TỨ PHẦN LUẬT TỲ-KHEO HÀM CHÚ GIỚI BẢN
Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở soạn tại núi Thái Nhất
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN HẠ

Thưa Chư Đại đức! Bốn pháp Ba-la-đề-đề-xá-ni nầy nửa tháng tụng một lần, xuất xứ từ trong giới kinh.

1. Giới: Nhận thức ăn của ni không phải bà con:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Gặp năm mất mùa, gạo thóc quý hiếm, người chết đói vô lượng. Tỳ-kheo Liên Hoa sắc đắp y ôm bát vào thành khất thực, cho đến ba ngày như thế ni đều đem cho các Tỳ-kheo bị đói bên đường, sau đó trét bùn lên mặt nằm ngủ, người thế tục thấy vậy chê bai, Tỳ-kheo nêu tội, bạch lên Đức Phật, Phật quở trách và đặt ra giới này.

Nếu Tỳ-kheo vào thôn xóm, xin người không phải bà con: như trên đã giải thích.

Nếu Tỳ-kheo-ni không bịnh: Cũng giống như trên.

Tự tay lấy thức ăn: hai loại thức ăn, cũng giống như trên.

Thực: là Tỳ-kheo nên hướng về Tỳ-kheo khác nói lời sám hối: Đại đức! Tôi phạm pháp đáng quở trách, là việc không nên làm. Nay tôi hướng về Đại đức nói lời sám hối. Đó gọi là pháp Hối quá. Nếu tự tay thọ thì mỗi miếng đều phạm đọa. Tỳ-kheo-ni phạm Đột-cát-la.

Không phạm: Thọ thức ăn từ ni bà con thuộc. Hoặc có bệnh, hoặc đặt trên đất, khiến người khác đưa qua. Nếu ở trong Tăng-già-lam cho, hoặc ngoài thôn cho, tại chùa ni cho, như thế mà nhận lấy thì không phạm.

2. Giới thọ thức ăn từ tay ni trao:

Phật ngự tại Xá-vệ, có rất nhiều Tỳ-kheo thọ thực với nhóm Tỳkheo sáu vị trong nhà người tại gia. Bấy giờ, nhóm Tỳ-kheo-ni sáu vị đem cơm canh khất thực cho nhóm Tỳ-kheo sáu vị và nói: Xin cho cơm và canh này. Tỳ-kheo nêu tội, bạch lên Đức Phật. Phật liền quở trách, chế giới.

Tỳ-kheo đến nhà người tại gia: có nam có nữ.

Thực: Như trên đã nói.

Ở trong nhà này có Tỳ-kheo-ni bảo thí chủ cúng Tỳ-kheo kia cơm canh. Tỳ-kheo nên nói với Tỳ-kheo-ni rằng: – Đại tỷ xin chớ làm như vậy.

Các Tỳ-kheo ăn xong, Tỳ-kheo này nên hướng về các Tỳ-kheo nói lời sám hối: – Đại đức tôi phạm tội đáng quở trách, là việc không nên làm, nay Tôi hướng về Đại đức cầu xin sám hối. Đó gọi là pháp hối quá.

Nếu không quở trách mà ăn, mỗi miếng phạm một tội đọa. Ni phạm Cát-la.

Không phạm: Hoặc nói đại tỷ xin chớ làm như vậy. Nên để cho các Tỳ-kheo ăn xong. Nếu ni tự làm đàn-việt. Nếu đàn-việt thiết trai nhờ ni đem phân chia, nếu không cố làm riêng tư kia đây thì không phạm.

3. Giới thọ thực ở nhà học giả:

Phật ngự tại thành La-duyệt. Có vợ chồng cư sĩ đều được thấy đế. Không còn ái luyến dù cho thân thể mình, nên đem cúng dường hết, không còn cả y thực. Các cư sĩ chê trách. Tỳ-kheo nêu tội. Phật dạy bạch hai lần để chế đoạn Tỳ-kheo, rồi đặt ra giới này.

Nếu trước làm Yết-ma Học gia, tăng bạch hai lần Yết-ma.

Nhà: Như trên đã nói.

Nếu Tỳ-kheo trước không được thỉnh đến học gia: Nếu được thỉnh thì cho đi.

Vô bịnh: cho Tỳ-kheo có bịnh đến ăn nhà người.

Tự tay thọ thực: Nếu đặt trên đất mà cho, hoặc bảo người cho thì được.

Thực: Tỳ-kheo nên hướng về vị Tỳ-kheo khác nói lời sám hối rằng: – Đại đức, tôi phạm tội đáng quở trách, điều không nên làm tôi đã phạm. Nay xin hướng về Đại đức sám hối. Đó gọi là pháp hối quá.

Nếu tự tay nhận thì phạm, ni phạm Đột-cát-la. Không phạm là: Hoặc thỉnh trước, hoặc bịnh, hoặc đặt xuống đất rồi lấy. Hoặc theo người thọ. Hoặc bạch hai lần giải rồi mới thọ thực, tất cả không phạm.

4. Giới lan nhã khủng bố mà thọ thực:

Phật ngự tại nước Thích-Sí-Sấu, thành Ni-Câu-luật. Có người nữ đem thức ăn cúng dường, bọn giặc bên đường xúc nhiễu. Tỳ-kheo bạch việc này lên Đức Phật, Phật bảo: Nên nói cho biết, rồi Ngài đặt ra giới nầy.

Nếu Tỳ-kheo ở tại A lan nhã, cách xóm làng 500 cung, pháp theo lượng là trủy tay nước Già-ma-la.

Nơi xa có nghi ngờ sợ hãi: Nghi có giặc trộm cướp, làm sợ hãi.

Nếu Tỳ-kheo trụ nơi A-lan-nhã như thế, trước không nói với đànviệt. Phật bảo: Nên nói những người phụ nữ chớ đi ra đường, có giặc cướp sợ hãi.

Hoặc ngoài tăng-già-lam không có thọ thực. Nếu đã ra ngoài thành, nên nói rằng: Chớ đến trong tăng-già-lam, giữa đường có giặc cướp làm sợ hãi.

Trong Tăng-già-lam không bịnh: Nếu người cố đem thức ăn cho người bịnh thì nhận.

Tự tay nhận thức ăn: Nếu có thí chủ để thức ăn dưới đất, hoặc bảo người đem cho.

Thực là Tỳ-kheo nên hướng về Tỳ-kheo khác nói: Đại đức! Tôi phạm pháp đáng quở trách, làm việc không nên làm, giờ đây tôi hướng về Đại đức cầu xin sám hối. Đó gọi là pháp Hối quá. Ni phạm Cát-la. Không phạm: Hoặc đến thọ giáo, nghe pháp, tự ăn khiến người trao đến.

Các Đại đức! Tôi đã nói bốn pháp Ba-la-đề-đề-xá-ni, nay xin hỏi các Đại đức trong đây có thanh tịnh không? (Ba lần)

Thưa các đại đức! trong đây thanh tịnh vì im lặng, việc này giữ gìn như vậy.

Thưa các Đại đức! Đây là pháp Thức-xoa-Ca-la-ni, nửa tháng tụng một lần, xuất xứ từ trong giới kinh.

1/Giới mặc Niết-bàn-tăng ngay ngắn: Phật ngự tại nước Xá-vệ! Nhóm Tỳ-kheo sáu vị mặc Niết-bàn-tăng không ngay ngắn, nên cư sĩ chê cười. Vào ngày lễ hội vui chơi nói Tỳ-kheo này cũng như Vua chúa, Đại thần. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền quở trách và chế giới.

