LUẬN THÀNH DUY THỨC BẢO SANH
(Nhị Thập Duy Thức Thuận Thích Luận)

SỐ 1591

QUYỂN 03

Tác giả: Hộ Pháp Bồ-tát, phụng chế dịch Phạn-Hán
Đời Đại Đường, Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh

Luận nói: Nại-lạc-ca Ba-la như người săn nai. Như vậy nên biết, những lính ngục không những không thọ khổ hại lẫn nhau, mà đối với khổ cộng tướng của khí xứ (xứ và khí vật), cũng không lãnh thọ. Nếu không như thế, lính ngục kia khi trong đất nóng, nước đồng sôi, sẽ bị thiêu đốt khổ không chịu nổi, thì sao có thể bức hại hữu tình khác ở địa ngục? Đối với đất nóng này khi thân động chuyển, thì các chi tự thân của loài Na-lạc-ca còn không thể giữ, huống chi có thể hành động? Nhưng chỉ có thể sinh hoạt trong lò sắt nóng, bể nước sôi phun trào, thân do người khác chế phục, không có chút nào tự tại, nhưng lính ngục dũng mãnh kia không phải người bị hại. Cho nên quyết định biết chúng không thọ khổ đó, giống như người làm bếp đứng xa cầm giá sắt chiên cá trong dầu sôi. Hoặc đem lính ngục làm Na-lạc-ca, do sự hại nhau của nó không có công năng. Như vậy, sẽ thành trái nghĩa về lính ngục. Nhưng do loại Na-lạc-ca khi bị thiêu hại thì không thể hại nhau, nếu như thế thì liền thành không phải lính ngục. Do đó nói Na-lạc-ca, Nạilạc-ca Ba-la lập làm tông, là có lỗi trái với tông! Lại nữa, hoặc cho rằng lính ngục kia có khả năng chịu đựng, tiếp xúc hòn sắt nóng cực khổ, nên các Na-lạc-ca không thể hại lính ngục kia, mà như đem sinh mệnh đặt vào than lửa nóng. Hoặc có thể loại đây không thấm khổ này, như hữu tình ở trời Đổ sử (Đâu Suất). Đây là một giải thích khác về lý do ngục khác với hữu tình địa ngục thọ, khổ, của ngoại đạo và có dẫn kinh làm chứng, trở thành lỗi rất sai lầm. Tuy nhiên, tạm cho là hạng có chút ít trí tuệ, nên để hiểu văn chương thiển cận đó, nay tóm lược nêu ra:

Ngoại đạo hỏi: Ở địa ngục, hạng lính ngục không thọ khổ thì tôi không thừa nhận. Vì sao? Vì Kinh nói: “Này các Bí-sô ! Có Nại-lạc-ca gọi là lục xúc xứ, nếu các hữu tình sinh vào trong đó, thì khi mắt nhìn sắc, họ thấy toàn sự vật không đáng ưa”. Thật sự, các hữu tình đó có những sự như vậy, lính ngục là phi tình thì họ xem thấy những gì? Cho nên, những Luận giả chấp không thùa nhận chúng là hữu tình, thì không 00 có cơ sở, như người nhai nuốt hư không cho là có.

Ngoại đạo lại hỏi: “Phải chăng các Na-lạc-ca khi thọ khổ đó sở dĩ, có sai biệt, được thân khác là do có một tội vô gián, và nhiều tội vô gián? Nếu vậy, giải thích này chưa thể trong ý. Như thế trước nói đến loại hữu tình sinh vào Nại-lạc-ca khi bị khổ bức bách”, tức là phải lựa riêng với hết thảy khổ độc của các cõi khác. Nhưng trong ngục đó, ngoài hết thảy cộng khổ đều đồng thọ, còn các Na-lạc-ca khác do gió nghiệp nặng thổi kinh hoàng mãnh liệt, nên thân bị cực khổ. Một Vô gián tội, thì không thọ khổ đó, đối với bọn nhiều tội Vô gián thì khổ mãnh liệt. Vì không đồng thọ cho nên liền thành bất định. Nhằm làm rõ sự này, nên loại trừ lính ngục kia ra, còn các Na-lạc-ca thì không có sai biệt. Vì cõi  của lính ngục là đồng khổ đều thọ, tức là chỗ lập Tông không có khác nguyên tắc chuyển sinh của Tông đây thể thành tựu bất định? Vì một Vô gián cũng thọ đồng khổ?

Có Ngoại đạo hỏi: “Nếu nói do lính ngục đó không thọ khổ.” Thì không phải trả lời chính xác. Vì tuy có bất định, nhưng cũng không nên làm sự phán định: Thấy một thọ khổ, khiến cho thấy những người khác cũng vậy. Hiện thấy thế gian cùng chung thấy sự việc như sửa, bọ cạp cắn chết dê, lạc đà, nhưng một phần chúng lại bị chim ăn. tạm căn cứ loài bàng sinh cũng có sai khác này, cho đến  cõi người cũng thấy có một loại không thọ khổ, như hoạn khối, là người thầy chữa bệnh đạp lên sắt nóng, rồi dùng chân nóng dẫm lên chỗ bệnh. Bệnh nhân tuy bị nóng khổ, nhưng chân của thầy thuốc thì không hề bị đau đớn. Nhưng thật sự đều là hữu tình không có sai biệt. Đây cũng vậy, tuy lính ngục và Nại-lạc-ca đều cùng sinh pháp khổ, nhưng vì lính ngục không thấy, cho nên không gọi họ là Na-lạc-ca cũng như thấy bò cạp độc có thể đoạn mạng căn.

