KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Hán dịch: Bát Thích Mật Đế
Việt dịch: Hòa Thượng Thiền Sư Thích Từ Quang

 

QUYỂN 1

 

PHẦN THÔNG TỰ

1. Ta nghe như vầy (1): Một thuở nọ, Phật ở tịnh-xá Kỳ-Hoàn (Jetavana) (2), thành Thất-La-Phiệt (Sravasti), với một ngàn hai trăm năm mươi thầy Đại Tỳ-Khưu (3) đều là bậc vô-lậu A-La-Hán (4)

2. Các vị Phật-tử trụ-trì(5) ấy, siêu-thoát các cõi phàm phu, năng ở mười phương quốc-độ, thành-tựu các oai-nghi, nương theo Phật chuyển bánh xe Pháp (6) nhận-lãnh di-chúc nhiệm-mầu, gìn-giữ giới-luật trong sạch, rộng làm khuôn phép cho ba cõi (Dục-giới, sắc-giới và Vô-Sắc-giới) ứng-hiện vô-số thân cứu-độ chúng-sanh, tới cùng tột vị-lai, đều giải-thoát các thứ trần-lao khổ-não.

3. Các vị ấy là: Đại-Trí Xá-Lợi-Phất (Sariputra), Ma-Ha Mục- Kiền-Liên (Maha Maudgalyayana), Ma-Ha Cu-Si-La (Maha Kausthila), Phú-Lầu-Na-Di-Đa-La-Ni Tử (Puma mai-treyaniputra), Tu-Bồ-Đề (Subbuti), Ưu-ba-ni sa-đà (Upanisada) đều là bậc Thượng Thủ(7).

Lại có vô số vị Bích-Chi (Pratyekabuddha)(8) vô-học(9) và sơ tâm (10) đều đến chỗ Phật.

4. Khi ấy nhằm ngày tự-tứ(11) của các Thầy Tỳ-Khưu mãn hạ, cũng có chư Bồ-Tát ở khắp mười phương vì muốn xin giải quyết tâm-nghi nên kính hầu Đấng Trọn-Lành Trang Nghiêm để cầu nghĩa-lý thẩm sâu kín-nhiệm.

5. Đức Như-Lai trải tọa-cụ, ngồi nghiêm-chỉnh, vì đại-chúng trong giáo-hội, khai-thị pháp thâm-diệu, cả đại-chúng nghe pháp chưa từng có, tiếng nói của Phật hòa-nhã như tiếng chim Ca-lăng tần- già (karavinka) kêu vang khắp mười phương, Hằng-sa Bồ-Tát(12) đều họp tại đạo-tràng, có ngài Văn-Thù Sư-Lợi (manjusri) là bậc Thượng-thủ.

6. Khi ấy Vua Ba-Tư-Nặc (Prasanajit), nhân dịp cúng kỵ Thân- phụ, Vua sắm đủ các món chay quí-báu, tự thỉnh Phật và chư Đại Bồ Tát đến cung điện, để thành-tâm cúng-dường. Đồng-thời ở trong thành cũng có các vị Trưởng-giả cư-sĩ thiết Trai-Tăng, ngưỡng-cầu Phật chứng-minh. Phật dạy Ngài Văn-Thù chia phận- sự cho chư Bồ-Tát và A-La-Hán đến các nhà trai-chủ.

PHẦN BIỆT-TỰ

7. Chỉ có Ngài A-Nan, vì trước ngày ấy được một người ở xứ khác thỉnh chứng trai, nên chưa về kịp thời. Ngài A-Nan chỉ đi một mình, không có vị Thượng-tọa (,3) và vị A-xà-lê (Acarya)(14). Khi về giữa đường, vì không có ai thỉnh riêng, nên Ngài A-Nan mang bát vào thành khất-thực từng nhà theo thứ lớp, trong lòng ước-ao được có người đàn-việt(1S) mới, chưa từng bôưhí, làm trai- chủ, bất luận thanh hay tục, dòng Sát-đế-ly (Ksatriya) <16) hoặc dòng Chiên-đà-la(Candala)(17). Ngài A-Nan thật hành tâm từ-bi bình-đẳng không phân-biệt giàu nghèo, sang hèn, cố ý làm cho tất cả chúng-sanh đồng được hoàn-toàn công-đức vô-lượng.

8. Ngài A-Nan từng biết Đức Như-Lai Thế-Tôn đã quở hai vị A- La-Hán: Tu-Bồ-Đề và Đại-Ca-Diếp, lòng không bình-đẳng, người thì bỏ nhà giàu chỉ khất thực ở nhà nghèo, người thì bỏ nhà nghèo chỉ khất thực ở nhà giàu, thế nên Ngài tuân-hành lời dạy vô giá của Phật, để vượt qua các sự nghi-hoặc gièm-siểm.

Ngài A-Nan từngoại-thành đi vào nội-thành, oai-nghi tề-chỉnh trang-nghiêm, giữ đúng lễ-phép hóa trai.

9. Lúc bây giờ, Ngài A-Nan đang đi khất-thực, ngang qua một nhà dâm (l8) có nàng ngoại-đạo Ma-Đăng-Già (Ma-tanga) dùng tà-thuật Ta-tỳ Ca-la Tiên Phạm-Thiên bắt vào dâm-phòng, vuốt- ve cám-dỗ toan phá giới-thể thanh-tịnh. Tuy nhiên Đức Như-Lai đang thọ trai, biết Ngài A-Nan bị nạn dâm-thuật, nên vừa thọ trai xong vội cáo từ. Các vị hoàng đế, đại-thần, trưởng-giả và cư-sĩ đồng theo Phật về tịnh-xá để nghe chánh-pháp.

10. Khi ấy Đức Thế-Tôn từ Phật-đảnh phóng hào-quang đủ trăm thứ báu tự-tại vô-úy, trong hào-quang có hoa sen ngàn-cánh, trên hoa sen có Hóa-thân Như-Lai đoan-tọa kiết-già tuyên-thuyết chú- tâmThủ-Lăng-Nghiêm, rồi dạy Ngài Văn-Thù Sư-Lợi phụng-hành đến tiêu-diệt tà-thuật ngoại-đạo, cứu-thoát Ngài A-Nan, đồng thời bắt nàng Ma-Đăng-Già đem về tịnh-xá.

PHẦN CHÁNH-TÔNG

A. KIẾN ĐAO

11. NGÀI A-NAN THỈNH GIÁO

Ngài A-Nan trông thấy Phật thì đảnh lễ, khóc ròng, khổ tâm vì mình từ vô-thỉ nhẩn nay, chuyên học rộng nghe nhiều nhưng chưa tròn đạo-lực, ân-cần cung thỉnh Phật dạy các diệu-pháp Sa-ma- tha (Samatha), Tam-ma-đề (Samadhi), Thiền-na (Dhyana)(19) là phương-tiện đầu tiên tu-chứng đạo-quả Bồ-Đề của thập phương Như-Lai.

12. Trong lúc đó, có Hằng-sa Bồ-Tát, thập phương Đại A-La-Hán và Bích-Chi nguyện nghe diệu-pháp, ngồi im-lặng để vâng lãnh các điều dạy siêu-nhiên của Phật.

13. PHẬT HỎI NGUYÊN-NHÂN TU-HÀNH CỦA NGÀI A-NAN.

Đức Phật bảo Ngài A-Nan:

– Ông với Ta đồng một tông-môn quyến-thuộc, tình-nghĩa thân mật, khi Ông mới phát tâm xuất-gia tu-hành, ông thấy những tướng chi ở trong Pháp Ta làm cho ông can-đảm từ bỏ nghiệp ân-ái sâu- nặng ở thế-gian?

14. NGÀI A-NANTự-TRẦN “TRI-KIEN” của CHÚNG-SANH.

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi thấy hình-thể Như-Lai sáng-rỡ như ngọc Lưu-Ly có đủ 32 tướng(20) tốt đẹp tuyệt-trần, tôi tự suy-nghĩ: đức-tướng quang-minh đó chẳng phải do ái-dục sanh ra. Vì cớ sao? Vì ái-dục ô-nhiễm xâu-xa, câu kết tinh huyết nhơ-bẩn, không thể nào sanh được đức-tướng phi-phàm, nghiêm-tịnh, sáng ngời hơn sắc tử-kim. Vì cớ ấy tôi ngưỡng-mộ, cạo tóc xuất-gia theo Phật.

