SỚ KINH NHÂN VƯƠNG HỘ QUỐC BÁT NHÃ
QUYỂN 04
Đời Tùy Thiên Thai Trí Giả Đại Sư thuyết Quán Đảnh ký
Từ câu: “Lại tín nhẫn Bồ-tát…” là phần thứ hai, nói về tín nhẫn. Văn có phần ở đây là phần một. Nêu danh phối vị. Nói tín nhẫn là dùng vô lậu tín, tin tam bảo, cho nên gọi tín. Nói “Thiện đạt minh trung hành” nghĩa là phối vị. Như kinh nói sau đây: Thiện đó là thiện giác Bồ-tát sơ địa, chứng nhân và pháp đều không, cho nên gọi là thiện giác. Đạt tức ly đạt, là Bồ-tát địa thứ hai. Ly phá giới cấu, đạt lý chơn tục cho nên gọi là ly đạt. Minh tức minh tuệ đó là, trí tuệ trong sáng của Bồ-tát địa thứ ba chiếu các pháp cho nên gọi là minh tuệ người giả năm ấm, tu hành trong đó, gọi là trung hành. Phần sau kinh gọi là người đạo hạnh. Đạo này thành người nên gọi là hạnh nhân.
Từ câu: “Đoạn dứt ba cõi…” là phần nói về ly chướng. Vì ở địa thứ ba đó, mà đoạn dứt sắc phiền não thô.
Từ câu: “Năng hóa trăm Phật…” là phần nói về nhiếp hóa. Ba bậc hạng khác nhau phối đối với ba địa. Có thể tự hiểu.
Hỏi: Tín có mấy loại?
Đáp: Lược thì có ba loại: 1. Tưởng tín: là thập tín khinh mao Bồtát. 2. Cửu tín: là tam hiền Bồ-tát. 3. Chứng tín: là sơ địa, nhị địa, tam địa.
Từ câu: “Thường lấy mười lăm…” là nói về phát hạnh chủng tử. Bốn nhiếp, là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Bốn vô lượng, là từ, bi, hỷ, xả. Bốn hoằng thệ nguyện; như kinh Anh Lạc nói: Nguyện tất cả chúng sanh; độ khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo; gọi là bốn nguyện; cho đến thành Phật. Từ sơ địa dùng mười lăm tâm đó làm căn bản.
Từ câu: “Thuận nhẫn Bồ-tát…” là phần ba nói về thuận nhẫn. Văn có ba phần: 1. Nêu danh vị. 2. Nói về trừ chướng. 3. Hiển bày về nhiếp hóa. Ở đây là phần một: Nêu danh vị. Thuận theo vô sanh nhẫn quán, nhưng chưa chánh đắc, cho nên gọi là thuận nhẫn. “Kiến thắng hiện pháp” tức là vị. Nghĩa là dưới thuận nhẫn, thấy lý đạo phẩm phân minh rõ ràng, tức địa thứ tư: Diễm địa. Thắng tức trung phẩm là địanan thắng thứ năm. Nan thắng có hai nghĩa: 1. Giáo hóa chúng sanh. 2. Không theo phiền não. Đắc thắng với hai sự đó, gọi là nan thắng địa. Hiệ pháp tức địa thứ sáu: Hiện tiền địa. Nhờ ở nhân duyên quán giải mà hiện tiền.
“Có thể đoạn dứt tâm phiền não bị trói buộc trong ba cõi” là phần hai nói về trừ chướng. Trước đã đoạn dứt sắc phiền não, nay lại đoạn dứt tâm phiền não. Vả lại, trước đã đoạn kiến hoặc, nay đoạn tư hoặc; cho nên nói là tâm.
Từ câu: “Cho nên hiện một thân…” phần nói về nhiếp hóa.Tín nhẫn trước nói rõ về hóa thân; cho nên mới nói là hiện trăm thân, ngàn thânvạn thân. Nay thuận nhẫn thì nói rõ về thật thân; cho nên nói là; hiện một thân ở mười phương cõi Phật để hóa chúng sanh.
Hỏi: Vì sao chỉ một thân mà hiện ở nhiều độ?
Đáp: Lực thần thông bất khả tư nghị, biến hóa khiến cho nhiều chỗ được thấy.
Từ câu: “Lại vô sinh nhẫn Bồ-tát…” là phần nói về vô sinh nhẫn. Văn có ba phần: 1. Nêu danh vị. 2. Trừ chướng. 3. Nhiếp hóa phân tề. Ở đây là phần một: Nêu danh vị nghĩa là, lấy vô nhân tự tha cộng, cầu hai pháp sắc và tâm bất khả đắc nhờ đó đắc trí, danh là vô sinh nhẫn. “Gọi là viễn bất động quán tuệ”, đó là phối vị. Viễn tức là viễn hành địa thứ bảy bởi có tâm công dụng có thể bờ mé sau cùng. Bất động tức là bất động địa thứ tám; bởi phiền não thuộc tướng hữu không thể làm lay động. Quán tuệ tức địa thứ chín thiện tuệ, bởi bốn vô ngại giải, hóa chúng sanh. “Cũng có thể đoạn dứt các phiền não tập của tâm sắc ba cõi” là phần hai nói về trừ chướng. Trước đoạn mỗi một tiết, nay đoạn cả hai chánh tập. Từ câu: “Cho nên hiện bất khả thuyết…” là phần ba, nói về nhiếp hóa phân tề.
Từ câu: “Lại nữa, tịch diệt dẫn…” là phần thứ năm biện về tịch diệt nhẫn. Văn có bốn phần: 1. Nêu danh vị. 2. Biện về trừ chướng. 3. Dựa đế biện về những cái khác. 4. Nói về sở hóa phân tề. Phần nêu danh vị lại có ba: Một là nêu danh; hai là chứng dụng, ba là phối vị. Ở đây là phần một. Bốn nhẫn trước chưa tận nguồn pháp. Nay một nhẫn tịch các tâm sắc, diệt ở tưởng tập gọi là “Tịch diệt nhẫn”.
Từ câu: “Phật và Bồ-tát…” là phần chứng dụng. Kim cang là dụ, tam muội là định. Có người cho phiền não như kim cang, vì nó cứng chắc không thể đoạn dứt ngay. Nếu chẳng phải là trí lực Phật thì không thể đoạn dứt được! Như trong đại kinh nói: Sừng dê mai rùa sở năng phá, là nghĩa đó vậy! Có người cho trí tuệ như kim cang, có thể phá phiền não, không bị nó làm tổn hại. Cũng trong đại kinh ví như bình báu kim cang, không có tiếng rè bể, là nghĩa đó vậy! Nay Phật và Bồ-tát mười địa đồng dùng tịch diệt nhẫn, nhập kim cang tam muợi.
Từ câu: “Hạ nhẫn trung hành…” là phần phối vị. Hạ nhẫn, tức pháp vân. Thượng nhẫn tức Phật. Tát-bà-nhã tiếng Hoa gọi là Nhấtthiết-trí. Lại nữa, vì nhiếp cả nhân và vị đạo vô ngại nên gọi là hạ nhẫn. Nhiếp quả đạo giải thoát, nên gọi là thượng nhẫn. Lại nữa, pháp vân và Phật đồng nhập kim cang tam muội thì tâm trước gọi là Bồ-tát, tâm sau gọi là Phật bởi không có khoảng giữa. Chỉ có thượng, hạ. Bốn nhẫn trước đều là nhân vị, cho nên có ba phẩm.
Hỏi: Các kinh đều có đẳng giác, vì sao trong này lại không lập?
