LUẬN GIẢI THOÁT ĐẠO
Tác giả: A-la-hán Ưu Ba Để Sa. (Đại Quang)
Hán dịch: Đời Lương, đại sư Tăng Già-bà-la, người Phù Nam
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

Phẩm 8: HÀNH MÔN (Phần Một)

Hỏi: Thế nào là Địa Nhất thiết nhập? Tu gì tướng gì, vị gì, xứ gì, công đức gì? Nhất thiết nhập nghĩa là gì? Bao nhiêu chủng địa? Địa nào giữ lấy tướng? Tại sao làm pháp Mạn-đà-la? Tu pháp địa nào?

Đáp: Tâm này dựa tướng địa mà sinh, đây gọi là Địa Nhất thiết nhập. Tâm chẳng loạn an trú, đó gọi là tu. Hoàn toàn ưa thích bám vào tương địa là tướng. Không xả là vị. Ý không nghĩ khác là xứ. Công đức gì? Có mười hai công đức, từ Địa Nhất thiết nhập, là tướng dễ được, vào mọi lúc, ở tất cả hành, tâm hành không ngại, như ý thần thông, đạp trên nước đi qua hư không như đi trên đất, nhận và phân biệt mọi thứ sắc, niệm đầu phân biệt túc mạng và phân biệt lảnh vực thiên nhĩ, tùy hành cõi thiện cam-lồ là biên vực.

Hỏi: Nhất thiết nhập nghĩa gì?

Đáp: Đó là khắp cùng Nhất thiết nhập, như Phật có kệ tụng nói rằng:

Nhớ ân đức của Phật
Sinh mừng tràn ngập thân.
Quán Địa Nhất thiết nhập.
Khắp đầy Diêm-phù-đề.
Quán đây duyên địa sinh.
Tâm mừng cũng như vậy”.

Tu quán như vậy thấy Mạn-đà-la khắp cùng Nhất thiết nhập.

Hỏi: Địa có bao nhiêu thứ? Địa nào giữ lấy tướng có thể tu?

Đáp: Địa có hai thứ đó là: Địa tự tướng và địa tạo tác. Cứng chắc là giới địa thuộc tự tướng, đó gọi là địa tự tướng. Nếu tự tay đào xới, hoặc bảo người đào xới, là do tạo tác thành, đó gọi là địa tạo tác, hoặc

thành bốn thứ sắc, đó là trắng đen đỏ và như sắc sáng. Do đó người tọa thiền không nên tác ý về địa tự tướng, nên trừ trắng đen đỏ, Tại sao? Nếu quán địa tự tướng, thì từ đây không khởi phần tướng kia, nếu giữ lấy sắc trắng, đen, đỏ, thì trở thành tu Sắc Nhất thiết nhập, Tại sao? Quán địa tự tướng lìa trắng đen đỏ, nếu nảy ý hoặc không nảy ý vẫn giữ lấy tướng đó, như tướng sáng hiện lên phải giữ tướng đó.

Hỏi: Địa chẳng tạo tác là gì?

Đáp: Nơi nơi bằng phẳng, lìa nơi cỏ đá, không có những gốc cây trơ cành. Đối cảnh trước mắt đó nên khiến khởi tâm, đó gọi là tưởng địa, đó gọi là địa chẳng tạo tác. Nếu tọa thiền mãi lâu tùy theo vui hay không vui liền thấy tướng của địa phần kia vững trụ không suy sụp. Người mới học thiền lấy tướng địa kia làm Mạn-đà-la không quán địa không phải tạo tác.

Hỏi: Thế nào là làm Mạn-đà-la?.

Đáp: Nếu người tọa thiền muốn làm Mạn-đà-la dưới đất thì ban đầu xem nơi yên tĩnh, hoặc chùa hay hang đá hoặc dưới gốc cây, chẳng ở nơi tối tăm không ánh sáng mặt trời đường phi nhân đi, những nơi như vậy đều xa một tầm, rưới quét sạch sẽ, phải làm cho khô ráo. Nơi ấy phải sáng như khi mặt trời mọc, màu đất cũng làm cho đất phát sáng lên. Suy xét thích hợp, oai nghi cung kính. Lấy đồ đựng nước trộn đất, giẫy cỏ gai quét trừ mọi nhơ bẩn cây cối cản trở. Lấy y lụa lọc lược bùn đục, nơi đất sạch sẽ, che nơi ngồi, ngăn dứt ánh sáng, đặt yên thiền tòa, chẳng gần chẳng xa, dùng khuôn làm đất tròn, bên trong khối tròn đó bằng láng không có lồi lỏm. Sau đó lấy bùn non một màu duy nhất phết lên, đặt vào nơi đất trống sạch. Nếu chưa phơi khô, thì phải lấy đồ che chắn bảo vệ cho đến lúc khô ráo, lấy đồ ngăn làm ranh giới bên ngoài với màu sắc khác như cái sàng gạo to, hoặc treo thanh la lớn hoặc vuông hay tròn hoặc ba hoặc bốn góc xung quanh đó cho cách biệt ra. Đức Bổn sư nói tốt nhất là làm Mạn-đà-la tròn. Hoặc trên áo. trên bảng, hoặc trên vách đều làm Mạn-đà-la được cả nhưng trên đất là tốt nhất. Tiên sư đã bảo như vậy.

Hỏi: Tại sao tu pháp địa?.

Đáp: Nếu người tọa thiền muốn tu Địa Nhất thiết nhập, từ ban đầu phải quán lỗi lầm dục, lại nên quán công đức xa lìa.

Hỏi: Vì sao phải quán lỗi lầm của dục?

Đáp: Dục là ít vị ngon mà nhiều ưu khổ, bởi thế sống nhiều lỗi lầm. Dục như khúc xương có chút vị ngon, dục như khối thịt bị nhiều thứ bu vào, dục như cầm đuốc đi ngược gió, bị cháy thôi, dục như than lửa lớn nhỏ phủ tro. dục như chiêm bao chợt thức dậy không có gì. Dục như đồ mượn không giữ lâu được, dục như trái trên cây bị người ta chặt gãy xuống, dục như dao dùng chặt phá vậy, dục như bàn cờ dùng đánh cờ. Dục như rắn độc, đáng kinh sợ vậy. Dục như gió thổi vải không thể gìn giữ vậy. Dục như huyễn, hoặc gạt gẩm người ngu si. Dục là tối tăm, không thấy được gì. Dục là đường chướng ngại, cản trở các thiện pháp. Dục là si mê mất chánh niệm, Dục như lửa nóng để đốt cháy, Dục là tướng gông trói buộc cứng vậy, Dục là kẻ trộm vật công đức, Dục là khẻ thù nổi lên cãi lẩy, Dục là khổ, tạo các lỗi lầm. Như vậy, đã quán lỗi lầm của dục, nên quán công đức của việc xa lìa. Nói xa lìa, nghĩa là Sơ thiền từ mới đầu xuất gia, tu các thiện, đó gọi là xuất ly.

Hỏi: Thế nào là công đức của hạnh xuất ly?