15. PHẬT HlỂN-MINH “TRI KIẾN” CỦA CHÚNG-SANH

Đức Phật dạy:

– Lành thay, A-Nan! Ông phải biết: tất cả chúng-sanh từ vô-thỉ nhẫn nay, sống chết liên-tục, vì không rõ thể-tánh thanh-tịnh sáng- suốt của TÂm Chơn-Như thường trụ, cứ dùng các thứ vọng-tưởng giả-dối, do đó bị chìm-đắm ở biển khổ luân-hồi.

Nay ông muôn nghiên cứu đạo Vô-Thượng Bồ-Đề, phát minh thể-tánh của Tâm Chơn-Như thì phải lấy tâm chánh-trực giải đáp các điều Ta hỏi, vì thập phương Như-Lai đều do môt đường giải thoát sanh tử là dùng Tâm chánh trực và lời nói tự Tâm chánh trực phát ra, từ đầu chí cuối, trước sau như một, không bao giờ có những sự quanh co.

A-Nan! Bây giờ Ta hỏi Ông: Trong khi ông trông thấy và quí mến 32 tướng Như-Lai mà phát tâm tu hành, vậy ông dùng cái chi mà trông thấy? và trong khi trông thấy, ông dùng cái chi mà quí mến?

16. Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Khi tôi trông thấy đức tướng Như-Lai, đó làtôi dùng mắt. -Khi tôi quí mến Phật, đó là tôi dùng tâm, vì mắt trông thấy đức tướng, tâm sanh quí mến, nên tôi phát nguyện tu hành cầu giải-thoát sanh tử.

17. Đức Phật bảo Ngài A-Nan:

– Như ông vừa nói: “Trông thấy và quí-mến đức tướng Như- Lai là do mắt và tâm, tất nhiên ông phải biết mắt và tâm ở đâu? Nếu ông không biết mắt và tâm ở đâu thì không dễ gì hàng-phục dược trần-lao (21). Ví như một vị hoàng-đế, khi đất nước bị giặc xâm-lăng, muốn xuất binh dẹp giặc tất nhiên phải biết trước sào- huyệt của giặc, mới có thể chiến-thắng được. Xưa nay ông bị trôi lăn trong biển khổ luân hồi chi’ vì tâm và mắt. Bây giờ Ta hỏi ông: Tâm và mắt hiện ở đâu?

18. NGÀI A-NAN CHẤP: “TÂM Ở TRONG THÂN”

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Tất cả mười loài chúng sanh (22) ở thế-gian đều nhận Tâm hiểu biết ở trong thân và mắt xem thấy ở trên mặt, dầu mắt thanh- liên-hoa của Như-Lai cũng ở trên mặt Như-Lai. Nay tôi thấy mắt tứ-trần (23) của tôi ở trên mặt tôi. Như thế chứng tỏ mắt ở ngoài, tâm thiệt ở trong thân.

19. Đức Phật bảo Ngài A-Nan:

– Hiện tại ông ở trong giảng-đường, ông thấy rừng cây của Thái-Từ Kỳ-Đà hiện ở chỗ nào?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Giảng đường khang-trang thanh-tịnh, rộng-rãi này ở trong vườn Cấp-Cô-Độc, còn rừng cây Kỳ-Đà thiệt ở ngoài giảng-đường.

– A-Nan! Bây giờ ông đang ở trong giảng-đường, ông thấy cái chi trước?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi ở trong giảng-đường, trước hết tôi thây Phật, kế đến Đại-chúng, sau trông ra ngoài mới thấy rừng cây.

– A-Nan! Nguyên nhân vì sao ông thấy được rừng cây?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Nguyên nhân vì cửa giảng-đường mở trống nên tôi thấy suốt ở ngoài.

20. PHẬT DẠY: CHẤP “TÂM Ở TRONG THÂN” LÀ PHI-LÝ

Khi ấy Đức Thế-Tôn ở trong Đại-chúng lấy tay dịu-dàng rờ đầu Ngài A-Nan rồi dạy Ngài A-Nan và Đại-chúng:

– Có pháp Tam-ma-đề, hiệu là Đại Phật-Đảnh Thủ-Lăng- Nghiêm Vương bao-hàm vạn-hạnh, mười phương Như-Lai đều do pháp-môn duy nhứt ấy, giải-thoát sanh-tử, đạt Phật-quả thâm-diệu trang-nghiêm. Vậy quí vị phải chăm-chú nghe kỹ.

Ngài A-Nan cung-kính lễ Phật và nhứt tâm vâng lời Phật dạy.

Đức Phật bảo Ngài A-Nan:

– Như ông vừa nói, ông ở tại giảng-đường, nhờ cửa mở trống nên thấy rừng cây. Có chúng-sanh nào ở tại giảng-đường mà không thây Như-Lai lại thấy rừng cây ở ngoài chăng?

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Ở trong giảng-đường không thấy Như- Lai lại thấy rừng cây ở ngoài thì chắc-chắn vô-lý.

– A-Nan! Ông cũng như vậy. Linh-Tầm của ông hiểu rõ tất cả, nếu Tâm ấy thiệt ở trong thân thì phải biết trong thân trước rồi mới biết ở ngoài thân. Có chúng-sanh nào biết trước ở trong thân chăng? Dầu không thấy được tim, gan, tỳ, vị nhưng các chỗ móng sanh tóc dài, gân chuyển, mạch nhảy, cũng phải biết? Tâm không biết ở trong thân thì làm sao biết ở ngoài thân được?

Thế nên phải nhận-định: ông nói Tâm hiểu-biết sáng suốt của ông ở trong thân, chắc-chắn vô-lý.

21. NGÀI A-NAN CHâP “TÂM Ở NGOÀI THÂN”

Ngài A-Nan cúi dầu bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi nghe lời Như-Lai dạy như vậy, tôi biết chắc Tâm thiệt ở ngoài thân. Vì cớ sao? Vì như đèn thắp trong nhà thì trước phải biết chiếu sáng trong nhà rồi sau do cửa mở mới chiếu sáng ở bên ngoài. Tâm chúng-sanh không thấy vật ở trong thân mà chỉ thấy vật ở ngoài thân, giống như đèn thắp ở ngoài nhà, tự-nhiên chỉ chiếu sáng vật ở ngoài nhà, chớ không chiếu sáng vật ở bên trong. Như thế cái nghĩa “Tâm ở ngoài thân”, tôi tưởng không sai-lầm, nhưng chưa rõ có đúng với nghĩa rốt-ráo của Phật chăng?

22. PHẬT DẠY: CHAP “TÂM Ở NGOÀI THÂN” LÀ PHI-LÝ.

Đức Phật bảo Ngài A-Nan:

– A-Nan! Hồi sớm mai, có các vị Tỳ-khưu theo Ta vào thành Thất-La-Phiệt khất-thực, rồi trở về rừng Kỳ-Đà. Ta vừa thọ trai xong, Ta bảo ông thử nghĩ: trong số Tỳ-khưu ấy, chỉ có một người ăn mà các vị khác có thể no được không?

Ngài A-nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Không thể được như vậy. Vì cớ sao? Vì các vị Tỳ-khưu dầu là bậc A-La-Hán, nhưng thân thể không đồng, mỗi người mỗi thân thì có lý nào một người ăn mà các vị khác no được.

Đức Phật bảo Ngài A-Nan:

– Nếu Tam hiểu-biết sáng-suốt của ông thiệt ở ngoài thân, dl- nhiên thân với Tâm khác biệt nhau, không có liên-quan gì với nhau, như vậy hể Tâm biết thì thân không biết, chớ Tâm và thân không thể đồng biết một lượt.

Bây giờ Ta đưa tay dịu-dàng của Ta lên cho ông xem, mắt ông thấy tay, còn Tâm ông có biết tay hay không?

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Mắt tôi vừa thấy tay thì Tâm tôi biết liền.

Đức Phật bảo:

– A-Nan! Thân và Tâm của ông đồng biết một lượt thì không phải là hai thể sai-biệt, như vậy ông làm sao dám nói tâm ở ngoài thân.

Thế nên phải nhận định: Ông nói Tâm hiểu-biết sáng-suốt của ông ở ngoài thân, chắc chắn không đúng.

24. NGAI A-NAN CHAP “ TÂM AN TẠI MAT”.

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Như lời Phật dạy: Tâm không thấy trong thân thì tâm chẳng phải ở trong thân. Tâm và thân đồng biết một lượt, không thể rời nhau, thì Tâm chẳng phải ở ngoài thân. Bây giờ tôi thiết-nghĩ: Tâm ở một chỗ.

Phật hỏi:

– A-Nan! Tâm ở chỗ nào?

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tâm liễu tri đó không biết trong mà hay thấy ngoài, theo tôi nghĩ Tâm ẩn tại mắt.

