BẠCH PHẤT THỦ NHÃN

 

Bạch Phất Thủ (Tay cầm cây phất trần trắng):

Tay thứ tư trong tám tay thuộc Như Lai Bộ của Mật Pháp, là Pháp Tức Tai.

Câu thứ 34 trong Chú Đại Bi là:”Mạ Mạ” dịch nghĩa là đạt nơi chí thiện tức Bạch Phất Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi.

Đại Bi xuất tướng câu 34: Mạ Mạ

Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ chín trong Kinh Văn:

“Nếu muốn diệt trừ tất cả chướng nạn ác thì nên cầu nơi tay Bạch Phất”.

Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 13:

“Nếu người nào vì trừ chướng nạn ác trên thân thì nên cầu nơi bàn tay cầm cây phất trắng”.

Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ 13 là:

Nếu muốn giải thoát tất cả chướng nạn nên tu pháp cây phất trần trắng, tượng PHẤT NẠN QUÁN TỰ TẠI…. xong tay phải co cánh tay hướng lòng bàn tay ra ngoài, tay trái cầm cây phất trần trắng, vẽ tượng xong.

Tướng Ấn là tay trái co cánh tay, rũ các ngón tay xuống dướii, tụng Chú chuyển bên trái.

Phất Nạn Quán Tự Tại Bồ Tát

13) Bạch-Phất Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn trừ những chướng nạn ác bên thân, nên cầu nơi Tay cầm cây Phất-Trần.”

Thần-chú rằng: Mạ Mạ [34]

𑖦𑖦
MAMA

MAMA (Chỗ thọ trì của tôi)

Mạ Mạ” cũng là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là “ngã sở”. Ở trên là một thứ âm nhạc, có sự hành động, đây là ngã sở, việc của tôi làm đều phải thành tựu.

Thủ Nhãn này gọi là “Bạch Phất Thủ”. Ở Trung Quốc Ðạo lão và các vị Hòa Thượng đều có cái phất trần, tức là vật dùng để đuổi ruồi, song mỗi khi Pháp sư thượng đường thuyết pháp đều cầm. Tôi cũng có một cái phất trần do họ mang đến tặng, cái phất trần này rất là cổ xưa, có từ vào thời nhà Hán. Phất trần này dự bị để làm gì? Có thể trừ tất cả chướng nạn ở trên thân. Tất cả nghiệp chướng, bệnh tật của bạn mà dùng phất trần quét một cái thì đều khỏi ngay. Dụng đồ của phất trần rất lớn, song người biết dùng rất ít.

Kệ:

Chiết phục ma ngoại hiện thần uy
Đại từ cứu thế pháp vương khôi
Bình đẳng phổ tế ba la mật
Hữu duyên chúng sanh hoạch yết đế

Dịch:

Trừ tà ma hiện uy thần nhiếp phục
Đấng pháp vương cứu thế bậc đại từ
Cứu vớt muôn loài vượt thoát tử sinh
Gieo duyên Phật thì quy về đất Phật.

Chơn-ngôn rằng: Án– bát na di nảnh, bà nga phạ đế, mô hạ dã nhá, nga mô hạ nảnh, tát-phạ hạ.

𑖌𑖼_ 𑖢𑖟𑖿𑖦𑖰𑖡𑖰 𑖥𑖐𑖪𑖝𑖸 𑖦𑖺𑖮𑖧 𑖕𑖐𑖿 𑖀𑖦𑖺𑖮𑖡𑖰_ 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
OṂ_ PADMINI  BHAGAVATE  MOHAYA  JAG  AMOHANI_ SVĀHĀ

OṂ (Quy mệnh) PADMINI  BHAGAVATE (Liên Hoa Thế Tôn) MOHAYA JAG (câu triệu sự ngu si đam mê) AMOHANI SVĀHĀ (Quyết định thành tựu sự không ngu si)

Bạch Phất (Sukra valavyajana hay  Svete valavyajana) là vật cầm ở tay trái của Quốc vương (Ràja) Trưởng Giả (Grhapati) dùng để đuổi muổi mòng …hoặc phủi các bụi dơ uế.

