BÀNG BÀI THỦ NHÃN

 

Bàng Bài Thủ (Tay cầm cái Bàng Bài):

Tay thứ năm trong tám tay của Như Lai Bộ của Mật Pháp, là Pháp Tức Tai.

Câu thứ 28 trong Chú Đại Bi là:”Phạt Xà Da Ðế” dịch nghĩa là Độ sống chết  tức Bàng Bài Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.

Đại Bi xuất tướng câu 28: Phạt Xà Da Ðế

– Thiên Thủ Thiên  Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 11 trong Kinh Văn:

“Nếu muốn tịch trừ tất cả cọp, sói, các loài thú ác thì nên cầu nơi tay Bàng Bài” .

Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 15:

Nếu người nào vì tịch trừ  tất cả cọp, chó sói, báo, các thú ác thì nên cầu nơi bàn tay cầm cái Bàng Bài”.

Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ 15 là:

Nếu muốn tịch trừ tất cả thú ác nên tu pháp Bàng Bài, tượng HIỆN NỘ QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT ……chỉ có tay trái hướng ra ngoài cầm hình Bàng Bài. Tay phải kết Quyền ấn, vẽ tượng xong.

Tướng Ấn đó là tay trái hướng ra ngoài duỗi các ngón tay xoay chuyển, tay phải nắm quyền làm thế đánh kẻ khác.

Hiện Nộ Quán Tự Tại Bồ Tát

15) Bàng-Bài Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn xua đuổi loài hổ báo, sài lang và tất cả ác thú, nên cầu nơi Tay cầm cái Bàng-Bài.

Thần-chú rằng: Phạt Xà Da Ðế [28]

𑖥𑖬𑖰𑖧𑖝𑖰
BHAṢIYATI

BHAṢI (Ngôn ngữ, giáo pháp) YATI (Điều khiển hướng dẫn)

BHAṢIYATI: Hướng dẫn giáo pháp nghiêm tịnh rộng khắp khiến cho ta và chúng sinh (TURU TURU ) nhanh chóng vượt thoát sự khổ não của sinh tử.

Phạt Xà Da Ðế”. Ðây là Bàng Bài Thủ. Phạt Xà Da Ðế là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là “quảng bác nghiêm tịnh”, tức là vừa quảng bác vừa nghiêm tịnh. Còn có lối dịch khác nghĩa là “quảng đại”. Lại có lối dịch khác nữa, nghĩa là “độ sinh tử”. Nếu bạn tu Bàng Bài Thủ thì có thể độ sinh tử; bạn chẳng tu Bàng Bài Thủ thì không thể độ sinh tử. Cho nên có Bàng Bài Thủ thì bạn có thể qua được biển khổ sinh tử, xuyên qua dòng phiền não, đạt đến bờ Niết Bàn bên kia.

Kệ:

Man binh dũng mãnh chiến vô địch
Khổng tước hùng uy trấn quần si
Bồ tát hào lệnh tuần thiên hạ
Hộ thiện trừ ác độ chúng mê

Dịch:

Binh dũng mãnh giao tranh khó ai đối địch
Chim công oai hùng trấn áp yêu tinh
Lệnh Bồ Tát truyền xem xét dưới trên
Giữ điều thiện, giúp kẻ mê trừ ác.

Chơn-ngôn rằng: Án– dược các sam nẵng, na dã chiến nại-ra, đạt nậu bá rị-dã, bạt xá bạt xá, tát-phạ hạ.

𑖌𑖼_𑖧𑖎𑖿𑖬𑖽  𑖡𑖯𑖟𑖯𑖧 𑖓𑖜𑖿𑖚𑖨 𑖠𑖯𑖡𑗜 𑖢𑖯𑖨𑖰𑖧 𑖢𑖫 𑖢𑖫 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
OṂ_YAKṢAṂ  NĀDĀYA CAṆḌARA DHĀNU PĀRIYA PAŚA PAŚA SVĀHĀ

OṂ (Cảnh giác) YAKṢAṂ  NĀDĀYA (Âm giọng của hàng Dạ Xoa) CAṆḌARA (Bạo nộ) DHĀNU (Thành lập) PĀRIYA PAŚA (Sợi dây thắng thượng) PAŚA (Cột trói, bắt giữ ) SVĀHĀ ( Quyết định thành tựu)

Bàng Bài là tấm bảng vẽ hình có khuôn mặt giận dữ, cau mày trợn mắt khiến cho người trông thấy đều sợ hãi …. trên Bàng Bài thường vẽ các hình Rồng , mặt Thần , mặt Quỷ ……. xong phần nhiều là mặt Quỷ.

Quán Thế Âm Bồ Tát cầm Bàng Bài mặt Quỷ hiển thị cho nghĩa Kiến Bố (nhìn thấy đều sợ hãi) nhằm trừ khử các loài cọp, sói , ác thú ……..

