LUẬN GIẢI THOÁT ĐẠO
Tác giả: A-la-hán Ưu Ba Để Sa. (Đại Quang)
Hán dịch: Đời Lương, đại sư Tăng Già-bà-la, người Phù Nam
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 12

Phẩm 12: PHÂN BIỆT ĐẾ (Phần Hai)

Người tọa thiền kia hiện quán diệt như vậy, vì do quán diệt thành sợ, nhân ấm cũng sợ ấm sinh cũng sợ. Ba cõi năm cõi bảy thức trú chín chỗ chúng sinh thành sợ, như người ác cầm dao đáng sợ, như rắn độc, đống lửa, như vậy vì do quán diệt ở thành sợ, sợ nhân ấm sợ ấm sinh. Ba cõi, năm cõi, bảy thức chín chỗ chúng sinh, ở dùng vô thường hiện tác ý khiến tưởng sợ. Dùng an ẩn khiến khởi vô tưởng, dùng khổ hiện tác ý khiến sợ sinh, dùng an ẩn khiến khởi không sinh, dùng vô ngã hiện tác ý thành tướng sợ và sinh, dùng an ẩn khiến khởi không tướng và không sinh, quán tai họa, quán nhàm chán mềm dịu tùy tương tợ nhẫn. Đó là nói chung (khiến khởi trí sợ đã xong).

Người tọa thiền kia vì khiếp sợ hiện tu hành khiến khởi trí. Trí ưa thích giải thoát sinh, tướng ấm kia sợ thì trí ưa thích giải thoát khởi. Ấm sinh làm sợ thì trí ưa thích giải thoát khởi; sợ ba cõi năm cõi, bảy thức trú chín chỗ chúng sinh, thì trí ưa thích giải thoát khởi, như bị lửa vây quanh, chim nhân đó ưa thích giải thoát, như người bị giặc vây, do đó ưa thích giải thoát, người tọa thiền kia sợ nhân ấm, ấm sinh, ba cõi, năm cõi, bảy thức trú, chín chỗ chúng sinh thì trí ưa thích giải thoát khởi. Dùng vô thường hiện tác ý sợ nhân, dùng khổ hiện tác ý sợ sinh, dùng vô ngã hiện tác ý sợ nhân và sinh, mà trí ưa thích giải thoát khởi. Từ đó người phàm phu và người học, đối với hai thứ dẫn tâm của trí ưa thích giải thoát, hoặc quán hoan hỷ. Khi đó hiện quán thành thông đạt, hiện quán hoan hỷ, tâm thành ưu não hoặc thành chướng ngại tu hành. Thành thông đạt các hành tư duy khó thấy, trong đó xả tùy tương tợ nhẫn, đây là nói chung (trí ưa thích giải thoát đã xong).

Người tọa thiền kia, như vậy hiện tu hành trí ưa thích giải thoát, từ tất cả các hành, ưa thích giải thoát ưa thích Nê hoàn các hành chỉ tác động một tướng dục khiến khởi, trí giải thoát môn tương tợ khởi, dùng ba hành được trí tương tợ , dùng ba Hành vượt chánh tụ. Đối với năm ấm vô thường hiện thấy được trí tương tợ, năm ấm diệt, Nê hoàn thường tại , như vậy hiện thấy vượt chánh tụ. Đối với năm ấm dùng khổ hiện thấy được trí tương tợ, năm ấm diệt vui Nê hoàn, hiện thấy vượt chánh tụ. Đối với năm ấm, dùng vô ngã hiện thấy được trí tương tợ, năm ấm diệt, đệ nhất nghĩa Nê hoàn hiện thấy vượt chánh tụ.

Hỏi: Tại sao dùng trí hiện vượt chánh tụ? Tại sao dùng trí đã vượt chánh tụ?

Đáp: Dùng tánh trừ trí hiện vượt chánh tụ, dùng đạo trí rồi vượt chánh tụ.

Hỏi Trí tương tợ nghĩa là gì?

Đáp: Tương tợ là Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc Năm căn, Năm lực, Bảy giác phần Tám chánh đạo phần, vì các pháp kia tương tợ kia, đây nói chung gọi là trí tương tợ, không oán thấy lợi tương tợ nhẫn, đây cũng nói chung là trí tương tợ gần nói năng chung (tương tợ trí đã xong).

Trí tương tợ lần lượt không gián đoạn, từ tất cả các hành tướng khởi, tác động Nê hoàn, sinh tánh trừ trí.

Hỏi: Nghĩa gì gọi là tánh trừ?

Đáp: Trừ pháp phàm phu gọi là tánh trừ, chẳng do pháp phàm phu trừ cũng gọi là tánh trừ, tánh là Nê hoàn. Lại nữa, gieo trồng Nê hoàn là tánh trừ, như ở A-tỳ-đàm nói, trừ sinh gọi là tánh trừ, độ vô sinh cũng gọi là tánh trừ. Lại trừ sinh nhân gọi là tánh trừ, độ vô sinh vô tướng gọi là tánh trừ. Đối với Nê hoàn là lối dẫn ban đầu, từ ngoài khởi chuyển trí tuệ. Đây nói chung l tánh trừ (trí tánh trừ đã xong).

Tánh trí tuần tự không ngừng, lần lượt hiện biết khổ, hiện đoạn tập, hiện tác chứng diệt hiện tu đạo, sinh trí đạo Tu-đà-hoàn và tất cả pháp Bồ Đề. Người tọa thiền kia vào lúc này dùng tịch tịch, hiện thấy giới hữu biên, vô vi Đề hồ, ở một sát-na dùng một trí chẳng phải trước chẳng phải sau phân biệt Bốn đế, dùng biết khổ phân biệt, dùng đoạn tập phân biệt, dùng tác chứng diệt phân biệt, dùng tu đạo phân biệt, thành phân biệt, như ở kệ tụng Thí Dụ nói:

Như người bỏ bờ này.
Dùng thuyền qua bờ kia.
Ở kia vượt các vật.
Đáp thuyền là trừ lậu

Như thuyền sang sông chẳng phải trước chẳng phải sau, ở một Sát-na làm bốn sự. Bỏ bờ này trừ lậu, đến bờ kia, vượt các vật như bỏ bờ này. Như vậy, trí phân biệt khổ như trừ lậu. Như vậy phân biệt đoạn tập như qua bờ kia. Như vậy làm chứng phân biệt diệt như dùng thuyền vượt các vật. Như vậy tu đạo phân biệt, như đèn cùng sáng ở một sát-na chẳng trước chẳng sau làm bốn sự, như tim đèn nhỏ trừ tối, khiến dầu tiêu hao khiến ánh sáng phát ra; như mặt trời cùng sinh chẳng phải trước chẳng phải sau, ở một sát-na làm bốn sự, khiến hiện sắc trừ tối, khiến diệt lạnh, khiến khởi ánh sáng, như khiến hiện sắc. Như vậy, trí phân biệt khổ như trừ tối, như vậy phân biệt đoạn tập, như khiến diệt lạnh, như vậy làm chứng phân biệt diệt, như khiến khởi ánh sáng, như vậy tu đạo phân biệt như mặt trời, Thánh trí như vậy.

