THẾ NÀO LÀ XÁ LỢI?
Niệm Phật Tăng
Sa môn Thích Hải Quang biên soạn
CHƯƠNG NĂM
TIẾT 1
PHƯƠNG-THỨC NIỆM-PHẬT
ĐỂ ĐƯỢC VÃNG-SANH
(Trở lại phần “chánh-luận” của quyển sách:
“THẾ NÀO LÀ XÁ-LỢI”?.
Vậy thì – (như lời “hỏi” đã được đề-khởi ra mà Bồ-Tát Giới Tử BẢO-ĐĂNG đã có nêu lên lại trong “PHẦN DUYÊN-KHỞI” của quyển sách “THẾ NÀO LÀ XÁ-LỢI” nầy), thì người Phật-tử:
“Niệm-Phật muốn được vãng-sanh cần phải hành-trì như thế nào”?
Như trước đã nói:
Giáo-môn Tịnh-Độ lấy 3 phần “căn-bản thiết-yếu” sau đây để làm tôn-chỉ, ấy là:
TÍN, NGUYỆN và HẠNH
Do-đó cho nên nếu như:
– Muốn “được vãng-sanh” về cõi nước CỰC-LẠC của Đức PHẬT A-DI-ĐÀ, thì một “hành-giả Niệm-Phật” (dù là xuất-gia hay tại-gia cũng vậy), bắt buộc phải hội đầy-đủ hết 3 phần TÔN-CHỈ thiết-yếu nầy.
Còn như trong phần “tu-tập” của một người PHẬT-TỬ – (nếu muốn hành-trì câu “NIỆM-PHẬT” của BỔN-MÔN TỊNH-ĐỘ cho đúng theo TÔN-CHỈ), thì trong bước:
Khởi đầu (việc Tu-tập của MÌNH) :
– Người Niệm-Phật ấy cần phải “biết” và “xác-nhận” cho thật rõ về:
– “CHỖ PHÁT-TÂM CỦA MÌNH”
Tức là quán xem cho thật kỹ lại “CHỖ PHÁT-TÂM” để Niệm Phật của MÌNH, là nhằm vào “mục-đích” gì?
Có phải là:
1/- Thấy người “Niệm Phật” rồi mình cũng bắt chước “Niệm” theo (cho vui)?
2/- “Niệm Phật” vì để cầu cho tai qua, nạn khỏi, gia-đình mạnh-khỏe, an-lạc?…
3/- “Niệm Phật” vì để cầu cho việc mua bán, làm ăn, ngày thêm tiến-phát?…
4/- “Niệm Phật” vì để cầu cho kiếp sau được xinh-đẹp, giàu-sang, vinh-hoa, phú-quý, các việc mong cầu đều được như ý?…
5/- “Niệm Phật” vì muốn được sanh lên cõi Trời, hưởng phước-báu thù-thắng, sống lâu, an-nhiên tự-tại?…
6/- “Niệm Phật” vì muốn kiếp sau được chuyển thân “Nữ nhơn” thành ra “Nam-tử”?
7/- “Niệm Phật” vì muốn chuyển-sanh lại, để trở thành một vị Đại Hòa-Thượng, tu-hành “ngộ-đạo”, học “Pháp” một hiểu đến mười ? v.v…
Nếu “mục-đích Niệm-Phật” là chỉ vì muốn đạt được một trong các điều (vừa kể trên) đây thì:
Không hợp với Tôn-chỉ của pháp-môn Tịnh-Độ.
Nếu như : “SỰ LẬP TÂM TU-TẬP BAN ĐẦU” chỉ có như thế, thì người “Hành-giả Niệm-Phật” đó, quyết-định là:
– KHÔNG HỢP ĐƯỢC VỚI BẢN-HOÀI (sự mong muốn) của PHẬT.
Và đương-nhiên là:
Chẳng thể nào vãng-sanh được cả.
Và như thế thì Ta nhận thấy điều rằng:
– Người “Phật-tử Niệm-Phật” quyết-định (bắt-buộc) phải xác-nhận cho thật rõ về sự “LẬP TÂM BAN ĐẦU CỦA MÌNH” trước khi hành-trì tu-tập theo pháp-môn TỊNH-ĐỘ (hoặc bất cứ “giáo-môn” nào khác cũng vậy).
Đó là:
NIỆM-PHẬT PHẢI LẬP TÂM VÌ MUỐN
VÃNG-SANH CỰC-LẠC, THOÁT VÒNG SANH-TỬ.
Hay nói theo “ý” của “Tổ-sư” dạy là:
“Vì Sự Sanh-Tử,
Phát lòng Bồ-Đề,
Lấy TÍN, NGUYỆN sâu,
TRÌ câu PHẬT hiệu”.
Mà muốn cho “thành-tựu được mục-đích” nầy thì “Người NIỆM PHẬT” ấy trước hết phải phát-khởi ra lòng TIN CHƠN-THẬT – gọi là “CHÂN-TÍN” – một trong ba điều-kiện thiết-yếu nhất (bắt-buộc) cần phải có của Pháp-môn Tịnh-Độ.
****
CHƯƠNG NĂM
TIẾT 2
SAO GỌI LÀ “CHÂN-TÍN”?
Đó là các việc:
Thứ nhất phải TIN rằng:
1/- TÂM, PHẬT, CHÚNG-SANH cả ba đều không sai khác.
(Phụ-giải 1:
1/- Chữ “TÂM” được nói đến ở đây là:
“CHƠN-TÂM (PHẬT-TÁNH)”
Chớ chẳng phải là nói đến cái: “VỌNG-TÂM (PHÂN-BIỆT)”
của các hàng “bạt-địa phàm-phu sanh-tử chúng-sanh” chúng-ta đang hiện CÓ đây đâu.
Người HỌC PHẬT phải nên hiểu rõ điều nầy.
2/- Cái “CHƠN-TÂM” (PHẬT TÁNH) nầy thì :
a/- “NÓ” bao trùm “MUÔN (hình) TƯỢNG”.
Tức là cả thảy:
b/- Vô-lượng, vô-biên quốc-độ nhiều như số “vi-trần” ở khắp mười phương đều chính là:
CẢNH-GIỚI Ở TRONG CHƠN-TÂM
của Ta hết.
Và:
3/- Hằng-hà sa-số chư PHẬT trong ba đời (Quá-khứ, Hiện-tại, Vị-lai) cũng chính là:
CÁC ĐỨC PHẬT Ở TRONG “CHƠN-TÂM”
của Ta cả.
Cho nên:
4/- TẤT-CẢ (quốc-độ, chúng-sanh và chư PHẬT) ĐỀU KHÔNG (RA) NGOÀI “BẢN-TÂM” (tức là CHƠN-TÂM) MÀ CÓ.
Bởi thế nên mới nói rằng:
TÂM, PHẬT, CHÚNG-SANH
cả “BA” đều KHÔNG SAI KHÁC.
(Tức là: Tuy là “BA” Nhưng mà: Chỉ có “MỘT”)
Nếu người TU HỌC PHẬT-PHÁP nào HIỂU được “LY” nầy, thì tự-nhiên sẽ biết rõ điều rằng:
a/- Không có CÕI (quốc-độ) nào chẳng nương nơi “TÂM” của “TA” mà “kiến-lập” ra cả.
Lại cũng :
b/- Không có vị PHẬT nào chẳng nương nơi “TÁNH” của “TA” mà xuất-sanh ra hết.
5/- Bởi vì:
“BA” phần “TÂM”, “PHẬT”, “CHÚNG-SANH” đây:
CHÍNH LÀ “MỘT”
là :
“ĐỒNG THỂ” CHẲNG KHÁC NHAU
Thế cho nên:
– “CHÚNG-SANH” và “PHẬT” thảy đều “HỔ-TƯƠNG” lẫn nhau mà ỨNG-HIỆN ra cả.
