VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI QUÁN HẠNH CÚNG DƯỜNG NGHI QUỸ

KINH SỐ 930

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Sưu tập Thủ Ấn, phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Bấy giờ Kim Cang Thủ Bồ Tát (Vajra-pāṇi-bodhisatva) ở ngay trong Đại Tập Hội của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana-buddha), từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con vì chúng sinh có nghiệp ác trong Thế Giới Tạp Nhiễm ở thời Mạt Pháp sau này, nói Vô Lượng Thọ Phật Đà La Ni (Amitāyusbuddha-dhāraṇī), tu môn ba Mật (Tri-guhya-mukha), chứng Niệm Phật Tam Muội (Buddhānusmṛti-samādhi), được sinh về cõi Tịnh Độ (Buddha-kṣetra), vào chính vị của Bồ Tát. Chẳng thể dùng chút Phước, không có Tuệ Phương Tiện mà được sinh về cõi ấy. Chính vì thế cho nên y theo Giáo Pháp này, chính niệm tu hành, quyết định sinh về Thế Giới Cực Lạc (Sukha-vatì), Thượng Phẩm Thượng Sinh, đắc được Sơ Địa (Eka-bhūmi)

Nếu người Tại Gia, Xuất Gia nguyện sinh về Tịnh Độ, trước tiên nên vào Mạn Trà La (Maṇḍala: Đàn Trường), được Quán Đỉnh (Abhiṣeka) xong. Sau đó theo Thầy thọ nhận Nghi Quỹ Niệm Tụng.

Hoặc chỗ Thắng Địa, hoặc tùy theo chỗ ở, xoa tô lau quét sạch sẽ, dựng lập cái Đàn hình vuông, bên trên treo lọng Trời (Thiên Cái), chung quanh treo phan. Trên Đàn chia bày tám Mạn Trà La, dùng Bạch Đàn Hương xoa bôi vị trí của bậc Thánh.

Ở mặt Tây của Đàn, an tượng Vô Lượng Thọ (Amitāyus), người Trì Tụng ngồi ở phương Đông, mặt hướng về phương Tây, đối diện với Tượng mà ngồi. Hoặc trải chiếu bằng cỏ tranh, hoặc ngồi ở cái giường nhỏ có chân đỡ thấp.

Mỗi ngày ba thời rải mọi loại hoa, đốt mọi loại hương, đặt hai cái bình Át Già (Ārgha). Hoặc dùng chậu chén sành với vật khí bằng vàng, bạc, đồng, đá, sứ, ngói…chưa từng sử dụng, chứa đầy nước thơm để ở trên Đàn. Ở bốn góc Đàn để bốn cái Hiền Bình (Pūrṇa-ghata). Tuỳ theo sức bày biện hương đốt, đèn sáng, hương xoa bôi, thức ăn uống… mỗi mỗi gia trì, ân trọng cúng dường.

Hành Nhân mỗi ngày tắm rửa, mặc quần áo mới sạch, hoặc dùng Chân Ngôn gia trì, dùng để tắm rửa. Liền suy nghĩ, quán sát: “Tất cả Hữu Tình vốn có Tính thanh tịnh, vì bị các Khách Trần (bụi bặm bên ngoài) che lấp, cho nên chẳng hiểu được Chân Lý, mê lầm đánh mất Bồ Đề, chìm đắm trong Sinh Tử, chịu vô lượng Khổ. Chính vì thế cho nên nói ba Mật Gia Trì này khiến cho ta người (tự tha) đều được thanh tịnh”.

_ Liền dùng hai tay tác Liên Hoa Hợp Chưởng, tụng Tịnh Tam Nghiệp Chân Ngôn ba biến.

Chân Ngôn là:

Án, sa-phộc bà phộc, thuật đà (1) tát phộc, đạt ma (2) sa-phộc bà phộc, thú độ hàm

 

Do Chân Ngôn này gia trì, cho nên liền thành tắm rửa Nội Tâm trong sạch.

_ Mỗi khi vào Đạo Trường, đối trước Bản Tôn, thân đứng ngay thẳng, chắp Liên Hoa Hợp Chưởng

Nhắm mắt vận Tâm, tưởng tại Thế Giới Cực Lạc, đối trước mặt Đức Vô Lượng Thọ Như Lai cùng các Bồ Tát quyến thuộc. Liền đem năm vóc của thân cúi sát đất, tưởng ở trước mặt mỗi một Đức Phật, Bồ Tát…cung kính làm lễ.

Liền tụng Phổ Lễ Chân Ngôn là:

Án, tát phộc đát tha nghiệt đá (1) bá na, mãn na nẵng, ca lô nhĩ (2)

 

Liền quỳ gối phải sát đất, chắp tay để ngang trái tim, chân thành tỏ bày Sám Hối tất cả Tội Chướng từ vô thuỷ đến nay.

Liền Tùy Hỷ hết thảy nghiệp Phước của chư Phật (Buddha), Bồ Tát (Bodhisatva), Thanh Văn (Śrāvaka), Duyên Giác (Pratyeka-buddha), tất cả Hữu Tình (Satva).

