LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁP UẨN TÚC
Tác giả: Tôn giả Đại Mục Kiền Liên
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Phẩm 21: DUYÊN KHỞI
Thuở ấy, Đức Bạc-già-phạm ngụ tại vườn Cấp-cô-độc, rừng Thệđa, thuộc thành Thất-la-phiệt.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo với chúng Bí-sô: Ta sẽ trình bày cho các thầy về duyên khởi và duyên đã sinh pháp. Các thầy nên lắng nghe và cố gắng chú ý theo dõi suy nghĩ.
Thế nào là duyên khởi?
Đáp: Nghĩa là dựa vào cái này nên cái kia có, cái này sinh ra nên cái kia sinh ra. Tức là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục xứ, lục xứ (sáu xứ) duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử, phát sinh ra buồnlo than thở sầu muộn… Như thế liền chiêu tập toàn là các khổ uẩn to lớn. Các thầy Bí-sô nên biết, sinh mà duyên lão tử thì dù Phật có ra đời hay không đi nữa thì các pháp duyên khởi như thế, vẫn mãi mãi có khắp pháp giới. Tất cả các Như Lai tự nhiên thấu suốt, đều hiểu biết mà tuyên nó, đặt vấn đề, lập thuyết, phân biệt chỉ bày khiến cho nó thật sáng tỏ, nghĩa là sinh duyên lão tử như thế cho đến vô minh duyên hành, nên biết cũng như thế.
Trong này có cả các thứ pháp tánh, pháp định, pháp lý, pháp thú (tính chất của pháp, quy định nguyên lý, đường hướng của pháp) là chân là thật, là đúng là như, không hư không dối, không lệch không khác. Đó gọi là duyên khởi.
Thế nào là duyên đã sinh pháp?
Đáp: Nghĩa là vô minh-hành-thức-danh sắc-lục xứ-xúc-thọ-áihữu-thủ-sinh-lão tử…, đó là duyên đã sinh pháp. Quý thầy Bí-sô nên biết lão tử (già chết) là vô thường, là hữu vi, là có tạo tác làm ra, là duyên đã sinh, là pháp dứt hết, mất hết, là pháp lìa, pháp diệt… và sinh- thủ- hữu- ái- thọ- xúc- lục xứ- danh sắc- thức- hành- vô minh…, cũng y như thế.
Các thầy Bí-sô nên biết, các đệ tử Hiền Thánh đa văn (học giỏi) của Ta, nếu đối với pháp duyên khởi và duyên đã sinh pháp này luôn luôn dùng chánh tuệ để khéo léo thấy biết, hiểu đúng như thật, phải khéo léo suy tư tìm hiểu, thấu rõ một cách tinh tường kỹ lưỡng, không nhìn về phía trước mà đặt câu hỏi ngu ngơ lầm lạc rằng: Không rõ là ở đời quá khứ ta đã từng có mặt hay không có, và đã có những gì, vì sao mà có? Cũng không nhìn về phía sau mà cất lời hỏi ngu lầm rằng: Không rõ đời sau ta sẽ có hay không có? Cũng không nhìn vào bên trong mà hỏi khờ khạo rằng: Trong này cái gì là ta, ta thuộc về đâu ta đang là ai đây? Còn các loài hữu tình đang có ở đây thì từ đâu đến đây, ở đây chết rồi sẽ đi về đâu…? Vì người đó thấy rõ như thế, biết rõ như thế, đối với hết thảy thế gian này mà phân biệt đều thấy rõ đường lối, nói là ta đã luận bàn hợp lý về sự xấu tốt kiết hung, về sự trau giồi gìn giữ…, và chấp là ta có, có khổ, có chướng ngại, có tai họa, có nóng nảy bứt rứt (phiền khổ). Liền đó, người ấy đều đoạn dứt và biết khắp, như đào bứng gốc rễ, bẻ ngọn chặt cành cây đa la không để cho nó còn chút sức lực nào, vĩnh viễn không sinh lại được sau này. Vì sao như thế? Nghĩa là các hàng đệ tử Hiền Thánh hiếu học (đa văn) của Ta, đối với pháp duyên khởi và duyên đã sinh (pháp duyên sinh) ấy mà luôn luôn đúng như thật khéo léo thấy, khéo léo biết, khéo léo hiểu rõ. Hãy khéo léo suy nghĩ xét tìm, khéo léo thấu suốt tinh tường. Bấy giờ đại chúng Bí-sô đều rất vui mừng kính cẩn tin nhận.
Trong này nói về duyên khởi và duyên đã sinh pháp thì Thể của nó tuy là một, nhưng nghĩa thì có khác. Nghĩa là hoặc có duyên khởi mà không phải là duyên đã sinh pháp, hoặc là duyên đã sinh pháp mà không phải là duyên khởi, hoặc là duyên khởi mà cũng có duyên đã sinh pháp, hoặc là không phải duyên khởi mà cũng không phải là duyên đã sinh pháp hoặc là duyên khởi mà không phải là duyên đã sinh pháp, mọi thứ đều không có. Hoặc là duyên đã sinh pháp mà không phải duyên khởi, là vô minh- hành- thức- danh sắc- lục xứ- xúc- thọ- ái- thủ- hữu- sinh- lão tử.
Hoặc có duyên khởi mà cũng là duyên đã sinh pháp, là sinh thì nhất định phải sinh ra lão tử. Như thế thì cái sinh đó nhất định luôn luôn làm duyên, thì đó là tính chất của duyên khởi, và tính chất của duyên đã sinh pháp. Còn các thứ hữu- thủ- ái- thọ- xúc- lục xứ- danh sắc- thức- hành- vô minh thì nên biết cũng thế.
Không phải duyên khởi cũng không phải là duyên đã sinh pháp, là trừ cái tướng ở trước. Sinh lại duyên với lão tử, là cái sinh này dù sinh khác diệt khác (có sự sinh diệt riêng cũng nói) nhưng theo lý duyên khởi thì nó luôn luôn nhất định không hề thay đổi. Nếu ở quá khứ thì sinh không duyên với lão tử, nên sinh ở vị lai cũng không duyên với lão tử. Nếu ở vị lai sinh không duyên với lão tử, thì sinh quá khứ cũng không hề duyên với lão tử.
Nếu quá khứ sinh không duyên với lão tử, thì sinh ở hiện tại cũng không thể duyên với lão tử được. Nếu trong hiện tại sinh không duyên với lão tử, thì sinh ở quá khứ cũng không hề duyên với lão tử. Nếu như ở vị lai sinh không duyên với lão tử, thì sinh hiện tại này cũng không duyên với lão tử. Nếu trong hiện ta sinh không duyên với lão tử, thì ở vị lai sinh cũng không thể duyên với lão tử được.
Nếu như Phật ra đời, mà sinh đã không duyên với lão tử, thì dù Phật không ra đời đi nữa, sinh ấy vẫn không duyên với lão tử. Còn như khi Phật không ra đời, mà sinh đã không duyên với lão tử, thì Phật dù có ra đời mà cái sinh ấy vẫn không duyên với lão tử.
Nếu lý duyên khởi có điên đảo trái ngược, thì phải có chứ không nhất định. Do đó cần nên phá bỏ, vì lý lẽ rất hỗn tạp lộn xộn. Nếu ở đây không đặt ra vấn đề duyên khởi thì Phật cũng không nói việc sinh duyên lão tử. Nhưng Phật đã nói sinh duyên với lão tử, thì lý duyên sinh đó là có thật, là nhất định. Suốt ba thời quá khứ – vị lai – hiện tại, dù có Phật hay không, mà lý duyên khởi duyên sinh ấy chưa từng thay đổi, pháp tánh của nó vẫn mãi mãi là như thế, không ẩn không mất, không nghiêng không động, lý đó rất trong sáng rõ ràng, chư Phật vị trước vị sau đều in dấu chân mình trên một lối mòn duy nhất, vì lý đó là chân là thật, là chắc là đúng, không giả không dối, không nghiêng lệch không đổi khác. Do đó mà Phật nói sinh duyên với lão tử. Như thế, các thứ hữu – thủ – ái – thọ- xúc – lục xứ – danh sắc – thức – hành và vô minh, có duyên hành cũng như vậy.
Lại nữa, vô minh duyên hành, thì vô minh là sao? Nghĩa là ở
phía trước không biết, phía sau mịt mù và cả trước sau cũng đều mịt mù. Trong cũng không biết, ngoài cũng không hay, cả trong ngoài đều không hiểu rõ. Đối với nghiệp đều không biết, mà quả dị thục đều mịt mờ, không biết cả nghiệp làm thiện hay làm ác, hoặc làm thiện và ác. Không biết nhân, không biết nhân sinh ra pháp, không biết Phật Pháp Tăng, không biết khổ – tập – diệt – đạo, không biết pháp thiện và bất thiện, pháp có tội – pháp không tội, pháp nên tu – pháp không nên tu, pháp thấp kém, pháp cao diệu, pháp trắng đen, cũng không biết pháp có đối nghịch, pháp duyên sinh cũng không biết, sáu chỗ xúc như thật cũng không biết… Cứ như thế tất cả đều không biết, không thấy, không phải hiện quán, luôn đen tối ngu si, mịt mờ tăm tối, chụp lưới, trói buộc, ngu đần, cặn đục, ngăn che, sinh ra mù, sinh ra không sáng, không trí, sinh ra trí kém cỏi, chướng ngại các thiện phẩm, khiến không chứng Niết-bàn. Có lậu vô minh, dòng chảy cuồng bạo vô minh, ách nặng vô minh, rễ độc vô minh, thân độc vô minh, cành độc vô minh, lá độc vô minh, hoa độc vô minh, quả độc vô minh. Các si mê đều si mê, si mê cùng cực, ngược ngạo dữ dằn rất tàn ác ngang bướng…, các loại si mê, thứ sinh ra si mê…, gọi chung là vô minh.
1. Thế nào là vô minh duyên hành?
Đáp: Nghĩa là Đức Thế Tôn nói các thầy Bí-sô nên biết! Vô minh làm nhân, vô minh làm duyên, cho nên tham sân si khởi lên, đấy là tánh của tham sân si. Đó gọi là vô minh duyên hành.
Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói, các thầy Bí-sô nên biết! Vô minh là kẻ cầm cờ lệnh dẫn đầu đi trước, do đó mà vô số tội ác lỗi lầm nổi dậy kéo quân theo…, đó là những thói không biết xấu hổ mắc cỡ…, do không biết xấu hổ nên khởi lên các tà kiến. Do tà kiến mà khởi lên suy nghĩ tư duy tà vạy, do suy nghĩ mà khởi lên nghiệp tà, do nghiệp tà mà khởi lên đời sống tà (mạn), do đời sống tà mà khởi lên siêng năng tà, do siêng năng tà mà khởi lên nghĩ nhớ tà, do nghĩ nhớ tà mà khởi lên tà định. Chính các thứ tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạn, tà niệm, tà định v.v…, đấy gọi là vô minh duyên hành.
Lại còn, như Đức Thế Tôn nói, các thầy Bí-sô nên biết! Khi khởi lên vô số tội ác chẳng thiện, tất cả đều do vô minh làm gốc, do vô minh làm nơi tụ tập. Đó là giống nòi của vô minh, từ vô minh sinh ra, khi bị rơi vào chốn vô minh rồi thì không còn biết đúng như thật đâu là pháp thiện hay bất thiện, pháp nào có tội hay không tội, pháp nào nên tu hay không nên tu, pháp nào thấp kém hay cao quý, pháp nào trắng hay đen, đâu là pháp có đối nghịch, đâu là pháp duyên sinh… Vì không thể biết đúng như thật các pháp như thế, nên khởi lên tà kiến, tà tư duy… cho đến tà niệm tà định. Đó gọi là vô minh duyên hành.
Lại còn trong kinh Ung Dụ, Đức Phật có nói: “Do vô minh làm duyên mà tạo ra các phước hành, phi phước và bất động hành”.
Thế nào là phước hành? Nghĩa là các thân nghiệp và ngữ nghiệp có pháp thiện hữu lậu, các pháp của tâm và tâm sở không tương ưng hành (không đi đôi nhau). Với các hành như thế thì suốt đêm ngày sẽ có được quả dị thục rất đáng mến yêu, ưa thích, mừng vui. Quả đó gọi là phước, cũng gọi là quả phước. Do nghiệp phước đó với quả dị thục như thế, nên gọi là phước hành.
