TỨ PHẦN LUẬT TỲ-KHEO HÀM CHÚ GIỚI BẢN
Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở soạn tại núi Thái Nhất
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN TRUNG

Thưa các Đại đức! Đây là chín mươi pháp Ba-Dật-Đề, nửa tháng thường tụng, xuất xứ từ trong giới kinh.

1. Giới cố nói dối: Phật ngự tại nước Thích sí-sấu: Thích tử Tượng lực giỏi về đàm luận, luận nghị với ngoại đạo bị thua, bèn nói trái lại những lời trước. – Nếu trong tăng hỏi thì nói ngược lại. Các Phạm chứ chê bai không có chánh pháp. Tỳ-kheo nêu tội bạch lên Đức Phật: Phật liền đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo biết: Nghĩa là thấy nghe xúc biết và không thấy biết, gồm có tám loại: Kiến là nhãn thức thấy được, cho đến ý thức biết được, không thấy là trừ năm thức như nhãn thức v.v…

Mà nói dối: Hoặc cảnh giới thấy nghe xúc biết. Hoặc tưởng hoặc nghi, bèn nói không thấy nghe xúc biết phạm Ba-Dật-Đề, cho đến không thấy nghe v.v… cũng thuộc giống như trên. Nếu vốn có ý muốn nói dối, và khi nói dối mà không nhớ thì phạm Đột-cát-la. Nếu trước sau không nhớ, thì ngay lúc nói dối mà biết thì phạm Ba-dật-đề.

Nếu chỗ thấy khác, chỗ nhẫn khác, chỗ mong muốn khác, chỗ xúc chạm khác. Chỗ nghĩ tưởng khác, chỗ tâm khác. Các việc nầy đều là nói dối, lúc nói giới cho đến ba lần hỏi nhớ nghĩ có tội, mà không nói thì phạm Đột-cát-la.

Ba-dật-đề: Nếu nói không rõ thì phạm Cát-la. Ni cũng đồng phạm. Ba chúng dưới phạm Cát-la.

Không phạm: Có tám thứ: không thấy nói không thấy, cho đến biết nói biết. Nếu ý có thấy nghĩ thì nói không phạm.

2. Giới mắng nhiếc:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị mắng chửi những người xử đoán sự việc trước kia. Các Tỳ-kheo bạch lên Phật. Phật lấy thí dụ các con vật. Loài súc sinh bị hủy nhục còn không thể chịu nổi, rồi

Phật đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo chủng loại: Có nhiều chủng loại thấp hèn, giòng họ gia thế, hành nghiệp cũng thấp kém. Về kỹ thuật khéo léo cũng thấp. Hoặc nói: – Ông phạm lỗi, hoặc nói nặng về kiết sử, hoặc nói đồ đui mù, v.v…

Đều dùng lời hủy nhục, mắng nhiếc Tỳ-kheo khác bằng sáu loại như thế. Hoặc mắng trước mặt, mắng bằng ví dụ, tự mắng đều phạm đọa. Nói không rõ thì phạm Đột-cát-la.

Ba-dật-đề: như nói pháp lành mà mắng trước mặt. Nói ta là, Alan-nhã, cho đến ngồi thiền. Hoặc ví dụ mà mắng. Ông dường như ngồi thiền. Hoặc tự so sánh mà mắng chửi: nói ta chẳng phải như vậy. Nói rõ hay không đều phạm Đột-cát-la. Ni thì phạm xả đọa. Ba chúng khác phạm Đột-cát-la.

Không phạm: Vì làm lợi ích cho nên nói. Vì pháp, vì luật, vì dạy bảo, vì người thân hậu cho nên nói. Hoặc lúc cười vui lỡ nói. Hoặc nói lầm.

3 Giới hai lời

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị đem lời người này nói với người kia, làm cho chúng đấu tranh không thể nào dứt diệt. Các Tỳ-kheo bạch lỗi này lên Đức Phật. Phật liền dẫn dụ hai con thú dã can ưa đánh nhau, huống gì là con người. Sau đó Phật quở trách và đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo nói hai lưỡi: Nghĩa là mười chúng đấu loạn, muốn kia đây chia lìa…

Ba-dật-đề: Không phạm là muốn phá tri thức xấu ác, bè đảng xấu ác. Các vị Hòa-thượng, đồng sư, tri thức, bạn thân, nên dùng những lời nói vô nghĩa vô lợi, muốn dùng phương tiện mà không có lợi ích ý nghĩa, phá người như thế thì không phạm.

4. Giới ngủ chung một nhà với người nữ:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, A-Na-luật đi hành hóa ngủ lại nhà một dâm nữ, người nữ khỏa thân đến quấy nhiễu. Tôn giả bay lên hư không. Người nữ xấu hổ xin sám hối. Tôn giả nói pháp cho nghe, được đắc đạo. Các Tỳ-kheo nêu tội, Phật quở trách rồi đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo cùng với phụ nữ: Người nữ có sự hiểu biết, mạng căn không dứt.

Đồng thất: Bốn bên có mái tường, trên có che. Hoặc phía trước không có tường. Hoặc che mà không kín hết, hoặc che kín mà có chỗ khai.

Túc (đêm): Hoặc đến trước sau, hoặc đến một lượt, hoặc hơi hoặc nằm, hễ hông chạm đất, hoặc chuyển nghiêng đều phạm.

Ba-dật-đề: Hoặc ngủ chung với nữ phi nhân, Súc sinh cái, Hoàng môn nữ, người hai căn, đều phạm Đột-cát-la. Ban ngày người nữ đứng, Tỳ-kheo nằm thì phạm Đột kiết la.

Không phạm: là không biết nhà kia có người nữ. Như phòng không che, hoặc che ít, che phân nửa, hoặc che hết. Các cú đều y cứ theo như trên. Hoặc lúc bịnh nằm, bị trói buộc nạn phạm hạnh, nạn sinh mạng thì cho khai.

5. Giới ngủ quá hạn với người chưa thọ giới cụ túc:

Phật tại thành Khoáng Dã, nhóm Tỳ-kheo sáu vị cùng với Trưởng giả ngủ ở giảng đường. Lúc ngủ tâm tán loạn nên mình mẩy lõa lồ ra bị họ chế nhạo. Các Tỳ-kheo bạch lên Đức Phật, nhân đó Phật đặt ra giới. Lúc Phật ở nước Câu-Diệm-Di lại khai cho hai ba đêm, kết lại giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo cùng người chưa thọ đại giới: Trừ Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni là những người chưa thọ đại giới.

Cùng ngủ: Là ngủ chung nhà như ở trước đã nói: Quá hai đêm cho đến ba đêm, hoặc hai đêm, hoặc ba đêm, sáng mặt trời chưa mọc thì tránh đi. Đến bốn đêm, hoặc tự đi, hoặc bảo người chưa thọ đại giới đi.

Ba-dật-đề: Nếu ngủ quá ba đêm với phi nhân, Súc sinh đực, tất cả đều phạm Đột-cát-la. Khai duyên đồng như giới trước.

6. Tụng giới với người chưa thọ giới cụ túc:

Phật ngự tại thành Khoáng Dã, nhóm Tỳ-kheo sáu vị cùng các vị Trưởng giả tụng kinh ở Giảng đường. Âm thanh quá lớn làm động các vị ngồi thiền. Tỳ-kheo nêu tội, bạch lên Đức Phật, Phật do đó mà đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo cùng với người chưa thọ đại giới: Như trên đã nói.

Cùng tụng: Nghĩa là tụng cú nghĩa, chữ nghĩa câu cú. Chẳng phải cú nghĩa cũng như vậy.

Nói cú nghĩa, là đồng tụng không trước, không sau.

Phi cú nghĩa: Như một người nói: “các điều ác chớ làm” chưa xong thì người thứ nhất tiếp ngay.

Cú vị: Là nhãn vô thường, v.v…

Phi cú vị: Là sao lại trước.

Tự nghĩa: Là đồng tụng chữ A, phi tự nghĩa là sao lại chữ A ở trước.

Pháp: Nghĩa là Phật nói chánh pháp cho Thanh văn, các vị tiên, các vị trời nghe.

Ba-dật-đề: Nếu cùng tụng một thuyết, hai ba thuyết, hoặc miệng trao, sách trao. Hoặc rõ hay không rõ và súc sinh, phi nhân đều phạm tội Đột-cát-la. Hoặc thầy không dạy rằng: Ta nói xong ông hãy nói, thì Thầy phạm Cát-la.

Không phạm: Ta nói xong ông hãy nói, một người tụng xong một người đọc. Nếu đồng nghiệp, đồng tụng, hoặc do vui cười mà nói, nói lầm kia đây, đều không phạm.

7. Giới nói tội thô:

Phật ngự tại thành La-duyệt, có Tỳ-kheo Ba-lợi-Bà-sa ma-na-đỏa đang hành tọa ở dưới. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị vì có phạm tội nên nói với những người tại gia. Người có lỗi và các Tỳ-kheo đều hổ thẹn! Tỳ-kheo nêu tội, Phật quở trách và đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo biết người đó: Không biết thì khai.

Có tội thô ác: Phạm bốn Ba-la-di, Tăng-già-Bà-thi-sa.

Hướng về người chưa thọ Đại giới. Trừ Tăng có làm Yết-mạnh mẽ, phạm ba-dật-đề. Trừ tội thô, đem tội khác mà nói đó: Tự nói thô tội, tội người khác. Tất cả phạm Đột-cát-la. Không phạm là nếu không biết, hoặc chúng tăng sai, hoặc tưởng chẳng phải tội thô, hoặc nghe người tại gia nói trước rồi thì không phạm.

8. Giới: Nói thật đã đắc đạo với người tại gia.

Phật ngự tại Tỳ-xá-ly. Vì trước có duyên đại vọng ngữ, liền hợp tăng lại quở trách rồi đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo hướng về người chưa thọ đại giới nói pháp hơn người, nói tôi thấy như vậy, biết như vậy là thật, đó là phạm Ba-dật-đề, đồng thời như thiên đầu ở trên, hoặc nói nghiệp báo, hoặc vui cười nói lầm thì không phạm.

9. Giới nói pháp riêng cho người nữ.

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Ca-lưu-Đà-Di ở trước người Cô cùng với các bé gái nói pháp. Do người cô hỏi han. Tỳ-kheo nêu tội. Phật do đó đặt ra giới. Sau khai ra năm sáu lời và người có trí nói quá hạn, v.v…

Nếu Tỳ-kheo cùng người nữ: như trên.

Nói pháp quá năm: Là sắc, thọ, tưởng, hành, thức vô ngã.

Sáu lời: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý vô thường.

Trừ người nam có trí: Hiểu việc nào thô ác, việc nào không thô ác.

Ba-dật-đề! Nếu nói không rõ thì phạm Đột-cát-la. Nếu nói lỗi với phi nhân, súc sinh thì cũng vậy.

Không phạm: Nếu nói năm, sáu lời và người nam có sự hiểu biết: Nếu không có thì tùy theo lời hỏi mà đáp. Hoặc thọ năm giới ưu-Bà-di. Cho đến nói năm giới pháp và thọ giới Bát quan trai, nói pháp Bát quan trai, tám thánh đạo, mười pháp bất thiện. Người nữ hỏi nghĩa không giảng nói rộng ra, đều được.

10. Giới đào đất:

Phật ngự tại thành Khoáng Dã, nhóm Tỳ-kheo sáu vị vì Phật mà lo sửa sang giảng đường, rào chung quanh rồi tự đào đất, các vị Trưởng giả chê trách rằng, không biết chánh pháp, cắt đứt mạng sống vật khác, bèn bạch lên Đức Phật, Phật nhân đó đặt ra giới này. Sau, nhóm Tỳkheo sáu vị dạy người sửa lại giảng đường, nói Quật nghĩa là đặt (trí) an trí, các trưởng lão lại chê trách. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Như Tỳ-kheo tự tay đào, hoặc dùng cuốc sẻng đào xới cho đến hái rau quả làm thương tổn sinh vật, bổ cuốc vào đất, nổi lửa trên đất và tưởng có đất.

Đất: là đất chưa đào hoặc đất đã đào, vào tháng tứ gặp trời mưa dầm thi hoàn lại như cũ.

Hoặc dạy người đào: Nếu không nói rằng xem đây biết đây thì phạm Đột-cát-la.

Ba-dật-đề: Hai chúng dưới phạm Đột-cát-la, thiên dưới cũng đồng như vậy.

Không phạm: Nếu nói “biết đây xem đây”, hoặc kéo cây trong xóm, hoặc dùng làm rào, hoặc lấy gạch đá giữ phân bò, hoặc phá vỡ đất núi, hoặc hang chuột v.v… Trừ chỗ kinh hành và đất trong nhà, hoặc qua lại kinh hành quét đất, không cố ý đào tất cả không phạm.

11. Giới phá hoại hạt giống chúng sinh:

Phật ngự tại thành Khoáng Dã, họp tăng lại bảo rằng: Có một Tỳkheo sửa sang phòng ốc mà tự chặt cây, đó chẳng phải pháp sa-môn, Ngài quở trách rồi chế giới.

Nếu Tỳ-kheo hoại: Nếu chặt phá làm rơi rớt đều gọi là Hoại.

Quỷ thần: Là phi nhân.

Xóm: Là nơi nương ở của cây cỏ, súc sinh, quỷ thần. Xóm có năm loại là: Căn chủng (gốc), chí chủng (cành), tiết chủng, phú la chủng, và tử tử chủng.

Ba-dật-đề: Hoặc nghĩ là có chủ, tự chặt hoặc bảo người chặt, tự đốt bảo người đốt, đều phạm xả đọa, sinh nghi thì phạm Đột-cát-la. Cây cỏ có bảy thứ sắc, tự hoại bảo người hoại thì phạm xả đoạ. Sinh nghi và tưởng thì phạm Đột-cát-la. Hoặc đóng đinh cột ở chỗ sinh cỏ cây, hoặc đốt lửa đều phạm xả đọa. Nếu chặt đứt phần nhiều cỏ cây sống thì phạm xả đọa. Chặt đứt nửa làm khô cây và không nói “biết đó xem đó” thì phạm Đột-cát-la.

Không phạm: Nếu nói “xem đó biết đó”, hoặc chặt cây cỏ khô héo. Nếu nơi có cỏ cây xanh mà chặt cây chặt trúc. Làm hàng rào, đẽo đá lấy phân bò. Hoặc nơi cỏ cây sinh trưởng dùng cây gậy ngăn chặn. Hoặc dùng gạch đá che chắn làm bị hư hoại cây cỏ. Hoặc trừ chỗ đất kinh hành, hoặc quét chỗ kinh hành. Hoặc dùng gậy cắm xuống đất lỡ làm hại cỏ thì không phạm.