Lại quán mười phương Thế Giới, hết thảy Như Lai (Tathāgata), bậc thành Đẳng Chánh Giác đều thỉnh chuyển bánh xe Pháp (Dharma-cakra: Pháp Luân)

Hết thảy Như Lai hiện Niết Bàn (Nirvāṇa), đều thỉnh trụ lâu dài ở đời, chẳng vào Bát Niết Bàn (Pari-nirvāṇa)

Lại phát Nguyện rằng: “Con đã gom chứa vô lượng căn lành (Kuśala-mūla) do: Lễ Phật, Sám Hối, Tùy Hỷ, Khuyến Thỉnh….Xin đem nhóm Phước này hồi thí cho tất cả Hữu Tình. Nguyện đều được vãng sinh về Thế Giới Cực Lạc, thấy Phật (Buddha), nghe Pháp (Dharma), mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề (Anuttarā-samyaksaṃbuddhi)“

Sau đó ngồi Kiết Già hoặc Bán Già, bên phải đè bên trái, dùng hương xoa bôi bàn tay. Trước tiên kết Phật Bộ Tam Muội Gia Ấn: hai tay chắp lại, giữa rỗng, mở hai ngón trỏ hơi co lại, đều dựa vào lóng trên của ngón giữa, Lại mở hai ngón cái đều vịn vạch thứ nhất bên dưới hai ngón trỏ.

Kết Ấn thành xong, tưởng Đức Vô Lượng Thọ Như Lai (Amitāyus-tathāgata) với 32 Tướng, 80 hạt giống, mỗi mỗi rõ ràng.

Án, đát tha nga đổ (1) nạp-bà phộc gia, sa-phộc hạ

Tụng ba biến hoặc bảy biến, để Ấn trên đỉnh đầu, rồi bung tán.

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, cảnh giác tất cả chư Phật của Phật Bộ (Buddha-kulāya) đều đến tập hội, gia trì hộ niệm cho người tu Chân Ngôn, mau khiến cho đắc được Thân Nghiệp thanh tịnh, tiêu diệt tội chướng, tăng trưởng Phước Tuệ.

_ Tiếp, kết Liên Hoa Bộ Tam Muội Gia Ấn: hai tay chắp lại, giữa rỗng, hai ngón cái hai ngón út đều vịn đầu nhau, hơi co sáu ngón còn lại như hình hoa sen nở bày, liền thành.

Kết Ấn này xong, tưởng Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisatva) với tướng tốt trang nghiêm, kèm vô lượng câu chi chúng Thánh của Liên Hoa Tộc (Padma-kulāya) vây quanh.

Liền tụng Liên Hoa Bộ Tam Muội Gia Chân Ngôn là:

Án, bả na mô (1) nạp-bà phộc gia, sa-phộc hạ (2)

Tụng ba biến hoặc bảy biến, gia trì để Ấn ở bên phải đỉnh đầu, rồi bung tán.

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, cảnh giác Quán Tự Tại Bồ Tát với chúng Thánh của Liên Hoa Bộ đều đến gia trì cho Hành Giả mau được Ngữ Nghiệp thanh tịnh, ngôn âm uy nghiêm khiến người ưa thích nghe, được Biện Tài không có ngăn ngại, nói Pháp tự tại.

 

_ Tiếp, kết Kim Cương Bộ Tam Muội Gia Ấn: Hai tay: tay trái úp che, tay phải ngửa lên, khiến cho lưng bàn tay dính nhau, đem ngón cái phải cài chéo với ngón út trái, đem ngón cái trái cài chéo với ngón út phải, sáu ngón ở khoảng giữa, buộc dính cổ tay như chày Tam Cổ, liền thành.

Để Ấn ngang trái tim, tưởng Kim Cang Tạng Bồ Tát (Vajra-garbhabodhisatva) với tướng tốt uy quang, kèm vô lượng quyến thuộc Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra) vây quanh.

Liền tụng Kim Cương Bộ Tam Muội Gia Chân Ngôn là:

Án, phộc nhật-lô (1) nạp-bà phộc gia, sa-phộc hạ (2)

 

Tụng ba biến hoặc bảy biến, gia trì, để Ấn ở bên trái đỉnh đầu, rồi bung tán.

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, cảnh giác Kim Cang Tạng Bồ Tát kèm chúng Thánh của Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya) đều đến gia trì cho Hành Giả, mau được Ý Nghiệp thanh tịnh, chứng Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), Tam Muội (Samādhi) hiện tiền, mau được giải thoát.

_ Tiếp, kết Bị Giáp Hộ Thân Ấn: hai ngón út, hai ngón vô danh, bên phải đè bên trái, cài chéo nhau bên trong, dựng thẳng hai ngón giữa cùng trụ đầu nhau, co hai ngón trỏ như hình móc câu, phụ lưng ngón giữa, không cho dính nhau, kèm dựng hai ngón cái vịn ngón vô danh, liền thành.

Kết Ấn ngang trái tim, tụng Chân Ngôn, ấn năm chỗ trên thân, đều tụng một biến. Trước tiên là vầng trán, tiếp đến vai phải, tiếp đến vai trái, ấn trái tim với cổ họng, đấy là năm chỗ. Liền khởi Tâm Đại Từ Bi duyên khắp tất cả Hữu Tình, nguyện đều được mặc giáp trụ Đại Từ Bi trang nghiêm, mau khiến cho lìa các chướng nạn, chứng được thành tựu Thượng Thượng Thù Thắng thuộc Thế Gian (Loka) và Xuất Thế Gian (Lokottara).

