BẤT THOÁI KIM LUÂN THỦ NHÃN

 

Bất Thối Kim Luân Thủ (Tay cầm bánh xe báu):

Tay thứ năm trong tám tay thuộc Kim Cương Bộ của Mật Pháp, là Pháp Điều Phục.

Câu thứ 46 trong Chú Đại Bi là:”Bồ đề dạ” dịch nghĩa là Giác Đạo Giác Tâm tức Bất Thoái Kim Luân Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.

Đại Bi xuất tướng câu 46: Bồ Đề Dạ

Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 40 trong Kinh Văn:

“Nếu muốn từ thân này cho đến được Phật Thân chẳng bị thoái chuyển Tâm Bồ Đề thì nên cầu nơi tay Bất Thoái Kim Luân”.

Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 38:

“Nếu người nào vì từ Thân hiện tại cho đến Thân Phật, Tâm Bồ Đề thường chẳng thoái chuyển thì nên cầu nơi bàn tay cầm Bất Thoái Kim Luân”.

Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ 38 là:

Nếu vì Tâm Bồ Đề chẳng thoái chuyển nên tu Pháp Bất Chuyển Luân. Tượng BẤT CHUYỂN QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT…. xong tay phải cầm Kim Luân ( bánh xe vàng) tay trái ấn tòa làm thế bất động, vẽ tượng xong.

Tướng Ấn là: Tay trái án mặt đất, tay phải nắm quyền dựng Phong (ngón trỏ) và Không (ngón cái) như thế cầm bánh xe.

 

Bất Chuyển Quán Tự Tại Bồ Tát

38) Bất-Thối-Kim-Luân Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn từ thân này cho đến thân thành Phật, Tâm-bồ-đề thường không lui sụt, nên cầu nơi Tay cầm Bất-Thối-Kim-Luân.”

Thần-chú rằng: Bồ-Đề Dạ [46]

𑖤𑗜𑖠𑖰𑖧
BUDHIYA

BUDHIYA (Giác ngộ, tỉnh ngộ)

[BUDDHIYA  BUDDHIYA: Khiến cho khắp cả chúng sinh Giác ngộ tỉnh ngộ.]

Bồ Ðề Dạ, Bồ Ðề Dạ”: Hai câu Chú này là tiếng Phạn, nghĩa là “giác đạo” hoặc là “giác tâm”. Bạn muốn đắc được giác đạo thì trước hết phải có tâm giác ngộ; nếu bạn chẳng có tâm giác ngộ thì không thể tu đạo giác ngộ. Cho nên chúng ta người tu đạo, trước phải có tâm chân chánh giác ngộ, sau mới có thể tu thành đạo giác ngộ.

Hai câu Chú này là “Bất Thối Kim Luân Thủ Nhãn”. Bất Thối Kim Luân tức là tâm bồ đề vĩnh viễn không thối chuyển.

Từ nay cho đến khi thành Phật, tâm bồ đề đã phát ra phải càng ngày càng tinh tấn, vĩnh viễn không thể thối chuyển. Vì tâm bồ đề không thối chuyển, cho nên bạn sớm sẽ thành tựu quả vị Phật, nếu bạn thối thất tâm bồ đề thì thành Phật chậm một chút. Chúng ta là người học Phật pháp nên ngày càng tinh tấn, ngày càng phát tâm đại bồ đề, đừng thối thất tâm bồ đề. Giống như luôn luôn đến Phật đường để nghe giảng Kinh, phải có tư tưởng rất khó khăn mới nghe được Kinh, vì pháp hội này chẳng dễ gì gặp được. Bạn thấy pháp hội của chúng ta rất đơn giản, song hiện nay trên thế giới này bạn tìm pháp hội tinh tấn như chúng ta, hằng ngày giảng Kinh, hằng ngày thuyết pháp, giống như nước sông chảy hằng ngày, không ngừng, có thể nói là không có. Trên thế gian này, chúng ta gặp được pháp hội như thế này, bất cứ chúng ta như thế nào cũng ở trong sự bận rộn mà đến nghe Kinh, nghe pháp; mỗi khi có người giảng Kinh thì bạn nên đến tùy hỷ đạo tràng, ủng hộ đạo tràng. Chúng ta ở đây mỗi buổi tối đều có giảng Kinh, cho nên mỗi buổi tối đều nên đến ủng hộ pháp hội. Chúng ta đừng có phân biệt nói : Tối hôm là người nào giảng, người đó giảng không hay lắm, tôi không đi nghe. Ðừng có tâm như thế ! Bạn nghe lâu rồi thì bất cứ ai giảng cũng đều có chân lý, đều có chỗ phát minh. Cho nên nếu người nào có thời gian đều nên tùy hỉ pháp hội, đừng lười biếng. Vì pháp môn này trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được. Hiện nay chúng ta đã gặp thì hãy dũng mãnh tinh tấn. Bạn dũng mãnh tinh tấn thì không thối thất tâm bồ đề. Không thối lùi có ba thứ : Vị không thối lùi, niệm không thối lùi và hành không thối lùi.