12. Giới dùng lời nói làm xúc não:

Phật ngự tại nước Câu-Diệm-tỳ, Tỳ-kheo Xiển-đà phạm tội, Tỳkheo khác vặn hỏi thì lấy việc khác để đáp. Đem lỗi đó bạch lên Phật, Phật liền quở trách, sau Xiển-đà lại dùng lời khác làm xúc não tăng, bảo đến không đến, cho đến không nên nói mà nói. Các Tỳ-kheo bạch lỗi đó lên Đức Phật, Phật quở trách rồi lại xúc não, do đây mà Phật đặt giới.

Nếu Tỳ-kheo nói vọng lời khác, Tăng chưa bạch trước lại nói lời khác: – Ông nói ai? Nói việc gì? Luận theo lý gì? Vì tôi hay vì người khác mà nói, tôi không thấy được tội này, tất cả đều phạm Đột-cát-la. Nếu tác bạch rồi mà nói như thế thì phạm xả đọa.

Xúc não người: Như trong duyên trước, cho đến không nên nói mà nói. Tất cả phạm Đột-cát-la. Bạch rồi mà nói thì phạm Ba-dật-đề.

Ba-dật-đề: Nếu Thượng tọa gọi mà không đến phạm Cát-la.

Không phạm: Nghe lại vì không rõ, lời nói trước có sai lầm. Ông nói ai, cho đến nói tôi không thấy tội này. Hoặc làm yết-ma phi pháp không có lợi ích, không hòa hợp nhau, gọi đến không đến. Hoặc làm Yết-ma phi pháp. Nếu không muốn biết, dạy chớ đến lại đến. Nếu một chỗ ngồi thọ thực, hoặc không làm các pháp thọ thực khác. Hoặc bịnh kêu dạy không dạy. Bị nạn về phạm hạnh, về tánh mạng, bảo chớ dậy mà dậy. Nếu có tâm ác hỏi mà không cho nói. Hoặc làm việc phi pháp liền quở trách hoặc nói ít, hoặc nói lầm, tất cả đều không phạm.

13. Giới: chê mắng vị Tri sự:

Phật ngự tại thành La-duyệt. Tỳ-kheo Đạp-Bà-ma, Tăng sai làm Tri sự. Tỳ-kheo Từ Địa theo chỗ nhãn kiến bình đẳng của mình mà bị chê trách. Đem lỗi đó bạch lên Đức Phật, Phật liền chế giới. Sau lại bị mắng chửi về chỗ nghe. Lại bạch lên Đức Phật, Phật chế lại giới trước.

Nếu Tỳ-kheo chê bai: Nghĩa là diện kiến chỗ không nghe nói là

có thương giận sợ si…

Mắng: Đối với điều không thấy nghe mà mắng chửi.

Ba-dật-đề: Nếu không nghe lời Thượng tọa dạy mà hiềm trách thì phạm Đột-cát-la.

Không phạm: là thật có việc ấy, sợ sau hối hận, khiến cho đúng như pháp mà phát lồ, liền nói có thương giận sợ si. Nếu vui cười nói lỡ lời thì không phạm.

14. Giới: ở chỗ đất trống bày vật của tăng:

Phật ngự tại Xá-vệ: có vị Trưởng giả thỉnh tăng. Nhóm Tỳ-kheo mười bảy vị bày đồ ngồi của tăng ra đất để đi kinh hành. Đến giờ thọ thực lại không thu dọn, bị gió bụi trùng chim làm cho dơ bẩn. Chúng tăng đem lỗi này bạch lên Đức Phật: Phật quở trách rồi đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo lấy vật của tăng: Vật chúng tăng là thuộc tăng, có ba loại.

Thằng sàng (giường dây) có năm loại: gồm chân xoay, chân đặt, chân cong, đặt vào bệ, không chận.

Giường cây: Cũng như trên đã nói.

Hoặc đồ nằm: Dùng để nằm, hoặc ngồi.

Đồ ngồi: Thường dùng để ngồi.

Trải ra đất hoặc bảo người trải rồi bỏ đi, không tự dọn dẹp hay nhờ người dọn dẹp, phạm Ba-dật-đề.

Kia đem vật của tăng giao cho Tri sự và nói: Ta giao cho ông trông coi giữ gìn. Nếu không có người dùng thì đưa chỗ khác che đậy. Nếu không có (chỗ che) thì biết là vô hại. Nếu lấy vật thô che trên vật tốt. Nếu trở lại ngay thì nên đi, tùy nhanh kịp lúc mưa và trở lại kịp thì nên đi. Người kia lần lượt phương tiện làm như thế rồi đi. Nếu không làm thì vừa bước ra cửa liền phạm xả đọa. Nếu phương tiện hoàn trả lại tất cả phạm Đột-cát-la.

Nếu hai người ngồi chung, thì vị hạ tọa nên thâu lại, nếu không thì phạm hai tội.

Thượng tọa phạm một xả đọa. Nếu đều không thâu thì cả hai đều đọa.

Nếu là giường ngồi, giường cây v.v… không thâu và đồ nằm thì tất cả phạm Đột-cát-la. Nếu trải bày vật của chúng tăng mà không vào phòng tư duy phạm Đột-cát-la

Không phạm: Đi lúc bày vật tăng ra, nói với người đến trước, người kinh doanh Ma-ma-đế kinh doanh khiến cho cho biết. Tất cả các 52 phương tiện như trên đều không phạm.

15. Giới: Trải vật chúng tăng ở chỗ có che đậy:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Có khách tăng ở phòng bên trải đồ nằm ngủ nghỉ, không nói mà bỏ đi, đồ nằm bị trùng dế cắn hư nát. Tỳ-kheo bạch lên Đức Phật, do đó chế ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo vào phòng tăng trải đồ ngồi: nghĩa là giường cây, giường dây, mùng mền, chiếu gối trải dưới đất, cho đến nệm nằm.

Nếu tự trải hay bảo người trải, hoặc ngồi hoặc nằm, khi bỏ đi không dọn dẹp hay nhờ người dọn dẹp: Kia nên nói với vị Tỳ-kheo cựu trụ rằng: Cho tôi trải ngồi. Nếu không có người thì không sợ mất. Nên dời giường cách với tường chân giường cao lên. Đặt gối mền vào trong, dùng các vật thô đậy lên. Nếu sợ hư hoại, thì đem đồ nằm và các vật dụng để trên giá y, dựng đứng giường lên rồi đi. Nếu không thì vừa ra khỏi giới liền phạm tội đọa. Muốn đi mà hối hận trở lại thì phạm Độtcát-la. Nếu trở lại không bao lâu thì cho hai đêm ở bên ngoài. Đêm thứ ba, khi mặt trời chưa mọc thì không được tự đến, không nhờ người giữ thì phạm đọa.

Ba-dật-đề: trong không phạm: Như phương tiện ở trên là ở ngoài giới bị ngăn cách bởi đường xá sông nước, bị các duyên nạn sinh mạng, nạn phạm hạnh thì khai cho.

16. Giới trải đồ nằm đại:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Nhóm Tỳ-kheo mười sáu vị và mười bảy vị đi chung đường, đến chỗ không trụ xứ, mười bảy vị tự tìm được chỗ ở, con sáu vị biết tìm được chỗ ngủ đêm, bắt buộc trải đồ ngồi trong đó ngủ nghỉ. Tỳ-kheo bạch Phật: Phật liền chế giới.

Nếu Tỳ-kheo biết, không biết thì khai, Tỳ-kheo trước đến trụ, người đến sau cưỡng bức ở trong đó, hoặc bên đầu, hoặc bên chân, hoặc hai bên hông.

Trải đồ ngồi: trải có lá cho đến trải nệm dưới đất để nằm.

Người kia trải đồ ngồi ngủ nghỉ và nói: Người đó sẽ chê chật bỏ đi. Nhân duyên như thế là chẳng đúng oai nghi, phạm Ba-dật-đề. Nghĩa là tùy theo vừa đặt lưng nằm xuống thì phạm kiết la.

Không phạm: Trước không biết hoặc nói đã trụ, trước cùng mở ra, hoặc rộng hẹp không có trở ngại. Hoặc người thân cựu dạy rằng: – Hãy trải ra, rồi tôi sẽ nói với chủ. Hoặc bịnh, hoặc té dưới đất. Nếu bị thế lực níu kéo, hoặc bị buộc ràng, hai nạn sinh mạng và phạm hạnh thì không phạm.

17. Giới: Kéo người ra khỏi phòng:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị và mười bảy vị cùng đi trên đường. Đến một ngôi nhà nhỏ, nhóm mười bảy vị đi trước vào chùa quét dọn sạch sẽ. Nhóm sáu vị biết chỗ đó tốt bèn vào xua đuổi, lôi kéo các vị ra. Tỳ-kheo đem lỗi ấy bạch với Đức Phật: Phật liền đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo tức giận không muốn Tỳ-kheo kia ở trong phòng, tự kéo ra hay bảo người kéo ra: Nếu tự làm, bảo người làm, tùy theo nhiều ít mà phạm tội xả đọa. Nếu ném vật của người ra khỏi phòng, đóng cửa nhốt người ở ngoài đều phạm Đột-cát-la.

Ba-dật-đề: Không phạm là không có tâm tức giận đuổi ra, đuổi người chưa thọ giới, hoặc người phá giới, phá kiến, phá oai nghi và bị diệt tẫn. Do đây mà đuổi người bị nạn phạm hạnh, nạn sinh mạng thì đều khai cho.

18. Giới ngồi trên giường sút chân:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, các Tỳ-kheo ở trên lầu, ngồi giường sút chân, chân giường sứt ra đè lên các Tỳ-kheo làm thân thể bị thương chảy máu, ông tức giận ngửa mặt lên mắng chửi. Chúng Tỳ-kheo nêu tội, Phật quở trách rồi đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo ở trong phòng: Nghĩa là phòng Tăng hoặc phòng riêng.

Hoặc trên lầu nhiều tầng: Nghĩa là đứng, đầu không đụng ở trên.

Giường dây hoặc gường cây chân rời: chân rời là chân tra vào bệ.

Hoặc nằm hoặc ngồi: lưng đặt xuống giường.

Ba-dật-đề: Trừ bước chân lên giường rồi, nếu ngồi riêng trên giường, hoặc giường một ván, giường tục, tất cả phạm Đột-cát-la.

Không phạm: Nếu ngồi trên chân giường xoay, chân giường đặt yên, chân còng, giường không chân, v.v…

19. Giới dùng nước có trùng:

Phật ngự tại Câu-Diệm-Di, Xiển-đà xây thất, hòa bùn nước có trùng và dạy người hòa. Các Trưởng giả trông thấy chê trách là làm hại chúng sinh, không phải chánh pháp. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo biết: không biết thì không phạm. Nước có trùng hoặc tưới lên bùn, lên cỏ, dạy người tưới. Hoặc ném cỏ đất vào đất có trùng. Hoặc nước có trùng bỏ vào nước sữa, hoặc tưới vào bùn cỏ. Tất cả đều phạm xả đọa, dạy người cũng như vậy.

Ba-dật-đề: Không phạm: là không biết nước có trùng nghĩ là không trùng. Hoặc loài trùng lớn dùng tay khuấy lên cho nó bò đi, nếu lọc nước rưới lên đất hoặc dạy người rưới, tất cả đều không phạm.

20. Giới lợp nhà quá hạn lượng:

Phật ngự tại nước Câu-Diệm-di, Xiển-đà xây thất, lợp nhiều lớp làm cho nhà bị sập. Cư sĩ chê trách, bảo đàn việt tuy cúng dường cũng phải biết đủ. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo xây phòng xá lớn: phải dùng nhiều vật liệu.

Cửa lớn, cửa sổ và các món trang sức phải chạm khắc, sơn vẽ.

Chỉ cho lợp bằng tranh: có hai hình thức là lợp ngang và lợp dọc.

Chừng hai, ba bóp tay, nếu quá: Tỳ-kheo kia trao cho chừng ba lóng tay chưa xong thì đến chỗ không thấy, không nghe. Nếu không đến chỗ không thấy nghe thì khi ba lóng tay xong liền phạm đọa.

Ba-dật-đề: Hoặc bỏ chỗ thấy nghe thì phạm Kiết la.

Không phạm: Như trên chỉ trao cho chỗ lìa xa thì khai cho.

21.: Ni đón rước giáo thọ.

Phật ngự tại nước Xá-vệ: ni Đại Ái đạo đến thỉnh giáo thọ. Phật sai tăng đến, Tăng theo thứ lớp Bàn-Đà đến đó nói pháp. Đến lượt nhóm Tỳ-kheo sáu vị đến thì toàn nói thế luận. Bà Ái Đạo bạch với Phật, Phật liền Yết-ma sai và đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo tăng: Một nói giới, một Yết-ma.

Bất sai: Không ở trong tăng bạch hai lần Yết-ma.

Giáo thọ: Có tám điều không trái luật, văn nói ra đầy đủ.

Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề: Hoặc lúc nói giới, trên tòa hỏi đáp rồi, hoặc tăng sai. Hoặc tùy theo ni thỉnh, Tỳ-kheo đúng thời đến.

Ni cũng đúng lúc đón rước, nếu trái đều phạm Cát-la. Nếu nghe tăng đến nên ra ngoài nửa do-tuần đón rước, cung cấp những vật cần dùng, không thì phạm Cát-la. Nếu tăng không sai, chẳng dạy trao cho nói tám điều không trái pháp thì phạm Đột-cát-la. Nếu không Yết-ma sai mà nói pháp thì bị đọa. Nếu tăng bịnh không hòa hợp, chúng không đầy đủ, nên sai người đến lễ bái thăm hỏi. Nếu không thì phạm Cát-la. Hai chúng Tỳ-kheo v.v.. phạm Cát-la.

Không phạm: Tỳ-kheo-ni đã y các phương tiện ở trên rồi mà vì ngăn trở đường xá sông nước khó đến thăm hỏi lễ bái thì khai cho.

22. Giới nói pháp cho ni đến tối:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Tăng sai Nan-đà làm giáo thọ cho ni. Bà Ái Đạo lại thỉnh nói pháp nữa, cho đến khi trời tối. Các ni ra ngoài thành Kỳ-hoàn tạm ngủ qua đêm. Các cư sĩ chê bai, Tỳ-kheo bạch lên Phật, Phật liền quở trách chế giới.

Nếu Tỳ-kheo vì tăng sai: một là giáo thọ, hai là Yết-ma.

Giáo thọ: Trong chúng tăng sai bạch nhị Yết-ma.