Quán như vậy xong, liền thành mặc áo giáp Kim Cương, tất cả các Ma chẳng dám gây chướng nạn.

Hộ Thân Chân Ngôn là:

Án, phộc nhật-la nghĩ-nễ (1) bát-la niệp bả-đá dã, sa-phộc hạ (2)

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, do sức nghĩ thương của Tâm Từ (Maitracitta) cho nên tất cả Thiên Ma với các loài gây chướng đều thấy Hành Nhân có uy quang rực rỡ giống như mặt trời, đều khởi Tâm Từ chẳng dám gây chướng ngại, cho đến người ác không thể có được dịp thuận tiện gây hại, thân chẳng nhiễm dính nghiệp chướng phiền não, cũng giúp đỡ cho nỗi khổ trong các nẻo ác ngày sau, mau chứng Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi)

_ Tiếp, kết Địa Giới Kim Cương Quyết Ấn: Trước tiên đem ngón phải nhập vào khoảng giữa ngón trỏ và ngón cái của tay trái. Đem ngón vô danh phải nhập vào khoảng giữa ngón út và ngón vô danh của tay trái, đều ló đầu ngón ra ngoài. Đem ngón giữa trái quấn nơi lưng ngón giữa phải, nhập vào khoảng giữa ngón trỏ và ngón giữa của tay phải. Đem ngón vô danh trái quấn nơi lưng ngón vô danh phải, nhập vào khoảng giữa ngón vô danh và ngón út của tay phải. Đem hai ngón út, hai ngón trỏ cùng trụ đầu nhau. Đem hai ngón cái vịn bên dưới, liền thành.

 

Kết Ấn này xong, tưởng Ấn như hình cái chày Kim Cương, đem hai ngón cái hướng xuống đất, tiếp chạm, tụng Chân Ngôn một biến, ấn mặt đất một lần, như vậy đến ba lần liền thành Tòa Kim Cương bền chắc.

Hạ Phương Chân Ngôn là:

Án, chỉ lị chỉ lị (1) phộc nhật-la, phộc nhật-lý (2) bộ la, mãn đa mãn đà (3) hồng, phát tra (4)

 

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn. Nhờ sức dưới gia trì, cho nên bên dưới đến bờ mé của Kim Cương Luân (Vajra-cakra), thành Giới của Kim Cương bất hoại, các Ma có sức mạnh lớn chẳng thể lay động được, dùng chút ít công sức mà được sự thành tựu lớn. Hết thảy vật uế ác ở trong đất, do sức gia trì thảy đều trong sạch. Giới ấy tùy theo Tâm lớn nhỏ liền thành.

_ Tiếp, kết Kim Cương Tường Ấn: Dựa theo Địa Giới Ấn lúc trước, mở lòng bàn tay, tách thẳng hai ngón cái như hình bức tường, liền thành.

 

Tưởng từ Ấn luôn ra lửa nóng rực rỡ. Đưa Ấn xoay bên phải, nhiễu quanh thân ba vòng, xứng với Địa Giới lúc trước, liền thành cái thành Kim Cương bền chắc.

Tường Giới Chân Ngôn là:

Án, tát ra tát ra, phộc nhật-la (1) bát-la ca ra (2) hồng, phát tra (3)

Do kết Ấn này tụng Chân Ngôn với sức Quán Hạnh cho nên tuỳ theo Tâm lớn nhỏ, liền thành ranh giới tường vách phương góc toả lửa rực của ánh sáng Kim Cang. Các Ma, người ác, cọp, sói, sư tử với các trùng độc chẳng dám lại gần.

_ Tiếp, kết Đại Hư Không Tạng Bồ Tát Ấn: Chắp hai tay lại, hai ngón giữa, bên phải đè bên trái, cài chéo nhau bên ngoài buộc dính lưng bàn tay. Hai ngón trỏ đè ép nhau như hình Báu, liền thành.

Tưởng từ Ấn tuôn ra vô lượng các vật dụng cúng dường, quần áo, thức ăn uống, cung điện, lầu gác… như Du Già rộng nói.

Liền tụng Đại Hư Không Tạng Bồ Tát Chân Ngôn là:

Án, nga nga nẵng, tam bà phộc (1) phộc nhật-la hộc (2)

Giả sử người tu hành có sức Quán Niệm yếu, do kết Ấn này với sức gia trì của Chân Ngôn, cho nên các vật cúng dường đều thành chân thật, mỗi mỗi như người hành cúng dường rộng lớn trong Thế Giới Cực Lạc.

_ Tiếp, tưởng trong Đàn có chữ Hột-Lý (HRĪḤ) phóng ánh sáng lớn như màu pha lê hồng, chiếu khắp mười phương Thế Giới, Hữu Tình trong đó gặp được ánh sáng này thì không có ai chẳng đều được tội chướng tiêu diệt.

_ Tiếp, kết Như Lai Quyền Ấn: Tay trái nắm bốn ngón lại thành Quyền , dựng đứng ngón cái. Tay phải tác Kim Cang Quyền, nắm móng ngón cái trái, liền thành.

Đem Quyền Ấn này ấn mặt đất, tụng Chân Ngôn gia trì bảy biến, biến Thế Giới này như cõi Cực Lạc.

