HỢP CHƯỞNG THỦ NHÃN
Hợp Chưởng Thủ (Hai tay chắp lại):
Tay thứ nhất trong tám tay thuộc Liên Hoa Bộ của Mật Pháp, là Pháp Kính Ái.
Câu thứ 44 trong Chú Đại Bi là:”Tất Rị Tất Rị” dịch nghĩa là Thù thắng cát tướng tức Hợp Chưởng Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.
– Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 26 trong Kinh Văn:
“Nếu muốn khiến cho tất cả Quỷ , Thần, Rồng, Rắn, Cọp , Sói Sư Tử, Người, Phi Nhân thường cung kính yêu nhớ nhau thì nên cầu nơi tay Hợp Chưởng”.
– Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 34:
“Nếu người nào vì tất cả chúng sinh thường cung kính yêu nhớ nhau thì nên cầu nơi bàn tay Hợp Chưởng”.
– Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ 34 là:
Nếu cầu được người kính yêu nên tu Pháp Hợp Chưởng. Tượng HIỆN KÍNH QUÁN TỰ TẠI Bồ Tát…..chỉ có hai tay để ngang trái tim tác Liên Hoa Hợp Chưởng, tượng thành xong.
Tướng Ấn đó như tay Ấn của tướng.
34. Hiệp-Chưởng Thủ Nhãn Ấn Pháp
Kinh nói rằng: “Nếu muốn cho tất cả chúng sanh thường cung kính yêu mến nhau, nên cầu nơi Tay Hiệp-Chưởng.”
Thần-chú rằng: Tất Rị Tất Rị [44]
𑖭𑖰𑖨𑖰 𑖭𑖰𑖨𑖰
SIRI SIRI
SIRI (Dũng mãnh thù thắng)
SIRI SIRI: Dũng mãnh thù thắng cát tường
“Tất Rị Tất Rị”: Lại là tiếng Phạn, dịch ra có ba ý nghĩa.
1. Là “dũng mãnh”, giống như tác chiến chỉ có thắng, chứ không thể bại.
2. Là “thù thắng”, rất là đặc biệt, tức cũng chỉ có thắng lợi chứ không thể thất bại.
3. Là “cát tường”. Vì bạn dũng mãnh mới thắng lợi; bạn thắng lợi mới cát tường. Ðây là “Hợp Chưởng Thủ”, có thể khiến cho tất cả quỷ thần, rồng rắn hổ báo sư tử, người, chẳng phải người đều cung kính. Song, phải thắng lợi, cát tường, phải có tâm dũng mãnh, chẳng phải miệng nói suông mà nhất định phải thực hành.
Kệ:
Năng quan chi trí sở quan cảnh
Viên dung tự tại chân như tính
Vô biên thệ nguyện lợi chúng sanh
Bất khả tư nghị thường tại định
Dịch:
Trí làm việc quán, cảnh vật bị quán
Thể tánh chân như chẳng vướng mắc, tròn đầy
Giữ nguyện vô bờ, lợi ích đó đây
Khó lường được tâm người luôn nhập định.
Chơn-ngôn rằng: Án– bát nạp mạng nhá lăng, hất rị.
𑖌𑖼_ 𑖢𑖟𑖿𑖦 𑖕𑖩𑖰𑖽_ 𑖮𑖿𑖨𑖱𑖾
OṂ_ PADMA JALIṂ_ HRĪḤ
OṂ PADMA JALIṂ (Quy mệnh Liên Hoa Hợp Chưởng) HRĪḤ (chủng tử của Liên Hoa Bộ)
-Trong tạng-bản, lại có chơn-ngôn: Án– vỉ tát ra, vỉ tát ra, hồng phấn tra. 𑖌𑖼_ 𑖪𑖰𑖭𑖨 𑖪𑖰𑖭𑖨 𑖮𑖳𑖽 OṂ_ VISARA VISARA HŪṂ PHAṬ)
– Trong Bản lại có Chân Ngôn: Án vĩ tát ra,vĩ tát ra,hồng phấn tra (OM VISARA VISARA HÙM PHAT)
Hợp Chưởng là chắp tay Định Tuệ biểu thị cho Nhất Tử Từ Bi (thương yêu tất cả chúng sanh như đứa con một của mình) nghĩa là ái niệm, cung kính, kính ái
Như Kinh nói :“Tay phải , tay trái cùng hợp với nhau nên biểu thị cho nghĩa ÁI, đặt ngay trái tim có nghĩa là KÍNH”.
Hành Giả đặt trước Bản Tôn, tác Liên Hoa Hợp Chưởng, tụng Chú khởi Tâm xót thương tất cả chúng sanh thì thành tựu được ước muốn. Vì Bản Tôn cung kính tâm ái niệm của Hành Giả cho nên tất cả chúng sanh cũng cung kính Hành Giả .