Vì vậy mà:
– “MỖI CÂU NIỆM-PHẬT” đều “GIAO-CẢM MẬT-THIẾT” lẫn nhau.
6/- Do vì như thế cho nên:
a/- CHÚNG-SANH trong TÂM CHƯ PHẬT.
Thì :
MỖI “TRẦN” ĐỀU LÀ “CỰC-LẠC”
(Phụ-chú:
Chữ “TRẦN” nầy chỉ cho “CHÚNG-SANH”.
Chữ “CỰC-LẠC” nầy là chỉ cho “TÂM CHƯ PHẬT”).
Còn:
b/- “CHƯ PHẬT” trong “TÂM CHÚNG-SANH”
Thì:
“MỖI NIỆM” chính thật là “PHẬT A-DI-ĐÀ”
Vậy cho nên:
– Mười phương “TỊNH” (tượng trưng cho PHẬT), “UẾ” (tượng trưng cho chúng-sanh) gom về trong khoảng “SÁT-NA”.
– Một Niệm “SẮC, TÂM” bủa khắp gồm thâu “PHÁP-GIỚI”.
chính là như vậy.
*
(Phụ-giải 2:
Lại nữa :
Người học PHẬT-PHÁP cần phải nên biết rằng:
“CẢNH GIỚI” (tức là “PHÁP-GIỚI”) của CHƠN-TÂM là một THỂ “NHỨT CHƠN” rộng-rãi vô-biên, bao-hàm hết “VI-TRẦN SỐ THẾ-GIỚI” (luôn cả) chư PHẬT, và (luôn cả) CHÚNG-SANH nữa.
Trong cảnh-giới “NHỨT CHƠN” nầy thì:
1/- Phần “THẾ-GIỚI CHÚNG-SANH” luôn-luôn biến-đổi (cho nên “NÓ” thuộc về “SANH-DIỆT MÔN” – Đây tức là HỮU-VI).
2/- Phần “TỊCH-QUANG” thì “thường hằng bất-biến” (cho nên “NÓ” thuộc về “CHƠN-NHƯ MÔN” – Đây tức là VÔ-VI).
Còn “CHƠN-TÂM” là một “THẬT THỂ” chung, bao gồm cả hai môn “HỮU-VI” (tức là chúng-sanh) và “VÔ-VI” (tức là PHẬT, THÁNH).
3/- Để được “TRỞ VỀ” với “THẬT THỂ CHƠN-TÂM” nầy (tức là được GIẢI-THOÁT) nên GIÁO-MÔN TU-TẬP của PHẬT chia ra làm 2 phần :
“HỮU MÔN” và “KHÔNG MÔN”.
a/- Các “MÔN-ĐÌNH” (Môn-Phái) và các “PHÁP-MÔN TU-TẬP” như là:
– CÂU-XÁ TÔNG,
– PHÁP-TƯỚNG TÔNG,
– LUẬT TÔNG,
– HOA-NGHIÊM TÔNG,
– TỊNH-ĐỘ TÔNG,
– MẬT TÔNG (thuộc về môn Kim-Cang Bộ) vv….
Đây là thuộc về “SẮC” (bởi vì “NÓ” có phần “SẮC TƯỚNG”), thì thảy đều do nơi cửa “HỮU-MÔN” mà thâm-nhập vào trong GIẢI-THOÁT.
b/- Các “MÔN-ĐÌNH” và các “PHÁP-MÔN TU-TẬP” khác, như là :
THÀNH-THẬT TÔNG,
– TAM-LUẬN TÔNG,
– THIÊN-THAI TÔNG,
– THIỀN TÔNG,
– MẬT TÔNG (thuộc về môn THAI-TẠNG Bộ)
Đây là thuộc về “KHÔNG” (tức là không có phần “SẮC TƯỚNG”), thì thảy đều do nơi cửa “KHÔNG-MÔN” mà thâm-nhập vào trong GIẢI-THOÁT.
Vì thế cho nên hai GIÁO-MÔN tu-tập của chúng-sanh hành-trì phần SỰ là:
– “HỮU-MÔN” (thuộc “SẮC-TƯỚNG”)
Chẳng khác với:
– “KHÔNG-MÔN” (không có “SẮC-TƯỚNG”)
(Vì là đồng quy về một nơi : – “GIẢI-THOÁT” cho nên “KHÔNG KHÁC”).
c/- Đây chính là “LÝ” :
– “SẮC” chẳng khác “KHÔNG”.
– “KHÔNG” chẳng khác “SẮC”.
– “SẮC” chính là “KHÔNG”.
– “KHÔNG” chính là “SẮC”.
(Phụ-chú:
“SẮC” thuộc về phần “SỰ-TƯỚNG HÀNH TRÌ”, đây là “CÓ”.
“KHÔNG” thuộc về phần “LÝ-TÁNH HÀNH-TRÌ” (tức là THỂ TÁNH), đây là “KHÔNG”.
*
TẠI SAO?
Bởi vì:
“SẮC” hay “KHÔNG” gì cũng ĐỀU
“đồng-quy về GIẢI-THOÁT” hết cả.
d/- Cho nên những người tu-học PHẬT-PHÁP nào nếu như đã có sự hiểu-biết sâu-xa về :
– LÝ “BÁT-NHÔ (của “KHÔNG MÔN”)
Hoặc:
– LÝ “HUYỀN-MÔN” (của “HỮU-MÔN”)
đều nhận rõ ra LÝ “SẮC KHÔNG” (còn được gọi bằng một tên khác nữa là LÝ “SẮC-TÂM”) vốn là một “PHÁP-MÔN” “BẤT NHỊ”.
[“SẮC” là “CÓ TƯỚNG”, “TÂM” là “KHÔNG TƯỚNG”].
e/- Còn những người học “ĐẠO” nào chưa có sự hiểu-biết thấu đáo về (lý SẮC TÂM) thì ;
– Nếu không “CHẤP CÓ”.
Ắt :
– Cũng “CHẤP KHÔNG”.
(Phụ-chú:
Nhưng nếu người “CHẤP CÓ” (như những kẻ tu theo “TỊNH-ĐỘ”), thì :
– Còn biết kiêng-sợ nhân-quả.
– Còn biết lánh dữ, làm lành.
(vì tin có Thiên-đường, Địa-ngục, Tội PHƯỚC báo-ứng…)
Cho nên:
– Đời sau được hưởng phước NHƠN, THIÊN.
Hoặc giả-sử nếu như chưa thể nào buộc Tâm (trần lao) lại được, nhưng mà biết :
– Chuyên TÂM “NIỆM PHẬT”, ắt có thể sẽ được (cảnh Đới-nghiệp) vãng-sanh về Cõi CỰC-LẠC TỊNH-ĐỘ.
Còn như:
Nếu chỉ một bề “CHẤP KHÔNG” (như những người TU THIỀN hoặc chuyên-môn nói về LÝ THIỀN), thì sẽ đi đến chỗ :
– Bài bác việc nhơn-quả,
– Bài-bác PHẬT, THÁNH…
(vì không tin có Tội, Phước báo-ứng, không tin có Thiên-đường, Địa-ngục…)
– Bài bác có cõi CỰC-LẠC.
(đây có nghĩa là nói “không có cõi CỰC-LẠC hay PHẬT A-DI-ĐÀ…gì hết”.)
Ắt tương lai sẽ bị:
ĐỌA XUỐNG TAM-ĐỒ, ÁC ĐẠO
Cho nên TỔ-SƯ có dạy rằng :
– THÀ “CHẤP CÓ” (lớn) NHƯ (núi) TU-DI.
Chớ quyết chẳng nên :
– “CHẤP KHÔNG” (dù nhỏ) NHƯ HẠT CẢI.
(là NHƯ VẬY.)
Lại phải “TIN” thêm nữa rằng :
2/- Chúng-sanh là “PHẬT CHƯA THÀNH”.