Đáp: Nếu y theo cư kinh thì tổng hợp có ba phẩm: Hạ phẩm thập địa. Trung phẩm đẳng giác. Thượng phẩm diệu giác. Ở đây Bát-nhã nương theo thông, khác với Biệt giáo cho nên chỉ luận pháp vân tức cập Phật địa. Cho nên đại phẩm nói: Thập địa Bồ-tát, nên biết là như Phật. “Như” là chưa phải nghĩa như vậy. Đại kinh cũng nói: Thập địa Bồ-tát kiến tính chưa liễu ngộ. Những điều trên đều là ý của Thông giáo.
Từ câu: “Cộng quán Đệ-nhất-nghĩa-đế…” là phần biện về trừ chướng. Văn có ba phần: phần một là nói về cảnh của sở quán, phần hai nói rõ về trừ chướng phần ba nói về tướng sai biệt của hai đạo. Ở đây là phần một. Cũng quán chơn đế nhưng sáng tối khác nhau. Như đại kinh nói: Thập địa Bồ-tát thì văn kiến Phật tính. Chư Phật Như Lai thì nhãn kiến Phật tánh. Lại nữa, thập địa Bồ-tát gọi là hữu thượng sĩ. Phật gọi là vô thượng sĩ. Lại nữa, Bồ-tát như trăng đêm mười bốn. Phật như trăng rằm. “Đoạn ba cõi tâm tập” là phần nói về chánh biện trừ chướng. Trong vô sinh nhẫn trước, đoạn cả hai thô tập của sắc và tâm. Nay trong nhẫn này, mãi mãi đoạn dứt tế tập của tâm pháp. Từ câu: “Vô minh tận tướng…” là phần ba nói về tướng sai biệt của hai đạo. “Vô minh tận tướng làm kim cang”. Đó là vô ngại đạo. Nói “Tận tướng” là nghĩa đó chưa tận. Như khói là tướng của lửa, nhưng chưa là lửa! Kim cang dụ cho định; đó là cái tướng của tận vô minh, nhưng vô minh thì chưa tận.
Hỏi: Nếu vô minh chưa hết thì là phiền não. Vì sao đoạn văn trước nói Phật và Bồ-tát cùng nhập định đó?
Đáp: Cái tính của vô minh tức ở chỗ minh. Như đèn khi đang cháy, cũng là lúc đang diệt. Chỉ lấy một niệm vô minh tâm biến thành minh.
Vi minh tức Bồ-tát, đại minh tức Phật.
“Tận tướng vô tướng là Tát-bà-nhã”, đó là giải thoát đạo. Kim cang hạ định trước, chỉ tận hết các tướng thô tế của sắc tâm, chưa tận hết vô tướng; chưa được gọi là Nhất-thiết-trí. Nay Phật địa, không những chỉ tận hết tướng mà cũng tận hết cả vô tướng; cho nên được gọi là Nhất-thiết-trí. Có thể gọi là duyên. Quán song minh, trí, cảnh câu tịch.
Từ câu: “Siêu độ thế đế…” là phần ba: Dựa theo đế mà biện về sự khác nhau. Ba hiền đa phần là trụ thế đế. Mười địa đa phần là trụ chơn đế. Chơn đế tức vô, thế đế tức hữu. Vì vượt qua thế đế, cho nên phi hữu.
Vượt qua chơn đế cho nên phi vô. Phi hữu phi vô tức Tát vân nhã.
Hỏi: Tát-bà-nhã và Tát vân nhã khác nhau thế nào?
Đáp: Có hai thuyết: một thuyết cho là giống nhau một thuyết cho là khác nhau. Tát-bà-nhã là Nhất-thiết-trí; Tát vân nhã là Nhất-thiếtchủng-trí. Ở đây, nay cho rằng; trong đoạn văn nói về năm nhẫn, trong phần tịch diệt nhẫn đã chỉ chia thành hai phẩm, không lẽ còn có sự khác nhau giữa Tát-bà-nhã và Tát vân nhã! Lại nữa, kinh này nói tức có ngầm ý về nghĩa của đẳng giác. Tức ở trong tịch diệt nhẫn đã có thượng, trung, hạ. Hạ tức thập địa; trung tức Nhất-thiết-trí thượng tức Nhất-thiết-chủng-trí. Nếu theo siêu độ ngoài nhị đế của kinh, thì địa thứ mười một là Tát vân nhã. Tức là theo giải thích trước.
Từ câu: “Vô duyên đại bi…” là phần nói về nhiếp hóa phân tề. Văn có ba phần: Phần đầu là lược, phần hai là nói rộng phần cuối là kết. Đây là phần đầu: Lược. Đối với tất cả chúng sanh ở trong ba cõi, Phật dùng đại bi mà cứu vớt họ. Pháp Hoa nói: Các con vui chơi, rồi lại nhập vào nhà đó. Kinh Trưởng Hạnh thì nói: Trưởng giả thì sợ nhập nhà lửa. Tịnh Danh nói: Bồ-tát và người bệnh đều từ đại bi mà khởi. Đều là nghĩa đó vậy. Đại bi là tâm năng hóa. Chúng sanh là cảnh sở hóa. Tát-bà-nhã là thể năng hóa. Đại bi có ba: 1. Chúng sanh duyên bi; ngoại đạo cũng có. 2. Pháp duyên bi; nhị thừa cũng có. 3. Vô duyên bi: Chỉ riêng Phật mới có.
Từ câu: “Thiện nam tử!…” là phần thứ hai, theo tông mà giải thích rộng. Văn có ba phần: 1. Nói về thánh lý. 2. Nói về thính và thuyết. 3. Nói về cổ chứng cho nay theo chánh lý ba cõi là cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc. Tạng là bao trùm hàm chứa cả sáu đạo bốn loài. Quả là báo quả phân đoạn. Báo là các báo khổ và lạc. Hai mươi hai căn gồm: Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý, khổ, lạc, ưu, hỷ, xả, nam, nữ, mệnh, tín, tiến, niệm, định, tuệ, và căn chưa biết căn muốn biết, căn đã biết cộng lại là hai mươi hai căn. Hai mốt căn thì không ra khỏi ba cõi phân đoạn. Căn đã biết thì không ra khỏi ba cõi biến dị. Ba thân của chư Phật cũng không
ra khỏi ba cõi vì pháp thân cũng tức là ứng, hóa thân. Kinh Pháp Hoa nói: Thường ở tại núi Linh Thứu và các trụ xứ khác. Kinh Phổ Hiền Quán nói; Thích ca mâu ni gọi là Tỳ-lô-giá-na biến khắp mọi nơi. Kinh Hoa Nghiêm nói: Vừa gọi là Thích ca, vừa gọi là Xá na… Đã biết ba thân tức một thân, thì cũng cần phải biết cõi ngoại tức là cõi trong.
Từ câu: “Ngoài ba căn không có chúng sanh…”; là phần nói rõ về nghe và thuyết. Thuyết thì cho rằng: Cõi ngoài có chúng sanh để hóa; đó là thuyết của ngoại đạo, chẳng phải Phật thuyết.
Hỏi: Cõi ngoài thật không có chúng sanh để để hóa sao?
Đáp: Thánh dạy khác nhau lúc có, lúc không thuyết khác nhau. Trong kinh này thì nói ngoài giới không có chúng sanh các kinh thì nói là có. Kinh Pháp Hoa nói: Làm Phật ở các quốc độ khác. Ngoài ba trăm do tuần, quyền đặc để hóa thành. Tịnh Danh nói; cõi phương trên chia độ, như bốn mươi hai hằng Phật độ có vị Phật tên là Hương Tích. Nếu giới ngoại không có người, thì làm sao dung chứa tam giới nội. Phương trên còn có Phật độ như vậy; cho nên phải biết là cũng có.
Hỏi: Kinh này nói không có, kinh khác nói có, thì làm sao hiểu cho thông?