Phải ngay ngắn: y không ngay ngắn là nói y bị xệ xuống, dây buộc dưới thắt lưng. Cao là Áo bằng đầu gối, mũi voi, là một góc trước xệ xuống.

Lá cây Đa-la: hai góc trước xệ xuống.

Mặt Niết-bàn-tăng: Mặc không ngay ngắn phạm tội nên sám hối, đây là phạm Cát-la. Nếu cố làm cố phạm chẳng phải oai nghi thì phạm Đột-cát-la. Nếu không cố làm phạm Cát-la. Tỳ-kheo và bốn chúng cũng phạm Đột-cát-la. Các tướng thành phạm ở thiên sau đều y cứ theo đây.

Thức-xoa-Ca-la-ni: Không phạm: là trong bụng có sinh ghẻ thì mặc quần dưới. Nếu phần trên có ghẻ thì mặc cao lên. Hoặc ở trong tăng-già-lam, hoặc ở ngoài thôn. Hoặc lúc làm, hoặc hành đạo thì không phạm.

2/ Giới mặc ba y ngay ngắn:

Phật ngự tại Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị mặc y áo không ngay ngắn, các Trưởng giả trông thấy chê cười, thì họ nói: tôi tự biết chánh pháp. Như thế có chánh pháp nào mặc y không ngay ngắn như người đời không khác. Tỳ-kheo bạch lỗi ấy lên Đức Phật. Do quán ba đời mà đặt ra giới này.

Nên mặc ba y ngay ngắn Thức-xoa-ca-la-ni: mặc vừa chừng, bên dưới quá xệ để lộ hông sườn.

Cao là: Quá gót chân. Mũi voi: một góc trước xệ xuống.

Lá đa-la: Hai góc trước xệ xuống, phía sau cao lên.

Tế niếp: Niếp là đã đặt viền. Không phạm: Vết thương từ vai cánh tay thì mặc dưới. Tướng khai đồng như trước.

3/ Giới: Lật ngược y vào nhà thế tục:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị lật ngược y vào nhà thế tục. Cư sĩ chê trách. Nói không biết hổ thẹn, như vua quan chẳng khác. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Không được lật ngược y: Hoặc lật ngược y, hai bên má trái từ vai lên.

Vào nhà người tại gia: là thôn xóm.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm: Hoặc bên lưng sườn bị bịnh ghẻ, hoặc ở trong già-lam. Hoặc trên đường, hoặc lúc làm.

4/ Không được lật ngược y vào nhà thế tục ngồi Thức-xoa-ca-lani.

5/ Giới: Y quấn cổ vào nhà người tại gia:

Phật ngự tại Xá-vệ. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị quấn y vào cổ đến nhà cư sĩ. Các cư sĩ chê cười cho là như hàng cư sĩ Trưởng giả. Tỳ-kheo nêu tội. Phật liền chế giới.

Không được y quấn cổ: là không được nắm các góc y vắt lên vai.

Vào nhà người tại gia Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm. Hoặc hai vai bị đau, cánh tay có ghẻ lở. Hoặc trong chùa tăng, hoặc ngoài làng xóm, lúc làm việc hay ở ngoài đường.

6/ Không được y quấn cổ vào nhà người tại gia ngồi Thức-xoaca-la-ni.

7/ Giới che đầu vào nhà người tại gia:

Phật ngự tại Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị lấy y che đầu đi vào nhà người tại gia. Cư sĩ chê cười: Che đầu như trộm cướp, như vậy làm sao gọi là chánh pháp. Tỳ-kheo nghe nói liền nêu tội, Phật quở trách và chế giới.

Không đươc vắt ngược y. Hoặc dùng cây lá, hoặc dùng đồ vật cắt đoạn ra, hoặc dùng y che.

Vào nhà người tại gia Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm: Hoặc bị bịnh, hoặc sợ lạnh, hoặc trên đầu có mụt. Hoặc bị nạn sinh mạng, phạm hạnh che đầu mà đi.

8/ Không được che đầu vào nhà người tại gia ngồi.

9/ Không được vừa đi vừa nhảy vào thế tục:

Phật ngự tại Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị dù đi dù nhảy vào nhà thế tục. Các cư sĩ chê trách là không biết hổ thẹn, vào nhà người tại gia giống như chim sáo. Tỳ-kheo nêu tội, Phật do đó chế giới.

Không được dù đi dù nhảy: Nhảy hai chân mà đi.

Vào nhà người tại gia Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là bị bịnh hoặc bị người đánh. Có giặc đuổi hay bị thú dữ cắn. Nhảy qua mương ao hay chỗ bùn nước.

10/ Không được vừa đi vừa nhảy vào nhà thế tục mà ngồi:

11/ Ngồi xổm trong nhà cư sĩ:

Phật ngự tại Xá-vệ. Các cư sĩ thỉnh tăng đến nhà thọ thực. Nhóm Tỳ-kheo bảy vị ngồi chồm hỗm, đưa tay lên tòa làm cho thân hình nghiêng ngửa ra. Các cư sĩ chê trách là không biết xấu hổ, lộ hình ra chẳng khác gì Bà-la-môn. Tỳ-kheo nêu tội. Phật liền chế giới.

Không được vào nhà người tại gia ngồi xổm, hoặc trên đất hay trên giường ngồi mà không dính đất.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là lúc đó có mục ghẻ ở dưới, hoặc lễ, hoặc sám hối, hoặc thọ giáo giới.

12/ Không được chống nạnh vào nhà thế tục:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nhóm sáu vị chống nạnh đi vào nhà thế tục. Các Cư sĩ chê cười nói: Sa-môn tự xưng là mình biết chánh pháp, lại đưa tay chống nạnh như người đêm tân hôn đắc chí kiêu ngạo. Tỳkheo nêu tội. Phật do đây chế giới.

Không được chống nạnh.

Thức-xoa-ca-la-ni đi vào nhà thế tục: Không phạm là: Hoặc bị bịnh, sau lưng có mụt. Trong tăng-già-lam, hoặc ngoài thôn, hoặc làm việc, hoặc đi đường.

13/ Không được chống nạnh, chống khuỷu tay lên làm trở ngại

các vị Tỳ-kheo ở bên.

Đến nhà người tại gia, ngồi không được chống nạnh Thức-xoaca-la-ni.

14/ Giới không được lắc mình đi vào nhà thế tục:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Nhóm sáu vị đi lắc mình vào nhà thế tục. Các Cư sĩ chê cười nói: Thật không biết hổ thẹn, lắc mình đi như bậc vua quan. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền quở trách, chế giới.

Không được lắc mình đi: bước đi thân lắc qua hai bên.

Vào nhà người tại gia Thức-xoa-ca-la-ni. Không phạm: Là hoặc bị bịnh, hoặc bị người đánh, lách mình chạy tránh gậy. Hoặc bị thú dữ xúc não, hoặc tránh các vật đâm chém vào thân, hoặc lắc mình để qua hầm hố, hoặc mặc đồ ngắm lại cho ngay ngắn.

15/ Không được lắc mình đi vào nhà thế tục ngồi Thức-xoa-cala-ni.

16/ Không được đánh đàng xa vào nhà thế tục ngồi:

Phật ngự tại Xá-vệ, nhóm sáu vị lắc tay đi vào nhà thế tục. Các Cư sĩ chê cười: – Thật không biết hổ thẹn, đánh tay đi vào nhà cư sĩ, giống như vua quan, Trưởng giả. Tỳ-kheo nêu tội. Phật quở trách chế giới.

