LUẬN GIẢI THOÁT ĐẠO
Tác giả: A-la-hán Ưu Ba Để Sa. (Đại Quang)
Hán dịch: Đời Lương, đại sư Tăng Già-bà-la, người Phù Nam
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 8

Phẩm 8: HÀNH MÔN (Phần Năm)

Hỏi: Từ là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, khởi gì công đức gì? Tu hành thế nào?

Đáp: Như cha mẹ chỉ có một đứa con, bởi tình yêu thương nên thấy con là khởi lòng từ, khởi tâm làm lợi ích. Như vậy đối với tất cả chúng sinh, khởi tâm từ, tâm tạo lợi ích, đây gọi là từ, Tu tự an nó trú chẳng loạn, đây gọi là tu, làm cho phát khởi lợi ích là tướng, ái niệm là vị, không giận tức là khởi, Nếu tu hành từ, thì thành tựu được mười một công đức: ngủ an, tỉnh thức an, chẳng thấy ác mộng, được người ái niệm, được phi nhơn ái niệm, chư thiên bảo vệ, lửa độc, dao gậy không hại đến thân, khiến tâm được định nhanh chóng, sắc diện, dáng vẻ vui tươi, mạng chung chẳng loạn, như chưa đắc pháp thù thắng thì sinh ở Phạm thế. Thế nào là tu hành? Mới đầu, người tọa thiền vui thích tu hành từ. Đầu tiên quán lỗi lầm của giận tức và công đức nhẫn nhục. Tâm nên thọ trì hạnh nhẫn nhục. Tại sao phải quán lỗi lầm của giận tức? Như người mới khởi giận dữ, đã thiêu đốt từ tâm, khiến tâm vẩn đục, từ đó tăng trưởng mặt mày nhăn nhó, từ đó tăng trưởng, miệng nói lời ác, từ đó tăng trưởng nhìn dáo dác bốn phía, từ đó tăng trưởng tay nắm dao gậy, từ đó tăng trưởng giận điên hộc máu, từ đó tăng trưởng quăng ném của cải, từ đó tăng trưởng đập phá các vật, từ đó tăng trưởng giết hại kẻ khác hoặc tự giết mình. Lại nữa, nếu người luôn hận tức thì hoặc giết cha mẹ, hoặc giết A-la-hán, hoặc phá tăng, hoặc ác tâm khiến thân Phật ra máu, gây ra các sự đáng sợ như vậy: phải quán như vậy. Lại nữa, phải quán như vậy. Ta mệnh danh là Thanh văn nếu chẳng đoạn phẫn hận, thì thật đáng xấu hổ. Ta nên nhớ thí dụ về cái cưa, mà trong Tu-đa-la đã nói. Ta nên ưa thích thiện pháp. Nếu ta làm cho phẫn hận tăng trưởng trở thành đáng ghét, thì giống như người ưa thích tắm, trở lại vào nơi bất tịnh. Ta vốn tự học rộng nếu chưa hàng phục phẫn hận, thì bị người ruồng bỏ, tệ bạc, như thầy thuốc trở lại tự mắc bịnh dịch tả. Ta vốn được đời mến quý, nếu ta không trừ phẫn hận, thì người ruồng bỏ, tệ bạc, như cái bình được vẽ đẹp, bên trong đựng đầy bất tịnh mà chẳng bịt đậy. Nếu người có trí tuệ mà còn khởi phẫn hận, thì như người cố ăn tạp độc. Tại sao? Vì theo phẫn hận này là theo thứ đáng ruồng bỏ, tệ bạc nhất, gây thành quả báo khổ. Ví như người bị rắn độc cắn, tự có thuốc giải độc mà chẳng chịu uống, người kia có thể nhận biết khổ vui, mà không thích cái vui. Như vậy, Tỳ-kheo nếu phẫn hận khởi, mà không hàng phục nhanh thì Tỳ-kheo đó có thể biết vui, khổ nhưng không ưa thích cái vui. Tại sao? Vì phẫn hận nầy rất đáng sợ. Lại nữa, phải quán phẫn hận, vì người phẫn hận được kẻ thù khen ngợi, làm bạn thân hổ thẹn, tuy có đức dày lại bị khinh rẽ, vốn được quý trọng, ngược lại thành khi dể. Hoặc đã được tiếng tăm vang vọng, thì đều bị chế nhạo phá hủy, hoặc cầu vui thành khổ, hoặc không động trở thành làm cho động, như có mắt thành mù, như thông minh thành không trí; phải quán lỗi lầm phẫn hận như vậy. Thế nào là quán công đức của phẫn nhục? Đáp: Nhẫn nhục là sức mạnh, là áo giáp có thể bảo hộ thân, có thể trừ phẫn hận, là điều được xưng tụng, người trí khen ngợi, là vui khiến chẳng thối, là gìn giữ khiến giữ tất cả đầy đủ, là hiểu rõ khiến quán các nghĩa, là tốt lành vì biết hổ thẹn. Lại nữa, phải quán: ta đã xuống tóc, thì chỉ nên nhẫn nhục, đó là điều ta vốn thọ nhận. Ta đã nhận quốc thí, thì nên dùng tâm nhẫn nhục khiến thí chủ kia có quả báo lớn. Ta vốn mang hình dáng sắc phục của Thánh, ta nhẫn nhục đây chính là làm hạnh Thánh. Ta có giận dữ thì làm cho hết giận dữ. Ta mệnh danh là Thanh văn thì làm cho thật đúng tên gọi Thanh văn; đàn việt kia kia thí cho ta vật tạp, thì ta dùng nhẫn nhục này khiến thí chủ kia được quả báo lớn. Ta có lòng tin, nhẫn nhục đây là nơi ta tin. Ta có trí tuệ, nhẫn nhục đây là nơi trí tuệ. Ta có phẫn hận độc, nhẫn nhục nầy là thuốc ta trừ độc. Quán lỗi lầm phẫn hận và công đức nhẫn nhục như vậy, khiến tâm thọ trì. Ta phải hướng đến hành nhẫn nhục, người có hung dữ, mắng chữi, ta hãy nhẫn nhục, ta phải mềm dịu không kiêu mạn. Như vậy, người tọa thiền hướng đến vui nhẫn nhục, làm tự lợi ích, sống với vắng lặng, không loạn tâm, bắt đầu từ thân cho đến khiến cho sung mãn. Ta lại ưa thích cái vui, tâm không chịu khổ, thì làm thế nào ta không có kẻ thù, không có giận dữ? Vui lìa các phiền não thành tựu tất cả công đức. Người tọa thiền kia chế phục tâm đó, làm tâm mềm dịu, làm tâm có thể thọ trì, nếu tâm thành mềm dịu có thể thọ trì sự, thì từ đây nên tu hành Từ, đối với tất cả chúng sinh, như đối với chính thân ta. Nếu người tọa thiền tu hạnh Từ, đối với tất cả chúng sinh, từ đầu không khả năng tu Từ, thì nên đối với kẻ thù, người ác người không công đức, người chết mà khởi tâm Từ. Người tọa thiền được người quý trọng nên vì đó khởi hổ thẹn, không vì người khinh rẽ, không vì người đối xử bình thường mà vì tạo lợi ích nên khởi từ, đối với chúng sinh không khởi tật đố, chẳng giận dữ. Đó chính là chỗ người kia bắt đầu đang tu tâm, bắt đầu đang nghĩ về công đức lợi ích, công đức quý trọng đó. Như vậy là vì tánh mà thành tựu, vì tiếng tăm khen ngợi mà thành tựu, vì văn (nghe) mà thành tựu, vì giới mà thành tựu, vì định mà thành tựu, vì tuệ mà thành tựu, ta được quý trọng. Như vậy dùng thí, dùng ái ngữ, dùng lợi ích dùng đồng sự thành tựu chính là việc làm lợi ích của ta. Như vậy, luôn nghĩ về công đức đã quí trọng và công đức lợi ích, khiến khởi ý tưởng tôn trọng và tưởng bạn thân, thì mọi hành xử của người kia là đang tu hành Từ, đang làm lợi ích, tâm thường giác quán. Nguyện không oán tâm, nguyện không giận dữ, thành tựu với an lạc, nguyện lìa tất cả ồn náo, nguyện thành tựu tất cả công đức, nguyện được thiện lợi, nguyện có tiếng tăm khen ngợi, nguyện có tín, nguyện có lạc, nguyện có giới, nguyện có văn tuệ, nguyện có thí, nguyện có tuệ, nguyện được ngủ an, nguyện được tỉnh thức an, nguyện chẳng thấy chiêm bao ác, nguyện được ai nấy yêu kính, nguyện được phi nhân ái kính, nguyện được chư thiên bảo vệ, nguyện lửa độc dao gậy v.v… chẳng hại thân, nguyện mau được định tâm, nguyện sắc mặt tươi vui, nguyện sinh vùng giữa nước, nguyện gặp người thiện, nguyện tự thân đầy đủ, nguyện không bệnh tật, nguyện được trường thọ, nguyện luôn được an lạc. Lại nữa, nên tư duy như vậy: đối với pháp bất thiện kia nếu chưa sinh, nguyện khiến không sinh; nếu đã sinh, nguyện khiến diệt đoạn. Đối với thiện pháp kia chưa sinh, nguyện sinh; nếu đã sinh nguyện tăng trưởng. Lại nữa, đối với pháp chẳng ái niệm kia nguyện chẳng sinh, nếu đã sinh nguyện diệt. Đối với pháp được ái niệm kia chưa sinh, thì nhờ tâm từ kia được tin. Người tọa thiền kia, dùng tín tự tại nắm giữ tâm, vì nắm giữ tự tại khiến niệm an trú, vì niệm tự tại, vì nắm giữ tự tại, vì tín tự tại nên thành tựu chẳng loạn tâm. Người kia hiện biết chẳng loạn, dùng môn này, dùng hành này, đối với người kia tu tâm từ, tu rồi tu nhiều. Người tọa thiền kia hiện biết chẳng loạn, dùng môn này, dùng hành này, ở người kia tu rồi, tu tâm nhiều, dùng tâm mềm dịu thọ trì tâm. Lại lần lượt đối với người trong loại yêu thương mà tu tưởng Từ. Tu rồi, lần lượt đối với người trong loại không thương không oán mà tu tưởng Từ. Tu rồi, lần lượt đối với loại kẻ thù nên tu tưởng Từ. Như vậy, đối với tất cả chúng sinh giống như đối với tự thân, khiến đầy đủ sự phân biệt. Nếu tu hành Từ như vậy, mà đối với người không thnâ, không oán (trung) không thể hiện hành tâm từ, hoặc người tọa thiền tạm thời có lúc không khởi tâm Từ, thì phải sinh tâm chán ghét lỗi lầm nơi bản thân: là ta chẳng tốt, chẳng đáng yêu. Ta ưa thích được thiện pháp, tín tâm xuất gia, Ta lại nói vì ta nương Đại sự nên làm lợi ích chúng sinh, khởi đại từ bi, thế mà đối với người không thân không oán kia lại không khởi tâm từ, huống gì đối với kẻ thù! Nhàm chán như vậy, mà giận dữ chẳng diệt, thì người tọa thiền kia chẳng nên tinh tấn tu hành tâm từ nữa, mà phải dùng các phương tiện khác để tu hành, vì diệt trừ tâm giận tức của họ.

