Chú Lăng Nghiêm là Vua của các Thần Chú

 

Thần Chú Lăng Nghiêm gồm năm hội, được phân ra trên ba mươi bộ pháp và là cốt tủy của Kinh Lăng Nghiêm, một bộ kinh liên quan đến sự trường tồn của Phật pháp.

Hòa Thượng Tuyên Hóa bảo: “Trong thời Mạt Pháp, thiên ma, ngoại đạo, ly mỵ, vọng lượng, sơn yêu, thủy quái…Sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm vì Chú Lăng Nghiêm có công năng phá tà hiển chánh. Và vì Chú Lăng Nghiêm mà Phật đã giảng Kinh Lăng Nghiêm, một bộ kinh cốt tủy của Phật Giáo!

Con người nếu không có xương tủy thì chết, Phật Giáo không có Kinh Lăng Nghiêm thì Phật Pháp diệt. Cho nên phương pháp tốt nhất để hộ trì Chánh Pháp trong thời Mạt Pháp là học thuộc lòng Kinh Lăng Nghiêm, học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm cho nhuần nhuyễn. Sau khi đọc và học thuộc lòng đến chỗ hết sức thuần thục, hãy tận lực phát huy đạo lý của Kinh và diễn thuyết cho mọi người nghe.

Thế giới này nếu thiếu Chú Lăng Nghiêm thì yêu ma, quỷ quái chẳng sợ hãi gì nữa, chúng sẽ tha hồ hoành hành. Song bởi vì trên thế giới còn có người trì Chú Lăng Nghiêm nên bọn bàng môn, tả đạo, vọng lượng, ly mỵ, sơn yêu, thủy quái, còn kiêng sợ, không dám công nhiên xuất hiện. Nếu không có Chú Lăng Nghiêm thì thế giới này trở thành thế giới của bọn yêu ma, quỷ quái!

Chú Lăng Nghiêm

Đệ Nhất

Nam mô tát đát tha, tô già đa da, a ra ha đế tam miệu tam bồ đà tỏa. Nam mô tát đát tha, Phật đà cu tri sắc ni sam. Nam mô tát bà, bột đà bột địa, tát đa bệ tệ. Nam mô tát đa nẩm, tam miệu tam bồ đà, cu tri nẩm, sa xá la bà già, tăng già nẩm. Nam mô lô kê a la hán đa nẩm. Nam mô tô lô đa ba na nẩm. Nam mô sa yết lị đà già di nẩm. Nam mô lô kê tam miệu già đa nẩm, tam miệu già ba ra, để ba đa na nẩm. Nam mô đề bà ly sắc nỏa.

Nam mô tất đà da, tỳ địa da, đà ra ly sắt nỏa. Xá ba nô, yết la ha, sa ha sa la ma tha nẩm. Nam mô bạt la ha ma ni. Nam mô nhân đà la gia. Nam mô bà già bà đế lô đà la gia, ô ma bát đế, sa hê dạ gia. Nam mô bà già bà đế, na la dã, na gia, bát giá ma ha, tam mộ đà la. Nam mô tất yết lị đa gia. Nam mô bà già bà đế, ma ha ca la gia. Địa lị bát lạt na. Già la tỳ đà la. Ba nô ca la gia. A địa mục đế. Thi ma xá na ni. Bà tất ni. Ma đát lị già nô.

Nam mô tất yết lị đa gia. Nam mô bà già bà đế, đa tha già đa câu la gia. Nam mô bát đầu ma câu la gia. Nam mô bạt xà la câu la gia. Nam mô ma ni câu la gia. Nam mô già xà câu la gia. Nam mô bà già bà đế, đế lị trà, thâu la tây na, ba la ha la nô la xà gia, đa tha già đa gia. Nam mô bà già bà đế.

Nam mô a di đa bà gia, đa tha già đa gia, a la ha đế, tam miệu tam bồ đà gia. Nam mô bà già bà đế, a sô ti gia, đa tha già đa gia, a la ha đế, tam miệu tam bồ đà gia. Nam mô bà già bà đế, ti sa xà gia, câu lô phệ trụ lị gia, bát la bà la xà gia, đa tha già đa gia. Nam mô bà già bà đế, tam bổ sư sắt đa, tát lân nại la lạt xà gia, đa tha già đa gia, a la ha đế, tam miệu tam bồ đà gia.

Nam mô bà già bà đế, xá kê dã mẫu na duệ, đa tha già đa gia, a la ha đế, tam miệu tam bồ đà gia. Nam mô bà già bà đế, lạt đát na kê đô la xà gia, đa tha già đa gia, a la ha đế, tam miệu tam bồ đà gia.

