LUẬN GIẢI THOÁT ĐẠO
Tác giả: A-la-hán Ưu Ba Để Sa. (Đại Quang)
Hán dịch: Đời Lương, đại sư Tăng Già-bà-la, người Phù Nam
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 10

Phẩm 11: NĂM PHƯƠNG TIỆN (Phần Một)

Từ đó, người mới tọa thiền ưa thích thoát già chết, ưa thích trừ nhân sinh tử, ưa thích trừ vô minh tối tăm, ưa thích đoạn dây ái, ưa thích đắc Thánh tuệ, ở năm xứ phải khởi phương tiện, đó là ấm phương tiện, nhập phương tiện, giới phương tiện, nhân duyên phương tiện, Thánh đế phương tiện.

Hỏi: Ấm phương tiện là gì?

Đáp: Năm ấm: Sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm.

Hỏi: Sắc ấm là gì?

Đáp: Bốn đại và sắc do bốn đại tạo nên. Gì là bốn đại? Địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới. Địa giới là gì? Tánh cứng chắc, tướng cứng chắc, đây gọi là địa giới. Thủy giới là gì? Nước ướt, sắc hòa hợp, đây gọi là thủy giới. Hỏa giới là gì? Lửa nóng sắc thuần thục, đây gọi là hỏa giới. Phong giới là gì? Gió duy trì sắc, đây gọi là phong giới. Người mới tọa thiền dùng hai hành nắm giữ các ngăn che. Nói gọn và rộng như nói về quán Bốn đại. Như vậy có thể biết. Thế nào là sắc do bốn đại tạo nên? Nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, sắc nhập, thanh nhập, hương nhập, vị nhập, nữ căn, nam căn, mạng căn, thân làm, miệng làm, sắc không giới, sắc nhẹ, sắc mềm, sắc có thể thọ trì, sắc tăng trưởng, sắc tương tục, sắc sinh, sắc lão, sắc vô thường đoàn thực xứ, sắc nhãn. Nhãn nhập là gì? Vì thấy sắc đó có đối, nương vào đó nhãn thức khởi, đây gọi là nhãn nhập. Lại nữa, dựa con ngươi mắt tròng trắng tròng đen nhãn châu ba tròn, ở thịt máu phong đàm khạc nhổ, năm lớp ở bên trong, như nữa hạt cải, lớn như đầu con kiến, nghiệp ban đầu thành. Hỏa do bốn đại tạo nên, đại thì rất nhiều Sắc thanh tịnh này gọi là nhãn nhập, như đại đức Xá-lợi-phất nói: “Dùng nhãn thức thanh tịnh

thấy các sắc, hoặc nhỏ hoặc quá nhỏ, như dụ về Dũ Kha. Nhĩ nhập là gì? Vì là nghe tiếng nên tiếng có đối, nương nhĩ, thức khởi, đây gọi là nhĩ nhập. Lại nữa, ở hai lỗ lông đỏ làm biên, nương mô trú như cành đậu xanh, ban đầu nghiệp tạo, “không” đại rất nhiều, sắc thanh tịnh do bốn đại tạo nên, đây gọi là nhĩ nhập. Tỷ nhập là gì? Vì nghe hương đó, ở hương có đối, nương tỷ, thức khởi, đây gọi là tỷ nhập. Lại nữa, ở trong lỗ mũi ba hòa hợp nương lỗ nhỏ trú, như hình Câu-tỳ-đà-la ban đầu nghiệp tạo, phong đại rất nhiều, sắc thanh tịnh do bốn đại tạo, nên đây gọi là tỷ nhập. Thiệt nhập là gì? Vì biết vị đó, ở vị đó có đối, nương thiệt, thức khởi, đây gọi là thiệt nhập. Lại nữa, ở trên lưỡi thịt lớn bằng hai ngón tay trú như hình hoa Uất-ba-la, ban đầu nghiệp tạo, thủy đại rất nhiều, sắc thanh tịnh do bốn đại tạo nên, đây gọi là thiệt nhập. Thân nhập là gì? Vì biết xúc chạm, xúc đó có đối, nương thân, thức khởi, đây gọi là thân nhập. Lại nữa, trừ lông tóc móng răng, các chỗ khác chẳng thọ, còn tất cả đều là thân thọ; ban đầu nghiệp tạo, địa đại rất nhiều, sắc thanh tịnh do bốn đại tạo nên, đây gọi là thân nhập, là sắc có thể thấy, đây gọi là sắc nhập. Âm thanh có đối đó gọi là thanh nhập. Hương có đối đó gọi là hương nhập. Vị có đối ấy gọi là vị nhập. Nữ tánh ấy là nữ căn, nam tánh ấy là nam căn, sắc được tạo thành tùy theo sự giữ gìn của nghiệp ấy gọi là mạng căn, là do thân làm cho hiện các hành gọi là hành, đây gọi là thân làm; do miệng khiến hiện các hành gọi là hành, đây là miệng làm. Sắc đó phân biệt, đây gọi là cảnh giới hư không, Sắc đó tánh nhẹ đây gọi là sắc nhẹ. Sắc đó tánh mềm dịu, đây gọi là sắc mềm dịu. Sắc đó tánh có thể thọ trì, đây gọi là sắc có thể thọ trì. Ba thứ này là thân, tánh chẳng biếng lười. Các nhập tụ ấy gọi là sắc tụ. Sắc tụ ấy, đây gọi là sắc tương tục. Sắc đó khiến khởi, đây gọi là sắc sinh. Khiến sắc đó chín muồi, đây gọi là sắc lão. Sắc đó bại hoại, gọi là sắc vô thường, vì khí vị chúng sinh được lập, đây gọi là khí vị đoàn thực. Sắc nương giới và ý thức giới khởi, đây gọi là giới xứ sắc. Các giới đó biếng lười, đây gọi là sắc ngủ nghỉ. Hai mươi sáu sắc được tạo nên đây và bốn đại thành ba mươi sắc.

