THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 53

ƯU BA LY VẤN PHÁP (Tiếp Theo)

6. Hỏi Về Hai Pháp Bất Định

Hỏi: Nếu Ưu-bà-di nói lời đáng tin (tín ngữ) thấy Tỳ-kheo phạm việc dâm, tùy giới đã phá liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó hay không? Đáp: Nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Nên cho

Lại hỏi: Nếu có hai Ưu-bà-di nói lời đáng tin (tín ngữ), một người thấy Tỳ-kheo phạm việc dâm, một người thấy Tỳ-kheo trộm cắp, tùy giới đã phá liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời hai Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó hay không? Đáp: Nên theo lời hai Ưu-bà-di đáng tin này mà trị Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Nên cho

Lại hỏi: Nếu Ưu-bà-di nói lời đáng tin (tín ngữ) thấy Tỳ-kheo khi đi đường cùng người nữ làm việc dâm, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó hay không?

Đáp: Không nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Không nên cho, nên hỏi Ưu-bà-di đáng tin này: “Lúc đó còn có Ưu-bà-di đáng tin nào cùng thấy hay không?”, nếu đáp có thì nên hỏi người kia, nếu người kia cũng nói giống như lời Ưu-bà-di đáng tin thứ nhất thì nên theo như lời hai Ưu-bà-di này mà trị tội và cho Tỳ-kheo đó yết ma Thật tội tướng. Nếu người thứ hai nói không giống như lời của người thứ nhất, như nói: “Tôi chỉ thấy đứng ngồi làm việc dâm chứ không thấy đi”, lúc đó các Tỳ-kheo nên gạn hỏi lại Tỳ-kheo đó rồi như lời Tỳ-kheo đó nói mà trị tội.

Lại hỏi: Nếu Ưu-bà-di nói lời đáng tin (tín ngữ) thấy Tỳ-kheo cùng người nữ Sát-đế-lỵ làm việc dâm, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó hay không?

Đáp: Không nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Không nên cho, nên hỏi Ưu-bà-di đáng tin này: “Lúc đó còn có Ưu-bà-di đáng tin nào cùng thấy hay không?”, nếu đáp có thì nên hỏi người kia, nếu người kia cũng nói giống như lời Ưu-bà-di đáng tin thứ nhất thì nên theo như lời hai Ưu-bà-di này mà trị tội và cho Tỳ-kheo đó yết ma Thật tội tướng. Nếu người thứ hai nói không giống như lời của người thứ nhất, như nói: “Tôi chỉ thấy Tỳ-kheo làm việc dâm với người nữ Bà-la-môn, người nữ Tỳ xá, Thủ-đà-la; chứ không thấy với người nử Sát-đế-lỵ”, lúc đó các Tỳ-kheo nên gạn hỏi lại Tỳ-kheo đó rồi như lời Tỳ-kheo đó nói mà trị tội.

Lại hỏi: Nếu Ưu-bà-di nói lời đáng tin (tín ngữ) thấy Tỳ-kheo cùng người nữ sắc da trắng làm việc dâm, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó hay không?

Đáp: Không nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Không nên cho, nên hỏi Ưu-bà-di đáng tin này: “Lúc đó còn có Ưu-bà-di đáng tin nào cùng thấy hay không?”, nếu đáp có thì nên hỏi người kia, nếu người kia cũng nói giống như lời Ưu-bà-di đáng tin thứ nhất thì nên theo như lời hai Ưu-bà-di này mà trị tội và cho Tỳ-kheo đó yết ma Thật tội tướng. Nếu người thứ hai nói không giống như lời của người thứ nhất, như nói: “Tôi chỉ thấy Tỳ-kheo cùng người nữ sắc da đen, sắc da vàng làm việc dâm, chứ không thấy cùng người nữ sắc da trắng”, lúc đó các Tỳ-kheo nên gạn hỏi lại Tỳ-kheo đó rồi như lời Tỳ-kheo đó nói mà trị tội.

Lại hỏi: Nếu Ưu-bà-di nói lời đáng tin (tín ngữ) thấy Tỳ-kheo cùng người nữ cao lớn làm việc dâm, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó hay không?

Đáp: Không nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Không nên cho, nên hỏi Ưu-bà-di đáng tin này: “Lúc đó còn có Ưu-bà-di đáng tin nào cùng thấy hay không?”, nếu đáp có thì nên hỏi người kia, nếu người kia cũng nói giống như lời Ưu-bà-di đáng tin thứ nhất thì nên theo như lời hai Ưu-bà-di này mà trị tội và cho Tỳ-kheo đó yết ma Thật tội tướng. Nếu người thứ hai nói không giống như lời của người thứ nhất, như nói: “Tôi chỉ thấy Tỳ-kheo cùng người nữ lùn thấp, trung bình làm việc dâm, chứ không thấy cùng người nữ cao lớn”, lúc đó các Tỳ-kheo nên gạn hỏi lại Tỳ-kheo đó rồi như lời Tỳ-kheo đó nói mà trị tội.

Lại hỏi: Nếu Ưu-bà-di nói lời đáng tin (tín ngữ) thấy Tỳ-kheo cùng người nữ hành dâm nơi đường tiểu tiện, liền đến bạch các Tỳkheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳkheo đó hay không?

Đáp: Không nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Không nên cho, nên hỏi Ưu-bà-di đáng tin này: “Lúc đó còn có Ưu-bà-di đáng tin nào cùng thấy hay không?”, nếu đáp có thì nên hỏi người kia, nếu người kia cũng nói giống như lời Ưu-bà-di đáng tin thứ nhất thì nên theo như lời hai Ưu-bà-di này mà trị tội và cho Tỳ-kheo đó yết ma Thật tội tướng. Nếu người thứ hai nói không giống như lời của người thứ nhất, như nói: “Tôi chỉ thấy Tỳ-kheo cùng người nữ hành dâm nơi đường đại tiện và trong miệng, chứ không thấy cùng hành dâm nơi đường tiểu tiện”, lúc đó các Tỳ-kheo nên gạn hỏi lại Tỳ-kheo đó rồi như lời Tỳ-kheo đó nói mà trị tội.

Lại hỏi: Nếu Ưu-bà-di nói lời đáng tin (tín ngữ) thấy Tỳ-kheo cùng người nữ hành dâm nơi miệng, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó hay không?

Đáp: Không nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Không nên cho, nên hỏi Ưu-bà-di đáng tin này: “Lúc đó còn có Ưu-bà-di đáng tin nào cùng thấy hay không?”, nếu đáp có thì nên hỏi người kia, nếu người kia cũng nói giống như lời Ưu-bà-di đáng tin thứ nhất thì nên theo như lời hai Ưu-bà-di này mà trị tội và cho Tỳ-kheo đó yết ma Thật tội tướng. Nếu người thứ hai nói không giống như lời của người thứ nhất, như nói: “Tôi chỉ thấy Tỳ-kheo cùng người nữ hành dâm nơi đường đại tiểu tiện, chứ không thấy cùng người nữ hành dâm nơi miệng”, lúc đó các Tỳ-kheo nên gạn hỏi lại Tỳ-kheo đó rồi như lời Tỳ-kheo đó nói mà trị tội.

Lại hỏi: Nếu Ưu-bà-di đáng tin thấy Tỳ-kheo phi thời ăn thạch mật, cho là ăn thịt, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời của Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó không?

Đáp: Không nên

Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Nên gạn hỏi lại Tỳ-kheo này, nếu Tỳ-kheo nói là tôi không ăn thịt, mà là ăn thạch mật, thì nên nghe theo lời Tỳ-kheo này nói.

Lại hỏi: Nếu Ưu-bà-di đáng tin thấy Tỳ-kheo phi thời ăn tô, cho là ăn cháo lúa mạch, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời của Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó không?

Đáp: Không nên

Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Nên gạn hỏi lại Tỳ-kheo này, nếu Tỳ-kheo nói là tôi không ăn cháo lúa mạch, mà là ăn tô, thì nên nghe theo lời Tỳ-kheo này nói.

Lại hỏi: Nếu Ưu-bà-di đáng tin thấy Tỳ-kheo phi thời uống nước thạch mật, cho là ăn cháo, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời của Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó không?

Đáp: Không nên

Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Nên gạn hỏi lại Tỳ-kheo này, nếu Tỳ-kheo nói là tôi không ăn cháo, mà là uống nước thạch mật, thì nên nghe theo lời Tỳ-kheo này nói.

Lại hỏi: Nếu Ưu-bà-di đáng tin thấy Tỳ-kheo xuất tinh ở giữa đùi với người nữ, cho là đang hành dâm dục, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời của Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳkheo đó không?

Đáp: Không nên

Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Nên gạn hỏi lại Tỳ-kheo này, nếu Tỳ-kheo nói là tôi không phạm chánh dâm, mà là xuất tinh ở giữa đùi, thì nên nghe theo lời Tỳkheo này nói.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo cùng người nữ đi đường, có hai Ưu-bà-di đáng tin đi phía sau, một người thấy Tỳ-kheo xúc chạm thân người nữ, cho là hành dâm, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời của Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó không?