Ví như có người lấy chén lưu-ly úp vào hai mắt, thì tuy có vật úp ở ngoài, nhưng mắt vẫn sáng tỏ chớ không bị ngăn-ngại, nên hễ mắt thấy tất nhiên Tâm phân-biệt. Tâm hiểu-biết của tôi không thấy trong thân vì Tâm ẩn tại mắt, cũng bởi Tâm ẩn tại mắt nên thấy phân-minh vật ở ngoài thân, không có chút ngăn-ngại, chưa rõ đúng chăng?

25. PHẠT DẠY: CHAP “TÂM Ẩn tại MAT” là PHI-LÝ

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Như ông vừa nói, Tâm ẩn tại mắt, cũng như mắt ẩn sau chén lưu-ly thì người lấy chén lưu-ly úp vào mắt, trong khi mắt thấy núi sông, có thấy chén lưu-ly chăng?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Người úp chén lưu-ly vào mắt, trong khi mắt thấy núi sông, cũng thấy lưu-ly.

– A-Nan! Nếu Tâm của ông ẩn tại mắt cũng như mắt ẩn sau chén lưu-ly thì trong khi Tâm thấy núi sông, tại sao không thây mắt? Nếu Tâm thấy mắt thì mắt cũng như ngoại cảnh, không thể nào mắt liền thấy, Tâm liền biết. Nếu Tâm không thấy mắt thì không làm sao nói Tâm hiểu-biết ẩn tại mắt như ẩn sau chén lưu- ly.

Thế nên phải nhận-định: Ông nói Tâm sáng-tỏ hiểu-biết ẩn tại mắt như mắt ẩn sau chén lưu-ly, chắc-chắn vô-lý.

26. NGÀI A-NAN CHAP “ TÂM Ở TRONG LAN NGOÀI”

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Bây giờ tôi lại suy-nghĩ thân-thể của chúng-sanh, tạng phủ ở trong khiếu huyệt ở ngoài, có tạng phủ thì tối, có khiếu huyệt thì sáng. Như bây giờ tôi ở trước mặt Phật, khi mở mắt thì Tâm thấy sáng gọi là Tâm thấy ngoài, khi nhắm mắt thì thấy tối gọi là Tâm thấy trong, tức là tâm ở cả trong lẫn ngoài, tôi chưa biết nghĩa ấy có đúng chăng?

27. PHẬT DẠY: CHAP “TAM Ở TRONG LAN NGOÀI” LÀ PHI- LÝ.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Trong khi ông nhắm mắt thấy tối, cái tối đó đối hay không đối với mắt? – Như đối với mắt, thì cái tối ở trước mắt rồi, háphải ở trong thân? Nếu cái tối đó ở trong thân thì khi ông ở trong nhà tối, không có mặt trời, mặt trăng và đèn đuốc, các vật trong nhàtối đều là tạng-phủ của ông chăng? – Nếu cái tối không đối với mắt thì làm sao lại thấy tối? – Nếu cái tối đó không phải ngoại đối tức là đối ra ngoài, mà là nội đối, tức thấy trong, còn khi mỡ mắt thấy sáng, tại sao mắt đối vào trong mà không thấy được

mặt? Nếu không thây được mặt thì không phải là nội đối. Nếu thấy được mặt thì Tâm hiểu biết sáng-suốt và mắt ỡ ngoài hư- không, chớ chẳng phải ở trong thân. Nếu Tâm và mắt ở giữa hư- không thì không phải là thể của ông. Bây giờ Như-Lai ỡ ngoài thể của ông, vẫn thấy được mặt ông, đó cũng là thân ông chăng?

Nếu mắt ở giữa hư-không thì cái gì mắt biết, thân không biết được. Nếu ông chấp rằng thân và mắt, mỗi vật đều có tánh biết, thành-thử tự ông có hai tánh biết, như vậy một thể của ông có hai vị Phật, đó là mê-chấp.

Thề nên phải nhận-định: Ông nói thấy tối gọi là thấy trong, chắc-chắn vô lý, cũng như ông chấp Tâm ở trong lẫn ngoài thật là sai lầm.

28. NGÀI A-NAN CHAP “TÂM Ở CHỖ TÙY-HIỆP”.

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi thường nghe Đức Thế-Tôn dạy tứ chúng<24> rằng: Vì Tâm sanh nên pháp sanh, vì pháp sanh nên Tâm sanh.

Bây giờ nương theo lời Phật dạy màtôi suy-nghĩ, sự suy-nghĩ ấy thiệt là Tâm tôi, khi Tâm hiệp với chỗ nào thì Tâm liền ở chỗ đó, vì thế tôi cho TÂm tùy hiệp, chớ không nhứt-định ở trong ở ngoài chi cả.

29. PHẬT DẠY: CHAP “TÂM Ở CHỖ TÙY-HIỆP” LÀ PHI-LÝ

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Ông vừa nói: vì pháp sanh nên Tâm sanh, Tâm hiệp với chỗ nào thì Tâm liền ở chỗ đó. Tâm suy-nghĩ của ông không có thiệt-thể thì chẳng bao giờ hiệp được với cái chi cả. Nếu Tâm không có thiệt-thể mà cũng hiệp được, chẳng khác nào lấy thêm một giới ngoài số 18 giới và lấy thêm một trần ngoài số 6 trần, đặt hai vật cho có tên: giới thứ 19 và trần thứ 7, chớ không có thiệt, nếu nói rằng hai vật ấy hiệp được thì phi-lý.

Nếu Tâm có thiệt-thể thì ông thử nghiệm-xét bằng cách lấy bàn tay đánh vào thân ông, Tâm biết chỗ đánh ấy ở trong ra hay ở ngoài vào?

Nếu Tâm ở trong ra thì đã thấy trong thân, nếu Tâm ở ngoài vào thì đã thấy mặt.

30. Bạch Đức Thế-Tôn! Mắt chủ sự thấy, Tâm chủ sự biết, Tâm không phải như mắt mà bảo rằng Tâm thấy, tôi sợ phi nghĩa.

31. A-Nan! Sự thấy tuy về phần mắt nhưng tánh hay thấy thiệt ở Tâm, Ta ví-dụ thân ông là Tâm, cái cửa là mắt. Như thân ông không có ở trong nhà trông ra ngoài thì cái cửa có tự thấy được chăng? Nếu nghĩ chỉ có mắt thấy chớ chẳng cần Tâm, thì người chết, mắt vẫn còn mà tại sao không thấy? Vì mắt thấy thì thế nào gọi là chết được?

A-Nan! Lại như Tâm hiểu biết sáng-suốt có tự thể thì chỉ có một thể hay là nhiều thể? nếu nói Tâm ở trong thân ông thì khắp cả mình hay chẳng khắp cả mình?

Nếu nói chỉ có một thể, thì trong khi ông lấy bàn tay đánh một chỗ thì tứ-chi đều biết, nếu tứ-chi đều biết thì ông không biết được chỗ đánh. Như ông biết được chỗ đánh thì không thành nghĩa “một thể” nữa. Nếu nói có nhiều thể, thành ra nhiều người, vì mỗi người có một Tâm, nhiều Tâm tất phải nhiều người, thì thể nào là thể của ông?

Nếu nói Tâm ông khắp cả mình thì không đúng vì ông biết được chỗ đánh như vưà kể trên.

Nếu nói Tâm ông chẳng khắp cả mình thì trong khi ông đụng đầu và đụng chân, như đầu biết đau thì đáng lẽ chân không biết đau, nhưng cả đầu và chân đồng biết đau một lượt, thế thì không thành nghĩa “chẳng khắp cả mình”.

Đó là chứng tỏ Tâm ông không phải một, cũng không phải nhiều, không phải khắp cả mình, cũng không phải chẳng khắp cả mình.

Vậy phải nhận-định: ông nói Tâm hiệp ở chỗ new thì Tâm liền ở chỗ đó tức là Tâm ở chỗ tùy-hiệp, chắc-chắn vô lý.

32. NGÀI A-NAN CHAP “TÂM Ở KHOẢNG GIỮA”.

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Trong khi Đức Thế-Tôn với Bồ-Tát Văn-

Thù và các vị Pháp-Vương Tử luận bổn-tướng chơn-thiệt, Đức Thế-Tôn có nói: Tâm không ở trong, cũng không ở ngoài. Tôi thiết nghĩ: Nếu Tâm ở trong thì tại sao Tâm chẳng thấy trong, nếu Tâm ở ngoài thì đáng lẽ Tâm với thân ở cách xa, mỗi vật biết riêng, chớ tại sao Tâm và thân đồng biết một lượt. Tâm không biết trong nên không thể nói Tâm ở trong, Tâm và thân đồng biết một lượt nên không thể nói Tâm ở ngoài. Nếu Tâm không ở trong, cũng không ở ngoài thì Tâm ở khoảng giữa.

