THẾ NÀO LÀ XÁ LỢI?
Niệm Phật Tăng
Sa môn Thích Hải Quang biên soạn
BẢO-ĐĂNG
nguyện cầu :
Phật-Pháp Trường-Hưng
Tông-môn Vĩnh-chấn.
BẢO–đảnh trầm-hương thơm-thoảng bay,
ĐĂNG quang lòa chiếu bạt trần-ai.
NGUYỆNchư liên-hữu hằng tu-tiến,
CẦU đắc kim-đài, huệ-tánh khai.
PHẬT rước về TÂY sanh thượng-phẩm,
PHÁP-tánh chơn-như rõ mặt-mày.
TRƯỜNG-tồn bất-biến CHƠN, THƯỜNG, LẠC,
HƯNG đại-thừa tâm đoạn khứ-lai.
TÔNG Tịnh mỗi ngày thêm rực-rỡ,
MÔN–hạ đồng sanh Tịnh-thổ ngay.
VĨNH–cửu tử-sanh rày diệt hẵn,
CHẤN-động mười phương pháp-giới bày.
Trọng-Xuân Kỷ-Mão niên
Dương-lịch 1999, Phật-lịch 2543
(THÍCH HẢI-QUANG Trưởng-tử)
Bồ-tát giới BẢO-ĐĂNG
(Cẩn-nguyện)
****
PHẦN
KỲ-NGUYỆN
CỦA LUẬN-GIẢ________
CHÍ TÂM ĐẢNH-LỄ:
Nam-mô Tận hư-không, biến PHÁP-GIỚI, QUÁ, HIỆN, VỊ-LAI nhứt-thiết:
– CHƯ PHẬT,
– CHƯ ĐẠI BỒ-TÁT,
CHƯ HIỀN THÁNH-TĂNG.
Con nay phát-tâm vì muốn cho :
– Các hàng Thiện-Tín Tại-gia cùng với Các hàng hậu-học Xuất-gia hiện-tại lẫn về sau Tu-học PHẬT-PHÁP.
Bỏ được:
1/- Các thứ nghi-ngờ, tà-chấp và “Tăng Thượng-Mạn” trong đường tu-học PHẬT- PHÁP (nói chung) và vấn-đề XÁ-LỢI (nói riêng).
2/- Chẳng mất hột giống Bồ-Đề.
3/- Thu-nhập thêm được ít nhiều CHÁNH-
KIẾN trong PHẬT-PHÁP.
…………………………….
Vì thế nên con thành-tâm tạo ra quyển LUẬN:
THẾ NÀO LÀ XÁ-LỢI nầy.
Nam-mô: THẬP-PHƯƠNG THƯỜNG-TRỤ TAM-BẢO. (Tác đại chứng-minh).
(Mạt-học)
Đệ-tử THÍCH HẢI-QUANG
(Nhất-tâm bái-bạch)
***
PHÁP-HOA PHẬT-TỰ
Hoằng-pháp lợi sanh
BÁO ĐỀN ÂN PHẬT….
THI
(Nương theo,
– Ý của Thượng-Tọa bổn-sư THÍCH HẢI-QUANG
– Tôn-chỉ “hoằng-khai Tịnh-Độ” của bổn-tự).
PHÁP Phật thậm-thâm nghĩa cực mầu,
HOA sen chín phẩm gắng siêng cầu.
PHẬT thương sanh-loại bày phương-tiện,(1)
TỰ tánh chơn-như diệc bất sầu.
HOẰNG truyền Tịnh-Độ khai tri-kiến,
PHÁP ý chơn-thừa kín-nhiệm sâu.
LỢI khắp hàm-linh trong cửu giới,
SANH về AN-LẠC quả duyên-thâu.
BÁO Phật thâm-ân : – Chơn-hạnh giữ,
ĐỀN ơn tứ-trọng : – Thánh-tâm đầu.(2)
ÂN đức Như-Lai hằng tạc-dạ,
PHẬT đạo viên-thành dứt khổ âu.
Trọng Đông Mậu-Dần niên (1998)
PHÁP-HOA Tự Tucson, Arizona
Trưởng-ban Hoằng-pháp
Ưu bà-di Bồ-tát giới BẢO-ĐĂNG (Cẩn-đề)
Ghi-chú:
(1)- Vì muốn “Quảng-độ chúng-sanh” cho nên Phật mới tùy-thuận theo “chủng-loại căn-tánh” của chúng-sanh mà dùng môn “Đại-Quyền phương-tiện” thiết-bày ra vô-số pháp-môn tu cao, thấp….khác nhau để cho chúng-sanh nương theo đó tu-học.
Pháp-môn Tịnh-độ nầy là một trong những Đại-Thiện “PHƯƠNG-TIỆN PHÁP” của PHẬT…..đã khai-mở ra vậy.
(2)- Câu nầy ý nói :
Muốn báo đền đầy-đủ được “TỨ TRỌNG-ÂN” thời người TU phải phát-tâm “ĐẠI ĐỒ-ĐỀ” cầu thành Phật-quả, thì:
– Mới đền báo được “TỨ TRỌNG THÂM-ÂN” nầy.
Nghĩa là phải:
Lấy “ĐẠI THÁNH BỒ-ĐỀ TÂM” để trang-nghiêm cho sự “LẬP TÂM BAN ĐẦU” trong đường tu-tập của mình.
***
Lời khấn-nguyện
của
người biên-soạn______
Kính lễ Tây-Phương Tam Thánh-Tôn,
Trí-quang nguyền chiếu phá mê-hồn.
Nguyện-lực Từ-bi xin tiếp-độ,
Tất-cả đồng sanh CỬU PHẨM MÔN.
Sa-môn THÍCH HẢI-QUANG
(Cẩn nguyện)
Khải-Đề ____
GIỚI, ĐỊNH, HUỆ
KẾT THÀNH RA XÁ-LỢI.
(Bồ-Tát giới BẢO-ĐĂNG trích-giảng).
GIỚI ngăn các LỖI “PHẬT-ĐÀ” ban,
ĐỊNH TÂM bất quản những thương-tang
HUE kiến “PHÁP KHÔNG” không THIỆT-TƯỚNG
KẾT chùy đã toái “TỔ-SƯ QUAN”.
THÀNH đạo bổn-lai “Vô sở nhiễm”,
RA vào qua lại chốn nhơn-gian.
XÁ sạch “TRẦN-SA” vào “ĐẠI-ĐỊNH”,
LỢI ích quần-sanh chẳng nghĩ bàn.
THÍCH HẢI-QUANG
(Hải-Quang thi-tập)
(Phần “chú-giải”của người trích-lục:
Để cho Quý đạo-hữu hiểu được ít nhiều về “Ý-NGHĨA” của bài “KỆ” nầy, BẢO-ĐĂNG xin được lược-giảng sau đây:
Câu 1:
GIỚI ngăn các lỗi “PHẬT-ĐÀ” ban.
là ý nói:
“GIỚI-LUẬT” (Ba-la-Đề Mộc-Xoa giới bổn) là do PHẬT THÍCH-CA (nói riêng) và chư “PHẬT-ĐÀ” (Buddha) trong 3 đời – (Quá-khứ, hiện-tại, vị-lai) – nói chung ban chế ra, có tánh-cách làm cho tất-cả những người tu-tập (tại-gia lẫn xuất-gia):
Ngăn-ngừa TÂM để không bị phạm vào những tội-lỗi đáng tiếc.
Ngõ-hầu cho:
Ba nghiệp THÂN, KHẨU, Ý (nói riêng) và THÂN-TÂM (nói chung) được thanh-tịnh, để phối-hợp với TÂM của chư “GIẢI-THOÁT THÁNH-NHƠN” (tức là chứng thành đạo-quả).
Câu 2 :
ĐỊNH TÂM bất quản những thương-tang.
là ý nói :
(Do vì giữ chặt được các “GIỚI” (luật) cho nên Hành-giả không bị phạm vào trong các “Tội-lỗi”, nhờ đó mà “TÂM” của “Hành-giả” (người tu) ấy được “AN-ĐỊNH” trước mọi thứ duyên đời lôi kéo, dắt-dẫn (như NGŨ-DỤC, LỤC TRẦN nói chung) và các sự “biển dâu thay đổi” (nói riêng).
(Thương tang : là lấy câu :
Thương hải biến vi tang điền…….
(Biển xanh (ngày xưa mà nay đã) hóa thành ra ruộng dâu).
ngụ ý nói là :
Đời vô-thường – (kể luôn cả THÂN, TÂM của Ta nữa) – hằng luôn đổi-thay chớ không có được nhất một thứ gì tồn-tại mãi).
Câu “KỆ” nầy ý nói :
Mặc cho đời dâu, biển đổi thay, còn, mất hay sanh-tử, ly-tan…..