Thế nào là phi phước hành (hành không phước)? Nghĩa là các thân nghiệp và ngữ nghiệp bất thiện, các pháp của tâm và tâm sở không tương ưng hành. Các hành như thế suốt đêm ngày sẽ chiêu tập (mời gọi) các quả dị thục, không đáng mến yêu, ưa thích, vui mừng. Với quả đó gọi là phi phước, cũng gọi là quả không phước. Với nghiệp phi phước đó và quả dị thục như thế, nên gọi là phi phước hành.
Thế nào là bất động hành? Nghĩa là bốn thứ định ở cõi Vô sắc (định bốn cõi Vô sắc), các pháp thiện hữu lậu, đó gọi là bất động hành.
Thế nào là vô minh làm duyên tạo ra các hành phi phước? Nghĩa là có một loại người tâm bị tham sân si trói chặt, cho nên tạo ra ba hạnh ác của thân ngữ ý. Ba thứ hạnh ác này gọi là hành phi phước (hành không phước). Vì lý do đó nên khi chết rồi phải bị đọa vào địa ngục. Ở đó lại tạo ra các hành phi phước nữa… thế nên gọi vô minh làm điều kiện tạo ra các hành phi phước.
Cũng giống như nói về địa ngục, các nẽo bàng sinh, cõi quỷ cũng như thế, nên biết.
Thế nào là vô minh làm điều kiện tạo ra các phước hành? Nghĩa là có một loại người, đối với những niềm vui sướng ở cõi người mà chú tâm mong cầu. Người này nghĩ: Ước mong sao ta được sinh vào sống ở cõi người, cùng loài người hưởng thụ khoái lạc. Do sự cầu mong đó, họ tạo ra các hạnh tốt về thân ngữ ý. Ba hạnh tốt lành ấy (diệu hạnh) gọi là phước thiện. Vì lý do này nên khi lâm chung họ liền được sinh vào cõi người cùng loài người hưởng thụ các khoái lạc. Ở trong loài người lại tạo ra các phước hạnh khác nữa, thế nên gọi là vô minh làm điều kiện tạo ra các phước thiện.
Có người không chú tâm mong cầu niềm vui cõi người, ấy chỉ vì vô minh đã che lấp các hành động của tâm, nhưng cũng tạo ra ba hạnh tốt lành của thân ngữ ý. Ba diệu hạnh này gọi là phước hạnh. Do nhân duyên đó mà khi lâm chung thì được sinh vào cõi người. Ở đây, người này lại tạo ra các phước hạnh v.v…, đó gọi là do vô minh làm điều kiện tạo ra các phước hạnh.
Như nói về cõi người, các cõi trời Tứ đại vương chúng, cõi trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tựtại…, nên biết cũng giống như thế.
Lại có một loại người đối với cõi trời Phạm chúng mà chú tâm mong cầu. Người này nghĩ: Ước mong sao ta được sinh lên cõi trời Phạm chúng và sống như họ. Do việc mong cầu đó mà siêng năng tu tập các gia hạnh, lìa các ác dục bất thiện, có tầm có tứ, được ly sinh hỷ lạc, trụ đầy đủ vào sơ tĩnh lự. Ở trong định này, các thân và ngữ nghiệp đều hợp với giới luật, sống cuộc sống thanh tịnh, đó là phước hạnh. Do nhân duyên này nên khi chết rồi được sinh vào cõi trời Phạm chúng. Ở cõi này, người đó lại tạo ra các phước thiện khác nữa, nên gọi là do vô minh làm điều kiện tạo ra các phước hành.
Có người không chú tâm mong cầu sinh lên cõi đó, nhưng do vô minh che lấp, nên tâm khởi động. Người này siêng năng tu tập các gia hạnh, lìa các ác dục và các pháp bất thiện, có tầm và tứ, được ly sinh hỷ lạc, trụ đầy đủ vào sơ tĩnh lự. Ở trong định này, các thân và ngữ nghiệp đều hợp với luật nghi, sống đời thanh tịnh, đó là phước hành. Do nhân duyên này nên khi chết rồi được sinh vào cõi trời Phạm chúng và sống như họ. Ở cõi này, người đó lại tạo ra các phước hành khác nữa, nên gọi là do vô minh làm điều kiện tạo ra các phước hành.
Như nói về cõi trời Phạm chúng, các cõi trời khác như trời Phạm trụ, trời Đại phạm, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Thiếu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Vô vân, trời Phước sinh, trời Quảng quả…, tùy từng chỗ rộng nói cũng như thế.
Lại có một loại người chú tâm mong cầu đến cõi trời Vô tưởng. Người này nghĩ: Ước mong sao ta được sinh lên cõi trời vô tưởng và sống như họ. Nhân sự mong ước đó mà siêng năng tu tập các gia hạnh và suy nghĩ các tưởng là chướng khổ thô (khổ to), còn vô tưởng là sự lìa bỏ, yên tĩnh tuyệt diệu. Do suy nghĩ như thế nên có thể diệt hết các tưởng và trụ vào vô tưởng thì gọi là định vô tưởng. Khi nhập định này, thì thân và ngữ đều hợp với giới luật, sống đời thanh tịnh, nên gọi là phước hành. Do nhân duyên này nên khi chết rồi liền được sinh lên cõi trời Vô tưởng và cùng sống như họ. Ở cõi đó, người này lại tạo thêm một ít phước hành. Đó gọi là do vô minh làm điều kiện mà tạo ra các phước thiện.
Có người không chú tâm mong cầu được sinh lên cõi đó, chỉ vì vô minh che lấp, nên tâm khởi động. Người ấy siêng năng tu tập các gia hạnh, suy nghĩ các tưởng là chướng khổ to, còn không tưởng là sự lìa bỏ yên tĩnh tuyệt diệu. Do suy nghĩ đó nên có thể diệt hết các tưởng mà an trụ vào vô tưởng. Khi người này đã diệt hết các tưởng mà trụ vào vô tưởng thì gọi là định vô tưởng. Khi nhập định này thì thân và ngữ đều hợp với giới luật, sống đời thanh tịnh, gọi là phước thiện. Do nhân duyên này nên khi chết rồi liền được sinh lên cõi trời Vô tưởng và cùng sống như họ. Ở cõi này, người đó có thể tạo thêm chút ít phước hành. Đó gọi là do vô minh làm duyên mà tạo ra các phước thiện.
Thế nào là do vô minh làm điều kiện tạo ra các bất động hành? Nghĩa là có một loại người đối với cõi trời Không vô biên xứ mà chú tâm mong cầu. Người này nghĩ: Ước mong sao ta sẽ được sinh lên cõi trời Không vô biên xứ cùng sống như họ. Nhân sự mong ước đó mà siêng năng tu tập các gia hạnh, vượt hết các sắc tưởng, diệt hết các tưởng có đối, không tư duy suy nghĩ đến các thứ tưởng nữa, nhập vào không vô biên, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ. Ở trong định này, các suy tư (tư) đều suy tư trong hiện tại, suy tư tất cả, đã và sẽ suy tư mãi, tính chất và chủng loại của suy tư, tạo các nghiệp tâm ý, gọi là bất động hành. Do nhân duyên này nên khi chết rồi liền được sinh lên cõi trời Không vô biên xứ cùng sống như họ. Ở cõi này, người đó lại có thể tạo ra các bất động hành, nên gọi là vô minh làm điều kiện mà tạo ra các bất động hành.
Có một loại người không chú tâm mong cầu được sinh vào cõi ấy, nhưng do vô minh che lấp, nên khởi động tâm. Người này siêng năng tu tập các gia hạnh, vượt lên các sắc tưởng, diệt hết các tưởng có đối (đối tưởng), không tư duy suy nghĩ đến các thứ tưởng nữa, nhập vào không vô biên, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ. Ở trong định này, các suy tư đều suy tư trong hiện tại, suy tư tất cả, đã và sẽ suy tư mãi, tính chất và chủng loại của suy tư, tạo các nghiệp tâm ý, gọi là bất động hành. Do nhân duyên đó mà khi chết rồi liền được sinh vào cõi trời Không vô biên xứ cùng sống như họ. Ở cõi này, người đó lại có thể tạo ra các bất động hành, nên gọi là do vô minh làm điều kiện mà tạo ra các bất động hành.
Như nói về Không vô biên xứ, các cõi Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ…, nên biết cũng giống như thế.
Như thế các hành đều lấy vô minh làm điều kiện, đều nương vào vô minh, lấy vô minh làm chỗ lập nên, cho nên tất cả khởi cùng khởi, tất cả sinh cùng sinh, tụ tập rồi xuất hiện ra, cho nên gọi là vô minh duyên hành.
2. Thế nào là hành duyên thức?
Đáp: Nghĩa là có một loại người, đủ cả tham-sân-si cùng sinh ra các suy tư làm điều kiện (mỗi khi suy nghĩ việc gì đều có mặt của tham- sân-si), cho nên khởi lên các tham-sân-si và sinh ra các thức. Đó gọi là hành duyên thức.
Lại có một loại người không tham-sân-si cùng sinh ra các tư duy suy nghĩ làm điều kiện mà khởi lên không tham – không sân – không si và sinh ra các thức. Gọi là hành duyên thức.
Lại còn mắt và sắc làm điều kiện sinh ra nhãn thức, trong này mắt là hành hữu vi bên trong, còn sắc là duyên ở ngoài để sinh ra nhãn thức. Đó gọi là hành duyên thức… Cho đến ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức, trong đó ý là hành hữu vi ở trong, còn pháp là duyên bên ngoài để sinh ra ý thức. Đó gọi là hành duyên thức.
Lại thêm trong kinh Ung Dụ, Đức Phật có nói: “Tạo các hạnh phước, phi phước và bất động rồi, thì sẽ có các thức tùy phước, phi phước và bất động”.
Thế nào là tạo các hạnh phi phước rồi, thì sẽ có các thức tùy theo phi phước? Nghĩa là có một loại người tâm bị tham-sân-si trói chặt, nên tạo ra ba thứ hạnh ác của thân – ngữ – ý. Ba hạnh ác này gọi là hành phi phước. Do nhân duyên này, nên khi chết rồi phải bị đọa vào địa ngục. Ở đó, người này lại khởi lên các thức, đó gọi là tạo hạnh phi phước rồi thì sẽ có các thức tùy theo phi phước.
Như nói về địa ngục, các cõi quỷ và bàng sinh nên biết cũng như thế.
Thế nào là tạo các hạnh phước xong rồi, thì sẽ có các thức tùy phước? Nghĩa là có một loại người đối với các sự vui ở cõi người mà chú tâm mong cầu. Người này nghĩ: Ước mong sao tôi được sinh lên sống ở cõi người và cùng loài người hưởng các khoái lạc. Nhân sự ước mong đó mà người này tạo ra các hạnh tốt lành về thân-ngữ-ý. Ba hạnh tốt lành này gọi là phước hạnh. Do nhân duyên này, nên khi chết rồi người này sẽ được sinh vào cõi người, ở đó người này lại khởi lên các thức, đó gọi là tạo các phước hạnh rồi thì sẽ có các thức tùy theo phước.
Có một loại người không chú tâm cầu mong các sự vui ở cõi người, nhưng do vô minh che lấp nên khởi động tâm. Người này tạo ra ba nghiệp tốt lành của thân- ngữ- ý, ba hạnh tốt lành này gọi là phước hạnh. Do nhân duyên này mà sau khi chết rồi liền được sinh vào cõi người. Ở đây người này khởi lên các thức, đó gọi là tạo các phước hạnh rồi thì sẽ có các thức tùy theo phước.
Như nói về người, các cõi khác như cõi trời Tứ Đại Vương chúng… cho đến trời Tha-hóa-tự-tại, nên biết cũng như thế.
Lại có một loại người đối với cõi trời Phạm chúng mà chú tâm mong cầu. Người này nghĩ: Ước mong sao tôi được sinh lên cõi trời Phạm chúng cùng sống như họ. Nhân ước mong đó mà người này siêng năng tu tập các gia hạnh, lìa bỏ ác dục, các pháp bất thiện, có tầm và tứ, được ly sinh hỷ lạc, trụ đầy đủ vào bậc sơ Tĩnh lự. Ở trong định này thân và ngữ đều hợp với giới luật, sống đời thanh tịnh, gọi là phước hạnh. Do nhân duyên này, khi chết rồi liền được sinh vào cõi trời Phạm chúng cùng sống như họ, ở cõi đó người này khởi lên các thức, đó gọi là tạo phước hạnh rồi thì sẽ có các thức tùy theo phước.