33. PHẬT DẠY: CHẤP “TÂM Ở KHOANG GIỮA” LÀ PHI-LÝ.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Ông định nói khoảng giữa thì phải biết khoảng giữa có chỗ nhứt định phân-minh, chớ không được mơ-hồ. Khoảng giữa đó ở chỗ nào? Ớ tại thân hay tại cảnh?

Nếu Tâm ở tại thân thì có nghĩa ở một bên thân hoặc ở giữa thân. Nếu ở một bên thân thì không phải là ở khoảng giữa, còn nếu ở giữa thân thì có khác chi ở trong thân, như đã nói lần trước.

Nếu Tâm ở tại cảnh thì có nêu hay không nêu? Nếu không nêu thì bất thành nghĩa khoảng giữa, còn có nêu thì không thể chỉ-định chỗ nào là khoảng giữa. Vì cớ sao? Ví như có người cấm cây nêu làm trung-tâm thì khi đứng hướng Đông xem, cây nêu ở hướng Tây, khi đứng hướng Nam xem, cây nêu ở hướng Bắc. Nếu nêu lộn-xộn thì Tâm của ông cũng lộn-xộn, làm sao chỉ-định khoảng giữa.

34. Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi nói khoảng giữa, không phải ở tại thân hoặc tại cảnh. Như Phật có nói: căn mắt và sắc trần làm duyên sanh ra nhãn-thức. Căn mắt có phân-biệt, sắc-trần không hiểu-biết, căn và trần đối-đãi nhau, thì Tâm sanh ở khoảng giữa căn với trần.

35. Đức Phật dạy:

– A-Nan! Nếu Tâm của ông ở khoảng giữa căn với trần thì Tâm gồm cả căn trần hay không gồm hai món ấy?

Nếu gồm cả căn trần thì căn là thể, trần là vật, thể vật lẫn-lộn, làm sao biết Tâm ông ở chỗ nào được. Thể là thứ hiểu-biết, vật là thứ không hiểu-biết, thứ hiểu-biết và thứ không hiểu-biết, hai thứ đối-đải nhau, thành hai bên riêng-biệt, thì làm sao chỉ-định khoảng giữa.

Nếu không gồm căn trần thì Tâm không phải căn, cũng không phải trần, tức là không có tánh chi cả, thì lấy chi làm khoảng giữa được?

Thế nên phải nhận-định: lời nói “Tâm ở khoảng giữa ” của ông là vô lý.

36. NGÀI A-NAN CHAP “ TÂM VÔ-TRƯỚC”

Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Khi trước tôi có thấy Phật và bôn vị đại đệ-tử: Đại Mục-Kiền-Liên, Tu-Bồ-Đề, Phú-Lâu-Na, Xá-Lợi-Phất đồng chuyển bánh xe pháp, thường nói Tâm tánh hiểu biết phân- biệt, không có ở trong, ở ngoài hoặc ở giữa, không có chỗ nào hết. Như không mắc tất cả pháp gọi là Tâm, thế thì cái vô-trước của tôi có phải Tâm chăng?

37. PHẬT DẠY: CHAP “TÂM VÔ TRƯỚC” LÀ PHI-LÝ

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Ông nói Tâm tánh hiểu biết phân-biệt không ở chỗ nào hết. Trong thế-gian, các loài đi ở mặt đất, lội ở dưới nước, bay ở hư-không, gọi là các pháp mà ông vô-trước đó, có hay không có?

Nếu các pháp không có, như lông rùa sừng thỏ (25) thì vốn là không rồi, còn có chi gọi đưực vô-trước?

Nếu không có tướng thì các pháp không có, còn có tướng thì các pháp có.

Nếu ông không phải vô Tâm tất có Tâm tướng, có Tâm tướng tất có chỗ sở-tại, có chỗ sở-tại tất có trước, như vậy bất thành nghĩa: vô-trước.

Thế nên phải nhận-định: ông nói Tâm vô-trước, chắc-chắn phi- lỷ <26>

38. NGÀI A-NAN CÀU PHẬT KHAI-THỊ DIỆU-PHÁP

Khi ây, Ngài A-Nan ở trong Đại-Chúng, từ chỗ đứng dậy, trật vai áo và quì gối bên hữu <27), chắp tay hiệp-chưỡng cung-kính bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi là đứa em rất thấp-kém của Như- Lai, nhờ Như-Lai thương mặc dầu xuất-gia, nhưng còn ỷ-lại vào lòng thương của Như-Lai, nên có nghe nhiều giáo-pháp mà chưa đắc quả vô-lậu, đến nỗi không trừ được thuật ngoại-đạo Ta-Tỳ- Ca-La để bị lay-chuyển vào dâm-phòng. Sở-dĩ phải chịu khổ như vậy là vì tôi chưa biết rõ Thường-Trụ Chơn-NhưTâm.

Nay tôi thỉnh-cầu Đức Thế-Tôn dũ lòng đại-từ đại-bi khai-thị Tâm Chơn-Như, chỉ dạy đường Sa-ma-tha cho chúng tôi trừ-tuyệt các giống bất-tín và ác-kiến. Bạch Phật xong, Ngài A-Nan gieo năm vóc xuống đất(28), đãnh lễ Phật, còn Đại-chúng thì im-lặng, hết lòng ngưỡng-mộ, chờ nghe diệu-pháp.

39. Lúc bấy giờ, Đức Phật từ mặt phóng nhiều đạo hào-quang sáng tỏ như trăm ngàn thái-dương, soi khắp thế-giới, sáu chưởng rung-động, mười phương quốc-độ, nhiều như hột bụi vi-trần, đồng thời hiện ra, oai-đức thần-thông của Phật khiến các thế-giới hiệp thành một thế-giới, tất cả Đại-Bồ-Tát trụ nơi bổn-quốc, đều hiệp- chưởng hầu Phật, chăm nghe diệu-pháp.

40. PHẬT HIỂN-MINH HAI CĂN-BỔN: VÔ-THỈ SANH-TỬ VÀ VÔ-THỈ BỒ-ĐỀ NIẾT-BÀN.

Đức Phật dạy Ngài A-Nan:

– Tất cả chúng-sanh từ vô-thỉ đến nay, vì mê chơn-giác, khởi hoặc vô-minh, điên-đảo vọng-tưởng tạo ra nghiệp-chướng, hễ có nghiệp-chướng tất bỉ khổ-báo, ví như chùm trái Át-Xoa (29).

Nếu không tu-hành thì chẳng làm sao thoát-ly được. Những người có tu-hành nhưng không đắc đạo-quả Vô-Thượng Bồ-Đề, lại thành Thinh-Van, Duyên-Giác hoặc thành ngoại-đạo, hoặc thành Chư Thiên, hoặc thành Ma-Vương và quyến-thuộc, đều tại không hiểu rõ hai căn-bổn, tu-tập sai-lầm ví như nấu cát mà muốn cho thành cơm thì dầu trải vô-số kiếp cũng không thành được. Hai căn-bổn đó là chi?

A-Nan! Căn-bổn thứ nhứt là vô-thỉ sanh-tử, căn-bổn thứ nhì là Vô-Thỉ Bồ-Đề Niết-Bàn Vô thỉ sanh-tử là như hiện nay ông cũng như tất cả chúng-sanh đều lấy tâm vọng động nhận làm tự tánh, nên chịu khổ sanh-tử luân hồi. Vô thỉ Bồ-Đề Niết-Bàn là như hiện nay căn-bổn thức của ông gốc có một thể nguyên-minh thanh-tịnh sáng-suốt, nhưng vì ông không giữ được Tự-Tánh, cứ tùy duyên tùy cảnh mà sanh ra vọng-tưởng, rồi nhận lấy vọng-tưởng làm Tự- Tánh, quên mất thể nguyên-minh, nên hằng ngày tuy sống ở thể nguyên-minh mà không tự biết, do đó bị luân-chuyển trong các cõi phàm-phu. Thật là oan-uổng!

41. A-Nan! Nay ông muốn biết đường Sa-ma-tha để giải thoát sanh-tử, thì bây giờ ông hãy nghe đây. – Đức Phật bèn đưa cánh tay lên, co 5 ngón lại, hỏi:

– A-Nan! Ông thấy hay không?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi thấy rõ.

