KINH KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ
VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT CÚNG DƯỜNG NGHI QUỸ
Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Sưu tập Thủ Ấn, phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH
Quy mệnh Đồng Chân Diệu Cát Tường (Maṃjuśrī-kumāra-bhūta)
Ta y Du Già (Yoga) nói niệm tụng
Thân Miệng Ý Kim Cương, niệm
Ba Mật thâm sâu của Như Lai
Hành Giả nên phát Tâm Phổ Hiền (Samanta-bhadra-citta)
Theo Thầy ứng nhận Kim Cương Giới (Vajra-dhātu)
Chẳng tiếc thân mạng, khởi Từ Bi
Mới có thể vào Luân giải thoát (Vimokṣa-cakra)
_ Nên theo Thầy nhận Tam Ma Gia (Samaya)
Khế An (Mudra), Mật Ngữ (Guhya-vàc) như Kinh (Sūtra) nói
Kính A Xà Lê (Ācārye), tưởng như Phật
Đối với đồng học, Tâm ân trọng
_ Hoặc ở sườn núi, A Lan Nhã (Araṇya)
Sông, suối, ao tắm, cây đẹp ý
Ngọn núi, hang đá, đất bên cây
Dựng lập Đạo Trường (Maṇḍala) như Bản Pháp
_ Trang nghiêm Tinh Thất, đặt Bản Tôn
Tuỳ sức cúng dường, một lòng trụ
Quán khắp biển chư Phật mười phương
Cúng dường, lễ chân các Như Lai
Vì thành ba Nghiệp Kim Cương, nên
Nên ở trong hai tay, lưỡi, tim
Nên tưởng chày Kim Cương Ngũ Trí
Do đây gia trì đều Tất Địa (Siddhi)
_ Tiếp nên kết Khế, tên Cảnh Giác
Hai tay đều nắm Kim Cương Quyền
Đàn Tuệ (2 ngón út) móc nhau, dựng Tiến Lực (2 ngón trỏ)
Trụ cạnh hai ngón, thành Giác Ngộ
Cảnh Giác Chân Ngôn là: “Án, phộc nhật-lỗ để sắt-xá”
OṂ– VAJRA TIṢṬA
_ Kính lễ Đông Phương A Súc Tôn (Akṣobhya)
Xả thân cầu thỉnh Bất Thoái Chuyển
Toàn thân sát đất, dùng tim lễ
Kim Cương Hợp Chưởng duỗi trên đỉnh
Xả Thân Cầu Thỉnh Gia Trì Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố tổ, bả tát-tha nẵng dạ đát-ma nam (2) ninh lý-dã đa dạ minh (3) tát phộc đát tha nghiệt đa, phộc nhật-la tát đát-phộc địa sắt-xá sa-phộc hàm”
OṂ – SARVA TATHĀGATA-PŪJA PASVANĀYA ATMANĀṂ NIRYĀTA YĀMI – SARVA TATHĀGATA VAJRA-SATVA ADHIṢṬA SVĀMAṂ
(Trong trái tim, tưởng chữ Hồng (HŪṂ) màu xanh)
_ Tiếp nên kính lễ Bảo Sinh Tôn (Ratna-saṃbhava)
Xả thân cầu thỉnh Quán Đỉnh Vị
Kim Cương Hợp Chưởng ngang trái tim
Đặt trán sát đất, chân thành lễ
Xả Thân Cầu Thỉnh Quán Đỉnh Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố nhạ tỳ sái ca đa-ma nam (2) ninh lý-dã đa dạ minh (3) tát phộc đát tha nghiệt đa (4) phộc nhật-la, la đát-nẵng tỳ săn tả hàm”
OṂ – SARVA TATHĀGATA-PŪJA ABHIṢAIKĀYA ATMANĀṂ NIRYĀTA YĀMI – SARVA TATHĀGATA VAJRA-RATNA ABHIṢIṂCA MAṂ
(Ở trán, tưởng chữ đát-lạc (TRĀḤ) màu vàng)
_ Tiếp lễ Quán Tự Tại Vương Tôn (Avalokiteśvara-rāja)
Xả thân cầu thỉnh Tam Ma Địa
Kim Cương Hợp Chưởng để trên đỉnh
Đặt miệng sát đất, chân thành lễ
Xả Thân Cầu Thỉnh Tam Muội Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố nhạ, bát-la vạt đát nẵng dạ đa-ma nam (2) ninh lý-dã đa dạ minh (3) tát phộc đát tha nghiệt đa (4) phộc nhật-la đạt ma, bát-la vạt đát dã, hàm (5)”
OṂ– SARVA TATHĀGATA-PŪJA PRAVARTTANĀYA ATMANĀṂ NIRYĀTA YĀMI – SARVA TATHĀGATA VAJRA-DHARMA PRAVARTTĀYA MAṂ
(Ở miệng, tưởng chữ Hột-lý (HRĪḤ) màu đỏ)
_ Tiếp lễ Bất Không Thành Tựu Tôn (Amogha-siddhi)
Xả thân cầu thỉnh Thiện Xảo Trí
Kim Cương Hợp Chưởng an ở tim
Đặt đỉnh sát đất, cúi đầu lễ
Xả Thân Cầu Thỉnh Phương Tiện Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố nhạ yết ma nê, a đa-ma nam (2) ninh lý-dã đa dạ minh (3) tát phộc đát tha nghiệt đa (4) phộc nhật-la yết ma, củ lỗ, hàm (5)”
OṂ– SARVA TATHĀGATA-PŪJA KARMAṆI ATMANĀṂ NIRYĀTA YĀMI – SARVA TATHĀGATA VAJRA-KARMA KURU MAṂ
(Tưởng đỉnh đầu có chữ Ac (AḤ) màu xanh lục)
_ Tiếp lại kính lễ mười phương Phật
Tưởng thân ở khắp trước chư Phật
Quán tưởng năm Luân (5 vóc) sát đất lễ
Thường kết Kim Cương Tam Ma Gia
Biến Lễ Thập Phương Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) ca dã, phộc, chỉ-tức đa (2) phộc nhật-la bát-la noa mai (3) phộc nhật-la mãn na nam, ca lô minh (4) Án, phộc nhật-la vĩ (hoặc hô là vật)
OṂ– SARVA TATHĀGATA KĀYA VĀK- CITTA VAJRA PRAṆANĀṂ VAJRA VANDANĀṂ KARA-UMI – OṂ VAJRA VIḤ.