Hỏi: Như thật hiện thấy khổ, biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo, tướng đây thế nào? Nếu chẳng thấy khổ, bốn điên đảo sinh. Bấy giờ như đã nói, giới hữu biên, vô vi Đề hồ, dùng tịch tịch hiện thấy, dùng một trí chẳng phải trước chẳng phải sau, phân biệt Bốn đế, nghĩa đây thế nào? Đáp: Đối với trí sinh diệt, khi ấy chưa thành thấy khổ, lậu cho đến như thật thấy tai họa các hành. Từ các hành tướng khiến khởi tâm, đối với hành “không có” thành vượt qua, cho nên như thật thấy tai họa các hành. Từ các hành tướng dùng khiến khởi tâm, đối với hành “không có” thành vượt qua, là nơi thấy khổ lậu đến rốt sau vậy. Lại nói nếu dùng tịch tịch như vậy là dùng tánh trừ trí, thì thành phân biệt đế tánh. Trừ trí là từ hành tướng khởi thành vượt đến hành “không có”. Nếu tánh trừ trí từ hành tướng khởi thì thành vượt đến hành “không có” thành vượt đến Nê hoàn, chỉ giữ lấy nhân là sự đó. Vì giữ lấy sự được định tâm. Nếu chẳng được định, thì chẳng sinh Xa-ma-tha, Tỳ-bà-xá-na cũng chẳng được viên mãn pháp Bồ Đề. Cho nên dùng tánh trừ trí thành phân biệt đế. Từ tánh trừ trí kia thành sanh trí đạo vô gián, đối với lúc này được ở định Nê hoàn, tâm được định thành khởi Xa-ma-tha, Tỳ-bà-xá-na thành mãn pháp phần Bồ Đề. Cho nên, chỉ dùng đạo trí thành phân biệt đế. Như người từ thành cháy chạy ra, chân đạp chốt cửa, đã được ra một chân, lúc ấy chưa gọi là ra. Như vậy tánh trừ trí từ hành tướng kia khởi thành vượt đến hành “không có”. Khi ấy chưa gọi là vượt phiền não, vì các pháp chưa viên mãn. Như người từ thành bị đốt cháy, hai chân đã ra, lúc đó gọi là ra khỏi thành bị cháy. Như vậy, tánh trừ trí không gián đoạn, thành trí sinh đạo khởi, lúc đó gọi là từ thành phiền não ra, các pháp viên mãn vậy. Cho nên dùng tánh trừ trí thành phân biệt đế. Phân biệt đế là nghĩa gì? Đáp: Bốn thánh đế ở một sát-na nói hòa hợp gọi là phân biệt đế, vào lúc này, là nghĩa đạo trí hòa hợp nương tựa, các căn thành nghĩa bình đẳng bất động, nghĩa lực, nghĩa thừa, nghĩa nhân phần Bồ Đề, nghĩa đạo phần khiến trụ, nghĩa niệm xứ thù thắng, nghĩa chánh cần thuận tiện, nghĩa như ý túc thật, nghĩa đế chẳng loạn, nghĩa Xa-ma-tha tùy quán, nghĩa Tỳ-bà-xá-na, nghĩa chẳng lìa nhau, nghĩa song, nghĩa phú, nghĩa giới thanh tịnh chẳng loạn, nghĩa tâm tánh tịnh kiến, nghĩa thấy thanh tịnh, nghĩa thoát, nghĩa giải thoát thông đạt, nghĩa minh xả, nghĩa thoát đoạn, nghĩa diệt trí căn, nghĩa dục khiến khởi, nghĩa tác ý bình đẳng, nghĩa xúc thọ diệt xa lìa, nghĩa hiện tiền, nghĩa định nương, nghĩa niệm chân thật, nghĩa tuệ thâm thắng, nghĩa Đề hồ sau cùng, nghĩa Nê hoàn sau cùng bình đẳng. Người tọa thiền hiện trí như vậy, hiện thấy đoạn ba kết như vậy, đó là thân kiến, nghi, giới thủ và phiền não tương ưng của chúng.

Hỏi: Thân kiến là gì?

Đáp: Phàm phu ít học thấy sắc cho là ngã, ngã có sắc sắc làm ngã sở. Đối với sắc cho là ngã, như vậy, thọ tưởng hành thức cũng cho là ngã. Ngã có thức, thức là ngã sở. Đối với thức cho là ngã, đây gọi là thân kiến. Thân này đã đoạn, kia đoạn nên sáu mươi hai kiến cũng đoạn. Vì thân kiến, bắt đầu trong sáu mươi hai kiến.

Hỏi: Nghi là gì?

Đáp: Hoặc nghi ngờ đối với khổ, hoặc đối với tập, hoặc đối với diệt, hoặc đối với đạo, hoặc đối với Phật Pháp Tăng, hoặc giới hạn đầu hoặc giới hạn sau, hoặc giới hạn trước sau, hoặc đối với pháp nhân duyên khởi. Đây gọi là nghi, cũng phải đoạn.

Hỏi: Giới đạo (trộm giới) là gì?

Đáp: Giới đạo có hai thứ: Khát ái và si, ta cho giới này, do hành này, do khổ hạnh này, do phạm hạnh này, ta sẽ sinh lên trời, ta sinh lên trên các cõi trời ấy đó gọi là khát ái giới đạo. Từ Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo này cho là giới cho là thanh tịnh, cho là giới hạnh thanh tịnh.

Vì thấy như vậy, nên đây gọi là si giới đạo, cũng phải đoạn.

Hỏi: Một xứ kia trú phiền não là gì?