Bạch Phất được làm bằng các sợi tơ màu trắng biểu thị cho nghĩa Bạch Tịch (trắng sạch). Màu trắng là gốc của các màu tức là lý “vốn chẳng sanh” sợi tơ mang nghĩa “trừ bỏ hoặc gìn giữ” cho nên minh họa lý “nhiễm tịnh bất nhị, chính tà bình đẳng”. Như vậy, dùng Chân Lý này mà trừ các chướng nạn .

Quán Thế Âm Bồ Tát dùng bản nguyện Từ Bi xông ướp Tam Muội nên cầm cây Phất Trần trắng biểu thị cho nghĩa “Phủi trừ tất cả chướng nạn cho chúng sanh”.

Muốn thành tựu pháp này, Hành Giả đặt cây phất trần trắng ở trước BẢN TÔN, quán tưởng tướng tay, tụng chú 108 biến, dùng phất trần chạm vào thân mình để phủi các bụi chướng, trừ các nạn chướng và đắc được Thể của Chân Như (Tàtha).

Kệ tụng:

Túc thế sát nghiệp trọng như sơn
Dục tu thánh đạo chướng vô biên
Hạnh hữu đại bi bạch phất thủ
Khinh tảo số số chúng nan quyên

[Từ vô-luợng kiếp đến nay, Ta đã tạo “nghiệp-sát”, nên tội trọng nặng như núi,
Nay muốn tu “thánh đạo”, lại bị vô-biên nghiệp-chướng ngăn cản, rất khó tu hành.
Lành thay!!!  Gặp được “Cây Phất-Trần” đại từ đại bi của Bồ-tát Quán-Thế-Âm,
Quét sạch nghiệp chướng khó trừ trong vô số kiếp trước của Ta đã tạo.]

Theo kinh “NHÂN-QUẢ BA ĐỜI” thì nghiệp chướng chồng chất lên nhau thay đổi theo từng sát na sinh diệt, theo tâm niệm và hành vi  “TRONG NHIỀU KIẾP TRƯỚC”   “HIỆN TẠI” của mỗi người. Nhân nào mạnh hơn hết thì qủa đến trước, cứ thế mà nhân-qủa từng tự nói tiếp nhau liên tục không dừng.

Nếu nghiệp chướng là  “NHÂN QUẢ” cố định, thì  tại sao Vua Ca-Lợi cắt đứt tay chân của Đức Phật, mà được đức Phật độ cho giải thoát trước tiên? Vậy có phải là do NGUYỆN-LỰC của đức phật, đã làm tiêu nghiệp chướng cho Vua Ca-Lợi rồi sao?

(KINH KIM CANG) 

Cho nên, nếu qúi vị “TỤNG” thủ nhãn này là “NHÂN”, thì bồ tát sẽ dùng cây phất trần “Quét sạch nghiệp chướng khó trừ trong vô số kiếp trước” của qúi vị là “QỦA”. Vì  “TÂM LỰC CỦA MÌNH”, và  “PHÁP LỰC NGUYỆN LỰC” đại từ đại bi của CHÁNH PHÁP MINH NHƯ LAI, TỨC LÀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM TRONG ĐỜI HIỆN TẠI thật sự là không thể nghĩ bàn.

(KINH ĐẠI-BI TÂM ĐÀ-RA-NI) 

“NHÂN QỦA” cố định ( là nghiệp đã tạo “cực thiện” hay “cực ác” thì gọi là “định-báo”  vì qủa phải trả trước hết, tức  là rất mạnh, rất nhanh. CỰC-THIỆN như người vãng sanh CỰC-LẠC trong khải móng tay và CỰC-ÁC như  VUA LƯU-LY ĐƯƠNG SỐNG MÀ BỊ ĐỌA VÀO ĐỊA-NGỤC A-TỲ.)

Vua Ca-Lợi trong kiếp trước, kiếp này là KIỀU-TRẦN-NHƯ

Đức Phật trong kiếp này, kiếp trước là một vị tiên tu hạnh nhẫn nhục bị  Vua Ca-Lợi cắt đứt tay chân .