Đáp: Không nên, nên hỏi lại người thứ hai, nếu nói trái ngược nhau thì không nên tin theo lời kia nói

Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Nên gạn hỏi lại Tỳ-kheo này và nghe theo lời Tỳ-kheo này tự thú.

Lại hỏi: Nếu Ưu-bà-di nói lời đáng tin (tín ngữ) thấy Tỳ-kheo phạm giới nào trong bốn phẩm giới sau, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó hay không?

Đáp: Nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Nên cho.

Lại hỏi: Nếu hai Ưu-bà-di nói lời đáng tin (tín ngữ), một người thấy Tỳ-kheo xuất tinh, một người thấy Tỳ-kheo xúc chạm thân người nữ, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó hay không?

Đáp: Nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Nên cho.

Lại hỏi: Nếu Ưu-bà-di nói lời đáng tin (tín ngữ) thấy Tỳ-kheo khi đi cố ý xuất tinh, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó hay không? Đáp: Không nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Không nên cho, nên hỏi Ưu-bà-di đáng tin này: “Lúc đó còn có Ưu-bà-di đáng tin nào cùng thấy hay không?”, nếu đáp có thì nên hỏi người kia, nếu người kia cũng nói giống như lời Ưu-bà-di đáng tin thứ nhất thì nên theo như lời hai Ưu-bà-di này mà trị tội và cho Tỳ-kheo đó yết ma Thật tội tướng. Nếu người thứ hai nói không giống như lời của người thứ nhất, như nói: “Tôi chỉ thấy khi đứng ngồi xuất tinh, chứ không thấy khi đi”, lúc đó các Tỳ-kheo nên gạn hỏi lại Tỳ-kheo đó rồi như lời Tỳ-kheo đó nói mà trị tội.

Lại hỏi: Nếu Ưu-bà-di nói lời đáng tin (tín ngữ) thấy Tỳ-kheo xúc chạm thân người nữ Sát-đế-lỵ, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳkheo có nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó hay không?

Đáp: Không nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Không nên cho, nên hỏi Ưu-bà-di đáng tin này: “Lúc đó còn có Ưu-bà-di đáng tin nào cùng thấy hay không?”, nếu đáp có thì nên hỏi người kia, nếu người kia cũng nói giống như lời Ưu-bà-di đáng tin thứ nhất thì nên theo như lời hai Ưu-bà-di này mà trị tội và cho Tỳkheo đó yết ma Thật tội tướng. Nếu người thứ hai nói không giống như lời của người thứ nhất, như nói: “Tôi chỉ thấy Tỳ-kheo xúc chạm người nữ Bà-la-môn, Tỳ xá, Thủ-đà-la, chứ không thấy xúc chạm người nữ Sát-đế-lỵ”, lúc đó các Tỳ-kheo nên gạn hỏi lại Tỳ-kheo đó rồi như lời Tỳ-kheo đó nói mà trị tội.

Lại hỏi: Nếu Ưu-bà-di nói lời đáng tin (tín ngữ) thấy Tỳ-kheo xúc chạm người nữ da trắng, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó hay không?

Đáp: Không nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị.

Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Không nên cho, nên hỏi Ưu-bà-di đáng tin này: “Lúc đó còn có Ưu-bà-di đáng tin nào cùng thấy hay không?”, nếu đáp có thì nên hỏi người kia, nếu người kia cũng nói giống như lời Ưu-bà-di đáng tin thứ nhất thì nên theo như lời hai Ưu-bà-di này mà trị tội và cho Tỳ-kheo đó yết ma Thật tội tướng. Nếu người thứ hai nói không giống như lời của người thứ nhất, như nói: “Tôi chỉ thấy Tỳ-kheo xúc chạm người nữ da đen, da vàng; chứ không thấy xúc chạm người nữ da trắng”, lúc đó các Tỳ-kheo nên gạn hỏi lại Tỳ-kheo đó rồi như lời Tỳ-kheo đó nói mà trị tội.

Lại hỏi: Nếu Ưu-bà-di nói lời đáng tin (tín ngữ) thấy Tỳ-kheo xúc chạm thân người nữ cao lớn, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó hay không? Đáp: Không nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Không nên cho, nên hỏi Ưu-bà-di đáng tin này: “Lúc đó còn có Ưu-bà-di đáng tin nào cùng thấy hay không?”, nếu đáp có thì nên hỏi người kia, nếu người kia cũng nói giống như lời Ưu-bà-di đáng tin thứ nhất thì nên theo như lời hai Ưu-bà-di này mà trị tội và cho Tỳ-kheo đó yết ma Thật tội tướng. Nếu người thứ hai nói không giống như lời của người thứ nhất, như nói: “Tôi chỉ thấy Tỳ-kheo xúc chạm người nữ lùn thấp, trung bình; chứ không thấy xúc chạm người nữ cao lớn”, lúc đó các Tỳ-kheo nên gạn hỏi lại Tỳ-kheo đó rồi như lời Tỳ-kheo đó nói mà trị tội.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo cùng người nữ đi trên đường, có hai Ưu-bàdi đi phía sau, một người thấy Tỳ-kheo khi đi xúc chạm thân người nữ, liền đến bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo có nên theo lời Ưu-bà-di đáng tin này mà trị tội Tỳ-kheo đó hay không?

Đáp: Không nên tin theo lời người này, nên hỏi lại người thứ hai, nếu nói trái ngược nhau thì không nên nghe theo

Lại hỏi: Có nên cho yết ma Thật tội tướng không?

Đáp: Không nên cho, nên gạn hỏi Tỳ-kheo rồi theo lời Tỳ-kheo đó tự nói mà trị.

7. Hỏi Về Ba Mươi Pháp Xả Đọa

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo có nhiều y phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề hoặc bị cháy, bị mục nát, hư hoại hoặc bị trùng cắn, thì nên xả hay không?

Đáp: Không nên xả, Tỳ-kheo này chỉ nên như pháp diệt tội.

Lại hỏi: Nếu có đoạn vải dư rách thì nên xả hay không?

Đáp: Không nên xả, chỉ nên như pháp diệt tội.

Lại hỏi: Nếu y có chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp; y như vậy có nên xả hay không?

Đáp: Không nên xả.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo được y dư năm ngày thì bị điên cuồng, tâm loạn, tâm bịnh hoại thì nên tính số mười ngày như thế nào?, đáp là tính từ ngày được tự tâm (hết bịnh)

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo chứa y dư trọn đời mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu được y dư chưa đủ mười ngày liền qua đời.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo chứa y dư quá mười ngày một đêm hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo vẫn còn hy vọng được y, ngày thứ mười được y mà không đem cho người, không tác tịnh và không thọ trì, qua đến ngày thứ mười một, khi trời sáng là quá mười ngày một đêm.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo thọ y của chúng tăng mà lìa y ngủ đêm thì nên xả hay không?

Đáp: Không nên xả, chỉ nên như pháp diệt tội.

Lại hỏi: Nếu y ở trong giới, Tỳ-kheo ở ngoài giới đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo này có phạm lìa y ngủ đêm hay không?, đáp là phạm lìa y ngủ đêm.

Lại hỏi: Nếu y ở dưới đất, Tỳ-kheo ở trên cao đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo này có phạm lìa y ngủ đêm hay không?

Đáp là phạm lìa y ngủ đêm.

Lại hỏi: Nếu y ở trên cao, Tỳ-kheo ở dưới đất đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo này có phạm lìa y ngủ đêm hay không?, đáp là phạm lìa y ngủ đêm.

Lại hỏi: Nếu chưa tác pháp yết ma không lìa y thì cách gần xa khoảng bao nhiêu thì gọi là không lìa y?

Đáp: Từ tường vách, hàng rào trở lại là Tỳ-kheo không lìa ba y, dữ học Sa-di (học hối Sa-di) không lìa ba y; Tỳ-kheo-ni không lìa năm y và dữ học Sa-di-ni (học hối Sa-di-ni) không lìa năm y.

Lại hỏi: Được một tháng để cắt may y, sao gọi là được một tháng để cắt may y cho đến một tháng được chứa?

Đáp: Tác tịnh y

Lại hỏi: Lượng y lớn nhỏ là bao nhiêu?