Hỏi:Bốn đại và sắc do bốn đại tạo nên tại sao khác nhau?

Đáp: Bốn đại dựa bốn đại cộng sinh. Sắc do bốn đại tạo nên thì nương bốn đại sinh. Sắc do bốn đại tạo nên chẳng phải chỗ bốn đại nương, cũng chẳng phải chỗ nương của sắc do bốn đại tạo, như ba gậy dựa vào nhau, bốn đại như vậy có thể biết, như ảnh ba gậy dựa, sắc do bốn đại tạo nên như vậy, có thể biết, đây gọi là sai biệt. Từ đó, người tọa thiền đối với ba mươi sắc này, dùng năm hành có thể biết sự vượt trội, vì khiến khởi như vậy, vì tụ, vì sinh vì các thứ, vì một.

Hỏi: Làm cho khởi là thế nào?

Đáp: Chín sắc do nghiệp nhân duyên khởi, đó là: nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, nữ căn, nam căn, mạng căn, xứ sắc. Hai sắc tâm do nhân duyên khởi, đó là thân làm miệng làm. Một sắc thời tiết do tâm khởi, gọi là thanh nhập. Bốn sắc thời tâm thực do nhân duyên khởi, đó là sắc nhẹ, sắc mềm dịu, sắc có thể thọ trì, sắc ngủ. Mười hai sắc, do bốn nhân duyên khởi, đó là sắc nhập, hương nhập, vị nhập, sắc hư không giới, sắc tụ, sắc tương tục, sắc sinh đoàn thực bốn giới. Hai sắc, không có sở khởi, đó là sắc lão, sắc vô thường. Lại nữa, sinh duyên lão, lão duyên vô thường, vì khiến khởi như vậy, sự vượt trội có thể biết.

Hỏi: Do tụ là thế nào?

Đáp: Chín tụ do nghiệp khởi, chín tụ do tâm khởi. Sáu tụ do thời tiết khởi, ba tụ do thực khởi.

Hỏi: Chín tụ do nghiệp khởi là gì?

Đáp: Mười nhãn, mười nhĩ, mười tỷ, mười thiệt, mười thân, mười nữ căn, mười nam căn, mười xứ, mười mạng căn.

Hỏi: Mười nhãn là sao?

Đáp: Nhãn thanh tịnh bốn giới là xứ của nó, lại nương bốn giới sắc hương vị xúc, mạng căn, nhãn thanh tịnh. Mười pháp này cộng sinh chẳng lìa nhau, đây gọi là tụ, đó là mười nhãn. Khởi này là sinh, chín muồi này là lão, hoại này là vô thường, phân biệt này là hư không giới. Bốn pháp này tụ kia cùng khởi, nhãn này khi nương ở mười lão thì sinh mười nhãn thứ hai. Hai thứ mười tụ kia, đây gọi là tụ kia đuổi theo, đây gọi là tương tục. Sáu pháp này, cộng khởi kia, kia lại mười nhãn thứ hai khi nương ở lão thì sinh mười nhãn thứ ba, mười nhãn thứ hai và thứ ba đó, đây gọi là tụ, chỉ pháp kia đuổi theo, đây gọi là tương tục, mười ban đầu tan hoại, mười thứ hai lão, mười thứ ba khởi, nó thành một Sátna, đã khởi mười nhãn như vậy, thời gian kia chẳng thể biết, vì Sát-na nhanh nhẹ vậy, chẳng hiện thế gian biết. Có người tọa thiền kia thấy nhãn tương tục, như dòng sông, như ánh đèn tiếp nối. Đây gọi là mười nhãn. Như vậy mười nhĩ, mười tỷ, mười thiệt, mười thân, mười nữ căn, mười nam căn, chín mạng căn, dùng rộng có thể biết.

Hỏi: Chín tụ do tâm khởi là sao?

Đáp: Thanh tịnh có tám nghĩa, thân thanh tịnh có chín, miệng thanh tịnh có mười, thanh tịnh nhẹ có chín, thân nhẹ có mười, miệng nhẹ có mười một, nhãn thanh tịnh có chín, nhãn thân có mười, nhãn miệng có mười một.

Hỏi: Tám thanh tịnh do tâm khởi là sao?

Đáp: Bốn giới nương giới, sắc hương vị xúc, tám pháp này cộng sinh chẳng lìa nhau, mười kia gọi là tám thanh tịnh. Nó khởi là sinh, nó chín là già; nó hoại là vô thường, nó phân biệt là hư không giới, bốn pháp này chúng tùy khởi, tám thanh tịnh kia, ở thời hoại cùng tâm thứ hai cộng khởi, tám thanh tịnh thứ hai, thanh tịnh mới đầu hoại; thanh tịnh thứ hai khởi, ở mười Sát-na khởi, đây chẳng phải lần lượt làm tụ, vì cùng ba khởi được tụ, như vậy chín nhẹ thanh tịnh, và chín nhãn thanh tịnh, sáu làm tụ chẳng phải hoại mới đầu, chẳng phải thứ hai khởi, không một Sát-na. Tại sao? Vì không một tâm mà hai làm mới khiến khởi các thứ khác như phần đầu nói?

