KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT SỚ DIỆU TÔNG SAO

QUYỂN 01

Sa-môn Tri Lễ Tứ Minh đời Tống giảng
.

Kinh này được nghĩa sớ vì những người mong cầu quả Tịnh báo, nên giảng nói người nghe rất đông. Ngài Bảo Vân giảng nói đầu tiên truyền lại đến nay, từ đó lại có nhiều tác phẩm được nối tiếp sau này. Nhưng gốc là do ngài Trí Giả sớ ra văn nghĩa giúp người tu tâm Diệu quán mà chiêu cảm được bốn Tịnh độ. Bởi tình thương vật sâu đậm nên đã dùng trí xảo thích thời mà bày nhiều sự tướng chỉ pháp môn, cốt ở hạ phàm thấm nhuần duyên chủng. Nay nói rộng Viên thừa, cốt cho người ham học muốn được chỉ mà tu chứng. Nên đem hết tài hèn trí cạn mà sao ra mấy ngàn lời, trên thuận theo Diệu tông lược hiểu lời sớ, khéo léo thích thời không phải điều tôi có được. Nguyện cùng hữu tình tức tâm niệm Phật, do đó lời sao này được biên chép ra. Niên hiệu Thiên Hy năm thứ năm ngày Tân Dậu, tiết Trùng Dương kính ghi lời tựa.

Trong tựa đề sớ này, tám chữ Phật thuyết v.v… đã nêu đủ đề mục kinh, đều là sở thích chỉ một chữ sớ là năng thích. Nay với năm chương giải thích tám chữ, nghĩa rõ ràng đọc văn sẽ thấy. Nếu muốn biết qua xin nêu tóm tắt:

Kinh là tên chung, bảy chữ kia là tên riêng. Nay lại nói Phật thuyết là Thích-ca, là Hóa chủ bốn biện tài giảng nói. Quán là nêu chung năng quán mười sáu quán. Phật Vô Lượng Thọ là nêu sở quán nhiếp mười lăm cảnh. Lại bỏ năng thuyết mà nói lược sở thuyết. Năng quán đều là một tâm ba quán, Sở quán đều là ba đế một cảnh. Tỳ-lô-giá-na ở khắp tất cả mọi nơi, tất cả các pháp đều là Phật pháp. Gọi là Phật của tánh đức chúng sinh, không tự không tha, không nhân không quả tức là Thể viên thường đại giác. Cho nên luận Khởi Tín chép: “Nói về nghĩa giác, tức là tâm thể lìa niệm. Tướng lìa niệm là như hư không, không chỗ nào chẳng khắp.” Pháp giới một tướng tức Pháp thân thường trụ còn của Như lai. Y theo Pháp thân này mà nói Bản giác. Cho nên biết Thể viên minh của quả Phật chính là tánh đức bổn cụ của phàm phu chúng ta. Cho nên cái gọi là hành pháp của tất cả giáo, đều thể hiển rõ các thể giác này. Cho nên bốn thứ tam-muội gọi chung là niệm Phật, chỉ có pháp quán là môn chẳng đồng. Như tam-muội Nhất hạnh là quán thẳng ba đạo hiển rõ bản tánh Phật. Còn Phương đẳng tam-muội là quán đảnh trì hiển, Pháp Hoa thì gồm tụng kinh, Quán Âm thì đếm cả hơi thở, biết rõ ý trải ba tánh. Các tam-muội này thông qua các việc thì khác mà niệm Phật thì giống nhau, đều là hiển rõ thể đại giác cả. Tuy đều niệm Phật mà là nẻo chung hiển rõ thể Chư Phật. Như quán môn này và tammuội Bát chu nương vào cảnh y chánh của an dưỡng mà dùng quán mầu nhiệm. Chuyên ở Di-đà mà hiển thể chân Phật. Tuy nhờ dịch cảnh mà phải biết y chánh cùng ở một tâm, tâm tánh cùng khắp thì không pháp nào chẳng tạo, không pháp nào chẳng đủ. Nếu mảy may pháp nào ở ngoài tâm mà sinh, thì chẳng gọi là quán Đại thừa. Người hành trì nên biết, nếu bình tâm tánh mà quán y chánh ấy thì y chánh có thể bày, nhờ y chánh mà quán tâm tánh thì tâm tánh dễ phát. Do đó nói tâm tánh đủ tất cả pháp, tạo ra tất cả pháp, thật ra không có năng cụ sở cụ, năng tạo sở tạo, mà tức tâm là pháp, tức pháp là tâm. Nhân duyên năng tạo và pháp sở tạo đều ngay đó toàn là tâm tánh. Cho nên nay quán hoặc y hoặc chánh, là lấy tâm pháp giới mà quán cảnh pháp giới mà sinh ra y chánh sắc tâm pháp giới. Đó gọi là chỉ y, chỉ chánh, chỉ sắc, chỉ tâm, chỉ quán, chỉ cảnh. Cho nên giải thích chữ quán thì dùng một tâm ba quán mà giải thích Vô Lượng Thọ. Dùng một thể ba thân mà thể tông lực dụng nghĩa đều từ viên phán giáo thuộc đốn. Năm lớp Huyền Nghĩa vốn là trong kinh nói về pháp quán. Đại sư Trí Giả dùng để giải thích tên kinh. Muốn giúp cho người tu dùng pháp quán này vào mười sáu môn mà làm tu chứng. Cho nên ở văn lời tựa dùng chủ mà bao chúng, lấy chánh gồm y. Quán Phật đã tức ba thân, quán khác há không phải ba Đế. Do đó bảo người tu rằng: Quán tuy thâm diệu mà cốt độ kẻ sơ tâm, nếu có thử tiến công thì lo gì chẳng thành tựu. Nếu chưa vào phẩm thì làm nhân cũng mạnh, sinh đến nước ấy rồi thì được dự đại hội, chỗ thấy y chánh mầu nhiệm khó nghĩ bàn, mau vào hàng Thánh, độ sinh cũng rộng khác hẳn người làm thiện và người theo hạnh Tiểu thừa được vãng sinh. Như người ở cõi này đời trước tu viên, ở các tòa giảng thấy tướng khác thường nghe pháp dễ ngộ, đây so sánh với đó là công bởi Diệu tông. Chỉ vì giới pháp chẳng tin, không nguyện vãng sinh cho nên ở cõi uế nghe pháp vào chân, nên sợ cõi Ta-bà không thường gặp Phật. Nếu gặp bạn lành sắc tâm không cao quý thì tâm ta khó phát, huống chi là trần cảnh thô mạnh thật là hiểm nguy. Cho nên ngoài thì thêm sự sám, trong thì siêng lý quán chánh trợ song hành và dùng nguyện khắc chế, thì cõi báu mau chứng vô sinh. Nay giải thích quán môn là ý ở đây. Sớ làm cho thông suốt, thông suốt quyết đoán nghĩa thú, không sợ trở ngại, khiến người tu được ý mà tu. Kế là nói về người và hiệu, có ghi chép đủ trong các Biệt truyện và các chương ký, nếu ai chưa thông suốt thì nên tìm đọc.

Hai là giải thích văn gồm giải thích tựa. Nói quán ý của kinh; nói quán hạnh; đối cấu mà lập tịnh; nói pháp; nói hai báo khổ, vui. Muốn luận về quán hạnh, trước nêu tướng hai báo khổ, vui. Văn có bốn câu, mỗi câu đều nói tịnh uế đối nhau. Câu đầu, lấy cõi nước đã thành khổ vui mà đối nhau. Nước tịnh An dưỡng chỉ thọ các điều vui nên gọi là Lạc bang. Cõi uế Kham nhẫn (Ta-bà) chịu nhiều các khổ nên gọi cõi khổ. Câu kế là đem năng thành vật thể sang hèn đối nhau. Đó toàn là bảy báu mà nói lược là vàng bạc, đây nhiều các uế mà nói lược là bùn cát. Câu sau đem mới sinh thọ chất cấu tịnh đối nhau. Cõi này thì sáu đường có đủ bốn loại. Nay sinh làm người đều ở trong thai tạng. Mẹ ăn lạnh nóng và khi đói no thì đứa con ở trong thai như bị khổ địa ngục ở chỗ lạnh nóng treo ngược, núi ép. Nên gọi là thai ngục. Còn cõi kia chín phẩm vào từ thai sen. Người hạ phẩm tuy phải trải nhiều kiếp. Như kinh Đại Bản chép: “Vì nghi tâm tu thiện nên sinh vào thai cung ấy vui bằng trời Đao-lợi, huống là vào chín phẩm mà không sinh nghi ngờ chẳng lẽ có khổ hay sao?” Cho nên hoa sen thọ sinh tức vui, câu kế nữa đem chỗ sinh rồi dạo chơi tốt xấu đối nhau, cõi này thì gai gốc bụi rừng, cõi kia thì ao vàng cây ngọc. Nhưng bốn câu này tuy mỗi câu khổ vui đối nhau, nhưng thì đối uế để hiển bày tướng tịnh kia. Lại nên biết văn bốn câu hình như chỉ hiển thị hai cõi Đồng cư. Theo sau nói tông thì luận đủ tướng bốn độ tịnh uế, lấy sau mà nghiệm đây thì chẳng chỉ Đồng cư. Phải biết bốn câu mỗi câu đều có cả bốn thứ tịnh uế. Kiến tư nặng nhẹ thì chiêu cảm Đồng cư Lạc bang cõi khổ. Thể chiết khéo vụng thì cảm với phương tiện Lạc bang cõi khổ. Thứ lớp Đốn nhập thì cảm với Thật báo Lạc bang cõi khổ. Phần chứng rốt ráo thì cảm với Tịch Quang Lạc bang cõi khổ. Đem so với vàng báu và bùn cát, thai ngọc và ao hoa, rừng rậm và cây ngọc thì cũng như thế. Một nhà chế lập, ắt văn và tựa không trái nhau, chỉ lời tựa thì nêu chung, còn Tông Văn thì nói riêng cho nên dường như khác nhau.