Đáp: Cho đến che được ba phần thân. Nếu y có chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh thì gọi là y bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp. Y như vậy không được chứa cho đến một tháng.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nhờ Tỳ-kheo-ni không phải bà con giặt nhuộm đập y cũ mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo tự có giặt trước một ít rồi nhờ giặt lại, tự có nhuộm trước một ít rồi nhờ nhuộm lại, tự có đập trước một ít rồi nhờ đập lại. Nếu giặt không gọi là giặt thì bằng với không giặt, phạm Đột-kiếtla; nếu nhuộm không gọi là nhuộm thì bằng với không nhuộm, phạm Đột-kiết-la; nếu đập không gọi là đập thì bằng với không đập, phạm Đột-kiết-la. Nếu lần lượt nhờ giặt, hoặc sai sứ, viết thư, hiện tướng hoặc vì người khác, hoặc y của chúng tăng hoặc y phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, hoặc y tác tịnh thì đều phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo mặc y sạch vào nhà bạch y mà lại phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo mặc y sạch vào nhà bạch y mà dính phải phân bò hay bùn rồi nhờ Tỳ-kheo-ni không phải bà con giặt giùm thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Nếu y có chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp, thì Tỳkheo này phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo nhờ Tỳ-kheo-ni không phải bà con giặt y cũ mà Tỳ-kheo-ni lại chuyển căn thành Tỳ-kheo thì phạm Đột-kiết-la; nếu Tỳ-kheo nhờ Tỳ-kheo-ni không phải bà con giặt y cũ mà Tỳ-kheo chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nhờ Tỳ-kheo-ni không phải bà con giặt nhuộm đập y cũ mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc nhờ Tỳ-kheoni không phải bà con giặt nhuộm đập y cũ mà lại phạm Ni-tát-kỳ Badật-đề hay không?

Đáp: Có, đó là Dữ học Sa-di (tức là Sa-di học hối)

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đến cư sĩ, vợ cư sĩ không phài bà con xin y mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không? Đáp: Có, nếu cư sĩ là bất năng nam, vợ cư sĩ là bất năng nữ hoặc cư sĩ là người có hai căn, vợ cư sĩ là người có hai đường hợp một; Tỳ-kheo đến những người này xin y thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc đến cư sĩ, vợ cư sĩ không phải bà con xin y mà lại phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, đó là dữ học Sa-di (học hối Sa-di). Nếu y có chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp; Tỳ-kheo xin những y này thì phạm Đột-kiết-la, xin lông mịn cũng Đột-kiết-la, xin tơ sợi cũng Đột-kiết-la. Nếu là người chưa thọ giới cụ túc đến cư sĩ không phải bà con xin, được y thì phạm Đột-kiết-la; khi thọ giới cụ túc chưa xong xin mà được y cũng phạm Đột-kiết-la; khi thọ giới cụ túc xong xin mà được y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Nếu Tỳ-kheo đến cư sĩ, vợ cư sĩ không phải bà con xin y mà chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo-ni được y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Nếu Tỳ-kheo-ni đến cư sĩ, vợ cư sĩ không phải bà con xin y mà chuyển căn thành Tỳ-kheo, Tỳ-kheo được y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đối với người không phải bà con mà khởi tưởng là bà con để xin mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo vì lo liệu giá tiền y, Tỳ-kheo khởi tưởng là bà con để xin, được y thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo-ni, Thứcxoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni vì lo liệu giá tiền y; Tỳ-kheo khởi tưởng là bà con để xin, được y thì phạm Đột-kiết-la. Nếu nhiều cư sĩ vì lo liệu giá tiền y, Tỳ-kheo khởi tưởng là bà con để xin, được y thì phạm Đột-kiết-la. Nếu là người chưa thọ giới cụ túc đến cư sĩ không phải bà con để xin, được y thì phạm Đột-kiết-la; khi thọ giới cụ túc chưa xong mà được y cũng phạm Đột-kiết-la; khi thọ giới cụ túc xong đến cư sĩ không phải bà con để xin, được y thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề; nếu khởi tưởng là bà con để xin, được y thì phạm Đột-kiết-la. Nếu giá tiền y thuộc về phi nhân như trời rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Calầu-la…; hoặc thuộc người trước đã phá giới, tặc trụ, người trước nay vốn là bạch y, người bị tẫn, người phạm Bất cọng trụ, người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại và các ngoại đạo khởi tưởng là bà con để xin thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo xin y hoài cho đến quá sáu lần mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu giá tiền y thuộc về người mà gởi ở bên các phi nhân như trời, rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la…, đến xin hoài cho đến quá sáu lần thì phạm Đột-kiết-la. Nếu giá tiền y thuộc về phi nhân như trời rồng, Dạ-xoa… mà gởi ở bên người, đến xin hoài cho đến quá sáu lần thì phạm Đột-kiết-la. Nếu giá tiền y thuộc ngoại đạo mà gởi ở bên người, đến xin hoài quá sáu lần cũng phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dùng Kiều thi da làm phu cụ mới mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu Kiều thi da mục hoặc là Kiếp bối, hoặc là Bát thạch lộ mộ, hoặc là Đột đột lộ, hoặc chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp, thì phạm Đột-kiếtla. Nếu phu cụ làm giảm bớt kích lượng thì phạm Đột-kiết-la; nếu làm bằng lượng y của Phật thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dùng lông dê thuần đen làm phu cụ mới mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu lông dê mục hoặc chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp, thì phạm Đột-kiết-la. Nếu phu cụ làm giảm bớt kích lượng thì phạm Độtkiết-la; nếu làm bằng lượng y của Phật thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dùng hai phần lông dê thuần đen, ba phần lông dê trắng và bốn phần lông dê xấu để làm phu cụ mới mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp thì phạm Đột-kiếtla. Nếu phu cụ làm giảm bớt kích lượng thì phạm Đột-kiết-la; nếu làm bằng lượng y của Phật thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo trong sáu năm xả phu cụ cũ hoặc không xả mà làm phu cụ mới, lại không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu có người làm trước nhưng chưa thành, Tỳ-kheo làm tiếp cho thành thì phạm Đột-kiết-la; nếu làm chưa xong liền phản giới hoàn tục thì phạm Đột-kiết-la. Nếu chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo mang lông dê đen đi quá ba do tuần mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu mang bay qua thì không phạm, hoặc cho hóa nhân mang qua thì phạm Đột-kiết-la, nếu Tỳ-kheo biết là hóa nhân thì không phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nhờ Tỳ-kheo-ni không phải bà con giặt nhuộm và đập lông dê mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo tự có giặt trước một ít rồi nhờ giặt lại, tự có nhuộm trước một ít rồi nhờ nhuộm lại, tự có đập trước một ít rồi nhờ đập lại. Nếu giặt không gọi là giặt thì bằng với không giặt, phạm Đột-kiếtla; nếu nhuộm không gọi là nhuộm thì bằng với không nhuộm, phạm Đột-kiết-la; nếu đập không gọi là đập thì bằng với không đập, phạm Đột-kiết-la. Nếu lần lượt nhờ giặt, hoặc sai sứ, viết thư, hiện tướng hoặc vì người khác, hoặc là lông dê của chúng tăng hoặc là lông dê phạm Nitát-kỳ Ba-dật-đề, hoặc là lông dê đã tác tịnh thì đều phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tự tay lấy tiền mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu lấy tợ tiền thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tự tay lấy tiền mua bán đủ thứ mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu lấy tợ tiền mua bán thì phạm Đột-kiết-la; cùng các phi nhân như trời rồng, Dạ-xoa… mua bán thì phạm Đột-kiết-la; cùng người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại hoặc bà con mua bán thì phạm Đột-kiết-la. Nếu là người chưa thọ giới cụ túc mua bán và được thì phạm Đột-kiết-la; khi thọ giới cụ túc chưa xong mà được cũng phạm Đột-kiết-la; khi thọ giới cụ túc xong mà được thì phạm Ni-tát-kỳ Badật-đề; nếu người thọ giới cụ túc mua bán và được thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, tất cả trường hợp mua bán khác cũng như vậy.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo chứa bát dư trọn đời mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu được bát dư chưa đủ mười ngày liền qua đời.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo được bát dư năm ngày thì bị điên cuồng, tâm loạn, tâm bịnh hoại thì nên tính số mười ngày như thế nào?

Đáp là tính từ ngày được tự tâm (hết bịnh).

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo chứa lâu bát dư mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu người khác mang bát đến cho, nhưng đã rất lâu mới đến được.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo chứa bát dư quá một đêm mà phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo ngay ngày được bát dư liền chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo-ni chứa bát dư mười đêm mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni ngay ngày được bát dư liền chuyển căn thành Tỳ-kheo.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo có nhiều bát phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, tất cả bát này nên ở trong Tăng hành bát phải không?

