Bản Đồ An Lập Pháp Giới
(Pháp Giới An Lập Đồ)
Việt dịch: Hòa thượng THÍCH CHÂN THƯỜNG
Hiệu chỉnh: Tỳ kheo Thích Đồng Bổn

 

QUYỂN HẠ – phần dưới

Yên Sơn Sa-môn Nhân Triều tập

VI)- Nghiên Cùng Pháp Giới

  1. Thích đại số danh,
  2. Thông quán Sát hải,
  3. Cao tường pháp giới,
  4. Phật Quang Quán,
  5. Pháp giới vô tận.

VII- Pháp Giới Tổng Luận

  1. Tứ Độ Viên Dung đồ,
  2. Y Chánh Thông Luận,
  3. Tứ Độ Tịnh Uế,
  4. Đồng Xứ Dị Kiến,
  5. Sắc Nhân Thức Biến đồ,
  6. Cộng Tạo Nghĩa,
  7. Tự Tạo Nghĩa,
  8. Tâm Tạo Pháp Giới đồ,
  9. Niệm Cụ Tam Thiên đồ,
  10. Pháp Giới Trực Chỉ đồ.

Pháp giới là biệt mục của tâm, vì thể dụng của tâm sâu rộng, tánh tướng vô ngại, tức là lấy tâm làm pháp, lấy tâm làm giới mà an lập, thì diệu tướng, các phần trang nghiêm của tâm thảy đều kiến lập, chẳng hề tạp loạn lẫn nhau.

Thiền sư Khuê Phong nói : chưa tỏ lý sự, chẳng thuyết hữu không, chỉ thẳng vào nguồn thiêng của bản giác, cho nên gọi là Nhất chân pháp giới. Từ Nhất chân pháp giới chia ra làm :

+ Lý pháp giới (sự tướng quang hư đều cùng một lý).

+ Sự pháp giới (muôn pháp la liệt bời bời, mỗi thứ đều có phận hạn). + Lý sự vô ngại pháp giới (dùng lý mà dung sự, hội sự quy về lý).

+ Sự sự vô ngại pháp giới (trần trần vô ngại, pháp pháp dung thông).

Pháp : có nghĩa là quĩ tắc, giới : có nghĩa là tính phần. Pháp quĩ tắc chân không đó, tại lý thì là Lý pháp giới, tại sự thì là Sự pháp giới.

Vì lý thì không có phận hạn, còn sự thì có cả 1.000 thứ sai biệt.

Cổ đức dạy rằng : Sắc xuân không cao thấp Cành hoa có ngắn dài.

Nay tập này chỉ thuyết minh qua về Sự pháp giới mà thôi, cũng tức là Sự của Lý vậy.

Phẩm Như Lai Hiện Tướng nói rằng : Hoa Tạng Trang Nghiêm Thế Giới Hải này, phía Đông lại có thế giới hải gọi là Thanh Tịnh Quang Liên Hoa Trang Nghiêm. Trong các cõi nước đó có cõi nước tên là Ma Ni Bà Lạc Kim Cương

Tạng, Phật hiệu là Pháp Thủy Giác Hư Không Vô Biên Vương. Ở trong đại hội hải của đức Như Lai đó có vị Bồ-tát tên là Quán Sát Thắng Pháp Liên Hoa Tràng, cùng với thế giới hải vi trần số các Bồ-tát đều cùng nhau đến chỗ Phật đó.

(Các phương Nam, Tây, Bắc, bốn góc trên dưới, kinh văn cộng có 10 đoạn).

Trong 10 ức cõi Phật vi trần số thế giới hải như vậy, có 10 ức cõi Phật vi trần số Bồ-tát, đều cùng các Bồ-tát câu hội đến chỗ đức Phật.

Lại nữa, phẩm Nhập Pháp Giới nói rằng : bấy giờ ở phương Đông, vượt qua Bất khả thuyết cõi Phật vi trần số thế giới hải, ra ngoài có thế giới tên là Kim Đăng Vân Tràng, có Phật gọi là Tì Lô Giá Na Thắng Đức Vương. Trong đại chúng của đức Phật đó có vị Bồ-tát Ma-ha-tát tên gọi là Tì Lô

Giá Na Nguyện Quang Minh, cùng với Bất khả thuyết cõi Phật vi trần số các Bồ-tát cùng nhau câu hội tới hướng vào chỗ đức Phật đó mà nổi mây cúng dường.

(Các phương Nam, Tây, Bắc, bốn góc trên dưới, kinh văn có 10 đoạn, thì mười phương tổng cộng có mười Bất khả thuyết cõi Phật vi trần số thế giới hải, gọi chung lại là một Pháp giới an lập hải).

THÍCH ĐẠI SỐ DANH

(Giải thích tên gọi các số lớn)

Bất Khả Thuyết : là tên gọi của một số lớn, số này chỉ có Phật mới biết hết, cho nên khi Bồ-tát Tâm Vương xin hỏi về nghĩa của các danh từ chỉ số, đức

Thế Tôn đã đích thân thuyết giảng phẩm A Tăng Kỳ chứng minh rằng, số lượng Phật đức, thế gian không thể sánh kịp.

Theo Hoa Nghiêm Kinh Chú của Pháp sư Uyển, thì căn cứ vào Hoàng đế toán pháp tổng cộng có 23 số gồm một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, một trăm, ngàn, vạn, ức, triệu, kinh, cai, tỉ, nhưỡng, câu, giản, chính, tải. Từ vạn trở đi có tam đẳng số pháp. Các số ở dưới cứ gấp lên 10 lần, các số ở trên cứ gấp bội lên.

Nay phẩm A Tăng Kỳ dùng trung, thượng số pháp, sơ số bèn nói : 100 lạc-xoa (đây gọi là vạn), là 1 câu-chi (ức).

  • Câu-chi câu-chi : là 1 a-dữu-đa (triệu),
  • A-dữu-đa a-dữu-đa : là một na-do-tha (kinh),
  • Tần-bà-la (cai), – Căng-yết-la (tỉ),
  • A-già-la (nhưỡng),
  • Tối thắng (câu),
  • Ma-bà-la (giản),
  • A-bà-la (chính),
  • Đa-bà-la (tải).

Số phương này đến đây là hết. – Đa-bà-la, đa-bà-la : là 1 Giới phần, – Giới phần, giới phần : là 1 Phổ-na.

Cứ như vậy mà tăng gấp bội lên mãi cho đến 120 phiên là một Bất Khả Thuyết số, thế thì chẳng phải là toán số của thế gian.

(Luận Tảo Bách Hoa Nghiêm : phần giải thích về phẩm A Tăng Kỳ so với chú thích của Pháp sư Uyển về đại thì giống nhau, nhưng cũng có những điểm chi tiết khác nhau. Đại để là trong sự so sánh các số, chưa chắc đã hoàn toàn giống nhau).

Cõi Phật vi trần số : đại thiên thế giới gọi là 1 Cõi Phật.

Đem 100 ức Tu-di, Tứ châu, Luân vi cùng đại địa v.v… đều nghiền nát ra hết thành bụi thì gọi là 1 Cõi Phật vi trần.

Đem một hạt vi trần đó mà tính là một thế giới, tính cho hết số vi trần đã nghiền ra trước đây thì gọi là một Cõi Phật vi trần số thế giới.

Trong kinh vì thế giới rất nhiều, chẳng phải là các con số của thế gian có thể ghi chép nổi, nên thường dùng Cõi Phật vi trần để mà tính, gọi là một Cõi Phật vi trần, hai Cõi Phật vi trần cho đến rất nhiều Sát-trần. Dùng số Sát trần hoặc để tính thế giới, hoặc để tính phù-tràng, hoặc để tính biển Hương thủy, hoặc để tính An Lập hải v.v…

THÔNG QUÁN SÁT HẢI

(Quán chung về Sát hải)

Mười phương Sát hải phân bố khắp trong hư không, Hương hải Hoa tràng, đức nghĩa đều như nhau. Kinh tuy lược đi không nói, nhưng cứ theo lệ quán sát mà có thể biết được.

Cứ như phẩm Hiện Tướng nói : thì Hoa Tạng Trang Nghiêm Thế Giới Hải này phía Đông có thế giới hải tên là Thanh Tịnh Quang Liên Hoa Trang Nghiêm, trong các cõi nước đó, có cõi nước tên là Ma Ni Anh Lạc Kim Cương Tạng, đức Phật hiệu là Giác Thủy Pháp Hư Không Vô Biên Vương.