Đáp: Tâm tự tại an trú trong nguồn vui vắng lặng, chịu đựng khổ vui, an trú không mất chánh niệm, rộng giúp mọi sự được quả địa lớn, kham nhận mọi cung dưỡng. Hai nơi làm lợi ích, là nơi đại trí tuệ, nơi tất cả thiện, gọi là vượt ba cõi. Lại nữa, nói xa lìa là nói kẻ kia xa lìa dâm dục, là tịch tịch hết mọi sự ngăn che, là vui không cấu, nhiễm là sống trong địa tối thắng, là đạo vì đắc tối thắng, là làm thanh tịnh tâm nhơ. Đây là công đức tu hành tạo nên, là niềm vui tu hành bên trong, Dục là thô, lìa ra là thắng diệu, Dục là có phiền não, xa lìa là không phiền não, Dục là thấp kém, xa lìa là cao thượng, Dục là có giận dữ, xa lìa là không giận dữ. Dục là quả không đáng yêu, xa lìa là quả đáng yêu. Dục là có sợ hãi, xa lìa thì không khiếp sợ. Như vậy, đã quán lỗi lầm dâm dục và quán công đức xa lìa. Nương sự xa lìa sinh dục lạc, tâm sinh tín sinh cung kính quán xét điều có thể làm, hay không nên làm, ăn uống chừng mực, đặt yên y bát, thân chẳng biếng mệt, tâm không trì trệ, nên bước đi ngắn. Bước đi xong ngồi rửa tay chân, nên niệm Phật Bồ Đề, niệm Pháp niệm Tăng, tu niệm hạnh thiện rồi, phải khiến hoan hỷ, ta có thể được đầy đủ như thế, nếu ta không được xuất ly thì lại chẳng an ổn tinh tấn lâu dài. Vì thế cho nên phải khởi dõng mãnh, cách Mạn-đà-la không xa không gần, như tầm nhìn xa biết cái ách, đặt yên tọa cụ, đối mặt Mạnđà-la ngồi kiết già, khiến thân bằng thẳng, trong tâm khởi niệm, nhắm mắt giây lát, cho thân tâm hết loạn, gom cả thảy tâm thành một tâm, hé mở mắt nhỏ lờ mờ khiến quán Mạn-đà-la. Người tọa thiền kia hiện quán hình Mạn-đà-la, dùng ba hành giữ lấy tướng, là dùng đẳng quán, dùng phương tiện, dùng lìa loạn.

Hỏi: Tại sao dùng đẳng quán? Đáp: Người tọa thiền hiện quán Man-đà-la, không phải mở mắt to không phải nhắm nghiền mắt, phải quán như vậy. Tại sao? Nếu mở mắt lớn, thì mắt thành nhọc, tự tánh Mạn-đà-la hiện thấy tự tánh, người ấy không khởi tưởng lên được. Nếu nhắm mắt thì thấy Mạn-đà-la tối đen. Do không thấy tướng Mạn-đà-la nên sinh biếng lười, cho nên, nên đừng mở mắt to hay nhắm mắt, chỉ chuyên tâm trú vào Mạn-đà-la, vì tâm trú nên phải quán như người đứng trước gương sáng dòm vào thấy mặt mình, nương gương thấy mặt, mặt từ gương sinh, người tọa thiền kia nhìn Mạn-đà-la, thấy tướng định đó nương Mạn-đà-la khởi, cho nên phải quán đẳng quán giữ lấy tướng, làm tâm trú vậy. Như vậy dùng đẳng quán giữ lấy tướng.

Hỏi: Tại sao dùng phương tiện?

Đáp: Đó là bốn phương tiện tác ý: Một là cách bên trong. Hai là mãn phương; Ba là chuyển; bốn là biến mãn. Khi ấy thấy tướng tan ra không ngăn cách, phải tác ý có ngăn cách bên trong. Rồi thấy tướng Mạn-đà-la nhỏ, hoặc thấy phân nửa. Sau khi khiến đầy Mạn-đà-la rồi, mới khởi ý nó đầy. Lúc ấy tâm tán loạn và biếng lười, phải thúc gấp lên như thợ đồ gốm quay bánh xe, nếu tâm đã trụ, thì khiến cho nó thấy Mạn-đà-la đầy khắp không thiếu, phải quán xả, như vậy dùng phương tiện có thể biết.

Hỏi: Tại sao dùng lìa loạn?.

Đáp: Lìa loạn có bốn thứ: Một nhanh chóng khởi tinh tấn; hai là chậm khởi tinh tấn; ba rất cao; bốn rất thấp.

Hỏi: Thế nào là nhanh chóng khởi tinh tấn?

Đáp: Là gấp tác ý không đợi thời tiết, sáng ngồi chiều nghỉ, cho đến thân nhọc, đó gọi là nhanh chóng khởi.

Hỏi: Thế nào là chậm khởi Tinh tấn?

Đáp: Là lìa phương tiện tác ý, tuy thấy Mạn-đà-la mà không cung kính tác ý, nhiều lần thức ngủ, nếu khởi tinh tấn nhanh, thì thành thân biếng lười tâm thối lui, tâm theo duyên bên ngoài, khởi các thứ trạo cử. Nếu khởi tinh tấn chậm, thì thân tâm thành biếng lười, bắt đầu ngủ gục. Rất cao là, tâm thối lùi, khởi lên trạo cử rối loạn, không thấy vui với việc mình. Nếu không vui thì bắt đầu cười giỡn nói năng, do đó tâm dục thành cao. Lại nữa, nếu được các tướng hành, thì do mừng vui mà tâm dục thành cao. Rất thấp là, duyên với trạo cử, thối lui, đối với việc làm không thấy vui. Nếu không vui với việc làm ban đầu thì sinh ra giận. Do giận dữ tâm xuống thấp. Lại nữa, giác quán lâu thì mệt nhọc từ cao vượt, tâm rơi xuống thoái lui. Do buồn rầu tâm thành thấp. Người tọa thiền nầy, nếu tâm lui sụt mau rơi vào trạo cử thì dùng căn niệm, căn định nhiếp phục khiến bỏ trạo cử. Nếu tâm lui sụt rơi mau vào lĩnh vực biếng nhác thì, dùng căn niệm, căn tinh tấn nhiếp phục khiến bỏ biếng lười. Nếu người tâm cao rơi xuống lĩnh vực dục thì lấy các biết ngay đây xua đuổi dục. Nếu người tâm xuống thấp lùi rơi vào giận dữ thì lấy cái biết ngay đây xua đuổi giận dữ. Đối với bốn xứ này thành tâm thanh tịnh, thành tâm chuyên nhất. Đây nói rõ nhân ba hành tâm định thành tùy ý được thấy hình Mạn-đà-la, nếu tưởng tâm chuyên nhất thì thành. Khởi danh tướng, có hai thứ, đó là giữ tướng, và bỉ phần tướng. Thế nào, gọi là giữ tướng? Nếu người tọa thiền dùng tâm không phân tán hiện quán Mạn-đà-la, từ Mạn-đà-la khởi tưởng, như thấy nó trên hư không, hoặc lúc xa hoặc lúc gần, hoặc lúc bên trái hoặc lúc bên phải, hoặc lúc lớn hoặc lúc nhỏ, hoặc lúc xấu hoặc lúc đẹp, hoặc lúc nhiều hoặc lúc ít, không dùng mắt nhìn Mạn-đà-la, mà dùng phương tiện tác ý khởi lên bám lấy tướng, đó gọi là giữ tướng. Từ đó mà cứ khởi lên mãi nên phần tướng kia khởi lên, gọi là bỉ phần tướng. Nếu lúc tác ý tùy tâm tức hiện, thì không phải sau khi thấy Mạn-đà-la rồi sinh tâm nhớ lại, chỉ mống tâm nhắm mắt như trước đã quán. Nếu tác ý xa cũng liền thấy xa. Nếu gần, trái, phải, trước, sau, trong ngoài trên dưới cũng lại như vậy, tùy tâm tức hiện, đây gọi là bỉ phần tướng. Tướng nghĩa là gì? Đó là nghĩa nhân nghĩa tướng, như Phật dạy Tỳ-kheo, các pháp ác bất thiện kia có tướng khởi, đó là nghĩa nhân duyên. Lại nói nghĩa trí nghĩa tướng, như Phật nói hễ có khởi tưởng là phải bỏ, đó gọi là nghĩa trí. Lại nói nghĩa tưởng tượng nghĩa tướng. Như tưởng tượng thấy mặt mình, nghĩa của phần kia không khác. Bấy giờ được tướng, người tọa thiền khởi tâm cung kính thầy mình, giữ lấy tướng thù thắng nên phải gìn giữ, nếu chẳng gìn giữ thì sẽ mất.