Đế Biều, Nam mô tất yết lị đa, Ế đàm bà già bà đa. Tát đát tha già đô sắt ni sam. Tát đát đa bát đát lam Nam mô a bà la thị đam. Bát La Đế Dương Kì La tát la bà. Bộ đa yết la ha, ni yết la ha. Yết ca la ha ni. Bạt la bí địa gia. Sất đà nễ. A ca la. Mật lị trụ Bát lị đát la gia, Ninh yết lị. Tát la bà, bàn đà na. Mục xoa ni, tát la bà.

Đột Sắc Trá, đột tất phạp, bát na nễ, phạt la ni. Giả đô la, thất đế nẩm. Yết la ha. Sa ha tát la nhạ xà, Tỳ đa băng sa na yết lị, A sắt trá băng xá đế nẩm, na xoa sát đát la nhã xà. Ba la tát đà na yết lị, a sắt tra nẩm.

Ma ha yết la ha nhã xà, tỳ đa băng tát na yết lị. Tát bà xá đô lô, nễ bà la nhã xà. Hô lam đột tát phạp, nan giá na xá ni. Bí sa xá. tất đát la, a cát ni. Ô đà ca la nhã xà. A bát la thị đa câu la, Ma ha bát la chiến trì. Ma ha điệp đa. Ma ha đế xà. Ma ha thuế đa xà bà la. Ma ha bạt la bàn đà la, bà tất nễ. A lị gia đa la, tỳ lị câu tri. Thệ bà tì xà gia. Bạt xà la ma lễ để, tỳ xá lô đa. Bột đằng võng ca, Bạt xà la chế hắc na a giá.

Ma la chế bà, bát la chất đa. Bạt xà la thiện trì. Tỳ xá la giá, phiến đa xá. Tì đề bà, bổ thị đa, Tô ma lô ba. Ma ha thuế đa, A lị gia đa la. Ma ha bà la a bát la. Bạt xà la thương yết la chế bà. Bạt xà la câu ma lị, câu lam đà lị. Bạt xà la hát tát đa giá, tỳ địa gia, kiền giá na. Ma lị ca. Khuất tô mẫu.Bà yết la đa gia. Bệ lô giá na, câu lị gia, dạ la thố. Sắt ni sam, Tỳ triết lam bà ma ni giá. Bạt xà la ca na ca ba la bà. Lô xà na. Bạt xà la đốn trĩ giá. Thuế đa giá, ca ma la. Sát xa thi, ba la bà. Ê đế di dế. Mẫu đà la. Yết noa.

Ta bệ ra sám. Khuất phạm đô. Ấn thố na ma ma toả.

Đệ Nhị

Ô hồng, rị sắt yết noa. Bát lặt xá tất đa. Tát đát tha, già đô sắt ni sam, Hổ hồng đô lô ung, chiêm bà na. Hổ hồng đô lô ung, tất đam bà na. Hổ hồng đô lô ung. Ba ra sắt địa gia. Tam bát xá, noa yết ra. Hổ hồng đô lô ung, tát bà dược xoa. Hắt ra sát ta. Yết la ha nhã xà. Tỳ đằng băng tát na yết ra. Hổ hồng đô lô ung. Giả đô la, Thi để nẩm. Yết ra ha, sa ha tát ra nẩm. Tỳ đằng băng tát na ra. Hổ hồng đô lô ung, Ra xoa. Bà già phạm.

Tát đát tha. Già đô sắt ni sam. Ba ra điểm. Xà kiết rị, Ma ha ta ha tát ra. Bột thọ ta ha tát ra, Thất rị sa, Cu tri ta ha tát nê. Đế lệ a thệ đề thị bà rị đa. Tra tra anh ca. Ma ha bạt xà lô đà ra. Đế rị bồ bà na. Mạn trà ra. Ô hồng, Ta tất đế. Bạt bà đô. Mạ mạ ấn thố na mạ mạ toả.

Đệ Tam

Ra xà bà dạ. Chủ ra bạt dạ. A kỳ ni bà dạ. Ô đà ca bà dạ. Tỳ xa bà dạ. Xá tát đa ra bà dạ. Bà ra chước yết ra bà dạ. Đột sắc xoa bà dạ. A xá nể bà dạ. A ca ra. Mật rị trụ bà dạ. Đà ra ni bộ di kiếm. Ba già ba đà bà dạ. Ô ra ca bà đa bà dạ. Lặc xà đàn trà bà dạ. Na dà bà dạ. Tỳ điều đát bà dạ. Tô ba ra noa bà dạ. Dược xoa yết ra ha. Ra xoa tư yết ra ha.