Như Lai Quyền Chân Ngôn là:

Án, bộ khiếm (1)

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn gia trì uy lực, cho nên liền biến ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này thành cõi nước Cực Lạc với bảy báu làm đất, nước, chim , cây , rừng… đều nói Pháp Âm (Dharma-ghoṣa), vô lượng trang nghiêm như Kinh đã nói.

Liền tụng Già Tha (Gāthā: Kệ Tụng) là:

“Dùng sức Công Đức Ta

Sức Như Lai gia trì

Cùng với sức Pháp Giới

Nguyện thành cõi An Lạc”

Hành Giả do tập quen với Định này, nên đời này mỗi khi ở trong Định, nhìn thấy Thế Giới Cực Lạc, Đức Vô Lượng Thọ Như Lai ở ngay trong chúng Hội của Đại Bồ Tát, nghe nói vô lượng Khế Kinh (Sūtra). Lúc lâm chung thời Tâm chẳng tán loạn, Tam Muội hiện tiền, trong khoảng sát na, nhanh chóng được sinh về cõi ấy, hoa sen hóa sinh, chứng địa vị của Bồ Tát.

_ Tiếp, kết Bảo Xa Lộ Ấn: Ngửa hai tay cài chéo nhau, bên phải đè bên trái, hai ngón trỏ cùng dựa bên cạnh nhau, hai ngón cái vịn vạch thứ nhất bên dưới hai ngón trỏ, liền thành.

Tống Xa Lộ Chân Ngôn là:

Án, đổ lỗ, đổ lỗ, hồng

 

Do kết Ấn tưởng thành Xa Lộ (cỗ xe) có bảy báu trang nghiêm, đi đến Thế Giới Cực Lạc ấy, thỉnh Đức Vô Lượng Thọ Như Lai cùng các Bồ Tát quyến thuộc, ngồi lên cỗ xe này.

_ Chẳng bung tán Ấn này , đưa hai ngón cái hướng vào thân, bật đầu hai ngón giữa,

Liền tụng Xa Lộ Chân Ngôn là:

Nẵng mạc tất-để-lý-gia (1) địa-vĩ ca nam (2) đát tha nghiệt đá nam (3) Án, phộc nhật-lãng nghĩ nương ca la-sái gia, sa-phộc hạ”

_ Liền kết Nghênh Thỉnh Thánh Chúng Ấn: Hai tay, bên phải đè bên trái, cài chéo các ngón bên trong nắm lại thành Quyền, khiến lòng bàn tay tưởng dính nhau, co ngón cái trái vào lòng bàn tay, co ngón cái phải như móc câu, hướng về thân chiêu vời.

Liền tụng Nghênh Thỉnh Chân Ngôn là:

Án, a lô lực ca (1) ế hề hứ, sa-phộc hạ

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, phụng thỉnh cho nên Đức Vô Lượng Thọ Như Lai chẳng buông bỏ Bi Nguyện, đến Đạo Trường mà Tam Ma Địa này đã thành Tịnh Thổ, kèm với vô lượng câu chi chúng Đại Bồ Tát, nhận sự cúng dường của người tu hành, mau khiến cho được Thượng Thượng Thành Tựu.

_ Tiếp, kết Mã Đầu Quán Tự Tại Bồ Tát Ấn: làm Tịch Trừ, Kết Giới (Sīmābandha, hay Bandhaya-sīman). Chắp hai tay lại, co hai ngón trỏ, hai ngón vô danh vào trong lòng bàn tay, đều tự dựa lưng nhau, kèm hai ngón cái hơi co đầu, đừng để dính ngón trỏ, liền thành.

Tụng Mã Đầu Minh Vương Chân Ngôn là:

Án, a mật-lật đố nạp-bà phộc, hồng, phát tra, sa-phộc hạ

Tụng ba biến, liền đem Ấn này chuyển theo bên trái ba vòng, tịch trừ tất cả, các Ma đều tự lui tan. Đem Ấn này xoay theo bên phải ba vòng liền thành Đại Giới bền chắc.

_ Tiếp, kết Kim Cương Võng Ấn: Dựa theo Địa Giới Ấn lúc trước, đem hai ngón cái vịn vạch thứ nhất bên dưới hai ngón trỏ, liền thành.

Tụng Chân Ngôn ba biến. Tuỳ theo Tụng, đưa Ấn ở trên đỉnh đầu, xoay theo bên phải, rồi bung tán.

Võng Giới Chân Ngôn là:

Án, vĩ sa-phổ la nại-la khất-sái, phộc nhật-la, bán nhạ la, hồng, phát tra

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, vì sức gia trì cho nên liền ở phương trên có cái lưới bền chắc của Kim Cương che phủ, cho đến các chư Thiên ở cõi Tha Hóa Tự Tại chẳng thể trái vượt mà sinh chướng nạn. Thân Tâm của Hành Giả được an vui, dễ được thành tựu Tam Ma Địa.

_ Tiếp, kết Kim Cương Hỏa Viện Giới Ấn: Đem lòng bàn tay trái che đậy lưng bàn tay phải, khiến tưởng dính nhau, tách dựng thẳng hai ngón cái, liền thành.

Tưởng từ Ấn tuôn ra vô lượng lửa nóng rực sáng. Đem Ấn xoay theo bên phải ba vòng, tức ở phía ngoài bức tường Kim Cương liền có lửa nóng bức vây quanh, liền thành Hỏa Viện Đại Giới trong sạch bền chắc.