– Thấy cái chi?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi thấy Như-Lai đưa cánh tay lên, co 5 ngón thành quyền chiếu sáng Tâm và mắt tôi.

– Ông dùng cái chi mà thấy?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi và Đại chúng đều dùng mắt mà thấy.

– A-Nan! ông đã đáp: Như-Lai co năm ngón tay lại làm quyền chiếu sáng Tâm và mắt ông. Ông dùng mắt mà thấy, còn ông dùng cái chi làm Tâm của ông để đối với quyền chiếu-sáng của Ta

– Bạch Đức Thế-Tôn! Như-Lai hỏi Tầm của tôi ở đâu, vâng lời Phật, tôi cô” suy-nghĩ sưu tầm, vậy cái năng suy-nghĩ sưu-tầm là Tâm của tôi.

Đức Phật bèn quở:

– A-Nan! Cái năng suy-nghĩ sưu-tầm không phải là cái Tam của ông.

42. Ngài A-Nan lấy làm kinh-sợ, bước ra khỏi chỗ ngồi, đứng chấp tay hiệp-chưởng bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Cái năng suy-nghĩ sưu-tầm ây không phải Tâm, chớ gọi là cái chi.

Đức Phật dạy:

– Cái ấy là vọng-tưởng tiền-trần, ám-che Chơn-tánh. Vì từ vô- thi’ đến nay, ông nhận lầm vọng-tưỡng ấy làm Tâm, như nhận kẻ giặc làm con, quen mất bổn-giác Chơn-thường, nên chịu luân-hồi sanh-tử thông-khổ.

43. Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi là em yêu-mến của Phật, vì Tâm thương Phật mà xuất-gia, Tâm tôi chẳng những cúng-dường một mình Như-Lai lại còn qua khắp Hằng-sa quốc-độ, tôi phụng-sự chư Phật cho đến các vị Thiện-Tri-Thức, gia-dĩ tôi gắng sức đại dõng-mãnh làm các việc khó làm trong đạo-pháp, tôi đều dùng cái Tâm ấy. Nếu như Phật phát-minh cái Tâm ấy không phải thiệt là Tâm của tôi, thì thành ra tôi không Tâm như cây và đất, vì ngoài Tâm hiểu biết ấy, tôi không còn Tâm nào khác. Tại sao Phật gọi cái suy-nghĩ ấy không phải là Tâm? Khiến tôi rất kinh-sỢ và Đại- chúng cũng nghi-hoặc.

Ngưỡng-cầu Như-Lai mở lượng đại-bi khai-thị cho chúng tôi những điều chưa đươc tỏ-ngộ.

44. Liền khi ấy, Đức Phật muốn khai-thị Tâm của Ngài A-Nan và Đại-chúng cho được vào bậc Vô-sanh pháp- nhẫn (30), nên Đức Phật ở tòa sư-tử(3I), rờ đầu ngài A-Nan, bảo rằng:

– Như-Lai thường nói tất cả pháp đều do Tâm phát sanh, như tất cả Nhân, Quả, thế-giới, vi-trần đều do Tâm mà thành có thể- tánh.

A-Nan! Xét nguồn-gốc có thể-tánh của các vật thì ở khắp thế- giới từ vật lớn cho tới vật nhỏ như lá cỏ, mảnh giấy đều có thể- tánh, thậm-chí hư-không cũng có tên có tướng, huống chi Tâm Chơn-Như thiêng-sáng thông-suốt, thanh-tịnh nhiệm-mầu, vốn là nguồn-gốc làm cho các vật có thể-tánh thì chẳng có lý nào Tâm ấy không có thể-tánh riêng.

– A-Nan! Nếu ông chấp tánh thấy hiểu biết, suy-nghĩ, phân-biệt là Tâm của ông thì Tâm ấy dĩ-nhiên phải là sắc hương vị xúc cho tới tât cả tiền-trần (32), vì riêng Tâm ấy có thể-tánh hoàn-toàn. Như nay ông nghe tiếng pháp của Ta, đó là do tiếng nói mà có phân-biệt, chớ không phải là Tâm Chơn-Như. Dầu ông dứt hết các sự thấy, nghe, hiểu biết, chỉ giữ sự yên-lặng cũng chỉ là bóng pháp-trần phân-biệt, cũng không phải là Tâm Chơn-Như.

45. A-Nan! Như-Lai chẳng bảo ông nhận cái phân-biệt ấy không phải là Tam, ông cần nghiên-cứu tinh-tường, cái ấy chơn hay vọng. Như lìa các tiền-trần mà có thể-tánh phân-biệt, đó là bóng tiền- trần phân-biệt. Tiền-trần không có thường-trụ, khi sanh khi diệt, thay đổi luôn luôn thì cái Tâm nương theo tiền-trần đó hóa ra lông rùa sừng thỏ là vật không có. Tiền trần diệt, tâm diệt, thì Pháp thân của ông cũng diệt theo, như vậy ông lấy chi tu-chứng vô- sanh pháp-nhẫn.

46. Lúc bấy giờ, Ngài A-Nan và Đại-chúng đều lặng thinh, suy- xét, hình như vừa mất một vật quí-báu.

Đức Phật bảo Ngài A-Nan:

– Ớ trong thế-gian, các vị tu học hiện-tiền tuy thành-tựu chín bậc định (33) nhưng không dứt hết các thứ “lậu”, chưa chứng quả Vô-Lậu A-La-Hán, vì chấp-trước vọng-tưởng sanh-tử làm tánh chơn-thiệt, như ông cũng vậy, tuy nghe nhiều giáo-lý nhưng không thành Thánh-quả (34).

47. NGÀI A-NAN TƯ CHÁNH-KỶ VÀ CAN CÀU TRI-KIEN NHƯ-LAI.

Ngài A-Nan nghe qua lời Phật dạy, xét mình lấy làm buồn-tủi, rơi lụy, gieo năm vóc xuống đất lễ Phật rồi quỳ gối, hai tay hiệp- chưởng bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Từ khi tôi phát tâm xuất-gia theo Phật, hay trông-cậy vào oai thần của Phật mà tự nghĩ không cần khổ- hạnh tu-hành chắc-chắn về sau Phật sẽ ban cho pháp chánh-định để thành Phật. Tôi không ngờ thân-tâm của Phật với thân-tâm của tôi không thay thế được, ví như ăn cơm, ai ăn nây no.

Nay nghe lời Phật dạy, tôi mới nhận-thức: Bây lâu nay tôi nhận vọng làm chơn, nên Tâm Chơn-Như bị lạc mất. Vì thế tuy thân xuất-gia mà Tâm không nhập đạo; tôi vốn ở chỗ giàu-sang lại bỏ hết hạnh-phước ví như đứa con khốn-cùng nghe nhảm tin càn, bỏ cha trốn theo con đường mê-vọng.

Bây giờ tôi hiểu rõ; dầu có nghe nhiều giáo-lý mà không chịu khó tu-hành giải-thoát thì chẳng hơn gì kẻ không được nghe, ví như người nói ăn mà không ăn, thì không bao giờ no dạ được.

48. Bạch Đức Thế-Tôn! Chúng tôi hiện-tiền bị hai chướng phiền- não và sở-tri (3S) ràng-buộc, nguyên-nhân vì không biết rõ tâm- tánh vắng-lặng thường-trụ.

Vậy ngưỡng-cầu Như-Lai thương chỗ khốn-cùng của chúng tôi mà khai-thị Chơn-NhưTầm sáng-suốt nhiệm-mầu và Đạo-nhãn giải-thoát của chúng tôi.

49. PHẬT KHAI-THỊ TRI-KIEN NHƯ-LAI

Khi ấy Đức Phật từ ngực, ngay chỗ có chữ Vạn, phóng hào- quang vô cùng quí-báu, rực-rỡ trăm ngàn sắc, soi khắp mười phương thế-giới, rồi hào-quang đó chiếu vào đảnh của chư Như-Lai trong thập-phương Phật-quốc, xây về rọi ngay Ngài A-Nan và Đại-chúng. Đoạn Đức Phật dạy A-Nan:

– Hôm nay Ta vì ông mà lập pháp-tràng lớn-lao, cũng làm cho tất cả chúng-sanh đều được Tâm thường-tịch thường chiếu, sáng- suốt, vắng-lặng, huyền-diệu kín-nhiệm và mắt thanh-tịnh trang- nghiêm.

50. PHẬT HIỂN-MINH “TÁNH THAY là TÂM”.

Đức Phật dạy:

– A-Nan! Trước ông có đáp với Ta rằng: Ông thấy cái quyền quang-minh. Vậy cái quyền ấy do đâu quang-minh? Làm sao thành quyền? Ông dùng cái chi mà thấy?

51. Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Vì thân-thể của Phật có sắc như vàng diêm-phù-đàn, sáng chói như núi Đảo-Sơn, đó là do đức-độ thanh- tịnh sanh ra, nên cái quyền của Phật quang-minh. Năm ngón tay của Phật co lại làm thành cái quyền đưa ra cho người xem. Tôi dùng mắt thấy thiệt rõ ràng như vậy.

52. Đức Phật dạy:

– A-Nan! Hôm nay Như-Lai lấy lời chơn-thiệt nói cho ông rõ. Nếu là bậc trí-huệ thì chỉ nhờ lời thí-dụ mà được khai ngộ.

A-Nan! Ví-dụ như cái quyền của Ta, nếu không có tay Ta dĩ- nhiên chẳng thành cái quyền, và nếu không có mắt ông dĩ-nhiên chẳng thành cái thây. Vậy lấy cái thấy của ông so-sánh với cái quyền của Phật, hai nghĩa có giông nhau chăng?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Như không có mắt thì chẳng thành cái thấy của tôi. Nếu lấy cái thấy của tôi so-sánh với cái quyền của Phật thì hai nghĩa giống nhau.

53. Đức Phật bảo:

– A-Nan! Ông nói hai nghĩa giông nhau thì không đúng. Vì cớ sao? Vì nếu người không có cánh tay thì không có quyền, chớ người không có mắt, chưa phải hoàn-toàn không có cái thấy. Lý- do làm sao? Ông thử ra đường, hỏi người mù: Ông có thấy chi chăng? Chắc-chắn người mù ấy trả lời: trước mắt tôi chỉ thấy tối đen, chớ không thấy chi khác. Cứu-xét theo lý ấy thì biết: tiền- trần tự tối chớ cái thấy không giảm bớt.

54. Ngài A-Nan bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Người mù chỉ thấy tối đen ở trước mắt, thế nào gọi được cái thấy?

– A-Nan! Người mù không có mắt, chỉ thấy tối, đối với kẻ có mắt ở trong nhà tối, hai cái tối ấy có khác nhau chăng?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Kẻ có mắt ở trong nhà tối đối với người mù, hai cái tối ấy so-sánh lại thiệt không có khác chi cả.

55. A-Nan! Ví dụ như người mù chỉ thấy tối đen, bỗng được mắt sáng thì ở pháp-trần thấy các sắc, như thế cho là mắt thấy. Như người có mắt ở trong nhà tối chỉ thấy tối đen, bỗng có đèn sáng, cũng ở pháp-trần, thấy có sắc, vậy có thể nào cho là đèn thấy chăng?

Nếu cái đèn thấy các sắc thì đèn tức là cái thấy, như thế không còn gọi là cái đèn được. Nếu cái đèn thấy thì cái đèn tự thấy, chớ không liên-hệ chi tới cái thấy của người.

A-Nan! Ông phải biết: cái đèn chỉ làm sáng tỏ cái sắc, còn thấy các sắc là con mắt, chớ không phải cái đèn. Tuy nhiên nói rằng mắt thấy chớ thật ra mắt cũng như đèn, chỉ hiển sắc mà thôi, còn cái năng thấy năng biết là Tâm.

56. PHẬT HIỂN-MINH TÁNH THAY KHÔNG-ĐỘNG.

Ngài A-Nan và Đại-chúng tuy nghe lời Phật dạy như vậy nhưng Tâm chưa tỏ-ngộ nên ngồi ngậm miệng lặng-thinh, hai tay hiệp- chưởng, nhiếp tâm thanh-tịnh và thành-kính trông-chờ lời nói từ- bi của Phật dạy cho.

57. Khi ấy Đức Thế-Tôn đưa cánh tay dịu-dàng, sáng rỡ tốt-đẹp, mở năm ngón tay, bảo Ngài A-Nan và Đại-chúng:

– Khi Ta thành đạo, đến vườn Lộc-Uyển và ở đó Ta có dạy đoàn-thể năm vị Tỳ-khiíu do ông A-Nhã-Đa làm Thượng-thủ (36) cùng tứ chúng rằng: tất cả chúng-sanh không viên-chứng Bồ-Đề và A-La-Hán, căn-do vì bị khách-trần phiền-não ám-muội. Nay các ông ấy đắc Thánh-quả rồi. Vậy khi trước các ông ấy vì nguyên nhân nào mà tỏ-ngộ được.

58. Lúc bấy giờ có Ngài Kiều-Trần-Na đứng dậy hiệp chưởng bạch Phật:

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi là một vị Trưởng-Lão ở trong Đại- chúng, pháp-danh là Giải, nguyên-nhân tỏ-ngộ hai tiếng khách- trần mà được chứng quả. Bạch Đức Thế-Tôn! Khách là hành- khách, ví như khách đi lỡ đường, tạm trọ trong quán, khi ăn khi ngủ, ăn ngủ xong lại phải thu xếp hành lý lên đường, không có rảnh rang chi mà trụ nơi quán. Nếu là chủ quán thiệt thì trụ mãi tại quán, không đi đâu nữa. Vì cớ ấy tôi thiết nghĩ: không trụ là khách, thường trụ là chủ. Tôi xin lấy sựkhông-trụ làm định-nghĩa cho tiếng khách.

Trần là bụi, ví như giữa khi bầu trời thanh-bạch, vầng thái- dương chiếu sáng, rọi vào các chỗ trống làm thấy rõ hình-thể của bụi ở giữa hư-không. Tuy nhiên bụi thì lay-động, chớ hư-không thì luôn luôn vắng-lặng. Vì cớ ấy tôi thiết nghĩ: Lay-động là Trần, vắng-lặng là hư-không. Tôi xin lấy sự lay-động làm định-nghĩa cho tiền-trần.

Đức Phật khen như vậy là đúng.

59. Tức thời, Đức Như-Lai ở trong Đại-chủng, nắm năm ngón tay lại rồi mở, mở xong lại nắm, đoạn hỏi Ngài A-Nan:

– Hiện giờ ông thấy chi?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Hiện giờ tôi thấy bàn tay Như-Lai quí- báu, khi mở khi nắm giữa Đại-chúng.

– A-Nan! Ông thấy bàn tay Ta khi mở khi nắm, đó là tại bàn tay của Ta có mở có nắm hoặc tại tánh thấy của ông có mở có nắm?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi thấy rõ giữa Đại-chúng, bàn tay Như- Lai tự mở tự nắm, chớ không phải tánh thấy của tôi có mở có nắm.

– A-Nan! Như vậy cái chi động? Cái chi tịnh?

– Bạch Đức Thế -Tôn! Bàn tay Như -Lai không trụ, tức là động, Tánh thấy của tôi bất động, vì tướng tịnh còn không có thay, huống chi là động.

Đức Phật khen như vậy là đúng.

60. Đức Như-Lai từ bàn tay phóng ra một đạo hào-quang qua bên hữu Ngài A-Nan thì Ngài A-Nan day đầu ngó qua bên hữu. Đức Như-Lai lại phóng một đạo hào-quang qua bên tả Ngài A-Nan thì Ngài A-Nan day đầu ngó qua bên tả. Đức Như-Lai hỏi:

– A-Nan! Hôm nay tại sao đầu của ông lay-động?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Tôi thấy Đức Như-Lai phóng hào-quang mầu-nhiệm quí-báu qua hai bên thân tôi nên ngó qua ngó lại, do đó đầu tôi phải lay động.

– A-Nan! Ông thấy hào-quang Như-Lai, nên day đầu ngó qua ngó lại, đó là đầu của ông lay động hay là tánh thấy của ông lay động?

– Bạch Đức Thế-Tôn! Đó là cái đầu của tôi tự động, chớ tánh của tôi bất động, vì tướng chỉ-trụ còn không có thay, huống chi là động.

Đức Phật khen như vậy là đúng.

Đức Phật liền bảo tất cả Đại-chúng rằng:

– Như chúng-sanh nhận-định cái lay-động là trần, cái không- trụ là khách, thì xem-xét đầu ông A-Nan tự động, còn tánh thấy vốn bất-động, đồng thời xem-xét bàn tay Như-Lai tự mở tự nắm, còn tánh thấy vốn không mở nắm, như thế cũng đủ tỏ-ngộ rồi. Chỉ vì nhận lầm cái động làm thân, đó là giả-thân, chớ không biết cái bất-động mới là Chơn-thân, lại còn nhận lầm chỗ động làm cảnh, đó là giả-cảnh, chớ không biết chỗ thường tịch mới là Chơn-cảnh. Vì thế, quên mất Chơn-Tánh bất-động, xưa nay cứ vương-vấn những thứ “động” mà vọng-tưởng điên-đảo, bỏ chơn theo vọng, các niệm mê muội, thay đổi sanh-diệt, nhận vật làm mình, tạo sựtrái-nghịch, thành-thử tự trói-buộc trong vòng luân-hồi sanh-tử.