3/- A-DI-ĐÀ là “PHẬT ĐÃ THÀNH”.
4/- “GIÁC-TÁNH” (tạm gọi là PHẬT-TÁNH) đồng MỘT chớ “KHÔNG CÓ HAI”.
5/- Ta tuy điên-đảo, mê-lầm…
Song:
6/- “GIÁC-TÁNH” chưa từng MẤT.
7/- Ta nhiều kiếp luân-chuyển.
Song:
8/- “GIÁC-TÁNH” chưa từng ĐỘNG.
Vì thế nên mới nói rằng:
9/- Khi một niệm “hồi-quang” thì đồng về nơi “bản-đắc” (giải-thoát), là như thế.
*
Thứ hai phải TIN rằng:
1/- Chúng-ta chỉ là “PHẬT DANH-TỰ” (Phật suông trên văn-từ, ngôn-ngữ mà thôi).
Còn:
2/- Đức A-DI-ĐÀ là “PHẬT CỨU-CÁNH” (Phật đầy-đủ 10 hiệu, vạn đức trang-nghiêm).
3/- “tánh” (tức là Giác-tánh hay Phật-tánh) tuy không khác (nghĩa là “ĐỒNG NHƯ NHAU”).
Song:
4/- “Ngôi-VỊ” cách xa như vực với trời.
Vì thế cho nên:
5/- Nếu như không phát-tâm “chuyên-niệm” đức “PHẬT” kia (tức là Phật A-DI-ĐÀ) và phát-tâm cầu sanh về cõi TỊNH (CỰC-LẠC), tất-nhiên phải theo nghiệp mà luân-chuyển, chịu khổ vô cùng.
Đây gọi là:
– (Đem) “PHÁP-THÂN” lưu-chuyển vào trong sáu nẻo (luân-hồi).
– Không được thành PHẬT mà vẫn cam-phận (làm) chúng-sanh !!!
*
Thứ ba phải TIN rằng:
1/- Chúng-ta dù nghiệp sâu, chướng nặng, sống lâu nơi cảnh KHỔ, mà vẫn là chúng-sanh trong tâm của PHẬT DI-ĐÀ.
(Vì:
– PHẬT A-DI-ĐÀ là “pháp-giới tạng thân”, cho nên bao gồm hết tất cả chúng-sanh trong 9 giới.
Mà:
– Ta là một chúng-sanh nằm trong “9 giới” nầy.
Xem lại phần vừa được “LUẬN” ở trước cho được dễ hiểu hơn).
2/- PHẬT A-DI-ĐÀ tuy đủ muôn đức trang-nghiêm, an-vui nơi cõi TỊNH, mà cũng là vị PHẬT trong tâm của chúng ta.
(Vì:
– Trong TÂM của Ta đã sẵn có “PHẬT-TÁNH”, cho nên PHẬT A-DI-ĐÀ vẫn ở trong TA.
Đây gọi là “CHÂN TÂM KHÔNG HAI” (tức là chỉ có một “CHÂN-TÂM” mà thôi, chớ không có hai CHÂN-TÂM).
3/- Đã rõ “chân-tâm” vốn “không hai” như thế, tất-nhiên phải biết sự “cảm-ứng” tự giao-tiếp – (giữa CHÚNG-SANH và PHẬT) – như đá nam-châm hút sắt, việc nầy đâu lựa phải nghi ?
(Vì:
– PHẬT ở trong Tâm TA.
Và:
– PHẬT ở ngoài (nơi cõi Cực-Lạc) đều đồng là MỘT (bởi vì “Chân Tâm không có hai” như thế);
Cho nên:
– Cảm ứng mà hiện thân ra tiếp-dẫn Ta sanh về Cực-Lạc).
Đây gọi là:
– Nhớ PHẬT, niệm-PHẬT, thì hiện-tiền hoặc tương-lai, quyết-định sẽ thấy PHẬT, cách PHẬT chẳng xa vậy.
(Phụ-chú:
Vì thế cho nên, trong kinh LĂNG-NGHIÊM, Đức ĐẠI-THẾ-CHÍ Bồ-Tát – (Một trong “TÂY-PHƯƠNG TAM ĐẠI THÁNH TỪ TÔN” (3 vị đại thánh, giáo-chủ cõi Cực-lạc) – Có lời dạy rằng:
1/- …“Thí-dụ như có hai người:
– Người “bên nầy” – (tượng-trưng cho PHẬT) – thì cứ “mãi nhớ” người “bên kia”- (tượng-trưng cho CHÚNG-SANH).
– Người “bên kia” thì cứ “mãi quên” người “bên nầy”.
(Tức là “CHÚNG-SANH” vì mê-chấp nơi “NGŨ-DỤC, LỤC TRẦN” cho nên quên hẵn PHẬT đi, không chịu y theo lời của PHẬT DẠY mà chăm-lo TU-NIỆM để trở về với PHẬT !
Như vậy thì hai người đó:
– Giống như gặp nhau mà không gặp.
– Giống như thấy nhau mà không thấy.
Bởi vì:
– Một người thì cứ nhớ hoài, nên dường như có gặp, có thấy. (Đây là dụ cho PHẬT, Bồ-Tát thường luôn thương nhớ chúng-sanh).
– Còn một người thì cứ quên hoài, cho nên thành ra như không gặp, không thấy. (Đây là dụ cho chúng-sanh – vì ham-mê “ngũ-dục LẠC” – cho nên bị mê-muội CHƠN-TÂM vì thế mà quên mất PHẬT và Bồ-Tát đi).
2/- Đó là tại vì:
– Một bên “nhớ” – (Phật nhớ chúng-sanh).
– Một bên “quên” – (chúng-sanh quên Phật).
Cho nên mới thành ra như vậy.
Chớ nếu như:
3/- Hai người đều nhớ nhau.
Phật “nhớ chúng-sanh”
Mà:
– Chúng-sanh cũng “nhớ Phật” nữa.
– Hai cái nhớ đều khắng-khít không rời.
Thì:
– Chắc-chắn là gặp nhau, thấy nhau.
– Từ kiếp nầy qua kiếp khác, như bóng với hình, không khi nào xa-cách nhau được.
4/- Các chư Phật trong 10 phương
“THƯƠNG nhớ CHÚNG-SANH” như “MẸ NHỚ CON”. Nếu con cứ “trốn lánh” mẹ hoài. Thì dù mẹ có nhớ đến thế mấy đi nữa, cũng chẳng biết làm sao mà gặp con cho được.
5/- Còn nếu như “CON NHỚ MẸ” cũng giống như “MẸ NHỚ CON”, thì hai mẹ, con dù cho có trải qua bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp đi chăng nữa, cũng chẳng bao giờ xa-cách nhau cả.
6/- Suy đó thì biết rằng:
– Nếu như TÂM (lòng) của chúng-sanh thường luôn “nhớ PHẬT”, thì kiếp hiện tại đây cũng như những kiếp tương-lai về sau, chắc-chắn là “được thấy PHẬT” và “chẳng cách xa PHẬT” vậy.
– Còn đến lúc chết, PHẬT đến tiếp-dẫn, chắc-chắn là đặng thấy PHẬT.
– “Hễ CÓ NIỆM – (tưởng đến PHẬT) – THÌ CÓ PHẬT”, niệm đâu PHẬT đó.
7/- Cảnh TÂY-PHƯƠNG toàn ở nơi TÂM, chẳng cần mượn phương-tiện nào khác hết mà TÂM của mình cũng được mở khai, tỏ rõ liền ngay lập tức.
Cho nên:
8/- “GẦN PHẬT, NHIỄM PHẬT” RỒI THÌ “TÂM CŨNG THÀNH PHẬT”.
Cũng như:
– “Gần hương, nhiễm hương” rồi thì “thân cũng thành hương”.
9/- Bởi thế nên nếu:
– Niệm PHẬT ắt sẽ thành PHẬT.