Hoả Viện Chân Ngôn là:

Án, a tam mãng nghĩ nễ, hồng, phát tra

_ Tiếp, kết Át Già Hương Thủy Ấn: Hai tay nâng vật khí Át Già (Ārgha) ngang vầng trán, phụng hiến.

Tụng Chân Ngôn ba biến, tưởng rửa hai bàn chân của chúng Thánh.

Át Già Chân Ngôn là:

Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam (1) nga nga nẵng tam ma tảm ma, saphộc hạ”

 

Do hiến nước thơm Át Già cúng dường, khiến cho người tu hành được ba nghiệp thanh tịnh, tẩy trừ tất cả phiền não tội cấu, từ Thắng Giải Hạnh Địa đến Thập Địa (Daśa-bhūmi) với Như Lai Địa (Buddha-bhūmi) sẽ chứng Địa Ba La Mật (Bhūmi-pāramitā) như vậy, thời được nước Pháp Cam Lộ (Amṛta-dharma) của tất cả

Như Lai nhận cho Quán Đỉnh (Abhiṣeka)

_ Tiếp, kết Hoa Tòa Ấn: Dựa theo Liên Hoa Bộ Tam Muội Gia Ấn lúc trước, hơi co các ngón khiến cho viên mãn, liền thành.

Kết Ấn này xong, tưởng từ Ấn tuôn ra vô lượng tòa hoa sen Kim Cương tràn khắp trong Thế Giới Cực Lạc, Đức Vô Lượng Thọ Như Lai với các Đại Bồ Tát, tất cả chúng Thánh thảy đều được hoa sen Kim Cương này làm toà ngồi. Liên Hoa Toà Chân Ngôn là:

Án, ca ma la, sa-phộc hạ

Do kết Liên Hoa Tòa Ấn, tụng Chân Ngôn gia trì. Hành Giả đắc được đầy đủ mười Địa, sẽ được Tòa Kim Cương, ba nghiệp bền chắc giống như Kim Cương.

_ Tiếp, kết Quảng Đại Bất Không Ma Ni Cúng Dường Ấn: Hai tay kết Kim Cương Hợp Chưởng, hai ngón trỏ đè ép nhau như hình Báu, kèm thẳng hai ngón cái, liền thành.

Tụng Quảng Đại Bất Không Ma Ni Cúng Dường Đà La Ni là:

Án, a mô già bố nhạ (1) ma ni, bát nạp-ma, phộc nhật-lệ (2) đát tha nghiệt đá, vĩ lộ chỉ đế (3) tam mãn đa, bát-la tát la, hồng (4)

 

Quảng Đại Bất Không Ma Ni Cúng Dường Đà La Ni này, vừa mới tụng ba biến, liền thành ở trong Tập Hội của Đức Vô Lượng Thọ Như Lai với vô số cõi nước nhiều như hạt bụi nhỏ…tuôn mưa vô lượng Cúng Dường (Pūja) rộng lớn. Ấy là: biển mây mọi loại hương xoa bôi, biển mây mọi loại vòng hoa, biển mây mọi loại hương thiêu đốt, biển mây mọi loại thức ăn uống màu nhiệm của cõi Trời, biển mây mọi loại quần áo màu nhiệm của cõi Trời, biển mây ánh sáng của mọi loại đèn đuốc Ma Ni; biển mây mọi loại phướng, phan, trướng báu, lọng báu. Biển mây mọi loại âm nhạc màu nhiệm của cõi Trời … ở khắp các chúng Hội của chư Phật Bồ Tát, thành cúng dường rộng lớn chân thật….đều do kết Ấn, tụng Chân Ngôn này cho nên đắc được vô lượng nhóm Phước giống như Hư Không không có bờ mé. Đời đời thường sinh trong tất cả Đại Tập Hội của Như Lai, hoa sen hóa sinh, được năm Thần Thông, phân thân trăm ức, hay ở Thế Giới tạp nhiễm cứu giúp chúng sinh bị khổ, đều an ổn lợi ích, liền ở đời hiện tại thọ nhận vô lượng quả báo, đời sau được sinh về Tịnh Độ.

_ Tiếp, nên lắng Tâm định Ý, chuyên chú một Duyên, quán Đức Vô Lượng Thọ Như Lai mỗi mỗi rõ ràng như đối trước mắt, đủ các tướng tốt cùng vô lượng quyến thuộc và cõi nước ấy, niệm niệm vui vẻ quyến luyến. Hiện tiền đắc được Tam Muội thành tựu, chân thành một lòng, nguyện sinh về nước ấy, Tâm chẳng theo Duyên khác, niệm niệm tiếp nối nhau. Liền tụng Vô Lượng Thọ Như Lai Tán Thán ba lần Tán là:

1_ Nẵng mô nhĩ đá bà dã

2_ Nẵng mô nhĩ đá dữu sái

3_ Nẵng mô tiến để-dã ngu noa ca la đáp-ma ninh

4_ Nẵng mô nhĩ đá bà dã, nhĩ nẵng dã đế mẫu ninh

5_ Tố khư phộc để-dâm, nễ đa phộc nỗ kiếm bà dã

6_ Tố khư phộc để-dựng, ca nẵng ca vĩ tức đát-la, ca nẵng nam

7_ Ma nỗ la hàm, tố nghiệt đa, tố đới ra lăng cật-lý đam

8_ Đá phộc thất-la dạ đáp bát-la thể đa, ngu noa tả địa ma đa 9_ Bát-la dạ nhĩ đảm, ma hộ ngu noa, la đát-nẵng tán tả diễm

Người tu hành mỗi ngày ba thời thường tụng Tán Thán Phật Công Đức này, cảnh giác Đức Vô Lượng Thọ Như Lai chẳng buông bỏ Bi Nguyện, dùng vô lượng ánh sáng chiếu chạm Hành Giả, khiến cho nghiệp chướng, tội nặng thảy đều tiêu diệt, Thân Tâm an vui, vắng lặng, thích ý, ngồi lâu chẳng sinh mệt mỏi, Tâm được thanh tịnh, mau chứng Tam Muội.

