SỐ 221
KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Vô-la-xoa, người nước Vu Điền
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 5

Phẩm 23: KHEN NGỢI VỀ THỪA

Tu-bồ-đề bạch Thế Tôn:

–Thưa Thế Tôn! Nói về Đại thừa thì Đại thừa nghĩa là vượt trên Trời, Người và A-tu-la. Đại thừa này như hư không, cứu độ vô lượng, vô số chúng sinh. Do đó Đức Thế Tôn gọi là Đại thừa. Đại Bồ-tát này không thấy lúc đến, không thấy lúc đi, không thấy lúc dừng lại, Đại thừa cũng như vậy, không thấy trước, sau và cũng không thấy ở giữa.

Bạch Thế Tôn! Cho nên Đại thừa này không gì sánh bằng cũng không có hai, nên gọi là Đại thừa.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đúng vậy, đúng vậy!

Này Tu-bồ-đề! Đại thừa là sáu pháp Ba-la-mật. Lại nữa, còn là các pháp môn Đà-la-ni, các pháp môn Tam-muội, từ Tam-muội Thủlăng-nghiêm cho đến Tam-muội Hư không tế giải thoát vô sở trước, đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Này Tu-bồ-đề! Lại có Đại thừa tên là cả trong ngoài không cho đến hữu vô không. Lại có Đại thừa tên là ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng, đó là Đại thừa của Đại Bồ-tát. Như lời ông nói, Đại thừa này hơn tất cả Trời, Người, A-tu-la.

Này Tu-bồ-đề! Giả sử ở trong cõi Dục này có pháp thật có, không thay đổi, chắc chắn, không điên đảo, thường còn, kiên cường, không biến đổi, chẳng phải là pháp không. Nếu như vậy thì Đại thừa này cũng không thể vượt lên trên tất cả Trời, Rồng, A-tu-la, Nhân dân.

Này Tu-bồ-đề! Nên biết rằng, Dục giới vào thời kiếp tận, lửa

cháy không còn gì hết, vô thường, không mạnh mẽ, không còn gì vững chắc cả. Đó là Đại thừa vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la.

Nếu Sắc giới có thường, kiên cố thì Đại thừa cũng không thể vượt trên hết. Vì Sắc giới là không, không thường, không kiên cố, sẽ diệt tận, không trường tồn nên Đại thừa vượt trên tất cả, cho đến Vô sắc giới cũng đều diệt tận như vậy.

Này Tu-bồ-đề! Nếu sắc vẫn như vậy, thường còn, chắc chắn, không điên đảo, là pháp kiên cố thì Đại thừa cũng không thể vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la. Vì sắc vô thường, không kiên cố, không chân thật là điên đảo, nên Đại thừa vượt trên tất cả.

Thọ, tưởng, hành, thức, tất cả đều vô thường cũng như vậy; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp và mười hai nhân duyên vẫn như vậy, bền vững, kiên cố, không điên đảo, thường trụ thì Đại thừa không vượt trên tất cả. Bởi vì các pháp và mười hai nhân duyên không thường, không kiên cố, không điên đảo cũng như kiếp thiêu, chẳng phải là pháp an trụ nên Đại thừa vượt trên tất cả Trời, Người, Rồng, Quỷ thần trong thế gian.

Tu-bồ-đề! Nếu trong pháp tánh có sự có thì không phải là Đại thừa. Giả dụ như chân tế không thể nghĩ bàn, thể của chân tế có sự có thì cũng không phải là Đại thừa. Nếu như thể của chân tế không thể nghĩ bàn, không có sự có thì gọi là Đại thừa.

Tu-bồ-đề! Nếu sáu pháp Ba-la-mật có sự có thì không gọi là Đại thừa, sáu pháp Ba-la-mật không có sự có mới gọi là Đại thừa, vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la trong thế gian.

