CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ LƯỢC TỲ NẠI DA TẠP SỰ NHIẾP TỤNG
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường. TQ
Việt dịch: Ban phiên dịch chùa Pháp Bảo, HT Thích Tịnh Hạnh giám tu – năm 2005
Hiệu đính và nhuận văn: NS Thích nữ Như Lộc tại chùa Phổ Minh. năm 2010
TẠP SỰ NHIẾP TỤNG
Tạp sự này tổng cộng có tám môn, một tụng đại môn nhiếp hết cả bộ; trong mỗi môn lại có biệt môn tổng nhiếp tám bài tụng, trong mỗi biệt môn lại có mười bài tụng, tổng cộng là tám mươi chín bài tụng, trong mỗi bài tụng tóm lược ngàn hàng. Nếu ai thọ trì thông thuộc thì có thể thông suốt hết ý nghĩa cả bộ.
A – TỤNG ĐẠI MÔN TỔNG NHIẾP: có tám
Đá kỳ cọ, lông bò,
Ba y và Thượng tòa,
Xá lợi, gân thú dữ,
Cấp đa ni, trừ tháp.
I. Tổng nhiếp tụng của biệt môn thứ nhất:
Đá kỳ (cọ), tên, móng, bát,
Gương, sanh chi, đạp y,
Thủy la, đậu sống khác,
Rửa chân, quần nên cột.
1. Nhiếp tụng thứ nhất:
Đá kỳ cọ, đất trắng,
Ngưu hoàng và hương thơm,
Đánh cột, đeo chỉ sợi,
Đeo anh lạc và con dấu.
2. Nhiếp tụng thứ hai:
Cắt tóc, móng, đánh bóng,
Mùa xuân ăn trái nhỏ,
Khát dùng năm loại thuốc,
Nói nhân duyên Hỏa sanh.
3. Nhiếp tụng thứ ba:
Vá bát, chứa tư cụ,
Dao nhỏ và ống kim,
Cột phơi y có ba,
Bậc đại tiên khai cho.
4. Nhiếp tụng thứ tư:
Soi gương và soi nước,
Không được dùng lược chải,
Trên đầu để tóc dài,
Phòng tắm, Lật cô tỳ.
5. Nhiếp tụng thứ năm:
Sanh chi, mặt như gương,
Không được ca múa nhạc,
Khai cho ngâm vịnh, tán,
Dùng bát, cả thảy bốn.
6. Nhiếp tụng thứ sáu:
Bước trên vải, các đãy,
Mền nệm và tọa cụ,
Có duyên lìa ba y,
Có sáu pháp tâm niệm.
7. Nhiếp tụng thứ bảy:
Cái lượt nước có năm,
Cùng ăn chung một bát,
Lộ hình khi ăn uống,
Việc tắm rửa nên biết.
8. Nhiếp tụng thứ tám:
Đậu mọc nơi đất dơ,
Ói thức ăn, đòi hỏi,
Không được dùng đồ đồng,
Được đựng muối… không phạm.
9. Nhiếp tụng thứ chín:
Nên làm chỗ rửa chân,
Cho chứa chậu rửa chân,
Mùa nóng cho dùng quạt,
Năm loại phất đuổi muỗi.
10. Nhiếp tụng thứ mười:
Không cột hạ quần cao,
Thân không mang vác nặng,
Nếu bịnh cho cầm gậy,
Khai cho được dùng tỏi…
II. Tổng nhiếp Biệt môn thứ hai:
Lông bò và dù lọng,
Đắp mền, duyên Thắng man,
Xuất gia, bình nước thuốc,
Cửa ngỏ, dùi, búa, rìu.
1. Nhiếp tụng thứ nhất:
Lông bò và chỗ kín,
Chung giường, không đắp riêng,
Nếu được vải màu trắng,
Nhuộm rồi mới được dùng.
2. Nhiếp tụng thứ hai:
Dù, lọng, không đời sau,
Tiếng ca, không phóng hỏa,
Du hành cầu y chỉ,
Mền lông, không đắp ngược.