Ngoại đạo nêu ra đây cũng chỉ là trình sự diễn thấy rộng, nhận thức không khó theo thế lối tục không quan hệ với sự khế lý được luận ở đây. Nếu nói chỉ căn cứ theo cõi tương tự, thì cõi đó thu vào Xứ của Tông này, tức là trong cõi đó thấy có hữu tình không thọ khổ của cõi đó. Lại hiển bày tông người khác có lỗi bất định, thì cũng chưa thể hiểu nghĩa thành lập của tôi. Các khổ quyết định của đương cõi hiện có, hữu ình kia không chung đó là do tác dụng trước (đời trước) có thể lập nghĩa, mà không phải người và súc sinh, sinh tại cõi đó. Căn cứ theo pháp thức kia cần xác định hữu tình thọ khổ.

Nhưng không thọ đó là như nói dê, lạc đà bị trúng độc bọ cạp có khổ mất mạng, hoặc bị nóng chân mà sinh đau nhức. Nếu hoàn toàn không thọ khổ cõi kia tức cũng không phải là tánh của cõi kia mà có thể có họa khổ này.

Có chấp khác nói: Nhưng lính ngục do nghiệp tự tha tăng thượng sinh ra không bị hại, nếu gây khổ lẫn nhau thì người khác không chấp nhận.

Nay tôi hỏi ông giả sử có lính ngục (Na-lạc-ca Ba-la) mất ngưỡng bước đi trên không, mà bản thân các Nại-lạc-ca khác rất vui mừng mờ mịt tâm trí mà thừa nhận họ không là đối tượng bị hại, không cùng chung nhất định thọ khổ hay không? Nếu nói do tự tha tăng thượng sản sinh là chỗ thừa nhận, nhưng lại  chấp rằng không bị hình phạt hại khổ của xứ đó, thì do lực của ai trợ giúp? Nếu ông chuyển ý cho rằng tuy có sự tổn hại lẫn nhau, nhưng do tác dụng riêng dẫn đến địa vị khác nhau, cũng như sự khác biệt giữa bị trói và chủ trói. Như vậy, tức đem tự lời nói của mình để nghịch phá hại Tông của mình. Do chủ trói và bị trói không phải cùng lúc, lại chấp nhận làm sự trói buộc lẫn nhau. Nếu nói hai thứ chủ trói và bị trói đó thứ tự mà làm, thì điều này cũng là phi lý. Do không phải thọ nhận trói buộc gọi là bị trói buộc, và chính trói đó làm chủ trói. Nhưng hai thứ này nếu khiến cho khổ tiếp theo thứ tự, thì đối Na-lạc-ca cũng không thể lập. Vì khi thọ độc dữ và cực khổ thì không phải Na-lạc-ca, hoặc khi bị người khác hại, gặp khổ não lại là Na-lạc-ca. Không thể chấp nhận, trong một hình tương tục có sinh có tử, vì trở thành lỗi lớn. Đồng tại một lúc mà lẫn nhau tương hại, thì không thể thành tựu. Do không phải một niệm trước là lính, một niệm sau không phải lính mà có thể làm chấp này. Nếu bào chữa cho rằng tuy đồng một cõi, nhưng do tác dụng khác nhau thì danh hiệu cũng liền khác, một gọi là Na-lạc-ca, một gọi là lính ngục, cũng như tuy đồng một cõi người nhưng người quản lý ngục, khác người bị gông cùm. Điều này cũng phi lý, vì không dựa vào tác dụng kia. Do không phải nhờ vào tác dụng sai biệt mới nói Na-lạc-ca như bị trói buộc. Nhưng ở đây chỉ do cõi làm nhân, thì là làm thế nào để xả bỏ lính ngục? Cho nên quyết định biết vị trí có sai biệt do không phải cõi đồng làm nguyên nhân, chủ trói và bị trói khác nhau. Do tác dụng riêng gây ra, về lý phải tùy theo đó mà tạo thành phần vị, thì thật sự mới không có trái nghịch. Hoặc ông thừa nhận có lúc là cấp bậc vui riêng biệt, thì lẽ ra  phải thừa nhận chung các Na-lạc-ca không phải là lính ngục. Đối với chỗ lập Tông của tôi chỉ như vậy là chủ yếu. Do nghĩa năng lập chỗ này cùng với trước, khéo phù hợp và tùy thuận.

Nếu thừa nhận thật có Tánh Na-lạc-ca, vì tác dụng khác nhau, có khi gọi là cai ngục, thì kiến chấp có giai cấp này trở  thành không có lỗi.

Vì sao? Vị thừa nhận có định nghĩa về giai cấp khác nhau trong bài.

Tụng sau:

Nhiều đa Sân thành thảm nghiệp,
Ưa hành sự tội ác,
Thấy khổ, tâm vui mừng,
Sẽ làm lính Diêm-ma.

Nếu Già-tha [gatha: Thi kệ] này là thật nghĩa, không phải do Nalạc-ca có tướng nàythì tại sao liền nói như vậy?

Những lính ngục đó không phải là số hữu tình, tùy theo tướng sở kiến của Na-lạc-ca nên tụng nói như vậy, lý đâu có gì trái nghịch! Những người thấy gần, do thấy lính ngục cử động khác nhau, lấy đó làm cảnh sở lượng cho nên suy lượng. Nhưng tâm của họ vốn ngay thời điểm này chủng tử của thức thuần thục, nên tùy có tướng trạng sai biệt như vậy mà khởi phân biệt. Tùy theo những gì hữu tình kia thấy mà Phật nói kệ như vậy, muốn khiến cho hữu tình ác nghiệp đoạn trừ kiến chấp về ội, ở xứ Nại-lạc-ca cực ác, hiển rõ các khổ báo do ác nghiệp sinh, lại tùy theo vọng tình thấy, chấp nói có sự phi ác ngoài thức. Luận chính xác thật sự về lý đều là nội duyên tợ tướng mà hiện, chắc chắn không trái nghịch.