Hỏi: Phương tiện trừ giận dữ là gì?

Đáp: Nên sinh khởi sự bao dung đối với mọi người nên suy nghĩ về ân, công đức của họ, là việc tạo nghiệp, của mình, cởi bỏ mọi oan trái, là thân tộc, và tội lỗi tự thân, chẳng nên tác ý, mà phải nghĩ về tự tánh của các căn, khổ hiện tại của tự thân niệm niệm diệt mất, hòa hợp, nên phải quán “không”, nên nhiếp thọ, Người kia tuy đang sinh giận dữ, nhưng nếu có sự cầu xin, thì tùy nghi ban cho, hoặc người kia có vật bố thí, cũng tùy nghi lấy cho, thường cùng nói lời tốt đẹp, mọi việc làm của họ cũng phải tùy thuận theo. Như vậy mà nhiếp thọ, nhờ nơi họ nên giận tức trở thành diệt mất. Đối với công đức: nếu thấy công đức của họ đúng là công đức thì phải tư duy, cũng chẳng vì không phải công đức, mà chẳng tư duy. Ví như nước có cỏ, trừ cỏ lấy nước. Nếu kẻ kia không có công đức, thì nên khởi tâm Từ: người này không có công đức, sẽ hướng đến cõi ác. Ân là phải suy nghĩ về ân của họ. Nghĩa là người tạ việc không ái kính cũng khiến cho khởi sự biết ân đối với họ hoặc đã không có kính, thì nên tạo công đức. Lại nữa, đã khiến cho diệt bất thiện tức là cõi thiện, thì thù kia trở thành ân có thể biết. Việc làm của nghiệp bản thân. Nghĩa là ác pháp mà người kia đã làm, điều người ấy giận, ta nên quán xét ác nghiệp của họ. Cởi bỏ oan trái. Nghĩa là nếu người ta mắngchửi, hại mình, là ác nghiệp bắt đầu, thì phải cởi bỏ oan trái với họ. Nay ta làm chứng, dùng quán nên hoan hỷ, Thân tộc là, chúng sinh sinh tử tương tục đều là thân tộc của ta. Đã nhớ nghĩ, thì nên khiến khởi sinh tử tưởng thân tộc. Tội lỗi của bản thân: là tự thân tạo ra tướng ngã, sự giận dữ ấy từ ngã sinh, nó chẳng phải công đức. Ngã trở thành tướng, khiến khởi chấp tướng tội lỗi của mình. Không nên tác ý là, không có tướng giận dữ. Không nên tác ý, giống như người chẳng ưa thích thấy sắc mà nhắm mắt. Khổ là vì chính mình, chứ khổ không có chướng ngại, nên khiến khởi tướng như vậy. Tại sao? Như người ngu si, vì lòng Từ không đúng, nhớ nghĩ tự gây khổ, do tâm bị khổ hiện như vậy có thể biết, đối với kẻ thù thì nên từ bỏ xa lìa sự thù ghét, khiến không thấy không nghe, nên trụ vào các căn. Tự tánh là nắm giữ cảnh giới khả ái và không khả ái, Tự tánh các căn đối với sân nhuế này của ta là do nhớ nghĩ bất chánh, phải quán như vậy. Niệm diệt là, vì nó sinh khổ, nó bị khổ. Tất cả pháp nầy ở một sát-na tâm được diệt, Tại sao ta và họ chẳng phải chỗ giận tức mà ta lại đang giận tức. Phải quán như vậy. Hòa hợp là trong ngoài chẳng một phần hòa hợp nên sinh khổ, ta đối với một phần, không chịu để tâm nổi giận, phải quán như vậy. “Không” là, người đó làm khổ, người đó chịu kho. Trong đệ nhất nghĩa không thể chấp có được, đều là do nhân duyên của thân này sinh ra, vốn không chúng sinh, không ngã, tụ họp cảnh giới, tụ họp cỏ cây v.v… phải quán như vậy. Cho nên, Đức Thế Tôn nói kệ tụng rằng:

Trú ở trong thôn rừng.
Mọi cảm xúc vui khổ
Không do tự, tha quấy
Mà do phiền não gây
Nếu tâm không phiền não
Sao có xúc thô, tế?