3. Nhiếp tụng thứ ba:
Nệm lót, cho không cho,
Không để bát chỗ dơ,
Cột y, ba loại nút,
Dây đai lưng cũng vậy.
4. Nhiếp tụng thứ tư:
Việc Thắng man, Ác sanh,
Chế đeo chuỗi anh lạc,
Dây vàng, vật màu sắc,
Thảy đều không cất chứa.
5. Nhiếp tụng thứ năm:
Xuất gia có năm lợi,
Không cầm tiền, thọ học (học hối Sa di)
Đại chúng nói kệ tụng,
Ho khai cho hút thuốc.
6. Nhiếp tụng thứ sáu:
Cho tắm nước thuốc nóng,
Nhỏ mũi, dùng chén đồng,
Già bịnh được đi xe,
Nên biết việc tiểu tiện.
7. Nhiếp tụng thứ bảy:
Bình nước biết dơ sạch,
Nguyện Thế tôn trường thọ,
Nhân đây ni Niết-bàn,
Thức ăn uống có năm.
8. Nhiếp tụng thứ tám:
Làm cửa có ổ khóa,
Lót da, làm cửa sổ,
Trong rộng, dùng lưới ngăn,
Cây chống móng chân dê.
9. Nhiếp tụng thứ chín:
Chùy sắt và chum vại,
Xẻng sắt và xẻng gỗ,
Nồi, giường, bếp năm trăm,
Búa đục đều cho dùng.
10. Nhiếp tụng thứ mười:
Búa, rìu, ba loại thang:
Tre, gỗ, dây tùy việc.
Hạ quán, cách làm chùa.
Nói nhân duyên Nan đà.
III. Tổng nhiếp tụng trong Biệt môn thứ ba:
Ba y và giá y,
Bên sông, làm chùa, muối,
Khăn lau mặt, lau thân,
Chùa, tòa, dao được chứa.
1. Nhiếp tụng thứ nhất:
Ba y đo điều, lá,
Chân giường, vật lau bụi,
Chỗ kinh hành trải thảm,
Phật cho chứa chày đá.
2. Nhiếp tụng thứ hai:
Giá y, lồng che đèn,
Chớ làm tổn thương trùng,
Nóng, làm nhà hóng mát,
Ghi nhớ thân Nan đà.
3. Nhiếp tụng thứ ba:
Bờ sông, chế cây tăm,
Đuổi La hỗ khỏi chùa,
Hợp tránh, không hợp tránh,
Hai hạng người được mặc.
4. Nhiếp tụng thứ tư:
Làm chùa, làm lưới, rèm,
Nói rộng việc quét đất,
Cầu pháp, hai đồng tử,
Mùa nóng nên làm nhà.
5. Nhiếp tụng thứ năm:
Muối hột để trong sừng,
Đồ đựng thuốc, nệm lót,
Ngồi tòa cao tụng kinh,
Cho dùng vật kê chân.
6. Nhiếp tụng thứ sáu:
Khăn lau mặt, y mỏng,
Ống nhổ và y lót,
Bồn sắt để dưới đất,
Ngọc nguyệt quang, giặt y.
7. Nhiếp tụng thứ bảy:
Lau thân, cột cổ rồng,
Đồ đá sanh nghi hoặc,
Nhuộm y có nhiều việc,
Tùy ý tô vẽ chùa.
8. Nhiếp tụng thứ tám:
Vật cần dùng làm chùa,
Khoét giường, nghi lễ kính,
Chứa riêng y cạo tóc,
Vòng hoa treo chỗ ngủ.
9. Nhiếp tụng thứ chín:
Tòa ngồi và giường tốt,
Bột thơm, lồng đựng bát,
Lọ dầu, đi (nên) nói pháp,
Đãy y, ba loại dây.
10. Nhiếp tụng thứ mười:
Nên chứa dao cạo tóc,
Vật dụng cắt móng tay…
Kê chân giường, gối nằm,
Được dùng hương xông đất.