Tất rị đa yết ra ha. Tỳ xá giá yết ra ha. Bộ đa yết ra ha. Cưu bàn trà yết ra ha. Bổ đơn na yết ra ha. Ca tra bổ đơn na yết ra ha. Tất kiền độ yết ra ha. A bá tất ma ra yết ra ha. Ô đàn ma đà yết ra ha. Xa dạ yết ra ha. Hê rị bà đế yết ra ha. Xả đa ha rị nẩm. Yết bà ha rị nẩm. Lô địa ra ha rị nẩm. Mang ta ha rị nẩm.

Mê đà ha rị nẩm. Ma xà ha rị nẩm. Xà đa ha rị nữ. Thị tỷ đa ha rị nẩm. Tỳ đa ha rị nẩm. Bà đa ha rị nẩm. A du giá ha rị nữ. Chất đa ha rị nữ. Đế sam tát bệ sam. Tát bà yết ra ha nẩm. Tỳ đà dạ xà. Sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Ba rị bạt ra giả ca. Hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà. Sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Trà diễn ni. Hất rị đởm.

Tỳ đà dạ xà. Sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Ma ha bát du bát đác dạ. Lô đà ra. Hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà. Sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Na ra dạ noa. Hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà. Sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Đát đỏa dà lô trà tây. Hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà. Sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Ma ha ca ra. Ma đác rị già noa. Hất rị đởm.

Tỳ đà dạ xà. Sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Ca ba rị ca. Hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà. Sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Xà dạ yết ra. Ma độ yết ra Tát bà ra tha ta đạt na. Hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà. sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Giả đốt ra. Bà kỳ nể. Hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà. Sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Tỳ rị dương hất rị tri. Nan đà kê sa ra. Dà noa bác đế. Sách hê dạ. Hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà. Sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Na yết na xá ra bà noa. Hất rị đởm.

Tỳ đà dạ xà. Sân đà dạ di. Kê ra dạ di. A-la hán. Hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà. Sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Tỳ đa ra dà. Hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà. Sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Bạt xà ra ba nể. Câu hê dạ câu hê dạ. Ca địa bát đế. Hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà. Sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Ra xoa vỏng. Bà dà phạm. Ấn thố na mạ mạ tỏa.

Đệ Tứ

Bà già phạm. Tát đác đa bát đác ra. Nam mô tý đô đế. A tất đa na ra lặc ca. Ba ra bà. Tất phổ tra. Tỳ ca tát đác đa bát đế rị. Thập Phật ra thập Phật ra. Đà ra đà ra. Tần đà ra tần đà ra. Sân đà sân đà. Hổ hồng hổ hồng.. Phấn tra phấn tra phấn tra phấn tra phấn tra. Ta ha. Hê hê phấn. A mâu ca da phấn. A ba ra đề ha da phấn. Ba ra bà ra đà phấn. A tố ra. Tỳ đà ra. Ba ca phấn. Tát bà đề bệ tệ phấn. Tát bà na dà tệ phấn.

Tát bà dược xoa tệ phấn. Tát bà kiền thát bà tệ phấn. Tát bà bổ đơn na tệ phấn. Ca tra bổ đơn na tệ phấn. Tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn. Tát bà đột sáp tỷ lê. Hất sắc đế tệ phấn. Tát bà thập bà lê tệ phấn. Tát bà a bá tất ma lê tệ phấn. Tát bà xá ra bà noa tệ phấn. Tát bà địa đế kê tệ phấn. Tát bà đát ma đà kê tệ phấn. Tát bà tỳ đà da.

Ra thệ giá lê tệ phấn. Xà dạ yết ra. Ma độ yết ra. Tát bà ra tha ta đà kê tệ phấn. Tỳ địa dạ. Giá lê tệ phấn. Giả đô ra. Phược kỳ nể tệ phấn. Bạt xà ra. Câu ma rị. Tỳ đà dạ. La thệ tệ phấn. Ma ha ba ra đinh dương. Xoa kỳ rị tệ phấn.

Bạt xà ra thương yết ra dạ. Ba ra trượng kỳ ra xà da phấn. Ma ha ca ra dạ. Ma ha mạt đát rị ca noa. Nam-mô ta yết rị đa da phấn. Tỷ sắc noa tỳ duệ phấn. Bột ra ha mâu ni duệ phấn. A kỳ ni duệ phấn. Ma ha yết rị duệ phấn. Yết ra đàn tri duệ phấn. Miệc đát rị duệ phấn. Lao đát rị duệ phấn. Giá văn trà duệ phấn. Yết la ra đác rị duệ phấn.. Ca bát rị duệ phấn. A địa mục chất đa. Ca thi ma xá na. Bà tư nể duệ phấn. Diễn kiết chất. Tát đỏa bà tỏa. Mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa.