Đáp: Kia làm cho đến cõi ác, dâm dục, sân nhuế, si, đây gọi là một xứ trú kia phiền não cũng đoạn, ở khoảng này làm quả Tu-đà-hoàn, tác chứng thành hướng, là chưa được Tu-đà-hoàn. Trú địa Tu-đà-hoàn hướng, hoặc địa thứ tám, hoặc kiến địa, hoặc định từ hai khởi chuyển tuệ. Đạo trí Tu-đà-hoàn này là nói chung. Tu-đà-hoàn không ngừng lần lượt, đoạn ba kết vậy, làm sự vô vi cùng pháp đạo v.v… khởi phương tiện không khác. Tâm quả trí quả của Tu-đà-hoàn, hoặc hai hoặc ba đời không ngừng, họ lần lượt qua phần sau. Tâm từ phần sau khởi, quán đạo quán quả quán Nê hoàn, quán phiền não đã đoạn, quán các phiền não khác, đây gọi là Tu-đà-hoàn, pháp định hướng chẳng lui, Bồ Đề hướng, muốn phân biệt quả vị lai, là pháp từ ngực, từ miệng Đức Thế Tôn sinh, do pháp tạo, được pháp phần chẳng cùng phần vật khác. Đây gọi là kiến cụ túc thiện, tu hành thông đạt thánh pháp, đến đứng cửa Đề Hồ thấy đầy đủ đến diệu pháp này. Thấy diệu pháp này rồi, giác trí thành tựu đã giác minh thành tựu, vào dòng pháp thánh thông đạt tuệ, mở cửa Đề hồ an trú. Cho nên nói kệ tụng này:

Ở đất một vị vua.
Ở thiên đường một vua.
Lãnh dắt cả thế gian.
Tu-đà-hoàn quả thắng.

Người tọa thiền kia trú địa này, khởi tinh tấn, vươn lên chứng quả Tư-đà-hàm, thấy chỗ thấy sinh diệt, mà ban đầu hiện quán, như phần đầu đã nói. Hiện tu hành như đã kiến đạo, nương các căn lực Bồ đề giác, phân biệt đế như vậy, kia tu hành như vậy, hướng diệt đoạn dục thô, sân nhuế, và phiền não trú một xứ kia. Từ đạo kia không ngừng tác chứng quả Tu-đà-hoàn. Người tọa thiền kia đối với trú địa đây, tinh tấn, vươn lên để chứng quả A-na-hàm, thấy sinh diệt làm khởi đầu, hiện quán như phần đầu đã nói. Hiện tu hành như kiến đạo, nương các căn lực Bồ Đề giác, phân biệt đế như vậy, kia như vậy, hướng diệt đoạn dục vi tế, sân nhuế và phiền não trú một xứ kia. Từ đạo quả A-na-hàm đã tác chứng đó, không ngừng vươn lên. Người tọa thiền kia trú địa này tinh tấn, vươn lên chứng quả A-la-hán, thấy sinh diệt làm đầu, hiện quán như ban đầu đã nói. Hiện tu hành như đã kiến đạo, nương các căn lực Bồ đề giác, phân biệt đế như vậy, vị kia như vậy, hướng đoạn sắc dục, vô sắc dục, mạn, điều (trạo hý), vô minh, và các phiền não khác, đoạn không còn. Từ người tọa thiền kia tác chứng quả A-la-hán, vị ấy quán đạo, quán quả Nê hoàn, quán đoạn phiền não, Tỳ-kheo thành Ala-hán, diệt lậu đã tạo hoặc vì đứng thẳng đặt gánh xuống, đến diệu nghĩa đoạn hữu kết, chánh trí giải thoát, lìa năm phần sáu phần, thành tựu một thủ hộ, chẳng bị sự chết ràng buộc, trừ diệt các đế khác tin tưởng tìm kiếm tư duy không vẫn đục, làm nhẹ thân hành thiện giải thoát, tâm thiện giải thoát tuệ phạm hạnh đã lập thành trượng phu tối thắng trong hàng trượng phu, được cái được thứ nhất. Đây gọi là người trừ sân nhuế, đến bờ, lìa phiền não, không kết ngại, được thành Thánh, bỏ gánh nặng, chẳng tương ưng, Sa-môn, Bà-la-môn, đã tắm rửa, Độ-vi-đà, Bàla-môn tối thượng, A-la-hán, độ, thoát, phục, tịch tịch, linh tịch; nói tóm lại là A-la-hán. Nếu Tu-đà-hoàn, từ đời đó trở lên, chẳng tinh tấn, dùng ba thứ được thấy ba thứ Tu-đà-hoàn, một đời, bảy đời, Gia gia Tu-đàhoàn, một đời Tu-đà-hoàn, ở đó độn căn thành bảy đời, trung căn thành gia gia, lợi căn thành một đời. Bảy đời là bảy lần lên trời rồi trở lại, đây làm khổ biên. Gia gia Tu-đà-hoàn, hoặc hai lần hoặc ba thời đến gia kia rồi đến khổ biên, một đời Tu-đà-hoàn đã khiến sinh làm người đạt tới khổ biên. Nếu người Tu-đà-hoàn từ đời đó trở lên chẳng tinh tấn, một lần lại đời này làm khổ biên. Nếu A-na-hàm từ đời đó trở lên chẳng tinh tấn, thì từ đây mạng chung sinh Tịnh cư, trời kia do các căn thù thắng, dùng năm thứ được thấy thành năm A-na-hàm, khoảng giữa bát Niết Bàn, sanh bát Niết Bàn, chẳng hành Bát Niết Bàn, hành bát Niết Bàn. Thượng lưu đến trời Ca-ni-tra đó. Khoảng giữa Bát Niết Bàn là chưa đạt đến chỗ bám theo không ngừng, khonảg giữa nương thời gian thọ mạng trừ kết sử tàn dư, khiến khởi thánh đạo. Sinh Bát Niết Bàn là, vượt thọ mạng trong đây, trừ kết sử tàn dư đã sinh khiến khởi thánh đạo. Chẳng hành Bát Niết Bàn là không hành khác, vì trừ kết sử tàn dư khiến khởi thánh đạo, hành Bát Niết Bàn là không hành khác làm trừ kết sử tàn dư khiến khởi thánh đạo, Thượng lưu đến trời A-ca-ni-tra, từ Bất phiền thiên mạng chung, sanh Bất nhiệt, Từ Bất nhiệt mạng chung sanh Thiện kiến, Từ Thiện kiến mạng chung sanh Thiện hiện, Từ Thiện hiện mạng chung sanh trời A-ca-ni-tra, ở A-ca-ni-tra vì trừ kết sử tàn dư, nên khởi thánh đạo. Khi đó, ở trời Bất phiền thọ mạng vạn kiếp, trời Bất thiện thọ mạng mười hai vạn kiếp, trời Thiện kiến thọ mạng bốn vạn kiếp, trời Thiện hiện thọ mạng tám vạn kiếp, trời A-ca-ni-tra thọ mạng mười sáu vạn kiếp, ở bốn địa thành năm, năm người ở A-ca-ni-tra, bốn người không co người thượng lưu. Như vậy kia thành hai mươi bốn người, Ala-hán đã đoạn tất cả phiền não không còn, chẳng thành nhân hậu hữu. Vì nhân không nên A-la-hán đã khỏi thọ hình mạng, Hành diệt khổ đây đoạn, chẳng khởi khổ khác, đây gọi là khổ biên, cho nên nói kệ tụng đây :