Hỏi: Sáu tụ do thời tiết khởi là sao?

Đáp: Tám thanh tịnh, chín âm thanh thanh tịnh chín nhẹ thanh tịnh, mười âm thanh nhẹ, chín nhãn thanh tịnh, mười nhãn âm thanh với tụ.

Bên ngoài thành hai thanh tịnh: tám và âm thanh chín.

Hỏi: Ba tụ do thực khởi là sao?

Đáp: Tám thanh tịnh, chín thanh tịnh, chín nhẹ thanh tịnh, nhãn thanh tịnh chín, thời tiết do thực khởi tu tương tục nghiệp xứ, tương tợ có thể biết. Ngoài ra, như phần đầu nói. Mạng chín không tụ, ở Dục giới đối nghiệp xứ được thành, tám tụ dùng thọ mạng sống, tỷ thiệt thân nam căn nữ căn ba thứ v.v… nhẹ như vậy và ngủ, đây ở Sắc giới không có, mạng chín tụ, không tưởng Phạm thiên. Ở thân đó tất cả nhập vì đó được sống, vì tụ như vậy.

Hỏi: Vì sinh là thế nào?

Đáp: Như nam nữ vào thai ở sát-na sinh ba mươi sắc khởi, đó là mười xứ, mười thân, hoặc mười nữ căn, hoặc mười nam căn, hai mươi chẳng nam chẳng nữ, sắc khởi gọi là mười xứ, mười thân. Ở dục giới hóa sinh, khắp căn vào nam nữ ở sát-na sinh bảy mươi sắc khởi, đó là mười xứ, mười thân, mười nhãn, mười nhĩ, mười tỷ, mười thiệt, hoặc mười nữ căn mười, hoặc mười nam căn, hoặc ở cõi ác hóa sinh, sinh ra đã mù, người nữ người nam, vào sát-na sinh, sáu mươi sắc khởi, trừ mười nhãn, sinh như vậy, người điếc sáu mươi sắc khởi trừ mười nhĩ, người sinh mù điếc năm mươi sắc khởi, trừ mười nhãn, mười nhĩ. Cõi ác hóa sinh đầy đủ căn nhập, hoặc chẳng phải nam hoặc chẳng phải nữ và kiếp người mới đầu, ở sát-na sinh đó, sáu mươi sắc khởi, trừ nam, nữ căn, đối người mù chẳng phải nam chẳng phải nữ năm mươi sắc khởi trừ mười nhãn căn, trừ phi nam phi nữ căn, hoặc điếc chẳng phải nam chẳng phải nữ, cũng năm mươi sắc khởi, trừ mười nhĩ và chẳng phải nam chẳng phải nữ căn, hoặc mù điếc chẳng phải nam chẳng phải nữ, bốn mươi sắc khởi, mười xứ, mười thân, mười tỷ, mười thiệt, Phạm thiên ở sát-na sinh đó bốn mươi chín sắc khởi, xứ mười, nhãn mười, mười nhĩ, mười thân, chín mạng căn. Chúng sinh trời vô tưởng, ở Sát-na sinh đó chín sắc khởi, chín mạng căn, như vậy vì sinh có thể biết.

Hỏi: Vì các thú là thế nào?

Đáp: Tất cả sắc thành hai thứ, đó là đại và tế từ đó mười hai sắc đại sắc nhập trong ngoài, vì nghĩa có đối, ngoài ra mười tám sắc tế, vì nghĩa không có đối. Lại hai thứ sắc, đó là trong và ngoài. Từ đó năm sắc thành nhãn bên trong v.v… năm nhập vì nghĩa có cảnh giới. Ngoài ra hai mươi lăm sắc bên ngoài vì nghĩa không có cảnh giới. Lại có hai thứ sắc, mạng căn và chẳng mạng căn. Từ đó tám sắc gọi là căn, bên trong năm nữ căn nam căn mạng căn có nghĩa nương tựa. Ngoài ra, hai mươi hai chẳng phải mạng căn, vì nghĩa không có nương tựa. Tất cả sắc thành ba thứ, gọi là thọ sắc, phi thọ sắc, có hoại sắc. Từ đó chín sắc, có thọ tám căn và xứ sắc, vì nghĩa do nghiệp báo thành. Chín sắc không thọ thanh nhập, sắc thân làm miệng làm, sắc nhẹ, sắc mềm, sắc có thể thọ trì, sắc lão, vô thường và ngủ, nghĩa không phải do nghiệp báo thành. Ngoài ra, mười hai sắc có hoại, nó có hai thứ nghĩa. Lại có ba thứ sắc, là có thể thấy, có đối, không thể thấy, có đối, không thể thấy không đối. Từ đó một sắc có thể thấy, có đối, gọi là sắc nhập, vì nghĩa thấy, nghĩa xúc. Mười một sắc không thể thấy, có đối, trừ sắc nhập. Ngoài ra, sắc đại, vì nghĩa chẳng thấy, vì mười nghĩa xúc. Tám sắc không thể thấy không đối, ngoài ra, sắc tế có nghĩa không thể thấy, nghĩa không thể xúc. Tất cả sắc thành bốn thứ đó là tự tánh sắc, hình sắc, tướng sắc, phân biệt sắc. Ở đó mười chín tự tánh sắc. Ngoài ra, mười hai sắc lớn, sắc nữ căn, nam căn, mạng căn, thủy giới, đoàn thực xứ, sắc ngủ nghỉ, vì nghĩa rốt ráo. Bảy hình sắc, đó là sắc thân làm miệng làm, sắc nhẹ, sắc mềm, sắc có thể thọ trì, sắc thọ, sắc tự tánh tương tục, vì sắc của ba tướng biến: sinh sắc, lão, sắc vô thường, vì nghĩa tướng hữu vi. Một sắc phân biệt sắc, đó là hư không giới, vì nghĩa tụ phân biệt. Ở tự tánh sắc đó, nó thành phân biệt. Ngoài ra, không phân biệt. Như vậy là vì các thứ phân biệt.