Có kẻ không hề chú tâm mong cầu được sinh lên cõi đó, nhưng do vô minh che lấp nên khởi động tâm. Người này siêng năng tu tập các gia hạnh, lìa bỏ ác dục, các pháp bất thiện… cho đến đời sống thanh tịnh, gọi là phước hạnh. Do nhân duyên này, khi chết rồi liền được sinh vào cõi trời Phạm chúng cùng sống như họ, ở cõi đó người này khởi lên các thức, đó gọi là tạo phước hạnh rồi thì sẽ có các thức tùy theo phước.
Như nói về cõi trời Phạm chúng, các cõi trời khác như Phạm phụ… cho đến trời Vô tưởng, nên biết cũng giống như thế.
Thế nào là tạo các hạnh bất động rồi thì sẽ có các thức tùy theo bất động? Nghĩa là có một loại người đối với cõi trời Không vô biên xứ mà chú tâm mong cầu. Người này nghĩ: Ước mong sao tôi sẽ được sinh lên cõi trời Không vô biên xứ cùng sống với họ. Nhân ước mong này, người ấy siêng năng tu tập các gia hạnh, vượt ngoài các sắc tưởng, diệt hết các đối tưởng, không còn suy tưởng đến các thứ tưởng nữa, nhập vào Không vô biên, trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ. Ở trong định này các tư duy đều suy tư, hiện tiền đều suy tư nghĩ xét, đã và sẽ suy tư nghĩ xét, là tính chất chủng loại của các suy tư, tạo ra các nghiệp tâm ý, gọi là hạnh bất động. Do nhân duyên này, nên khi chết rồi liền được sinh lên cõi trời Không vô biên xứ cùng sống như họ, ở cõi đó người này lại khởi lên các thức, đó gọi là tạo các hạnh bất động rồi thì sẽ có các thức tùy theo bất động.
Có kẻ không hề chú tâm mong cầu được sinh lên cõi đó, nhưng vô minh che lấp mà khởi động tâm. Người này siêng năng tu tập các gia hạnh, vượt lên các sắc tưởng…, cho đến tạo các nghiệp tâm ý, gọi là hạnh bất động. Do nhân duyên này nên khi chết rồi liền được sinh lên cõi Không vô biên xứ cùng sống như họ. Ở cõi đó người này khởi lên các thức, đó gọi là tạo các hạnh bất động xong rồi thì sẽ có các thức tùy theo bất động.
Như nói về cõi trời Không vô biên xứ, các cõi khác cho đến cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nên biết cũng giống như thế.
Như thế các thức do hành làm duyên, nương vào hành, do hành mà lập nên, cho nên các khởi đều khởi, các sinh đều sinh, tụ tập lại rồi xuất hiện ra, nên gọi là hành duyên thức.
3. Thế nào là thức duyên danh sắc?
Đáp: Nghĩa là có một loại người có tham-sân-si cùng sinh ra thức làm điều kiện, khởi lên tham-sân-si cùng sinh ra thân nghiệp và ngữ nghiệp, gọi là sắc. Nó liền sinh ra thọ-tưởng- hành- thức, gọi là danh. Đó gọi là thức duyên danh sắc.
Lại còn có một loại người không tham, không sân, không si đều sinh ra thức làm điều kiện, khởi lên không tham, không sân, không si cùng sinh ra thân nghiệp và ngữ nghiệp, gọi đó là sắc. Nó liền sinh ra thọ-tưởng- hành- thức, gọi là danh. Đó gọi là thức duyên danh sắc.
Lại theo lời dạy trong kinh Na Địa Ca, Đức Phật có nói: “Như thầy Na Địa Ca, có người bạn thân vừa chết thầy liền sinh ra các nỗi ưu sầu buồn than khổ não. Nỗi buồn khổ này cũng sinh ra thức làm duyên, nên khởi lên sự sầu thương mà sinh ra thân nghiệp và ngữ nghiệp, gọi đó là sắc. Nó liền sinh ra thọ- tưởng- hành- thức, gọi đó là danh. Đó gọi là thức duyên danh sắc”.
Lại nghe lời răn dạy trong kinh Phả Lặc Lũ Na, Phật có nói: “Này Phả Lặc Lũ Na, vì thức làm thức ăn nên mới có đời sau. Thức này là sao? Nghĩa là do Kiện đạt phược sau cùng mà tâm- ý- thức thêm lớn và trụ vững chắc vào đó, chưa đoạn dứt, chưa biết khắp, chưa diệt hết, chưa biến đổi, nôn mửa ra hết. Các thức này không gián đoạn, từ trong bào thai mẹ cùng hòa hợp với tự thể Yết-thích-lam. Tự thể hòa hợp Yết-thích-lam này gọi là sắc. Nó liền sinh ra thọ – tưởng – hành – thức, gọi là danh. Đó gọi là thức duyên danh sắc”.
Lại theo lời răn dạy trong kinh Sa Để, Đức Phật có nói:”Ba sự hòa hợp nhập vào bào thai mẹ, đó là ba sự gì? Tức là lúc cha mẹ hòa hợp cùng khởi nhiễm tâm, bà mẹ khi đó rất sướng khoái và Kiện-đạt-phược hiện ra ngay lúc đó, là ba sự hòa hợp mà nhập vào bào thai mẹ. Trong đó Kiện-đạt-phược là tâm ý sau cùng sẽ lớn mạnh dần và trụ vững chắc, chưa đoạn dứt, chưa biết khắp, chưa diệt hết, chưa biến đổi mửa ra hết.
Thức này không gián đoạn nhập vào bào thai mẹ. Việc nhập thai (thác thai) này gọi là sắc, vì nó liền sinh ra thọ-tưởng- hành- thức, gọi là danh. Đó gọi là thức duyên danh sắc”.
Lại trong kinh Đại Nhân Duyên có nói: “Tôn giả Khánh Hỷ hỏi Đức Phật: Danh sắc có duyên hay không?
Đức Phật bảo: Có duyên, cái duyên đó là thức.
Phật bảo thầy Khánh Hỷ: Nếu thức không nhập vào bào thai mẹ thì danh sắc có thành được Yết-thích-lam không?
Thầy A-nan-đà đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn.
Hỏi: Nếu thức không nhập vào bào thai mẹ thì danh sắc có được sinh ra ở cõi này không?
Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn.
Hỏi: Nếu ngay lúc đầu thức bị hư hoại thì sau đó danh sắc có được tăng trưởng lớn lên không?
Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn.
Hỏi: Nếu thức hoàn toàn không được thiết lập (không có) thì có danh sắc không?
Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn.
Hỏi: Nầy thầy Khánh Hỷ, thế nên tất cả danh sắc đều lấy thức làm điều kiện. Đó gọi là thức duyên danh sắc. Như thế danh sắc lấy thức làm điều kiện, lấy thức làm nơi nương dựa, lấy thức làm nơi lập nên (do thức mà có). Cho nên tất cả khởi thì cùng khởi, tất cả sinh thì cùng sinh, tụ tập rồi xuất hiện ra, cho nên gọi là thức duyên danh sắc”.
Thế nào là danh sắc duyên thức? Nghĩa là mắt và sắc làm duyên mà sinh ra nhãn thức, trong đó mắt và sắc thì gọi là sắc, nó liền sinh ra thọ- tưởng-hành-thức, gọi đó là danh. Ở trong đó mà tác ý v.v…, cùng giúp đỡ nhau để sinh ra nhãn thức, đó gọi là thức duyên danh sắc…; cho đến ý và pháp làm điều kiện để sinh ra ý thức, trong đó, các ý thức hiểu rõ các sắc, gọi đó là sắc, nó liền sinh ra thọ-tưởng-hành-thức, gọi đó là danh. Ở trong đó mà tác ý v.v…, giúp nhau sinh ra ý thức, đó gọi là danh sắc duyên thức.
Lại nghe lời răn dạy trong kinh Phả Lặc Lũ Na, Đức Phật có nói: Phả Lặc Lũ Na, thức làm thức ăn nên mới có đời sau. Thức này ra sao? Nghĩa là Kiện-đạt-phược… Rộng nói cho đến cùng hòa hợp với tự thể Yết-thích-lam. Tự thể hòa hợp Yết-thích-lam này gọi là sắc. Nó liền sinh ra thọ-tưởng-hành-thức, gọi là danh. Bấy giờ nếu tác ý phi lý thì sinh ra danh sắc làm duyên và cùng khởi lên sinh ra thức, đó gọi là danh sắc duyên thức”.
Lại còn, theo lời khuyên dạy trong kinh Sa Để, Đức Phật có nói ba sự hòa hợp nhập vào bào thai mẹ… Rộng nói cho đến thức này không gián đoạn, nhập vào bào thai mẹ. Sự nhập thai này gọi là sắc, nó liền sinh ra thọ-tưởng-hành-thức, gọi đó là danh. Nếu bấy giờ tác ý phi lý thì sinh ra danh sắc làm duyên và cùng khởi lên sinh ra thức. Đó gọi là danh sắc duyên thức.
Lại có một loại người tâm bị tham-sân-si trói chặt nên tạo ra ba hạnh ác về thân-ngữ-ý. Trong đó hạnh ác của thân và ngữ là sắc, còn các hạnh của ý thì gọi là danh. Do danh sắc của hạnh ác này làm duyên, nên khi chết rồi phải bị đọa vào địa ngục. Ở đó lại khởi lên các thức, đó gọi là danh sắc duyên thức.
Như nói về địa ngục, các cõi bàng sinh, cõi quỷ nên biết cũng giống như thế.
Lại có một loại người, đối với các sự vui ở cõi người mà luôn chú tâm mong cầu. Do mong ước đó mà người này tạo ra các hạnh tốt lành về thân-ngữ-ý chiêu cảm đến cõi người. Trong đó hạnh tốt lành của thân ngữ thì gọi là sắc, còn hạnh tốt lành của ý thì gọi là danh. Do danh sắc có hạnh tốt này làm duyên, nên khi chết rồi liền được sinh vào cõi người. Ở đó khởi lên các thức, đó gọi là danh sắc duyên thức.
Có người không hề chú tâm mong cầu sự vui ở cõi người, nhưng vô minh che lấp, nên khởi động tâm, người ấy tạo ra ba thứ hạnh tốt lành về thân-ngữ-ý. Trong đó hạnh tốt lành của thân và ngữ thì gọi là sắc, còn hạnh tốt lành của ý thì gọi là danh. Do cái danh sắc có hạnh tốt lành này làm duyên, nên khi chết rồi liền được sinh vào cõi người. Ở cõi đó lại khởi lên các thức, đó gọi là danh sắc duyên thức.
Như nói về cõi người, các cõi trời Tứ Đại Vương chúng… cho đến cõi trời Tha-hóa-tự-tại, nên biết cũng giống như vậy.
Lại có một loại người đối với cõi trời Phạm chúng mà luôn chú tâm mong cầu. Do mong ước đó mà người này siêng năng tu tập các gia hạnh, lìa bỏ ác dục và các pháp bất thiện…, cho đến trụ đầy đủ vào bậc sơ tĩnh lự. Ở trong định này thì thân và ngữ đều hợp với luật nghi phép tắc, sống đời sống thanh tịnh, gọi đó là sắc, nó liền sinh ra thọ, tưởng, hành thức, gọi đó là danh. Do đây làm điều kiện nên khi chết rồi liền được sinh vào cõi trời Phạm chúng cùng sống như họ. Ở cõi đó liền khởi lên các thức, đó gọi là danh sắc duyên thức.
Như nói về cõi trời Phạm chúng, cõi trời Phạm phụ… cho đến cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ tùy theo trường hợp của nó, nên biết cũng giống như thế.