Vị không thối lùi: Nếu bạn đã chứng quả thì không thối lùi về phàm phu. Nếu bạn chứng được quả Bồ Tát thì không thối lùi về A La Hán; nếu bạn chứng được Phật quả thì không còn thối lùi về quả vị Bồ Tát, trừ khi bạn hoan hỉ nói tôi chứng được quả vị Phật, song tôi còn hiện thân Tỳ Kheo để giáo hóa chúng sinh.

Niệm không thối lùi: Giống như chúng ta học Phật pháp, có khi cảm thấy chẳng có ý nghĩa gì, tôi chẳng muốn tu hành nữa, chẳng muốn đi nghe Kinh, đó là ý niệm thối lùi. Tôi không thích đến Chùa, không thích đi lễ Phật, đó là niệm thối lùi. Niệm thối lùi thì ma chướng sẽ sinh ra; ma thì rất thích bạn thối lùi. Nếu bạn niệm không thối lùi thì nghe Phật pháp, càng nghe càng thích nghe, càng thích nghe thì càng nghe, đó là niệm không thối lùi. Niệm không thối lùi thì hành phải không thối lùi.

Hành không thối lùi: Hành là tu hành, tu hành càng ngày càng tiến bộ, ngày càng dụng công. Dũng mãnh tinh tấn phát tâm đại dũng mãnh để tu đạo, đó là hành không thối lùi.

Bạn tu “Bất Thối Kim Luân Tử” thì đời này cho đến khi thành Phật, tâm bồ đề của bạn vĩnh viễn không thối lùi, cần nhất bạn phải tu hành.

Kệ:

Từ bi hỉ xả tứ vô lượng
Thị hiện thiện tướng hóa quần manh
Nhiếp thụ chúng sanh đăng bỉ ngạn
Hồi quang phản chiếu quy cố hương

Dịch:

Tứ vô lượng tâm từ bi hỉ xả
Giả hiện tướng lành dạy dỗ kẻ ngu si
Dẫn dắt chúng sinh vượt thoát tử sinh
Soi tự tính tìm đường về quê cũ.

Chơn-ngôn rằng: Án– thiết na di tả, tát-phạ hạ.

𑖌𑖼_𑖫𑖰𑖡 𑖦𑖸𑖬𑖿𑖧_ 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
OṂ_ŚINA MEṢYA_ SVĀHĀ

OṂ (Nhiếp triệu) ŚINA (cung cấp, bồi dưỡng trau dồi Trí Tuệ) MEṢYA (chúng tôi) SVĀHĀ (quyết định thành tựu)

Kim Luân là bánh xe có tám căm biểu thị cho sự luân chuyển sanh tử. Bồ Tát Quán Thế Âm cầm Kim Luân khiến cho nó chẳng lay động nhằm biểu thị cho nghĩa: phát tâm Bồ Đề, được bất thoái chuyển và  trừ dứt nghiệp luân hồi.

Hành Giả làm bành xe 8 căm, đặt trước Bản Tôn, tụng Chú sẽ trừ được nghiệp luân hồi, phát Tâm Bồ Đề khiến chẳng động chuyển.