Hỏi: Tại sao phải gìn giữ?

Đáp: Vì ba thứ hành nên gìn giữ tướng, như vậy là vì lìa ác, vì tu hành thiện, vì thường làm. Thế nào là lìa bất thiện? Là lìa bỏ ưa thích việc làm, ưa thích các thứ nói cười, ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích tụ hội, ưa thích đùa giỡn theo tục, không giữ gìn các căn, không tiết chế ăn uống, đầu đêm cuối đêm không dậy tập thiền, chẳng kính điều mình học, có nhiều bạn ác, tu chẳng đúng pháp, cũng lìa thời tiết không tốt về ăn nằm ngồi. Đối trị những điều trên là thiện, nên thường làm.

Hỏi: Thế nào là thường làm?

Đáp: Người tọa thiền kia khéo giữ tướng này, thường quán công đức đó, tưởng như trân báu, thường hành hoan hỷ, thường tu tu nhiều, hoặc đêm ngày tu hành nhiều, hoặc tựa ngồi nằm, tâm thích nghĩ ngợi lung tung phóng tâm đi khắp nơi thì hãy giữ lấy tướng đã giữ, đã giữ thì làm cho nó khởi lên. Khởi lên rồi thì theo đó mà quán, quán rồi tu, tu từng lúc quán Mạn-đà-la. Như vậy vì thường làm thấy tướng, thường làm hiện giữ gìn tướng như vậy, thì hoặc được tự tại, hoặc theo tâm được hạnh ngoài thiền. Nếu hạnh bên ngoài ấy theo tâm thì từ đó được yên.

Hỏi: Thế nào là hành bên ngoài thiền?

Đáp: Việc này từ tâm, tác ý không loạn, vì chế phục các ngăn che (cái) chỉ cầu tu hành giác quán hỷ lạc nhất tâm và năm căn tín v.v…, tuy được định lực mà niệm niệm còn khởi, là hành bên ngoài thiền. An là, từ hành bên ngoài nầy là pháp do tâm được lực tu hành, là pháp giác tín v.v… trước mọi sự tâm không động, đó gọi là an.

Hỏi: Hành bên ngoài và an, có gì khác nhau?

Đáp: Nếu hàng phục năm Cái thì đó là hạnh bên ngoài. Nhờ hàng phục năm Cái ấy cho nên được an. Nhờ hành bên ngoài thiền được thắng định, mà được thắng định thì gọi là an. Nếu thân tâm chưa được tịch lặng thì tâm định đối với bên ngoài bị dao động như thuyền trên sóng. Nếu thân tâm đã được tịch lặng, thì an ổn bất động, như thuyền trên nước không bị sóng gió. Các vì các căn không có lực cho nên đối với các việc đã làm, hạnh ngoài thiện không thể trụ lâu được giống như trẻ em. Vì các căn có lực nên an tịnh lâu với sự việc, giống như người có năng lực. Vì tu không tự tại, nên hành thiền bên ngoài thành không hòa hợp, như người tụng kinh bỏ lâu thì quên. Vì tu tự tại nên thành an ổn hòa hợp, như người tụng kinh luôn luôn tụng thì không quên. Nếu không hàng phục tốt năm Cái, thì giống như người mù. Đối với việc hành thiền bên ngoài thành mù thì như vậy là lời dạy không thanh tịnh v.v… Nếu hàng phục tốt năm Cái thì thành không mù giáo pháp thanh tịnh thành tựu an định như thế v.v… Ban đầu từ tướng tự tại, cho đên tánh trừ, gọi là hành bên ngoài. Tánh trừ không gián đoạn, đó gọi là an.

Hỏi: Hành bên ngoài là nghĩa gì?

Đáp: Gần thiền nên gọi là hành bên ngoài, như đường gần làng thì gọi là đường làng, nghĩa là một mà tên khác. An là nghĩa gì? An là nghĩa hòa hợp, như đến Mạn-đà-la ra khỏi thiền thì an không có nghĩa khác. Bởi thế người tọa thiền trú ở hạnh bên ngoài, nên giúp họ tăng trưởng Nhất thiết nhập, hoặc vào an định hoặc vào Sơ thiền, phải giúp tăng trưởng.

Hỏi: Vì sao phải giúp họ tăng trưởng?

Đáp: Đó là từ tướng ban đầu, như bốn lóng tay, phải khiến dần tăng, tác ý như vậy, đắc tự tại như vậy, lần lượt như vậy, như bánh xe, như tàn lọng, như bóng cây, như ruộng phước, như xóm như làng, như quách như thành, lần lượt như vậy, dần khiến dần tăng, tràn khắp đại địa nầy, hoặc núi sông cao thấp cây cối gai gốc, các nơi không bằng phẳng tất cả như vậy không tác ý, cho đến biển lớn nầy tác ý coi là đất liền, cho đến lúc tăng trưởng tâm sở hành thành định tối thắng. Nếu người tọa thiền được hành thiền bên ngoài, không khả năng được an định, thì người tọa thiền ấy dùng hai hành nên giúp khởi phương tiện an định: Một là dùng nhân duyên, hai là dùng thọ trì. Dùng mười hành từ nhân duyên khởi phương tiện an định: Một làm cho nơi quán minh tịnh; hai là khởi quán khắp các căn; ba là hiểu rõ tướng; bốn là chế tâm khiến điều phục; năm là điều phục biếng lười; sáu là tâm không ưa đắm vị bảy là tâm hoan hỷ; tám là tâm định thành thì xả; chín là xa người không học định, gần gũi người học định; mười là ưa thích an định.