Lại nữa, trong kinh Đại Nhân Duyên “Tôn giả Khánh Hỷ hỏi Đức Phật: Các thức là có duyên hay không? Đức Phật bảo: Có duyên, cái đó gọi là danh sắc. Đức Phật bảo: Nầy thầy Khánh Hỷ, nếu không có danh sắc thì các thức có chuyển đổi hay không? Thầy A-nan-đà đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn. Hỏi: Nếu không có danh sắc làm chỗ nương nhờ, đời sau vào khi có thọ nhận sinh lão tử thì thức có được sinh ra chăng? Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn. Hỏi: Nếu các danh sắc đều không có chỗ thành lập (đặt ra) thì có các thức chăng? Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn. Này thầy Khánh Hỷ, các thức đều lấy danh sắc làm điều kiện, đó gọi là danh sắc duyên thức. Như vậy thì các thức do danh sắc làm duyên, danh sắc làm chỗ nương nhờ, danh sắc làm chỗ lập nên (do danh sắc mà có). Cho nên tất cả khởi đều khởi, tất cả sinh đều sinh, và tụ tập lại rồi xuất hiện ra. Cho nên gọi là danh sắc duyên thức”.
4. Thế nào là danh sắc duyên lục xứ?
Đáp: Nghĩa là có loại người bị rét lạnh ép ngặt, người này mong cầu được ấm áp. Khi đã được ấm áp đầy đủ thì đứng lên trong thân ấm ấm cùng với đại chủng. Trong đó nếu ấm, ấm cùng đại chủng thì gọi là sắc, rồi nó liền sinh ra thọ-tưởng-hành-thức, gọi đó là danh. Do danh sắc này mà các căn mắt – tai – mũi – lưỡi – thân và ý đều được thêm lớn, đó gọi là danh sắc duyên lục xứ.
Nếu bị nóng bức ép ngặt mà mong cầu được mát lạnh thì nên biết cũng như thế.
Lại có một hạng người bị đói ngặt mong được ăn, ăn no xong liền đứng dậy, trong thân ông ta cùng ăn có đại chủng. Trong ấy nếu ăn, ăn cùng đại chủng thì gọi là sắc, tức là ông ta đã sinh ra thọ-tưởng-hànhthức, đó gọi là danh. Do danh sắc này, sáu căn tăng trưởng, đó gọi là danh sắc duyên lục xứ.
Lại có hạng người bị khát ngặt, mong được uống, uống no rồi liền đứng dậy, trong thân ông ta cùng uống đại chủng. Trong đó nếu uống, uống cùng đại chủng, gọi là sắc, tức là anh ta đã sinh ra thọ-tưởng-hànhthức, đó là danh. Do danh sắc này, sáu căn tăng trưởng, gọi là danh sắc duyên lục xứ.
Lại có hạng người, quá mỏi mệt mong được dừng nghỉ, đặt mình nằm ngủ thỏa ý, rồi đứng dậy cùng đại chủng. Trong đó nếu xoa bóp, nếu cùng đại chủng, thì gọi là sắc, tức là đã sinh ra thọ-tưởng-hànhthức, đó là danh. Do danh sắc này sáu căn tăng trưởng, gọi là danh sắc duyên lục xứ.
Lại có hạng người, lúc nóng gắt quá bị khát và nóng muốn nhảy
tắm dưới ao mát, uống tắm thỏa ý, đi lên trong đó cùng đại chủng. Trong đó nước mát nếu cùng đại chủng thì gọi là sắc, tức là anh ta đã sinh ra thọ-tưởng-hành-thức, đó là danh. Do danh này sắc này, mà sáu căn tăng trưởng, gọi là danh sắc duyên lục xứ.
Lại theo lời răn dạy của kinh Phả Lặc Lũ Na, Phật có nói: “Này Phả Lặc Lũ Na, vì thức làm thức ăn nên mới có đời sau. Thức này ra sao? Nghĩa là do Kiện-đạt-phược sau cùng mà tâm – ý – thức thêm lớn và trụ vững chắc vào đó, chưa đoạn dứt, chưa biết khắp, chưa diệt hết, chưa biến đổi nôn mửa ra hết. Cái thức này không gián đoạn, từ trong bào thai mẹ cùng hòa hợp với tự thể Yết-thích-lam. Tự thể hòa hợp Yết-thích-lam này gọi là sắc. Nó liền sinh ra thọ, tưởng, hành, thức gọi là danh. Lúc bấy giờ tác ý không hợp lý cùng sanh ra danh sắc làm duyên, vào trong bào thai mẹ, sáu căn sanh khởi. Đó gọi là danh sắc duyên lục xứ”.
Lại theo lời răn dạy trong kinh Sa Để, Đức Phật có nói ba sự hòa hợp nhập vào bào thai mẹ. Đó là ba sự gì? Tức là: Lúc cha mẹ hòa hợp cùng khởi nhiễm tâm, bà mẹ khi đó rất sướng khoái và Kiện-đạt-phược hiện ra ngay lúc đó, đó là ba việc hòa hợp mà nhập vào bào thai mẹ. Trong đó Kiện-đạt-phược là tâm- ý- thức sau cùng sẽ lớn mạnh dần và trụ vững chắc, chưa đoạn dứt, chưa biết khắp, chưa diệt hết, chưa biến đổi mửa ra hết. Thức này không gián đoạn nhập vào bào thai mẹ. Sự nhập thai (thác thai) này gọi là sắc và nó liền sinh ra thọ-tưởng-hànhthức, gọi đó là danh. Lúc ấy tác ý không hợp lý cùng sanh ra danh sắc làm duyên, từ trong bào thai mẹ, sáu căn sanh khởi. Đó gọi là danh sắc duyên lục xứ.
Lại có một loại người tâm bị tham-sân-si trói chặt nên tạo ra ba hạnh ác về thân-ngữ-ý. Trong đó hạnh ác của thân và ngữ là sắc, còn hạnh ác của ý thì gọi là danh. Do danh sắc của hạnh ác này làm duyên, nên khi chết rồi phải bị đọa vào địa ngục, sáu căn sanh khởi, đó gọi là danh sắc duyên lục xứ.
Như nói về địa ngục, các cõi bàng sinh, cõi quỷ nên biết cũng giống như thế.
Lại có một loại người đối với các sự vui ở cõi người mà luôn chú tâm mong cầu. Do mong ước đó mà người này tạo ra các hạnh tốt lành về thân-ngữ-ý chiêu cảm đến cõi người. Trong đó hạnh tốt lành của thân và ngữ thì gọi là sắc, còn hạnh tốt lành của ý thì gọi là danh. Do danh sắc có hạnh tốt lành này làm duyên, nên khi chết rồi liền được sinh vào cõi người, sáu căn sanh khởi, đó gọi là danh sắc duyên lục xứ.
Như nói về cõi người, các cõi trời Tứ đại vương, cho đến cõi trời Tha hóa tự tại, nên biết cũng như vậy.
Lại có một loại người đối với cõi trời Phạm chúng mà luôn chú tâm mong cầu. Do mong ước đó mà người này siêng năng tu tập các gia hạnh, lìa bỏ ác dục và các pháp bất thiện…,cho đến trụ đầy đủ vào bậc sơ tĩnh lự. Ở trong định này thì thân và ngữ đều hợp với luật nghi phép tắc, sống đời sống thanh tịnh, gọi đó là sắc. Nó liền sinh ra thọ, tưởng, hành, thức gọi đó là danh. Do đây làm điều kiện nên khi chết rồi liền được sinh vào cõi trời Phạm chúng cùng sống như họ, ở đó sáu căn sanh khởi, thì gọi là danh sắc duyên với lục xứ.
Như nói về cõi trời Phạm chúng, cõi trời Phạm phụ… cho đến cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tùy theo trường hợp của nó, nên biết cũng giống như thế. Đó gọi là danh sắc duyên lục xứ. Như vậy lục xứ lấy danh sắc làm duyên, lấy danh sắc làm chỗ nương nhờ, lấy danh sắc làm nơi lập nên. Cho nên tất cả khởi đều khởi, tất cả sinh đều sinh, cùng tụ tập rồi xuất hiện ra. Cho nên gọi là danh sắc duyên lục xứ.
*****
Hỏi: Thế nào là danh sắc duyên xúc?
Đáp: Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, cả ba thứ đó hòa hợp thì sinh ra xúc. Trong đó, mắt và sắc thì gọi là sắc, nó liền sinh ra thọ-tưởng-hành-thức, gọi đó là danh. Như thế danh sắc làm duyên sinh ra xúc của mắt. Thế nên gọi là danh sắc làm duyên cho xúc…, cho đến ý và pháp làm duyên để sinh ra ý thức, ba thứ hòa hợp lại nên sinh ra xúc. Trong đó, các ý thức nhận biết các sắc, gọi đó là sắc, nó liền sinh ra thọ-tưởng-hành-thức, gọi đó là danh. Như thế, danh sắc làm duyên sinh ra xúc của ý. Đó gọi là danh sắc duyên xúc.
Lại nữa, theo lời khuyên dạy trong kinh Phả Lặc Lũ Na, Đức Phật có nói: Này Phả Lặc Lũ Na, thức là thức ăn nên nó sinh ra ở đời sau. Thức này là sao?
Nghĩa là Kiện-đạt-phược… Rộng nói cho đến hòa hợp cùng tự thể Yết-thích-lam. Cái tự thể Yết-thích-lam hòa hợp này gọi là sắc. Nó liền sinh ra thọ – tưởng – hành – thức gọi là danh. Bấy giờ nếu phi lý mà tác ý thì đều sinh ra danh sắc làm duyên. Ở trong bào thai mẹ các xúc được sinh ra. Đó gọi là danh sắc duyên xúc
Lại nữa, theo lời khuyên dạy trong kinh Sa Để, Đức Phật có nói: Ba sự hòa hợp nhập vào bào thai mẹ… Rộng nói cho đến cái thức không gián đoạn này nhập vào bào thai mẹ. Sự nhập thai này gọi là sắc. Nó liền sinh ra thọ-tưởng-hành-thức, gọi đó là danh. Bấy giờ nếu tác ý phi lý thì cùng sinh ra danh sắc làm duyên. Từ trong bào thai mẹ, các xúc được sinh ra, gọi là danh sắc duyên lục xúc.
Lại có một loại người, do tham-sân-si trói chặt tâm, nên tạo ra ba thứ hạnh ác của thân-ngữ-ý. Trong đó hạnh ác của thân nghiệp và ngữ
nghiệp thì gọi là sắc, còn hạnh ác của ý nghiệp thì gọi là danh. Do danh sắc có hạnh ác này làm duyên, nên sau khi chết rồi sẽ bị đọa vào địa ngục, ở đó các xúc được sinh ra, gọi là danh sắc duyên xúc.
Như nói về địa ngục, các cõi quỷ và bàng sinh, nên biết cũng giống như thế.
Lại có một loại người luôn chú tâm mong cầu sự vui ở cõi người. Do sự ước ao đó, người này tạo ra các hạnh tốt lành về thân – ngữ – ý chiêu cảm với cõi người. Trong đó hạnh tốt lành của thân và ngữ nghiệp thì gọi là sắc, còn hạnh tốt lành của ý thì gọi là danh. Do danh sắc có hạnh tốt lành làm duyên, nên sau khi chết liền được sinh vào cõi người. Ở đó các xúc được sinh ra, gọi là danh sắc duyên xúc.
Như nói về cõi người, các cõi trời Tứ Đại Vương chúng… cho đến cõi trời Tha-hóa-tự-tại nên biết cũng giống như thế.
Lại có một loại người luôn chú tâm mong cầu cõi trời Phạm chúng. Do có mong cầu đó, người này siêng năng tu tập các gia hạnh, lìa bỏ các dục, các pháp bất thiện… cho đến trụ đầy đủ vào bậc sơ tĩnh lự. Ở trong định này thân và ngữ đều hợp với luật nghi phép tắc, sống đời thanh tịnh, gọi đó là sắc. Nó liền sinh ra thọ-tưởng-hành-thức, gọi đó là danh. Do đây làm duyên nên khi chết rồi thì được sinh vào cõi trời Phạm chúng cùng sống như họ. Ở đó các xúc được sinh ra, gọi là danh sắc duyên xúc
Như nói về cõi trời Phạm chúng, các cõi trời Phạm phụ… cho đến cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ tùy theo trường hợp của nó, nên biết cũng giống như thế.
