HÓA PHẬT THỦ NHÃN

 

Hóa Phật Thủ (Tay nâng vị Hóa Phật):

Tay thứ nhất trong tám tay của Như Lai Bộ của Mật Pháp, là Pháp Tức Tai.

Câu thứ 38 trong Chú Đại Bi là:”A Ra Sâm” dịch nghĩa là tự tại nơi Pháp tức Hóa Phật Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.

Đại Bi xuất tướng câu 38: A Ra Sâm

Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 37 trong Kinh Văn:

“Nếu muốn đời đời sinh ra chẳng xa lìa và ở bên cạnh chư Phật thì nên cầu ở tay Hóa Phật”.

Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 35:

“Nếu người nào vì đời đời chẳng lìa bên chư Phật thì nên cầu nơi bàn tay Hóa Phật”.

Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ 35 là:

Nếu người muốn chẳng xa lìa và ở bên cạnh Đức Phật thì có thể tu Pháp Hóa Phật .Tượng BẤT LY QUÁN TỰ TẠI….. chỉ có trên lòng bàn tay trái đặt vị Hoá Phật, tay phải làm cái bàn đỡ Tòa Hóa Phật, vẽ tượng xong.

Tướng Ấn là: chắp hai tay lại giữa rỗng.

Bất Ly Quán Tự Tại Bồ Tát

35) Chưởng-Thượng Hóa-Phật Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn tùy theo chỗ sanh, thường ở bên Phật, nên cầu nơi Tay hiện Hóa-Phật”.

Thần-chú rằng: A Ra Sâm [38]

𑖀𑖨𑖬𑖰𑖽
ARAṢIṂ

ARAṢIṂ (Sự trống rỗng về cảm giác và mùi vị)

ARAṢIṂ: Tu hành Pháp Thân thanh tịnh vượt ra khỏi các pháp chướng ngại mà làm Bậc Pháp Vương ở Pháp Tự Tại

A Ra Sâm” cũng là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là “chuyển luân pháp vương”. Chuyển là vận chuyển, luân là bánh xe pháp, tức là Ðấng Pháp Vương chuyển bánh xe pháp. Chuyển đại pháp luân là luôn luôn diễn nói diệu pháp đại thừa, đạo lý nói ra rất thâm sâu vi diệu, những người khác nói không được vi diệu pháp mà bạn giảng giải rất tỉ mỉ, đó gọi là chuyển luân pháp vương.

Thủ Nhãn này là “Chưởng Thượng Hóa Phật Thủ Nhãn”. Bạn tu pháp này thì đời đời kiếp kiếp đều luôn luôn theo chư Phật tu học, luôn luôn sinh vào chỗ của chư Phật.

Ở Ðài Loan cũng có vị Pháp sư nào đó giảng Chú Ðại Bi, mỗi một Thủ Nhãn ông ta đều giảng thành một vị Bồ Tát. Ví như “Chưởng Thượng Hóa Phật Thủ Nhãn” thì ông ta nói là “Chưởng Thượng Hóa Phật Bồ Tát Thủ Nhãn”. Ðó là sai một ly đi một dặm. Tại sao? Vì vốn chẳng có tên vị Bồ Tát này ! Bạn hãy mở toàn bộ Ðại Tạng Kinh ra, từ đầu đến cuối chẳng có một Bồ Tát nào gọi là “Chưởng Thượng Hóa Phật Bồ Tát”, chẳng có. Bạn có thể nói như vầy :”Bồ Tát tu Chưởng Thượng Hóa Phật Thủ Nhãn”; ý nghĩa này khác nhau. Bạn đem tên của Thủ Nhãn làm tên cho Bồ Tát, như thế thì chẳng có căn cứ, chẳng có căn cứ thì bạn tìm không ra tên của Bồ Tát này.

Giống như câu này ông ta cũng nói :”Như Ý Châu Bồ Tát Thủ Nhãn”. Như ý châu là tên của hạt châu, hoặc là có một vị Bồ Tát cũng gọi tên đó, song 42 Thủ Nhãn chẳng phải là tên của 42 vị Bồ Tát, chẳng phải. Ở đây chỉ có thể nói “Bồ Tát tu Như Ý Châu Thủ Nhãn”, không thể nói :”Như Ý Châu Bồ Tát Thủ Nhãn”. Bạn nói như thế thì đã sai lại càng sai, bạn cũng không thể nói :”Bảo Bát Bồ Tát Thủ Nhãn”, chỉ có thể nói :”Bồ Tát tu Bảo Bát Thủ Nhãn”, chẳng phải Bảo Bát là tên của Bồ Tát. Tôi thấy họ ở Hương Cảng giảng lại quyển “Ðại Bi Kinh giảng nghĩa” cũng giảng như thế, biến 42 Thủ Nhãn thành 42 tên của Bồ Tát, đó là sai lầm.