Hỏi: Làm cho nơi quán minh tịnh là sao?

Đáp: Dùng ba thứ hành làm nơi phân minh để quán, đó là vui thường tu điều hòa ăn uống, vui tu thích hợp thời tiết, vui tu oai nghi. Khởi khắp các căn, để quán là, năm căn như tín v.v… không để tiêu diệt, không biếng lười, như ngựa khỏe kéo xe chạy nhanh. Hiểu rõ các tướng là, khéo nắm chắc ý tưởng không gấp không khoan, như thợ giỏi, giữ dây mực bằng thẳng không lệch, khéo hiểu tác ý lìa gấp, chẳng lìa. Chế tâm khiến điều hoà là, có hai thứ hành, dùng hai thứ hành làm tâm điều hoà: Một là khởi nhiều tinh tấn; hai là tâm vượt quá mức thành tâm điều hoà. Hoặc đi qua chỗ dâm hay mọi hình tướng khác mà ý thêm rối loạn, từ đó chuyển thành tâm điều hoà. Người tọa thiền nên thường khởi nhiều tinh tấn, đến mức quá, thì trở thành tâm điều hoà. Do hai hành nên chế phục tâm, để khiến nó khởi tinh tấn trong mỗi hạnh điều hoà thích ứng. Nếu ý đi qua lĩn chỗ dâm và các tướng khác thì tăng trưởng tâm điều hoà, dùng hai hành chế phục, dùng quán tìm các khổ và quả báo xấu ác. Chế phục tâm biếng lười là, vì hai hành thành tâm biếng lười. Vì không được thắng định, khiến tâm vô vị nên thành biếng lười. Nếu nhiều biếng lười thì muốn ngủ nghỉ. Người tọa thiền đó không được thắng định, tâm không đắm vị nên thành biếng lười, dùng hai hành để chiết phục, đó là quán công đức để khởi tinh tấn. Nếu tâm biếng lười ngủ nghỉ thì dùng bốn thứ hành có thể điều phục. Nếu ăn nhiều thành tướng biếng lười, thì chuyển thực hành bốn oai nghi, để tự tác ý. Đối với tướng ánh sáng ý trụ vào chỗ thoáng rộng làm cho tâm hoan hỷ không còn vướng dính. Vì ba hành thành vô vị lại ít phương tiện, vì trí tuệ ám độn nên không được vui tịch tịnh. Người tọa thiền tâm nếu vô vị, thì dùng hai thứ hành khiến được hoan hỷ, một là vì khiếp sợ; hai là vì hoan hỷ. Như quán sinh già chết bốn cõi ác, thấy các thứ đáng sợ, tâm sinh sầu não. Nếu niệm Phật, Pháp, Tăng Giới Thí, Thiên, thì thấy công đức sáu hạnh tâm sinh hoan hỷ. Tâm định thành xả là, dùng hai hành thành định ở địa ngoài thiền, nhờ đoạn các Cái mà tâm thành định, hoặc đã khởi thiền chi ở các địa đã được nên thành tựu tâm định. Người tọa thiền đó tâm định có hai hành, phải xả không phải thành trú, phương tiện điều hòa bực trung, lìa xa người chẳng học định. Hoặc an định, hoặc hành định bên ngoài, hoặc oai nghi định, người kia đều phải tu học những thứ nầy, không nên tu cúng dường. Người học định là nếu có định an, có hành định bên ngoài và định oai nghi, thì nên theo tu học, cũng nên cúng dường. Ưa thích đắm trước an là, người tọa thiền nầy, như nguồn sâu kia, như suối tuôn kia, như cây thấp kia, thường ưa cung kính, nhiều việc tu hành, hành mười sự nhân duyên này sẽ sinh an định.

Hỏi: Tại sao dùng thọ trì có khả sinh phương tiện an định?

Đáp: Người tọa thiền kia khéo hiểu duyên khởi đi vào chốn tịch tĩnh, tâm tự tại với những gì mình hiểu những định mình đã tu, khiến tâm được khởi sinh sự ưa thích. Từ đây thân ý có thể hữu dụng khiến được thọ trì. Từ sinh hoan hỷ tâm mà được thọ trì. Từ sinh thân vui thích điều hòa mà tâm thọ trì. Từ sinh ánh sáng mà tâm được thọ trì. Từ sinh bi thương mà tâm được thọ trì, do bi thương đó khiến tâm được vắng lặng, khéo giữ tâm vắng lặng nên tâm được thọ trì. Như vậy khéo giữ, khiến cho xả, mà tâm được thọ trì. Từ vô biên phiền não, tâm được giải thoát thành tựu thọ trì. Nhờ giải thoát nên nó thành một pháp vị, vì một vị nên tâm được thọ trì tu hành, cho nên từ sự thắng diệu này mà tâm được tăng trưởng. Như vậy, an trú thọ trì, thì khởi phương tiện an định. Như vậy, khéo hiểu duyên khởi và tâm thọ trì thì chẳng bao lâu khởi định. Người tọa thiền kia lìa dục, pháp bất thiện, có giác có quán, ở chỗ tịch tỉnh tâm đã thành tựu, có hỷ có lạc chứng đắc Sơ thiền, là. Đó là công đức Địa Nhất thiết nhập. Bởi thế người lìa dục tức lìa ba thứ: sự xa lìa của thân, của tâm, và của phiền não.

Hỏi: Xa lìa của thân là gì?

Đáp: Thân xa lìa các não, ở nơi núi đồng. Thế nào là tâm xa lìa? Là dùng tâm thanh tịnh đến nơi thắng thiện. Thế nào là lìa phiền não? Là người không kết hệ lụy với ai không buộc trong chỗ sinh tử. Lại nữa, lìa có năm thứ. Hàng phục là lìa. Phần kia là lìa. Đoạn là lìa. Ỷ là lìa. Xuất là lìa. Thế nào hàng phục là lìa? Đó là tu Sơ thiền hàng phục năm Cái (năm thứ che). Thế nào phần kia là lìa? Đó là tu định ở phần đạt, hàng phục các kiến. Thế nào đoạn là lìa? Đó là tu đạo xuất thế gian, đoạn các phiền não. Thế nào ỷ là lìa? Đó là vui khi nhan lúc đắc quả. Thế nào xuất là lìa? Đó là Niết-bàn vậy. Dục là, có hai thứ: Một là xứ dục; hai là phiền não dục. Tham ái sắc hương vị xúc của cõi Trời và Người đó gọi là xứ Dục. Ở xứ dục nầy khởi dục ô nhiễm tư duy, đó gọi là phiền não dục. Từ đây muốn, dùng tâm xa lìa, dùng sự hàng phục xa lìa đó là sự xa lìa, là xuất ly là, giải thoát, là không tương ưng. Đó gọi là lìa dục.

Hỏi: Thế nào là lìa pháp bất thiện?