Lại nữa, trong kinh Đại Nhân Duyên, Tôn giả Khánh Hỷ có hỏi Phật: Các xúc là có duyên hay không? Đức Phật đáp: Có duyên, đó gọi là danh sắc… Rộng nói cho đến nếu dựa vào cái tướng này mà lập ra danh thân, thì nếu cái tướng đó không được đặt ra, thêm lời nói thì có xúc không? Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn. Hỏi: Nếu y chỉ (nương nhờ) vào tướng đó mà lập ra sắc thân, tướng đó nếu không thể lập ra được thì có đối xúc chăng? Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn. Thế nên, này thầy Khánh Hỷ, các xúc đều lấy danh sắc làm duyên, gọi là danh sắc duyên xúc. Như thế, các xúc đều lấy danh sắc làm duyên, lấy danh sắc làm nơi nương nhờ, lấy danh sắc làm nơi lập nên, cho nên tất cả khởi thì đều khởi, tất cả sinh thì đều sinh, rồi tụ tập lại mà xuất hiện ra.
Cho nên gọi là danh sắc duyên xúc.
Hỏi: Thế nào là lục xứ duyên xúc?
Đáp: Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ đó hòa hợp nhau nên sinh ra xúc…, cho đến ý và pháp làm duyên để sinh ra ý thức, ba thứ hòa hợp nhau nên sinh ra xúc. Đó gọi là lục xứ duyên xúc.
Lại còn, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ đó hòa hợp nhau nên sinh ra xúc. Trong đó, mắt là nội duyên (duyên bên trong), sắc là duyên ở ngoài, cùng sinh ra nhãn xúc (xúc của mắt)…, cho đến ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức, ba thứ hòa hợp nhau nên sinh ra xúc. Trong đó, ý là duyên bên trong, pháp là duyên bên ngoài, cùng sinh ra xúc của ý. Đó gọi là lục xứ duyên xúc.
Lại còn mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ đó hòa hợp nhau nên sinh ra xúc. Trong đó nhãn xúc (xúc của mắt) là do nhãn, sắc và nhãn thức cùng làm duyên…, cho đến ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức, ba thứ hòa hợp lại nên sinh ra xúc. Trong đó ý xúc (xúc của ý) là do ý pháp và ý thức cùng làm duyên. Đó gọi là lục xứ duyên xúc.
Lại nữa, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ hòa hợp lại nên sinh ra xúc. Trong đó thì nhãn, sắc và nhãn thức đều không phải là xúc, chỉ khi nào ba thứ đó hòa hợp lại thì xúc mới được sinh ra…, cho đến ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức, ba thứ đó hòa hợp lại nên sinh ra xúc. Trong đó ý pháp và ý thức đều không phải là xúc, chỉ khi nào ba thứ đó hòa hợp lại thì xúc mới được sinh ra. Đó gọi là lục xứ duyên xúc.
Như thế, các xúc lấy lục xứ làm duyên, lấy lục xứ làm chỗ nương nhờ, lấy lục xứ làm chỗ để lập nên (do lục xứ sinh ra). Cho nên tất cả khởi thì đều khởi, tất cả sinh thì đều sinh, rồi tụ tập lại và xuất hiện ra, cho nên gọi là lục xứ duyên xúc.
Hỏi: Thế nào là xúc duyên thọ?
Đáp: Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ đó hòa hợp lại nên sinh ra xúc. Do xúc làm duyên nên sinh ra thọ…, cho đến ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức, ba thứ đó hòa hợp lại nên sinh ra xúc và xúc làm duyên nên sinh ra thọ.. Đó gọi là xúc duyên thọ.
Lại nữa, mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba thứ đó hòa hợp lại sinh ra xúc, hoặc thuận với thọ vui, hoặc thuận với thọ khổ, hoặc thuận với thọ không khổ – không vui. Nếu xúc mà thuận với thọ vui làm duyên thì sinh ra thọ vui. Nếu xúc mà thuận với thọ khổ làm duyên thì sinh ra thọ khổ. Nếu xúc mà thuận với thọ không khổ không vui làm duyên thì sinh ra thọ không khổ không vui…, cho đến ý và pháp làm duyên mà sinh ra ý thức ba thứ đó hòa hợp lại nên sinh ra xúc hoặc thuận với thọ vui, hoặc thuận với thọ khổ, hoặc thuận với thọ không khổ- không vui. Nếu xúc mà thuận với thọ vui làm duyên thì sinh ra thọ vui. Nếu xúc mà thuận với thọ khổ làm duyên thì sinh ra thọ khổ. Nếu xúc mà thuận với thọ không khổ- không vui làm duyên thì sinh ra thọ không khổ- không vui. Đó gọi là xúc duyên thọ.
Lại còn như trong kinh nói: Tôn giả Khánh Hỷ bảo với Trưởng giả Cù-sử-la: Nhãn giới, sắc giới và nhãn thức giới, mỗi thứ có tự thể riêng biệt. Khi thuận với thọ vui thì hai cái (mắt, sắc) làm duyên sinh ra nhãn thức. Cả ba cái (mắt-sắc-nhãn-thức) hòa hợp lại nên sinh ra xúc, thì gọi là xúc thuận thọ vui. Các xúc thuận với thọ vui này làm duyên mà sinh ra thọ cái vui. Khi thuận với thọ khổ thì hai cái cùng làm duyên sinh ra nhãn thức. Cả ba cái đó hòa hợp lại nên sinh ra xúc, thì gọi đó là xúc thuận thọ khổ. Cái xúc thuận với thọ khổ này làm duyên mà sinh ra thọ cái khổ. Khi thuận với thọ không khổ không vui thì hai cái (mắt và sắc) cùng làm duyên sinh ra nhãn thức. Cả ba cái (mắt, sắc, nhãn thức) đó hòa hợp lại nên sinh ra xúc, thì gọi đó là xúc thuận với thọ không khổ không vui. Cái xúc thuận với thọ không khổ không vui này làm duyên mà sinh ra thọ cái không khổ không vui.
Còn ba giới của năm thứ kia (nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) thì rộng nói cũng như vậy. Nên gọi là xúc duyên thọ.
Lại còn trong kinh Đại Nhân Duyên, Tôn giả Khánh Hỷ hỏi Đức Phật: Các thọ là có duyên hay không? Đức Phật đáp: Có duyên. Đó gọi là xúc. Rộng nói cho đến: Nếu không có nhãn xúc hay là có nhãn xúc làm duyên, thì có sinh ra các thọ bên trong về vui, về khổ, về không vui không khổ chăng? Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn. Cho đến: Nếu không có ý xúc hay là có ý xúc làm duyên, thì có sinh ra các thọ bên trong về vui, về khổ, về không vui- không khổ chăng? (Các thọ vui khổ… có sinh ra chăng?) Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn. Hỏi: Nếu hoàn toàn không có xúc để quan niệm được thì có các thứ thọ hay không? Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn. Này thầy Khánh Hỷ, các thọ đều lấy xúc làm duyên. Đó gọi là xúc duyên thọ. Như thế, các thọ đều lấy xúc làm duyên, lấy xúc làm chỗ nương dựa, lấy xúc làm chỗ lập nên (do xúc mà có). Cho nên tất cả khởi thì đều khởi, tất cả sinh thì đều sinh, rồi tụ tập lại mà xuất hiện ra, cho nên gọi là xúc duyên thọ.
Hỏi: Thế nào là thọ duyên ái?
Đáp: Nghĩa là mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, cả ba cái đó hòa hợp lại nên sinh ra xúc. Do xúc làm duyên nên sinh ra thọ và thọ làm duyên nên sinh ra ái, cho đến ý và pháp làm duyên sinh ra ý thức, cả ba cái đó hòa hợp lại nên sinh ra xúc. Do xúc làm duyên nên sinh ra thọ và thọ làm duyên nên sinh ra ái. Đó gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, mắt có nhiều sự hấp dẫn thích thú thọ làm duyên nên nó luôn luôn theo đuổi bám chặt (trụ) vào mắt đó. Do luôn bám chặt đeo đuổi theo mắt đó, nên khởi lên các tham muốn, yêu mến cầm nắm, cất giấu giữ gìn, chấp chặt, mến yêu, nhiễm trước… cho đến vì ý có nhiều cái hấp dẫn thích thú thọ làm duyên nên luôn luôn theo đuổi bám chặt cái ý đó. Do luôn luôn bám chặt đeo đuổi ý đó, nên khởi lên các tham muốn, mến yêu cầu nắm, cất giấu, giữ gìn, chấp chặt, mến thích nhiễm trước… Đó gọi là thọ duyên ái.
Lại còn trong kinh Thủ Uẩn, Đức Phật có nói: Các thầy Bí-sô nên biết! Đối với các sắc hấp dẫn thú vị thì ta luôn suy nghĩ tìm xét thấy có những cái thuộc về sắc mà đã khởi lên sự thích thú khoái trá…, thì Ta dùng chánh tuệ để tìm xét thấy biết: Vì nó lấy cái sắc hấp dẫn thú vị mà thọ làm duyên, nên luôn luôn đeo đuổi bám chặt sắc đó. Do luôn đeo đuổi bám chặt sắc đó, nên khởi lên các ý tham lam ham muốn, cầm nắm, cất giấu, giữ gìn, chấp chặt, mến thương, yêu thích, nhiễm trước… Cho đến đối với các thức thú vị hấp dẫn, Ta cũng đã suy tư tìm xét các thứ thuộc về thứ mà hoặc đã thích thú khoái trá hoặc đang thích thú khoái trá. Ta dùng chánh tuệ suy xét tìm hiểu, biết vì nó lấy cái thức hấp dẫn thú vị mà thọ làm duyên, nên luôn luôn theo đuổi bám chặt, khởi lên các tham lam ham muốn, cầm nắm cất giấu, giữ gìn chấp chặt, mến thương yêu thích nhiễm trước. Đó gọi là thọ duyên ái.
Lại còn, trong kinh Thủ Uẩn, Đức Thế Tôn lại nói: Các thầy Bísô nên biết! Nếu trong các sắc đều không có gì hấp dẫn thú vị, thì các loài hữu tình đâu cần phải mê đắm sắc. Do các sắc đều không phải là không có gì hấp dẫn thú vị cho nên các loài hữu tình mới bị sắc nhuộm. Vì nó lấy cái sắc hấp dẫn thú vị mà thọ làm duyên, nên luôn đeo đuổi bám chặt lấy nó, do đó mà khởi lên tham lam ham muốn, nắm cầm, cất giấu giữ gìn, chấp chặt mến thương, yêu mến, nhiễm trước. Cho đến nếu các thức đều không có chi là hấp dẫn thú vị thì loài hữu tình có mê chấp thức làm gì? Chỉ vì các thức cũng chẳng phải là không hấp dẫn thú vị, nên loài hữu tình mới đắm đuối say mê. Do nó lấy thức hấp dẫn mà thọ làm duyên, rồi đeo đuổi bám riết mãi thì làm sao mà chẳng khởi lên tham lam ham thích cất giấu giữ gìn mến yêu mê thích nhiễm trước? Thế nên gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa trong kinh Lục Xứ, Đức Phật có nói: Các thầy Bí-sô nên biết! Đối với sự hấp dẫn của mắt ta đã từng suy tư tìm hiểu các thức thuộc về mắt hoặc đã hay đang thích thú khoái trá, thì Ta dùng chánh tuệ mà tìm hiểu xét đoán, thấy vì nó lấy mắt hấp dẫn thú vị mà thọ làm duyên, nên luôn luôn theo đuổi bám chặt lấy nó, do đó mà đối với mắt liền khởi lên tham lam ham muốn cầm nắm cất giấu giữ gìn chấp chặt mến yêu đắm trước. Đó gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa trong kinh Lục Xứ, Đức Thế Tôn có nói: Các thầy Bí-sô nên biết! Nếu trong các mắt đều không có gì là hấp dẫn thú vị thì các loài hữu tình đâu có đối với mắt mà khởi lên nhiễm trước. Do trong các mắt không phải là không hấp dẫn thú vị nên các loài hữu tình mới phải khởi nhiễm đối với mắt. Là vì nó lấy các mắt hấp dẫn thú vị mà thọ làm duyên, rồi theo đuổi bám chặt mãi, do đó mà đối với mắt lại khởi lên sự tham lam, ham muốn, cầm nắm cất giấu giữ chặt mến yêu nhiễm trước…, cho đến nếu trong các ý đều không hấp dẫn thú vị, thì các loài hữu tình không khởi nhiễm (mê say) với ý. Chẳng qua là vì ý không phải hoàn toàn không hấp dẫn thú vị cho nên loài hữu tình mới đối với ý mà thích thú khoái trá, vì nó lấy các ý hấp dẫn thú vị ấy thọ làm duyên, nên luôn luôn đeo đuổi bám chặt lấy ý, do đó mà khởi lên lòng tham lam ham muốn nắm cầm cất giấu giữ gìn chấp chặt mến yêu nhiễm trước. Thế nên gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa trong kinh Lục xứ, Đức Thế Tôn có nói: Các thầy Bí-sô nên biết! Đối với các sắc hấp dẫn thú vị, Ta đã từng suy tư tìm xét các thứ thuộc về sắc hoặc đã và đang say mê khoái trá. Ta liền dùng chánh tuệ mà tìm hiểu xét đoán, thấy rõ nó vì lấy các sắc hấp dẫn thú vị thọ làm duyên, cho nên theo đuổi bám chặt mãi các sắc. Do đó mà khởi lên các tham lam ham muốn, cầm giữ cất giấu chấp chặt mê say nhiễm trước…, cho đến các pháp hấp dẫn thú vị, Ta đã từng suy xét tìm hiểu các thứ thuộc về pháp hoặc đã và đang thích thú khoái trá. Ta liền dùng chánh tuệ mà tìm hiểu xét đoán, thấy rõ vì nó lấy cái pháp hấp dẫn thú vị thọ làm duyên, cho nên luôn đeo đuổi bám chặt các pháp. Do luôn đeo đuổi bám chặt nên khởi lên tham lam ham muốn cầm giữ cất giấu chấp chặt, mến yêu nhiễm trước. Đó gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa trong kinh Lục Xứ, Đức Thế Tôn có nói: Các thầy Bí-sô nên biết! Nếu trong các sắc này mà không có gì hấp dẫn thú vị, thì loài hữu tình không cần phải đối với các sắc đó mà khởi nhiễm. Nhưng chỉ vì các sắc ấy không phải hoàn toàn là những thứ không thú vị hấp dẫn gì, cho nên các loài hữu tình đều đắm mê sắc ấy. Và nó lấy các sắc thú vị hấp dẫn thọ làm duyên, nên luôn luôn đeo đuổi bám chặt các sắc ấy. Do đó mà khởi lên các tham lam ham muốn, cầm giữ giấu cất, chấp chặt, mến yêu nhiễm trước…, cho đến nếu trong các pháp đều không thú vị hấp dẫn gì, thì các loài chúng sinh không hề đam mê các sắc. Nhưng vì các sắc ấy không phải hoàn toàn là không hấp dẫn thú vị, nên các loài hữu tình đã đắm say nhiễm trước. Vì nó lấy các pháp hấp dẫn thú vị thọ làm duyên, nên luôn đeo đuổi bám chặt lấy các sắc, do đó mà khởi lên các tham lam ham muốn cầm giữ, giấu cất, chấp chặt, mến yêu nhiễm trước. Đó gọi là thọ duyên ái.