Trong đại hội hải của đức Như Lai đó, có vị Bồ-tát tên là Quán Sát Thắng Pháp Liên Hoa Tràng v.v… bèn đi đến chỗ đức Phật đó để cúng dường v.v…

Đoạn văn này ẩn lược, giả sử như Đông Phương Pháp Thủy Giác Phật lúc thuyết pháp liền nói rằng : ở phía Tây Thanh Tịnh Quang Liên Hoa Trang Nghiêm Thế Giới Hải, lại có thế giới hải tên là Liên Hoa Tạng Trang Nghiêm. Trong các cõi nước đó có cõi nước gọi là cõi Sa-bà, có đức Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Trong đại hội hải của đức Như Lai đó, có vị Bồ-tát tên là Di Lặc tới chỗ Phật. Chín phương còn lại cũng theo như ví dụ này thì có thể biết chủng loại cõi nước nghĩa bằng nhau.

Thế giới trong tất cả mười phương, mười ức cõi Phật vi trần số thế giới hải, hương hải, phù-tràng và các thứ an lập trang nghiêm trong thế giới hải ở trung ương, về tướng đó không có gì khác nhau.

Thêm nữa, phẩm Nhập Pháp Giới nói : bấy giờ, phương Đông cách đây qua Bất khả thuyết cõi Phật vi trần số thế giới hải, có thế giới tên là Kim Đăng Vân Tràng, đức Phật hiệu là Tì Lô Giá Na Thắng Đức Vương. Trong đại chúng của đức Phật đó có vị Bồ-tát Ma-ha-tát tên là Tì Lô Giá Na Nguyện Quang Minh đến hướng vào chỗ đức Phật. Đoạn văn này thì lại lược đi thế giới hải và các cõi nước.

Cũng như nếu đức Phật ở đó là chủ thì ắt sẽ nói rằng : bấy giờ ờ phía Tây cách đây qua Bất khả thuyết cõi Phật vi trần số thế giới hải, có một thế giới gọi là cõi Sa-bà, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Trong đồ chúng của đức Phật đó, có vị Bồ-tát Ma-ha-tát tên là Di Lặc đến hướng về chỗ đức Phật đó v.v… Chín phương còn lại cũng theo lệ này. Cứ thế mà suy thì biết rằng tổng số mười phương, mười Bất khả thuyết cõi Phật vi trần số thế giới hải.

(Tổng số căn cứ vào 10 đoạn kinh văn). Có mười Bất khả thuyết cõi Phật vi trần số hoa sen to lớn được nương dựa, nâng đỡ như đài nhụy hương tràng v.v…

(Các Sát hải ở mười phương đều như trung ương).

Trên mỗi một hoa sen lớn đều có núi Kim Cương Luân vi lớn, phía trong mỗi một núi Luân vi đều có mười Bất khả thuyết cõi Phật vi trần số biển Hương thủy, như biển Hương thủy Vô Biên Diệu Hoa Quang v.v… Trong mỗi một biển Hương thủy lại mọc lên một hoa sen như hoa sen Nhất Thiết Hương Ma Ni Vương Trang Nghiêm v.v… Trên mỗi một hoa sen lại có một các cõi nước như Phổ Chiếu Thập Phương Xí Nhiên Bảo Quang Minh các cõi nước.

Trong mỗi một các cõi nước đều có 20 trùng lớp thế giới phân bố ở trong, như các thế giới ở tám phương trên dưới trong cõi Sa-bà.

Các Phù-tràng đều nhau, trên thì sát với các Bảo vân, dưới thì sát với các Bảo địa, được Hoa tràng nâng đỡ, dưới Hoa tràng có đại Hương thủy hải (biển này có hai nghĩa).

Nếu ngoài biển này có núi Luân vi thì tất cả đều có phận cõi, tất cả đều có danh hiệu, như biển Hương thủy Phổ Quang Ma Ni Trang Nghiêm, dưới có Phong luân như Thù Thắng Uy Quang Tạng Phong luân v.v…

Nếu ngoài biển này không có núi Luân vi thì tám phương, các Đại Hỏa Vương cùng ở trong biển Hương thủy Phổ Quang như trong ao sen vậy. Nước Hương thủy trong đó đầy tràn khắp cả pháp giới, không thể lường được đâu là bờ bến. (Bằng này thì gọi chung là một Pháp giới an lập hải).

CAO TƯỜNG PHÁP GIỚI

Nghiên cứu đến cùng về pháp giới thì thấy cao rộng vô cực, sẽ khiến mở rộng được giác thể, phát triển được tâm quang, từ trong đến ngoài, từ gần đến xa, thấu suốt mở mang khắp cõi hư không. Bắt đầu từ cõi nước mà chúng ta đang ở gọi là cõi Sa-bà, tám phương có 13 cõi Phật vi trần số thế giới vây quanh, hướng lên trên thì trải qua 7 cõi Phật vi trần số thế giới tới đỉnh Phùtràng (trên đây chính là thái hư không), hướng xuống dưới thì qua 12 cõi Phật vi trần số thế giới tới các cõi nước (tức là Bảo Quang Minh các cõi nước).

Cứ như vậy mà đi về phía Đông, vượt qua một chủng, 10 chủng, 100 chủng, 1.000 chủng, vạn, ức, triệu, kinh cho tới chính, tải số chủng, hằng sa số chủng, một châu trần số, bốn châu trần số, Tu-di trần số, tiểu thiên trần số, trung thiên trần số, cho đến đại thiên thế giới vi trần số các cõi nước. Cứ như vậy, một Phật Sát-trần, 10, 100, 1.000, tới chính, tải Phật Sát-trần, dần dần tới a-tăng-kỳ Sát-trần, cho đến Bất khả thuyết cõi Phật vi trần số thề giới chủng, mới tới núi Đại Kim Cương ở cực Đông.

Như phương Đông, thứ đến phương Nam, thứ đến vòng theo tay phải, chín phương cũng đều như thế, vòng hết Luân vi.

Đó là biên cương của Hoa Tạng Thế Giới Hải, lại từ Sát hải này đi về phía Đông qua một Luân vi (trong Luân vi có một thế giới hải). Qua hai, ba Luân vi, 10, 100, 1.000 Luân vi, lạc-xoa, câu-chi, na-do-tha, hằng sa Luân vi, tiểu thiên, trung thiên, đại thiên trần số, mười Phật Sát-trần, a-tăng-kỳ Sát-trần, cho đến Bất khả thuyết cõi Phật vi trần số núi Kim Cương Luân vi. Lại một Luân vi (tức cực Đông Kim Đăng Vân Tràng Thế Giới).

Như phương Đông, các phương Nam, Tây, Bắc cùng bốn góc đều như thế, tổng cộng là tám Bất khả thuyết cõi Phật vi trần số thế giới hải, đều dựng cao 19 cõi Phật vi trần số thế giới trên ngang Bảo vân, dưới sát Bảo địa, dưới cùng tới tận Phong Luân, thống nhất tám cực lại mà thành ra biên giới của Pháp giới an lập hải.

(Tên của An lập hải xem ở phía sau).

Nghiên cứu tới đây (thì thấy) cực rộng, cực lớn, vô lượng, vô biên, tưởng chừng như đó là cùng cực, nhưng vẫn chưa phải. Cứ thế mà lên nữa, vì còn có các phương trên dưới.

Nếu thế thì Hoa Tạng Trang Nghiêm Thế Giới Hải đó, trên Phù-tràng sẽ không khoáng vô cùng và lại có (1) Phong Luân.

(Như Bình Đẳng Trụ Phong luân có vi trần số núi Tu-di được đỡ ở trên). Biển cả (như biển Phổ Quang), Hoa tràng (như Đài Nhụy Hương Tràng), Sát hải (như Hoa Tạng Thế Giới Hải).

Cứ như vậy mà đi lên trên qua một Sát hải, lại qua 10 Sát hải, 100, 1.000, vạn, ức vượt mọi con số của thế gian, cho đến Bất khả thuyết cõi Phật vi trần số Sát hải tới tận phía trên cùng là đến thế giới Thuyết Phật Chủng Tính Vô Hữu Tận, chỗ của đức Phật Phổ Trí Luân Quang Minh Âm (chỗ cực tận của thượng phương).

Thêm nữa, phía dưới cùng của Hoa Tạng Trang Nghiêm Thế Giới Hải đó, có Phong luân gọi là Bình Đẳng Trụ. Dưới Phong luân này không khoáng khôn lường, lại có các Phù-tràng (20 tầng như Bảo quang minh chủng thượng). Hoa vương (như Đài Nhụy Hương Tràng), Hương hải (như Phổ Quang Hải), Phong luân (như Thù Thắng Uy Quang Tạng vì có vi trần số núi Tu-di nói ở phần trên).

Dưới đó vượt qua hư không đến Sát hải thứ hai (tức thế giới hải thứ hai ở hạ phương). Lại qua Sát hải thứ ba, thứ tư, thứ 10, 100, 1.000, vạn, cho đến số Sát hải mà thế gian không thể biết được, là Bất khả thuuyết cõi Phật vi trần số thế giới hải, phía dưới cùng đến tận Nhất Thiết Như Lai Viên Mãn Quang Phổ Chiếu Thế Giới, là chỗ đức Phật Hư Không Vô Ngại Tướng Trí Tràng Vương (chỗ chí cực của hạ phương).