Hỏi: Tại sao vì một thứ phải phân biệt?

Đáp: Tất cả sắc không phải nhân, không phải không có nhân, nhân không tương ưng, có duyên hữu vi, thuộc về thế gian có phiền não, có trói buộc, có kết sử có lưu, có ách có Cái. Do xúc có cõi, có phiền não, vô ký vô sự, chẳng phải tâm sở, tâm chẳng tương ưng, dục giới trói buộc chẳng định, chẳng phải thừa, chẳng cùng vui cộng khởi, chẳng cùng khổ cộng khởi, chẳng khổ chẳng vui cộng khởi, chẳng khiến tụ, chẳng phải không khiến tụ, chẳng phải học chẳng phải chẳng phải học, chẳng phải do kiến đoạn, chẳng phải do tư duy đoạn. Như vậy, do một thứ ưu thắng có thể biết, đây gọi là sắc ấm.

Hỏi: Thọ ấm là gì?

Đáp: Vì tướng thì một thọ, do tâm kia thọ trì thành một, do xứ thì hai thọ, đó là thân thọ và ý thọ. Do tự tánh thì ba thọ là: Lạc thọ, khổ thọ, chẳng khổ chẳng lạc thọ. Do pháp thì bốn thọ: Thiện thọ, chẳng thiện thọ, báo thọ, sự thọ. Do căn thì năm thọ: Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn. Do đen trắng thì sáu thọ: Hữu lậu lạc thọ, vô lậu lạc thọ, hữu lậu khổ thọ, vô lậu khổ thọ, hữu lậu chẳng khổ chẳng lạc thọ, vô lậu chẳng khổ chẳng lạc thọ. Do môn thì bảy thọ: Từ nhãn xúc sinh thọ, từ nhĩ xúc sinh thọ, từ tỷ xúc sinh thọ, từ thiệt xúc sinh thọ, từ thân xúc sinh thọ, từ ý xúc sinh thọ, từ ý thức giới xúc sinh thọ, nói rộng thành một trăm lẻ tám thọ. Sáu nương ái khởi thọ, sáu nương xa lìa khởi thọ, sáu nương ái ưu khởi thọ, sáu nương xa lìa ưu khởi thọ, sáu nương ái xả khởi thọ, sáu nương xa lìa xả khởi thọ, sáu thứ sáu đây thành ba mươi sáu, ở ba thời ba lần, ba mươi sáu, đây gọi là thọ ấm.

Hỏi: Tưởng ấm là gì?

Đáp: Vì tưởng một tướng dùng tâm biết sự, vì hai tướng đen trắng, gọi là tướng điên đảo, không điên đảo, vì do ba tưởng bất thiện, đó là tưởng dục, nhuế tưởng sân, tưởng hại. Vì do ba tưởng thiện, đó là tưởng xa lìa, tưởng không sân nhuế, tưởng không hại. Vì không biết bốn tưởng nghĩa tánh xứ môn, đó là tưởng không tịnh là tịnh, tưởng khổ là vui, tưởng vô thường là thường, tưởng vô ngã là ngã. Vì do bốn tưởng biết nghĩa tánh xứ, tưởng chẳng tịnh, tưởng khổ tưởng vô thường, tưởng vô ngã. Vì do năm tưởng Tỳ-ni, tưởng chẳng tịnh là tịnh, tưởng chẳng tịnh là chẳng tịnh, tưởng tịnh chẳng là tịnh, tưởng tịnh là tịnh, tưởng nghi. Vì do sáu tưởng sự, tưởng sắc, tưởng thanh, tưởng hương, tưởng vị, tưởng xúc, tưởng pháp. Vì do bảy môn, tưởng từ nhãn xúc sinh, tưởng từ nhĩ xúc sinh, tưởng từ tỷ xúc sinh, tưởng từ thiệt xúc sinh, tưởng từ thân xúc sinh, tưởng từ ý xúc sinh, tưởng từ ý thức giới xúc sinh, các thứ tưởng như vậy, có thể biết, đây gọi là tưởng ấm.

Hỏi: Hành ấm là gì?