_ Liền nhập vào Quán Tự Tại Bồ Tát Tam Ma Địa. Nhắm mắt lắng Tâm, quán ngay trong thân của mình tròn đầy trắng tinh, giống như mặt trăng trong sạch, ngửa ngay trong trái tim. Ở trên mặt trăng trong sạch tưởng chữ Nhật-Lý (猭_HRĪḤ) phóng ánh sáng lớn, Chữ ấy biến thành hoa sen tám cánh. Ở trên hoa sen, có Đức Quán Tự Tại Bồ Tát với tướng tốt rõ ràng, tay trái cầm hoa sen, tay phải làm thế mở bóc hoa. Bồ Tát ấy tác suy nghĩ này: “Trong thân của tất cả Hữu Tình có đầy đủ hoa sen Giác Ngộ này, Pháp Giới trong sạch chẳng nhiễm Phiền Não”

Ở trên tám cánh của hoa sen ấy, đều có các Đức Như Lai nhập Định, ngồi Kiết Già, mặt hướng về Quán Tự Tại Bồ Tát, cổ đeo hào quang tròn, thân như màu vàng ròng, ánh sáng rực rỡ.

Liền tưởng hoa sen tám cánh này, duỗi dần dần, lớn dần dần ngang bằng với Hư Không. Liền tác suy nghĩ này: “Dùng Giác Hoa này chiếu chạm Hải Hội của Như Lai, nguyện thành cúng dường rộng lớn”.

Nếu Tâm chẳng dời Định này, liền đối với vô biên Hữu Tình khởi thương xót. Dùng Giác Hoa này, mong chiếu chạm đến nơi khổ, phiền não thảy đều giải thoát, ngang đồng với Quán Tự Tại Bồ Tát.

Liền tưởng hoa sen từ từ thu nhỏ ngang bằng thân của mình.

Liền kết Quán Tự Tại Bồ Tát Ấn gia trì bốn nơi là: trái tim, vầng trán, cổ họng, đỉnh đầu. Ấn ấy là: đem hai tay cài chéo các ngón bên ngoài, co hai ngón trỏ cùng trụ nhau như cánh hoa sen, kèm dựng thẳng hai ngón cái, liền thành.

Liền tụng Quán Tự Tại Bồ Tát Chân Ngôn là:

Án, phộc nhật-la, đạt ma, hột-lý

 

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn gia trì, cho nên tức thân của mình đồng với Quán Tự Tại Bồ Tát, ngang bằng không có khác.

_ Tiếp, kết Vô Lượng Thọ Như Lai Căn Bản Ấn: Hai tay cài chéo các ngón bên ngoài rồi nắm lại thành Quyền, dựng thẳng hai ngón giữa cùng trụ đầu nhau, như hình cánh hoa sen.

Kết thành Ấn xong, tụng Vô Lượng Thọ Như Lai Đà La Ni bảy biến, để An ở trên đỉnh đầu rồi bung tán.

Vô Lượng Thọ Như Lai Căn Bản Đà La Ni là:

Nẵng mô la đát-nẵng đát-la dạ dã (1) Nẵng mạc a lý-dã nhĩ đá bà gia (2) đát tha nghiệt đá dạ, la hạ đế, tam miệu tam một đà gia (3) Đát nễ-dã tha (4) Án, a mật-lật đế (5) A mật-lật đố nạp-bà phệ (6) A mật-lật đa tam bà phệ (7) A mậtlật đa nghiệt bệ (8) A mật-lật đa tất đệ (9) A mật-lật đa đế tế (10) A mật-lật đa vĩ cật-lân đế (11) A mật-lật đa vĩ cật-lân đa, nga nhĩ ninh (12) A mật-lật đa, nga nga nẵng, cát để ca lệ (13) A mật-lật đa thú nổ tỳ, sa phộc lệ (14) tát phộc la-tha, sa đà ninh (15) tát phộc yết ma cật-lễ xả, khất-sái dựng, ca lệ, sa-phộc hạ

Vô Lượng Thọ Như Lai Đà La Ni này, vừa mới tụng một biến, liền diệt tội mười ác, bốn Trọng, năm Vô Gián trong thân. Tất cả nghiệp chướng thảy đều tiêu diệt.

Nếu Bật Sô (Bhikṣu), Bật Sô Ni (Bhikṣuni) phạm vào tội căn bản, tụng bảy biến xong, tức thời trở lại được Giới Phẩm thanh tịnh.