Tổng hợp pháp giới mười phương lại mà quán sát thì xung quanh Hoa Tạng có tám số, trên dưới có hai số, giống như hình bánh xe guồng nước dựng đứng trục (trên dưới dựng đứng một mình như trục xe, tám phương châu vào như tay nan hoa xe) và hình tròn lọng.

Cứ tính lường như thế cũng vẫn chưa thể coi là hết được.

Sao vậy ? Vì nay mới coi Hoa Tạng là chủ hội mà mười phương đã có nhiều Sát-trần số là bạn, thế thời các cõi Phật hải ở trên, ở dưới há riêng không có bạn hay sao ? Như vậy thì biết rằng kinh văn nếu nói tường tận về các Sát hải ở các phương trên và dưới, nhất thiết đều có rất nhiều trần số Sát hải vây quanh, như số tám phương của Hoa Tạng. Như vậy thì tám phương bằng nhau, trên dưới tương đương, Phong luân, Hương hải trùng trùng xen nhau, Hoa vương,

Sát hải hàng hàng tương đương, ví như 100.000 ao sen lớn an lập khắp trong Không giới.

Than ôi ! Nào ai có thể tung cánh kim cương, mở rộng tầm mắt thiên nhãn mà dạo xem được pháp giới rộng lớn này !

Dù cho có vượt qua khỏi được thế giới này nhìn bốn phía mênh mông và ngoài cõi thái hư không ra, lại còn vật gì nữa ! Lại xét kỹ, xem kỹ thì mười phương Sát hải cũng chẳng phải chỉ có bấy nhiêu mà thôi. Bởi vậy cảnh giới chư Phật rộng lớn vô biên, nếu chẳng phải là bậc nhập đại Giải thoát, được đại Tam-muội thì không thể thấy được để mà bày mở cho hàng phàm ngu. Cho nên bản kinh văn phần sau chỉ nói sơ qua một mảy may mà thôi (bản văn phần sau cũng chẳng đủ vì còn có 10 phẩm ở Thiên Trúc).

Trung, thượng bản kinh chắc còn có những nghĩa khác, đúng là lượng bút lớn như Tu-di, lượng mực nhiều như biển cả cũng chẳng thể nào viết hết được. Số kệ nhiều bằng số vi trần của cả đại thiên thế giới, số phẩm bằng số vi trần của cả đại địa cũng chưa đủ để cho là nhiều. Nguyên cực ở đây thì tình quên, trí dứt, trong lòng trống rỗng không còn suy nghĩ gì nữa vậy.

Ôi ! Nhìn lại lũ chúng ta thân tâm nhỏ mọn bằng chút xíu, trí giác khôn ngoan vừa một tấc, giống như con bọ kê-hê (loại côn trùng rất nhỏ) ở giữa cõi thái hư, như đám bọt nổi trôi trong biển cả; Còn chăng ? Mất chăng ? Hoảng hốt thấy không được đích xác, cũng như trong mộng tưởng, như thể huyễn hóa, không biết nguyên nhân vì sao mà xui nên thế.

Cho nên kinh nói rằng : mười phương hư không sanh trong tâm con người giống như gợn mây điểm trong cõi thái thanh, ví như Pháp Giới Tính cứu cánh viên mãn khắp mười phương, có phải là lừa dối ta đâu ? Cho nên Lý cực thì khiến Sự phải rộng, hoa lớn nên mới biết ao sâu.

PHẬT QUANG QUÁN

Luận Hoa Nghiêm nói : như trong kinh, hội thứ hai, trong điện Phổ Quang Minh thuyết pháp môn Thập Tín, đức Thế Tôn từ trong lưỡng túc luân (tức hai chân) phóng ra 100 ức ánh quang minh chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới. Người tu hành nên theo ánh Phật quang mà quán tưởng ánh quang minh đó chiếu khắp cả cõi tam thiên đại thiên thế giới. Quán tưởng như vậy xong, lại quán tưởng ánh quang minh đó vượt qua cõi đại thiên này chiếu mười cõi đại thiên ở phương Đông, phương Nam cho tới các phương trên dưới, mỗi phương cũng đều mười cõi đại thiên, một vòng như vậy xong, sau lại quán tưởng ánh quang minh đó quá 10 đến 100, quá 100 đến 1.000, quá 1.000 đến vạn, cho đến vô lượng bất khả thuyết thế giới, sáng khắp hư không, khiến tự tâm mình cũng khắp hư không, tâm đầy hư không, tâm ấy tự định, sáng rực an lạc. Rồi mới từ định, lại khởi thập phương quán, suy cầu khắp lượt, tự tâm nội ngoại đều không có gì, mới bắt đầu biết rõ Không tuệ hiện tiền gọi là ức niệm chư Phật trí tuệ Quang Minh Phổ Hiện pháp môn.

Ở trong vị này, định loạn đều quên gọi là Sơ phát tâm trụ. Dùng Không tuệ này quán các thế gian : hết thảy chúng sanh cùng quốc độ đều như huyễn hóa không có thể tướng, đồng như Phật Không Tuệ Giải Thoát pháp môn, nhập tri kiến Phật rồi, lấy đó gọi là Niệm Phật môn, vì tương ưng với chánh tuệ vô niệm, nhập thập phương cảnh giới môn Niệm Phật, vì Không tuệ tự tánh tỏa khắp, nên cùng tất cả chư Phật thành Chánh giác, chuyển pháp luân, ba đời kiếp tại một thời, không còn có tướng phân biệt thời gian dài ngắn mà có thể an lập nữa.

PHÁP GIỚI VÔ TẬN

Đạo rộng vô bờ, pháp giới vô lượng, chúng sanh vô số, nghiệp hóa vô cùng. Bi trí của chư Phật cũng không bao giờ hết.

Pháp thân Tì Lô không chỗ nào không khắp, diệu pháp Phương quảng luôn luôn truyền bá ở khắp mọi nơi như thiện tri thức.

Dạ Thần Tịch Tĩnh Âm Hải Chủ nói : sau gặp đức Tì Lô Giá Na Như Lai ở đạo tràng này thành Đẳng Chánh Giác, niệm niệm thị hiện lực Đại thần thông. Lúc đó, tôi được thấy, liền được niệm niệm xuất sanh quảng đại tùy hỉ trang nghiêm giải thoát.

Được pháp giải thoát này rồi, tôi có thể nhập vào được mười Bất khả thuyết, Bất khả thuyết cõi Phật vi trần số pháp giới an lập hải, nhìn thấy hết thảy số vi trần của cõi Phật trong tất cả an lập hải, trong mỗi một một vi trần có mười Bất Khả Thuyết, Bất khả thuyết cõi Phật vi trần số cõi Phật. Mỗi một cõi Phật đều có một Tì Lô Giá Na Như Lai ngồi ở đạo tràng, trong từng niệm, từng niệm thành Đẳng Chánh Giác, hiện các thần biến. Nhất nhất đều khắp tất cả thế giới hải.

Cũng thấy tự thân ở chỗ tất cả các đức Như Lai ở đó, lại còn được nghe diệu pháp của đức Phật thuyết, lại cũng được thấy tất cả các đức Phật kia, mỗi vị đều từ lỗ chân lông phát ra biến hóa hải, hiện lực thần thông ở trong hết thảy pháp giới hải, hết thảy các cõi nước, hết thảy trong thế giới tùy theo tâm niệm của chúng sanh mà chuyển Chánh pháp luân.

Từ Chiếu Tông Chủ nói:

Tịch quang cùng ở

Một trí không khác

Tình sanh kia đây

Thấy có thân sơ

Nhìn mặt biết sắc

Không tánh Như như

Vốn không hai đường

Tự thấy diệu thô

Ta chẳng như thế

Một thể Tì Lô

Yên lặng tịch tĩnh

Như tịnh minh châu

Soi thấu tâm thể

Phàm Thánh cùng đường

Bốn cõi một lối

Ba thân như một

Nơi nơi Tịnh độ

Chốn chốn Di Đà

Vứt bỏ mê tình

Tỏ ngay tâm địa

Vô lượng pháp môn

Thu về bổn tâm.

Bài kệ của Đại sư Ưu Đàm viết :

Tứ độ chẳng phải cõi,

Tình sanh vướng chẳng thông

Ngộ mê chia đại – tiểu,

Tịnh – uế cách Tây Đông

Vạn hữu hình tuy khác

Ngàn cơ lý tự đồng

Gió xuân phẩy đều cả

Chỗ nào chẳng hoa hồng.

Y CHÁNH THÔNG LUẬN

Mười phương thế giới vô lượng, vô biên, tất cả chúng sanh vô cùng, vô số. Tóm lại mà nói thì chẳng qua là Y Chánh. Tách ra thì có 14 loại, chỉ Y báo quốc độ có bốn loại, Chánh báo hữu tình có mười loại. Mười loại đó là bốn Thánh, sáu phàm; Bốn loại quốc độ là Tịch Quang, Thật Báo, Phương Tiện và

Đồng Cư.

Hỏi : Loài hữu tình nào thì nương ở quốc độ nào ?

Đáp : Chư Phật cứu cánh cực quả thì ở cõi Thường Tịch Quang, pháp thân Đại sĩ thì ở cõi Thật Báo, Thánh nhân Tam thừa thì ở cõi Phương Tiện, chúng sanh lục phàm thì ở Đồng Cư độ.

Hỏi : Nếu thế thì cõi nước mỗi nơi mỗi khác, phàm Thánh cùng khác nhau. Tại sao lại nói thế giới Sa-bà là cõi của đức Phật Thích Ca, Thanh Lương Bổ Đà là Thánh cảnh của Bồ-tát ?

Đáp : Chư Phật cực quả thì lẽ ra ở cõi Tịch Quang, nhiếp hóa chúng sanh cũng ở ba cõi dưới.

Song Phật thân có ba loại :

1)- Pháp tánh thân ở cõi Tịch Quang 2)- Báo thân ở cõi Thật Báo 3)- Ứng hóa thân ở cõi Phương Tiện và cõi Đồng Cư.

Đức Thích Ca chính là hóa thân Phật, Phật là giáo chủ, nên gọi là cõi của Phật (Phật chi Sát). Bồ-tát giúp cho Phật trong việc chuyển pháp luân, nên cũng theo Phật, như quận nào thì chủ quận đó vậy (trên nói về ba thân mà ở bốn cõi).

Hỏi : Nếu thế đức Thích Ca là Hóa thân Phật, thì tại sao kinh lại nói rằng : “Thế giới Sa-bà, Phật ở đó tức là Tì Lô Giá Na” ?

Đáp : Đối với từng loại căn cơ mà nói khác đi, nhưng thể thường là một. Đối với kiến giải của hạng phàm phu, Nhị thừa thì gọi là Ứng thân (tùy theo sở kiến của chúng sanh, sáu đường mà mỗi loài mỗi khác). Đối với kiến giải của các Bồ-tát thì gọi là Báo thân, có vô lượng tướng hảo, Y báo có vô lượng trang nghiêm. Nếu được tịnh tâm thì sở kiến vi diệu, tác dụng càng mạnh, cho tới hết mọi địa vị của Bồ-tát thì kiến đạt tới mức cứu cánh; nếu lìa nghiệp thức thì không có kiến tướng, vì pháp thân của chư Phật không có sắc này, sắc khác mà là thay nhau, thấy nhau.

Hỏi : Nếu Pháp thân của chư Phật đã là lìa sắc tướng thì sao lại có thể hiện được sắc tướng ?

Đáp : Vì chánh pháp thân là sắc thể, nên hiện được thành sắc; đó gọi là từ xưa tới nay sắc – tâm bất nhị, vì sắc tánh tức là trí, nên sắc thể vô hình thì gọi tên là Trí thân. Vì trí tánh tức là sắc, nên gọi là Pháp thân. Sắc được hiện ra ở khắp mọi chỗ, mỗi khác, đều không ranh giới và chẳng phương hại tới nhau. Đó chẳng phải là tâm thức phân biệt mà có thể biết được, vì tác dụng tự tại của chân như.

– Pháp thân Như Lai gọi là Tì Lô Giá Na (đây gọi là Biến Nhất Thiết Xứ).

– Báo thân Như Lai gọi là Lô Xá Na (đây gọi là Tịnh Mãn).

– Ứng thân Như Lai gọi là Thích Ca Mâu Ni (đây gọi là Năng Nhân Tịch Mặc).

Ba Như Lai này, một ắt đủ ba, ba tức là một. Bất nhất bất nhị, phi tung phi hoành, xem tròn ba pháp, mượn tên Như Lai, tùy thuận thế gian mà luận ba thân (đây thuyết minh về lý ba thân, một thể).

Hỏi : Nếu ba thân tức là một thể thì cớ sao một thể lại trụ ở cả bốn cõi ?

Đáp : Tuy tùy cơ chia ra làm bốn cõi, nhưng chẳng phải là ở các chỗ khác nhau, mà cùng là một chỗ, nhưng thấy thì là khác vậy thôi.

TỨ ĐỘ TỊNH UẾ

Quán Kinh Sớ nói rằng : bốn loại Tịnh độ, đó là Phàm Thánh đồng cư độ, Phương Tiện hữu dư độ, Thật Báo vô chướng ngại độ và Thường tịch quang độ. Mỗi cái đều có tịnh uế : Ngũ trược nặng nhẹ là Đồng cư tịnh uế; Thể chia hay dở là Hữu dư tịnh uế; Lần lượt đốn nhập là Thật báo tịnh uế; Phần chứng cứu cánh là Tịch quang tịnh uế.

Cõi Sa-bà hỗn tạp tàn ác, gai góc, ngói sỏi, các thứ bất tịnh đầy dẫy, đó là

Đồng cư uế độ. Cõi an dưỡng thanh tịnh, ao tuôn tám đức, cây giăng bảy báu, chỉ kém Niết-bàn, đều là chánh định tụ, đó là Thánh phàm đồng cư độ phẩm tịnh.

Phương tiện hữu dư là tu đạo phương tiện, đoạn bốn trụ hoặc, nên gọi là phương tiện, vô minh chưa hết nên gọi là hữu dư.

Trí Luận nói : ra ngoài tam giới có cõi Tịnh độ, các hàng Thanh văn –

Bích Chi Phật sanh ra ở trong đó, thụ Pháp tánh thân, chẳng phải là Phần đoạn sanh. Trong đó lại có hạng lợi căn, hạng độn căn, nên luận tịnh uế.

Thật báo vô chướng ngại : thực hành pháp chân thật, cảm được thắng báo, sắc tâm chẳng gây trở ngại lẫn cho nhau, nên gọi là vô chướng ngại, cõi này toàn là Bồ-tát ở, không có hàng Nhị thừa. Kinh Nhân Vương nói : Tam Hiền Thập Thánh trụ quả báo.

Kinh Hoa Nghiêm nói : vô lượng hương vân đài, tức là cõi này tịnh diệu năm trần. Theo trong đó, thứ tự đốn nhập là lại bàn đến tịnh uế vậy.

Thường Tịch Quang là : thường tức là Pháp thân, Tịch tức là giải thoát, Quang tức là Bát nhã; ba điểm này chẳng tung hoành tịnh biệt gọi là Tạng Bí Mật. Đó là chỗ dạo ở của chư Phật Như Lai, chân thường cứu cánh là cực kỳ thanh tịnh, chỉ có thể chia làm cứu cánh bậc trên, bậc dưới tức là tịnh uế mà thôi.

NGŨ ĐỘ TỊNH UẾ

Luận Tịnh Độ nói : cõi có năm loại :

1)- Thuần tịnh độ, chỉ tại Phật quả;

2)- Tịnh uế độ, nghĩa là cõi tịnh nhiều, uế ít, tức là từ Bát địa trở lên;

3)- Tịnh uế bình đẳng độ, nghĩa là từ Sơ địa đến Thất địa;

4)- Uế Tịnh độ, nghĩa là uế nhiều, tịnh ít, tức Địa Tiền Tính địa;

5)- Tạp uế độ, nghĩa là chưa nhập Tính địa (tức là chỗ ở của phàm phu).

Hạng người thứ năm chỉ thấy một cõi sau, chẳng thấy bốn cõi trước;

Hạng người thứ tư chỉ thấy hai cõi sau, chẳng thấy ba cõi trước;

Hạng người thứ ba chỉ thấy ba cõi sau, chẳng thấy hai cõi trước; Hạng người thứ hai chỉ thấy bốn cõi sau, chẳng thấy một cõi trước;

Hạng người thứ nhất, là đức Phật biết hết thảy cả năm cõi trên, dưới.

(Chú thích : tất cả những người ở năm cõi, đều dưới chẳng biết trên, trên có thể biết được dưới).

Người ở cõi thứ năm chẳng thấy bốn cõi khác, vì phàm chẳng biết Thánh; Người ở cõi thứ tư chẳng biết ba cõi trên, vì tiểu Thánh chẳng biết trung Thánh;

Người ở địa vị thứ ba chẳng biết hai cõi trên, vì trung Thánh chẳng biết đại Thánh;

Người ở cõi thứ hai chẳng biết cõi thứ nhất, vì đại Thánh chẳng biết chí Thánh;

Người ở cõi thứ nhất, chỉ đức Phật là bậc Chí Thánh Mãn Giác, cho nên thấy cả năm cõi, biết cả phàm Thánh.

ĐỒNG XỨ DỊ KIẾN

(Cùng chốn với nhau, sở kiến khác nhau)

Có người hỏi : Cõi Phật là cõi sanh cùng ở một chốn, hay là ở khác chốn ? Đáp : Cùng ở một chốn.

Hỏi : Đã cùng ở một chốn thì lúc kiếp hỏa hủy hoại, chắc cùng tán diệt.

Có thể như vậy không ?

Đáp : Kiếp hỏa hủy hoại thế gian, cõi Phật chẳng hoại.

Vì sao ? Vì chúng sanh ác nghiệp, nên biệt nghiệp vọng kiến (nên thế gian bị hủy hoại);

Vì Bồ-tát thiện nghiệp, còn Phật thì không có các nghiệp như vậy (nên cõi Phật chẳng bị hủy hoại);

Cho nên kinh Hoa Nghiêm nói rằng : trong mỗi một Sát chủng, kiếp hỏa không thể nghĩ bàn. Cảnh hiện ra tuy bại hoại ác liệt, chốn đó thường kiên cố.

Kinh Pháp Hoa nói : Chúng sanh thấy kiếp tận, bị lửa lớn thiêu đốt. Cõi này của Ta vẫn yên ổn, trời người thường đông đúc, cho nên biết là chẳng hoại; song diệt tuy chẳng phải đều cùng diệt mà khởi ắt cùng chốn; tuy rằng cùng chốn, nhưng cõi Phật chẳng hoại.

(Chú thích : hoại là cõi biến hóa (biến hóa độ), chẳng hoại là cõi tự tại thụ dụng (tự tại thụ dụng độ), vì nghiệp chẳng giống nhau, nên ở cùng chỗ giống nhau mà cái thấy khác nhau).

Hỏi : Cõi ở cùng một chốn, sao ta chẳng thấy ?

Đáp : Vì nghiệp báo chẳng giống nhau; như người ở chốn lửa của ngạ quỷ lại thấy nước, ngạ quỷ ở chốn nước của người lại thấy lửa. Tuy rằng cùng một chốn mà đều chẳng thấy nhau; chỉ cùng nghiệp như nhau, mới có thể thấy được mà thôi.

Cũng như cung điện của Dược-xoa và cung điện của người cùng ở một chỗ mà chẳng nhìn thấy nhau.

Cõi Tự thụ dụng và cõi Tha thụ dụng cũng lại như thế; cùng ở với nhau tại khắp mọi chỗ, chẳng lìa nhau, nhưng chẳng gần với nhau. Nếu là cõi Pháp tánh thì dù khởi hay diệt đều luôn luôn như vậy. Cho nên cõi Phật không thể lấy chuyện còn hay diệt, nhiễm hay tịnh mà nghĩ bàn được.

Như trong kinh Duy Ma : Phạm vương Loa Kế thấy cõi Phật Thích Ca thanh tịnh như Thiên cung tự tại, còn Xá Lợi Phất thì thấy cõi đó hầm hố dơ xấu, bèn nghi ngờ mà nghĩ rằng : Nếu Bồ-tát tâm tịnh thì cõi Phật tịnh, đức Thế Tôn ta ý há chẳng là bất tịnh sao mà cõi Phật này bất tịnh như vậy ?

Phật dạy : mặt trời, mặt trăng vốn trong sáng, thanh tịnh, nhưng người mù chẳng thấy, đó không phải là lỗi của mặt trời, mặt trăng; Phật lấy ngón chân ấn xuống đất tức thì cả cõi tam thiên thế giới đều được nghiêm sức bằng bao nhiêu thứ châu báu, ví như cõi Vô Lượng Công Đức Trang Nghiêm của Phật Bảo Trang Nghiêm. Hết thảy đại chúng đều khen là chưa từng có, Phật bảo Xá Lợi Phất rằng : Cõi Phật của Ta thường thanh tịnh như vậy, vì muốn độ cho hạng người thấy kém đó nên thị hiện thành cõi bất tịnh đủ thứ xấu xa như thế mà thôi.

Ví như chư Thiên họ ăn bằng bát đĩa báu, nhưng tùy theo phước đức của từng người mà màu cơm có sự khác nhau. Nếu tâm người thanh tịnh thì thấy cõi này công đức trang nghiêm.

(La Thập chú : để thích ứng với tâm của chúng sanh, nên thị hiện thành các cõi khác nhau. Loa Kế thấy như Thiên cung tự tại, đó chính là thấy điều phải thấy mà thôi, chứ chưa thấy hết sự thanh tịnh của cõi đó).

Dưới nói : Như Bảo Trang Nghiêm Phật Quốc mới thấy, Thích Ca chân báo ứng Tịnh quốc, Tịnh quốc đó ở ngay tại thế gian này, như phẩm Thọ Lượng của kinh Pháp Hoa đã nói : đó là tịnh uế cùng một chỗ, mà chẳng lẫn lộn với nhau, như trong cùng một thứ bát đĩa đựng hai món ăn thích ứng với hai loại chúng sanh.

Lại nữa, trưởng giả Lý nói : cõi Tịnh độ trong kinh Duy Ma là cõi Thật báo chưa đủ sáng rộng).

Hỏi : Cứ như trước nói thì cõi chư Phật nhất định là có thật, vậy mà sao kinh lại nói rằng : cõi nước chư Phật giống như hư không ?

Đáp : Pháp thân vốn vô tướng, ứng với vật mà hiện nên hình. Chân độ vốn vô phương, tùy cơ mà hiện, là do thiện nghiệp của chúng sanh, do bổn nguyện của chư Phật và cũng là do pháp như vậy.

Kinh kệ nói rằng :

Cõi nước chư Phật như hư không

Vô đẳng, vô sanh, vô hữu tướng

Vì lợi chúng sanh khắp nghiêm tịnh

Nhờ bổn nguyện lực trụ trong đó.

(Chư Phật quốc độ như hư không

Vô đẳng, vô sinh, vô hữu tướng

Vị lợi chúng sinh phổ nghiêm tịnh

Bổn nguyện lực cố trụ kỳ trung).

Sớ giải nói rằng : Nêu rõ ý nghĩa của Tịnh quốc, để rồi bắt chước mà tu hành;

Nửa trước là trí cảnh, nghiêm tức không nghiêm. Nghĩa là cõi Tự thụ dụng chu biến không thể sánh, còn cõi pháp tánh thể tánh vô sanh, cả hai đều vô tướng. Nửa sau là bi ứng, là nghiêm của không nghiêm, nghiêm khắp pháp giới. Không trụ mà trụ, thường trụ trong cõi ấy.

(Sao viết : dưới bi ứng, nửa sau tức là Tha thụ dụng và biến hóa tịnh. Trong một bài kệ mà đủ cả bốn cõi, như vậy thì cõi Phật chẳng thể dùng Hữu hay Vô mà lường được, chỉ theo bi – trí ẩn hiện lợi vật mà thôi).

Nghĩa là : chân vọng hòa hợp, phi nhất phi dị, đó gọi là A-lại-da thức, tức là thức thứ tám.

Thức thứ tám này chia làm hai phần là kiến và tướng :

– Kiến-phần biến ra làm bảy thức, như nhãn bảy thức v.v… – Tướng-phần biến thành căn thân khí giới.

Sáu căn ở bên trong vì có chấp thụ nên là thân tướng phần.

Khí giới ở bên ngoài vì không chấp thụ, nên là sơ tướng phần.

Hai loại tướng phần này đều do tứ đại tạo thành. Tứ đại là cái năng tạo, y chánh, là thứ sở tạo, bát thức là chủ năng biến.

Trong Duy thức luận đã nói rõ về cái vấn đề trên.

Có người hỏi : Hết thảy thế giới vì sao mà có ? Tạo ra thế giới là ai?

Đáp : Vì tâm mà có, chỉ do tâm tạo ra, hết thảy chúng sanh từ vô thỉ tới nay mê chân hợp vọng mà thành A-lại-da thức.

(Đây gọi là tạng thức, vì có khả năng thu nhiếp, tàng trữ chư pháp chủng tử).

Nhân thức này mà biến tựa căn thân, khí thế giới v.v…

Cho nên kinh nói rằng : giới từ thời vô thỉ, (giới là nhân, tức chủng tử thức, vô thỉ tương tục, đích thân sanh ra các pháp) mọi pháp đều nương vào, do đó mà có các nẻo (sáu nẻo sanh tử do bát thức mà lưu chuyển) và chứng được Niết-bàn (tứ Thánh tu hành cũng do đó mà đắc đạo).

Vô thỉ thời lai giới,

Nhất thiết pháp đẳng y,

Do thử hữu chư thú,

Cập Niết-bàn chứng đắc.

Lại nói : tam giới không có pháp nào khác chỉ là do một tâm tạo ra. Hết thảy nhân quả, thế giới vi trần nhờ tâm mà thành thể.