Có chỗ chấp khác nói: Tuy cùng làm khổ hại nhau, thời điểm này giai cấp là bình đẳng không vượt ra ngoài những cách thông thường, nhưng do không phải thời điểm này nên có vị trí sai biệt nhất định: Người bị hại gọi là Na-lạc-ca, người chủ hại gọi là Ba-la. Do đó quyết định biết các Na-lạc-ca chính là khi bị hại, thì không có lỗi là trở thành lính ngục.

Nếu chấp thời điểm này đối với sự dụng của lính ngục, là thành tựu ở bản thân, thời điểm khác lại cùng hại nhau, thì chưa từng có ai yêu thích?

Có người nói đây là do nghiệp lực mà có dị trạng, nghĩa là các hữu tình theo đuổi trở lại lẫn nhau, không ai giữ nguyên một vị trí. Do trước kia đã từng não hại lẫn nhau, lại đối với ngục xứ cùng bị hình phạt giết hại, kia đây bức hại, bị các thứ thống khổ. Hoặc có sinh mệnh, nhưng tự không có thân lực có thể hại ở kẻ khác thì chỉ biết thọ khổ, lại không có chút nào ngợi. Các hữu tình đó do trước kia cùng chung gây oán, nên khiến bây giờ làm khổ hại lẫn nhau.

Nói hữu tình kia (lính ngục) đều là Na-lạc-ca này, mà lần lượt thay đổi chung làm các sự tương hại lẫn nhau, tuy không phải chỗ thừa nhận của người khác, nhưng vì tùy theo nghiệp thức của mỗi họ mà tướng sinh ra. Nhưng cho rằng kia không phải tánh lính ngục, không phải là chủ hại, thì đây là đưa ra câu nói lỗi, hoàn toàn không có ý nghĩa, huống gì nếu thừa nhận bị hại là Na-lạc-ca, thì tất nhiên chủ hại là không thọ khổ này.

Có người nói đối với đồng một cõi thì đồng loại lính ngục không nhất định phải đồng hình lượng. Như vậy, cùng là thân hình cao lớn, mạnh bạo phi thường nhưng thấy ngục tốt đồng loại thô ác dữ tợn đáng sợ, lại sinh sợ hãi. Giả sử có hình lượng tương tự, nhưng thấy thân hình kia có hàm chứa độc đáng sợ, như Miệt-lệ-xa, thì liền kinh hồn, đó chính là chủ hại.

Nếu như thế, giả như có thân hình tướng này lùn xấu, nhưng bẩm tánh của nó là dữ tợn, hoặc đối dịch với nó là hình trạng rất lớn, có phải là chủ hại không? Không thể so sánh bằng vọng tình số lượng giống như cây cỏ, hạt cải, và sự lấn hiếp của chủ hại kia sức lực thế nào mới chấp nhận là đủ. Thế nên, về nghĩa lý sâu xa là chưa thể đáp ứng trọn vẹn. Tuy nhiên, sự sơ sót đó ta cũng tạm bỏ qua, còn các sự việc Nalại-ca hại lẫn nhau cũng không thể khác về hình lượng thế lực… thì chắc chắn phải tương tự. Hoặc có khi dựa vào cách nói đây mà hỏi cho rằng: Không nhất định phải là hình lượng tương tự, thì đây là muốn cùng với ai để mà gây khó? Nếu tư lương thân mình có sức mạnh, quyết thắng người khác, thì  không có tâm kinh sợ. Như vậy khi thừa nhận có sợ, do những sự thô hại hoặc uy nghiêm, thì lời nói này trở thành vô nghĩa. Vì do sự bức bách mà sinh ra cực kỳ kinh sợ, không phải lú chủ hại, được thành lập mới nói họ có kinh sợ; tức sẽ sai lầm trong việc tạo thành. Nếu vì phương tiện để hiển tướng sai biệt, nay nhân giả (ông) lại thành lập sự thảm hại và uy nghiêm, thì đây tạo thành ân nghĩa lớn, có thể làm bạn tốt tăng thêm ý nghĩa rực rỡ của tông tôi (Duy thức). Như đã nói trên, vì lính ngục có thể tánh sai biệt nên không đồng thọ, nhận các khổ trong thế giới địa ngục lực cho nên không có khổ thiêu đốt. Đây nếu tự mình không phải (tốt) thì ai có thể chợt nói lên lời như thế? Phàm người bạn thân mật có tánh thiện thì không kể là nguy hiểm khó khăn mà thường ban cho ân huệ lợi ích. Vì muốn chỉ rõ chính người đó không thọ khổ thiêu đốt cho nên đưa ra câu nói này. Nhưng đối với thời này trợ thành lập nghĩa, tức là có ý hiển bày là bạn tốt. Do chính lính ngục không thọ khổ kia, mà có ý muốn thành lập không phải Na-lạcca. Nay lại nói thêm: do nghiệp lực của các hữu tình đó nên nói có lửa lớn mà nói lính ngục không bị thiêu đốt, thì đây lại đúng là chân thành

lập nghĩa Duy thức. Do không có lửa thật, chỉ có tự tánh của nghiệp lực năng hoại, đã quyết định không thọ như khổ này, trở thành tự tánh của lửa này vốn không, nhưng có thật tánh, là chỗ thừa nhận của tông. Thật vậy, thừa nhận đó chính là sự tướng do thức hiện thể của nó vốn không có, mà do nghiệp lực cho nên không có lửa thật. Điều này trở thành phù hợp lý nghiệp và thức, do nghiệp đời trước làm thành giới hạn bằng nhau. Nếu khác với điều này, thì quả của tăng thượng nghiệp chiêu cảm kia đã là hiện tại, quả đó tại sao không thấy? Như người ngu si muốn dập tắt lửa, nhưng lại rưới thêm váng sữa mỏng. Điều đó đã khiến cho Duy thức tông càng thêm rực rỡ. Do nhiều lý này, chứng minh lính ngục này không phải trở thành loại Na-lạc-ca.