Đáp: Xúc tư giác quán, hỷ tâm, tinh tấn, niệm, định, tuệ, mạng căn, Cái, chẳng tham, chẳng sân, tàm quý, ỷ, dục, giải thoát, xả tác ý, tham sân nhuế, vô minh mạn, kiến, trạo cử nghi, biếng nhác, không tàm, không quý, trừ thọ, tưởng tất cả tâm sở pháp là hành ấm. Từ đó, xúc là, tâm đó xúc sự như ánh sáng mặt trời chạm vách tường; tường là xứ của tưởng. Tư là, tâm động như làm nhà, pháp gieo hạt, là xứ đầy đủ của sự môn. Giác là, miệng hành như dùng tâm tụng kinh là tưởng đó đủ xứ. Quán là, tâm quán sự, như nghĩa tùy tư, là giác đó đủ xứ. Hỷ là tâm đó hoan hỷ như người được vật, sự vui mừng đó đủ xứ. Tâm là, tâm trong như thần chú khiến nước trong. Bốn Tu-đà-hoàn kia phân chia đủ xứ. Tinh tấn là, tâm dõng mãnh, như trâu tơ có thể chở nặng, tám sự kia ở đủ xứ. Niệm là, tâm gìn giữ như giữ chén dầu, bốn niệm xứ kia đủ xứ. Định là, tâm chuyên nhất như đèn trong điện, bốn thiền kia đủ xứ. Tuệ là tâm thấy như người có mắt, Bốn thánh đế kia đủ xứ. Mạng căn là, pháp không sắc là thọ mạng như nước Uất-ba-la. Sinh sắc kia đủ xứ, Cái là, tâm ác dừng lìa như người ưa thích mạng, lìa độc, Bốn thiền hành kia đủ xứ. Chẳng tham là, tâm xả đắm trước như được thoát gánh nặng, xa lìa kia đủ xứ. Chẳng sân là tâm chẳng sân nộ, mềm như da mèo, bốn vô lượng kia đủ xứ. Tàm là, tâm xấu hổ đối với việc làm ác như ghét phân nước tiểu dơ bẩn, tự thân kia nương đủ xứ. Quý là, tâm sợ đối với việc làm ác như sợ quan trưởng, đời kia nương đủ xứ. Ỷ là, tâm dao động diệt, như người nóng, dùng nước mát lạnh tắm rửa, hỷ kia đủ xứ. Dục là, ưa thích làm thiện như đàn việt có lòng tin, bốn như ý kia đủ xứ, Giải thoát là, tâm khuất cong như dòng nước chỗ sâu, giác quán kia đủ xứ, Xả là tâm chẳng khứ lai như người cầm cân, tinh tấn kia v.v… đủ xứ. Tác ý là, tâm khiến khởi pháp tắc, như người cầm bánh lái. Thiện và chẳng thiện kia đủ xứ. Tham là, tâm nhiếp thọ chim ngỗng, sắc đáng mến đáng ưa kia đủ xứ. Sân nhuế là, tâm hăng hái đó như rắn sân độc, mười sân nhuế xứ kia đủ xứ. Vô minh là, tâm không thấy như người mù, bốn điên đảo kia đủ xứ, Mạn là tâm cương lên như cùng đánh nhau, ba thứ kia đủ xứ. Kiến là, tâm thủ chấp như người mù sờ voi, từ người khác nghe tiếng chẳng chánh nhớ biết kia đủ xứ. Điệu là, tâm chẳng vắng lặng, giống như nước trào vọt, nhanh chóng tinh tấn kia đủ xứ. Hối là, tâm thối lui như yêu mến bất tịnh. Người kia vì làm ác nên thiện lùi đủ xứ, Nghi là tâm chẳng một thủ chấp, như người đi xa đất nước, lạc người hai đường, người đó chẳng chánh tác ý đủ xứ. Giải đãi là, tâm biếng nhác như rắn chứa nọc độc, tám xứ biếng lười kia đủ xứ. Không tàm là tâm đối với việc làm ác không xấu hổ, như người Chiên-đà-la, chẳng cung kính đủ xứ. Không quý là, tâm đối với việc làm ác không sợ, như vua ác, sáu việc chẳng cung kính đủ xứ. Đây gọi là hành ấm.

Hỏi: Thức ấm là gì?

Đáp: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý giới, ý thức giới. Nhãn thức là, nương mắt duyên sắc sinh thức, đó gọi là nhãn thức. Nhĩ thức là, nương tai duyên tiếng sinh thức, đó gọi là nhĩ thức, Tỷ thức là, nương mũi duyên hương sinh thức, đó gọi là tỷ thức. Thiệt thức là, nương lưỡi duyên vị sinh thức, đó gọi là thiệt thức. Thân thức là nương thân duyên xúc sinh thức, đó gọi là thân thức. Ý giới là, nương xứ năm sự thì nương hai sự. Năm thức nếu trước sau lần lượt sinh thức, thì đây gọi là ý giới. Ý thức giới là, trừ sáu thức này, còn lại các tâm khác, đây gọi là ý thức giới. Bảy thức này do ba hành, được ưu thắng có thể biết, vì xứ sự, vì sự, vì pháp như vậy.

Hỏi: Vì xứ sự là sao?

Đáp: Năm thức các thứ xứ, các thứ sự, ý giới và ý thức giới, một xứ ý giới, năm sự ý thức giới. Sáu sự, năm thức là, pháp trong xứ trong, sự ngoài ý giới, pháp trong, xứ ngoài, sự ngoài ý thức giới, pháp trong xứ ngoài, sự trong cũng sự ngoài. Sáu thức là, nhập thể sinh xứ, mới đầu sinh sự ý thức giới, ở Sát-na vào tâm cộng sinh xứ, mới đầu vì sinh xứ, ở vô sắc xứ có không tất cả sự, vì xứ sự như vậy, có thể biết.

Hỏi: Tại sao vì sự?

Đáp: Năm thức từng thứ thọ cảnh giới của nó, chẳng phải từng thứ lần lượt sinh, chẳng trước chẳng sau sinh chẳng tán khởi, vì năm thức chẳng biết pháp sở hữu, trừ mới khởi đầu, vì ý giới chẳng biết pháp sở hữu trừ ý chuyển, vì sáu thức chẳng an oai nghi, và nhanh chóng an đó. Vì sáu thức chẳng thọ trì thân nghiệp khẩu nghiệp vì sáu thức không thọ pháp thiện và bất thiện nên nhanh chóng thọ đó. Vì sáu thức không vào định chẳng an tường ra, nên nhanh chóng vào định. Vì phần sau an tường vì sáu thức chẳng rốt cùng chẳng sinh, hoặc vì phần sau, hoặc vì sự kia rốt cùng, vì quả báo ý thức giới sinh. Vì sáu thức không ngủ không tỉnh thức, không thấy mộng, nên phần sau ngủ, nên chuyển ý tỉnh thức, nên nhanh chóng mộng thấy, vì sự như vậy có thể biết.