Đáp: Không nên, chỉ một bát ở trong Tăng hành bát mà thôi, những bát còn lại tùy ý cho người quen biết.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo có bát chưa tới năm lằn răng nứt, cầu xin bát mới mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu xin bát mới là bát sành, bát sắt trắng hoặc sai sứ, viết thư, hiện tướng, hoặc xin bát cho người khác thì phạm Đột-kiết-la. Nếu theo ngoại đạo xin bát cũng phạm Đột-kiết-la; nếu bát chưa tới năm lằn răng nứt mà dùng vật của mình để mua đổi bát khác thì phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo xin tơ mịn, lông mịn thì phạm tội gì?, đáp là Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo xin tơ rồi bảo thợ dệt không phải bà con dệt thành y mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu y có chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp, thì phạm Đột-kiếtla.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nơi người không phải bà con khởi tưởng là đồng ý mà khuyên hùn tiền mua y, lại không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu cư sĩ là bất năng nam hoặc người có hai căn và vợ cư sĩ là bất năng nữ hoặc là người có hai đường hợp một, khởi tưởng là đồng ý mà khuyên hùn tiền mua y thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cho Tỳ-kheo khác y rồi, sau vì tức giận đoạt lấy lại mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo thọ pháp đem y cho Tỳ-kheo không thọ pháp hoặc Tỳ-kheo không thọ pháp đem y cho Tỳ-kheo thọ pháp, sau đó vì tức giận đoạt lấy lại thì phạm Đột-kiết-la. Nếu y có chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp, đoạt lấy lại thì phạm Đột-kiết-la. Nếu đem y cho người trước đã phá giới hoặc tặc trụ hoặc ngướn trước nay vốn là bạch y, sau tức giận đoạt lấy lại thì phạm Đột-kiết-la. Nếu y này làm giảm bớt kích lượng, tức giận đoạt lấy lại thì phạm Đột-kiết-la; nếu làm bằng lượng y của Phật, tức giận đoạt lấy lại thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo đem y cho Tỳ-kheo mà Tỳ-kheo này chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni, đoạt lấy y lại thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo đem y cho Tỳ-kheo rồi chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo-ni này đoạt lấy y lại từ Tỳ-kheo thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Thọ y Ca-hi-na xong, nhằm vào tháng thuần thì người thọ y Ca-hi-na nên làm gì?

Đáp: Nên theo số an cư.

Lại hỏi: Thọ y Ca-hi-na có nên như bố tát mà làm yết ma không?

Đáp là nên làm.

Lại hỏi: Thọ y Ca-hi-na xong có nên làm yết ma xả không?

Đáp là nên làm.

Lại hỏi: Khi nào thọ y Ca-hi-na?

Đáp: Vào cuối tháng của tháng cuối hạ.

Lại hỏi: Khi nào nên xả?

Đáp: Từ cuối tháng của tháng cuối hạ cho đến hết bốn tháng đông nên xả.

Lại hỏi: Y cấp thí có được làm thời y hay không?

Đáp: Được, nếu y có chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp, thì không nên đình lại để làm thời y.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo trong ba y lìa một y ngủ đêm mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu hậu an cư chưa đủ (ba tháng hậu an cư) hoặc Tỳkheo A-lan-nhã, trong ba y nếu để lại một y trong phòng thuộc nội giới, có chút nhân duyên ra ngoài giới nói rằng sẽ trở về đây ngủ; nhưng lại có nhân duyên khác không thể trở về kịp, nên ngủ lại đêm ở ngoài giới cho đến sáng hôm sau thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: qua hết mùa xuân một tháng, có trường hợp Tỳ-kheo xin áo tắm mưa chứa quá nữa tháng mà không phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu y có chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp, thì phạm Đột-kiếtla.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo xin y hoặc vật từ mẹ mà phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu mẹ làm y hoặc vật cúng cho chúng Tăng, Tỳ-kheo hồi chuyển đem về cho mình thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề; nếu lấy vật này từ ngoài giới thì phạm Đột-kiết-la; nếu hai, ba, bốn lần lấy với tâm trộm cắp thì theo như pháp mà kết phạm.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo phi thời thọ mía, phi thời ép, phi thời lượt, phi thời thọ thì phi thời được dùng không?

Đáp: Không được.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo trong thời thọ mía, phi thời ép, phi thời lượt, phi thời thọ thì phi thời được dùng không?

Đáp: Không được.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo trong thời thọ mía, trong thời ép, phi thời lượt, phi thời thọ thì phi thời được dùng không?

Đáp: Không được.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo trong thời thọ mía, trong thời ép, trong thời lượt, phi thời thọ thì phi thời được dùng không?

Đáp: Không được.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo trong thời thọ mía, trong thời ép, trong thời lượt, trong thời thọ thì phi thời được dùng không?

Đáp: Được, nếu tất cả thời đều tịnh thì được dùng. Lạc và hồ ma cũng như vậy.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo phi thời thọ thịt, phi thời nấu, phi thời ép, phi thời lượt, phi thời thọ thì phi thời được dùng không?

Đáp: Không được, nếu tất cả thời đều tịnh thì được dùng.

Lại hỏi: Ngay ngày thọ thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược, để hòa hợp cùng một chỗ thì có được dùng không?

Đáp: Vì hiệu lực của thời dược là chỉ được dùng trong thời, phi thời không được dùng.

Lại hỏi: Ngay ngày thọ thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược, để hòa hợp cùng một chỗ thì có được dùng không?

Đáp: Vì hiệu lực của thời phần dược là chỉ được dùng trong thời phần, qua thời phần thì không được dùng.

Lại hỏi: Ngay ngày thọ thất nhật dược và tận hình dược, để hòa hợp cùng một chỗ thì có được dùng không?

Đáp: Vì hiệu lực của thất nhật dược là chỉ được dùng trong vòng bảy ngày, qua bảy ngày thì không được dùng. Tận hình dược thì trọn đời được tùy ý dùng.

Lại hỏi: Hôm qua thọ thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược, để hòa hợp cùng một chỗ có được lấy dùng không?, đáp là không được.

Lại hỏi: Hôm qua thọ thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược, để hòa hợp cùng một chỗ có được lấy dùng không?

Đáp là không được.

Lại hỏi: Hôm qua thọ thất nhật dược và tận hình dược, để hòa hợp cùng một chỗ có được lấy dùng không?, đáp là không được.

Lại hỏi: Bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược để cách đêm có được lấy dùng không?, đáp là không được.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo tự lấy trước rồi mới thọ từ tịnh nhân thì có được dùng không?

Đáp là không được.

Lại hỏi: Bốn loại dược trên từ tay thọ, miệng thọ, Tỳ-kheo không bịnh có được dùng không?

Đáp: Không được, nếu là Tỳ-kheo bịnh thì được dùng.

8. Hỏi Về Việc Trong Ba-Dật-Đề

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo mặc hình phục của Phạm chí đi trên đường thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Nếu mặc hình phục của đại Tần, An tức bạc, đại hình

phục của Khư lợi ba la thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm Đột-kiết-la, mặc những hình phục như thế đều phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Có người hỏi Tỳ-kheo có thấy người cầm dù di không, Tỳ-kheo đáp là không thấy, vì duyên nhìn nơi chân nên nói không thấy, thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm Đột-kiết-la, cho đến cầm quạt, đi giày da, đeo xuyến ngọc, đeo anh lạc, đi xe, đi kiệu… cũng đều như vậy.

Lại hỏi: Có người hỏi Tỳ-kheo: “Thầy là ai”, đáp là Tỳ-kheo-ni thì có phản giới không?

Đáp; không có phản giới nhưng phạm Ba-dật-đề cố ý vọng ngữ. Nếu nói tôi là Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, bạch y, ngoại đạo… cho đến nói là trời, rồng, Dạ-xoa… cũng không phản giới, nhưng phạm Ba-dật-đề .

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo dùng thiên nhãn thấy, dùng thiên nhĩ nghe biết tội của tỳ-kheo khác, không xin phép cử tội mà liền nói tội ra thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm Đột-kiết-la

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo ở trước chúng tăng phá giới thì có nên cử tội không?

Đáp: Tùy cử tội được thì cử.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo chê bai chỉ trích Tỳ-kheo khác mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc chê bai chỉ trích Tỳ-kheo khác mà lại phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, đó là Dữ học Sa-di (tức là Sa-di học hối). Nếu viết thư, sai sứ hay hiện tướng hay lần lượt chê bai chỉ trích thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo chê bai chỉ trích Tỳ-kheo thì phạm Ba-dật-đề; chê bai chỉ trích Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo-ni chê bai chỉ trích Tỳ-kheo-ni thì phạm Ba-dật-đề; chê bai chỉ trích Tỳ-kheo, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni thì phạm Độtkiết-la. Nếu Thức-xoa-ma-na chê bai chỉ trích Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Sa-di chê bai chỉ trích Sa-di, Sa-di-ni, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Sa-di-ni chê bai chỉ trích Sa-di-ni, Tỳ-kheo, Tỳkheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di đều phạm Đột-kiết-la.