Nếu lính ngục không thành loại Na-lạc-ca là quỷ hay là súc sinh, cũng đâu có lý gì thua kém? Nếu đã không phải Na-lạc-ca, thì tại sao sinh vào chỗ ác, do các cõi khác không được sinh vào Nại-lạc-ca. như vậy, đã sinh vào xứ này rồi thì phải đồng với Na-lạc-ca? Lại nữa, chấp nhận cõi khác được sinh vào Na-lạc-ca, lý đó thế nào? Nếu sinh vào đồng phần của cõi sắp sinh (địa ngục), thì lúc đầu tiên sinh, hữu tình kia ắt phải không có, vì tánh của hữu tình chúng sinh không được thừa nhận là lính ngục. Hoặc không có gì không thể quyết định được, vì chúng là hữu tình đồng cõi, nhưng nếu chấp kiến giải này gọi là được sinh, thì các vị có đại oai thần cũng có tại xứ Nại-lạc-ca này để vì cứu khổ của những hữu tình đáng tế độ. Đây tuy không phải loại Na-lạc-ca nhưng cũng thấy co, cho nên trở thành bất định. Nói “không phải” tức là căn cứ theo ở đây nói thường quyết định thấy. Ý muốn nói: Chỉ ở trong cõi ác Nại-lạc-ca mà thấy có, lúc đó các sứ giả người hầu của Diêm-ma Vương, nếu Diêm-ma Vương xuất hành thì những người này phải đi theo, lúc đó Diêm-ma Vương kia cùng với sứ giả không ra khỏi bên ngoài cõi. Nếu cõi kia không có loại sai biệt, tại sao trên cõi Thiên cũng có bàng sinh? Như voi Trời… tuy không phải là cùng loài chư Thiên mà sinh ở đó, như vậy loại lính ngục cùng với chó quạ… của cõi Diêm-ma Vương tuy không phải loại của địa ngục kia nhưng cũng sinh trong cõi đó, do đạo lý này mà đồng với Na-lạc-ca. Các lính ngục, chó quạ… khi sinh vào địa ngục tức liền thuyết thuộc về loại địa ngục. Vì sao? Vì đồng Xứ sinh ra, tức là do lý này mà có thể thành quyết định, phải thọ khổ kia.

Lời bào chữa này không đúng. Tuy lính ngục, chó, quạ… sinh vào địa ngục nhưng không phải Na-lạc-ca. Tại sao? Vì không đồng thọ báo. Như bàng sinh trên trời và trong địa ngục. Nếu không như thế thì các hữu tình bàng sinh và chư thiên sẽ  không sai biệt, vì xứ bình đẳng như nghiệp lực của Na-lạc-ca có thể chiêu cảm quả sai biệt bất đồng.

Những nghiệp đã tạo của hữu tình kia cũng tùy theo tự nghiệp lực mà thọ khổ đó, cho nên quyết định biết bàng sinh trên cõi trời ắt có cảm nhập quả của nghiệp vui trên cõi trời, mới sinh lên cõi trời đồng thọ vui?

Đó là do thuận với nghiệp ưa thích cõi đó mà sinh đến. Cho nên, bàng sinh, quỷ kia  không thọ khổ, hoặc vui của cõi đó. Nhưng các bàng sinh ngạ quỷ v.v… vốn là cõ đồng phần họ phải sinh ra thì chịu các thứ khổ. Nếu không như thế thì tại sao các lính ngục không thọ khổ đó? Do đó cho nên biết, khổ của Na-lạc-ca không phải là đối tượng thọ nhận của san báo, nghiệp và cõi. Cũng như Na-thích-đà. Nếu như thế thì cũng không phải không có nghiệp mà sinh cõi đó? Điều này cũng như trước đã phân biệt rộng. Như do nghiệp lực chiêu cảm mà xuất hiện trong đó. Đây không phải là thí dụ đồng, nhưng nghĩa mà ông xác lập quyết định là đồng không thể thành tựu, không phải điều mà tôi thừa nhận.

Nhưng trong đây như núi sắt… chợt tách ra, chợt khép lại, là có chỗ động tác. Có Sư khác nói, những lính ngục đó cũng thọ các khổ đó. Thế thì Nhân và Dụ đã nói thì không đồng bộ, trước sau trái nhau. Lẽ ra đổi lại nói là thêm sở y khác nhau, hoặc do đại chúng tăng thượng, nghiệp lực khác biệt mà chúng không thọ khổ. Tại sao? Vì giống như lúc không thọ, tức câu nói này có thiếu sót.

Có chỗ khác lại nói, cũng như khổ, lạc thọ trong Vô sắc giới cũng có xứ, thọ, rõ ràng người thọ nhận là có đối tượng thọ. Địa ngục cũng như vậy.

Kiến giải này phi lý. Vì hữu tình chúng sinh của Vô sắc giới không phải là khí vật, cõi của họ không có xứ thì thọ… và hành, được thâu tóm vào phương cõi nào? Nếu cho phương phần làm nhân, thì phương phần của hữu để làm nhân. Như vậy nên biết thật ra cỏi Vô sắc không có phương phần, chỉ có hữu tình chúng sinh của hai cõi là Dục và Sắc, có nhân tích tập cho nên sinh cõi đó phải có phương phần. Cũng như cõi Sắc có phương phần cõi Dục cũng vậy. Nhân của cõi vô sắc không như thế vì không có sắc, nên không có trụ xứ, cũng như không hoà hợp. Do đó, lý thì điều này không như nhau.