Hỏi: Vì pháp là thế nào?

Đáp: Năm thức có giác có quán, ý giới có giác quán. Ý thức giới dù có giác có quán, dù không giác ít quán, dù không giác không quán, thì năm thức cùng xả cộng hành. Thân thức dù cùng hành với vui, dù cùng hành với khổ, Ý thức giới dù cùng hỷ cộng hành, dù cùng ưu cộng hành, dù cùng xả cộng hành, thì đó cũng là quả báo của năm thức. Ý giới dù quả báo dù phương tiện cũng là ý thức giới. Dù thiện, dù chẳng thiện, dù quả báo dù phương tiện thì sáu thức cũng không nhân không khởi. Pháp thế gian hữu lậu có kết, có buộc có lưu có ách có cái, do xúc có thủ, có phiền não, không do thấy (đạo) mà đoạn, không do suy tư mà đoạn. Chẳng phải là tụ, chẳng phải chẳng phải là tụ, chẳng phải học, chẳng phải chẳng phải học, ít dục giới trói buộc, chẳng định chẳng phải thừa, ý thức giới tất cả hoại. Như vậy vì pháp thù thắng, có thể biết. Đây gọi là thức ấm. Đây gọi là ngũ ấm.

Lại nữa, năm ấm nầy do bốn hành mà thắng, có thể biết, như vậy, vì cú nghĩa, vì tướng vì phân biệt, vì nhiếp.

Hỏi: Vì cú nghĩa là sao?

Đáp: Sắc là, nghĩa hiện. Thọ là, nghĩa đáng thọ, tưởng là, nghĩa biết, hành là, nghĩa làm, thức là, nghĩa hiểu. Ấm là, nghĩa chủng loại nhóm tập, vì cú nghĩa như vậy, có thể biết.

Hỏi: Vì tưởng là sao?

Đáp: Sắc là, tự sắc tướng như thấy đâm chích, bốn đại kia đủ xứ, Thọ là, tướng thọ kia như bịnh hủi ác, xúc kia đủ xứ. Tưởng là, trì tướng làm tướng, như làm tượng mạo, xúc kia đủ xứ. Hành là, hòa hợp làm tướng như chuyển luân, xúc kia đủ xứ. Thức là, thức biết tướng như biết vị, danh sắc kia đủ xứ, vì tướng như vậy, có thể biết.

Hỏi: Vì phân biệt là sao?

Đáp: Ba thứ ấm phân biệt, năm ấm, năm thọ ấm, năm pháp ấm. Đối với năm ấm là, tất cả pháp hữu vi. Năm thọ ấm là, tất cả pháp hữu lậu. Năm pháp ấm là giới ấm định ấm tuệ ấm giải thoát ấm giải thoát tri kiến ấm. Đối năm thọ ấm này thì được an lạc, như vậy dùng phân biệt có thể biết.

Hỏi: Vì nhiếp (gồm thâu) là thế nào?

Đáp: Ba thứ nhiếp: nhập nhiếp, giới nhiếp, đế nhiếp. Đối với sắc ấm thì nó thuộc mười một nhập, ba ấm thuộc pháp nhập, Thức ấm thuộc ý nhập. Sắc ấm thuộc mười một giới. Ba ấm thuộc pháp giới, Thức ấm thuộc bảy giới, Giới ấm định ấm tuệ ấm, giải thoát tri kiến ấm, thuộc pháp nhập và pháp giới. Giải thoát ấm, pháp nhập và ý nhập và pháp giới thuộc ý thức giới, Năm ấm hoặc thuộc đế, hoặc chẳng phải thuộc đế. Năm thọ ấm thuộc Khổ đế và Tập đế, Giới ấm định ấm tuệ ấm thuộc Đạo đế, Giải thoát ấm chẳng phải thuộc đế, Giải thoát trí kiến ấm thuộc Khổ đế, có pháp là thuộc ấm, không phải thuộc đế. Có pháp thuộc đế, không phải thuộc ấm. Có pháp vừa thuộc ấm vừa thuộc đế, có pháp không thuộc ấm cũng không thuộc đế. Khi đó, chẳng phải căn đã buộc sắc và cùng đạo tương ưng, Sa-môn quả thuộc ấm nhiếp, không phải thuộc đế. Nê hoàn thuộc đế chẳng phải thuộc ấm. Ba đế là thuộc ấm cũng thuộc đế, Chế là, chẳng phải thuộc ấm, cũng chẳng phải thuộc đế, vì hành như vậy, đối với ấm biết phân biệt phương tiện, đây gọi là ấm phương tiện (ấm phương tiện đã xong).

Hỏi: Nhập phương tiện là sao?