Đáp: Đó là bất thiện căn. Có ba thứ: Một là tham; hai là sân; ba là si. Cùng với chúng tương ưng là thọ, tưởng, hành, thức và nghiệp thân khẩu ý, đây gọi là pháp bất thiện. Nói bất thiện có ba thứ: Một là tự tánh; hai là tương ưng; ba là tánh sinh duyên. Ba căn bất thiện, đó là tham sân si, đó gọi là tự tánh. Cùng với chúng tương ưng là thọ, tưởng, hành, thức, đó gọi là tương ưng. Vốn khởi lên nghiệp thân khẩu ý, đây gọi là tánh sanh duyên. Đối với ba pháp bất thiện này được xa lìa, được xuất được thoát, không tương ưng, đó gọi là lìa pháp bất thiện. Lại nữa, lìa dục là lìa Cái (phiền não ngăn che) tham dục. Lìa pháp bất thiện là, lìa các Cái còn lại.

Hỏi: Nói lìa pháp bất thiện, mà dục là pháp bất thiện đã ở trong đó, thì tại sao riêng nói lìa dâm dục?

Đáp: Dâm dục là đối trị xuất ly. Phật nói dục năng trừ phiền não. Lìa dục là Phật nói là ra khỏi, như đắc Sơ thiền, dục tưởng tương ưng tác ý thành sinh khởi, đây là pháp của phần thối lui cho nên cho là dục hòa hợp phiền não. Nếu xa lìa dục thì tất cả phiền não đều cũng xa lìa, cho nên riêng nói lìa dục. Lại nữa lìa dục là, đã được ra khỏi thì thành lìa dục. Lìa pháp bất thiện là nếu được chẳng sân thành lìa sân, nếu được minh tướng thì thành lìa biếng lười ngủ nghỉ, nếu được không loạn thì thành lìa cười cợt, nếu được không ăn năn thì thành lìa sự ăn năn, nếu được an định thì thành lìa sự nghi ngờ, nếu được trí tuệ thì thành lìa vô minh, nếu được chánh tư duy thì thành lìa tà niệm, nếu được hoan hỷ thì thành lìa sự không vui; tâm được vui thì thành lìa sự khổ. Nếu được tất cả thiện pháp thì lìa tất cả bất thiện. Như Tam Tạng nói: Vì chẳng tham tràn đầy cho nên thành tựu lìa dục. Vì không sân không si tràn đầy cho nên thành tựu lìa pháp bất thiện. Lại nữa, lìa dục là, là nói thân lìa; pháp bất thiện là, là nói tâm lìa. Lại nữa, lìa dục là, là nói đoạn dục giác; lìa pháp bất thiện là, nói đoạn giận dữ hại giác. Lại nữa, lìa dục là, nói né tránh dục lạc; Lìa pháp bất thiện là, là nói xa lánh tham đắm sự biếng lười của thân. Lại nữa, lìa dục là, nói đoạn sáu sự đùa giỡn và vui hoan hỷ. Lìa pháp bất thiện là, nói đoạn hý giác và ưu khổ v.v… cũng nói đoạn cười đùa và xả. Lại nữa, lìa dục là, hiện được nguồn vui ra khỏi dục lạc. Lìa pháp bất thiện là, hiện được nguồn vui, tâm không lỗi lầm. Lại nữa, lìa dục là, vượt khỏi dòng dục. Lìa pháp bất thiện là, với các phiền não còn lại đáng sinh cõi Dục mà sinh cõi sắc, đó gọi là siêu việt (vượt thoát). Có giác quán là: Thế nào là giác? Đó là các thứ giác tư duy làm an tư tưởng, tâm không nhận biết đi vào chánh tư duy, đây gọi là giác. Giác nầy thành tựu nên Sơ thiền có giác. Lại nữa, vào Địa Nhất thiết nhập, nương tướng địa không gián đoạn thành giác tư duy, đó gọi là giác, như tâm tụng kinh.

Hỏi: Giác là tưởng gì, vị gì, khởi gì, xứ gì?

Đáp: Giác là, tu tưởng khinh an làm vị, hạ tâm tác niệm làm khởi, tưởng làm hành xứ. Thế nào là quán? Vào lúc tu quán, tùy sự chọn lựa của quán, tâm trú theo xả, đó gọi là quán, nhờ tương ưng này thành Sơ thiền có quán. Lại nữa, người vào định Địa Nhất thiết, các đối tượng quán của tâm là từ tu tướng địa (đất) giống như quán các nghĩa làm quán.

Hỏi: Quán tướng gì, vị gì, khởi gì xứ gì?

Đáp: Người quán tùy theo sự chọn là tướng, khiến tâm nhẹ nhàng là vị, tùy kiến giác là xứ.

Hỏi: Giác và quán có khác nhau ra sao?

Đáp: Giống như đánh linh, tiếng đầu là giác tiếng sau là quán. Lại nữa, như sở duyên của tâm, mới đầu là giác sau là quán. Lại nữa cầu thiền là giác, gìn giữ là quán. Lại nữa nhớ là giác, không xả là quán. Lại nữa, tâm thô thọ trì là giác, tâm tế thọ trì là quán. Nếu nơi đâu có giác thì nơi ấy có quán. Nếu nơi đâu có quán, thì nơi ấy hoặc có giác, hoặc không giác. Như Tam Tạng đã nói: mới đầu an tâm vào sự là giác, được giác chưa định là quán, như thấy người từ xa lại, không biết nam nữ, đến lúc biết nam nữ, sắc như vậy hình như vậy là giác. Từ đây thường quán có giới không có giới, giàu nghèo sang hèn là quán. Giác là cầu dẫn tương lai, quán là gìn giữ đuổi theo, như chim tung cánh giữa hư không là giác, tự do bay dạo là quán. Giáo mới đầu là giác, giáo lâu dài là quán. Dùng giác giữ gìn, dùng quán tìm chọn. Dùng giác tư duy, dùng quán tùy tư duy. Giác hành không nhớ ác pháp, quán hành thọ trì thiền như người có sức, im lặng mà tụng kinh, tùy nhớ nghĩa của Kinh là quán, như biết điều cần biết, biết rồi có thể biết. Quán ở ngôn từ biện luận và ưa biện luận là giác. Nghĩa biện luận, pháp biện luận là quán, tâm hiểu hơn là giác, tâm hiểu phân biệt là quán, đó là sự khác nhau của giác quán. Do tịch tịnh thành tựu nên gọi là tịch tịch. Người là lìa năm Cái đó gọi là tịch tịch. Lại nói là thiện căn cõi Sắc. Lại nói hành bên ngoài Sơ thiền. Lại nói tâm thiền từ tâm đây sinh, đó gọi là chỗ thành tựu của tịch tịch. Như đất nước sinh hoa gọi là hoa đất nước. Hỷ lạc là, tâm vào lúc đó rất hoan hỷ đùa cười, tâm đầy mát mẻ, đây gọi là hỷ.

Hỏi: Hỷ là tướng gì, vị là gì, khởi là gì, xứ là gì, có mấy hỉ?

