SỐ 224
KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Dịch Phạn ra Hán: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nhục Chi.
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 3

Phẩm 6: THANH TỊNH

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật ít có người hiểu phải chăng là do vì chưa quen?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đúng thế, đúng thế! Bát-nhã ba-la-mật ít có người hiểu là do vì chưa quen. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Vì sắc thanh tịnh thì đạo quả cũng thanh tịnh, nên nói sắc thanh tịnh thì đạo quả cũng thanh tịnh. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng thanh tịnh nên nói đạo quả thanh tịnh, thế nên thức cũng thanh tịnh thì đạo quả cũng đồng thanh tịnh.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Vì sắc thanh tịnh thì trí Nhất thiết trí cũng thanh tịnh, nên nói trí Nhất thiết trí thanh tịnh thì sắc cũng thanh tịnh, thế nên sắc thanh tịnh thì trí Nhất thiết trí cũng đồng thanh tịnh, không khác. Nay chẳng đoạn pháp trước, pháp trước chẳng đoạn pháp sau, cho nên không hoại, vì thế pháp trước không bị đoạn. Nói thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức thanh tịnh, thì trí Nhất thiết trí thanh tịnh. Trí Nhất thiết trí thanh tịnh thì thức cũng đồng thanh tịnh không khác. Nay chẳng đoạn pháp trước, pháp trước chẳng đoạn pháp sau, cho nên không hoại, vì thế pháp trước không bị đoạn.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh thì thâm diệu. Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh thì rất sáng.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh không có nhơ bẩn.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh không có tỳ vết. Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh vô sở hữu. Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh thì đối với dục mà vô dục.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thanh tịnh thì đối với sắc mà vô sắc.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Vô sở sinh thì vô sắc rất thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ở nơi hữu trí mà vô trí thì rất thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ở nơi trí mà không có biết (phân biệt) thì rất thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đối với sắc mà có trí nhưng không có biết (phân biệt) thì rất thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đối với thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức mà có trí nhưng không có biết (phân biệt) thì rất thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật rất thanh tịnh thì trí Nhất thiết trí không tăng, không giảm.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật rất thanh tịnh thì không chấp thủ đối với các pháp.

Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ngã thanh tịnh thì sắc cũng thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ngã thanh tịnh thì thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ngã thanh tịnh thì đạo quả cũng thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ngã thanh tịnh thì trí Nhất thiết trí cũng thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ngã thanh tịnh thì không có manh mối.

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ngã thanh tịnh vô biên thì thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng vô biên. Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật cũng chẳng bờ bên này, cũng chẳng bờ bên kia, cũng chẳng ở giữa dòng.

Đức Phật dạy:

–Vốn thanh tịnh.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Đại Bồ-tát biết như thế tức là thực hành Bát-nhã ba-lamật. Người có tưởng (phân biệt chấp tướng) là đã lìa xa Bátnhã ba-lamật rồi.

Đức Phật dạy:

–Hay thay, hay thay! Này Tu-bồ-đề! Hễ có danh tự thì có tưởng, vì thế sinh ra chấp trước.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Hy hữu thay! Như Lai khéo nói pháp Bát-nhã ba-la-mật giải quyết một cách ổn thỏa đối với chấp trước.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Thế nào là chấp trước?

Tu-bồ-đề đáp:

–Phân biệt sắc với không, đó là chấp trước. Phân biệt thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức với không, đó là chấp trước. Đối với pháp quá khứ thì phân biệt pháp quá khứ, đó là chấp trước. Đối với pháp vị lai thì phân biệt pháp vị lai, đó là chấp trước. Đối với pháp hiện tại thì phân biệt pháp hiện tại, đó là chấp trước. Người đúng như pháp phát tâm Bồ-tát rồi cho là có công đức lớn thì đó là chấp trước.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi Tu-bồ-đề:

–Tại sao việc ấy bị gọi là chấp trước?

Tu-bồ-đề đáp:

–Này Câu-dực! Vì người ấy phân biệt tâm này hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thiện nam, thiện nữ nên lìa bỏ sự chấp trước để chỉ ra bản tế (thật tướng của pháp).

Đức Phật dạy:

–Hay thay, hay thay! Này Tu-bồ-đề! Ông khiến cho Đại Bồtát biết bản tế chính là giác biết sự chấp trước.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Có sự chấp trước rất vi tế. Nay ta sắp giảng nói, ông hãy lắng nghe. Lời của Như Lai nói trước, sau, giữa đều thiện. Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Con mong muốn được nghe.

Đức Phật dạy:

–Thiện nam, thiện nữ muốn tưởng niệm Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, vì theo ý tưởng nên có chấp trước. Các Đức Phật Thiên Trung Thiên quá khứ, vị lai, hiện tại vì pháp vô dư mà khuyến trợ, đó là khuyến trợ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì đối với pháp mà vô pháp nên nói không có quá khứ, vị lai, hiện tại. Vì thế không thể có sở tác, cũng không thể có tưởng, cũng không thể làm nhân duyên, không thể thấy nghe như tâm có thể phân biệt.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Cội nguồn ấy rất thanh tịnh. Đức Phật dạy:

–Rất thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Nay con tự quy hướng về Bát-nhã ba-la-mật. Đức Phật dạy:

–Vì pháp vô tác nên đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tu-bồ-đề thưa:

–Các pháp thật vô tác là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Không có hai pháp vì nói vốn thanh tịnh cho nên nói là một. Sự thanh tịnh ấy là đối với tất cả pháp không có người tạo tác.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Thế nên lìa các chấp trước là để chỉ ra bản tế. Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật rất khó hiểu.

