LUẬN GIẢI THOÁT ĐẠO
Tác giả: A-la-hán Ưu Ba Để Sa. (Đại Quang)
Hán dịch: Đời Lương, đại sư Tăng Già-bà-la, người Phù Nam
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

Phẩm 6: PHÂN BIỆT HÀNH

Bấy giờ nương ở A-xà-lê, vì thường ngày quán sát các hành. Hạnh đó tương ưng hành xứ, nên phải dạy. Hành đó là mười bốn hành. Hành dục, hành sân nhuế, hành si, hành ý, hành giác, hành dục sân nhuế, hành dục si, hành sân si, hạnh đẳng phân, hành tín ý, hành tín giác, hành ý giác, hạnh đẳng phân. Lại nữa, các thứ hành ái kiến mạn v.v… có thể biết. Bởi thế, ý tham dục thì sử, hành, tánh, lạc rõ ràng, không khác ở nghĩa tham dục. Do hành nên thành mười bốn hạng người: Người hành dục, người hành sân, người hành si, người hành tín, người hành ý, người hành giác, người hành dục sân, người hành dục si, người hành sân si, người hạnh đẳng phân, người hành tín ý, người hành tín giác, người hành ý giác, người hạnh đẳng phân. Do đó dục ham muốn, dục sử dục tánh, dục lạc, đây gọi là người hành dục. Dục đó là thường hành dục tăng thượng, đó là hành dục. Như vậy, tất cả phải phân biệt. Bấy giờ mười bốn hạng người ấy, tóm gọn thành bảy hạng người. Như vậy người hành dục, người hành tín thành một người, người hành sân người hành ý thành một người. Người hành si, người hành giác thành một người. Người hành dục sân, người hành tín ý thành một người. Người hành dục si, người hành tín giác thành một người. Người hành sân si, người hành ý giác thành một người, hai người hạnh đẳng phân thành một người.

Hỏi: Tại sao người hành dục, người hành tín thành một?

Đáp: Người hành dục ở chỗ bạn tốt thì tăng trưởng dục hành tín, thân gần công đức vậy. Lại nữa, vì ba hành dục và tín, câu này thành một tướng, với nghĩa là: có ái niệm, tìm công đức và không xả bỏ. Do đó, người dục thì nghĩa về dục, người tín nghĩa về thiện. Người dục thì tìm cầu công đức dục, người tín thì tìm công đức thiện. Người dục thì

không xả lấy không khả ái làm tướng; người tín thì không xả lấy khả ái làm tướng. Vì thế cho nên hành dục và hành tín thành một tướng.

Hỏi: Tại sao hạnh giận dữ và hành ý thành một?.

Đáp: Người hành sân ở chỗ bạn thiện thì tăng trưởng sân hành trí, thân gần công đức vậy. Lại nữa, vì ba hành giận dữ và trí thành một tướng. Nghĩa là chẳng phải ái niệm, tìm sân và xả. Bởi thế, người sân chẳng yên nghĩ về ái người trí chẳng yên nghĩ về hành. Người giận dữ tìm giận, người trí tìm lỗi lầm của hành. Người giận an ổn ở hành xả, người trí an ổn ở hành xả. Cho nên người hành sân và người hành ý thành một tướng đồng vậy.

Hỏi: Tại sao người hành si và người hành giác (nhận biết) thành một?