Đáp: Hỷ nghĩa là vui vẻ khắp đầy làm tướng, hoan hỷ điều hòa vị, điều phục loạn tâm làm khởi, phấn khởi xứ. Có bao nhiêu thứ hỷ? Có sáu thứ hỷ, từ dục sinh, từ tín sinh, từ không ăn năn sinh, từ tịch tịnh sinh, từ định sinh, và Bồ Đề phần sinh hỷ. Từ dục sinh là sao? Tham dục nhiễm trước tâm hỷ, gọi là dục sinh hỷ. Từ tín sinh là sao? Phần nhiều người tin tâm hỷ và thấy Đào sư (Phật) v.v… sinh hỷ. Từ không ăn năn sinh hỷ là sao? Người trì giới thanh tịnh phần nhiều sinh hoan hỷ. Từ tịch tịnh sinh là sao? Người hỷ vào Sơ thiền sanh hỷ. Từ định sinh là sao? Vào nhị thiền sinh hỷ. Bồ Đề phần sinh hỷ là sao? Ở thiền thứ hai tu đạo xuất thế gian sinh hỷ. Lại nữa, nói hỷ có năm thứ đó là: Tiếu hỷ, niệm niệm hỷ, lưu hỷ, việt hỷ, mãn hỷ. Tiếu hỷ là như mưa nhỏ thấm thân khiến lông đều dựng đứng. Niệm niệm hỷ là, sinh diệt không trú, như mưa lúc đêm. Lưu hỷ là, như dầu nhểu xuống nhểu lâu ướt thân, nhưng chẳng khắp cùng, Việt hỷ là, cùng khắp tất cả, tâm sinh hoan hỷ, không lâu bèn mất, như người nghèo thấy kho báu dưới đất, Mãn hỷ là, thân trú khắp cùng như sấm như mưa. Bởi thế, hỷ nho nhỏ và niệm niệm hỷ thì, dùng tín hiện khởi hành bên ngoài. Lưu hỷ là, có lực hiện khởi ở hành bên ngoài, Việt hỷ là, ở Mạn-đà-la là chánh cùng bất chánh đều khởi xứ phương tiện. Mãn hỷ là sinh ở chỗ an ổn.

Hỏi: Thế nào là lạc (vui)?

Đáp: Là sự tiếp xúc của tâm có thể tiếp nhận và tâm vui hình thành, đây gọi là lạc.

Hỏi: Lạc, tướng gì, vị gì, khởi gì, xứ gì, bao nhiêu thứ lạc? Hỷ lạc có gì sai khác?

Đáp: Vị là tướng, duyên cảnh ái là vị ái, nhiếp thọ là khởi, khinh an là xứ. Bao nhiêu thứ lạc? Có năm thứ đó là: Nhân lạc Tư, cụ lạc, Tịch tịch lạc, Vô phiền não lạc, Thọ lạc. Nhân lạc là gì? Như lời Phật dạy: ưa thích giới, chịu đựng đến già, đây gọi là nhân lạc, là công đức của lạc. Tư cụ lạc như lời Phật dạy: Phật xuất hiện ra đời là lạc. Tịch tịch lạc là, sinh định xả và diệt thiền định. Vô phiền não lạc, như lời Phật dạy: Niết Bàn là đệ nhất. Thọ lạc tức là thọ nhận sự an lạc. Trong luận này thọ lạc là khả lạc. Hỷ, lạc có gì sai biệt là: Tâm phấn khích là hỷ, tâm nhẹ nhàng là lạc, tâm khinh an là lạc, tâm định là hỷ. Hỷ thì thô, lạc thì tế. Hỷ thuộc về hành ấm, lạc thuộc về thọ ấm nơi nào có hỷ thì có lạc, nơi nào có lạc, hoặc có hỷ hoặc không hỷ. Thứ nhất là, so với thứ hai mà gọi, hạnh bên ngoài thành tựu vào thiền chi Sơ thiền, đó là giác quán hỷ lạc nhất tâm vậy. Thiền nghĩa là gì? Đó là bình đẳng tư duy đối với sự; đối với năm Cái hăng hái, tư duy đối trị vậy. Vào Sơ thiền đắc chánh thọ là, trụ vào pháp đã đắc, đã xúc, đã tác chứng. Lại nữa, lìa pháp dục bất thiện thì, từ địa dục giới mà nói Sơ thiền là tướng thù thắng, từ có giác quán mà nói thiền thứ hai là tướng thù thắng. Vì do tịch tịch vốn thành có hỷ có lạc. Từ tịch tịch thành hỷ lạc nên nói là tướng thù thắng. Lại nữa, lìa pháp dục bất thiện là, có thể đoạn đối trị. Có giác quán, đó là nói thiền tướng do tịch tịnh thành. Hỷ lạc là, đó là nói tương tợ Thiền chánh thọ. Vào trú là, đắc Sơ thiền lìa năm phần, thành tựu năm phần, ba thiện mười tưởng, đầy đủ hai mươi lăm công đức tương ưng. Do phước thiện này sinh lên Phạm thiên ở nơi thắng diệu. Lìa năm phần, đó là lìa năm Cái. Những gì là năm? Đó là tham dục, sân nhuế, biếng lười, ngủ nghỉ. điệu hối và nghi. Tham dục là tâm sinh ái nhiễm năm trần. Sân nhuế là hành mười não xứ. Biếng lười, là, tâm biếng nhác. Ngủ nghỉ, là thân dả dượi nuốn được ngủ nghỉ. Ngủ có ba thứ: Một là do ăn; hai là từ thời tiết; ba là do tâm. Nếu từ tâm sinh, thì dùng tư duy đoạn, hoặc từ ăn uống sinh và thời tiết sinh, vì La-hán này ngủ không phải từ tâm sinh, không bị ngăn che vậy. Nếu ngủ từ việc ăn uống và thời tiết sinh thì dùng tinh tấn có thể đoạn, như lời A-nâu-lâuđà nói: “Từ khi mới được lậu tận, ta không còn do tâm mà ngủ đến nay đã năm mươi lăm năm. Trong thời gian đó đoạn ngủ do ăn uống, thời tiết đã hai mươi lăm năm.

Hỏi: Nếu ngủ thành sắc pháp, thì tại sao là tâm sở phiền não?

Đáp: Sắc, hoàn toàn thành tâm sở phiền não, như ta thấy người uống rượu và ăn, vậy thì có thể biết.

Hỏi: Nếu ngủ là pháp, của thân biếng lười là tâm sở pháp, thế tại sao hai pháp hợp thành một Cái?

