh Thủ-Lăng-Nghiêm Vương lại là một pháp môn giải thoát, không trụ trước ở hữu vi, cũng không trụ trước ở vô vi, thâm-thâm diệu-diệu, ví như hoa sen ở chỗ bùn mà luôn luôn vượt khỏi bùn, chẳng bao giờ dính bùn gọi là Diệu-Liên-Hoa.

– Tu hành theo pháp-môn Đại Phật-Đãnh Thủ-Lăng-Nghiêm Vương thì chắc chắn giải thoát luân hồi sanh-tử, thành bậc Vô-Học Vô-Lậu, rất mau chóng như khảy móng tay.

Kết luận, Pháp-môn Đại Phật-Đãnh Thủ-Lăng-Nghiêm Vương là một con đường giải-thoát vào cảnh trí Vô-Dư Niết-Bàn của chư Phật ở khắp cả mười phương quốc-độ.

3. Thâu-nhiếp sáu căn thành một niệm thanh tịnh liên tục.

Sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đối đãi với sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, rồi chạy theo sáu trần, như mắt chạy theo sắc-trần, tai chạy theo thinh-trần, mủi chạy theo hương-trần, lưỡi chạy theo vị-trần, thân chạy theo xúc-trần, ý chạy theo pháp-trần, do đó sáu căn thành ra tướng điên-đảo gọi là phù-trần căn. Tuy nhiên sáu căn và sáu trần không có tự-thể, chỉ là hư-vọng sanh-diệt.

Tâm Bổn-Giác Chơn-Như, trạm-tịch thường-trụ, huyền-diệu quang minh, châu-viên khắp cả pháp-giới, gọi là Tầm Phật. Tâm Phật ví như gương, sáu căn ví như ảnh, sáu trần ví như bụi. Khi ảnh hiện vào gương thì có bóng, đến khi ảnh hết hiện thì hết bóng, khi bụi vây vào gương thì dơ, đến khi hết bụi thì hết dơ, nhưng dầu có dầu không, dầu dơ dầu sạch, bản-thể của gương lúc nào cũng sáng tỏ.

Thế nên muốn tu hành giải thoát dĩ nhiên phải thâu-nhiếp sáu căn xây trở lại với Tâm Phật, nhãn căn không còn theo sắc trần mà theo Tầm-Phật, nhĩ-căn không còn theo thinh-trần mà theo Tâm-Phật, tỹ-căn không còn theo hương-trần mà theo Tam-Phật, thiệt-căn không còn theo vị-trần mà theo Tâm-Phật, thân-căn không còn theo xúc-trần mà theo Tâm-Phật, ý-căn không còn theo pháp-trần mà theo Tâm-Phật.

Nếu thâu-nhiếp cả sáu căn đều theo Tâm Phật, mắt để thây Phật-tánh, tai để nghe Phật-âm, mũi để ngữi Phật-hương, lưỡi để nếm Phật- vị, thân để nhập Phật-cảnh, ý để tưởng Phật-pháp, làm thành niệm Phật duy-nhứt tức là một niệm chánh định, quang minh, thanh tịnh trang nghiêm, liên tục nhau, không hề gián-đoạn, bất luận đi đứng ngồi nằm, trong giây phút nào cũng niệm Phật, niệm niệm tùng Tâm khởi, niệm Phật bất ly Tâm, mặc nhiên được nhứt tâm bất loạn, thành tựu pháp niệm Phật tam muội, vào cảnh trí chánh định, đắc quả-vị Vô-sanh nhẫn.

Đó là biến chuyển vọng thành chơn, chuyển sanh-tử thành Niết-Bàn, chuyển các niệm chúng-sanh mê-muội, thống-khổ thành niệm Phật giác-ngộ, an vui.