Tỳ-kheo-ni cho đến chiều tối: vị kia được tăng sai làm Giáo thọ cho Ni, xong nên trở về lúc mặt trời chưa lặn. Giáo thọ trừ khi thọ kinh, tụng kinh, hoặc hỏi, hoặc làm việc khác cho đến chiều tối. Ni nếu vì người nữ thọ kinh của người khác cho đến chiều tối thì phạm Đột-cátla.

Ba-dật-đề: Chúng ni phạm kiết la.

Không phạm: Là giáo thọ ni chưa tối đã nghỉ dạy, trừ phụ nữ đã vì người khác, nếu nói pháp phải qua thuyền, Ni tự đến nghe, hoặc nói pháp qua đêm cho cổ khách, hoặc trong chùa ni, hoặc nhân người thỉnh thì khai.

23. Giới chê bai giáo thọ:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, ni nghe giáo thọ ni đến liền ra ngoài đón rước.

Nhóm Tỳ-kheo sáu vị sinh tâm ganh ghét nói: Vị kia không thật vì muốn ăn mà làm Giáo thọ ni. Tỳ-kheo bạch lỗi lên Đức Phật, Phật liền đặt ra giới.

Nếu Tỳ-kheo nói: Các Tỳ-kheo vì muốn uống ăn mà làm giáo thọ ni thì phạm Ba-dật-đề. Nếu nói không rõ ràng thì phạm Đột-cát-la.

Chúng Tỳ-kheo ni phạm Cát-la. Không phạm là khi sự thật như thế. Vì muốn cúng dường thức uống ăn nên làm Giáo thọ. Vì việc uống ăn nên dạy tụng kinh, thọ kinh. Hoặc hỏi, hoặc cười, hoặc nói lầm thì không phạm.

24. Giới đem y cho Ni chẳng phải bà con:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Có vị Tỳ-kheo đi khất thực oai nghi đầy đủ. Ni trông thấy sinh tâm kính tin và thường thỉnh. Tỳ-kheo không nhận, sau tăng chia y cho, liền đem y đó cho Ni, ni liền nhận. Người kia đem việc đó nói với người khác và chê trách ni. Tỳ-kheo đem việc ấy bạch ên Phật. Phật quở trách và đặt ra giới này.

Y của Tỳ-kheo-ni: Có mười loại như trên.

Trừ trao đổi: Đem y đổi y, đổi tiền bạc đồ vật, hoặc tơ sợi cho đến cỏ thuốc, v.v…

Ba-dật-đề: Chúng Tỳ-kheo-ni phạm Cát-la. Không phạm là cho ni là bà con hoặc trao đổi với nhau. Nếu vì tháp, vì Phật, Tăng thì không phạm.

25. May y cho ni không bà con:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, Ca-lưuđà-di may chiếc đại y, có thêm hình hai người đang hành dâm. Xong rồi giao cho ni mặc ngồi ở sau chúng. Người thế tục chê cười, các ni đến thưa với Phật. Do đó Phật đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo may y cho Tỳ-kheo ni chẳng phải bà con thì phạm Ba-dật-đề. Tỳ-kheo kia dùng dao cắt nhiều ít, hễ một nhát cắt, một mũi kim đều phạm xả đọa. Nếu lại mặc xem kéo ra cho thẳng, dùng tay sờ mó kéo góc đầu ra v.v… đều phạm Đột-cát-la. Ni cũng phạm kiết la.

Không phạm: May y cho ni bà con, may cho tăng, hoặc vì tháp, hoặc giặt nhuộm để trả cho chủ thì không phạm.

26. Giới ngồi với ni:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, Ca-lưu-Đà-di và ni Luân-lan-nan-đà dung mạo xinh đẹp, hai người khởi dục ý ra ngoài cửa ngồi với nhau. Các cư sĩ chê cười gọi là đôi uyên ương, Tỳ-kheo nghe liền bạch lên Đức Phật, Phật liền đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo và Tỳ-kheo ni: Một chỗ nghĩa là một Tỳ-kheo, một Tỳ-kheo ni.

Ở chỗ che khuất: Có hai thứ: thấy chỗ che khuất, là nơi tăm tối khói sương che mù không thấy.

Nghe có chỗ che: cho đến không nghe mà thường nói nghe.

Chướng: Hoặc cây, hoặc tường, hàng rào hay là y áo, hoặc dùng vật che chắn.

Hoặc ngồi: Hoặc người thứ ba mù mà không điếc, điếc mà không mù. Hoặc đứng: tất cả phạm Cát-la.

Ba-dật-đề: Ni phạm Cát-la.

Không phạm: Nếu Tỳ-kheo có bạn, có người có trí không mù không điếc. Nếu đi qua bị ngã xuống đất, hoặc bịnh, hoặc bị thế lực níu kéo. Nạn tánh mạng, phạm hạnh thì khai cho.

27. Giới đi chung với ni:

Phật ngự tại Xá-vệ. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị và nhóm Tỳ-kheo-ni sáu vị du hành trong nhân gian. Các Cư sĩ chê trách, Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền quở trách chế giới.

Nếu Tỳ-kheo và Tỳ-kheo ni: là nói cùng đến thành ấp, xóm làng đó.

Cùng đi chung một đường: là chỗ có phạm vi trong xóm.

Từ một làng đến một làng, tùy theo ranh giới mà phân chúng nhiều, mỗi mỗi phạm xả đọa.

Nếu đến nơi không có làng xóm, cho đến mười dặm thì phạm xả đọa. Nếu dưới một làng, dưới mười dặm, nhiều làng đồng một giới mà đi, và phương tiện cùng hẹn đi. Tất cả phạm Đột-cát-la. Trừ thời khác phạm Ba-dật-đề. Thời khác đó có cùng khách đi, hoặc nghi có bọn trộm cướp

Sợ hãi: sợ có bọn trộm cướp.

Đó gọi là khác thời: các ni thì phạm Đột-cát-la.

Không phạm: là không hẹn nhau. Cùng các bạn đi đông vì nghi có sợ hãi, nếu đến kia được an ổn, hoặc bị thế lực níu kéo, bị nạn mạng sống, phạm hạnh thì khai cho.

28. Giới ngồi chung xe thuyền với ni:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị và nhóm Tỳkheo-ni sáu vị cùng ngồi chung thuyền qua lại trên sông. Các cư sĩ chê bai, Tỳ-kheo nêu tội bạch lên Đức Phật. Do đây Phật chế giới.

Nếu Tỳ-kheo và Tỳ-kheo ni hẹn nhau cùng ngồi thuyền qua sông. Nếu đã lên thuyền thì phạm xả đọa, các phương tiện khác thì phạm Đột-cát-la.

Trừ đi thẳng qua, phạm Ba-dật-đề: Chúng ni phạm Cát-la.

Không phạm: Không hẹn hoặc đi thẳng qua bên kia, hoặc đến bờ kia không được an ổn. Hoặc bị thế lực níu kéo. Bị nạn duyên phạm hạnh, tánh mạng thì không phạm.

29. Giới được ni khen ngợi mà có thức ăn:

Phật ngự tại Xá-vệ, có cư sĩ thỉnh ngài Xá-lợi-phất và chư tăng thọ thực trên những đồ ngồi tốt đẹp. Ni Luận-lan-Nan-Đà nhìn thấy liền vọng nói: người được thỉnh đó đều là thấp hèn, nếu ta thỉnh thì chỉ thỉnh ngài Điều-đạt là bậc long tượng.

Chư tăng thọ thực xong về bạch lên Đức Phật, Phật quở trách chế giới. Nếu Tỳ-kheo biết: không biết thì không phạm.

Tỳ-kheo ni khen ngợi giáo hóa. Nghĩa là người khất thực trong Alan-nhã, cho đến cầm ba y khen ngợi kệ, khen ngợi Pháp sư học rộng, ngồi thiền trì luật.

Nhân duyên được ăn: Từ sáng đến giờ ngọ được ăn.

Trừ đàn việt có ý trước thì phạm Ba-dật-đề. Nghĩa là mỗi miếng ăn phạm một tội đọa. Trừ khi ẩm thực, hơ y lõa hình thì phạm Cát-la. Ni phạm Cát-la.

Không phạm: Hoặc không biết, hoặc đàn việt có ý trước, hoặc không nghĩ là giáo hóa, hoặc ni tự làm. Hoặc đàn việt bảo ni sửa soạn.

Nếu không cố ý giáo hóa, mà khất thực cho thì không phạm.

30. Giới đi chung với người nữ.

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Những người phụ nữ tranh nhau trở về Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, A-na-luật muốn đi đến nước kia nên theo cô gái này 58 làm bạn. Người chồng đuổi theo đánh A-Na-luật, gần như mất mạng. Các Tỳ-kheo đem việc này bạch lên Đức Phật, Phật liền đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo cùng phụ nữ: Như trên.

Cùng hẹn đi trên một đường, cho đến vào trong làng, phạm Badật-đề.

Hoặc đi trong một ranh giới trong làng cùng bốn chúng như ni v.v… đều phạm Đột-cát-la.

Không phạm: Trước không biết, không có hẹn, cần đi đến kia được an ổn. Nếu bị thế lực hay các nạn thì khai cho.

31. Giới: Thọ quá thực xứ:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Ở nước Câu-tát-la có làng Vô Trụ. Có cư sĩ làm trụ xứ thường cúng dường chúng tăng một bữa ăn. Nhóm Tỳkheo sáu vị thường đến thọ.

Cư Sĩ nói: Tôi vốn chỉ cung cấp chỗ ngủ một đêm. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền kiết giới.

Nếu Tỳ-kheo, chỗ bố thí thọ thực một chỗ. Ở trong đó một đêm cũng là thọ thực, cho đến thời thực.

Vô hình: Người bịnh lìa xa làng xóm càng dữ dội.

Tỳ-kheo nên thọ một lần. Nếu thọ quá thì mỗi miếng ăn phạm một tội đọa. Trừ thọ thực, tho sấn, y áo, đèn đuốc thì phạm Đột-cát-la.

Ba-dật-đề: Ni cũng đồng phạm.

Không phạm: Thọ thực bị bịnh ở qua đêm, hoặc cư sĩ thỉnh trụ, ta là Sa-môn Thích tử nên sửa soạn bữa ăn này. Hoặc đàn việt theo thứ lớp thỉnh, hoặc trẻ con phụ nữ theo thứ lớp thỉnh. Hoặc bữa nay thọ người này, mai thọ người khác. Hoặc đường xa khó khăn ngăn trở.

32. Giới bối thỉnh:

Phật từ La-duyệt-kỳ đi du hành trong nhân gian đến nước A-naTần-đà. Sa-nâu được thí chủ cúng cháo, Ngài liền thọ cháo đặc. Lại do lễ tiết nên đàn việt đem thức ăn đến. Người thế tục chê trách nhân đó Phật chế giới.

Nếu Tỳ-kheo xoay vần: Nghĩa là thỉnh.

Có hai loại: Như tăng thứ lớp thỉnh, thỉnh riêng.

Thực: Các món bún miến, cơm khô…

Trừ thời thực, phạm Ba-dật-đề. Thời khác là lúc bịnh không thể ăn một lần.

Thí y thời: Tự tứ xong, không có y Ca-Hy-na tháng một mà có tháng năm. Hoặc có thí thực và y khác.

Là thời: Hoặc không xả trước khi thỉnh thọ, sau khi thỉnh mỗi miếng ăn phạm một tội xả đọa. Nếu không xả, thỉnh sau lại thọ thỉnh trước thì mỗi miếng ăn phạm một tội Cát-la.

Không phạm: Lúc người bịnh thí y, nếu trong một ngày có nhiều người thỉnh. Tự thọ một nơi còn những nơi khác thì bố thí cho người khác. Hoặc cho phi thực, hoặc không đủ, hoặc người không thỉnh thọ thực. Hoặc ăn rồi lại được thọ thêm, hoặc một chỗ có thọ trước thọ sau thì khai cho thọ.

33. Giới thọ thực riêng chúng:

Phật ngự tại nước La-duyệt-kỳ, Đề-Bà-đạt-đa xúi người hại Phật. Lại bảo vua A-xà-thế giết cha. Tiếng ác truyền khắp nơi và việc lợi dưỡng bị cắt đứt Ông và năm vị Tỳ-kheo đi khất thực. Tỳ-kheo đem lỗi này bạch lên Đức Phật, Phật quở trách rồi chế giới.

Hoặc Tỳ-kheo riêng chúng: Bốn người hoặc hơn bốn người.

Thực: Làm món cơm cốm bánh v.v… Trừ thời khác thì phạm Badật-đề. Thời khác là lúc bịnh.

Thời may y: Bạch tự tứ xong không có y Ca-Hy-na một tháng, mà có y Ca-hy-na năm tháng.

Cho đến trên y may một đường như răng ngựa.

Thời thí y: Đồng như giới trước.

Lúc đi đường: dưới đến nửa do-tuần có đến có đi.

Lúc đi thuyền: nửa do-tuần lên xuống xe thuyền.

Lúc đại chúng nhóm họp: Ăn đủ bốn người, thêm một người thì lo năm người, mười người cho đến trăm người, thêm một người là hoạn.

Lúc sa-môn thí thực: Ngoài người xuất gia là Sa-môn Thích tử và xuất gia từ ngoại đạo.

Đây là thời: Nếu không thọ thực riêng chúng, thì đứng lên bạch rằng: Tôi ở đây không có nhân duyên trong thọ thực riêng chúng. Muốn cầu ra khỏi, hoặc ngưới khác không có duyên cũng cho ra. Hoặc hai người, ba người tùy ý thọ thực. Bốn người hoặc hơn, nên chia làm hai bộ cùng nhập vào thọ thực. Nếu có nhân duyên riêng chúng muốn vào thì đứng dậy bạch. Tôi có nhân duyên thọ thực riêng chúng muốn cầu nhập.

Phật bảo: Nên theo Thượng tọa thứ lớp mà vào. Có duyên không nói tốt, tùy thọ thực riêng chúng, mỗi miếng ăn phạm một tội đọa. Ni cũng đồng phạm.

Không phạm: Như khai duyên trình bày đầy đủ ở trên, nếu hai người, ba người cùng ăn. Nếu có nhân duyên đi thì khai cho.

34. Giới: Nhận thức ăn của phụ nữ đi đường quá hạn:

Phật ngự tại Xá-vệ, có người phụ nữ sắp về nhà chồng, làm thức ăn cúng dường Tỳ-kheo. Cô đi không trở lại. Người chồng bèn đi tìm vợ. Lại có thương khách làm thức ăn cúng dường, bị cướp giựt mất. Tỳkheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Như Tỳ-kheo đến nhà người tại gia: Là có nam, có nữ.