Nhưng :
TÂM của người tu đã được “đắc ĐỊNH” lúc nào cũng vẫn điềm-nhiên, bất-động.
Câu 3 :
HUỆ kiến “PHÁP KHÔNG” không “thiệt tướng”.
là ý nói :
(Nhờ được đắc “ĐỊNH” nên “TRÍ-HUỆ” phát sanh).
Do nơi “TRÍ-HUỆ” nầy nên “Hành-giả” ấy thấy rõ được điều rằng :
TẤT-CẢ CÁC PHÁP (dù là “hữu-hình” hay “vô-hình” gì đi chăng nữa….vốn :
KHÔNG CÓ THIỆT TƯỚNG
(lấy ý của câu kinh :
“THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG”…..
trong “BÁT-NHÃ TÂM KINH”mà những người tu nơi chốn thiền-môn vẫn thường hay tụng-niệm.
Mà các “PHÁP” ấy chỉ là do nơi :
Các thứ “NHÂN-DUYÊN” khác nhau xảo-hợp lại THÀNH ra “CÓ” (tên gọi) mà thôi.
– Hễ “NHÂN-DUYÊN” ấy còn thì “PHÁP KIA” còn.
– Hễ “NHÂN-DUYÊN” ấy tan thì “PHÁP KIA” hoại-diệt.
(Xem lại lời “chú-giảng” nầy trong quyển :
TÂY-PHƯƠNG NHẬT KHÓA từ trang 219 đến 225 sẽ được rõ nghĩa hơn).
(Chỉ những người tu-học PHẬT-PHÁP nào có “CHÁNH KIẾN” và “TRÍ-HUỆ” thì mới hiểu được “nghĩa” nầy).
Vì biết tất-cả chư “PHÁP KHÔNG CÓ THIỆT-TƯỚNG” như thế
Cho nên :
TÂM của Bậc “Hành-giả” ấy không còn “chấp trụ” vào nơi các “PHÁP-TRẦN” nữa.
Do đó mà :
KHÔNG BỊ “MỌI THỨ PHÁP-TRẦN” RÀNG-BUỘC.
Và đương-nhiên là :
ĐƯỢC GIẢI-THOÁT.
ra khỏi vòng luân-hồi, sanh-tử (tức là “ĐẮC-ĐẠO”).
(Đắc-đạo rồi thì mới có XÁ-LỢI).
Câu 4 :
KẾT chùy đã toái “TỔ-SƯ QUAN”
là ý nói :
Nếu như đã hiểu và tu-chứng được đến mức đó rồi (qua ý-nghĩa của ba câu KỆ trên) thì bậc HÀNH-GIẢ đó sẽ :
Không còn bị “Quan-ải (cửa) của Tổ-Sư”ngăn-cản nữa.
Đây có nghĩa là : Thành bậc TỔ-SƯ liền.
“Đã toái “TỔ-SƯ QUAN”: (Đập nát cửa ải Tổ-Sư) – để bước vào trong “NHÀ” (chứng được địa-vị) của Tổ-sư.
Câu 5 :
THÀNH đạo bổn-lai vô sở nhiễm.
là ý nói :
Một khi đã Thành-đạo, giải-thoát (sanh-tử) thành bậc TỔ-SƯ rồi, thì đương-nhiên là “Thánh-giả” ấy sẽ :
CHỨNG (tức là HOÀN VỀ) ĐƯỢC “TÁNH BỔN-LAI”
(Tức là PHẬT-TÁNH)
Mà :
“TÁNH BỔN-LAI” nầy vốn là :
– Bất sanh, bất diệt.
– Bất cấu, bất tịnh,
– Bất tăng, bất giảm.
(Bát-nhã Tâm-Kinh)
……………………
Do vì như vậy cho nên “TÁNH BỔN-LAI” (tức là “CHƠN-NHƯ PHẬT-TÁNH”) nầy thủy-chung vẫn chẳng có nhất một chút “NHIỄM TRẦN” nào cả, nên trong KINH, luận gọi là Tánh “VÔ SỞ NHIỄM”.
Câu 6 :
RA vào qua lại chốn nhơn-gian.
là ý nói :
Chừng đó (khi đã “Thành đạo, giải-thoát” rồi)
Thì bậc thánh-giả ấy phát-tâm Đại Bồ-Đề, và :
Nhập vào trong (các cõi) sanh-tử một cách tự-tại, thong-dong, (tức là ra, vào, qua, lại) dùng đủ mọi thứ thân-hình (biến-hóa vô-số thân khác nhau) và dùng vô-số môn “thiện-quyền phương-tiện” để độ người nơi nhơn thế.
Câu 7 :
XÁ sạch “TRẦN-SA” vào “ĐẠI-ĐỊNH”
(chữ XÁ đây có nghĩa là “XẢ BỎ”)
là ý nói :
– Xả bỏ được các thứ phiền-não của “KIẾN-HOẶC”, “TƯ-HOẶC” và “TRẦN-SA HOẶC” của hàng Nhị-Thừa thánh-nhơn và bước ra được khỏi cảnh-giới của hàng THẬP-TÍN Bồ-tát.
(Phụ-chú :
Bậc giải-thoát Thánh-nhơn nơi các giai-vị Thanh-Văn, Duyên-giác thì :
– Phá được “KIẾN-HOẶC” (thuộc về sự thấy biết sai-lầm) và “TƯ-HOẶC” (thuộc về sự “ÁI-DỤC” vi-tế trong 3 cõi).
Còn bậc :
THẬP-TÍN Bồ-Tát (từ giai-vị thứ 8 đến thứ 10) thì :
– Phá được “TRẦN-SA HOẶC”.
(Cao hơn chư NHỊ-THỪA THÁNH-NHƠN một bậc)
để tiến vào trong cảnh-giới của chư Đại-Sĩ PHÁP-THÂN Bồ-Tát (Phá từng phần “Vô-minh”), và thâm-nhập được vào trong “ĐẠI-ĐỊNH” của hàng BỒ-TÁT ĐẠI-SĨ, phát tâm VÔ-THƯỢNG BỒ-ĐỀ (cầu thành PHẬT QUẢ) để làm cho :
Câu 8 :
LỢI ích Quần-sanh khó nghĩ bàn.
ý nói là một khi đã thâm-nhập :
Vào được trong cảnh-giới Bất Tư-nghì của Bậc “BỒ-TÁT ĐẠI-SĨ ĐẠI-ĐỊNH PHÁP-THÂN”, hành “BỒ-TÁT hạnh”, dùng đủ mọi ĐẠI THIỆN PHƯƠNG-TIỆN PHÁP-MÔN không thể nghĩ bàn để :
QUẢNG-ĐỘ quần-sanh đồng thành PHẬT-ĐẠO.
Lời bàn :
Đây là một bài “KỆ THI” nói về cảnh-giới CHỨNG-ĐẮC của Bậc THÁNH-NHƠN đầy-đủ được 3 phần GIỚI, ĐỊNH, HUỆ (có XÁ-LỢI) chớ chẳng phải là nói đến cảnh-giới của các hàng phàm-phu Niệm-Phật “ĐỚI NGHIỆP VÃNG-SANH” như chúng-ta đâu.
Phải nên hiểu như vậy.
***
Lời nói đầu…..
THẾ NÀO LÀ XÁ-LỢI
DUYÊN KHỞI
Gần đây,
Dư-luận Phật-Tử (nói chung) và riêng cho chư liên-hữu chuyên tu Tịnh-Độ hơi xôn-xao và bàn-tán về phần biên-soạn trong một quyển sách do một cư-sĩ Phật-Tử, trong đó có ghi lại việc của một số các vị Tăng cũng có, mà Tục cũng có… tu theo Pháp-môn Niệm-Phật, lâm-chung được “vãng-sanh” và sau khi thiêu-hóa xác-thân xong, thấy có lưu lại rất nhiều “Xá-Lợi” ! – (trong thời buổi MẠT-PHÁP sau cùng nầy) – ??
Ban Hoằng-pháp của bổn-tự cũng đã có nhận được rất nhiều thư và điện-thoại gởi đến cùng gọi về… gần như đồng chung nhau hỏi (sự thật) về việc nầy… cùng muốn biết rõ như thế nào mới được :
– Gọi là XÁ-LỢI ?
– Niệm phật muốn được “vãng-sanh”
cần phải hành-trì như thế nào ?
– Có phải tất-cả những người Niệm Phật
(nào) khi lâm-chung cũng đều có lưu lại
Xá-Lợi hết chăng ?
– Xin được biết ý-kiến về việc :
“Vãng-sanh lưu lại Xá-Lợi” của các vị Tăng, Tục trong thời buổi Mạt-Pháp nầy.
(Và còn có thêm hằng trăm những lời hỏi tương-tợ... khác nữa.