Hỏi: Ba thứ Tịnh độ sau đều đã có tướng thì có thể nói về các việc vàng báu, còn tịnh của Tịch quang đã toàn không tướng thì làm sao có thể nói vàng báu ao hoa cho đến cây ngọc ư?

Đáp: Trong kinh luận nói Tịch quang không có tướng, tức là đã hết tướng nhiễm ngại, chẳng phải như hư không chẳng có một vật. Bởi ba hoặc rốt ráo thanh tịnh, thì bốn chánh sắc tâm cũng rốt ráo sáng tỏ. Cho nên Đại kinh nói: Nhân diệt là sắc mà được thường sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng giống như thế. Kinh Nhân Vương gọi là Pháp tánh năm ấm, cũng là tướng thường thế gian của Pháp Hoa. Kinh Đại phẩm chép: Sắc hương đều là Trung đạo thì gọi là rốt ráo Lạc bang, rốt ráo vàng báu, rốt ráo ao hoa, rốt ráo cây ngọc. Lại ở đây bỏ uế rốt ráo, lấy tịnh cùng tột, cho nên cõi khổ v.v… xếp vào ba chướng. Lạc bang vàng báu xem là Tịch quang. Nếu ở tịnh uế bình đẳng mà nói thì đem bùn cát rốt ráo cõi khổ làm Tịch quang cả hai thuyết này chỉ thuận Tất đàn đều là viên cực.

Hỏi: Quả báo Vô thượng của Phật là sự tức lý nên có thể nói vàng v.v… Còn Tịch Quang rốt ráo là lý tức sự, làm sao có vàng v.v… Nếu nó đồng có thì lý sự lẫn lộn, làm sao phân nghĩa hai cõi?

Đáp: Vô thượng báo của Phật là rốt ráo thỉ giác, thượng phẩm Tịch quang là rốt ráo Bản giác. Thỉ Bản đã tột thì đâu phân hai thể. Nên biết hai cõi nếu phân ra sự lý, thật chẳng phải hữu vô, là chân thiện diệu hữu mà chẳng phải lý ư? Lý Bí tàng đâu đồng với Tiểu không. Cho nên lý sự này hai tên mà một thể vì phục bổn nên gọi Vô thượng báo là sự, vì phục bổn nên gọi Thường tịch quang là lý. Nên Diệu Lạc nói: Tu được bốn đức, bổn có bốn đức hai nghĩa ngang nhau, mới là tướng thân cõi Giá-na, huống chi là Tịnh Danh sớ đem hiển Tịch quang làm Y báo Phật. Cho nên chấp chặt Báo độ có vàng báu v.v… Chấp Tịch quang là không. Đây toàn là mê tên mà chẳng biết nghĩa.

Thật do trở đi, là nói hai nhân tâm hạnh. Thành là thật, do là tư. Báo tịnh uế thật từ tâm hạnh hai nhân gây cảm. Tâm tức là mê liễu hai tâm, hạnh tức là hai hạnh trái thuận, sáu đạo ba giáo là mê ba đức tánh thành ba hoặc nhiễm, cho nên nói cấu tâm. Thân miệng các nghiệp trái lý có tạo tác đều gọi là hành vi ác. Đây thì tâm hạnh cảm bốn cõi uế, là thô cạn chìm xuống. Chỉ có giáo viên đốn hiểu ba đức tánh lìa ba hoặc nhiễm mới gọi là tịnh tâm. Các nghiệp thân miệng, thuận lý không tạo tác thì gọi là thiện hạnh. Tâm hạnh này cảm bốn Tịnh độ là sâu mầu bày lên cao. Tâm tuy vốn một, nhưng vì mê liễu nên chia ra cấu tịnh hạnh nghiệp tuy đồng nhưng vì trái thuận nên phải mở thiện ác. Từ hai nhân này mà cảm báo tịnh uế. Nên biết người viên từ trên Tịch quang mà thực hành quán thể, nên nhân vị phàm thánh đều là rốt ráo. Chẳng đồng người biệt, yếu tâm chỉ bằng mười hai phẩm, cho nên phần chứng uế chánh ở Biệt giáo.

Hỏi: Chí lý mầu nhiệm chẳng cấu chẳng tịnh, không lấy không bỏ. Nay lập cấu tịnh khiến người lấy bỏ, đã trái ly mầu, thì không phải Thượng thừa. Sao được gọi là tu tâm Diệu quán hiển một thật tướng?

Đáp: Theo tên tìm nghĩa thì muôn không được, lấy nghĩa định tên thì môn không mất một. Vì trong lý ngoài lý, Tiểu thừa, Đại thừa, tiệm thứ viên đốn chỗ đặt tên ngôn, phần nhiều đều giống nhau, cần lấy tà chánh mà định trong ngoài. Kế dùng hư không mà phân biệt lớn nhỏ, lại dùng tiệm đốn mà xét Biệt viên thì khiến danh ngôn mảy may không xem lạm, mới có thể nương vào đó mà lập quán hạnh. Cho nên nay tôi bình nghĩa này mà dùng sáu câu để xếp vào đồng khác. Đó gọi là cùng phá, cùng tu, cùng tức đều có hai câu tức sáu câu vậy. Nay dùng sáu thứ này mà phán trái nhau. Trước dùng nghĩa riêng mà định đồng tên cái gọi là ngoài Đạo đoạn dứt không một chẳng cấu chẳng Tịnh kiến, lý Nhị thừa không chẳng cấu chẳng tịnh chứng Biệt giáo chỉ trung mà chẳng cấu chẳng tịnh môn. Viên giáo bí tàng chẳng cấu chẳng tịnh lý. Lại có bốn tịnh ngoại đạo ham chán là kiến chấp tịnh, Nhị thừa dứt hoặc là chứng diệt tịnh, Biệt giáo lìa nhiễm là môn niệm tịnh, Viên giáo tức nhiễm là lý đốn tịnh. Đã biết đây rồi mới có thể luận cùng tịnh mà chẳng cấu chẳng tịnh. Ở câu tương phá là Viên giáo đốn tịnh phá Biệt giáo Nhị thừa ngoại đạo chẳng cấu chẳng tịnh. Viên giáo chẳng cấu chẳng tịnh phá ba thứ tịnh. Câu tương tu là ba thứ tịnh, tu ở Viên giáo bí tạng chẳng cấu chẳng tịnh. Ba thứ chẳng cấu chẳng tịnh là tu Viên giáo tịnh của tức nhiễm. Câu tương tức là Viên giáo tịnh của tức nhiễm tức là bí tạng chẳng cấu chẳng tịnh. Bí tạng chẳng cấu chẳng tịnh tức là tịnh của tức nhiễm. Nay Diệu quán tức là ở tâm nhiễm mà quán bốn Tịnh độ. Đã chiếu Tịch quang há khác với bí tạng chẳng cấu chẳng tịnh ư? Nếu nói kinh này bỏ uế lấy tịnh khác với bí tạng lý đều chẳng phải, thì vì sao Vy-đề-hy nghe quán Tịnh độ mà phần chứng bí tạng. Nên biết nay tịnh là tịnh ở cấu tịnh, vì lý cấu tịnh bình đẳng mà làm Tịnh độ, tức là gọi Thiên và Viên là nói việc này. Chỉ vì duyên bỏ uế tâm mạnh, dùng lấy tịnh môn mà tịnh tất cả tướng. Cho nên nay nói tịnh và chẳng cấu chẳng tịnh hoàn toàn không trái nhau. Lại nên biết, nếu lấy bỏ tột cùng thì cùng chẳng lấy bỏ cũng chẳng khác dấu. Hai dụ, hình thẳng là dụ cho tịnh nhân, liều tánh tịnh tâm, thuần lý làm thiện, còn bóng thẳng là dụ cho quả, tức bốn Tịnh độ. Nguồn đục là dụ cho uế nhân, mê tánh cấu tâm, trái lý làm ác. Dòng đen là dụ cho quả, tức bốn cõi uế. Nếu lật trái dụ trên như hình cong thì bóng lõm, tự có thể dụ cho nghịch nhân quả. Nếu lật trái dụ dưới, nguồn sạch thì dòng trong, cũng tự có thể dụ cho thuận tu nhân quả. Nay nêu hai dụ, đều dụ một thứ mà nghĩa càng sáng. Cho nên biết trở đi, là ở Tịnh bày tu, trên đã đối uế để hiển bày tướng tịnh, cho nên nay ở tịnh mà nói pháp tu. Trước nói hai nhân, gọi chung là tịnh tâm và thiện hạnh. Đây là nói tướng tu, cho nên ước chỉ mười sáu Diệu quán, ba thứ tịnh nghiệp là ở mười sáu cảnh chẳng chiếu ba đế, đâu gọi là diệu quán. Tu ba thứ phước, là ba hoặc nhiễm chẳng gọi Tịnh nghiệp Diệu quán là chánh, tịnh nghiệp là trợ, chánh trợ cùng làm thì mới chiêu cảm được bốn thứ cõi nước Cực lạc, được thấy ba thân của A-di-đà Thế tôn văn từ cùng nói quán luận sinh độ, nghiệp luận thấy Phật, y chánh đã đủ, chánh trợ không cách.