Thỉnh Tỳ-kheo cúng bánh, cốm, cơm v.v… nếu Tỳ-kheo cần thì nên nhận hai ba bát đem về Tăng-già-lam chia cho Tỳ-kheo khác dùng.

Nếu không mang thức ăn, trở về báo với các Tỳ-kheo: Nhà kia có thức ăn về nhà chồng. Có thường mang lương thực đi đường. Nếu thọ thực xong rồi thì về, đem về chùa hai, ba bát. Nếu đem một, hai bát về thì thưa lại. Cho đến đã thọ ba bát, cẩn thận chớ mang về.

Nếu Tỳ-kheo không bịnh: Nghĩa là không thể ngồi một chỗ ăn hết thức ăn ngon.

Quá hai ba bát thọ thì đem về chùa: Đem ra khỏi cửa thì phạm tội đọa, phương tiện hối hận thì phạm Cát-la. Không chia cho Tỳ-kheo khác ăn, mà ăn một mình thì phạm Cát-la.

Ba-dật-đề: Hoặc biết luận vợ về nhà chồng và người khách buôn mà ăn. Hoặc bất luận Tỳ-kheo khác thì phạm Đột-cát-la.

Không phạm: là thọ hai ba bát, hoặc bịnh mà thọ quá. Hỏi đã chia phần chưa khiến cho kia biết chỗ làng xóm. Nếu đưa ni đến chùa thì được thọ, không phạm.

35. Giới thọ thực đầy đủ:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nói pháp nhất thực cho chúng Tỳ-kheo. Có năm thứ khiến cho no đủ. Sau vẫn có vị còn tiều tụy.

Phật bảo: Cho phép nuôi bệnh, lại ăn thức ăn dư của người bịnh. Phật còn khai cho làm pháp thức ăn dư. Có người không biết pháp thọ thực, do đó Phật chế ra giới này.

Như Tỳ-kheo ăn xong hoặc lúc thọ thỉnh: Thực là trong năm thứ, hoặc ăn mỗi món như cơm, cốm, bún, bánh khô vừa no đủ.

Không làm pháp thức ăn dư: Vị kia mang thức ăn trở về tác pháp nói rằng: Đại đức tôi đã thọ đủ, đã biết qua xem qua, làm pháp thức ăn dư.

Vị này nên lấy một ít và nói tôi dùng bao nhiêu đây thôi, ông hãy giữ lại để dùng.

Mà thọ thực, phạm Ba-dật-đề. Trong việc đi đứng nằm ngồi, mỗi pháp đều làm vài câu phạm túc. Như trong luật pháp xà-ni thực có gốc rễ cành lá hoa quả dầu bột mè đen thạch mật, ma tế mạt… Tỳ-kheo kia ăn đủ rồi, không tác pháp dư thực mà ăn thì mỗi miếng phạm một tội đoạ. Nếu ăn rồi vì người khác làm. Nếu biết người làm ăn đã ăn đủ, tự tay làm thức ăn, đặt thức ăn xuống đất mà làm, bảo tịnh nhân làm, tịnh nhân trước đã làm. Bỏ thức ăn không ngon lên trên. Nếu đem đi mà không thành pháp dư thực thì phạm Cát-la. Ni và bốn chúng cũng phạm Cát-la.

Không phạm: Thực mà tưởng là phi thực. Không thọ pháp dư thực mà chế ra văn như trên. Nếu người bịnh không tác pháp. Người bịnh ăn thêm, không làm pháp thức ăn dư. Nếu đã làm pháp thức ăn dư thì không phạm.

36. Giới: Khuyên phạm túc thực:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Có hai anh em đều là Tỳ-kheo. Vốn có tánh tham ăn, ăn không biết đủ. Dù thức ăn dư hay không dư, hễ được thì ăn hết. Vị kia do lỗi đó tự trách, tâm này cứ ôm lòng tức giận. Thấy người ăn thì đoạt lấy xin ăn. Lại do lỗi mà tự trách. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Nếu Tỳ-kheo biết: không biết thì không phạm.

Tỳ-kheo khác ăn no rồi: Ăn có năm thứ như trên đã nói.

Nếu thọ thỉnh: Cũng có năm thứ như trên.

Không làm pháp thức ăn dư, hết lòng thỉnh cho vị Trưởng lão thức ăn đó, vì nhân duyên đó nên chẳng phải dư.

Nếu trước không biết, không tưởng đủ ăn. Nếu khiến cho bỏ, hoặc khiến cho nêu ra, hoặc bảo đem cho người. Hoặc chưa làm pháp thì khiến cho làm pháp. hoặc người bịnh ăn dư để tác pháp thọ thực, không để cho người phạm.

Muốn làm cho người phạm: Nếu người kia đã thọ thực, mỗi miếng ăn cả hai đều phạm tội đọa. Nếu cho thức ăn mà người kia đem bỏ đi, hoặc thọ mà để đó, hoặc thọ mà cho người khác. Hoặc kia thọ rồi mà làm pháp tác thực. Nếu người bịnh ăn muốn cho người kia phạm, thì đem thức ăn dư của người bịnh mà cho, hoặc làm pháp thức ăn dư rồi và muốn cho người kia phạm, tất cả các duyên trên đều phạm Cát-la.

Ba-dật-đề: Ni và các chúng sau phạm Đột-cát-la.

37. Giới thọ thực phi thời:

Phật ngự tại thành La-duyệt. Lúc này nhằm ngày lễ hội của người dân. Hai vị Thích tử là Nan-đà và Bạt-nan-đà cùng đứng xem kỹ nhạc. Sau đó cùng thọ thực và cho đến tối mới trở về núi. Ca-lưu-Đà-di ban đêm vào thành khất thực. Người nữ nhìn thấy lập lòe cho là ma quỷ, Tỳ-kheo nêu tội bạch Phật, Phật quở trách rồi chế giới.

Nếu Tỳ-kheo phi thời:

Thời: Là lúc mặt trời chưa mọc cho đến giữa ngày, xét thời này là đúng theo pháp. Việc ăn trong bốn thiên hạ đều như vậy.

Phi thời: Từ giữa ngày cho đến hôm sau mặt trời chưa mọc.

Thọ thực: Có hai loại: Khư-xà-ni thực cũng như trên, Phô-xà-ni có năm thứ thực cũng như trên.

Nếu ăn thì phạm Ba-dật-đề. Vị kia thọ thực phi thời là phạm đọa. Nếu phi thời, quá phi thời, bảy ngày, quá bảy ngày cũng đều phạm đọa. Thuốc suốt đời không có nhân duyên uống, phạm Cát-la. Không phạm là cách làm thạch mật đen cũng như vậy. Có người bịnh nhổ thuốc ra, ngày đó nấu lúa mạch và nước cho uống, như vậy thì không phạm.

38. Giới ăn thức ăn dư cách đêm:

Phật ngự tại nước La-duyệt-kỳ, ngài Ca-la ngồi thiền, vì khất thực cực khổ nên chỉ ăn thức ăn dư hôm trước còn lại. Chúng Tỳ-kheo lớn nhỏ đi khất thực mà không thấy ông, tìm gặp và hỏi lý do. Chúng tăng bạch Phật, Phật liền quở trách nói: – Ông tuy ít ham muốn, nhưng cũng nên làm tướng pháp cho chúng sinh đời sau mà đi khất thực. Sau đó Phật liền đặt ra giới nầy.

Tỳ-kheo thức ăn để qua đêm: Hôm nay thọ rồi lại để dành ngày mai. Đối với Sa-môn Thích tử đã thọ Đại giới mà như vậy là không thanh tịnh.

Thực có hai thứ: Phi chánh thực là căn thực cho đến tế mạt thực.

Chánh thực: Từ bún miến cho đến thịt.

Mà ăn: Ăn mỗi miếng phạm một tội đọa. Phi thời quá hạn bảy ngày cũng phạm tội đọa. Thuốc trọn đời mà không có nhân duyên bịnh mà uống thì phạm Cát-la.

Ba-dật-đề: Không phạm: ban đêm thọ thực với cha mẹ, hoặc làm tháp nhà, tính theo giá trị cho ăn. Sau đó, Tỳ-kheo khất thực theo người làm này mà được. Hoặc bình bát có lỗ hở để đưa thức ăn vào, đúng như pháp tẩy rửa không bỏ cái khác ra thì được. Ban đêm được xài dầu xức mũi, hoặc ho thì được khạc nhổ ra.

39. Giới không thọ thực:

Phật ngự tại thành Xá-vệ, có người vì cha mẹ cúng dường ở các ngã tư đường cho đến cúng tế trong miếu. Tỳ-kheo đắp y phẩn tảo đến đó khất thực về ăn, các cư sĩ chê bai, Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Nếu Tỳ-kheo không thọ: Người chưa cho thức ăn thì chưa thọ.

Thọ có năm: Tay trao tay thọ, tay nắm vật thọ, cần vật cùng tay thọ, hoặc trao vật lấy vật, hoặc người ở xa đưa vật cho người thọ. Cả hai đều biết qua trung gian, không có xúc chạm tay trong đó.

Lại có năm thứ là: Thân y áo, khuỷu tay cong, đưa lấy vật cho, hoặc trả lại. Hoặc có nhân duyên đạt trên đất mà cho, đó là năm thứ.

Thực: Khư-xà-ni ăn gốc cho đến ngọn. Lại gọi là ăn cơm, bún, cơm, khô, v.v…

Hoặc thuốc: xà-da-ni ăn là: bơ, dầu, bơ sống, mật, thạch mật.

Để vào miệng: Nếu không cho thức ăn, tự lấy đưa vào miệng thì phạm tội đọa. Phi thời bảy ngày, nếu quá hạn cũng phạm tội đọa. Thuốc trọn đời, nếu không có nhân duyên không thọ mà dùng cũng phạm Độtcát-la. Trừ nước và nhành dương, đều phạm Ba-dật-đề. Không phạm là: Giữ cành dương nước tịnh, nếu không thọ bơ dầu xức mũi, cùng khạc nhổ ra hết thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo khất thực cho chim bên đường ăn. Nếu gió thổi rớt bụi vào bát rồi bỏ thức ăn này đi, cho đến một móng tay cũng bỏ, còn dư thì không phạm.

40. Giới xin thức ăn ngon:

Phật ngự tại Xá-vệ. Có vị khách buôn là đàn việt của Bạt-NanĐà, liền nói rằng: Muốn được ăn tạp.

Thương chủ kia hỏi: việc nầy có đáng lo hay không? Đáp rằng: không đáng lo, chỉ là ý muốn vị Thương chủ chê bai. Tỳ-kheo bạch Phật, Phật liền chế giới.

Nếu Tỳ-kheo được thức ăn ngon: là ăn các loại sữa, lạc, cá, thịt.

Bịnh: Người bịnh thì không thể ăn xong một lần.

Vì mình mà xin thì phạm Ba-dật-đề, chúng ni phạm Cát-la.

Không phạm: Người bịnh tự xin, vì người bịnh xin được mà ăn. Hoặc mình vì người, người vì mình, hoặc không xin mà được thì không phạm.

41. Giới cho ngoại đạo thức ăn:

Phật dẫn chúng đệ tử từ Câu-Mạnh mẽ-la đến nước Xá-vệ. Phật và chúng tăng phần nhiều đều ăn bánh, đồng thời bảo A-nan chia cho những người xin ăn. Ông đem ít bánh cho người nữ, lại có ngoại đạo được ăn, bèn gọi: Cư sĩ trọc đầu.

Phật nhóm họp tăng và nghe báo lại, do đó mà đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo, ngoại đạo nam, ngoại đạo nữ: Người lõa hình dị học tên Ba-Tứ-Ba-la-xa: là người xuất gia ngoài chúng nầy.

Tự tay: muốn cho thì đặt dưới đất mà cho.

Cho thức ăn: Khư-xà-ni thực ăn gốc rễ cho đến trái quả, ăn dầu cho đến các loại mạt dầu.

Ăn có năm thứ: Cũng như trên đã nói.

Ba-dật-đề: chúng ni phạm Cát-la.

Không phạm: Nếu để dưới đất cho, hoặc bảo người cho, hoặc cho cha mẹ. Làm tháp làm phòng được người cho riêng, bị thế lực cướp bỏ thì không phạm.

42. Giới trước sau bữa ăn mà đến nhà người:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Có Trưởng giả vì Bạt-Nan-Đà nên cúng dường trai phạn chúng tăng, khi ấy giờ ngọ sắp qua, Bạt-nan-đà mới đến, làm cho chúng tăng ăn không đủ.

Lại, trong thành La-duyệt có vị Đại thần có được cây quả mới nhờ Bạt-Nan-Đà phân chia cho tăng. Sau khi ăn xong lại đến nhà khác.

Tỳ-kheo bạch lên Phật hai việc này, Phật liền chế giới.

Nếu Tỳ-kheo trước thọ thỉnh rồi mà ăn trước: Là ăn lúc mặt trời chưa mọc.

Hậu thực: Từ mặt trời mọc đến giữa ngày.

Đến nhà khác: nhà có nam, nữ ở.

Không dặn các Tỳ-kheo khác: Hoặc ở trong phòng độc nhất, dặn dò người ở gần: Là đồng trụ một giới.

Trừ lúc khác, phạm Ba-dật-đề: lúc khác là lúc bịnh như ở trên.

Lúc may y: Cũng như trên.

Lúc thí y: Sau tự tứ có y một tháng, có y năm tháng. Trừ đây rồi thì các thời khác đều khuyến hóa làm thức ăn, đều cúng dường y cho.

Gọi là thời: Kia trước thọ thỉnh rồi sau mới ăn. Không dặn mà vào cửa thì phạm tội đọa, phương tiện khác thì phạm Cát-la.

Không phạm: như trên khai duyên dặn bảo Tỳ-kheo. Nếu Tỳkheo không dặn bảo, đến chỗ kho phòng bên xóm làng. Nếu đến chùa ni, đến dặn dò nhà người. Nếu nhiều nhà trải đồ ngồi thỉnh Tỳ-kheo, nếu có nạn duyên thì khai.

43. Giới cố ngồi trong thực gia:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, Ca-lưu-Đà-di vốn là bạn của vợ Ưu-Batư. Cả hai nhan sắc đều khôi ngô xinh đẹp, đều có ý ràng buộc nhau. Sau khi ông đến nhà này, người vợ tô điểm thân được chồng rất mực thương yêu. Tỳ-kheo ăn xong vẫn ngồi đó, người chồng liền nổi giận đuổi đi. Chúng Tăng bạch việc này lên Đức Phật, Phật do đây liền đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo ở nhà thực gia: Nam lấy nữ làm thức ăn, nữ lấy nam làm thức ăn.