Không được đi đánh tay đằng xa: là duỗi tay ra trước sau mà đi.

Vào nhà thế tục Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là: Hoặc bị bịnh, bị người đánh giơ tay đỡ, hoặc thú dữ xông vào người đưa tay đỡ. Hoặc qua ao rạch đưa tay vẫy gọi bạn.

17/ Không được tay đánh đàng xa đi vào nhà thế tục ngồi, Thứcxoa-ca-la-ni.

18/ Lộ thân đi vào nhà thế tục:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Nhóm sáu vị không thích che thân đi vào nhà thế tục. Các Cư sĩ chê trách nói: Y phục che thân không khéo chẳng khác gì Bà-la-môn.

Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới. Khéo che thân đi vào nhà thế tục: hoặc lộ ở trong làng xóm chỗ nào cũng lộ bày thân thể.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là: hoặc bị bịnh, hoặc bị ràng buộc, gió thổi làm y tung ra.

19/ Phải khéo che thân vào nhà thế tục ngồi Thức-xoa-ca-la-ni.

20/ Liếc ngó hai bên đi vào nhà thế tục:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nhóm sáu vị liếc ngó hai bên đi vào nhà thế tục. Cư sĩ chê trách rằng như kẻ trộm. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Không được liếc ngó hai bên: Vào thôn xóm nhìn ngó các nơi.

Vào nhà thế tục Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là: Hoặc bị bịnh, hoặc ngước nhìn trời xem thời tiết, hoặc bị nạn sinh mạng, phạm hạnh, nhìn ngó hai bên để tiện đường đi.

21/ Thức-xoa-ca-la-ni không được liếc ngó hai bên đi vào nhà thế tục ngồi.

22/ Lớn tiếng đi vào nhà thế tục:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nhóm sáu vị lớn tiếng đi vào nhà thế tục. Các Cư sĩ chê cười: Như Bà-la-môn không biết hổ thẹn, không phải chánh pháp. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Im lặng thanh tịnh vào nhà thế tục: Trong đó không im lặng, cao tiếng nói lớn. Hoặc dặn dò trao đổi. Hoặc lớn tiếng thí thực.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là: hoặc bị bịnh. Hoặc điếc không nghe, phải lớn tiếng dặn dò trao đổi, hoặc cao tiếng thí thực. Hoặc bị hai nạn sinh mạng và phạm hạnh lớn tiếng mà đi.

23/ Im lặng vào nhà bạch y mà ngồi Thức-xoa-ca-la-ni.

24/ Cười giỡn vào nhà thế tục:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nhóm sáu vị đùa giỡn đi vào nhà thế tục. Các Cư sĩ chê trách: Cười nói như khỉ vượn không biết hổ thẹn, làm sao có chánh pháp, Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Không được cười giỡn: là cười hở răng. Vào nhà thế tục Thứcxoa-ca-la-ni. Không phạm là: hoặc bị bịnh, hoặc môi hở răng không kín.

Hoặc niệm pháp vui mừng mà cười.

25/ Không được cười giỡn vào nhà bạch y ngồi, Thức-xoa-ca-lani.

26/ Không dụng ý thọ thực (Phải chú ý thọ thực):

Phật ngự tại Xá-vệ, Cư sĩ thỉnh tăng cúng dường. Nhóm sáu vị không dụng ý thọ thực, làm rơi đổ cơm canh. Các Cư sĩ chê cười nói Sa-môn không biết thỏa mãn, tâm tham thọ nhiều như lúc lúa gạo kém thiếu. Các Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Dụng ý thọ thực: Vì không chú ý nên làm rơi đổ cơm canh.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là: Hoặc lúc bị bịnh, hoặc bát nhỏ nên lúc ăn bị đổ cơm, hoặc lượm rớt trên bàn.

27/ Giới thọ thực đầy bát:

Phật ngự tại Xá-vệ, có cư sĩ thỉnh tăng, nhóm sáu vị thọ thực đầy bát, làm cơm canh đổ ra ngoài. Các Cư sĩ chê trách nói: Không biết hổ thẹn, không biết thỏa mãn, như loài ngọa quỷ tham ăn. Tỳ-kheo nêu tội, Phật nhân đó quở trách, chế giới.

Nên để bình bát cho ngang bằng, không ngang bằng thì thức ăn tràn ra.

Mà thọ thực, Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm, là hoặc lúc bị bịnh, hoặc bình bát nhỏ, hoặc rớt trên bàn.

28/ Thọ canh đầy bát:

Phật ngự tại Xá-vệ, Cư sĩ thiết trai cúng dường. Nhóm sáu vị lấy cơm quá nhiều không thể chứa canh. Các Cư sĩ chê cười: – Người gì tham ăn như ngạ quỷ. Các Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Bình bát thọ canh làm tràn nước ra dơ.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là hoặc lúc bị bịnh, hoặc bát nhỏ làm đổ cơm trên bàn.

29/ Giới không theo thứ lớp thọ thực:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Cư sĩ thiết trai cúng dường, tự tay sớt thức ăn. Canh để ở dưới rồi bỏ cơm thêm, ăn cơm hết mà canh vẫn còn. Lại lấy thêm cơm. Canh hết mà cơm vẫn còn, tựa như người đói. Các Tỳ-kheo nêu tội, Phật quở trách rồi chế giới.

Nên cơm canh cùng ăn: Vì không ăn một lượt thì cơm hết hoặc canh hết.

Thức-xoa-ca-la-ni, không phạm: là hoặc bị bịnh, hoặc cần ăn canh hơn cơm, hoặc cơm hơn canh. Hoặc mặt trời sắp qua, hoặc bị hai nạn sinh mạng và phạm hạnh phải ăn cho mau.

30/ Thọ thực không thứ lớp:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Cư sĩ thiết trai cúng dường, tự tay sớt thức ăn. Nhóm sáu vị không theo thứ lớp gắp thức ăn. Các Cư sĩ chê bai, không biết thỏa mãn, chẳng khác nào như chó lợn, trâu lừa, diều qua chim chóc. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền quở trách chế giới.

Nên theo thứ lớp lấy thức ăn, kia không theo thứ lớp mà ăn, bỏ lộn lạo vào bát mà ăn.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là lúc bịnh. Sợ cơm nóng nên khều chỗ nguội ăn trước. Vì giờ ngọ sắp qua, hoặc bị nạn liên quan đến tánh mạng và phạm hạnh cần phải ăn mau.

31/ Giới moi cơm giữa bát mà ăn.

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Cư sĩ thiết trai cúng dường, tự tay dâng thức ăn. Nhóm sáu vị thọ thực, moi ở giữa ăn hết làm cho giữa bát trống rỗng. Các Cư sĩ chê bai nói: Ăn không biết thỏa mãn, như lừa ngựa heo chó. Các Tỳ-kheo bạch Phật, Nhân đó Phật chế giới.

Không được khều giữa bát ăn: Moi cơm giữa bát cho đến tận đáy.

Mà ăn, Thức-xoa-ca-la-ni: không phạm là hoặc bị bịnh, sợ nóng ăn giữa cho nguội. Sắp qua giờ ngọ, hoặc lúc có nạn duyên cần ăn mau.

32/ Giới vì mình xin thức ăn:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Cư sĩ thiết trai, nhóm sáu vị tự xin ăn như lúc đói khát. Các Cư sĩ chê cười: Thọ thực không thỏa mãn như vậy làm sao đúng chánh pháp. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Vô bịnh: bị bịnh thì cho xin ăn.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không được tự mình xin cơm canh ăn. Không phạm là lúc bịnh, hoặc vì người, người vì mình, không mong mà được.