Thí như chày đập sắt.
Sao hỏa vào dòng nước.
Lần lượt thành tịch diệt.
Cõi kia chẳng thể biết,
Chánh giải thoát như vậy.
Đã qua dục phược lậu.
Đến nơi lạc không động.

Cõi kia chẳng thể biết.

Hỏi: Ở đây có sư nói: Lần lượt tu đạo, lần lượt đoạn phiền não, lần lượt phân biệt đế ư?

Đáp: Hoặc dùng mười hai, hoặc dùng tám, hoặc dùng bốn, đạo trí tác chứng quả.

Hỏi: Tại sao ở đây thấy chẳng tương ưng?

Đáp: Nếu lần lượt tu đạo, lần lượt đoạn phiền não, thì lần lượt tác chứng, vì lần lượt tác chứng quả, nên quả được an lạc cùng quả đạo tương ưng vậy. Nếu được an lạc như vậy, thì một quả Tu-đà-hoàn là thành chăng? Nếu chẳng thật an lạc như vậy, thì người lần lượt tu đạo lần lượt đoạn phiền não cũng vậy. Lại nữa, lỗi thứ hai, nếu vì thấy khổ, thấy khổ đã đoạn, thì phiền não diệt đoạn được an lạc. Thế nên đã thấy khổ thấy khổ đã đoạn, phiền não đã đoạn, tác chứng bốn phần quả Tuđà-hoàn, thì tác chứng nên được an lạc, phương tiện thành tựu vậy. Nếu được an lạc tác chứng như vậy, thì bốn phần Tu-đà-hoàn, bốn phần bảy lần sinh, bốn phần gia gia sinh, bốn phần một sinh, bốn phần trú ở quả, ở đây chẳng tương ưng. Nếu chẳng được an lạc như vậy, thì vì thấy khổ, thấy khổ đã đoạn mà đoạn phiền não chăng? Đây chẳng tương ưng. Lại nữa, lỗi thứ ba nếu vì thấy khổ, thấy khổ đã đoạn và phiền não đã đoạn, là điều vui thích do hiện thấy khổ, thì bốn phần Tu-đà-hoàn đạo trú, bốn phần tín hành, bốn phần pháp hành, thành tựu nên được an lạc, chẳng thấy ba đế còn lại. Nếu sự vui này trú ở bốn Tu-đà-hoàn đạo, thành bốn tín hành, thành bốn pháp hành, thì ở đây chẳng tương ưng. Nếu chẳng thể vui (an lạc) như vậy tức là vì thấy khổ thấy khổ đoạn, phiền não đoạn. Lại nữa, lỗi thứ tư cũng chẳng tương ưng, nếu hiện thấy đạo thành hướng là vì thấy đạo thành tựu trú ở quả. Đây được an lạc, là vì hiện thấy khổ đó thành hướng, vì thấy nên thành trú quả, nên đáng vui, vì thấy một thứ vậy. Nếu đáng vui như vậy thì hướng và trú quả thành nhiều lỗi, thì ở đây, điều này chẳng tương ưng. Nếu chẳng được vui như vậy, vì thấy đạo mới thành chứng, vì thấy đạo thành trú ở quả, thì đây cũng chẳng tương ưng. Lại nữa, lỗi thứ năm, nếu vì thấy đạo tác chứng quả thì chưa thấy Khổ Tập Diệt mà thành tác chứng quả được vui thì vì thấy Khổ Tập Khổ Diệt là vô nghĩa. Lại nữa, lỗi thứ sáu, nếu dùng mười hai hoặc dùng tám, hoặc dùng bốn đạo trí tác chứng thì quả Tu-đà-hoàn được vui vì tác chứng đó; hoặc mười hai, hoặc tám, hoặc bốn, và quả Tu-đà-hoàn tương ưng thành được vui thì thành tựu đạo trí không có quả. Nếu có thể vui địa như vậy thì địa trở thành lỗi. Ở đây, điều này chẳng tương ưng. Nếu có thể vui như vậy, hoặc dùng mười hai, hoặc dùng , hoặc dùng bốn, đạo trí tác chứng Tu-đà-hoàn quả ư? Đây cũng chẳng tương ưng. Lại nữa, lỗi thứ bảy, nếu hoặc mười hai, hoặc tám, hoặc bốn đạo trí, khiến khởi một Tu-đà-hoàn quả là được vui, thì đây cũng chẳng tương ưng, nhiều sự khiến khởi một quả, như nhiều quả Yêm-la khiến sinh một quả.

Hỏi: Nếu dùng một trí một sát-na, không trước không sau, thành phân biệt Bốn đế, thì một trí nên thành bốn sự kiến thủ. Nếu vì thấy khổ thành thấy Bốn đế, thì Bốn đế thành Khổ đế. Nếu hai nghĩa đây không, thì đây chẳng tương ưng, một Sát-na dùng một trí không trước không sau, thành phân biệt Bốn đế ư?

Đáp: Chẳng phải một trí thành bốn kiến thủ, cũng chẳng phải Bốn đế thành Khổ đế. Người tọa thiền chỉ theo Bốn đế, lúc đầu các thứ tướng, một tướng, trước đã phân biệt. Bấy giờ dùng thánh hành Khổ đế, dùng tướng như vậy thông đạt, thành thông đạt Bốn đế, như tướng Bốn đế đó, dùng nghĩa như thành một tướng, như các thứ tướng năm ấm. Một tướng dùng phân biệt trước làm sắc ấm, dùng vô thường, rồi thấy năm ấm vô thường cũng thường. Thấy vô thường chẳng phải sắc ấm làm năm ấm, nhập giới như vậy, ở đây như vậy có thể biết, đối với tán pháp đó có thể biết, như vậy quán giác hỷ thọ địa căn, giải thoát phiền não chánh thọ hai định. Quán đó là hai quán, thiền quán, táo quán.