Vì nhận thấy rằng Đạo-Giáo có tương-quan lẫn nhau và những người tu-học theo Phật-Pháp – (dầu Tại-gia hay Xuất-gia) – cùng được danh-xưng là Phật-Tử…, do đó cho nên tất-cả đều phải đồng có một “trách-nhiệm chung” là :
– Bảo-vệ mạng-mạch của Phật-Pháp và
Đạo-giáo.
– Hoằng-dương chánh-pháp.
– Hiển chánh, tồi-tà v.v…
(Phụ chú:
Vì đã từng biết rằng:
– Từ trước đến nay, đại đa-số “Phật giáo đồ” của đạo PHẬT ta đều chỉ toàn là những Phật-tử theo “truyền-thống gia-đình”(1) mà thôi, vì thế cho nên chẳng (học hiểu) được nhiều về “đạo-học” cho lắm, nhất là đối với những việc “huyền-bí” và “cao-xa” trong ĐẠO, như :
– Sao gọi là “PHẬT, BỒ-TÁT, LA-HÁN, DUYÊN-GIÁC” ?
– Sao gọi là XÁ-LỢI ?
Cho nên HỌ :
a/- Rất dễ-dàng bị lầm-lẫn – (một cách tai-hại) – giữa đạo Phật và các Tôn-giáo “tà ngoại” khác lắm).
Chẳng hạn như là :
– Hễ thấy có một vài sự việc gì ly-kỳ, đặc-biệt xảy ra trong đường ĐẠO, hoặc nghe được một vài ba danh-xưng…nào…có liên-quan đến (chữ) PHẬT, BỒ-TÁT, XÁ-LỢI, v.v… thì “HỌ” :
– Liền sùng-tín, cung-kính bái lạy…
Và :
– Tin nhận theo liền.
Chớ :
b/- Chẳng cần “nhận-xét kỹ-lưỡng” để rõ biết đâu là đúng, sai, tà, chánh, v.v… chi cả.
(Riết rồi cũng giống như là tin-tưởng một cách “mù-quáng” và “Mê tín dị-đoan” vậy).
Cho nên hầu hết (95%) hàng cư-sĩ Phật-tử đời nay :
– Rất dễ-dàng bị các hạng ngoại-đạo, tà-giáo, tổn-hữu, ác-đảng… lợi-dụng “Phật-pháp” (và các hình-tướng, nghi-thức v.v…) trong đạo PHẬT gạt lầm….lắm.
Vì nhận biết như thế cho nên :
Ban Hoằng-pháp của bổn-tự đã trình-bạch lên Thượng-Tọa Viện-chủ THÍCH HẢI-QUANG về tất-cả các lời “thư hỏi” nêu trên, và :
– Thỉnh-cầu Thầy viết lên vài bài pháp – (hoặc một quyển sách) – nói về đề-tài :
THẾ NÀO LÀ XÁ-LỢI ?
Trước là để :
– Giải-đáp những thắc-mắc của đại đa-số Phật-tử về vấn-đề “XÁ-LỢI”.
Và đặc-biệt riêng cho :
– Việc “Lưu lại Xá-lợi” của một số các “vị” có tên ghi trong “quyển sách” kia.
(Cũng như THẦY đã từng biên-soạn lên bộ sách :
Đại-Thừa Phật-Pháp Liễu-Nghĩa
TRUYỀN TÂM-ẤN LUẬN
để quyết-nghi về một sự việc đã từng gây ra rất nhiều hoang-mang, xao-động… trong Phật-pháp và dư-luận Phật-Tử trước kia…
Đó là : (nhắc lại cho dễ nhớ) :
– (Có) một người (NỮ) nọ, tự-xưng là bậc “Thầy Vô-Thượng” (Vô-Thượng Sư) và thi-thiết pháp-thức “Truyền Tâm-Ấn” đến cho các môn-đồ của họ – (bằng một phương-cách rất là khôi-hài, ấu-trĩ) – với lời “hứa-hẹn” nghe rất ư “hấp-dẫn” rằng :
Người nào mà đã nhận được sự “TRUYỀN TÂM-ẤN” từ nơi HO rồi, thì không cần phải tu-luyện nhọc-nhằn chi nữa cả !!!
Bởi vì “Người được TRUYỀN TÂM-ẤN” ấy :
“Đương-nhiên và chắc-chắn là sẽ được thành PHẬT sau ba năm “đắc-truyền Tâm
Ấn” từ nơi HO” !!!…)
Cho nên :
Mục-đích của việc “thỉnh-cầu” nầy là để :
Giúp thêm “CHÁNH-KIẾN” cho các hàng Phật-tử HIỂU RÕ về việc (LƯU) lại “XÁ-LỢI” được đề-cập đến trong quyển sách kia mà thôi !…
Ngoài ra :
TUYỆT KHÔNG CÒN CÓ THÊM BẤT CỨ MỘT Ý-NIỆM RIÊNG TƯ như là bài-bác hoặc bôi-nhọ cá-nhân…..nào khác cả.
Lời “trình-bạch” nầy đã được Thượng-Tọa hoan-hỷ nhận lời.
Vì thế cho nên hôm nay mới có được quyển sách (nói về việc “THẾ NÀO LÀ Xá-lợi”) nầy…
Trân-trọng.
Viết tại :
PHÁP-HOA PHẬT TỰ
MẬT-TỊNH ĐẠO-TRÀNG
Tucson, Arizona -USA
Ưu-Bà-Di Bồ-tát Giới-tử
BẢO-ĐĂNG
Trưởng-Ban Hoằng-Pháp
(Bái-bạch)
***
Lời Người Biên-Soạn
Quyển sách:
THẾ NÀO LÀ XÁ-LỢI?
nầy sở-dĩ được biên-soạn ra là bởi vì tương-hội với những “nhân-duyên” như sau :
1/- Do từ nơi một số các Phật-tử chơn-chánh (tức là có học-hiểu và (cũng) có được ít nhiều “chánh-kiến” về Phật-pháp), chuyên tu theo TỊNH-ĐỘ PHÁP-MÔN ở khắp nơi biên thơ – (cùng điện-thoại) – về ban Hoằng-pháp của bổn-tự PHÁP-HOA (MẬT-TỊNH ĐẠO-TRÀNG) nầy, để thỉnh-hỏi đến một số “nghi vấn” qua những phần biên-soạn về “Xá-lợi” – (trong quyển sách “Niệm-Phật Lưu Xá-Lợi” đã được các chùa, tự…phổ-biến rầm-rộ gần đây) – bởi vì quý-vị ấy sau khi xem đọc xong và (đã) dùng CHÁNH-KIẾN về Phật-pháp từng hấp-thụ được để nhận xét kỹ-lưỡng.
Thì thấy rằng :
Những phần “giáo-lý” được ghi-chép nơi quyển sách cũng như (về) các phần “SỰ tu-chứng” của những nhân-vật được ghi tên trong đó có vẻ như “trái ngược lại với Phật-lý”… và công-đức tu-hành của HỌ chưa thật sự đúng mức để thành-tựu được Xá-Lợi.
2/- Muốn biết rõ thêm về “XÁ-LỢI” (vì xưa nay chỉ có nghe “danh”, biết tiếng… qua Kinh, Luận… mà thôi, chớ chẳng hề được học, hiểu, chỉ dạy tường-tận về việc “sao được gọi là XÁ-LỢI” hoặc “Xá-lợi là gì ?” hết…
3/- Các việc “lưu lại XÁ-LỢI” của một vài nhơn-vật có “phương-danh” ghi trong cốt chuyện (của quyển sách) xem có vẻ trái ngược với phần “HÀNH” (tức là công-phu tu-niệm) của đương-nhơn, (và lại cũng) gần như không phù-hợp được với phần “LÝ” mà Phật, Bồ-Tát, Tổ-sư đã từng chỉ dạy cùng luận-giải đến trong Kinh-sách – (tức ý nói là “SỰ” (tu-tập) và “LÝ” (hiểu biết) [qua Kinh sách] (của các đương-nhơn ấy “mâu-thuẫn” với nhau) –
……………………
(Và còn có thêm những “nhân-duyên” khác nữa – (cũng từ nơi các đọc-giả của quyển sách kia) – gởi (thơ) về thưa hỏi… nhiều (đến) không sao kể ra cho hết được…
*
Dù đã nhập-thất ẩn-tu (vô thời hạn) từ hơn 12 năm qua nơi miền “lan-nhã” để chuyên tu môn “NIỆM PHẬT TAM-MUỘI”, gát bỏ mọi tiếp-xúc với ngoại-duyên; nhưng qua lời thỉnh-cầu của Trưởng-ban Hoằng-pháp bổn tự là Bồ-Tát giới tử BẢO-ĐĂNG, đại-diện cho một số đông Phật-tử khắp nơi (nói chung) và của nhân-viên Phật-tử trong ban hoằng-pháp bổn-tự (nói riêng) đồng nhau muốn được biết rõ về “vấn-đề” nầy……
Vả lại, cá-nhân Tôi cũng đã sớm nhận thấy các điều rằng:
a/- VÌ PHẬT-PHÁP CÓ LIÊN-QUAN LẪN NHAU…
b/- Vì việc “Hộ-trì Phật-pháp” – (trong thời buổi Mạt-pháp/đấu tranh kiên-cố nầy) – là bổn-phận chung của những người con Phật – (tại gia lẫn xuất-gia) –
c/- Vì muốn cho hàng ngũ Phật-tử chân-chánh có được thêm “chánh-kiến” hơn – (về vấn-đề XÁ-LỢI) – và nhất là trong việc phát tâm tu-học Phật-pháp với ý-niệm “cần-cầu giải-thoát” về sau.