Đệ Ngũ

Đột sắc tra chất đa. A mạt đác rị chất đa. Ô xà ha ra. Dà ba ha ra. Lô địa ra ha ra. Ta bà ha ra. Ma xà ha ra. Xà đa ha ra. Thị tỉ đa ha ra. Bạt lược dạ ha ra. Kiền đà ha ra. Bố sử ba ha ra. Phả ra ha ra. Bà tả ha ra. Bát ba chất đa. Đột sắc tra chất đa. Lao đà ra chất đa. Dược xoa yết ra ha. Ra sát ta yết ra ha. Bế lệ đa yết ra ha. Tỳ xá giá yết ra ha. Bộ đa yết ra ha. Cưu bàn trà yết ra ha. Tất kiền đà yết ra ha.

Ô đát ma đà yết ra ha. Xa dạ yết ra ha. A bá tất ma ra yết ra ha. Trạch khê cách. Trà kỳ ni yết ra ha. Rị Phật đế yết ra ha. Xà di ca yết ra ha. Xá câu ni yết ra ha. Lao đà ra. Nan địa ca yết ra ha. A lam bà yết ra ha. Kiền độ ba ni yết ra ha. Thập phạt ra. Yên ca hê ca. Trị đế dược ca. Đát lệ đế dược ca. Giả đột thác ca. Ni đề thập phạt ra.

Tỉ sam ma thập phạt ra. Bạt để ca. Tỷ để ca. Thất lệ sắc mật ca. Ta nể bát để ca. Tát bà thập phạt ra. Thất lô kiết đế. Mạt đà bệ đạt lô chế kiếm. A ỷ lô kiềm. Mục khê lô kiềm. Yết rị đột lô kiềm. Yết ra ha. Yết lam yết noa du lam. Đản đa du lam. Hất rị dạ du lam. Mạt mạ du lam. Bạt rị thất bà du lam. Tỷ lật sắc tra du lam. Ô đà ra du lam. Yết tri du lam.

Bạt tất đế du lam. Ô lô du lam. Thường dà du lam. Hắc tất đa du lam. Bạt đà du lam. Ta phòng án dà. Bát ra trượng dà du lam. Bộ đa tỷ đa trà. Trà kỳ ni. Thập bà ra. Đà đột lô ca. Kiến đốt lô kiết tri. Bà lộ đa tỳ. Tát bát lô. Ha lăng già. Du sa đát ra. Ta na yết ra. Tỳ sa dụ ca. A kỳ ni. Ô đà ca. Mạt ra bệ ra. Kiến đa ra. A ca ra. Mật rị đốt. Đát liểm bộ ca. Địa lật lặc tra. Tỷ rị sắc chất ca. Tát bà na câu ra.

***

Tứ dẫn dà tệ. Yết ra rị dược xoa. Đác ra sô. Mạt ra thị. Phệ đế sam. Ta bệ sam. Tất đát đa bát đác ra. Ma ha bạt xà lô. Sắc ni sam. Ma ha bát lặc trượng kỳ lam. Dạ ba đột đà. Xá dụ xà na. Biện đát lệ noa. Tỳ đà da. Bàn đàm ca lô di. Đế thù. Bàn đàm ca lô di. Bát ra tỳ đà. Bàn đàm ca lô di.

Đát điệt tha: Án, a na lệ, tỳ xá đề, bệ ra, bạt xà ra đà rị. Bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra, bán ni phấn. Hổ hồng đô lô ung phấn, ta bà ha.

Vi Diệu Thần Chú

Phật dạy: “A Nan! Những hào quang trên đảnh đầu đức Phật chứa đầy mật chú Tát Đát Đa Bát Đát La, những câu vi diệu, sanh ra tất cả chư Phật ở khắp mười phương

Mười phương Như Lai do tâm chú này, được thành Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác.

Mười phương Như Lai trì tâm chú này, uốn dẹp tà ma, chế phục ngoại đạo.

Mười phương Như Lai vận tâm chú này, ngồi bửu liên hoa, ứng hiện trong vô số quốc độ.

Mười phương Như Lai dùng tâm chú này, nơi vô số quốc độ, chuyển đại pháp luân.

Mười phương Như Lai trì tâm chú này, hay ở nơi mười phương xoa đảnh thọ ký cho hàng Bồ Tát, Thanh Văn, cho đến người chưa chứng quả vị.

***

Mười phương Như Lai nương tâm chú này, hay ở nơi mười phương cứu vớt các khổ như: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, đui, điếc, ngọng, câm và bát khổ, những tai nạn lớn nhỏ đồng thời được giải thoát các nạn, giặc, binh, vua, ngục, bão, lụt, lửa, nước cho đến đói khát nghèo nàn, ngay đó tiêu tan.