Lại nữa, Phật nói với Đại Danh Ly Chiếm Tỳ: Thầy Đại Danh nên biết! Nếu các sắc cứ một mực chỉ có khổ không có vui, không thuộc về vui, không có dính líu gì đến vui mừng đáng yêu thích…, thì loài hữu tình chỉ mong tìm vui vẻ, đâu có khởi lên lòng ham muốn đam mê các sắc và bị phiền não trói buộc chặt chẽ? Cũng vì loài hữu tình lấy cái sắc hấp dẫn thú vị đó mà thọ làm duyên, nên luôn đeo đuổi duyên nơi sắc đó. Vì luôn bám chặt nên khởi lên các tham lam ham muốn, cầm giữ, cất giấu, chấp chặt, mến yêu mê đắm…, cho đến nếu các thức cứ một mực toàn là khổ chứ không có vui, không thuộc về vui, không dính líu gì đến vui mừng đáng yêu thích, thì các loài hữu tình (mọi người) chỉ mong tìm vui vẻ đâu có khởi lên lòng ham muốn đắm mê các thức và bị phiền não trói chặt. Do nó lấy các thức thú vị hấp dẫn thọ làm duyên, nên luôn luôn đeo đuổi bám chặt với sắc, vì cứ mãi đeo đuổi bám chặt nên khởi lên các tham lam ham muốn cầm giữ, cất giấu, chấp chặt, mến yêu mê đắm. Đó gọi là thọ duyên ái.
Lại còn, trong kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật có nói: Các thầy Bí-sô nên biết! Do sắc làm duyên, nên dấy khởi sinh ra vui mừng ham thích, đó gọi là sắc thú vị hấp dẫn. Vì do sắc thú vị ấy làm duyên, nên cứ mãi đeo đuổi bám chặt lấy nó. Do đeo đuổi bám chặt mãi nên khởi lên các tham lam ham muốn cầm giữ, cất giấu, chấp chặt, mến yêu mê đắm…, cho đến do các thức làm duyên nên dấy khởi sinh ra vui mừng ham thích, đó gọi là thức thú vị hấp dẫn. Vì lấy thức thú vị ấy làm duyên nên mãi đeo đuổi bám chặt lấy nó. Do đeo đuổi bám chặt mãi nên khởi lên các tham lam ham muốn cầm giữ, cất giấu, chấp chặt, mến yêu mê đắm…, cho đến do các thức làm duyên nên khởi lên ham thích vui mừng, đó gọi là thức thú vị hấp dẫn. Đó gọi là thọ duyên ái.
Lại còn trong kinh Đại Nhân Duyên, Đức Phật bảo Khánh Hỷ: Do ái (yêu thích) làm duyên cho nên mong cầu tìm kiếm, do mong cầu làm duyên mà nó có được, do có được làm duyên nên say đắm chấp chặt, do say đắm chấp chặt làm duyên nên tham lam ham muốn, do tham lam ham muốn làm duyên nên keo kiệt bủn xỉn, do keo kiệt làm duyên nên nhận lấy, do nhận lấy làm duyên nên ôm chặt giữ gìn. Nhân vì ôm chặt giữ gìn mà quơ đao múa gậy, cãi cọ đâm chém giành giựt, dua nịnh, dối trá phỉnh gạt, sinh ra vô số tội ác bất thiện. Phật bảo Khánh Hỷ: Quơ đao múa gậy đánh đấm, tranh cãi, giành giựt, dua nịnh dối trá lừa dối, tạo ra vô số tội ác bất thiện đều là do giữ gìn ôm chặt, do nó mà có các việc xấu ác đó. Nếu giữ gìn ôm chặt không có thì các tội ác ấy có không? Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn. Hỏi: Thế nên các việc quơ đao, múa gậy v.v… là do giữ gìn ôm chặt làm đầu mối, giữ chặt làm nhân, giữ chặt làm chỗ chứa nhóm tập hợp, giữ chặt làm duyên mà sinh ra có được. Như vậy thì giữ chặt là nhân của sự nhận lấy. Do nhận lấy làm duyên mà có giữ chặt. Nếu không có nhận lấy thì giữ chặt có không? Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn. Hỏi: Thế nên nhận lấy và giữ chặt là đầu mối. Nhận lấy làm nhân, nhận lấy làm nơi chiêu tập chứa nhóm, nhận lấy làm duyên mà sinh ra có được. Rộng nói cho đến các sự mong cầu tìm kiếm như thế là đều do ái (yêu thích) làm nhân. Do ái làm duyên mà có mong cầu. Nếu cái ái không có thì có mong cầu hay không? Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn. Hỏi: Thế nên các sự mong cầu, ái là đầu mối, ái là nhân, ái, là chỗ tụ tập chứa nhóm của nó, ái là duyên của nó nên cái có được liền khởi sinh. Thầy Khánh Hỷ nên biết! Ái có hai thứ là ái dục và ái hữu (ái dục và yêu thích). Cả hai thứ này đều nương vào thọ mà có. Nếu thọ không có thì cả hai thứ ái đó cũng không. Thế nên nói thọ duyên ái.
Như thế thì cái ái là do thọ làm duyên, do thọ làm chỗ nương nhờ, do thọ làm nơi lập nên, cho nên tất cả khởi thì đều khởi, tất cả sinh thì đều sinh, rồi tụ họp lại mà xuất hiện ra. Cho nên nói là thọ duyên ái.
Hỏi: Thế nào là ái duyên thủ?
Đáp: Nghĩa là khi mới sinh thì gọi là ái. Nhưng khi ái càng mạnh mẽ cao độ hơn thì đổi tên gọi là thủ.
Việc này như thế nào? Nghĩa là như có một người đối với các cảnh dục chú tâm theo dõi nhìn xét, rồi khởi lên sự ràng buộc của tham dục ham muốn, và từ các ràng buộc này lại khởi lên, mạnh mẽ dữ dội hơn, tràn trề đầy dẫy hơn. Sự ràng buộc trước gọi là ái, sự ràng buộc xảy ra sau gọi là thủ. Đó gọi là ái duyên thủ.
Lại còn, như có một loại người đối với các cảnh dục hoặc không có cảnh dục mà chú tâm nhìn ngắm, rồi khởi lên sự ràng buộc của tham sắc hoặc không bị sự ràng buộc của tham sắc. Người này từ ràng buộc này lại khởi lên sự ràng buộc khác, càng phát triển cao hơn, mạnh mẽ càng mạnh mẽ, dữ dội hơn, càng tràn trề đầy dẫy hơn. Sự sinh khởi cái ràng buộc trước thì gọi là ái, cái ràng buộc sau thì gọi là thủ. Thế nên nói là ái duyên thủ.
Lại trong kinh Hiểm Khanh, Đức Phật có nói: Này các thầy Bí-sô! Ta sẽ nói cho các thầy biết về các pháp chính yếu đã chọn lọc kỹ về các uẩn, đó là bốn niệm trụ, bốn chánh thắng, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám Thánh đạo. Nếu khi giảng nói các pháp yếu được tuyển chọn kỹ về các uẩn mà có số người quá đỗi ngu si, không chịu mạnh mẽ tin tưởng mến thích cung kính lời Ta nói, thì người này sẽ khó (chậm chạp) mà chứng được quả, dứt hết các lậu vô thượng. Nhưng lại có một số người thông minh sáng suốt, tin tưởng mạnh mẽ, mến thích quý trọng đối với pháp Ta nói, thì người này sẽ nhanh chóng chứng được quả vô thượng diệt hết các lậu.
Lại còn có một số người đối với lời Ta nói về các sắc uẩn mà theo đó quan sát về ngã. Người này giỏi quan sát về hành thì hành lấy gì làm duyên, lấy gì làm chỗ tập hợp chứa nhóm?
Nó là chủng loại nào, từ đâu mà sinh ra?
Đó là do vô minh và xúc mà sinh ra các thọ để làm duyên sinh ra các cái ái. Cái hành sinh ra đây thì lấy vô minh làm duyên, dùng nó làm nơi tụ tập, nó là chủng loại từ đó sinh ra. Còn ái này sinh ra thì lấy cái gì làm duyên, dùng cái gì làm nơi tụ họp, nó thuộc chủng loại nào, từ đâu sinh ra?
Nghĩa là do vô minh và xúc mà sinh ra các thọ. Từ đây sinh ra ái thì lấy thọ làm duyên, dùng thọ làm nơi chứa nhóm quy tụ, nó là chủng loại của thọ, từ thọ mà sinh. Còn thọ sinh ra này thì lấy gì làm duyên, dùng cái gì làm chỗ tụ tập, nó thuộc chủng loại nào, từ đâu sinh ra? Nghĩa là vô minh và xúc sinh ra thọ này, thọ sinh ra ở đây lấy xúc làm duyên, dùng xúc làm nơi tụ tập, nó thuộc chủng loại xúc, từ xúc sinh ra.
Còn xúc này lấy gì làm duyên, dùng cái gì làm nơi tụ họp, nó thuộc chủng loại nào, từ đâu sinh ra?
Nghĩa là lục xứ. Xúc sinh ra đây, lấy lục xứ làm duyên, dùng lục xứ làm nơi tụ tập, thuộc chủng loại lục xứ, do lục xứ mà sinh ra. Nhưng lục xứ đó là vô thường hữu vi, là có tạo tác, nó từ nhiều duyên sinh ra. Như thế khi quan sát về xúc- thọ- ái thì chúng cũng là vô thường hữu vi, là có tạo tác và do nhiều duyên sinh ra. Cứ theo đó mà quan sát thì sắc là ngã. Đó là có thân kiến (thấy có thân) nên ngay đó liền khởi lên sự ràng buộc. Nó từ sự ràng buộc này lại khởi sinh ra các ràng buộc khác, càng phát triển cao hơn, mạnh mẽ dữ dội hơn, đầy dẫy tràn lan hơn. Và sự ràng buộc trước thì gọi là ái, cái ràng buộc sau thì đổi tên là thủ. Đó gọi là ái duyên thủ.