………………..
Cho nên qua “phần nhiệm” của một vị Tăng-sĩ chuyên-tu Tịnh-đo mang tâm-niệm hoằng-truyền Phật-pháp :
– Tôi cũng nhận thấy (bắt buộc) rất cần phải biên-soạn ra loạt bài luận rõ về việc “THẾ NÀO LÀ XÁ-LỢI” nầy, ngõ-hầu mang đến sự hiểu biết chơn-chánh hơn cho các Phật-tử đã có lời thưa hỏi (nói riêng) và (chung) cho các “Người học Phật” khác, mặc dù trong tâm Tôi vẫn tự biết rằng, có thể là :
a/- Những phần “biện-giải” về XÁ-LỢI trong đó sẽ gây nên một sự “đụng chạm lớn” đến tự-ái cá-nhân của chính “tác-giả” và những vị “xuất-gia” Tăng, Ni nào đã từng đứng ra bảo-trợ, – (hoặc viết lời tựa giới-thiệu) – cho quyển-sách nầy đến với hàng ngũ Phật-tử).
b/- Sẽ gây nên một sự “bất mãn” và “thù ghét” lớn đến nơi các hàng “môn-đồ, pháp quyến” – (cũng như những thân-nhân) – của các nhân-vật có phương danh được Tác-giả “ghi nhận” là đã lưu lại “Xá-Lợi” sau khi “qua đời” nơi quyển sách kia !!
Có thể là ngoại trừ một số rất ít các bậc tu-hành chân-chánh hoan-hỷ, tán-đồng, yểm-trợ cho việc biên-soạn nầy.
Nhưng mà chắc-chắn là đối với :
c/- Các hàng “ngoại đạo, tà giáo”… (trá hình làm Tăng, Ni trong Phật-pháp với mục-đích nương-nhờ vào nơi oai-đức của TAM-BẢO để “cầu danh, thủ lợi”), sẽ được dịp nắm chặt tay hơn để “vo tròn bóp méo” lời KINH, ý TỔ theo thiển-ý riêng tư của HỌ, cùng “binh vực lẫn nhau”, hầu tạo thành một sự “cả vú lấp miệng em” hay “lấy thịt đè người” để hủy-nhục đến Tôi vốn là một tăng-nhân cô-đơn, yếu thế (2) – suốt đời chỉ biết lo chuyên-chú, hẩm-hút tu-hành, mang Tâm-niệm hộ-trì, cùng hoằng-dương Pháp-môn Tịnh-Độ (nói riêng) và cho Phật-pháp (nói chung) nơi miền sa-mạc đìu-hiu nầy, là :
– Viết lên những lời tà-quấy, sai-lầm….
Hoặc là :
– Cố-ý dùng các lời của Phật đã huyền-ký trong kinh để nói xấu bôi-lọ, bài-bác…đến hàng-ngũ xuất-gia theo lối dùng “gậy ông đập lưng ông” (hầu gieo “tiếng oán” cho luận-giả vv…..trước dư-luận).
Nhưng như trên đã nói :
– Bởi “VÌ PHẬT-PHÁP CÓ TƯƠNG-QUAN” lẫn nhau.
Hơn nữa, cũng :
– Bởi vì muốn mang đến một sự lợi-ích chung cho các hàng-ngũ PHẬT-TỬ (tu) học Phật (pháp) chân-chánh – (đã và đang bị những kẻ tự xưng là Bậc “THẦY DẠY ĐẠO” giả-dối, dẫn-dắt tu-học sai-trái đối với KINH-PHÁP).
Cho nên :
– Dù biết rằng các phần biên-soạn trong quyển sách đây là một việc làm tương-đối “nguy-hiểm” (vì đụng chạm đến “tự-ái” và “lòng chấp NGÔ của rất nhiều người đã từng có liên-hệ đến “quyển sách” nầy) nhưng Tôi cũng phải “vì PHÁP dấn thân” để hộ-trì TAM-BẢO và Phật-pháp, cũng như mang đến cho các hàng Tứ-chúng tu học PHẬT (Pháp) trong thế-hệ hiện-tại lẫn cả về sau được tỏ-rõ đạo-lý và thu-đạt thêm ít nhiều phần “chánh-kiến”, hầu :
1/- Gặt hái được nhiều sự lợi-ích chơn-chánh hơn nữa trong con đường tu-học Phật-pháp, và cần-cầu giải-thoát về sau của bổn-thân…..
Cùng:
2/- Tránh được các lỗi “Tăng thượng-mạn”(3) trong đường tu-niệm của mình.
Mà dỏng-mãnh cầm bút lên để :
Đáp ứng lại các lời thỉnh-cầu của chư Phật-tử gần xa đã có lời thưa hỏi đến qua việc biên-soạn ra các phần “luận-giải” nơi quyển sách “Thế nào là Xá-lợi” nầy.
Bổn tâm của Tôi (khi cầm bút lên để biên-soạn ra các phần “minh chánh” về việc “XÁ-LỢI” nầy), tuyệt-nhiên không hề khởi ra bất cứ ý-niệm “muốn bài-bác” hay “đả kích” ở nơi một cá-nhân nào cả, mà chỉ thuần là vì Tâm-Niệm “hộ-trì Pháp-Bảo” của Đạo-giáo nhà Ta mà đức THÍCH-TÔN đã từng ở trong vô-lượng, vô-biên bất khả xưng kể A-TĂNG-KỲ kiếp, bỏ vô-số thân-mạng của Ngài (cho chí đến chỉ vì có mỗi một “4 câu Kệ”), cần khổ tu-hành và chính cả đến khi Thị-tịch rồi mà vẫn còn có lòng Đại-bi lưu-lại KINH-PHÁP cùng XÁ-LỢI cho các hàng đệ-tử tu-học PHẬT-PHÁP về sau (như chúng-ta đây) hành-trì, thờ phụng, hầu gặt hái được vô-biên “PHƯỚC, LỢI”.
Lại nữa, Tôi cũng biết rằng :
1/- (Trong) thời buổi “Mạt-pháp” rối-loạn, điên-đảo, dẫy-đầy các sự “vàng thau lẫn-lộn, hắc bạch nan phân” nầy, thì công việc “Hộ-trì PHẬT-PHÁP” là đồng-nghĩa với việc “cùng (người) thế-gian tranh-loạn” (tranh đấu, hỗn-
loạn) nhau, do đó mà “NGƯỜI HỘ-PHÁP” kia sẽ :
A/- Khó thể nào tránh khỏi được các sự thù-hằn, ghét-hận… (vì hàng phàm-phu thế-gian ngu tiểu chúng-sanh như chúng-ta đây, thì gần như hầu hết đều chấp chặt vào nơi NGÃ, NHƠN – (tức là tự-ái) quá nhiều).
Tại sao ?
Bởi vì : – Ở nơi (người) “thế-gian” chúng-ta thì:
(Xuất TẠNG KINH)
1/- Luôn-luôn chấp chặt vào nơi “NGÃ, NHƠN” (như là nói : – Ta hay, Người dở, Ta đúng, Người sai v.v…).
Còn PHẬT-PHÁP thì :
– Phá-hủy NGÃ, NHƠN.
2/- (Người) Thế-gian thì :
– Thuận theo “dòng sanh-tử”.
Còn PHẬT-PHÁP thì :
– Nghịch lại với “dòng sanh-tử”.
3/- (Người) Thế-gian thì :
– Mỗi-mỗi đều tranh-tụng.
Còn PHẬT-PHÁP thì :
– Luôn-luôn phá-hoại các sự
“đấu-tranh, kiện-tụng”.
4/- (Người) Thế-gian thì :
– Luôn-luôn “SÂN, HẬN, HẠI, THÙ”…
Còn PHẬT-PHÁP thì :
– Phá-diệt các thứ “SÂN, HẬN, HẠI, THÙ”…
5/- (Người) Thế-gian thì :
– Luôn-luôn HƯ, DỐI, ĐIÊN-ĐẢO.
