GIỚI ĐÀN TĂNG
Soạn dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Hòa
doahong

 

PHÉP KIẾT GIỚI KHÔNG MẤT Y

Khi kiết giới không mất y, trước hòa hợp Tăng, các nghi thức làm như trước, nên bạch như thế này:

Đại đức Tăng nghe, chốn này đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận cho, Tăng nay kiết giới không mất y, trừ thôn (nhà) ngoài giới thôn (nhà bờ tre) ra, các Trưởng lão nào bằng lòng Tăng, ở chốn này, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, kiết giới không mất y, trừ nhà, ngoài giới nhà ra, thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

– Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng chốn này, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, kiết giới không mất y, trừ nhà, ngoài giới nhà xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.

( Kiết giới y rồi, trong đại giới, y để một nơi ngủ một nơi được).

DUYÊN

Khi bấy giờ có Yểm Ly Tỳ Kheo thấy chốn vắng lặng có một cái hang tốt, tự nghĩ rằng: Nếu được lìa y, thì tôi ở ngay trong hang này, Phật nói: Nên kiết giới bất thất y. Các Tỳ Kheo theo lời Phật dạy, chế giới rồi, trong giới có nhà bạch y, các Tỳ Kheo ở trong đó khi mặc, cởi y trần hình. Phật nói : Khi kiết giới nên trừ nhà ra. Có năm ý nên trừ:

  1. Việc nạn.
  2. Giới nhứt định mà nhà không nhứt định.
  3. Dứt sự tranh cãi.
  4. Tránh chê hiềm.
  5. Giữ phạm hạnh (hạnh thanh tịnh).

Trong luật Tát Bà Đa nói: Hoặc có nhà, hoặc không nhà nên nói rằng: Trừ nhà, Sở nhơn như thế có năm nghĩa:

1. Nếu khi kiết giới y, trong giới không tụ lạc (nhà), kiết rồi nhà đến cất, thời không cần kiết lại, vì trước đã trừ nhà rồi.

2. Nếu trước có nhà, khi kiết giới rồi họ dời nhà ra ngoài giới đi, ngay chỗ đất trống đó gọi là bất thất y.

3. Nếu nhà trước nhỏ, sau họ thêm càng lớn, thì trừ chốn chỗ đến, đều không phải giới y.

4. Nhà trước lớn (ba, bốn cái) khi kiết giới rồi thu nhỏ lại (dở bơt, thời tùy theo chỗ đất trống, đều là giới y.

5. Nếu nhà vua đến trong giới giăng màn trướng ở, thời tùy theo chỗ làm thức ăn uống và đại tiểu tiện, đều không phải giới của y. Hoặc nhà uyển thuật đến, chỗ ở cũng thế. Nhân sự đến hay đi không nhứt định, cho nên trước kiết giới đã trừ, để khỏi phiền thường thường kiết và giải.

Trong Bản Luật nói: Khi các Tỳ Kheo cách giòng nước chảy xiết, mà kiết giới không mất y, đến khi lấy y bị nước trôi, Phật nói: Không được cách ngoài giòng nước chảy xiết, kiết giới không mất y, trừ ra thường có cầu.

          

Trong luật Ngũ Phận nói: Nên trước kiết đại giới, sau y đại giới, kiết giới không mất y.

Song đại giới có ba thứ (trong Yết Ma Chỉ Nam tập 2, chương thứ 2, trang 15, kiết giải các giới có giải rõ). Về giới thứ 2: Giới cùng Già lam (chùa) đồng, nghĩa là giới hạn dựng lên, tùy chùa lớn nhỏ, ngoài không còn đất. Trong giới này Tăng cùng y cả hai đều nhiếp, không cần kiết giới y nữa, vì ngoài chùa không giới, ngoài giới không chùa, chùa cùng giới đồng, cho nên cả hai đều nhiếp.

Khi kiết giới không mất y này, nên kiết sau đại giới, vì y chừng hạn đại giới mà kiết. Giải nên ở trước, vì giới này ở trên vậy. Nếu trước giải Đại giới thời không cần giải nữa. Vì sao? – Vì căn bổn đã trừ, giới ở trên cũng không. Như lồng bàn trên cái mâm, đỡ lồng bàn thì mâm còn, nếu bưng cả mâm thì lồng bàn theo mâm.

Kiết giới bát thất y trên đại giới rồi, trong đại giới, chỗ nào để y cũng được. Nếu không kiết giới bất thất y, lên chùa tụng kinh lỡ sáng (mình tướng ra) mất y.