Hỏi: Thế nào là thiền quán ?

Đáp: Đã được định, dùng định lực nhiếp phục cái. Dùng danh so sánh phân biệt quán sắc thấy thiền phần, Xa-ma-tha làm đầu mà tu Tỳ-bà-xá-na. Táo quán là dùng lực phân biệt chế phục cái, dùng sắc so sánh phân biệt gọi là quán thấy các hành. Tỳ-bà-xá-na làm đầu, tu hành Xa-ma-tha. Giác là, táo quán. Sơ thiền và quán là, quán đạo và quả thành có giác. Ở thiền thứ ba Tỳ-bà-xá-na cho đến tánh trừ thành có giác, đạo và quả thành không giác, ở địa có giác đạo thành tám phần đạo, ở địa không giác thì bảy phần đạo trừ tư duy. Hỷ là, táo quán đắc khổ hành, đầy đủ Tỳ-bà-xá-na trí tương tợ, thành không khổ khởi tánh trừ đạo và quả cộng khởi hỷ. Táo quán được lạc hành đầy đủ, ở thiền thứ hai, Tỳ-bà-xá-na và đạo quả cùng khởi hỷ, ở thiền thứ ba. Ở thiền thứ tư, Tỳ-bà-xá-na đạo và quả chẳng cùng khởi hỷ, ở địa có hỷ đạo và quả bảy giác phần khởi, ở địa không hỷ sáu Bồ Đề giác, trừ hỷ Bồ Đề giác. Thọ là táo quán được khổ hành, đầy đủ Tỳ-bà-xá-na cho đến trí tương tợ cộng xả khởi tánh trừ đạo và quả cộng hỷ khởi. Táo quán được lạc hành đầy đủ. Ở ba thiền Tỳ-bà-xá-na đạo quả cộng hỷ khởi, ở thiền thứ tư Tỳ-bà-xá-na đạo quả cộng xả khởi, địa là hai địa, kiến địa và tư duy địa, ở đó Tu-đà-hoàn đạo kiến địa. Ngoài ra ba đạo, bốn quả Sa-môn tư duy địa, chưa từng thấy nay thấy, gọi là kiến địa, thấy như vậy tu như vậy là tư duy địa. Lại nữa, hai địa học địa và vô học địa, ở đó bốn đạo ba quả Sa-môn là học địa, A-la-hán quả là vô học địa. Căn là, ba căn xuất thế gian, căn chưa biết ta sẽ biết, căn đã biết, căn biết đủ, khi đó, đạo trí Tu-đà-hoàn mới đầu chưa biết nay biết thì thành trí chưa biết. Ba đạo trí. Ba quả trí đã biết pháp, lại biết biết căn, A-la-hán quả trí vô dư, đã biết pháp. Biết là căn đã biết, giải thoát là ba giải thoát : Giải thoát vô tướng , giải thoát vô tác và giải thoát “không”, ở đó đạo trí tương tợ. Chẳng tác tướng là giải thoát vô tướng, chẳng tác nguyện là giải thoát vô tác, chẳng tác chấp là giải thoát “không”. Lại nữa, ba giải thoát này dùng quán thấy thành các thứ đạo, dùng được thành một đạo.

Hỏi: Tại sao dùng quán thấy thành các thứ đạo?

Đáp: Đã quán thấy vô thường thành giải thoát vô tướng, dùng quán thấy khổ thành giải thoát vô tác, dùng quán thấy vô ngã thành giải thoát “không”.

Hỏi: Tại sao dùng quán thấy vô thường thành giải thoát vô tướng?

Đáp: Vì hiện tác ý vô thường , vì diệt các hành khởi tâm thành nhiều giải thoát, được tín căn và bốn căn , các chủng loại kia như thật trí tướng, chủng loại kia tất cả các hành , thành vô thường khởi, khiến khởi tướng khiếp sợ. Từ tướng hành sinh trí, từ tướng tâm khởi, ở tâm vô tướng vượt lên, dùng giải thoát vô tướng thân được thoát. Như vậy, do quán vô thường thành giải thoát vô tướng.

Hỏi: Tại sao dùng quán thấy khổ, thành giải thoát vô tác?

Đáp: Dùng khổ hiện tác ý, vì khiếp sợ các hành khiến khởi tâm, thành tâm nhiều tịch tịch, được định căn và bốn căn, chủng loại kia như thật biết sinh, dùng tất cả các hành của các chủng loại kia thành thấy được khổ, do dùng khiếp sợ sinh, khiến khởi sinh trí. Từ sinh tâm khởi, vượt tâm vô sinh, dùng giải thoát vô tác thân được thoát. Như vậy, do quán thấy khổ thành giải thoát vô tác.

Hỏi: Tại sao dùng quán thấy vô ngã thành giải thoát « không »?

Đáp: Vì hiện tác ý vô ngã, vì “không” khiến khởi các hành, tâm thành nhiều chán ghét, được tuệ căn và bốn căn, chủng loại kia như thật biết tướng và sinh, dùng tất cả các pháp, của các chủng loại kia thành có thể thấy, vô ngã do khiếp sợ nên khiến khởi tướng và sinh, chỉ nương tướng và sinh trí khởi, từ tướng và sinh tâm thành lìa ; ở vô tướng vô sinh diệt, tâm Nê hoàn khởi, vì giải thoát “không” thân được thoát. Như vậy, do quán thấy vô ngã thành giải thoát “không”. Như vậy ba giải thoát này, dùng quán ở các thứ đạo.

Hỏi: Tại sao dùng được ba giải thoát thành ở một đạo?