Kệ tụng:
Nhất tâm cung kính thiên trung thiên
Chúng sinh ái niệm các chân hư
Chủng nhân kết quả cầu chư kỷ
Lễ thượng vãng lai đạo bất thiên.
[NHẤT TÂM CUNG KÍNH chư PHẬT THẾ TÔN là đấng THIÊN TRUNG THIÊN.
Chúng-sanh chơn thành LỄ-NIỆM đấng ĐẠI-TỪ TÔN.
Quán NHÂN TỰ-TÁNH, THÀNH CHỦNG TRÍ.
ĐẢNH LỄ “NHƯ LAI”, không từ đâu đến cũng không đi về đâu.]
Nếu Qúy-vị muốn tất cả chúng-sanh cung kính yêu mến lẫn nhau, thì phải tu LỄ-KÍNH CHƯ PHẬT trong ba đời, đặt biệt là CHƯ PHẬT TRONG ĐỜI VỊ LAI như BỒ-TÁT “THƯỜNG BẤT-KINH” TRONG KINH PHÁP HOA, THƯỜNG CHẤP TAY CUNG KÍNH LỄ BÁI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI MÀ NÓI LỜI RẰNG:
“ Tôi rất kính “QÚY NGÀI” chẳng dám khinh mạn. Vì sao ? Vì QÚY NGÀI đều tu hành đạo Bồ tát sẽ đặng làm Phật.”
KINH-VĂN:
Ðức Oai Âm Vương Như Lai, dầu hết diệt độ rồi, sau lúc chánh pháp đã diệt trong đời tượng pháp những Tỳ kheo tăng thượng mạn có thế lực lớn. Bấy giờ, có vị Bồ Tát Tỳ kheo tên là Thường Bất Kinh. Ðắc Ðại Thế! Vì cớ gì tên là Thường Bất Kính ?
Vì vị Tỳ kheo đó phàm khi ngó thấy hoặc Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, hoặc ưu bà tắc, ưu bà di, thảy đều lễ lạy khen ngợi mà nói rằng: Tôi rất kính quí ngài chẳng dám khinh mạn. Vì sao ? Vì qúi ngài đều tu hành đạo Bồ tát sẽ đặng làm Phật.
Tất cả chư Phật trong ba đời
Ở nơi thế giới khắp mười phương
Tôi đem thân ngữ ý trong sạch
Khắp lạy chư Phật không hề sót
Sức oai thần hạnh nguyện Phổ Hiền
Phân thân hiện khắp trước Như Lai
Một thân lại hiện sát trần thân
Mỗi thân lạy khắp sát trần Phật
BỒ-TÁT PHỔ-HIỀN LẠY TẤT CẢ CHÚNG-SANH VÌ HỌ LÀ CHƯ PHẬT TRONG ĐỜI VỊ LAI. CHÚNG SANH VỀ HÌNH TƯỚNG THÌ VÔ-LƯỢNG VÔ-BIÊN, CÒN VỀ TÁNH THÌ CHÚNG SANH CÙNG CHƯ PHẬT CÓ CÙNG 1 TÁNH PHÁP GIỚI, CŨNG RỘNG VÔ-LƯỢNG VÔ BIÊN.
NÓI TÓM LẠI, THÌ CÓ 12 LOẠI CHÚNG SANH SẼ THÀNH PHẬT TRONG TƯƠNG LAI.
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
12 CHỦNG-LOẠI CHÚNG-SANH
- Noãn
- Thai
- Thấp
- Hóa
- Hữu-sắc
- Vô-sắc
- Hữu-tưởng
- Vô-tưởng
- Phi-hữu-sắc
- Phi-vô-sắc
- Phi-hữu-tưởng
- Phi-vô-tưởng
Tôi rất kính QÚY NGÀI chẳng dám khinh mạn. Vì sao ? Vì QÚY NGÀI đều tu hành đạo Bồ tát sẽ đặng làm Phật.
12 CHỦNG-LOẠI CHÚNG-SANH do đâu mà có?
Do điên đảo cho rằng thật có CHÚNG-SANH và THẾ-GIỚI, như khi chuyển phiền não thành BỒ-ĐỀ, chuyển sanh tử thành NIẾT-BÀN, thì bản lai không có THẾ GIỚI CHÚNG SANH.
KINH-VĂN:
Phật dạy: “A-nan, nên biết diệu-tính là viên-minh, rời các danh-tướng, bản-lai không có thế-giới chúng-sinh. Nhân cái vọng mà có sinh, nhân cái sinh mà có diệt, sinh-diệt gọi là vọng, diệt vọng gọi là chân, ấy gọi là hai hiệu chuyển-y vô-thượng Bồ-đề và Đại-niết-bàn của Như-lai.
