SỐ 224
KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Dịch Phạn ra Hán: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nhục Chi.
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 4

Phẩm 7: KHEN NGỢI

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát Di-lặc lúc thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng sẽ ở tại nơi này thuyết pháp Bát-nhã ba-lamật.

Tu-bồ-đề hỏi Phật:

–Tại sao Đại Bồ-tát Di-lặc cũng ở tại nơi này thuyết pháp Bátnhã ba-la-mật?

Đức Phật nói với Tu-bồ-đề:

–Lúc Đại Bồ-tát Di-lặc ở nơi này thành Đẳng chánh giác chẳng chấp nhận sắc mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng phủ nhận sắc mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật. Chẳng chấp nhận thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức mà thuyết Bátnhã ba-la-mật, cũng chẳng phủ nhận thức mà thuyết Bátnhã ba-la-mật. Cũng chẳng cởi mở sắc mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng trói buộc sắc mà thuyết Bátnhã ba-lamật. Cũng chẳng cởi mở thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng trói buộc thức mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật rất thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Sắc cũng thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Cho nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Cho nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Sắc thanh tịnh không có tỳ vết, Bát-nhã ba-la-mật cũng giống như vậy. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức thanh tịnh không có tỳ vết, Bát-nhã ba-la-mật cũng giống như vậy. Phật dạy tiếp:

–Như hư không không có tỳ vết cho nên Bát-nhã ba-lamật cũng thanh tịnh.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Người thọ trì, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật không bao giờ bị chết oan, ngần ấy trăm vị trời, ngần ấy ngàn vị trời thường theo bảo hộ. Nếu thiện nam, thiện nữ làm Pháp sư, mỗi tháng vào các ngày mồng tám, mười bốn, rằm thuyết pháp thì được công đức không thể kể xiết.

Đức Phật dạy:

–Đúng thế, đúng thế! Này Tu-bồ-đề! Người ấy được công đức không thể kể xiết. Nếu có người giữ gìn Bát-nhã ba-la-mật thì công đức còn hơn cả người kia. Vì sao? Này Tu-bồđề! Vì Bát-nhã ba-lamật tức là trân bảo, đối với pháp, không có người tạo tác cũng không có người đắc pháp, cũng không có người thọ trì. Vì sao? Vì pháp này rất thâm diệu, cũng không thể thấy, cũng không thật có, cũng không có người đắc. Này Tu-bồ-đề! Cũng chẳng thấy Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Cũng chẳng thể đặt tên, cũng không có thấy. Người đắc Bát-nhã ba-la-mật tìm cầu cũng không thật có, cũng không thể thấy. Bát-nhã ba-la-mật rất thâm diệu như vậy cũng không có chỗ sinh ra. Bát-nhã ba-la-mật không có chỗ hành mà cũng không có chỗ nào chẳng hành. Bátnhã ba-la-mật cũng không có người thọ trì pháp, cũng không có người giữ gìn pháp, như hư không không có chỗ thủ, không có chỗ trì, không chỗ thấy mà cũng không có chỗ nào chẳng thấy.

Các vị Thiên tử trong tam thiên đại thiên thế giới bay ở trên

quan sát đồng thanh khen ngợi:

–Ở châu Diêm-phù-lợi, lại thấy bánh xe pháp chuyển lần thứ hai.

Đức Phật nói với Tu-bồ-đề:

–Không có bánh xe pháp chuyển lần thứ hai cũng đừng nghĩ có bánh xe pháp chuyển lần thứ nhất. Chẳng chuyển bánh xe pháp tức là Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, đúng thế! Rất an ổn là Bát-nhã ba-la-mật. Đối với Đại Bồ-tát không có pháp ngăn ngại Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không có pháp thành Vô Thượng Giác thì bánh xe pháp nào chuyển, không thấy pháp mới là chuyển, pháp không hoàn diệt tức là chuyển, cũng không có pháp có sợ hãi, không có pháp có lo âu. Vì sao? Nếu có hai pháp thì chẳng thể được. Pháp nào là pháp lo âu? Cũng không có pháp chuyển, cho nên các pháp như hư không không có chuyển, cũng không có pháp có hoàn diệt thậm chí các pháp cũng đều không thật có.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Không thì không bị chuyển, cũng không có lưu chuyển và hoàn diệt, cũng vô tướng, vô nguyện, cũng không có sinh tử, cũng không từ đâu sinh, cũng không có lưu chuyển, cũng không có hoàn diệt. Người thuyết như thế chính là thuyết pháp. Không có người thuyết, cũng không có đắc, cũng không có chứng. Thuyết như thế, pháp cũng chẳng Bát-nêhoàn. Thuyết như vậy pháp cũng không có tận.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ba-la-mật vô cực vì như hư không không có cùng tận.

  1. Ba-la-mật bình đẳng vì đối với các pháp đều bình đẳng.
  2. Ba-la-mật mịt mù là vì bản không.
  3. Ba-la-mật vô thượng vì đối với các pháp không chấp trước.
  4. Ba-la-mật vô nhân vì không có thân.
  5. Ba-la-mật vô sở khứ vì không chỗ đến.
  6. Ba-la-mật vô sở hữu vì không nắm giữ.
  7. Ba-la-mật vô hữu tận vì không cùng tận.
  8. Ba-la-mật không từ đâu sinh ra vì không có diệt.
  9. Ba-la-mật vô tác vì không có người tạo tác.
  10. Ba-la-mật chẳng biết (phân biệt) vì vô sở đắc.
  11. Ba-la-mật vô sở chí vì không có chỗ đến.
  12. Ba-la-mật vô cấu vì thanh tịnh.
  13. Ba-la-mật không chấp trước vì vô sở đắc.
  14. Ba-la-mật như mộng vì không có ngã.
  15. Ba-la-mật thanh tịnh vì không có tỳ vết.
  16. Ba-la-mật chẳng thể thấy vì không có nơi chốn.
  17. Ba-la-mật định vì chẳng dao động.
  18. Ba-la-mật vô niệm vì thảy đều bình đẳng.
  19. Ba-la-mật chẳng lay động vì pháp không di chuyển.
  20. Ba-la-mật vô dục vì bản vô.
  21. Ba-la-mật vô sở sinh vì không có chỗ hướng đến.
  22. Ba-la-mật tịch tĩnh vì không có tưởng.
  23. Ba-la-mật không ngăn ngại vì không có giới hạn.
  24. Ba-la-mật vô nhân vì vốn không.
  25. Ba-la-mật chẳng quán sát vì pháp không từ đâu sinh khởi.
  26. Ba-la-mật chẳng đến biên giới vì không có chỗ dừng.
  27. Ba-la-mật chẳng mục nát vì không có hư hỏng.
  28. Ba-la-mật không chỗ nào chẳng nhập vào vì đó là chỗ mà các vị A-la-hán và Bích-chi-phật không thể đến.
  29. Ba-la-mật chẳng loạn vì không bị bất cứ việc gì làm lụy.
  30. Ba-la-mật chẳng thể lường vì không có pháp nhỏ.
  31. Ba-la-mật không có hình tướng vì đối với các pháp không có ngăn ngại.
  32. Ba-la-mật không thật có vì không sinh.
  33. Ba-la-mật không có vô thường vì chẳng có hoại diệt.
  34. Ba-la-mật không có khổ vì các pháp chẳng xâm lấn lẫn nhau.
  35. Ba-la-mật không có ngã vì đối với các pháp không có mong cầu.
  36. Ba-la-mật không vì đối với các pháp chẳng thật có.
  37. Ba-la-mật không có tướng vì đối với các pháp không có sinh ra.
  38. Ba-la-mật sức lực vì đối với các pháp thì chiến thắng.
  39. Ba-la-mật không thể tính kể Phật pháp vì đối với các pháp vượt ra ngoài sự tính toán.
  40. Ba-la-mật tự nhiên (tự tánh) chính là Bát-nhã bala-mật-đa.
  41. Vì đối với các pháp cũng không có tự nhiên (tự tánh).