Mười phương Như Lai tùy theo tâm chú này, hay ở nơi mười phương phụng sự thiện tri thức, trong tứ oai nghi được cúng dường như ý, nơi pháp hội của hằng sa Như Lai, được suy Tôn là Đại Pháp Vương Tử.

Mười phương Như Lai hành theo tâm chú này, hay ở nơi mười phương nhiếp thọ người có nhân duyên, khiến hàng Tiểu Thừa nghe tạng bí mật, chẳng sanh kinh sợ.

Mười phương Như Lai tụng tâm chú này, thành Vô Thượng Giác, ngồi dưới cây Bồ Đề vào Đại Niết Bàn.

Mười phương Như Lai truyền tâm chú này, sau khi diệt độ, phó chúc Phật Pháp, trụ trì cứu cánh, nghiêm tịnh giới luật, thảy đều trong sạch.

***

Như ta thuyết chú “Phật Đảnh Quang tụ chẳng ô nhiễm” này, từ sáng đến tối chẳng dứt tiếng, trong đó những chữ và câu cũng chẳng trùng điệp, nếu từ đây ngộ nhập, mới biết tất cả hữu tình vô tình cũng thường thuyết chú này, nên gọi “Đảnh Như Lai” vậy.

Hàng hữu học các ngươi chưa ra khỏi luân hồi phát tâm chí thành tu chứng quả A La Hán, nếu chẳng trì chú này mà ngồi đạo tràng, muốn khiến thân tâm xa lìa các ma sự thì chẳng có chỗ đúng.

A Nan! Nếu có chúng sanh trong các thế giới, tùy theo vật dụng trong đất nước, hoặc lá, giấy, vải trắng để biên chép chú này, đựng trong túi nhỏ, nếu người ấy ngu muội chẳng thể tụng nhớ thì đeo trên mình, hoặc để trong nhà, nên biết người ấy trọn đời chẳng bị các thứ độc hại.

A Nan! Nay ta vì ngươi thuyết chú này, cứu giúp thế gian được đại vô úy, thành tựu trí xuất thế gian cho chúng sanh.

***

Sau khi ta diệt độ, chúng sanh trong đời mạt pháp, có người biết tự trì tụng, hoặc dạy người khác trì tụng chú này, nên biết những chúng sanh trì tụng như thế, lửa chẳng thể đốt, nước chẳng thể chìm, độc chẳng thể hại, cho đến tất cả ác chú của các Thiên Long, quỷ thần, yêu tinh, ma mị đều chẳng thể dính mắc, tâm được chánh thọ, tất cả bùa chú, yểm cổ, kim ngân độc dược, cỏ, cây, sâu, rắn, độc khí muôn loài, vào miệng người ấy đều thành cam lồ.

Tất cả ác tinh, quỷ thần, dù có độc tâm hại người, đối với người ấy cũng chẳng thể khởi ác; các ác quỷ vương Tần Na, Dạ Ca cùng các quyến thuộc, đều thọ ơn Phật, thường gia hộ người ấy.

***

A Nan nên biết! Chú này thường có tám vạn bốn ngàn vô số chủng tộc Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương, mỗi mỗi đều có quyến thuộc, ngày đêm hộ vệ. Giả sử có chúng sanh nơi tâm tán loạn, chẳng thể vào Tam Ma Địa, miệng niệm tâm trì, thì các vị Kim Cang Vương thường theo ủng hộ thiện nam tử ấy, huống là người có tâm quyết định vào Đạo Bồ Đề.

Các vị Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương này, khiến người ấy phát ra thần thức, thân tâm tinh tấn, ngay đó được nhớ lại những việc từ tám vạn bốn ngàn hằng sa kiếp đến nay, đều rõ ràng chẳng có nghi hoặc.

Từ kiếp thứ nhất cho đến thân cuối cùng, đời đời chẳng sanh vào các loài Dược Xoa, La Sát, quỷ bệnh tật, quỷ thúi, quỷ yểm mị, quỷ hút tinh khí, cùng các loài ngạ quỷ có hình vô hình, có tưởng vô tưởng, và những xứ ác độc.

Thiện tri thức ấy, hoặc đọc tụng, biên chép, hoặc đeo giữ và cúng dường tâm chú này thì kiếp kiếp chẳng sanh vào những nơi nghèo nàn hèn hạ và chỗ chẳng an lành.

***

Các chúng sanh này, dẫu cho tự thân chẳng làm phước nghiệp, mười phương Như Lai cũng ban công đức cho họ, do đó được trong vô số kiếp thường với chư Phật đồng sanh một chỗ, vô lượng công đức như chùm quả ác xoa, đồng một chỗ huân tu, trọn chẳng chia cách.