(Còn như:
– Niệm chúng-sanh ắt sẽ mãi-mãi làm chúng-sanh). vậy.
***
CHƯƠNG NĂM
TIẾT 3
SAO GỌI LÀ NGUYỆN?
Sau khi đã phát được lòng “CHÂN TÍN” rồi, kế đến thì:
Người NIỆM-PHẬT phải phát “NGUYỆN”.
Tại sao?
Vì phần “NGUYỆN” nầy có một “tánh-cách cực-kỳ quan-trọng”,
Đó là việc:
– Dùng “Tâm-niệm” để tập-họp lại “tất-cả các công-đức” mình đã tu-tập được, mà “quy-hướng” về nơi mình hằng luôn mong muốn được sanh về, đó là cõi:
TÂY-PHƯƠNG CỰC-LẠC.
Tại sao?
Bởi vì ví như có một chiếc ghe hay tàu chạy trên sông, biển, tuy là có chèo chống, hoặc máy móc đưa đi… nhưng sở-dĩ “NÓ” đến đúng nơi “BẾN GHÉ” được, hoàn-toàn là do ở nơi “NGƯỜI LÈO LÁI” mà ra cả.
Thì ở đây cũng thế:
Trong đường tu-tập (nói chung) và (riêng) cho pháp-môn “Tịnh-độ” nầy, thì phần “PHÁT-NGUYỆN” chính là một “phương-cách chánh- yếu” để:
“DÙNG “TÂM-NIỆM” VÀ “TÂM-LỰC” CỦA MÌNH (ĐỂ) LÁI CON THUYỀN NIỆM-PHẬT, HƯỚNG ĐÚNG VỀ NƠI BẾN GHÉ TÂY-PHƯƠNG CỰC-LẠC, HẦU GẶP ĐƯỢC ĐỨC TỪ-MẪU TIẾP-DẪN ĐẠO-SƯ A-DI-ĐÀ PHẬT”.
Phần nầy xin được tóm-tắt bằng lời KỆ-NGUYỆN dưới đây:
“Hành giả” trước khi Niệm-phật phải quỳ thẳng, chắp tay, thành-kính, đọc lên bài PHÁT NGUYỆN (bắt buộc phải có) nầy.
(ÂM):
Khể thủ Tây-Phương AN-LẠC quốc,
Tiếp-dẫn chúng-sanh Đại-đạo sư.
Ngã kim phát-nguyện, nguyện vãng-sanh,
Duy-nguyện Từ-bi ai nhiếp-thọ.(1 lạy)
(Vẫn quỳ, chắp tay đọc tiếp):
Ngã kim phổ-vị, tứ-ân tam-hữu, Cập pháp-giới chúng-sanh, cầu ư chư PHẬT, nhứt thừa vô-thượng, Bồ-đề đạo cố. Chuyên-tâm trì-niệm, A-DI-ĐÀ PHẬT, vạn đức hồng-danh, cầu sanh Cực-Lạc.
Duy-nguyện từ-phụ, A-DI-ĐÀ PHẬT, từ-bi gia-hộ, ai lân nhiếp thọ”. (lạy 3 lạy)
(NGHĨA):
Cúi lạy Tây-phương cõi AN-LẠC,
Tiếp-dẫn chúng-sanh đại đạo-sư.
Con nay phát-nguyện, nguyện vãng-sanh,
Nhờ lượng từ-bi thương nhiếp thọ. (1 lạy)
Nay con khắp vì:
Bốn ân, ba cõi. Pháp-giới chúng-sanh. Cầu đạo Bồ-Đề, nhất-thừa của PHẬT, chuyên Tâm trì-niệm, A-DI-ĐÀ PHẬT, muôn đức hồng-danh, cầu sanh Cực-lạc.
Duy-nguyện:
– Đức cha lành A-DI-ĐÀ PHẬT từ-bi gia-hộ, xót-thương nhiếp-thọ. (lạy 3 lạy)
(Dặn : Hoặc đọc “Âm”, hoặc đọc “Nghĩa” tùy theo ý-thích.)
Theo “Ý” nầy cho nên:
“NGUYỆN” đây có nghĩa là:
– Mỗi-mỗi “TÂM” phát ra, đều là “TÂM ƯA-THÍCH” cầu-mong được vãng-sanh về cõi CỰC-LẠC THẾ-GIỚI.
– Mỗi-mỗi “NIỆM” phát ra, đều là “NIỆM MONG-CẦU” được dự vào nơi 9 phẩm sen vàng.
Người Phật-tử tu theo TỊNH-ĐỘ (nếu không được Minh-sư về Tịnh-Độ chỉ dẫn) thì đa-số đều sẽ bị lâm vào trong hoàn-cảnh:
1/- – Có TÍN (là phần Tin-tưởng)
– Có HẠNH (là phần Trì-Niệm)
Nhưng lại:
– THIẾU ĐI PHẦN “NGUYỆN” nầy lắm.
Còn nếu như biết rõ được “TÔNG-YẾU” của
Pháp-môn Tịnh-Độ rồi thì ắt sẽ:
– Lấy phần “NGUYỆN” làm việc cần-thiết nhất.
Tại sao ?
– Vì nếu đã biết “NGUYỆN VÃNG-SANH” rồi thì đương-nhiên là phải có cả hai phần còn lại kia là “TÍN” và “HẠNH” rồi vậy.
Cho nên TỔ-SƯ dạy:
MỘT CHỮ “NGUYỆN” BAO GỒM CẢ HAI PHẦN “TÍN” VÀ “HẠNH” là như thế.
Cho nên người tu theo “HẠNH NIỆM-PHẬT” nầy phải luôn-luôn giữ vững phần “NGUYỆN” (vãng-sanh) nầy đừng cho quên mất.
Chính vì như thế nên LIÊN-TÔNG Cửu TỔ là Ngài NGẪU-ÍCH ĐẠI-SƯ (tức là Ngài TRÍ-HÚC Đại-Sư) có lời dạy rằng :
– “Nếu “TÍN, NGUYỆN” bền-chắc thì khi lâm-chung, chỉ cần xưng-danh 10 niệm (100 câu) hay một NIỆM (10 câu) cũng quyết-định được vãng-sanh.
Trái lại:
– Tuy công-hạnh HÀNH-TRÌ (phần SỰ)
vững như tường đồng, vách sắt.
Nhưng mà:
TÍN, NGUYỆN YẾU KÉM
Thì:
“KẾT-QUẢ” chỉ hưởng được NHƠN,
THIÊN phước-báo mà thôi”.
Qua lời dạy nầy, Ta mới nhận thấy rõ rằng :
1/- Nếu “TÍN, NGUYỆN” bền chắc thì dù phần “HẠNH” kém ít cũng được vãng-sanh.
Cho nên trong PHÁP-MÔN TỊNH-ĐỘ thì phần “NGUYỆN” có tánh-cách vô cùng trọng-yếu.
NHƯ THẾ NÀO?
Giả sử như :
– Dầu cho trên đầu có bị một vòng sắt nóng đỏ “niền xoay”, ta cũng nhất-quyết không vì sự “khổ” ấy mà thối-chí vãng-sanh nữa.
Lại như:
– Có cảnh ngũ-dục lạc mầu-nhiệm nhất của “Chuyển-luân thánh-vương” hiện đến, ta cũng quyết không động-tâm hay ham-mê các sự vui sướng đó mà quên mất đi tâm-niệm cầu sanh về CỰC-LẠC.
Gặp những cảnh hoặc “nghịch” hoặc “thuận” cùng-cực như trên mà vẫn không đổi lòng, đó mới gọi là :
“CHÍ-NGUYỆN” THA-THIẾT.
Thế thì:
LÒNG TIN SÂU, CHÍ-NGUYỆN THIẾT ấy, gọi là “TRỌNG-TÂM” vậy.