Có người đối với sắc chẳng tùy theo uán về ngã mà tùy theo quán tất cả. Có loại ngã có các sắc mà không cần tùy theo quán; có loại ngã có các sắc cần tùy theo quán. Có loại sắc là ngã sở mà không cần tùy theo quán; có loại sắc là ngã sở mà cần tùy theo quán, có loại ngã ở trong sắc mà cần tùy theo quán, có loại thọ- tưởng- hành- thức là ngã mà không cần tùy theo quán, lại có thọ tưởng hành thức là ngã mà cần tùy theo quán. Có loại ngã có thọ – tưởng – hành – thức mà cần tùy theo quán. Có loại thọ – tưởng – hành – thức là ngã mà không cần tùy theo quán, lại có loại thọ – tưởng – hành – thức là ngã sở mà cần tùy theo quán. Có loại ngã ở trong thọ – tưởng – hành – thức mà không cần tùy theo quán, lại có loại ngã ở trong thọ – tưởng – hành – thức mà khởi nghi ngờ. Có loại chẳng khởi nghi ngờ mà khởi thấy có và thấy không có. Có loại chẳng khởi lên thấy có – thấy không có mà lại không lìa bỏ ngã mạn, cho nên do tùy theo quán ngã và ngã sở mà khởi lên ngã mạn. Cái hành ngã mạn này lấy gì làm duyên, dùng cái gì làm nơi tụ tập, là chủng loại nào, do đâu sinh ra? Ấy là do vô minh và xúc sinh ra, hành thì lấy nó làm duyên sinh ra ái. Cái hành sinh ra đây thì lấy nó làm duyên, dùng nó làm nơi tụ họp, thuộc chủng loại của nó, từ nó mà sinh ra. Rộng nói cho đến như lục xứ là vô thường hữu vi, là có tạo tác do nhiều duyên sinh ra.
Như thế thì xúc – thọ – ái và hành ngã mạn, cũng là vô thường hữu vi, là có tạo tác, do nhiều duyên sinh ra. Như thế ngã mạn là có thân kiến (thấy có thân), mà khởi lên sự ràng buộc của ngã mạn. Từ ràng buộc này lại khởi lên ràng buộc khác, càng lúc càng phát triển cao hơn, càng mạnh mẽ dữ dội hơn, càng dẫy đầy tràn lan hơn. Ràng buộc trước thì gọi là ái, cái ràng buộc sau thì đổi tên gọi là thủ. Đó gọi là ái duyên thủ.
Lại thêm, có người chấp: Thế gian này là thường còn, hoặc không thường còn, hoặc cũng thường còn mà cũng không thường còn, hoặc là không phải thường còn cũng không phải là không thường còn (về thời gian).
Có thuyết chấp thế gian này là có giới hạn (bờ cõi), hoặc không giới hạn, hoặc cũng có giới hạn mà cũng không giới hạn, hoặc không phải có giới hạn cũng không phải là không giới hạn (về không gian).
Có thuyết chấp mạng sống chính là thân, hoặc cho rằng mạng sống khác với thân xác này.
Có thuyết cho rằng Như Lai sau khi chết rồi thì vẫn còn (có), hoặc không còn, hoặc cũng có mà cũng không có (còn cũng không còn), hoặc không phải có cũng không phải là không có.
Các sự chấp ở trên đều là cái thấy, cái nhận thức phiến diện, thiên lệch không đúng như thật. Do đó, ngay khi ấy liền khởi sinh các sự ràng buộc chấp chặt khác càng lúc càng tăng cao, phát triển mãi càng mạnh mẽ, lại càng mạnh mẽ dữ dội hơn, đã đầy ắp lại càng dẫy đầy lan rộng mãi. Ràng buộc ở trước thì gọi là ái, ràng buộc sau thì đổi tên gọi là thủ. Thế nên nói là ái duyên thủ.
Lại có thuyết chấp Thế Tôn không phải là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác…, cho đến không phải là Thiên Nhân Sư. Chấp rằng chánh pháp của Phật không phải là khéo nói hiện thấy…, cho đến không phải là người trí đạt được nội chứng. Chấp rằng các hàng đệ tử của Phật không đầy đủ các diệu hạnh…, cho đến không phải là hạnh tùy pháp.
Hoặc chấp không có khổ – tập – diệt – đạo, hoặc chấp không có tất cả các hành vô thường, không có tất cả các pháp vô ngã, không có Niết-bàn tịch tĩnh.
Tất cả các nhận thức chấp chặt như trên đều là tà kiến. Do đó mà ngay khi ấy liền sinh khởi các sự ràng buộc. Rồi từ các ràng buộc chấp chặt này lại sinh ra các ràng buộc chấp chặt khác, càng lúc càng tăng cao phát triển mãi. Càng mạnh mẽ lại càng dữ dội mạnh mẽ hơn, đã đầy ắp lại càng đầy dẫy lan rộng mãi. Cái ràng buộc trước gọi là ái, những ràng buộc sau thì đổi tên gọi là thủ. Đó gọi là ái duyên thủ.
Lại còn có các thuyết chấp thế gian này là thường có mãi, và chỉ có đây là đúng như thật, còn các thuyết khác đều là sai lầm ngu mê cả. Hoặc chấp là không thường còn (vô thường)…, cho đến chấp: Như Lai sau khi chết rồi thì không phải có, không phải không có. Chỉ có đây là đúng như thật, các thuyết khác đều là sai lầm ngu mê cả.
Các nhận thức, chấp chặt ở trên đều là kiến thủ. Do đó ngay khi ấy liền khởi lên các sự ràng buộc. Rồi từ các ràng buộc này sinh khởi các ràng buộc khác, càng lúc càng tăng cao, phát triển mãi, càng mạnh mẽ lại càng dữ dội mạnh mẽ hơn, đã đầy ắp rồi lại càng đầy dẫy lan rộng mãi. Cái ràng buộc trước gọi là ái, và ràng buộc sau thì đổi tên gọi là thủ. Đó gọi là ái duyên thủ.
Lại còn có khởi lên giới thủ hoặc khởi lên cấm thủ hay giới cấm thủ. Nghĩa là các điều răn này (giới), các điều cấm này (cấm), các điều răn cấm này (giới cấm) đều giúp ta được thanh tịnh, được giải thoát, được xuất ly, được vượt lên khổ vui và đạt đến chỗ vượt hết chỗ vui…, các chấp đó đều là giới cấm thủ. Do đó, ngay khi ấy liền khởi sinh các sự ràng buộc. Rồi từ các ràng buộc này lại sinh khởi các ràng buộc khác, càng lúc càng tăng cao, phát triển mãi, càng mạnh mẽ dữ dội hơn, đã đầy ắp rồi lại càng đầy dẫy lan rộng mãi. Ràng buộc trước gọi là ái, và các ràng buộc sau thì đổi tên gọi là thủ. Đó gọi là ái duyên thủ.
Lại còn có kẻ đối với Đức Thế Tôn mà khởi lên sự ngờ vực, do dự rằng không biết đó có phải là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không…, cho đến có phải là thầy của trời người, hay không phải là thầy của trời người?
Và đối với chánh pháp của Phật thì nảy sinh ngờ vực lừng chừng rằng đây là pháp khéo nói hiện thấy hay không phải là pháp khéo nói hiện kiến? Cho đến… có phải là bậc trí nội chứng hay không phải là bậc trí nội chứng (nội chứng của bậc trí)?
Và đối với hàng đệ tử Phật mà nảy sinh nghi ngờ lừng chừng rằng không rõ là có đầy đủ diệu hạnh hay không phải bậc đầy đủ diệu hạnh (hạnh tốt lành)… cho đến… có phải là hạnh tùy pháp hay không phải là hạnh tùy pháp?
Đối với bốn Thánh đế cũng nảy sinh ngờ vực không biết đó là khổ… cho đến đó là đạo hay không phải là đạo?
Đối với ba pháp ấn cũng nảy sinh ngờ vực rằng không biết là tất cả hành đều vô thường hay không vô thường, tất cả pháp đều là vô ngã hay không vô ngã và Niết-bàn là tịch tĩnh hay Niết-bàn là không tịch tĩnh?
Các thứ trên đều là hoài nghi, ngờ vực, do đó mà khởi sinh các sự ràng buộc, rồi từ ràng buộc này lại sinh khởi các ràng buộc khác, càng lúc càng tăng cao, phát triển mãi, càng mạnh lại dữ dội hơn, đã đầy ắp lại đầy dẫy lan rộng mãi. Ràng buộc trước thì gọi là ái, còn các ràng buộc sau thì gọi là thủ. Đó gọi là ái duyên thủ.
Lại còn tất cả tứ thủ đều lấy ái làm duyên, dùng ái làm nơi tu tập, nó thuộc chủng loại ái và do ái sinh ra. Bốn thủ là gì? Đó là:
- Dục thủ.
- Kiến thủ.
- Giới cấm thủ.
- Ngã ngữ thủ.
– Thế nào là dục thủ?
Đáp: Nghĩa là ở cõi Dục, trừ các thứ kiến khác thì toàn là sự ràng buộc của tùy miên và tùy phiền não, gọi đó là dục thủ.
– Thế nào là kiến thủ?
Đáp: Nghĩa là gồm các thứ thân kiến, biên chấp kiến, tà kiến và kiến thủ. Bốn kiến đó thì gọi đó là kiến thủ.
– Thế nào là giới cấm thủ?
Đáp: Nghĩa là có một loại người tuân giữ các điều răn, các điều cấm, các điều răn cấm và cho rằng giữ các điều đó thì được thanh tịnh, được giải thoát, được xuất ly, được vượt các khổ vui, được đến chỗ vượt hết khổ vui. Đó gọi đó là giới cấm thủ.
– Thế nào là ngã ngữ thủ?
Đáp: Nghĩa là ở cõi Sắc và Vô sắc, trừ các kiến khác ra toàn là các trói buộc của tùy miên và tùy phiền não. Đó gọi là ngã ngữ thủ.
Lại trong kinh Đại Nhân Duyên, Tôn giả Khánh Hỷ có hỏi Đức Phật: Các thủ là có duyên hay không? Đức Phật nói: Có duyên, cái duyên đó gọi là ái. Rộng nói cho đến: Nếu toàn bộ không có ái được thành lập thì có các thủ hay không? Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn. Như thế đấy, thầy Khánh Hỷ, các thủ đều lấy ái làm duyên cho nó. Đó gọi là ái duyên thủ. Như vậy, các thủ đều lấy ái làm duyên, lấy ái làm chỗ tụ tập, lấy ái làm chỗ lập nên. Cho nên tất cả khởi thì đều khởi, tất cả sinh thì đều sinh, rồi tụ tập và xuất hiện ra. Cho nên gọi là ái duyên thủ.
Hỏi: Thế nào là thủ duyên hữu?
Đáp: Nghĩa là do thủ làm duyên rồi đặt ra có nhiều thứ hữu (có). Nghĩa là hoặc Phật nói năm uẩn trong ba cõi là hữu, hoặc nói hay chiêu cảm nghiệp ở đời sau thì cũng gọi là hữu, hoặc nói sinh phần của năm uẩn cũng gọi là hữu.
Thế nào là năm uẩn trong ba cõi gọi là hữu? Nói về ba hữu thì gồm Dục hữu, Sắc hữu và Vô sắc hữu.
Thế nào là nói hay chiêu cảm nghiệp đời sau gọi là hữu? Như Đức Thế Tôn bảo thầy A-nan-đà: Nếu nghiệp có khả năng chiêu cảm được đời sau thì gọi là hữu.
Thế nào gọi là sinh phần của năm uẩn thì gọi là hữu?
Như Đức Thế Tôn bảo thầy Phả Lặc Lũ Na: Do thức làm thức ăn, cho nên nảy sinh ra đời sau.
Lại như trong kinh Đại Nhân Duyên, Tôn giả Khánh Hỷ có hỏi Đức Phật: Các hữu là có duyên hay không? Đức Phật bảo: Có duyên, duyên đó gọi là thủ. Rộng nói cho đến: Nếu toàn bộ không có thủ được lập ra thì có các hữu không?
Thưa không, bạch Thế Tôn.