Còn PHẬT-PHÁP thì :
– Luôn-luôn CHẤT-TRỰC (thành-thật, ngay thẳng), CHƠN-THIỆT…..
Tóm lại là :
6/- (Người) Thế-gian thì chấp chặt, dựa nương vào các thứ “TÀ NGHI” cùng với sáu mươi hai (62) món “kiến-chấp” sai-lầm (và) hằng luôn lấy (các thứ) “đó” để làm “căn-bản” trong đời sống.
Còn PHẬT-PHÁP thì :
– Lấy sự “RỖNG KHÔNG” làm căn-bản (tức là phá-diệt hết tất-cả các thứ “TÀ-NGHI” và 62 món “KIẾN-CHẤP”(4) sai lầm kia).
……………………
Xin trích-dẫn ra một đoạn KINH để làm chứng-tín cho phần vừa được luận nói (trên) như sau :
1/- “Ngài TỊCH-Ý Bồ-Tát hỏi :
Thưa Ngài MẬT-TÍCH(5),
Chừng có phương-tiện nào (mà) lúc tất-cả (chúng-sanh) thế-gian (bị) điên-đảo, rối-loạn, (rồi người HỘ-PHÁP) nhơn (vào nơi các sự rối-loạn) đó mà hộ-trì chánh-pháp chăng ?
2/- Ngài MẬT-TÍCH KIM-CANG Lực-sĩ Đại Bồ-Tát đáp :
Chính vậy.
Thưa Ngài TỊCH-Ý, nhơn vì (chúng-sanh) điên-đảo, rối-loạn(6)….. mà hộ-trì chánh-pháp.
Tại sao vậy ?
3/- Nhơn vì Thế-gian (chúng-sanh) mãi dựa theo tà-nghi của 62 thứ “Kiến-chấp” (xem lại ghi-chú số 2)
Còn :
4/- Chỗ “làm” của BỒ-TÁT thì lấy “rỗng không” làm căn-bản, vì thế cho nên BỒ-TÁT :
CÙNG THẾ-GIỚI CHÚNG-SANH LÀM (rối) LOẠN (trái ngược lẫn) NHAU.
5/- Lại vì người thế-tục kia có quan-niệm là “Thường còn”, nên họ lập ra “ngô NGÔ(7) (tức là dựa vào thứ Ngã chấp sai-lầm về Thân-mạng) rồi cho NGà đó là sạch, là an-ổn – (nhưng thật ra thì “Ngã Thân” nầy không sạch (vì 9 lỗ luôn tuôn-chảy ra các chất bất tịnh), không an-ổn, tự-tại…..chút nào hết cả – (vì bị Già, Bệnh,
Chết cầm nắm)).
Còn Bồ-Tát thì thấu rõ các “PHÁP” vốn là :
– vô-thường, là khổ, không, VÔ-NGÃ…
– “NGÔ chẳng phải (là) Thân, và (vĩnh-viễn là) không có “NGÔ… (tức là không có Ngã thân, Ngã sở).
Thế cho nên (khi Bồ-Tát đứng ra “hộ-trì chánh-pháp” như vậy là) cùng với “thế-gian chúng-sanh” tranh-biện (và oán-hận, thù-ghét, đấu-tránh) lẫn nhau.
v.v…………………
6/- Thưa Ngài TỊCH-Ý,
Vì thế cho nên (người) “hộ-trì chánh-pháp” (của Như-Lai) [đương-nhiên] là cùng với “thế-gian chúng-sanh” tranh-loạn, thù-ghét lẫn nhau vậy.”
Cũng vì “lý do” như thế, cho nên trong Kinh có nói rằng :
Khi Đức Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn thông-báo đến với hàng Tứ-chúng, Trời, Người rằng :
1/- “Sau ba tháng nữa NHƯ-LAI sẽ bỏ thân để nhập vào trong “VÔ-DƯ NIẾT-BÀN”.
Thì :
2/- Hàng “tứ-chúng” thảy đều buồn khóc mà thưa rằng :
– Tại sao đức THẾ-TÔN nở bỏ chúng-con mà nhập Niết-bàn ?
Ôi ! thế-gian trống rỗng, Ma-Vương lẫy-lừng !
Đại-chúng chúng-con không còn nơi nào để nương-tựa vào nữa. Cúi xin Đức THẾ-TÔN hãy trụ lâu nơi đời, hàng-phục Ma-vương, khiến cho Ma chúng phát-tâm Bồ-đề vô-thượng mà tu-tập, hầu (buông tha) cho chúng con được yên-ổn tu đạo BỒ-ĐỀ, cho chí đến khi đạt được đạo-quả NIẾT-BÀN.
3/- Phật phán rằng :
Này các Thiện-nam tử,
Giờ nhập-diệt của Ta đã đến, không thể nào lưu lại thế-gian lâu hơn được nữa…
Tại sao ?
– VÌ Nếu TA ở lâu tại đời, ắt sẽ khiến cho “thế-gian chúng-sanh” sanh niệm chán-ghét, Quỷ, Ma, lục-sư ngoại-đạo… sẽ tăng thêm lòng sân-hận, không có thiện-ý đối với TA”.
(Phụ-chú :
Tại sao nếu đức THẾ-TÔN ở lâu nơi đời thì sẽ khiến cho :
– Thế-gian chúng-sanh oán-ghét ?
– Ma, quỉ, lục sư ngoại-đạo… sẽ tăng thêm lòng sân-hận ?
Và :
– Không có “thiện-ý” đối với PHẬT… ?
Đó là bởi vì các lý-do sau đây :
a/– PHẬT luôn chỉ-dạy và giáo-hoá cho những chúng-sanh nào có căn lành sâu-dầy ở trong PHẬT-PHÁP “đi ngược lại với (dòng sanh-tử của) thế-gian”.
Vì nếu như có “đi ngược lại với thế-gian” thì mới được giải-thoát khỏi vòng Thế-gian sanh-tử, còn bằng như cứ mãi “thuận theo dòng thế-gian”, ắt quyết-định sẽ bị chìm-đắm lâu dài vào trong biển khổ luân-hồi.
b/– PHẬT luôn chỉ-dạy cho mọi người phương cách tu-tập chơn-chánh để thoát ra khỏi lưới rọ của Tà, ma, ngoại-đạo.
c/- PHẬT luôn chỉ-dạy cho chúng-sanh tỏ-rõ được TRI-KIẾN của Phật, hầu dứt hết Tâm ma, ý quỷ… của riêng mình, để tiến được vào cảnh-giới CHÁNH BIẾN-TRI và giải-thoát của hàng thượng-thánh.
d/- PHẬT luôn chỉ-dạy cho chúng-sanh tỏ-rõ được “chánh-kiến” và xa rời “tà-kiến điên-đảo” mê-lầm v.v…
Cho nên vì thế mà các hàng :
– Lục-sư, Ngoại-đạo, Ma-Vương, Quỷ-mị, Tà sư, Tổn-hữu, Ác-đảng, v.v… rất lấy làm oán-ghét PHẬT, muốn PHẬT sớm nhập-diệt đi, để cho :
– Chúng-sanh không còn nơi nào nương tựa vào để tu-tập được nữa.
Và cũng :
– Để cho Ma chúng, Tà sư, Ngoại-đạo, Quỷ mị, v.v… mặc-sức tung-hoành, tác-yêu, tác-quái… dẫn-dắt chúng-sanh đi vào trong đường ma, nẻo quỷ của CHÚNG, hầu cho Ma-giới, Ma-dân… của CHÚNG ngày càng được tăng thêm đông-đảo.
Mà nếu như cứ để cho “CHÚNG” trù-rủa, oán-ghét PHẬT hoài, thì “CHÚNG” sẽ bị đọa vào trong địa-ngục (vì tội phỉ-báng PHẬT).
Thế cho nên :
– Vì lòng Từ-Bi muốn hộ-trì tâm-niệm của chúng ma (để chúng khỏi bị mang tội lớn….
Với lại cũng bởi vì :
– Các đệ-tử đáng độ đã được độ hết rồi (Ngài “TU-BẠT ĐÀ-LA” là người đáng độ sau cùng, đã được giải-thoát xong [đắc quả A-La-Hán]).
Cho nên :
PHẬT liền nhập Niết-bàn.
(Chớ nếu như PHẬT lưu-trụ quá lâu ở nơi đời, thì Chúng Ma sẽ bị đau-đớn, thương-tổn… riết rồi chúng NÓ sẽ khởi sanh ra “Niệm khinh-lờn và chán-ghét” ở nơi PHẬT).
*
Trong thời buổi mạt-pháp sau cùng nầy, thì việc HỘ-TRÌ CHÁNH-PHÁP của NHƯ-LAI cũng lại giống y như vậy.