Đáp: Kinh này nói không có, là không có chúng sanh biến dị. Kinh khác nói có, là có chúng sanh biến dị. Cho nên đại luận nói: Ngoài sinh giới Thanh văn, có thế giới bạch ngân, thế giới đó không có danh từ phiền não chỉ dựa vào điều không có phiền não, liền bảo là không có chúng sanh. Thanh văn thì vô minh chưa đoạn, chẳng lẽ là thật sự không có sao? Đúng là ý của Thông giáo khi luận về giới nội phiền não chúng sanh. Ngoại đạo vệ thế sư nói có sáu đế. Kinh đại hữu thì nói; cũng một đế. Kinh đó nói rằng: Ngoài giới còn có thế giới riêng. Nếu nói ngoài ba cõi còn có chúng sanh khác, thì đồng với thuyết của ngoại đạo kia. Thật lý mà xét nếu nói ngoài giới có chúng sinh, tức đồng với ngoại đạo. Nếu nói không có, tức đồng với nhị thừa. Kiến của chư Phật Bồ-tát thì bất hữu bất vô, tức không hữu không vô. Không hữu không vô tức chẳng như cũng chẳng khác. Chẳng như chẳng khác tức không như ba cõi mà kiến ở ba cõi giới. Những việc như thế, trong kinh Pháp Hoa, Phật mới thuyết một cách rõ ràng.
Từ câu: “Đại vương! Ta thường…” là phần cổ chứng kim, tức dẫn xưa để chứng minh cho nay. Ta xưa thường nói, đoạn dứt mọi quả báo phiền não trong ba cõi. Gọi là Phật. Chẳng lẽ ở ngoài ba cõi còn có chúng sanh khác nữa sao? Tự tính thanh tịnh, gọi là Tát vân nhã tính tức chánh nhân Phật tính. Tất cả chúng sanh, Phật và Bồ-tát cùng có tính đó. Chẳng lẽ ngoài ba cõi mà còn có chúng sanh khác để hóa nữa sao?
Từ câu: “Bổn nghiệp của chúng sanh …” là phần tổng kết. Văn có hai phần: phần một; tổng kết năm nhẫn. Bổn nghiệp của chúng sanh tức phiền não. Chư Phật Bồ-tát khi chưa thành đạo, cũng có phiền não; vì phiền não phải tu các công đức trí huệ mà nay được thành Phật. Cái gốc phiền não của Phật không khác với chúng sanh hiện nay; cho nên gọi là bổn (là gốc!).
“Đầy đủ mười bốn nhẫn trong năm nhẫn …” là phần nói về lược và rộng. Lược tức là năm nhẫn; rộng là mười bốn; nghĩa là: Tam hiền ba, thập địa mười và Phật địa là thành mười bốn. Trên đây đã xong phần đáp câu hỏi trước kiêm luôn lợi tha.
Từ câu: “Bạch Phật rằng: …” là phần hai; đáp câu hỏi sau kiêm tự lợi. Văn có hai phần: Trước hỏi, sau đáp. Ở đây là phần hỏi. Lặp lại câu hỏi trước. Thập địa là bổn nghiệp của Bồ-tát. Bồ-tát không nhiễm ở sinh tử và Bồ-đề, gọi là bổn nghiệp thanh tịnh. Nhờ tịnh pháp mà giáo hóa chúng sanh. Khác với phàm phu và nhị thừa dùng tạo pháp nhiền não để giáo hóa chúng sanh!
* Hỏi: Dùng tạp phiền não để giáo hóa chúng sanh có gì sai trái?
– Đáp: Đã có sự trói buộc, thì làm sao có thể giáo hóa chúng sanh khác! Thầy đã bị đọa thì trò cũng bị đọa theo. Nhị thừa thì chê bai Phật, hủy hoại pháp; khởi tâm oán với các chúng sanh; lại thành lợi ích thật sao?
Từ câu: “Phật nói: Từ địa thứ nhất …” là phần đáp. Văn có hai phần: Trước lược, sau rộng. Văn phần trước lại có ba phần: 1. Nói rõ về chỗ nương của tịnh nghiệp. Đó là từ Hoan hỷ địa cho đến pháp vân địa.
* Hỏi: Vì sao chỉ nói thập địa?
– Đáp: Ba hiền địa tiền, hiền nhưng chẳng thánh. Không gọi là bổn nghiệp thanh tịnh. Địa diệu giác thì diệu quả đã viên mãn; cho nên ở trong nhân mà nêu mười địa.
Câu trả lời: “Tự sở hạnh xứ …” chia làm hai hạnh: 1. Tự hạnh xứ; tức cảnh của mười địa. 2. Phật hạnh, là cảnh của diệu giác địa. Trước thập địa chỉ thực hành tự sở hạnh xứ. Kim cang tâm sau thì hành chung cả hai xứ; vì vậy mà văn sau nói: Đắc lý tận tam muội đồng với Phật hành xứ. Lại nữa, kinh Anh Lạc nói: Bồ-tát con Phật bấy giờ trụ đại tịnh môn, cho đến vượt ra ngoài mười địa, thì cùng ngời với Phật.
“Bởi nhất thiết tri kiến”; là phần ba: Thích thành thanh tịnh. Nhờ năm nhãn của Phật mới có thể thấy tất cả pháp. Nhờ ba trí của Phật mới biết tất cả pháp.
Từ câu: “Bổn nghiệp…” là phần thứ hai, rộng đáp. Văn có ba phần: 1. Nêu. 2. Giải thích. 3. Kết. Ở đây là phần một có thể tự hiển. Từ câu: “Nếu Bồ-tát trụ…” là phần giải thích thập địa là mười. Nay phần một, giải thích về thiện giác địa. Văn có năm phần. Đây là phần một. Nói về quốc độ rộng hẹp. Nói: “Trụ trăm Phật quốc”: Quốc độ có ba: 1. Thuyết pháp độ trăm ức nhật nguyệt hóa tiểu thừa. 2. Thần thông độ ức ức nhật nguyệt hóa trung thừa. 3. Trí tuệ độ vô lượng thế giới hóa Bồ-tát. Nay nói trăm Phật quốc độ là thuyết pháp độ. “Làm bốn thiên vương ở Diêm phù đề” là phần nói về phối vị. Hóa ở trong bốn thiên vương ở phương nam, làm thiên vương tăng trưởng vì Diêm phù đề hơn các phương khác bởi là nơi có Phật xuất hiện. Lại nữa, tuần tự mà làm bốn thiên vương theo kinh thập: Bồ-tát sơ địa làm thuyết luân vương ở Diêm phù đề. Không nói bốn thiên vương; nhưng kinh Anh Lạc lại nói: Tu hành mười tín thiện trong một kiếp, hai kiếp, ba kiếp thì có ba phẩm: Thượng phẩm thiện, thiết luân vương, hóa một thiên hạ. Trung phẩm thiện, túc tán vương. Hạ phẩm thiện nhân trung vương. Thập trụ thì đồng luân vương; thập hạnh thì ngân luân vương. Thập hướng thì kim luân vương. Sơ địa trở lên là lưu ly luân vương. Sơ địa làm thiết luân vương trong kinh thập địa, đó là ý của Biệt giáo. Kinh Anh Lạc và kinh này, thì thập thiện đã làm thiết luân vương, là ý của Viên giáo. “Tu trăm pháp môn …” là phần hiển bày pháp môn; tức hạnh tự lợi. Ở trong thập thiện, mỗi một thiện lại nói về mười thiện, cho nên bảo là trăm pháp môn. “Hai đế bình đẳng tâm” là phần bốn giải thích biệt hạnh trong địa. Tức tục tức chơn cho nên bảo là bình đẳng. “Hóa tất cả chúng sanh” là phần năm, giải thích thông hạnh trong địa; mỗi một địa đều dùng hóa sinh làm hạnh.