Hai thứ cùng hóa trở đi, là nêu văn có hai, tức là nêu giáo hưng có hai, cũng có thể nói lý do hưng hóa đổi phàm phải nhân sự gần mà làm Hồng tiệm. Giáo nói về lý phải nhờ cơ duyên mới được hưng khởi. Sự gần là tiệm thông với các hóa. Nay hóa riêng do sự sát nghịch muốn cho chúng sinh chán đời ô trược nên dạy đương cơ làVy-đề-hy. Hán dịch là suy nghĩ là khéo tu quán, Đại thánh trở đi, là nói hiện độ. Phật là cực thánh nên gọi là Đại. Phật từ luôn thương kẻ dưới nên gọi là Thùy. Mượn lời thỉnh của Vy-đề-hy mà khắp chứng lý gọi là thừa cơ giảng pháp. Hiện sáng tướng ngọc là kinh nói:“Khi ấy, Thế tôn phát ra ánh sáng giữa hai đầu chân mày khắp chiếu Vô lượng thế giới mười phương, rồi trở về trụ trên đảnh Phật, hóa thành đài vàng như núi Tu-di.” Kinh nói: “Cõi nước Mười phương diệu đều hiện trong đó. Hoặc có cõi nước bảy báu họp thành.” Lại có cõi nước thuần là hoa sen cho đến nói khi ấy Vy-đề-hy bạch Phật rằng:

Các cõi nước tuy rất thanh tịnh nhưng nay con thích sinh về thế giới Cực lạc của Phật A-di-đà.

Nếu trở đi, là nêu tướng quán, có hai: Một là nêu chung. Nếu có

kẻ tục đời mạt pháp v.v… là kinh nói Như lai nay dạy Vy-đề-hy và tất cả chúng sinh đời vị lai quán thế giới Tây phương Cực lạc nhờ sức Phật sẽ được thấy cõi nước thanh tịnh ấy; hai là, mặt trời lặn trở đi, là nêu riêng mười sáu pháp quán, không ngoài ba loại tức là Y báo, Chánh báo và ba nhóm vãng sinh. Nay thuận ba thứ này mà nêu sơ lược Y báo. Trước quán mặt trời lặn như chiếc trống treo cho tâm trụ chắc, chuyên tưởng không dời. Đây có hai ý, một là khiến quán mặt trời tâm sẽ không lăng xăng; hai là khiến tâm tưởng chánh hướng về Tây phương cho nên nói dùng nêu phương pháp hướng tưởng. Kế quán nước trong, rồi tưởng nước thành bằng. Bởi cõi ấy dùng lưu ly làm đất. Đất này khó tưởng, lại khiến tưởng băng. Nếu tưởng băng thành thì đất báu có thể thấy. Cho nên nói thật biểu thị cho đất lưu ly. Kế nêu quán cây, mà kinh chỉ nói: Các cây báu, hoa lá bảy báu đều đầy đủ, mà không có việc gió ngâm nhạc trời v.v… Bèn lấy lời trong Tiểu bản mà thành văn quán cây này. Cho nên kinh nói gió nhẹ lay động các hàng cây báu và lưới báu phát ra tiếng hay ví như trăm ngàn thứ nhạc đồng thời trổi lên, cho nên nói cùng nhạc trời đồng trổi lên. Kế là nêu quán ao. Kinh chép: “Có tám ao nước từ châu vương như ý sinh ra, chia làm bốn nhánh. Vàng ròng làm ao, nước Ma-ni ấy tưới lên các hoa, tiếng rất hay, giảng nói khổ, không, vô thường, vô ngã các Ba-la-mật.” Cho nên nói đem khế kinh mà hợp tiếng.

Quán nhục kế v.v… trở đi, là nêu Chánh báo. Trước nói quán hai Bồ-tát Quán Âm, Thế Chí, vì hai quán này đều nói nhục kế, nên kinh nói: “Nếu muốn quán Quán Thế Âm Bồ-tát thì trước phải quán nhục kế trên đảnh, kế quán mão trời, ngoài ra các tướng cũng theo thứ lớp mà quán Thế Chí.” Kinh nói trên đảnh, nhục kế như hoa Bát-đầu-ma, trên nhục kế có một bình báu đựng đầy ánh sáng khắp hiệu Phật. Ngoài ra các thân tướng khác đều như Quán Thế Âm không khác. Đây là Như lai dạy người cốt yếu quán hai Đại sĩ. Hai Bồ-tát này sẽ là Bổ xứ nay đứng hầu gần bên, nên nói là nhìn thị giả… Kế là nêu quán Di-đà kinh chép: “Quán Phật Vô Lượng Thọ, từ một tướng tốt mà vào, chỉ quán sợi lông trắng ở giữa hai đầu chân mày cho rõ ràng”. Thấy sợi lông trắng giữa hai đầu chân mày thì tám mươi bốn ngàn tướng tự nhiên hiện ra. Há không phải là dạy môn pháp quán. Cho nên nói nghĩ nhớ sợi lông trắng mà thấy Như lai. Lại nêu quán ba nhóm. Dưới sớ nói rằng quán ba phẩm vãng sinh có hai ý: Một là khiến bỏ nhóm trung hạ mà tu Thượng phẩm; hai là khiến biết vị cao thấp tức là ba phẩm của Đại bản. Hai ý này: Một là khuyên tự gắng làm; hai là quán người khác. Cho nên nay nói lược, để khuyên mình cố gắng. Tức người tu quán công có cạn có sâu, nên tướng vãng sinh chia làm ba phẩm. Nên nói đến khi nhắm mắt là nói thượng phẩm thượng sinh và thượng phẩm trung sinh. Vì kinh nói thượng sinh ngồi đài Kim cương; trung sinh ngồi đài vàng tía cho nên Đại Thượng Trân. Kế văn thành v.v… trở đi (văn kế nêu bậc dưới) là nói Thượng phẩm Hạ sinh kinh nói liền thấy thân mình ngồi trên hoa sen vàng Văn thành ấn hoại là Đại kinh quyển 27 chép: Ví như ấn sáp in vào bùn, ấn hợp với bùn, ấn mất thì văn thành. Đây là dụ cho phàm phu ấm hiện tại diệt thì ấm Trung hữu sinh. Nay mượn văn này để dụ cho Bồ-tát vãng sinh ở cõi này ấm diệt, thì ở cõi kia ấm sinh, nên biết khi chết tự thấy thân mình ngồi trên hoa sen vàng, là lúc ở nước kia sinh ấm vậy. Thành luận nói cực thiện cực ác đều không trải qua Trung ấm, như con thoi đã lìa tay. Trên tuy ba phẩm chỉ là nhóm thượng. Kế nêu chung về ba nhóm vãng sinh đều thoát luân hồi. Nói tùy ba nhóm là chẳng phải nói tùy người khác, bởi tùy mình tu hạnh nghiệp của ba nhóm thì đều có thể vượt tắt ngang năm đường, mãi mãi được không lui sụt.