Bốn Mươi Hai Thủ Nhãn này đều là sở tu của Bồ Tát, chứ chẳng phải là tên của 42 vị Bồ Tát, chỗ này, chúng ta học Phật pháp phải nên biết. Giảng Phật pháp nhất định phải có căn cứ, chẳng có căn cứ mà giảng Phật pháp thì không chánh quyết. Cho nên “A La Sâm” là Chưởng Thượng Hóa Phật Thủ Nhãn, là sở tu của Bồ Tát. Vị Bồ Tát nào? Vị Bồ Tát này không nhất định. Ai tu 42 Thủ Nhãn thì người đó là vị Bồ Tát đó, ai không tu thì người đó chẳng phải là vị Bồ Tát đó. Bạn tu 42 Thủ Nhãn thành công rồi thì bạn sẽ chứng đắc quả vị Bồ Tát.

Kệ:

Tứ thập nhị thủ diệu vô cùng
Thông thiên đạt địa cảm mê mông
Bài nỗ cung tiễn uy thần tốc
Cường giả điều phục nhược giả hưng

Dịch:

Vi diệu khôn lường bốn mươi hai pháp
Thông đất trời cảm hóa kẻ trầm luân
Cung tiễn, thuẫn bài, nỏ báu hiển uy thần
Kẻ cường tráng giúp đỡ người nhu nhược.

Chơn-ngôn rằng: Án– chiến na ra, ba hàm tra rị, ca rị na, chỉ rị na, chỉ rị nỉ, hồng phấn tra.

𑖌𑖼_ 𑖓𑖡𑖿𑖟𑖿𑖨𑖯𑖥 𑖦𑖜𑖿𑖚𑖩𑖰 𑖎𑖩𑖰𑖜 𑖐𑖴𑖮𑖿𑖜 𑖐𑖴𑖮𑖿𑖜𑖰 𑖮𑖳𑖽 𑖣𑖘𑖿
OṂ_ CANDRĀBHA  MAṆḌALI  KALIṆA  GṚHṆA  GṚHṆI  HŪṂ  PHAṬ

OṂ(Quy mệnh) CANDRĀBHA  MAṆḌALI (Nguyệt Quang Đạo Trường) KALIṆA (làm cho vui thích) GṚHṆA  GṚHṆI (chấp giữ, giữ lấy) HŪṂ (hộ khắp)  PHAṬ (phá bại khắp).

Trên bàn tay đặt một vị Hóa Phật nên có tên là Hóa Phật Thủ. Đây là pháp Hữu Vi  Hóa, nghĩa là ứng cơ liền hiện như bóng tuỳ hình. Do ngoài Tam Giới (3 cõi) chẳng có chúng sanh cho nên 3 thân Phật: Pháp Thân (Dharma kàya), Báo Thân (Sambhoga kàya), Hoá Thân (Nirmàna kàya) cũng chẳng xa lìa Tam Giới. Lại nữa,  vị Hoá Phật kết Định Ấn nhằm hiển thị cho nghĩa”Mỗi một chúng sanh đều có thân vi diệu của Như Lai”.

Nay Quán Thế Âm Bồ Tát dùng bản nguyện từ bi xông ướp Tam Muội”Chư Phật hiện tiền” nên mới hiện vị Hoá Phật trên bàn tay, hiển thị cho nghĩa ”Tất cả chúng sanh chẳng xa lìa Phật”.

Muốn thành tựu Pháp nầy, Hành giả quán tưởng tướng tay ở trước vị Hoá Phật, tụng chú Đại Bi thì rốt ráo chẳng xa lìa Phật Đạo.

Như Kinh nói: “Nên biết người đó là TẠNG THÂN của Chư Phật, là nơi yêu mến của 90 ức hằng hà sa Phật vậy”.

Kệ tụng:

Túc thực đức bản chủng thắng nhân
Chư Phật Bồ tát quyến thuộc thân
Giác hải trừng thanh tâm nguyệt hiện
Đại viên kính trí cổ kim minh.

[Trong quá khứ đã trồng THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC, nhưng chưa  từng gieo chủng nhân thù thắng.

Vì vậy, nên không được làm QUYẾN THUỘC của chư Phật và Bồ-Tát.

Trong biển giác ngộ, KHI TÂM THANH TỊNH THÌ xuất hiện MẶT TRĂNG DƯỚI NƯỚC,

dụ cho TÂM PHẬT cùng TÂM BỒ-TÁT HIỆP NHAU, tức là ĐẲNG-GIÁC BỒ TÁT.

Trong  đại viên cảnh trí, TẤT CẢ BA ĐỜI QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI và VỊ LAI ĐIỀU HIỆN

 rất rõ ràng, thì thành VÔ-THƯỢNG ĐẠO, tức là DIỆU-GIÁC.]