33/ Giới dùng cơm phủ canh:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Cư sĩ thiết trai cúng dường. Nhóm sáu vị ăn canh hết, cư sĩ lại châm thêm canh nữa. Sau đó Tỳ-kheo dùng cơm phủ lên canh. Cư sĩ trách rằng: Thọ dụng không biết thỏa mãn, như người đói khát, làm sao đúng chánh pháp. Tỳ-kheo nêu tội, Phật quở trách và chế ra giới này.

Thức-xoa-ca-la-ni không được dùng cơm phủ canh, ăn rồi xin canh nữa.

Không phạm: là hoặc bị bịnh, hoặc được mời thỉnh. Hoặc có lúc cần ăn canh, có lúc cần ăn cơm.

34/ Giới: nhìn vào bát người ngồi bên cạnh:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, Cư sĩ thiết trai cúng dường, nhóm sáu vị được ít, phần người ngồi bên cạnh nhiều, nên nói với cư sĩ: – Nay ông thỉnh tăng mà có tâm cho người nhiều người ít. Cư sĩ bảo: Tôi cúng dường bình đẳng. Tỳ-kheo nêu tội, Phật quở trách rồi chế giới.

Không được nhìn trong bát người ngồi bên, xem ai nhiều ít.

Mà ăn, Thức-xoa-ca-la-ni. Không phạm là: – Vì người bên cạnh bị bịnh, hoặc mắt kém nên nhìn xem được thức ăn hay không được thức ăn, tịnh hay bất tịnh, thọ hay chưa thọ. Nếu bị bịnh thì khai cho.

35/ Giới duyên trong bát mà ăn:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, Cư sĩ thiết trai cúng dường, nhóm sáu vị ăn xong thì liếc ngó hai bên, không biết người ngồi bên cạnh lấy bát dấu đi. Tỳ-kheo bạch lên Đức Phật. Do đó mà Phật chế giới.

Nên duyên trong bát quán tưởng mà ăn: Là không được liếc ngó hai bên.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là lúc bị bịnh, người ngồi bên mắt kém, như các phương tiện trước, hoặc là xem giờ giấc, hoặc bị nạn duyên muốn chạy nhìn xem hai bên.

36/ Vắt cơm lớn miếng mà ăn:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, cư sĩ thiết trai cúng dường, nhóm sáu vị vắt cơm lớn miếng bỏ vào miệng nuốt không được. Các Cư sĩ chê cười cho là không biết thỏa mãn. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Không được vắt cơm lớn miếng mà ăn: Vì khó nuốt.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm: là bị bịnh, giờ ngọ sắp qua, bị nạn liên quan đến tánh mạng, phạm hạnh, cần ăn nhanh.

37/ Giới: Há miệng lớn đợi cơm ăn:

Phật ngự tại Xá-vệ. Cư sĩ thiết trai cúng dường. Thức ăn chưa tới mà Tỳ-kheo há miệng lớn đợi ăn. Cư sĩ chê cười cho là không biết đủ, không nhàm chán. Tỳ-kheo nêu tội. Phật bèn quở trách, chế giới. Không được há miệng lớn đợi cơm ăn. Cơm chưa đến mà há miệng đợi.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là: Hoặc bị bịnh, hoặc gặp nạn duyên muốn ăn nhanh.

38/ Ngậm cơm nói chuyện:

Phật ngự tại Xá-vệ, Cư sĩ thiết trai cúng dường, nhóm sáu vị miệng dù ngậm cơm dù nói chuyện. Các Cư sĩ chê cười. Tỳ-kheo nêu tội. Phật liền chế giới.

Không được vừa ngậm cơm vừa nói chuyện: Ngậm cơm thì nói không rõ làm cho người không hiểu.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là: Hoặc lúc bị bịnh, hoặc nghẹn xin nước. Hoặc bị nạn duyên nên nhai đồ ăn có tiếng.

39/ Vắt cơm ném vào miệng:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, các Cư sĩ thỉnh tăng, tự tay sớt thức ăn. Lục quần vắt cơm từ xa ném vào miệng ăn, các cư sĩ chê trách là không biết đủ, không biết thỏa mãn, chẳng khác gì nhà ảo thuật. Các Tỳ-kheo nêu tội. Phật liền chế giới.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không được vắt cơm từ xa quăng vào miệng mà ăn.

Không phạm: là bị bịnh, hoặc bị buộc vắt cơm ném ăn.

40/ Ăn cơm đổ rớt:

Phật ngự tại Xá-vệ, Cư sĩ thiết trai cúng dường. Nhóm sáu vị đưa cơm lên ăn, phân nửa đổ ra ngoài, các cư sĩ chê trách, các Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Ăn cơm không được để thừa lại: là phân nữa cho vào miệng, phân nửa cầm trên tay.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là bị bịnh ăn ít, ăn bánh hoặc trái cây nửa, rau quả, v.v…

41/ Ăn búng hai má:

Phật ngự tại Xá-vệ. Cư sĩ cúng trai phạn, nhóm sáu vị ăn ngốn nghiến, các cư sĩ hiềm trách, cho rằng Sa-môn không biết hổ thẹn. Tỳkheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Không được ăn cơm búng hai má: làm hai bên má phùng ra như loài khỉ vượn.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm: là lúc bịnh, sắp hết giờ ngọ, hoặc bị nạn liên quan đến tánh mạng,phạm hạnh nên ăn nhanh.

42/ Nhai cơm có tiếng:

Phật ngự tại Xá-vệ. Cư sĩ cúng dường trai phạn, nhóm sáu vị nhai cơm có tiếng. Cư sĩ chê trách. Tỳ-kheo nêu tội. Phật liền chế giới.

Thức-xoa-ca-la-ni: không được nhai cơm lớn tiếng mà ăn. Không phạm là: Khi bịnh nhai bánh khô và cơm cháy, mía, trái cây…

43/ Hớp cơm mà ăn:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Cư sĩ thiết trai cúng dường. Nhóm sáu vị hớp cơm lớn miếng mà ăn. Các Cư sĩ chê trách cho là không biết hổ thẹn. Các Tỳ-kheo bạch lên Phật, do đây Phật chế giới.

Không hớp cơm lớn miếng mà ăn: Há miệng lớn hớp cơm ăn.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là: Bị bịnh đau miệng, hoặc ăn canh, hoặc uống các loại nước sữa, rượu đắng, v.v…

44/ La lưỡi liếm mà ăn:

Phật ngự tại Xá-vệ, Cư sĩ thiết trai cúng dường. Nhóm sáu vị ăn dùng lười liếm. Các Cư sĩ chê cười, cho là không biết hổ thẹn. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Không được dùng lưỡi liếm thức ăn: Dùng lưỡi liếm cơm đưa vào miệng.

Thức-xoa-ca-la-ni, không phạm: là bị bịnh hoặc bị trói, tay dơ bẩn nên dùng lưỡi liếm thức ăn.

45/ Vung tay mà ăn:

Phật tại Xá-vệ. Cư sĩ thiết trai cúng dường và tự châm thức ăn. Lục quần lấy vung tay mà ăn. Các Cư sĩ chê bai, cho là không có chánh pháp, như vua đại thần. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Không được vung tay mà ăn Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm: là bị bịnh, hoặc trong cơm có cỏ trùng, hoặc tay có đồ dơ cầm vứt đi, hoặc tay chưa cầm thức ăn mà dơ nên phải rẫy tay.