Nhà: như trên để giải thích.

Có vật báu: Xa cừ, mã não, chân châu, Hổ phách, vàng bạc.

Cố ngồi lì: Duỗi tay ra tới đâu thì ngồi tới đó.

Ba-dật-đề: Hoặc đui điếc thì phạm Cát-la.

Không phạm: như nhà ăn có vật báu, ngồi duỗi tay đến cửa. Nếu có hai Tỳ-kheo làm bạn, có người trí thức, hoặc có người khách ở một bên.

Nếu không đui điếc, hoặc trước đã qua mà không trụ, bị bịnh té dưới đất, thế lực lôi kéo, hoặc bị ràng buộc, nạn sinh mạng, phạm hạnh thì không phạm.

44. Giới ngồi chỗ khuất trong nhà ăn:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Ca-lưu-Đà-di nghĩ Phật đặt ra giới trước từ cửa duỗi tay ngồi. Thế là ông ra sau cửa cùng Ưu-Bà-tư ngồi nói chuyện chung. Tỳ-kheo nghe nói quở trách bạch lên Đức Phật.

Do đây Phật đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo trong nhà ăn, có vật báu: đều như giới trước.

Tại chỗ khuất: Hoặc cây tường, vách rào giậu, hoặc y phục hay các vật làm chướng ngại.

Mà ngồi thì phạm Ba-dật-đề: Nếu trong nhà ăn duỗi tay đến cửa khiến Tỳ-kheo khất thực không thấy: Giải thích tướng khai duyên đồng như giới trước.

45. Giới ngồi nơi chỗ trống với người nữ:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, Ca-lưu-đà-di và Ưu-Ba-tư ngồi chung giữa chỗ trống. Tỳ-kheo đi khất thực trông thấy chê bai, về thưa lại với chúng tăng. Chúng tăng đem lỗi đó bạch lên Đức Phật, Phật nhân đó đặt ra giới nầy.

Nếu chỉ có Tỳ-kheo: một người nữ, và một Tỳ-kheo.

Và người nữ: Người nữ có hiểu biết, mạng căn chưa dứt.

Lộ địa tọa: Nghĩa là ở chỗ thấy nghe bị che khuất.

Ba-dật-đề: Giải thích tướng, khai duyên cũng giống như giới trước.

46. Giới đuổi người ra khỏi xóm làng:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, Bạt-Nan-Đà gây gổ với một Tỳ-kheo, nuôi hận trong lòng liền đem đến trong thành chỗ không có thức ăn. Khi qua khỏi Kỳ-hoàn liền nói: – “Ông thật quá độc ác, làm cho tôi không được ăn, mau đi đi”.

Người kia không được ăn, rất đói. Tỳ-kheo nêu tội, Phật quở trách và chế giới.

Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo khác rằng: Đại đức đi với tôi vào xóm làng.

Có bốn thứ làng: Như ở trên.

Nên cho ông thức ăn: Là thời thực.

Tỳ-kheo đến nơi lại không cho ăn, mà nói: Thầy đi đi, tôi và thầy ngồi nói chuyện một chỗ không vui, tôi ngồi một mình vui hơn. Vì nhân duyên đó tìm cách đuổi đi, từ chỗ thấy đến chỗ nghe phạm Cát-la. Làm lẫn nhau cũng như thế thấy nghe đều lìa, mới phạm tội đọa. Không dùng phương tiện khác đuổi người đi thì phạm Ba-dật-đề.

Không phạm: là cho ăn rồi bảo đi, hoặc bịnh. Hoặc người không có oai nghi, thấy không thích, tự đưa thức ăn cho. Nếu người phá giới, phá kiến v.v… Hoặc nạn sinh mạng, phạm hạnh dùng phương tiện đuổi đi, không vì thù hận.

47. Giới xin thuốc quá hạn:

Phật ngự tại nước Thích sí Sấu, Ma-ha-nam xin tăng cung cấp thuốc. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị than phiền là xin khó được thuốc, bèn ra chợ xin, liền bị quở trách. Ma-ha-nam không còn cung cấp thuốc cho tăng, các Tỳ-kheo nêu tội, Phật do đó đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo bốn tháng: Bốn tháng hạ.

Cho thuốc: Duyên là xin thuốc!

Tỳ-kheo không bịnh: Người bịnh được thầy thuốc cho thuốc uống.

Nếu thọ hoặc thọ quá: Nếu thuốc ban đêm có giới hạn, bốn tháng hạ nên thọ. Hoặc ban đêm không có giới hạn, tùy lúc bố thí nên thọ, bất luận giới hạn thuốc.

Trừ thường thỉnh: Thường nói với người: Tôi thường đem cho thuốc.

Lại thỉnh: Đoạn rồi sau lại xin cho.

Phần thỉnh: Đem thuốc đến Tăng-già-lam phân chia.

Thọ thỉnh suốt đời: Tôi sẽ cho thuốc trọn đời.

Ba-dật-đề: Không phạm như ở trước đã khai.

48. Giới: Xem quân trận:

Phật ngự tại Xá-vệ: Vì người dân phản loạn nên vua thống lãnh lục quân đi chinh phạt. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị đến xem quân trận. Vua Ba-tư-nặc thấy vậy không vui. Ông dâng đá mật lên Phật đồng thời trì danh, lễ bái. Ông đến chỗ Phật trình bày nhân duyên này. Phật quở trách rồi chế giới.

Nếu Tỳ-kheo đến xem quân trận, hoặc cười đùa, hoặc chiến đấu, quân là chỉ cho một ngựa, một xe, một bộ.

Trừ lúc có nhân duyên: Nếu cần thì bạch, nếu có thỉnh thì kêu.

Ba-dật-đề: Nếu không tránh phạm Cát-la. Từ thấp lên cao, từ đường đến không phải đường không thấy thì phạm Cát-la. Phương tiện không thấy cũng vậy. Nếu thấy thì phạm tội đọa. Không phạm: Nếu có việc phải đến, hoặc bị thỉnh đi. Bị thế lực níu kéo. Hoặc đi trước, xe quân đi sau thì đứng bên đường để tránh. Hoặc bị ngăn trở vì sông nước thú dữ, giặc cướp, nạn nước lụt lội. Nếu bị thế lực níu kéo, nạn phạm hạnh, sinh mạng v.v… thì không phạm.

49. Giới: Ngủ qua đêm trong quân trận.

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị có duyên đến trong quân trận ngủ đêm. Cư sĩ nói: chúng ta vì ái dục cho nên có việc này, còn Sa-môn vì sao lại có việc như thế? Tỳ-kheo nêu tội bạch Phật, Nhân đó Phật đặt ra giới này.

Hoặc Tỳ-kheo có nhân duyên đến ngủ trong quân hai ba đêm, phạm Ba-dật-đề. Không phạm: Đã hai đêm, đến đem thứ ba lúc mặt trời chưa mọc thì phải lìa khỏi chỗ thấy nghe. Nếu bị ngăn trở bởi sông suối, bị nạn sinh mạng, phạm hạnh không lìa thì không phạm.

50. Giới xem hai bên chiến đấu với nhau:

Phật ngự tại Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị có duyên vào trong quân trận để xem thế lực đánh nhau. Trong đó có một người bị tên bắn, người bạn dùng áo khiêng đi. Các cư sĩ thấy vậy lấy làm lạ. Tỳ-kheo bạch lên Đức Phật, Phật liền chế giới.

Nếu Tỳ-kheo ở trong quân hai ba đêm. Hoặc xem quân trận, hoặc xem chiến đấu tượng mã thế lực thì phạm Ba-dật-đề. Ở đây cũng như giới trước.

51. Giới uống rượu:

Phật ngự tại nước Chi-đà, Sa-già-đà làm thị giả hầu Phật, đến ngủ trong nhà của một Phạm chí bện tóc, đêm đó hàng phục rồng dữ, sáng ra báo tin cho vua Câu-Diệm-Di. Sau tôn giả lại đến nước đó uống rượu say nằm giữa đường. Phật nói mười lỗi của việc uống rượu, sau đó đặt ra giới nầy.

Hoặc Tỳ-kheo uống rượu: Rượu gồm các loại làm từ lúa mạch, gạo tẻ, cây quả.

Ba-dật-đề: là các loại rượu phi rượu có sắc, hương, vị. Nếu chẳng phải rượu mà có sắc hương vị của rượu, cũng không được uống. Nếu nấu rượu hòa hợp với các thức ăn thì phạm tội đọa. Nếu uống rượu của vị ngọt, vị chua, rượu gạo có men, đều phạm Cát-la, ba câu tưởng nghi 08 đều phạm tội đọa.

Không phạm: Nếu bị bịnh dùng thuốc rượu, dùng rượu làm thuốc, dùng rượu bôi lên vết thương thì không phạm.

52. Giới đùa giỡn trong nước:

Phật ngự tại Xá-vệ. Mười bảy vị Tỳ-kheo ở dưới dòng sông AKỳ-la-Ba-Đề, bơi lội cười giỡn trong đó. Vua Ba-tư-nặc và phu nhân Mạt-lợi đang ở trên lầu nhìn thấy.

Vua nói: Phu nhân xem kia kìa.

Phu nhân nói: Đó là những vị mới xuất gia, nên còn si mê chưa biết gì. Bà liền đem thạch mật dâng cúng Phật và thưa lại mọi chuyện. Phật quở trách và đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo đùa giỡn trong nước, buông lung đùa nghịch, tạt nước từ đây đến kia, bơi lội qua lại chìm nổi lên xuống, cho đến dùng bình bát đựng nước để chơi đùa.

Ba-dật-đề: Trừ nước ra thì các thứ như sữa lạc, rượu mạnh, bỏ vào bình đựng nước để vui chơi thì phạm Đột-cát-la. Không phạm là: Nếu đi đường phải lội qua nước, hoặc từ bờ này đến bờ kia, hoặc mang xách các loại tre trúc qua lại trên sông, hoặc dùng thạch sa, hoặc làm rớt vật dưới nước lặm xuống lấy. Hoặc học được cách bơi và đưa tay vọc nước khuấy nước thì không phạm.

53. Giới bắt trói giam cầm người:

Phật ngự tại Xá-vệ, một vị trong nhóm Tỳ-kheo sáu vị, bắt trói một vị trong nhóm Tỳ-kheo mười bảy vị, làm người này gần như sắp chết. Tỳ-kheo bạch việc này lên Đức Phật. Phật nhân đó đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo dùng ngón tay: Tay chân gồm mười ngón.

Nếu trói buộc thì phạm Ba-dật-đề. Trừ tay chân thì dùng gậy, phất, cột nhà và các vật để trói đều phạm Cát-la. Không phạm là: không cố ý làm, như ngủ đụng làm cho thức. Nếu vào ra đi lại, cầm chổi quét đụng đầu người thì không phạm.

54. Không nghe lời can ngăn:

Phật ngự tại nước Câu-Diệm-Di, Xiển-đà sắp phạm giới. Tỳ-kheo khuyên ngăn rằng: – chớ có ý này, không nên như vầy, nếu không nghe lời can ngăn sẽ phạm các tội.

Tỳ-kheo đem lỗi này bạch lên Đức Phật. Phật quở trách và chế giới.

Tỳ-kheo không nghe lời can ngăn phạm Ba-dật-đề. Người khác bảo chớ làm và không nên làm. Nhưng vẫn cố làm là phạm tội căn bản.

Vì không nghe lời nên phạm tội Đột-cát-la. Nếu tự biết mình gây ra tội, nhưng vẫn cố làm là phạm căn bản. Không nghe lời can ngăn thì phạm Ba-dật-đề.

Không phạm là: Nếu không có người trí can ngăn, bảo rằng: xin hỏi thầy là bâc Hòa-thượng có học vấn, biết tụng kinh, biết can ngăn đúng pháp thì nên nghe theo. Nếu cười giỡn chỉ nói lời trong mộng, muốn nói này nói kia thì không phạm.

55. Giới làm cho Tỳ-kheo sợ hãi:

Phật ngự tại nước Ba-la-lê-tỳ, Na-Ca-Bà-la làm thi giả hầu Phật. Theo pháp thường của Chư Phật là lúc đi kinh hành, người cúng dường đứng đầu đoạn đường kinh hành. Vị kia sau đêm đầu tiên bạch Phật xin trở về, rồi cầm móc câu làm cho Phật sợ hãi. Sáng ngày Phật nhóm họp chúng tăng, nhân đó đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo dọa nạt, làm cho Tỳ-kheo khác sợ hãi thì phạm Badật-đề. Hoặc dùng sắc, hương, vị, xúc làm cho người sợ hãi. Người kia sợ hãi hay không sợ hãi đều phạm tội đọa, không biết thì phạm Cát-la. Nếu nói sáu trần như sắc, hương, v.v… nói khủng bố rõ ràng thì phạm Ba-dật-đề. Nói không rõ thì phạm Đột-cát-la. Không phạm là: Hoặc trời tối không có lửa đèn, hoặc đi đại tiểu tiện cho là thú dữ làm cho sợ hãi. Cho đến nghe tiếng đi, tiếng ho, tiếng đụng chạm mà sợ hãi. Nếu dùng sáu trần bảo người chớ có ý sợ hãi. Nếu thật có tướng, trong mộng thấy người chết, thấy cha mẹ, Hòa-thượng bị bịnh nặng hay qua đời.

Nói khiến cho kia biết, hoặc che giấu, hoặc sai lầm đều không phạm.

56. Giới nửa tháng tắm gội một lần:

Phật ngự tại La-duyệt-kỳ, ở trong vườn Trúc có ao. Vua Bình-sa nghe nói Tỳ-kheo thường đến đó tắm, nhóm Tỳ-kheo sáu vị vào lúc gần sáng xuống ao tắm gội. Vua và thể nữ xuống ao, gặp họ nên vua không tắm. Các Đại thần chê trách, Tỳ-kheo bạch lên Phật. Phật quở trách và đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo không bịnh thì nên nửa tháng tắm gội một lần không được quá. Nghĩa là trong nửa tháng tắm gội gọi là quá.

Trừ lúc khác thì phạm tội Ba-dật-đề. Thời lúc đó là nóng, tháng đầu tiên của mùa hạ sau xuân.

Lúc bịnh: Khi thân thể dơ bẩn.

Làm việc: Quét đất trước nhà.

Lúc mưa gió: Khi gió thổi làm mưa ướt thân.

Lúc đi đường: Qua lại trong nửa do-tuần.

Lúc phải thời: Nếu tắm khắp mình hay nửa mình đều phạm tội đọa, phương tiện hối hận thì phạm Cát-la.