Người tọa thiền kia, như vậy đã hiểu rõ phương tiện diệt trừ giận tức, nên đối với bạn thân, người oán, kẻ không thân, không oán của mình, đã phân biệt rõ, đã được tự tại, tâm lần lượt nẩy sinh tưởng Từ, phải tu thuận theo trú xứ chủng loại. Như thuận theo tỳ kheo nên tu, thuận theo Tăng chúng trụ xứ nên tu, thuận theo chư Thiên ở trụ xứ của mình nên tu, thuận theo chúng sinh của trụ xứ mình nên tu, cho đến thôn xóm ngoài chỗ mình ở. Như vậy từ thôn nầy đến thôn kia, từ nước đến nước thuận theo đó phải tu một phương. Người tọa thiền kia dùng tâm từ đã khiến tràn đầy một phương, tiếp đến hai phương ba phương bốn phương bốn góc, trên, dưới, đối với tất cả chúng sinh từ bi, tất cả thế gian dùng từ tâm rất lớn vô lượng, làm cho tràn đầy sự không thù hận không giận dữ. Người tọa thiền tu hạnh Từ như vậy, là dùng ba thứ khiến cho an thiền: dùng tổng nhiếp chúng sinh, dùng tổng nhiếp thôn ruộng, dùng tổng nhiếp phương. Vì một chúng sinh khiến cho an Từ thiền, như vậy, hai, ba chúng sinh cho đến số nhiều. Đối với một thôn, khiến an Từ thiền, cho đến nhiều thôn. Ở một phương khiến một chúng sinh an từ thiền. Như vậy, cho đến bốn phương. Do đó, nếu tu hạnh Từ đối với một chúng sinh thì nếu chúng sinh đó chết, sự đó thành mất. Vì sự mất đó nên chẳng thể khởi Từ, do đó phải tu tâm Từ rộng rãi, cho đến thực hành rộng rãi. Khi ấy mới thành tu hành mầu nhiệm, thành quả lớn, thành công đức lớn.

Hỏi: Từ là, căn gì, khởi gì, đầy đủ gì, chẳng phải đầy đủ gì, sự gì?

Đáp: Chẳng tham là căn, chẳng giận dữ là căn, chẳng si là căn, dục là căn, chánh tác ý là căn. Khởi chính là căn đó làm cho khởi. Đầy đủ là: nếu từ thành tựu, thì giết trừ giận dữ, trừ ái bất thiện, khiến nghiệp thân khẩu ý thanh tịnh, đây gọi là đầy đủ. Không phải đầy đủ gì là, vì hai nguyên nhân mà mất lòng từ, do bè bạn mình sinh oán, vì ái bất thiện, vì đối trị sinh oán, vì khởi giận dữ, đây gọi là không phải đầy đủ. Sự gì? Chúng sinh là sự.

Hỏi: Chẳng như vậy. Trong đệ nhất nghĩa, không thể chấp có chúng sinh, tại sao nói chúng sinh là sự?

Đáp: Dựa vào căn, chủng ở thế gian tạm nói chúng sinh. Bấy giờ, hàng Đại Bồ-tát tu hạnh từ lưu chuyển ở tất cả chúng sinh, khắp đầy đủ mười Ba-la-mật.

Hỏi: Tại sao vậy?

Đáp: Vì Đại Bồ-tát, đối với tất cả chúng sinh hành từ, duyên tạo lợi ích thành thâu gồm, tiếp nhận chúng sinh, bố thí điều vô úy. Như vậy là để viên mãn Đàn-Ba-la-mật. Vị Đại Bồ-tát, đối với tất cả chúng sinh, hành từ dựa vào việc tạo lợi ích cho tất cả chúng sinh để thành tựu không hại, không mất tác dụng của pháp, như cha đối với con. Như vậy là để viên mãn Giới Ba-la-mật. Đại Bồ-tát đối với tất cả chúng sinh hành từ, dựa vào việc tạo lợi ích cho tất cả chúng sinh, để thành tựu ý không tham, xa lìa phi lợi ích, hướng đến thiền, hướng đến xuất gia. Như vậy, là để viên mãn Xuất Ba-la-mật. Đại Bồ-tát đối với tất cả chúng sinh hành từ, dựa vào việc tạo lợi ích cho tất cả chúng sinh, để thành tựu nhiều tư duy lợi ích, chẳng phải lợi ích, như nghĩa mà nói phương tiện rõ ràng, để trừ ác, được thiện. Như vậy, là để viên mãn Bát nhã Ba-lamật. Đại Bồ-tát đối với tất cả chúng sinh hành từ, dựa vào việc giữ lấy lợi ích chẳng xả tinh tấn, bền bỉ tinh tấn tương ưng, mọi lúc. Như vậy, là để viên mãn Tinh tấn Ba-la-mật. Đại Bồ-tát hành từ, đối với tất cả chúng sinh, dựa vào việc tạo lợi ích cho chúng sinh kia, với lời ác mắng rủa, để thành tựu nhẫn nhục chẳng phẩn hận. Như vậy, là để viên mãn Nhẫn nhục Ba-la-mật. Đại Bồ-tát đối với tất cả chúng sinh hành từ, dựa vào việc tạo lợi ích cho tất cả chúng sinh, mà nói lời chân thật, an trú và thọ trì chân thật. Như vậy, là để viên mãn Thật đế Ba-la-mật. Đại Bồ-tát hành từ đối với tất cả chúng sinh, dựa vào việc tạo lợi ích cho tất cả chúng sinh, mà cho đến mất mạng, thề không buông bỏ, nguyện để thành tựu bền chắc thọ trì thệ nguyện. Như vậy, là để viên mãn Thọ trì Ba-la-mật. Đại Bồ-tát đối với tất cả chúng sinh dùng tự tướng làm lợi ích, là để viên mãn Từ Ba-la-mật. Đại Bồ-tát đối với tất cả chúng sinh tu từ, đối với bạn thân, người không thân, không oán, kẻ thù, tâm đều bình đẳng, xa lìa sự yêu thương, giận dữ. Như vậy, là để viên mãn Xả Ba-la-mật. Đại Bồ-tát hành từ như vậy, là để thành tựu viên mãn mười Ba-la-mật; nói rõ ra là tu từ viên mãn bốn thọ trì. Bấy giờ, Đại Bồ-tát tu từ đã đủ mười Ba-la-mật thì trở thành làm cho viên mãn bốn thọ trì: Đó là Đế thọ trì, thí thọ trì, Tịch tịch thọ trì, Tuệ thọ trì. Do đó Đế Ba-la-mật Thọ trì Ba-la-mật, Tinh tấn Ba-la-mật, làm cho viên mãn Đế Ba-la-mật. Thí Ba-la-mật, Giới Ba-la-mật, Xuất Ba-la-mật, làm cho viên mãn Thí thọ trì. Nhẫn nhục Ba-la-mật, Từ Ba-la-mật, Xả Ba-la-mật, làm cho viên mãn Tịch tịch thọ trì. Tuệ Ba-la-mật, làm cho viên mãn Tuệ thọ trì. Như vậy, Đại Bồ-tát đã tu từ đầy khắp. Viên mãn mười Ba-la-mật, làm cho viên mãn bốn thọ trì, làm cho viên mãn hai pháp: Xa-ma-tha, Tỳbà-xá-na. Tức Đế thọ trì, Thí thọ trì, Tịch tịch thọ trì, làm cho viên mãn Xa-ma-tha. Tuệ thọ trì làm cho viên mãn Tỳ-bà-xá-na. Đã viên mãn Xa-ma-tha, tức làm cho viên mãn tất cả thiền giải thoát định chánh thọ, khiến khởi định song biến và định Đại Bi. Đã viên mãn Tỳ-bà-xá-na thì làm cho viên mãn tất cả thần thông, Biện tài lực, vô úy, đã viên mãn rồi lại làm cho khởi tự nhiên trí Nhất thiết trí. Vị Đại Bồ-tát tu hành Từ như vậy, lần lượt làm cho viên mãn Phật địa (từ đã xong).

Hỏi: Bi là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, khởi gì, công đức gì? Tu thế nào?

