SỚ KINH NHÂN VƯƠNG HỘ QUỐC BÁT NHÃ
QUYỂN 02
Đời Tùy Thiên Thai Trí Giả Đại Sư thuyết Quán Đảnh ký
Từ câu: “Pháp giả hư thật quán” là phần tiếp theo, khen ngợi ba giả quán môn: “Pháp giả”: là pháp sắc ấm; “Thọ giả”: là bốn ấm, thủ hai danh đó, ấy gọi là “Danh giả”. Tự thật không có cái thể, mượn nơi khác mới có, thì gọi là giả. Lại nữa, sắc ấm là pháp; thọ, tưởng, … là Danh. Trong tất cả thế gian, chỉ có danh và sắc; mà nay có tới ba cách nói khác nhau! Nói “hư thật” nghĩa là: 1. Hư. 2. Thật; là cách gọi tướng hình. Pháp ấm là hư, phàm phu cho là thật. Trí thì muốn biết rõ, nhưng cầu thì bất khả đắc! Như thật mà hư nên gọi là hư thật. Đó là ý của Thông giáo. Nếu dựa theo nghĩa của Biệt giáo, thì trong ba giả đều có ba quán: Pháp giả tức hư, là Không quán. Không tức giả thật, mỗi sắc mỗi hương đều là Bát-nhã đó là Giả quán. Riêng một chữ quán đó là trung quán. Lấy không và giả là phương tiện đạo, cho nên không lập quán danh. Được nhập vào trung đạo mới riêng xưng quán. Các danh và thọ thì đại khái là hiểu. Nếu theo Viên giáo, thì ba pháp tức không, tức giả, tức trung; là song chiếu song vong. Trí độ luận nói: chư pháp phi thật, phàm phu hư giả, nhớ tưởng phân biệt, vọng cho có người; như chó soi giếng nước tự sủa với bóng nó. Trong nước không chó, chỉ có hình bóng, nhưng sinh tâm xấu, nhảy xuống giếng thì chết! Chúng sinh cũng vậy, bốn đại hòa hợp, gọi đó là thân. Nhân duyên sinh, động tác nói năng giả, phàm phu ở trong đó vọng khởi tướng người; đó là “Pháp giả”. Sinh khởi sự thương ghét, ngu, vui, đọa ba đường ác, đó là “Thọ giả”. Lại nữa, tất cả pháp chỉ theo danh tự hòa hợp, hoàn toàn không có danh gì khác nữa. Như đầu, chân, bụng, lưng hòa hợp tạm gọi là thân. Như tóc, mắt, tai, mũi, miệng, da, xương, hòa hợp tạm gọi là đầu; các lông hòa hợp, tạm gọi là tóc. Phần phần hòa hợp, tạm gọi là lông. Bụi đất hòa hợp, tạm gọi là phần; cũng là hòa hợp các phần, tạm gọi là bụi trần. Tất cả đều là “Giả danh”, vì giả danh đó, cho nên tất cả pháp không.
“Ba không”: là phần khen ngợi đức của tam muội. Nhờ nhân duyên ba giả, cho nên đắc danh ba không. Nhân quả đó sẽ thuyết theo thứ lớp. Vì pháp giả, cho nên không; vì thọ giả, cho nên vô tướng; vì danh giả, cho nên vô tác. Vì vậy mà đại luận nói: Nhân ở ba mươi bảy phẩm mà hướng đến Niết-bàn môn. Niết-bàn môn gồm có ba: Không, vô tướng, vô tác. Nói “Không môn” là quán các pháp vô ngã, vô ngã sở. Các pháp từ nhân duyên hòa hợp mà có, không có kẻ tạo ra, không có kẻ thọ nhận; ấy danh “Không môn”. Nói “Vô tướng môn” nghĩa là quán thân tuy không nhưng đang có tướng; vì con người mắc dính vào tướng đó, cho nên tu vô tướng. Như nói: cúi, ngửa, co, duỗi, đứng, đến, đi, nhìn, xem, nói năng trong đó đều không thật! Gió nương với thức, cho nên có chỗ tạo tác. Thức ấy là tướng diệt, vì mỗi mỗi niệm đều không! Nam nữ đó có ngã tâm nhưng không có trí huệ, cho nên vọng thấy có! Xương cốt liền nhau, da thịt che các cơ quan, cử động như người gỗ đó là “Vô tướng môn”. Còn vô tác môn nghĩa là vô tướng cũng không có, ấy gọi là vô tác. Trong các thiền, nếu không có ba định đó, thì không gọi là tam muội. Để thối mất, cho nên đọa trong sanh tử. Như nói: Người có thể trì tịnh giới gọi là Tỳ khưu. Có thể quán không, thì gọi là người hành không. Nhất tâm thường siêng năng tinh tiến, gọi là người chơn thật hành đạo, ba điều đó có thể đến được Niết-bàn, đắc ba giải thoát môn.
– “Tứ đế thập nhị nhân duyên”; là phần tiếp theo, khen ngợi duyên đế. Hai thứ đó vừa có chỗ giống, vừa có chỗ khác biệt. Giống là Thanh văn đoạn dứt kiến tư, cho nên gọi là đồng. Lợi, độn khác nhau; rộng, lược số khác nhau; cho nên gọi là biệt. Người độn căn quán tứ đế: Theo Đại kinh có bốn loại tứ đế: Sinh-Diệt-Tạng-Giáo. Ở đây không nói. Kinh này có đủ ba giáo; có ba loại tứ đế đó là vô sinh, vô lượng, vô tác. Xem xét bốn pháp khổ… thì thấy là thật không hư, cho nên gọi chúng là đế. Nếu khổ, tập là hữu lậu; thì diệt, đạo là vô lậu. Đó là theo Tạng giáo. Nếu cả bốn đế đều vô lậu thì theo Thông giáo. Nếu cả bốn đều có đủ, cũng hữu lậu cũng vô lậu; thì theo Biệt giáo. Nếu cả bốn đều phi hữu lậu, phi vô lậu thì theo Viên giáo. Người lợi căn quán thập nhị nhân duyên: Theo trong đại kinh thì cũng có bốn loại Thập nhị nhân duyên. Ở trong bốn loại đó, mỗi loại đều có ba thứ riêng biệt: 1. Thập nhị nhân duyên ba đời. 2. Hai đời. 3. Một đời. Về chi tiết, như những luận khác đã nói.
Kết văn: “Vô lượng công đức đều thành tựu”: theo văn tự biết.
Phần văn: Chúng Duyên giác: Từ câu: “Lại có tám vạn ức…”, gồm bốn phần: 1. Xướng số. 2. Nêu vị. 3. Khen đức. 4. Kết thành.
1. Xướng so thì đã biết.
2. Nêu vị: “Đại tiên Duyên giác” có ba sự sai biệt:
a) Độc giác: Như xưa kia, có vị vua vào vườn du chơi; trời trong xanh, thấy cây cỏ hoa trái đẹp đẽ đáng yêu. Lúc bấy giờ vua đã ăn xong, bèn nằm ngủ nơi bãi cỏ, các cung nữ của vua cùng tranh nhau hái hoa bẻ cành làm hư hại cả vườn cây. Khi vua tỉnh dậy, liền ngộ tất cả các pháp là vô thường. Như vậy lấy bên ngoài so với bên trong mà thành đại tiên Duyên giác!
b) Nhân Duyên giác: ra đời không có Phật, nghe mười hai nhân duyên, đoạn dứt kiến hoặc và tư hoặc.
c) Tiểu Bích Chi Phật: là người Tu đà hoàn, sinh ở nhân gian. Lúc ấy không có Phật, Phật pháp đã diệt, sinh ra trong cõi người bảy lần, sanh lên cõi trời cũng vậy, không thọ nhận lần sinh thứ tám; tự ngộ thành đạo, tức thành tiểu Bích chi Phật.
3. Khen đức: là “Phi đoạn phi thường”; hai nhân quá khứ lôi kéo các thức, cho nên là phi đoạn. Các thức đã diệt, nên ba nhân không sinh, cho nên là phi thường! Lại nữa, ba đời tiếp nối liên tục, cho nên là phi đoạn. Không có tự tính. Cho nên là phi thường. Lại nữa, thuận thì sinh tử không bờ bé, cho nên phi đoạn; nghịch thì vô minh cháy tiêu, cho nên phi thường.
4. Kết thành: “Tứ đế, Thập nhị duyên đều thành tựu”.
Hỏi: Trước nêu chúng Thanh văn cũng nói đế duyên; nay khen chi Phật cũng lại nói vậy. Sau này nêu chúng Bồ-tát vẫn nói về La hán, là vì sao?
Đáp: Ở trên một cảnh, mà thủ ngộ tự sai khác. Ba con thú qua sông, ba con chim ra khỏi lưới; sông đồng một mà thú thì khác, lưới chủ một mà chim thì khác. Cho nên đại kinh nói: Hạ trí quán thì đắc Bồ-đề Thanh văn. Trung trí quán thì đắc Bồ-đề Duyên giác. Thượng trí quán thì đắc Bồ-đề Bồ-tát. Thượng thượng trí quán thì đắc Bồ-đề của chư Phật. Nguyên do là lý thì cùng một nhưng kiến thì khác. Cho nên đế và duyên cùng hổ trợ thuyết.
Hỏi: Duyên giác ra đời không có Phật, nay vì sao lại liệt là chúng cùng nghe?
Đáp: Phật tại thế cũng có Duyên giác. Chỉ gồm thâu ở trong Thanh văn. Nói ra đời không có Phật; là để đối lại với Thanh văn; chứ chẳng phải nói Phật tại thế thì không có Duyên giác!
Từ câu: “Lại còn có chín trăm vạn ức trở đi… là phần b. nêu chúng Bồ-tát. Văn gồm năm phần: 1. Số. 2. Hiệu. 3. Vị. 4. Đức. 5. Kết. Phần một thì đã biết. “Bồ-tát Ma-ha-tát” là phần hai. Nói về hiệu. “Bồ-tát” tiếng Hoa gọi là Đạo Tâm chúng sanh “Ma-ha-tát” tiếng Hoa gọi là Đại Đạo Tâm, cũng gọi là Đại sĩ. Cũng còn gọi là Khai sĩ. Nếu lấy tâm sinh diệt để hành sáu Ba-la-mật, thì tam kỳ thành Phật. Đó là Bồ-tát trong Tạng giáo giáo tâm hơn Thanh văn, đạo kém La hán. Nếu lấy tâm vô sinh đoạn kiến tư hoặc, chỉ lưu lại dư tập, phù nguyện thọ sinh, thập địa thực hành viên mãn, nên biết là Như Phật. Đó là Bồ-tát trong Thông giáo. Nếu lấy vô lượng tâm để hành vô lượng hạnh, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh. Đại từ bất cùng, Đại bi vô hạn, Đài hoa xoa đảnh, thành thân công đức; đó là Bồ-tát trong Biệt giáo. Nếu lấy tâm vô tác, mà quán phiền não và Bồ-đề, sinh tử và Niết-bàn, không hai, không khác; chẳng thành, chẳng bất thành; đó là Bồ-tát trong Viên giáo. Nay ở đây nói chính là về Thông giáo, ngầm kiêm cả Biệt giáo và Viên giáo.
Phần ba nói về vị: câu “Đều A-la-hán”: Như trong Tạng giáo, Phật tức là La hán. Cho nên trong kinh Bổn Hạnh nói: “Bấy giờ thế gian có sáu La hán năm người là nhóm Kiều Trần Như. Một người nữa tức là Phật. Nếu theo Thông giáo thì ba thừa cùng hành chung thập địa. Bồ-tát địa thứ bảy tức là A-la-hán. Nếu trong Biệt giáo, thì Bồ-tát thập hướng đoạn dứt hết hoặc trong ba cõi mới ngang với A-la-hán. Nếu trong Viên giáo, thì Bồ-tát thập tín đoạn hết hoặc ba cõi cũng ngang với La hán. Nay “Đều A-la-hán” tức là Bồ-tát Thông giáo. Kinh Đại phẩm nói Ala-hán hoặc trí hoặc đoạn, đều là Bồ-tát vô sinh pháp nhẫn. Kinh Đại Tập cũng nói: Đại pháp Bồ-tát gọi là A-la-hán.
Hỏi: Nếu “Đều La hán” thì trước đã nói rồi; sao nay còn nói lại?
Đáp: Vì hình tướng của Bồ-tát không có sự định chuẩn, hoặc giống phàm phu, hoặc giống với nhị thừa; nếu không phân biệt cho rõ, thì e rằng sự thật sẽ lộn xộn hầu như kẻ chuộng tiểu thừa thì cho rằng đức của Đại sĩ ngang với La hán; kẻ chấp danh tướng, thì cho rằng đạo Bồtát vượt cả phàm phu vì vậy mà phải càng phân biệt khi diễn nói.
Phần bốn khen đức Từ: “Thật trí công đức…” trở đi trong phần khen đức, trước tiên là khen ngợi trí đức. Thật trí thì chiếu không phương tiện trí thì chiếu hữu. Có thật trí cho nên không trụ ở sinh tử có phương tiện trí, cho nên không trụ Niết-bàn. Phần trên đã nói về vị, gọi là La hán nay ở phần khen đức này khác với nhị thừa cho nên nói riêng vậy! Bồ-tát Thông giáo trong địa thứ bảy có đủ thật trí. Địa thứ tám trở lên có đủ phương tiện trí.
– “Hành độc đại thừa” là phần tiếp theo, khen ngợi về thừa. Vì nhị thừa không có phần, cho nên gọi là độc đại” ở đây là khen ngợi Bồ-tát Biệt giáo.
– Bốn Nhãn là phần khen ngợi nhãn. Bồ-tát hạnh chưa viên mãn, đúng nghĩa thì không có Phật nhãn, nhưng theo Thông giáo thì nên biết là như Phật, suy theo nghĩa đó, thì nhãn cũng như Phật! Theo Viên giáo, thập tín tuy là nhục nhãn, tên gọi vẫn là Phật nhãn. Nay ở đây nói “Bốn nhãn” tức là Bồ-tát địa tiền Biệt giáo.
– Năm Thông là khen ngợi thông. Có đủ năm thông: Thiên thông… trừ lậu tận thông. Thông giáo chưa đoạn dứt vô minh. Biệt giáo thì đoạn vẫn chưa hết, cho nên chỉ nói là năm.
– Ba Đạt là phần tiếp theo nói về, quá khứ túc mệnh minh, hiện tại thiên nhãn minh, vị lai lậu tận minh. Chữ “Minh” tức là “Đạt”.
– Mười Lực tiếp theo là khen lực. Trí luận nói: Mười lực của Bồtát là: 1. Phát tâm kiên cố lực. 2. Đại từ lực. 3. Đại bi lực. 4. Tinh tiến lực. 5. Thiền định lực. 6. Trí tuệ lực. 7. Thân không chán sinh tử lực. 8. Vô sinh pháp nhẫn lực. 9. Giải thoát lực. 10. Vô ngại lực.
– Bốn vô lượng tâm tiếp theo là khen ngợi tâm. Từ có thể cho lạc; bi có thể cứu khổ, hỷ thì cho chúng sanh vui lạc tăng thượng. Ba tâm như trên đều xả không dính mắc.
– Bốn biện là khen ngợi về bốn biện pháp: Từ nhạo thuyết nghĩa.
– Bốn nhiếp là khen ngợi về nhiếp; gồm: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
– “Kim cang diệt định” là khen ngợi về đoạn đức: Trên địa thứ mười, nhẫn định như kim cang; đập nát núi phiền não, tự không khuynh động, cũng gọi là Thủ Lăng Ngiêm Định.
Từ: “Tất cả công đức…” trở đi là phần năm: phần tổng kết.
Từ câu: “Lại có ngàn vạn ức …” trở đi là phần c. Tạp loại chúng. Vì trong đó danh và sắc chẳng phải một, cho nên bảo là Tạp loại gồm: 1. Riêng. 2. Chung. Trong phần riêng có bốn phần: 1. Người. 2. Sĩ. 3. Trời. 4. Hiền nhân. Trong phần nói về người, lại có hai: Nam và nữ.
Phần nam lại có bốn: 1. Số. 2. Danh. 3. Đức. 4. Kết.
Phần 1. nói về số như đã biết.
– “Ngũ giới hiền giả” là phần tiếp theo, nói về danh. Ngũ là con số. Giới nghĩa là chặn đứng, phòng ngừa. Tiếng phạn gọi là Ưu-bà-tắc, tiếng Hoa gọi là Thanh tín nam, vì sinh tâm tịnh tín đối với Phật pháp; lại còn gọi là Cận sự nam, vì nương tam bảo, thân cận sư trưởng, phụng sự không sai sót. Lìa sát, đạo, dâm; đó là ba giới để phòng ngừa thân nghiệp. Một giới vọng ngữ là phòng ngừa khẩu nghiệp. Một giới uống rượu là phòng ngừa cả hai nghiệp thân, khẩu. Giải thích về tướng của giới một cách chi tiết, đã được nói trong Đại Luận, phần Thi la Ba-la- mật: Đề vị ba lợi hỏi Phật: Sao không vì con mà thuyết bốn hoặc sáu giới? Phật đáp: Số năm là đại số của thiên hạ. Tại trời thì là năm sao. Tại đất là năm núi cao. Ở người là năm tạng. Với âm dương là năm hành. Tại vương là năm đế. Tại đời là năm đức. Tại sắc là năm sắc. Tại pháp là năm giới cấm. Bởi không sát thì phối với phương Đông. Phương Đông là Mộc, Mộc chủ về cái Nhân. Nhân lấy nuôi dưỡng sự sống làm nghĩa. Không trộm đạo thì phối với phương Bắc. Phương Bắc thuộc Thủy, Thủy chủ về Trí; người Trí lấy việc không trộm cắp làm nghĩa. Không tà dâm thì phối với phương Tây. Phương Tây là Kim. Kim chủ về nghĩa, người có nghĩa thì không tà dâm. Không uống rượu phối với phương Nam. Phương Nam là Hỏa. Hỏa chủ về Lễ, Lễ để phòng sự sai sót. Lấy bất vọng ngữ phối với Trung ương. Trung ương là Thổ, Thổ chủ về tín, người vọng ngữ xoay trở hai đầu, không khế hợp trung chính.
Trung chính lấy sự không sai lệch làm nghĩa.
Đạo dẫn tới kề cận thánh, gọi là hiền. Tạm gọi hành nhân là giả.
– Từ câu: “Đều hành A-la-hán” là phần ba khen ngợi đức. Tuy vết tích giống với phàm phu nhưng gốc đều là A-la-hán.
– Thập địa có ba loại; nếu Bồ-tát và nhị thừa cùng hành, đó là Thông giáo: 1. Càn tuệ địa. 2. Tính địa. 3. Bát nhân địa. 4. Kiến địa. 5. Bạc địa. . Ly dục địa. 7. Dĩ biện địa. . Chi Phật địa. . Bồ-tát địa. 10. Phật địa. Nương vào mười địa này, tức là Ưu-bà-tắc trong Thông giáo.
Càn-tuệ-địa: Kinh Đại Phẩm nói: Nếu Bồ-tát đủ Càn-tuệ-địa, ở Phật địa mau chứng Bồ-đề. Đại luận phẩm thứ bảy mươi tám có nói: Càn-tuệ-địa có hai loại: 1. Thanh văn. 2. Bồ-tát. Thanh văn chỉ vì Niếtbàn, cho nên siêng năng tinh tấn trì giới, hoặc tập quán Phật tam muội, quán bất tịnh … tuy có trí tuệ nhưng không được nước Thiền Định; cho nên gọi là Càn-tuệ-địa. Đối với Bồ-tát đó là; người mới phát tâm cho đến chưa đắc Thuận Nhẫn.
– Tính địa thì với Thanh văn từ noãn cho đến Thế đệ nhất; còn với Bồ-tát thì đắc Thuận Nhẫn, ái trước thật tướng, không sinh tà kiến, được nước Thiền Định.
– Bát nhân địa là từ khổ pháp nhẫn cho đến đạo tỉ nhẫn là mười sáu tâm. Với Bồ-tát tức vô sinh pháp nhẫn nhập ngôi vị Bồ-tát.
– Kiến địa là mới bắt đầu đắc quả Tu đà hoàn còn với Bồ-tát tức là A-tỳ-bạt-trí địa.
– Bạc địa là người Tư-đà-hàm bởi đoạn một phần của chín loại khổ thuộc cõi dục. Với Bồ-tát thì đã qua A-tỳ-bạt-địa, cho đến chưa thành Phật, đoạn các phiền não, các tập khí sót lại cũng đã mỏng.
– Ly dục địa là lìa các tham ở cõi dục; gọi là A-na-hàm. Với Bồ-tát ly dục nhân duyên, đắc năm thần thông.
– Dĩ tác địa là người Thanh văn đắc tận trí vô sinh, vô trước A-lahán. Với Bồ-tát thì thành tựu Phật địa.
– Bích chi Phật địa là kiếp trước trồng đạo nhân Bích chi Phật, kiếp này được một ít nhân duyên, cũng quán sâu pháp nhân duyên, gọi là Bích chi Phật.
– Bồ-tát địa là từ Hoan hỷ địa thứ nhất: cho đến pháp vân địa đều gọi là Bồ-tát; là mượn tên riêng để gọi chung.
– Phật địa là các pháp Nhất-thiết-chủng-trí. Các Bồ-tát ở trong tự địa thì quán cụ túc; ở trong các địa khác thì hạnh cụ túc. Hai sự cụ túc, cho nên gọi là Phật địa.
Nếu theo Biệt giáo thì từ sơ địa suốt đến pháp vân địa. Chỉ tự tu hành không cùng với Thanh văn, Bích chi Phật. Đúng như vậy là Ưu-bà -tắc trong Biệt giáo.
Hồi hướng năm phần pháp thân cụ túc nghĩa là biệt tiếp thông không; là lấy sơ địa Biệt giáo tiếp nối với Thông giáo, khiến không trệ ở giới nội; tức cái không của sắc, hồi tâm hướng biệt, đoạn dứt vô minh giới ngoại, thành tựu năm phần pháp thân. Đó là khen ngợi sự hồi hướng.
Nói: cụ túc nghĩa là Thông giáo nghiêng về chơn, năm phần đó là bất cụ túc. Biệt, Viên, Trung đạo chánh quán thành tựu năm phần mới gọi là cụ túc.
– Năm phần pháp thân là: 1. Giới thân. 2. Định thân. 3. Tuệ thân. 4. Giải thoát thân. 5. Giải thoát tri kiến thân.
Hỏi: Những việc làm của Bồ-tát, tại sao lại phải hồi hướng?
Đáp: Cái lợi của hồi hướng, công đó là tối thiện, cho nên Tịnh Danh nói: Hồi hướng là Thiện Lợi. Hồi hướng có hai loại: 1. Đem những việc làm của mình hồi thí cho chúng sanh. 2. Đem những việc làm của mình hồi hướng cho Phật.
– Từ “Vô lượng công đức…” là phần bốn. Phần tổng kết.
Từ câu: “Lại có mười ngàn…” là nói về phần hai: Thanh Tín Nữ. Văn gồm ba phần: 1. Số. 2. Danh. 3. Đức. Phần một thì đã rõ.
Phần hai là nêu danh: Thanh tín nữ; tiếng phạn là Ưu-bà-di, tiếng Hoa gọi là Thanh tín nữ.
Từ câu: “Đều hành A-la-hán…” là phần ba khen ngợi đức. Cũng là Ưu-bà-di trong Thông giáo và Biệt giáo.văn có hai phần: Phần trước là khen chung thập địa, ý đã rõ. Phần sau là từ câu “Thủy sinh…” là khen riêng công đức trong thập địa. Văn cũng gồm hai phần. Nay trước tiên là khen ngợi chính. Một địa ba tâm, từ hồi hướng thứ mười. Đầu tiên có sơ địa, công đức đạt được là sơ tâm. Dừng lại không tiến, công đức đạt được là trụ tâm. Công đức tròn đầy, muốn nhập địa thứ hai là chung tâm. Kinh Pháp Hoa cũng nói: Khéo nhập, xuất, trụ… Từ câu: Ba mươi sinh công đức … trở đi là phần kết.
– Từ câu: “Lại có mười ức…”; là phần hai, nói về chúng cư sĩ. Văn có bốn phần: 1. Số. 2. Danh. 3. Đức. 4. Kết. Phần 1. Số đã biết.
– Thất hiền cư sĩ là phần hai, nêu Danh. Thất hiền có hai loại: 1. là tiểu thừa Ngũ Đình Tâm Quán. 2. Đại thừa. Thất hiền gồm: 1. Gọi là người mới phát tâm. 2. Gọi là người hành hữu tướng. 3. Gọi là người hành vô tướng. 4. Gọi là người hành phương tiện. 5. Gọi là người tuyệt chủng tính. 6. Người tính chủng tính. 7. Người đạo chủng tính. Tất cả đều tại địa tiền, điều thuận tâm đạo; gọi là thất hiền.
– Cư sĩ nghĩa là ở ngoại quốc, tích chứa tiền bạc đến trăm triệu, gọi là cư sĩ. Nay ở Tung Hoa nhà giàu, có đủ bảy tịnh tài, gọi là cư sĩ: Tín, thí, giới, văn, tuệ, tàm, quý gọi đó là bảy thứ tài.
– Từ: “Đức hạnh cụ túc…” là phần ba khen ngợi đức nghĩa là có đủ hạnh của các đức, gọi là đức hạnh cụ túc.
Hai mươi hai phẩm; đó là khen về đạo phẩm. Nhờ kiến đạo tại tiền chỉ có bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn năm lực là hai mươi hai phẩm.
– Mười nhất thiết nhập là ngợi khen mười biến xứ. Nhập là xứ. Xanh, vàng, đỏ, trắng, đất, nước, lửa, gió, không xứ, thức xứ. Đó là mười.
– Tám trừ nhập là khen thắng xứ. 1. Trong có sắc tướng ngoài quán sắc ít. 2. Trong có sắc tướng, ngoài quán sắc nhiều. 3. Trong không sắc tướng ngoài quán sắc ít. 4. Trong không sắc tướng, ngoài quán sắc nhiều. 5. Xanh. 6. Vàng. 7. Đỏ. 8. Trắng.
– Tám giải thoát là khen về giải thoát. 1. Nội hữu sắc tướng, ngoại quán sắc. 2. Nội vô sắc tướng, ngoại quán sắc. 3. Quán tịnh sắc. 4. Không xứ. 5. Thức xứ. . Vô sở hữu xứ. 7. Phi hữu tưởng phi vô tưởng. 8. Diệt thọ tưởng giải thoát.
Hỏi: Quán chưa đắc thánh; vì sao nay lại khen tám giải thoát?
Đáp: Trong tám đắc bảy. Diệt tận chưa đắc. Ở đây theo số nhiều mà khen!
Hỏi: Giải thoát lấy gì làm nghĩa?
Đáp: Giải thoát lấy sự vứt bỏ, quay ngược lại làm nghĩa. Phần 1. và 2. Vứt bỏ sắc tham tâm. Phần 3. Vứt bỏ bất tịnh quán tâm. Từ bốn vô sắc trở đi vứt bỏ hạ địa tâm. Diệt tận khiến vứt bỏ tất cả mọi tâm duyên đã có.
Hỏi: Giải thoát thắng xứ và biến xứ khác nhau như thế nào?
Đáp: Có vứt bỏ, quay ngược lại gọi là giải thoát. Có thể trừ bỏ cảnh giới, gọi là thắng xứ. Thắng cảnh gọi là biến xứ.
– Ba tuệ là khen tuệ đó là văn, tư, tu. Đầu tiên là Càn-tuệ-địa, tiếp là bốn thiện căn, khổ nhẫn trở lên gọi là tu tuệ.
Mười sáu đế là khen quán môn. Như trên đã nói.
Bốn đế cũng là khen quán môn. Như đã nói ở trên.
Phẩm quán là khen bốn môn tức bốn quán nhẫn. Từ dưới kể lên thì noãn là thứ tư, đảnh là thứ ba, nhẫn là thứ hai và thế đệ nhất pháp là thứ nhất. Bốn tức bốn thiện căn. “Ba” tức ngôi vị trừ noãn. “Hai” tức trừ noãn đảnh; “Một” tức trừ cả ba thứ trên. Lại nữa; bốn tức là bốn quả. “Ba” tức là ba quả. “Hai” tức là nhị quả. “Một” tức là sơ quả. Đó chẳng phải là ý khen ngợi. Ở đây lấy theo giải thích trước.
“Đắc chín mươi nhẫn” là phần bốn: Kết. Văn có hai: Trước kết riêng, sau kết chung. Ở đây là phần kết riêng. Có người nói: Ba mươi tâm của tam hiền địa tiền, trong mỗi một tâm, đều có thượng, trung, hạ hoặc tam phẩm quán các nhập, trụ, xuất, hợp lại thành chín mươi nhẫn. Có người nói: Bốn-ba-hai-một hợp thành mười nhẫn. Lấy theo chín địa trong ba cõi, trong mỗi một địa đều có chín phẩm, thành chín mươi nhẫn. Lại nói: Hai mươi đế quán, đó là mười sáu đế và bốn đế. Phẩm quán có mười, đó là bốn-ba-hai-một, thành ba mươi; mỗi thứ có hạ, trung, thượng phẩm, tổng thành chín mươi nhẫn. Nay ở đây cho chín mươi nhẫn là kết riêng. Trong văn kinh, đức không thể có nhiều thyuết khác nhau, chỉ nói đầy đủ hai hai phẩm, xuống đến bốn-ba-hai-một. Số có tám mốt phẩm, từ các pháp đó, mà xuất bốn thiền, bốn không diệt định, hợp thành chín mươi nhẫn. Kinh tuy không có đoạn văn về tứ thiền, nhưng suy nghĩa thì biết.
“Tất cả công đức đều thành tựu” là kết chung.
Từ câu: Lại có vạn vạn ức là phần ba, liệt kên thiên chúng. Văn có hai phần: Trước liệt về sắc, sau liệt về dục. Văn phần trước có bốn:
1. Số. 2. Xứ. 3. Đức. 4. Kết.
Đây là phần một. Số. Vạn là con số vạn, cho nên nói “Vạn vạn ức”.
Từ câu “Chín phạm…” là phần hai. Xứ. Kinh này có ba bản khác nhau có một bản nói: “Lại có vạn vạn ức mười tám phạm thiên, chín phạm, ba tịnh, ba quang, năm hỷ lạc thiên.” Lại một bản khác nói: Chỉ ba tịnh, ba quang năm hỷ lạc thiên. Lại có một bản khác bỏ chữ số năm, bỏ bốn chữ mười tám phạm thiên đầu. Sau chỉ có ba chữ, không có chữ phạm; bởi người dịch bỏ sót.
– Nói “Chín phạm” là chín cõi trời của thiền thứ tư: 1. Vô vân. 2. Phước sinh. 3. Quảng quả. 4. Vô tưởng. 5. Vô phiền. . Vô nhiệt. 7. Thiện hiện. . Thiện kiến. . Sắc cứu cánh.
– Ba tịnh: là thiền thứ ba có ba trời, là thiểu tịnh, vô lượng tịnh, biến tịnh.
– Ba quang: là đệ nhị thiền có ba trời, là thiểu quang, vô lượng quang, quang âm.
– Ba phạm: là ba cõi trời của sơ thiền: Phạm chúng, đại phạm, phạm phụ.
– Năm hỷ lạc thiên tức năm chi: Giác, quán, hỷ, lạc, nhất tâm; là năm tịnh sau trong bốn thiền. Đó là nghĩa thiên luận về thọ hỷ lạc.
– Thiên định công đức định vị là phần thứ ba, khen đức. Thiên định là báo sinh lên trời đắc định đó. Công đức định là tu đức được sinh lên trời, đắc định đó. Một chữ vị làm thành một cú, tức là vị dính mắc thiền định. Có người nói: “Công đức định vị” làm thành một cú là chẳng đúng!
– Thường lạc thần thông nghĩa là: Trong các trời cõi sắc, đều có hai loại thần thông tu báo. Nói thường lạc là chẳng phải báo đức thần thông.
Từ câu: “Mười tám sinh xứ…” là phần bốn: Tổng kết.
Từ câu: “Lại có ức ức…” là phần hai: liệt kê cõi dục. Văn có bốn phần đây là phần một nói về số.
– Lục dục chư thiên tử là phần hai, nói về xứ. Trong sáu cõi trời đó, có ít ngũ dục, từ cõi trời tứ thiên vương, đến cõi trời tha hóa tự tại thành là sáu.
Thập thiện quả báo thần thông là phần ba; khen đức. Thập thiện là nhân, sinh thiên là quả báo!
– Công đức đều thành tựu là phần bốn: Kết.
Từ câu: “Lại có mười sáu Quốc vương…” là phần bốn liệt kê chúng người. Văn có bốn: 1. Số. 2. Chúng. 3. Đức. 4. Kết. Đây là phần một: Số mười sáu Quốc vương là nêu số nước để nói người.
Từ câu: “Mỗi vị đều có …” là phần hai, nói về chúng.
Từ câu: “Năm giới …” là phần ba, khen đức. Đức có ba:1. Giới. 2. Thiện. 3. Quy.
– Thanh tín hạnh cụ túc là phần bốn: Kết. Bốn tín thành tựu cho nên bảo là thanh tín.
Từ câu: “Lại có năm đạo…” là phần hai; liệt kê chung. Trong phần liệt riêng biệt ở trước chỉ nói trời, người. Ở đây nói chung cả năm đạo; Tu la hoặc quỷ, hoặc súc sanh; vì vậy chỉ nói năm đạo. Lại nữa, trong lục đạo trời, người có trước, ở trong tam ác hoặc có hoặc không. Kinh này không có duyên, cho nên nói chung là năm. Phần liệt kê về chúng ở vùng này đã xong.
Từ câu: “Lại có phương khác…” là phần hai liệt kê chúng ở phương khác, xứ khác, kiến khác…
Từ câu: “Lại có biến thập phương tịnh độ…” là phần ba, liệt kê về hóa chúng. Văn gồm ba phần; đây là phần đầu, nói về lực bất tư nghị, có thể biến tịnh độ. Tịnh độ ở đây chẳng phải là tịnh của tịch quang, mà còn hiện rõ các tịnh tướng đài hoa, thật báo. Hiện trăm ức tòa cao và hoa. Lại còn nói về ứng thân hóa tướng của đại thiên.
Từ câu: “Các các tọa tiền…” là phần hai nói về lực bất tư nghị có thể hiện chư Phật, Bồ-tát.
Bát bộ gồm: Hai chúng Càn-thát-bà và Tỳ-xá-xà, do Đông phương Đề đầu lại tra thiên vương lãnh. Hai chúng Cưu-bàn-trà và Bệ-lệ-đa, do Nam phương Tỳ lưu lặc xoa thiên vương lãnh. Hai chúng Long phú và Đơn na, do Tây phương Tỳ lưu bác xoa thiên vương lãnh. Hai chúng Dạ xoa và La sát, do Bắc phương Tỳ sa môn thiên vương lãnh …
Từ câu: “Trong mỗi một quốc độ…” là phần ba, nói về lực bất tư nghị đều thuyết Bát-nhã. Phần liệt kê chúng đã xong.
– Từ câu: “Tha phương đại chúng…” là phần hai: Tổng kết. Tha phương đại chúng tức kết lại phần hai tha phương chúng ở trước. Và hóa chúng tức kết phần ba. Hóa chúng ở trước. Chúng trong ba cõi tức phần kết chúng ở trước của vùng này. Mười hai đại chúng đều đến tập hội, là tổng kết ba chúng có quả sai biệt ở trên: 1. Thanh văn. 2. Duyên giác. 3. Bồ-tát. 4. Ngũ giới hiền giả. 5. Thanh tín nữ. 6. Thất hiền cư sĩ. 7. Sắc thiên. 8. Dục thiên. 9. Nhân vương. 10. Ngũ đạo. 11. Tha phương. 12. Hóa chúng.
– Ngồi tòa chín kiếp nghĩa là kết tòa, kiếp là cấp, cấp là tầng.
Từ câu: “Hội đó…” là kết chúng rộng hẹp.
Hỏi: Liệt chúng ở các kinh, hoặc có hoặc không là vì sao?
Đáp: Thuyết báo sinh ở ba cõi là do nghiệp lực thiện hay ác. Gặp Phật hay không gặp Phật, là do có duyên hay không có duyên; tức là dù có sinh lên cõi trời thọ lạc cũng không nghe được kinh; cho dù bị địa ngục thiêu đốt nhưng vẫn đến nghe pháp. Nay xin lấy nghĩa của đại kinh để nhận định đó. Đại kinh nói: Với giới hoãn, thì không gọi là hoãn; với thừa hoãn mới gọi là hoãn. Nói theo tướng chung thì thừa tức là giới. Nay theo biệt thuyết thì thừa và giới khác nhau. Tức lấy tam quy, ngũ giới, thập thiện, tám giới, hai trăm năm mươi, năm trăm giới… gọi đó là giới. Niệm tụng tu hành, thiền thí, trí tiến. Gọi đó là thừa. Mà giới và thừa mỗi thứ đều có ba phẩm. Thừa có tiểu, trung, đại. Giới có thượng, trung, hạ. Nếu thừa và giới đều gấp gáp thì lại có ba phẩm. Như gấp trì thượng phẩm giới thì sinh cõi trời vô sắc; hạ phẩm thừa gấp, thì lấy thân ở vô sắc thiên, để nghe Phật thuyết pháp Thanh văn. Trung phẩm thừa gấp thì nghe thuyết nhân duyên. Thượng phẩm thừa gấp thì nghe thuyết trung đạo. Nếu gấp trì trung phẩm giới, thì sinh lên cõi trời sắc giới; hạ thừa gấp thì nghe thuyết tứ đế; trung thừa gấp thì nghe thuyết nhân duyên; thượng thừa gấp thì nghe thuyết lục độ. Nếu gấp trì hạ phẩm giới thì sinh trời cõi dục. Hạ thừa gấp thì nghe tiểu thừa. Trung thừa gấp, thượng thừa gấp, đều theo như trên đã nói. Nếu mà giới và thừa đều hoãn thượng phẩm giới hoãn đọa địa ngục; trung phẩm hoãn đọa súc sanh; hạ phẩm hoãn đọa ngạ quỷ. Vì thừa hoãn cho nên mãi mãi sẽ không thấy Phật; huống nữa là nghe pháp! Nếu người mà giới hoãn thừa gấp, thì thấy được Phật và nghe pháp. Thượng phẩm giới hoãn thì sinh trong địa ngục. Hạ thừa gấp thì lấy thân địa ngục mà nghe thuyết tứ đế. Trung thừa gấp thì nghe nhân duyên. Thượng thừa gấp thì nghe lục độ. Nếu người giới gấp thừa hoãn; tam phẩm giới gấp đắc thân ba cõi. Như thừa hoãn nên dính mắc vào cái lạc của cõi người cõi trời; sẽ không gặp được Phật, huống nữa là nghe pháp! Chúng cõi trời vô sắc ở đây do thượng phẩm giới gấp đại thừa hoãn, vô duyên với kinh này cho nên không đến. Các kinh khác có hay không, theo đó thì có thể hiểu. Phần trên là chứng tín tự đã xong.
Từ câu: “Bấy giờ, mười hiệu…” là phần thứ hai phát khởi tự. Văn gồm năm phần: 1. Phật sự hiện điềm. 2. Thời chúng sinh nghi. 3. Giác ngộ Như Lai. 4. Phật thăng tòa hoa. 5. Đại chúng Hoan hỷ.
Trong phần thứ nhất lại có năm phần: 1. Tán công đức Phật. 2. Hiện điềm thời tiết. 3. Chánh trụ thập địa. 4. Nhập đại tịch định. 5. Tư duyên hiện điềm. Ở đây là phần một.
Nói bấy giờ là đang lúc ấy. Mười hiệu là đức của giáo chủ. Hễ đức là có bốn: 1. Đức của mười hiệu. 2. Đức của ba minh. 3. Đức đoạn dứt. 4. Đức trí. Ở đây là phần một. Nói mười hiệu là: 1. Như Lai. 2. Ứng cúng. 3. Chánh biến tri. 4. Minh hạnh túc. 5. Thiện thệ. . Thế gian giải. 7. Vô thượng sĩ. . Điều ngự trượng phu. . Thiên nhân sư. 10. Phật Thế Tôn. Đó là số của mười hiệu. Tiếp nữa là khen về “Đức ba minh”, lấy minh sáng soi ba đời; thứ nữa là khen đức đoạn dứt, đó là “Đại diệt đế”. Vì chẳng phải tiểu diệt cho nên bảo là đại. “Kim cang trí” là ca tụng đức trí của Phật. “Thích ca mâu ni Phật”, ở trên đã nói là chung cả hiệu và đức. Ở đây là nói riêng về hiệu. Dòng họ của Phật, xuất xứ khác nhau hoặc dòng họ sát lợi, hoặc Bà-la-môn. Ở đây mang họ Thích ca; Trung Hoa gọi là Năng nhân. Như kinh Trường A-hàm nói: Xưa kia, vua Phạm ma cốc, có người con trai thứ tư phạm lỗi, bị đày ở núi Tuyết Sơn, để tự sinh sống người con đến ở đó, dân chúng lại quay về đông như chợ! Nhà vua khen con: Con của Ta năng nhân, có thể tự mình duy trì cuộc sống của mình. Nhân đó lấy họ Thích. Tổ thứ tư của Phật mới bắt đầu lấy họ Thích. Vốn họ là Cù đàm, hoặc dòng Cam giá; hoặc dòng Mặt trời; hoặc dòng Ngư phẩm. Mâu ni là tên, tiếng Hoa gọi là Tịch Mặc, ba nghiệp thảy đều tịch mặc.
“Sơ niên, nguyệt, ngày tám” là phẩm hai nói về ngày giờ hiện điềm. Chơn đế nói: Như Lai tại thế bốn lăm năm, thuyết ba pháp luân; đó là chuyển, chiếu, trì. Ba pháp luân đó có hiển có mật. Mật thì từ đêm đắc đạo cho đến đêm Niết-bàn, đều chuyển cả ba pháp luân. Hiển thì bảy năm, kể từ năm bắt đầu thành đạo chỉ chuyển pháp luân “Chuyển”. Sau bảy năm, trong ba mốt năm tiếp chuyển pháp luân “Chiếu”. Từ cuối năm thứ ba tám liên tục bảy năm, chuyển pháp luân “Trì”. Từ lúc chuyển pháp luân “Chuyển” khoảng ba mươi năm trở lại; nhưng trước năm thứ hai chín, thì đã thuyết các Bát-nhã khác. Đến năm thứ ba mươi tháng giêng, ngày mùng tám mới thuyết Nhân vương; cho nên mới nói là: “Sơ niên nguyệt ngày tám”. Năm thứ ba bảy thuyết kinh này, Phật năm đó là bảy hai tuổi.
“Phương tọa thập địa” là phần ba, nói về chánh trụ thập địa. Phương là chánh. Chánh tọa thập địa của Phật, chẳng phải thập địa thuộc Bồ-tát. Lại nữa, Phật lấy biệt để tiếp nối với thông, tọa thập địa thuộc biệt, là muốn mật hiển thập địa Thông giáo, khiến ngộ đúng đắn biệt địa; cho nên bảo là “Phương tọa”.
“Thập địa Phật”: Theo kinh đồng tính là: 1. Thậm thâm khó biết quảng minh chí đức địa. 2. Thanh tịnh thân bất tư nghị địa. 3. Hải tạng địa. 4. Thần thông trí đức địa. 5. Minh đức địa. . Vô cấu Niết-bàn viêm quang khai tướng địa. 7. Quảng thắng pháp giới tạng minh giới địa. . Vô ngại trí tuệ địa. . Vô biên ức trang nghiêm hồi hướng năng chiếu minh địa. 10. Tỳ-lô-giá-na trí tạng địa.
“Nhập đại tịch thất tam muội” là phần bốn nói về nhập tịch định. Vì muốn quán sát căn cơ chúng sinh để truyền trao pháp dược; lại để biết do định phát tuệ lại để làm nghi tắc cho sự thuyết pháp. Phật có đủ Trí đức đoạn mà còn phải tự quán cơ, huống nữa với phàm phu mà lại không thẩm đế!
“Đại tịch thất” tức đại Niết-bàn. Theo đại kinh nói: “Niết-bàn là hang sâu thiền định” hang tức nghĩa là thất. Trong kinh Pháp Hoa Đại Thông Trí Thắng Phật cũng nhập tịnh thất; là đồng nghĩa với đây. Lại nữa, “Đại tịch” nghĩa là tức động thì tịch. “Thất” tức tịch mà chiếu. Đại tịch là pháp. Thất là dụ. Như phòng trống có thể chứa vạn vật. Lý không của Bát-nhã có thể bao trùm nhiều nghĩa. Theo quán thì thất là pháp một, không cũng không hai. Sáng tối tự khác, nhưng cái rỗng không của thất thì chẳng khác! Sáng dụ cho trí tụê; tối dụ cho phiền não; thất (phòng dụ cho thân người; rỗng không dụ cho tâm thức. Mặt trời mọc thì phòng và không gian của phòng đều sáng, dụ cho trí sinh ra thì thân và tâm đều tịnh. Mặt trời lặn thì phòng và không gian đều tối, dụ cho trí diệt thì thân và tâm đều nhơ uế. Nhơ và sạch tuy khác, nhưng tính thường thanh tịnh. Cho nên Tịnh Danh nói: Tính của vô minh tức là minh. Tất cả chúng sanh tức tướng của Bồ-đề. Không lại còn diệt. Đó tức là chứng.
Từ câu: “Tư duyên phóng đại quang minh chiếu trong tam giới…”; có chỗ nói: “Chiếu tam giới chúng sinh” là phần thứ năm về tư duyên hiện điềm. Văn có năm phần: 1. Tư duyên phóng quang. 2. Trên đảnh xuất hoa. 3. Chư thiên mưa hoa. 4. Phật tự sinh hoa. 5. Đại địa chấn động. Ở đây là phần một.
Tư duyên nghĩa là suy tư ở vô tướng, duyên với pháp tính. Tự thọ đại lạc. Quang chiếu trong tam giới là giác hóa cảnh.
Hỏi: Vô sắc giới, thì không có sắc ấm; vì sao lại chiếu nó?
Đáp: Tuy không có thô sắc nhưng có tế sắc. Phàm phu nhị thừa bởi vì không thấy nên, cho rằng không có, nhưng thật có!
Từ câu: “Lại ở trên đảnh xuất ngàn hoa sen báu…” là phần hai nói trên đảnh xuất hoa. Văn có ba phần: 1. Xuất hoa; hoa ấy từ trên đến dưới. 2. Câu “Hoa ấy, trên thì từ…” Nói về hiện dọc. 3. Câu cho đến tha phương-hiện ngang; phóng quang là để biết gốc của trí tuệ. Xuất hoa là để ngộ cái nhân của sự đắc đạo. Lại nữa, quang là muốn giáo hóa chúng đương cơ. Hoa là khiến họ thấy đó tạo nhân để kết duyên. Trong phần liệt kê chúng trên, không có chư thiên vô sắc giới vì họ giới gấp thừa hoãn, không có hiện ích duyên. Nay ở đây, khiến chư thiên cõi Phi tưởng thấy hoa là để làm hột giống cho sau này.
“Thời vô sắc giới thiên” là phần ba tức chư thiên mưa hoa. Ở trên, giáo chủ hiện tướng là để tỏ rõ có cảm. Nay ở đây, chư thiên mưa hoa là để tỏ rõ có ứng. Đó tức thuốc và bệnh tương xứng, là cảm ứng đạo giao.
“Vô lượng biến” nghĩa là hoa cây tâm chứ chẳng phải hoa sinh tử. Văn có ba phần: 1. Vô sắc giới. 2. Sắc giới. 3. Dục giới đều có thể thấy. Trời cõi sắc, đa phần là thiền. Trời cõi vô sắc đa phần là định. Vì có thể làm cho cây tâm biến thành hoa, cho nên bảo là biến. Trời cõi dục thì không có thứ đó, chỉ mưa hoa báu mà thôi.
Từ câu: “Trước tòa Phật đó…” là phần bốn tức Phật tự sinh hoa. Ở trước nói xuất hoa trên đảnh để hiển hiện điềm chánh báo. Nay ở đây, sinh hoa trước tòa Phật, là tỏ điềm y báo.
“Kiếp”: là tầng.
Từ câu: “Khi ấy, thế giới…” là phần năm tức đại địa chấn động. Phóng quang mưa hoa là để cho mắt thấy. Động địa để cho tâm ấy động. Tâm động thì phiền não động; cho nên đại kinh nói: Đại địa động có thể khiến cho tâm chúng sinh động. Động, vọt, giác, khởi, rung, rống thành ra sáu. Lại nữa, đông vọt, tây chìm… sáu cách như vậy. Tám duyên đất động như A-hàm nói: 1. Khi đại thủy động. 2. Khi Tôn Thần thử sức lực. 3. Khi Như Lai nhập thai. 4. Khi xuất thai. 5. Khi thành đạo. . Khi chuyển pháp luân. 7. Khi ngừng giáo hóa. . Khi Niết-bàn. Kinh tăng Nhất cũng nói tám duyên: 1. Phong luân của Diêm phù đề từ trên hướng xuống dưới; địa, thủy, hỏa, phong, từ dưới hướng lên trên tuần tự động. 2. Bồ-tát nhập thai. 3. Xuất thai. 4. Xuất gia học đạo thành đạo. 5. Nhập Niết-bàn. . Thần thông Tỳ khưu tâm đắc tự tại. 7. Chư thiên mệnh chung sinh trở lại ở nơi thắng xứ. . Chúng sanh phước tận tướng.
Động tâm, theo Thập Địa luận là để trị ba loại phiền não: 1. Chúng sanh sinh thiên, lạc trước thiên báo, chấn động thiên cung, khiến sinh chán bỏ, khởi tâm cầu pháp. 2. Chúng sinh tạo ác, không biết vô thường; buông thả tâm ý. Nhờ động đất khiến họ, xả ác theo thiện. 3. Chúng sanh ngã mạn, lại nhờ lực chú thuật làm đất động nhỏ khởi tâm cao mạn, khiến thấy động lớn, mới biết sức mình còn kém vậy!
Từ câu: “Bấy giờ; các đại chúng…” là phần hai tức thời chúng sinh nghi. Văn có ba phần: 1. Chúng sinh nghi. 2. Chúng nghi ý. 3. Hỏi, chúng, không ai đáp được. Đây là phần đầu, có thể hiểu được. Từ câu “thảy câu “Thảy đều cho rằng…” là phần hai: chúng nghi ý. Văn có ba phần: 1. Ca tụng đức của Phật. 2. Lãnh việc trước. 3. Nâng việc hôm nay. Văn phần một có hai phần nhỏ phần đầu nói về đức của thành nhân lại có bốn phần:
1. Bốn đức vô úy đó là Nhất-thiết-trí vô úy, lậu tận vô úy, tận khổ đạo vô úy, thuyết chướng đạo vô úy.
2. “Mười tám pháp bất cộng” tự nó có hai: Trong tiểu thừa là mười lực, bốn vô úy, đại bi, ba niệm xứ. Ba niệm xứ là: Ứng tham bất tham, ứng sân bất sân, thường hành xả tâm. Trong đại thừa, là thân, khẩu, ý vô thất là ba, bốn là vô dị tướng, năm là vô bất định tâm, sáu là vô bất tri, đã xả, bảy là dục, tám là tinh tiến chín là niệm, mười là tuệ, mười một là giải thoát, mười hai là giải thoát tri kiến đẳng vô giảm. Mười ba mười bốn, mười lăm là ba nghiệp đạo tùy trí tuệ hành; mười sáu, mười bảy mười tám là trí huệ biết ba đời vô đắc. Nhị thừa không có phần, cho nên bảo là bất cộng.
3. Năm nhãn: là nhục, thiên, tuệ, pháp; ở trên thân Phật cùng gọi là Phật nhãn.
4. Pháp thân: Pháp thân có ba: 1. Đãn không pháp thân: Ba thừa đều có. Như thiện cát lễ pháp thân Phật trong thất diệp nham. Đó là tiểu thừa diệt ba mươi hai tướng tức không, làm pháp thân. 2. Tức giả pháp thân; đó là diệt sắc vô thường, được thường. Ngã, lạc, tịnh, cả ba cũng lại như vậy. 3. Tức trung pháp thân; đó là; Như Lai pháp thân, phi thường, phi vô thường. Các lạc, ngã, tịnh cũng lại như vậy.
Từ câu: “Đại giác Thế Tôn …” là phần hai, thành nhân bởi đức. Hiểu được lý trung đạo gọi là đại giác. Trời người đều trọng, gọi là Thế Tôn.
Từ câu: “Trước đã vì đại chúng của chúng ta…” là phần hai biết việc trước nghĩa là từ sau ngày đắc đạo, hai mươi chín năm thuyết bốn Bát-nhã. Ở Linh Sơn thuyết đại phẩm; tiếp đó ở Xá Vệ thuyết kim cang và thiên vương vấn. Sau trở lại Linh Sơn thuyết Quang Tán và Đạo Hành, cụ xuất Quang Tán v.v…
Từ câu: “Ngày nay Như Lai…” là phần ba: Nêu việc ngày nay đó là nghi tướng điềm trên.
Từ câu: “Thời mười sáu…” là phần ba, hỏi chúng bất quyết. Văn có hai: 1. Hỏi. 2. Chúng không giải quyết được. Văn phần một có hai phần nhỏ: 1. Trước nêu xứ khen ngợi đức. 2. Tuần tự nêu câu hỏi. Văn phần nhỏ một lại có ba phần: 1. Nói về xứ: Nương theo chúa nước Đại luân kiều tát la vua Ba tư nặc. Nay gọi là Xá Vệ; hoặc gọi là Xá bà đề thành. Thiện kiến luật nói: Xá vệ là tên người, xưa kia có vị vua tên là Xá Vệ, thấy đất tốt, lập làm nước, nhờ ở đất đó, từ người mà đắc danh, gọi là Xá Vệ.
Từ câu: “Vua Ba tư nặc…” là phần hai, nêu danh. Có người nói: Vua họ Nguyệt, sau khi nghe pháp, lấy thêm tên là Quang.
Từ câu: “Đức hạnh thập địa…” là phần ba khen ngợi: Đức thập địa, lục độ đạo phẩm đa phần là Thông giáo. Tin tam bảo và giới bất hoại gọi là tứ bất hoại tịnh. Thực hành Ma-ha diễn hóa là lấy đại thừa trị nước.
Từ câu: “Thứ đệ hỏi cư sĩ…” là phần hai, tuần thứ tự nêu câu hỏi. Trước tiên hỏi tục chúng. Bảo là bảo tích. Cái là nguyệt cái. Pháp là pháp tài. Tịnh danh là Duy ma cật. Tiếp đến là hỏi Thanh văn sau nữa là hỏi Bồ-tát.
Từ câu: “Không thể đáp…” là phần hai, chúng đã không giải quyết.
Từ câu: “Thời vua Ba tư nặc …” là phần ba giác ngộ Như Lai. Văn có ba: 1. Vùng đất này tấu nhạc giác ngộ Như Lai. 2. Tha phương. 3. Cùng bày. Ở đây là phần một, có hai phần: 1. Ba loại người tấu nhạc: Là nguyệt quang, phạm thiên, dục thiên. 2. Thanh động thế giới. Trước tiên là thế giới của một Phật, sau đó là thế giới mười phương.
Từ câu: “Tha phương kia …” là phần hai nói về tha phương. Văn có hai phần: 1. Đến tập. 2. Tấu nhạc. Trong văn phần một, thì trước nói bốn phương, tiếp đến liệt sáu phương. Tác nhạc cũng vậy.
Từ câu: “Lại cùng tác …” là phần ba, cùng tấu nhạc. Trước đó Phật hiện điềm là tỏ năng ứng; nay thì tấu nhạc để tỏ là có cảm; tức giác ngộ Như Lai.
Từ câu: “Phật tức tri thời…” là phần bốn, nói rõ Phật thăng tòa hoa tức là Như Lai phó cảm. Lại nữa, Phật hiện điềm tức lương y! Thời chúng tấu nhạc tức bệnh nhân cầu cứu! Phật thăng tòa hoa tức thầy thuốc cho thuốc! Lại nữa, phóng quang là thân nghiệp. Nhập định là ý nghiệp. Tức từ định khởi thuyết Không Quán là khẩu nghiệp. Lại nữa, phóng quang động địa là Thần thông luân. Nhập định biết căn cơ của chúng sanh là Tha tâm luân. Thuyết phẩm Không Quán là Thuyết Pháp Luân.
“Sư tử tòa”; theo Đại luận nói: Chẳng phải là sư tử thật, cũng chẳng phải là Sư Tử đá, gỗ. Chỗ ngồi của Như Lai là sư tử tòa. Như 3 giường nằm gọi là sư tử sàng…
“Như kim cang sơn vương”: Kim cang là dụ cho pháp thân tứ đức của Phật, mọi thứ đều không thể làm hư hoại. Sơn vương tức núi Tu di, dụ cho Phật; không bị tám loại gió làm lay động. Lại nữa; tòa hoa đều là hiện thật báo độ. Như sơn vương là hiện thân tôn đặc; cũng là biệt tiếp nối với thông.
Từ câu: “Đại chúng Hoan hỷ…” là phần năm, nói về sự Hoan hỷ của đại chúng. Người có thần thông thì trụ tại hư không; người không có thần thông thì ngồi trên mặt đất. Đến đây phần tự đã xong.