ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH
NHẬP PHÁP GIỚI PHẨM TỨ THẬP NHỊ TỰ QUÁN MÔN

Hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Bấy giờ Thiện Tài Đồng Tử từ Thiên Cung xuống hướng theo thành Ca Tỳ La đến chỗ của THIỆN TRI CHÚNG NGHỆ Đồng Tử, cúi đầu đỉnh lễ rồi đứng qua một bên bạch rằng: “Thánh Giả! Tôi đã phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề mà chưa biết Bồ Tát học hạnh Bồ Tát như thế nào? Tu Đạo Bồ Tát như thế nào? Tôi nghe Thánh Giả khéo dậy bảo, nguyện vì tôi mà nói”

Thời vị Đồng Tử ấy bảo Thiện Tài rằng: “Ta được giải thoát của Bồ Tát gọi là THIỆN TRI CHÚNG NGHỆ. Ta hằng xướng trì, nhập vào chữ của giải thoát căn bản này.

1)Chữ A (A) thời gọi là do uy đức của bồ Tát nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của cảnh giới vô sai biệt, ngộ tất cả Pháp vốn chẳng sinh.

2)Chữ LA (RA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của vô biên tế sai biệt, ngộ tất cả Pháp lià bụi dơ.

3)Chữ BẢ (PA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Pháp giới tế,ngộ tất cả Pháp Thắng nghĩa Đế chẳng thể đắc.

4)Chữ TẢ (CA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Phổ Luân đoạn sai biệt, ngộ tất cả Pháp không có các hành.

5)Chữ NẴNG (NA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Vô A lại gia Tế, ngộ tất cả Pháp Tính Tướng chẳng thể đắc.

6)Chữ LA (LA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Vô Cấu, ngộ tất cả Pháp xuất thế gian nên ưa thích sự vĩnh viễn chẳng hiện của CHI NHÂN DUYÊN.

7)Chữ NÁ (DA ) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Bất thoái chuyển gia hạnh, ngộ tất cả Pháp điều phục tịch tĩnh Chân Như bình đẳng không có phân biệt.

8)Chữ MA (BA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Kim Cương Trường,ngộ tất cả Pháp lìa cột, giải.

9)Chữ NOA (ḌA ) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Phổ Biến Luân, ngộ tất cả Pháp lìa nóng bức ô uế, được mát mẻ trong sạch.

10)Chữ SÁI (ṢA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Hải Tạng, ngộ tất cả Pháp không có trở ngại.

11)Chữ PHỘC (VA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Phổ Biến sinh an trú, ngộ tất cả Pháp cắt đứt đường ngôn ngữ.

12)Chữ ĐA (TA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Chiếu Diệu trần cấu, ngộ tất cả Pháp Chân Như bất động.

13)Chữ DÃ ( YA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Sai Biệt tích tụ,ngộ tất cả Pháp Như Thật chẳng sinh.

14)Chữ SẮT-TRA (ṢṬA ) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Phổ biến quang minh tức trừ nhiệt não,ngộ tất cả Pháp về tướng chế phục nhậm trì chẳng thể đắc.

15)Chữ CA (KA ) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Sai biệt chủng loại ,ngộ tất cả Pháp Tác Giả chẳng thể đắc.

16)Chữ SA (SA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Hiện tiền giáng hoắc đại vũ, ngộ tất cả Pháp THỜI bình đẳng tính chẳng thể đắc.

17)Chữ MÃNG (MA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Đại tấn tật chúng phong, ngộ tất cả Pháp Ngã sở chấp tính chẳng thể đắc.

18) Chữ NGA (GA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Phổ biến luân trưởng dưỡng, ngộ tất cả Pháp Hành thủ tính chẳng thể đắc.

19)Chữ THA (THA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Chân Như vô sai biệt , ngộ tất cả Pháp xứ sở chẳng thể đắc.

20)Chữ NHẠ (JA ) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Thế gian lưu chuyển cùng nguyên thanh tĩnh, ngộ tất cả pháp Năng sở sinh khởi chẳng thể đắc.