Lại nữa, nếu Tỳ-kheo nói lưỡi hai chiều gièm phA-tỳ-kheo thì phạm Ba-dật-đề; nói lưỡi hai chiều gièm phA-tỳ-kheo-ni, Thức-xoama-na, Sa-di, Sa-di-ni thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo-ni nói lưỡi hai chiều gièm phA-tỳ-kheo-ni thì phạm Ba-dật-đề; nói lưỡi hai chiều gièm phA-tỳ-kheo, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni thì phạm Đột-kiếtla. Nếu Thức-xoa-ma-na nói lưỡi hai chiều gièm pha Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Sa-di nói lưỡi hai chiều gièm pha Sa-di, Sa-di-ni, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thứcxoa-ma-na đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Sa-di-ni nói lưỡi hai chiều gièm pha Sa-di-ni, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo ở trong giới nói hai lưỡi gièm phA-tỳ-kheo ở ngoài giới thì phạm Đột-kiết-la; Tỳ-kheo ở ngoài giới nói hai lưỡi gièm phA-tỳ-kheo ở trong giới, hoặc ở dưới đất nói hai lưỡi gièm phAtỳ-kheo ở trên, hoặc ở trên nói hai lưỡi gièm phA-tỳ-kheo ở dưới đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo ở trong giới hoặc đứng, ngồi, nằm nói hai lưỡi gièm phA-tỳ-kheo ở trong giới thì phạm Ba-dật-đề. Nếu viết thư, sai sứ hay hiện tướng hay lần lượt nói hai lưỡi gièm pha thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Nếu sự việc đã được như pháp diệt tránh rồi, có trường hợp Tỳ-kheo phát khởi trở lại mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu việc của tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni, hoặc việc của tỳkheo và Thức-xoa-ma-na, hoặc việc của tỳ-kheo và Sa-di, hoặc việc của tỳ-kheo và Sa-di-ni đã được như pháp diệt tránh rồi, Tỳ-kheo phát khởi trở lại thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp việc đã như pháp diệt tránh rồi, Tỳ-kheo phát khởi trở lại mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y.

Lại hỏi: Có trường hợp việc đã như pháp diệt tránh rồi, người không thọ giới cụ túc phát khởi trở lại mà phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, đó là Dữ học Sa-di (tức là Sa-di học hối). Nếu viết thư, sai sứ hay hiện tướng hay lần lượt phát khởi trở lại sự việc đã như pháp diệt tránh rồi, thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, Tỳ-kheo ở trước tịnh nhân bất năng nam nói pháp cho người nữ quá năm, sáu lời thì phạm Đột-kiết-la. Sao gọi là tịnh nhân bất năng nam?

Đáp: Đó là người bất động, nếu ở trước tịnh nhân vô tri hay đang ngủ, nói pháp cho người nữ quá năm, sáu lời thì phạm Đột-kiết-la. Nếu viết thư, sai sứ hay hiện tướng hay lần lượt nói pháp cho người nữ quá năm, sáu lời thì phạm Đột-kiết-la. Nếu người nữ tịnh, người nam bất tịnh hoặc người nam tịnh, người nữ bất tịnh, hoặc cả hai đều bất tịnh; nếu không có người làm tịnh (tịnh nhân)mà Tỳ-kheo nói pháp cho người nữ nghe quá năm, sáu lời thì phạm Đột-kiết-la; nếu có bất năng nam-làm tịnh, Tỳ-kheo nói pháp cho người nữ nghe quá năm, sáu lời thì phạm Đột-kiết-la; nếu có bất năng nữ làm tịnh, Tỳ-kheo nói pháp cho người nữ nghe quá năm, sáu lời thì phạm Đột-kiết-la; nếu không có người làm tịnh (tịnh nhân)mà Tỳ-kheo nói pháp cho người nữ có hai căn, hoặc có hai đường hợp một, nghe quá năm, sáu lời thì phạm Độtkiết-la. Tỳ-kheo ở trước tịnh nhân câm hoặc điếc hoặc câm ngọng; hoặc là trời, rồng, Dạ-xoa… nói pháp cho người nữ quá năm, sáu lời thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dạy cho người chưa thọ giới cụ túc tán tụng mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu dạy cho trời rồng, Dạ-xoa… các phi nhân tán tụng thì phạm Đột-kiết-la; nếu dạy cho người nói cà lăm thì phạm Đột-kiết-la; ở chỗ một mình tụng thì phạm Đột-kiết-la. một mình tưởng không phải là một mình, không phải một mình tưởng là một mình, hoặc dùng ngôn ngữ ở trong nước dạy cho người ở nơi biên địa tán tụng mà người ở biên địa không hiểu được; hoặc dùng ngôn ngữ của người ở biên địa dạy cho người ở trong nước tán tụng mà người ở trong nước không hiểu được; hoặc dạy cho người câm, người điếc, hoặc người câm điếc; hoặc viết thư, sai sứ, hiện tướng, hoặc dạy cho người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại tán tụng thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc dạy cho người chưa thọ cụ túc tán tụng mà phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, đó là dữ học Sa-di (Sa-di học hối), nếu Sa-di học hối dạy cho người câm, người điếc, hoặc người câm điếc tán tụng thì phạm Đột-kiết-la; hoặc dạy cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni tán tụng thì phạm Độtkiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ở trước người chưa thọ giới cụ túc nói được pháp hơn người, nói là tôi biết như vậy, thấy như vậy, mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu ở trước trời, rồng, Dạ-xoa… các phi nhân nói được pháp hơn người thì phạm Đột-kiết-la. Nếu ở chỗ một mình nói thật được pháp hơn người thì phạm Đột-kiết-la. một mình tưởng không phải là một mình, không phải một mình tưởng là một mình, hoặc dùng ngôn ngữ ở trong nước nói cho người ở nơi biên địa mà người ở biên địa không hiểu được; hoặc dùng ngôn ngữ của người ở biên địa nói cho người ở trong nước mà người ở trong nước không hiểu được; hoặc ở trước người câm, người điếc, hoặc người câm điếc; hoặc viết thư, sai sứ, hiện tướng, hoặc ở trước người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, nói thật được pháp hơn người thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đem tội thô của tỳ-kheo khác nói cho người chưa thọ giới cụ túc nghe mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo đem tội thô của tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-mana, Sa-di, Sa-di-ni, nói cho người chưa thọ giới cụ túc nghe thì phạm Đột-kiết-la. Nếu đem tội thô của tỳ-kheo nói cho các phi nhân như trời, rồng, Dạ-xoa… nghe thì phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc đem tội thô của tỳ-kheo nói cho người chưa thọ giới cụ túc mà phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, đó là dữ học Sa-di (Sa-di học hối). Nếu ở trong giới nói cho người ở ngoài giới thì phạm Đột-kiết-la; hoặc ở ngoài giới nói cho người ở trong giới, hoặc ở dưới đất nói cho người ở trên, hoặc ở trên nói cho người ở dưới đều phạm Đột-kiết-la. Nếu ở trong giới hoặc đứng, ngồi, nằm nói cho người ở trong giới thì phạm Ba-dật-đề .

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo trước đã đồng tâm cho, sau lại nói rằng: “Các thầy tùy người quen biết, hồi chuyển vật Tăng đem cho”, mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu vật thí này thuộc Tỳ-kheo-ni tăng, mà nói lời này thì phạm Đột-kiết-la. Nếu viết thư, sai sứ hay hiện tướng hay lần lượt nói lời này thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo khi nghe thuyết giới nói rằng: “Cần gì nói những giới vụn vặt này, khiến cho các Tỳ-kheo sanh tâm nghi hối, phiền não ưu sầu không vui rồi phản giới”, nói lời khinh chê giới như vậy mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu ở chỗ một mình khinh chê giới thì phạm Đột-kiết-la. một mình tưởng không phải là một mình, không phải một mình tưởng là một mình, hoặc dùng ngôn ngữ ở trong nước ở trước người ở nơi biên địa khinh chê giới mà người ở biên địa không hiểu được; hoặc dùng ngôn ngữ của người ở biên địa ở trước người ở trong nước khinh chê giới mà người ở trong nước không hiểu được; hoặc ở người câm, người điếc, hoặc người câm điếc; hoặc viết thư, sai sứ, hiện tướng, hoặc ở người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại khinh chê giới thì phạm Đột-kiếtla. Nếu viết thư, sai sứ hay hiện tướng hay lần lượt khinh chê giới thì phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo lấy đất phủ lên rau cỏ tươi làm cho cỏ chết thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm Ba-dật-đề, nếu ăn quả nuốt hột thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói với người khác rằng: “Hãy lay cây cho rụng trái xuống”, thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm Ba-dật-đề

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nói với người khác rằng: “Hãy lay cây cho rụng trái xuống”, mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu viết thư, sai sứ hay hiện tướng hay lần lượt nói thì phạm Đột-kiết-la; nếu hái nấm trên đất thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc nói với người khác rằng: “Hãy lay cây cho rụng trái xuống”, mà phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, đó là dữ học Sa-di (Sa-di học hối)

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm chết cỏ cây mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu hiện tướng thì phạm Đột-kiết-la, nếu khi bay qua làm chúng chết thì không phạm.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Hãy chặt phá cây này”, thì phạm tội gì?, đáp là phạm Ba-dật-đề

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo đem bỏ hạt giống trong nước sôi hay dưới ánh mặt trời hay trong lửa thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm Đột-kiết-la