Tụng mãn một vạn biến đắc được Bất Phế Vong Bồ Đề Tâm Tam Ma Địa. Tâm Bồ Đề hiển hiện trong thân, sáng tròn trịa trắng tinh giống như mặt trăng trong sạch. Lúc mệnh chung thời nhìn thấy Đức Vô Lượng Thọ Như Lai cùng với vô lượng câu chi chúng Bồ Tát vây quanh, đi đến nghinh đón Hành Giả, an ủi Thân Tâm, liền sinh về Thế Giới Cực Lạc, Thượng Phẩm Thượng Sinh, chứng địa vị của Bồ Tát.

_ Liền lấy tràng hạt làm bằng hạt sen, để ở trong bàn tay, hai tay nâng tràng hạt rồi chắp lại như hình hoa sen chưa nở.

Dùng Thiên Chuyển Niệm Châu Chân Ngôn gia trì bảy biến.

Chân Ngôn là:

Án, phộc nhật-la, ngục hứ-gia, nhạ bả, tam ma duệ, hồng

Gia trì xong, liền nâng tràng hạt đội trên đỉnh đầu, Tâm phát Nguyện này: ”Nguyện cho tất cả Hữu Tình đã mong cầu Đại Nguyện thù thắng thuộc Thế Gian và

Xuất Thế Gian, mau được thành tựu”

_ Liền đem hai tay để ngang trái tim, đều chụm năm ngón tay như hoa sen chưa nở, tay trái cầm tràng hạt, dùng ngón cái ngón vô danh của tay phải dời hạt châu.

Tụng Đà La Ni một biến, đến chữ Sa-phộc hạ (SVĀHĀ) thì dời qua một hạt châu. Tiếng niệm tụng chẳng chậm, chẳng gấp, chẳng cao, chẳng thấp, chẳng nên phát ra tiếng, xưng hô chữ của Chân Ngôn khiến cho mỗi một chữ phải rõ ràng.

Tâm quán Tam Ma Địa này đã thành Tịnh Độ, với Đức Vô Lượng Thọ Phật đã thỉnh đến lúc trước, với đầy đủ tướng tốt ở ngay trong Đàn.

Quán Hạnh như vậy mỗi mỗi thật rõ ràng, chuyên chú niệm tụng chẳng để gián đoạn, xa lìa tán động.

Một lần ngồi niệm tụng, hoặc một trăm cho đến một ngàn. Nếu chẳng mãn 108 biến tức chẳng đầy đủ biến số của Nguyện.

Do Đức Vô Lượng Thọ Như Lai gia trì cho nên tức Thân Tâm thanh tịnh cho đến mở mắt, nhắm mắt thường nhìn thấy Đức Vô Lượng Thọ Như Lai, liền ở trong Định nghe nói Pháp mầu nhiệm thâm sâu. Đối với mỗi một chữ, mỗi một câu…hiểu được vô lượng Môn Tam Ma Địa (Samādhi-mukhe), vô lượng Môn Đà La Ni (Dhāraṇī-mukhe), vô lượng Môn Giải Thoát (Vimukti-mukhe). Thân này ngang đồng với Quán Tự Tại Bồ Tát, mau hay đến ở nước ấy (nước Cực Lạc)

Niệm tụng số xong, nâng tràng hạt đội trên đỉnh đầu, phát lời Nguyện này: ”Nguyện cho tất cả Hữu Tình được sinh về Thế Giới Cực Lạc, thấy Phật nghe Pháp, mau chứng Vô Thượng Bồ Đề “.

_ Tiếp, kết Định Ấn

Liền quán Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) sáng tròn trịa trắng tinh giống như mặt trăng đầy. Lại tác suy nghĩ này: “Thể của Tâm Bồ Đề lìa tất cả vật, không có: Uẩn (Skandha), Giới (Dhātu), Xứ (Āyatana)với lìa Năng Thủ (Grāhaka), Sở Thủ (Grāhya). Do Pháp Vô Ngã (Anātman, hay Nir-ātman: không có cái Ta riêng biệt) cho nên một tướng bình đẳng, Tâm vốn chẳng sinh, Tự Tính trống rỗng (Śūnya:Không)”.

Do Tự Tính trống rỗng cho nên liền ở trên vành trăng trong sạch tròn đầy, tưởng có Hột-Lý Tự Môn (猭_ HRĪḤ ). Từ chữ tuôn ra vô lượng ánh sáng, ở mỗi một ánh sáng quán thành Thế Giới Cực Lạc, có vô lượng chúng Thánh Chúng vây quang Đức Phật Vô Lượng Thọ (Như Quán Kinh đã nói)

Như vậy niệm tụng, tu tập Tam Ma Địa xong. Muốn ra khỏi Đạo Trường, liền kết Bản Tôn Ấn, tụng Căn Bản Đà La Ni bảy biến, đem Ấn để trên đỉnh đầu rồi bung tán.

Liền tụng Tán Thán Chân Ngôn

Tán Thán Chân Ngôn xong. Tiếp theo, kết Phổ Cúng Dường Ấn, tụng Quảng Đại Bất Không Ma Ni Cúng Dường Đà La Ni.

Lại hiến Át Già, hết thảy Nguyện cầu trong Tâm, khải bạch chúng Thánh:

”Nguyện xin Thánh Giả chẳng vượt Bản Thệ, thành tựu Nguyện của con”.

Như vậy niệm tụng, cúng dường, phát Nguyện xong.