Dùng “trọng-tâm” nầy mà “niệm PHẬT” thì Tịnh-Nghiệp sẽ mạnh-mẽ hơn lên và dần-dần thành-thục.
Một khi mà:
– Nghiệp “thanh-tịnh” Cực-lạc đã thành-thục rồi.
Thì:
– Duyên “TRẦN nhiễm” nơi cõi Ta-bà ắt-nhiên phải dứt.
Như thế:
– Lúc lâm-chung dù cho có muốn “Cảnh luân-hồi” hiện ra, hoặc là “Cảnh Tịnh-độ và công-đức A-DI-ĐÀ” chẳng hiện-tiền CŨNG KHÔNG THỂ ĐƯỢC.
Nhưng sức “TÍN,NGUYỆN sâu-thiết” ấy, lúc bình-thường phải luôn rèn-luyện cho thành, thì khi lâm-chung mới khỏi bị lạc vào trong nẻo khác.
Như (khi xưa) có một bậc cổ-đức(1), lúc sắp mạng-chung, chư Thiên ở sáu cõi Trời (Dục-giới) trổi nhạc, cầm tràng-phan tới rước, mà ngài vẫn khước-từ, một lòng niệm Phật, chờ Phật, đợi khi Phật hiện đến mới chịu đi (theo Phật).
Phải nên biết rằng:
– Lâm-chung là cảnh “tứ-đại” sắp phân-tán.
– Chư Thiên đến rước là cảnh tốt-đẹp tuyệt-vời!
Nếu như bình thường mà:
– Tâm “Tín”, “Nguyện” chưa được mười phần vững-chắc, ắt khi lâm-chung gặp cảnh tốt-đẹp ấy, làm sao tự-chủ cho được.
Mà nếu như muốn cho “TÂM NGUYỆN” ấy được kiên-cố, vững bền, chẳng bao giờ quên mất, dù cho đến phút lâm-chung, thân tuy là đau-đớn và đang nằm trên giường bệnh, nhưng “TÂM” vẫn luôn nhớ NIỆM-PHẬT và PHÁT NGUYỆN cầu được vãng-sanh về CỰC-LẠC thì:
KHI TẮT HƠI XONG, THẦN-THỨC QUYẾT-ĐỊNH SẼ THEO “NGUYỆN-LỰC” ĐÓ MÀ:
VÃNG-SANH CỰC-LẠC
Không còn nghi-ngờ chi cả.
Bởi thế cho nên người Tu TỊNH-ĐỘ lúc:
– Bình thường (trong khi còn sống) mỗi khi gần xong khóa-lễ, sau phần xưng NIỆM danh-hiệu “TỨ THÁNH” (A-DI-ĐÀ PHẬT, QUÁN-THẾ-ÂM Bồ-Tát, ĐẠI THẾ-CHÍ Bồ-Tát, THANH-TỊNH ĐẠI-HẢI CHÚNG Bồ-Tát) xong, trước khi đảnh-lễ qua phần TỰ TAM QUY, ở nơi phần “PHÁT-NGUYỆN” và “HỒI-HƯỚNG”, Hành-giả NIỆM-PHẬT quyết định cần phải chí-thành đọc qua lời “PHÁT-NGUYỆN VĂN” sau đây:
Cúi lạy phương Tây cõi AN-LẠC,
Tiếp-dẫn chúng-sanh đại đạo-sư.
Nay con phát-nguyện, nguyện vãng-sanh,
Nhờ lượng từ-bi thương nhiếp-thọ.
(Chuông và lạy xuống 1 lạy, đoạn vẫn quỳ, chắp tay, đọc tiếp):
Nay con khắp vì:
– Bốn ân, ba cõi,
Pháp-giới chúng-sanh.
Cầu đạo Bồ-Đề,
Nhất-thừa của PHẬT,
Chuyên-tâm trì-niệm,
A-DI-ĐÀ PHẬT,
Muôn đức hồng-danh,
Cầu sanh CỰC-LẠC.
Lại bởi đệ-tử,
Nghiệp nặng phước khinh,
Chướng sâu huệ cạn,
Nhiễm tâm dễ động,
Tịnh-đức khó thành.
Nay đối Từ-tôn,
Kính gieo năm vóc,
Bày tỏ một lòng,
Chí-thành sám-hối:
Con và chúng-sanh,
Vô-thỉ đến nay,
Mê-muội “chơn-tâm”,
Buông tham, sân, si,
Nhiễm dơ ba nghiệp (2),
Vô-lượng vô-biên,
Tội cấu đã gây,
Vô-lượng vô-biên,
Nghiệp oan đã kết.
NGUYỆN ĐỀU TIÊU DIỆT.
(Chuông, 1 lạy)
Con xin khấn-nguyện:
Kể từ hôm nay,
Lập thệ-nguyện sâu,
Xa lìa pháp ác,
Thề không còn tạo,
Siêng tu đạo chánh,
Thề chẳng thối lui,
Thề thành chánh-giác,
Thề độ chúng-sanh.
Xin đức Từ-tôn,
Dùng nguyện Từ-bi,
Chứng biết lòng con,
Thương-xót đến cho,
Gia- bị cho con.
Nguyện khi thiền-quán,
Hoặc lúc mộng-mơ,
Được thấy thân vàng,
A-DI-ĐÀ PHẬT,
Được chơi cõi TỊNH,
Của đấng đạo-sư,
Được nhờ Từ-tôn,
Cam-lộ rưới đầu,
Quang-minh chiếu thân,
Tay xoa đảnh con,
Áo đắp thân con,
Khiến cho con được,
Chướng cũ tiêu-trừ,
Căn lành thêm lớn,
Mau tiêu phiền-não,
Chóng phá vô-minh,
Viên-giác tâm-mầu,
Sáng bừng mở rộng.
Tịnh-quang cảnh thật,
Thường được hiện-tiền.
Khi con lâm-chung,
Biết trước ngày giờ,
Thân không tất-cả,
Bịnh khổ ách-nạn.
Tâm dứt tất-cả,
Tham-luyến mê-hoặc,
Các căn vui đẹp,
Chánh-niệm phân-minh,
Xả báo an-lành,
Như vào thiền-định.
Phật A-DI-ĐÀ,
QUÁN-ÂM, THẾ-CHÍ,
Hai đại Bồ-Tát,
Cùng chư hiền-thánh,
Phóng quang tiếp-dẫn,
Tay báu dắt-dìu,
Lầu-các tràng-phang,
Nhạc trời hương lạ,
Tây-Phương cảnh Phật,
Bày hiện rõ-ràng,
Khiến cho chúng-sanh,
Kẻ thấy người nghe,
Mừng vui khen cảm,
Phát lòng Bồ-Đề.
(Chuông, 1 lạy).
Bấy giờ thân con,
Ngồi đài Kim-cang,
Bay theo sau Phật,
Trong khoảng sát-na,
Sanh vào sen báu,
Nơi ao thất-bảo,
Ở cõi Tây-Phương.
Rồi khi hoa nở,
Thấy Phật, Bồ-Tát,
Nghe tiếng pháp mầu,
Chứng vô-sanh nhẫn.
Giây phút đi khắp,
Mười phương quốc-độ,
Thừa sự chư Phật,
Nhờ ơn thọ-ký.
Được thọ-ký xong,
Ba thân bốn-trí (3)
Năm nhãn sáu thông (4),
Vô-lượng trăm ngàn,
Môn đà-ra-ni,
Tất-cả công-đức,
Thảy đều thành-tựu.
Từ đó về sau,
Không rời AN-DƯỠNG,
Trở lại TA-BÀ,
Phân-thân vô-số,
Khắp cả mười phương,
Dùng sức thần-thông,
Tự-tại khó bàn,
Cùng các phương-tiện,
Độ-thoát chúng-sanh,
Đều khiến lìa nhiễm,
Chứng được Tịnh-tâm,
Lên ngôi bất thối.