Đáp: Người hành si vì được gặp thiện, thì tăng trưởng si hành giác (nhận biết) thân gần công đức và do tín tuệ chuyển động lìa si cho nên được. Lại nữa, hai hành si giác thành một tướng, là bởi không tự yên định cho nên chuyển động. Do đó, si lúc yên lúc loạn nên không an, nhận biết lại nhớ nghĩ các loại nhận biết nên thành không an. Si không chỗ nào hướng đến, trở thành động; nhận biết nhẹ yếu nên thành động. Cho nên hành si và hành giác thành một tướng đồng vậy. Do phương tiện này nên các hạnh khác phải phân biệt. Như vậy, đây thành bảy người. Đối với bảy người này thế nào là tu hành nhanh, tu hành chậm? Người hành dục tu hành nhanh. Vì yên định có thể giáo hóa, vì tín lực vì ngu si, nhận biết yếu. Người hành sân tu hành nhanh vì yên định có thể giáo hóa, vì có lực của ý thức vì ngu si, nhận biết yếu. Người hành si tu hành chậm. Vì khó giáo hóa, vì có lực của ngu si, nhận biết và đức tin yếu. Người hành dục sân tu hành nhanh. Vì yên định có thể giáo hóa, có lực tín ý và ngu si nhận biết yếu. Người hành dục si tu hành chậm. Vì khó giáo hóa, chẳng vững tin, lực ngu si, nhận biết mạnh. Người hành sân si, tu hành chậm. Vì khó giáo hóa vì chẳng an ý, lực ngu si, nhận biết mạnh. Người hành đẳng phần tu hành chậm. Vì khó giáo hóa, ý chẳng yên định, lực ngu si, nhận biết mạnh.

Bấy giờ, bảy người ấy, do phiền não gốc nên thành ba: người hành dục. người hành sân nhuế, người hành si.

Hỏi: Ba hạnh này do nhân duyên gì và làm sao có thể biết đây là người hành dục đây là người hành sân và đây là người hành si? Thọ nhận y phục, khất thực, oai nghi ngồi nằm đi đứng tại sao là hành?

Đáp: Vì đó là, nhân duyên đầu tiên tạo ra, các hành giới làm nhân duyên, lỗi lầm làm nhân duyên. Thế nào là các hành nhân duyên đầu tiên tạo ra? Vì phương tiện đầu tiên rất khả ái, do nhiều nghiệp thiện hình thành người hành dục. Lại từ thiên đường đọa sinh ở đây, phần nhiều khởi nghiệp sát hại gông cùm oán hận, hình thành người hành sân, do nghiệp chẳng thương yêu che lấp. Lại từ địa ngục, từ loài rồng sinh, đọa lạc sinh đây. Mới đầu uống nhiều rượu, ly gián, hình thành người hành si. Cũng như từ súc sinh đọa lạc sinh đây. Hành như vậy là do nhân duyên ban đầu tạo nên. Thế nào là giới làm nhân duyên? Vì hai giới rất gần nên hình thành người hành si, như là địa giới thủy giới. Vì hai giới rất gần nên hình thành người hành sân, như là hỏa giới phong giới. Vì bốn giới ngang nhau, nên hình thành người hành dục. Các hạnh giới như vậy làm nhân duyên. Thế nào là lỗi lầm làm nhân duyên? Đạm chứa nhiều hình thành người hành dục, mất nhiều hình thành người hành sân, hơi gió nhiều hình thành người hành si. Lại có thuyết nói nhiều đạm chất hình thành người hành si, nhiều hơi gió hình thành người hành dục. Như vậy làm lỗi lầm nhân duyên. Làm sao có thể biết người này hành dục, người này hành sân, người này hành si? Đáp: Vì do bảy loại hiện hành nên có thể biết. Như vì sự, vì phiền não, vì hành (động) vì thọ thủ, vì thực vì nghiệp, và nằm. Thế nào là vì sự mà có thể biết? Người hành dục thấy các sự việc hiện có, hoặc chưa thấy, thường thấy, mà thấy đã thấy rồi thì luôn xem xét mà chẳng tác ý về công đức và tai họa của nó, lại đối với chút ít công đức thành tựu chẳng là trở ngại chẳng từ đây muốn giải thoát. Lại đã quán xét rồi thì chẳng thể có xả, biến hành. Có thể biết các sự khác, các hành như thế, là người này hành dục. Người hành sân là, thấy các sự việc hiện có như vậy, ví như mỏi mệt không thể chịu đựng lâu, thuận theo đó chấp giữ lỗi lầm, phần nhiều nói xấu người, đối với nhiều công đức đều là trở ngại; từ đây không xả bỏ, chỉ do lỗi lầm mà được thuận tiện. Có thể biết các sự khác hiện hành cũng như vậy, tức là người này hành sân. Người hành si khi thấy các sự việc hiện có như vậy thì, đối với công đức lỗi lầm, đều tin kẻ khác, nghe người khác nói nhỏ cũng tin là nhỏ, nghe người khác khen ngợi cũng tin khen ngợi, tự mình chẳng biết. Vì hiện hạnh ra các việc bên ngoài, như vậy, nên biết người này hành si mê.