Chúng ta được được “QUY Y TAM BẢO”, y theo “PHẬT PHÁP TĂNG” mà tu hành là gì trong đời qúa khứ chúng ta đã trồng nhiều “THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC”  với TAM BẢO.

Nhưng chúng ta chưa từng gieo CHỦNG NHÂN THÙ THẮNG, nên hiện tại không được gặp CHƯ PHẬT BỒ TÁT, không được LÀM  QUYẾN THUỘC, không được ở chung một CHỔ VỚI CHƯ PHẬT BỒ-TÁT.

Tại  vì sao? Vì chúng ta chưa từng tu CHƯỞNG-THƯỢNG HÓA-PHẬT THỦ NHÃN ẤN PHÁP.

Cho nên, nếu Qúy-vị trì thủ nhãn này, tức là gieo được chủng nhân thù thắng, nhất định trong đời vị lai sẽ làm quyến thuộc của chư PHẬT và BỒ TÁT.

Lại nữa, Niệm PHẬT A-DI-ĐÀ CẦU VÃNG SANH, cũng là gieo chủng nhân thù thắng vì được vãng sanh tây phương cùng chư phật bồ tát ở chung một chỗ.

KINH VĂN:

Xá- Lợi- Phất! Lại trong cõi Cực Lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bực bất thối chuyển. Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà hết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói thôi!
Xá- Lợi- Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó. Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ.

Lại nữa, khi trì thủ nhãn nầy được NHẤT TÂM, thì cũng như  PHẬT và BỒ-TÁT gặp nhau ở tại biển giác ngộ, đây là cảnh giới “TÂM ẤN TÂM”, tức là ĐẲNG-GIÁC BỒ TÁT.

 Giác hải trừng thanh tâm nguyệt hiện.

Trì THỦ NHÃN đến đây phải dùng “TÂM KIM-CANG” hay “TRÍ KIM-CANG”, QUÁN LÝ NHƯ HUYỄN ĐỂ PHÁ TRỪ  VI-TẾ SANH-TƯỚNG VÔ-MINH, THÀNH VÔ SỞ ĐẮC, tức là chuyển TẠNG THỨC thành ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ, thì biết rõ ràng KHẮP QUÁ KHỨ VỊ LẠI, đây là qủa DIỆU GIÁC CỦA CHƯ PHẬT.

Đại viên kính trí cổ kim minh.

ĐẲNG-GIÁC

Như-lai ngược dòng trở lại, vị Bồ-tát đó thuận dòng đi tới, giác-ngộ vào chỗ giao-tiếp với nhau; gọi là Đẳng-giác.

[ĐẲNG-GIÁC là sự giác ngộ đồng với CHƯ PHẬT. 12 CHỦNG LOẠI CHÚNG-SANH thì hướng tới QỦA PHẬT, còn CHƯ PHẬT thì hướng tới chúng sanh để HỘ NIỆM, làm cho chúng sanh PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, tu hành được sự giác ngộ như PHẬT; thì gọi là ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT.]

A-nan, từ tâm Càn-huệ đến Đẳng-giác rồi, giác đó mới bắt-đầu được Sơ-càn-huệ-địa trong tâm Kim-Cang.]

Từ Càn-huệ địa đến Đẳng-giác rồi, vì còn chấp mình LÀ ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT, NÊN CÒN CÓ VI-TẾ SANH-TƯỚNG VÔ-MINH, phải dùng “TÂM KIM-CANG” để phá trừ tất cả sở đắc, như là SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA trong TÂM KIM-CANG, THẬP TÍN trong TÂM KIM-CANG…ĐẲNG-GIÁC trong TÂM KIM-CANG. CHO NÊN, GỌI LÀ SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA TRONG TÂM KIM-CANG.]

DIỆU-GIÁC

Như vậy lớp-lớp tu đơn, tu kép 12 vị mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.

[Tu Đơn, tu kép 12 vị :

  1. CÀN HUỆ ĐỊA
  2. THẬP TÍN
  3. THẬP TRỤ
  4. THẬP HẠNH
  5. THẬP HỒI HƯỚNG
  6. NOÃN
  7. ĐẢNH
  8. NHẪN
  9. THẾ ĐỆ NHỨT
  10. THẬP ĐỊA
  11. ĐẲNG-GIÁC
  12. TÂM KIM CANG

(dùng TÂM KIM CANG phá trừ từng phần VÔ-MINH cho đến VI-TẾ VÔ-MINH mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.)]

 Các thứ địa ấy, đều lấy trí Kim-cang quán-sát mười thứ ví-dụ như-huyễn sâu-xa, trong Xa-ma-tha, dùng phép Tỳ-bà-xá-na của các đức Như-lai mà thanh-tịnh tu-chứng, lần-lượt đi sâu vào.