Đáp: Đã được giải thoát vô tướng thành được ba giải thoát, tại sao người đó dùng vô tướng, tâm họ được thoát ? Tuy sự giải thoát kia đã thực hiện nhưng chấp cái mà mình đã được giải thoát vô tác, ba giải thoát thành sở đắc. Tại sao khởi tâm được thoát của mình để dùng giải thoát? Vị kia vì tướng, vì chấp được giải thoát “không”, cũng được ba giải thoát. Tại sao? Nếu đó vì chấp tâm được thoát, thì vì giải thoát, vì tướng, vì tác. Như vậy đã được ba giải thoát thành một đạo. Người giải thoát và môn giải thoát có gì sai biệt? Đáp: Chỉ đạo trí kia từ phiền não mà thoát gọi là giải thoát, vì nhập nghĩa môn Đề hồ nên gọi là môn giải thoát. Lại nữa, giải thoát là, chỉ có đạo trí, sự kia làm Nê hoàn, đây gọi là môn giải thoát. Phiền não là, một trăm ba mươi bốn phiền não như vậy, ba căn bất thiện, ba tìm kiếm, bốn lậu, bốn kết, bốn lưu, bốn ách, bốn thủ, bốn cõi ác hành, năm xan, năm cái, sáu tránh căn, bảy sử thế gian, tám pháp, chín mạn, mười phiền não xứ, mười bất thiện nghiệp đạo, mười kết, mười tà biên, mười hai điên đảo, mười hai bất thiện tâm khởi, trong đó, ba căn bất thiện là tham, sân, si, ở đây ba sân thì dùng hai đạo làm thành mỏng, dùng A-na-hàm vô dư diệt, Tham si thì dùng ba đạo làm thành mỏng, dùng A-la-hán đạo vô dư diệt . Ba tìm kiếm là, tìm kiếm dục, tìm kiếm hữu và tìm kiếm phạm hạnh . Ở đây phạm hạnh tìm kiếm là, dùng Tu-đà-hoàn đạo diệt hết, dục tìm kiếm là dùng A-na-hàm đạo diệt ; hữu tìm kiếm là dùng A-la-hán đạo diệt, Bốn lậu là: Dục lậu, hữu lậu, kiến lậu, vô minh lậu. Ở đây kiếm lậu thì dùng Tu-đà-hoàn đạo diệt, dục lậu thì dùng A-na-hàm đạo diệt hữu lậu và vô minh lậu thì dùng A-la-hán đạo diệt. Bốn kết là; tham dục thân kết, sân nhuế thân kết, giới đạo thân kết, đế này chấp thân kết. Ở đây giới đạo thân kết là, đế này chấp thân kết, thì dùng Tu-đà-hoàn đạo diệt, sân nhuế thân kết là dùng A-na-hàm đạo diệt, tham thân kết thì dùng A-la-hán đạo diệt, Bốn lưu là, Dục lưu, hữu lưu, kiến lưu, vô minh lưu. Bốn ách là: Dục ách; hữu ách; kiến ách; vô minh ách, như phần diệt đã nói lúc đầu. Bốn thủ là: Dục thủ; kiến thủ; giới thủ; ngã ngữ thủ. Ở đây ba thủ dùng Tu-đà-hoàn đạo diệt, dục thủ dùng A-la-hán đạo diệt. Bốn cõi ác hành là cõi dục ác hành, cõi sân ác hành, cõi sợ ác hành, cõi si ác hành. Bốn hành đây dùng Tu-đà-hoàn đạo diệt, Năm xan là: Trú xứ xan, gia xan, lợi dưỡng xan, sắc xan; pháp xan. Năm xan đây dùng Ana-hàm đạo diệt. Năm cái là: Dục dục, sân nhuế, giải đãi, thùy miên; điều mạn nghi. Ở đây, nghi thì dùng Tu-đà-hoàn đạo diệt, dục dục sân nhuế, mạn dùng A-na-hàm đạo diệt , giải đãi điều dùng A-la-hán đạo diệt, thùy miên thì tùy sắc. Sáu tránh căn là, phẫn, phú, tật, siểm ác, lạc, kiến xúc. Ở đây, siểm ác lạc kiến xúc dùng Tu-đà-hoàn đạo diệt, phẫn phú tật dùng A-na-hàm đạo diệt Bảy sử là: Dục nhiễm sử, sân nhuế sử, kiến sử, nghi sử, hữu lạc sử, vô minh sử. Ở đây kiến sử, nghi sử dùng Tu-đà-hoàn đạo diệt, dục nhiễm sử, sân nhuế sử dùng A-na-hàm đạo diệt. Mạn sử, hữu sử, vô minh dùng A-la-hán đạo diệt. Thế gian tám thế pháp là lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc. Ở đây bốn xứ chẳng ái sân nhuế dùng A-na-hàm đạo diệt, còn bốn xứ ái sử (sai khiến) dùng A-lahán đạo diệt. Chín mạn là, do kia thắng ta thắng sinh mạn, cùng thắng ta ngang bằng sinh mạn, do thắng ta kém sinh mạn, do ngang bằng ta ngang bằng sinh mạn, do ngang bằng ta thấp kém sinh mạn, do thấp kém ta thắng sinh mạn, do thấp kém ta ngang bằng sinh mạn, do thấp kém ta thấp kém sinh mạn, Chín mạn này dùng A-la-hán đạo diệt. Mười não xứ là: Tham, sân, si, mạn, kiến, nghi, giải đãi, điều, vô tàm, vô quý. Ở đây, kiến nghi dùng Tu-đà-hoàn đạo diệt, sân nhuế dùng A-na-hàm đạo diệt, bảy còn lại dùng A-la-hán đạo diệt. Mười não xứ là, người này đối với ta đã làm, hiện làm sẽ làm điều phi nghĩa sinh não. Người mà ta thương yêu đã làm, hiện làm, sẽ làm, điều phi nghĩa, sinh não. Người mà ta không thương yêu đã làm hiện làm sẽ làm điều phi xứ, sinh não. Mười não xứ dùng A-na-hàm đạo diệt. Mười bất thiện nghiệp đạo là, sát sinh, không cho mà lấy, tà hạnh, vọng ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt, ý ngữ, tham, sân, tà kiến. Ở đây, sát sinh, không cho mà lấy, tà hạnh, vọng ngữ tà kiến, dùng Tu-đà-hoàn đạo diệt. Ác khẩu lưỡng thiệt sân, dùng A-na-hàm đạo diệt. Ỷ ngữ, tham, dùng A-la-hán đạo diệt. Mười sử là: Dục nhiễm sử, sân nhuế sử, mạn sử, kiến sử, nghi sử, giới thủ sử, hữu nhiễm sử, tật sử, xan sử, vô minh sử. Ở đây kiến, nghi, giới thủ sử dùng Tu-đà-hoàn đạo diệt. Dục nhiễm, sân nhuế, tật, xan sử, dùng Ana-hàm đạo diệt. Mạn, hữu nhiễm, vô minh sử, dùng A-la-hán đạo diệt. Mười tà biên là: Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạn, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải thoát. Ở đây, tà kiến, tà ngữ, vọng ngữ nghiệp, tà mạn trí, tà giải thoát, dùng Tu-đà-hoàn đạo diệt. Tà tư duy, tà ngữ, ác ngữ, lưỡng thiệt, dùng A-na-hàm đạo diệt. Tà ngữ, ỷ ngữ, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, dùng A-la-hán đạo diệt. Mười hai điên đảo là: Đối với vô thường tưởng thường, điên đảo tâm điên đảo kiến điên đảo.