IV. Tổng nhiếp tụng Biệt môn thứ tư:
Thượng tòa, tường, hàng rào,
Viền rách và nuôi bịnh,
Chiên đồ, heo. Mía, chùa,
Bát, theo cách trồng cây.
1. Nhiếp tụng thứ nhất:
Thượng tòa luân phiên thuyết,
Hoặc cùng thuyết đến hết,
Nước lượt là phi thời,
Chỗ không làm giới hạn.
2. Nhiếp tụng thứ hai:
Tường, dao cạo tóc Ni,
Không mặc y láng đẹp,
Được ít cũng chia đều,
Pháp tẩy tịnh nên biết.
3. Nhiếp tụng thứ ba:
Viền rách nên khâu vá,
Minh nguyệt nghe liền nhớ,
Y chỉ biết sai biệt,
Cho ba người cùng ngồi.
4. Nhiếp tụng thứ tư:
Nuôi bịnh trừ tánh tội,
Sắp viên không leo cây,
Không độ quan xuất gia,
Chặt tay, không nên làm.
5. Nhiếp tụng thứ năm:
Chiên đồ TÔ-đà-di,
Đại y tạm lấy dùng,
Sư Mô bà tu đạt,
Lấy bát tưởng của mình,
A thị đa hộ nguyệt,
Trộm tưởng lấy y mình.
6. Nhiếp tụng thứ sáu:
Heo, mía, trái Đa-la,
Hắc-hỉ trả nệm lông,
Đem cất dao, kim may,
Không dùng đồ lưu ly.
7. Nhiếp tụng thứ bảy:
Trong chùa nên vẽ khắp,
Đốt lửa và tắm rửa,
Nước bát, không đạp lá,
Khi ăn không mang giày.
8. Nhiếp tụng thứ tám:
Không bát, độ kẻ trộm,
An cư, không y chỉ,
Năm năm đồng lợi dưỡng,
Không nên mang vác nặng.
9. Nhiếp tụng thứ chín:
Pháp tứ y, sáu vật,
Giặc trộm y Bí-sô,
Gởi có năm loại khác,
Phải biết cách thức nhuộm.
10. Nhiếp tụng thứ mười:
Phải biết cách trồng cây,
Trộm vải, hiện thần thông,
Nếu được vải thượng hạng,
Không cắt bỏ chỗ thêu.
V. Tổng nhiếp tụng của Biệt môn thứ năm:
Đốt thây, hỏi, ba lần,
Xả đọa, thân ta mất,
Giới, Bí-sô không nên,
Không dùng năm loại da.
1. Nhiếp tụng thứ nhất:
Đốt thây tụng Tam khải,
Mục liên bị đánh chết,
Không nên làm to lớn,
Được nhiều các trân bảo.
2. Nhiếp tụng thứ hai:
Gạn hỏi khiến nhớ nghĩ,
Hỏi có cho phép không,
Việc giáo thọ không làm,
Trưởng tịnh và Tùy ý.
3. Nhiếp tụng thứ ba:
Phật tam chuyển pháp luân,
Đầu tiên độ năm người,
Không nên kêu tên tộc,
Câu thi lược nói pháp.
4. Nhiếp tụng thứ tư:
Vật Xả đọa không chia,
Mùng ngăn muỗi được chứa,
Cây chụm ba, làm nồi,
Nên trương Yết-sỉ-na.
5. Nhiếp tụng thứ năm:
Khi chết dặn trao riêng,
Người ký gửi đã chết,
Phương khác thông ký gửi,
Nếu chết đối người khác.
6. Nhiếp tụng thứ sáu:
Ngoài giới không gởi dục,
Không gởi dục cho nhau,
Thuyết giới và Tùy ý,
Ai làm trái đều phạm.
7. Nhiếp tụng thứ bảy:
Phải nên biết số người,
Cho đến phát thẻ đếm,
Không ngồi chung người tục,
Già trẻ theo tuổi hạ.