Đáp: Như cha mẹ chỉ có một người con, nó được yêu mến, thấy con bị khổ, cha mẹ sinh khổ não : “Khổ thay như vậy” ! Đối với tất cả chúng sinh khởi tâm thương xót, đây gọi là bi, Tâm bi an trú chẳng loạn, gọi là tu; chẳng hiện hữu việc chẳng lợi ích là tướng; lạc là vị; chẳng hại là khởi; cùng với công đức của Từ. Tu thế nào? Mới đầu, người tọa thiền vào nơi vắng lặng ngồi nhiếp tất cả tâm, vì chẳng loạn tâm nên thấy chúng sinh bị bệnh bị già bị nghèo, hoặc thấy hoặc nghe, tác ý như vậy: chúng sinh kia bị khổ. Dùng phương tiện gì để trừ được giải thoát khỏi khổ? Lại nữa, hoặc thấy họ điên đảo, bị phiền não trói buộc vào vô minh, hoặc người có công đức mà không tu học, hoặc thấy hoặc nghe, tác ý như vậy, chúng sinh bị khổ phải sinh cõi ác. Dùng phương tiện gì để được giải thoát khởi khổ? Lại nữa, hoặc thấy pháp bất thiện tương ưng, pháp thiện không tương ưng, pháp chẳng khả ái tương ưng, pháp khả ái không tương ưng, hoặc thấy hoặc nghe, tác ý như vậy: chúng sinh kia bị khổ sẽ sinh cõi ác, dùng phương tiện gì để giải thoát khổ? Người tọa thiền kia dùng môn này dùng hành này, đối với người tu hành bi kia, tâm nhiều tu hành, người tọa thiền kia dùng môn này dùng hành này đối với người kia đã tu tâm bi, đã tu nhiều tâm bi, tâm thành hòa dịu có thể thọ trì. Vị ấy lần lượt tu hành tâm bi đối với người không thân, không oán, thuận theo họ tu hành; tiếp đối với kẻ thù… ngoài ra như phần đầu đã nói rộng, cho đến đầy khắp bốn phương. Hỏi: Bi gì đầy đủ, bi gì chẳng đầy đủ?

Đáp: Nếu tâm bi thành tựu, thì trừ sát hại, không khởi ưu não, trừ ái bất thiện. Do hai nhân duyên làm mất tầm bi: vì tự thân gần sinh oán, vì ưu não hành, vì đối trị sinh giận, vì khởi khiếp sợ.

Hỏi: Khổ thì không phải ở tất cả chúng sinh đều có, không phải có mọi lúc, thì tại sao phải tu Bi với hết thảy chúng sinh?

Đáp: Chúng sinh đã bị khổ nên gắng giữ tướng khổ ấy ; đã giữ tướng khổ ấy thì thành nhân rộng đến tất cả xứ mà tu tâm bi. Lại nữa, khổ của sinh tử, tất cả chúng sinh ai cũng có, do đó thành tất cả xứ tu hành (bi đã xong).

Hỏi: Hỉ là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, khởi gì công đức gì? Tu thế nào?

Đáp: Cũng như cha mẹ chỉ có một người con, nó được thương yêu, thấy con được vui, tâm cha mẹ sinh hoan hỷ: “lành thay như vậy”! Đối với tất cả chúng sinh, tâm sinh hoan hỷ, đây gọi là hỷ, tâm hỷ an trú chẳng loạn gọi là tu; hân duyệt (vui lòng vừa ý) là tướng; không sợ là vị; trừ bỏ không vui là hỷ; công đức giống như Từ. Như thế nào là tu? Mới đầu, người tọa thiền đi vào sự vắng lặng, ngồi nhiếp tất cả tâm, chẳng loạn tâm, tánh người đó được kính trọng, thấy được an lạc, tâm sinh hoan hỷ. Hoặc thấy hoặc nghe, tác ý như vậy: “Lành thay, lành thay! Nguyện chúng sinh kia mãi được hoan hỷ”. Lại nữa, hoặc thấy pháp bất thiện chẳng tương ưng, pháp thiện tương ưng, pháp chẳng khả ái chẳng tương ưng, pháp khả ái tương ưng, hoặc thấy hoặc nghe tác ý như vậy: “Lành thay, lành thay! Nguyện chúng sinh kia mãi hoan hỷ”. Người tọa thiền kia dùng môn này, dùng hành này, đối với người tu tâm hỷ, vì tu hành nhiều. Người tọa thiền kia dùng môn này, dùng hành này, đối với người kia đã tu tâm hỷ, tu hành nhiều, thành tâm hòa dịu, có thể thọ trì. Người kia lần lượt tu hành tâm hỷ đối với người khôn oán, không thân, tiếp đến tu hành đối với kẻ thù. Ngoài ra, như phần đầu đã nói rộng, cho đến hỷ đầy bốn phương.

Hỷ gì đầy đủ, và chẳng đầy đủ? Nếu hỷ thành tựu thì trừ bỏ tâm không vui, không khởi ái bất thiện, trừ nói thêu dệt. Vì hai nhân duyên mất hỷ: Tự thân gần sinh oán thù, vì cười đùa khởi hành động, vì đối trị sinh oán thù vì không có niềm vui sinh khởi như phần đầu đã nói rộng (hỷ đã xong).

Hỏi: Xả là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, khởi gì cộng đức gì? Thề nào là tu?

Đáp: Cũng như cha mẹ đối với một người con, chẳng phải đáng nghĩ, chẳng phải chẳng đáng nghĩ, trở thành xả bỏ. Đối với người kia là thành tựu tâm ở giữa. Như vậy, đối với tất cả chúng sinh đều xả bỏ, là gìn giữ tâm trung hòa đây gọi là xả. Tâm xả bỏ an trú chẳng loạn, gọi là tu ; không có gì đắm trước là tướng; bình đẳng là vị; nhiếp phục giận, yêu là khởi; công đức giống như ở Từ.

Hỏi: Tu thế nào?

Đáp: Người tọa thiền từ đầu đã cùng tu với Từ, cùng tu với Bi, cùng tu với Hỷ, đã khởi thiền thứ ba. Người tọa thiền đã đắc thiền thứ ba, tự tại thấy lỗi lầm của Từ Bi và Hỷ, là gần với ái nhuế nên đùa vui cùng nổi lên, cùng phấn khởi hoan hỷ nổi lên. Vì đối trị lỗi lầm, nên thấy công đức của Xả. Người tọa thiền kia, đã thấy lỗi lầm Từ, Bi và Hỷ, đã thấy công đức của Xả như vậy thì đầu tiên, đối với người chẳng khởi niệm khả ái, cũng chẳng phải không khởi niệm khả ái, àm cùng khởi niệm xả bỏ hiện khởi, khắp đầy trong tâm, làm cho tăng trưởng. Đã tu tâm xả, tu nhiều thì thành hòa dịu, luôn luôn thọ trì. Người kia lần lượt tu hành đối với kẻ thù, tu hành đối với người bạn thân, ngoài ra, như phần đầu đã nói rộng, có thể biết. Cho đến đầy cả bốn phương. Người tọa thiền kia tu hành như vậy, cùng xả chung khởi lên. Thiền thứ tư, dùng ba thứ khiến an thiền: đã tổng nhiếp chúng sinh, đã tổng nhiếp ruộng thôn, đã tổng nhiếp các phương.

Hỏi: Nếu người tọa thiền đã tu hạnh Xả, tại sao còn tác ý đối với chúng sinh?

Đáp: Nói về tác ý thì đúng là phải tác ý Từ Bi Hỷ. Đối với các chúng sinh ngoại trừ tạo hành động hoan hỷ, tác ý hoan hỷ, còn lại là an lạc trong sự trung hòa (ở giữa). Ví như người bạn thân cách biệt lâu xa, vừa mới gặp tiếp đãi, tâm sinh hỷ lạc, sau đó cùng ở, tâm đó trở thành bình thường. Như vậy trú Từ Bi, Hỷ, lâu lại trở thành xả nhiếp thọ. Tác ý tu hành đối với xả như vậy. Lại có người nói, chúng sinh và chúng sinh thì tác ý như vậy. Thế nào xả đầy đủ, xả chẳng đầy đủ? Nếu xả thành tựu thì giết trừ sân, ái, không khởi vô minh. Vì hai nhân duyên mất Xả; vì tự thân gần sinh thù, vì khởi vô minh, vì đối trị sinh oán, vì sân ái khởi (xả đã xong).

Lại nói rõ nghĩa bốn vô lượng.

Tại sao vô lượng mà nói riêng ra? Bốn vô lượng vì một sự chúng sinh mà khởi tâm, nương các pháp khác tu hành, như mẹ nghĩ nhớ con thơ, tùy thời tiết. Như vậy, đối với súc sinh đối với người phạm giới, đối với người đầy đủ giới, đối với người nhàm chán dục, đối với Thanh văn, đối với Duyên giác, đối với Chánh Biến Tri, là chỗ thù thắng quy y, thành tựu vô lượng thù thắng, có thể biết như vậy.

