BÍ MẬT YẾU THUẬT PHÁP
Hán dịch: : Tam Tạng A MỘ GIÀ (Amogha_BẤT KHÔNG)
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ

 

Hai tay kết Phổ Thông Hợp Chưởng để giữa ngực, tụng Chân Ngôn 𑖮𑖳𑖽 (HŪṂ)

Thần Chú này không thể nghĩ bàn, không quá 7 biến thời tất cả mong cầu nhất định đầy đủ. Lại đoạn (cắt đứt) nguyên phẩm Vô Minh đến địa vị Diệu Giác. Phàm chư Phật Bồ Tát, các loại Thần Chú không thành tựu Tất Địa, tu hành Pháp này thời hết thảy Tất Địa mau chóng thành tựu hộ được.

Lại nói Pháp vẽ Tượng cùng tạo lập Mạn Đà La (Maṇḍala:Đàn Tràng).Đàn có 3 trùng, Nội Viện để hình Ái Vương (Rāga rāja) bốn mặt, mỗi mặt có 5 con mắt: ở trán có một con mắt, hai bên phải trái có hai con mắt gốc, bên dưới mỗi bên có một con mắt . Đầu đội mão báu, tóc dựng như lửa cháy, thân màu trắng hơi xanh. Thân có 4 tay, tay trái cầm cây cung trên không, tay phải cầm mũi tên để giữa ngực như bắn Thất Tinh (7 vị sao), tay trái thứ hai thâu bắt (linh thủ: khiến thâu lấy), tay phải thứ hai cầm hoa sen trắng làm như thế đánh. Có 4 chân, hai chân bên trái để trên, hai chân bên phải để ở dưới có hoa sen nâng đỡ. Ngồi Tòa sen trắng trong vành mặt trời (Nhật Luân) , ở dưới Tòa có con sư tử 4 mặt, 4 chân đạp lên con rắn, từ miệng con sư tử ấy tuôn mưa  Bảo Châu Như Ý bắn vọt lên trên.

Ở Trung Viện có Nhiễm Ái Bồ Tát 2 đầu (Lưỡng Đầu Nhiễm Ái Bồ Tát), đầu trái màu trắng, đầu phải màu đỏ. Có 4 tay, phải trái một tay kết Đao An, 2 tay kia cầm Mâu 3 chia. Ngồi trên tòa sen đỏ trụ trong Nhật Luân. Đây là phương Đông làm Chúng.

Lại có Vạn Ái Bồ Tát, hình có 3 mặt 3 mắt, mềm mại, màu thịt trắng (bạch nhục), chắp tay ngồi trên Tòa sen màu trắng, trụ trong Nhật Luân. Đây là phương Nam làm Chúng.

Lại có Vạn Ái Bồ Tát, hình có một mặt, màu đỏ bầm (Xích hắc sắc), cầm cung tên, ngồi trên Tòa sen màu vàng, trụ trong Nhật Luân. Đây là phương Tây làm Chúng.

Lại có Vạn Đức Bồ Tát , hình như Cát Tường Thiên Nữ (Śrī-devī) , hai tay cầm đầu lâu, ngồi trên hoa sen màu vàng, trụ trong Nhật Luân. Đây là phương Bắc làm Chúng.

Đại Thiên Vương ở 4 góc. Góc Đông Nam có Đế Đầu Lại Tra Thiên Vương (Dhṛtarāṣṭra Devarāja), hình màu xanh, có 3 mặt như thân Dược Xoa Vương, mặc giáp trụ. Có 4 cánh tay: Tay trái thứ nhất cầm Đạc (chuông nhỏ), tay phải thứ nhất cầm cây đao, hai tay bên dưới chắp lại, cỡi Rồng xanh.

Góc Tây Nam có Tỳ Lâu Lặc Xoa Thiên Vương (Virūḍhaka Devarāja), hình màu đỏ  có 4 mặt 3 mắt như thân Dược Xoa Vương . Có 6 cánh tay: Tay trái thứ nhất cầm cây đao, tay phải thứ nhất cầm Mâu, tay trái thứ hai cầm con rắn, tay phải thứ hai cầm Bổng, hai tay bên dưới chắp lại, cỡi Rồng đỏ.

Góc Tây Bắc có Tỳ Lâu Bác Xoa Thiên Vương (Virūpākṣa Devarāja), hình màu trắng, một mặt, mặc giáp, 3 mắt 4 cánh tay, mỗi tay đều cầm mũi nhọn (Nhận), thân như trước cỡi Rồng trắng

Góc Đông Bắc có Tỳ Sa Môn Thiên Vương (Vaiśravaṇa Devarāja), màu đen, một mặt 10 cánh tay như Pháp Hồng Ca Dã.

Viện thứ ba có 4 Nhiếp, 8 Cúng Dường Bồ Tát như thường.

Phàm Pháp này là Pháp bí mật tối hậu. Đệ Tử không nhập Thất không được truyền.Nhớ lấy nhớ lấy!…Không có căn cơ không được truyền. Nếu không sẽ bị tai nạn, nghèo cùng, đời sau đọa A Tỳ Địa Ngục. Nếu có phụng sự Thầy ắt có thể tha. Nếu chỉ xem sách mà làm theo thì hai đời không có lợi ích.

Thứ tự tác Pháp như Pháp Hư Không Tạng, thứ tự giống như Pháp Bất Khả Tư Nghị, chẳng sanh tâm nghi.

Người ghi chép
Truyền Linh Thân Huyền
Địa Tạng Viện, Tăng Chánh Thánh Khoái giữ Bản
Biến Tri Viện, Thành Tăng Chánh tự ghi. Tọa Chủ ngự thư tả, sau Tốt Cử ghi lại để cất. Đây là 𑖨𑖐 (RAGA) Vạn Trà La hình có ghi lại dạng.
Ứng Vĩnh , hai mươi mười chín hạ tuần
Tây Cốc Lão Lữ (bạn già) LONG NGUYÊN