Không phạm: Khai duyên như trên thường tắm, hoặc bị bắt buộc tắm.

57. Đốt lửa ở chỗ đất trống:

Phật ngự tại thành Khoáng Dã. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị bảo nhau rằng: Chúng ta ở trên tòa không được tự do nói năng, bèn rủ nhau ra chỗ trống, gom cỏ khô lại rồi đốt lửa lên. Các loài rắn độc trong cây sợ lửa nên bò ra, mọi người sợ hãi ném lửa làm cháy giảng đường của Phật.

Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền quở trách, chế giới.

Nếu Tỳ-kheo không bịnh: Khi bịnh thì cần lửa hơ thân.

Ở chỗ đất trống tự đốt hay bảo người nổi lửa lên. Trừ lúc có nhân duyên, phạm Ba-dật-đề.

Vị kia ở chỗ đất trống, hoặc dùng cỏ khô, cây cối, cành lá, cỏ gai v.v… Hoặc phân bò, thóc trấu để đốt đều phạm tội Ba-dật-đề. Đặt lửa lên cỏ cây cũng phạm tội đọa. Nếu bị đốt cháy phân nửa rồi ném đi và đốt than thì phạm Đột-cát-la. Nếu không nói với người “biết đây xem đây” cũng phạm Cát-la.

Không phạm: là có nói “biết đây xem đây”, hoặc người bịnh tự đốt hay dạy người đốt. Lúc có nhân duyên săn sóc người bịnh mà nấu cháo, hoặc trong nhà bếp, nhà tắm hun khói, nấu nhuộm, đốt hương thì không phạm.

58. Giới giấu vật của người:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, cư sĩ thỉnh tăng, nhóm Tỳ-kheo mười bảy vị đem y bát, đồ ngồi ống kim đi kinh hành quanh co rồi bỏ quên. Lúc này, nhóm Tỳ-kheo sáu vị lấy đồ vật đem giấu. Tỳ-kheo biết chuyện bạch lên Đức Phật, Phật liền quở trách rồi biết giới.

Nếu Tỳ-kheo giấu y bát, đồ ngồi của Tỳ-kheo khác, tự giấu hay xúi người giấu, cho đến đùa giỡn cũng phạm Ba-dật-đề.

Không phạm: là hoặc biết vật kia cùng thể mà lấy lên, hoặc để giữa đất trống gió mưa thổi ướt nên lượm lên. Nếu y vật chủ để lộn xộn vì muốn khuyến cáo cho nên giấu. Nếu mượn y của người mà họ không lấy lại, sợ mất cho nên lấy, hoặc y bát này có nạn mạng sống, phạm hạnh cho nên giấu, tất cả đều không phạm.

59. Giới chân Tịnh thí chủ không biết liền lấy y:

Phật ngự tại Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị chân tịnh thí y cho Tỳkheo bạn thân. Về sau không hỏi chủ mà lấy lại đắp. Tỳ-kheo nêu tội bạch lên Phật, Phật liền đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo cho y Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, sau không hỏi chủ lấy lại đắp thì phạm Ba-dật-đề.

Không phạm: Chân thật thí rồi nói với chủ, xoay vần bố thí thì tùy ý lấy.

60. Giới đắp y:

Phật ngự tại Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị đắp y trắng đi kinh hành. Các cư sĩ chê bai cho là không phải chánh pháp, chẳng khác nào như vua, đại thần. Tỳ-kheo bạch lỗi đó lên Đức Phật. Phật đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo được y mới, hoặc thể là y mới. Hoặc đầu tiên từ người mà được.

Nên làm ba thứ hoại sắc, mỗi sắc đều tùy ý hoại, hoặc xanh, đen, mộc lan.

Trong luật chú nói: Ở đây nói Tịnh là hoặc nhuộm thành mầu gọi là Tịnh, hoặc đã thành sắc gọi là tịnh y. Nên lấy vật khác mầu đắp lên một chỗ làm chỗ nêu, nên gọi là Tịnh. Từ phía dưới hoặc y hay phi y là không dùng vật kết thì nên điểm tịnh. Nói trùng: là may thêm nhiều lớp trong y.

Nếu Tỳ-kheo không dùng ba thứ hoại sắc, hoặc xanh, đen, mộc lan, mà đắp y thì phạm Ba-dật-đề. Kia không làm ba loại sắc mà đắp mặc thì phạm tội đọa. Nếu y nặng nhẹ không làm điểm tịnh mà đắp thì phạm Đột-cát-la. Nếu các loại vật dụng khác chẳng phải như túi đựng y bát, giày da, kim chỉ thắt lưng, mũ khăn không làm tịnh súc thì phạm Cát-la. Nếu thu y chưa nhuộm gởi người tại gia thì phạm Cát-la.

Không phạm: người tại gia đã nhuộm thành ba mầu hoại sắc, nhẹ nặng khác nhau, cho đến khăn cũng làm tịnh súc.

61. Giới cố giết súc sinh:

Phật ngự tại Xá-vệ, Ca-lưu-Đà-di không thích nhìn thấy quạ, bèn dùng cung trúc bắn chúng chất thành đống. Cư sĩ đến lễ bái nhìn thấy chê bai. Tỳ-kheo nêu tội, Phật do đây liền đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo ni: Bấy giờ các Tỳ-kheo tới lui qua lại dẫm đạp nhiều loại côn trùng nhỏ, có vị thực hành sám hối Ba-dật-đề, hoặc có vị lo sợ cẩn thận. Phật dạy: Không biết thì không phạm.

Hoặc tự tay giết, hoặc xúi người giết.

Súc sinh: là loài không thể biến hóa.

Phạm Ba-dật-đề. Tỳ-kheo ni cũng đồng phạm, khai duyên giống như giới giết người.

62. Giới uống nước có côn trùng:

Phật ngự tại Xá-vệ. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị uống dùng nước có tạp trùng, các Cư sĩ chê trách, các Tỳ-kheo nêu tội, bạch Phật, Phật quở trách rồi đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo biết: Không biết có trùng thì không phạm.

Nước: Trừ nước uống thì các loại khác như sữa, rượu, dầu v.v… có trùng uống vào cũng phạm.

Uống nước có trùng phạm Ba-dật-đề, Ni cũng đòng phạm.

Không phạm: là do trước không biết, hoặc tướng không có trùng. Hoặc trùng thô, khuấy nước liền bỏ đi. Hoặc lọc nước dùng thì không phạm.

63. Giới nghi ngờ xúc não Tỳ-kheo:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm Tỳ-kheo mười bảy vị nói với nhóm Tỳ-kheo sáu vị rằng: – Thế nào là nhập vào Sơ thiền, cho đến hỏi làm sao chứng quả La-hán. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị bảo: lời ông hỏi đó đã phạm Ba-la-di.

Các vị này đến hỏi Tỳ-kheo khác, các Tỳ-kheo quở trách rồi, Phật liền chế giới.

Nếu Tỳ-kheo: Bấy giờ có nhiều chúng Tỳ-kheo cùng nhóm họp lại một chỗ, bàn luận về pháp luật. Có một vị lui ra, trong tâm nghi chúng Tỳ-kheo cùng nghi với ta.

Phật bảo: Không cố làm thì không phạm.

Xúc não Tỳ-kheo khác: xúc não là hoặc năm sinh, hoặc thọ giới, hoặc làm Yết-ma, hoặc là phạm, hoặc là pháp.

Làm cho trong khoảnh khắc không vui, phạm Ba-dật-đề: Ni cũng đồng phạm. Không phạm: chuyện đó là sự thật. Không cố làm. Người kia chẳng phải như vậy. Sợ nghi hối về sau nên không thọ lợi dưỡng của người, không nhận sự lễ kính của Đại Tỳ-kheo, bèn nói rằng: ông chưa đủ tuổi thọ nhận, sợ sau nghi hối thọ lợi dưỡng cúng dường của người, nay ông chưa đủ hai mươi tuổi, biệt chúng trong giới, sợ sau này nghi hối, thọ lợi dưỡng lễ kính.

Nói rõ cho kia biết, quay trở lại bản xứ thọ giới, việc ấy thật như vậy. Bạch không thành thì Yết-ma không thành, chẳng đúng pháp, biệt chúng. Sợ về sau nghi hối, thọ lợi dưỡng lễ kính. Nói cho kia biết, trở lại bản xứ thọ giới. Sự thật là như vậy. Phạm Ba-la-di cho đến ác thuyết. Sợ sau này nghi hối thọ lợi dưỡng của người, thọ lễ kính của Tỳ-kheo trì giới. Muốn khiến cho biết đúng như pháp sám hối. Nói cho biết phạm cho đến ác thuyết. Lại có người tánh thô sơ không biết, thì nói với họ rằng: Điều thầy nói đó tự xưng là pháp của bậc thượng nhân. Nếu cười vui hay lầm thì không phạm.

64. Giới che giấu tội Tỳ-kheo:

Phật ngự tại Xá-vệ, Bạt-Nan-Đà là bạn thân của một Tỳ-kheo. Người kia phạm tội thì che giấu không nói cho người biết. Tỳ-kheo nêu tội, bạch Phật, Phật liền quở trách chế giới.

Nếu Tỳ-kheo biết: Nếu không biết thì không phạm.

Tỳ-kheo khác phạm tội thô: Tội thô là bốn Ba-la-di, Tăng-giàBà-thi-sa.

Che giấu: Nếu biết người phạm tội thô, giờ tiểu thực biết thì sau giờ ăn nói. Sau giờ ăn biết đến đầu hôm nói. Đầu hôm biết đến nửa đêm mới nói, thì phạm Đột-cát-la. Nếu nửa đêm biết, đến gần sáng muốn nói mà chưa nói, khi mặt trời mọc thì phạm Ba-dật-đề. Trừ tội thô và che giấu. Tỳ-kheo ni che giấu tội của người, tất cả phạm Đột-cát-la.

Ba-dật-đề: Ni cũng đồng phạm.

Không phạm: Trước không biết không nghĩ là tội thô. Nếu nói với người, không có người để nói. Nếu phát tâm nói, lúc mặt trời mọc bị hai nạn sinh mạng phạm hạnh thì không phạm.

65. Giới độ người chưa đủ tuổi thọ giới cụ túc:

Phật ngự tại thành la-Duyệt, lúc này có mười bảy đồng tử, đa số tuổi chừng mười bảy, nhỏ thì mười một tuổi. Có niềm tin xuất gia, Tỳkheo liền độ cho thọ đại giới. Vì không thể ngày ăn một bữa nên nửa đêm các đồng tử này kêu khóc. Phật thức dậy hỏi biết, đến sáng nhóm họp chúng lại và lập ra pháp chế này. Tuổi đủ hai mươi mới thọ Đại giới.

Phật bảo: Nếu tuổi chưa đủ hai mươi, không thể chịu đựng sự đói khát, nóng lạnh, gió mưa muỗi mòng rắn rít và các lời nói nặng. Lại thân thể gầy ốm không thể chịu đựng, và không giữ giới, giữa ngày ăn một bữa. Nếu tuổi đủ hai mươi thì mới chịu đựng được các sự khổ như trên.

Nếu Tỳ-kheo biết. Nếu không biết thì không phạm.

Tuổi không đủ hai mươi mà thọ đại giới: Người này không đắc giới, Tỳ-kheo kia đáng quở trách ngu si thì phạm Ba-dật-đề. Người thọ giới biết tuổi không đủ. Hòa-thượng và tăng cũng biết. Nhưng trong chúng hỏi: nay ông có đủ tuổi không?

Đáp rằng: Đủ hoặc không đủ, hoặc nghi hoặc không biết, hoặc tăng không hỏi. Đối với bốn thứ hoặc biết hoặc nghi. Hòa-thượng phạm Ba-dật-đề. Chúng tăng phạm Đột-cát-la. Nếu nói không biết thì không phạm. Nếu thọ ba lần Yết-ma xong thì Hòa-thượng phạm tội đọa. Nếu trung gian, hoặc bạch chưa xong, hoặc làm vì phương tiện, hoặc lúc cạo tóc, hoặc nhóm tăng, Hòa-thượng tất cả đều phạm Cát-la. Chúng tăng cũng như vậy. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Không phạm là: trước không biết, tin theo lời người nói. Hoặc có người bên cạnh làm chứng, hoặc tin lời cha mẹ, hoặc thọ giới rồi nghi.

Phật dạy: Tính năm tháng kể cả tháng nhuần, đều thuyết giới vào ngày mười bốn. Đó là số năm, đủ thì khai.

66. Giới phát khởi bốn thứ tranh chấp:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị ưa việc đấu tranh, đúng như pháp diệt rồi, sau lại phát khởi ra nữa. Tỳ-kheo nêu lỗi, bạch lên Đức Phật, Phật liền đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo biết: Nếu không biết đúng như pháp diệt thì không phạm.

Tránh sự: có bốn thứ là: Ngôn tránh, mích tránh, phạm tránh và sự tránh.

Đúng như pháp sám hối rồi: là đúng như pháp, đúng như luật, đúng như lời Phật dạy.

Sau còn phát khởi lên nữa thì phạm Ba-dật-đề. Nói không rõ thì phạm Đột-cát-la. Trừ người tranh cãi phát khởi lên. Tất cả phạm Độtcát-la. Ni cũng đồng phạm.

Không phạm: Là nếu trước không biết, hoặc quán làm mà không quán tưởng, hoặc sự thật là như thế, nói là không khéo quán, v.v… Hoặc nói chơi, hoặc nói lầm thì không phạm.

67.Cùng hẹn đi chung với giặc:

Phật ngự tại Xá-vệ, có nhiều chúng Tỳ-kheo đi đến Tỳ-xá-ly, những người lái buôn đi qua cửa ải không nộp thuế cho vua, họ làm bạn với Tỳ-kheo. Sau đó, cả bọn bị người giữ quan ải bắt đưa đến nhà vua, tội này đáng chết, vua quở trách. Tỳ-kheo nêu tội, bạch lên Đức Phật. Phật liền đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo biết: Nếu không biết, không kết theo yêu cầu thì đều không phạm.

Bạn giặc: Hoặc làm giặc trở lại, hoặc là muốn đi.

Ước hẹn cùng đi chung: Kết yếu là ước hẹn nhau đi vào thành hay vào làng. Đạo (đường) là: Các con đường trong làng.

Cho đến một làng thì phạm Ba-dật-đề: hoặc đi đến những con đường trong làng, đi đến một con đường thì phạm. Chỗ hoang vắng không có làng, không có chia ranh giới mà đi chung mười dặm thì phạm. Hoặc cùng đi trong làng nửa đừng. Hoặc chưa tới mười dặm, hoặc trong làng, hoặc tìm phương tiện cùng đi, hoặc không đi đều phạm Cát-la.