Đáp: Hai thứ pháp này, một là sự một là tướng, nhưng đều có chung sự mỏi mệt, lười biếng cho nên làm một Cái. Điều là, tâm chẳng vắng lặng. Hối là, tâm hối hận bất định, tướng chúng vì đồng nên thành một Cái. Nghi là tâm chấp bất nhất, có bốn thứ nghi: Một là hỏi về Xama-tha; hai là hỏi về Tỳ-bà-xá-na; ba là hỏi về cả hai; bốn là hỏi về các thứ không phải. Khi ấy, là đầy đủ được Xa-ma-tha, hoặc đối với đây mà nghi, hoặc nghi thân, ta có đủ sức làm cho tâm vắng lặng hay không vắng lặng? Có nghi như vậy, đây gọi là hỏi về Xa-ma-tha. Hoặc nghi Bốn thánh đế, hoặc nghi ba đời, đây gọi là hỏi khó về Tỳ-bà-xá-na. Hoặc nghi Phật Pháp Tăng, đây là hỏi về cả hai. Hoặc hỏi về đường đi, trong thành ấp, trai gái tên họ đất nước, đó gọi là hỏi về các thứ chẳng phải pháp. Hoặc nghi kinh nầy đó là hỏi về sự tịch tĩnh về có thể nhận lấy hay không, Cái (ngăn che) là nghĩa gì? Đó là nghĩa trái khuấy, che ngăn, trở ngại, che phủ, phiền não, trói buộc. Ngoài đây, không có nghĩa nào khác.

Hỏi: Có các kiết sử vi tế đó là phú não v.v… tại sao chỉ nói năm Cái?

Đáp: Vì nhóm tập chấp thủ thành năm. Lại nữa vì dâm dục chấp trước, nó có khả năng tóm thâu tất cả tham dục. Do giận dữ chấp trước nó có khả năng tóm thâu tất cả pháp bất thiện. Do biếng lười ngủ nghỉ điều hối và nghi chấp trước nó có khả năng tóm thâu tất cả pháp si bất thiện. Như vậy vì năm Cái chấp trước nó có khả năng tóm thâu tất cả phiền não. Do tướng này nên thành năm Cái. Năm phần thành tựu là giác, quán, hỷ, lạc, và nhất tâm.

Hỏi: Nếu nói Sơ thiền thành tựu năm chi là thiền, thì chẳng nên lại riêng nói chi đó là thiền, nếu riêng nói chi, tại sao Sơ thiền nói năm chi tương ưng?

Đáp: Y cứ thiền chi thành thiền, không lìa thiền chi có thiền, không riêng có thiền khác. Như dựa vào từng bộ phận nói là xe. Lìa các bộ phận ấy thì không có xe, như căn cứ vào đám lính nói là quân đội, tách lìa từng quân lính ra, sao có quân đội? Như vậy y cứ thiền chi gọi là thiền, chẳng phải lìa chi có thiền, vì một thứ gọi là thiền, vì có thể phân gọi là chi. Nói sự gọi là thiền, nói công đức gọi là chi. Vì nói chỗ nương lập gọi là thiền, vì nói tánh của chỗ nương lập gọi là chi.

Hỏi: Có các pháp như niệm tinh tấn v.v… tại sao chỉ nói năm chi ư?

Đáp: Vì chấp trước thành năm.

Hỏi: Thế nào là chấp tướng ?

Đáp: Giác là, tùy nơi sự tâm mà được tự an. Quán là, tùy ở trì tâm, giác quán không tạp khởi ở phương tiện. Nếu phương tiện đầy đủ thì hỷ lạc sinh. Nếu khởi phương tiện đầy đủ thì được sinh, hỷ tâm tăng trưởng lạc tâm thành đầy. Nhờ bốn công đức này, tâm thành tựu không loạn. Nếu tâm không loạn thì đắc định, đó gọi là chấp tướng. Như vậy, chấp trước thành năm. Lại nữa vì đối trị Cái nên thành năm, Cái thứ nhất bị Sơ thiền đối trị, cho đến Cái thứ năm bị ngũ thiền đối trị. Giác ở Sơ thiền là chi thù thắng (trội nhất), lấy giác trừ dục. Nếu giác vào chánh định, thì các chi khác cũng khởi; Quán là, đối với năm chi, thiền thứ hai là sơ khởi, hỷ là đối với thiền thứ ba là sơ khởi. Lạc là, đối với thiền thứ tư là sơ khởi. Nhất tâm là, đối với thiền thứ năm là sơ khởi. Như vậy dùng chi thù thắng mà thành năm. Lại nữa, vì đối trị năm Cái mà thành năm. Như trong Tam Tạng nói: Nhất tâm là đối trị dâm dục. Hoan hỷ là đối trị sân nhuế. Giác là đối trị biếng lười ngủ nghỉ. Lạc là đối trị điều hối. Quán là đối trị nghi. Vì nhằm đối trị Cái cho nên thành năm.

Hỏi: Người tọa thiền này, tác ý đối với tất cả tướng địa, tại sao mới khởi hỷ lạc?

Đáp: Tướng Địa Nhất thiết nhập không phải khởi hỉ lạc, nhân lìa nhiệt não của năm Cái nhiệt tùy tánh tu tập, vì vậy pháp tử nên khởi hỉ lạc. Lại hỏi: Nếu vậy, tại sao pháp tử không khởi hỉ lạc ở thiền thứ tư ? Đáp: chẳng phải nơi chốn đó. Vả lại đắc thiền thứ tư rồi đoạn hỷ lạc. Lại nữa, mới đầu đã khởi hỷ lạc dùng phương tiện phục đoạn, thấy có lỗi lầm rồi, tham đắm sự vắng lặng mà xả lạc, cho nên không khởi hỷ lạc. Ba thứ thiện là, đó là thiện đầu giữa và sau. Dùng thanh tịnh tu hành là thiện đầu, dùng xả tăng trưởng là thiện giữa, dùng hoan hỷ là thiện sau. Thanh tịnh tu hành là gì? Đó là các phương tiện hổ trợ thiện. Thế nào là tăng trưởng xả? Đó gọi là an định. Thế nào là hoan hỷ? Đó gọi là quán Như vậy Sơ thiền thành tựu ba thứ thiện. Mười tướng đầy đủ: là do thanh tịnh tu hành ba tướng, dùng xả tăng trưởng ba tướng, do làm cho hoan hỷ bốn tướng.

Hỏi: Dùng thanh tịnh tu hành ba tướng là thế nào?

Đáp: Thiền đó chướng ngại từ tâm thanh tịnh kia, vì thanh tịnh nên trong tâm được tướng Xa-ma-tha vì được nên tâm kia vui mừng phấn khởi, đây gọi là dùng tu thanh tịnh tu ba tướng.

Hỏi: Thế nào là dùng xả tăng trưởng ba tướng?

Đáp: Nếu tâm thanh tịnh thì thành tựu xả, nếu được tịch tịch thì thành tựu xả, hoàn toàn an trụ thì thành tựu xả, mà xả tăng trưởng. Đây gọi là ba tướng.

Hỏi: Thế nào là khiến hoan hỷ bốn tướng?