(Các nhân quả của mười pháp giới thế giới vi trần : các thế giới tịnh uế v.v… tâm là cái năng tạo, y chánh, là thể được tạo thành).

Lại hỏi : nếu thức biến tựa thế giới v.v…thì biến từng thứ một hay là cộng biến ?

Đáp : nghĩa này sâu xa, nên phân biệt thành bốn nghĩa.

CỘNG DỮ BẤT CỘNG NGHĨA

(Nghĩa cộng và bất cộng)

Tông Kính lục viết rằng:

1)- Cộng trung, cộng biến, do tám thức cùng nhau gây thành thục lực, biến tựa tướng khí thế gian như sắc v.v… Tuy sự biến đổi của các hữu tình khác nhau, nhưng những chỗ tương tự thì không khác, như ánh sáng của các ngọn đèn, mỗi ngọn đèn đều sáng khắp, nên nhiều ngọn mà tựa như là một. Nghiệp cảm nhiều người, nhiều người cùng thụ dụng, như núi sông vô chủ.

Lực cộng nghiệp của nhiều người biến đổi, thì nhiều người lại cùng được thụ dụng, nên trùng danh là cộng. Đó chẳng phải là một nẻo dùng, còn các nẻo khác chẳng thể dùng.

(Phật dạy : Một người phát chân quy nguyên, mười phương hư không thảy đều tiêu diệt).

Hỏi : Những người phát chân đắc đạo, từ xưa tới nay thì nhiều, mà thế giới vẫn còn nguyên. Há phải là lời Thánh vô nghiệm và người tu hành chẳng tới được chăng ?

Đáp : Không phải như vậy, phát chân thì giới thực tiêu, nhưng cái sở tiêu chỉ là phần tự biến mà thôi.

Vẫn còn nguyên đó là cảnh cộng biến.

Vì nghĩa cộng, nên thế giới vẫn còn.

Vì nghĩa bất cộng, nên nói đến sự tiêu diệt; như một ngọn đèn tắt, các ngọn đèn khác vẫn sáng. Nếu quả thật, mọi người đều phát chân thì mười phương đều tiêu diệt, không còn nghi ngờ gì nữa.

2)- Cộng trung, bất cộng : nếu căn cứ vào lý duy thức, thì mỗi thứ đều tự biến, đều tự thụ dụng. Vả nay ước phần tự thân năng dụng, tha bất đắc dụng là bất cộng; ví như núi sông có chủ, cũng như ruộng nương, nhà cửa của riêng mình, và các vật mà quỷ nhìn thấy như ngọn lửa to, nhưng người khác thì lại thấy là nước, loài khác, người khác không dùng được.

3)- Bất cộng, trung cộng : như tự phù căn trần, tha cũng thụ dụng, tức nội phù căn trần ban đầu chỉ là từ đệ bát thức mà biến ra, nên gọi là bất cộng. Sau khi biến rồi, tha nhân cũng có thụ dụng, nên gọi là cộng, như dâm nữ v.v…

4)- Bất cộng, bất trung cộng : như nhãn căn v.v… chỉ tự thức dựa vào đó mà sử dụng, chứ không phải để dùng vào việc khác, cho nên nhãn thức chỉ dựa vào nhãn căn mà phát ra, cho đến thân thức cũng chỉ dựa vào thân căn mà phát ra.

Hỏi : Sắc biến từ thức; Vô sắc giới Thiên không có sắc tướng, vì sao lại nói là biến ?

Đáp : Chỗ thấy của chúng sanh ở hạ giới là Nghiệp quả sắc. Vô sắc giới hiện cảnh là Định quả của sắc, đều chẳng lìa tâm.

(Lúc nhập định cũng có cung điện báu v.v…)

Kinh Hoa Nghiêm nói rằng : tị căn của Bồ-tát ngửi thấy mùi hương của cung điện Vô sắc giới.

Kinh A Hàm nói : lúc ngài Xá Lợi Phất nhập Niết-bàn, trong cung trời Sắc, Vô sắc lệ rơi như mưa xuân. Lúc Bà Ba Xà Ba Đề nhập Niết-bàn, Sắc – Vô sắc thiên đứng bên cạnh Phật, vì thế mà biết rằng tuy không có thô sắc, nhưng cũng có tế sắc, nên cũng từ tâm biến.

Bởi vậy mà Phật nói : ba cõi chỉ là tâm, muôn pháp chỉ do thức. (Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức).

TỰ TẠI BẤT TỰ TẠI NGHĨA

Lại còn thức tướng tương vi, có nghĩa là vì thức năng biến của bốn loài hữu tình đều trái ngược nhau, khiến cho cảnh sở biến cũng lại trái ngược nhau, cho nên Trời thấy là đất báu trang nghiêm, thì cá lại cho là hang động, nhà cửa; người thấy là nước trong mát, thì quỷ lại thấy là sông mủ, lửa mạnh. Do nghiệp lực của bốn loài hữu tình khi trước nên cùng ở một chốn, nhưng biến tướng phần của mỗi loài khác nhau.

Lại như người thấy có chỗ phân dơ, bẩn thỉu, thì loài bàng sanh lại nhìn thấy là thức uống ăn tịnh diệu. Người thấy là thức uống ăn tịnh diệu thì chư Thiên lại thấy là thứ hôi thối nhơ uế.

Cho nên mới biết rằng : tùy theo phước đức mà thấy khác nhau, cấu uế hay thanh tịnh đều chỉ do tâm. Nghiệp tự sai khác, chứ thức uống ăn không có sự tinh thô khác nhau.

Lại nữa vì nghiệp bỏn xẻn nên nhìn thấy mủ đầy tràn như một dòng sông. Bọn ngạ quỷ tuy cùng chỗ nhưng cái thấy cũng khác nhau, hoặc thấy đại nhiệt vây quanh, nung nấu nóng chảy, hoặc thấy phẩn dãi chảy tràn (khổ tướng bất nhất).

Lại nữa, tuy cùng là loài người, nhưng người bạc phước thì nhìn thấy đai vàng thành xiềng sắt, hoặc thấy là rắn, hoặc nhìn vàng bạc hóa thành ra nước, hóa ra ngói sỏi v.v…

Lại nữa, người Trời tuy ăn trong cùng một thứ đồ đựng như nhau, nhưng bậc thượng phước thì thấy là sắc trắng, hạng bạc phước thì thấy là màu vàng, màu đỏ.

Còn Sắc Tự Tại tướng, chỉ Bồ-tát từ Bát địa trở lên, tướng và cõi đều tự tại, vì thượng phẩm định tâm có đại thế lực, có khả năng biến đại địa thành vàng ròng, khuấy sông dài trở thành bơ sữa. Đó là cảnh biến chuyển theo chân trí, sự sở biến đều thành tất cả diệu cảnh (như trong hội Hoa Nghiem, Bồ-tát nổi đủ thứ mây cúng dường, hóa hiện thành bảo cái, lầu gác, lưới châu v.v…).

Đều chẳng lìa tâm năng biến của Bồ-tát, hạng dị sanh cũng có khả năng biến hóa, như biến nước thành lửa (ngạ quỷ), biến ngày thành đêm (như chim cú v.v…), biến sắt thành vàng (như Tiên v.v…), biến đêm thành ngày (nước quỷ). Đó đều là cảnh tùy sự thức chuyển, sự sở biến đều thành.

Phàm biến vàng bạc, cung điện đều là thực định quả sắc, từ Sơ địa trở đi mới có thể biến được.

Cổ đức nói : sắc tự tại tâm sanh, nên tâm có thể biến sắc. Bởi vậy dời núi, giốc biển, lay trời, chuyển đất, biến đất thành vàng, khuấy sông thành sữa, đều không có việc gì là khó cả.

Cần phải biết rằng, sắc pháp đều theo nghiệp cảm mà hiển hiện.

Sắc không có định thể, tùy tâm sở biến. Lý này vốn là pháp không thể nghĩ bàn trong Như Lai tạng.

(Tánh của thất đại, nhất như chu biến. Theo nghiệp mà phát hiện là đất, là nước v.v… Thánh nhân vì chứng được tác dụng tự tại này nên chuyển biến vô ngại).

Tùy tâm thủ trước, thành ngoại, thành tiểu (trước tà kiến nên thành ngoại đạo; trụ chân lý nên thành Tiểu thừa. Bồ-tát đối với các pháp vô trụ, vô ngại).

Nói tâm tạo, tâm biến đều là cửa Đại Tông (tức Đại thừa đưa ra, còn Tiểu thừa tuy cũng có nói nhưng không có lý đó).

Song trong các thừa, về danh từ tuy giống nhau nhưng về nghĩa cũng có đôi chút khác nhau.