Đức Phật dạy:

–Như Lai không có đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật không thể tính lường.

Đức Phật dạy:

–Đúng thế, này Tu-bồ-đề! Chẳng phải là đối tượng nhận biết của tâm.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Vì không có người tạo tác. Đức Phật dạy:

–Vì không có người tạo tác nên không chấp trước.

Tu-bồ-đề hỏi Phật:

–Bồ-tát phải thực hành Bát-nhã ba-la-mật như thế nào? Đức Phật dạy:

–Chẳng tưởng (chấp trước) sắc mà hành tức là thực hành Bátnhã ba-la-mật. Chẳng tưởng thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức mà hành tức là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Chẳng thỏa mãn sắc mà hành tức là thực hành Bát-nhã bala-mật. Chẳng thỏa mãn thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức mà hành tức là thực hành Bát-nhã bala-mật. Sắc chẳng thỏa mãn là chẳng phải hành sắc, tức là thực hành Bát-nhã bala-mật. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thỏa mãn là chẳng phải hành thức, tức là thực hành Bát-nhã balamật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Hy hữu thay! Như Lai ở trong các chấp trước mà thuyết không chấp trước thì sự chấp trước này mới thật là chẳng chấp trước.

Đức Phật dạy:

–Chẳng chấp sắc mà hành tức là thực hành Bát-nhã bala-mật. Chẳng chấp thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức mà hành tức là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Đây là Đại Bồ-tát hành nơi sắc không chấp trước, hành nơi thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng không chấp trước, hành nơi đạo Tu-đàhoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, Phật đạo cũng không chấp trước. Vì sao? Vì đã vượt qua chấp trước nên còn thoát ra khỏi sự chấp trước trí Nhất thiết trí. Đó là Bátnhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Pháp của Như Lai tuyên thuyết rất thâm diệu hiếm có, dù Như Lai có nói thì pháp cũng không tăng, không nói thì pháp cũng không giảm. Đức Phật dạy:

–Đúng thế, đúng thế! Này Tu-bồ-đề! Ví như Như Lai suốt đời ngợi khen hư không thì hư không cũng không tăng, nếu chẳng ngợi khen hư không thì hư không cũng không giảm. Ví như ngợi khen thì người huyễn hóa cũng không tăng, nếu chẳng ngợi khen thì người huyễn hóa cũng không giảm, vì nghe khen cũng không mừng, nghe chê cũng không giận. Cũng vậy, này Tu-bồ-đề! Đối với pháp, được mọi người phúng tụng, pháp cũng không tăng, không giảm.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Đại Bồ-tát rất siêng năng tinh tấn thực hành Bát-nhã ba-lamật. Hoặc có vị thọ trì Bát-nhã ba-la-mật không biếng nhác, không lo, không sợ, không động, không thoái lui. Vì sao? Vì thọ trì Bát-nhã ba-la-mật như là thọ trì hư không. Mọi người đều nên đảnh lễ vị Đại Bồ-tát này. Đại Bồ-tát vì tất cả chúng sinh mà mặc áo giáp đại công đức chiến đấu với hư không. Bạch Đức Thiên Trung Thiên, vị Đại Bồ-tát này rất dũng mãnh, vì pháp là không, nên tự đạt đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác được thành Phật. Có một vị Tỳ-kheo khác thầm nghĩ: “Ta phải kính lễ Bát-nhã ba-la-mật, vì đó là pháp không sinh, cũng là pháp không diệt.”

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi Tu-bồ-đề:

–Nếu Bồ-tát tu học pháp Bát-nhã ba-la-mật thì phải tu học pháp nào?

Tu-bồ-đề đáp:

–Phải tu học pháp không.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi:

–Thế nào là tu học pháp Không?

Tu-bồ-đề đáp:

–Người muốn tịch tĩnh là Đại Bồ-tát, vì người ấy biết Bát-nhã ba-la-mật.

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Con sẽ giữ gìn người tu học Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề hỏi Thích Đề-hoàn Nhân:

–Thế nào? Này Câu-dực! Ông thấy có pháp để giữ gìn chăng, mà nói là muốn giữ gìn?

Thích Đề-hoàn Nhân đáp:

–Không có.

Tu-bồ-đề nói:

–Người trụ nơi pháp Bát-nhã ba-la-mật tức là đã được giữ gìn. Dù người hay chẳng phải người cũng không thể rình rập hãm hại được.

Tu-bồ-đề nói tiếp:

–Nếu Đại Bồ-tát giữ gìn Không tức là tu học Bát-nhã balamật rồi. Này Câu-dực! Ý ông nghĩ sao, có thể giữ gìn tiếng vang được chăng?

Thích Đề-hoàn Nhân đáp:

–Không thể.

Tu-bồ-đề nói:

–Này Câu-dực! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật thì pháp ấy cũng như tiếng vang. Vì biết như thế nên không còn tưởng. Vì không có tưởng niệm tức là thực hành Bát-nhã bala-mật. Do oai thần của Đức Phật, các vị Tứ Thiên vương, Đế Thích, Phạm vương và các vị trời tôn quý khác đều đến chỗ Phật, trước tiên đảnh lễ Phật rồi nhiễu quanh ba vòng, mỗi vị đều đứng qua một bên. Các vị Tứ Thiên vương, Đế Thích, Phạm vương và các vị trời tôn quý khác đều thừa oai thần của Phật nghĩ là ngàn Đức Phật đều là Phật Thích-ca Văn, Tỳ-kheo của các Ngài đều tên Tu-bồ-đề và người thưa hỏi pháp Bát-nhã ba-la-mật đều là Thích Đề-hoàn Nhân.