Hỏi: Đối với Từ, Bi và Hỷ, tại sao khởi ở ba Thiền, mà không phải Thiền thứ tư?

Đáp: Ưu não của chúng sinh nổi lên, giận dữ hại chẳng vui. Nhằm đối trị ưu não đó, tâm sinh cùng hỷ, tu hành Từ Bi và Hỷ. Cho nên ở ba Thiền đầu sinh, chẳng phải Thiền thứ tư. Lại nữa, địa xả là Thiền thứ tư, vì hai xả thành tựu. Đó gọi là thọ xả và xả trong pháp. Nghĩa là an trú nơi địa xả và đối với chúng sinh giữ lấy việc lợi ích thành xả. Do địa nên ba vô lượng, ở ba Thiền sinh, chẳng phải Thiền thứ tư. Lại nói đối với bốn vô lượng tâm, thì bốn Thiền sinh, như đức Thế Tôn đã nói: “Đối với Bốn vô lượng, Tỳ-kheo các ông phải tu, định này có giác, có quán, các ông phải tu có giác không quán, các thầy phải tu không giác không quán, các thầy phải tu cùng với Hỷ sanh; các ông phải tu cùng với Lạc sinh; các ông phải tu cùng với Xả sinh “.

Hỏi: Bốn vô lượng này tại sao nói bốn mà chẳng phải ba chẳng phải năm?

Đáp: Nếu vậy, tất cả đều bị nghi. Lại nữa, vì đối trị giận dữ, hại, không vui, và sân ái nên thành bốn vô lượng. Lại nói bốn thứ nầy chỉ là Từ; do người phần nhiều khởi giận dữ não hại. Vì trừ diệt nên dùng bốn môn thành lực mạnh. Xả là, Từ Bi và Hỷ vốn đã thanh tịnh, nhưng vì đối trị giận, yêu. Bốn vô lượng vốn một tánh, các thứ tướng, có thể biết. Như vậy, vì đối trị lỗi lầm vì sự của chúng sinh, vì ý làm lợi ích, cho nên thành một tướng. Lại nói vì pháp thù thắng, vì giữ lấy sự thù thắng, vì giữ lấy lợi ích thù thắng cho nên thành các thứ tướng. Như Đức Thế Tôn nói: Đối với hoàng y trong Tu-đa-la, đối với thanh tịnh xứ, thì Từ là đệ nhất. Đối với hư không xứ, Bi là đệ nhất, đối với Thức xứ, Hỷ là đệ nhất, đối với Vô sở hữu xứ, Xả là đệ nhất.

Hỏi: Tại sao biết được?

Đáp: Do pháp nương gần các xứ kia nên nghĩa đó có thể biết.

Hỏi: Tại sao?

Đáp: Tu từ tâm, đối với tất cả chúng sinh, tùy theo ý họ, vì thường tùy theo nên đối với Xanh Vàng Nhất thiết nhập, hiện khiến tác ý, dùng phương tiện nhỏ khiến tâm được an, sự, chủng loại của chúng sinh ấy. Hoặc sắc giới, buông ý, Nhất thiết nhập thanh tịnh, người tọa thiền kia khi ấy ở sắc giới đắc thiền thứ tư. Cho nên nói Từ đối với thanh tịnh xứ là đệ nhất. Người tọa thiền kia nương tâm từ của thiền thứ tư ở sắc giới, khi ấy được vượt Sắc giới.

Hỏi: Cạn đây thế nào?

Đáp: Vì tu Từ nên, tâm biết lỗi lầm ở Sắc giới. Vì sao? Vì thấy chúng sinh khổ. Vì họ cũng là Sắc giới, nhân đó nảy sinh tâm từ. Từ đây, dùng tâm biết lỗi lầm ở Sắc giới, xuất ly sắc hiển hiện khiến tác ý. Ở hư không xứ dùng phương tiện nhỏ, để được an tâm. Vì được nương tựa, cho nên nói Bi, đối với hư không là đệ nhất, Người tọa thiền kia nương hỷ vượt Hư không xứ.

Hỏi: Nghĩa này thế nào?

Đáp: Vì đã tu Hỷ, tâm không đắm trước điều gì, thường giữ lấy sự của vô biên thức. Vì sao? Vì hỷ này không có gì đắm trước, nên vô biên thức xứ làm an định sự chúng sinh. Từ đây, tâm không hề đắm trước lại thường giữ lấy sự của vô biên thức. Đã lìa sắc lại đắm trước ở hư không, nên vô biên thức hiện khiến khởi tác ý, dùng phương tiện nhỏ tâm đó được an. Vì sự, chủng loại, cho nên nói Thức xứ là hỷ đệ nhất.

Hỏi: Người tọa thiền kia nương xả vượt Thức xứ, nghĩa này thế nào?

Đáp: Vì đã tu xả, tâm thành tựu lìa đắm trước. Tại sao? Vì chẳng dùng tu xả thì bị đắm trước vào chúng sinh này được vui, bị khổ, hoặc do hỷ hoặc do lạc. Từ đó dùng tâm lìa đắm trước. Lìa không còn đắm trước, vô sở hữu xứ, hiện khiến tâm hỷ, dùng phương tiện nhỏ tâm đó thành an, chẳng đắm trước mọi thứ. Tại sao? Ở vô sở hữu xứ mà chẳng được đắm trước hoặc thức hoặc vô biên, cho nên nói vô sở hữu xứ, xả là đệ nhất (tán cú đã xong).

Hỏi: Tại sao quán bốn đại? Tu gì, tướng gì, vị gì, khởi gì công đức gì? Tu thế nào?

Đáp: Trí chọn lọc tự tướng, bốn đại bên trong, đây gọi là quán bốn đại, Tâm kia trú chẳng loạn, gọi là tu. Tùy quán bốn đại là tướng, thông đạt “không” là vị, trừ tưởng chúng sinh là khởi. Công đức gì? Là thành tựu được tám công đức. Nếu tu hành quán bốn đại, thì thành tựu khả năng chịu đựng sự khủng bố, vui và chẳng vui, thành tựu tâm bình đẳng đối với sự khả ái và không khả ái; trừ bỏ ý nghĩ nam nữ, thành tựu đại trí tuệ, hướng đến cõi thiện hướng đến Đề Hồ, cả thảy pháp phân minh, tất cả thành tu hành viên mãn. Làm sao tu quán đó? Mới đầu, người tọa thiền dùng hai hành nắm giữ các đại: dùng gọn (lược) dùng rộng.

Hỏi: Tại sao dùng giữ lấy gọn các đại?

Đáp: Người tọa thiền kia vào vắng lặng, nhiếp tất cả tâm, chẳng loạn tâm. Thân này do bốn đại có thể gọi là ở với thân nầy tất cả tánh cứng chắc (kiên) là địa giới, tánh ẩm ướt ( thấp) là thủy giới, tánh nóng ấm (nhiệt) là hỏa giới, tánh động là phong giới. Như vậy, thân này chỉ có giới, không có chúng sinh không có mạng. Như vậy là dùng nắm giữ gọn các giới. Lại có thuyết nói: người tọa thiền kia, dùng nắm giữ gọn các giới, dùng thân dựa vào mô (lớp màng) mà phân biệt hoặc dùng sắc, hoặc dùng hình, hoặc dùng xứ, hoặc dùng phân biệt, Người tọa thiền kia đã nắm giữ gọn các giới, nương mô phân biệt tất cả tánh của thân, hoặc dùng sắc, hoặc dùng hình, hoặc dùng xứ, hoặc dùng phân biệt. Nương thịt phân biệt thân này, hoặc dùng sắc, hoặc dùng hình, hoặc dùng xứ, hoặc dùng phân biệt. Người tọa thiền kia nương thịt đã phân biệt tất cả thân. Hoặc dùng sắc, hoặc dùng hình, hoặc dùng xứ, hoặc dùng phân biệt. Người tọa thiền kia nương mạch phân biệt tất cả thân, hoặc dùng sắc, hoặc dùng hình, hoặc dùng xứ, hoặc dùng phân biệt. Người tọa thiền kia nương mạch đã phân biệt tất cả thân, hoặc dùng sắc, hoặc dùng hình, hoặc dùng xứ, hoặc dùng phân biệt. Từ đây, lại nương xương phân biệt tất cả thân, hoặc dùng sắc, hoặc dùng hình, hoặc dùng xứ, hoặc dùng phân biệt. Người tọa thiền kia đối với bốn hành nầy, dùng bốn hành này nhiếp phục tâm, làm cho nhiếp phục tâm mềm dịu, khiến tâm thọ trì. Người tọa thiền kia quán ở bốn hành nầy, dùng bốn hành này nhiếp phục tâm, đã làm tâm mềm dịu rồi khiến thọ trì. Bốn hành này có tánh cứng chắc là địa giới, có thể biết, có tánh ẩm ướt là thủy giới có thể biết, có tánh nóng ấm là hỏa giới, có thể biết, có tánh lay động là phong giới, có thể biết. Người tọa thiền kia đối với bốn hành nầy chỉ có giới, không có chúng sinh, không có mạng, dùng so sánh các hành khác thành trú. Như vậy, là dùng nắm gọn các tướng.