_ Tiếp tụng Thành Tựu Diệu Chân Ngôn
Hết thảy chúng sinh cầu Thắng Sự
Nguyện chư Như Lai đều gia trì
Mau khiến thành tựu Đạo vô thượng
Thành Tựu Nhất Thiết Chúng Sinh Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (10) hướng tất-đá (2) tát phộc tát đát-phộc nam (3) tát phộc tất đà dược (4) tam bả cực đam (5) đát tha nghiệt đa thất-giả (6) đia để bi-trán đam (7)”
OṂ– SARVA TATHĀGATA ŚAṂSITĀḤ – SARVA SATVĀNĀṂ SARVA SIDDHAYAḤ, SAṂPADYATNĀṂ, TATHĀGATA-ŚCA ADHITIṢṬĀNĀṂ
_ Tiếp nên Kiết Già, ngồi thẳng thân
Tịnh trừ ba Nghiệp khiến trong sạch
Bản Tính các Pháp vốn trong sạch
Khiến Ta, thân này sạch, không dơ Tịnh Tam Nghiệp Chân Ngôn là:
“Án, sa-phộc bà phộc, thuật đà (1) tát phộc đạt ma (2) sa-phộc bà phộc, thuật độ hàm”
OṂ– SVABHĀVA ŚUDDHA – SARVA DHARMA SVABHĀVA ŚUDDHA-UHAṂ
_ Tiếp kết Văn Thù Tam Ma Gia
Mười ngón cài nhau thành trăng đầy
Duỗi thẳng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) Kim Cương Kiếm (cây kiếm Kim Cương)
Tưởng thân ngang đồng Diệu Cát Tường (Maṃjuśrī)
Tam Muội Gia Chân Ngôn là:
“An, phộc nhật-la để khất-xoa-ninh, tam ma gia, tát-đát-phạm”
OṂ– VAJRA-TĪKṢṆA SAMAYA STVAṂ
_ Tiếp Kim Cương Hợp Chưởng, mười ngón giao phần đầu.
Tụng Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-lãng, nhạ lý”
OṂ– VAJRĀṂJĀLI
_ Giao sâu các ngón, nắm quyền xong, thành Kim Cương Phộc.
Tụng Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la mãn đà”
OṂ– VAJRA-BANDHA.
_ Tiếp nên mở Tâm vào Phật Trí
Nên ở hai vú, tưởng hai chữ
Chữ Đát-la (TRĀ) Tra (Ṭ) đều màu trắng
Chữ ấy tưởng làm hai cánh cửa
Hai tay nên kết Kim Cương Phộc
Vỗ tim ba lần, mở cửa nhà
Khai Tâm Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la, mãn đà, đát-la tra”
OṂ_ VAJRA-BANDHA TRĀṬ
_ Nên quán Diệu Liên (sen màu nhiệm), A Tự Môn
Dùng Ấn triệu vào ở điện tim
Định Tuệ (2 tay) làm trăng, Kim Cương Phộc
Thiền Trí (2 ngón cái) tại chưởng (lòng bàn tay), tưởng chữ vào
Kim Cương Nhập Tự Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la, phệ xả, ác”
OṂ– VAJRA AVIŚA _ AḤ
_ Tiếp nên kết Môn Tâm Hộ Ấn
Như Tiêu xí của Nhập ấn trước
Co Tiến Lực (2 ngón trỏ) ngay trên Thiền Trí (2 ngón cái) Liền được Bất Thoái Chuyển bền chắc
Kim Cương Quyền Chân Ngôn là: “Án, phộc nhật-la mẫu sắt-tông, hàm”
OṂ– VAJRA-MUṢṬI _VAṂ
_ Tiếp kết Phổ Hiền Tam Ma Gia
Thể đồng Tát Đoả Kim Cương (Satva-vajra) nên
Định Tuệ (2 tay) hoà hợp Kim Cương Phộc
Hai độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) dựng như phướng
Vừa tụng Bản Thệ Ấn Chân Ngôn Thân ở vành trăng đồng Tát Đoả (Satva) Tam Ma Gia Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la tam ma dã, sa-đát-tông”
OṂ– VAJRA-SAMAYA STVAṂ
_ Tiếp kết Cực Hỷ Tam Muội Gia
Địng Tuệ (2 tay) làm trăng, Kiên Cố Phộc
Nhẫn Nhực, Nguyện độ (2 ngón giữa) giao hợp giữa
Đàn Tuệ (2 ngón út) Thiền Trí (2 ngón cái) dựng dính nhau
Chân Ngôn là:
“Án, tam ma dã, hộc, tố la đa, sa-đát-tông”
OṂ– SAMAYA HOḤ SURATA STVAṂ
_ Tiếp kết Kim Cương Giáng Tam Thế (Vajra-trailokya-vijaya)
Tưởng thân tương đồng không sai khác
Hai tay Chỉ Quán, Kim Cương Quyền
Đàn Tuệ (2 ngón út) móc nhau, dựng Tiến Lực (2 ngón trỏ)
Chuyển trái Tịch Trừ, phải Kết Giới Tâm Bi hiện bày hình uy nộ Giáng Tam Thế Chân Ngôn là:
“Án, tốn bà ninh, tốn bà hồng, ngật-lý hận-noa, ngật-lý hận-noa, hồng ngậtlý hấn-noa bả dã, hồng, a nẵng dã, hộc, bà nga tông, phộc nhật-la, hồng phát tra”.
OṂ_ SUMBHA NISUMBHA HŪṂ _GṚHṆA GṚHṆA HŪṂ_ GṚHṆA APAYA HŪṂ_ ĀNAYA HOḤ BHAGAVAṂ VAJRA HŪṂ PHAṬ.
_ Tiếp kết Liên Hoa Tam Ma Gia
Vì khiến Quán Hạnh thành tựu, nên
Mười ngón cài chéo, làm mặt trăng
Thiền Trí (2 ngón cái), Đàn Tuệ (2 ngón út) dựng dính nhau
Chân Ngôn là:
“Án , phộc nhật-la, bả na-ma, tam ma dã, sa-đát-tông”
OṂ– VAJRA-PADMA SAMAYA STVAṂ
_ Tiếp kết Triệu Tập Chư Tội Ấn
Hai tay Định Tuệ, Kim Cương Phộc
Hai độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) dựng như ngọn
Tiến Lực (2 ngón trỏ) như câu (móc câu) triệu ba lần
Triệu Tội Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc bá bả, yết-la noa (1) vĩ thú đà nẵng (2) phộc nhật-la tát đátphộc (3) tam ma dã, hồng (4)”
OṂ_ SARVA-PĀPA AKARṢAṆA VAJRA-SATVA-SAMAYA – HŪṂ PHAṬ
_ Tiếp kết Kim Cương Tồi Tội Ấn
Hai tay hoà hợp, cài bên trong
Hai độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) dựng như phướng
Một tụng Chân Ngôn, một đập vỗ
Tự tưởng các nghiệp tội vô thuỷ
Phần lớn đen xoắn như hình Quỷ
Tụng Tồi Tội Diệu Chân Ngôn ấy
Dùng Ấn đập vỗ, khiến tiêu diệt
“Án, phộc nhật-la bá nê (1) vĩ tát-bố tra dã (2) tát phộc bá dã mãn đà nẵng ninh (3) bát-la mô khất-sái dã (4) tát phộc bá dã nghiệt để tỳ-dược (5) tát phộc tát đát-tông (6) tát phộc đát tha nghiệt đa (7) phộc nhật-la tam ma dã, hồng, đát-la tra (8)”
OṂ_ VAJRA-PĀṆI VISPHOṬAYA SARVA-PĀPA BANDHANĀNI PRAMOKṢĀYA SARVA PĀYAGATEBHYAṬ SARVA SATVA – SARVA TATHĀGATA-VAJRA-SAMAYA HŪṂ TRAṬ.