46/ Tay lượm cơm đổ mà ăn:

Phật ngự tại Xá-vệ, cư sĩ thiết trai cúng dường, nhóm Tỳ-kheo sáu vị tay nhặt cơm đổ ăn. Các Cư sĩ chê cười, cho là như chim ăn. Tỳ-kheo 3 nêu tội, Phật liền chế giới.

Không được tay cầm cơm đổ ăn: là ăn làm rơi đổ.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là khi bịnh, hoặc trong thức ăn có cỏ, có đồ dơ, hoặc có thức ăn chưa thọ phải xả bỏ.

47/ Tay dơ cầm đồ đựng cơm ăn:

Phật ngự tại Xá-vệ, Cư sĩ thiết trai, nhóm sáu vị tay dơ mà cầm đồ đựng thực ăn. Các Cư sĩ chê cười, cho là không đúng pháp, giống như vua chúa, Đại thần. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Không được tay dơ cầm đồ đựng thức ăn: là Tay dơ mà cầm thức ăn.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm là bị bịnh hoặc là trên cỏ, trên lá, khi thọ có rửa tay.

48/ Nước rửa bát đổ vào nhà thế tục:

Phật ngự tại Xá-vệ. Nhóm sáu vị đổ nước rửa bát có lẫn lộn thức ăn vào nhà ăn của người. Các Cư sĩ chê trách, ăn nhiều như người đói.

Tỳ-kheo nêu tội. Phật liền chế giới.

Không được đổ nước rửa bát: là nước có lẫn thức ăn.

Đổ vào nhà bạch y Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm: là bị bịnh, hoặc lúc đậy nắp, hoặc rửa chậu đổ nước ra ngoài.

49/ Đại tiểu tiện trên cỏ tươi.

Phật ngự tại Xá-vệ. Nhóm sáu vị khạc nhổ và đại tiểu tiện trên cỏ tươi. Cư sĩ nhìn thấy cho là không biết hổ thẹn như loài vật. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Không được đại tiểu tiện và khạt nhổ trên rau cỏ tươi, trừ khi bịnh. Vì bịnh không thể y theo lời Phật dạy nên không phạm.

Thức-xoa-ca-la-ni: Không phạm: Làm rớt trên lá cỏ tươi, hoặc hạt chim ngậm rơi xuống.

50/ Đại tiểu tiện, khạc nhổ vào nước sạch:

Phật ngự tại Xá-vệ, nhóm sáu vị đại tiểu tiện và khạc nhổ xuống nước. Cư sĩ chê trách, cho là như loài vật. Tỳ-kheo nêu tội. Phật liền chế giới.

Thức-xoa-ca-la-ni không được khạc nhổ và đại tiểu tiện xuống nước sạch. Không phạm là khi bịnh, hoặc đại tiểu tiện trên bờ chảy xuống nước, hoặc gió thổi chím ngậm làm rớt.

51/ Không được đứng đại tiểu tiện:

Phật ngự tại Xá-vệ. Nhóm sáu vị đứng đại tiểu tiện. Các Cư sĩ trông thấy cho là không biết hổ thẹn, không có chánh pháp, đứng tiểu tiện như loài vật. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Không được đứng đại tiểu tiện, trừ khi bịnh: Vì bịnh không thể ngồi.

Thức-xoa-ca-la-ni: không phạm là bị bịnh ràng buộc, hoặc chân đạp đồ dơ, hoặc bùn đất.

52/ Nói pháp cho người không cung kính:

Phật ngự tại Xá-vệ, nhóm sáu vị nói pháp cho người lật ngược y không cung kính nghe. Bấy giờ, Tỳ-kheo ít ham muốn nghe biết chuyện đó, lấy làm hổ thẹn nên nêu tội. Do đây Phật chế giới.

Không được nói pháp cho người lật ngược y không cung kính nghe, Thức-xoa-ca-la-ni.

Không phạm: hoặc người bị bịnh, hoặc là vua chúa, đại thần.

53/ Không được nói pháp cho người quấn y vào cổ nghe, trừ bịnh: Thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

54/ Không được nói pháp cho người che đầu nghe, trừ khi bịnh, Thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

55/ Không được nói pháp cho người bịt đầu nghe, trừ khi bịnh, Thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

56/ Không được nói pháp cho người chống nạnh nghe, trừ khi bịnh, Thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

57/ Không được nói pháp cho người mang giày da nghe, trừ khi bịnh, Thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

58/ Không được nói pháp cho người mang guốc cây nghe, trừ khi bịnh, Thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

59/ Không được nói pháp cho người đi xe nghe, trừ khi bịnh, Thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

60/ Ngủ đêm trong pháp Phật:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị vào ngủ đêm trong tháp Phật. Các Tỳ-kheo nêu tội, bạch lên Đức Phật, do đó mà Phật chế ra giới này.

Không được ở trong tháp Phật ngủ trừ khi giữ gìn.

Không phạm: Hoặc bị bịnh, hoặc giữ gìn thì nên vào ngủ, hoặc bị bắt buộc phải giữ gìn nên vào ngủ, hoặc bị bắt buộc phải chấp hành. Hoặc bị nạn duyên nên dừng lại ngủ.

61/ Không được giấu của cải trong tháp Phật: Tỳ-kheo ít muốn bạch lỗi này lên Đức Phật, Phật quở trách và chế ra giới nầy.

Thức-xoa-ca-la-ni: không được giấu tài vật trong tháp Phật, trừ cất cho chắc chắn. Không phạm là: Hoặc bị bịnh, hoặc muốn chắc chắn nên cất, hoặc bị bắt buộc, hoặc bị nạn duyên.

62/ Không được mang giày da vào tháp Phật: Có Tỳ-kheo hổ thẹn bạch lỗi này lên Đức Phật, Phật liền quở trách, chế giới.

Không được mang giày da vào tháp Phật: Không phạm là: Hoặc bị bịnh, hoặc bị bắt buộc vào.

63/ Không được xách giày da vào tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

64/ Không mang giày da vào đi nhiễu quanh tháp Phật, thức-xoaca-la-ni: như trên.

65/ Không được mang phú-la (hia ngắn) vào tháp Phật, thức-xoaca-la-ni: như trên.

66/ Không được xách hia vằn vào tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni:  như trên.

67/ Không để thức ăn dơ dưới tháp Phật:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nhóm sáu vị ngồi dưới tháp và để đồ dơ lại đó rồi đi. Tỳ-kheo bạch lên Đức Phật, Phật liền chế giới không được ngồi ăn dưới tháp. Lại lúc xây tháp, làm phòng, đào giếng, thí thực. Chúng tăng nhóm họp lại dưới tháp ăn uống không nên để đồ dơ dưới đất.

Không được ở dưới tháp để thức ăn và cỏ lại.

Không phạm: là ngồi mà không để thức ăn, bị bịnh, hoặc lúc bước vào trở ra cầm lấy đồ dơ đi.

68/ Không được khiêng thây chết đi qua dưới tháp Phật,

Phật ngự tại Xá-vệ, nhóm sáu vị khiêng thây chết đi qua dưới tháp Phật. Người giữ tháp tức giận đem lỗi này bạch lên Đức Phật. Phật liền chế giới.

Không được khiêng thây chết đi qua dưới tháp Phật, thức-xoa-cala-ni.

Không phạm là: Hoặc bị bịnh, hoặc cần đi qua con đường này. Hoặc bị cưỡng bức kêu gọi mà đi.