Nếu thế thì phải thừa nhận nghiệp tăng thượng lực của Na-lạc-ca kia sinh ra đại chủng khác, vì không phải là đối tượng được thâu nhiếp của hữu tình. Các đại chủng địa, thuỷ… trong địa ngục khởi các hình khác nhau, hiển hiện lực lượng sai biệt, như hình dạng nhan sắc của hữu tình khác nhau, hình lượng của tay chân và thân phần đều dài ngắn lớn nhỏ đều khác nhau, đối với tác dụng của chúng lúc đó mới gọi là lính ngục. Nếu vậy, phi hữu tình là lính ngục đó tại sao không chờ các thứ tác dụng ngoại duyên của tay chân và thân phần, vì muốn khiến cho hữu tình kia sinh kinh sợ mà biến hiện các thứ uy lực tăng thắng, động tay chân…? Đây là do giới gió khiến cho cử động tay chân, và các thứ tác dụng khác nữa đều thị hiện. Sức gió kia như ý thích của con người, các Na-lạc-ca tùy theo ý niệm tạo ra cũng lại như vậy, mới thấy liền phát sợ hãi, những Na-lạc-ca trong địa ngục đó, do nghiệp lực cho nên sinh kinh hãi. Như người gỗ có thể có, các thứ thị hiện được tạo ra là do đại chủng hoà hợp, dù không có cảm giác và suy nghĩ, nhưng do nhân duyên của nghiệp lực, hữu tình thấy có các thị hiện tướng trạng cử động tay chân v.v… khác lạ như vậy. Đạo lý của loại vô tình được tạo tác (do đại chủng) thừa nhận là thành địa xứ đó, và do tăng thượng nghiệp lực của Na-lạc-ca, nên khiến cho thấy dê, thấy núi, chợt đến, chợt đi mà không phải hữu tình nào cũng thấy có.

Trên đây là nói sự sai biệt trong trú xứ, địa v.v… và nên biết các lính ngục không phải hữu tình, lý đó được thành lập, không có lao nhọc đưa đến sự mê hoặc! Nếu vậy, phải đều có sở duyên. Ý thích sinh khởi là sở duyên của lính ngục, các lính ngục… Cho đến xử sở địa của họ không thể  đồng hình tướng biểu thị các Na-lạc-ca. Nếu thừa nhận do nghiệp lực các đại chủng địa v.v… ở trong địa ngục sinh ra các hình sắc sai biệt, biết di, động tác tay chân và đại chúng, hoặc có hoặc không có các sự rói buộc thì do nghiệp lực, lý tương ưng không thành. Thế tại sao không thừa nhận do nghiệp lực mà Thức chuyển biến như vậy, như trong mộng thấy hoà hợp sắc… bên ngoài có các ảnh tượng sinh các thứ tướng hiện. Lý phải cùng thừa nhận, có tác dụng chuyển biến, do nghiệp lực mà Thức chuyển biến như vậy nên có, trái nghịch với xứ. Hơn nữa, thừa nhận do nghiệp lực thì sao còn dùng tới đại chủng khác. Nghĩa là các Các lính ngục do tác dụng của bốn đại chúng mà chuyển biến động tác tay chân v.v… Như trong mộng thấy sắc xứ,… các hình trạng đó không có “thể” dụng. Hoặc không phải tướng sai biệt của địa… như trước đã nói về dê, núi… thì người khác không chấp nhận thành tướng sắc biến đổi. Sự biến Hóa cũng vậy, tức không chấp nhận các hình trạng khác nhau là do tha lực. Thế nên, do Thức biến các thứ dị tướng, mỗi tướng chuyển biến hình trạng cử chỉ sai biệt không đồng, lìa ngoài Thức thì không có một vật nào có thể thấy được.

Vấn đề này có ngoại đạo hỏi: Nếu chỉ do Thức chuyển biến các thứ tướng hình trạng và uy nghi sai biệt của lính ngục… là tự thức biến, vì đồng nhân khổ, mà các Na-lạc-ca không phải lính ngục. Vì bốn đại chủng này do tăng thượng quả đồng với nghiệp sinh khởi, vì vậy  khi thọ khổ thì kia không đồng thọ, nên mới cần phải nói bốn đại chủng.

Đây nói như vậy là không hiểu rõ về tông khác. Thế nào là không hiểu rõ? Tông khác chỉ nói do thức của mỗi hữu tình biến hiện thấy lính ngục có thể làm các sự, độc ác, tuy do tự thức hiện mà mỗi mỗi đều thấy lính ngục, các thứ khổ cụ sát hại không thấy trái nghịch nhau. Vậy sự đồng loại kia thấy sự khổ hại hiện ra như thức của mỗi hữu tình, tức là đồng nhân nên điều cùng thọ dụng khổ. Lẽ nào, sự nghiệp của thầy và trò đã làm có đồng và bất đồng, mà đối với bất đồng lại gượng nói là đồng, cho đến địa ngục cô độc không thấy lẫn nhau vì khổ bất đồng.

Cho  nên, đại chủng được lập, lý ấy không thành.