Tại sao dùng nắm giữ rộng các giới? Dùng hai mươi hành nắm giữ rộng về địa giới: như thân nầy có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, mạch, xương, tủy, thận, tim, gan, phổi, tỳ, vị, ruột, già, ruột non, dạ dày, cứt, não. Dùng mười hai hành nắm giữ rộng về thủy giới: thân này có mật, nước dải, máu, mủ, mồ hôi, mỡ, nước mắt, nước mũi, nước tiểu. Dùng bốn hành nắm giữ, rộng về hỏa giới: sức nóng, hơi ấm, ôn hòa, bình đẳng làm tiêu các thứ thức ăn, đây gọi là hỏa giới. Dùng sáu hành nắm giữ rộng về phong giới: Gió hướng lên, gió hướng xuống, gió nương trong bụng, gió nương lưng, gió nương thân phần, gió hơi thở ra vào. Như vậy, dùng bốn mươi hai hành thấy thân này, chỉ có các giới không có chúng sinh, không có mạng, đó là đã nắm giữ rộng về các giới. Lại nữa, các Sư trước đây nói, dùng mười hành phải quán bốn đại: đó là dùng nghĩa, ngôn ngữ, dùng sự, dùng tụ, dùng tán, dùng không chỗ đắm trước, dùng duyên, dùng tướng, dùng chủng loại và chẳng phải chủng loại, dùng một nghĩa, các thứ nghĩa, dùng giới giải thích thứ nhất, dùng ngôn ngữ nghĩa chương.

Hỏi: Tại sao dùng ngôn ngữ phân biệt các giới?

Đáp: Ngôn ngữ của hai giới đồng đó là đồng ngôn và thắng ngôn. Khi ấy bốn đại đồng ngôn này, địa giới thủy giới hỏa giới phong giới đây gọi là thắng ngôn.

Hỏi: Bốn đại này nghĩa gì?

Đáp: Đại sinh gọi là đại, có đại chẳng phải thật nghĩa, khiến hiện thật nghĩa, cho nên gọi là đại. Đại là hình quỷ v.v… gọi là đại. Tại sao đại sinh gọi là đại? Các giới, do đại sinh, như đức Thế Tôn nói kệ:

“Lược nói tướng đất.
Có hai mươi vạn,
Bốn Na-do-tha,
Nước bốn mươi vạn,
Tám Na-do-tha.
Gió trú hư không.
Là chín mươi vạn,
Sáu Na-do-tha.
Nơi thế giới trú.
Cũng do lửa thành.
Bên trong thế giới.
Có các ánh sáng.
Trên đến Phạm thế.
Cực bảy mặt trời.
Đại sinh như vậy.
Cho nên nói đại”.

Hỏi: Tại sao đại chẳng phải thật nghĩa khiến hiện thật nghĩa?

Đáp: Nói đại giới là, chẳng phải nam chẳng phải nữ, vì sắc nam nữ có thể thấy. Giới là, chẳng phải dài chẳng phải ngắn, vì sắc ngắn dài có thể thấy. Giới là, chẳng phải cây chẳng phải núi, vì sắc cây núi có thể thấy. Như vậy đại chẳng phải thật nghĩa khiến hiện làm thật nghĩa gọi là đại. Thế nào là dị hình các quỷ? Như quỷ nhập thân người thành thân đó, vì hình quỷ thành khởi bốn hành, hoặc thân mạnh, hoặc phân nhơ, hoặc nhiệt nóng hoặc khinh động. Như vậy ở thân do lửa hòa hợp thành khởi bốn hành. Dùng địa giới hòa hợp thành cứng chắc, dùng thủy giới hòa hợp thành dòng chảy, dùng hỏa giới hòa hợp thành nhiệt độ, dùng phong giới hòa hợp thành khinh động. Như vậy hình quỷ v.v… gọi là đại. Đại là, nghĩa ngôn ngữ.

Hỏi: Địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới là nghĩa gì?

Đáp: Rộng lớn là nghĩa về đất. Có thể uống, bảo vệ là nghĩa về nước. Khiến tỏa sáng là nghĩa về lửa. Đến đi là nghĩa về gió. Giới nghĩa là gì? Duy trì tự tướng làm nghĩa. Lại nữa. Tự tánh địa là địa giới; tự tánh thủy là thủy giới; tự tánh hỏa là hỏa giới; tự tánh phong là phong giới. Thế nào là tự tánh địa? Đó là tánh bền chắc, tánh cứng, tánh dày, tánh chẳng động, tánh an, tánh duy trì, đây gọi là tánh địa. Thế nào là tánh thủy? Tánh ướt tánh đượm tánh chảy, tánh ra, tánh đầy tràn, tánh tăng trưởng, tánh hỷ tánh kết dính, đây gọi là tánh thủy. Thế nào là tánh hỏa? Tánh nhiệt, tánh nóng, tánh đốt, tánh chín, tánh thiêu, tánh thủ, đây gọi là tánh hỏa. Thế nào là tánh phong? Tánh trì, tánh lạnh, tánh đi lại, tánh khinh động, tánh thấp, tánh thủ, đây gọi là tánh phong. Nghĩa giới này như vậy dùng nghĩa ngôn ngữ nên quán giới.

Hỏi: Thế nào là dùng sự quán giới?

Đáp: Địa giới lấy nắm giữ làm sự, thủy giới lấy kết dính làm sự, hỏa giới lấy khiến nóng bức làm sự, phong giới lấy ngăn che là sự. Lại nữa, địa giới lấy an lập làm sự, thủy giới lấy chảy xuống đi vào làm sự, hỏa giới lấy sự bốc lên lên làm sự, phong giới lấy động chuyển làm sự. Lại nữa, hai giới gần nên thành cất bước trước. Lại nữa, hai giới gần nên thành cất bước sau. Hai giới gần nên thành ngồi nằm trước. Lại nữa, hai giới gần nên thành đi đứng sau. Hai giới gần nên thành biếng lười ngủ nghỉ trước, hai giới sau gần nên thành tinh tấn dõng mãnh sau. Hai giới gần nên thành nặng trước, hai giới gần nên thành nhẹ sau. Như vậy, dùng sự quán bốn đại.

Thế nào dùng tụ (khối) quán bốn đại? Tụ là, địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, nương giới này thành sắc hương vị xúc. Tám pháp này hoặc nhiều cùng sinh trú, chẳng lìa nhau. Hòa hợp nầy gọi là tụ. Nó lại thành bốn thứ: Địa tụ, thủy tụ, hỏa tụ, phong tụ. Bởi thế, địa tụ thì địa giới thành rất nhiều; thủy giới, hỏa giới, phong giới, lần lượt thành rất ít. Đối với thủy tụ thì thủy giới thành rất nhiều, địa giới, phong giới, hỏa giới, thành rất ít. Đối với hỏa tụ, thì hỏa giới, thành rất nhiều, địa giới, phong giới, thủy giới, thành rất ít. Đối với phong tụ thì phong giới thành rất nhiều, hỏa giới, thủy giới, địa giới lần lượt thành rất ít. Như vậy, dùng tụ quán các giới.