Đáp: Đó là ở mười tướng này sinh pháp, tùy theo tu hành khiến thành hoan hỷ. Đối với các căn này dùng làm một vị mà thành khiến hoan hỷ, tùy hành tinh tấn nhờ đó mà thành khiến hoan hỷ, vì thường tu hành mà thành khiến hoan hỷ, đây gọi là bốn tướng. Như vậy mười tướng Sơ thiền đầy đủ. Hai mươi lăm công đức tương ưng, đó là Sơ thiền giác quán hỷ lạc, nhất tâm ở Sơ thiền đầy đủ, tín tinh tấn niệm định tuệ đầy đủ, đầu giữa sau đầy đủ, thâu nhiếp đầy đủ, tu hành đầy đủ, tịch tịnh đầy đủ, y cứ đầy đủ, nhiếp thọ đầy đủ, tùy đầy đủ, quán đầy đủ, tu đầy đủ, lực đầy đủ, giải thoát đầy đủ, thanh tịnh đầy đủ. Tu hành thật thanh tịnh thù thắng an trú hai mươi lăm công đức tương ưng, là chỗ ở thù thắng của chư Thiên, từ tịch tịch sinh. Đó là hỷ lạc trú ở chỗ đẹp đẹp đẽ cõi trời, siêu việt nhơn gian. Như Đức Phật Thế Tôn dạy các vị Tỳkheo, như người thầy siêng tắm gội tắm cho đệ tử, dùng mâm đồng đẹp đựng đầy mạc vụn đậu gạo, dùng nước hòa và quấy hợp rồi vò viên, thấm đượm trong ngoài dính nhau chẳng bể ra. Như vậy, Tỳ-kheo thân tâm tịch tịnh, thường sinh hỷ lạc rưới khiến ướt khắp, không chỗ nào không dính như do tịch tịnh mà sinh hỷ lạc, cả thân tâm đều dính, như vị thầy siêng tắm tắm cho đệ tử ấy. Người tọa thiền cũng lại như vậy, tướng mâm đồng Nhất thiết nhập cũng như vậy có thể biết.

Hỏi: Những tướng gì là Nhất thiết nhập?

Đáp: Như mâm đồng bột tắm, ánh sáng vi tế chắc chắn. Nếu khéo nắm bắt tướng Nhất thiết nhập thành cứng thì sinh hỉ, thành tinh tế thanh tịnh cho nên sáng chói. Tâm tâm sở pháp vì thành tựu sự. Cho nên đó gọi là tướng Nhất thiết nhập, như mâm đồng v.v…. tâm tâm sở pháp như bột tắm, như vậy có thể biết.

Hỏi: Thế nào là tánh tâm tâm sở pháp của bột tắm?

Đáp: Như bột thô đã không hòa hợp theo gió bay tan. Như vậy tánh tâm tâm sở pháp lìa hỷ lạc thành thô, lìa định chẳng hòa hợp, cùng gió năm Cái cùng bay, đây gọi là tánh tâm tâm sở pháp của bột tắm v.v… Nước… thì thế nào? Đó là hỷ lạc định như nước, khiến bột tắm ướt mềm vò viên. Như vậy hỷ lạc khiến tâm tâm sở pháp ướt mềm làm định. Như vậy định hỷ lạc như nước v.v…. Như nước dục bị quậy khiến dính nhau, như vậy. giác quán có thể biết.

Hỏi: Thế nào là thành viên?

Đáp: Đó là giác quán như bị dục sai sử dùng bột tắm đặt trong mâm đồng, dùng nước rưới quậy, dùng tay vò viên. Nếu vò viên rồi thì hợp các bột ướt cùng vò viên, không để nó tan mất, đặt trong mâm đồng. Như vậy tâm tâm sở pháp người tọa thiền chứa ở trong sự, có khả năng sinh tịch tịnh, Sơ thiền dùng hỷ lạc làm nước, dùng giác quán làm tay, dùng quậy vắt làm viên, có khả năng sinh tịch tịnh, tâm sở pháp được thành, hỷ lạc cùng theo thành một viên, tâm thiền không tán loạn, đặt ở thiền sự. Như vậy viên đồng đều giác quán, như vậy bột tắm trong ngoài ướt khắp cùng dính chẳng tan, như vậy người tọa thiền, Sơ thiền ở trên dưới thân, từ đầu đến chân, từ chân đến đầu, da tóc trong ngoài hỷ lạc khắp cùng, trú ở bất thối. Như vậy thành tựu an trú Phạm thiên.

Hỏi: Gọi hỷ lạc không phải sắc pháp không có tướng đối tại sao trụ khắp nơi thân?

Đáp: Tên gọi là y cứ nơi sắc, sắc nương nơi danh sắc. Cho nên nếu danh đã thành hỷ, thì sắc cũng thành hỷ. Nếu danh đã thành lạc, sắc cũng thành lạc. Lại nữa sắc từ lạc sinh khiến thân nhẹ nhàng, tất cả thân thành sắc an lạc nhẹ nhàng. Cho nên vô ngại. Khiến sinh công đức Phạm thiên là, Sơ thiền thành có ba, đó là hạ trung thượng. Nếu quán thắng duyên nhưng không khéo giỏi trừ năm Cái thì không đạt đến như ý tự tại, đó gọi là hạ thiền. Nếu quán thắng duyên nhưng khéo trừ năm Cái thì đạt đến như ý tự tại, đó gọi là trung thiền. Nếu quán thắng duyên khéo trừ năm Cái, đến như ý tự tại thì gọi là thượng thiền. Do đó, người tọa thiền, nếu tu hạ Sơ thiền, mạng chung sinh nơi chủng loại Phạm thiên, thọ mạng được một kiếp ba phần. Nếu tu trung Sơ thiền, mạng chung sinh vào Phạm thiên thọ nửa kiếp. Nếu tu thượng Sơ thiền, mạng chung sinh Đại Phạm thiên, thọ mạng một kiếp. Công đức sinh Phạm thiên, thành tựu thì có bốn thứ: có người thành tựu phần thoái, có người thành tựu phần trú, có người thành tựu phần thù thắng, có người thành tựu phần đạt. Dục của người độn căn, trú buông lung tác ý cùng theo, mà thành sinh khởi thiền này nên thành tựu phần thoái. Lại nữa, vì ba thiền hành thành ở phần thoái, trói buộc quá lắm nên làm cho không tinh tấn. Nếu người từ mới đầu đã khởi ác giác không khả năng tiêu trừ, thì do vì đây trói mạnh mà thành thối lui lẹ. Do ưa thích sự nghiệp thiền, ưa thích nói năng, ưa thích ngủ nghỉ, không trú tinh tấn, cho nên thành thối lui.

Hỏi: Ai thối lui vì sao thối lui?

Đáp: Có thuyết nói, nếu nhanh chóng phiền não thì thành khởi thoái thất, lại nói nếu lo lắng phiền não thì thành thoái thất; lại nói vì mất Xa-ma-tha nên thành thoái thất. Lại nói đối với hữu tướng lâu chẳng tu hành, đối với các pháp kia không khả năng khiến khởi dậy rồi, nhưng chưa đạt được định, nên thành thối phần. Nếu người độn căn sống không buông lung, thì được pháp niệm kia thành tựu phần trú trong thiền. Người lợi căn sống không buông lung, tùy ý được thiền thứ hai, không giác tác ý cùng theo, dấy khởi thì thành tựu phần thắng của thiền. Người lợi căn sống không buông lung, tùy ý được Tỳ-bà-xá-na, tùy theo tưởng nhàm chán tác ý thành khởi, tùy ý không nhiễm thành tựu phần đạt của thiền.