8. Nhiếp tụng thứ tám:
Không nên ngồi ghế nệm,
Không dụ Cầu tịch khác,
Không nói lời thề thốt,
Không ăn thịt hổ ăn.
9. Nhiếp tụng thứ chín:
Không cho tự ẩn nấp,
Vì không nói bạch chúng…
Nếu được giạ thượng hạng,
Đem bán rồi cùng chia.
10. Nhiếp tụng thứ mười:
Không dùng năm loại da,
Các loại khác cũng vậy.
Nếu như bị bịnh trĩ,
Được dùng loại da gấu.
VI. Tổng nhiếp tụng của Biệt môn thứ sáu:
Gân thú dữ không dùng,
Đăng quang và Dũng kiện,
Đà sa, pháp độ ni,
Nhân cho Kiều đáp di,
Ni không trước, trưởng giả,
Nên cho ngọa cụ khác,
Không cho vẩy nước dơ,
Tổng thứ sáu nên biết.
1. Nhiếp tụng thứ nhất:
Gân thú dữ không dùng,
Có che trước, che sau,
Hai bên và mũi giày,
Các giày đều không cho.
2. Nhiếp tụng thứ hai:
Bốn vương tử mới sanh,
Ánh sáng đều chiếu khắp,
Cha mẹ nhân việc này,
Đặt tên cho con mình.
Trong bụng trời thủ hộ,
Sanh ra bước trên Sen,
Giơ tay xưng độc tôn,
Tắm rửa, hoa trời rơi.
A-tư-đà xem tướng,
Na-thích-đà khuyên thầy,
Năm trăm điềm lành hiện,
Phu vương đặt ba tên.
Nhũ mẫu nuôi Thái tử,
Khiến xem tướng đại nhân,
A-tư-đà xa đến,
Xem hình tướng Mâu ni.
Đăng quang được làm vua,
Có năm vật thù thắng,
Nhân nói việc kỳ lạ,
Kiện-đà-la nói rõ.
Tu hú, hạc uống sữa,
Cỏ lau, đuôi thân bằng,
Loang lỗ và lông đồng,
Bồn cát, nước không tràn,
Muối, miến, nước sai khác,
Vải, ngói hóa thành bụi.
Kiện-đà-la suy nghĩ,
Mười việc thế gian này.
Mãnh quang tự hỏi mẹ,
Biết từ Bò cạp sanh,
Cho năm trăm tiền vàng,
Rồi đuổi ra khỏi nước.
Mãnh quang, Thị phược ca,
Kim quang, Y bát la,
Na-thích-đà đắc quả, D
iệu phát, bát đựng dầu.
Trên lầu, gặp Tăng trưởng,
Dâm nữ, đêm xem sao,
Do làm tiếng ngựa hí,
Thương nhân, ôm xương khô.
Ngưu hộ, thợ săn chết,
Thả cho ra khỏi cung,
Vương nữ Thiên thọ đi,
Mãnh quang đến Đắc xoa,
Giết người, tiếng, tám mộng.
Mãnh quang cúng tất cả,
Vua Ảnh Thắng cúng bánh,
Cấp cô cúng ngọa cụ,
Thiện hiền lập chùa Tăng.
Chim Cưu chết, trần trụi,
Ba hạng, khó, không nên,
Xem không chán, không ngủ,
Nhiếp trong bảy bài tụng.
Chim Cưu chết trong rừng,
Con khỉ chết dưới cây,
Trong đời này, đời khác,
Bốn tối tăm nên biết.
Thân trần trụi, không dùng,
Cối giã không phải một,
Họa hại, khởi tâm nghi,
Khinh thường, việc từ từ.
Ba hạng người ngu si,
Chia cách có ba việc,
Hạ lưu, xe cán chết,
Việc gian trá nên biết.
Khó được, vì người khác,
Cô độc, việc nhiều hư,
Trái nghịch, đáng đánh nặng,
Đi mất, làm, vô ích.