Nghĩa là :
– Nếu có bậc tu-hành chơn-chánh, thuần
thiện…. nào phát-tâm “hộ-trì CHÁNH-GIÁO”, làm cho Phật-pháp lưu-thông đến khắp cả mọi nơi, mọi Người…vì các hàng Phật-tử mà :
(Dưới đây bút-giả xin được trích ra vài đoạn Kinh-văn để làm chứng-tín như sau 🙂
1/- …..“Hằng đem Kinh, tượng khuyên người phụng-trì, đọc-tụng, thờ-kính, giáo-hóa chúng-sanh một cách bình-đẳng, không nệ tổn mình, lợi người (chi cả).
Khi có những vị Sa-môn chân-chánh, đạo-đức như thế, thì các “Tỳ-kheo ma” kia ganh-ghét, phỉ-báng, vu-cáo cho những điều xấu-ác và :
– Dùng đủ mọi cách tà-quấy để lấn-áp, xua-đuổi, hạ-nhục v.v… khiến cho (các vị Tỳ-kheo chân-chánh ấy) không được ở yên”…
Thậm chí cho đến (Kinh-văn chứng-tín) :
2/- “Bấy giờ nếu có các bậc Bồ-Tát, Bích-Chi Phật (Duyên-giác), A-la-hán dùng bi-tâm (ứng-thân) ra giáo-hóa (như các bậc Tiên-hiền, Cổ-Đức – [tức là TỔ-SƯ] xưa và nay), nhưng do nơi “nghiệp-ác” của chúng-sanh và sức “ngoại Ma” (Ma, Quỷ, ngoại-đạo, tà-giáo… trá hình làm người xuất-gia lẫn-lộn trong Phật-
Pháp, hoặc Phật-tử giả hiệu) xua-đuổi.
Nên (khiến cho) :
Cũng ít ai đến dự
vào trong Pháp-hội.
3/- Còn các bậc “Tu-hành chân-chánh”, thì phần nhiều đều ẩn-cư nơi núi rừng xa vắng, giữ đời sống an-vui, đạm-bạc, được chư Thiên hộ-trì”…
(Trích Kinh “PHÁP DIỆT-TẬN”).
Do nơi các sự việc nầy (Kinh “chứng-tín” vừa được nêu trên), cho nên Tôi tự nghĩ biết rằng :
– Bổn thân Tôi cùng với ban “Hoằng-pháp” của “bổn-TỰ PHÁP-HOA” – (qua những Pháp-sự chân-chánh từ trước đến nay và chính ngay nơi việc minh-chánh về XÁ-LỢI nầy) trước sau gì, ắt cũng sẽ bị “oán-ghét, hận-thù” từ mọi phía (tà-ngoại chống-đối lại, vì cái “TỘI” là dám chỉ rõ ra cho mọi người thấy được các sự “sai lầm” của CHÚNG) y theo như những lời Phật đã “huyền-ký” có ghi trong Kinh-điển (xem lại các lời KINH “dẫn-chiếu” và những phần vừa được luận-giảng ở trên) mà thôi.
*
Trong Kinh “Đại Bảo Tích”, PHẬT cũng đã có thuyết ra các lời “kệ” “huyền-ký” bảo cùng với Ngài ĐẠI CA-DIẾP tức là (Ngài Ma-Ha Ca-Diếp) về các hạng loại “giả tu-niệm” trong đời MẠT-PHÁP nầy như sau :
…………………
“Đời vị-lai(8) có Tỳ-kheo chúng,
Lòng vội-vàng, nhiều giận nhiều hờn.
Bức não người chơn-chánh xuất-gia,
Đã phát tâm Bồ-đề vô-thượng.
Đây là hạng đáng kinh, đáng sợ,
Bài-bác luôn kinh-điển đại-thừa.
“HỌ” Không lòng lãnh-thọ, kính-tin,
Giáo-pháp của THÍCH-CA VĂN-PHẬT.
Họ giận hờn cùng nhau ganh-ghét,
Đối với nhau làm những khổ-nàn.
Lại rêu-rao bày lỗi của nhau,
Tiếng xấu-xa truyền-lan khắp chỗ. (9)
Đem việc xấu cáo-vu người khác,
Lỗi của mình thời thẹn giấu che.
Người hiền-lành thế-yếu, ít người,
Kẻ tà-ác chúng đông thế mạnh.
Thấy như thế biết chánh-pháp suy,
Nên người ác thêm nhiều thế-lực.
Những đệ-tử đáng-thương của Phật,
Chính chỉ cho các Thiện Tỳ-kheo.
Phải dắt nhau tìm chỗ, tìm nơi,
Lánh kẻ ác về miền an-ổn”…
…………………
Tại sao các “Thiện Tỳ-kheo” (ấy) lại lánh tìm “về nơi an-ổn” ?
Đó chính là vì các lý-do (như vừa trình-bày ở trước vậy).
B/- Do nơi các “phần Ý” đã được dẫn-chiếu nầy mà luận-giải rộng ra, thì (đương-nhiên) là việc biên-soạn ra quyển LUẬN “THẾ NÀO LÀ XÁ-LỢI” (nầy), chắc-chắn là Tôi (bút-giả) cũng sẽ không sao tránh khỏi (bị liên-can vào) một sự xung-đột (về ý-thức), thù-hận, ghét-bỏ, bôi-lọ, nói xấu, hủy-báng v.v… từ nơi Tác-giả, cùng với các “Bậc” (hoặc tại-gia, xuất-gia nào) đã từng đứng ra hậu-thuẫn, giới-thiệu, khen-ngợi, phổ-biến… cho (phần biên-soạn) của quyển sách “NIỆM PHẬT LƯU XÁ-LỢI” (sai lầm) kia.
C/- Sẽ (gián tiếp) không sao tránh khỏi được những việc (không lành kế nữa, như là các) hàng “môn-đồ, pháp-quyến” hoặc “thân-nhân” của các đương-nhơn (có phương-danh) “lưu lại xá-lợi” được ghi trong quyển sách ấy… trở thành ra kẻ chống-đối, thù-hằn, ghét-bỏ nhau…., có thể đưa đến việc hủy-nhục bút-giả (cũng không chừng) !!!
Tại sao TÔI CÓ LỜI TIÊN-ĐOÁN ẤY ?
Bởi vì y theo lời PHẬT đã từng “huyền-ký” trong Kinh-điển thì :
1/- … “Đến 500 năm sau cùng – (tức là trong thời kỳ “Đấu-tranh kiên-cố” hiện nay) – nhơn-loại vì “NGÃ CHẤP” nặng và “TỰ-ÁI” quá nhiều… cho nên :
– Chẳng những ở “ngoài đời” (tức là giới “tại-gia”) thường xảy ra các cảnh tranh-đua, giết hại lẫn nhau không thôi,
Mà cho chính ngay đến :
– Trong “nẻo đạo” (tức là giới “xuất-gia”) cũng có lắm kẻ chen-lấn, tranh-giành lẫn
nhau… nơi đường danh, nẻo lợi !!
2/- Giai-đoạn nầy thì :
– Hàng Đệ-tử tu-học Phật-pháp (tại-gia và xuất-gia) tuy (là có) nhiều, song đối với TAM-TẠNG KINH-ĐIỂN (thì lại) :
– Ít có người xem đọc đến,
– Ít có kẻ tin hiểu sâu-xa,
– Ít có ai thiết-thực một lòng vì đạo.
(Phụ-chú :
Tức là ít có Người (nào) chịu (phát-tâm) chân-thật tu-hành vì cần cầu giải-thoát, mà đa-số chỉ là “mượn đạo tạo đời” thôi.)
Và :
– Ít có người (nào) hành-trì tu-tập đúng theo đạo-pháp trên phương-diện tự-lợi, lợi-tha hết.
(Phụ-chú :
Tức là những người tu-hành – (tại gia, hoặc xuất-gia) – ở trong thời buổi Mạt-pháp nầy, hầu hết đều là các kẻ dối mượn Phật-pháp để cầu-danh, thủ lợi, hoặc chỉ chuyên tu (giả-dối) ở trên môi miệng mà thôi.)
2/- “Lại nữa,
(Người học đạo đời nay) nếu như có đọc tụng Kinh-văn, thì HỌ :
– Không rành câu chữ.
– Không chịu tìm (học) hỏi ở nơi các bậc cao-minh.
– Tự-mãn, cầu danh, cho mình là giỏi, là phải”…
Vì thế cho nên (chỉ) riêng đứng trên phương-diện “đạo-pháp” không thôi, thì sự hiểu-biết (tức là “Kiến thức chân-chánh” về PHẬT-PHÁP của đại đa-số các hàng “HỌC Phật” đời nay) đã không được “đúng theo nghĩa chơn-thật” rồi, huống chi là nói đến các việc “siêu-phàm thoát-tục” cao-diệu khác nữa, như là :
– Đắc-đạo, chứng thánh, đầy-đủ giới, định, huệ, lưu lại xá-lợi (sau khi chết)…đều là những cảnh-giới hành-trì, tu-tập và thâm-nhập vào trong “dòng thánh” của riêng các bậc giải-thoát thánh-nhơn… cao-xa, thoát-tục khác ư ?