Kinh Đại Bản chép: Vãng sinh nước An Dưỡng, vượt ngang năm đường ác, năm khổ là ở cõi này, năm đạo đều chẳng khởi khổ Thiên đạo dẫu vui vẫn còn đọa vào đường ác. Có thể gọi trở đi, là kết khen quán hạnh. Vi hạnh là khen ba thứ nghiệp, tuy là thân miệng làm thiện nay thuận lý tu đều thành hạnh vô tác u vi vô tướng.

Diệu quán là khen mười sáu quán tuy nương cảnh Y chánh An Dưỡng mà đều xứng tánh bặt đối đãi chiếu xét, tức là Viên diệu quán chẳng thể nghĩ bàn. Quán hạnh này khiến cho người tu đạt đến bốn Tịnh độ. Nếu còn đủ bốn kiến tư mà được không lui sụt thì là Đạo chí cực, là thuật yếu diệu nhất. Kết khen như thế, là ý khiến người nghe còn tu, còn kẻ chẳng ra gì thì khinh thường sinh tử chẳng cầu không lui sụt đối với yếu thuật này mà chê bai làm chướng người thì thật đau xót thay!

Kinh này nêu tông thể của kinh Tâm quán là kinh lấy quán Phật làm đề mục. Sớ nay dùng tâm quán làm tông, hai thứ này không khác mới là quán này. Vì hiểu rõ hoàn toàn khác Tiểu thừa. Tiểu muội duy tâm, Phật là từ ngoài có. Cho nên tâm Phật thể nó chẳng giống nhau. Còn người tu Đại thừa biết một tâm mình vốn đủ tánh Chư Phật, mượn cảnh tu quán, tướng Phật liền bày. Nay quán Di-đà Y chánh làm duyên bồi đắp tâm tánh, mà tâm tánh có đủ y chánh Cực lạc, do huân tập mà phát sinh. Tâm đủ mà sinh há lìa tâm tánh. Toàn tâm là Phật, toàn Phật là tâm. Suốt ngày quán tâm, suốt ngày quán Phật. Cho nên kinh mục cùng sớ lập tông, lời tuy chẳng đồng mà nghĩa không khác. Lại hiểu nếu quán Phật thì phải chiếu xét tâm, nếu chuyên quán tâm thì chưa hẳn đã gá vào Phật. Như tam-muội nhất hạnh quán thẳng một niệm, chẳng nhờ Phật khác để làm chỗ duyên. Như Bát chu kia là pháp quán này, phát chuẩn liền quán Y chánh An dưỡng, mà quán Y chánh thì không lìa tâm tánh, cho nên nói tâm quán. Nên biết quán này chẳng chuyên quán tâm, trong ngoài mà phân thì đây là quán ngoài, vì mượn Y chánh mà quán. Cho nên tên kinh gọi là Quán Phật. Nếu nói về khó dễ, nay phải từ dễ. Như Pháp Hoa Huyền nói: Phật pháp rất cao, chúng sinh rất rộng, sơ tâm là khó. ba thứ Tâm, Phật, chúng sinh không sai khác thì quán tâm là dễ. Nay pháp quán này không phải chỉ quán Phật, bèn y cứ vào tâm quán mà từ thấp lên cao, dù tu Phật quán vẫn không gọi là khó. Cho nên biết kinh này lấy tâm quán làm Tông, ý ở chỗ thấy Phật, cho nên được lời và nghĩa chẳng khác đường. Lại nên hiểu pháp giới viên dung là thể bất tư nghì, làm tâm một niệm của ta cũng giống nêu thể làm chúng sinh thành Phật, làm Y làm chánh, làm căn làm cảnh. Một tâm một trần cho đến một cực vi trần thì đều là toàn thể pháp giới. Cho nên nêu một tức là toàn phần viên dung pháp giới. Đã toàn là pháp giới thì có một vật nào mà chẳng đủ các pháp. Như trong nghĩa Lệ. Sư Tịch Giải nói là: viên giáo trong Bốn giáo chỉ luận tâm đủ tất cả pháp. Thân sắc Y báo thì chẳng luận đủ, chỉ một Đốn Đốn một mới nói ba chỗ đều đủ các pháp. Ngài Kinh Khê dạy rằng: Viên giáo trong bốn giáo đâu từng chẳng gọi là ba chỗ đủ pháp. Nay tông này, nếu nói tâm đủ mà sắc… chẳng đủ thì cùng nhầm với lập kiến Tiệm viên so với Đốn Đốn kia thì cách nhau như trời với đất còn kém hơn dự tông này. Vì tất cả pháp mỗi pháp đều đủ tất cả pháp, cho nên nay tôi lập chỉ sắc, chỉ hương các nghĩa, nếu như thế thì sao kinh luận thường dùng một tâm mà chung lập quán cảnh của các pháp? Vì nếu quán các cảnh như sinh Phật, sự đã cách khác, năng sở khó quên. Còn pháp quán tâm gần mà lại yếu, đã là năng đạo đủ nghĩa dễ bày. Lại tức năng quán mà làm là quán tâm thì dễ dứt niệm. Diệu Huyền chép: Ba thứ không sai khác, quán tâm thì dễ, nếu quán cảnh khác cũng phải y cứ tâm. Kinh này chính là y cứ tâm mà quán Phật. Thật tướng là thể, tâm quán là tông thì mới có thể hiển phát thể rộng sâu của Trung đạo thật tướng. Vì nếu ngoài tâm mà quán Phật thì dẫu hay suy lý chỉ thấy thiên chân. Tức như Thiên cát pháp quán thân Phật, chỉ chứng tiểu lý. Nay y cứ Duy tâm mà quán Y chánh Phật, thì ngay đó liền hiển phát thể trung thật. Trung thì song chiếu, ba đế đầy đủ. Cho nên nói kinh này lấy tâm quán làm Tông, thật tướng làm Thể, văn riêng ở đây mà nêu Tông thể, thành nói quán trước hiển nói đế sau.

Thành trước, là nói quán văn tuy đủ nghĩa ba quán bốn độ, nhưng lời lại lược chung sợ mất ý, nghĩa là chỉ ý nói quán hạnh Đồng cư Tịnh độ. Cho nên nói quán xong thì riêng chỉ tông Duy tâm Diệu quán để hiển thể Trung đạo thật tướng. Thật tướng đã là cõi Thường tịch quang , nếu bảo mười sáu thứ chỉ quán tướng Y chánh của Ứng Phật thì đâu thể hiển bày thật tướng Tịch quang này. Nếu ở mười sáu thứ mà dùng Viên ba quán còn có thể cảm được Tịch quang Cực lạc, chẳng lẻ không thể cảm được ba Cực lạc kia. Lấy đây mà thành trước, Lạc bang là vàng báu… Các văn nghĩa thì đều nói bốn thứ nhân quả Tịnh độ. Hiển sau, là người tu nếu được ý của Tông thể này, thì biết nói đề là Phật năng thuyết, còn quán cảnh sở thuyết. Đồ chúng, y báo là tên chung. Như thế các nghĩa đều viên diệu, chẳng tiểu chẳng thiên, mới là danh tự đầu đề của kinh này. Nói quán là nêu danh tự đầu đề của kinh này. Nói quán nói đề hai thứ chung nhau là chỉ Tông thể.