Hỏi: Thế nào là do phiền não mà có thể biết?

Đáp: Người hành dục có năm phiền não, phần nhiều hành ganh ghét, bỏn sẻn, huyễn hoặc, dối nịnh, ham muốn. Đấy gọi là năm. Người hạnh giận dữ có năm phiền não: phần nhiều hành phẩn, hận, phú, não, sân, đây gọi là năm. Người hành si có năm phiền não: Phần nhiều hành trể nãi, lười biếng, nghi ngờ, hối hận vô minh. Đó là năm. Như vậy, do phiền não mà có thể biết.

Hỏi: Thế nào do hành?.

Đáp: Người hành dục thấy hạnh động cho là tánh. Như giở bàn chân đi nhanh, đều giở bàn chân đều đặt xuống không dang rộng giở bước đi khả ái. Như vậy, là người hành dục có thể biết. Người hạnh giận dữ thấy hành động là tánh. Như giở chân, gấp đặt xuống gấp, chỉ nửa bàn chân chấm đất là bước đi ngay. Người hạnh hành giận dữ có thể biết. Người hành si thấy hành động đông là tánh. Như giở chân lên đi kéo lệch bệch mặt đất, chân chạm chân mà bước đi. Vì hành động như vậy nên biết là người hành si. Như vậy, vì hành động là tánh mà có thể biết người ấy hành gì.

Hỏi: Tại sao mặc y cho là người hành dục?.

Đáp: Người hành dục nếu cầm áo mặc, biết tánh người ấy. Như mặc áo không thấy nhiều không rộng, vừa vặn ngay thẳng, thật khả ái, vừa mắt nhìn. Người hành sân mặc áo thì biết tánh, người ấy. Nghĩa là mặc áo vội vàng, áo không thẳng không bao thân không hoàn chỉnh mọi thứ không khả ái, không vừa mắt nhìn. Người hành si mặc áo thì biết tánh người ấy. Nghĩa là, phần nhiều rộng chẳng khắp, chẳng chánh ngay ngắn, hoàn chỉnh, mọi thứ không khả ái, không vừa mắt nhìn. Như vậy, do mặc áo mà có thể biết.

Hỏi: Thế nào vì ăn mà có thể biết?

Đáp: Người hành dục ưa thích béo ngọt, người hạnh giận dữ ưa thích thù tạc, người hành sân ưa thích chẳng định. Lại nữa, người hành dục khi ăn, tự lượng tương ưng vừa chừng, cũng biết chất ngon, không ăn nhanh vội, nếu được chút ngon thì rất vui. Người hành sân thấy món ăn, phân nhiều lấy thức ăn từng nắm đưa vào đầy miệng mà ăn, nếu được vị ngon ít quá thì nổi giận. Người hành si thấy món ăn, chẳng viên từng nắm nhỏ để ăn, không vừa ý, lấy ít để ăn thức ăn dính vành miệng, đưa nửa nắm cơm vô miệng, một nửa rơi vào mâm, loạn tâm không tư duy mà ăn. Như vậy do ăn mà có thể biết hành gì.