21)Chữ SA-PHỘC (SVA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Niệm nhất thiết Phật trang nghiêm, ngộ tất cả Pháp an ẩn tính chẳng thể đắc.

22)Chữ ĐÀ (DHA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Quán sát pháp giới đạo trường, ngộ tất cả Pháp Năng trì giới tính chẳng thể đắc.

23)Chữ XẢ (ŚA) thời nhập vào Môn Bát nhã Ba La Mật của Tùy thuận nhất thiết Phật giáo, ngộ tất cả Pháp tịch tĩnh tính chẳng thể đắc.

24)Chữ KHƯ (KHA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Hiện hành nhân điạ Trí Tuệ Tạng, ngộ tất cả Pháp như hư không tính chẳng thể đắc.

25)Chữ KHẤT-SÁI (KṢA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Quyết trạch tức chư nghiệp hải Tạng, ngộ tất cả Pháp cùng tận tính chẳng thể đắc.

26)Chữ ĐA-SA (STA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Tồi chư phiền não thanh tĩnh quang minh, ngộ tất cả Pháp Nhậm trì xứ phi xứ linh bất động chuyển tính chẳng thể đắc.

27)Chữ NƯƠNG (ÑA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Sinh thế gian liễu biệt, ngộ tất cả Pháp Năng sở tri tính chẳng thể đắc.

28)Chữ LA-THA (RTHA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Nghịch sinh tử luân trí đạo trường, ngộ tất cả Pháp Chấp trước nghĩa tính chẳng thể đắc.

29)Chữ BÀ (BHA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Nhất thiết cung điện đạo trường trang nghiêm, ngộ tất cả Pháp khả phá hoại tính chẳng thể đắc.

30)Chữ THA (CHA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Tu Hành gia hạnh tạng tận sai biệt đạo trường, ngộ tất cả Pháp Dục lạc phú tính chẳng thể đắc.

31)Chữ SA-MA (SMA ) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Hiện kiến thập phương chư Phật tuyền, ngộ tất cả Pháp Khả ức niệm tính chẳng thể đắc.

32)Chữ HA-PHỘC (HVA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Quán sát nhất thiết chúng sinh kham nhậm lực biến sinh hải tạng, ngộ tất cả Pháp Khả hô triệu tính chẳng thể đắc.

33)Chữ ĐÁ-SA (TSA ) thời nhập vào Môn Bát Nhã ba La Mật của Nhất thiết công đức hải thú nhập tu hành nguyên để, ngộ tất cả Pháp Dũng kiện tính chẳng thể đắc.

34)Chữ GIÀ (GHA) thời nhập vào Môn bát nhã Ba La mật của Trì Nhất thiết Pháp vân kiên cố hải tạng, ngộ tất cả Pháp Hậu bình đẳng tính chẳng thể đắc.

35)Chữ XÁ (ṬHA) thời nhập vào Môn bát nhã Ba La Mật của Nguyện vãng nghệ thập phương hiện tiền kiến nhất thiết Phật, ngộ tất cả Pháp tích tập tính chẳng thể đắc.

36) Chữ NINH (ṆA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Tự luân tích tập câu chi tự, ngộ tất cả Pháp lìa các huyễn thỉnh vô vãng vô lai hành trú tọa ngọa chẳng thể đắc.

37)Chữ PHẢ (PHA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Thành thục nhất thiết chúng sinh tế vãng nghệ Đạo Trường, ngộ tất cả Pháp biến mãn quả báo chẳng thể đắc.

38)Chữ XA-CA (SKA ) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Vô trước vô ngại giải thoát Địa Tạng quang minh luân phổ chiếu, ngộ tất cả Pháp tích tụ uẩn tính chẳng thể đắc.

39)Chữ DÃ-SA (YSA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Tuyên thuyết nhất thiết Phật Pháp cảnh giới, ngộ tất cả Pháp suy lão tính tướng chẳng thể đắc.

40)Chữ THẤT-TẢ (ŚCA) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của tất cả hư không dùng Pháp vân lôi chấn hống phổ chiếu, ngộ tất cả Pháp Tụ tập túc tích chẳng thể đắc.