“Nếu Bồ-tát trụ ngàn Phật độ…” là phần hai giải thích ly đạt địa. Đao lợi thiên, tiếng Hoa gọi là tam thập tam thiên. Địa kinh nói: Địa thứ hai làm kim quang vương. Kinh Anh Lạc và kinh này cũng nói vậy. “Ngàn pháp môn” nghĩa là ở trong mười thiện trước, mỗi một thiện đều hành trăm thiện.
Từ câu: “Trụ mười vạn Phật độ…” là phần ba giải thích phát quang địa. Địa kinh thì nói làm đao lợi thiên vương. Kinh Anh Lạc cũng nói vậy.
Từ câu: “Trụ trăm ức Phật quốc…” là phần bốn giải thích viêm tuệ địa. Địa kinh thì nói làm viêm ma thiên vương. Kinh Anh Lạc nói giống với kinh này làm đâu suất thiên vương. Đạo phẩm là ba mươi bảy đạo phẩm.
Từ câu: “Trụ ngàn ức…” là phần năm giải thích nan thắng địa. Nhị đế là chơn đế và tục đế. Tứ đế là khổ, tập, diệt, đạo. Bát đế là bốn hữu tác và bốn vô tác. Lại nữa, khổ, không, vô thường, vô ngã và thường, lạc, ngã tịnh cũng là tám đế. Địa kinh thì nói làm đâu suất thiên vương. Kinh Anh Lạc nói giống với kinh này là làm hóa lạc thiên vương.
Từ câu: “Trụ mười vạn ức…” là phần sáu giải thích về hiện tiền địa. Địa kinh thì nói làm hóa lạc thiên vương. Kinh Anh Lạc nói giống với kinh này là làm tha hóa thiên vương.
Từ câu: “Trụ trăm vạn ức…” là phần bảy, giải thích viễn hành địa. Địa kinh thì nói làm tha hóa thiên vương. Kinh Anh Lạc thì nói làm phạm vương, thường dùng hai trí để hóa chúng. Sanh.
Từ câu: “Trụ trăm vạn vi trần…” là phần tám giải thích đẳng quán địa. Địa kinh thì nói làm phạm thiên vương. Vua của ngàn cõi. Kinh Anh Lạc nói làm phạm sư tử Anh Lạc quang quang thiên vương. Song chiếu cả chơn và tục không trái ngược nhau, gọi là phương tiện trí. Ở trong nhập quán có thể phát thần thông, gọi là thần thông trí.
Từ câu: “Trụ trăm vạn ức…” là phần chín, giải thích thiện tuệ địa. Địa kinh thì nói; làm phạm vương, vua của hai ngàn cõi. Kinh Anh Lạc thì nói làm tịnh thiên vương.
Từ câu: “Trụ bất khả thuyết…” là phần mười, giải thích pháp vân địa. Địa kinh thì nói, làm đại tự tại thiên vương; vua của ba ngàn cõi. Kinh Anh Lạc nói làm tịnh cư thiên vương. Đại tự tại, đại tịnh cư, đại tịnh thiên, đều giống nhau. Học, hạnh đã mãn, gọi là lý tận tam muội; duy chỉ còn một hạnh là Như Lai hạnh đó gọi là đại thừa đại bát Niếtbàn Bồ-tát cũng được gọi là đồng Phật hạnh xứ. Vô minh là gốc của ba cõi. Hoặc đó đã hết thì nguồn của ba cõi cũng hết!
Từ câu: “Vì vậy mà tất cả Bồ-tát…” là phần kết. Văn có hai phần: phần một là kết Bồ-tát nghiệp. Từ câu: “Nếu mười phương…” là phần hai, kết Như Lai nghiệp. Lại là đáp và giải thích về diệu giác địa.. từ câu: “Bấy giờ, trăm vạn ức…” là chướng lớn thứ hai, nguyệt quang kệ tán. Văn có ba phần: 1. Thời chúng cúng dường. 2. Nguyệt quang khen Phật. 3. Đại chúng được lợi ích. Phần một: Lại có hai phần nhỏ: Phần đầu; của cải cúng dường Phật. Từ “Chắp tay…” trở về sau là pháp cúng dường. Từ câu: “Nay ở trước Phật” là phần hai nguyệt quang chánh tán. Văn có hai phần một nói về tán xứ. Từ câu: “Thế tôn! Đạo sư…” là phần hai nói về chánh phát lời tán. Kệ nghĩa là kiệt. Mỗi câu có ba, bốn, năm, bảy chữ khác nhau. Như phạm thiên lấy ba mươi hai chữ làm kệ thủ lô tức lấy tám chữ làm câu.
Năm mươi chín hàng chia làm ba phần chính: 1. Sáu hàng đầu tụng chung về nghĩa trên. 2. Bốn lăm hàng, tụng riêng về mười bốn nhẫn. 3. Tám hàng tổng kết, tụng về năm nhẫn. Văn phần một: Có ba phần: Ba hàng đầu tán thán biệt tướng tam bảo; một hàng tiếp theo là thán năm nhẫn hàng sau cùng tán thán một thể tam bảo. Văn phần đầu có ba phần; sự sai biệt của Phật, pháp và tăng. Chúng sanh thế gian và khí thế gian đều tôn xưng là thế tôn. Thầy hướng dẫn gọi là đạo sư. Đạo sư có đạo sư thế gian và đạo sư xuất thế gian. Trong xuất thế có vụng độ, khéo độ, thứ đệ độ, nhất tâm độ. Kim cang thể là tán thán về pháp thân. Từ chữ “Tâm hành…” hai câu là tán thán pháp bảo. Tịnh Danh nói: Tâm đã tịnh, độ chư thiền định. Đây nói là tịch diệt. Tịnh Danh nói: Tam chuyển pháp luân ở đại thiên, luân đó xưa nay vốn thường thanh tịnh. Ở đây gọi là: “Tâm hành tịch diệt chuyển pháp luân.” Một câu bao gồm cả các nghĩa lý không sai. Lại nữa, câu đầu tán thán thân nghiệp của Phật; câu tiếp tán thán tâm nghiệp; câu tiếp nữa tán thán khẩu nghiệp. Lại nữa, Phật có đầy đủ năm sự: 1. Cụ túc oai đức thế tôn. 2. Trí huệ đầy đủ của bậc đạo sư. 3. Pháp thân đầy đủ thể kim cang. 4. Giải thoát đầy đủ tâm hành tịch diệt. 5. Chuyển pháp luân tha hóa đầy đủ. Ứng cơ một cách nhanh chóng gọi là biện. Tám âm là kinh Phạm Ma Dụ nói: 1. Âm thanh hay nhất. 2. Âm thanh dễ hiểu. 3. Âm thanh diều hòa. 4. Âm thanh như nhuyễn. 5. Âm thanh không lầm lẫn. . Âm thanh không nữ. 7. Âm thanh tôn trọng. . Âm thanh sâu xa. Hồng là to lớn. Từ câu: “Thời chúng…” là phần ba tán thán tăng bảo. Ở trên, trong phần văn đại chúng thiên, không có pháp xuất gia. Nay nói “Xuất gia” là nói theo tâm. Ba thừa cùng hành thập địa, cho nên bảo là: “Thành Tỳ khưu chúng Bồ-tát hạnh”. Lại nữa, thân người xuất gia thành chúng Tỳ khưu, tâm trời xuất gia thực hành hạnh Bồ-tát.
Từ câu: “Công đức năm nhẫn…” là phần hai, ca ngợi riêng về năm nhẫn. “Tam hiền thập thánh” là nhân vị, gọi là nhẫn trung hạnh. Phật cư quả địa, cùng nguồn tận lý, gọi là năng tận nguyên. Lại nữa, mười bốn đều gọi là chánh sĩ, tức bốn mươi mốt địa. Mười địa là mười. Trụ, hạnh, hướng và đẳng giác là bốn; thành mười bốn đại sĩ. Viên giáo thì mười bốn thánh nhân, đều lấy một tâm ba quán đế liễu ngộ các pháp gọi là “Hạnh trong nhẫn”. Tỳ-lô-giá-na chúng hạnh dừng nghĩ, gọi là “Năng tận nguyên”.
Một hàng từ câu “Phật chúng pháp hải…” là phần ba tán thán nhất thể tam bảo: Phật là Phật bảo, chúng là tăng bảo, pháp là pháp bảo. Bao hàm như biển, tích chứa như kho tàng, cho nên vô lượng công đức đều nhiếp cả ở trong.
Từ câu: “Thập thiện Bồ-tát…” là phần biệt tụng mười bốn nhân. Văn có năm phần: 1. Chín hàng tụng phục nhẫn. 2. Mười hàng tụng tín nhẫn. 3. Tám hàng tụng thuận nhẫn. 4. Mười hàng tụng vô sinh nhẫn. 5. Tám hàng tụng tịch diệt nhẫn. Văn phần một: Có hai phần nhỏ: Hai hàng đầu tụng về phục nhẫn phương tiện, tức thập tín bảy hàng sau là tụng phục nhẫn công đức, tức tam bảo. Văn phần nhỏ một lại có hai: Một hàng trước là nói về ly quá một hàng sau là nói về nhiếp vị. Ở đây là phần trước. Người xưa nói: Bồ-tát thập tín, do phát đại tâm, cầu ra khỏi ba cõi tuy chưa ra được, nhưng đã có khả năng viễn ly các khổ trong ác đạo cho nên mới nói là trường biệt. Ở đây thì không phải vậy. Như thập tín của Biệt giáo là ngoại phàm chưa có thể tạm ly, làm sao trường biệt! Như thập tín thuộc Viên giáo, thì đoạn hoặc trong ba cõi, đến khi bắt đầu thập trụ, thì đoạn dứt các hoặc vô minh thuộc giới ngoại. Vì đã đoạn dứt ba cõi bốn trụ, ngang với La hán, từ biệt mãi mãi biển khổ; cùng với người nhị thừa, sinh đồng một phương tiện cõi nước hữu dư. Nếu La hán, chi Phật ở cõi nước đó gặp Phật, được Phật vì họ mà thuyết kinh Pháp Hoa, liền thành Bồ-tát, đoạn dứt tiếp vô minh. Như Bồ-tát thập tín, dù chưa nghe kinh Pháp Hoa, cũng có thể lần lần tự đoạn dứt vô minh sao lại cho rằng không bị sinh vào ác đạo là đã trường biệt biển khổ!
Hỏi: Mười tín này nương tựa với tướng vị nào trong Biệt giáo?
Đáp: Theo các luận định đoạt thì địa tiền Biệt giáo, thứ lớp tu chứng. Thập trụ thì tu từ giả nhập vào không quán thập hạnh thì tu từ không nhập vào giả quán. Thập hồi hướng thì tu chánh quán trung đạo. Thập tín Viên giáo thì có thể viên tu ba quán. Không thể nào luận giống nhau. Nhưng cũng có thể nói là ngang với thập hồi hướng thuộc Biệt giáo.
Hỏi: Ngang với vị nào thuộc hai giáo trước?
Đáp: Theo các luận định đoạt: Hai giáo tạng giáo và Thông giáo. Khéo và vụng tuy khác. Chỉ thấy ở không mà không thấy cái bất không chưa hiểu biết rõ trung đạo. Thập tín Viên giáo thì tu đủ cả ba quán, không thể so sánh cùng với hai giáo trước. Nhưng cùng luận thì thập tín Viên giáo, tạng giáo, Thông giáo, Phật với nhị thừa đều đoạn dứt kiến tư, tức ngang với Phật địa thuộc tạng giáo và Thông giáo.
Đại tâm là thệ nguyện lớn, độ sinh lớn, thuyết pháp lớn, từ, bi, hỷ, xả lớn. Chia vùng riêng biệt thì gọi là cõi. Ba khổ, tám khổ, tám vạn bốn ngàn khổ đều gọi là khổ. Quang không ngừng như bánh xe là luân.
Chìm nổi lên xuống như là biển.
Từ câu: “Trung hạ phẩm thiện…” là phần nói về nhiếp vị. Tu hành mười thiện tất đủ ba tâm. Hai tâm trung và hạ, làm túc tán vương. Tiểu vương nhiều chúng giống như thượng phẩm tâm, hành thập thiện, làm thiết luân vương. Thiết luân báu đó của vua Diêm phù đề, rộng cả một câu lô xá… Theo kinh Anh Lạc thì thượng phẩm làm thiết luân, trung phẩm làm túc tán, hạ phẩm làm Nhân vương (vua người).
Từ câu: “Tập chủng đồng luân…” là phần thứ hai, nói về công đức của phục nhẫn thượng trung hạ. Văn có hai phần: 1. Hai hàng, biệt thán ba phẩm, làm ba luân vương. 2. Năm hàng tán thán chung ba phẩm. Ở đây là phần một. Bồ-tát thập trụ là người tập chủng tính, làm đồng luân vương, vua cả hai thiên hạ báu đồng luân đó rộng hai câu lô xá. Bồ-tát thập hạnh là người tính chủng tính. Làm ngân luân vương, vua của ba thiên hạ báu ngân luân đó rộng ba câu lô xá. Bồ-tát thập hồi hướng là người đạo chủng tính, làm kim luân vương, vua của bốn thiên hạ; báu kim luân đó rộng bốn câu lô xá. Bảy báu gồm: Nữ báu, châu báu, luân báu, chủ binh báu, chủ tạng thần báu, voi báu, ngựa báu.
Từ câu: “Phục nhẫn thánh thai…” là phần hai, tán thán chung ba phẩm. Văn có hai phần: 1. Một hàng, liệt kê ba mươi tâm, làm thai cho mười thánh, gọi là thánh thai. Ba mươi người là nêu con số chung. Từ câu: “Thập trụ…” là liệt kê riêng. Kinh viết là chữ tín. Có người nói: Tín tức thập tín chỉ thì thập trụ, kiêm thì thập hạnh; điều đó e rằng trái với nghĩa lý của văn kinh! Lại có người nói: Tín tức thập trụ chỉ thì thập hạnh, kiên thì thập hồi hướng; theo đó thì được nghĩa nhưng trái với văn. Nay ở đây cho rằng: Trụ và Tín viết tương tựa giống nhau. Người chép lại bị sai lầm. Đúng phải viết là trụ!
Từ câu: “Chư Phật ba đời…” là phần hai chánh thán công đức. Văn có bốn phần: 1. Tán thán phục nhẫn có thể sinh ra chư Phật. Lấy phục nhẫn làm cửa đầu tiên để nhập đạo, là mấu chốt của Bồ-đề. Ai là người chẳng do cửa mà ra vào cho nên chư Phật ba đời đều từ đó mà sinh.
Từ câu: “Tất cả Bồ-tát…” là tán thán phục nhẫn có thể sinh Bồtát. Gốc của biển lớn là các dòng chảy; gốc của các dòng chảy là những giọt nước. Gốc của hạnh Bồ-tát là ở phục nhẫn; phục nhẫn thành lập là ở tín tâm. Nếu có thể phát tín tâm, nhập viện thập trụ thì đoạn dứt vô minh. Vô minh thì bàn bạc, chẳng phải là một tâm ba quán thì không thể đoạn dứt. Mà trí năng đoạn thì từ thập tín sinh bởi vậy mà đức Phật than rằng: Tín tâm khó!
Từ câu: “Nếu đắc tín tâm…” là phần nói về công năng. Nếu đắc
viên tín tâm, tất không thối chuyển liền đắc nhập ở đạo của sơ địa. Trong đó, văn kinh bao hàm hai giáo. Nếu theo Biệt giáo thì từ thập tín lần lần tiến đến bất thối, lên tới địa Hoan hỷ. Nếu là Viên giáo, thập tín tâm Bồ-tát tức bất thối chuyển, liền đăng sơ trụ. Sơ trụ của Viên giáo tức sơ địa của Biệt giáo cho nên kinh Hoa Nghiêm và văn kinh sau cũng lấy thập trụ làm thập địa. Tất bất thối nghĩa là thập tín của Viên giáo tất bất thối đọa phàm phu nhị thừa và ở ba cõi.
Hỏi: Bổn nghiệp kinh Anh Lạc thuyết: Trong thập trụ, trụ thứ sáu chánh quán hiện tiền, được Phật Bồ-tát, thiện tri, thức hộ, thì xuất trụ thứ bảy thường bất thối chuyển. Trước trụ thứ bảy gọi là thối phần. Như hội thứ nhất của Phật có tám vạn người bị thối. Như tịnh mục thiên tử, pháp tài vương tử, xá lợi phất… Muốn nhập trụ thứ bảy, gặp nhân duyên xấu, thối rơi vào phàm phu bất thiện, trong ác, tác đại tà kiến. Nay trong kinh này không nói thối, là vì sao?
Đáp: Tâm người thì như, nhưng mặt thì mỗi mỗi khác nhau. Đại thánh vì tùy theo cơ, nên cũng có sai biệt có lúc thuyết Bồ-tát thập hạnh là người chúng tính, còn bị thối đọa địa ngục. Lại nữa, kiếp Atăng-kỳ đầu tiên còn bị thối đọa, thì người nhập hồi hướng cũng bị thối đọa. Kinh Anh Lạc đệ nhất thuyết về thập trụ. Từ trụ thứ nhất đạt đến trụ thứ bảy mới gọi là trụ bất thối trước trụ thứ bảy thì có nghĩa là thối. Theo giáo mà đoạn, sơ A-tăng-kỳ mà thối, đó là ý Tạng giáo giáo. Thập hạnh thối là ý Thông giáo. Thập hồi hướng thối là ý Biệt giáo. Thập tín thối là ý Viên giáo. Nay bảo tín tâm bất thối tiến nhập địa sơ trụ tức nghĩa của Viên giáo.
Từ câu: “Giáo hóa chúng sanh…” là phần nói về lợi tha. Trường hợp ở trên là nói về hạnh của hóa tha: Giáo hóa chúng sanh khiến thường giác ngộ, tất bất thối chuyển. Trường hợp sau là kết: Tán thán sơ tâm. Đại kinh nói: Phát tâm và tất cánh là hai bất biệt. Hai tâm như vậy, thì tâm trước (phát tâm) khó. Kinh Bát-nhã nói: Có thể sinh một niệm tịnh tín, ở vô lượng Phật mà trồng thiện căn. Kinh Pháp Hoa nói: Ở vô lượng kiếp thực hành năm Ba-la-mật. Không bằng nghe thọ mệnh Phật mà sinh tín… Đều là ý nghĩa đó.
Từ câu: “Thiện giác Bồ-tát…” là phần tụng về công đức tín nhẫn. Văn có hai phần: Phần trước tụng ba phẩm phần sau hậu thán. Văn phần trước lại có ba phần: 1. Bốn hàng, tụng về sơ địa hạ nhẫn. 2. Hai hàng tụng về nhị địa trung nhẫn. 3. Hai hàng tụng về tam địa thượng nhẫn. Văn phần một: lại có hai phần: 1. Nửa hàng tán thán về công năng làm vua. Tục thì hữu như huyễn chơn thì vô như huyễn. Tâm tuy là
chẳng thật, nhưng chẳng không ở huyễn. Rõ ràng ở huyễn, cho nên bảo là song chiếu. Bởi chơn và tục đều không, cho nên bảo là bình đẳng.
Từ câu: “Bao đầu đăng nhất thừa…” là phần hai gồm hai hàng rưỡi. Nói về công đức nhập địa. Lấy một tâm ba trí, trụ ở đế lý, gọi là trụ. Có thể sinh ra các đức, gọi là địa. “Địa” tức là địa thứ nhất thuộc Biệt giáo Hoan hỷ địa. “Trụ” tức là trụ thứ nhất thuộc Viên giáo Hoan hỷ trụ. Ở trong một tâm tức là tu ba quán. Vạn đức vạn hạnh đều ở trong đó. Kinh Hoa Thủ nói: Tất cả đức đều ở trong phát tâm ban đầu tức là ý nghĩa đó. “Ở đệ nhất nghĩa nhưng bất động” nghĩa là: Biệt giáo thì Bồ-tát thập hồi hướng tu trung đạo chánh quán, chưa chứng cho nên có động. Viên giáo thì thập tín tu một tâm ba quán, còn có động, đến sơ trụ chứng đắc mới không động.
Từ câu: “Ly-đạt-khai-sĩ…” là phần hai gồm hai hàng tụng về nhẫn tín trung phẩm. Ly đạt là lìa phá giới cấu thông đạt ba quán là địa thứ hai thuộc Biệt giáo là trụ thứ hai thuộc Viên giáo. Khai sĩ là khai mở đạo pháp không. Đại sĩ, chánh sĩ, khai sĩ,… đều cùng một nghĩa. Đạo lợi là nói về ngôi vua. Hiện hình là nói về hóa. Vô duyên là nói về trí. Thứ đế thì không có cách gì để có duyên. Chơn đế thì không có cách gì để có tướng. Vô duyên, vô tướng tức là trung đạo Đệ-nhất-nghĩa-đế. Vô vô là vô vô duyên, vô vô tướng; hai thứ đó đều không có; thì làm sao có sinh; cho nên bảo là vô sinh! Đã là chơn vô sinh, thì làm sao có chiếu. Vô nhị chiếu là sao? Chiếu vô sở chiếu, không hai.
Từ câu: “Minh tuệ không chiếu…” là phần ba, gồm hai hàng, tụng về tín nhẫn thượng phẩm. Theo Biệt giáo là địa thứ ba; đạt nhân và pháp, cả hai đều không, được thành tựu nhẫn gọi là không chiếu. Theo Viên giáo là trụ thứ ba, tức không, tức giả, tức trung, gọi là không chiếu.
Từ câu: “Ứng hình…” là nói rõ về hóa.
Từ câu: “Nhẫn tâm…” là nói rõ về trí. Tam đế tức một đế. Ba tâm tức một tâm cho nên gọi là vô nhị. Tức hữu, tức không, cho nên gọi là xuất hữu, nhập vô. Tức không, tức hữu, cho nên gọi là biến hóa sinh.
Từ câu: “Thiện giác ly minh…” là phần thứ hai, tổng kết tín nhẫn có thể diệt phiền não sắc ba cõi. Tức sắc là không; vẫn trở lại quán sắc thânà khẩu ba cõi. Tức không là sắc, đệ nhất pháp tính không sót mất chiếu. Không có gì là chẳng phải trung đạo. Có bản cho là duy chỉ chiếu, thì chẳng đúng với ý của kinh!
Từ câu: “Viêm tuệ…” là phần thứ ba, tụng về thuận nhẫn. Văn có sáu phần; sáu hàng đầu là phần chánh tụng, hai hàng sau là phần tổng kết. Văn của phần đầu có ba phần: 1. Hai hàng đầu là tụng hạ phẩm.
2. Hai hàng tiếp tụng trung phẩm. 3. Hai hàng sau tụng thượng phẩm. Trong phần thứ nhất: “Viêm huệ diệu quang v.v…” tức Bồ-tát địa thứ tư thuộc Biệt giáo được thành tựu tinh tấn Ba-la-mật. Viên giáo tức là Bồtát trụ thứ tư tinh tiến ở ba quán. Duyên tịch tức thật trí. Chiếu không và hữu tức quyền trí.
Từ câu: “Thắng tuệ…” là phần tiếp theo tụng về trung phẩm. Là Bồ-tát địa thứ năm thuộc Biệt giáo, nhập thiền định thâm sâu, đắc ở thắng tuệ. Theo Viên giáo là Bồ-tát trụ thứ năm. Không không, đế quán vô nhị tức động là tịch. “Biến hóa sáu đạo tức tịch là động.
Từ câu: “Pháp thiện…” là phần ba, tụng về thượng nhẫn. Bồ-tát địa thứ sáu thuộc Biệt giáo đắc Bát-nhã viên mãn, cho nên gọi là pháp hiện v.v… Là trụ thứ sáu thuộc Viên giáo. Vô nhị, vô chiếu v.v… tức tịch. Trí quang phổ chiếu tức động.
Từ câu: “Diễm thắng pháp hiện…” là hai hàng tổng kết. Diễm tức là bốn địa trước. Thắng tức là địa thứ năm. Pháp hiện tức địa thứ sáu. Ba loại Bồ-tát đó, đắc trung đạo quán, không khởi hai tướng hữu và vô. Lấy nước chánh quán rửa sạch sự nhơ nhớp do vô minh. Không huệ tịch nhiên, vô duyên quán; tức sắc và tâm đều không. “Hoàn quán…” tức là sắc, tâm đều giả.
Từ câu: “Viễn đạt vô sinh…” là phần thứ tư tụng về vô sinh nhẫn. Gồm mười hàng tụng chia làm ba phần: năm hàng đầu tụng về hạ nhẫn đệ thất địa; ba hàng tiếp tụng về trung nhẫn đệ bát địa; hai hàng cuối tụng về thượng nhẫn đệ cửu địa. Văn phần đầu có hai phần nhỏ: 1. Giải thích hạnh tướng. 2. Đoạn hoặc phân đều. Ở đây là phần một. “Viễn đạt vô sinh”: Kinh đại phẩm nói: Địa thứ bảy thì nhập sâu vào vô sinh thâm nhập và viễn đạt, ý nghĩa giống nhau. Khác với chứng của địa thứ sáu có gián đoạn. Đạt đến nguồn của pháp, cho nên bảo là thâm nhập (nhập sâu vào). Thâm nhập tức là viễn hành địa. Cận kề với địa thứ tám; cho nên gọi là viễn hành. Viễn hành địa tức là viễn đạt.
“Thường vạn ức…” có nghĩa là làm rõ hóa dụng. Lược nêu con số lớn, cho nên bảo là vạn ức.
Từ câu: “Chưa độ …” là nói về tổn sinh. Chưa độ được. Báo thân là thân phân đoạn bởi hết một thân đó tức nhập biến dị. Trí luận nói: Bồ-tát địa thứ bảy chưa xả nhục thân. Lại nữa, trong hai mươi mốt sinh, chưa độ được một sinh cuối cùng. Song quán hai đế cho nên gọi là đẳng quán; vả lại sắc tâm hai pháp là tướng không sai biệt, cho nên bảo là đẳng quán. Địa thứ thuộc Biệt giáo vẫn còn công dụng tiến nhập vào địa thứ tám thì không còn có công dụng tâm. Dòng pháp trung đạo chảy đến biển Tát-bà-nhã đó là ý của Biệt giáo tiếp Thông giáo. Khởi đầu nhập vào vô duyên kim cang nhẫn thì không còn chịu thân phân đaọn của ba cõi. Đó là nói trước về công đức thuộc địa thứ tám trở lên, nhờ chúng mà có thể dẫn đến lợi ích đặc biệt. Chẳng bao lâu thì sẽ đạt được, vì vậy mà nói trước cũng bởi để dạy người Thanh văn mà trước tiên phải khen ngợi về quả sẽ đắc là vậy! Trung đạo Đệ-nhất-nghĩa-đế đối trước chơn và tục, tức là thứ ba. Một trung thì tất cả đều trung cho nên bảo là vô nhị chiếu. Từ địa thứ nhất đến địa thứ bảy, mỗi địa đều có ba phẩm Hạ-trung-thượng, ba lần bảy tức hai mươi mốt. Sinh trong cái sinh đều quán các pháp không tịch, lấy đó làm hạnh.
Từ câu: “Ái tập ba cõi…” là phần nói về đoạn dứt hoặc phân đều. Bồ-tát địa thứ bảy đaọn dứt hiện hành đó là đoạn tập khí. Như kinh thập địa có nói: Viễn hành địa này không gọi là hữu phiền não bởi tất cả các phiền não đều không hành. Người tham cầu trí Như Lai, bởi chưa thỏa mãn đầy đủ cho nên không gọi là hữu phiền não. Kinh này cũng vậy. Bởi yêu thích Phật trí, tập chưa đoạn dứt, cho nên gọi là thuận đạo định. Đế nghĩa là thẩm định thật. Vì địa thứ sáu trước chỉ đoạn phiền não, chưa đoạn dứt tập khí vô minh. Nay địa thứ bảy, đã sớm đoạn dứt hết phiền não thô trong cho nên có thể liễu đế mà chưa đoạn tập khí vô minh. Ái là si ái bởi si ái mà thọ nhận thân sinh tử. Vì vậy, Tịnh Danh nói: Từ si, có ái mà ta sinh bệnh nay trong địa thứ bảy đã đoạn hẳn.
Ba hàng từ chữ “Đẳng quán…” là tụng về cô sinh trung phẩm nhẫn, tức Bồ-tát địa thứ tám. Câu này nêu danh nêu vị. Biến sinh pháp thân là báo thân phân đoạn thuộc địa thứ bảy đã xả bỏ biến phân đaọn kia, đắc pháp thân biến dị; cho nên bảo là pháp thân.
Từ câu: “Tám trăm hằng độ…” là nói về thắng dụng. Đạo tiền là quá khứ, đạo trung là hiện tại, đạo hậu là vị lai. Phản chiếu là chiếu những chuyện quá khứ bảy địa trước. Lạc hư là duyên với những sự việc hiện tại. Vô tận nguyên, là chiếu sự việc vị lai. Địa thứ bảy tuy đắc chiếu vô nhị; vì sơ chứng đó mà không tỏ rõ tịch. Nhưng nay đến địa thứ tám, tâm càng thuần thục hơn cho nên thường tịch nhiên.
Từ câu: “Tuệ quang khai sĩ …” là phần tụng về vô sinh thượng phẩm nhẫn. Tức Bồ-tát thiện tuệ địa thứ chín. “Thường tại vô vi không tịch hành …” tức động và tịch hành ngang nhau.
Từ câu: “Quán đảnh Bồ-tát…” là phần thứ năm gồm tám hàng tụng về tịch diệt nhẫn. Văn có hai phần: Năm hàng trước tụng về hạ phẩm. Ba hàng sau tụng về thượng phẩm. Trong năm hàng đầu nói quán đảnh nghĩa là ở trên mười hai pháp sư nên gọi là đảnh. Phẩm hai bảy kinh Hoa Nghiêm nói: Ví như Thái tử luân vương khi thành tựu tướng của vua sẽ lấy nước của bốn biển lớn rưới lên đầu Thái tử gọi là quán đảnh đại vương. Đó gọi là Bồ-tát nhập vào chức địa trí tuệ tức là Bồ-tát pháp vân địa làm thiên vương đệ tứ thiền. Có bản lại viết là “Ngũ thiền vương” tức giữ lấy Dục giới và tứ thiền.
“Thủy nhập kim cang nhất thiết liễu” nghĩa là nhờ định đó mà phá vô minh, hiểu rõ được tất cả. Từ địa thứ nhất là Hoan hỷ, cho đến cuối cùng là pháp vân địa, có ba mươi sinh. Nay chỉ nói hai chín sinh, vì sinh thứ ba mươi là thân kiến thọ của chúng. Đã vượt qua hai chín sinh trước, cho nên bảo là đã độ hẳn.
Hạ nhẫn quán là kết về nhân phân đều. Nhất chuyển diệu giác là kết về quả phân đều. Tuy chưa đắc, nhưng chuyển tâm thì liền đắc. Đẳng là đẳng quán tức Bồ-tát địa thứ tám. Tuệ là tuệ quang, tức Bồ-tát địa thứ chín. Quán đảnh tức Bồ-tát địa thứ mười. Đó là ba phẩm đại sĩ. Cùng trừ những tập còn sót lại duyên bởi vô minh. Tướng của tập vô minh là phiền não cũ gọi đó là cố tức khách trần của trụ thứ tư là phiền não mới. Hai đế là chơn và tục. Lý cùng tức là trung đạo. Đắc được ba quán đế đó, thì tập khí hiện hành đều hết.
Từ câu: “Viên trí vô tướng…” là phần ba gồm hai tụng về diệu giác địa, tức là tịch diệt thượng nhẫn. Đắc Nhất-thiết-chủng-trí viên mãn hết những tướng của vô minh, cho nên bảo là viên trí vô tướng đắc vô tướng đó mới làm chủ của ba cõi. Kinh Pháp Hoa cũng nói: Nay ba giới này đều là của Ta. Dụ rằng: Lúc đó chủ nhà đứng ở ngoài cửa! Bồtát địa thứ mười, thọ nhận sinh thứ ba mươi, chưa gọi là tận hết. Nay Bồtát diệu giác không còn thọ nhận sinh đó; cho nên bảo là tận hết. Sinh trước chưa hết, không gọi là đại giác. Phật địa sinh tận, mới gọi là đại giác. Đắc Niết-bàn gọi là đại tịch. Vô dư vô vi, bốn ma không thể phá hoại; giống như kim cang. Ba mươi sinh trước và nhân của hữu đều tận hết, thì quả sinh. Nay thì quả lớn đã viên mãn, không còn sinh lại nữa, cho nên bảo là báo tận. Đến hết vị lai vớt khổ chúng sanh; cho nên bi vô cùng cực. Đệ-nhất-nghĩa-đế tức Niết-bàn, cho nên thường an ổn. Tức thường lạc ngã tịnh, tận cùng nguồn của vô minh; hết tính của phiền não. Khác với đoạn kiến của ngoại đạo và chứng không của Thanh văn. Tuy không đắc, không thành, nhưng diệu trí thường chiếu. Tới đây, là đã xong phần tụng về năm nhẫn. Những kệ và tụng đều cùng nhau nói rõ về năm nhẫn, nhưng thập địa diệu giác lên xuống khác nhau, bởi thánh lớn tùy cơ mà chuyển văn để để hiển bày nghĩa phù hợp.
Từ câu: “Tam hiền thập thánh…” là phần ba gồm tám hàng tổng
kết về khen ngợi năm nhẫn. Văn có phần: Trước là tán thán quả pháp thân, sau là tán thán quả lợi ích. Trong phần trước nói về sự đặc biệt của chúng. Tam hiền tức ba mươi tâm thuộc địa tiền. Thập thánh tức thập địa Bồ-tát. Bốn mươi tâm đó đều cùng một cõi nước, sinh hoa tạng quả báo, chẳng phải là quả báo trong tạng giáo và Thông giáo. Nếu luận theo tạng giáo, thì chỉ là phám thánh cùng ở chung. Nếu luận theo Thông giáo, thì chỉ sinh vào cõi nước của hóa thành hữu dư. Nay nói quả báo, tức là người Biệt giáo và Viên giáo đắc vô chướng ngại, sinh vào cõi nước vô chướng ngại.
Hỏi: Ba hiền, mười thánh; trong đó là Biệt giáo hay là Viên giáo?
Đáp: Chính là Viên giáo.
Hỏi: Viên giáo thì hợp sinh thường tịch quang, vì sao lại sinh hoa tạng?
Đáp: Trong hoa tạng, biệt và viên cùng sinh chung. Vì là nhân, chẳng phải là quả. Không được sinh ở cõi nước tịch quang. Cho nên trong cõi nước hoa tạng. Có thập địa thuộc Biệt giáo, bốn mươi tâm thuộc Viên giáo cùng sinh chung. Chỉ riêng một người diệu giác cực quả, Tỳ-lô-giá-na mới sinh ở tịnh độ tịch quang.
Hỏi: Trong ba cõi nước trên, cũng có cõi nước (độ) thanh tịnh. Tại sao chỉ gọi tịch quang là tịnh độ?
Đáp: Phàm thánh cùng ở chung; thánh ít mà phàm lại nhiều, là nhơ uế chẳng phải là tịnh sạch! Phương tiện còn sót lại, chỉ trừ kiến tư, chưa đoạn dứt vô minh. Cái tịnh của chơn bị lệch, không phải là chơn tịnh. Thế giới hoa tạng mang phương tiện riêng, chưa thuần là tịnh, còn tịch quang thì không có những điều đó, cho nên được nhận tên gọi là tịnh độ.
“Tất cả chúng sanh tạm trụ báo” thì có người cho rằng: Chúng sanh tuy từ vô thủy mà có chung, nên tạm thời thọ báo. Phật không có thủy chung cho nên cư ngụ tịnh độ. Ở đây thì cho rằng: Phật đăng diệu giác là ứng ở tịch quang; vì hóa chúng sinh mà tạm thời ứng hiện, thọ mệnh dài ngắn mà nhận lấy quả báo, cho nên mói nói như vậy.
Từ câu: “Ba nghiệp Như Lai…”, là phần tán thán quả báo pháp thân. Quả tịnh độ tức là y báo. Nay ở đây nói về pháp thân tức là chánh báo. Câu trên là tán thán chánh; câu dưới là đảnh lễ nhất thể tam bảo.
Từ câu: “Pháp vương vô thượng…” là phần tán thán quả hóa tha. Trong văn, hàng đầu là nêu dụ để tán thán; tức là tán thán thân nghiệp của Phật là hình ích, hàng tiếp là pháp thuyết, tán thán khẩu nghiệp của Phật, là thanh ích. Ngoại đạo hoàn toàn không có nghĩa đó. Nhị thừa thì thiên lệch. Bồ-tát thì chưa tròn đủ. Chỉ Phật mới có nghĩa đó. Tâm trí tức là quán. Tịch diệt tức là duyên. Quán duyên với tịch gọi là vô duyên chiếu. Lại nữa, ngoại sắc không có gì để duyên, nội tâm không có gì để chiếu! Một hàng tiếp theo là nói về đại chúng cúng dường; một hàng tiếp nữa là nói về địa động, một hàng tiếp nữa là nói về tán thán. Phật ở tại cõi người thì làm nhân tôn; ở tại trời thì làm thiên tôn. Lại nữa, đại kinh có nói: Vua người tức vua trời. Mười bốn vua tức là ba hiền mười thánh,… Nếu nói rộng ra thì e rằng chúng thời đó khó thọ nhận, cho nên chỉ khen ngợi sơ lược mà thôi. Lại nữa, đức của Phật thì vô lượng không thể tán thán cho hết, vì vậy mà lược thán!