Có Cộng tạo Y báo, Biệt tạo Chánh báo; có Cộng tạo Chánh báo, Biệt tạo Y báo. Chúng sanh vì mê lầm cho nên có khi cho là tự nhiên (cây thông thì thẳng, cây gai thì cong. Hạc trắng, quạ đen đều là tự nhiên). Cho là Phạm Thiên v.v… tạo ra, tạo rồi hoặc gọi là loài hữu tình, cùng vô tình.

(Đều là tà nhân, vô nhân. Như Chấn Đán nói : âm dương v.v… tạo cũng là xuất phát từ thuyết tự nhiên vô nhân).

Tạo danh tuy vẫn dùng chung với nhau (nội đạo và ngoại đạo đều dùng chung danh từ, chỉ tạo nhân dưới nói về chánh nhân). Nhưng nên nói là tâm biến, tâm biến là thông, thì nên gọi là thể cụ (thể sẵn đầy đủ).

Vì từ vô thỉ tới nay, tâm thể phổ biến, nên Phật thể phổ biến, do sanh tánh phổ biến.

Biến có hai loại :

1)- Khoan Quảng Biến (phổ biến rộng rãi)

2)- Tức Hiện Biến (phổ biến hạn hẹp)

Bởi vậy tạo thông cả bốn loại, biến nghĩa chỉ có hai, tức là chỉ có hai thứ Viên và Biệt.

Địa vị sau nhân Viên, lúc đầu vẫn chưa biết lý bất nhị, ngoài tâm không có cảnh, hỏi còn có cái gì là hữu tình, là vô tình.

Cho nên Tạng – Thông tạo sáu, Biệt – Viên tạo mười và sáu đó bao quát cả Đại – Tiểu thừa giáo.

Do quán chiếu lý giải khác nhau, nên mười và sáu đều chia thành nhị biệt.

Tạng thấy sáu thực, Thông thấy vô sanh, Biệt thấy tiền hậu sanh diệt, Viên thấy nhất niệm cụ túc.

Pháp thật tướng như vậy, đầy đủ các pháp; các pháp, pháp như vậy, tánh vốn vô sanh; nên tuy tam thiên có, mà chẳng có, cộng mà chẳng tạp, lìa cũng chẳng phân; tuy nhất nhất biến, cũng không có sở tại. Nếu hiểu được lý duy tâm, thấu được cái lý thể cụ ấy thì làm gì còn có dị đồng ? Cần gì phải nghi ngờ hữu – vô ? Cho nên biết một trần, một tâm tức hết thảy sanh Phật tâm tánh, thì đâu phải riêng tự tâm là có chuyện hữu – vô nữa, vì là cộng tạo, vì là cộng biến, vì là đồng hóa cảnh, vì là đồng hóa sự.

Thế gian chẳng biết giáo pháp (của Phật), có quyền, có thật, nên chấp đạo nhỏ mà chống đạo lớn, giống như bọ ngựa chống xe, như ếch ngồi đáy giếng.

Nên biết rằng : muôn pháp là chân như, vì bất biến. Chân như là vạn pháp, do tùy duyên.

– Mười loại ấm giới khác nhau, nên gọi là Ngũ ấm thế gian;

– Mười loại chúng sanh khác nhau, nên gọi là Chúng sanh thế gian;

– Mười loại quốc độ (cõi nước) khác nhau, nên gọi là Quốc độ thế gian, đều được tạo ra từ tâm.

Đại sư Trí Giả nói rằng : phàm giới nội, giới ngoại hết thảy ấm nhập đều từ tâm mà khởi lên.

Phật dạy Tỳ-kheo : một pháp nhiếp thụ mọi pháp, đó là tâm vậy.

Luận viết : trong tất cả thế gian chỉ có danh và sắc, nếu muốn quán như thật thì chỉ nên quán danh, sắc.

(Tâm và các pháp tương ưng, đều vô chất, chỉ có danh, thân hình chất ngại gọi là sắc. Nếu tách danh ra làm bốn thứ, thọ, tưởng, hành, thức thì thành ngũ ấm).

Trong tất cả thế gian, không có thứ gì mà không phải từ tâm mà tạo ra (ba loài thế gian đều từ tâm mà khởi lên).

Mười pháp giới có ba nghĩa, số 10 là năng y, pháp giới là sở y. Năng sở gọi chung nên gọi là mười pháp giới.

Lại nữa mười pháp này, mỗi thứ đều có nhân riêng, mỗi thứ đều có quả riêng, chẳng lẫn lộn, phiếm loạn nhau.

Lại nữa mười pháp này, nhất nhất đương thể đều là pháp giới, nên mười pháp giới gọi chung làm ấm nhập giới, vì đều có ấm nhập, nên Phật có Niết-bàn thường trụ ấm giới nhập.

Đại Kinh nói : nhân diệt vô thường sắc mà được thường sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Thường lạc mang ý nghĩa trùng lạc tích tụ, từ bi che trùm là nghĩa của ấm.

Vì mười loại ấm giới khác nhau, nên gọi là ngũ ấm thế gian; nhận ngũ ấm thông xưng là chúng sanh, cho đến Phật nhận thường trụ ấm là tôn cực chúng sanh.

Đại Luận nói : chúng sanh vô thượng đó là Phật (trong mười hiệu là Vô thượng sĩ).

Há cùng với phàm hạ giống nhau ? Bởi thập giới chúng sanh chẳng giống nhau, nên gọi là chúng sanh thế gian.

Chỗ ở của mười loại thông xưng là quốc độ :

  1. Loại địa ngục y vào xích thiết mà trụ;
  2. Loại súc sanh y vào đất, vào nước, vào hư không mà trụ;
  3. Loại Tu-la y vào bờ biển, đáy biển mà trụ;
  4. Loài người y vào đất mà trụ;
  5. Loài trời y vào cung điện mà trụ;
  6. Lục độ Bồ-tát giống như người y vào đất mà trụ.
  7. Thông – Giáo Bồ-tát, Hoặc nghiệp chưa hết, giống như người trời mà y trụ. Nếu đoạn hết Hoặc nghiệp thời y vào cõi phương tiện mà trụ (cùng một chốn Nhất thừa).
  8. Biệt – Viên Bồ-tát, Hoặc nghiệp chưa hết, giống như người trời trụ vào các cõi phương tiện. Nếu đoạn hết Hoặc nghiệp thời y vào cõi thật báo mà trụ.
  9. Đức Như Lai y vào cõi Thường tịch quang mà trụ.

Kinh Nhân Vương nói : tam Hiền thập Thánh trụ vào quả báo, duy một mình Phật ở cõi Tịnh độ, độ chẳng giống nhau, nên gọi là quốc độ thế gian, 30 loại thế gian này đều theo tâm tạo nên pháp vô minh, pháp tánh sanh tất cả các pháp, như mê ngủ che lấp bổn tâm nên có mọi thứ sự việc trong mộng.

Tâm và duyên hợp thì thành ba loài thế gian; tam thiên tánh tướng đều khởi từ tâm. Nếu thấu hiểu vô minh tức là pháp tánh thì mọi tâm như một tâm đều tỉnh ngộ như vậy.

Nếu pháp tánh và vô minh hợp, có tất cả pháp ấm giới nhập v.v… thì tức là Tục đế.

Tất cả giới, nhập là một pháp giới, thì tức là Chân đế.

Phi nhất, phi nhất thiết tức là Trung đạo đệ nhất nghĩa đế.

Như vậy trải khắp mọi pháp, chẳng qua đều là bất tư nghị tam đế.

  1. Nếu (thấy) một pháp là tất cả các pháp thì là Giả quán;
  2. Nếu tất cả các pháp là một pháp thì là Không quán;
  3. Nếu (thấy) chẳng phải một, chẳng phải tất cả thì tức là Trung đạo quán;
  4. Nếu (thấy) nhất không, nhất thiết không, không có Giả – Trung nào mà bất không thì đó là Tổng không quán;
  5. Nếu (thấy) Nhất giả, nhất thiết giả, không có Không – Trung nào mà bất giả, thì đó là Tổng giả quán;
  6. Nhất trung, nhất thiết trung, không có Không – Giả nào mà chẳng trung, thì đó là Tổng trung quán.

Đó tức là bất tư nghị, nhất tâm tam quán trải khắp mọi pháp cũng đều như vậy.

  • Một tâm có đủ mười pháp giới.
  • Một pháp giới là có đủ mười pháp giới, thành 100 pháp giới.
  • Một pháp giới có đủ 30 loại thế gian,

Trăm pháp giới tức có đủ 3.000 loại thế gian, 3.000 này tại một tâm niệm. Nếu vô tâm thì thôi, còn nếu chỉ có một chút tâm cỏn con thì liền có đủ cả 3.000. Cũng chẳng nói một tâm ở trước, tất cả các pháp ở sau, cũng chẳng nói tất cả các pháp ở trước, tâm ở sau.