Việc không nên, không xem,
Bất thiện, đáng đuổi đi,
Sợ, không vui, bỏ đi,
Mong nhớ, khó nghĩ, buồn.
Không chán, việc đáng yêu,
Không cùng chơi, đoạt tài,
Không cạnh tranh, tâm ác,
Không nương, bạn, không tin.
Không ngủ, không ưa thích,
Chín não, không tâm bi,
Mười ác, mười trái nghịch,
Mười lực, phu nhân hiện.
3. Nhiếp tụng thứ ba:
Dũng kiện và đồ báu,
Diệu quang, trong Lan nhã,
Nếu trị ( bịnh ) được cho trị,
Không độ người tổn chúng.
4. Nhiếp tụng thứ tư:
Đà sách… ba đồng thọ,
Quên xuất xứ… đều hỏi,
Đại thần thông, Đại dược,
Phật từ thiên cung xuống.
5. Nhiếp tụng thứ năm:
Tám kỉnh pháp độ ni,
Ni muốn theo thứ bậc,
Việc hai bộ khác nhau,
Không độ ni hoàn tục.
Cận viên theo Bí-sô,
Nửa tháng thỉnh giáo thọ,
Nương Bí-sô an cư,
Thấy lỗi không nên nói,
Không giận trách, thiếu lễ,
Trong hai chúng Ý hỉ (hành Ma na đỏa)
Đối Bí-sô Tùy ý (tác pháp Tự tứ)
Đây là tám Kỉnh pháp.
6. Nhiếp tụng thứ sáu:
Nhân độ Cù-đáp-di,
Xuất gia có năm lợi,
Không được trong năm chúng,
Việc trách mắng nên biết.
7. Nhiếp tụng thứ bảy:
Ni không được đi trước,
Thấy Tăng đứng dậy chào,
Bạch tăng ngồi bán già,
Hoàn tục, không gạn hỏi.
8. Nhiếp tụng thứ tám:
Được cho thức ăn dư,
Và được cho lẫn nhau,
Không được hỏi việc kín,
Ni thọ giới được ngồi.
9. Nhiếp tụng thứ chín:
Bí-sô dư ngọa cụ,
Nên cho Bí-sô ni,
Ni không đạp cầu ván,
Không dùng vật bó thân.
10. Nhiếp tụng thứ mười:
Không làm văng nước dơ,
Không đem bỏ thai chết,
Không nuốt tinh bất tịnh,
Được tiếp xúc con mình.
VII. Tổng nhiếp tụng Biệt môn thứ bảy:
Ni Cấp đa, không ở,
Tăng khước kỳ, nhị hình,
Âm đạo nhỏ, yết ma,
Bán rượu, ni chuyển căn,
Ngoài chùa, không dùng xương,
Tụng thứ bảy nên biết.
1. Nhiếp tụng thứ nhất:
Cấp đa ngủ với con,
Dược xoa thành Vương xá,
Cho trẻ, vải quàng cổ,
Kêu tên và cho ăn.
2. Nhiếp tụng thứ hai:
Ni không ở Lan nhã,
Không ở chùa ngoài thành,
Không đứng ngóng trước cửa,
Không nhìn qua cửa sổ.
3. Nhiếp tụng thứ ba:
Cho mặc Tăng khước kỳ,
Không tắm chỗ nam tắm,
Không qua ngã tư đường,
Phải đi một bên lề.
4. Nhiếp tụng thứ tư:
Nếu là nữ nhị hình,
Hoặc hai đường hiệp một,
Hoặc người thường chảy máu,
Và người không kinh nguyệt.
5. Nhiếp tụng thứ năm:
Âm đạo nhỏ, nội y,
Bên Bí-sô không nhổ,
Tăng ni không đối thú,
Đối thú chúng bên mình.
6. Nhiếp tụng thứ sáu:
Bí-sô tác yết ma,
Ni dụng tâm lắng nghe,
Trải tòa mời người ngồi.
Tòa ni nên phân biệt.