Có người chấp: Nghiệp huân tập ở Xứ khác. Nghĩa là chấp Nalạc-ca do nhân sai biệt của tự nghiệp lực sinh. Nói như vậy không đúng. Vì nghiệp đó huân tập thì lý phải thừa nhận tồn tại trong chuỗi tương tục của Thức. Na-lạc-ca kia do nghiệp lực thì không thể tích tập nghiệp lực ở xứ khác. Chỉ vì lúc ấy hợp thành nhân quả, quả là xứ của địa ngục v.v… nhân là nghiệp đã tạo. Đây cũng chính là lúc Thức duyên hòa hợp với nghiệp huận tập kia, tạo thành quả xứ, ngục tốt, ảnh tượng được sinh và đủ thứ sắc loại như tương ưng phân biệt. Nếu không như thế thì các đại chủng hoà hợp tích tập nhân nơi nghiệp lực và do nghiệp tương tục mà quả sai biệt thành tựu ngay. Như vậy nên biết, nghiệp tương tục của tự thân thì được quả nhất định, sự nhớ nghĩ huân tập tự thân duyên với chủng tử cũng không có tương tục trong các hữu tình khác biệt. đã biết như vậy, do đó nắm lấy phần ít là một người mà đều hiển thị cái tướng của tâm và tâm sở huân tập trong sự chấp giữ tương tục, dẫn đến quả sai khác thuộc về năm nẻo và lý do tự nghiệp huân tập, như quả của vô sắc giới huân tập, mới được thành như quả của Vô sắc giới huân tập, lìa tâm và tâm sở thì không có bất tương ưng hành riêng khác. Trong đây chỉ nói danh ngôn sai biệt còn thể sự không khác, nên là mật ý nói hoặc không thể lìa tâm và tâm sở mà có thể sự bất đồng, cho đến không thể lìa sinh tử, chưa lìa dục và huân tập của sắc. Ví như, bằng với sức của mình, nhờ chổ sinh mà được sinh hành an lập. Như nghiệp của Vô sắc giới huân tập, hoặc tâm tâm sở không lìa sắc xứ, là đối tượng do đại chủng sinh ra cùng với nghiệp lực hoà hợp mới có thể sinh quả. Hoặc thức tương tục trụ huân tập quả, cho nên như niệm yêu, ghét… cũng lại như vậy. Ảnh tượng sắc do đại chủng tạo và thức biến chuyển cũng không lìa thức. Sự sai biệt của hình trạng đó mà như đã nói chấp xứ khác có quả thì chính là do huân tập vào thức mà có quả. Nghĩa là quả đã huân tập kia làm nhân của Thức này.

Có Sư khác nói: “Chỉ có lực của tự thể biến thành quả”. Nghiệp lực huân tập sinh của Dục giới, Sắc giới là chổ y chỉ của Thức để thành quả. Như Vô sắc giới tích tập nghiệp sinh của cõi đó là đối tượng huân tập. Đây là nói chỗ y chỉ của thức vô ký là huân tập và các tụ thức khác đều có tương ưng với quả thì điều này không nên có. Do đó nói y chỉ, tức là phải khắp thuộc về tất cả hữu tình, hoặc không dùng lực mà liền phải được.

Lại có chổ khác nói, nghiệp nhân của tự thân, quả trên một thân mà có nhân quả, cho nên nói như chỗ an trí của dị thục thức. Nghiệp là sai biệt, cho nên nói đại chủng của thân riêng khác mà an bố, quả không nên có. Quả kia nếu như vậy thì thức là ngã y, thân người khác là sở y sẽ không có quả sai biệt, vì đồng một tác nghiệp. Vì hữu tình được thiết lập cho nên đồng một dòng chảy đều là dị thục thức, và như vậy không phải tưởng sai biệt của lính ngục v.v… là đại chủng hoà hợp mê kiến lập hữu tình địa ngục. Thế cho nên trong tương tục có sự sai biệt của nó. Nếu vậy hoặc có khi thức tương tục vô gián, làm tăng thượng nhân do đó có thể sinh các thứ dị loại của thức khác thì thời này phải có nhân quả tương tục khác biệt tương tục chuyển sinh. Nếu không như thế tại sao ở đây muốn nói nhân sai biệt ? Như tâm tương tục hoà hợp chủng tử là an lập nhân. Điều trong đây nói chỉ có nhân năng lập, không nói thức tăng thượng duyên là y chỉ. Từ sự sai biệt của chủng tử và thức vô gián tương tục, nhưng phải do tự thể của chủng tử tương tục mới được sinh. Nói tăng thượng, là như địa… bốn đại kia chỉ có thể làm duyên, năng tạo bốn đại cũng phải như vậy. Điều này cũng không đúng. Khi theo tự chủng tử sinh, thì nói thức ấy chỉ có duyên, nếu không như thế thì từ thức tương tục riêng có chủng tử của bốn đại. Cũng như khi mất ở Vô sắc giới sinh Sắc giới, tăng thượng quả này là sự chiêu cảm của dị thục nghiệp, mọi tư cụ được thọ dụng cũng như dị thục quả. Đây là sự chiêu cảm của tự nghiệp được  yêu thích tương tục. Chánh lý này thuận theo A-cấp-ma. Nguyên nhân gì không thừa nhận quả do thức biến?

Đây là do (ngoại đạo) tự thấy phi lý tà chấp cho rằng trái với A- cấp-ma, là suy nghĩ gượng ép câu thành một khả năng nào đó, liền nói là quả của một thức nào đó. Không có cơ sở tại sao chấp nhận. Vì Kinh A-cấp-ma không lập Duy thức. Hơn nữa nếu lìa ngoài Duy thức không có sắc v.v… thì không  nên riêng nói có mười hai xứ. Cho dù không lìa thức của nó, thì cũng không phải lìa, nương hai xứ mà lập pháp thiện v.v.. Như vậy nên biết có sắc xứ… đó là Phật thuyết. Nếu lìa sắc… thì Duy thức được lập không thành, trái với Phật thuyết. Hoặc thể của sắc v.v… thật có, cũng như ý xứ, đó là Phật thuyết. Thức và sắc cũng không phải có riêng, cũng như pháp xứ.