41)Chữ TRA (ṬA) thời nhập vào Môn Bát Nhả Ba La Mật của Vô ngã lợi ích chúng sinh cứu cánh biên te, ngộ tất cả Pháp tướng khu bách (thúc ép) tính chẳng thể đắc.

42)Chữ TRÀ (ḌHA ) thời nhập vào Môn Bát Nhã Ba La Mật của Pháp luân vô sai biệt tạng, ngộ tất cả Pháp cứu cánh xứ sở chẳng thể đắc.

Thiện Nam Tử! Ta xưng như vậy lúc nhập vào các chữ căn bản giải thoát thời 42 chữ Bát Nhã Ba La Mật này làm đầu, nhập vào vô lượng vô số Môn Bát Nhã Ba La Mật.

Lại Thiện Nam Tử! Tự Môn như vậy thì hay ngộ nhập vào Pháp Không vô biên tế, ngoài các chữ như vậy, biểu thị cho các pháp KHÔNG (Śūnya: trống rỗng) khiến chẳng thể được. Tại sao thế? vì nghĩa của chữ như vậy chẳng thể tuyên nói, chẳng thể hiển thị, chẳng thể cầm nắm, chẳng thể viết giữ ,chẳng thể quán sát ,vì lìa các tướng.

Thiện Nam Tử! Ví như hư không là thú xứ sở quy của tất cả vật,các Tự Môn này cũng lại như vậy. Nghĩa KHÔNG của các Pháp đều nhập vào Môn này mới được hiển hiện rốt ráo. Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát đối với điều như vậy nhập vào các Tự Môn thì được Trí khéo léo,nơi các ngôn âm sở thuyên sở biểu đều không có trở ngại, nơi tất cả Pháp bình đẳng Không Tính tận năng chứng trì, nơi mọi ngôn âm đều được khéo léo.

Nếu Bồ Tát hay nghe như vậy nhập vào các Tự Môn ấn riêng ấn chữ A, nghe xong thọ trì đọc tụng, thông lợi vì người khác giảng nói,chẳng tham danh lợi.Do nhân duyên này được 20 loại công đức thù thắng. Thế nào là 20? Ấy là: 1) Được niệm ghi nhớ mạnh mẽ 2) Được Thắng tàm quý.

  1. Được lực kiên cố.
  2. Được pháp chỉ thú.
  3. Được Tăng thượng giác.
  4. Được Tuệ thù thắng.
  5. Được biện tài vô ngại.
  6. Được môn tổng trì.
  7. Được không nghi hoặc.
  8. Được lời thuận nghịch chẳng sinh yêu giận.
  9. Được sự an trụ bình đẳng không có cao thấp.
  10. Được khéo léo nơi ngôn âm của hữu tình.
  11. Được uẩn thiện xảo, xứ thiện xảo, giới thiện xảo.
  12. Được duyên khởi thiện xảo, nhân thiện xảo, duyên thiện xảo, Pháp thiện xảo.
  13. Được căn thắng liệt
  14. Được trí thiện xảo, tha tâm trí thiện xảo.
  15. Được quán tinh lịch thiện xảo, Thiên Nhĩ trí thiện xảo, túc trú tùy niệm trí thiện xảo, thần cảnh trí thiện xảo, sinh tử trí thiện xảo.
  16. Được Lậu tận trí thiện xảo.
  17. Được thuyết xứ phi xứ trí thiện xảo.
  18. Được vãng lai đẳng uy nghi lộ thiện xảo.

Đây là được 20 loại công đức thù thắng.

Này Thiện Nam Tử! Ta tuy biết NHẬP CHƯ GIẢI THOÁT CĂN BẢN TỰ TRÍ này như các Bồ Tát Ma Ha Tát hay ở tất cả pháp thiện xảo của thế gian, dùng trí thông đạt đến nơi bờ kia mà Ta chẳng có thể biết hết nói làm sao cho hết các hạnh công đức đó”.

Thời Thiện Tài Đồng Tử cúi đầu kính lễ dưới chân ngài Chúng Nghệ, đi quanh vô số vòng, luyến ngưỡng rồi lui ra.