Kệ tụng:

Thô tà hộ chánh kim cang luân
Ly mỵ vọng lượng câu độn hình
Bồ đề đạo tâm thường bất thoái
Kim thân nãi chí thành Phật thân

[Dùng TRÍ KIM-CANG chuyển ĐẠI-PHÁP LUÂN, trừ TÀ-MA hộ CHÁNH PHÁP.
Tất cả  LY MỴ VỌNG LƯỢNG đều phải ẨN-HÌNH.
BẤT-THOÁI-KIM-LUÂN thủ nhãn làm cho BỒ-ĐỀ TÂM KIÊN CỐ,
Từ thân trong ĐỜI NẦY cho tới khi THÀNH PHẬT THÂN.]

Nếu QUÝ-VỊ thường trì tụng BẤT-THOÁI KIM-LUÂN THỦ NHÃN ẤN PHÁP, thì cũng như dùng TRÍ KIM-CANG (PHẬT TRI KIẾN) CHUYỂN KIM-CANG-LUÂN ĐẠI PHÁP, QUÁN THẤY 50 loại ma NGŨ UẨN đều không có THẬT TƯỚNG ,  cho nên tất cả LY MỴ VỌNG LƯỢNG đến phá qúy vị, đều bị HIỆN NGUYÊN HÌNH, khi  qúy vị biết rõ chúng là ai, thì chúng hoảng sợ mà ẨN-HÌNH.

Đây là PHÁP HÀNG PHỤC, thuộc KIM-CANG BỘ, do đức PHẬT A-SÚC, tức là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, là giáo chủ của Thế Giới Tịnh Lưu Ly ở PHƯƠNG ĐÔNG làm bộ chủ, để trừ TÀ-MA, hộ CHÁNH PHÁP.

Lại nữa, nếu qúy vị TU trì thủ nhãn nầy được “NHỨT-TÂM”, thì cũng như người chứng được Bấtthốitrụ trong THẬP TRỤ, tức là NIỆM bất thối, HẠNH bất thối, VỊ bất thối. NIỆM bất thối là chẳng thối “BỒ-ĐỀ TÂM”, HẠNH bất thối là tinh tấn tu hành, VỊ bất thối là chẳng thối lùi về hàng nhị thừa. Bồ Tát có ba thứ bất thối này, thì dũng mãnh hướng về trước, cho nên gọi là bất thối trụ.

Từ THÂN “BẤT THỐI TRỤ” TRONG ĐỜI NẦY CHO ĐẾN KHI THÀNH PHẬT THÂN, KHÔNG BỊ THOÁI CHUYỂN “BỒ-ĐỀ TÂM”.

KINH VĂN:

7. Bất thoái trụ: Thân tâm hợp thành, nhật ích tăng trưởng, danh bất thoái trụ.

(Bất Thối Trụ – Thân tâm dung hợp, ngày càng tăng trưởng gọi là Bất Thối Trụ.)

Giảng: Bất thối trụ: Tức là niệm bất thối, hành bất thối, vị bất thối. Niệm bất thối là chẳng thối tâm bồ đề, hành bất thối là tinh tấn tu hành, vị bất thối là chẳng thối lùi về hàng nhị thừa. Bồ Tát có ba thứ bất thối này, mà dũng mãnh hướng về trước, cho nên gọi là bất thối trụ.

THẬP TRỤ

1. Phát Tâm Trụ: A-nan! Thị Thiện nam tử, dĩ chân phương tiện, phát thử thập tâm. Tâm tinh phát huy, thập dụng thiệp nhập. Viên thành nhất tâm, danh phát tâm trụ.

( Phát Tâm Trụ – A Nan! Thiện nam tử ấy, do chân phương tiện phát ra mười bậc tín tâm kể trên, tâm tinh vi phát ra ánh sáng, mười thứ dụng xen lẫn nhau, viên dung thành một tâm, gọi là Phát Tâm Trụ.)

Giảng: Phát Tâm Trụ tức là căn lành của Bồ Tát đã gieo trồng trong quá khứ, đã tu đạo Bồ Tát, đã hành lục độ vạn hạnh, căn lành chín mùi, phát tâm đại bồ đề, trụ ở bậc này, cho nên gọi là ban đầu phát tâm.

2. Trị Địa Trụ: Tâm trung phát minh, như tịnh lưu ly. Nội hiện tinh kim. Dĩ tiền diệu tâm, lý dĩ thành địa, danh trì địa trụ.