Chúng ni cũng đồng phạm. Không phạm là: Hoặc đi có nơi đến an ổn, hoặc bị thế lực nguy hiểm đến tánh mạng phạm hạnh thì không phạm.

68. Giới: nói hành dâm dục không phải pháp chướng ngại đạo, trái lời tăng can ngăn:

Phật ngự tại thành Xá-vệ. Có người tên A-lê-hất sinh ác kiến nói: Tôi biết Phật nói hành dâm dục không phải là pháp chướng đạo, Tỳkheo giải thích khuyên can vẫn không chịu bỏ, chúng tăng bạch lên Đức Phật, Phật hỏi tự nói rồi, khiến tăng bạch bốn lần can ngăn, Phật quở trách và đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo nói như thế: là nói Tôi biết trong Phật pháp, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo, Tỳ-kheo can ngăn vị Tỳ-kheo này rằng: – Đại đức chớ nói như vậy, chớ hủy báng Đức Thế tôn. Hủy báng Đức Thế tôn là không tốt, Đức Thế Tôn không nói như vậy, Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện nói phạm dâm dục là pháp chướng đạo.

Tỳ-kheo kia can ngăn mà Tỳ-kheo này quyết không bỏ, cho đến ba lần can ngăn việc này. Nếu can ba lần bỏ thì tốt, không bỏ phạm Badật-đề. Ni đồng phạm như tăng. Ngoài ra như giới can ngăn chỉ có tội danh hơn kém.

69. Giới theo Tỳ-kheo bị cử:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Lê-Sất sinh tâm ác kiến, tăng can ngăn mà không bỏ. Phật bảo bạch bốn lần nêu tội. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị cung cấp cũng đồng bị Yết-ma. Tỳ-kheo nêu tội. Phật nhân đó quở trách và đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo biết: Nếu lúc đầu không biết thì sau không phạm.

Nói với người như vầy: Là nói như vầy: Tôi nghe Đức Thế tôn nói:

Hành dâm dục chẳng phải là pháp ngăn đạo.

Chưa làm pháp: Hoặc bị nêu lên chưa giải thích rõ.

Tà kiến như thế: Là chấp như vầy: biết pháp do Đức Thế tôn nói là không có chướng ngại. Mà không bỏ: Chúng tăng can ngăn quở trách mà không có ác kiến.

Cung cấp việc cần dùng: Có hai thứ: Hoặc pháp, hoặc tài. Pháp là dạy tụ tập, tăng thêm giới, ý trí, học vấn, tụng kinh.

Tài: Là cung cấp y phục, ẩm thực, thuốc men, mền chiếu.

Cùng chung Yết-ma: chung nói giới, v.v…

Chỉ túc (nghỉ đêm): nhà có bốn vách. Tất cả đều chướng ngại. Hoặc che tất cả, hoặc không che hết.

Ngôn ngữ: Nếu Tỳ-kheo vào nhà trước, người kia vào sau. Nếu người đến trước, hoặc cùng đến, lưng vừa đụng đất liền phạm tội đọa.

Ba-dật-đề: Ni cũng đồng phạm.

Không phạm: Là hoặc không biết, hoặc trong nhà tất cả đều che không có bốn chướng. Hoặc phân nửa chướng, hoặc ít chướng, hoặc tất cả chướng. Không che, che ít hoặc che phân nửa. Hoặc che phân nửa, che chướng ít, hoặc che ở chỗ trống. Hoặc bị bịnh trói buộc, bị nạn liên quan đến tánh mạng, phạm hạnh thì không phạm.

70. Giới theo Sa-di bị diệt tẫn.

Phật ngự tại Xá-vệ, Bạt-Nan-Đà và hai Sa-di làm việc bất tịnh với nhau, tự nói rằng: Tôi nghe Phật nói pháp: Hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.

Tỳ-kheo nêu tội, Phật dạy bạch bốn lần can ngăn, vì không bỏ nên bị diệt tẫn. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị dụ dỗ nuôi chứa. Tỳ-kheo lại nêu tội. Phật do đó quở trách và chế giới.

Nếu Tỳ-kheo biết Sa di nói như vầy: Tôi nghe Phật nói pháp như vầy: Hành dâm dục chẳng phải là pháp ngăn đạo. Tỳ-kheo nên can ngăn Sa-di như vầy: Ông chớ nên hủy báng Đức Thế tôn, hủy báng Đức Thế tôn là không tốt, vì Đức Thế tôn không nói như thế, nầy Sa-di! Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện nói dâm dục là pháp ngăn đạo. Tỳ-kheo can ngăn mà Sa-di nhất định không bỏ. Tỳ-kheo nên can ngăn ba lần cho bỏ việc này. Nếu can ngăn ba lần bỏ thì tốt, không bỏ thì Tỳ-kheo nên nói với Sa-di rằng: – Từ nay trở đi ông chẳng phải đệ tử Phật, không được theo Tỳ-kheo khác. Như Sa-di ni được theo ngủ, hai ba đêm. Nay Ông không được như thế! Ông hãy đi đi không nên ở đây nữa. Nếu Tỳ-kheo biết: Không biết thì không phạm. Sa-di bị diệt tẫn trong chúng như thế.

Tẫn: Tăng làm pháp diệt tẫn bạch bốn lần Yết-ma – mà dụ dỗ dung chứa: – Hoặc tự nuôi chứa, hoặc cho người khác chứa. Dụ là tự mình làm hoặc xúi người làm.

Cùng nghỉ đêm: Như trên đã giải thích.

Ba-dật-đề: Ni đồng phạm. Khai duyên đều như trên.

71. Giới chống cự khuyến học:

Phật ngự tại Câu-Diệm-Di. Bấy giờ, Tỳ-kheo đúng như pháp can ngăn Xiển-đề, ông lại nói: – Nay Tôi không học giới này, mà nên hỏi người trì luật có trí tuệ. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền đặt ra giới. Nếu Tỳkheo khuyên ngăn Tỳ-kheo khác đúng như pháp: là đúng như pháp, đúng như luật, đúng như lời Phật dạy.

Nếu nói như vầy: Nay Tôi không học giới này, mà nên vặn hỏi Tỳ-kheo trì luật có trí tuệ: Phạm Ba-dật-đề. Nếu nói không rõ thì phạm Cát-la. Tỳ-kheo ni đồng phạm. Nếu vì học hỏi cho nên phải thưa hỏi.

Không phạm: Là người khuyên mà ngu si không hiểu, lại nói: ông nên trở về học hỏi Hòa-thượng, A-xà-lê để học vấn tụng kinh. Nếu sự thật như vậy thì không phạm.

72. Giới phá Hủy Tỳ-ni:

Phật ngự tại Xá-vệ. Các Tỳ-kheo cùng nhóm họp tụng pháp tỳ-ni. Nhóm ty-kheo sáu vị nói với nhau rằng: – Các Tỳ-kheo nhóm họp tụng luật, những người lanh lợi sẽ nêu tội ta, nói các Trưởng lão dùng các giới tạp tụng đọc đến mười ba việc. Tỳ-kheo biết pháp diệt, nên đem lỗi này bạch lên Đức Phật. Phật quở trách và đặt ra giới nầy.

Nếu lúc Tỳ-kheo nói giới, hoặc lúc tự nói giới, hoặc lúc người nói giới, hoặc lúc tụng giới, nói rằng: Đại đức dùng giới tạp nhạp này làm gì. Nếu muốn tụng thì nên tụng bốn việc, hoặc muốn tụng thì nên tụng bốn việc, mười ba việc. Những giới khác, không cần tụng, vì sao? Vì lúc nói giới nầy khiến cho người ôm lòng xúc não hoài nghi quở trách giới nên Phạm Ba-dật-đề.

Nếu không rõ ràng phạm Cát-la. Nếu phá hủy tỳ-ni thì phạm Badật-đề. Hủy A-tỳ-Đàm và các khế kinh khác thì phạm Cát-la. Ni cũng đồng phạm. Không phạm: là nếu nói trước tụng A-tỳ-đàm, rồi sau tụng luật. Các khế kinh khác cũng vậy. Nếu người bị bịnh cần sai mình tụng luật. Nếu siêng cầu phương tiện trong Phật pháp, thành tựu bốn quả Samôn. Sau nên tụng luật vì không muốn pháp diệt. Nếu nói lầm thì đều khai cho.

73. Giới sợ nêu ra nên nói trước:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Trong nhóm Tỳ-kheo sáu vị có một người, khi tụng giới tự biết tội chướng, sợ bị nêu ra nên đến trước một vị Tỳ-kheo thanh tịnh nói rằng: – Nay Tôi mới biết pháp này chép trong giới kinh, nửa tháng tụng một lần. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền đặt ra giới nầy.

Như Tỳ-kheo lúc tụng giới: Hoặc tự nói, hoặc người nói, hoặc lúc tụng giới. Nói như vậy: Nay Tôi mới biết pháp này xuất xứ từ giới kinh, nửa tháng tụng chép ra từ giới kinh. Tỳ-kheo khác biết vị Tỳ-kheo này, hai ba lần ngồi trong chỗ tụng giới, huống chi là nhiều lần. Tỳ-kheo kia không biết, không hiểu, phạm tội nên đúng như pháp mà trị, lại chồng thêm tội không biết.

Chồng thêm tội Ba-dật-đề:

Nếu không cho thì phạm Đột-cát-la. Nói rằng: Trưởng lão: Ông không lợi không tốt. Lúc tụng giới, ông không dụng tâm nghĩ nhớ, dụng ý tư duy. Không nhất tâm lắng nghe pháp, vì kia vô tri nên phạm Badật-đề. Ni cũng đồng phạm. Không phạm: là nếu chưa từng nghe nói rộng, nay mới nghe, hoặc nói lầm thì khai cho.

74. Giới đồng Yết-ma sau hối hận:

Phật ngự tại La-duyệt-kỳ, Đáp-Bà-ma-la coi sóc việc tăng, ngoại thí mà không đến. Y phục bị hư rách, sau tăng được y quý, liền bạch hai lần mà cho. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị sau đó hối hận. Tỳ-kheo bạch lên Đức Phật, Phật quở trách rồi chế giới.

Nếu Tỳ-kheo cùng nhau Yết-mạnh mẽ, về sau lại nói: – Các Tỳkheo dị tình bạn thân, Đồng Hòa-thượng A-xà-lê, đều là chỗ thân hậu.

Lấy vật của chúng tăng: Vật của tăng như trên đã nói. Vật là y bát, kim chỉ, ni sư đàn, cho đến đồ đựng nước uống. Cho thì phạm Badật-đề. Nếu nói không rõ ràng thì phạm Cát-la. Ni cũng đồng phạm. Không phạm: là sự thật có như vậy. Di tình bạn thân đem vật của tăng mà cho. Hoặc nói chơi, hoặc nói lầm, thì khai cho.

75. Không gởi dục:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Nhiều Tỳ-kheo nhóm họp lại bàn luận pháp Tỳ-ni. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị nói với nhau: Dường như các Tỳkheo làm pháp Yết-mạnh mẽ cho chúng ta. Thế là họ đứng dậy khỏi chỗ ngồi bỏ đi. Tỳ-kheo kêu lại mà cố bỏ đi, bèn bạch việc này lên Đức Phật, Phật liền chế giới.

Nếu Tỳ-kheo chúng Tăng: Một nói giới, một Yết-ma.

Xử đoán việc chưa xong: có mười tám việc phá tăng, pháp phi pháp cho đến nói, không nói.

Không gởi dục: Hoặc lo việc tăng, chùa tháp, săn sóc người bệnh thì cho gởi dục.

Liền đứng dậy bỏ đi thì phạm Ba-dật-đề. Hoặc xử đoán việc chưa xong, vừa bước chân ra khỏi cửa thì phạm tội đọa. Một chân còn ở trong cửa, phương tiện muốn đi mà không đi thì phạm Cát-la. Ni phạm Badật-đề.

Không phạm: là gởi dục, hoặc im lặng, hoặc làm pháp Yết-ma, hoặc xây chùa tháp cho tăng, Hòa-thượng, A-xà-lê, làm giảm tổn người đồng học, không gởi dục mà đi thì được.

76. Giới: Gởi dục rồi hối hận:

Phật ngự tại Xá-vệ. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị sợ nêu sáu người theo nhau, không do đâu mà làm được. Vì sau vào lúc may y, tăng bảo thọ dục thì cho. Tỳ-kheo làm Yết-ma. Sau đó, nhóm sáu vị nói: Tôi vì việc kia mà gởi dục. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền quở trách và chế giới.

Nếu Tỳ-kheo gởi dục rồi sau đó hối hận, nói rằng: Ông làm Yếtma phi pháp, Yết-ma không thành. Tôi vì việc kia nên gởi dục, chứ không vì việc này.

Ba-dật-đề: Hoặc nói không rõ thì phạm Cát-la. Ni cũng đồng phạm. Không phạm: Nếu đó là sự thật, làm Yết-ma phi pháp, hoặc nói lầm kia đây thì khai cho.

77. Giới xoay vần bốn tranh:

Phật ngự tại Xá-vệ. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị nghe chúng Tỳ-kheo gây gổ rồi, lại hướng về những người kia nói, làm cho chúng gây gổ không dứt. Tỳ-kheo nêu tội, Phật nhân đó chế giới.

Nếu Tỳ-kheo gây sự với Tỳ-kheo khác rồi: Đấu tranh có bốn: Nói, tìm, phạm, sự.

Nghe lời này đến người kia nói.

Thính: Lần lượt nói với người, hoặc nghe lời kia nói, từ đường cho đến phi đường, từ cao đến thấp. Hoặc qua lại nghe được.

Ba-dật-đề: Nếu không nghe phạm Cát-la. Nếu phương tiện muốn đi mà không đi, hẹn đi mà không đi, tất cả đều phạm Cát-la. Nếu hai người cùng nói ở nơi khuất kín, cùng đi nói chuyện chung. Nếu không búng ngón tay tằng hắng, tất cả phạm Cát-la. Ni cũng đồng phạm như Tăng.

Không phạm: Là nếu làm không lợi thì chẳng phải Yết-ma. Muốn biết cho nên nghe.

78. Giới đánh đại Tỳ-kheo:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Một vị trong nhóm Tỳ-kheo sáu vị, tức giận đến đánh một vị tăng trong nhóm Tỳ-kheo mười bảy vị. Người bị đánh khóc to lên. Tỳ-kheo nghe và biết chuyện, bạch lỗi này lên Đức Phật, Phật liền chế giới.