ĐỊNH-BÁO 

(Là quả báo nhất định phải chịu, không thể chuyển biến được, bởi sức nghiệp đã quá thuần thục, trong mười phần thành tựu cả mười )

Thuở xưa vua Lưu-Ly cử binh đến đánh dòng họ Thích, Ðức Thế-Tôn can ngăn ba lần mà không được. Tôn-giả Mục-Kiền-Liên bạch hỏi sao Phật không cứu độ hàng tộc thuộc, thì ngài bảo đó là định nghiệp.

Tôn-giả không tin, dùng thần thông đem giấu năm trăm người họ Thích trên cung trời. Nhưng khi Lưu-Ly-Vương dẹp xong hàng Thích-Chủng, thì năm trăm người ấy cũng đều thành huyết mà chết. Ðây là một sự kiện chứng minh sức định nghiệp có công năng tuyệt đối mạnh mẽ.

Cho nên, chư Phật có  “Tam năng” (ba việc làm được) và “tam bất năng” (ba việc không làm được).

Có ba việc làm được là:

1) Chư Phật có thể “KHÔNG” tất cả tướng, thông suốt tất cả pháp.

2) Chư Phật có thể biết cùng tận nghiệp tánh của chúng-sanh, rõ thấu tất cả việc trong vô biên kiếp quá khứ và vị lai.

3) Chư Phật có thể độ vô-lượng chúng-sanh.

Ba việc làm không được là:

1. Chư Phật không thể diệt được định nghiệp của chúng-sanh.

2. Chư Phật không thể độ những chúng-sanh vô duyên.

3. Chư Phật không thể độ hết chúng-sanh giới.

Bởi thế, sức người cố nhiên là hữu hạn, nhưng sức Phật vẫn chưa phải toàn năng.

Nếu chúng-sanh không tín hướng Ðức Như-Lai, không thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-Tát cũng không thể hóa độ được.

Nếu chúng-sanh tín hướng Ðức Như-Lai, thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-Tát cũng có thể hóa độ được.

NHƯ VUA LƯU-LY, NẾU NGHE THEO LỜI CAN NGĂN CỦA ĐỨC PHẬT, THÌ ĐƯƠNG SỐNG KHÔNG BỊ ĐỌA VÀO ĐỊA-NGỤC A-TỲ (  LÀ SỰ ĐAU KHỔ KHÔNG HỀ ĐƯỢC GIÁN-ĐOẠN). Cho nên, “NGHIỆP LỰC THÙ HẬN” của vua lưu-ly cũng thật sự  “BẤT KHẢ TƯ NGHÌ”, cho dù “Phật” cũng không thể ngăn cản được.

Tóm lại, nếu qúi vị tu Bạch-Phất Thủ Nhãn Ấn Pháp” thì chuyển “ĐỊNH-NGHIỆP” thành “BẤT ĐỊNH NGHIỆP”; chuyển “VÔ DUYÊN” thành “HỮU DUYÊN” ; chuyển “CHÚNG SANH KHÔNG ĐỘ ĐƯỢC”  thành “CHÚNG  SANH ĐỘ ĐƯỢC” phải không ?

“Quét sạch tất cả nghiệp chướng khó trừ trong vô số kiếp trước của qúi vị đã tạo.”

[KINH LĂNG NGHIÊM
CHÚ ĐẠI-BI GIẢNG GIẢI (HT. THÍCH TUYÊN HÓA)
PHẬT HỌC TINH YẾU (HT. THÍCH THIỀN TÂM)]

Kệ tụng Việt dịch:

Kiếp xưa nghiệp sát nặng bằng non
Chắn bước đường tu đạo thánh nhân
Chổi trắng ai ngờ tâm lượng lớn
Quét đi vô số nghiệp khó trừ.

Bạch-Phất Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Mười Ba

Mạ Mạ [34]
𑖦𑖦
MAMA

Án– bát na di nảnh, bà nga phạ đế,
mô hạ dã nhá, nga mô hạ nảnh, tát-phạ hạ.
𑖌𑖼_ 𑖢𑖟𑖿𑖦𑖰𑖡𑖰 𑖥𑖐𑖪𑖝𑖸 𑖦𑖺𑖮𑖧 𑖕𑖐𑖿 𑖀𑖦𑖺𑖮𑖡𑖰_ 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
OṂ_ PADMINI  BHAGAVATE  MOHAYA  JAG  AMOHANI_ SVĀHĀ