69/ Không được chôn thây chết dưới tháp Phật thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

70/ Không được thiêu thây chết dưới tháp Phật, thức-xoa-ca-lani: như trên.

71/ Thức xoa không được thiêu thây chết trước tháp Phật, thứcxoa-ca-la-ni: như trên.

72/ Không được thiêu thây chết xung quanh bốn phía tháp, khiến hơi hôi bay vào, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

73/ Không được đem giường và áo người chết đi qua dưới tháp Phật.

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị đem áo và giường người chết đi qua dưới tháp Phật, làm cho thần trụ xứ nổi giận. Người tu hạnh đầu đà đem việc này bạch lên Đức Phật, Phật liền đặt ra giới này.

Không được đem y áo và giường người chết đi ngang qua dưới tháp, trừ đã giặt nhuộm xông hương.

74/ Không được đại tiểu tiện dưới tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

75/ Không được đại tiểu tiện trước tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

76/ Không được đại tiểu tiện xung quanh bốn phía pháp khiến hơi hôi bay vào, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

77/ Không được đem tượng Phật đến chỗ đại tiểu tiện, thức-xoaca-la-ni.

Như trên có ba việc. Không phạm là lúc bị bịnh, hoặc đường đi phải ngang qua đó, hoặc bị bắt buộc đi.

78/ Không được xỉa răng dưới tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

79/ Không được xỉa răng trước tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

80/ Không được xỉa răng xung quanh bốn phía tháp, thức-xoa-cala-ni: như trên.

81/ Không được khạc nhổ xung quanh bốn phía tháp, thức-xoaca-la-ni: như trên.

82/ Không được khạc nhổ dưới tháp, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

83/ Không được khác nhổ trước tháp, thức-xoa-ca-la-ni: như trên:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị khạc nhổ xung quanh bốn phía tháp Phật. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Không được khạc nhổ xung quanh bốn phía tháp Phật, thức-xoaca-la-ni.

Không phạm: là lúc bịnh, hoặc chim ngậm thả xuống, hoặc gió thổi đến.

84/ Không được duỗi chân trước tháp Phật:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Nhóm sáu vị ngồi duỗi chân trước tháp Phật. Người thích học giới nêu lỗi, bạch lên Đức Phật. Phật liền chế giới.

Không được duỗi chân trước tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni.

Không phạm là: Hoặc bị bịnh, hoặc trong đó có ngăn cách, hoặc bị bắt buộc.

85/ Để Phật phòng dưới, mình ở phòng trên:

Phật ngự tại nước Câu-la, nhóm sáu vị để tượng Phật ở dưới, mình ở phòng trên. Tỳ-kheo tu hạnh đầu-đà bạch lên Đức Phật, Phật liền quở trách và chế giới.

Không được để tượng Phật ở dưới, mình ở phòng trên thức-xoaca-la-ni. Không phạm là: Hoặc bị bịnh nên tượng Phật ở dưới mình ở phòng trên, hoặc có hai nạn phạm hạnh và tánh mạng.

86/ Người ngồi mình đứng không được nói pháp, trừ khi bịnh, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

87/ Người nằm mình ngồi không được nói pháp, trừ khi bịnh, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

88/ Người ngồi phải chỗ, mình ngồi không phải chỗ không được nói pháp, trừ khi bịnh, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

89/ Ngồi chỗ thấp không được nói pháp cho người ở chỗ cao nghe trừ khi bịnh, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

90/ Đi sau không được nói pháp cho người đi trước nghe, trừ khi bịnh, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

91/ Đi dưới thấp không được nói pháp cho người đi trên cao nghe, trừ khi bịnh, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

92/ Ở bên đường không được nói pháp cho người ở giữa đường nghe, trừ khi bịnh, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

93/ Không được nắm tay nhau đi trên đường:

Phật ngự tại Xá-vệ, nhóm Tỳ-kheo sáu vị nắm tay nhau đi ngoài đường, hoặc ngăn các nam nữ khác. Cư sĩ chê cười cho là không có chánh pháp, như là vua quan, bậc giàu sang. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Không được nắm tay nhau đi trên đường, thức-xoa-ca-la-ni.

Không phạm: là hoặc bị bịnh, hoặc Tỳ-kheo mắt kém nhờ dắt qua đường.

94/ Không được leo cây cao quá đầu người:

Phật ngự tại Xá-vệ. Tỳ-kheo ở trên cây đại thọ kiết hạ an cư, ở trên cây đó đại tiểu tiện. Vị thần tức giận muốn cắt đứt mạng căn của ông. Tỳ-kheo đem lỗi đó bạch lên Đức Phật, Phật liền chế giới không an cư trên cây và đại tiểu tiện trên đó. Nếu trước đã có chỗ đại tiểu tiện thì cho.

Không được leo cây quá đầu người trừ khi có nhân duyên, thứcxoa-ca-la-ni.

Không phạm là: Hoặc bị bịnh, hoặc bị nạn duyên nên leo lên cây.

95/ Vác gậy, mang đãy đựng bát:

Phật ngự tại nước Xá-vệ, Bạt nan Đà mang đãy trong đó có đựng bát treo trên đầu gậy mang trên vai mà đi. Cư sĩ cho là quan nhân nên lánh xuống đường. Tỳ-kheo nêu tội, Phật liền chế giới.

Không được mang túi đựng bát móc đầu gậy quảy trên vai đi.

Không phạm: là hoặc bị bịnh, hoặc bị cưỡng chế bức bách. Hoặc bị trói, hoặc bị nạn duyên.

96/ Cầm gậy không cung kính không được nói pháp cho người nghe, trừ khi bịnh:

Phật ngự tại nước Xá-vệ. Vì nhóm Tỳ-kheo sáu vị nói pháp cho người không cúng kính nghe, các Tỳ-kheo nêu tội, Phật quở trách và chế giới.

Người cầm gậy không cung kính thì không nên nói pháp cho họ nghe, trừ khi bịnh, thức-xoa-ca-la-ni.

Không phạm: Hoặc lúc bị bịnh, hoặc vì Vua và Đại thần.

97/ Không được nói pháp cho người cầm kiếm nghe, trừ khi bịnh, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

98/ Không được nói pháp cho người cầm nghe, trừ khi bịnh, thứcxoa-ca-la-ni: như trên.

99/ Không được nói pháp cho người cầm dao nghe, trừ khi bịnh, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

100/ Không được nói pháp cho ngừơi cầm dù nghe, trừ khi bịnh, thức-xoa-ca-la-ni: như trên.

Thưa các Đại đức! Tôi đã nói một trăm pháp thức-xoa-ca-la-ni rồi. Nay xin hỏi các Đại Đức trong đây có thanh tịnh không? (ba lần).

Thưa các Đại đức trong đây thanh tịnh, việc này giữ gìn như vậy.

Thưa các Đại đức! bảy pháp diệt tránh nầy xuất xứ từ trong giới kinh nửa tháng tụng một lần. Nếu các Đại đức có xảy ra việc tranh chấp thì nên dứt trừ.

Phật bảo: Tranh chấp có bốn loại: Ngôn tránh, mích tránh, phạm tránh, và sự tránh.

Ngôn tránh là: dùng hai thứ diệt là tỳ-ni hiện tiền và lời của nhiều người nói để trừ diệt.

Mích tránh: dùng bốn thứ diệt là ức niệm, hiện tiền, không có si và tội xứ để trừ diệt.