_ Hành Giả muốn vào Kim Cương Định
Trước trụ Diệu Quán Sát Trí Ấn
Hai tay Định Tuệ, ngửa cài nhau
Tiến (ngón trỏ trái) Thiền (ngón cái trái) Lực (ngón trỏ phải) Trí (ngón cái phải) đều trụ nhau
Dùng Diệu Ấn này tu Đẳng Dẫn (Samāhita: Tính của Tâm chuyên chú tại Định)
Liền được Như Lai Bất Động Trí
_ Hành Giả tiếp theo, nhập vào Vi Tế Kim Cương Quán. Nên quán hơi thở ra vào, trắng như màu sữa, ngay đầu mũi của mình có ánh sáng trong trắng tinh khiết. Biết xa gần ấy biến thành chày Kim Cương Ngũ Trí theo mũi đi vào, khiến tràn khắp thân của mình.
Tụng Chân Ngôn là:
“Án, tố ương-ma, phộc nhật-la”
OṂ_ SUKṢMA VAJRA
_ Liền quán chày Kim Cương này, dẫn dần, rộng lớn dần, vòng khắp Pháp Giới Tụng Chân Ngôn này là:
“Án, táp-phả la, phộc nhật-la”
OṂ_ SPHARA VAJRA
_Lại tụng Chân Ngôn sau, dần thu lại, dần rút lại, ngang bằng với thân của mình.
Chân Ngôn là:
“Án, tăng hạ la, phộc nhật-la”
OṂ_ SAṂHARA VAJRA
_ Lại dùng Chân Ngôn gia trì, khiến cho trụ bền chắc chẳng tan.
Chân Ngôn là:
“Án, đãn-lý trà, để sắt-xá, phộc nhật-la”
OṂ_ DṚḌHA-TISTA VAJRA
Tiếp theo nhập vào Quán Tứ Vô Lượng Tâm (Catvāry-apramāṇāni)
_ Bắt đầu nhập vào Từ Vô Lượng Tâm Định. Dùng Tâm An Tịnh duyên khắp tất cả Hữu Tình sinh theo bốn cách (Noãn, thai, thấp, hóa) trong sáu nẻo, đều đủ Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha), đầy đủ ba loại Thân Khẩu ý Kim Cương. Dùng sức Công Đức tu ba Mật (Tri-guhya) của Ta, nguyện cho tất cả Hữu Tình ngang đồng với Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra-bodhisatva).
Quán như vậy xong, liền tụng Đại Từ Tam Ma Địa Chân Ngôn là:
“Án, ma hạ muội đát-la dạ, sa-phả la”
OṂ– MAHĀ-MAITRIYA SPHARA.
_ Tiếp nên nhập vào Bi Vô Lượng Tâm Tam Ma Địa Trí. Dùng Tâm thương xót duyên khắp tất cả Hữu Tình sinh theo bốn cách trong sáu nẻo đang bị chìm đắm nơi biển khổ sinh tử, chẳng tỏ ngộ Tâm của chính mình, vọng sinh phân biệt, khởi mọi thứ Phiền Não (Kleśa) và Tùy Phiền Não (Upakleśa). Chính vì thế cho nên chẳng đạt Chân Như (Bhūta-tathatā) bình đẳng như hư không siêu vượt hằng sa Công Đức. Dùng sức tu ba Mật gia trì của Ta, nguyện cho tất cả Hữu Tình ngang đồng với Hư
Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha-bodhisatva)
Quán như vậy xong, liền tụng Đại Bi Tam Ma Địa Chân Ngôn là :
“Án, ma hạ ca lỗ noa dạ, sa-phả la”
OṂ– MAHĀ-KĀRUṆAYA SPHARA
_ Tiếp nên nhập vào Hỷ Vô Lượng Tâm Tam Ma Địa Trí. Dùng Tâm thanh tịnh duyên khắp tất cả Hữu Tình sinh theo bốn cách trong sáu nẻo, xưa nay thanh tịnh giống như sự trong sạch của Tự Tính chẳng nhiễm bụi bên ngoài (Khách Trần) của hoa sen Tâm. Dùng sức Công Đức tu ba Mật của Ta, nguyện cho tất cả Hữu Tình
ngang đồng với Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisatva)
Quán như vậy xong, liền tụng Đại Hỷ Tam Ma Địa Chân Ngôn là :
“Án, thuật đà bát-la mô ná, sa-phả la”
OṂ – ŚUDDHA PRAMODA SPHARA
_ Tiếp nên nhập vào Xả Vô Lượng Tâm Tam Ma Địa Trí. Dùng Tâm bình đẳng duyên khắp tất cả Hữu Tình sinh theo bốn cách trong sáu nẻo. Đều lìa Nga (Ātman), Ngã Sở (Mama-kāra), Uẩn (Skandha), Xứ (Āyatana), Giới (Dhātu) với Năng Thủ (Grāhaka), Sở Thủ (Grāhya), bình đẳng nơi pháp, Tâm vốn chẳng sinh, Tính Tướng đều trống rỗng (Śūnya:Không). Dùng sức Công Đức tu ba Mật của Ta, nguyện cho tất cả Hữu Tình ngang đồng với Hư Không Khố Bồ Tát (Gagana-garjabodhisatva hay Ākāśa-garja-bodhisatva).
Quán như vậy xong, tụng Đại Xả Tam Ma Địa Chân Ngôn là:
“Án, ma hộ bế khất-sái, sa-phả la”
OṂ – MAHĀ-UPEKSA SPHARA.
Người Du Già do tu tập bốn Vô Lượng Tâm Định, tụng bốn Vô Lượng Chân Ngôn nên ở đời vị lai, hết thảy mọi loại chướng nạn, Ma Nghiệp của Người Trời thảy đều trừ diệt. Trong thân gom chứa vô lượng nhóm Phước, Tâm được điều nhu, kham nhậm tự tại.
_ Hành Giả nên tu Pháp A Tát Phả Na Già. Người tu Pháp này, chẳng động chi tiết, ngưng hơi thở ra vào, khiến cho hơi thở nhỏ nhiệm, đừng để tán loạn. Liền nên quán tất cả chư Phật ở hư không, giống như hạt mẻ tràn khắp mười phương, dùng Kim Cương Đàn Chỉ (búng ngón tay) bảo Hành Giả rằng: “Này Thiện Nam Tử! Ngươi hãy quán Bản Tâm”
Hành Giả nghe xong, liền tưởng thân của mình lễ bàn chân của chư Phật.
Biến Lễ Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bá na, mãn na nẵng, ca lộ nhĩ (2)”
OṂ– SARVA TATHĀGATA-PĀDA VANDANĀṂ KARA-UMI
Lễ xong, quán sát kỹ lưỡng Bản Tâm tồi bạch với chư Phật rằng: “Tướng của Tâm không có Thể, Làm sao tu chứng ?”
Chư Phật bảo Hành Giả rằng: “Thiện Nam Tử! Ngươi quán vành trăng tại trái tim như ở trong sương mù mỏng”. Liền tụng Oánh Triệt Bồ Đề Chân Ngôn, quán sát kỹ lưỡng vành trăng ở trái tim Chân Ngôn là:
“Án, tức đa bát-la để phệ đặng, ca lỗ nhĩ ”
OṂ– CITTA PRATIVEDHAṂ KARA-UMI
Hành Giả nên mỗi mỗi quán kỹ lưỡng rõ ràng, chẳng lâu sẽ thấy Tâm Bồ Đề thanh tịnh, lìa các bụi dơ, trong sạch như trăng đầy.