Hỏi: Thế nào là dùng tán quán bốn đại?

Đáp: Quán địa giới từ cái rất nhỏ do lân không vi trần sinh. Địa nầy do nước hòa nên chẳng tan, bị lửa đốt nóng thành không hôi. Bị gió giữ thành xoay chuyển. Quán như vậy. Lại nữa, có các sư trước đây nói: thân người trung bình địa giới nát vụn thành một đấu hai thăng vi trần. Khi ấy dùng nước hòa hợp thành sáu thăng năm hợp, dùng lửa khiến chín, theo gió khởi xoay chuyển. Như vậy dùng tán quán các giới.

Hỏi: Thế nào là dùng không rời nhau để quán bốn đại?

Đáp: Địa giới bị nước gồm thâu, bị lửa làm nóng, bị gió duy trì, như vậy ba giới hoà hợp. Thủy giới là trụ nơi đất, bị lửa đốt nóng, gió duy trì. Như vậy bị ba giới thâu nhiếp. Hỏa giới là trụ nơi đất, bị nước gồm thâu, gió duy trì. Như vậy bị ba giới thâu nhiếp. Phong giới là trụ nơi đất, bị nước gồm thâu, bị lửa đốt nóng. Như vậy bị ba giới duy trì. Ba giới trụ nơi đất bị nước gồm thâu nên ba giới không tan. Bị lửa đốt nóng, ba giới không hôi. Bị gió duy trì, ba giới chuyển thẳng, trụ không tan rã. Như vậy bốn giới này dựa lần lượt thành trú chẳng tan. Như vậy dùng chẳng lìa quán các giới.

Hỏi: Thế nào là dùng duyên quán các giới?

Đáp: Bốn nhân bốn duyên làm khởi các giới. Những gì là bốn? Đó là nghiệp, tâm, thời và thực. Thế nào là nghiệp? Từ nghiệp sinh, bốn giới dùng hai duyên thành duyên, vì sinh duyên, vì nghiệp duyên. Các giới khác vì y duyên thành duyên. Tâm là, từ tâm sinh ra. Bốn giới vì sáu duyên thành duyên, vì sinh duyên, vì cộng sinh duyên, vì y duyên, vì thực duyên, vì căn duyên vì hữu duyên thành duyên đó. Các giới khác, vì duyên, vì y duyên vì hữu duyên. Đối với tâm lúc vào thai, các sắc dùng bảy duyên thành duyên, cộng sinh duyên, triển chuyển duyên, y duyên, thực duyên, căn duyên, báo duyên, hữu duyên. Tâm sinh sau làm sinh đầu, Thân dùng ba duyên thành duyên, gọi là hậu sinh duyên, y duyên hữu duyên. Lúc nầy, thành bởi thời, Bốn đại dùng hai duyên thành duyên: sinh duyên và hữu duyên. Các giới khác dùng hai duyên thành duyên, đó là y duyên, hữu duyên. Thực nầy do ăn mà thành. Bốn đại do ba duyên thành duyên là sinh duyên, hữu duyên, thực duyên. Các giới khác do hai duyên thành duyên đó là y duyên, hữu duyên. Từ đó, từ nghiệp sinh bốn giới cộng sinh giới, triển chuyển dùng bốn duyên thành duyên, đó là cộng sinh duyên, triển chuyển duyên, y duyên, hữu duyên. Các giới khác dùng duyên thành duyên, đó là y duyên hữu duyên. Như vậy từ tâm sinh từ thời sinh, từ ăn sinh, có thể biết. Địa giới là, duyên trú xứ của các giới khác thành duyên. Thủy giới là, duyên kết dính các giới khác thành duyên. Hỏa giới là duyên làm nóng chín các giới khác thành duyên. Phong giới là duyên duy trì các giới khác, thành duyên.

Như vậy, dùng duyên quán các giới.

Hỏi: Thế nào là dùng tướng quán các giới?

Đáp: Tướng cứng chắc là địa giới, tướng ướt là thủy giới, tướng nóng là hỏa giới, tướng lạnh là phong giới. Như vậy là dùng tướng quán các giới.

Hỏi: Thế nào là dùng loại và chẳng phải loại quán các giới?

Đáp: Địa giới, thủy giới, là một chủng loại, vì nặng vậy. Hỏa giới phong giới là một chủng loại, vì nhẹ vậy. Thủy giới, hỏa giới khác loại. Thủy giới có khả năng diệt hỏa giới khiến khô, cho nên chẳng phải. Địa giới, phong giới lần lượt chẳng phải chủng loại. Địa giới ngăn sự di chuyển của phong giới. Phong giới có thể hủy diệt địa giới cho nên chẳng phải chủng loại. Lại nữa, hoặc bốn giới lần lượt là chủng loại, vì duyên lần lượt. Hoặc lần lượt chẳng phải chủng loại, vì tự tướng. Như vậy, là dùng chủng loại và chẳng phải chủng loại để quán các giới.

Hỏi: Thế nào là dùng, một tánh và các thứ tánh để quán các giới?

Đáp: Từ nghiệp sinh bốn giới, vì từ nghiệp sinh, nên gọi là một tánh. Vì tướng nên có các thứ tánh. Như vậy, từ tâm sinh, từ thời sinh, từ ăn sinh, có thể biết bốn nhân duyên địa giới vì một tánh của tướng vì nhân, nên gọi là các thứ tướng. Như vậy bốn nhân duyên phong giới hỏa giới, phong giới có thể biết. Bốn giới vì một tánh của giới, vì một tánh của đại, vì một tánh pháp, vì một tánh vô thường, vì một tánh khổ, vì một tánh vô ngã. Vì các thứ tánh của tướng các thứ tánh của sự, các thứ tánh của nghiệp, các thứ tánh của tâm thành các thứ tánh, vì các thứ tánh của thời thành các thứ tánh, vì các thứ tánh của thực thành các thứ tánh, vì các thứ tánh thành các thứ tánh, vì các thứ tánh của khởi thành các thứ tánh, vì các thứ tánh của sinh thành các thứ tánh, vì các thứ tánh của cõi thành các thứ tánh, như vậy dùng một tánh và các thứ tánh quán các giới.

Hỏi: Thế nào là dùng giới lệ thuộc để quán?

Quán Như người thợ khéo léo, dùng cây gỗ làm người, tất cả thân

phần đầy đủ, tùy theo đi chạy, bên trong do dây cột, bên ngoài mượn bùn sình trang sức, hình sắc như người, y báu trang nghiêm, hoặc nam hoặc nữ, dùng người kéo sợi dây, hoặc đi hoặc múa hoặc dựa hoặc ngồi, như vậy giới lệ thuộc này gọi là thân, vì mới đầu phiền não làm lệ thuộc Thân phần đầy đủ do thầy làm là gân, sợi dây cột liền lấy bùn làm thịt, dùng da làm sắc, hư không làm lỗ, y báu trang nghiêm gọi là nam nữ, vì tâm sự đó bị phong giới dẫn kéo, hoặc đi hoặc đứng, hoặc qua hoặc lại, hoặc bày hoặc rút hoặc nói hoặc bảo. Người giới lệ thuộc này cùng thức giới cộng sinh, vì nhân duyên ưu não thành khổ não ưu bi, hoặc cười hoặc đùa, hoặc cùng vỗ vai v.v… Ăn là, duy trì sự lệ thuộc của giới, mạng căn là thọ trì sự lệ thuộc của giới, vì khi chết sự lệ thuộc của giới phân tán. Như có nghiệp phiền não, lại khởi sự lệ thuộc giới mới, như vậy sinh sự lệ thuộc giới, sự bắt đầu chẳng thể biết, sau cùng cũng chẳng thể biết. Như vậy dùng sự lệ thuộc giới quán các giới. Người tọa thiền kia dùng môn này dùng hành này như vậy, chỉ quán thân này là sự lệ thuộc giới, không có chúng sinh, không có thọ mạng. Bấy giờ quán bằng giới sự, vì sinh tâm sở pháp thọ tưởng hành thức, người tọa thiền kia đã quán danh sắc. Từ quán danh sắc, là khổ là tham ái là khổ tập, quán tham ái diệt là khổ diệt, quán Tám chánh đạo là khổ diệt đầy đủ. Người tọa thiền kia đã quán rộng Bốn đế, bấy giờ thấy lỗi lầm của khổ, dùng vô thường dùng khổ dùng vô ngã thường tư duy không lơi lỏng, nhờ tuệ thấy công đức khổ diệt. Dùng tịch tịch, dùng diệu li, người tọa thiền kia hiện thấy lỗi lầm của khổ, thấy công đức của diệt như vậy, chánh an vào căn, lực, giác phần, từ hành tướng tâm khởi, chứng cảnh giới Đề hồ (quán bốn đại đã xong).