Phạm tránh: dùng ba thứ thứ diệt là tự ngôn trị, hiện tiền và như cỏ che đất để trừ diệt.

Sự tránh là: dùng tất cả diệt để diệt. Ba thứ tránh này, mỗi thứ chia ra làm ba phẩm thượng, trung, hạ, hợp lại thành chín loại. Một loại sự tránh, trải trên ba tránh kia, tùy chia ra làm chín phẩm. Nên tùy theo hiện tiền mà diệt trong ba loại hay năm loại. Thượng, trung, hạ là đối với bịnh mà cho thuốc, nên khéo quán sát, lý giải:

Đáng cho Tỳ-ni hiện tiền thì cho Tỳ-ni hiện tiền: Phật ngự tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Ca-lưu-đà-di cùng với nhóm Tỳ-kheo sáu vị đang tắm. Ca-lưu-Đà-di mặc lầm đồ của người kia rồi bỏ đi. Nhóm Tỳ-kheo sáu vị sau đó nói vị ấy là ăn trộm, liền không hiện tiền mà Yết-ma diệt tẫn.

Ca-lưu-Đà-Di đem duyên sự nầy bạch lên Đức Phật, Phật liền quở trách rồi đặt ra giới này.

Có ba loại hiện tiền: Là pháp, Tỳ-ni, và người

Có năm loại hiện tiền: Pháp, Tỳ-ni, người, Tăng, và giới.

Thế nào là pháp hiện tiền? Là chỗ trì pháp diệt tránh.

Thế nào là Tỳ-ni hiện tiền? Là chỗ trì Tỳ-ni diệt tránh.

Thế nào là nhân hiện tiền? Là nói luận nghị qua lại.

Thế nào là Tăng hiện tiền? Nên đến thì đến. Nên gởi dục thì gởi dục. Muốn quở trách người thì quở trách.

Thế nào là giới hiện tiền? Là xướng Yết-ma chế hạn. Pháp hiện tiền này chung cho tất cả các Yết-ma. Đem Yết-ma sở khởi, phải ở tại giới tác pháp, chỉ trừ kiết giởi ở trong giới tự nhiên.

Đáng cho Tỳ-ni ức niệm thì cho Tỳ-ni ức niệm: Phật ngự tại thành Vương xá. Bấy giờ, Đạp-Bà-ma-la tử làm tri sự tăng. Trong nhóm Tỳkheo sáu vị có vị gặp chỗ phòng nằm và đồ ngồi xấu liền nổi giận nói: Có thương, giận, sợ, si. Bèn đem việc dâm hủy báng người kia. Phật hỏi hư hay thật, vị kia nói: Con từ sinh đến giờ dù trong mộng cũng không có ý dâm, huống gì là lúc tỉnh.

Các Tỳ-kheo đem việc này vặn hỏi nhóm sáu vị, các vị nói: ĐạpBà thanh tịnh không có việc này.

Phật bảo: Đạp-Bà là người không chấp trước, không có phạm giới, nên bạch bốn lần Yết-ma cùng pháp ức niệm.

Đáng cho Tỳ-ni bất si thì cho Tỳ-ni bất si: Phật ngự tại thành Vương Xá, Tỳ-kheo Nan-đề bị bịnh cuồng điên, đi đứng ra vào không thuận theo oai nghi, nên phạm nhiều tội. Các Tỳ-kheo vặn hỏi liền nói: “Lúc si thì tạo tội, lúc bịnh hết thì không làm”. Các Tỳ-kheo đem việc này bạch lên Đức Phật.

Phật bảo: Có ba thứ cuồng si.

1/ Thường nhớ ngày thuyết giới nên thường đến.

2/ Không nhớ thuyết giới nên không đến.

3/ Hoặc nhớ hoặc đến hoặc không đến.

Nên bạch bốn lần Yết-ma bất si cho người này. Chứng biết lúc bịnh gây ra tội, nhưng sau đó không tạo, tăng chúng thanh tịnh, được đủ số cho nên chế.

Đáng cho Tự ngôn trị thì cho Tự ngôn trị: Phật ngự tại nước Chiêm-ba nhằm ngày mười lăm có trăng, chúng tăng thuyết giới. Phật ngồi trong chúng, im lặng không nói giới.

Đầu hôm đã qua, A-nan thưa thỉnh: Phật dạy: Muốn cho Như lai thuyết giới ở trong chúng bất tịnh, thật không có việc này.

Nửa đêm, gần sáng lại thỉnh. Phật cũng đáp như vậy. Bấy giờ, Ngài Mục-liên dùng mắt trời quán người phạm giới, ngồi cách Phật không xa trong lòng hủ lậu, ngoài hiện tướng thanh tịnh. Ngài liền kéo người ấy ra và bạch Phật: “Chúng đã thanh tịnh, Phật nên thuyết giới”.

Phật bảo: Từ nay về sau không nên dùng Tự ngôn trị. Do đây Phật liền chế giới.

Đáng cho nhiều người nói thì cho nhiều nói: Phật ngự tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, chúng Tỳ-kheo, đối với mười tám việc tranh luận không dứt, bèn đưa đến việc xử đoán không rõ ràng trong tăng, việc này được bạch lên Đức Phật, Phật bảo: Đáng cho pháp đa mích tội tướng (nhiều người tìm tướng tội), chẳng phải pháp ngữ đồng một chỗ. Nên sai Tỳkheo thực hành xá-la.

Hành có ba loại:

– Một là hiển bày.

– Hai là che giấu.

– Ba là nghe nói.

Hoặc là Thượng tọa, nêu vị Hòa-thượng, xà-lê, trí nhân, trụ vào như pháp địa, thì nên hiển lộ thực hành xá-la.

Nếu trụ phi pháp địa thì làm hai pháp dưới. Nếu nhiều người nói phi pháp, kia sẽ làm loạn đứng dậy bỏ đi. Việc này vốn gọi là: Cầu tìm tướng tội, ý cũng như vậy.

Đáng cho tội xứ sở thì cho tội xứ sở: – Phật ngự tại nước Thích-Sí-

Sấu. Bấy giờ, Thích tử Tượng Lực giỏi về luận nghị, cùng ngoại đạo đặt ra câu hỏi trước sau đều trái nhau. Trong tăng cũng như vậy. Tỳ-kheo bạch việc này lên Đức Phật. Phật dạy: – Tăng nên bạch bốn lần Yết-ma cho người kia. Trị lấy bản tội này để đoạt ba mươi lăm việc. Hoặc người cúi đầu nhận tội, nên bạch bốn lần Yết-ma như pháp mà giải. Cho nên lập ra pháp này. Có người tìm tướng tội, tướng đó cũng đồng như trên, thứ lớp sáu lần diệt sự tìm tội tranh luận của phẩm Dược ở trên.

Đáng cho như pháp như cỏ che đất thì cho pháp như cỏ che đất: Phật ngự tại nước Xá-vệ. Các Tỳ-kheo tranh luận với nhau trải qua nhiều năm khó diệt, bèn bạch việc này lên Đức Phật. Phật liền cho hai chúng kia đây đối nhau cùng diệt. Một chúng ở trên tòa tác bạch: Chúng con trước nay ra vào phạm nhiều tội, ngăn trừ không đến nhà người tại gia, trừ tội cùng trưởng lão làm pháp như cỏ che đất để diệt. Một vị Thượng tọa ở trong chúng kia cũng tác bạch như vậy, kia đây đã hòa hợp. Tội tránh đều diệt, nên không cùng hỏi như cỏ che đất.