Liền tụng Bồ Đề Tâm Chân Ngôn là:
“Án, mạo địa tức đa mẫu đa-bả na dạ nhĩ ”
OṂ– BODHI-CITTAM UTPĀDA YĀMI
Tưởng trong vành trăng Bồ Đề có chữ Đàm (漭_DHAṂ) như màu vàng ròng, sáng rực như mặt trời, phóng ánh sáng lớn. Liền biến thành cây kiếm Bát Nhã Ba La
Mật, lìa các phân biệt, hay chặt đứt phiền não Trí Kiếm Chân Ngôn là:
“Án, để sắt-xá, khát nga”
OṂ– TIṢṬA KHAḌGA
Tưởng cây kiếm Trí ấy dần dần tăng lớn lên vòng khắp Pháp Giới.
Chân Ngôn là:
“Án, sa phả la khát nga”
OṂ– SPHARA KHAḌGA
Tưởng cây Kiếm Trí ấy dần dần thu nhiếp lại ngang bằng thân của mình.
Chân Ngôn là:
“Án, tăng hạ la, khát nga”
OṂ– SAṂHARA KHAḌGA
Vì khiến cho cây kiếm Trí bền chắc chẳng tan, lại tụng Chân Ngôn là:
“Án, niết-lý đồ, để sắt-xá, khát nga”
OṂ– DṚḌHA-TIṢṬA KHAḌGA
Tưởng Như Lai trong hư không nhập hết vào cây kiếm Trí đồng làm một Thể.
Tác suy tư này:”Như Thể Tính của chư Phật ấy, Ta cũng giống như vậy”.
Chân Ngôn là:
“Án, tam ma dụ hàm (1) ma hạ tam ma dụ hàm (2) tát phộc đát tha nghiệt đá tỳ tam mạo địa (3) yết nga đa-ma cú hàm”.
OṂ– SAMAYA-UHAṂ, MAHĀ-SAMAYA-UHAṂ_ SARVA TATHĀGATA ABHISAṂBODHI KHAḌGA-ATMAKA-UHAṂ
Tưởng cây kiếm Trí ấy dần dần biến thành Văn Thù Sư Lợi Đồng Chân Bồ Tát có đủ uy đức lớn, thân đeo mọi thứ Anh Lạc, trên đỉnh đầu tưởng có năm búi tóc, tay phải cầm cây kiếm Trí, tay trái cầm hoa sen xanh, trên hoa có rương kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, thân như màu vàng nghệ, tâm tụng A la bả giả nẵng (A RA PA CA NA) một biến
_ Tiếp kết Kim Cương Trí Kiếm Ấn
Chỉ Quán (2 tay) cài chéo làm Mãn Nguyệt (Kim Cương Phộc)
Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) đều dựng như cây kiếm
Ấn: tim với trán, họng, trên đỉnh Liền thành Hộ Thân, bền Bản Tôn Chân Ngôn là:
“Án, Phộc nhật-la để khất-ương-noa, địa sắt-xá sa-phộc hàm”
OṂ– VAJRA-TĪKṢṆA ADHIṢṬA SVĀMAṂ
_ Tiếp kết Văn Thù Ngũ Kế Ấn
Hai tay Chỉ Quán, cài chéo ngoài
Đàn (ngón út trái) Phương (ngón vô danh phải) Giới (ngón vô danh trái) Tuệ (ngón út phải) dựng như ngọn
Tiến (ngón trỏ trái) Nguyện (ngón giữa phải) Nhẫn (ngón giữa trái) Trí (ngón cái phải) vịn đầu nhau
Hai độ: Thiền (ngón cái trái) Lực (ngón trỏ phải) hợp đầu nhau
Nên tụng Căn Bản Diệu Chân Ngôn
Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (1) a bát-la để hạ đa xá sa nẵng nam (2) Án, la la, sa-ma la, a bát-la để hạ đa xá sa nẵng (4) củ ma la, lỗ bả đà lý nê (5) hồng, phát tra, sa-phộc hạ (6)”
NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ APRATIHATA-ŚASANĀNĀṂ OṂ_ RA RA SMARA APRATIHATA-ŚASANA KUMĀRA-RŪPA- DHĀRAṆĪ _ HŪṂ PHAT _ SVĀHĀ
_ Hành Giả tiếp kết Nhất Kế Ấn
Hai tay Định Tuệ, cài chéo trong
Hai độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) dựng như phướng
Trụ nhau khiến tròn như kế tướng (tướng búi tóc)
Nhất Tự Chân Ngôn là:
“Thể-lý-hứ-diêm”
ŚRHYIṂ
_ Hành Giả tiếp kết Tam Kế Ấn
Chỉ Quán (2 tay) mười ngón hợp ngang tim
Tiến Lực (2 ngón trỏ) Giới Phương (2 ngón vô danh) co vào chưởng
Khiến lóng giữa ấy đều trụ nhau
Tam Tự Chân Ngôn là:
“Phộc kế hồng”
VÀKE HŪṂ
_ Tiếp hợp Định Tuệ, chắp tay rỗng
Hoả Luân (ngón giữa) giao kết, giữ Thuỷ Luân (ngón vô danh)
Hai Phong (2 ngón trỏ) vòng co như Đại Không
Tướng ấy như móc (móc câu), thành Mật Ấn
Rồi dùng để khắp chi phần mình
Như thế tu hành mọi sự nghiệp
Đại Thánh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Phàp Thân Căn Bản Chân Ngôn là:
“Na mô tát phộc đát tha nghiệt đế tỳ-dụ, la-hạt tỳ-dược (1) Án, củ ma la lỗ bỉ nê vĩ thấp-phộc (2) tam bà phộc (3) a nghiệt tha, nghiệt sai (4) la hộ, la hộ (5) bội lỗ-án, hồng hồng (6) hồng nẵng nhĩ ca (7) mạn tổ thất-lý dã, tố thất-lý dã (8) đá la dã hàm (9) tát phộc nậu khế tỳ-dược, phát tra, phát tra (10) xả ma dã, xả ma dã, (11) a mật-lật đố nạp-bà phộc (12) bá bán tỳ nẵng xả dã, sa-phộc hạ (13)”
NAMO SARVA TATHĀGATEBHYU-ARHATEBHYAḤ _ OṂ KUMĀRARŪPIṆI VIŚVA SAṂBHAVA AGACCHA AGACCHA _ LAHU LAHU_BHRŪṂ HŪṂ HŪṂ _ HŪṂ NĀDIKA_ MAṂJUŚRĪ SUŚRĪYA TĀRĀYA MAṂ_ SARVA DUHKHEBHYAH PHAT PHAT _ ‘SAMÀYA ‘SAMÀYA _ AMRTA-UDBHAVA _ PÀPAM VINÀ’SAYA _ SVÀHÀ
_ Tiếp nên Quán Đỉnh, kết Bảo Ấn
Hai tay cài chéo tác làm Nguyệt (Kim Cương Phộc)
Tiến Lực (2 ngón trỏ) ngược co như hình báu
Hai độ Thiền Trí (2 ngón cái) vịn bên dưới
Để ở hai bên trên vầng trán
Liền kết Trí Quyền như buộc lụa
Hai tay hướng trước từ từ buông
Nên biết dùng cột lụa Vô Cấu (không dơ)
Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật- la, la đát-nẵng, ma la (1) tỳ sái kế la (2) tỳ săn tả sa-phộc hàm (3) tát phộc mẫu nại-la minh (4) niết-lý trĩ, củ lỗ (5) phộc la, ca phộc tế na, tông”
OṂ– VAJRA-RATNA MĀLA ABHIṢEKA ABHIṢIṂCA SVĀMAṂ_ SARVA-MUDRAṆI DṚḌHA KURU VARA KAVACEDA VAṂ
_ Tiếp kết Bảo Kiếm tự quán đỉnh
Chắp hai tay lại, co Tiến Lực (2 ngón trỏ)
Co Thiền Trí (2 ngón cái) vào lòng bàn tay
Để ở hai bên trên vầng trán
Quán Đỉnh Chân Ngôn là:
“Án, la đát-nẵng, cú xá ngật-lý-dã, hồng”