Cho nên, Tâm chú này hay khiến người đã phá giới được giới căn trong sạch, người chưa đắc giới khiến cho đắc giới, người chẳng tinh tấn, chẳng trí huệ, chẳng trong sạch, chẳng trai giới, thảy đều thành tựu.

A Nan! Thiện nam tử ấy, giả sử trước kia có phạm giới cấm, thì sau khi trì chú, các tội phá giới chẳng kể nặng nhẹ, đều được tiêu diệt, dù đã uống rượu, ăn ngũ tân, và các thứ bất tịnh, tất cả chư Phật, Bồ Tát, Kim Cang, Thiên Tiên, quỷ thần, chẳng cho là có lỗi; dù mặc y áo rách rưới, khi đi khi đứng, đồng như trong sạch; dù chẳng lập đàn, chẳng vào đạo tràng, cũng chẳng hành đạo, mà trì tụng chú này, với công đức vào đàn, hành đạo, chẳng có sai khác.

***

Nếu trước kia tạo các tội nặng ngũ nghịch, vô gián, những tội Tứ khí, Bát khí của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni, thì khi tụng chú này rồi, cũng như gió mạnh thổi tan đống cát, những nghiệp nặng như vậy đều trừ sạch, chẳng còn mảy may.

A Nan! Nếu có chúng sanh từ vô số kiếp đến nay, có tất cả những tội chướng nặng nhẹ, tuy trong các đời trước chưa kịp sám hối, nay nếu biết đọc tụng, biên chép chú này, giữ đeo trên mình hay để nơi chỗ ở, thì những nghiệp tích chứa từ trước, đều tiêu như nước sôi làm tan băng tuyết, chẳng bao lâu sẽ được vô sanh nhẫn.

Lại nữa A Nan! Nếu có người đàn bà chưa có con, mong cầu có thai, chí tâm tưởng niệm, hoặc đeo chú này, thì được sanh những đứa con trai gái có phước đức trí huệ, cầu sống lâu được sống lâu, cầu phước báo được phước báo, cho đến cầu thân mạng sức mạnh đều được như thế. Sau khi chết, tùy nguyện vãng sanh trong mười phương quốc độ, chắc chắn chẳng sanh nơi biên địa, dòng hạ tiện, huống là các tạp hình!

***

A Nan! Nếu các quốc độ, châu huyện, làng xóm bị nạn đói kém, ôn dịch; hoặc những nơi bị bịnh loạn, giặc cướp đánh nhau và tất cả những nơi có tai nạn khác, viết thần chú này dán nơi bốn cửa thành, và những thấp miếu hoặc trên các tràng phan, khiến chúng sanh trong nước thừa phụng chú này, cung kính lễ bái, nhất tâm cúng dường; khiến nhân dân mỗi mỗi đeo chú trong mình, hoặc để nơi chỗ ở, thì tất cả tai nạn thảy đều tiêu diệt.

A Nan! Nếu chúng sanh nơi các quốc độ, hễ chỗ nào có chú này, thì Thiên Long vui mừng, mưa gió thuận thời, ngũ cốc được mùa, dân chúng an vui; những tai chướng do tất cả ác tinh biến quái ở mọi nơi, đều chẳng sanh khởi, người chẳng chết yểu, gông, cùm, xiềng, xích, chẳng dính vào mình, ngày đêm ngủ yên, thường chẳng ác mộng.

***

A Nan! Cõi Ta Bà này có tám vạn bốn ngàn tai biến ác tinh, do 28 đại ác tinh làm thượng thủ; lại có 8 đại ác tinh làm chủ, xuất hiện trên đời với nhiều hình dạng, hay gây các tai họa kỳ lạ cho chúng sanh. Hễ có chú này thì thảy đều tiêu diệt, trong phạm vi 12 do tuần, các tai biến hung dữ, trọn chẳng thể xâm nhập.

Cho nên Như Lai thuyết chú này, bảo hộ người tu hành sơ học đời vị Lai, vào Tam Ma Địa, thân tâm thư thái, được đại yên ổn chẳng bị tất cả tà ma, quỷ thần, và những oán thù, nghiệp cũ nợ xưa từ vô thỉ đến quấy hại.