Nguyện lớn như vậy,
Thế-giới không tận,
Chúng-sanh không tận,
Nghiệp và phiền-não,
Thảy đều không tận.
Đại nguyện của con,
Cũng không cùng tận (5).
Nay con lễ PHẬT.
Phát-nguyện tu-trì.
Xin đem công-đức,
Hồi thí hữu-tình.
Bốn-ân khắp báo,
Ba cõi đều nhờ.
Pháp-giới chúng-sanh,
Đồng thành chủng-trí.
(Chuông – lạy 3 lạy).
**
Chú thích:
(1)- Cổ-đức : là các bậc hiền đức thuở xưa (tiên-hiền).
(2)- Nhiễm dơ ba nghiệp: là Thân, Khẩu, Ý phạm đầy đủ “thập ác tội”… (Thân 3, Khẩu 4, Ý 3).
a/- Ba thân là:
– Thanh-Tịnh pháp thân (Tỳ-lô giá-na thân)
– Báo thân (Tự thọ-dụng thân)
– Ứng hóa thân (Tha thọ-dụng thân)
b/- Bốn trí là:
– Thành sở tác-trí: (do năm thức của Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân chuyển thành).
– Diệu quán sát-trí:
(Do Ý thức chuyển thành).
– Bình-đẳng tánh-trí:
(Do thức thứ bảy là MẠT-NA chuyển thành).
– Đại viên cảnh-trí:
(Do thức thứ tám là A-LẠI-DA chuyển thành).
a/- Năm nhãn là : – Phật nhãn (của Phật), Pháp nhãn (của Bồ-Tát), Huệ nhãn (của Thanh-văn), Thiên nhãn (của trời), Nhục nhãn (của người).
b/- Lục thông là : Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Thần túc thông, Túc mạng thông, Lậu tận thông.
(5)- Đây là nguyện theo ý 10 nguyện vương của đức PHỔ-HIỀN Bồ-Tát.
***
CHƯƠNG NĂM
TIẾT 4
SAO GỌI LÀ “HẠNH”?
(Tiết mục nầy luận “sơ qua” về: CÁCH THỨC NIỆM-PHẬT để bảo-đảm: ĐƯỢC VÃNG-SANH CỰC-LẠC)
*
“Hạnh” đây tức là “SỰ thực-hành” câu PHẬT HIỆU (tức là Niệm-Phật).
“Niệm-Phật” như thế nào?
Chính là phải:
– Thiết-thật xưng-niệm hồng-danh muôn đức của Phật A-DI-ĐÀ, qua câu:
NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT
(Nếu niệm từ 100 đến 1000 câu, thì niệm đủ sáu chữ trên.)
Hoặc chỉ NIỆM bốn chữ:
A-DI-ĐÀ PHẬT
(Nếu niệm từ 1000 câu đến 10 ngàn, 20 ngàn, 30 ngàn…100 hoặc 200 ngàn câu, thì niệm bốn chữ “A-DI-ĐÀ PHẬT” mà thôi, cho dễ nhiếp-tâm và đỡ mất thời-giờ).
Phải “NIỆM” cho đến trình-độ “TÂM của mình” và “TÂM của Phật” tương-ưng nhau để được Tiếp-dẫn.
Tại sao phải xưng-niệm danh-hiệu của đức A-DI-ĐÀ PHẬT ?
Bởi vì:
– Danh-hiệu PHẬT (bất cứ của PHẬT nào cũng vậy) là tiêu-biểu cho pháp-thân.
– Danh-hiệu PHẬT là chỗ quy-tụ hết tất- cả công-đức của PHẬT.
Thế cho nên:
Niệm danh-hiệu của PHẬT A-DI-ĐÀ đây, tức là:
– Niệm hết tất-cả công-đức của Ngài, từ khi NGÀI mới bắt đầu tu “NHƠN” cho đến lúc chứng-thành “PHẬT quẢ”.
– Niệm tất-cả các sự Từ, Bi, Hỷ, Xả… và đại nguyện-lực của NGÀI.
Do vì như thế mà người Niệm-Phật ấy thu-nhập được đại công-đức không thể nghĩ-bàn.
HỎI:
Áp-dụng “phương-thức Niệm-Phật” nào để dễ-dàng được “nhiếp-tâm”?
ĐÁP:
Có nhiều phương-pháp Niệm Phật – (Xem lại quyển “Niệm Phật Thập-yếu” – của Hòa-Thượng THÍCH THIỀN-TÂM biên-soạn) – nhưng phương-pháp dễ “nhiếp-tâm” nhất đang được bổn-môn (và bản TỰ) “hoằng-hóa” hiện nay cho các hành-nhơn Niệm-Phật là:
Phương-pháp “THẬP NIỆM ký số”
Sao gọi là “THẬP NIỆM KÝ SỐ”?
– THẬP là mười,
– NIỆM là (câu) Niệm-Phật.
– KÝ-SỐ là đếm số.
Đây là một phương-pháp “Niệm-Phật” do ngài TỪ-VÂN SÁM-CHỦ, một bậc Cao-tăng đắc-đạo vãng-sanh thuyết-dạy.
Như thế nào?
Đó là phải niệm như vầy:
1/- Khi “niệm PHẬT” thì “TÂM” phải ghi nhớ cho thật rõ, thật đúng, từ câu niệm THỨ-NHẤT, THỨ HAI v.v… đến câu niệm THỨ MƯỜI.
2/- Đến câu “thứ MƯỜI” rồi thì liền “niệm” trở lại câu thứ NHẤT…
3/- Cứ “niệm” xoay-vần như thế, nghĩa là niệm từ :
– “CÂU MỘT” CHO ĐẾN “CÂU MƯỜI”.
– “HẾT CÂU MƯỜI” THÌ TRỞ LẠI “CÂU MỘT”.
– RỒI TIẾP-TỤC “NIỆM” MÃI NHƯ VẬY.
(cho đến khi nào ngưng khóa niệm – (tức là đến giờ mãn khóa-lễ mà mình đã quy-định sẵn) – thì thôi).
Điều “quan-yếu” cần phải “biết” và “nhớ” là:
4/- CHỈ ĐƯỢC NIỆM TRONG VÒNG “MƯỜI CÂU PHẬT HIỆU” MÀ THÔI.
Chớ không được NIỆM lên đến câu thứ mười một, mười hai… câu thứ hai mươi v.v… (dù cho hơi thở của mình dài (hay còn dư sức) cũng không được NIỆM thêm hơn nữa).
Tại sao?
Có nhiều lý-do, nơi đây chỉ xin nêu lên vài ba nguyên-nhân chánh.
Ấy là:
a/- Vì đây là pháp Niệm-Phật “THẬP NIỆM ký-số”, nên chỉ lấy số “MƯỜI CÂU” để làm “CHUẨN” cho “một niệm” mà thôi.
b/- Vì số “MƯỜI” được “KÝ” (ghi đếm) ở đây là một con số tương-ưng với :
– Thập pháp-giới (Tứ thánh, lục phàm).
– Thập vạn ức Phật độ (khoảng không-gian xa cách giữa cõi Cực-lạc và cõi Ta-bà).
c/- Lấy số MƯỜI câu “niệm” nầy để phá-trừ “MƯỜI SỬ” (1) (tức là phá “Thập-sử”).
……………….
Hơn nữa:
d/- Vì số “MƯỜI CÂU NIỆM” nầy nó vừa-vặn cùng thích-hợp với hơi thở trung-bình của mọi người nên dễ trì-niệm hơn hầu khỏi bị mang lấy chứng bịnh “lao hơi” và “tổn-khí”.
(Trong bốn điều “căn-bản” vừa được nêu trên thì:
– Ba điều trước (a, b, c) thuộc về “LÝ”.
– Một điều sau (d) thuộc về “SỰ”).