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm chết cỏ cây mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc làm chết cỏ cây mà phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, đó là dữ học Sa-di (Sa-di học hối), nếu vớt lấy bèo nổi trên mặt nước thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tức giận khinh trách mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu tức giận khinh trách các phi nhân như trời, rồng, Dạxoa… thì phạm Đột-kiết-la; hoặc người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y thì phạm Đột-kiết-la. Nếu ở chỗ một mình tức giận khinh trách thì phạm Đột-kiết-la. một mình tưởng không phải là một mình, không phải một mình tưởng là một mình, hoặc dùng ngôn ngữ ở trong nước khinh trách người ở nơi biên địa mà người ở biên địa không hiểu được; hoặc dùng ngôn ngữ của người ở biên địa khinh trách người ở trong nước mà người ở trong nước không hiểu được; hoặc khinh trách người câm, người điếc, hoặc người câm điếc; hoặc viết thư, sai sứ, hiện tướng, hoặc khinh trách người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại thì phạm Đột-kiết-la; hoặc tức giận khinh trách người tánh thiện thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo không theo lời hỏi mà đáp, làm xúc não người khác mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu không theo lời hỏi mà đáp, làm xúc não người câm, người điếc, hoặc người câm điếc thì phạm Đột-kiết-la. Trừ trường hợp trong duyên khởi của giới, những trường hợp khác không theo lời hỏi mà đáp, làm xúc não người khác thì phạm Đột-kiết-la. Nếu ở chỗ một mình, một mình tưởng không phải là một mình, không phải một mình tưởng là một mình, hoặc dùng ngôn ngữ ở trong nước không theo lời hỏi mà đáp, làm xúc não người ở nơi biên địa, mà người ở biên địa không hiểu được; hoặc dùng ngôn ngữ của người ở biên địa không theo lời hỏi mà đáp, làm xúc não người ở trong nước, mà người ở trong nước không hiểu được; hoặc viết thư, sai sứ, hiện tướng, hoặc làm xúc não người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, hoặc các phi nhân như trời, rồng…; hoặc làm xúc não người mà trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y. thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lấy ngọa cụ của tăng hợac giường dây có lỗ bệ to, hoặc lỗ bệ nhỏ hoặc mền nệm, ở trên đất trống tự trải hay bảo người trải để ngồi nằm; khi đi không tự cất, không bảo người cất mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu ngọa cụ này có chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp; hoặc giường dây này có chân giường cao quá tám ngón tay của Phật, trải ở đất trống; khi đi không tự cất, không bảo người cất thì phạm Đột-kiếtla.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lấy ngọa cụ trong phòng Tỳ-kheo tự trải hay bảo người trải để ngồi nằm; khi đi không tự cất, không bảo người cất mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu phòng này của các phi nhân như trời, rồng…; hoặc của người mà trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y; hoặc của tỳ-kheo-ni; hoặc của ngoại đạo xuất gia. Tỳ-kheo lấy ngọa cụ trong phòng tự trải hay bảo người trải để ngồi nằm; khi đi không tự cất, không bảo người cất thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo vì tức giận không vui ở trong phòng Tăng, tự kéo lôi ra hay bảo người khác kéo lôi ra và nói: “Hãy đi ra”, vì nhân duyên này chứ không vì duyên gì khác mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu người bị kéo lôi ra là các phi nhân như trời, rồng…; hoặc là Tỳ-kheo xấu ác; hoặc là ngoại đạo xuất gia thì phạm Đột-kiếtla.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo biết Tỳ-kheo khác đã trải ngọa cụ trước ở trong phòng Tăng, mình đến sau lại gượng giành trải, nghĩ rằng: “Nếu người kia không vui sẽ tự bỏ đi”, vì nhân duyên này chứ không vì duyên gì khác mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu phòng này của các phi nhân như trời, rồng…; hoặc của người mà trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y; hoặc của tỳ-kheo-ni; hoặc của ngoại đạo xuất gia. Tỳ-kheo ở trong đó gượng giành trải ngọa cụ thì phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lợp nhà quá hai, ba lớp mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu dùng ván lợp, hoặc dùng cỏ Ưu thi la, lông cánh chim lợp thì không phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tăng không sai, Tỳ-kheo liền đi giáo giới Tỳ-kheo-ni mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y, hoặc người phạm Bất cọng trụ, hoặc người phạm đủ loại Bất cọng trụ. Tăng không sai, liền đi giáo giới Tỳ-kheo-ni thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp được Tăng sai, Tỳ-kheo đi giáo giới Tỳkheo-ni cho đến mặt trời lặn mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni này là người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y, hoặc người phạm Bất cọng trụ thì chỉ phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo: “Thầy vì nhân duyên cúng dường tài lợi nên đi giáo giới Tỳ-kheo-ni”, mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu là Tỳ-kheo thọ pháp nói với Tỳ-kheo không thọ pháp, hoặc Tỳ-kheo không thọ pháp nói với Tỳ-kheo thọ pháp thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đi cùng đường với Tỳ-kheo-ni cho đến một tụ lạc mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni này là người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y, hoặc là bất năng nữ, hoặc là người bị tẫn, người phạm Bất cọng trụ, cùng đi với người như thế thì phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo hẹn với Tỳ-kheo-ni đi cùng thuyền xuôi dòng hay ngược dòng mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, trường hợp giống như trên.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đem y cho Tỳ-kheo-ni không phải bà con mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo thọ pháp đem y cho Tỳ-kheo-ni không thọ pháp, hoặc Tỳ-kheo không thọ pháp đem y cho Tỳ-kheo-ni thọ pháp, Hoặc đem y cho người mà trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y, hoặc người phạm Bất cọng trụ, người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại thì phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo một mình ngồi ở chỗ khuất với Tỳ-kheo-ni mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y, hoặc người bị tẫn, người phạm Bất cọng trụ, người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại. Ngồi ở chỗ khuất với người như thế thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo một mình ngồi ở chỗ đất trống với người nữ mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu người nữ này là phi nhân như trời, rồng…, hoặc là bất năng nữ … thì phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo biết do nhân duyên Tỳ-kheo-ni khen ngợi mà được thức ăn, lại không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni là người mà trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y, hoặc là người bị tẫn, người phạm Bất cọng trụ; hoặc Nếu viết thư, sai sứ hay hiện tướng hay lần lượt khen ngợi để Tỳ-kheo được thức ăn, Tỳ-kheo nếu ăn thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo thọ pháp biết do nhân duyên Tỳ-kheo-ni không thọ pháp, hoặc Tỳ-kheo không thọ pháp biết do nhân duyên Tỳ-kheo-ni thọ pháp khen ngợi mà được thức ăn, Tỳ-kheo ăn thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo thường thường ăn mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu đàn việt thỉnh ngày mai thọ thực, khi Tỳ-kheo đến, đàn việt nói hãy chờ một chút đợi thức ăn đến; hoặc thường được thỉnh tùy ý ăn. Trừ năm loại thức ăn, thỉnh cho thức ăn khác là tịnh hay bất tịnh hay tinh bất tịnh lẫn lộn thì không phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo không bịnh ở trong nhà phước đức, ăn quá một bữa ăn mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu nhà phước đức này thuộc của phi nhân như trời, rồng…; hoặc của tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni; hoặc của bà con quen biết; hoặc Tỳ-kheo tự làm nhà phước đức thì ở trong đó ăn quá một bữa ăn không phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo được nhà khác thỉnh tùy ý cho thức ăn, thọ lấy quá hai, ba bát mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu ở trong miếu thờ trời, hoặc là nhà của phi nhân như trời, rồng…; hoặc ở nhà đàn việt của tỳ-kheo thọ pháp, Tỳ-kheo không thọ pháp đến thọ lấy thức ăn; hoặc ở nhà đàn việt của tỳ-kheo không thọ pháp, Tỳ-kheo thọ pháp đến thọ lấy thức ăn, quá hai, ba bát thì phạm Đột-kiết-la; nếu vào trong ngồi tùy ý ăn thì không phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo-ni đến nhà đàn việt thọ lấy thức ăn, quá hai, ba bát mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, trường hợp giống như trên.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo biết Tỳ-kheo khác đã ăn xong, không thọ pháp tàn thực, từ chỗ ngồi đứng dậy mà nói rằng: “Thầy tùy ý ăn”, mục đích khuyên ăn là muốn làm xúc não khiến cho nghi hối, mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, trừ năm loại thức ăn, khuyên ăn thức ăn khác là tịnh hay bất tịnh hay tinh bất tịnh lẫn lộn thì không phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ăn biệt chúng mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu thọ tất cả thời thì không phạm.

Lại hỏi: Ở cõi Câu-da-ni nên ăn theo thời nào?

Đáp: Nếu ở trong cõi này ngủ đêm thì nên ăn theo thời của cõi này; nếu ở cõi kia ngủ đêm thì nên ăn theo thời của cõi kia; ở các phương khác cũng như vậy.

Lại hỏi: Thức ăn cách đêm ở cõi Câu-da-ni có được ăn không?

Đáp: Không được ăn, ở cõi Phất đề bà cũng vậy.