(Trị Địa Trụ – Trong tâm sáng suốt như lưu ly trong sạch, trong hiện vàng ròng tinh túy, dùng diệu tâm trước kia sửa sang thành địa để đi đứng gọi là Trị Địa Trụ )

Giảng: Tức là Bồ Tát trong quá khứ đã tu trị (trừ) tham sân si ở trong tâm. Vô minh, phiền não, chấp trước, tập khí… từng chút, từng chút, dần dần trừ sạch mà trụ ở bậc này, cho nên gọi là trị địa trụ. Phiền não của Bồ Tát có bớt mà chẳng tăng, còn phiền não của chúng ta phàm phu, thì có tăng mà chẳng giảm. Bớt một phần phiền não, thì tăng thêm hai phần phiền não, cho nên càng ngày càng nhiều, có tới tám vạn bốn ngàn phiền não, đây là chẳng có trị địa trụ.

3. Tu Hành Trụ: Tâm địa thiệp tri, câu đắc minh liễu. Du lý thập phương, đắc vô lưu ngại, danh tu hành trụ.

(Tu Hành Trụ – Tâm địa biết khắp, tất cả rõ ràng, đi khắp mười phương, được chẳng ngăn ngại, gọi là Tu Hành Trụ.)

Giảng: Tức là Bồ Tát siêng tu đủ thứ pháp môn, đối với tất cả tri kiến đều thấu suốt.

Do đó: “Siêng tu giới định huệ
Tức diệt tham sân si.”

Cho nên gọi là tu hành trụ.

4. Sanh Qúy Trụ: Hạnh dữ Phật đồng, thọ Phật khí phần. Như trung uẩn thân, tự cầu phụ mẫu. Uẩn tín minh thông, nhập Như Lai chủng, danh sanh qúy trụ.

( Sanh Quý Trụ – Hạnh đồng với Phật, thọ tinh thần Phật, như cái thân trung ấm tự tìm cha mẹ, trung ấm dung thông với lòng tin, thầm nhập vào giống Như Lai, gọi là Sanh Quý Trụ.)

Giảng: Bồ Tát vì tu hành, có đủ thứ căn lành, cho nên sinh vào nhà Phật tôn quý, tất cả đều tương đồng với Phật, cho nên gọi là sinh quý trụ.

5. Cụ Túc Trụ: Ký du đạo thai, thân phụng giác dận. Như thai dĩ thành, nhân tướng bất khuyết, danh phương tiện cụ túc trụ.

(Cụ Túc Trụ – Đã vào đạo thai, nối dòng của Phật, như thai đã thành hình, tướng người đầy đủ, gọi là Phương Tiện Cụ Túc Trụ.)

Giảng: Cụ túc phương tiện trụ: Tức nhiên Bồ Tát sinh vào nhà Phật, nên đầy đủ tất cả phương tiện pháp môn để giáo hóa chúng sinh, cho nên gọi là cụ túc phương tiện trụ.

6. Chánh tâm trụ: Dung mạo như Phật, tâm tướng diệc đồng, danh chánh tâm trụ.

(Chánh Tâm Trụ – Dung mạo và tâm tướng đều đồng như Phật, gọi là Chánh Tâm    Trụ.)

Giảng: Lúc này Bồ Tát trụ vào tam muội chánh tâm, đạo tâm tương đồng với Phật, cho nên gọi là chánh tâm trụ.

7. Bất thoái trụ: Thân tâm hợp thành, nhật ích tăng trưởng, danh bất thoái trụ.

(Bất Thối TrụThân tâm dung hợp, ngày càng tăng trưởng gọi là Bất Thối Trụ.)

Giảng: Bất thối trụ: Tức là niệm bất thối, hành bất thối, vị bất thối. Niệm bất thối là chẳng thối tâm bồ đề, hành bất thối là tinh tấn tu hành, vị bất thối là chẳng thối lùi về hàng nhị thừa. Bồ Tát có ba thứ bất thối này, mà dũng mãnh hướng về trước, cho nên gọi là bất thối trụ.

8. Đồng chân trụ: Thập thân linh tướng, nhất thời cụ túc, danh đồng chân trụ.