Đáp: Mười hai nhập, nhãn nhập, sắc nhập, nhĩ nhập, thanh nhập, tỷ nhập, hương nhập, thiệt nhập, vị nhập, thân nhập, xúc nhập, ý nhập, pháp nhập. Ở đó nhãn nhập là, giới đó thanh tịnh vì thấy sắc đó. Sắc nhập là giới sắc hình mô là cảnh giới của mắt. Nhĩ nhập là, giới đó thanh tịnh vì nghe tiếng, Thanh nhập là, giới đó phát tiếng là cảnh giới của tai, Tỷ nhập là, giới đó thanh tịnh vì ngữi hương, Hương nhập là, giới hương cảnh giới của mũi. Thiệt nhập là, giới đó thanh tịnh vì biết vị, Vị nhập là, giới khí vị đó là cảnh giới của lưỡi. Thân nhập là, giới đó thanh tịnh vì xúc mịn trơn đó. Xúc nhập là, địa giới thủy giới, hỏa giới phong giới đó cứng chắc, mềm dịu, lạnh ấm là cảnh giới của thân. Ý nhập là, bảy thức giới đó, Pháp nhập là ba vô sắc ấm và mười tám sắc tế và Nê hoàn, đây gọi là mười hai nhập. Lại nữa, mười hai nhập nầy do năm hành mà thắng, có thể biết. Vì cú nghĩa, vì duyên, vì cảnh giới, vì tâm tiếp giáp thắng kia khởi, vì nhiếp.

Hỏi: Vì cú nghĩa là sao?

Đáp: Mắt là, nghĩa thấy, sắc là, nghĩa hiện, tai là, nghĩa nghe, tiếng là, nghĩa phát tiếng, mũi là, nghĩa ngữi, hương là, nghĩa thơm, lưỡi là, nghĩa nếm; vị là, khí vị làm nghĩa; thân là, nghĩa chánh trì; xúc là, nghĩa có thể chạm vào, ý là, nghĩa biết; pháp là, nghĩa không mạng. Nhập là, nghĩa pháp môn không sắc; xứ nghĩa là, nghĩa thọ trì, vì cú nghĩa như vậy có thể biết.

Hỏi: Vì cảnh giới là thế nào ?

Đáp: Mắt, tai không đến cảnh giới, mũi lưỡi thân đến cảnh giới, ý chung cùng cảnh giới. Lại có thuyết, tai thì đến cảnh giới. Tại sao? Chỉ có chướng gần chẳng nghe tiếng, như đọc thần chú (lầm rầm). Lại nói, mắt là tự cảnh giới đến cảnh giới. Tại sao? Bên kia vách tường chẳng thấy, vì cảnh giới như vậy, có thể biết.

Hỏi: Vì duyên là sao?

Đáp: Nhãn duyên sắc, ánh sáng tác ý sinh nhãn thức. Khi đó, nhãn là nhãn thức, vì bốn duyên thành duyên. Mới đầu sinh nương căn. Có duyên sắc là vì ba duyên thành duyên. Mới đầu duyên sự có duyên ánh sáng là, vì ba duyên thành duyên. Mới đầu sinh nương có duyên tác ý là, vì hai duyên thành duyên. Lần lượt chẳng phải có duyên, duyên tai, tiếng, khoảng không, tác ý được sinh nhĩ thức. Vì phân biệt nầy phải phân biệt. Duyên mũi hương gió tác ý sinh tỷ thức. Duyên lưỡi vị thủy tác ý, được sinh thiệt thức. Duyên thân xúc tác ý được sinh thân thức. Duyên ý, pháp, giải thoát, tác ý, được sinh ý thức. Ở đó ý là phần tâm sau. Pháp là pháp sự đó. Đây thành bốn thứ, sáu nhập trong quá khứ hiện tại và vị lai là loại thứ nhất. Năm nhập ngoài: Quá khứ vị lai hiện tại lìa, trừ chẳng phải nhập căn là loại thứ hai. Pháp nhập là loại thứ ba. Mười một loại chế danh gọi là chúng sinh, phương, thời, phạm tội, đầu đà tất cả tướng, nhập định vô sở hữu thiền định sự diệt. Thật tư duy không thật tư duy là loại thứ tư. Đây gọi là sự pháp. Chuyên tâm là, tâm tùy như lý. Tác ý là, ở ý môn chuyển ý. Thức là, tâm lẹ làng. Từ đó ý là, ý thức, vì nương duyên thành duyên, Pháp là vì sự duyên thành duyên. Giải thoát là, vì nương duyên thành duyên. Tác ý là, vì hai duyên thành duyên, lần lượt duyên, có duyên, vì duyên như vậy, có thể biết.

Hỏi: Vì tâm tiếp với thù thắng khởi là sao? Đáp: Ở nhãn môn thành ba thứ trừ tiếp với thượng trung hạ, ở đó thượng sự vì thành bảy tâm, vô gián sinh địa ngục A-tỳ. Từ tâm hữu phần tâm chuyển thấy, tâm thọ, tâm phân biệt tâm khiến khởi, tâm nhanh chóng, tâm sự kia khi đó tâm hữu phần là, khi ấy tâm có căn nầy như kéo lụa. Chuyển tâm là, đối với nhãn môn sắc, sự duyên, cho nên lần lượt duyên các giới, nương xứ tâm hữu phần thành khởi, tâm hữu phần thứ lớp, nó do thấy sắc sự thành, chuyển sinh chuyển tâm. Chuyển tâm thứ lớp nương nhãn nên chuyển, hiện được thấy sinh thấy tâm. Thấy tâm thứ lớp đã thấy bằng tâm, hiện thọ sinh, thọ tâm. Thọ tâm thứ lớp vì thọ nghĩa, hiện phân biệt sinh tâm phân biệt; tâm phân biệt thứ lớp vì phân biệt nghĩa, hiện khiến khởi, sinh khiến khởi tâm. Khiến khởi tâm thứ lớp vì khiến khởi nghĩa, do nghiệp tâm hành nhanh chóng. Tâm nhanh chóng thứ lớp vì nghĩa hành nhanh, chẳng vì phương tiện sinh tâm quả báo về việc đó. Từ đó lại độ tâm hữu phần.