Lại hỏi: Thức ăn cách đêm ở cõi Uất đơn việt có được ăn không?

Đáp: Ở cõi đó không có ngã sở và sở thuộc thì được tùy ý ăn, không tội.

Lại hỏi: Tay và bát rửa hai, ba lần tháo đậu (xà bông) mà vẫn không hết mùi, thì có gọi là rửa hay không?

Đáp: Nếu dụng tâm rửa hai, ba lần thì gọi là rửa.

Có ba hạng Tỳ-kheo nếu cùng thức ăn nội túc (ở chỗ ngủ, bên trong có cất chứa thức ăn), đó là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo tăng và dữ học Sa-di (Sa-di học hối); và bốn hạng Tỳ-kheo-ni: Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo-ni tăng, dữ học Sa-di-ni (Sa-di-ni học hối) và Thức-xoa-ma-na, nếu cùng thức ăn nội túc thì không nên ăn, nếu ăn thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo xin bình nước lấy nhầm bình tô hoặc dầu thì có nên phá bỏ hay không?

Đáp: Không nên, có hai loại xúc thực, nếu ăn thì không tội, đó là Tỳ-kheo thanh tịnh trì giới lở xúc chạm và Tỳ-kheo phá giới không biết hổ thẹn đã xúc chạm, vì hai loại xúc chạm này đều tịnh. Nếu Tỳ-kheo đi trên đường gánh mang giúp thức ăn cho Sa-di và bạch y rồi đưa lại, Sa-di và bạch y lại mang thức ăn trao cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo cho là đã cùng thức ăn ngủ đêm nên không thọ ăn. Phật bảo: “Nếu Tỳ-kheo trước không có tâm vì mình thì được ăn”.

Lại hỏi: Nếu nước đục có nên uống không?

Đáp: Nếu trước có nghi thì không nên uống, nếu trước không nghi thì được uống.

Lại hỏi: Tỳ-kheo thọ pháp thọ lấy thức ăn từ Tỳ-kheo không thọ pháp thì có được ăn không?

Đáp: Được ăn, Tỳ-kheo không thọ pháp thọ lấy thức ăn từ Tỳkheo thọ pháp cũng được ăn.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo xin thức ăn ngon mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu xin từ bà con quen biết thì không phạm.

Lại hỏi: Trừ nước, nếu dùng các loại nước ép khác có trùng thì có phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, tùy trùng bị chết bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

Lại hỏi: Tỳ-kheo ăn thức ăn nào thì phạm vào đại tội?

Đáp: Người nữ gọi người nAm-là thức ăn, nếu Tỳ-kheo ăn thức ăn này thì phạm vào đại tội.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ngồi trong nhà có thức ăn (nữ lấy nam làm thức ăn), mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu đồng nữ là chủ nhân của nhà này.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo gượng ngồi trong nhà có thức ăn (nữ lấy nam làm thức ăn), mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, giống như trường hợp trên.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tự tay đưa thức ăn cho Phạm chí lỏa hình mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu cho thức ăn tịnh hay bất tịnh hay tịnh bất tịnh lẫn lộn thì không phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo xem quân trận xuất hành mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu trong quân trận có tù nhân đáng chết bị giết, vì quán vô thường nên đến xem thì không phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo một lúc tạo trăm ngàn tội hoặc hơn nữa hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo tâm tức giận, tay nắm cát hay các loại đâu rải lên đại chúng, tùy cát đính bao nhiêu người thì phạm bấy nhiêu tội

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo biết Tỳ-kheo phạm tội thô, che giấu đến sáng hôm sau mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu che giấu tội của người mà trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y, hoặc người bị tẫn, người phạm Bất cọng trụ thì phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo khác rằng: “Hãy cùng đi đến các nhà, tôi sẽ bảo họ cúng dường thức ăn ngon”, nhưng khi đến nơi lại nói rằng: “Thầy hãy về đi, tôi cùng thầy ngồi nói chuyện không vui, tôi ngồi một mình, nói chuyện một mình vui hơn”. Mục đích đuổi về là muốn làm cho phiền não cho đến trong chốc lát, vì nhân duyên này không vì gì khác, lại không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo bị đuổi về là phi nhân như trời, rồng… biến hình xuất gia làm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đuổi về thì phạm Đột-kiết-la; nếu đuổi người xuất gia phái khác cũng phạm Đột-kiết-la

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ở nơi đất trống đốt vật trong lửa mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu để tô, dầu, hồ ma, các loại đậu vào trong lửa thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo việc Tăng như pháp gởi dục rồi, sau đó nói lỗi mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo thọ pháp gởi dục cho Tỳ-kheo không thọ pháp, hoặc Tỳ-kheo không thọ pháp gởi dục cho Tỳ-kheo thọ pháp, sau đó nói lỗi thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo cùng người chưa thọ giới cụ túc ngủ hai đêm, đêm thứ ba cùng ngủ với người nữ thì có được gọi là chuyển đêm hay không?

Đáp: Không được, ngủ bên người nữ thì phạm Ba-dật-đề.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo cùng người chưa thọ giới cụ túc ngủ hai đêm, đêm thứ ba cùng ngủ với người bất năng nam thì có được gọi là chuyển đêm hay không?

Đáp: Không được, ngủ bên người bất năng nam thì phạm Độtkiết-la. Như thế ngủ bên người huỳnh môn, người có hai căn, người bị tẫn đều phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo cùng người chưa thọ giới cụ túc ngủ hai đêm, đêm thứ ba cùng ngủ với Sa-di bị tẫn thì có được gọi là chuyển đêm hay không?

Đáp: Không được, ngủ bên Sa-di bị tẫn thì phạm Ba-dật-đề.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo cùng người chưa thọ giới cụ túc ngủ hai đêm, đêm thứ ba cùng ngủ với người nam biến hóa thì có được gọi là chuyển đêm hay không?

Đáp: Được, nếu không biết là hóa nhân thì phạm Đột-kiết-la, nếu biết là hóa nhân thì không phạm.

Lại hỏi: Tỳ-kheo có được ngồi trên tòa ngồi bằng vàng, bạc của người và thọ dụng đồ đựng thức ăn bằng vàng, bạc, lưu ly của người hay không?

Đáp: Không nên ngồi, không nên thọ dụng.

Lại hỏi: Tỳ-kheo có được ngồi trên tòa ngồi bằng vàng, bạc của trời và thọ dụng đồ đựng thức ăn bằng vàng, bạc, lưu ly của trời hay không?

Đáp là được.

Lại hỏi: Trời rải vàng, bạc, lưu ly… trên đất, Tỳ-kheo có được đi trên đó không?

Đáp là được.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cầm của báu mà lại phạm Tănggià-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo cầm nữ báu thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; cầm luân báu, châu ngọc báu thì phạm Ba-dật-đề; cầm biến hóa báu thì phạm Đột-kiết-la, nếu biết là biến hóa báu thi không phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo mặc y nhuộm không tác tịnh mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu y này có chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp. Tỳ-kheo mặc y bất tịnh này, nhuộm mà không tác tịnh thì phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo thường tắm rửa mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu khi trời mưa, Tỳ-kheo đứng nơi đất trống tắm thì không phạm.

Lại hỏi: Tỳ-kheo nếu giết thú dữ, rắn độc có phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Phạm Ba-dật-đề, giết các loại thú hiền cũng phạm Ba-dậtđề.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cố ý làm cho người khác nghi hối, phiền não cho đến trong chốc lát mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y. Trừ việc khi sanh, khi thọ giới cụ túc; nếu đem việc khác ra hỏi làm cho người sanh nghi hối thì phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dùng ngón tay chọc lét người khác mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu người bị chọc lét đó là phi nhân như trời, rồng… thì phạm Đột-kiết-la; nếu chọc lét người có thân căn hư hoại thì phạm Độtkiết-la .

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cùng ngủ đêm với người nữ mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu cùng người nữ ngủ đêm dưới cây hoặc trong rứng trúc thì phạm Đột-kiết-la; nếu ngủ cùng nữ phi nhân như trời, rồng… thì phạm Đột-kiết-la; nếu cùng ngủ với súc sanh cái to lớn thì phạm Badật-đề; nếu ngủ cùng súc sanh cái nhỏ thì phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tự khủng bố hay bảo người khác khủng bố Tỳ-kheo khác mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu người bị khủng bố này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y. Trừ sáu việc trong duyên khởi của giới, dùng việc khác để khủng bố Tỳ-kheo khác thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo thọ pháp khủng bố Tỳ-kheo không thọ pháp, hoặc Tỳkheo không thọ pháp khủng bố Tỳ-kheo thọ pháp thì phạm Đột-kiếtla.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tự giấu hay bảo người khác giấu y bát, giày da, ống kim… của tỳ-kheo khác mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu giấu y bát bị cấm thì phạm Đột-kiết-la; hoặc giấu y bát của người mà trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cho Tỳ-kheo khác y rồi, sau đó không hỏi chủ mà lấy dùng lại không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y. Tỳ-kheo cho rồi, sau không hỏi chủ mà lấy dùng thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Tỳ-kheo nên đưa y cho ai để làm tịnh?