A-nan, nay ông muốn tu pháp Chân-tam-ma-đề, đến thẳng Đại-niết-bàn của Như-lai, trước hết, phải biết hai cái nhân điên-đảo của thế-giới và chúng-sinh nầy; điên-đảo không sinh, đó là Chân-tam-ma-đề của Như-lai.
(KINH LĂNG NGHIÊM)
TÓM LẠI, NẾU QÚY-VỊ CHẤP TAY LẠI “NHẤT TÂM” TRÌ THỦ NHÃN NÀY, TỨC LÀ CUNG KÍNH ĐẢNH LỄ TẤT CẢ CHƯ PHẬT TRONG 10 PHƯƠNG BA ĐỜI, THÌ LÌA ĐƯỢC CÁC DANH-TƯỚNG , BẢN-LAI KHÔNG CÓ THẾ-GIỚI VÀ CHÚNG-SANH, ĐÓ LÀ CHƠN-TAM-MA-ĐỊA CỦA NHƯ-LAI.
HỒI HƯỚNG CHO PHÁP GIỚI CHÚNG-SANH
(HỒNG-DANH BỬU-SÁM của Pháp-Sư Bất-Động thuật)
Nguyện tương dĩ thử thắng công-đức,
Hồi-hướng vô-thượng chơn pháp-giới,
(Hồi hướng 12 lạy về TÁNH PHÁP GIỚI)
Tánh tướng Phật, Pháp cập Tăng-già,
Nhị đế dung thông tam-muội ấn,
Như thị vô-lượng công-đức hải,
Ngã kim giai tất tận hồi-hướng,
(Hồi hướng sự LỄ PHẬT về QỦA PHẬT như THƯỜNG BẤT KINH BỒ-TÁT vậy)
Sở-hữu chúng-sanh thân, khẩu, ý,
Kiến hoặc đàn báng ngã pháp đẳng,
Như thị nhứt-thiết chư nghiệp-chướng
Tất giai tiêu-diệt tận vô dư.
Niệm niệm trí châu ư pháp-giới,
Quảng độ chúng-sanh giai bất thối.
KINH LĂNG-NGHIÊM NÓI: “ TÂM, PHẬT và CHÚNG-SANH không sai khác”. Khi CHÚNG-SANH nhớ PHẬT, BỒ-TÁT cũng như PHẬT, BỒ-TÁT nhớ CHÚNG-SANH, thì tất cả NGHIỆP-CHƯỚNG đều được tiêu diệt. Cho nên, khi chúng ta LỄ PHẬT hồi hướng cho CHÚNG-SANH hoặc người THÂN, cũng đồng đạo lý trên vậy.
Nãi chí hư-không thế-giới tận,
Chúng-sanh cập nghiệp phiền-não tận,
Như thị tứ pháp quảng vô-biên,
Nguyện kim hồi-hướng diệc như thị.
TỨ PHÁP GIỚI : 1. Hư không 2. Chúng sanh 3. nghiệp của chúng sanh 4. phiền não của chúng sanh không cùng tận, nên hạnh nguyện của Phổ-hiền cũng không cùng tận, THÂN, KHẨU, Ý không hề nhàm chán.
LỄ KÍNH CHƯ PHẬT
NAM-MÔ ĐẠI-HẠNH PHỔ-HIỀN BỒ-TÁT MA-HA-TÁT
Kệ tụng Việt dịcch:
Một lòng cung kính Đức Như Lai*
Ái dục chúng sinh chuỗi vọng hư
Ta chính là nhân sinh kết quả
Đến đi cung thỉnh đạo như như.
* thiên trung thiên (天中天) Phạm, Pàli: Devàtideva. Cũng gọi là Thiên nhân trung tôn, Thiên trung vương. Bậc tối thắng trong hàng chư thiên, 1 trong các tôn hiệu của Phật. Vì sau khi giáng sinh, đức Thích tôn từng được chư thiên lễ bái, cho nên có tôn hiệu này. [X. phẩm Bồ tát giáng sinh trong kinh Tu hành bản khởi Q.thượng; phẩm Phạm chí chiêm tướng trong kinh Phật bản hạnh Q.1; kinh A súc Phật quốc Q.thượng; Thích thị yếu lãm Q.trung]. (Tự điển Phật Quang)
Hiệp-Chưởng Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Ba Mươi Bốn
Tất Rị Tất Rị [44]
𑖭𑖰𑖨𑖰 𑖭𑖰𑖨𑖰
SIRI SIRI
Án –bát nạp mạng, nhá lăng hất rị.
𑖌𑖼_ 𑖢𑖟𑖿𑖦 𑖕𑖩𑖰𑖽_ 𑖮𑖿𑖨𑖱𑖾
OṂ_ PADMA JALIṂ_ HRĪḤ