OṂ_ RATNA-KUŚA AGRYA HŪṂ
_ Tiếp lại kết ở Giáp Trụ Ấn
Hai tay đều nắm Kim Cương Quyền
Để trước trái tim, dựng Tiến Lực (2 ngón trỏ)
Hai ngón trái phải, tưởng Án (OṂ), Châm (ṬUṂ)
Tưởng tuôn Thanh Quang (ánh sáng xanh) làm màu lục (xanh lục)
Trước tim, quấn ba lần, sau lưng
Lại đến dưới rốn, hai đầu gối
Lại chuyển đến rốn, quấn sau eo
Từ eo đến tim, chuyển hai Bạc (bắp tay)
Từ Bạc (bắp tay) đến họng, hướng sau cổ
Lại từ sau cổ đến trước trán
Từ trán đến não, kết Trí Quyền
Từ từ buông xuống như rũ đai
Chỉ Quán (2 tay) xoay chuyển như thế múa
Hai tay cài chéo thành Mãn Nguyệt (Kim Cương Phộc) Giáp Trụ Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la ca phộc tả (1) phộc nhật-lý, củ lỗ (2) phộc nhật-la, phộc nhật-la, hàm (3)
OṂ– VAJRA-KAVACA VAJRE KURU VAJRA VAJRADA HAṂ
_ Tiếp bày Nghi Kim Cương Phách Chưởng
Hai tay ngang bằng, vỗ ba lần
Do bày Phách Ấn kèm Chân Ngôn
Hay khiến Thánh Chúng phát vui vẻ Mau được Bản Tôn Hoan Hỷ Thể Hoan Hỷ Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la để, khất-sử-noa, đổ sử-dã, hộc”
OṂ– VAJRA-TĪKṢṆA TUṢYA HOḤ
_ Tiếp kết Đại Hải Ấn
Hai tay cài chéo trong
Ngửa chưởng ngang với rốn
Thiền Trí (2 ngón cái) hơi cùng trụ
Chân Ngôn là:
“Án, Vĩ ma lộ ná địa hồng”
OṂ– VIMALA UDADHI HŪṂ
_Định Tuệ (2 tay) mười ngón cài chéo trong
Kèm dựng hai cánh tay, hợp khuỷu
Ngang tim dựng thẳng, tụng Chân Ngôn
Đây tên Diệu Cao Bảo Sơn Ấn
Chân Ngôn là:
“Án, a tả la hồng”
OṂ– ACALA HŪṂ
_ Tiếp kết Kim Cương Luân Đại Ấn
Hai tay đều nắm Kim Cương Quyền
Tiến Lực (2 ngón trỏ) Đàn Tuệ (2 ngón út) trợ móc nhau
Như Đàn Trường ấy, thân bốn chỗ
Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la, chước cật-la, hồng”
OṂ– VAJRA-CAKRA – HŪṂ
_ Tiếp kết Tứ Nhiếp Ấn
Nên tụng Tứ Tự Minh “Nhược hồng tông hộc”
JAḤ HŪṂ VAṂ HOḤ
_ Lại kết Kim Cương Biến Nhập Ấn
Chỉ Quán (2 tay) hoà hợp cài chéo ngoài
Co Thiền Trí (2 ngón cái) vào trong lòng tay Trình An hay khiến Đại Thánh hiện
Chân Ngôn là:
“Phộc nhật-la, để khất-sử-noa, ác”
VAJRA-TĪKṢṆA AḤ
_ Chẳng giải Ấn trước, tụng Chân Ngôn Hay khiến Hành Giả thấy rõ ràng Chân Ngôn là:
“Phộc nhật-la, để khất-sử-noa, đãn-lý xả-dã”
VAJRA-TĪKṢṆA DṚŚYA
_ Lại kết Tam Ma Gia
Kim Cương Kiếm Đại Ấn Xưng tụng Chân Ngôn sau Ta ngang bằng Bản Tôn Chân Ngôn là:
“Tam ma dụ hám (1) ma hạ tam ma dụ hám (2)”
SAMAYA-UHAṂ, MAHĀ-SAMAYA-UHAṂ
_ Tiếp kết Tứ Thu Mật
Tụng câu Kim Cương này
“Án, phộc nhật-la đát đát-phộc tăng ngật-la hạ (1) phộc nhật-la, la đát-nẵng ma nỗ lãm, (2) phộc nhật-la đạt ma nga dã nãi (3) phộc nhật-la yết ma ca lỗ bà phộc”
_ Tiếp dùng Tứ Tự Minh
Như trước, như bốn chỗ “Nhược hồng tông hộc”
JAḤ HŪṂ VAṂ HOḤ
_ Tiếp dùng Kim Cương Vương Triệp tập các chúng Thánh Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la tam ma nhạ, nhược”
OṂ– VAJRA-SAMAJA_ JAḤ
_ Tiếp nên Hành Giả ngồi, Quán trước
Hoa sen tám cánh đủ râu nhụy
Trên quán Tòa Sư Tử Diệu Cao
Trên Tòa lại có lầu bảy báu
Trong tưởng hoa sen vua bảy báu
Trên tưởng chữ Đàm (DHAṂ) đủ uy quang
Chiếu khắp Pháp Giới lướt vòng hết
Chữ ấy biến làm Kim Cương Lợi (Vajra-tīkṣṇa )
Mỗi mỗi đế quán như hình gốc (bản hình)
Triệu thỉnh Bồ Tát, tưởng vào thân
Hai tay tác Nguyệt (Kim Cương Phộc), Tiến (ngón trỏ phải) như câu (móc câu) Tưởng thân đồng với Bồ Tát ấy
_ Tiếp kết Kim Cương Câu Đại Ấn
Nhất Thiết Như Lai Thỉnh Triệu Trí
Định Tuệ (2 tay) hoà hợp cài chéo ngoài
Tiến Độ (ngón trỏ phải) như móc, co ba lần
Kim Cương Câu Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, a dạ hứ, nhược”
OṂ– ĀYAHI JAḤ
_ Tiếp kết Kim Cương Sách Đại Ấn
Dẫn vào Tôn Thân, thành Trí Thể
Ấn trước, Thiền Độ (ngón cái phải) vào Định Chưởng (lòng bàn tay trái)
Lực (ngón trỏ trái) Trí (ngón cái trái) vịn nhau như vòng
_ Tiếp ngay kết Sách (Pāśa) vào Tôn Thân
Kết Nguyệt Thiền, Thần Trí vào chưởng (lòng bàn tay)
Do Mật Ấn này gia trì nên
Biến làm một Thể không có khác Kim Cương Sách Chân Ngôn là:
“Án, A hứ hồng hồng”
OṂ –ĀHI HŪṂ HŪṂ
_ Tiếp kết Kim Cương Câu Toả Ấn
Hay khiến Bản Tôn trụ bền chắc
Thiền Trí (2 ngón cái) Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng móc kết
Đấy tên Kim Cương Năng Chỉ Ấn _ Tiếp ngay Toả Ấn khiến bền chắc
Tác Nguyệt (Kim Cương Phộc) bốn ngón giống như vòng
Do Uy lực của Mật Ấn này Đều khiến bền chắc mà chẳng biến Kim Cương Tỏa Chân Ngôn là:
“Án, hệ tát-phổ tra, hàm”
OṂ– HE – SPHOṬA – VAṂ
_ Tiếp kết Kim Cương Diệu Thanh Ấn
Hay khiến chúng Thánh đều vui vẻ
Thiền Trí (2 ngón cái) co vào Kim Cương Phộc
Đây tên Kim Cương Hoan Hỷ Ấn
_ Tiếp kết Linh Ấn khiến vui vẻ
Thiền Trí vào Chưởng (lòng bàn tay) như chuông nhỏ (linh đạc: chuông lắc tay)
Khiến Tôn với Chúng đều vui vẻ
Gia trì khiến mau Diệu Thành Tựu Kim Cương Linh Chân Ngôn là:
“Án, kiện tra, ác ác”
OṂ–GHAṂṬA _AḤ AḤ
_ Hành Giả tiếp nên dùng hai tay bưng Át Già (Ārgha) tưởng tẩy rửa bàn chân của Đại Thánh Kim Cương Lợi Bồ Tát với các quyến thuộc.