(Thì ở đây) cũng tương-tợ như vậy, nghĩa là :
Người hành-đạo đời nay nếu như có Bậc tu-hành nào mà đạt được đến mức “xương-cốt hóa thành ra xá-lợi”, cùng với việc :
– Sau khi chết và thiêu-hóa thân xác xong rồi, xương cốt toàn thân đều kết ra thành xá-lợi hết cả, lưu lại (nhiều đến cả mấy mâm)……thì chắc-chắn đó là điều “không thể nào có được”.
TẠI SAO ?
Bởi vì :
Những sự chứng-đắc và thành-tựu (được) như thế thảy đều là “cảnh-giới” của bậc Thánh-nhơn đã tu-chứng được thánh quả giải-thoát, đầy-đủ GIỚI, ĐỊNH, HUỆ rồi, chớ đấy quyết :
a/- Chẳng phải là phần việc của các hàng thường-nhơn “xuất-gia” và “tại-gia” tu-tập lem-nhem.
Hoặc của những :
b/- Kẻ xuất-gia nào mà suốt đời chỉ chuyên-chú vào việc Tụng Kinh, Niệm Phật, Cúng đám… cầu phước… qua ngày đâu.
Bởi vì PHẬT đã có “huyền-ký” lời rằng :
“Mạt pháp ức-ức nhơn tu-hành,
hãn nhứt đắc-đạo”.
Tức là :
Vào trong thời-kỳ Mạt-pháp nầy (tuy là có) ức-ức người tu-hành, song không một ai được đắc-đạo (giải-thoát), có XÁ-LỢI vv… cả.
*
Do vì như vậy (tức là qua các PHẦN biện-luận trên), cho nên một lần nữa, Tôi xin minh-định lại rằng :
Ý định (của Tôi) khi cầm bút biên-soạn ra quyển-sách “THẾ NÀO LÀ XÁ-LỢI” nầy, mục-đích chỉ đơn-thuần là :
a/- Thể theo lời yêu-cầu của các hàng học Phật chơn-chánh.
Và :
b/- Mang thêm đến phần “chánh-kiến” cho các hàng Phật-tử tu-học theo PHẬT-PHÁP… hiện-tại cùng trong mai-hậu (riêng cho việc “XÁ-LỢI” nầy) mà thôi.
Chớ :
Tuyệt-nhiên không còn có ẩn-ý nào sai khác nữa.
*
Xưa nay,
Vì căn-cơ, kiến-giải, sở-háo của chúng-sanh (nói chung) và các người tu-học theo Phật-pháp (nói riêng) thảy đều khác-biệt (nhau), cho nên :
– Tôi không bao giờ dám cho việc làm nầy là được hợp Ý với tất-cả.
Chẳng qua :
– Đứng trên bình-diện của một Tăng-nhân có TÂM-NIỆM hộ-trì Pháp-bảo, hoằng-dương Phật-pháp, TRUYỀN TRAO “PHẬT TRI-KIẾN” – (tức là CHÁNH-KIẾN) – đến cho hàng-ngũ Phật-tử, cũng như vì sự lợi-ích của (những) người học Phật chơn-chánh hiện-tại cùng mai-hậu mà biên-soạn ra thôi.
Giả sử như :
a/- Nếu có các bậc thông-gia, bác-lãm, đạo-lý cao-minh nào khác trong Phật-pháp có cơ-duyên xem đọc đến, thấy trong đây có nhiều khuyết-điểm, sai-lầm rồi chỉ-trỏ, bình-luận, chê cười, phỉ-báng, v.v… thì :
Tôi quyết cũng không bao giờ
có lòng buồn tủi chi hết.
Ngược lại :
b/- Tôi xin :
– Nguyện cùng nhau kết làm “người bạn sen” qua Pháp-môn Tịnh-độ thù-thắng mà Đức A-Di-Đà Thế-Tôn đã (vì lòng Từ-Bi) dùng “Đại-Thiện phương-tiện” khai-bày, lưu-hậu lại…. rồi chân-thành khuyên-nhắc lẫn nhau, dốc lòng chuyên-nhất tu-tập, hành-trì…
Để một ngày mai hậu kia, dù cho :
– Giới, Định, Huệ chẳng được tròn.
Hay :
– Nghiệp chướng không tiêu-trừ hết.
Hoặc là :
– “Nội thân công-đức” chưa đủ sức kết thành ra xá-lợi v.v…
Nhưng cũng vẫn được :
– Nương vào nơi “Phật lực tiếp-dẫn” mà “đới nghiệp vãng-sanh” về cõi Cực-Lạc, chứng ngôi bất thối, thoát-ly khỏi vòng sanh-tử…
Đó là một điều hân-hạnh và cần-thiết cấp-
bách cho việc tu-hành của chúng-ta (hiện nay) vậy.
*
Sau cùng :
Tôi cũng xin gởi ý mình (đến các “hữu duyên nhơn” nào đọc được đến quyển sách nầy) qua lời Kệ dạy của Ngài LIÊN-TRÌ Đại-sư (Liên-Tông Bát Tổ) sau đây :
“Hai chục năm qua việc đáng nghi,
Ngoài ba ngàn dặm gặp “sao kỳ”.
Đốt hương, liệng kích dường như mộng,
Ma, Phật tranh suông thị lẫn phi.”
(Xem lại lời chú-giải về bài “Kệ” trên đây trong quyển “LIÊN TÔNG THẬP TAM TỔ” do Tôi chú-giải – (nơi các trang từ 175 đến 184) – để được rõ nghĩa hơn).
*
Việc Pháp-sự nầy nếu như có gây-tạo nên được ít nhiều phước-đức, căn lành chi, bút-giả xin nhứt-tâm khấn-nguyện :
– Hồi-hướng “trang-nghiêm tịnh-độ” đến cho tứ ân, tam hữu.
Và :
– Tất-cả chúng-sanh trong pháp-giới hữu-tình.
Trân-trọng.
Viết xong vào tiết Trọng Đông
Năm Quý-Mùi (2003)
Ngày 16 tháng 1 Âm-lịch tại
HƯƠNG-VÂN Tịnh thất NEBRASKA
Niệm Phật Tăng
Sa-môn THÍCH HẢI-QUANG
(Cẩn chí)
(1)– Phật-tử theo “Truyền-thống gia-đình”.
Tức là : – Ông, Bà, Cha, Mẹ….là Phật-tử, thì đến đời mình – (dù là không có được một lần đến chùa lạy PHẬT, quy-y, thọ-giới, học Pháp, nghe pháp, tụng-kinh vv….chi hết) – nhưng :
Vẫn cứ tự cho – (và tự xưng rằng) – mình là người của đạo PHẬT và là Phật-tử !!
(2)– Đã có nhận được vài ba bức thơ gởi đến chửi-bới và hăm-dọa (sẽ bêu xấu cá-nhân của luận-giả) đối với dư-luận bàng-quan.
(3)– Tăng thượng mạn : Là điều “MẠN” (kiêu ngạo) rất là khó cứu – đứng vào hàng thứ 5 trong bảy điều “MẠN” – đó là :
1/- Mạn :
a/- Như đối với người tu học BẰNG mình thì mình NÓI và CHẤP rằng : Mình BẰNG (họ).
b/- Đối với người tu-học còn yếu kém hơn mình thì mình NÓI và CHẤP rằng mình HƠN (họ đứt đuôi).
2/- Quá Mạn :
a/- Như đối với người tu học BẰNG mình thì mình NÓI và CHẤP rằng mình HƠN.
b/- Đối với người tu học HƠN mình (rõ-ràng) thì mình NÓI và CHẤP rằng mình BẰNG (ngang cơ với HỌ).
3/- Mạn Quá Mạn : Là nhứt-định tranh lấy phần HƠN về mình.
Đó là việc :
a/- Người ta vốn (có tài đức và sự tu-tập) HƠN mình (rõ-ràng)
Nhưng :
– Mình NÓI và CHẤP rằng mình HƠN họ !!!
Và cứ luôn-luôn :
b/- Nhứt-định quả-quyết rằng mình HƠN !!!
4/- Ngã-Mạn : Là tự thị (ỷ lại) vào tài sức của mình mà
khinh-khi, đè ép người khác.
5/- Tăng Thượng-Mạn : Là kiêu-căng, ngạo mạn một cách “quá trời” (cao).