 

Chú Thích Quyển Một

Mỗi bộ kinh Phật đều chia làm ba phần:

1.Tự 2. Chánh-Tông 3. Lưu-thông

Riêng phần Tự chia làm 2 phần: Thông-tự và Biệt-tự.

Thông tự là phần nhập dề. Theo phàm-lệ, kinh nào cũng khởi đầu bằng sáu yếu- tố làm biểu tín gọi là lục chứng-tín tự: Tín, Văn, Thời, Chủ, Địa, Tăng.

Như phần Thông-tự của kinh Thủ-Lăng-Nghiêm gồm có:

  • Như-thị (Tín)
  • Ngã văn (Văn)
  • Nhứt thời (Thời)
  • Phật (Chủ)
  • Kỳ-hoàn tịnh-xá….(Địa)
  • Đại Tỳ-khưu chúng…(Tăng)

Biệt-tự là phần nói rõ duyên-khởi riêng của kinh.

Phật thuyết kinh nào cũng có nguyên-nhân. Như Phật thuyết kinh Thủ-Lăng-Nghiêm có nguyên-nhân vì Ngài A-Nan lâm nạn.

Chánh-tông là phần yếu-chỉ của kinh. Như phần Chánh-lông của kinh Thủ-Lăng-Nghiêm gồm có:

l.Kiến-đạo 2. Hành-đạo 3. Thành đạo

Lưu-thông là phần tổng- kết tự thuật hiệu-quả mỹ-mãn của thời thuyết kinh.

1. Ta nghe như vầy: Lời nói của Ngài A-Nan. Nguyên Ngài A-Nan là đệ-tử đa-văn bậc nhứt hầu-cận Phật, nghe và nhớ đầy-đủ tất cả chơn- thiệt ngữ của Phật thuyết, ncn khi kiết-tập pháp-tạng, Ngài A-Nan khởi đầu các kinh bằng lời nói: “Ta nghe như vầy”. Đó là do lời Phật dạy khi ở trong hội Niết-Bàn, chớ không phải tự ý muôn của Ngài A-Nan.

2. Kỳ-hoàn tịnh-xấ: Tịnh-xá cất ỡ rừng cây của Thái-tử Kỳ-Đà (Jeta). Nguyên thời bấy giờ có ông Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc Tu-Đạt-Đa (Sudatta) đến hỏi mua một khu đất của Thái-tử Kỳ-Đà để xây-cất tịnh xá. Thái- tử bảo đem vàng trải lên mặt đất, được bao nhiêu thì bán bây nhiêu. Ông Tu-Đạt-Đa rất giàu tâm-đạo, đem vàng đến trải khắp mặt đất, ngoại- trừ mấy nơi có cây mọc, không thể trải vàng dược.

Thái tử Kỳ-Đà vô cùng cảm phục, trả vàng lại rồi giao-kết với ông Tu- Đạt-Đa: chỗ nào đã trải vàng được là phần công-đức của ông, còn các chỗ có cây mọc là phần công-đức của tôi.

Hầu hết các kinh Phật đều có nói trong phần Thông-tự, Kỳ-hoàn hoặc Kỳ-thọ và Cấp-cô-Độc viên, để đề cao công-đức vô lượng của hai vị Phật-tử chí-tâm phụng-sựTam-bảo.

3. Tỳ-khưu: (Bhikkhu) Bậc xuất-gia thuần-túy tu-hành giải-thoát, thọ- trì 250 giới, 3.000 oai-nghi, 80.000 tế-hạnh, có ba điều tôt:

4. Trên cầu Phật-pháp, dưới chủng phước điền cho thí-chủ.

5. Đức-độ cao-siêu khiến các loài tà-ma quỉ-quái khiếp-sợ.

6. Dứt tuyệt các ác-niệm.

7. Vô-lậu A-La-Hán (Arhal): Bậc giải-thoát, tiêu-diệt các thứdục-lậu, hữu-lậu, vô-minh-lậu, trừ-tuyệt giặc tam độc, ra khỏi đường sanh-tửluân- hồi, đáng được cõi Trời và cõi Người cúng-dường cầu phước.

8. Phật-tử trụ-trì: Đây chi’ về các vị vô-lậu A-La-Hán, vốn nhờ ân Phật dạy, đắc pháp-tánh, trụ tại diện Phật, trì ấn-lịnh Phật đại-diện Phật tuyên-dương chánh-pháp hóa-độ chúng-sanh.

9. Chuyển bánh xe Pháp: Truyền-bá Chơn-lý giải-thoát của Phật nhằm mục-đích thức-tỉnh chúng-sanh tu-chứng đạo-quả Bồ-Đề.

10. Thượng-thủ: Trưởng-thượng đứng đầu trong đại chúng.

11. Bích-Chi: Bậc tu-chứng Độc-giác và Duyên-giác.

12. Vô-học: Bậc đã dứt sạch tất cảvọng-nghiệp phiền-não, tỏ-ngộ chơn-lý giải-thoát, đoạn hoặc chứng chơn, không còn học chi nữa.

13. Sơ-tâm: Hạng mới phát tâm Bồ-đề, đang tu-học giải thoát.

14. Vgày tự-tứ: Ngày rằm tháng bảy, các Thầy Tỳ-khưu mãn hạ, cùng nhau xét mình và bày-tỏ sự lỗi-lầm trong ba tháng an-cư tu-hành.

15. Hằng-sa Bồ-Tát\ Hằng là sông Hằng (Gange) sa là cát, sông Hằng là một con sông lớn nhứt ở Ân-ĐỘ, khởi nguồn từ núi Hy-Mã-Lạp-Sơn (Himalya), chạy tới vịnh Bengale, dài 3.100 km, đáy sông chứa đầy cát. Hằng-sa Bồ-Tát là nói các vị Bồ-Tát ví như số cát sông Hằng, có nghĩa rất nhiều, không thể kể hết được.

16. Thượng-tọa: Vị Tỳ-khưu chuyên tu giải-thoát, thông-hiểu giáo-lý và có nhiều tuổi hạ.

17. A-xà-lè : (Scarya) Vị Tỳ-khưu Quỉ-phạm, có giới-hạnh thanh-tịnh, làm khuôn phép cho chúng tu-hành

  1. Đàn-việt – Thí-chủ
  2. Sát-đế-ly (ksatriya): Dòng-dõi sang-lrọng (ll)Chiên-đà-la: (Candala): Dòng-dõi hạ-tiện

18. Dổra: Vạn ác dâm vi thủ. Dâm là món phiền-não tối-độc đứng đầu các tội ác. Món phiền-não tối độc ấy khiến phàm-nhân gây ra và kéo dài ác-nghiệp oan-trái, vay-trả luân-hồi sanh-tử, mang nặng thân hoạn dơ-bẩn, cam chịu tám vạn tưtrần-Iao đau-khổ ở cõi ngũ-ưược ác-thế.

19. Sa-ma-Tha (Samalha) : Phép “chỉ” có công-năng dứt sạch các phiền- não hôn-mê

Tam-ma-đề (Samadhi) : Phép chánh-định có công-năng an-trụ chánh-giác bao-hàm vạn đức vạn hạnh.

Thiền-na (Dhyana): Phép “Tịnh-lự” có công-năng trừ tuyệt các vọng- tưỡng tán-loạn.

Các phép kể trên tuy ba mà một vì là tổng-danh của đại-định Thủ- Lăng-Nghiêm, có hiệu lực tỏ tâm thanh-tịnh, hiển tánh chơn-lhường, viên-chứng Phật-quả.