Hoặc dùng Bách Tự Chân Ngôn gia trì Át Già rồi hiến Át Già Chân Ngôn la:
“Án, phộc nhật-lô na ca, hồng”
OṂ_ VAJRA- UDAKA HŪṂ
_ Tiếp kết Văn Thù Yết Ma Ấn
Hai tay đều nắm Kim Cương Quyền
Định Vũ (tay trái) để ngay trên trái tim
Tuệ Vũ (tay phải) giống như thế cầm kiếm
Do sức Yết Ma Diệu Ấn này Thân ngang đồng Tôn không có khác Yết Ma Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la để khất-xoa-noa, đàm”
OṂ– VAJRA-TĪKṢṆA DHAṂ
_ Tiếp kết Kim Cương Lợi Kiếm Ấn
Phộc An, Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) duỗi như Kiếm.
Do Diệu Ấn này gia trì, nên
Sẽ được Trí Bát Nhã thâm sâu
Kim Cương Lợi Kiếm Chân Ngôn là:
“Án, nậu khư thử na”
OṂ– DUḤKHA CCHEDA
_ Tiếp kết Thanh Liên Hoa Diệu Ấn
Giới Phương (2 ngón vô danh) Đàn Tuệ (2 ngón út) hợp Diệu Tràng (cây phướng màu nhiệm)
Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) đều buộc lưng Giới Phương (2 ngón vô danh) Tiến Lực (2 ngón trỏ) đều co, vịn Thiền Trí (2 ngón cái)
Thanh Liên Hoa Chân Ngôn là:
“An, ác vị la hồng, khư tả lộ”
OṂ_ AḤ VĪRA HŪṂ KHACARAḤ
_ Tiếp kết Khổng Tước Vương Toạ Ấn Hai tay Định Tuệ cài chéo trong
Kèm dựng Đàn Tuệ (2 ngón út) như cái đuôi
Thiền Trí (2 ngón cái) cùng hợp, giống cái đầu
Khổng Tước Vương Toạ Chân Ngôn là:
“Nẵng mô một đà dã, nẵng mô đạt ma dã, nẵng mô tăng già dã. Đát nễ-dã tha: hộ, hộ, hộ, hộ, hộ, hộ, sa bà ha”
NAMO BUDDHĀYA _ NAMO DHARMĀYA _ NAMO SAṂGHĀYA_ TADYATHĀ: HU HU HU HU HU HU _ SVĀHĀ
_ Tiếp kết Hy Hý Nội Cúng Dường
Ngoại Phộc, kèm Thiền Trí (2 ngón cái) vịn Tiến (ngón trỏ)
Do sức Ấn này gia trì, nên
Mau mãn Đàn Na Ba La Mật (Dāna-pāramitā:Bố Thí Ba La Mật Đa) Kim Cương Hy Hý Chân Ngôn là:
“Án, ma hạ la để”
OṂ– MAHĀ-RATI
_ Tiếp kết Kim Cương Man Cúng Dường
Y Hy Hý trước, thẳng cánh tay
Do kết Ấn này gia trì, nên
Sẽ mãn Tịnh Giới Ba La Mật (Śīla-pāramitā) Kim Cương Man Chân Ngôn là:
“Án, lỗ ba thú tỳ”
OṂ – RŪPA ŚOBHE
_ Tiếp kết Kim Cương Ca Vịnh Ấn
Man (vòng hoa) đến ngang miệng, bung xuống dưới
Do kết Kim Cương Ca Vịnh Ấn
Mau được An Nhẫn Ba La Mật (Kṣānti-pāramitā) Kim Cương Ca Vịnh Chân Ngôn là:
“Án, thú-lỗ đát-la táo khê”
OṂ– ŚOTRA SAUKHYE
_ Tiếp kết Kim Cương Vũ Cúng Dường
Hai tay xoay quyền như thế múa
Do kết Vũ Ấn, sức gia trì
Mau mãn Tinh Tiến Ba La Mật (Vīrya-pāramitā) Kim Cương Vũ Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc bố nhĩ “
OṂ –SARVA PUṆYE
_ Tiếp kết Kim Cương Ngoại Cúng Dường
Phộc Ấn ngang tim, hướng dưới bung
Do sức kết Thiêu Hương Ấn nên
Sẽ chứng Tĩnh Lự Ba La Mật (Dhyāna-pāramitā:Thiền Định Ba La Mật Đa) Kim Cương Thiêu Hương Chân Ngôn là:
“Án, bát-la hạ-la nễ ninh”
OṂ –PRAHLA DINI
_ Tiếp kết Kim Cương Tán Hoa Ấn
Phộc Ấn ngửa giải, như rải hoa
Do kết Tán Hoa Ấn gia trì
Mau chứng Bát Nhã Ba La Mật (Prajñā-pāramitā) Kim Cương Tán Hoa Chân Ngôn là:
“Án, bát la nga mê”
OṂ –PHĀLA GAMI
_ Tiếp kết Kim Cương Đăng Minh Ấn
Ngoại Phộc, Thiền Trí (2 ngón cái) hợp như phướng
Do kết Kim Cương Đăng Minh Ấn
Sẽ được Phương Tiện Ba La Mật (Upāya-pāramitā) Kim Cương Đăng Minh Chân Ngôn là:
“Án, tô đế nhạ ngật-lý”
OṂ–SUTEJA AGRI
_ Tiếp kết Kim Cương Đồ Hương Ấn
Nguyệt (Kim Cương Phộc) ngang ngực rải như xoa hương
Do kết Đồ Hương Ấn gia trì
Mau mãn Thệ Nguyện Ba La Mật (Praṇidhāna-pāramitā) Kim Cương Đồ Hương Chân Ngôn là:
“Án, tô hiến đãng nghĩ ”OṂ–SUGANDHA AṄGI
_ Người tu hành tiếp nên tụng Đại Thánh Văn Thù Sư Lợi nhất bát bách danh tán dương vô lượng Công Đức của Bản Tôn với chúng Thánh.
Tán là:
1_ Y sái củ ma la, bả la la-tha nga đá nam
2_ Tất địa ma nhạ dã, đa lộ ca hứ đá nam
3_ Thất-nghi duệ tỷ, tát phộc hứ đế nhạ nga để, bát-la nê đá lệ
4_ Thuật đà đổ ninh hiệt-xá đổ mô khất-sái, vĩ nỗ nam
5_ Tát để-dã na dạ khất-sái ma vĩ lý-diễn phộc hứ đa, tức đá
6_ Mỗi đát-la, la sa na na nẵng la đá duệ
7_ Tất địa bà phệ sa na đế số nhạ ninh số nẵng nương yết mai tả nẵng
8_ Tất địa mẫu bế lệ
9_ Mãn đát-la phộc lệ sa na đổ sắt-trí la đá duệ
10_ Xá na ninh cật-la, đà lệ đát tha mãn tộ đà lệ phộc
11_ Đạt la-sái dĩ ma la, bát-la vạt đa dĩ chước cật-lam
12_ Tố bỉ la tả cật-la đà lỗ, y hạ dục cật-đa
13_ Phộc tả nễ nhĩ-dã ma nỗ tỳ la ma duệ tả
14_ Phộc lý xả toản đổ vĩ phộc nhĩ đa ninh để-dã
15_ Niệp nhĩ-dã ma nỗ la ma yết noa tố khư tả
16_ Tất-lệ ma nê dạ ma độ la, a nỗ củ la
17_ Tức đa ma hạ la na ninh táo xí-dã, bát-la na tả
18_ Mãn tộ lý để sa mẫu nễ la dã mẫu đà
19_ Duệ tả nẵng xá chỉ-dã, bát-la sa phộc ma nhạ nan
20_ Đế chuỷ đát tha nghiệt đa, chĩ-nhương nẵng, vĩ thế sái
21_ Đế số tố đá đát tha bộ nhĩ, bát-la vĩ sắt-tra
22_ Niệp nhĩ-dã bát cật-la sắt-tra, đát tha nghiệt đa, tăng xí-dã
23_ Đế chuỷ tố lệ thấp-phộc la, lộ ca, bát la bà phộc ma nhạ nẵng ma lạc chỉdã
24_ Lỗ ty-dã, a lỗ ty-dã, đát tha, a tha bộ ma
25_ Ca nhĩ nẵng, niệp nhĩ-dã ninh-lý nhạ
26_ Ma nỗ nhạ phộc dụ nghĩ nẵng
27_ Tất địa nghiệt đá đát tha lộ kế
28_ Tát phộc vĩ thuỷ sắt-tra, đát tha nẵng la, mục xí-dã
29_ Tát đát phộc ma táo nhương sa vĩ nễ-dã để yết thất-chất
30_ Dụ bát-la để nhạ ninh đổ đát tả thất-lý dạ duệ
31_ Ê sái thất-lý dược, bả lý yết lạp-chủy đát đổ tỳ-diễm
32_ Mạn tộ lý để bát-la để nhạ ninh đổ
33_ Một đà, mạn tộ thất-lý diệp bả lý yết lạp-chuỷ đát đổ tỳ-diễm
34_ Nẵng ma nhĩ diễn đát tha bố la-phộc nhĩ ninh tỳ
35_ Ê sái cật-lý đá, đa phộc tăng chỉ-nê đa yết lạp bế
36_ Niệp nhĩ-dã, ma nẵng nga đa,
37_ Một đà ma để đái
38_ Nẵng ma thất-lỗ nê diệp, bả lý sa-đa phệ thuật độ
39_ Nẵng nương ma nỗ bà vĩ, ê ca ma nỗ phộc
40_ Đát tả, y diễn thuỷ phộc phiến để, bà phệ diêm
41_ Mạo địa, phộc la bà vĩ, a ngật-la vĩ thuỷ sắt-tra
42_ Mãn đát-la, a thế sái đổ, tất địa bà phệ dạ
43_ Ốt đa ma, dụ ninh nga để, bát-la để lệ bệ
44_ Ốt đa ma, đạt ma tam thất-la dĩ ninh nguyện
45_ Vĩ cận-nẵng, vĩ phộc nhĩ đa, tất địa bà phệ dã
46_ Chỉ tất-tất đa, mãn đát-la, bát-la sa đà dĩ đát tông
47_ Khất-sái bất-lỗ sa nghiệt lạc để, mạo địa nột mẫn nại lam
48_ Lạp tả để, mạo địa nghiệt thuỷ, mẫu ninh mục toàn-dữu
49_ Nghiệt đát-phộc ninh sử na để, tát đát-phộc, hứ đát la-tham
50_ Một địa-dã để, mạo địa bát-la vạt đa dĩ tả cật-lam
51_ Ê sái ngu noa ca thể đố nhĩ nẵng mục khế
52_ Mạn tộ thất-lý diễn đát-phộc dĩ tăng sa-ma lý nẵng hàm
53_ A tiến để-dã, ngu noa ca thể đá nhĩ nẵng mục khế
54_ Nại thuỷ đổ ninh để-dã, bát-la bà phộc đát-phộc nễ diêm
55_ Bố la-phộc nga tát phộc thiết đái nhĩ nẵng mục khế
56_ Yết lạp-bả bà nãi dã ma thước chỉ-dã ma tăng khế
57_ Mãn đát-la nghiệt đá đa phộc, thuật đà củ ma la
58_ Mạn tộ thất-lý diễn đa phộc, mãn đát-la tả lý diêm
59_ Bà sử đa tát phộc ma thế sái ca một đãi
60_ Ê sái, củ ma la tha tát phộc nga đá phệ
61_ Xá sa nẵng đổ tỳ-dã nẵng lô đa ma địa la
62_ Thuật đà, phộc sa ninh ninh sát la-noa nhĩ nẵng phệ
63_ Tát đát-phộc ma thế sái đa duệ, y hạ tán đá
64_ Nẵng cật-la nhĩ mãn đát-la đát-phộc nễ dã ca na tân đa
65_ Nẵng bỉ yết thản tử hứ duệ đa phộc, mãn đát-la nhĩ để
Hành Giả tụng Tán Thán xong, kết Căn Bản Đẳng Ấn gia Tự Thân, tưởng đồng với Diệu Cát Tường Bồ Tát. Chẳng giải Ấn này, tụng Kim Cương Bách Tự Chân Ngôn
Giả sử trong đời quá khứ đã gây tạo mọi loại nghiệp ác, tất cả tội chướng của nhóm năm Vô Gián…Do Bách Tự Chân ngôn này gia trì, cho nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt, thấy thân được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội
Nếu Tâm tán loạn, đếm tụng Chân Ngôn hoặc bảy, 21 cho đến 108 biến sẽ mau cùng với Tam Muội tương ứng Bách Tự Chân Ngôn là:
“Án, khát nga tát đát-la (1) tam ma dã ma nỗ bá la dã (2) khát nga tát đátphộc (3) đát phệ nỗ bả để sắt-xá (4) niết lý-trạc minh bà phộc (5) tố đổ số minh bà phộc (6) a nỗ la cật-đố minh bà phộc (7) tố báo số minh bà phộc (8) tát phộc tất địa-dâm minh, bát-la duệ tha (9) tát phộc yết ma tố tả minh (10) tức đa, thất-lý dược củ lỗ (11) hồng, hạ, hạ, hạ, hạ, hộc, bà nga tông (12) tát phộc đát tha nghiệt đa (13) khát nga, ma, minh, môn tả (14) khát nghĩ bà phoc, ma hạ tam ma dã, tát đát-phộc, Ác (15)”
OṂ–KHAḌGA-SATVA SAMAYAM ANUPĀLAYA – KHAḌGA-SATVA TVENA UPATIṢṬA – DṚḌHO ME BHAVA- SUTOṢYO ME BHAVA-ANURAKTO ME BHAVA- SUPUṢYO ME BHAVA _ SARVA SIDDHIṂ ME PRAYACCHA SARVA KARMASU CA ME CITTA ŚRĪYAṂ KURU HŪṂ HA HA HA HA HOḤ – BHAGAVAṂ – SARVA TATHĀGATA-KHAḌGA, MĀ ME MUṂCA _KHAḌGĪ BHAVA- MAHĀ-SAMAYA SATVA- ĀḤ
Chân Ngôn này có uy lực lớn. Người tu hành, giả sử phạm Tam Muội Gia (Samaya), quán niệm chẳng theo thứ tự, hoặc hôn trầm trạo cử, đã phạm lỗi lầm. Do đếm tụng Chân Ngôn này gia trì cho nên hay khiến Hành Giả đầy đủ Công Đức Thượng Phẩm phụ cho chỗ phạm lúc trước chẳng thành lỗi; tăng ích cho uy lực, mau tương ứng với Tam Ma Địa
Chẳng bung Ấn lúc trước, quán kỹ lưỡng phía trước mặt có Bản Tôn với tưởng thân của mình như Bản Tôn không có khác, mỗi mỗi quán kỹ lưỡng, hiểu rõ ràng. Lại nên để Ấn này ngang trái tim, liền tụng Ngũ Tự Đà La Ni là:
“A la bả tả nẵng”
A RA PA CA NA
Người tu hành dùng Kim Cương Ngữ, hoặc Liên Hoa Ngữ mỗi mỗi hiểu rõ ràng. Tụng Ngũ Tự Chân Ngôn này bảy biến hoặc 21 biến gia trì bốn nơi, rồi bung tán Ấn trên đỉnh đầu
_ Liền lấy tràng hạt cuộn tròn ở trong lòng bàn tay, dùng Thiên Chuyển Chân Ngôn gia trì bảy biến Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la ngục tứ-dã, nhạ bả, tam ma duệ, hồng”
*) OṂ– VAJRA-GUHYA JĀPA SAMAYE HŪṂ
Sau đó hai tay cầm tràng hạt để ngang trái tim, trụ Bản Tôn Tam Ma Địa, niệm tụng chẳng chậm chẳng gấp, hoặc 108 biến, hoặc một ngàn cho đến một vạn…Niệm tụng số xong, hai tay nâng tràng hạt, an ở trên đỉnh đầu. Sau đó để lại chỗ cũ (bản xứ)
_ Nếu Tam Ma Địa Niệm Tụng, Ngang trái tim, quán Đại Viên Kính Trí bên trong bày 5 chữ mỗi mỗi quán kỹ lưỡng, tuỳ theo nghĩa tương ứng, Tâm hợp với Bát Nhã Ba La Mật. Đây gọi là Tam Ma Địa Niệm Tụng
_Nếu thân mệt mỏi, liền kết Bản Tôn Kiếm Ấn tụng Ngũ Tự Chân Ngôn bảy biến. Lại dùng tám Đại Cúng Dường cúng dường chư Phật, dùng âm từ màu nhiệm xưng dương khen ngợi, hiến nước Át Già, dùng Giáng Tam Thế Ấn xoay theo bên phải để giải Giới.
Liền kết Kim Cương Lợi Kiếm Ấn phụng tống các Thánh đều quay về Bản Cung.
Phát Khiển Chân Ngôn là:
“Án, cật-lý đố phộc (1) tát phộc tát đát-phộc la-tha (2) tất địa nại đá (3) duệ tha, nỗ nga nghiệt sai đà-tông, mẫu đà vĩ sái diêm (5) bổ nẵng la nga (6) ma nẵng dã đổ. An, phộc nhật-la để khất-sử-noa, mục”
OM – KRTOVAḤ, SARVA SATVA ARTHA SIDDHIRDATTA YATHA ANUGĀGACCHATHAṂ BUDDHA-VIṢAYAṂ PUNARĀGAMANĀYATU – OṂ– VAJRA-TĪKṢṆA MUḤ.
Tác Pháp này xong. Lại dùng Tam Muội Gia Ấn tụng Gia Trì Chân Ngôn đem ấn bốn nơi, sau đó Quán Đỉnh, mặc giáp trụ Kim Cương.
Y theo trước bốn lễ, lễ Phật ở bốn phương, Sám Hối, Phát Nguyện….
Sau đó y theo nơi nhàn tĩnh, nghiêm dùng hương hoa, trụ Bản Tôn Tam Ma Địa, đọc tụng Phương Quảng (Vaipulya), tất cả Kinh Điển Đại Thừa (Mahā-yāna), Đại Phẩm của Đại Bát Nhã cho đến Văn Thù Bát Nhã…..rồi tùy ý kinh hành (Caṅkramana)
Bát Nhã Đại Phẩm với hai chữ
Ngày đêm bốn thời tinh tiến tu
Đời này chứng được Hoan Hỷ Địa (Pramiditā-bhūmi) Mười sáu đời sau thành Chính Giác.
Văn Thù Sư Lợi Phẫn Nộ Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la để khất-sử-noa, câu lỗ đà, thân na, hồng phán tra”
OṂ_ VAJRA-TĪKṢṆA KRODHA_ CCHINDA _ HŪṂ PHAṬ
Dùng Chân Ngôn này: Hộ Thân, Tịch Trừ, Kết Giới, tịnh các hương hoa với tất cả vật cúng… đều được
Nguyện cho chúng sinh gặp Giáo này
Văn Thù (Maṃjuśrī) thường làm Thiện Tri Thức
Mau chứng Trí Bát Nhã khéo léo
Mau thành Vô Thượng Lưỡng Túc Tôn
VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT NGŨ TỰ DU GIÀ CHÂN NGÔN NGHI QUỸ
_MỘT QUYỂN (Hết)_
(Kèm thêm một Chân Ngôn phụ theo bày ra)
Hiệu chỉnh xong vào ngày 10/03/2012