Nếu cả trong ngoài không và hữu vô không có sự có thì không phải là Đại thừa, cả trong ngoài không và hữu vô không không có sự có nên gọi là Đại thừa vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la, nhân dân, thế gian. Nếu ba mươi bảy phẩm Trợ đạo và mười tám pháp Bất cộng không có sự có nên mới gọi là Đại thừa vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la trong thế gian.

Này Tu-bồ-đề! Nếu tám địa vị là pháp Tu-đà-hoàn, pháp Tưđà-hàm, pháp A-na-hàm, pháp A-la-hán, pháp Bích-chi-phật, pháp

Hiện Đẳng Giác và pháp Phật có sự có thì không phải Đại thừa. Vì pháp tám vị từ Tu-đà-hoàn đến Phật không sự có, nên gọi là Đại thừa vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la trong thế gian.

Này Tu-bồ-đề! Nếu pháp tám vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, Ala-hán, Bích-chi-phật, Hiện đẳng giác, Phật có sự có thì không phải là Đại thừa. Vì tánh chất của Tu-đà-hoàn đến Phật không có sự có nên gọi là Đại thừa, vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la trong thế gian.

Này Tu-bồ-đề! Nếu Trời, người, A-tu-la có sự có thì không gọi là Đại thừa, vì Trời, Người, A-tu-la trong thế gian không có sự có nên gọi là Đại thừa vượt trên tất cả các hạng trên.

Này Tu-bồ-đề! Nếu có Đại Bồ-tát từ lúc mới phát tâm đến khi thành Phật, trong khoảng thời gian đó, tất cả việc làm đều khởi ý niệm về có sự có thì không phải là Đại thừa. Vì Đại Bồ-tát từ lúc mới phát tâm cho đến khi thành Phật không có sự có nên gọi là Đại thừa vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la trong thế gian.

Này Tu-bồ-đề! Nếu Kim cang tuệ của Bồ-tát có sự có thì Bồtát không hiểu được nguyên nhân của các sự tập khởi và không thành tựu trí Nhất thiết. Vì Kim cang tuệ không có sự có nên Bồ-tát biết được nguyên nhân của sự tập khởi và thành tựu trí Nhất thiết chủng trí. Do đó nên Đại thừa này vượt khỏi Trời, Người, A-tu-la trong thế gian.

Này Tu-bồ-đề! Nếu ba mươi hai tướng của Như Lai Vô sở trước Chánh Đẳng Giác có sự có thì Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác không thể vượt trên Trời, Người, A-tu-la trong thế gian, cũng không có oai đức, thần thông, hào quang rực rỡ. Nếu ba mươi hai tướng không có sự có thì Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác đầy đủ oai đức, thần thông, hào quang rực rỡ vượt trên tất cả Trời, Người, A-tu-la trong thế gian.

Này Tu-bồ-đề! Nếu ánh sáng của Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác có sự có thì ánh sáng của Như Lai không thể chiếu đến hằng hà sa quốc độ khắp mười phương.

Này Tu-bồ-đề! Nếu ánh sáng của Như Lai không có sự có thì có thể chiếu đến hằng hà sa quốc độ.

Này Tu-bồ-đề! Nếu tám loại âm thanh có sự có, thì âm thanh của Như Lai không thể vang khắp vô lượng quốc độ khắp mười phương. Nếu pháp luân của Phật có sự có thì Như Lai không thể chuyển pháp luân mà tất cả Bà-la-môn, Sa-môn, thế gian, chư Thiên, Quỷ, Thần, Ma vương Phạm vương cũng đều không thể chuyển được.

Này Tu-bồ-đề! Nếu chúng sinh có sự có thì Như Lai không thể vì chúng sinh chuyển pháp luân, làm cho chúng nhập vào cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Vì chúng sinh không có sự có đối với bất cứ vật gì nên Như Lai chuyển pháp luân, làm cho chúng chứng Niết-bàn trong hiện tại và tương lai.