[Các địa vị ấy, đều dùng “TÂM KIM-CANG” hay “TRÍ KIM-CANG” QUÁN LÝ “NHƯ-HUYỄN SÂU-XA”,

tức là CHỈ và QUÁN KHÔNG HAI, ĐỊNH HUỆ BẤT NHỊ mà thanh tịnh tu chứng, lần lượt đi sâu vào.

Dùng “TRÍ KIM-CANG” QUÁN LÝ “NHƯ-HUYỄN SÂU-XA” LÀ:

  1. Quán NGƯỜI như huyễn
  2. Quán ÁNH NẮNG (DƯƠNG DIỆM) như huyễn
  3. Quán TRĂNG DƯỚI NƯỚC như huyễn
  4. Quán HOA ĐỐM TRONG HƯ KHÔNG như huyễn
  5. Quán TIẾNG VANG TRONG HANG ĐỘNG như huyễn
  6. Quán THÀNH CÀN THÁT BÀ (LÀM BẰNG HƠI SƯƠNG TRONG BIỂN) như huyễn
  7. Quán MỘNG như huyễn
  8. Quán BÓNG như huyễn
  9. Quán TƯỢNG TRONG GƯƠNG như huyễn
  10. Quán ẢO HÓA như huyễn.]

Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô Lượng Quang.

Trời niệm tâm
Núi kiên quyết
Vọng tình xin cách tuyệt
Dần dà khó thể nhập Liên Bang
Khi nao thật được nhàn?

Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô Lượng Quang.

(Niệm Phật Phải Khắc Kỳ Cầu Chứng Nghiệm- HT. Thiền-Tâm)

A-nan, như thế, đều dùng ba tiệm-thứ tăng-tiến, nên khéo thành-tựu 55 vị trong đường Bồ-đề chân-thật. Làm cái quán như vậy, gọi là chính-quán; nếu quán cách khác, gọi là tà-quán”. ]

Muốn thành tựu 55 vị trong đường Bồ-đề chân thật, trước phải tu 3 TIỆM THỨ TĂNG TIẾN là:

  1. Không ăn NGŨ VỊ TÂN
  2. PHẢI NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT
  3. PHẢI NGĂN CHẶN VỌNG KHỞI CỦA HIỆN NGHIỆP PHÁT SANH

KẾ TIẾP dùng TÂM KIM CANG quán LÝ NHƯ HUYỄN, để thành tựu 55 địa vị tu chứng.

Năm mươi lăm vị trong đường Bồ đề ( vì Càn-huệ-địa là con đường mà chẳng CHÂN-THẬT, còn DIỆU-GIÁC thì CHƠN THẬT mà chẳng phải là con đường, ĐÂY LÀ QỦA PHẬT. cho nên, chỉ có 55 vị trong đường Bồ-đề chân-thật mà thôi.)

  1. Thập tín [10]
  2. Thập trụ [10]
  3. Thập hạnh [10]
  4. Thập hồi hướng [10]
  5. Tứ gia hạnh [4]
  6. Thập địa [10]
  7. Đẳng giác [1]]

Tóm lại, nếu Qúy-vị trì thủ nhãn này tức là gieo trồng chủng nhân thù thắng, thì đời đời kiếp kiếp sẽ được quyến thuộc của CHƯ PHẬT BỒ TÁT, nếu trì được NHẤT TÂM, thì cũng như “TÂM KIM CANG” hay “TRÍ KIM-CANG” phá trừ từng phần VÔ-MINH cho đến VI-TẾ SANH-TƯỚNG VÔ-MINH mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.

Kệ tụng Việt dịch:

Xưa trồng cội đức hạt thiện lành
Vào nhà Bồ tát, Phật thọ sinh
Giác như trăng hiện trên dòng biếc
Trí lớn gương tròn soi cổ kim.

Chưởng-Thượng Hóa-Phật Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Ba Mươi Lăm

A Ra Sâm [38]
𑖀𑖨𑖬𑖰𑖽
ARAṢIṂ

Án– chiến na ra, ba hàm tra rị, ca rị na, chỉ rị na, chỉ rị nỉ, hồng phấn tra.
𑖌𑖼_ 𑖓𑖡𑖿𑖟𑖿𑖨𑖯𑖥 𑖦𑖜𑖿𑖚𑖩𑖰 𑖎𑖩𑖰𑖜 𑖐𑖴𑖮𑖿𑖜 𑖐𑖴𑖮𑖿𑖜𑖰 𑖮𑖳𑖽 𑖣𑖘𑖿
OṂ_ CANDRĀBHA  MAṆḌALI  KALIṆA  GṚHṆA  GṚHṆI  HŪṂ  PHAṬ