Đó là việc :
a/- Chưa “đắc đạo” mà tự nói rằng mình “đã đắc đạo” (CHƯA ĐƯỢC mà nói là mình đã ĐƯỢC).
b/- Chưa đắc quả THÁNH (tức là chưa chứng được đạo quả từ Tu đà-hoàn đến A-la-hán hoặc Duyên-Giác, Bồ-Tát…) mà nói là mình đã “đắc (quả) Thánh”.
c/- Chưa chứng được “LÝ” (của bậc) THƯỢNG-THÁNH (tức là thành bậc thánh-nhơn giải-thoát khỏi vòng sanh-tử) mà nói là mình đã ĐƯỢC, đã CHỨNG.
d/- Không có (và chẳng thành-tựu được) XÁ-LỢI mà tự nói (khoe-khoang) rằng :
– Mình đã có được XÁ-LỢI !
v.v…
(Đây là tội “MẠN” nặng nhứt, dù cho PHẬT còn tại thế cũng không thể nào cứu được nữa – Vì bị “CHƯỚNG” ngăn che làm cho không thể nào thấy, gặp được PHẬT).
6/- Ty Liệt Mạn : Đem “tài hèn sức mọn” (như cát bụi) của mình ra mà khoe-khoang.
Đó là việc :
– Có được chút ít “tài-đức” thì rêu-rao ra lời đại ngôn rằng : – “Ta đây là một người có “đại tài, đại đức” khắp trong thiên-hạ không ai bằng TA cả”…
7/- Tà-Mạn : Đó là các việc :
a/- Mình vốn không có “thực đức, thực tài” nhất một chút chi cả.
Mà cứ tự cho rằng :
b/- Mình có “đủ tài, đủ đức”,
Do đó mà đưa đến các việc sai lầm nghiêm-trọng, như là:
Chẳng (thèm) lễ tháp-miếu của PHẬT.
Chẳng (thèm) cung-kính Tam-bảo (Phật, Pháp, Tăng).
Chẳng (thèm) Tụng-Kinh, Niệm-Phật.
Chẳng (thèm) học tập theo Kinh-điển.
v.v…
(4)– 62 món “KIẾN-CHẤP” sai lầm : Là 62 thứ “ý-kiến” cùng CÁC “sự thấy biết” sai-lầm của chúng-sanh (nói chung) và các hàng “ngoại-đạo tà-giáo” (nói riêng).
Đó là các việc :
1/- NGÃ KIẾN (còn gọi là THÂN-KIẾN) : Nghĩa là luôn-luôn NGHĨ-TƯỞNG và CHẤP CHẶT rằng :
– THÂN nầy là TA, của TA.
2/- ĐOẠN KIẾN (còn gọi là VÔ-KIẾN) : Đây là việc chấp rằng “THÂN không có” và “TÂM cũng không có” luôn nữa, của hàng ngoại-đạo, tà-giáo – (tức là xem con NGƯỜI cũng như là một thứ cỏ, cây, ngói, đá “vô tâm, vô thân” vậy) – vì lầm “CHẤP” như thế cho nên HỌ quan-niệm sái-quấy rằng :
Hễ chết rồi là hết, chớ chẳng có bị nhận chịu các việc luân-hồi, quả báo… chi cả.
THƯỜNG KIẾN (còn gọi là HỮU-KIẾN) : Đây là các việc :
– Chấp rằng THÂN, TÂM (nầy) là còn mãi-mãi (bất biến) – của hàng ngoại-đạo, tà-giáo – chớ không bị thay đổi, hay mất diệt chi cả…
– Cho nên HỌ quan-niệm rằng :
– Hễ làm NGƯỜI rồi thì (sau khi chết đi và tái-sanh lại) cũng sẽ được tiếp-tục mang thân NGƯỜI nữa.
Còn như :
– Hễ bị làm thú-vật rồi thì (sau khi chết đầu thai trở lại) cũng sẽ tiếp-tục mang thân thú-vật nữa !
Chớ :
– Không có việc thay hình, đổi dạng hay thọ-báo chi… trong 6 nẻo luân-hồi… hết.
(Phụ-chú :
Hai thứ KIẾN-CHẤP “ĐOẠN” và “THƯỜNG” nầy gộp
Lại, được gọi bằng một tên chung là “ĐOẠN-THƯỜNG” KIẾN).
*
3/- Lại còn có thêm 60 món “KIẾN CHẤP” sai-lầm khác nữa.
Đó là các việc :
– Trong “ngũ-uẩn” là Năm “ẤM” :
– SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC thì :
a/- Đối với “SẮC” – (UẨN) – (ở đây ý nói riêng về “SẮC-thân” tứ đại của mình), thì (cả) chúng-sanh và ngoại-đạo đều có chung 4 thứ quan-niệm (ý-kiến) như sau:
1/- Cho rằng : SẮC là TA.
2/- Cho rằng : lìa SẮC là TA.
3/- Cho rằng : SẮC lớn TA nhỏ, TA lớn SẮC nhỏ.
4/- Cho rằng : TA lớn SẮC nhỏ, TA nhỏ SẮC lớn.
b/- Đối với THỌ – (UẨN) – thì cũng có 4 quan-niệm (ý-kiến) sai-lầm rằng :
1/- THỌ là TA.
2/- Lìa THỌ là TA.
3/- THỌ lớn TA nhỏ, TA lớn THỌ nhỏ.
4/- TA lớn THỌ nhỏ, TA nhỏ THỌ lớn.
c/- Với 3 “uẩn” còn lại là : TƯỞNG, HÀNH, THỨC thì ở nơi mỗi UẨN, chúng-sanh cũng đều có 4 thứ quan-niệm sai-lầm y như vậy.
Tức là trong “5 UẨN” thì có cả thảy là :
5 x 4 = 20 món quan-niệm (kiến-chấp) sai lầm.
Nhơn lên cho 3 đời : Quá-khứ, hiện-tại, vị-lai thì thành ra:
20 Kiến-chấp x 3 đời = 60 món kiến-chấp sai-lầm.
Cộng thêm vào hai món “NGÃ-KIẾN” và “ĐOẠN-THƯỜNG KIẾN” nữa là thành ra :
62 MÓN KIẾN-CHẤP
(sai-lầm của chúng-sanh trong tam-giới sanh-tử).
(5)– MẬT-TÍCH : Là một vị đại Bồ-Tát thị-hiện thân ra làm Thần HỘ-PHÁP trong PHẬT-GIÁO.
Ngài thường cầm chày “Kim-cang” theo hầu sau lưng chư PHẬT và các vị Nhất-sanh Bổ-xứ Đại Bồ-Tát (như Đức Di-Lặc Bồ-Tát đây là một) trong khắp 10 phương pháp-giới.
(6)– Chúng-sanh điên-đảo, rôi loạn : Là “TÂM” của chúng-sanh bị điên-đảo, mê-hoặc, nhất là ở vào trong 2 thời kỳ Tượng-pháp, Mạt-pháp (nói chung) và 3 thời kỳ sau chót là Đa-văn, Tháp-tự, Đấu-tranh kiên-cố hiện nay (nói riêng).
Tại sao bị rối-loạn ?
Chính vì xa rời Thiện-tri thức, xa rời Phật-pháp, ham-mê “ngũ dục lạc” và trong TÂM có đầy-đủ 62 món “Kiến-chấp sai-lầm” kia….
(7)– Ngô NGÃ : (ngô là ngây-ngô, ngu-dốt – Ngã là Ta)
Tức là chúng-sanh do vì bị Tham, Sân, Si cầm nắm… cho nên trong “TÂM” luôn chấp chặt vào nơi “VỌNG NGÔ của mình một cách mù-quáng, sai-lầm, trái ngược lại với Chơn-lý của PHẬT dạy.
(Nghĩa là chấp chặt – (chớ không chịu buông bỏ) – vào nơi NGà TƯỚNG vô-thường, tạm bợ của mình và cho rằng “NGÔ đó là “Thường còn” bất biến (!!!)
Mà :
– Hễ có “NGÃ TƯỚNG” rồi, thì nhứt-định phải có “3 TƯỚNG” trói-buộc còn lại là “NHƠN, CHÚNG-SANH, THỌ-GIẢ” ngay.
Do đây mà có “đấu-tranh” và “rối-loạn” (giữa người “Hộ trì chánh-pháp” của PHẬT và Thế-gian “chúng-sanh điên-đảo”).
(8)– Tức là trong thời buổi “MẠT-PHÁP” hiện nay (từ cuối thế-kỷ 20 nầy và trở riết về sau…)
(9)– Đây là nói đến việc :
– Các loại thư “nặc-danh” nói xấu thầy nầy, thầy nọ…. đã được (ai đó ?) phổ-biến khắp mọi nơi từ trước đến giờ đã gây ra rất nhiều xôn-xao trong dư-luận Phật-tử.