Như vậy đối với khổ lạc, đối với bất tịnh tịnh, đối với vô ngã ngã. Đối với pháp này, đây vô thường cho là thường gồm ba điên đảo; vô ngã cho là ngã gồm ba điên đảo, bất tịnh cho là tịnh là kiến điên đảo, khổ cho là lạc là kiến điên đảo dùng Tu-đà-hoàn đạo diệt. Đối với bất tịnh cho là tịnh là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, dùng A-na-hàm đạo diệt. Đối với khổ cho là lạc là tưởng điên đảo, tâm điên đảo dùng A-la-hán đạo diệt. Mười hai bất thiện tâm khởi là cùng hỷ cộng khởi tương ưng kiến, tâm vô hành khởi, tâm có hành khởi, cùng hỷ cộng khởi chẳng tương ưng kiến, tâm vô hành khởi, tâm có hành khởi, cùng xả cộng khởi tương ưng kiến, tâm vô hành khởi, tâm có hành khởi, cùng xả cộng khởi, chẳng tương ưng kiến, tâm vô hành khởi, tâm có hành khởi, cùng ưu cộng khởi tương ưng sân nhuế, tâm vô hành khởi tâm có hành khởi, cùng điều cộng khởi tâm khởi, cùng nghi cộng khởi, tâm khởi. Ở đây bốn kiến tương ưng tâm khởi, cùng nghi cộng khởi tâm khởi, dùng Tu-đà-hoàn đạo diệt. Hai hữu cộng khởi tâm khởi, dùng hai đạo làm thành mỏng, dùng A-na-hàm đạo vô dư diệt. Bốn kiến tâm chẳng tương ưng khởi và điều cộng khởi tâm khởi, dùng ba đạo làm thành mỏng, dùng A-la-hán đạo vô dư diệt. Hai chánh thọ là, hai chánh thọ chẳng cùng phàm phu và quả thành tựu chánh thọ tưởng, thọ, diệt.

Hỏi: Quả chánh thọ là gì? Tại sao gọi là quả chánh thọ? Ai tu ái khiến khởi. Vì sao tu? Tại sao tu? Tại sao tác ý? Kia thành tựu mấy duyên? Mấy duyên trú? Mấy duyên làm khởi? Chánh thọ đây là thế gian hay là xuất thế gian?

Đáp: Quả chánh thọ là, quả Sa-môn này, tâm ở Nê hoàn an, đây gọi là quả chánh thọ. Tại sao gọi là quả chánh thọ là, chẳng phải thiện chẳng phải phải bất thiện, chẳng phải sự, là quả báo đạo xuất thế thành, cho nên đây là quả chánh thọ, A-la-hán và A-na-hàm đối với chánh thọ này nhất định làm viên mãn. Lại có thuyết, tất cả thánh nhân được khiến khởi, như ở A-tỳ-đàm nói: Vì được đạo Tu-đà-hoàn, trừ sinh gọi là tánh trừ, tất cả như vậy. Lại nói, tất cả thánh nhân thành tựu định này làm cho viên mãn, chỉ có họ khiến phát khởi, như trưởng giả Na-la-đà, nói với các Tỳ-kheo. Trưởng lão như vậy, ở giếng núi rừng, tại đó không dây múc nước. Khi ấy, có người đi đến, bị mặt trời đang lúc trưa nóng đốt, khô khốc khát nước, người kia thấy giếng biết có nước, dù người ấy chẳng dùng thân đứng tiếp xúc. Như vậy, Trưởng lão ta hữu diệt là Nê hoàn, như thật chánh trí thiện kiến: Ta chẳng phải A-la-hán lậu tận, tại sao khiến khởi?” Là vì hiện thấy pháp lạc trú khiến khởi, như Đức Thế Tôn răn dạy A-nan. “Này A-nan! Khi ấy Như Lai không tác ý, tất cả các tướng chỉ một thọ diệt, tâm vô tướng định khiến khởi trú. Này A-nan!

Khi ấy thân Như Lai thành an ổn”. Tại sao khiến khởi? Là người tọa thiền kia vào tịch tịch trú, hoặc đứng, hoặc nằm an lạc được quả chánh thọ, thấy được sinh diệt, mới đầu quán các hành, cho đến tánh trừ trí. Tánh trừ trí không gián đoạn, đối với Nê hoàn quả chánh thọ khiến an, nương thiền đó thành tu đạo thiền đó thành đối tượng khởi đó gọi là quả chánh thọ. Tại sao tác ý? Là cảnh giới Đề hồ, vô vi. Dùng tịch tác ý, vị ấy thành tựu mấy duyên? Mấy duyên làm trú mấy duyên làm khởi? Hai duyên chánh thọ kia, chẳng tác ý tất cả các tướng. ở cảnh giới vô tướng tác ý, ba duyên làm trú, chẳng tác ý tất cả các tướng. Ở cảnh giới vô tướng tác ý, và ban đầu hành hai duyên làm khởi tác ý tất cả tướng, và cảnh giới vô tướng chẳng tác ý.

Tại sao định này là xuất thế gian hay thế gian.

Đáp: Đây là chánh thọ xuất thế, chẳng phải chánh thọ thế gian.

Hỏi: Người A-na-hàm làm quả định hiện quán, tại sao tánh trừ không cách, A-la-hán đạo chẳng sinh?

Đáp: Chẳng phải xứ ưa thích, chẳng sinh quán thấy, vì không lực. Ở đó, hai thứ quả thù thắng có thể biết, thành có đạo và quả tánh trừ, hiện tác chứng đạo và quả vô gián hiện, thành không đạo và quả tánh trừ, thành vào quả định, thành không đạo và quả tánh trừ, từ diệt định khởi, thành quả không tánh trừ (Quả chánh thọ đã xong).