Hỏi: Tại sao vì sự mà có thể biết? Người hành dục quét đất, thân ngay thẳng cầm chổi quét chẳng nhanh vội, không biết đến đất cát mà có thể làm sạch sẽ. Người hành sân nếu quét đất, thì vội vã cầm chổi quét lia lịa ra hai bên hết đất cát, tiếng chổi gấp gáp dù sạch nhưng không đều hết. Người hành si nếu quét đất, thư thả cầm chổi quét, lần lượt xem đến hết chỗ này đến chỗ khác mà cũng chẳng sạch đều. Nhu vậy, giặt dũ, nhuộm may vá v.v… cũng như vậy. Đối với tất cả sự việc, mà tạo tác quan bình chẳng giữ tâm, đó là người hành dục. Đối với tát cả sự việc mà tạo tác chẳng quân bình, chẳng giữ tâm, đó là người hành sân. Người hành si tâm rối loạn tạo tác nhiều mà chẳng thành. Như vậy cho nên do sự mà có thể biết.

Hỏi: Thế nào vì nằm ngồi mà có thể biết?

Đáp: Người hành dục ngủ chẳng nhanh vội, trước lúc ngủ sắp đặt nơi ngủ khiến trên dưới đều ngay ngắn bình đẳng, an ổn đặt thân co tay ngủ, nửa đêm có ai kêu liền dậy ngay, như họ có điều nghi, liền đáp. Người hành sân nếu ngủ thì vội nhanh, tùy chỗ được yên đặt thân, mặt mắt buồn rười rượi, nửa đêm nếu có ai kêu liền dậy trả lời với sự giận dỗi. Người si nếu ngủ, thì nằm nơi không ngay ngắn trên dưới, buông tay chân úp thân mà nằm, nửa đêm nếu có người gọi, miệng ậm ừ hồi lâu mới đáp. Như vậy cho nên do ngủ mà có thể biết.

Hỏi: Hành gì pháp gì thọ dụng y phục, khất thực, ngồi nằm đi ở?.

Đáp: Người hành dục mặc y thô mà không phải màu xấu đáng ghét, là áo của họ đang mặc. Người hành sân mặc áo tinh tế áo sạch sẽ sắc kém đáng yêu, họ mặc như vậy. Người hành si mặc y ai cho sao mặc vậy. Người hành dục khất thực thô, chẳng sạch sẽ, không biết vị ngon, ít khất thực. Người hành sân khất thực ưa béo ngon sạch sẽ, mùi vị thơm ngon được toại ý. Người hành si khất thực tùy được bao nhiêu cũng đủ. Người hành dục nằm ngồi nơi bóng cây bờ nước, nơi xa xóm làng nơi chưa thành chùa, không có ngọa cụ thì ngủ ngồi như vậy. Người hành sân ngồi nằm dưới bóng cây cạnh bờ nước, hoặc kiếm nơi bằng phẳng, nơi có chùa, ngọa cụ đã có, nơi nằm ngồi đầy đủ cả. Người hành si nương thầy thân gần thầy mà ở. Người hành dục đi ở nơi ăn uống cơm nước thô thiển, nếu vào xóm làng theo hướng mặt trời mà đi, nơi người ác ở, vẫn đi qua. Người hạnh hành giận dữ thì việc ăn uống cơm nước đầy đủ, coi chừng giờ giấc vào làng cho mau, phần nhiều tin tưởng đi tới chỗ đông người ở. Họ đi vào đó. Người hành si ở đâu cũng được. Người hành dục sống với oai nghi phần nhiều hành cước (đi đâu đó). Người hành sân dựa vào ngồi nằm. Người hành si chỗ đi, ở phân tán vô định. Người hành dục là dựa vào cảnh giới đáng yêu làm tin. Người hành sân dựa vào cảnh giới chẳng đáng yêu làm tin. Người hành si chẳng quán xét làm nhân. Dục như đầy tớ, giận dữ như ông chủ, si như chất độc. Tham thì lỗi lầm ít nên đoạn không nhiễm, giận dữ thì lỗi lầm lớn, nên khiến không nhiễm. Si thì lỗi lầm lớn, nên đoạn, không nhiễm, người hành dục ưa sắc. Người hành sân ưa cãi vã, người hành si ưa biếng lười.

Phẩm 7: PHÂN BIỆT HÀNH XỨ

Khi ấy y chỉ sư quán xét việc mà đệ tử đã làm mới, trao cho ba mươi tám hạnh. Lại phải chỉ dạy khiến hai hạnh tương ưng.

Hỏi: Những gì là ba mươi tám hành xứ?. (Ba mươi tám lĩnh vực thực hành)

Đáp: Đó là mười Nhất thiết nhập: địa, thủy, hỏa, phong, xanh, vàng, đỏ, trắng, Không xứ, và Thức xứ. Lại có mười tưởng bất tịnh (là nghĩ đến mười điều không sạch): nghĩ đến thây ma sình trướng, nghĩ đến xanh bầm, nghĩ đến thối rữa, nghĩ đến ném bỏ ở bãi tha ma, nghĩ đến chim thú gặm ăn, nghĩ đến thân thịt vung vãi, nghĩ đến bị chặt chẻ phân lìa rải rác, nghĩ đến máu đỏ nhuộm thấm, nghĩ đến trùng rúc, nghĩ đến xương trơ trụi. Lại có mười niệm (nghĩ đến) là: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm Thiên, niệm chết, niệm thân, niệm đếm hơi thở, niệm tịch tịch. Lại có bốn vô lượng tâm: Từ bi hỷ xả, quán bốn đại tưởng thực bất tịnh, vô sở hữu xứ, phi phi tưởng xứ, đó là ba mươi tám hành xứ. Ba mươi tám hành xứ này, do chín hành nên biết là tối thắng:

  1. Do thiền
  2. Do chánh vượt
  3. Do tăng trưởng
  4. Do duyên
  5. Do sự
  6. Do thắng
  7. Do địa
  8. Do thủ
  9. Do nhân.

Hỏi: Thiền là gì?

Đáp: Đó là mười hành xứ thành hạnh ngoài thiền. Lại có mười một hành xứ thành tựu Sơ thiền. Lại có ba hành xứ thành tựu ba thiền. Lại có một hành xứ thành tựu Tứ thiền. Lại có chín hành xứ thành tựu Tứ thiền ngũ thiền. Lại có bốn hành xứ thành tựu bốn thiền vô sắc.

Hỏi: Mười hành xứ thành tựu hạnh ngoài thiền là gì?

Đáp: Trừ đếm hơi thở và quán thân, còn lại tám niệm và quán bốn đại tưởng thực bất tịnh, đó gọi là mười hạnh ngoài. Hỏi: Mười một hành xứ thuộc Sơ thiền là gì?

Đáp: Mười tưởng bất tịnh và quán thân, đó gọi là thuộc vào Sơ thiền.

Hỏi: Ba hành xứ nào thuộc ba thiền?

Đáp: Đó là từ bi hỷ.

Hỏi: Một hành xứ nào thuộc Tứ thiền?

Đáp: Đó là xả.

Hỏi: Chín hành xứ nào thuộc Tứ thiền Ngũ thiền?

Đáp: Trừ Không Nhất thiết nhập, Thức Nhất thiết nhập, ngoài ra còn tám Nhất thiết nhập và niệm đếm hơi thở.

Hỏi: Bốn hành xứ nào thuộc bốn vô sắc?

Đáp: Hư không Nhất thiết nhập, Thức Nhất thiết nhập, Vô sở hữu xứ, phi phi tưởng xứ, đó gọi là bốn hành. Như vậy dùng thiền có thể biết.

Hỏi: Tại sao do chánh việt?

Đáp: Hành xứ Nhập thành là vượt sắc. Tức là trừ Nhất thiết nhập của Vô sắc, còn lại tám Nhất thiết nhập. Ngoài ra ba mươi hành xứ không thành là vượt Sắc. Lại có ba hành xứ thành là vượt Sự, tức hai Nhất thiết nhập của Vô sắc và vô sở hữu xứ, ba mươi lăm hành xứ còn lại không thành là vượt Sự. Lại có một hành xứ thành là vượt Tưởng Thọ, đó là phi phi tưởng xứ. Ba mươi bảy hành xứ còn lại không thành là vượt Tưởng Thọ. Như vậy, do vượt mà có thể biết.

Hỏi: Tại sao do tăng trưởng?

Đáp: Mười bốn hành xứ có thể làm cho tăng trưởng, đó là mười Nhất thiết nhập và bốn tâm vô lượng. Hai mươi bốn hành xứ còn lại không thể làm cho tăng trưởng. Như vậy, do tăng trưởng mà có thể biết.

Hỏi: Thế nào là do duyên?

Đáp: Chín hành xứ là duyên thần thông. Tức trừ Nhất thiết nhập của Vô sắc, còn lại tám Nhất thiết nhập và Nhất thiết nhập của phân biệt Hư không xứ. Ba mươi hành xứ còn lại không thành duyên thần thông. Lại nữa, ba mươi bảy hành xứ thành duyên của Tỳ-bà-xá-na (chỉ), trừ phi phi tưởng xứ. Lại có một hành xứ không thành duyên Tỳbà-xá-na (Vipassanà), đó là phi phi tưởng xứ. Như vậy do duyên mà có thể biết.

Hỏi: Thế nào là do sự?

Đáp: Hai mươi mốt hành xứ là sự của phân biệt; mười hai hành xứ là sự của chân thật; năm hành xứ không phải nói là sự của phân biệt hoặc chân thật.

Hỏi: Hai mươi mốt hành xứ là sự của phân biệt là gì?

Đáp: Trừ Thức Nhất thiết nhập, còn chín Nhất thiết nhập, cùng với mười tưởng bất tịnh và niệm đếm hơi thở, niệm thân.

Hỏi: Những gì là mười hai sự của chân thật?

Đáp: Thức Nhất thiết nhập, phi phi tưởng xứ và mười hạnh ngoài thiền.

Hỏi: Tại sao năm hành xứ chẳng nên nói là sự của phân biệt là chân thật?

Đáp: Đó là bốn tâm vô lượng và vô sở hữu xứ. Lại nữa hai hành xứ lo việc bên trong và phụng sự bên trong. Lại có hai hành xứ, lo việc bên trong phụng sự bên ngoài. Lại có một hành xứ, lo việc bên ngoài phụng sự bên trong. Lại hai mươi mốt hành xứ, lo việc bên ngoài và phụng sự bên ngoài. Lại có bốn hành xứ, lo việc bên trong và phụng sự bên trong, bày sự bên ngoài. Lại có bốn hành xứ , bày lo việc bên trong và phụng sự bên ngoài, bày lo việc bên ngoài. Lại hai hành xứ, bày lo việc bên trong, bày lo việc bên ngoài, bày lo việc bên trong bày lo việc bên ngoài. Lại một hành xứ, lo việc bên trong bên ngoài và phụng sự bên trong. Lại một hành xứ, lo việc bên trong, chẳng nên nói và phụng sự bên trong phụng sự bên ngoài. Đối với hai hành xứ, lo việc bên trong và phụng sự bên trong, đó là Thức Nhất thiết nhập và Phi phi tưởng xứ. Lại hai hành xứ, lo việc bên trong và phụng sự bên ngoài, đó gọi là niệm đếm hơi thở và niệm thân. Lại một hành xứ, lo việc bên ngoài và phụng sự bên trong, đó gọi là niệm chết. Lại hai mươi mốt hành xứ, lo việc bên ngoài và phụng sự bên ngoài, đó là mười tưởng bất tịnh, bốn tâm vô lượng, bốn Sắc Nhất thiết nhập, Hư không Nhất thiết nhập, và niệm Phật niệm Tăng. Lại bốn hành xứ, lo việc bên trong và phụng sự bên ngoài, đó gọi là niệm Giới niệm Thí, quán ở bốn đại, và tưởng bất tịnh thực. Lại bốn hành xứ, bày lo việc bên trong bày lo việc bên ngoài nói sự bên ngoài, đó là bốn Sắc Nhất thiết nhập. Lại hai hành xứ bày lo việc bên trong, bày lo việc bên ngoài, bày phụng sự bên trong, bày phụng sự bên ngoài, đó gọi là niệm Pháp và niệm Tịch tịch. Lại một hành xứ, lo việc bên trong và phụng sự bên trong, đó là niệm Thiên. Lại một hành xứ lo việc bên trong, phụng sự bên trong phụng sự bên ngoài, chẳng nên nói, đó gọi là Vô sở hữu xứ. Lại hai hành xứ phụng sự quá khứ, đó là Thức Nhất thiết nhập và Phi phi tưởng xứ. Lại một hành xứ, lo việc bên trong, phụng sự bên trong phụng sự bên ngoài chẳng nên nói, đó gọi là vô sở hữu xứ. Lại hai hành xứ, phụng sự quá khứ, đó gọi là Thức Nhất thiết nhập, và Phi phi tưởng xứ. Lại một hành xứ phụng sự vị lai, đó là nghĩ về sự chết. Lại một hành xứ, ở phụng sự hiện tại, là niệm Thiên. Lại sáu hành xứ, bày phụng sự quá khứ, bày phụng sự vị lai, bày phụng sự hiện tại, đó là niệm Phật, niệm Tăng niệm Giới niệm Thí và quán bốn đại, tưởng bất tịnh thực. Lại hai hành xứ, bày phụng sự quá khứ, bày phụng sự hiện tại, bày chẳng nên nói, quá khứ và vị lai, đó gọi là niệm Pháp và niệm Tịch tịch. Lại hai mươi sáu hành xứ chẳng nên nói phụng sự ba đời, đó là chín Nhất thiết nhập, mười tưởng bất tịnh, bốn tâm vô lượng, và niệm đếm hơi thở, niệm thân, vô sở hữu xứ. Lại bốn hành xứ động sự, đó là Hỏa Nhất thiết nhập, Phong Nhất thiết nhập, và tưởng trùng rúc, niệm đếm hơi thở, xứ đó thì động, tướng đó chẳng động, còn lại ba mươi bốn sự chẳng động. Như vậy, do sự mà có thể biết.

Hỏi: Thế nào là do thắng?

Đáp: Tám Nhất thiết nhập, bốn định vô sắc, đó gọi là sự chân thật thù thắng, vì tám Nhất thiết nhập gọi là định thù thắng, Thiền thứ tư kia đắc cảnh địa thù thắng. Bốn định vô sắc là thành tựu thù thắng. Mười tưởng bất tịnh và tưởng thực bất tịnh, gọi là tưởng nghĩ thù thắng. Vì sắc vì hình, vì không vì phương vì phân biệt vì hòa hợp, vì chấp trước vậy, vì sự tưởng bất tịnh, vì mười niệm xứ, cho nên gọi là niệm thù thắng. Vì vi tế, vì tùy niệm, vì bốn vô lượng tâm do không có lỗi là thù thắng. Vì thọ làm lợi ích cho nên quán bốn đại, đó gọi là tuệ thù thắng; vì chấp trước rỗng Không. Như vậy do thù thắng mà có thể biết.

Hỏi: Tại sao do địa?

Đáp: Mười hai hành xứ, không sinh trên trời, đó là mười bất tịnh và niệm thân tưởng thực bất tịnh. Lại mười ba hành xứ không sinh ở Sắc hữu, mười hai hành đầu tiên và niệm đếm hơi thở không sinh Sắc hữu. Trừ bốn xứ Vô sắc, các hành xứ còn lại không sinh ở Vô sắc hữu. Như vậy, do cảnh địa mà có thể biết.

Hỏi: Tại sao do giữ lấy (thủ)?

Đáp: Đó là mười bảy hành xứ, vì thấy nên giữ lấy tướng, trừ Phong Nhất thiết nhập và vô sắc Nhất thiết nhập, còn bảy Nhất thiết nhập, và mười tưởng bất tịnh. Lại một hành xứ, do xúc nên giữ lấy tướng, đó là niệm đếm hơi thở. Lại một hành xứ, hoặc do thấy hoặc do xúc nên giữ lấy, đó là Phong Nhất thiết nhập, còn mười chín hành xứ, do văn (nghe) phân biệt nên giữ lấy. Lại năm hành xứ, người mới tọa thiền không nên tu hành đó là bốn vô sắc và xả, ba mươi ba hành xứ còn lại người mới học thiền nên giữ lấy. Như vậy do bám lấy giữ lấy mà có thể biết.

Hỏi: Tại sao do người?

Đáp: Người hành dục thì bốn vô lượng tâm chẳng nên tu hành, vì tướng tịnh vậy. Tại sao? Người hành dục nảy ý tưởng tịnh, không phải điều họ làm. Như người bệnh đàm, phần nhiều ăn chất béo ngon, là điều không nên. Người hành sân, chẳng nên tu hành mười tưởng bất tịnh, vì họ nghĩ đến giận dữ, nên nảy ý giận dữ không phải điều mà họ làm được. Như người bệnh bịnh đàm, cho họ ăn uống đồ nóng sôi là không nên. Người hành si chưa tăng trưởng trí tuệ, chẳng nên khiến khởi tu hành, lìa phương tiện. Vì nếu lìa phương tiện thì tinh tấn đó không kết quả, như người cưỡi voi không móc câu. Người hành dục nên tu tưởng bất tịnh và quán thân, pháp đó đối trị dục. Người hành sân, nên tu bốn tâm vô lượng, vì nó đối trị sân, hoặc phải tu Sắc Nhất thiết nhập theo đuổi tâm vậy. Người hành tín phải tu sáu niệm xứ, niệm Phật là tín định đầu tiên. Người hành ý phải tu quán bốn đại, đối với tưởng thực bất tịnh, niệm chết niệm tịch tịch sâu dày vậy. Lại nữa người hành ý đối với tất cả hành xứ không ngại gì cả. Người hành giác (nhận biết) phải tu niệm đếm hơi thở để quyết đoán nhận biết. Người hành si dùng lời hỏi pháp, dùng thời nghe pháp, dùng cung kính pháp, cùng thầy chung ở, giúp trí tăng trưởng.

Ba mươi tám hành này tùy sự ưa thích, nên phải tu nghĩ về cái chết, và quán bốn đại tối thắng. Lại nói đối với phân biệt hành xứ ngã kiến thì quán này cao vượt, sáu hạng người, sáu sự phân biệt rút gọn thành ba.

Hỏi: Nếu vậy ở sự khởi đầu có trở ngại gì chăng?

Đáp: Hai người hành dục, đó là độn căn và lợi căn. Người hành dục độn căn tu quán bất tịnh, là đối trị dục, là điều phải dạy cho họ làm, tu được trừ dục. Người hành dục lợi căn, mới đầu tín tăng trưởng, phải tu niệm xứ, là điều phải dạy cho họ làm, tu được trừ dục. Hai người hành sân, đó là độn căn và lợi căn. Người hạnh giận dữ độn căn tu bốn vô lượng, để đối trị giận dữ, là điều phải dạy cho họ làm, tu được trừ sân. Người hành sân lợi căn, dùng trí tăng trưởng, tu hạnh thắng xứ, là điều dạy cho họ làm tu được trừ sân. Hai người hành si đó là không căn và độn căn. Người hành si không căn không nên dạy tu hành xứ, người hành si độn căn, vì trừ giác nên dạy tu niệm đếm hơi thở. Như vậy rút gọn chỉ thành ba hạng người, không trở ngại gì. Bởi thế Pháp Nhất thiết pháp nhập và đếm hơi thở vì “không” tăng trưởng, nên không trở ngại thành tựu tất cả hành. Nếu đã được công đức thù thắng thì tất cả hành đều là thù thắng. Cho nên thành tựu không trở ngại gì cả.