Như thế đó, thầy Khánh Hỷ, các hữu đều lấy thủ làm duyên cho mình. Nên gọi là thủ duyên hữu. Như vậy, các hữu đều lấy thủ làm duyên, lấy thủ làm nơi tụ tập, lấy thủ làm chỗ lập nên. Cho nên tất cả khởi thì đều khởi, tất cả sinh thì đều sinh, rồi tụ tập và xuất hiện ra. Cho nên gọi là thủ duyên hữu.
Hỏi: Thế nào là hữu duyên sinh?
Đáp: Nghĩa là có một người do tham sân si trói chặt tâm, nên đã tạo ra hạnh ác của thân ngữ ý. Ba thứ hạnh ác này gọi là nghiệp hữu. Do nhân duyên này mà khi chết rồi liền bị đọa vào địa ngục. Ở đó các sinh thì đều sinh ra, cùng nhập vào và xuất hiện ra uẩn. Khi có được giới – xứ và các uẩn thì mạng căn được sinh ra và gọi là sinh. Cái sinh này nó duyên với hữu nên nảy sinh ra. Đó gọi là hữu duyên sinh.
Như nói về địa ngục, các cõi bàng sinh, cõi quỷ nên biết cũng giống như thế.
Lại có một loại người đối với các lạc thú ở cõi người luôn chú tâm mong cầu. Người ấy nghĩ: Ta ước ao mong sao được sinh vào và sống ở cõi ngườ, cùng loài người đồng hưởng thụ các khoái lạc. Nhân sự mong cầu ấy, người đó tạo ra ba hạnh tốt lành về thân ngữ ý hay cảm được làm người. Ba hạnh tốt lành (diệu hạnh) đó gọi là nghiệp hữu. Do nhân duyên đó mà khi chết rồi liền được sinh vào cõi người, và sống ở đấy, rồi các sinh đều sinh ra…, cho đến mạng căn được khởi lên, nói là sinh. Cái sinh này duyên với hữu cho nên có khởi lên. Đó gọi là hữu duyên sinh.
Như nói về cõi người, các cõi trời Tứ Thiên Vương chúng… cho đến cõi trời Tha-hóa-tự-tại, nên biết cũng giống như thế.
Lại có một loại người đối với cõi trời Phạm chúng luôn chú tâm mong cầu. Người này nghĩ: Ước mong sao ta được sinh lên cõi trời Phạm chúng cùng sống với họ. Do có ước ao đó, người này siêng năng tu tập các gia hạnh, lìa bỏ ác dục và các pháp bất thiện, có đủ tầm và từ, lìa sự sinh ra vui mừng, trụ đầy đủ vào bậc sơ tĩnh lự. Ở trong định này các thân nghiệp và ngữ nghiệp đều hợp với luật nghi phép tắc, sống đời thanh tịnh, nên nói là nghiệp hữu. Do nhân duyên này nên khi chết rồi liền được sinh lên cõi trời Phạm chúng cùng sống như họ. Ở cõi đó các đời sống đều được sinh ra, đó là sinh. Cái sinh này duyên với hữu, cho nên sinh khởi lên. Đó gọi là hữu duyên sinh.
Như nói về cõi trời Phạm chúng, các cõi trời Phạm phụ… cho đến cõi trời Quảng quả, nên biết cũng giống như vậy.
Lại có một loại người đối với cõi trời vô tưởng luôn chú tâm mong cầu. Người này nghĩ: Ước mong sao ta được sinh lên cõi trời Vô tưởng cùng sống với họ. Nhân ước mong đó, người này siêng năng tu tập các gia hạnh, tư duy suy nghĩ các tưởng là cái chướng khổ to, suy nghĩ về vô tưởng là sự xa lìa tịnh diệu, do suy nghĩ đó nên đã diệt hết các tưởng và an trụ vào vô tưởng. Người này đã diệt hết các tưởng, khi trụ vào vô tưởng thì gọi là định vô tưởng. Khi nhập định này thì các thân nghiệp và ngữ nghiệp hợp với luật nghi phép tắc, sống đời thanh tịnh, nói là nghiệp hữu. Do nhân duyên này nên khi chết rồi liền được sinh lên cõi trời Vô tưởng cùng sống như họ. Ở cõi đó các sinh đều sinh…, cho đến mạng căn khởi lên, gọi là sinh. Cái sinh này duyên với hữu, nên nó khởi lên. Đó gọi là hữu duyên sinh.
Lại có một loại người đối với cõi trời Không vô biên xứ luôn chú tâm mong cầu. Người này nghĩ: Ước mong sao ta được sinh lên cõi Không vô biên xứ cùng sống với họ. Do ước mong này, nên người đó siêng năng tu tập các gia hạnh, vượt lên các sắc tưởng, diệt hết đối tưởng, không còn suy nghĩ đến các thứ tưởng nữa nên nhập vào Không vô biên và trụ đầy đủ vào Không vô biên xứ. Ở trong định này thì các tưởng đều tưởng, hiện đang tưởng, đã và sẽ tưởng, tính chất và chủng loại của tưởng, tạo ra các nghiệp tâm ý, gọi đó là nghiệp hữu. Do nguyên nhân này nên khi chết rồi liền được sinh lên cõi trời Không vô biên xứ cùng sống như họ. Ở đó các sinh đều sinh, cho đến mạng căn được sinh khởi, nói là sinh. Cái sinh này vì duyên với hữu, nên nó khởi lên. Đó gọi là hữu duyên sinh.
Như nói về cõi trời Không vô biên xứ cho đến cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tùy theo trường hợp nên biết nó cũng giống như thế.
Lại trong kinh Đại Nhân Duyên, Tôn giả Khánh Hỷ có hỏi Đức Phật: Các sinh là có duyên hay không? Phật nói: Có duyên, cái duyên đó gọi là hữu. Rộng nói cho đến: Nếu không có nghiệp hữu thì các loài cá, chim, rắn, rít, loài Na già, Dược-xoa bộ đa, loài ăn tưởng mùi hương của hàng trời, người, các loài không chân, hai chân, nhiều chân hoặc các loài khác. Bao nhiêu loài hữu tình đang tập hợp chung sống thì các sinh đều sinh, tất cả có được không? Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn. Hỏi: Nếu hoàn toàn không có hữu thì sinh có được chăng? Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn. Như thế đấy, thầy Khánh Hỷ, các sinh đều lấy hữu làm duyên. Thế nên gọi là hữu duyên sinh. Như thế, các sinh lấy hữu làm duyên, lấy hữu làm nơi nương dựa, lấy hữu làm nơi lập nên. Cho nên các khởi đều khởi, các sinh đều sinh, cùng tụ tập lại rồi xuất hiện ra. Thế nên gọi là hữu duyên sinh.
Hỏi: Thế nào là sinh duyên lão tử?
Đáp: Nghĩa là vô số loài hữu tình cùng tập hợp chung sống với nhau, các sinh đều sinh, cùng tiến vào và xuất hiện các uẩn, khi có đủ giới- xứ và các uẩn thì mạng căn được khởi sinh, gọi là sinh.
Khi tóc đã bạc phơ và rụng hết, da dùn, mặt nhăn, thân còm, lưng gập, hơi thở khò khè gấp rút nương vào gậy chống mà lần từng bước, thân thể tay chân loang lỗ nốt ruồi, thân thể suy kém, lẩm cẩm đần độn. Các bộ phận già cỗi hư nát, các hành do đó cũng bại liệt, mục nát và biến hoại suy kém…, các thứ ấy gọi là già.
Các loài hữu tình đang đông đúc tụ họp chung sống, bỗng dời đổi và hư nát biến mất, từ giả biệt ly mạng sống (tuổi thọ), sức ấm và hiểu biết không còn nữa, thân xác bất động, các uẩn tan mất cả, chết chóc đã đến rồi vĩnh viễn ra đi…, đó là tử. Vì duyên sinh cho nên khởi lên, đó gọi là sinh duyên lão tử.
Lại như trong kinh Đại Nhân Duyên, Tôn giả Khánh Hỷ thưa hỏi Đức Phật: Lão tử là có duyên hay không? Đức Phật bảo: có duyên, cái duyên đó gọi là sinh. Rộng nói cho đến: Nếu không có sinh, thì các loài cá, chim, rắn, rít, loài Na già, Dược-xoa bộ đa, loài ăn chỉ hưởng (ăn) mùi hương của hàng trời, người, các loài không chân, hai chân, hay nhiều chân, hoặc các loài khác. Vô số loài hữu tình đang tụ tập chung sống, có sự già chết mà có được hay không? Đáp: Thưa không, bạch Thế Tôn. Như thế đấy, thầy Khánh Hỷ, già chết đều lấy sinh làm duyên. Thế nên gọi là sinh duyên lão tử. Như vậy thì lão tử lấy sinh làm duyên, lấy sinh làm nơi nương dựa, lấy sinh làm nơi lập nên. Thế nên các khởi đều khởi, tất cả sinh đều sinh, cùng tụ tập và xuất hiện ra. Thế nên gọi là sinh duyên lão tử.
Hỏi: Thế nào là phát sinh sầu than lo âu khổ não, buồn rầu?
Đáp: Nghĩa là có một loại người nếu bởi vì có cha mẹ, anh em, chị em, thầy tổ, bạn bè chẳng may qua đời, hoặc bởi vì bà con quyến thuộc phải tan tác chia lìa mất cả, hoặc vì tất cả của tiền và địa vị đều suy sụp tan nát, nên khiến cho họ hết sức đau đớn khổ sở, tâm can tan nát, muốn chết đi được. Bấy giờ người ấy lòng dạ bứt rứt, nóng nảy, thân thể nóng bừng, tâm sinh ra sầu lo, đau khổ, đã và sẽ khổ mãi. Như bị tên độc nằm giữa tim, nên nói là sầu.
Lại có một số người bởi vì có cha mẹ, anh em, chị em, thầy tổ, bè bạn qua đời, nên bản thân hết sức đau đớn khổ sở, tâm can tan nát, muốn chết đi được. Bấy giờ người ấy lòng dạ bứt rứt, nóng nảy, thân thể nóng bừng, phát sinh sầu lo, đau khổ, đã và sẽ khổ mãi. Như bị tên độc trúng tim, vì cớ đó mà phát ra lời than thở đau thương: Khổ quá đi thôi! Cha ta, mẹ ta… Rộng nói cho đến… của tiền địa vị của ta chỉ trong một sớm một chiều mà sao bỗng đến nỗi này. Trong đó, các lời than thở oán trách, các thứ ngữ nghiệp đều gọi là than. Cả năm thức tương ưng với cái thọ không bình thường thì gọi là khổ. Ý thức tương ưng với thọ không bình thường thì gọi là sầu. Tâm hồn rối rắm buồn khổ, sầu não, đã và sẽ sầu não mãi, tính chất của rối sầu, tức là đối với vị trí của lão tử mà phát sinh tất cả mọi thứ sầu than khổ sở, lo rầu, rối rắm buồn đau.
Hỏi: Thế nào là chiêu tập toàn các khổ uẩn to lớn?
Đáp: Nghĩa là từ trong vị trí của lão tử tích tụ chứa nhóm một loại tai ương họa hoạn, ngang trái lo lớn về sự tập hợp toàn là khổ đau lo rầu…
Lại còn, do Vô minh khổ uẩn làm duyên mà sinh ra Hành khổ uẩn, do Hành khổ uẩn làm duyên mà sinh ra Thức khổ uẩn, do Thức khổ uẩn làm duyên mà nảy sinh Sắc khổ uẩn, do Sắc khổ uẩn làm duyên mà nảy sinh Lục xứ khổ uẩn, do Lục xứ khổ uẩn làm duyên mà nảy sinh Xúc khổ uẩn, do Xúc khổ uẩn làm duyên mà nảy sinh Thọ khổ uẩn, do Thọ khổ uẩn làm duyên mà nảy sinh Ái khổ uẩn, do Ái khổ uẩn làm duyên mà nảy sinh Thủ khổ uẩn, do Thủ khổ uẩn làm duyên mà nảy sinh Sinh khổ uẩn, do Sinh khổ uẩn làm duyên mà nảy sinh Lão tử khổ uẩn. Do Lão tử nên sinh ra tất cả mọi thứ sầu than khổ sở lo rầu buồn đau khổ uẩn. Cho nên nói tất cả là cũng như thế mà chiêu tập toàn bộ các khổ uẩn to lớn.