Nếu Tỳ-kheo tức giận nên không vui mà đánh Tỳ-kheo khác, hoặc dùng tay đá, gậy đánh.

Ba-dật-đề: Trừ cầm gậy đá, nếu dùng khóa cửa, móc câu, cây phất, lư hương, cán chổi… Tất cả phạm Đột-cát-la. Ni cũng đồng phạm.

Không phạm: bị bệnh cần vỗ vào xương sống. Hoặc khi ăn cần gõ vào cổ họng, sống lưng. Nếu cùng nói mà kia không nghe nên đánh nhẹ cho nghe. Hoặc lúc ngủ thân dựa trên người khác, hoặc đi đứng kinh hành đụng nhau. Hoặc lúc quét dọn, đầu chổi lỡ đụng vào người thì khai cho.

79. Giới đánh Tỳ-kheo khác:

Phật ngự tại Xá-vệ. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị dùng tay đánh nhóm Tỳ-kheo mười bảy vị. Người bị đánh lớn tiếng kêu khóc. Tỳ-kheo nêu lỗi, bạch lên Đức Phật. Do đây, Phật quở trách và đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo tức giận không vui, dùng tay đánh Tỳ-kheo khác thì phạm Ba-dật-đề. Hoặc dùng tay đánh kia thì phạm tội đọa. Dùng đồ vật, ổ khóa đánh phạm Cát-la. Ni cũng đồng phạm như tăng.

Không phạm: Hoặc có duyên sự phải giơ tay nên đụng chạm nhau.

80. Giới Tàn báng:

Phật ngự tại Xá-vệ. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị tức giận, đem việc vô căn cứ hủy báng nhóm Tỳ-kheo mười bảy vị. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền quở trách và đặt giới này.

Nếu Tỳ-kheo tức giận đem việc vô căn cứ như trên đã giải thích.

Đem tội Tăng-già-Bà-thi-sa mà hủy báng thì phạm Ba-dật-đề. Ni cũng đồng phạm. Không phạm: Có ba căn, hoặc nói thật để cho người hối lỗi chứ không hủy báng, hoặc nói chơi, hoặc nói lầm thì khai cho.

81. Giới vào cửa cung vua:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Phu nhân Mạt-lợi cúng dường Phật rất tín tâm và khuyên vua tin vui theo, cho các Tỳ-kheo ra vào cung tự do.

Ca-lưu-Đà-di khi vào cung, phu nhân đang nằm trên giường, áo hở ra lộ bày thân thể. Các Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo, dòng vua sát-đế-lợi nước rưới đầu: Nước rưới đầu: Lấy nước dưới biển lớn, đặt trên xe vàng, xe của các tiểu vương Đại Bà-la-môn dùng nước rưới trên đảnh vua, là dòng sát-lợi. Lập vua như thế, cho nên lấy đó gọi tên. Nếu các dòng Bà-la-môn, Tỳ-xá, Thủ-Đà mà lập như vậy thì cũng gọi là Quán đảnh.

Vua chưa ra: Vua chưa ra, người nữ chưa trở vào cung thất.

Chưa cất của báu: Các thứ vật báu như vàng bạc, chân châu, xa cừ, mã não, thủy tinh, lưu ly… Chưa được cất giữ.

Nếu bước qua ngạch cửa cung thì phạm Ba-dật-đề. Nếu một chân ở ngoài, một chân ở trong thì phạm Cát-la. Phát khởi ý muốn đi thì phạm Cát-la. Trừ vua, còn các nơi của tiểu vương, hào quý, Trưởng giả mà vào quá hạn thì phạm Cát-la. Ni cũng đồng phạm. Không phạm: là nếu được tấu bạch thỉnh mời, gặp duyên nạn liên quan đến sinh mạng, phạm hạnh thì khai cho.

82. Giới cầm vật báu:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Có ngoại đạo đi trên đường. Do dừng lại nghỉ rồi để quên một ngàn lượng vàng.

Tỳ-kheo gặp, cầm lấy đem vàng về trả lại, nhưng ngoại đạo kia nói vàng bị thiếu, Vua xử đoán phạt tội, lấy vàng nhập cung. Tỳ-kheo nêu tội, bạch lên Đức Phật. Phật quở trách chế giới.

Nếu Tỳ-kheo vật báu: Là các thứ vàng bạc, châu báu, v.v…

Và các báu trang sức. Báu trang sức là đồng, thiếc, bạch lạp, v.v… Tự cầm hay bảo người cầm, trừ ở trong Tăng-già-lam: Bấy giờ, mẹ Tỳxá-khư, cởi áo quý đến chỗ Phật nghe pháp. Nghe xong thì quên chiếc áo, Tỳ-kheo bạch Phật, cho cầm giữ để trả lại chủ không mất.

Và gởi lại chỗ ngủ: Bấy giờ, Tỳ-kheo đi đường, ngủ nhờ nhà của người thợ kim hoàn. Các loại trang sức thành phẩm hoặc chưa thành bày ra trước mắt. Suốt đêm Tỳ-kheo không ngủ để giữ. Sáng ra, bạch Phật, Phật dạy: – Vì muốn chắc chắn cho nên được thâu cất.

Ba-dật-đề: Ni đồng phạm như tăng. Nếu ở trong tăng-già-lam và chỗ ngủ nhờ, cầm giữ vật báu và các món trang sức. Tự cầm hoặc bảo người cầm, đều là ý tốt. Hoặc chủ biết thì giữ.

Nếu hai chỗ được của báu thì nên giữ lấy. Biết trong túi số lượng nhiều ít. Nếu có người đến hỏi, thì đưa trả lại nếu họ nói đúng. Còn không đúng thì nói tôi không thấy. Nếu không biết trong túi đựng gì, không xem vuông tròn, mới cũ thì phạm Đột-cát-la.

Ngoài các nhân duyên như thế thì không phạm. Hoặc ngủ nhờ trong tăng-già-lam. Nắm giữ các phương tiện như trên. Nếu cúng dường chùa tháp vì muốn chắc cho nên thâu cất. Tất cả không phạm.

83. Giới phi thời vào xóm làng:

Phật ngự tại Xá-vệ. Bạt-Nan-Đà phi thời vào xóm, cùng cư sĩ đánh xu bồ và được thắng. Cư sĩ ganh ghét cố dùng lời chê trách. Tỳkheo nêu tội, bạch lên Đức Phật, do đó Phật đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo phi thời:

– Thời: Từ sáng đến giờ ngọ.

– Phi thời: Sau ngọ đến sáng hôm sau lúc mặt trời chưa mọc.

Vào xóm: Xóm có bốn thứ: như trên.

Không dặn Tỳ-kheo: Bấy giờ, tăng có việc chùa tháp và săn sóc bịnh. Phật dạy: Nên dặn Tỳ-kheo khác, hoặc ở riêng một phòng thì nên dặn trao phòng lại.

Ba-dật-đề: Mới bước vào cửa làng thì phạm tội đọa. Một chân vào trong và phương tiện hẹn nhau thì phạm Cát-la. Ni cũng đồng phạm.

Không phạm: là hoặc làm chùa tháp, vì bịnh nên dặn dò Tỳ-kheo. Hoặc có bạch vào làng, hoặc được mời thỉnh, bị nạn duyên thì không phạm.

84. Giới nằm giường quá lượng:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, Ca-lưu-Đà-di biết trước Phật đi qua đường này, liền trải tòa cao, giường tốt giữa đường và bạch Phật rằng: – Phật hãy xem giường tòa của con. Phật bảo: Nên biết rằng người ngu nầy bên trong thường có tâm tệ ác. Phật nhóm họp chúng tăng lại quở trách và đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo làm giường dây, giường cậy: Năm loại giường như trên.

Cao tám ngón tay của Đức Như lai, trừ chỗ để lên bệ, nếu quá thì phạm Ba-dật-đề: Nếu tự làm, bảo người làm thì phạm tội đọa. Nếu không thành, hoặc vì người khác mà làm thì phạm Đột-cát-la. Ni cũng đồng phạm không phạm là: Nếu làm chân cao tám ngón tay. Hoặc dưới, hoặc cắt bớt dùng, hoặc bỏ chân giường ra.

85. Giới làm nệm bằng bông đâu-la-miên:

Phật ngự tại Xá-vệ. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị làm nệm bằng bông Đâu-la-Miên. Cư sĩ cho là không có từ tâm, làm hại chúng sinh. Các Tỳ-kheo nêu tội, Phật quở trách và chế giới.

Nếu Tỳ-kheo, bông đâu la: Là các loại hoa Bạch dương, thọ hoa, hoa liễu, Bồ đào.

Trừ giường dây, giường cây: Đều có năm loại: như trên.

Nệm lớn nhỏ: làm đồ nằm ngồi.

Thành thì phạm Ba-dật-đề. Tự làm hay bảo người làm đều như trên. Ni cũng phạm. Không phạm: Khai duyên cũng giống như trên.

86. Giới: làm ống đựng kim bằng xương voi, ngà voi:

Phật ngự tại thành la-Duyệt. Có người thợ khéo léo làm cho Tỳkheo cái ống đựng kim bằng ngà voi. Sau đó gia nghiệp tàn lụi không đủ y thực. Người đời dèm chê, cho ông mong cầu được phước mà trái lại gặp tai ương. Tỳ-kheo nêu tội, bạch lên Đức Phật. Phật quở trách rồi chế giới.

Nếu Tỳ-kheo làm ống đựng kim, thành thì phạm Ba-dật-đề. Nếu tự làm, bảo người làm thì phạm như trên. Tỳ-kheo-ni phạm Đột-cát-la. Không phạm: Là các loại bằng đồng sắt, v.v… Hoặc bằng trúc, bằng cây và dùng các loại cỏ làm ống đựng kim thì không phạm. Hoặc làm đầu tích trượng, làm cán dù cán dao. Hoặc như ý làm các loại đồ dùng móc áo, v.v… thì không phạm.

87. Giới: Ni-Sư-Đàn quá lượng:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Theo pháp thường của Chư Phật là không thọ thỉnh phòng xá ở những nơi hành hóa. Trông thấy đồ nằm của chúng tăng phơi bày đầy đường mà bị nhiễm ô. Phật bèn bảo các Tỳ-kheo: Các vị tiên nhân, ngoại đạo lìa dục còn không có việc này. Để che đậy y và đồ nằm nên Phật cho may ni-Sư-Đàn. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị làm ni sư đàn thật lớn. Tỳ-kheo nêu tội. Phật do đây chế giới.

Nếu Tỳ-kheo may ni-Sư-đàn: Dùng để trải ngồi.

Nên làm đúng lượng, dài hai khuỷu tay, rộng một khuỷu tay của Phật.

Bấy giờ, Ca-lưu-Đà-di thân thì lớn mà ni-Sư-đàn lại nhỏ. Ông đến bạch với Phật và cho làm rộng thêm. Phật cho tăng thêm mỗi bên nửa khuỷu tay. Nếu làm quá phạm Ba-dật-đề. Hoặc rộng dài đều quá. Tự làm, bảo người làm, nếu thành phạm xả đọa, không thành thì phạm Cátla. Vì người làm thành hay không thành cũng phạm Cát-la. Ni phạm Cát-la.

Không phạm: là nếu giảm ít, hoặc cắt để đắp cho người.

88. Dùng vải băng vết thương quá lượng:

Phật ngự tại Xá-vệ. Có Tỳ-kheo bị mụn nhọt, máu mủ chảy ra làm nhơ bẩn cả đồ nằm của tăng. Phật cho may y lớn để che vết thương, mặc Niết-bàn tăng đến nhà người tại gia, nói tôi có vết thương nên đắp Niết-bàn tăng, dùng đây để che vết thương khi ngồi. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị liền may y thật lớn. Tỳ-kheo nêu tội, Phật do đây chế giới.

Nếu Tỳ-kheo may y che vết thương. Có các loại y may dùng để che vết thương trong thân, nên ứng theo lượng mà làm, lượng là dài bốn khuỷu tay, rộng hai khuỷu tay Phật, nếu quá thì phạm Ba-dật-đề. Cùng quá lượng hay cùng giảm, tự làm hay bảo người làm đều phạm tội đọa. Không thành thì phạm Cát-la. Vì người làm, thành hay không thành đều phạm Cát-la. Ni cũng phạm Cát-la.

Không phạm: Đúng với lượng, hoặc giảm lượng. Đã làm xong hoặc cắt theo lượng làm lại.

89. May áo mưa quá lượng:

Phật ngự tại Xá-vệ. Mẹ Tỳ-xá-khư đem đến áo tắm mưa. Phật bảo: Không được phân, tùy theo Thượng Tọa mà cho. Không đủ thì theo thứ lớp tăng mà đưa. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị may thật lớn, Tỳ-kheo nêu tội, Phật do đây mà chế giới.

Hoặc Tỳ-kheo may y tắm mưa: Là áo mặc tắm lúc mưa.

Nên ứng theo lượng mà làm: Lượng là dài sáu khuỷu tay, rộng hai khuỷu rưỡi. Nếu quá thì phạm tội Ba-dật-đề. Tự làm hay bảo người làm đều không được. Tỳ-kheo ni khai duyên cũng đồng như giới trước.

90. Giới ba y quá lượng:

Phật ngự tại Thích-Sí-Sấu: Nan-đà thấp hơn Phật bốn ngón tay. Các Tỳ-kheo nhìn thấy từ xa cho là Phật bèn cung kính đảnh lễ. Đến khi biết không phải thì mọi người đều mắc cỡ.

Phật chế: Cho Nan-đà đắp y đen, nhóm Tỳ-kheo sáu vị làm bằng lượng của Phật hoặc làm quá lượng. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Nếu Tỳ-kheo may y bằng lượng y của Như lai, hoặc may quá lượng thì phạm Ba-dật-đề.

Y lượng bằng với Như lai đó là dài chín khuỷu tay, rộng sáu khuỷu tay của Phật. Đó gọi là lượng y của Như lai. Nếu rộng dài cùng ứng lượng không ứng lượng đều phạm. Tự làm, bảo người làm, ni làm cũng như trên.

Không phạm: Từ người khác được chiếc y đã thành, cắt ra như lượng, hoặc may chồng lên hai lớp thì không phạm.

Nầy các Đại đức! Tôi đã nói chín mươi pháp Ba-dật-đề. Nay hỏi các Đại đức trong đây có thanh tịnh không? (ba lần).

Các Đại đức trong đây thanh tịnh, việc này rõ như vậy.

GIỚI BỔN TỨ PHẦN LUẬT TỲ KHEO HÀM CHÚ, QUYỂN TRUNG (HẾT).

 

Pages: 1 2 3