NGŨ TỰ ĐÀ LA NI TỤNG

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Sưu tập Thủ Ấn, phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Trong trăm ngàn Du Già (Yoga)

Kim Cương Đại Sư nói

Thánh Mạn Thù Đồng Tử (Ārya-maṃjuśrī-kumāra)

Ngũ Tự Bí Mật Pháp

Người tu Tam Muội (Samādhi) này

Mau vào các Phật Tuệ (Buddha-mati)

Hay dùng thân phàm phu

Thấy thành tựu thân Phật (Buddha-kāya)

Pháp này rất bí mật

Đại Sư dùng miệng truyền

Nên mặc giáp Tinh Tiến

Y Pháp chẳng y Người

Pháp Như Lai không hai

Tin trong sạch đắc được

Giống như mưa rưới khắp

Đất màu mỡ tăng trưởng

Mật Giáo của Thế Tôn

Người Trí hợp tu tập

Tính chúng sinh hẹp kém

Mê vào khổ ba cõi (tam hữu)

Tuy nghe Pháp thắng thượng

Chẳng sinh ý dũng tiến

Người Trí sinh thương xót

Vì đây, cầu hiểu trước

Giống như gần núi báu

Người Trí đến chọn lấy

Người ngu biết chẳng đi

Ngày dài, chịu mọi khổ

_ Nếu có nghe Pháp này

Liền biết lối tối thắng

Trụ ở Nguyện to lớn (đại nguyện)

_ Nếu có nghe Pháp này

Run sợ, buồn vui sâu

Khóc lóc, thân dựng lông

Người đấy có thể học

_ Nếu có nghe Pháp này

Một lòng liền chẳng loạn

Các Căn sạch, ưa thích

Người đấy có thể học

_ Nếu có nghe Pháp này

Tuỳ được vị Thiền Duyệt

Chẳng thích vui của đời (thế lạc)

Người đấy có thể học

_ Nếu có nghe Pháp này

Chẳng đợi Thời với Ngày

Chẳng cầu Pháp đầy đủ

Chỉ dùng Tâm tiến thẳng

Chẳng ở các vật cúng

Khổ mong cầu chẳng được

Khéo biết Pháp, cúng dường

Người đấy có thể học

_ Lúc tụng tập Chân Ngôn

Như Vị (mùi vị) Thiên Cam Lộ (Cam Lộ của Trời)

Một lòng đều nguyện nghe

Người đấy có thể học

_ Hai tay kết Bí Ấn

Tưởng làm ân nặng lớn

Giống như nâng Tu Di (Sumeru)

Người đấy có thể học

_ Pháp này, chư Phật vì

Bậc Tối Thượng Thừa nói

Kẻ căn tính thấp kém

Nghi ngờ chẳng thể tin

Tính chúng sinh vốn sạch

Sức Bản Thệ (Samaya) chư Phật

Dùng Pháp Ấn (Dharma-mudra) tương ứng

Hiện thành các thân Thánh (Ārya-kāya)

Ở trong một chỗ ngồi

Liền thành Tối Chính Giác

_ Nếu người tuỳ Pháp này

Nên tin tưởng như vậy

Hoặc khởi ở một niệm

Nói Ta là phàm phu

Đồng chê Phật ba đời

Trong Pháp, kết tội nặng

_ Chưa nhận Quán Đỉnh Vị

Với chẳng phải đồng sự (người làm chung công việc)

Chẳng nên vọng xưng nói

Như giữ ngọc trong tóc

_ Như Kinh nói nơi chốn

Hoặc ở A Luyện Nhã (Araṇya)

Sông, ao với bờ biển

Núi trong sạch nổi tiếng

Được Đạo (Mārga), chuyển Pháp Luân (Dharma-cakra: bánh xe Pháp)

Nơi người Tiên (Ṛṣī) thành tựu

_ Chọn đất, dựng tịnh xá

Tuỳ thuận vào cảnh giới

Xoa đất: sạch, bằng, tốt

Rải bày các hoa mùa

Trợ Pháp như Luật Nghi (Saṃvaraḥ)