Mà tâm là tất cả các pháp, tất cả các pháp là tâm, chẳng trước chẳng sau, chẳng ngang chẳng dọc, phi nhất phi dị, chẳng phải là thứ mà thức nhận biết được, chẳng phải thứ mà lời nói nói ra được; cho nên gọi là cảnh không thể nghĩ bàn.

Đây là pháp yếu quán tâm của Viên giáo Thiên Thai (đều dẫn trong Ma Ha Chỉ Quán).

Như tứ đại sắc có thể tạo ra đại địa, đất đá, cỏ cây, các giống loài người, các loài chim muông, như ngọc Như Ý có thể đổ mưa thất bảo, ngũ dục tịnh diệu. Sắc pháp còn như thế, huống chi là tâm thần linh diệu, lẽ nào mà lại chẳng có đủ mọi pháp !

Thiền sư Vĩnh Minh-Trí Giác nói rằng : hai vòng thiện ác, hai báo khổ lạc đều là ba nghiệp tạo ra, bốn duyên sanh ra, sáu nhân thành ra, năm quả nhiếp thụ.

Nếu một niệm tâm sân khuể tà dâm, tức là nghiệp địa ngục.

  1. Xẻn tham chẳng bố thí tức là nghiệp ngạ quỷ.
  2. Ngu si, tối tăm tức là nghiệp súc sanh.
  3. Ngã mạn, cống cao tức là nghiệp A-tu-la.
  4. Kiên trì ngũ giới tức là nghiệp người.
  5. Tinh tu thập thiện tức là nghiệp trời.
  6. Chứng ngộ Nhân không tức là nghiệp Thanh văn.
  7. Biết duyên tánh ly tức là nghiệp Duyên Giác.
  8. Tu cả lục độ tức là nghiệp Bồ-tát.
  9. Chân từ bình đẳng tức là nghiệp Phật.

Nếu tâm thanh tịnh thì được hóa sanh ở chỗ cõi sạch, đài thơm cây báu. Nếu tâm cấu uế thì phải thọ thân ở cõi nhơ bẩn, đồi núi gập ghềnh.

Đều là những quả đại loại như vậy, cảm được tăng thượng duyên. Lìa nguồn gốc tự tâm thì không còn thể nào khác cả.

Tứ thánh, lục phàm, y báo, chánh báo đều nương vào Nhất chân pháp giới mà khởi nghiệp dụng, như hư không bao hàm vạn tượng, biển cả tuôn tràn 1.000 sóng. Lại như gương sáng hiện các sắc tượng, Nhất chân pháp giới là thể của gương sáng; Thánh – phàm – y – chánh là ảnh tượng trong gương. Tuy ảnh tượng dường như có, mà tánh thường tự không. Kính thể tuy không mà có khả năng hiện được ảnh tượng, cho nên không – hữu vô ngại, chân – tục song dung.

  1. Vì thể tịch, nên gọi là Lý pháp giới;
  2. Vì Tướng dụng, nên gọi là Sự pháp giới;
  3. Vì tức lý là sự, nên gọi là Lý sự vô ngại pháp giới;
  4. Vì sự sự tức lý, nên gọi là Sự sự vô ngại pháp giới.

Bốn pháp giới này nêu một thì thâu tóm được cả, hỗ nhiếp, hỗ dung. Cứ nêu một hạt bụi, một mảy lông là đều có đủ các pháp).

Cư sĩ Thái Hòa Tăng nói rằng : định thuyết minh về tánh của pháp giới thì trước hết chỉ ra tướng của nghiệp dụng, đưa muôn lự về trong một thể, phân chia 1.000 đường từ một niệm, cho nên mọi thứ thấy nghe đều không được bỏ qua. Trong vòng lục hợp, các thứ linh biến, kỳ vĩ chỗ nào là chẳng có.

Nhưng quả thật là do con người ta bị chìm đắm, bị giam hãm bưng bít quá sâu, tâm chỉ tận cùng đến tai, tai lại đoạt ở mắt, thì ngay đến đại địa này còn chẳng hiểu nổi.

[Đại địa, nguyên văn : “Hợi bộ sở kinh chi đoạn” : đường từ Bắc cực đến Nam cực mà Thụ Hợi đã đi qua. Đây là điển cố có xuất xứ từ sách Trang Tử, nghĩa bóng chỉ việc đi vòng quanh trái đất (từ cực Bắc đến cực Nam). Thế thì những thứ ngoài hình vật lại càng mê mờ, nếu chẳng cởi bỏ gông cùm, trừ tật đui điếc thì dù có vận tâm đến cùng cũng vẫn là bỉ lậu. Đành nối nghiệp nhà trưởng giả, để cho trí tuệ bị bó hẹp mà ngơ ngác hoài, chứ ai mà chịu như Kiên Ngô (người hiền thời cổ) đi phá màn đêm.

Nay sách Pháp Giới An Lập Đồ này đưa ra, khiến người ta biết rõ đại tượng như vầy, mới thấy kiến văn trước kia thật là hạn hẹp, sau đó mới tịnh tâm trừ phược, mở rộng tầm mắt, khai thông tầm nghe, thấu sự, tỏ lý, hiểu cảnh do tâm. Còn như tâm hạn hẹp của trí tuệ thế gian, chẳng soi rọi được con đường tối tăm, sẽ bảo rằng khoảng không gian vuông tròn kia chỉ tận cùng ở trong vòng trái đất, sự nghiệp đến cùng cực cũng chỉ trong vòng 100 năm. Một đường đã sai, muôn ngả nảy sanh, lưới tà kiến rối rắm thì sẽ là đêm dài mãi mãi.

Cho nên cần phải dựa vào bậc Thánh mà lập ngôn, biên kinh hiển nghĩa, giải thích cặn kẽ pháp giới kia là vô cùng, để mở rộng tâm trí, để làm sáng tỏ đạo này là diệu mầu vô lượng, để biến đổi chí của mình, ngõ hầu bước chân gò bó kia có thể mở mang ra được và tâm trước kia có thể thay đổi được. Cơ hội nhổ đinh, nhổ chông sẽ là ở đây vậy.

TÁI TRÙNG SAN PHÁP GIỚI AN LẬP ĐỒ HẬU BẠT

(Lời bạt sau khi khắc in lại sách Pháp Giới An Lập Đồ)

Xét thấy pháp giới rộng thật là vô bờ, nhưng cõi thái hư bắt đầu từ hữu phần; Trên thì tam giới có tứ thất thiên, dưới thì tứ sanh có nhất lục đạo;

Hễ phân ra có cao thấp, thân hình lớn nhỏ, thọ lượng ngắn dài, châu quận rộng hẹp, phong tục dị đồng, thiện ác quả báo, (các điều đó) cổ Phật Thần Tăng nhất nhất đều đã nói đầy đủ ở trong kinh luận.

Đến năm Vạn Lịch triều nhà Minh, tại núi Yên Sơn Sa-môn húy là Nhân Triều đã tập hợp chân ngôn của Tạng giáo, lại tham khảo tục khác trong khắp cõi, soạn thành Pháp Giới An Lập Đồ, chia làm 6 quyển : Thượng – trung – hạ gồm 124 mục, sự việc tường tận, lời văn ngắn gọn, chỉ cần đọc một lần là biết được đầy đủ, không đến nỗi gây khó khăn cho kẻ độn căn trong việc hiểu biết.

Còn như bậc quân tử đại chí, thì thực là nên đọc rộng bao xa để lãnh hội được lý huyễn hữu, phi hữu của trời đất, để hiểu rõ được lý chân không, bất không của Phật pháp.

Công phu biên soạn ra đây, ắt lên thẳng diệu cảnh Bồ-đề, như vậy há chẳng lớn lao lắm ru ?

Phật tử pháp danh Từ Tính khấu đầu kính bạt.

Nam mô Phổ Nhãn Vương Bồ-tát Ma-ha-tát chứng minh

Pháp Giới An Lập Đồ đến đây là hết.

***

Nguyện đem công đức ấn tống cuốn sách này

Hồi hướng Tây phương, trang nghiêm Tịnh độ.

Nguyện từ đời vô thỉ cho đến sau này,

Hết thảy kẻ oán người thân, cửu huyền thất tổ,

Sư tăng cha mẹ đời nay và nhiều đời về trước.

Rộng cùng mười phương pháp giới,

Tất cả chúng sanh, thiện ác tri thức,

Tám nạn ba đường, cỏ cây sâu bọ,

Loài sanh bằng trứng, loài sanh bằng thai,

Loài ẩm thấp sanh, loài biến hóa sanh,

Hoặc nhầm mà giết, hoặc cố ý giết,

Tất cả muôn loài.

Nguyện cởi hết thảy các oan khiên,

Tiêu tất cả các tội nghiệp,

Đồng chứng đại Bồ-đề,

Đồng sanh Cực lạc quốc.

Nam mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn  Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ-tát Ma-ha-tát, tác đại chứng minh.

Trang: 1 2 3 4 5 6