Ngươi và hàng hữu học trong chúng, với người tu hành đời vị Lai, y pháp trì giới trong đạo tràng, được vị thầy truyền giới trong sạch, đối với tâm chú này chẳng sanh nghi hoặc, thì cái thân do cha mẹ sanh của người này, nếu chẳng được tâm thông, mười phương Như Lai bèn thành vọng ngữ.(Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

Sự Diệu Dụng khi trì tụng Thần Chú Lăng Nghiêm

Hòa Thượng Tuyên Hóa dạy: Tụng trì chú Lăng Nghiêm thì có tám vạn bốn ngàn Bồ tát Kim Cang tạng thường theo bên mình hộ trì, đó là điều chân thật. Nhưng khi tụng chú không nên khởi lên vọng tưởng, nếu không Bồ tát Kim Cang tạng sẽ cho rằng: “Người này thật là thấp kém, không có lòng dõng mãnh. Ta muốn đi theo để bảo hộ, nhưng ta thấy người này không có tiền đồ gì cả, làm lãng phí thời gian của ta”. Bồ tát hộ pháp sẽ sanh lòng nóng giận.

Cho nên phải chú ý, trì chú Lăng Nghiêm điều quan trọng nhất là phải nghiêm trì giới luật. Nếu không giữ gìn giới luật, trì tụng như thế nào cũng không có linh nghiệm. Nếu có thể giữ gìn giới luật, không có lòng tật đố chướng ngại, không có tham sân si, thì tụng trì chú Lăng Nghiêm càng có cảm ứng lớn, lợi ích lớn. Tôi bảo với quý vị tụng trì Thần Chú Lăng Nghiêm còn kiếm được nhiều tiền hơn buôn bán vàng nữa, tụng trì một biến chú Lăng Nghiêm thì có giá trị muôn vạn ounce vàng ròng, nhưng không nên dùng lòng tham để trì tụng.

***

Trong Chú Lăng Nghiêm có tất cả năm bộ:

  1. Ðông Phương có: A Súc Phật – Kim Cang Bộ.
  2. Nam Phương có: Bảo Sinh Phật – Bảo Sanh Bộ.
  3. Trung Ương có: Tỳ Lô Giá Na Phật – Phật Bộ.
  4. Tây Phương có: A Di Ðà Phật – Liên Hoa Bộ.
  5. Bắc Phương có: Thành Tựu Phật – Yết Ma Bộ.

Phương Ðông có A Súc Phật, A Súc Phật tức là Kim Cang Bộ; Phương Nam có Bảo Sanh Phật, tức là Bảo Sanh Bộ; Trung Ương là Phật Bộ; Phương Bắc là Yết Ma Bộ; tất cả gồm năm bộ. Năm bộ này cai quản năm đại ma quân ở năm phương trên thế giới. Cho nên khi trì tụng Chú Lăng Nghiêm thì năm đại ma quân có năm phương đều cúi đầu phủ phục, không dám cưỡng lại oai lực của Chú Lăng Nghiêm.

Năm Công năng của Thần Chú Lăng Nghiêm

1.Tức tai Pháp

Tức tai Pháp nghĩa là Pháp giải trừ tai ương. Một khi chúng ta trì Chú lăng Nghiêm thì hết thảy tai ương đều được giải trừ.

2. Hàng phục Pháp

Hàng phục Pháp nghĩa là Pháp làm cho hàng phục. Bất luận đối phương là thứ thiên ma ngoại đạo gì chăng nữa, một khi chúng ta trì Chú Lăng Nghiêm thì pháp lực của chúng ma liền bị phá vỡ, chúng sẽ bị hàng phục dễ dàng.

3. Tăng ích Pháp

Tăng ích Pháp (Pháp giúp tăng trưởng lợi ích). Thí dụ chúng ta tu đạo, Chú Lăng Nghiêm sẽ giúp chúng ta tăng trưởng trí tuệ, tăng trưởng bồ đề tâm, tăng trưởng nguyện lực, mọi thứ đều tăng trưởng. Ðó là pháp làm gia tăng sự lợi ích.

4. Thành tựu Pháp

Thành tựu Pháp nghĩa là Pháp giúp cho được thành tựu. Chúng ta trì Chú Lăng Nghiêm, thì bất luận chúng ta tu pháp môn gì, chú này cũng sẽ giúp chúng ta được thành tựu.

5. Câu triệu Pháp.

Câu triệu Pháp nghĩa là Pháp thâu tóm về. Pháp này có thể dùng khi chúng ta gặp thiên ma ngoại đạo và muốn bắt chúng, cũng như trên thế gian cảnh sát bắt kẻ phạm tội vậy. Bất luận là thiên ma hay ngoại đạo, nếu chúng ta muốn bắt giữ chúng thì hết thảy Hộ Pháp Thiện Thần, Thiên Long Bát Bộ, và tám muôn bốn ngàn Kim Cang Tạng Bồ Tát tức khắc bắt giữ chúng. Ðó là Câu Triệu Pháp.