Phạt Xà Ra Đế”. Phạt Xà Da Ðế là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là “quảng bác nghiêm tịnh”, tức là vừa quảng bác vừa nghiêm tịnh. Còn có lối dịch khác nghĩa là “quảng đại”. Lại có lối dịch khác nữa, nghĩa là “độ sinh tử”. Nếu bạn tu Bàng Bài Thủ thì có thể độ sinh tử; bạn chẳng tu Bàng Bài Thủ thì không thể độ sinh tử. Cho nên có Bàng Bài Thủ thì bạn có thể qua được biển khổ sinh tử, xuyên qua dòng phiền não, đạt đến bờ Niết Bàn bên kia.

Kệ tụng:

Sài lang hổ báo mạnh hựu hung
Sư tử hùng bi cánh tranh nanh
Bàng bài cao cử giai hồi tỵ
Tuy phùng hiểm lộ diệc khang bình.

[Hổ, Sói và Beo mạnh lại còn hung ác.
Sư-tử, Gấu và “BI” thậm chí còn dữ tợn hơn.
Khi Bàng-bài giơ lên cao, thì chúng lẩn tránh xa, mất cả oai phong thường ngày.
Cho nên, dù “Ta” đi trên con đường hiểm nạn, vẫn cảm thấy bình an vô-sự.
]

Con “BI” to hơn con gấu, lông vàng phớt, cổ dài, chân cao, đứng thẳng được như người.

Khi “Bàng-bài” giơ lên cao là ý nói khi Qúy-vị tụng “Thần-chú và Chơn-ngôn” thì Cái Bàng Bài sẽ xuất hiện trên đỉnh đầu của Qúi-vị. Tuy Qúy-vị không thấy, nhưng tất cả Ác-thú, Yêu-ma và Qủy-quái đều thấy được, nên rất sợ hãi mà tránh xa, không dám lại ngần người trì tụng “Bàng-bài Thủ Nhãn” này là vậy. Cho nên, các vị được bình an vô-sự.

Cảnh giới này cũng giống như người  trì tụng câu “TÁT-ĐÁT-ĐA BÁT-ĐÁT-RA” (CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM) thì có một cái “TÀN LỌNG  TRẮNG LỚN” (ĐẠI BẠCH TÁN CÁI)  che trên đỉnh đầu, tùy theo Đức-hạnh và Công-phu trì tụng cộng với phạm vi kiết giới hoặc lớn hay nhỏ…thì trong phạm vi đó được bình an vô-sự.

Lời Bàn:

Thật ra “THỰC TƯỚNG CỦA VẠN PHÁP LÀ NHƯ THỊ”, dù Quý-vị “TIN”  hay “KHÔNG TIN” thì cũng vẫn hiện hữu. Không phải ‘TIN THÌ CÓ, KHÔNG TIN THÌ KHÔNG CÓ”. Như nếu muốn có “NIỀM TIN CHƠN CHÁNH” thì phải nương theo “THÁNH NGÔN LƯỢNG”, lời của Phật, Bồ-tát, Tổ-sư  trong KINH, LUẬT, LUẬN để có “NIỀM TIN KIÊN CỐ”.

CÓ TIN THÌ MỚI TU, CÓ TU THÌ MỚI CÓ CẢM ỨNG. KHÔNG TIN THÌ KHÔNG TU, “DÙ CÓ TU” CŨNG KHÔNG CÓ CẢM ỨNG, VÌ TÂM “NGHI NGỜ” LÀM CHO QÚY VỊ RẤT KHÓ NHIẾP TÂM.

Cho nên,  Kinh Hoa Nghiêm nói: “ Niềm-tin là bước đầu vào đạo, là mẹ của của tất cả công đức. Niềm-tin hay nuôi lớn các căn lành. Niềm-tin hay tựu quả Bồ Đề của Phật.”

Kệ tụng Việt dịch:

Sài lang hổ báo đã ác hung
Uy phong sư tử lại bạo tàn
Đưa cao bàng bài đều lẩn tránh
Gặp đường nguy hiểm cũng bình an.

Bàng-Bài Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Mười Lăm 

Phạt Xà Da Ðế [28]
𑖥𑖬𑖰𑖧𑖝𑖰
BHAṢIYATI

Án– dược các sam nẳng, na dã chiến nại-ra,
đạt nậu bá rị-dã, bạt xá bạt xá, tát-phạ hạ.
𑖌𑖼_𑖧𑖎𑖿𑖬𑖽  𑖡𑖯𑖟𑖯𑖧 𑖓𑖜𑖿𑖚𑖨 𑖠𑖯𑖡𑗜 𑖢𑖯𑖨𑖰𑖧 𑖢𑖫 𑖢𑖫 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
OṂ_YAKṢAṂ  NĀDĀYA CAṆḌARA DHĀNU PĀRIYA PAŚA PAŚA SVĀHĀ