Hỏi: Đối với ăn vì sao nẩy ý tưởng không chịu đựng? Tu gì, tướng gì, vị gì, khởi gì công đức gì? Tu thế nào?

Đáp: Được ăn uống, họ tác ý tưởng không chịu đựng nó. Biết rõ, đây gọi là ý tưởng chẳng chịu ăn. Tưởng này an trú chẳng loạn, gọi là tu. Đối với việc ăn nắm giữ lỗi lầm làm tướng; nhàm chán làm vị, nhiếp phục khí vị ái làm khởi. Công đức gì? Là thành tựu được tám công đức: nếu tu ý tưởng chẳng chịu ăn thì ý tưởng biết rõ từng nắm cơm, biết ngũ dục đầy đủ, biết sắc ấm, biết tưởng bất tịnh, tại thân niệm thành tu viên mãn, từ khí vị ái rút lìa tâm kia, hướng đến cõi thiện, hướng đến Đề hồ. Tu như thế nào? Mới đầu người tọa thiền vào vắng lặng ngồi nhiếp tất cả tâm chẳng loạn tâm, quán xét việc ăn uống khởi ý tưởng chẳng chịu đựng, Như vậy tính kể các thứ là trăm vị sửa soạn, được người thanh tịnh quý trọng, sắc hương đầy đủ, có thể tiếp thu được là rất quý, nhưng thức ăn uống này vào thân, biến thành bất tịnh, thành mùi thối không chịu đựng được, thành món dơ đáng gớm, dùng năm hành tu hành tưởng không chịu đựng việc ăn: gọi là vì sửa soạn, vì tan mất, vì xứ, vì lưu, vì tụ.

Hỏi: Thế nào dùng sửa soạn để tu hành tưởng chẳng chịu đựng việc ăn? Người tọa thiền này thấy các chúng sinh vì sửa soạn ăn uống mà không khổ mà làm các thứ pháp ác hoặc giết hại hoặc trộm cắp. Cũng thấy chúng sinh đó chịu mọi thứ khổ, biết chúng bị giết hại, bị trói buộc; cũng thấy chúng sinh tạo các thứ sự ác, hoặc đòi xin hoặc lừa dối, trá hiện tinh tấn. Thấy việc ăn như vậy khiến khởi nhàm chán, vì bất tịnh, phân nước tiểu chảy tràn. Ăn uống làm nhân, để làm ác nghiệp như vậy. Lại thấy người xuất gia ở núi rừng thanh tịnh, có các thứ hoa hương, chim thú hót ngâm, do người thiện tạo, hoặc ở đồng trống trang nghiêm đầy đủ, bóng cây rừng suối giữ ý người khác, đồng bằng sạch đẹp không có các việc cao thấp, người thấy kỳ lạ, không các ồn ào tạp nhạp, là nơi người xuất gia tu đạo Bồ-đề, như nơi cư trú của trời Phạm. Trú xứ như vậy, tâm không tham đắm, thường hành thiền tụng ưa thích tu điều thiện, hoặc ở chỗ nóng lạnh gió bụi bùn mưa các núi hiểm trở, vì sửa soạn việc ăn, nhân đó bưng bát vào nhà xin ăn. Thấy như vậy, tâm khởi nhàm chán, ăn uống là bất tịnh, phân, nước tiều chảy ra. Sửa soạn về việc ăn này là nhân của bất tịnh. Như vậy, phải buông lìa, cầu vui đệ nhất. Lại nữa, thấy người xuất gia tu hành làm việc khất thực, hoặc đối với voi ngựa ác thú, hoặc nơi chó heo hoang, hoặc chỗ người ác, hoặc nơi bất tịnh, dẫn đạp bùn phân, đến cửa nhà người, đứng im lặng chốc lát, dùng y che thân, có được nắm cơm ăn sinh nghi, hoặc thấy kẻ kia ăn giống như chó ăn, nên chán ngán việc ăn. Sửa soạn về việc ăn nầy, rất đáng chán ghét, đâu cần phải sửa soạn, chỉ xin ăn từ người khác. Như vậy, là dùng sửa soạn để tu hành khởi ý tưởng không chịu đựng việc ăn. Thế nào vì tác dụng tan mất, mà tu hành tướng không chịu ăn? Người tọa thiền kia, có được nhận thức về sự sửa soạn việc ăn như vậy, đối với kẻ ngồi ăn, dùng đầu cá ướt tạp lẫn mềm mại, dùng tay làm nia, dùng miệng làm cối, dùng môi dồn lại, dùng răng làm chầy, dùng lưỡi đảo qua lại, dùng nước bọt dải đàm huyết cùng chung hòa hợp, rất đáng chán ghét, như chó ói mửa ra không thể nhìn được. Như vậy, là vì tác dụng tan mất mà tu tưởng không chịu ăn.

Hỏi: Thế nào là dùng xứ tu hành, tưởng chẳng chịu việc ăn?

Đáp: Như vậy quán món ăn bị nuốt vào bụng, cùng bất tịnh hòa hợp ở trong, sinh tạng thục tạng là chỗ gặm ăn của trăm thứ trùng, do sức nóng làm chín, thành nhàm chán đệ nhất. Như người ói mữa chứa trong đồ bất tịnh. Như vậy là dùng xứ để tu hành tưởng chẳng chịu ăn.

Hỏi: Thế nào là dùng lưu, tu hành tưởng chẳng chịu ăn?

Đáp: Món ăn đây do sức nóng làm chín cùng món mới, cũ bất tịnh hòa hợp như rượu rót nơi cốc bể, tất cả thân chảy như vậy, theo dòng chảy vào nơi mạch thớ thịt mặt mắt, chín lỗ chín mươi chín ngàn lỗ chân lông, thảy đều chảy đầy khắp. Món ăn này như vậy chảy thành năm phần, một phần bị các trùng ăn, một phần bị lửa làm chảy, một phần chống đỡ thân, một phần thành nước tiểu, một phần thành thể. Như vậy là dùng lưu để tu hành tưởng chẳng chịu ăn.

Hỏi: Thế nào là dùng tụ tu hành tưởng chẳng chịu ăn?

Đáp: Món ăn này chảy thành thân tóc lông móng v.v… khiến khởi một trăm lẻ một phần thân. Nếu chẳng thành dòng chảy thì, khiến khởi một trăm lẻ một bệnh não. Đó là dùng tụ tu hành tưởng chẳng chịu ăn vậy. Người tọa thiền kia dùng môn này dùng hành này, tu hành tưởng chẳng chịu ăn như vậy, thành trú nhàm chán ăn, vì nhàm chán tự tại, tâm thành chẳng loạn. Nếu tâm chẳng loạn thì các Cái diệt, thiền phần khởi, hành thiền bên ngoài thành trú (tưởng chẳng chịu ăn – xong).

Vô sở hữu xứ và phi phi tưởng xứ, như phần Địa Nhất thiết nhập môn ở đầu đã nói. Kệ tụng nói:

“Hành xứ người tọa thiền.
Điều nói chỉ mặt hình.
Như người khéo chỉ đường.
Nước Ba-lợi-phất-đa.
Nói lược được biết rộng.
Hiểu rõ nó trước sau.
Hằng quán như phi pháp.
Ở đây đã nói rộng.
Đầy đủ tướng như vậy.
Tất cả công đức kia.
Như pháp phải phân biệt.
Hành xứ đạo giải thoát
(Phẩm bốn mươi tám Hành đã xong)