Lăng Nghiêm Đại Định

Vì sao Thần Chú Lăng Nghiêm có nhiều điều tốt đẹp như vậy? Bởi vì niệm Chú Lăng Nghiêm thì có thể nhập Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh. Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh này không phải là định mà cũng chẳng phải là không định, song không lúc nào là chẳng định. (Vô định, vô bất định, vô hữu bất định thời). Cho nên nói rằng: “Na-già thường tại Ðịnh, Vô hữu bất định thời.” (Na-già, tức là rồng, lúc nào cũng ở trong Ðịnh, không bao giờ chẳng định.)

Lăng Nghiêm Ðịnh là định hết sức kiên cố, phát sinh ra vô lượng trí huệ. Các thứ thiên ma, ngoại đạo không thể nào phá hoại nổi.

Nhưng nhập Ðịnh để làm gì? Ví như tới Disneyland vậy, nơi đó có đủ trò vui, đồng thời cũng có đủ trò kinh dị, mình sẽ thấy những điều chưa từng thấy, nghe những điều chưa từng nghe. Cũng vậy, khi nhập Ðịnh, mình sẽ trải qua những cảnh giới chưa từng thấy hay nghe qua. Nếu như trong Ðịnh mà “như như bất động, liễu liễu thường minh,” không bị cảnh giới làm cho dao động, thì mình có thể xoay chuyển tất cả cảnh giới. Ðó chính là sự kỳ diệu khi nhập Lăng Nghiêm Ðịnh.

***

Không có Lăng Nghiêm Ðịnh thì mình sẽ tùy theo cảnh giới mà xoay chuyển. Cái gì lại thì mình chạy theo cái đó, luôn luôn bị cảnh giới dắt dẫn. Khi mình có Lăng Nghiêm Ðịnh này thì mình không còn bị cảnh giới xoay chuyển nữa. Mắt mình nhìn hình sắc mà bên trong tâm không có rung động; Tai mình nghe tiếng nhưng lòng không bị lôi cuốn theo. Khi thấy việc gì xảy ra mà mình tỉnh giác thì sẽ ra khỏi vòng phiền trược; Nhưng nếu gặp việc mà mê muội, không tỉnh giác, thì mình sẽ rớt vào vòng luân hồi.

Ở trong Ðịnh mình có thể phát sinh vô lượng trí huệ, cho nên nói rằng Ðịnh sinh Huệ. Nếu không nhập Ðịnh thì không thể khai được trí huệ.

Trong thời Mạt Pháp, thiên ma, ngoại đạo, ly mỵ, vọng lượng, sơn yêu, thủy quái, sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm vì Chú Lăng Nghiêm có công năng phá tà hiển chánh, và vì Chú Lăng Nghiêm mà Phật đã giảng Kinh Lăng Nghiêm, một bộ kinh cốt tủy của Phật Giáo!

Lời kết

Con người nếu không có xương tủy thì chết, Phật Giáo không có Kinh Lăng Nghiêm thì Phật Pháp diệt. Cho nên phương pháp tốt nhất để hộ trì Chánh Pháp trong thời Mạt Pháp là học thuộc lòng Kinh Lăng Nghiêm, học thuộc lòng Thần Chú Lăng Nghiêm cho nhuần nhuyễn. Sau khi đọc và học thuộc lòng đến chỗ hết sức thuần thục, hãy tận lực phát huy đạo lý của Kinh và diễn thuyết cho mọi người nghe.

Thế giới này nếu thiếu Chú Lăng Nghiêm thì yêu ma, quỷ quái chẳng sợ hãi gì nữa, chúng sẽ tha hồ hoành hành. Song bởi vì trên thế giới còn có người trì Chú Lăng Nghiêm nên bọn bàng môn, tả đạo, vọng lượng, ly mỵ, sơn yêu, thủy quái, còn kiêng sợ, không dám công nhiên xuất hiện. Nếu không có Chú Lăng Nghiêm thì thế giới này trở thành thế giới của bọn yêu ma, quỷ quái!

Các vị coi, hiện tại tư tưởng con người cũng hết sức cổ quái, có kẻ không bằng loài cầm thú. Ðó là do bọn yêu ma, quỷ quái lộng hành ở thế gian, mê hoặc người đời; Khiến họ mất đi trí huệ căn bản, biến thành hạng người tráo trở, hết biết nhân nghĩa, làm chuyện thấp hèn không bằng loài trâu ngựa nữa. Ðó cũng là do càng ngày càng ít người biết tụng Kinh Lăng Nghiêm, trì Chú Lăng Nghiêm, nên thiên ma ngoại đạo mới hoành hành, không còn kiêng nể gì cả!

(Các bài khai thị về Chú Lăng Nghiêm của Hòa Thượng Tuyên Hóa)