Nói tên kinh, có hai: Một là tên (đề) riêng, bảy chữ đều gồm Năng thuyết, Sở thuyết, Năng quán, Sở quán, Chánh văn thích danh đều hiển bày đủ nghĩa. Nay sớ chỉ nói dùng thắng nhiếp liệt, lấy riêng làm chung là ý đặt tên đề. Vì mười sáu cảnh thì cảnh Phật là quý hơn hết nên nói Phật là thắng cảnh sở quán. Bởi mười sáu quán chẳng ngoài Y chánh và chủ tớ. Nếu luận về Y chánh thì Phật là Chánh báo, nêu chánh gồm y thì nhiếp cả Sáu quán mặt trời, băng, đất, cây cỏ v.v…. Nếu phân đồ chủ thì Phật là hóa chữ, nói chư bao đồ thì gồm cả Quán Âm, Thế Chí ba nhóm, chín phẩm… các quán. Cho nên quán tuy mười sáu mà nói Phật khắp đủ. Nên vào chánh văn dùng viên ba quán mà giải thích năng quán, dùng Diệu ba thân mà giải thích Phật sở quán. Phật đã nhiếp chung mười lăm cảnh kia há mỗi pháp chẳng phải đều là viên diệu ba đế ba quán ư? Hai là, kinh trở đi, là Đề tên chung, kinh Nho giảng giải có hai Huấn này, phép tắc muôn đời nên gọi Huấn pháp, trăm vua không đổi nên Huấn thường. Kinh Phật cũng thế. Mười giới cùng các pháp, ba đời không đổi. Lại do nghĩa mà giải thích kinh, do kim miệng của Đại Thánh nói ra pháp của mình đã chứng, nên gọi là kinh. Pháp Hoa Huyền nghĩa chép: “Giải thích tên chung, sẽ chỉ bày cho người học, chẳng thể chẳng nghiên cứu.” Nhập vào văn có hai:

1. Dùng nghĩa giải thích tên đề, có hai: Một là nêu chú v.v… là khiến y các bộ, là nói ở nghĩa mà giải thích thông năm chương diệu huyền rất ủy. Cho nên văn ấy nói ở chung mà bảy phen cùng giải: Một là nêu chương; hai là dẫn chứng; ba là sinh khởi; bốn là khai họp; năm là liệu luyện; sáu là quán tâm; bảy là Hội dị.

Nêu chương khiến dễ nhớ giữ, khởi niệm là tâm cho nên dẫn chứng theo lời Phật mà khởi tâm tin. Sinh khởi khiến chẳng lẫn lộn mà khởi tâm định. Khai Họp, Liệu Luyện, Hội Dị… Là khởi tâm tuệ. Quán tâm tức nghe tức làm là khởi tâm tinh tấn. Năm tâm lậ thành năm căn, dẹp bỏ năm chướng thành năm lực. Cho đến vào ba giải thoát. Nói lược bảy lớp ý chung như thế. Nay sớ nói lược chỉ nêu năm tên gọi.

2. Tùy giải thích có năm, một là giải thích danh (tên). Có hai, một là nêu, hai tất cả trở đi là giải thích đối chung mà lược nêu tức là ở ba chỗ mà nói về chung riêng. Về ước Hóa thì nêu các Đề có đủ chung riêng. Các giải thích Đề kinh khác đều lấy chữ kinh làm giáo năng thuyên. Các chữ khác đều là nghĩa sở thuyên. Ở đây mà phân chia thì rất trái ý chỉ Phật. Lại người pháp – thí đều là danh tự há không phải Năng thuyên đâu được một bề thuộc nghĩa sở thuyên. Chữ kinh chẳng thể một bề thuộc giáo. Như Diệu kinh chép: “Pháp Hoa kinh tạng sâu chắc kín xa, không ai đến được.” Lại nói được Phật che chỡ trồng các gốc đức, vào nhóm chánh định, phát tâm cứu tất cả chúng sinh, thành tựu bốn pháp sẽ được kinh ấy. Sớ giải thích bốn thứ này là khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật. Tri kiến chứng lý gọi là được kinh. Hai thứ này há chẳng phải dùng lý làm kinh. Kinh Kim Quang Minh chép: “Chư Phật Mười phương thường nghĩ nhớ kinh ấy há khiến Chư Phật chỉ niệm ở giáo.” Biết các thầy dùng Năng thuyên và Sở thuyên để giải thích các Đề kinh, rất mất ý chỉ, nay tôi đều dùng chung, riêng mà giải thích Đề kinh mới không lỗi mất. Từ chung trở đi là nói chung riêng có ba thứ. Nay giải thích hai tên chung riêng các kinh thì đều là năng thuyên. Vì chung riêng đều tự đủ giáo – hạnh – lý, chớ nói hai tên chỉ ở giáo. Nên biết chung riêng tự có tên giáo, tên hạnh, tên lý. Như một Đề riêng Phật nói là giáo, quán tức là hạnh, Vô Lượng Thọ Phật là lý chẳng lẽ không phải giáo riêng, hạnh riêng, lý riêng. Đem ba riêng này mà đồi chữ Kinh tức là giáo chung, hạnh chung, lý chung. Nay ở trong đó có giáo chung và riêng tức là chánh gọi là hóa. Gọi chung là nói đốn nói tiệm, quyền làm, quyền mở, ngoài luật luận đều gọi là kinh, nên gọi là chung. Gọi riêng, là tướng riêng rất nhiều, nay từ ba thứ là người pháp, thí đơn ba phức ba, và một đầy đủ, mà thành bảy riêng. Đơn ba là đơn nhân như kinh A-di-đà, Đơn pháp như kinh Đại Bát-nhã, Đơn thí như kinh Phạm Võng – Phức ba là Nhân Pháp như kinh Văn-thù Vấn Bát-nhã, pháp thí như kinh Diệu Pháp Liên Hoa, người thí như kinh Như lai Sư Tử Hống

– người pháp – thí đầy đủ như kinh Thắng mang Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Phương Quảng. Đem bảy riêng này cùng chung mà nên Phật pháp một đời.

Nay kinh trở đi là chỉ riêng kinh này vốn luận một Hóa. Nói kinh này là nói bảy riêng. Ở đây thuộc Đơn nhân mà nói. Tuy thuộc Đơn nhân, nhưng Nhân tự phân năng thuyết là Thích-ca, sở thuyết là Di-đà, dùng hai nhân này mà làm riêng. Kinh đồng một hóa nên nói ten chung. Dựa vào chữ quán họp thành người pháp, năng theo sở, lấy nhân mà gồm, cho nên lược bỏ không nêu. Nhưng phân chung riêng chẳng cùng giải thích, cho nên chưa làm sáng tỏ.

Hạnh trở đi, là hạnh chung riêng. Các kinh có dụng một hạnh mà làm tên riêng để đối với tên chung. Kinh tức hạnh chung. Nếu luận về hạnh riêng số ấy vô lượng khó có thể nói hết. Nay vì tăng số để bày với người tu mà có thể hiểu được, một như Nhất hạnh; hai như hai trí; ba như ba quán; bốn như Tứ niệm xứ; năm như Ngũ căn; sáu như Lục diệu; bảy như Thất giác chi; tám như Bát chánh đạo; chín như Cửu thiền; mười như mười độ. Cho đến trăm ngàn muôn ức vô lượng hạnh, đây là hạnh riêng đều đến Niết-bàn, rốt ráo bốn đức, nói lược Thường Lạc. Y cứ Niết-bàn hạnh riêng tức chung, cho nên là hạnh của kinh. Trong Thích Thiêm lại y theo nhân quả mà xếp vào hạnh chung riêng. Nên biết ý ấy không phải gọi đến quả thì hạnh mới chung, y theo chỗ tu nhân gọi là hạnh riêng. Y cứ một quả thì riêng này liền chung. Đây chính là khi riêng mà luận chung, lúc chung mà nói riêng, há chỉ hạnh này, giáo lý cũng thế. Như lấy cơ mà ứng đối giáo chung riêng. Phật dùng một âm giảng nói pháp, chúng sinh tùy loại đều được hiểu. Đều hiểu thì có riêng, một âm thì ứng chung. Đều hiểu mà không lìa âm, một âm mà chẳng ngại đều hiểu. Như Kim Quang Minh Huyền đem văn tự năng thuyên làm giáo chung, vì năng thuyên làm giáo riêng. Do đó tức là bốn Tất đàn, mỗi Tất đàn đều dùng văn tự, mỗi văn tự chẳng lìa tất đàn. Như đem tên thật mà đối lý chung riêng, nhiều tên không lìa một thật, một thật chẳng ngại nhiều tên, nên ba thứ chung riêng đều đồng thời. Đây như trong nhạc có giọng đờn sáo, y cứ tiếng thì chung, y cứ khúc thì riêng, chung riêng hai dụng chẳng ngại nhau. Lý tuy trở đi, là lý chung riêng. Tên và thật đối nhau, tên tức là môn, bèn dùng bốn môn mà bày một lý, cũng là sự riêng mà đối lý chung. Bởi các kinh phần nhiều dùng một sự mà bày lý được lý tên riêng. Như Đề kinh này lấy tên Phật Vô Lượng Thọ làm lý riêng để đối với tên chung, kinh thì lý chung. Nếu ở một Hóa dùng lý chung riêng mà giải thích đề kinh, thì không gì bằng bốn môn dùng làm lý riêng. bốn môn là hữu môn, không môn, vừa hữu vừa không, chẳng phải hữu chẳng phải không); bốn môn tên chung cần chia bốn giáo, đó là ba Tạng giáo: Thông giáo, Biệt giáo, và Viên giáo; bốn giáo đều mở có đủ bốn môn, bốn lần bốn thành mười sáu môn. Nói ở lý riêng thành mười sáu lý. Lý còn chẳng phải một, làm sao được có mười sáu. Nhưng lý vô ngại, có công năng ứng đủ các môn. Cũng như hư không kia, thể nó thật không phải vuông tròn lớn nhỏ. Vì vô ngại nên hay tùy các vật vuông tròn mà thành vô lượng tướng. Từ vô lượng thuyết tức là lý riêng, thể là một không, tên là lý chung. Không chung chẳng riêng, không riêng chẳng chung, chung riêng họp nêu thành một đề mục.