Chính phần “SỰ” sau cùng nầy mới là điều quan-trọng nhất về “phương-cách hành-trì” câu “niệm Phật” cho “hành-giả” tu theo Tịnh-Độ.
Ở chỗ nào?
Chính là ở chỗ:
– KHỎI BỊ “LAO HƠI” VÌ CỐ GẮNG KÉO DÀI SỐ-LƯỢNG CÂU NIỆM PHẬT QUÁ NHIỀU SO VỚI SỨC CHỊU ĐỰNG CÓ ĐƯỢC CỦA HƠI THỞ MÌNH.
(Sách chữ Nho gọi đó là bệnh “THƯƠNG-KHÍ”, còn chữ Việt thì gọi là “TỔN KHÍ”) – Tức là bị “Mệt” và “đuối sức” vì “nín hơi” lâu để “niệm” quá số 10 câu Phật hiệu).
Vả-lại:
– Nếu như “nín hơi” lâu (quá sức mà mình có thể chịu đựng được) để trì-niệm, thì mặt sẽ bị ửng đỏ, – (vì máu dồn lên trên mặt) – lâu ngày sẽ biến thành ra chứng bệnh :
– Mặt bị đỏ (như người say rượu).
Hoặc là:
– Lỗ tai bị lùng-bùng (gọi là lảng tai).
– Còn nặng hơn nữa thì điếc luôn.
Xin được kể ra một “câu chuyện” sau đây để làm dẫn-chứng:
“Khi ngài TRUNG-LUÂN Pháp-sư đến tỉnh Bắc-Bình (Trung-quốc) để giảng-đạo, một hôm có ông lão đến thưa rằng:
– Tại vì tôi Niệm-Phật nhiều quá cho nên bây giờ mới bị sanh ra chứng bệnh “lảng tai” và có một đôi khi tôi không nghe được chi hết!!
Pháp-sư hỏi duyên-cớ?
Ông lão ấy đáp rằng:
– Có vị Đại-đức bí-mật truyền cho tôi một phương-pháp “niệm Phật đặc-biệt”.
Đại-đức ấy bảo rằng:
– Pháp Niệm-Phật “mười câu” và “mười hơi” nầy hiện-tại các Hòa-Thượng, Thượng-tọa v.v… không ai biết hết, bởi vì trong ấy có một “khẩu quyết” (2) mà bây giờ đã bị thất truyền. Nghe nói như vậy, cho nên tôi mới thành-khẩn “cầu Pháp”.
Vị Đại-đức ấy dạy “khẩu quyết hành-trì” kia cho tôi rằng :
– “Phải nín thở lại rồi niệm Phật một hơi suốt nguyên cả xâu chuỗi tràng 108 hột – (tức là nín thở lại, rồi niệm suốt 108 câu Nam-mô A-DI-ĐÀ PHẬT” trong vòng một hơi thở) !!!
Tôi y theo lời, cố-gắng “nín thở” để niệm.
Mấy năm sau lỗ tai sanh ra lùng-bùng và rồi từ-từ lảng, điếc luôn cho đến bây giờ.
Ngài TRUNG-LUÂN Pháp-sư nghe xong liền bác-bỏ ngay phương-pháp “niệm Phật sai lầm” đó và thống-trách vị Đại-Đức kia đem “Pháp Phật” biến thành ra Pháp “ngoại-đạo”, gieo nên kết-quả hại người như vậy.
Sau đó rồi Ngài mới đem nguyên-lý “THẬP NIỆM” (vừa nêu trên) ra, từ-từ giảng-dạy lại cho ông lão ấy nghe”…
5/- Niệm-Phật theo phương-pháp ‘THẬP NIỆM KÝ-SỐ” này – (nếu như đã Niệm nhuần-nhã rồi) – thì không cần phải dùng tay lần chuỗi nữa, mà chỉ cần:
– DÙNG TÂM GHI NHỚ CHO ĐÚNG SỐ thôi.
Còn nếu như người có hơi (thở) ngắn, thấy rằng niệm từ “một câu” đến “mười câu” khó thể nào đủ được, thì nên phân ra làm hai, đó là :
a/- Từ CÂU MỘT cho đến CÂU NĂM,
b/- Từ CÂU SÁU cho đến CÂU MƯỜI.
Điều cần-thiết nên để ý trong phép niệm “ký-số” nầy là phải:
“NIỆM”, “NHỚ”, “NGHE”, CHO THẬT RÕ-RÀNG.
Thì:
“VỌNG-NIỆM” MỚI KHÔNG XEN VÀO TRONG TÂM ĐƯỢC.
Tại sao?
– Vì “tâm” bận chuyên-chú ở nơi các việc:
– “NIỆM”, “NHỚ”, “NGHE” không xen-hở, nên “vọng-niệm” bị đàn-áp, không sao khởi-phát lên được.
Dùng phương-thức “THẬP-NIỆM KÝ-SỐ” nầy lâu ngày, hành-giả NIỆM-PHẬT sẽ dần tiến được vào trong cảnh-giới “NHỨT-TÂM”.
Phép “THẬP-NIỆM KÝ-SỐ” nầy tùy theo hơi thở của người Niệm DÀI hay NGẮN, không cần luận là niệm được bao nhiêu (trăm ngàn câu Phật hiệu cả) hễ:
NIỆM XONG ĐƯỢC MỘT HƠI (THỞ và 10 câu PHẬT HIỆU) THÌ GỌI LÀ “MỘT NIỆM”.
Cho nên người niệm Phật theo phương-pháp nầy thì:
– NIỆM MỘT CÂU (PHẬT HIỆU) THÌ BIẾT RÕ MỘT CÂU.
– NIỆM “MƯỜI CÂU” THÌ BIẾT RÕ “MƯỜI CÂU”.
– NIỆM TỪ “MỘT CÂU” CHO ĐẾN “MƯỜI CÂU”.
– HẾT “MƯỜI CÂU” THÌ TRỞ LẠI “MỘT”.
Dù cho mỗi ngày Niệm-Phật được bao nhiêu muôn câu đi nữa, thì cũng vẫn “GHI, NHỚ” y như vậy, vì thế nên mới gọi là “KÝ-SỐ”.
Có thể niệm hoặc chậm, hoặc mau v.v… chi đều không trở ngại.
Phép niệm “KÝ-SỐ” nầy có các điều lợi-ích là:
– Trừ được “VỌNG-TƯỞNG”, (gọi là “NHIẾP VỌNG”).
– Dưỡng được TINH-THẦN. (Vì tâm “an-Tịnh”, nên cảm thấy nhẹ-nhàng)
– Khỏi bị “LAO HƠI”. (Tức là không bị bệnh “THƯƠNG-KHÍ”).
Vả lại:
(Vì 2 phần : – “Hơi thở”, và “câu niệm”, đều-đặn không gấp, không huởn, nên giống như phép tu “dưỡng khí”).
– TÂM MAU AN-TRỤ VÀO TRONG “CHƠN-NIỆM”. (Tức là Nhứt niệm, Chánh-niệm).
Trong kinh “LĂNG-NGHIÊM”, Đức ĐẠI-THẾ-CHÍ Bồ-tát có dạy rằng :
– “Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối luôn, vào “Tam-ma-địa”, đây là bậc nhất”.
Chính là phương-thức “Niệm-PHẬT KÝ-SỐ” vừa được nêu trên vậy.
Phương-pháp nầy nếu như đem áp-dụng vào cho :
a/-Bậc “Thượng-Thượng căn” thì không cần bàn-luận làm chi.
Tại sao?
– Bởi vì một khi mà quý ngài nầy vừa đề-khởi lên câu Niệm-Phật thì tiến được ngay vào trong “cảnh-giới nhứt-tâm” liền.
b/- Còn đối với các bậc “TRUNG-CĂN, HẠ-
CĂN” và “ĐỘN-CĂN” như chúng-sanh (chúng-ta) đời nay, thì nếu bỏ phép “niệm ký-số” nầy mà muốn được vào trong cảnh “nhiếp sáu căn thành tịnh-niệm” thì đó là một điều rất khó (còn hơn vói tay đụng đến trời cao nữa).