Thưa các Đại đức! Tôi đã nói bảy pháp diệt tránh rồi, nay xin hỏi các Đại đức trong đây có thanh tịnh không? (Ba lần)

Thưa các Đại đức, trong đây thanh tịnh, việc này rõ như vậy, đúng như pháp hành trì. Bắt đầu từ bốn tội trọng, cuối cùng là diệt tránh, gồm có tám thiên, nói rộng về chánh tông. Đều cho rằng phạm.

Lược chế rộng, bổ hành giáo này có cơ ích cho đương cơ.

Thưa các Đại đức! Tôi đã nói bài tựa giới kinh, nói bốn pháp Bala-di, nói mười ba pháp Tăng-già-Bà-thi-sa, nói hai pháp bất định, nói ba mươi pháp Ni-tát-Kỳ Ba-dật-đề, nói chín mươi pháp Ba-dật-đề, nói bốn pháp Ba-la-đề đề-xá-ni, một trăm pháp chúng học, thức-xoa-ca-lani, bảy pháp diệt tránh. Đây là lời Chư Phật dạy xuất xứ từ giới kinh nửa tháng tụng một lần. Trong văn này rộng giáo lưu thông, sợ rằng tình sơ với giáo nên tổng kết để chỉ bày ra. Lại có các pháp khác của Chư Phật trong đây đều phải hòa hiệp cần nên học. Đây gọi là phần tựa riêng của lược giáo. Khai sáng pháp Phật đối với người lợi căn ở vị lai. Thô hiển cùng nêu ra cương yếu, khiến người nghe đều hội đạo.

Nhẫn nhục đạo bậc nhất
Phật nói vô vi hơn
Xuất gia làm não người
Không gọi là Sa-môn

Đây là lời của Tỳ-Bà-thi Như lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói ra giới kinh này.

Vị Phật này ra đời vào kiếp Hiền trong chín mươi mốt kiếp trước.

Trong một trăm năm năm thường nói kệ này, sau đó mới nói rộng.

Ví như người mắt sáng
Tránh được đường hiểm ác
Đời có người thông minh
Xa lìa được việc dữ.

Đây là Đức Thi-khí Như lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói ra giới kinh này. Vị Phật này ra đời vào kiếp Hiền, ba mươi bốn kiếp trước.

Trong tám mươi năm thường nói kệ này, sau mới nói rộng.

Không chê cũng không ghét
Nên vâng giữ giới này
Ăn uống vừa biết đủ.
Thường ở chỗ không nhàn
Tâm định ưa tinh tấn.
Đây chính lời Phật dạy.

Đây là Phật Thi-khí Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói ra giới kinh này. Vị Phật này ra đời cũng đồng như trước. Khi kiếp người thọ bảy muôn tuổi, bảy mươi năm lược nói bài kệ này, sau mới nói rộng:

Ví như ong hút hoa
Không hoại sắc và hương.
Chỉ hút nhụy rồi đi
Tỳ-kheo vào làng xóm.
Không trái bỏ việc người.
Chẳng xét làm, không làm
Chỉ xét hạnh của mình
Là đúng hay không đúng.

Đây là Đức Câu-lâu-tôn Như lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói ra giới kinh này.

Đây là vị Phật đầu tiên của kiếp Hiền, lúc người thọ sáu muôn tuổi, trong sáu mươi năm thường nói kệ này, sau mới nói rộng:

Tâm chớ nên buông lung
Thánh pháp nên chuyên học
Như thế không lo buồn
Tâm định nhập Niết-bàn.

Đây là Phật Câu-na-hàm Mâu-ni Như lai vô sở Trước Đẳng chánh Giác nói ra giới kinh này. Đây là vị Phật thứ hai trong kiếp Hiền khi người thọ bốn muôn tuổi. Trong hai mươi năm đầu thường nói kệ này, sau mới nói rộng:

Tất cả ác chớ làm
Nên làm các điều lành
Tự tịnh ý chí mình
Là lời Chư Phật dạy.

Đây là do Ca-diếp Như lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác nói ra giới kinh này. Đây là vị Phật thứ ba trong kiếp Hiền. Người thọ hai muôn tuổi, hai mươi năm đầu nói bài kệ này, sau mới nói rộng:

Khéo giữ gìn lời nói,
Tự tịnh ý chí mình
Thân chớ làm việc ác
Ba nghiệp được thanh tịnh
Nếu được hạnh như vậy
Là đạo đại tiên nhân.

Đây là do Phật Thích-ca Mâu-ni Như lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, trong mười hai năm đầu vì chúng tăng vô sự mà nói ra giới kinh nầy, từ đây về sau mới phân biệt nói rộng. Đây là lời Phật lược dạy, tức là lược nói phần chánh Tông. Tiếp độ hàng lợi căn không còn tái phạm. Sau vì có tội trọng mà Phật dừng lại không nói. Tức đem hai giáo rộng lược mà giáo phó cho đệ tử nói.

Các Tỳ-kheo tự có ưa thích pháp, thích làm Sa-môn, có hổ có thẹn, thích học giới này, thì nên học trong đây. Đây là phần lưu thông của lược giáo.

Người trí khéo giữ giới
Sẽ được ba điều vui
Danh dự và lợi dưỡng
Chết được sinh cõi trời
Phải xem chỗ như vậy
Hộ giới có trí tuệ
Liền được đạo bậc nhất.
Như Chư Phật quá khứ
Và Chư Phật vị lai
Chư Thế tôn hiện tại
Thắng được tất cả lo
Thảy đều tôn kính giới
Đây là pháp Chư Phật
Nếu có người vì mình.
Mong cầu được Phật đạo
Phải tôn trọng chánh pháp
Đây lời Chư Phật dạy
Bảy Đức Phật Thế tôn
Dứt trừ các kiết sử
Nói bảy giới kinh này.
Ràng buộc đều giải thoát
Ta nhập vào Niết-bàn.
Các hí luận dứt hẳn,
Vâng giữ lời Đại tiên
Thánh hiền khen ngợi giới
Việc làm của đệ tử.
Nhập Niết-bàn vắng lặng
Sinh khởi tâm đại bi
Nhóm các chúng Tỳ-kheo
Cùng dạy giới như vầy:
Chớ nói ta Niết-bàn
Mà không giữ tịnh hạnh
Nay Ta nói giới kinh
Cũng khéo nói Tỳ-ni
Tuy Ta nhập Niết-bàn
Phải xem như Thế tôn.
Kinh này ở đời lâu
Phật pháp được chói rạng
Vì cớ được chói sáng
Mà nhập vào Niết-bàn.
Nếu không giữ giới này.
Đúng vậy hành Bồ-tát
Thí như mặt trời lặn
Thế giới đều tối tăm
Phải giữ gìn giới này
Như trâu mao tiếc đuôi.
Hòa hợp ngồi một chỗ
Theo đúng lời Phật dạy.
Ta đã nói giới kinh
Chúng tăng Bồ-tát rồi
Nay Ta nói giới kinh
Các công đức nói được
Thí khắp cho chúng sinh
Đều được thành Phật đạo.

Văn nay do Tôn giả Pháp Hộ soạn ra, là hai giáo rộng lược, là lưu thông chung. Nay tôi chú thích mà không soạn ra, mong đem nghĩa sâu kín của luật học cho đời sau.

GIỚI BỔN TỨ PHẦN LUẬT TỲ KHEO HÀM CHÚ, QUYỂN HẠ (HẾT).

 

Pages: 1 2 3