20. 32 tướng Hóa-Thân-Phật:

  1. Đảnh cao
  2. Thân cao lớn
  3. Thân có sắc vàng sáng
  4. Thân oai-nghiêm
  5. Thân cân-phân
  6. Quanh mình có hào-quang
  7.  Da mỏng và mịn
  8. Hai mắt xanh biếc và có nốt son
  9. Lông nheo dài
  10.  Giữa hai chân mày có nốt son và lông trắng chiếu sáng
  11. Gò má cao
  12. Có 40 cái răng
  13. Răng trắng và khít nhau
  14. Bôn răng cửa lớn
  15. Nước miếng có vị thơm ngọt
  16. Lưỡi rộng dài
  17. Tiếng nói từ-bi thanh-nhã
  18. Hai vai tròn-trịa
  19. Ở giữa ngực có chữ “vạn”
  20. Bảy chỗ đầy đặn: cổ, vai, 2 bàn tay và 2 bàn chân
  21. Lỗ chân lông sắc xanh
  22. Lông xây qua bên hữu
  23. Hai nách tròn-trịa
  24. Các ngón tay nhỏ và dài
  25. Hai tay dài quá gốì
  26. Năm căn ẩn kín
  27. Tay chân dịu-dàng
  28. Bắp vế đầy-đặn
  29. Gót chân tròn-trịa
  30. Giữa ngón tay và ngón chân có màng mỏng dính liền nhau
  31. Trên bàn chân nổi cao
  32. Dưới bàn chân bằng-thẵng và có nhiều đường chỉ xoay tròn.

21. Mười loài chúnq-sanh:

  1. Thai-sanh
  2. Noãn-sanh
  3. Thấp-sanh
  4. Hóa-sanh
  5. Hữu-sắc
  6. Hữu-tưởng
  7. Phi hữu-sắc
  8. Phi vô-sắc
  9. Phi hữu-tưởng
  10. Phi-vô-tưởng (không có tâm tưởng).

22. Trần-lao: Trần là bụi, ô-nhiễm. Lao là khó-nhọc, Trần-lao gồm có những thứ vọng-động làm khổ lụy thân tâm ở thế-gian.

Đó là mười loài hay nhận lầm tâm ở trong thân. Ngoài ra ở thế-gian có hai loài: vô sắc (không có thân-hình) và vô tưởng (không có tâm- tưởng).

23. Mắt tứ-trần: mắt thịt của người phàm-tục do bốn thứ: “đất nước lửa gió” hiệp thành

24. Tứ-chúng (bốn chúng): Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Sa-Di và Sa-di-ni. Chí như Thất chúng tức là Bảy chúng, thì bốn chúng kể trên hiệp với ba chúng: Thức-xoa ma-noa, Ưu-bà-tắc và ưu-bà-di.

25. Lông rùa sừng thò: Rùa không có lông, tại sao gọi lông rùa? Thỏ không có sừng, tại sao gọi sừng thỏ? Đó là hữu-danh vô-thiệt, khi kinh Phật nói lông rùa sừng thỏ là để chỉ vật luông-dối không có thiệt.

26. Trong 7 lần, các câu hỏi của Đức Phật đều ngụ ỷ: “Tâm ở chỗ nào?” Ngài A-Nan giải đáp sai-lầm như sau:

  1. Tâm ở trong thân
  2. Tâm ở ngoài thân
  3. Tâm ẩn tại mắt
  4. Tâm ở trong lẫn ngoài
  5. Tâm ở chỗ tùy-hiệp
  6. Tâm ở khoảng giữa
  7. Tâm vô-ưước.

Bảy lần gíải-đáp của Ngài A-Nan đều là mê-chấp.

Đức Phật đã chỉ dạy 7 cái mê-chấp của đệ-tử là phi-lý, nhằm mục- đích dẹp-trừ tâm vọng và khai-thị Tâm chơn tức là Tâm Chơn-Như viên- tịch thường-trụ. Vì thế, Đức Phật từ-mẫn tuyên bố: Như-Lai có phép

Đại Phật-Đảnh Thủ-Lăng-Nghiêm Vương làm y-chỉ giải-thoát cho Ngài A-Nan và Đại-chúng nương theo.

27. Trật vai áo và quì gối bên hữu: đó là lễ-phép của đệ-tử đôi với Bổn- sư theo phong-tục lễ-nghi Ân-ĐỘ.

28. Gieo năm vóc xuống đất’. Khi lễ Phật, gieo năm vóc xuống đất tức là đặt cái đầu, 2 tay và 2 chân nằm sát mặt đất, đó là cách-thức tỏ lòng cung-kính tri-ân Phật.

29. Áí-xơa(Ruđra Aksa): một loài trái cây ở xứ Ân-ĐỘ, cứ 1 chùm có 3 trái. Đức Phật lấy 1 chùm 3 trái át-xoa làm ví-dụ. Do vô-minh sanh ra nghiệp-chướng, do nghiệp-chướng sanh ra khổ-báo; chịu khổ-báo vẫn mê-muội, lại bị vô-minh… cứ như thế mà trầm-luân ở biển khổ.

30. Vô-sanh pháp-nhẫn: tu-hành đại-định và viên-chứng quả-vị vô-sanh, không còn thấy có pháp sanh-diệt.

31. Tòa sư-từ: chỗ của Đức Phật ngồi thuyết phấp oai-nghiêm; gọi là pháp-tọa.

32. Tiền-trần: Cũng gọi là pháp-trần hay lục trần tức là sáu món trần- tục khổ-lụy: sắc thinh hương vị xúc pháp.

33. Chín bậc định:

  1. Định Sơ-thiền
  2. Định Nhị-thiền
  3. Định Tam-thiển
  4. Định Tứ-thiền
  5. Định Không-xứ
  6. Định Thức-xứ
  7. Định Vô-sở hữu-xứ
  8. Định Phi-tưởng Phi-phi-tưỡng-xứ
  9. Định Diệt-thọ tưởng.

Khởi đầu tu-chứng định Sơ-thiền rồi vào định Nhị-thiền, tuần tự nhi tiến theo thứ lớp đến định Diệt thọ tưởng thì tâm không còn tạp niệm, giữ được sự yên-lặng nhưng vẫn còn vi-tế vô-minh, chấp-trước vọng- tưởng và thủ-chứng nên chưa khỏi nạn luân-hồi sanh-tử và không thành được Vô-lậu A-La-Hán.

34. Thánh-quả: Quả-vị giải-thoát tam giới, kể từ bậc Vô-lậu A-La-Hán nhẫn lên Duyên-giác, Bồ-Tát và Phật.

35. Hai chướng phiền-não vào sở-tri: Hai chướng nầy rất nguy hại vì hay che-lấp Tâm Chơn-Như.

36. Chướng phiền-não có 2 thứ mê-lầm:

  1. Mê-lầm trong sự thấy biết gọi là kiến-hoặc
  2. Mê-lầm trong sự suy-nghĩ gọi là tư-hoặc. Kiến-hoặc và tư- hoặc đều do bịnh ngã-chấp mà có.

37. Chướng sở-tri cũng có 2 thứ mê-lầm:

  1. Mê-lầm tưởng có thiệt ngoại cảnh mà cố giữ, chớ không biết ngoại cảnh duy tâm tạo, gọi là Thủ-cảnh.
  2. Mê-lầm luyến-ái pháp tu-chứng chớ chẳng tỏ-ngộ không lánh gọi là Pháp-ái. Thủ cảnh và Pháp-ái đều do bệnh Pháp chấp mà có.

38. Năm vị Tỳ-khưu do Ngài A-Nhã-Đa làm Thượng-Thủ:

  1. A-Nhã-Đa là tên, Tàu dịch là Giải có nghĩa ý-thức, hiểu-biết minh-bạch. Còn Kiều-Trần-Na là họ. Nói đủ tên họ là Kiều-Trần-Na A-Nhã-Đa (Kaundinya Ajuata).
  2. A-Bệ (Asvajit)
  3. Bạt-Đề (Bhadrika)
  4. Ma-Ha Nam Câu-Ly ( Mahanamakulika)
  5. Thập Lực Ca-Diếp (Dasabala Kasyapa)

Nguyên có một thời gian Thái-tử Sĩ-Đạt-Ta ( Siddharrtha) tu chung với đoàn-thể năm vị kể trên, nhưng vì thấy đoàn-thể ấy tu-hành rất khổ- hạnh mà không thành đạo-quả, nên Thái-tử mở riêng đường tu khác. Sau khi viên-chứng Vô-lhượng Chánh-đẳng Chấnh-giác, Đức Phật trước hết thuyết kinh Hoa-Nghiêm, nhưng đa sô” Đại-chúng không lãnh-hội được. Vì thế, Đức Phật ẩn Viên-giáo và Đốn-giáo, dùng Quyền-giáo và Tiệm-giáo tùy cơ-duyên hóa-độ chúng-sanh. Đức Phật mở đường phương tiện đến vườn Lộc-Uyển thuyết Thinh-văn thừa tức là pháp Tứ-Diệu-đế (Catvariaryasatyaru), để độ năm vị ấy trở nên Tỳ-khưu tu-hành giải- thoát và về sau chứng được đạo quả A-La-Hán.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10