Gắng gìn-giữ câu “Niệm Phật” mãi-mãi như thế, (nghĩa là từ khi mới phát-tâm tu theo Pháp-môn Tịnh-Độ) cho đến trọn đời, chớ nên giải-đãi, hoặc thối-chuyển, hay buông bỏ mà thành ra cảnh :
Sự-sự không rồi, điều-điều chẳng trọn.
(Tức là rốt lại không thành-tựu được việc vãng-sanh, giải-thoát chi cả, bất quá là (với công-lao Niệm-Phật đó) chỉ gây nên được chút ít “nhân lành” và “PHƯỚC BÁU” tốt-đẹp cho “hành-giả” ấy trong những kiếp xa sau mà thôi).
Tuy-nhiên, điều quan-trọng nhứt… của người tu theo “Pháp-môn Niệm-Phật” – (tuyệt-đối cần phải ghi-nhớ) – là:
1/- Với căn-cơ thấp kém (tức là Hạ-căn) của người thời nay thì “SỰ NIỆM-PHẬT” tiến đến cảnh-giới “NHỨT-TÂM BẤT-LOẠN” cũng còn không có người THÀNH-đạt được, chớ đừng nói chi đến việc chứng vào “NIỆM-PHẬT TAM-MUỘI”.
(Phụ-chú:
– Người “NIỆM-PHẬT” đời nay thường ưa lầm-lẫn giữa 2 việc:
– NIỆM-PHẬT ĐƯỢC BẤT-LOẠN.
(Tức là “SỰ NHỨT-TÂM” NIỆM-PHẬT.
Và:
– NIỆM-PHẬT TAM-MUỘI.
Lắm.
Tại-sao?
Vì “HỌ” không hiểu được :
THẾ NÀO LÀ “NGHĨA” CỦA CHỮ “TAM-MUỘI” vậy.
(Xin xem lại phần “TAM-MUỘI” được bút-giả giải-thích ở trong quyển :
NIỆM-PHẬT BA-LA-MẬT KINH
như-thích/ Đại-sớ)
(các trang từ số 300 cho đến 305 sẽ được rõ nghĩa hơn).
Vì thế nên “hành-giả Niệm-Phật” ở trong thời MẠT-PHÁP nầy chớ nên mong-cầu chứng được cảnh-giới “Niệm-Phật Tam-muội” làm chi.
Mà:
Chỉ cần cố-gắng và tinh-cần NIỆM-PHẬT mãi (đừng bỏ dỡ giữa chừng) – cho đến ngày nhắm mắt (lâm-chung) thì:
CŨNG ĐÃ LÀ “HY-HỮU” lắm rồi.
2/- Theo như trong kinh “QUÁN VÔ-LƯỢNG THỌ” dạy, thì:
– “Kẻ tạo tội ngũ-nghịch, thập ác”, khi lâm-chung thấy tướng Địa-ngục hiện ra, chỉ cần chí-tâm xưng Danh-hiệu Phật A-DI-ĐÀ từ “một niệm” (10 câu) đến “10 niệm” (100 câu) thời liền được PHẬT hiện đến tiếp-dẫn vãng-sanh.
Như vậy thì điều quan-trọng mà người Tu Tịnh-Độ cần phải lưu-tâm đến nhứt là:
Sự “NHỨT-TÂM” – (Niệm-Phật) – để được vãng-sanh:
Là:
Chỉ cho lúc lâm-chung ở vào phút tối-hậu saU CÙNG.
Ch :
Không phải là CÒN ĐANG ở lúc sinh thời (còn sống).
3/- Nếu một người Niệm-Phật nào bình-thường – (lúc còn sanh-tiền) – Niệm-Phật (dù cho) có đến được “SỰ NHỨT-TÂM” đi chăng nữa, nhưng sau đó lại chuyển-hướng tu qua pháp-môn khác, (chẳng-hạn như đổi sang tu Thiền, tu Luật (tức là ôm Bát đi “đầu-đà, khất-thực”), tu Giáo (tức là chuyển sang tụng Kinh), tu Mật (tức là trì-chú) v.v… mà không cầu về Tịnh-Độ thì:
CŨNG CHẲNG THỂ NÀO VÃNG-SANH CỰC-LẠC ĐƯỢC CẢ.
4/- Muốn cho chắc-chắn được “NHỨT-TÂM NIỆM-PHẬT” khi lâm-chung – (trong phút giây tối-hậu sau cùng của cuộc đời) – thì “hành-giả” tu Tịnh-Độ ấy bình-thường phải Niệm-Phật cho thật tinh-thuần – (tức là “Niệm” thật nhiều và luôn tinh-tấn không biếng trễ).
Do vì bình-sanh luôn giữ câu Niệm-Phật không buông bỏ, nên dù (cho người Niệm Phật ấy) tuy là chưa tiến được vào trong cảnh-giới “SỰ NHỨT-TÂM”, nhưng mà :
5/- Chủng-tử (tức là hột giống) Niệm-Phật dồn chứa trong Tâm (A-lại-Da thức) đã quá nhiều, cho nên đến khi sắp chết, hễ một khi mà hành-giả ấy “nhớ ĐẾN” và “khởi tâm Niệm-Phật”, thời câu Phật-hiệu ấy liền :
PHÁT-HIỆN RA RẤT MẠNH-MẼ
Vì thế nên:
NGAY TRONG PHÚT CUỐI-CÙNG ĐÓ LIỀN ĐƯỢC NHỨT-TÂM.
Và:
VÃNG-SANH LẬP-TỨC
Các kẻ Hạ-căn cùng với những người bình-sanh tạo nhiều nghiệp ác “Niệm-Phật”… mà vẫn được “Đới-nghiệp vãng-sanh” thường là:
Ở VÀO TRONG TÌNH-TRẠNG NẦY.
hết cả.
Vậy thì “điều cốt-yếu” để khi “lâm-chung” được “đới nghiệp vãng-sanh” là:
a/- Bình thường khi còn sống, còn trẻ, còn khoẻ, phải “chuyên-tâm Niệm-Phật” cho thật nhiều.
b/- Chớ nên “Tạp-tu” – (tức là đừng nên nay tu theo pháp-môn nầy, mai tu pháp-môn nọ, hoặc nay tụng-kinh nầy, mai tụng-kinh kia).
c/- Chớ nên hôm nay xưng Niệm danh-hiệu Phật A-DI-ĐÀ, rồi mai-mốt bỏ đi mà quay sang xưng Niệm danh-hiệu của đức Phật khác…
Nếu như (biết) “CHUYÊN-NHẤT NIỆM-PHẬT” suốt đời (như trên vừa mới nói) thì quyết-định:
SẼ ĐƯỢC “ĐỚI-NGHIỆP VÃNG-SANH”
VỀ CÕI CỰC-LẠC
***
Chú thích:
(1)- Mười “SỬ” tức là 10 món Trần-lao, “NÓ” sai-sử, trói-buộc chúng-sanh vào trong vòng sanh-tử, luân-hồi.
Ấy là:
– THAM, SÂN, SI, MẠN, NGHI (5 độn sử)
– THÂN-KIẾN, BIÊN-KIẾN, TÀ-KIẾN, KIÊN-THỦ KIẾN, GIỚI THỦ KIẾN (5 lợi sử)
(Năm món “KIẾN” (Thấy biết sai-lầm nầy) gọi chung bằng một tên là “ÁC-KIẾN”.
(2)- Khẩu-quyết : là bí-quyết, là phương-pháp… chỉ truyền-thọ cho nhau bằng miệng (từ người nầy nói qua người khác) thôi, chớ không có ghi-chép trong sách-vở.