Hỏi: Thế nào là chánh thọ diệt thọ tưởng? Ai khiến khởi, mấy lực thành tựu, khiến khởi mấy hành bị trừ, khiến khởi mấy sự mới đầu, nghĩa gì làm khởi, tại sao khởi, tại sao từ kia khởi, tại sao tâm dùng khởi, dùng khởi tâm bị đắm trước cái gì, mấy xúc bị xúc. Tại sao mới đầu khởi các hành? Người chết và vào định diệt tưởng thọ có gì sai biệt? Định này là hữu vi hay vô vi?

Đáp: Chẳng sinh tâm tâm sở pháp, đây gọi là định diệt thọ tưởng. Ai khiến khởi định là, A-la-hán và A-na-hàm ở định đây làm viên mãn. Ai chẳng khiến khởi là, người phàm phu và Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm và người sinh ở Vô sắc giới. Chẳng phải cảnh giới của họ. Phàm phu không khả năng, khởi phiền não làm chướng ngại định. Vì chưa đoạn, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm chẳng có khả năng khởi làm khởi trở lại, chẳng phải xứ của họ. Vào Vô sắc giới, chẳng có khả năng khởi. Mấy lực thành tựu khiến khởi là, dùng hai lực thành tựu khiến khởi, dùng lực Xa-ma-tha, dùng lực Tỳ-bà-xá-na. Ở đó dùng lực Xa-ma-tha là do tám định được tự tại. Dùng lực Tỳ-bà-xá-na là, do tự tại theo bảy quán. Bảy quán là gì? Quán vô thường, quán khổ, quán vô ngã, quán nhàm chán, quán vô nhiễm, quán diệt, quán xuất ly, quán. Lực Xa-ma-tha làm diệt thiền phần, và làm giải thoát bất động. Lực Tỳ-bà-xá-na làm thấy tội lỗi của sinh, và làm giải thoát vô sinh. Trừ bao nhiêu hành khiến khởi định? Dùng trừ ba hành khiến sanh khởi định: khẩu hành, thân hành, tâm hành, ở đó vào thiền thứ hai giác quán khẩu hành thành đối tượng trừ. Người vào thiền thứ tư, thở ra thở vào thân hành thành đối tượng trừ. Vào định diệt tưởng thọ tâm hành tưởng thọ thành đối tượng trừ. Mấy sự mới đầu? Mới đầu có bốn sự: Một ràng buộc chẳng loạn, xa lìa phân biệt, quán sự chẳng phải sự. Một phược là, Bát, ca-sa, xếp lại một chỗ sử dụng. Chẳng loạn là, dùng phương tiện sẳn có, thân này nguyện chớ sinh loạn thọ trì. Xa lìa phân biệt là, thích hợp với lực thân, dùng ngày làm phân biệt thọ trì, ở đây lâu xa quá kỳ hạn phải khởi. Quán sự chẳng phải sự là, chưa đến thời phân biệt, hoặc chúng tăng làm sự hòa hợp, ta phải thọ trì. Ở đó một ràng buộc là, gìn giữ Ca-sa. Chẳng loạn và lâu dài phân biệt là gìn giữ thân. Quán sự chẳng phải sự là, chẳng hại chúng tăng hòa hợp, trú vô sở hữu xứ hoặc mới đầu vào Sơ thiền. Tại sao khiến khởi? Vì hiện pháp lạc trú, là định bất động sau cùng của Thánh nhân. Lại vì khởi thần thông vào định rộng, như Trưởng lão Chánh mạng La-hán. Vì giữ gìn thân, như Trưởng lão Xá-lợi-phất, như trưởng lão Bạch-lộ-tử-để-sa. Tại sao khiến khởi là, người tọa thiền kia vào tịch tịch trú, hoặc ngồi, hoặc nằm vui ở ý diệt, vui diệt vào Sơ thiền, vào rồi an tường ra, không ngừng thấy thiền kia vô thường, khổ, vô ngã, cho đến hành xả trí, như thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư, hư không xứ, thức xứ, vô sở hữu xứ, vào rồi an tường ra, không gián đoạn thấy chánh định vô thường, khổ, vô ngã cho đến hành xả trí. Bấy giờ không ngừng vào phi phi tưởng xứ. Từ kia hoặc hai, hoặc ba, khiến khởi tâm phi phi tưởng, khởi rồi khiến tâm diệt. Tâm diệt rồi chẳng sinh chẳng hiện vào, đây gọi là vào định diệt tưởng thọ.

Tại sao từ kia khởi? Vì kia chẳng phải tác ý như vậy. “Ta phải khởi đã đến lúc bắt đầu, do sự phân biệt thành. Tại sao tâm dùng khởi? Nếu người A-na-hàm thì dùng tâm quả A-na-hàm khởi, người A-la-hán thì dùng tâm A-la-hán khởi, khởi rồi tâm kia dính mắc vào chỗ nào?

Đáp: Tâm chuyên duyên tịch tịch. Có bao nhiêu xúc bị xúc? Có ba chỗ xúc bị xúc, dùng không xúc, vô tướng xúc vô tác xúc. Tại sao mới đầu khởi các hành? Từ thân hành kia từ khẩu hành kia. Người chết và người vào định diệt tưởng có gì sai biệt là, người chết ba hành mất không hiện thọ mạng, đoạn hơi ấm, đoạn các căn, đoạn nhập. Người định thọ tưởng ba hành đoạn mất, thọ mạng không đoạn, hơi ấm không đoạn, các căn chẳng khác, đây kia sai biệt. Định đây là hữu vi hay vô vi? Chẳng thể nói định này là hữu vi hay vô vi.

Hỏi: Tại sao chẳng thể nói định này là hữu vi hay vô vi?

Đáp: Pháp hữu vi ở định này không có, pháp vô vi vào ra chẳng thể biết. Cho nên, chẳng thể nói định này là hữu vi hay vô vi (thiền diệt định đã xong).

Luận đạo giải thoát phẩm mười hai phân biệt đã xong, nhân duyên phẩm số này, định giới đầu đà cầu bạn lành, phân biệt hành hành xứ hành môn năm thần thông, phân biệt tuệ, năm phương tiện, phân biệt đế, mười hai phẩm này là thứ lớp phẩm đạo giải thoát.

Vô biên vô xứng chẳng nghĩ lường.
Vô lượng thiện tài khéo nói ra.
Trong pháp đây ai có thể biết.
Chỉ người tọa thiền thường thọ trì.
Vi diệu thắng đạo làm thiện hạnh.
Với giáo chẳng lầm lìa vô minh.