Như các Bộ đã nói

_ Trong sạch tắm gội Thể (thân thể)

Mặc quần áo thượng diệu

Xoa hương khiến nghiêm tốt

Đến ở cửa Tịnh Xá

Trước tưởng thân hình mình

Làm Kim Cương Tát Đoả (Vajra-satva)

Tay trái cầm Kim Cương (chày Kim Cương)

Phải cầm Kim Cương Khánh (cái khánh Kim Cương)

Cánh cửa, xưng chữ Hồng (HŪṂ)

Trợn mắt (nộ mục) trừ bất tường (điều chẳng lành)

_ Cúi năm vóc sát đất

Kính lễ chân Thế Tôn

Một lòng xin quy mệnh

Tác tưởng Phật thường trụ

Qùy hai gối, thẳng lưng

Tỏ bày các lỗi lầm

Dùng câu trong sạch này

Khẩn thành xin Sám Hối

“Án, tát phộc bà phộc, thú đà tát phộc đạt ma, tát phộc bà phộc, thú độ hàm”

OṂ– SVABHĀVA ŚUDDHA – SARVA DHARMA SVABHĀVA ŚUDDHA-UHĀṂ

Nên ngầm tụng một biến

Miệng xưng câu chữ

Vô lượng tội gom chứa

Trong sạch, không có sót

 

_ Tiếp dùng Tâm kiền thỉnh

Kết Kim Cương Khởi Ấn

Ngầm tụng Mật Ngữ này

Triệu tập mười phương Phật

Hai tay Kim Cương Quyền

Cùng móc độ Đàn Tuệ (2 ngón út)

Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng hợp ngọn

 

Ngang tim, ngửa, tam chiêu (chiêu vời ba lần)

Liền biết các Như Lai

Đều từ Tam Muội khởi

“Án, phộc nhật-lộ để sắt-xá”

OṂ – VAJRA TIṢṬA

Nên quán trong hư không

Chư Phật với chúng Thánh

Tràn đầy biển Pháp Giới (Dharma-dhātu)

Không có hở khoảng nào

Đều dùng sức Thệ Nguyện

Đều giáng đến Đạo Trường (Maṇḍala)

 

_ Kết Kim Cương Trì Ấn

Tưởng lễ chân chư Phật

Hai tay cùng chung lưng

Đàn Tuệ (2 ngón út) Thiền Trí (2 ngón cái) móc

Tưởng lễ các Như Lai

Quỳ thẳng (thẳng lưng) bung trên đỉnh

“Án, phộc nhật-la, vật”

OṂ_ VAJRA VIḤ.

 

_ Pháp ngồi (toạ pháp) có bốn loại

Tuỳ việc, tiếp nên làm

Thẳng thân, định chi tiết

Phu Toạ (xếp đùi vế bằng phẳng, ngồi ngay thẳng), vành trăng trong

Liền dùng chữ Ma ( MA) Tra (Ṭ)

Hai mắt làm Nhật (mặt trời) Nguyệt (mặt trăng)

Duỗi phóng lửa Kim Cương

Ngắm nhìn các Như Lai

Tiếp, ngoái nhìn các phương

Đốt trừ loài gây chướng

Tim, lưỡi với hai tay

Chữ Hồng (HŪṂ) bốc sáng vàng (kim quang)

Giống như các Như Lai

Tướng màu nhiệm nói Pháp

 

_ Tiếp đối mười phương Phật

Kết Đại Thệ Nguyện Ấn

Mười độ (10 ngón tay) Kim Cương Phộc

Dựng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) thành ngọn

Bày Phật với các Thánh

Cầu nhớ Nguyện xưa kia

“Án, tam ma gia, tát-đát-tông”

OṂ– SAMAYA STVAṂ

_ Tiếp kết Hoan Hỷ Ấn

Hiến Tam Muội ưa thích

Mười ngón cài chéo ngoài

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) hợp giao trong Đàn Tuệ (2 ngón út) và Thiền Trí (2 ngón cái) Cùng hợp nhau mà dựng.

“Án, tam ma gia, hộc, tô lạt đa, tát-đát-tông”

OṂ– SAMAYA HOḤ SURATA STVAṂ

_ Quán ở trên hai vú

Phải Đát La (TRĀ), trái Tra (Ṭ)

Như cửa nẻo cung thất

Tụng câu Bí Ngôn này

Liền dùng Kim Cương Phộc

Ba lần kéo đẩy, mở

“Án, phộc nhật-la, mãn đà, đát-la tra”

OṂ_ VAJRA-BANDHA TRĀṬ

 

_ Quán sen tám cánh trước

Chữ A màu sáng trắng

Hai tay Kim Cương Phộc

Thiền Trí (2 ngón cái) nhập vào trong

Tụng Bí Mật Ngôn này

Chữ chảy vào trong Điện

“Án, phộc nhật-la, phệ xá, ác”

OṂ – VAJRA AVIŚA _AḤ

_ Như Nhập Tự Ấn trước

Độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) co trụ

Dùng Hạp Tâm Môn này

Chữ Trí (AḤ) được bền chắc

“Án, phộc nhật-la mẫu sắt-trí, hàm”

OṂ– VAJRA-MUṢṬI _VAṂ

_ Tiếp kết Giáng Tam Thế

Trụ Phẫn Nộ Tam Muội (Krodha-samādhi)

Người muốn làm Pháp này

Trước trụ Tâm Đại Bi (Mahā-kāruṇa-citta)

Hai tay Kim Cương Quyền

Đàn Tuệ (2 ngón út) móc ngược nhau

Độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) mở dựng

Trụ ở tướng quát hét

Chau mày, cười mà giận

Bốn Hồng (HŪṂ) như tiếng sấm

Quán nhóm chúng Mật Tích

Nhận dạy bảo, đứng hầu

Chuyển trái thành Tịch Trừ

Chuyển phải thành Kết Giới

“Án, tốn bà nễ, tốn bà hồng, cật-lý hận noa, cật-lý hận noa, hồng cật-lý hận noa bá gia, hồng, a nẵng gia, hộc, bà nga tông, phộc nhật-la, hồng phát tra”.

OṂ_ SUMBHA NISUMBHA HŪṂ _GṚHṆA GṚHṆA HŪṂ _ GṚHṆA APAYA HŪṂ_ ĀNAYA HOḤ BHAGAVAṂ VAJRA HŪṂ PHAṬ.

_ Tiếp kết Tam Muội Ấn Hành Giả trụ Tam Muội

Hai tay cài chéo ngoài

Ngửa ở trên Già Toạ

Ngồi thẳng, hợp miệng răng

Sổ Tức (đếm hơi thở) khiến Tâm định

Trước, Như Lai đã thỉnh

Tràn khắp cõi hư không

Búng tay cảnh giác Ta

Khiến quán A Tự Môn 

Ngầm tụng Mật Ngữ này

Nhận dạy bảo, đứng hầu

“Án, tức đa bát-la để vị đặng, ca lộ di ”

OṂ – CITTA PRATIVEDHAṂ KARA-UMI

_ Nên ngầm tụng một biến Liền tưởng làm vành trăng

Muốn trong sạch gấp bội

Tụng Bí Mật Ngôn này

“Án, mạo địa tức đa mẫu đát-bả na dạ di ”

OṂ– BODHI-CITTAM UTPĀDA YĀMI

_ Ở vành trăng trong sạch

Quán chủng tử, chữ Đạm (DHAṂ)

Thành cây kiếm Kim Cương

Tụng Bí Mật Ngữ này

“Án, để sắt-xá, phộc nhật-la, để khất-sắt-noa”

OṂ– TIṢṬA VAJRA-TĪKṢṆA

_ Ở vành trăng trong sạch

Sắc bén đến sáng tỏ

Tiếp nên dần vòng khắp

Lớn ngang bằng hư không

“Án, tát phả la, phộc nhật-la, để khất-sắt-noa ”

OṂ– SPHARA VAJRA-TĪKṢṆA

Cũng chẳng thấy thân mình

Cùng với tất cả tướng

 

_ Tiếp nên dần quán Kiếm (cây kiếm)

Tụng Thu Nhiếp Ngôn này

“Án, tăng hạ la, phộc nhật-la, để khất-sắt-noa ”

OṂ – SAṂHARA VAJRA-TĪKṢṆA

Như Lai ở hư không

Tuỳ theo Kiếm, nhỏ dần

Ngang bằng thân mình xong

Liền thành hình Bản Thánh

Thân như màu vàng tía

Làm tướng Diệu Đồng Tử

Năm búi (tóc) trang điểm đầu

Báu mão: mão Ngũ Phương (mão báu có 5 đức Phật)

Hữu (tay phải) cầm Kim Cương Kiếm (Vajra-khaḍga:cây Kiếm Kim Cương)

Trên phát màu lửa rực

Tay trái cầm sen xanh

Có Kinh Phạn Bát Nhã

Trụ các Diệu Sắc Tướng

Thân ở vành trăng trong

 

_ Hành Giả trụ đây xong

Nên tác suy tư này:

“Nay Ta trụ bền chắc

Thân của Kim Cương Kiếm (Vajra-khaḍga)

Thân của Tam Muội Gia (Samaya)

Ma Ha Tam Muội Gia (Mahā-samaya)

Các Như Lai ba đời

Hiện thành Đẳng Chính Giác

Ta trụ Tam Muội này

Làm thân Kim Cương Kiếm

_ Tác suy nghĩ này xong

Đồng với tụng Mật Ngữ

Nên kết Bản Thánh Ấn

Gia trì Tam Muội Hình

Hai tay cài chéo ngoài

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) đều duỗi thẳng

Co lóng trên hai ngón

Giống như dạng mũi kiếm

Tim, trán, họng với đỉnh

Đều tụng đây một biến

“Án, nậu khư thử ná, đạm”

OṂ_ DUḤKHA CCHEDA _DHAṂ

 

_ Lại kết Ngũ Kế Ấn

Khiến đầy đủ các Tướng

Giới (ngón vô danh trái) Tuệ (ngón út phải) với Đàn (ngón út trái) Phương (ngón vô danh phải)

Độ Tiến (ngón trỏ trái) Thiền (ngón cái trái) Lực (ngón trỏ phải) Trí (ngón cái phải)

Nhóm Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) đều hợp

Dạng Ấn như năm ngọn

An tim, hai vai, họng

Sau cùng để trên đỉnh

Đây tên Ngũ Kế Ấn

 

Tụng Bản Chân Ngôn này

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam, a bát-la để hạ đa xá sa na nam. Đát nễdã tha: Án, la la, tam-ma la, a bát-la để hạ đa xá sa na nam, câu ma la, lộ bả đà lý nê, hồng, sa-phả tra, sa-phả tra, sa-phộc ha”

 

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ APRATIHATA-ŚASANĀNĀṂ TADYATHĀ: OṂ _ RA RA SMARA APRATIHATA-ŚASANA KUMĀRARŪPA- DHĀRAṆĪ _ HŪṂ HŪṂ _ SPHAṬ SVĀHĀ

 

_ Tiếp kết Quán Đỉnh Ấn

Hai tay hợp chưởng ấy

Thiền Trí (2 ngón cái) vào ở trong

Tiến Lực (2 ngón trỏ) dạng Ma Ni (Maṇi: viên ngọc)

Để trán, tụng Mật Ngữ

Tưởng Phật quán đỉnh Ta

“Án, la đát-nẵng, cú xá, a ngật-lý-gia, hồng”

OṂ_ RATNA-KUŚA AGRYA HŪṂ

 

_ Tiếp kết Bảo Man Ấn Ấn trước chia hai phần

Trước trán với sau đỉnh

Dùng Ấn quấn ba vòng

Trước từ Đàn Tuệ (2 ngón út) mở

Như thế rũ dây đai

“Án, la đát na, cú xá, a ngật-lý-gia, ma lệ”

OṂ_ RATNA-KUŚA AGRYA MĀLE

 

_ Tiếp mặc Giáp bền chắc

Hai tay Kim Cương Quyền

Giao duỗi độ Tiến Lực (2 ngón trỏ)

Án (OṂ), Châm (ṬUṂ) tưởng mặt ngón

Sáng xanh lục chẳng dứt

Giống như rút tơ sen

Tim, lưng, rốn với eo

Hai gối với sau mông

Dần đến họng với đỉnh

Tiếp trán với sau đỉnh

Tiến Lực (2 ngón trỏ) quấn ba vòng

Trước từ Đàn Tuệ (2 ngón út) buông

Hai tay rũ Thiên Y (áo khoác ngoài)

Đây tên Từ Bi Giáp

“Án, phộc nhật-la, ca phộc chế, phộc nhật-la cú lô, phộc nhật-la, phộc nhậtlý, hàm”

*) OṂ_ VAJRA-KAVACE VAJRA KURU _ VAJRA VAJRĪ _ HŪṂ

 

_ Tiếp ở tim tượng vẽ

Quán chữ Đạm (DHAṂ) làm Kiếm (cây kiếm)

Lại thành Thể Bản Tôn

Như lúc trước đã quán

Liền dùng Câu Ấn thỉnh

Hai tay Kim Cương Quyền

Đàn Tuệ (2 ngón út) móc ngược nhau

Thẳng Lực (ngón trỏ phải), co Tiến (ngón trỏ trái) vời

“Án, phộc nhật-lưỡng, cú xá, nhược”

OṂ– VAJRA-AṂKUŚA_ JAḤ

 

_ Tiếp dùng Sách Ấn vào

Tướng An đồng lúc trước

Chỉ dùng Độ Tiến Lực (2 ngón trỏ)

Trụ nhau như cái vòng

“Án, phộc nhật-la, ba xá, hồng”

OṂ– VAJRA-PĀŚA_ HŪṂ

 

_ Tiếp dùng Toả Ấn dừng

Hai tay Kim Cương Quyền

Tiến Lực (2 ngón trỏ) như móc khoá

Dùng đây, hay dừng trụ

“Án, phộc nhật-la, tát-phổ tra, hàm”

OṂ– VAJRA-SPHOṬA_ VAṂ

 

_ Tiếp dùng Khánh Ấn vui

Lại dùng An lúc trước

Độ Đàn Tuệ (2 ngón út) Tiến Lực (2 ngón trỏ)

Mỗi mỗi móc ngược nhau

“Án, phộc nhật-la, kiện trà, hộc”

OṂ– VAJRA-GHAṂṬA_ HOḤ

 

_ Tiếp nên hiến Át Già

Diệu khí đầy nước thơm

Kèm để hoa vi diệu

Nâng đến trán để hiến

“Án, phộc nhật-lộ ná ca sách”

OṂ_ VAJRA-UDAKA ṬHAḤ

 

_ Tiếp kến bốn Nội Cúng

Biến Chiếu Tôn (Vairocana) hoá hiện

Ma Ha La Để Nữ (Mahā-rati)

Vui thích hiến chư Thánh

Hai tay Kim Cương Phộc

Kèm Thiền Trí (2 ngón cái) rồi duỗi

 

Quán mây Diệu Kỹ Nữ

Tràn đầy mười phương cõi

“Án, ma ha la để”

OṂ– MAHĀ-RATI

 

_ Tiếp dùng Man Ấn hiến

Duỗi Tý (cánh tay), nâng phía trước

Quán mây Diệu Bảo Man (vòng hoa báu màu nhiệm)

Tràn đầy hư không giới

“Án, lộ ba thú tỳ”

OṂ– RŪPA ŚOBHE

 

_ Tiếp kết Ca Vịnh Ấn

Dùng đây để cúng dường

Ấn trước từ lỗ rốn

Dần lên đến miệng, buông

Tưởng âm Khẩn Na La (Kiṃnara)

Cúng dường các chúng Thánh “Án, thú-lô đát-la táo xí-duệ”

OṂ– ŚOTRA SAUKHYE

 

_ Tiếp dùng Vũ Cúng Dường

Dâng hiến Thánh mười phương

Hai tay Kim Cương Quyền

Chuyễn phải, bung trên đỉnh

Tưởng mây Diệu Kỹ Nhạc

Tràn khắp các Thế Giới

“Án, tát phộc bổ nhi-duệ”

OṂ–SARVA PUṆYE

 

_ Tiếp dùng Phần Hương Ấn

Xông khắp các Thế Giới

Kim Cương Phộc buông xuống

May hương khắp Pháp Giới

“Án, phộc nhật-la, độ bế”

OṂ_ VAJRA-DHŪPE

 

_ Tiếp dùng Tán Hoa Ấn

Trang nghiêm các Thế Giới

Kim Cương Phộc, bung lên

Lưới hoa khắp hư không

“Án, phộc nhật-la, bổ sáp bế”

OṂ_ VAJRA-PUṢPE

 

_ Tiếp hiến Trí Đăng Ấn

Đốt cháy các U Minh

Thiền Trí (2 ngón cái) cùng ép nhau

Khắp Trí Tuệ Quang này

 

“Án, phộc nhật-la, lỗ kế”

OṂ_VAJRA-ĀLOKE

 

_ Tiếp hiến Đồ Hương Ấn

Ngang ngực, thế xoa hương

Dùng mây hương giải thoát

Tịnh khắp các chúng sinh

 

“Án, phộc nhật-la, hiến đề”

OṂ _VAJRA-GANDHE

 

_ Nội Ngoại Cúng Dường xong

Thứ tự nên thuận niệm

Kết Bí Căn Bản Ấn

Tụng Bách Tự Chân Ngôn

Án, khiết lý-nga tát đát-phộc, tham ma gia ma nỗ bá la dã, khiết lý-nga tát đát-phộc, đát vĩ nỗ bả để sắt-xá, niết lý-trụ minh bà phộc, tố đổ sắt-dụ minh bà phộc, a nộ la cật-đô mỵ bà phộc, tố bổ sắt-dụ mỵ bà phộc, tát bà tất địa nhĩ, bát-la dã sai, tát phộc yết ma tố giả mỵ, chỉ đa, thất-lợi dược cú lỗ, hồng, ha, ha, ha, ha, hộc, bà nga phạm, tát phộc đát tha nghiệt đa, khát lật-nga, ma, mỵ, muộn giả, khát lật-nghê bà phộc, ma ha tam ma gia, tát đát-phộc, Ác

OṂ–KHAḌGA-SATVA SAMAYAM ANUPĀLAYA – KHAḌGA-SATVA TVENA UPATIṢṬA – DṚḌHO ME BHAVA- SUTOṢYO ME BHAVA-

ANURAKTO ME BHAVA- SUPUṢYO ME BHAVA _ SARVA SIDDHIṂ ME PRAYACCHA SARVA KARMASU CA ME CITTA ŚRĪYAṂ KURU HŪṂ HA

HA HA HA HOḤ – BHAGAVAṂ – SARVA TATHĀGATA-KHAḌGA, MĀ ME MUṂCA _KHAḌGĪ BHAVA- MAHĀ-SAMAYA SATVA- ĀḤ

 

_ Chẳng giải Căn Bản Ấn

Liền xưng xong, niệm Minh (vidya)

“A la bả giả ná”

A RA PA CA NA

 

_ Pháp Niệm có bốn loại

Một là Tam Ma Địa (Samādhi)

Là quán Minh đã niệm

Miệng Bản Tôn tuôn ra

Tuỳ quang (ánh sáng) vào miệng Ta

Xoay phải bày trăng tim

Như dùng ngọc thuỷ tinh

Bày ở trên gương sáng

A (A) nghĩa là không sinh

LA (RA) nghĩa không bụi nhiễm

BẢ (PA) (không có) Đệ Nhất Nghĩa (Paramārtha)

Các Pháp Tính bình đẳng

GIẢ (CA) không có các hành (Saṃskāra)

NÁ (NA) nghĩa không Tính Tướng

Năm câu tuy sai khác

Tính ấy không có hai

Tâm cùng với Tính, hợp

Chẳng cần nặng phân biệt

Phật đã khen, không nghĩ

Không nghĩ cũng chẳng nghĩ

Chẳng nghĩ, nghĩ, nghĩ xong

Cho đến Đà La Ni

Nghĩa bốn câu như vậy

Tuỳ thuận Khế Kinh (Sūtra) nói

 

_ Hai là Ngôn âm Niệm

Y trước, quán các chữ

Lìa cao, thấp, chậm, gấp

âm thế (thế của âm tiếng) như lắc chuông

 

_ Ba là Kim Cương Niệm

Y trước vào Tự Quán (quán chữ)

Hợp chặt môi với răng

Khiến cho lưỡi hơi động

 

_ Bốn là Giáng Ma Niệm

Dùng Tâm Bi làm gốc

Ngoài hiện tướng uy nộ

Cau mày, tiếng gắng sức

 

_ Bốn loại tuy sai khác

Một niệm làm không hai

 

_ Hai tay cầm tràng hạt

Bồ Đề với hạt sen

Nên dùng Liên Hoa Ấn

Hoặc trụ Thuyết Pháp Ấn

Sớm (Mão), trưa (ngọ), chiều (dậu), nửa đêm (tý)

Bốn Thời làm định chuẩn

 

_ Pháp này đứng bậc nhất

Cùng tột trong bí mật

Chẳng nên tiếc thân mạng

Một lòng y liễu nghĩa

Người thuận tu hành

Người trụ ở Thiền Hành

Cần phải quán Pháp này

Vì khởi Tam Muội, dùng

Mau chóng được Chủng Trí

Người Căn Tính thấp kém

Kẻ si ái, tạp loạn

Cũng khuyên tu Pháp này

Để tiêu Phiền Não Chướng

Nhập vào Trí vắng lặng

 

_ Hạn số kết thúc xong

Lại hiến nước Át Già

Nên dùng Tâm vui vẻ

Diệu Âm tụng Tán Thán

Lại bày tám Cúng Dường

Luyến mộ mà phụng hiến

Kết Bí Căn Bản Ấn

Từ Tim, bung trên đỉnh

Tưởng Tôn trong hư không

Lại quay về Bản Cung

“Án, phộc nhật-la, để khất-sắt-noa, mục” 

OṂ– VAJRA-TĪKṢṆA _MUḤ

 

_ Người trụ Tam Muội này

Tối Tôn không có trên

Trừ Phật với Bồ Tát

Không người (nào) đáng yêu kính

 

_ Muốn tuỳ thuận Thế Gian

Hiện nơi người lễ kính

Nên quán đầu người ấy

Có tướng Phật Bồ Tát

Tụng Bách Tự Chân Ngôn

Chỗ bí mật trong Pháp

Tâm muốn có tán loạn

Cần phải ngầm xưng tụng

 

_ Xưa ở trước Đại Sư

Miệng truyền thiết yếu đấy

Sức ngu, chẳng thể thuật

Như giọt nước trong biển

Sợ trái ngược Đại Thánh

Ôm sợ hãi, run rẩy

Giống như người ngu kém

Tay hiến chút Cam Lồ

Chớ nên dùng khinh bỉ

Dâng thuốc, không công hiệu

Hình Dã Can, La Sát

Vì Pháp nên ứng chịu

 

_ Nguyện đem Công Đức này

Giác khắp các Quần Hữu

Ta được lìa lưới đời

Tuỳ Thuyết mà tu tập

 

NGŨ TỰ ĐÀ LA NI TỤNG

_Hết_

Hiệu chỉnh xong vào ngày 09/03/2012