(Đồng Chơn Trụ – Linh tướng của thập thân nhất thời đầy đủ gọi là Đồng Chơn Trụ.)

Giảng: Tức là thể đồng tử chân thật, tức cũng là chẳng có kết hôn (còn thuần NAM hoặc thuần NỮ). Bồ Tát đời đời kiếp kiếp giữ gìn bản lai diện mục (đồng thể), cho nên gọi là đồng chân trụ.

9. Pháp Vương tử trụ: Hình thành xuất thai, thân vi Phật tử, danh Pháp Vương tử trụ.

(Pháp Vương Tử Trụ – Hình đã thành, ra khỏi thai, làm con của Phật, gọi là Pháp Vương Tử Trụ.)

Giảng: Phật là Pháp Vương, Bồ Tát là Pháp Vương tử (con của đấng Pháp Vương). Có quyền kế thừa đấng Pháp Vương, cho nên gọi là Pháp Vương tử trụ.

10. Quán đảnh trụ: Biểu dĩ thành nhân, như quốc đại Vương. Dĩ chư quốc sự, phần ủy Thái-Tử. Bỉ sát lợi Vương, thế tử trưởng thành. Trần liệt quán đảnh, danh quán đảnh trụ.

( Quán Đảnh Trụ – Khi Pháp Vương Tử đã trưởng thành, ví như Thái Tử vua Sát Lợi đến tuổi trưởng thành, sẽ được phụ vương ủy nhiệm việc nước, nên làm lễ quán đảnh, gọi là Quán Đảnh Trụ.)

Giảng: Pháp Vương tử khi sắp thành Phật, thì phải tiếp thọ mười phương chư Phật dùng pháp thủy (nước pháp) để quán đảnh, khiến cho đầy đủ từ bi hỷ xả bốn tâm vô lượng, cho nên gọi là quán đảnh trụ.

KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM

QUYỂN 8 PHẦN 2

— o0o —

TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN giảng thuật

Kệ tụng:

Nắng lại mưa qua
Chìm nổi vui buồn
Phù thế thương lưu lạc!
Nhớ thuở còn thơ
Cổ thụ bên nhà
Cùng trẻ nô đùa hát.
Rồi hỏi Hoàng Mai
Tìm lối Liên Hoa
Tóc xanh vừa điểm bạc.
Một nén tâm hương
Một chí Tây Phương
Chờ lắng bên trời nghe tiếng nhạc!
Thân người dễ mất
Pháp Phật khó nghe
Tinh tấn khuyên lên đường giải thoát.
Niệm không phải khó
Khó tại bền lâu
Khẩn nguyện cùng sanh về Cực Lạc.
Bền lâu không khó
Khó ở nhứt tâm
Sẽ thấy hoa sen lầu các!

(Niệm Phật Phải Bền Lâu Không Gián Đoạn – HT THIỀN-TÂM)

Tóm lại, nếu Quý-vị thường trì “BẤT-THOÁI-KIM-LUÂN THỦ NHÃN ẤN PHÁP” được NHỨT-TÂM, thì có khả năng trừ TÀ-MA, hộ CHÁNH-PHÁP. Tất cả LY MỴ VỌNG LƯỢNG phải ẨN HÌNH.

Từ ĐỜI NẦY cho đến khi THÀNH PHẬT, bồ-đề tâm không BỊ THOÁI-CHUYỂN.

Ly Mỵ 魑魅 là loài yêu quái ở rừng núi, mặt người mình thú, hay làm mê hoặc và làm hại người ta. “Vọng Lượng 魍魎  là giống yêu quái ở gỗ đá trong núi sông.

Kệ tụng Việt dịch:

Bỏ tà theo chánh chuyển pháp luân
Quỉ mị yêu tinh sợ ẩn mình
Bồ đề tâm đạo không thoái chuyển
Thân này thân Phật được viên thành.

 

Bất-Thối Kim-Luân Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Ba Mươi Tám

Bồ-Đề Dạ [46]
𑖤𑗜𑖠𑖰𑖧
BUDHIYA

Án– thiết na di tả, tát-phạ hạ.
𑖌𑖼_𑖫𑖰𑖡 𑖦𑖸𑖬𑖿𑖧_ 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
OṂ_ŚINA MEṢYA_ SVĀHĀ