Lý này không đúng. Dù nói thế nào đi nữa cũng không thể ngăn lý Duy thức. Tại sao vậy ? như có kinh Đức Phật, Thế Tôn nói đến hữu tình hoa sinh, đó là mật ý nói dựa vào tâm tương tục không gián đoạn có thể đi đến một đời sống khác (Trung ấm), chứ không phải nói có một loại sắc xứ… giống như hữu tình hóa sinh, cũng không phải nói thật có hữu tình Hóa sinh, đây là nói mật ý. Vì muốn điều phục một loại hữu tình, nên Phật mật ý (ngụ ý) nói có hữu tình Hóa sinh, đó là loại hữu tình bị tổn hại, do chấp đoạn, những người tự ý vui thích làm, không tin có đời sau, không tin có nhân quả thiện ác, vì muốn tẩy trừ ác kiến này cho nên Phật nói tâm tương tục không đoạn. Nói tâm tương tục là hiển đời sống đương lai, đâu chết, kia sinh thì cũng lý đó. Sự tương tục không đoạn  tạm nói có Hóa sinh, đó cũng là mật ý, nói lìa ngoài thức lại không có ngã riêng. Tại sao biết như thế? Như Khế Kinh nói: “Không có Ngã, không có chúng sinh nhưng có nhân của pháp”.

Khế Kinh không nói như thế, Kinh đó không nói hữu tình cũng có cũng không, cho nên Khế Kinh không trái nhau. Nói tâm tương tục là chỉ rõ khả năng không đoạn của nó có thể đến đời sau. Như vậy phải biết như sắc xứ… đây là thành thục một loại hữu tình mà nói mật ý này. Cho nên nhân được thiết lập cũng không có lỗi mâu thuẫn với tự giáo. Thừa nhận này cũng không nhất  định. Tại sao vậy? Vì că cứ vào Thế tục đế, Phật nói riêng có hữu tình Hóa sinh; không có hữu tình hóa sinh, Phật  ban đầu cũng không nói lìa thức uẩn rồi mà có thiện bất thiện và quả của nó. Riêng có hữu tình là nhân bất định. Cho nên, Phật nói để trừ đoạn kiến chấp không có đời sau. Như đời sau tâm tương tục không đoạn, đối với thức uẩn đó giả lập hữu tình, trong ý nghĩa sơ lược mà nó có. Lìa tâm không có cảnh, có bốn ý, những gì gọi là bốn: 1. Mật ý. 2. Cảnh giới. 3. Hiển quả. . Ý nghĩa sâu xa. Để phân biệt đối tượng trói buộc có nhân duyên như vậy nói có mười hai xứ. Tất cả mười hai xứ này sẽ phải kiến lập, thứ tự theo bốn ý trên mà phát khởi như lý vấn đáp. Mật ý nói mười hai xứ là thế nào mà có chúng sinh như tâm tương tục. Tương tục không đoạn, nói hữu tình thì năng thuyên, sở thuyên nơi tâm an lập chấp hình tượng sự thế nào? Trong đó các cảnh sắc thanh… như vậy phải nên phân biệt.