Đây y cứ v.v… trở đi, là kết. Trong năm thời mỗi đề kinh đều đủ chung riêng. Nếu chẳng dùng giáo hạnh lý này mà phán thì nhọc sức phân chung riêng hoàn toàn không lý do. Nhưng vô lượng hạnh gặp một Thường Lạc, bốn giáo bốn môn đồng nói một lý. Nếu chuyên Phương Đẳng chưa kham liền dự lấy ý Pháp Hoa vượt tiết mà nói. Sau khi Phật diệt độ rồi mà giải thích các kinh chẳng y cứ Pháp Hoa nguyện cùng một Hóa.

Lại y cứ trở đi, là y cứ một Đề, một Hóa kinh mục hai tên chung riêng đủ ba thứ như giáo…. Quan hệ đã rộng tư tu hoặc khó, cho nên nay giải thích Đề kinh là nói giáo hạnh lý rõ ràng có thể thấy, ba thứ này đều riêng, vì đối với chữ kinh tức là ba chung. Cho nên nói mặc tình có ý chung riêng. Muốn cho người tu ở một đề này mà nói giải giáo, khởi hạnh năng quán thấy thật lý Phật.

Lại ở v.v… trở đi, là y cứ một chữ, một đề tuy y cứ mà liên hệ cả ba tên. Nay nêu một chữ mà giải hạnh. Chứng ba chữ đều được đầy đủ. Ở đây lại có hai, một là nói chữ gồm giải thích. Trong Đề nói chữ rất có thể hiển bày cả giáo, hạnh, lý. Cho nên dẫn Thích luận nói sở hành như sở thuyết để chỉ trong thuyết có bao gồm hạnh lý. Như là chân như, như tên không khác, một chân giác tánh vật và ta không khác, ba đời bình đẳng, khế họp với lý như này mới được tâm miệng nói làm chẳng khác. Cho nên kinh Kim cương Bát-nhã nói: “Thế nào là giảng nói cho người nghe, như như bất động.” Kinh Pháp Hoa chép: “Các pháp không làm tòa, chỗ này vì nói pháp, sự tướng giải như, hai vật giống nhau xem là chẳng khác, cho nên giải thích kinh như thế.” Ba tạng là để truyền lời Phật nói giống như bình chế nước tên gọi Văn như, giảng giáo không như thế lấy chung hai Đế tương tức làm như. Riêng thì nghe trung đạo làm như. Viên dùng văn tự tánh lìa làm như ba giáo y cứ theo đây mới gọi Văn như. Luận ở lý quán tâm miệng lý một mới được nói hạnh như như không khác. Đây khiến người nói hạnh khế lý như.

Phật tức trở đi là các chữ cùng giải thích đầy đủ. Phật lại là nguồn gốc giác thể rốt ráo chẳng tịch chẳng chiếu nên thuộc Pháp thân. Chữ quán tức là trí tuệ thanh tịnh, tịch mà thường chiếu, cho nên thuộc Bátnhã. Vô Lượng Thọ là tự tại thần thông, chiếu mà thường tịch, cho nên thuộc giải thoát. Nay đem các chữ phân đối ba đức rất có lý do rất sâu xa. Vì sao, vì ở một chữ mà nói giáo, hạnh, lý. Tuy y cứ nói chữ nhưng nghĩa đủ ở ba. Đã y cứ tu mà biện còn thông với giáo trước mà lại chưa nói mỗi chữ đủ ba. Nên nay dùng riêng ba đức Niết-bàn mà đối các chữ, bèn bày các chữ tánh đều có đủ ba. Không phải giáo trước người sở năng nghĩ nói. Vì ba Đức tánh vốn viên dung mỗi pháp đều đủ. Cho nên ngay Pháp thân chẳng phải Pháp thân, Pháp thân phải đủ Bát-nhã giải thoát. Ngay nói Bát-nhã không phải là Bát-nhã, Bát-nhã phải đủ giải thoát Pháp thân. Ngay giải thoát chẳng phải giải thoát, giải thoát phải đủ Pháp thân Bát-nhã. Ba đức tức là giáo, hạnh, lý. Bát-nhã là giáo, trí ở nói. Giải thoát là hạnh, dụng từ duyên. Pháp thân thuộc lý là sở hiển. Chữ Phật đã là lý Pháp thân tức là có hai đức và giáo hạnh. Chữ quán đã thuộc giáo Bát-nhã, cũng đủ hai đức và hạnh lý. Vô Lượng Thọ đã là hạnh giải thoát cũng đủ hai đức và lý giáo. Nếu chẳng thế thì đâu được tức một thấu ba, tức ba thấu một.

Hỏi: Vốn dùng một chữ mà đủ giáo, hạnh, lý, nay đâu được đem Vô Lượng Thọ ba chữ mới đủ ba thứ, thì chẳng gọi là y cứ một chữ.

Đáp: Lấy Đề các chữ đối ba đức mà giải thích, đây là Diệu đàm quý ở được ý. Muốn cho người tu biết tánh ba đức ở khắp tất cả chỗ, một chữ một câu, một kệ một phẩm một bộ một kinh, một thời một hóa. Cho đến tất cả y chánh sắc tâm, nhiều cũng ba đức, ít cũng ba đức. Một hạt bụi ba đức chẳng nhỏ, một biển cả ba đức chẳng lớn cho nên dẫn kinh Hoa Nghiêm chép: “Trong một mà hiểu vô lượng đều bằng nhau.” Nếu được ý này. Nay Diệu quán này có phần tạo tu, ứng với sắc một tướng có thể chiếu ba thân. Y báo một trần tức là cõi Tịch quang, cho nên mười sáu quán đều chiếu ba đế. Nếu không tin thì phụ lòng Tổ ta lập pháp này.

Ở một v.v… trở đi, là y cứ một chữ để suy xét, có ba:

1. Chánh xét lường, trên cùng diệu chỉ, từ rộng đến hẹp. Ney xét công đức từ ít đến nhiều. Một chữ còn nói lý Đại Niết-bàn huống chi là tất cả kinh đâu chẳng tròn khắp.

2. Cho nên v.v… trở đi, là dẫn kinh để làm chứng như kinh Kim Quang Minh và các kinh Đại thừa, nói nhiều về việc này.

3. Nếu chẳng trở đi, là kết nay được. Chẳng nói một chữ tròn đủ ba đức, các kinh đã nói một câu một đề mà thọ trì thì công đức vô lượng, vô biên liền thành nói suông. Tự chẳng phải đạo tràng được vào tam-muội phát truyền tổng trì sao có thể khéo nói tự tại như thế.

Trước giải thích Phật, ở riêng mà nói rộng. Bỏ chung mà giải thích riêng. Văn nói: Giải thích chữ Phật, tức chánh y cứ danh hiệu Phật mà nêu sáu tức, trước là dịch tên. Tiếng Phạm là Phật-đà, Hán dịch là Giác. Tức nói giáo chủ có hiệu riêng là Thích-ca Mâu-ni. Hiệu chung có mười. Nay nêu hiệu thứ chín là Phật, đã là cực quả, thì rốt ráo giác. Luận Khởi Tín chép: “Giác tâm mới khởi. Tâm không có tướng đầu, xa lìa niệm vi tế, nên tâm tức thường trụ, gọi là cứu cánh giác.” Giác này viên tịnh không có đối đãi, chúng sinh và Phật y chánh dung nhiếp nhau, mười phương ba đời thấu suốt không ngoài, năm trụ hai tử dứt sạch không sót. Vô lượng sâu xa dứt hẳn nghĩ bàn, cưỡng gọi là Diệu giác, nghĩa giác này có sáu tức. Tức là nghĩa. Nay Đức Thích-ca chính là rốt ráo, là Giác viên tịnh. Tất cả phàm thánh toàn thể đều là giác này. Tuy toàn thể là đó nhưng vì nhân quả mê ngộ nên tướng chẳng đồng. Nên dùng sáu thứ để phân biệt, đó là lý, danh tự, quán hạnh, tương tợ, phần chứng và cứu cánh. Nhưng nếu chẳng biết tánh nhiễm tánh ác. Chỗ có nhiễm ác thì chắc chắn phải đoạn phá, thì làm sao mà luận toàn thể là đó ư? Toàn thể là cho nên khỏi thoái khuất, sáu phân biệt nên khỏi thượng mạn sáu chẳng lìa tức, tức chẳng ngại sáu. Sáu tức nghĩa thành thì viên vị có thể nói.

