SỐ 224
KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Dịch Phạn ra Hán: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nhục Chi.
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 9

Phẩm 27: TÙY

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ-tát vâng theo giáo pháp Bátnhã ba-la-mật?

Đức Phật nói với Tu-bồ-đề:

–Các kinh pháp, không ai có thể hủy hoại được, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Hư không chẳng thể cùng tận, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bátnhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Năm ấm vốn vô hình, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bátnhã bala-mật phải biết như vậy.

Bốn đại vốn vô hình, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bátnhã bala-mật phải biết như vậy.

Sáu việc Sa-la-y-đàn (Lục nhập) vốn rỗng không vô hình, Bồtát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Người phát tâm hành Phật đạo thì không ai sánh bằng, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Phát tâm hạnh nguyện rộng lớn, tâm Bồ-tát bình đẳng đối với mọi người ở khắp mười phương không có cùng tận.

Phật có bốn việc không hộ trì, mỗi việc đều khác nhau vô cùng, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Bồ-tát thì che chở cứu hộ không kể xiết các hàng Trời, A-tuluân, Rồng, Quỷ thần, Chân-đà-la, Ma-hầu-lạc, Người và chẳng phải người. Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-lamật phải biết như vậy.

Cái mà mọi người trong thiên hạ ở khắp mười phương gọi là ngã sở, thật ra chẳng phải là ngã sở, do đó đều phải đoạn trừ. Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Tiếng vang trong hư không không vô hình, Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Ví như biển cả không thể dùng đấu đong lường, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Ví như trân bảo trên đỉnh núi Tu-di, mỗi mỗi đều khác nhau, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Đế-thích, Phạm thiên, mỗi vị đều tự có giáo pháp riêng, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Ví như mặt trăng đầy đặn đẹp đẽ, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Ví như mặt trời soi sáng khắp nơi, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Các kinh pháp chỉ có văn tự mà thôi, không có xứ sở, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Bát-nhã ba-la-mật vốn vô hình, chỉ có danh tự mà thôi, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Bát-nhã ba-la-mật vốn không từ đâu sinh ra, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Bát-nhã ba-la-mật bình đẳng không có sai khác, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Huyễn hóa và sóng nắng chỉ có tên gọi chứ không có hình, Bồtát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Đất, nước, lửa, gió, bốn đại này vô biên, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Thân tướng Phật vốn không có hình sắc, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Cõi nước của chư Phật đều như rỗng không, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Phật vốn không nói, không dạy các kinh, Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật phải biết như vậy.

Nếu có Bồ-tát lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật thì phải tùy thuận như thế, phải quán niệm như thế, phải thâm nhập như thế, phải nhìn thấy như thế, lìa bỏ dua nịnh, lìa bỏ kiêu ngạo, lìa bỏ hùng hổ, lìa bỏ phi pháp, lìa bỏ tự dụng, lìa bỏ của cải, lìa bỏ cầu may, lìa bỏ thế sự, quên mình chẳng tiếc tánh mạng, vừa không có tham cầu, chỉ nghĩ đến việc làm của Phật mà an ổn. Bồ-tát hành như vậy thì chẳng bao lâu sẽ thành Phật, chẳng bao lâu sẽ được hết công đức của trí Nhất thiết trí. Nhưng Bồ-tát như thế chẳng nên gọi là Bồ-tát mà phải gọi là Phật. Vì sao? Vì chẳng bao lâu nữa thành Phật. Nếu có Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã ba-la-mật thì vào đời vị lai sẽ được gọi là Phật, dù Phật tại thế cũng phải hành theo giáo pháp Bát-nhã bala-mật sau khi Phật Bát-nê-hoàn cũng phải hành theo giáo pháp Bátnhã ba-la-mật.