7. Nhiếp tụng thứ bảy:
Bán rượu, nhà dâm nữ,
Giữa đường không đánh ni,
Tùy duyên khai nội y,
Không được ca hát múa.
8. Nhiếp tụng thứ tám:
Nếu Tăng ni chuyển căn,
Đến ba lần thì đuổi,
Rộng nói duyên Pháp dữ,
Liên hoa sắc làm sứ.
9. Nhiếp tụng thứ chín:
Ngoài chùa không được sám,
Không nhờ nam cạo tóc,
Không cho thuê chùa Ni,
Không dùng đá kỳ cọ.
10. Nhiếp tụng thứ mười:
Không dùng xương và đá,
Gỗ, sừng… để kỳ cọ,
Chỉ dùng tay kỳ cọ,
Vật khác đều không cho.
VIII. Tổng nhiếp tụng Biệt môn thứ tám:
Phá tháp, sám, trước cửa,
Được sai, không nên chứa,
Không cùng nữ, do vợ,
Thuốc tả, ba y, rắn.
1. Nhiếp tụng thứ nhất:
Phá tháp, hại Ba ly,
Tăng chế không nên trái,
Ni không nạn cho vào,
Tùy thời mà giáo giới.
2. Nhiếp tụng thứ hai:
Ni sám không nên khinh,
Tùy ý (Tự tứ) khỏi Trưởng tịnh (bố tát)
Nên lẫn nhau thọ sám,
Ni chúng ngồi nên biết.
3. Nhiếp tụng thứ ba:
Trước cửa không Trưởng tịnh (bố tát)
Cần phải sai hai ni,
Khi đến giờ Trưởng tịnh,
Sai người đợi Ni bạch.
4. Nhiếp tụng thứ tư:
Được sai không bỏ đi,
Phải hỏi tên Giáo thọ,
Đội khăn, làm đảy bát,
Ni không được kết hoa.
5. Nhiếp tụng thứ năm:
Không nên chứa bát đồng,
Làm cho rượu ngon lại,
Cho thuê nhà, cửa hàng, Dối gạt làm thầy bói.
6. Nhiếp tụng thứ sáu:
Không tắm với người nữ,
Cũng không tắm ngược dòng,
Đế bát nên chắc chắn,
Không chứa chén lưu ly.
7. Nhiếp tụng thứ bảy:
Do vợ, chứa tích trượng,
Khi nhảy múa chiêu tội,
Bánh ướt, thọ thỉnh thực,
Bạn thuyết pháp đi ( nên ) bạch.
8. Nhiếp tụng thứ tám:
Thuốc tả, răng có độc,
Cây nạo lưỡi nên rửa,
Do tội nghiệp đã dứt,
Chứng quả A-la-hán.
9. Nhiếp tụng thứ chín:
Tùy việc mặc ba y,
Pháp Lan nhã nên biết,
Tắm giữ cửa, Diệu hoa,
Không nên trụ Phi xứ.
10. Nhiếp tụng thứ mười:
Do rắn xem ngọa cụ,
Một y không làm lễ,
Khi mới đến trong chùa,
Lễ bốn vị kỳ túc.
Thế tôn vì Cao thắng,
Rộng nói hạnh đệ tử.
Hành vũ hỏi Đại sư,
Vì nói bảy, sáu pháp.
Chúng tập kính Đại sư,
Nghe pháp sanh chánh tín.
Tự nói tuổi già suy,
Nói nhân duyên Hành vũ.
Hành vũ trong Trúc lâm,
Xây dựng ấp Ba tra,
Qua sông đến thôn nhỏ,
Dần đến nhập Niết-bàn.
Quyển 37: nói bốn thứ hắc bạch và việc nhập Niết-bàn.
Quyển 38: nói việc ngoại đạo Thiện hiền đắc quả và việc các nước tranh giành xá lợi.
Quyển 39: nói việc Bà-la-môn chia xá lợi cho các nước và việc kiết tập.
Quyển 40: nói việc ngũ bạch kiếp tập và thất ách kiết tập.