Thức từ chủng tứ tự nó sinh ra cảnh tướng tướng tự mà chuyển thành nội xứ ngoại xứ. Phật nói đó có mười thứ. Từ nhãn xứ kia… sinh sắc xứ kia…, như lý nên biết. Đối với hai xứ kia nói tướng chủng tử của mười thứ này và thức kia. Như Đức Thế Tôn nói, vì thành tựu xứ v.v… mà nói cùng thừa nhận sự sai biệt từ mắt đến thân. Đây là muốn thành lập nói sắc màu xanh v.v… phân minh hiển hiện, là đồng loại sắc từ thức kia khởi. Vì sự an lập thù thắng của chúng tử thức ở người chưa lìa dục, cho nên được sinh ra từ các chủng tử ấy. Tuy tạm thời quả an lập chưa hiện thọ dụng cho đến khi nào chưa được duyên lực sinh diệt vô gián tương ưng, trong từng sát-na tương tục, nhưng vẫn đạt được thể tánh vi tế xảo diệu sai biệt chuyển biến đạt được thù thắng, như lúa thóc, đất…, làm duyên hoà hợp tăng trưởng, thể tánh bất đồng cứ chuyển mãi mà an lập các mầm xuất hiện. Như chủng tử của pháp tánh bên ngoài này, bên trong cũng vậy. Các chủng tử này trong Tâm tương tục hiện tiền tương đối không gián đoạn, trong khoàng sát-na có thể sinh ra thể tánh sai biệt của màu xanh… Mà chủng tử này nói là Nhãn giới. Như vậy lần lượt hiển hiện làm tánh quả của các chủng tử kia. Tâm và tâm sở an lập sắc này làm Nhãn xứ của nó, các xứ kia cũng vậy. Nếu như vậy sắc sai biệt hiển hiện thì tức là thể của thức hòa hợp, tác ý (cảnh giác) chủng tử màu xanh tại A-lại-da Thức, do chưa hiển hiện nên thức có thể tác ý, tự thể sai biệt của ảnh tượng biến dị, màu sắc của Như Phả-chi-ca-lưu-ly Vân mẫu, vì bên trong của một vật mỏng, tùy theo sắc gốc của nó mà ánh hiện ra ngoài. Sự ánh hiện của Thức cũng như vậy. Đây là chỗ Thế Tôn phân tích như lý, nói là sắc xứ, nhưng trong tự giáo thì ý thức đó hình trạng trụ lập không đồng, do đó vì lợi ích cho nên nói sắc này là sắc xứ. Như vậy cho đến ảnh tượng cứng, ướt, nóng của thức, sở y và sở duyên lực dụng rất thù thắng, đều là sự do dị thục thức sinh ra, ảnh hiện tướng trạng của chủng tử xuất sinh, là đối tượng nhận lấy của thanh và danh biến dị sai biệt. Như vậy phải làm thành phần đoạn Sắc, chỗ an lập A-lại-da Thức công năng bất đồng. Những người có trí thì phân biệt biết rõ, nhưng phân riêng ra nói nội ngoại xứ, an bố sai biệt, đó là mật ý. Như an lập giới, đây là lập thức giới y chỉ ý giới nương vào sáu giới xuất sinh, như vậy ý giới tự tánh khác nhau, nhưng cũng nói mười tám giới kia vậy! Như dị thục thức cùng với nhãn thức… thứ tự làm chủng gọi là nhãn xứ… riêng từng xứ hiển hiện. Tại sao gọi là chủng ? Do có thể sinh ra các vật mầm…, thể tánh riêng khác, như đại năng tạo và sắc sở tạo, cùng thừa nhận xuất sinh mầm của tự loại, vì sinh sai biệt, cũng như các hạt của lúa nếp…, thế gian cùng thừa nhận. Thể tánh của nó khác loại không phải một, mà có thể xuất sinh Nhãn và Nhãn thức. Cùng với sát-na thứ hai tương ưng, từ hai giới đã sinh được này, chúng duyên, tùy thuận tánh của tác ý vốn được thành lập, nên không phải là một sự một thời có thể sinh, như một tm sở có thể riêng biệt sinh vô lượng tánh sắc. Sự này cũng vậy, thức của dị thục đối với nhãn xứ… hoặc đồng hoặc dị, nên khi được thức sinh thì tự thể khác nhau. Thức của dị thục làm nhãn xứ… thì sắc kia vi tế, thức của các nhãn căn v.v… Sinh ra các thứ công năng, không đồng, rất khó thấy, cũng không thể như đây mà có riêng nhãn… hoặc duyên với bốn đại thanh tịnh của sắc… Như vậy thì khác với A-cấp-ma, Phật nói: Xứ của nội nhãn v.v.. là sắc có thấy, có đối do bốn đại thanh tịnh tạo ra như vậy, cho nên thân… Cũng lại như vậy. Đây thì không giống như lý là ảnh tương của Thức? Vì  mật ý nói, do bốn đại đó không lìa tướng phần của thức, đây cũng không chọn là Thức duyên với màu xanh mà chính đó là chủng tử, vì huân tập Thức chấp trước tướng, chủng tử của thức do sự huân tập của thức đó, là đối tượng được giữ gìn của thức dị thục. Điều này cũng không đúng. Có sắc thanh tịnh, có thấy có đối. Không thể như vậy. Vì nếu sắc có đối v.v… thì sự  hiển hiện của thức sẽ không phải được huân tập bởi nhãn thức… Nhưng nếu chủng tử mục nát mà dựa vào đó làm sở duyên, thì sự an lập biểu thị điều này cũng chưa làm rõ ràng sự an bố phân tích trong A-cấp-ma. Do là A-lạida Thức từ vô thuỷ đến nay nhân quả triển chuyển vô lượng công lực có thể gồm chứa, riêng biệt phát khởi thể sắc đợi nhau, mà từng giới xứ kia sinh hiển hiện riêng, không phải tất cả thời hay một thời tổng sinh. Như vậy nói rộng sự sai biệt của nhãn… cho đến thân tướng cũng lại như vậy. Vì muốn chỉ rõ hiển hiện lực thể tánh thù thắng của chủng tử thức nên trong Khế Kinh Phật nói an lập A-đà-na Thức, tức như tương ưng với duyên v.v… mà ảnh tượng của địa đại… hiển hiện. Thể tánh của các loại mầm sinh do thức an lập là không tổn hoại, nhưng vì lực hòa hợp hiển hiện của hình trang mầm kia nên thể tánh tùy duyên  với cứng v.v… mà hiện sinh. Vì có hòa hợp giữa quả sắc xứ và nhân vốn có của A-lại-da thức, ảnh của địa v.v… biến dị bất đồng, ở bốn đại năng tạo hoặc ở sắc xứ. Nhưng đây giả sử lập thành điều đựơc nói của ngữ nghiệp, thì đối với vô sắc giới tuy ngữ nghiệp chuyển nhưng lời nói ý nghĩa không thể phù hợp, bởi trong cỏi vô sắc thì sắc không hiện, hoặc sắc đoạn. Cho nên không thể nói như vậy: Tuy có chủng tử của sắc, mà không phải cảnh của nhãn. Vì lực duyên  bóng dáng của sắc chủng ở cõi này nên kiến lập quả sắc do nhân này, mà chất ngại không thể thành tựu làm tổn giảm sự soi chiếu của người có nhãn căn, hoặc không phải làm thanh 12 tịnh các sắc chủng đã tiếp nhận mà mới có thể làm đối tượng sử dụng. Như vậy cho đến thân không tạp loạn sở y, sở duyên, cái được an lập ở cõi kia nếu như tánh đoạn hoại và mục nát ở đó thì lý được lập ra phù hợp với có. Cho nên trong đây nếu tùy sắc loại thì mỗi mỗi phân biệt đều chuyển mãi vô cùng.

Có chỗ khác lại nói: Nói mười hai xứ là muốn thành thục một loại hữu tình, đây là nói những người vô lực, cũng  là nói nghĩa “Vô” (không có). Lý vô tánh của con người (Ngã) thật vi diệu sâu xa khó hiểu khó nhập, cũng khiến cho ngộ nhập, do đó Phật thuyết lập nghĩa Duy thức. Lại giúp cho những người vô lực như vậy cũng giúp họ dễ nhập vào sắc xứ đó. Lại vì tội lỗi vô lượng, nên môn Duy thức giúp cho những người chấp Ngã lìa bỏ Ngã, như nói Khổ đế là khổ của thân, giúp lìa bỏ chấp trước thân. Như vậy nói sắc xứ… tức mật ý nói đó là do chủng tử sắc mà Thức tăng thượng cuồng loạn đã nắm giữ, chẳng qua là đặt tên nhân theo quả vậy.

Pages: 1 2 3 4 5