Liền kết Hỏa Viện Ấn lúc trước, chuyển theo bên trái một vòng để giải Giới đã kết lúc trước.

Lại kết Bảo Xa Lộ Ấn, đem hai ngón cái hướng ra ngoài, bật hai đầu ngón giữa, tụng Bản Chân Ngôn, phụng tống chúng Thánh.

Tiếp kết ba Bộ Tam Muội Gia Ấn, đều tụng Chân Ngôn ba biến.

Sau đó, kết Bị Giáp Hộ Thân Ấn, ấn năm nơi trên thân.

Liền đối trước Bản Tôn, chân thành phát nguyện, lễ Phật, ra khỏi Đạo Trường, tùy ý Kinh Hành (Caṅkramana).

Thường nên đọc tụng Kinh Vô Lượng Thọ. Đừng ôm giữ Thượng Mạn, Ý thích siêng năng niệm tụng, ấn Phật, ấn tháp, vui hành bố thí, tu giữ Cấm Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tiến, Thiền Định, Trí Tuệ. Thiện Phẩm đã tu thảy đều hồi hướng, cùng với các chúng sinh đồng sinh về Tịnh Độ, Thượng Phẩm Thượng Sinh, chứng Hoan Hỷ Địa, đắc được vô Thượng Bồ Đề Ký Biệt

_ Vô Lượng Thọ Như Lai Tâm Chân Ngôn :

Án, lộ kê thấp-phộc la, la nhạ, cật-lý

 

Tụng Chân Ngôn này một biến bằng tụng một biến Kinh A Di Đà, chẳng thể nói khắp điều bí mật cho nên phá nạn chướng nặng (chẳng thể nói đủ)

_ “Án, a mật-lật đá, đế tế, hạ la, hồng

Pháp này thông tất cả Liên Hoa Bộ, Vô Lượng Thọ Như Lai Niệm Tụng Pháp.

Tụng đủ mười vạn biến sẽ được nhìn thấy Đức A Di Đà Như Lai. Khi chết, quyết định được sinh về Thế Giới Cực Lạc.

_ Vô Lượng Thọ Như Lai Phát Nguyện Đà La Ni:

1_ Ca lý ca tăng sa ca lý đa nễ dã nễ lỗ kế

2_ Ma dĩ nễ châm đa đổ

3_ Vĩ mẫu tức đán đô lỗ ca

4_ Ma ma tả, tố tả lý đế nẵng

5_ Tác tát phộc đát-phộc bả la ma tố khế nẵng

6_ Tố khư phộc để-dựng, bát-la diễn đổ

 

VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI QUÁN HẠNH CÚNG DƯỜNG NGHI QUỸ

_Hết_

20/09/2011

 

VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CĂN BẢN ĐÀ LA NI

Phục hồi và chú giải Phạn Chú : HUYỀN THANH

NAMO RATNA-TRAYĀYA ( Quy mệnh Tam Bảo )

NAMAḤ (Kính lễ) ĀRYA (Thánh) AMITĀBHĀYA (Vô Lượng Quang) TATHĀGATĀYA (Như Lai) ARHATE (Ứng Cúng, Sát Tặc, A La Hán)

SAMYAKSAṂBUDDHĀYA (Chính Đẳng Chính Giác)

TADYATHĀ (Như vậy, liền nói Chú là)

OṂ (Cảnh giác)

AMṚTE (Cam lộ)

AMṚTA (Cam Lộ) UDBHAVE (Hiện lên)

AMṚTA (Cam Lộ) SAṂBHAVE (Phát sinh)

AMṚTA (Cam Lộ) GARBHE (Tạng, kho tàng)

AMṚTA (Cam Lộ) SIDDHE (Thành tựu)

AMṚTA (Cam Lộ) TEJE ( Uy quang, uy đức )

AMṚTA (Cam Lộ) VIKRĀNTE (Dũng mãnh)

AMṚTA (Cam Lộ) VIKRĀNTA (Dũng mãnh) GAMINE (Đạt đến được)

AMṚTA (Cam Lộ) GAGANA (Hư Không) KĪRTTI (Tương xứng) KARE

(Tác làm, tạo tác)

AMṚTA (Cam Lộ) DUṆḌUBHI (Cổ, cái trống) SVARE (Âm thanh)

SARVĀRTHA (Tất cả nghĩa lợi) SĀDHANE (Nghi thức thành tựu)

SARVA KARMA (Tất cả nghiệp) KLEŚAA (Phiền não) KṢĀYAṂ (cùng tận, không còn sót) KARE (Tạo tác)

SVĀHĀ (Quyết định thành tựu, thọ hưởng mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn)

Toàn bài Đà La Ni trên có thể diễn dịch là :

“ Quy mệnh Tam Bảo

Kính lễ Thánh Vô Lượng Quang Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác

Như vậy: Hỡi Cam Lộ ! Hiện lên Cam L . Phát Sinh Cam Lộ. Kho Tàng Cam Lộ. Thành tựu Cam Lộ. Cam Lộ Uy Quang.Cam Lộ Dũng mãnh, đạt đến Cam Lộ Dũng Mãnh. Rải đầy hư không Cam Lộ. Âm thanh của tiếng trống Cam Lộ, thành tựu tất cả nghĩa lợi khiến cho tất cả nghiệp không còn phiền não, thọ hưởng mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn”