PHẬT THUYẾT KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT SỚ

QUYỂN 01

Sa-môn Thiện Đạo, đời Đường tập ký.

PHẦN HUYỀN NGHĨA

Trước khuyên mọi người phát nguyện quy y Tam bảo.

Chúng đường thời Đạo tục

Đều phát tâm Vô thượng

Sinh tử khó nhàm chán

Pháp Phật khó ưa thích

Cùng phát chí Kim cương

Dứt bốn dòng ngang dọc

Nguyện vào cõi Di-đà

Quy y chắp tay lễ

Thế tôn, con nhất tâm

Quy mạng biển pháp tánh

Chân như tận mười phương

Chư Phật Báo, Hóa thảy

Mỗi mỗi thân Bồ-tát

Quyến thuộc đều Vô lượng

Trang nghiêm và biến hóa

Biển mười địa Ba hiền

Thời kiếp mãn chưa mãn kiếp

Trí hạnh viên, chưa viên

Cho dù tận, chưa tận.

Tập khí hết, chưa hết

Công dụng, vô công dụng

Chứng trí, chưa chứng trí

Diệu giác và Đẳng giác

Tâm Kim cương chánh thọ

Tương ưng nhất niệm rồi

Và quả đức Niết-bàn

Chúng con đều quy mạng

Đấng Tam Phật Bồ-đề

Sức thần thông vô ngại

Xin thầm nhiếp thọ cho

Chúng con đều quy mạng

Hiền thánh ba Thừa thảy

Tâm đại Bi học Phật

Không bao giờ lui sụt

Cúi mong che chở cho

Niệm niệm thấy Chư Phật

Chúng con thân ngu si

Trôi lăn trong nhiều kiếp

Nay gặp Phật Thích-ca

Dấu vết đời mạt pháp

Bổn thệ nguyện Di-đà

Và yếu môn Cực lạc

Hồi hướng định tán thảy

Mau chứng thân vô sinh

Con nương tạng Bồ-tát

Biển đốn giáo nhất thừa

Nói kệ quy Tam bảo

Tương ưng với tâm Phật

Hằng sa Phật mười phương

Sáu thông chiếu rọi con

Nay nương giáo hai Phật

Mở rộng cửa Tịnh độ

Nguyện đem công đức này

Bình đẳng thí tất cả

Đồng phát tâm Bồ-đề

Vãng sinh nước An lạc.

Trong bộ “Quán kinh” này, trước chia làm bảy phần sau đó là y theo văn kinh giải thích ý nghĩa.

  1. Nêu tựa đề.
  2. Giải thích danh nghĩa.
  3. Giải thích giáo pháp Đại thừa, Tiểu thừa có tông chỉ khác nhau.
  4. Sự khác nhau về người nói.
  5. Phân tích về sự khác nhau giữa Thông giáo và Biệt giáo, giữa định thiện và tán thiện.
  6. Hòa hợp tướng trái nhau giữa kinh và luận, đưa ra nhiều câu hỏi đáp để giải thích sự nghi ngờ.
  7. Phân biệt phạm vi Vy-đề-hy được lợi ích sau khi được nghe chánh giáo của Phật.

1. Trước Nêu tựa đề:

Thiết nghĩ chân như rộng lớn, người năm thừa không thể nào biết hết được biên giới, pháp tánh thì cao sâu, bậc Thập thánh cũng khó biết rõ ngọn nguồn.

Thể lượng của chân như, thì lượng của tánh không ra ngoài một con tằm, còn nói về pháp tánh thì vô biên, biên thể thì xưa nay bất động, vô trần pháp giới. Phàm hay Thánh đều có đủ, đều giống như nhau, cho nên bao trùm tất cả hàm thức, vô lượng công đức đều vắng lặng bất động, chỉ vì bụi nhơ che lấp quá sâu dày, nên thể tánh thanh tịnh không thể hiển bày được, giúp cho Đấng Từ Bi phải ẩn ở phương Tây vào trong nhà lửa, để tưới nước cam lồ làm mát dịu cho chúng sinh, phát ra ánh sáng rực rỡ để xua tan bóng đêm dài tăm tối, Ngài có ba đàn đầy đủ, bốn nhiếp thấu rõ, mở bày nhân khổ trong nhiều kiếp, giúp cho chúng sinh được ngộ nhập vào quả báo mãi mãi an vui về sau, Ngài không cho rằng chúng sinh mê muội ngăn cách với mình, tuy dục lạc khác nhau, chưa có căn cơ nhất thật, nhưng có dụng của năm thừa, nên Ngài rải mây khắp ba cõi, rưới nước mưa pháp Từ Bi thấm nhuần khắp cả trần gian, để mang lại lợi ích cho các chúng sinh chưa được nghe pháp, hạt giống Bồ-đề cũng nhờ đó mà duy trì, mầm chánh giáo cũng do đây mà thêm lớn, nương vào tâm để khởi thắng hạnh, pháp môn tu tập có tám muôn bốn ngàn, tùy căn cơ chúng sinh mà chia thành đốn hay tiệm, tu tập tất cả cũng chỉ vì mục đích là mong cầu giải thoát.

Nhưng vì chúng sinh nghiệp chướng sâu nặng nên khó có người giác ngộ. Vì bà Vy-đề-hy cầu thỉnh nay con muốn được vãng sinh về thế giới An lạc, cúi mong Như lai dạy con tư duy, dạy con chánh thọ. Đức Thế tôn Thích-ca Mâu-ni là đấng giáo chủ cõi Ta-bà do lời cầu thỉnh đó, liền mở rộng pháp môn Tịnh độ, Đức Di-đà ở thế giới Cực lạc hiện bày nguyện rộng lớn. Yếu môn đó chính là hai môn định và tán của quán kinh này. Định tức là ngừng suy nghĩ để định tâm, tán tức là bỏ ác làm lành, hồi hướng hai hạnh này để cầu nguyện về vãng sinh. Nói thệ nguyện rộng lớn, như trong đại kinh chép: “Tất cả phàm phu thiện ác đều được vãng sinh, đều nương vào nghiệp lực đại nguyện của Đức Phật A-di-đà làm duyên tăng thượng.” Vả lại, mật ý của Phật sâu rộng, giáo môn khó hiểu, các bậc Ba hiền, Mười thánh chưa thể thấu hiểu, huống chi kẻ Phàm phu chúng ta thì làm sao biết được chỉ thú. Do đó mà phải mong cầu Đức Phật Thích-ca ở thế giới này chỉ dạy và Đức Di-đà ở thế giới Cực lạc đón rước, Đức Di-đà là người kêu gọi, còn Đức Thích-ca là người động viên khuyến khích, thì làm sao không được vãng sinh? Chỉ cần chúng ta y theo pháp chuyên tâm tu tập thì chắc chắn sẽ có ngày được vãng sinh về cõi Cực lạc, khi xả thân uế trược này, chắc hẳn sẽ chứng ngay pháp tánh thường lạc của thế giới Cực lạc.

2. Giải thích tên gọi.

Trong kinh chép: “Kinh Phật thuyết vô Lượng Thọ quán” một quyển.

Phật chính là âm tiếng Ấn độ, Hán dịch là Giác, Giác là tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn, đó gọi là Phật.

Nói tự giác để phân biệt khác với Phàm phu, đây là do các Thanh văn yếu kém hẹp hòi, chỉ có khả năng tự lợi, không có tâm Từ bi lợi tha.

Nói Giác tha là để phân biệt với người Nhị thừa, đó là do Bồ-tát có trí nên có khả năng tu tự lợi, vì có Bi nên có khả năng lợi tha, thường có khả năng vận dụng cả hai Bi và Trí, không chấp trước vào hữu vô.

Nói Giác hạnh viên mãn là để phân biệt với Bồ-tát, do đó Như lai trí hạnh đã viên mãn, thời và kiếp cũng đã viên mãn, đã vượt qua ba giai vị nên gọi là Phật.

Nói thuyết là dùng khẩu âm để bày tỏ, do đó mà gọi là thuyết, lại Đức Như lai do đối cơ mà giảng nói, cho nên có nhiều thứ khác nhau, tiệm đốn tùy nghi, ẩn hiển có khác, hoặc nói chung sáu căn, hoặc hiển bày tướng tốt, ứng niệm tùy duyên được lợi ích cho chứng ngộ.

Nói Vô Lượng Thọ là âm Hán; Nam-mô A-di-đà Phật chính là âm tiếng Phạm. Nam là Quy, Mô là Mạng, A là Vô, Di là Lượng, Đà là Thọ, Phật là Giác, tức là nói Quy Mạng Vô Lượng Thọ Giác, đây là đối chiếu giữa tiếng Phạm và tiếng Hán thì có nghĩa như thế. Ở đây nói Vô Lượng Thọ là pháp. Giác là người, người và pháp gọi chung, nên gọi là A-di-đà Phật.

Lại nói người và pháp, là cảnh sở quán, có hai ý:

  1. Y báo: Chia làm ba phần:
  2. Nói về sự trang nghiêm dưới đất: Tức là tất cả các cột báu, ánh sáng chiếu sáng lẫn nhau v.v…
  3. Nói về sự trang nghiêm trên đất: Tức tất cả đất báu, ao rừng, lầu báu, cung điện v.v…
  4. Nói về sự trang nghiêm trên hư không: Tức là tất cả biến hóa như cung điện, lưới hoa, mây báu, các loại chim biến hóa, gió thổi, ánh sáng, lay động phát ra tiếng nhạc. Như trước đã có nói ba thứ khác nhau, tất cả đều là tướng tốt chân thật vô lậu ở cõi Tịnh độ của Đức Phật Adi-đà, đây là tổng kết sự trang nghiêm về y báo.

Lại nói y báo, từ quán mặt trời v.v… trở xuống, cho đến quán tòa hoa là nói chung về y báo, trong phần y báo này cũng có chung, có riêng.

Nói về riêng, chỉ có pháp quán tòa hoa, đó là biệt y, chỉ thuộc về Phật Di-đà, còn sáu pháp quán còn lại ở trên đều thuộc về thông y, tức là thuộc về các bậc Phàm thánh trong pháp giới, nhưng hễ được vãng sinh thì cùng thọ dụng, do đó mà gọi là chung.

Lại, trong sáu pháp quán này có chân, có giả. Nói giả y tức là tưởng, mặt trời tưởng, nước, tưởng băng… Đó là giả y, cũng tương tự như các cảnh tượng trong thế giới này.

Còn nói về chân y, tức là từ đất lưu ly trở xuống cho đến các quán lầu báu, đó gọi là chân y, do đó mà chân bảo vô lậu ở thế giới Cực lạc có thể thấy được cảnh tướng.

  1. Chánh báo: có hai:
  2. Nói về chủ trang nghiêm, tức là Phật A-di-đà.
  3. Nói về Thánh chúng trang nghiêm, tức là Thánh chúng hiện tại và các chúng sinh trong mười phương được vãng sinh về thế giới Cực lạc, lại trong phần chánh báo này cũng có chung, có riêng.

Nói về riêng, tức là chỉ cho Đức Phật A-di-đà và trong phần riêng này cũng có chân, có giả. Nói về giả chánh báo, tức là chỉ cho quán tượng thứ tám, như ngài Quán Âm, Thế Chí… cũng vậy. Chúng sinh ở cõi Ta-bà vì nghiệp chướng quá sâu dày, tâm tánh bị nhiễm ô quá sâu nặng. Đức Phật sợ chúng sinh không dễ gì nhận chân được, thì không thể nào hiển bày trí tuệ, do đó Ngài phải giả lập chân tượng để an trụ tâm tưởng, đồng với Phật A-di-đà, vì chứng cảnh nên gọi là giả chánh báo.

Nói về chân chánh báo, là chỉ cho quán chân thân thứ chín, ở đây do sự giả lập ở trước, mà dần dần ngăn dứt loạn tưởng, mắt tâm được mở, từ đó mà thấy được y báo và chánh báo, thanh tịnh của cõi nước Cực lạc kia về phần thô và cũng dần dần trừ được các chướng hoặc mê muội, do trừ được chướng nên được thấy cảnh tướng chân thật của cõi Cực lạc.

Nói về chánh báo chung, tức là Quán Âm, Thế Chí v.v… trở xuống… Trên đây đã nói về chung riêng, chân giả, mục đích là để giải thích rõ về y báo và chánh báo.

Nói quán tức là chiếu soi, thường dùng cánh tay tín tâm thanh tịnh để gìn giữ ánh sáng trí tuệ, để chiếu soi y báo và chánh báo của Đức Phật A-di-đà.

Nói kinh: Kinh là đường dọc, kinh (sợi dọc) có công năng giữ gìn vĩ (sợi ngang) mà dệt thành tấm vải, có công dụng của xấp vải, kinh có công năng duy trì Phật pháp, lý sự tương ưng, định hay tán tùy căn cơ nhưng ý nghĩa của kinh vẫn không sai lệch, kinh là con đuờng để dẫn dắt người tu tập, nghĩa là người tu tập phải nhờ vào nhân duyên giáo hạnh, nương vào nguyện để vãng sinh, chứng được pháp lạc vô vi kia, khi đã được sinh về cõi Cực lạc thì không còn gì để lo sợ, lúc nào cũng khởi hạnh Bồ-đề, chứng được pháp thân thuờng trú, thí như hư không, có khả năng mang lại ích lợi, nên gọi là Kinh.

Nói một quyển, bộ “Quán Kinh” này tuy nói là do hai hội chánh thuyết, nhưng tổng cộng chỉ thành một, do đó mà nói “Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Quán”, một quyển.

3. Giải thích Đại giáo, Tiểu giáo có tông chỉ khác nhau.

Như Kinh Duy-ma lấy bất khả tư nghị giải thoát làm tông, kinh Đại Phẩm lấy không tuệ làm tông, các kinh đều như thế, chẳng phải một. Nay Quán kinh này, lấy tam-muội Quán Phật làm tông, cũng lấy tam-muội Niệm Phật làm tông, nhất tâm huớng nguyện vãng sinh Tịnh độ làm thể.

Nói về Đại giáo, Tiểu giáo.

Hỏi: Kinh này thuộc về tạng nào trong hai tạng? Thuộc giáo nào trong hai giáo?

Đáp: Quán kinh này thuộc về tạng Bồ-tát và cũng thuộc Đốn giáo.

4. Giải thích về người nói khác nhau.

Khởi thuyết các kinh không ngoài năm loại:

  1. Đức Phật nói.
  2. Đệ tử Phật nói.
  3. Trời tiên nói.
  4. Quỷ thần nói.
  5. Người biến hóa nói.

Kinh này do Đức Phật tự nói.

Hỏi: Đức Phật nói ở đâu? và nói cho ai nghe?

Đáp: Đức Phật nói cho Vy-đề-hy và các người khác nghe tại cung vua.

5. Phân biệt hai môn định và tán, gồm có sáu phần:

  1. Nói về người thưa hỏi tức là bà Vy-đề-hy.
  2. Nói về người được thưa hỏi tức là Đức Thế tôn.
  3. Nói về người nói, tức là Đức Như lai.
  4. Nói về pháp được nói, tức là định thiện tán thiện và mười sáu pháp quán.
  5. Nói về người thực hành, tức là Đức Như lai.
  6. Nói về pháp được thực hành, tức là bà Vy-đề-hy v.v…Hỏi: Định thiện và Tán thiện do ai hỏi và ái nói?

Đáp: Môn Định thiện là do Vy-đề-hy thưa hỏi, còn môn tán thiện là do Đức Phật tự nói.

Hỏi: Chẳng hay định thiện và tán thiện xuất xứ từ văn kinh nào?

Mà nay giáo pháp đầy đủ không luống dối, căn cơ nào được thọ trì?

Đáp: Giải thích có hai nghĩa:

1. Hạng người chê bai chánh pháp và không có lòng tin, những người bị rơi vào tám nạn, hoặc phi nhân, các hạng người đó không thể thọ trì được. Cũng như gỗ mục, hoặc đá chai, không thể có ngày lớn lên, các loại chúng sinh ở trên cũng vậy, không thể tín nhận được chánh pháp. Ngoài các chúng sinh này, có những chúng sinh muốn được vãng sinh nhất tâm ưa thích tin tưởng, mong được vãng sinh, trên thì suốt cuộc đời, dưới thì thu nhiếp trong mười niệm, nương vào nguyện lực của Phật, thì bất cứ ai cũng được vãng sinh, đến đây đã giải thích về ý nghĩa các căn cơ nào được thọ trì chánh pháp.

2. Kế là dẫn chứng xuất xứ từ kinh nào, cũng có chung có riêng.Nói về chung có ba nghĩa khác nhau, đó là:

  • Từ Vy-đề-hy bạch Phật: Cúi mong Phật nói rộng cho con nghe chỗ nào không có lo buồn khổ não là Vy-đề-hy nêu tâm, tự vì mình mà thưa hỏi chung về những điều mong cầu.
  • Từ cúi mong Phật dạy con quán nghiệp xứ thanh tịnh là Vy-đềhy tự vì mình thưa hỏi Đức Thế tôn phải tu hành như thế nào.
  • Từ Đức Thế tôn hiện rõ các cõi nước tức là Đức Thế tôn đáp lời thưa hỏi ở trước là nói rộng cho con nghe, có ba nghĩa khác nhau, đáp chung ở trước đã xong.

Nói riêng thì có hai nghĩa:

  • Từ Vy-đề-hy bạch Phật: Nay con rất muốn được sinh về thế giới Cực lạc của Đức Phật A-di-đà tức là bà Vy-đề-hy tự vì mình chọn riêng cõi nước mình muốn.
  • Từ cúi xin Đức Thế tôn dạy con tư duy, dạy con phương pháp chánh thọ là Vy-đề-hy tự vì mình thưa hỏi cách tu hành riêng, có hai nghĩa khác nhau, riêng ở trên đã xong.

Từ đây v.v… trở xuống trả lời tuần tự về ý nghĩa định thiện và tán thiện.

Hỏi: Thế nào là định thiện? Thế nào là tán thiện?

Đáp: Mười ba pháp quán từ quán mặt trời trở xuống thuộc về định thiện. Ba phước chín phẩm thuộc về tán thiện.

Hỏi: Trong định thiện có gì khác nhau? Và xuất xứ từ văn kinh nào?

Đáp: Xuất xứ từ câu kinh “Dạy con tư duy, dạy con chánh thọ”.

Về khác nhau thì có hai nghĩa:

  • Tư duy.
  • Chánh thọ.

Tư duy tức là quán phương tiện ở trước, tức là phải quán tưởng tướng chung và tướng riêng của y báo và chánh báo ở thế giới Cực lạc. Trong văn Quán đất có chép: Nếu tưởng như thế gọi là thấy cõi nước Cực lạc, về phần thô. Tức là hợp với câu “Dạy con tư duy” ở trên.

Nói chánh thọ, tức là mọi tâm tưởng đều dừng nghĩ, duyên tự đều quên, tương ưng với tam-muội, đó gọi chính là thọ. Theo văn Quán đất chép: Thấy cõi nước kia phân minh rõ ràng, tức hợp với một câu “Dạy con chánh thọ” ở trên. Định tán có hai nghĩa khác nhau, đến đây đã trả lời chung các câu hỏi ở trên xong.

Xưa nay, các Luật sư giải thích cũng có chỗ khác nhau, các Ngài đều cho rằng, hợp ba thứ phước và chín phẩm thì gọi là Tán thiện, chánh thọ hợp với mười sáu pháp quán thì gọi là Định thiện, nếu cho như vậy thì cảm thấy bất ổn, vì sao? Vì như trong kinh Hoa Nghiêm chép: Tư duy chánh thọ là tên khác của tam-muội, đồng với văn Quán đất này, dùng văn này để chứng minh, há không phải chung cho tán thiện hay sao? Lại từ trên đến đây bà Vy-đề-hy thưa hỏi, chỉ nói dạy con quán nghiệp xứ thanh tịnh, dưới đây lại thưa hỏi Đức Thế tôn dạy cho con tư duy chánh thọ, tuy có hai lần thưa hỏi, nhưng mục đích chỉ thưa hỏi về Định thiện. Lại, văn tán thiện thì không thưa hỏi nhưng Đức Thế tôn tự khai mở để chỉ dạy, kế nữa trong văn nói về tán thiện dưới đây chép: Cũng giúp cho tất cả phàm phu đời vị lai v.v… trở xuống, tức là văn này.

6. Hòa hợp các kinh luận trái nhau, nêu ra nhiều câu hỏi đáp, để giải thích, mục đích là để phá trừ các nghi ngờ của mọi người. Trong đó có sáu phần:

  1. Trước là y cứ vào các pháp sư giải thích ý nghĩa chín phẩm.
  2. Dùng đạo lý để phá trừ nghi ngờ.
  3. Lại nêu chín phẩm để phản đối, phá trừ.
  4. Nêu văn để chứng minh xác định là phàm phu, không phải bậc Thánh.
  5. Hội thông ý biệt thời.
  6. Hội thông nghĩa bất sinh của Nhị thừa.

Ban đầu nói các Đại sư giải thích, trước nêu ba phẩm bậc thượng.

Nói Thượng thượng, là chỉ cho các Bồ-tát từ Tứ địa đến Thất địa làm sao biết như vậy? Vì các vị đã đến địa vị đó đã đạt được Vô sinh nhẫn.

Bậc Thượng trung gồm các Bồ-tát từ Sơ địa đến Tứ địa làm sao biết được? Vì các vị đã đến địa vị đó trải qua một tiểu kiếp nữa sẽ được Vô sinh nhẫn.

Bậc Thượng hạ, là những vị Bồ-tát có chủng tánh trở lên đến Sơ địa làmsao biết được? Vì những vị đã đến địa vị đó phải trải qua ba tiểu kiếp nữa mới nhập vào Sơ địa. Cả ba hạng người này, đều thuộc về địa vị bậc Thánh của Đại thừa.

Kế là nói về ba phẩm thuộc bậc trung, các Đại sư cho rằng:

Bậc Trung thượng là các vị đã được ba quả, làm sao biết được? Vì những vị đến địa vị đó đã chứng quả A-la-hán.

Bậc Trung trung, là nội phàm, làm sao biết được? Vì những vị đến địa vị đó đã chứng quả Tu-đà-hoàn.

Bậc Trung hạ, là những vị phàm phu chân thiện trong thế gian, chán khổ cầu sinh Tịnh độ, làm sao biết được? Vì những vị đó trải qua một tiểu kiếp nữa sẽ chứng quả A-la-hán.

Cả ba bậc này, đều thuộc về bậc Thánh Tiểu thừa.

Ba phẩm bậc hạ là chỉ cho phàm phu mới học Đại thừa, tùy theo tội lỗi nặng nhẹ mà chia thành ba phẩm, cùng chung một địa vị, cầu nguyện vãng sinh, nhưng chưa hẳn là được.

Thứ hai là dùng đạo lý để phá trừ sự nghi ngờ, ở trên nói các vị Bồ-tát từ Sơ địa đến Thất địa, như kinh Hoa Nghiêm nói, từ Sơ địa trở lên, Thất địa v.v… trở xuống thuộc về Pháp tánh sinh thân, biến dịch sinh thân, các vị này không còn bị khổ phần đoạn. Nói về công dụng thì đã trải qua song tu phước tuệ trải qua hai Đại a-tăng-kỳ kiếp, người pháp đều không, bất khả tư nghì, thần thông tự tại, bao trùm khắp nơi, thân ở báo độ, thường nghe báo thân Phật nói pháp, dùng tâm Từ bi để hóa độ chúng sinh trong mười phương, chỉ trong chốc lát đã đi cùng khắp thì còn lo buồn việc gì?

Nay nhờ bà Vy-đề-hy thưa hỏi Phật việc cầu sinh về thế giới Cực lạc, dùng văn trên để chứng minh lời các luận sư nói, há không phải là sai lầm ư?

Bậc Thượng hạ tức là ở trên nói từ chủng tánh đến Sơ địa, chưa hẳn đã như thế, như kinh nói, các vị Bồ-tát này gọi là không lui sụt, thân tuy ở trong sinh tử nhưng không bị sinh tử làm nhiễm ô, ví như vịt và ngỗng ở dưới nước nước không thể thấm vào thân. Như kinh Đại Phẩm chép: “Bồ-tát ở giai vị này nhờ được hai loại chân thiện tri thức che chở nên không bị lui sụt.” Vì sao?

1. Nhờ Chư Phật trong mười phương.

2. Nhờ các đại Bồ-tát trong mười phương. Các Ngài thường dùng ba nghiệp che chở các pháp lành, làm cho không bi lui sụt, nên gọi là địa vị không lui sụt, các vị Bồ-tát này cũng có khả năng thực hành tám tướng thành đạo, giáo hóa chúng sinh, nếu nói về công hạnh, thì phải trải qua một đại a-tăng-kỳ kiếp chuyên tu phước đức trí tuệ, đã có được công đức cao quý như thế rồi thì còn lo buồn việc gì? Nhờ Vy-đề-hy thưa hỏi việc cầu sinh, dùng văn này để chứng minh, cho nên biết các Đại sự phân tích bị sai lầm, đây là trách bậc thượng đã xong, kế là trách ba bậc trung, các Đại sư cho rằng bậc trung thượng đạt được ba quả thì họ không bao giờ còn bị đọa trong ba đường ác, không sinh vào bốn đường, hiện tại tuy gây ra tội nghiệp, nhưng chắc chắn họ không nhậ lấy quả báo ở đời vị lai. Như Phật dạy rằng: Người đã chứng được bốn quả này cùng ngồi tòa giải thoát với Như lai. Người đã có được công đức như thế thì còn lo buồn việc gì? Nay do Vy-đề-hy thưa hỏi Phật về con đường vãng sinh. Chư Phật vì lòng đại Từ bi đối với những người đang đau khổ đắm chìm trong biển sinh tử, mà khởi tâm thương xót, khuyến mọi người nên tu tập để vãng sinh về Tịnh độ, ví như có người đang chìm dưới nước, phải cấp tốc cứu vớt họ lên. Những người ở trên bờ thì cần gì phải cứu? Dùng văn này để chứng minh cho nên biết các Đại sư phân tích nghĩa cũng bị sai lầm như trước, v.v… trở xuống có thể biết.

Thứ ba là lại nêu chín phẩm để phản đối bác bỏ. Các Đại sư nói rằng bậc Thượng phẩm thượng sinh là các Bồ-tát từ địa thứ tư đến địa thứ bảy. Vì sao? Vì Quán kinh chép: “Có ba thứ chúng sinh sẽ được vãng sinh, ba thứ chúng sinh ấy là:

  1. Người giữ giới tu từ.
  2. Người không giữ giới, tu từ, chỉ đọc tụng kinh điển Đại thừa.
  3. Người không giữ giới, không tụng kinh, chỉ Niệm Phật, Pháp, tăng.”

Cả ba hạng người này, nếu siêng năng tinh tấn trong một ngày một đêm, đến bảy ngày bảy đêm Niệm Phật nối nhau không dứt, hồi hướng nghiệp lành mình đã làm để cầu vãng sinh, đến lúc sắp qua đời, sẽ được Phật A-di-đà và hóa Phật, Bồ-tát đại chúng phát ra ánh sáng duỗi tay dẫn dắt, chỉ trong thời gian búng ngón tay liền được vãng sinh về thế giới Cực lạc? Dùng văn trên này để chứng minh sau khi Phật Niết-bàn thì các phàm phu thượng phẩm của Đại thừa cực thiện ngày càng ít, nhưng tạo nghiệp thì quá nhiều, làm sao mà xếp ngang bằng với các bậc Thánh? Nếu các Bồ-tát từ địa thứ tư đến địa thứ bảy trở lên nói về công dụng thì không thể sánh bằng, đâu thể nhờ vào việc lành từ một ngày đến bảy ngày mà được trao đài hoa, duỗi tay đón rước vãng sinh? Đây là phản đối bậc Thượng thượng.

Kế là đối với bậc Thượng trung, các Đại sư cho là Bồ-tát từ địa thứ nhất đến địa thứ tư trở lên. Vì sao? Vì Quán Kinh chép: Không cần thọ trì Đại thừa. Vì sao nói không cần? Vì có đọc tụng hay không đọc tụng, cũng không cần thiết, quan trọng nhất là người tu có hiểu được ý kinh hay không mà thôi, chứ không luận về sự đọc tụng nhiều hay ít.

Lại nói rằng: “Người nào tin sâu nhân quả, không chê bai Đại thừa, hồi hướng gốc lành đó nguyện cầu vãng sinh, đến lúc sắp qua đời sẽ được Đức Phật A-di-đà và hóa Phật, Bồ-tát, đại chúng cùng đến đón rước, liền được vãng sinh về thế giới Cực lạc.” Dùng văn này để chứng minh cũng là sau khi Phật Niết-bàn, người phàm phu Đại thừa hạnh nghiệp yếu kém, nên giúp cho lúc sắp qua đời việc đón rước có khác, nhưng các Bồ-tát từ địa thứ nhất đến địa thứ tư trở lên, nói về công dụng như kinh Hoa Nghiêm thì đó là không thể bàn đến, há phải nhờ Vy-đề-hy thưa hỏi Đức Phật mới được vãng sinh? Do đó mà phản đối bậc Thượng trung.

Tiếp đến là đối với bậc Thượng hạ, các Đại sư nói đó là các vị Bồ-tát chủng tánh trở lên đến Sơ địa, vì sao Quán kinh nói cũng tin nhân quả, vì sao cũng tin? Vì hoặc tin hoặc không tin, nên gọi là cũng.

Lại nói không chê bai Đại thừa, chỉ phát đạo tâm vô thượng, chỉ một câu này dùng làm chánh nghiệp, không còn điều lành nào khác, nếu hồi hướng một hạnh này cầu nguyện vãng sinh, thì lúc sắp qua đời sẽ được Đức Phật A-di-đà và các hóa Phật, Bồ-tát đại chúng cùng đến đón rước, liền được vãng sinh. Dùng văn này để chứng minh, chỉ vì sau khi Phật Niết-bàn, tất cả các chúng sinh phát tâm Đại thừa, nhưng do hạnh nghiệp không được mạnh, nên lúc sắp qua đời việc Chư Phật và Bồ-tát đến tiếp dẫn có khác nhau. Nếu nói về thế lực của các vị Bồ-tát ở địa vị này thì tùy ý vãng sinh về các Tịnh độ trong mười phương, đâu cần phải nhờ sự thưa hỏi Phật của Vy-đề-hy và Đức Phật khuyên vãng sinh về thế giới Cục lạc? Đây là phản đối bậc Thượng hạ. Tức ba phẩm này khi qua đời có sự khác nhau.

Thế nào là khác?

Bậc Thượng thượng lúc sắp qua đời, thì được Đức Phật A-di-đà và vô số hóa Phật cùng đến đón rước, bậc Thượng trung lúc sắp qua đời cũng được Đức Phật và một ngàn vị hóa Đức Phật cùng đến đón rước.

Bậc thượng hạ lúc sắp qua đời sẽ được Đức Phật A-di-đà và năm trăm hóa Phật cùng đến đón rước, do nghiệp lực có mạnh hay yếu, mà sự vãng sinh có khác nhau.

Dưới đây là đối với ba bậc Trung. Các Đại sư cho rằng bậc Trung thượng thuộc về ba quả của Tiểu thừa. Vì sao, trong Quán kinh chép: “Nếu chúng sinh nào thọ trì năm giới, tám giới, tu hành các giới, không gây ra năm tội nghịch, không gây ra các tội lỗi khác, thì đến lúc sắp qua đời sẽ được Đức Phật A-di-đà cùng các thánh chúng Tỳ-kheo phát ra ánh sáng nói pháp, hiện đến trước mặt, người ấy thấy rồi liền được vãng sinh?” Dùng văn này để chứng minh thì cũng sau khi Phật nhập Niếtbàn, vì sao người phàm phu giữ giới Tiểu thừa, lại là bậc Tiểu thánh?

Bậc Trung trung, theo các Đại sư nói là: Kẻ phàm phu kiến đạo trở xuống, vì sao Quán kinh chép: “Người chỉ trì giới một ngày một đêm rồi hồi hướng nguyện vãng sinh, đến lúc sắp qua đời, thấy Phật liền được vãng sinh?” Dùng văn này để chứng minh thì đâu được gọi là hàng Nội phàm? Nhưng vì sau khi Phật nhập Niết-bàn, không có thiện phàm phu, tuổi thọ ngắn ngủi, gặp được duyên nhỏ, được trao truyền tiểu giới, hồi hướng nguyện cầu vãng sinh, nhờ vào nguyên lực của Phật, sẽ được vãng sinh, nếu nói về bậc tiểu thánh qua đời cũng không ngại, nhưng ở đây Quán kinh Đức Phật nói cho phàm phu nghe, không liên quan gì đến các bậc Thánh.

Bậc Trung hạ, các Đại sư cho rằng: Hàng nội phàm của Tiểu thừa

trở xuống, hàng phàm phu của thế tục chỉ tu phước thế gian để cầu ra khỏi, vì sao Quán kinh lại nói: “Nếu có chúng sinh nào hiếu thảo nuôi dưỡng cha mẹ, làm việc nhân từ thế gian, đến lúc sắp qua đời, gặp được các vị thiện tri thức nói cho nghe sự vui ở thế giới Cực lạc, bốn mươi tám lời nguyện… người này nghe xong, liền được vãng sinh về Cực lạc. Dùng văn này để chứng minh, chỉ sợ không gặp được người biết Phật pháp, tuy có thực hành hiếu thảo nuôi dưỡng cha mẹ, cũng không có tâm mong cầu ra khỏi, nếu lúc sắp qua đời gặp được thiện tri thức, khích lệ vãng sinh, người này nhờ sự khuyến khích ấy mà hồi tâm, thì liền được vãng sinh. Lại, người này khi còn sống tự nhiên làm việc hiếu, cũng không phải vì cầu ra khỏi mà thực hành hiếu đạo.

Dưới đây là đối với ba bậc hạ. Các Đại sư cho rằng các hạng người này thuộc về phàm phu mới học Đại thừa, tùy theo tội nặng nhẹ mà chia thành ba phẩm, những người chưa có đạo vị, khó phân biệt thứ bậc, mới nói không phải như thế. Vì sao? Vì Ba hạng người này là những người không có hai thứ gốc lành của thế tục và Phật pháp, họ chỉ biết làm ác. Làm sao biết? Vì như văn nói về bậc hạ thượng, có nói chỉ cần không gây ra năm tội nghịch và chê bai chánh pháp, còn các điều lỗi ác khác đều phạm đủ cả, mà không sinh hổ thẹn. Đến lúc sắp qua đời gặp được thiện tri thức, được thiện tri thức nói pháp Đại thừa cho nghe, dạy người đó xưng một tiếng Phật. Bấy giờ, Đức Phật A-di-đà liền sai hóa Phật, Bồ-tát đến đón rước người này, và được vãng sinh. Nhưng như người ác này gặp mọi việc đều như thế, nếu gặp được duyên lành, thì liền được vãng sinh, nếu không gặp được duyên lành, thì chắc chắn sẽ đi vào ba đường ác, không được ra khỏi.

Bậc Hạ trung, hạng người này trước đây tuy có thọ giới của Phật nhưng thọ rồi không tu trì, mà hủy phá, lại còn trộm cắp vật của thường trụ tăng, vật của hiện tiền tăng và nói pháp bất tịnh lại không bao giờ sinh tâm hổ thẹn, đến lúc sắp qua đời, thì lửa dữ địa ngục cùng đến một lúc, hiện ra trước mặt người ấy, khi vừa thấy lửa thì được gặp thiện tri thức, nói cho nghe công đức của cảnh giới Cực lạc, khuyên người đó vãng sinh. Người này nghe rồi liền được thấy Phật, vãng sinh theo Phật. Nếu như ban đầu không gặp được thiện tri thức thì lửa địa ngục sẽ đón rước, còn nếu gặp được thiện tri thức thì hóa Phật đến tiếp dẫn, đây là hoàn toàn nhờ vào nguyện lực của Đức Phật A-di-đà.

Bậc hạ hạ, các chúng sinh này gây ra nghiệp bất thiện, năm tội nghịch, mười điều ác, đủ các việc bất thiện, do gây ra các nghiệp ác như cho nên người này chắc chắn sẽ đọa vào địa ngục, nhiều kiếp không cùng tận. Đến lúc sắp qua đời, nếu gặp được thiện tri thức, dạy xưng hiệu Phật A-di-đà, khuyên cầu vãng sinh, người này y vào lời dạy đó mà Niệm Phật, nhờ Niệm Phật mà được vãng sinh, nếu người này không gặp được thiện tri thức thì chắc chắn sẽ đắm chìm, nhờ lúc sắp qua đời gặp được thiện tri thức, nên được bảy báu đến rước.

Lại, xét Định thiện và ba bậc Thượng và Hạ của Quán kinh này thì tất cả đều cách Đức Phật Niết-bàn đã lâu, các phàm phu sống trong cõi đời có năm thứ vẩn đục thì chỉ nhờ gặp nhân duyên khác nhau mà giúp cho có chín phẩm khác nhau. Vì sao? Vì ba bậc Thượng thì sẽ gặp đại phàm phu. Ba bậc trung thì gặp tiểu phàm phu.

Ba bậc hạ sẽ gặp ác phàm phu, do nghiệp ác cho nên khi qua đời phải nhờ vào thiện tri thức, nương vào nguyện lực của Đức Phật A-diđà, mới được vãng sinh. Đến lúc được sinh về cõi Cực lạc, khi hoa nở mới bắt đầu phát tâm, làm sao gọi là người mới học Đại thừa được? Nếu hiểu như thế thì đã hiểu lầm và có hại rất lớn.

Nay mỗi điều đều nêu văn để làm chứng, đời nay do các phàm phu làm cả điều thiện, ác đều được sinh về chín phẩm, phát khởi lòng tin không nghi ngờ, nương vào nguyện lực của Phật, đều được vãng sinh.

Thứ tư là nêu để làm bằng chứng.

Hỏi: Các ý nghĩa phản đối trên đây làm sao biết được Đức Thế tôn nhất định cho là phàm phu, không phải bậc Thánh, chẳng biết là xét theo nghĩa nhân tình làm chuẩn mực, hay có thánh giáo để làm chứng?

Đáp: Chúng sinh vì nghiệp và phiền não quá nặng, còn trí tuệ thì cạn cợt, hơn nữa thánh giáo thì quá sâu rộng, làm sao tự mình quyết đoán được? Do đó hôm nay phải dựa vào lời dạy của Đức Phật để làm chứng, có mười câu để làm chứng gồm:

1. Như trong Quán kinh có nói Phật bảo Vy-đề-hy: “Nay Như lai nói rộng cho phu nhân nghe về những lời thệ nguyện rộng lớn của Đức Phật A-di-đà và cũng để giúp cho các phàm phu ở đời vị lai muốn tu tịnh nghiệp nương vào đây để tu tập, sẽ được vãng sinh về thế giới Cực lạc của Đức Phật A-di-đà.”

2. Nay Như lai vì tất cả các chúng sinh ở đời vị lai, bị các giặc phiền não làm tổn hại mà nói về nghiệp thanh tịnh.

3. Hôm nay Đức Như lai dạy cho Vy-đề-hy và tất cả các chúng sinh ở đời vị lai quán thế giới Cực lạc ở Tây phương.

4. Vy-đề-hy bạch Phật: “Nay con nhờ thần lực của Phật mà nhìn được thấy thế giới Cực lạc, nếu sau khi Phật diệt độ, các chúng sinh vẩn đục bất thiện, bị năm khổ ép ngặt, thì làm sao được thấy cõi nước của

Đức Phật A-di-đà?”

1. Như trong pháp quán mặt trời, đầu tiên có nói Đức Phật bảo Vyđề-hy: “Ngươi và chúng sinh chuyên niệm v.v… trở xuống cho đến tất cả chúng sinh tự mình không phải người mù bẩm sinh, nghĩa là người có mắt thì đều thấy được mặt trời.

2. Trong pháp quán đất có nói Đức Phật bảo A-nan: “Ông hãy gìn giữ lời Phật giảng nói pháp quán đất này cho tất cả chúng sinh muốn được thoát khổ ở đời vị lai nghe.

3. Trong pháp quán tòa hoa có nói bà Vy-đề-hy bạch Phật: “Nay con nhờ vào thần lực Phật mà thấy được Đức Phật A-di-đà và hai vị Bồtát, còn chúng sinh ở đời vị lai làm sao thấy được?”

4. Sau đó v.v… trở xuống là đáp lời Vy-đề-hy thưa hỏi. Phật bảo Vy-đề-hy: “Nay phu nhân và chúng sinh muốn thấy Đức Phật A-di-đà thì nên khởi tưởng niệm.”

5. Trong pháp quán tượng có chép: Đức Phật bảo Vy-đề-hy: “Chư Phật, Như lai nhập vào tâm tưởng của tất cả chúng sinh, cho nên khi tâm các vị tưởng Phật.”

6. Như trong chín phẩm, mỗi phẩm đều nói vì các chúng sinh.

Trên đây tuy có mười câu khác nhau để chứng minh Như lai nói mười sáu pháp quán này, nhưng vì chúng sinh thường bị đắm chìm trong sinh tử, không thể đắc quả vị Thánh, dùng văn này để làm chứng, chẳng lẽ là sai lầm hay sao!

Thứ năm là Hội thông về ý của biệt thời. Phần này cũng có hai:

1. Luận chép: “Nếu người niệm Đức Phật Đa Bảo thì người đó chắc chắn đắc được quả Bồ-đề Vô thượng, không bao giờ lui sụt.” Ở đây nói Bồ-đề cũng là một danh từ chỉ cho quả Phật, cũng là đạo lý chánh báo, là pháp để thành Phật, nếu chúng sinh nào muốn tu muôn hạnh được viên mãn, phải thực hành pháp này mới thành tựu được, đâu phải chỉ tu hạnh Niệm Phật mà mong thành tựu được, không bao giờ có việc ấy.

Tuy nói chưa chứng trong muôn hạnh, đó là nói một hạnh. Vì sao ta biết được? Vì như kinh Hoa Nghiêm có nói Tỳ-kheo Công Đức nói với đồng tử Thiện tài rằng: “Ta ở trong biển tam-muội của Phật pháp, chỉ biết một hạnh duy nhất, đó là tam-muội Niệm Phật. Dùng văn này làm chứng, há không phải một hạnh trong muôn hạnh hay sao? Tuy là một hạnh nhưng đối với vấn đề sinh tử, cho đến thành Phật, cũng không bao giờ lui sụt, do đó mà gọi là bất đọa.”

Hỏi: Nếu thế thì kinh Pháp Hoa chép: “Một câu xưng Nam-mô Phật, đều đã thành Phật đạo”, cũng đã thành Phật rồi, hai đoạn văn này có gì khác nhau không ?

Đáp: Trong luận nói xưng danh hiệu Phật là chỉ muốn tự mình thành quả Phật, còn trong kinh nói xưng danh hiệu Phật là để phân biệt khác với chín mươi lăm thứ ngoại đạo, nhưng trong các phái ngoại đạo đều không có người nào xưng niệm danh hiệu Phật, nếu bảo họ xưng danh hiệu Phật một câu thì thuộc về người trong đạo Phật. Do đó mà kinh Pháp Hoa nói như vậy.

2. Trong luận có nói nếu người chỉ nhờ phát nguyện vãng sinh về cõi An lạc, lâu nay tuy họ là một nhà giải thích luận, nhưng không hiểu ý luận, do sai lầm mà dẫn đến xưng niệm danh hiệu Phật mười hơi mà được vãng sinh vào hạ phẩm hạ sinh, thì tương tự với ở đây, chưa được vãng sinh.

Như một đồng tiền vàng mà được thành một ngàn đồng tiền vàng, thì nhiều ngày mới được không phải một ngày mà được, xưng niệm danh hiệu Phật mười hơi cũng giống như vậy, chỉ làm nhân xa cho việc vãng sinh, cho nên chưa được vãng sinh. Phật vì phàm phu vào đời sau muốn họ bỏ ác xưng niệm danh hiệu Phật, dối gạt dẫn dắt chúng sinh thì thật khó được vãng sinh.

Gọi là ý của biệt thời, vì sao kinh A-di-đà có nói Đức Phật bảo ngài Xá-lợi-phất: “Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nào được nghe nói về Đức Phật A-di-đà thì nên chấp trì danh hiệu, từ một ngày cho đến bảy ngày, nhất tâm nguyện vãng sinh, đến lúc sắp qua đời, thì sẽ được Đức Phật A-di-đà và các thánh chúng đến đón rước vãng sinh.” Kế là trong mười phương, mỗi phương đều có các Đức Phật nhiều như số cát sông Hằng, mỗi vị đều xuất ra chiếc lưỡi rộng dài, trùm khắp cả Tam thiên Đại thiên thế giới mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sinh các vị đều nên tin kinh Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm này.” Hộ niệm, tức là văn trên nói xưng danh hiệu Phật từ một ngày cho đến bảy ngày, nay đã có thánh giáo để làm minh chứng, vì chưa hiểu tất cả các hạnh cho nên không biết ý như thế nào, nếu nói về phàm phu thấp kém, thì chỉ dốc hết lòng tin mà thọ trì, vì những lời của Chư Phật nói ra đều chân thật, không luống dối. Thật là khổ! Khi phải nói ra những lời bất nhẫn như thế. Tuy nhiên cúi mong tất cả các vị tri thức muốn được vãng sinh, thì nên khéo léo tự mình suy lường. Thà bị tổn hại trong đời này chứ không bao giờ tin sai lời Phật dạy? Đừng cố chấp vào luận lý của các vị Bồ-tát cho là kim chỉ nam. Nếu cứ y chấp vào đó tức là tự mình lầm lại làm cho người khác lầm.

Hỏi: Vì sao khởi hạnh mà nói không được vãng sinh?

Đáp: Nếu người nào muốn vãng sinh thì hạnh nguyện phải đầy đủ mới được vãng sinh, nay trong phần luận này chỉ nói về sự phát nguyện, chứ không nói về hạnh.

Hỏi: Vì sao không nói?

Đáp: Dù chỉ một niệm cũng không hề để tâm, cho nên không nói.

Hỏi: Ý nghĩa của hạnh và nguyện có gì khác nhau?

Đáp: Như trong kinh nói, chỉ có hạnh ấy, hạnh tức là riêng khác, cũng không có chỗ đến. Chỉ có nguyện, nguyện tức là rỗng không, cũng có chỗ đến, do đó hạnh và nguyện phải hợp nhau, đó là điều mà ta phải hiểu rõ, do đó trong luận này chỉ nói về sự phát nguyện, chứ không nói về hạnh, do đó mà chưa được vãng sinh, chỉ làm nhân xa cho việc vãng sinh, nghĩa ấy chân thật.

Hỏi: Vì sao nói ý nguyện không được vãng sinh?

Đáp: Khi nghe người khác nói ở phương Tây vui sướng không gì sánh bằng, thì liền khởi nguyện nói rằng nay tôi cũng muốn được vãng sinh nhưng khi vừa nói lời đó rồi thì ý nguyện đó không nối tiếp, cho nên gọi là Nguyện. Nay trong Quán kinh này nói xưng niệm danh hiệu Phật mười hơi thì đã có đầy đủ mười nguyện mười hạnh, vì sao đầy đủ? Vì xưng Nam-mô, tức là quy mạng, cũng có nghĩa là phát nguyện hồi hướng, xưng A-di-đà Phật, tức là hạnh, dựa vào hai ý nghĩa trên, mà khẳng định người đó sẽ được vãng sinh.

Lại, trong luận có nói người xưng danh hiệu Phật Đa Bảo là vì cầu quả Phật, tức chính là báo, dưới đây chỉ nói về người phát nguyện cầu sinh Tịnh độ, tức là y báo, một chánh một y, thì có gì là giống nhau? Vì chánh báo thì khó mà thành tựu, mặc dầu siêng tu một hạnh cũng chưa thể đắc được, còn y báo thì dễ cầu, cho nên một nguyện tâm chưa nhập, nhưng thí như biên phương, ném hoa thì dễ mà làm chủ rất khó.

Hôm nay nếu có người phát nguyện muốn vãng sinh, đồng thời là tất cả chúng sinh đều ném hoa há chẳng phải dễ ư? Tức là phải dốc hết thân mạng, hạ thủ công phu Niệm Phật mười hơi, rồi nương vào nguyện lực của Phật thì chẳng ai không được vãng sinh, do đó mà nói là dễ. Nay cũng không thể dùng ngôn từ để định nghĩa những người có lòng tin nhưng còn nghi ngờ, do đó mà phải dẫn chứng bằng những lời thánh giáo, là muốn cho những người nghe bỏ được mê lầm.

Thứ sáu là Hội thông ý nghĩa là nhị hạt giống thừa không được vãng sinh.

Hỏi: Cõi nước của Đức Phật A-di-đà là do quả báo hay do hóa hiện ra?

Đáp: Đó là do quả báo chứ không phải Đức A-di-đà hóa hiện ra, làm sao biết được? Vì trong “Kinh Đại Thừa Đồng Tánh có nói ở phương Tây chắc hẳn là vui, là cõi nước y báo của Đức Phật A-di-đà. Lại, Kinh Vô Lượng Thọ có nói Tỳ-kheo Pháp Tạng vào thời Đức Phật Thế Tự Tại Vương thực hành đạo Bồ-tát, đã phát ra bốn mươi tám lời nguyện, mỗi nguyện đều chép: “Nếu khi tôi thành Phật, mà chúng sinh trong mười phương xưng niệm danh hiệu tôi, muốn sinh về cõi nước tôi, dù chỉ niệm được mười niệm, nếu không được vãng sinh thì tôi không thành Chánh giác.” Nay đã thành Phật, tức là để đáp lại nhân đó. Lại, trong Quán kinh chép: “Người thuộc ba bậc thượng khi qua đời đều được Đức Phật A-di-đà và các hóa Phật đón rước, báo thân và hóa thân đều đến duỗi tay dắt dẫn, nên gọi là cùng đón rước. Dùng văn này làm bằng chứng cho nên biết là báo thân.

Nhưng ứng thân và báo thân là tên khác của nhãn mục, trước thì dịch báo thân là ứng thân, sau thì dịch ứng thân là báo thân. Phàm phu nói báo thân, tức là nhân và hạnh không luống dối, chắc chắn sẽ được quả báo, do quả báo ứng với nhân, nên gọi là báo thân. Lại, do trải qua ba đại a-tăng-kỳ kiếp siêng tu muôn hạnh, nên chắc chắn sẽ được Bồđề nay đã thành đạo, tức là ứng thân. Ở đây là Chư Phật quá khứ hiện tại lập ra ba thân, ngoài ba thân này không còn thân nào khác. Dù cho không thiếu tám tướng, danh hiệu nhiều như cát bụi, nếu nói về thân thì đều thuộc về hóa thân, nay Đức Phật A-di-đà hiện là báo thân.

Hỏi: Đã gọi báo thân, thì báo thân là thường trụ, không bao giờ có sinh diệt, vì sao trong kinh Quán Âm Thọ Ký chép: “Đức Phật A-di-đà cũng có lúc diệt độ, cũng có lúc nhập Niết-bàn?” Điều này giải thích ra sao?

Đáp: Nghĩa nhập hay không nhập, chỉ là cảnh giới của Chư Phật. Trí của ba thừa cạn cợt còn không thấy biết được thì làm sao các hạng phàm phu tiểu trí biết được? Tuy nhiên nếu người nào muốn biết, dám dẫn kinh Phật để chứng minh vì sao thì như “Phẩm Niết-bàn phi hóa trong Kinh Đại Phẩm” có nói Đức Phật bảo Tu-bồ-đề: “Ý ông nghĩ sao? Nếu có hóa nhân làm hóa nhân thì hóa nhân này có thật hay không?” Tu-bồ-đề đáp:

Bạch Đức Thế tôn không có!

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

Sắc tức là hóa, thọ, tưởng, hành, thức tức là hóa, cho đến trí Nhất

thiết chủng cũng tức là hóa.

Tu-bồ-đề bạch Phật rằng:

Bạch Đức Thế tôn! Nếu pháp thế gian là hóa, pháp xuất thế gian cũng là hóa, do đó bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Bồ-đề phần, tám phần Thánh đạo, ba môn Giải thoát, mười Năng lực của Phật, bốn Vô sở úy, bốn Trí vô ngại, mười tám pháp Bất cộng, các pháp quả và cả các bậc Hiền thánh, kể cả bậc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, Đại Bồtát, Chư Phật! Bạch Đức Thế tôn đó cũng là pháp hóa ư?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

Tất cả pháp đều là hóa, trong pháp đó có pháp Thanh văn biến hóa, có pháp Bích-chi-phật biến hóa, có pháp Bồ-tát biến hóa, có pháp Chư Phật biến hóa, có pháp phiền não biến hóa, có pháp nghiệp nhân duyên biến hóa. Do nhân duyên đó, này Tu-bồ-đề! Tất cả các pháp đều là hóa.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

Bạch Đức Thế tôn! Nếu dứt bỏ các phiền não, thì gọi là quả Tuđà-hoàn, quả A-la-hán, đạo Bích-chi-phật, dứt trừ sự huân tập phiền não, đều là biến hóa phải không?

Phật dạy Tu-bồ-đề:

Nếu tướng pháp sinh diệt thì đều thuộc về biến hóa?

Tu-bồ-đề bạch Phật:

Bạch Đức Thế tôn! Vậy thì pháp nào mới không phải biến hóa?

Phật dạy:

Pháp nào không sinh diệt thì pháp đó không phải biến hóa.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

Pháp nào không sinh diệt là không phải biến hóa?

Phật bảo:

Niết-bàn không có tướng dối gạt là pháp không phải biến hóa.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

Bạch Đức Thế tôn! Như Đức Phật thường nói các pháp là bình đẳng, không do Thanh văn làm ra, không phải do Bích-chi-phật làm ra, không phải do các vị Đại Bồ-tát làm ra, không phải do Chư Phật làm ra, dù có Phật hay không Phật, thì tánh các pháp cũng thường không, tánh không tức là Niết-bàn. Vì sao pháp Niết-bàn chẳng phải hóa?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

Đúng vậy, đúng vậy! Các pháp bình đẳng, không phải do Thanh văn làm ra, cho đến tánh không tức là Niết-bàn. Nếu Bồ-tát mới phát tâm nghe nói tất cả pháp đều rốt ráo tánh không, cho đến Niết-bàn cũng đều như hóa thì tâm vị đó sẽ khiếp sợ, do đó vì Bồ-tát mới phát tâm mà phân biệt pháp sinh diệt là như hóa, pháp bất sinh bất diệt không phải như hóa ư? Nay dùng thánh giáo này mà nghiệm biết được Đức Di-đà chắc chắn là hóa thân, về sau dù có nhập Niết-bàn, thì nghĩa này cũng không ngại. Người có trí tuệ nên biết như vậy.

Hỏi: Đức Phật A-di-đà và cõi nước của Ngài đã gọi là báo, pháp báo đó thật cao sâu nhiệm mầu, các vị tiểu thánh khó bước lên được, thì kẻ phàm phu cấu chướng làm sao nhập vào được?

Đáp: Nếu nói về cấu chướng của chúng sinh thì khó được vãng sinh về đó, nhưng nhờ nương vào nguyện lực của Phật làm duyên mạnh, giúp cho chúng sinh trong năm thừa đều được nhập vào.

Hỏi: Nếu nói phàm phu và Tiểu thánh được vãng sinh, vì sao trong luận Tịnh độ của ngài Thiên Thân chép: “Người nữ và người các căn không đầy đủ, người Nhị thừa không được vãng sinh?” Nay trong cõi nước Cực lạc cũng có người Nhị thừa, luận dạy như thế, phải giải thích ra sao?

Đáp: Ông chỉ đọc văn này mà không hiểu được ý nghĩa, hoặc vì quá vụng về mê muội không thể nào khai ngộ, nay tôi dẫn lời dạy của Đức Phật để chứng minh, để dứt trừ thắc mắc cho mọi người. Vì sao? Vì trong Quán kinh chỉ cho người ở ba phẩm hạ, làm sao biết được? Vì như trong hạ phẩm thượng sinh chép: “Nếu có chúng sinh gây ra quá nhiều nghiệp ác, lại không biết hổ thẹn, những người ngu như vậy đến lúc sắp qua đời, nếu gặp được thiện tri thức, nói pháp Đại thừa cho họ nghe, dạy xưng niệm danh hiệu Phật A-di-đà. Lúc người đó đang Niệm Phật, thì hóa Phật, Bồ-tát hiện ra trước mặt, phát ra ánh sáng, lọng báu, đón rước về cõi ấy. Khi hoa nở, Bồ-tát Quán Âm sẽ nói pháp Đại thừa cho nghe,

người đó nghe xong liền phát đạo tâm vô thượng.” Hỏi: Chủng và tâm có gì khác nhau?

Đáp: Nếu nói một cách dễ hiểu thì nghĩa không có gì khác nhau. Lúc hoa nở thì thân tâm người đó đã thanh tịnh, người đó đã đủ điều kiện để nghe pháp, không phân biệt Đại thừa hay Tiểu thừa, mà chỉ được nghe pháp thì liền khởi phát tín tâm, do đó mà Bồ-tát Quán Thế Âm không nói cho họ nghe pháp Tiểu thừa mà Ngài nói ngay pháp Đại thừa, hành giả nghe liền sinh tâm rất vui mừng, liền phát đạo tâm vô thượng, được gọi là hạt giống Đại thừa sinh, cũng gọi là tâm Đại thừa sinh. Lại, khi hoa nở, thì Bồ-tát Quán Âm liền nói pháp Tiểu thừa cho người đó nghe, khi nghe pháp Tiểu thừa liền phát sinh tín tâm, gọi là hạt giống Nhị thừa sinh, cũng gọi là tâm Nhị thừa sinh. Phẩm này đến đây đã nói xong và hai phẩm dưới cũng vậy.

Người thuộc ba phẩm này, đều phụ thuộc về sự phát tâm của họ, nếu được nghe pháp Đại thừa, thì sẽ phát sinh hạt giống Đại thừa, do không nghe pháp Tiểu thừa, nên hạt giống Nhị thừa không sinh khởi. Hễ gọi là hạt giống thì chỉ cho tâm, trên đây đã giải thích ý nghĩa hạt giống Nhị thừa không được vãng sinh rồi.

Nói về ý nghĩa người nữ và người có các căn không đầy đủ thì ở cõi Cực lạc không có hai loại này cho nên rất dễ hiểu. Lại, các chúng sinh trong mười phương tu tập giới hạnh của tiểu thừa mà muốn vãng sinh Cực lạc, hoàn toàn không có gì trở ngại, chắc chắn sẽ được vãng sinh, nhưng khi được vãng sinh về Cực lạc thì trước tiên họ chỉ chứng được Tiểu quả và khi chứng được Tiểu quả rồi họ mới chuyển dần sang Đại quả, hễ mỗi lần chuyển tâm đã hướng Đại rồi, thì sau này không còn sinh tâm Nhị thừa nữa, do đó mà gọi là không sinh khởi chủng tánh Nhị thừa.

Trên đây trước giải thích quả bất định sau cùng là giải thích Tiểu quả, nên biết.

Thứ bảy là giải thích việc Vy-đề-hy nghe chánh pháp của Phật được lợi ích.

Hỏi: Vy-đề-hy đã đắc nhẫn, nhưng không biết lúc nào đắc nhẫn?

Và xuất xứ từ văn nào?

Đáp: Vy-đề-hy đắc nhẫn, xuất xứ từ đầu pháp quán thứ bảy.

Kinh chép: Phật bảo Vy-đề-hy: “Đức Như lai sẽ phân biệt và giải thích về pháp dứt trừ khổ não cho phu nhân nghe.” Lúc Đức Phật nói lời ấy xong, có Đức Phật Vô Lượng Thọ đang trụ giữa hư không và ngài Quán Âm, Thế Chí đứng hầu hai bên. Lúc đó, Vy-đề-hy trông thấy, liền cúi đầu đảnh lễ, vui mừng khen ngợi. Lúc đó liền đắc được vô sinh pháp nhẫn. Làm sao biết? Vì như trong phần phân tích về sự ích lợi dưới đây có nói khi được thấy Đức Phật và hai vị Bồ-tát, tâm liền sinh khởi vui mừng, khen ngợi chưa hề có, thì hoát nhiên đại ngộ, được Vô sinh pháp nhẫn chứ không phải lúc thấy được cõi nước Cực lạc trong ánh sáng mà được.

Hỏi: Trong văn trên có nói khi thấy được những việc rất vui thú của cõi nước Cực lạc thì tâm rất vui mừng, lúc đó liền được Vô sinh pháp nhẫn. Đây cũng là một nghĩa, giải thích thế nào?

Đáp: Về nghĩa ấy, thì bấy giờ Đức Thế tôn để đáp lại lời thưa hỏi riêng ở trước, đó cũng là vì sự lợi ích mà phương tiện để khích lệ. Làm sao biết được? Vì trong văn dưới đây có chép: Các Đức Phật Như lai dùng phương tiện lạ, giúp cho phu nhân được thấy, như tưởng mặt trời, tưởng nước, tưởng băng dưới đây cho đến mười ba pháp quán v.v… trở xuống, tất cả đều vì muốn giúp cho chúng sinh đối với pháp môn tu quán mỗi pháp đều thành tựu. Thấy được việc nhiệm mầu ấy mà sinh tâm vui mừng liền được vô sinh. Đây là do lòng thương xót của Đức Như lai đối với chúng sinh trong đời mạt pháp ở vị lai. Khuyến khích tu hành, muốn giúp cho người chứa nhóm tu học, được thánh lực thầm che chở, hiện tại được lợi ích.

Tuy nắm các căn cơ có mười ba kết, mỗi điều đều thuận lý, ứng với huyền môn, xong nghĩa chu toàn này, ba trình tiền chứng.

Trên đây có bảy đoạn khác nhau, đều là do văn trước lý nghĩa quá sâu xa. Phân biệt kinh luận trái ngược nhau, mỗi việc đều phải dẫn chứng kinh luận để làm rõ, mục đích là để dứt trừ sự nghi ngờ cho mọi người và cũng giúp cho người cầu học không bị trệ ngại, nên biết như vậy.

 

Pages: 1 2 3 4