Đáp: Nên đưa cho năm chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoama-na, Sa-di, Sa-di-ni.

Lại hỏi: Nên đến bên ai thọ y?

Đáp: Nên đến bên năm chúng thọ y.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đem tội Tăng-già-bà-thi-sa không căn cứ vu báng cho Tỳ-kheo khác mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo hẹn với người nữ đi chung đường mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu hẹn đi chung đường với nữ phi nhân như trời, rồng…; hoặc hẹn với bất năng nữ thì phạm Đột-kiết-la; nếu hẹn với người nữ biến hóa thì phạm Đột-kiết-la, nếu biết là nữ biến hóa thì không phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo hẹn với giặc đi chung đường mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu giặc là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo hẹn cùng đi chung đường thì phạm Đột-kiết-la; nếu hẹn với phi nhân như trời, rồng… đi chung đường thì không phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cho người chưa đủ hai mươi tuổi thọ giới cụ túc mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu cho Thức-xoa-ma-na đã từng gả.

Lại hỏi: Sao gọi là đào đất?

Đáp: Là đào đất sống chưa từng bị hủy hoại.

Lại nữa, nếu bốn tháng hạ đã trôi qua, Tỳ-kheo không bịnh đến đàn việt xin tô, được thì phạm Ba-dật-đề, không được thì phạm Độtkiết-la. Nếu xin dầu, mật, đường phèn, gừng, muối đen mà được thì phạm Ba-dật-đề; không được thì phạm Đột-kiết-la. Nếu xin Ha lê lặc, A ma lặc, Tỳ ê lặc … mà được thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo khi nghe thuyết giới nói rằng: “Tôi chưa học giới này, tôi sẽ hỏi các Tỳ-kheo trì luật, trì luận”, mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu dạy pháp bất tịnh, liền nói: “Tôi không học giới này…” thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo thọ pháp sai sứ nói với Tỳ-kheo không thọ pháp rằng: “Thầy hãy đến thọ năm pháp”, Tỳ-kheo không thọ pháp nói: “Tôi không thể học pháp này”thì không phạm. Nếu Tỳkheo không thọ pháp sai sứ nói với Tỳ-kheo thọ pháp: “Thầy hãy đến học với tôi để xa lìa năm pháp”, Tỳ-kheo thọ pháp nói: “Tôi không thể học pháp này” thì không phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nghe trộm các Tỳ-kheo đấu tranh tránh tụng, nghĩ rằng: “Các Tỳ-kheo này nói điều gì, tôi sẽ ghi nhớ”, mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu việc này là việc của tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni, hoặc việc của tỳ-kheo và Thức-xoa-ma-na, hoặc việc của tỳ-kheo và Sa-di, hoặc việc của tỳ-kheo và Sa-di-ni mà trộm nghe thì phạm Đột-kiết-la; nếu sai Tỳ-kheo khác đến nghe thì phạm Đột-kiết-la; nếu sai Tỳ-kheo khác đến nghe rồi về báo lại thì phạm Ba-dật-đề.

Lại hỏi: Có trường hợp việc tăng vừa mới phát, Tỳ-kheo im lặng đứng dậy bỏ đi mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu việc Tăng vừa phát thì đứng dậy đi; ngay khi phát liền quay trở lại thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo không kính sợ người khác mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu Thượng tòa nói phi pháp, phi thiện, không như lời Phật dạy; Hạ tòa nói: “Đây là phi pháp, phi thiện, không như lời Phật dạy”, thì không phạm. Nếu Hạ tòa nói là pháp, là thiện, như lời Phật dạy; Thượng tòa nói: “Đây là phi pháp, phi thiện, không như lời Phật dạy”, thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Tỳ-kheo quá ngọ có được uống rượu đắng không?

Đáp: Nếu rượu không có mùi, không men, thanh tịnh thì được uống.

Lại hỏi: Các loại nước ép từ củ, cánh, thân, lá, hoa, quả, Tỳ-kheo lúc nào được uống dùng?

Đáp: Tùy thế lực của loại nước ép mà uống dùng.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo quá ngọ không bạch Tỳ-kheo khác mà vào tụ lạc, lại không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo cùng ở chung với Tỳ-kheo bị tẫn, hoặc Tỳ-kheo không thọ pháp ở chung với Tỳ-kheo thọ pháp, hoặc Tỳ-kheo thọ pháp ở chung với Tỳ-kheo không thọ pháp, hoặc ở chung với người câm, người điếc, hoặc người câm điếc. Tỳ-kheo ở chung với những người như vậy, không bạch mà vào tụ lạc thì phạm Đột-kiết-la. Nếu bịnh hoặc bay đi thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo ở trong giới không bạch Tỳ-kheo ở ngoài giới mà vào tụ lạc thì phạm Đột-kiết-la; Tỳ-kheo ở ngoài giới không bạch Tỳ-kheo ở trong giới, hoặc ở dưới đất không bạch Tỳ-kheo ở trên, hoặc ở trên không bạch Tỳ-kheo ở dưới mà vào tụ lạc thì đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo ở trong giới hoặc đứng, ngồi, nằm không bạch Tỳ-kheo ở trong giới mà vào tụ lạc thì phạm Badật-đề.

Lại hỏi: Vào chỗ nào không bạch Tỳ-kheo khác thì không phạm Ba-dật-đề?

Đáp: Nếu vào ba chỗ, đó là trú xứ Tăng, A-lan-nhã và Tăng phường ở gần tụ lạc thì không cần bạch.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo thọ người thỉnh thực rồi, sau bữa ăn trước đi đến nhà khác mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, Trừ năm loại thức ăn, thọ thỉnh thức ăn khác là tịnh hay bất tịnh hay tinh bất tịnh lẫn lộn thì không phạm. Hoặc chỗ thỉnh thực không đủ thức ăn, đi đến nhà khác thì không phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp vua dòng Sát-đế-lỵ quán đảnh, trời chưa sáng, chưa cất của bàu; Tỳ-kheo vào quá ngạch cửa cung mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo vào quá ngạch cửa cung của vua phi nhân như vua trời, vua rồng… thì không phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo khi nghe thuyết giới nói rằng: “Nay tôi mới biết pháp này mỗi nữa tháng từ trong Giới kinh rút ra”, mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu khi Tỳ-kheo-ni tăng thuyết giơi, Tỳ-kheo nói lời này thì phạm Đột-kiết-la; ngược lại khi Tỳ-kheo tăng thuyết giới, Tỳkheo-ni nói lời này thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dùng xương, ngà, sừng làm ống kim mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu nhờ người làm cho người khác thì phạm Đột-kiết-la, nếu nhờ làm cho người khác mà cố ý lấy tự dùng thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dồn Đâu la miên làm nệm, tự chứa hay bảo người chứa mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu nệm được dồn Đâu la miên này có chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm y tắm mưa quá lượng mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu y tắm mưa này có chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp mà quá lượng thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm y che phủ ghẻ quá lượng mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu y che phủ ghẻ này có chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp mà quá lượng thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm Ni-sư-đàn quá lượng mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Nếu Ni-sư-đàn này có chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp mà quá lượng thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm y bằng lượng y của Phật mà không phạm Ba-dật-đề không?

Đáp: Có, nếu y này có chiều dọc tịnh, chiều ngang bất tịnh hoặc chiều ngang tịnh, chiều dọc bất tịnh hoặc cả hai đều bất tịnh. Bất tịnh là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông dê đực và dệt tạp thì phạm Độtkiết-la.

9. Hỏi Về Pháp Diệt Tránh

Lại hỏi: Nếu có tranh cãi xảy ra, Tỳ-kheo không tù dùng một trong bảy pháp diệt tránh để diệt tránh thì có được gọi là diệt tránh không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo muốn đến diệt tránh, việc chưa được quyết đoán liền qua đời thì việc này được gọi là diệt. Hoặc tự nói: “Tôi là Sadi, dị đạo, không phải Tỳ-kheo; người bị tẫn về không thấy tội, không sám tội, không bỏ ác tà kiến và tội bất cọng trụ; người phạm các tội bất cọng trụ, phạm biên tội, người vốn là bạch y, bất năng nam, người ô nhục Tỳ-kheo-ni, người việt tế (người phá nội ngoại đạo), tặc trụ; người giết cha mẹ, A-la-hán, người phá tăng, người ác tâm làm cho Phật bị thương” thì việc này được gọi là diệt. Hoặc Tỳ-kheo này siêng đọc tụng kinh, siêng làm việc phước, hoặc siêng xử đoán việc khác, hoặc đi xa, hoặc bịnh triền miên, hoặc đến nước khác không trở về thì việc này được gọi là diệt. Hoặc Tỳ-kheo khi mới bắt đầu diệt tránh liền qua đời, hoặc tự nói tôi là bạch y… cho đến câu đến nước khác không trở về thì việc này đều được gọi là diệt.