Hỏi: Nói Phàm thánh toàn thể tức Phật, là tức tự mình sẽ thành Phật hay tức Phật Thích-ca đã thành.

Đáp: Tức đương quả của mình hay Thích-ca đã thành thì thể của hai Phật này rốt ráo chẳng khác. Cho nên các quả Phật là sinh tánh Phật, mê thì đều mê, thấy thì đều thấy, cho nên Phật mình hay khác, đối với sắc tâm này đều có thể nói ở nghĩa sáu tức. Lại nên biết, nghĩa của sáu tức chẳng chuyên ở Phật. Tất cả giả thật ba thừa trời, người, thấp nhất cho đến sắc tâm loài sâu bọ địa ngục thì đều phải sáu tức mà nói trước sau. Đó gọi là lý sâu bọ, danh tự cho đến cứu cánh sâu bọ. Nay giải thích giáo chủ, nên ở Phật mà nói. Vì luận mười giới đều là lý tánh thì không gì chẳng phải pháp giới, mỗi pháp không đổi, cho nên danh tự khứ chẳng chỉ hiển Phật mà cả chín cõi cùng bày. Còn như quả thành mười thứ đều rốt ráo. Cho nên sâu bọ v.v… đều nói sáu tức.

Niết-bàn trở đi là ở giác nói rộng, có sáu. Một là lý tức. Sáu thức tức tên đều là sự lý thể không hai nghĩa mà sự có nghịch thuận, Năm thứ như danh tự…, là sự thuận tu, chỉ một lý tánh, thuần là sự nghịch tu. Sự nghịch thuận này cùng lý vốn giác, thể đều chẳng hai. Tên thuận nghịch do đâu mà lập; vì biết chẳng hai nên sự đều họp lý, gọi là thuận; vì không biết nên sự đều trái lý, nên gọi là nghịch. Năm thứ như Danh tự…, hoặc cạn hoặc sâu đều biết đều thuận. Nếu trước lý tức chỉ mê chỉ nghịch, mà sự mê nghịch cùng lý giác ấy chưa hề tạm trái, nên gọi tức Phật. Vì sao như thế, vì chúng sinh tánh có nhiễm ác, chẳng thể thay đổi. Tánh ấy tròn sáng, gọi là Phật. Tánh nhiễm tánh ác toàn thể khởi làm, tu nhiễm tu ác, lại không tự thể riêng. Toàn tu là tánh nên được mê sự, không phải lý Phật, vì toàn cho nên gọi lý tức Phật. Tức dùng lý này khởi hoặc tạo nghiệp, luân hồi sinh tử mà chẳng biết toàn sự là lý. Nhiều kiếp dụng lý nhiều kiếp chẳng biết. Chẳng cho chẳng biết thì không phải lý Phật. Vì cho nên gọi lý tức Phật. Vì toàn chẳng biết nên không phải năm tức sau. Nhưng lý tức Phật mà rất đổi khác. Vì nó toàn thiếu giải hạnh chứng tức, chỉ có lý tánh tự tức này. Lại lý tức Phật, không phải ngoài sự chỉ lý thành Phật, bởi nói ba chướng, lý toàn là Phật. Lại còn nên biết, chẳng gọi chướng tức Phật, mà gọi là lý tức Phật, là muốn bày năm thứ sau có tu đức. Một vị này chỉ là lý tánh. Lại chướng tức Phật thì tên nó cũng thông. Vì năm thứ sau người đều hiểu rõ ba chướng tức là Phật. Giải thích làm ba, một là dẫn các kinh mà nêu tức. Trước dẫn Đại kinh phẩm Ca-diếp chép: “Chúng sinh tức là Phật.” Vì sao? vì nếu lìa chúng sinh thì không được Tam-bồ-đề. Phẩm Như lai tánh, Ta tức là Như lai tạng. Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh tức là nghĩa ngã. Nghĩa Ngã như thế từ xưa đến nay thường bị vô lượng phiền não che lấp tâm tánh cuả chúng sinh không thể thấy được. Như cô gái nghèo, trong nhà có nhiều kho vàng ròng, người nhà lớn nhỏ đều không biết. Lúc đó có người lạ khéo biết phương tiện, cho đến ở nhà ấy mà đào kho vàng lên. Lại nói thí như nhà vua có đại lực sĩ giữa mày có hạtchâu Kim cương, đấu nhau với các lực sĩ khác, mà lực sĩ ấy lấy đầu ra cũng, hạt châu trân trán lọt vào trong da mà không tự biết chỗ có hạt châu là mụt ghẻ, liền nhờ thầy thuốc chữa trị. Đến khi thầy thuốc lấy gương soi mặt thì châu kia sáng ngời hiện rõ trong gương. Như lai tạng trải mười dụ, kinh ấy có mười đoạn văn, một là pháp chín dụ, một là sở dụ, chín là năng dụ, vì sở từ năng, nên nói mười dụ. Một pháp là kinh nói Phật bảo Tuệ Bồ-tát Kim cương rằng:“Ta dùng Phật nhãn quán tất cả chúng sinh, trong tham, sân, si các phiền não có trí Như lai, mắt Như lai, thần Như lai ngồi kiết già sừng sững bất động. Này Thiện nam tử, tất cả chúng sinh tuy ở trong các đường trong thân phiền não mà có trong Như lai tạng, thường không nhiễm ô, đức tướng đầy đủ như ta không khác. Do đó văn sau liền nêu chín việc để dụ cho pháp ấy, đều có văn xuôi, Trùng tụng. Một là dụ thân Phật hoa héo; hai là dụ về núi ông toàn mật; ba là dụ về trấu cám lúa gạo; bốn là dụ về phân dãi vàng ròng; năm là dụ nhà nghèo có kho báu; sáu là dụ trong quả Am-la có hột; bảy là dụ áo rách tượng vàng; tám là dụ gái nghèo có thai quý tử; chín là dụ đốt khuôn đúc tượng, dụ về ác rách có vàng? Kinh kệ nói ví như cầm tượng vàng đến nước khác mà giấu trong áo xấu rách bỏ ở chỗ vắng. Người có thiên nhãn thấy được bèn bảo với mọi người mà chùi bỏ vật dơ bên ngoài thì được tượng vàng ròng, mọi người đều vui mừng. Thiên nhãn của ta cũng thế xem thấy các loại chúng sinh kia bị nghiệp ác phiền não trói buộc, sinh tử dẫy đầy các khổ. Lại thấy chúng sinh ấy trong vô minh bụi nhơ mà tánh Như lai bất động không hề bị hủy hoại. Dụ khuôn đất. Kinh kệ nói: “Ví như đúc tượng vô lượng vàng ròng. Người ngu thấy bên ngoài chỉ là khuôn đất cháy đen. Thợ đúc đợi đã nguọi mở khuôn thì tượng vàng hiện ra các chất dơ đều sạch, tượng sáng đẹp rực rỡ. Ta dùng Phật nhãn thấy các loài chúng sinh cũng thế. Bị bùn lầy phiền não bao chặt nhưng đều có tánh Như lai.”

Nhà tối trở đi, là kinh Niết-bàn có chép: “Như trong nhà tối là trong giếng có các báu. Người cũng biết nhưng tối tăm không thấy. Có người khéo dùng phương tiện đốt đèn sáng soi vào mà thấy được. Người này không hề sinh niệm là nước và báu xưa không nay có.” Niết-bàn cũng thế, xưa vốn tự có, chẳng phải nay mới có. Niết-bàn đại trí dùng phương tiện thắp đèn trí tuệ khiến các Bồ-tát thấy được Niết-bàn. Văn này chỉ dẫn tăm tối và giếng có đủ báu để chứng lý tức, không lấy văn người cũng biết… các dụ đều thế. Nên biết cáo dụ lý gồm Viên biệt. Nếu nói ba chương nhất định che Phật tánh, phá chướng mới hiển bày. Đây cũng còn thuộc về Biệt. Nếu toàn tánh thành chướng, chướng tức Phật tánh, đem các đức chướng bất tư nghì mà tiêu thì các dụ đều viên mới là văn này dụ lý tức. Cho nên dụ Như lai tạng chỉ quán hiển biệt, còn văn này hiển viên. Kế kinh ngài Tịnh Danh nói đều như, lời còn mười thông, nay phải hiểu là viên. Kế kinh Bảo khiếp quyển hạ nói Thắng Chí Bồ-tát hướng về Phật nói kệ rằng: Giới mình và pháp giới

Giới chúng sinh cùng đồng

Giới mình tức tâm pháp

Pháp giới tức Phật pháp.

Vì Phật dùng pháp giới làm thể, nên đối với giới chúng sinh liền thành ba pháp. Tâm sinh ở nhân, Phật pháp ở quả, ba thứ không sai khác nên nói một giới không giới khác.

Đây là v.v… trở đi, là ở Bản giác mà nói Phật. Trước dẫn các kinh tuy nói tức Phật, nhưng cũng chưa đích thị là tước giác liễu, lại chỉ ba chướng thể toàn là lý. Nay nêu lý này ở đó mà chiếu rõ, gọi là Bản giác nghĩa Phật liền thành. Ở đây tự phân hai:

1. Chánh nêu nói đây là cho Đại kinh ở trên nói: “Chúng sinh tức Phật.” Các dụ nói vật báu, Tịnh Danh nói đều Như, Bảo khiếp nói pháp giới đây đều là Bản Tánh Viên trí, không phải là ba Bát-nhã dung tức mầu nhiệm trí chẳng gọi là viên. Biết tất cả pháp mỗi pháp đều nhận tất cả pháp. Toàn pháp là trí, toàn trí là pháp, đối đãi này dứt thì gọi là các pháp Viên giác. Các pháp bèn là sinh Phật y chánh. Ba đời mười phương, các thời xứ này đã toàn là trí, sao lại có một xứ một vật một trần thể chẳng sáng suốt. Nhưng sáng suốt không phải tâm ý thức bằng được. Cho nên luận Khởi Tín nói về nghĩa Bản giác rằng tâm thể lìa niệm không đâu chẳng khắp đều như cõi hư không. Bản tánh sáng suốt đã lìa niệm sao dùng tình thức mà cầu tìm. Đó gọi là bất tư nghì trí chiếu Bồ-đề. Chớ nhận lậu tâm sáu đường trí chứng Ba thừa làm tướng. Bản giác sáng suốt, Giác của Diệu giác mới là lý Phật, toàn tu ở tánh là chỗ nói này.

2. Tuy năm v.v… trở đi là ngăn tình. Tình chấp là nói có các thứ nghiệp phược hoặc vô minh trói buộc sao lại nói chúng sinh tức là Phật? Cho nên ngăn mà bảo rằng: Tuy nghiệp đến vô gián mà đều đương thể là ba giải thoát. Tuy kiến tư trái ngược mà lý Bản giác từ trước chẳng còn. Hoặc nghiệp toàn là tánh đức chỉ với Phật tánh, há có thể lại làm hoại lý Phật, dao chẳng tự làm thương tổn mình.

Ba lý này v.v… trở đi, là đối bốn sự nói về lý thế gian thường trụ, tức là mười pháp giới bao trùm khắp thế gian, mỗi việc đều trụ ở pháp vị chân như. Pháp vị là thường, thể tướng cũng thường. Nhưng đời có hết mà nói thường, là vì tất cả pháp tức chân thật tánh, mà tánh thì không thay đổi, nên nói là thường. Nếu nói vì thay đổi mà không được nói thường thì đây cũng gọi là tình kiến. Vì sinh pháp tức tánh cho nên thường pháp trụ diệt tức tánh cho nên thường, tức tánh của thường chẳng phải thường không thường, chẳng thể nghĩ bàn. Nói thiên mà ý viên, cho nên có thể nói một sinh một diệt đều là trung đạo. Chỉ sinh chỉ trụ chỉ dị chỉ diệt. Pháp Hoa Tích Môn hiển bày trụ há trái mà không như không phải diệu. Bản tích khác mà một bất tư nghì lý này bí diệu chỉ Phật mới thấy, cho nên nói là rõ ràng. Nay trí ta thành Bí Diệu quán, tuy là nhục nhãn mà gọi là Phật nhãn có thể thấy được Bí tạng nên nói là rõ ràng. Cho nên Diệu Lạc khen rằng: Hiển bày sáng tỏ gọi là Chân Bí, Lý chân Bí tức là tướng đời thường. Vì tướng đời thường nên chúng sinh tức Phật. Vì lý diệu này nên có Phật giáo hóa thì chẳng ích một mảy may, mà không có Phật cũng chẳng hao tổn một mảy may. Được năm tức đâu lấy gì làm cao, lý tức mất đi chưa hẳn đã thấp. Đối với bốn sự này mà bày lý Phật.

Như trở đi, là danh tự tức, ở đây đến rốt ráo đều là tu đức. Nên nói về Tổn Ích và cao thấp. Nói danh tự tức Phật là Thỉ tu đức. Nghe lý tánh trước là tên năng thuyên. Nhưng có thâu giản. Thâu thì tai nghe pháp âm, bất luận là mùi vị cho nên khác với toàn không nghe, đều ở vị này. Giản thì chưa được trọn nghe khác với nội phàm, còn thuộc lý tức. Với bảy phương tiện chưa hiểu được diệu danh thì đâu biết tức Phật. Ở đây có hai:

1. Đem dụ chỉ danh tự, có hai: Một là, mất chẳng nghe. Lý tuy là Phật nhưng toàn thể ở mê, Phật ra đời chẳng nghe, tên kinh chẳng biết ở đây bèn chỉ lý là mất; hai là, nếu Phật trở đi, là nghe gọi là được. Sáu tức mà nói về Phật. Cho nên danh tự này chỉ y cứ Tam bảo và mười hiệu. Đêm dài vô minh Phật ra đời khiến sáng, mọc lên mặt trời bản trí mà biết ánh sáng Tam bảo chiếu soi thế gian. Sóng Sinh tử to, không Phật cũng có thể ở đây mở cửa cam lộ, khiến cho biết mười hiệu là vị thường trụ. Ánh sáng này, mùi vị này chính từ tâm tánh chúng sinh phát ra, rồi lại khiến chúng sinh hiểu ánh sáng mùi vị này tức là bản tánh Phật do nói v.v.… là dụ cô gái nghèo nhà có báu. Trước đã chẳng biết nhà có kho báu, chỉ chịu nghèo khổ. Nhờ chỉ cho mà biết. Báu tuy chưa đào lên nhưng đã vui mừng trước. Các pháp dụ này đều chỉ nghĩa có biết. Năng tri sở tri tức là Danh tự Phật.

2. Cho nên trở đi, là dẫn người nói tức Phật. Tiếng Phạm là Tuđạt-đa, Hán dịch là Thiện Thí, cũng dịch là Cấp Cô Độc. Kinh Niết-bàn quyển 27 chép: “Nước Xá-vệ có trưởng giả Tu-đạt-đa cưới vợ cho con, đến thành Vương xá, nghỉ đêm tại nhà San-đàn-na, thấy vị Trưởng giả ấy nửa đêm thức dậy sửa soạn sắp đặt nhà cửa, bèn hỏi sẽ mới vua Ma-già-đà chăng? Thì đáp là thỉnh Phật. Tu-đạt mới nghe thì toàn thân nổi ốc, lại hỏi nay Phật ở đâu thì đáp ở Tinh xá Ca-lan-đà. Tu-đạt nghĩ muốn thấy. Lúc đó bỗng thấy ánh sáng như ban ngày, bèn tìm đường mà ra, cửa thành tự mở, gặp Phật nghe pháp mà chứng quả Tu-đà-hoàn.” Sớ nói cửa lớn tức là cửa thành. Nay nói toàn thân nổi ốc tức là kinh sợ. Nghe danh sinh giác tức là bản tánh Phật. Nếu luận Đại kinh kể việc xưa là mới chứng Sơ quả, nghiệm ra khi nghe danh Phật thì chưa hiểu biết giác tức là Bản tánh và ở khoa trước Tam Bảo, mười hiệu cũng thuộc Tiểu. Nay vượt tiết lấy ý mà nói thì năm thời chỉ bày thân tướng danh hiệu nói pháp độ người, cho đến người nghe một niệm hiểu qua, mỗi việc đều là toàn tánh khởi tu, ngay đây đều là bản tánh Phật pháp. Như trước một hóa tăng số chành vi ác đều hội viên thường, bốn giáo bốn môn chỉ nói một lý không từ vượt tiết đâu tiêu được văn ấy. Huống chi văn nói Niết-bàn khai hội. Nên y cứ sợ sệt mà chỉ danh tự Phật.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6