Hỏi: Thí dụ là sao?

Đáp: Như vua đóng cửa thành nằm trên điện, gái lưng gù xoa chân vua, phu nhân ngồi, đại thần và hiền tài xếp hàng trước vua. Người điếc giữ cửa đứng dựa cổng thành. Bấy giờ người giữ vườn lấy trái Am-la đập vào cửa, vua nghe tiếng thức tỉnh, vua bảo gái lưng gù: “Ngươi đi mở cửa! “Cô nầy vâng lệnh, nói cho người điếc bằng ra dấu, người điếc hiểu ý, liền mở cửa thành. Thấy quả Yêm-la, vua cầm dao. Cô ấy nhận quả đem vào trao đại thần. Đại thần trao cho phu nhân. Phu nhân rửa sạch, hoặc chín hoặc sống đều để một nơi. Sau đó dâng vua, vua được bèn ăn. Ăn rồi bèn nói công đức kia chẳng phải công đức, trở lại ngủ như cũ. Vua nằm như vậy, như tâm hữu phần, có thể biết; như người giữ vườn lấy quả Yêm-la đập vào cửa, như vậy đối với nhãn môn sắc sự tiếp, có thể biết; như vua nghe tiếng kia tỉnh thức bảo gái lưng gù mở cửa, như thế vì duyên triển chuyển giới, nương xứ tâm hữu phần khởi, có thể biết. Như nữ gù lưng dùng tướng mạo (điệu bộ) bảo người điếc mở cửa, chuyển tâm như vậy, có thể biết. Như người điếc mở cửa thấy quả Yêm-la, nhãn thức như vậy có thể biết. Như cầm dao, nữ nhận quả kia đem đến đại thần, thọ trì tâm như vậy, có thể biết. Như đại thần lấy quả trao cho phu nhân, tâm phân biệt như vậy có thể biết. Như phu nhân rửa sạch, hoặc chín hoặc sống đều để một chỗ, sau đó dâng vua, khiến tâm khởi như vậy có thể biết. Như vua ăn quả kia, tâm nhanh chóng như vậy có thể biết. Như vua ăn rồi nói công đức kia chẳng phải công đức lợi, tâm quả báo của việc kia như vậy có thể biết. Như vua trở lại ngủ, tâm hữu phần độ như vậy có thể biết, từ đó nhãn môn vì tiếp giáp với trung sự, tâm nhanh chóng vô gián độ tâm hữu phần kia. Vì tiếp với giáp với hạ sự, khiến khởi tâm vô gián độ tâm hữu phần, các thứ khác như vậy, có thể biết. Ở ý môn không tiếp giáp với sự, vì tác ý duyên, vì giải thoát hành. Ở ý môn thành thủ sự. Từ đó ở thượng sự ba tâm sinh, tâm hữu phần tâm chuyển tâm nhanh chóng, Sự tâm kia ở trung và hạ sự hai tâm sinh, tâm chuyển và tâm nhanh chóng. Từ đó, trung sự đáng mến và chẳng đáng mến vì các thứ duyên các thứ thọ có thể biết. Vì chánh tác ý chẳng phải chánh tác ý, duyên các thứ thiện và chẳng thiện, có thể biết, như vậy tiếp giáp với thắng tâm kia khởi, có thể biết.

Hỏi: Vì nhiếp là sao?

Đáp: Ba thứ nhiếp: Ấm nhiếp, giới nhiếp, đế nhiếp, mười nhập thuộc sắc ấm, ý nhập thuộc thức ấm, pháp nhập, trừ Nê hoàn còn lại thuộc bốn ấm. Mười một nhập thuộc mười một giới, ý nhập thuộc bảy giới. Năm nội nhập thuộc Khổ đế, năm ngoại nhập hoặc thuộc Khổ đế, hoặc chẳng phải thuộc Khổ đế, ý nhập hoặc thuộc Khổ đế, hoặc chẳng phải thuộc Khổ đế, pháp nhập hoặc thuộc Bốn đế, hoặc chẳng phải thuộc Bốn đế. Sở thuộc như vậy, có thể biết, Vì hành này như vậy, ở nhập trí khiến khởi phương tiện, đây gọi là nhập phương tiện (nhập phương tiện đã xong).

Hỏi: Giới phương tiện là gì?

Đáp: Mười tám giới, nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới. Thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới. Thân giới, xúc giới, thân thức giới. Ý giới, pháp giới, ý thức giới. Ở đó, nhãn thanh tịnh nhãn giới, sắc hình sắc giới, nhãn thức nhãn thức giới. Như vậy, các thứ khác có thể biết, đối với năm môn chuyển sự, ý giới thọ quả báo, ý giới chỉ pháp nhập, trừ pháp giới sáu thức giới, các tâm ý thức giới khác, ngoài ra như nhập rộng nói, Mười giới thuộc sắc ấm, pháp giới thuộc các nhập khác, bảy giới thuộc ý nhập, mười một giới thuộc Khổ đế, năm giới hoặc thuộc Khổ đế, hoặc chẳng phải thuộc đế, pháp giới thuộc Bốn đế, hoặc chẳng phải thuộc Bốn đế, ý thức giới hoặc thuộc Khổ đế, hoặc chẳng phải thuộc đế.

Hỏi: Tại sao nói hóa cảnh giới?

Đáp: Chỉ pháp ấm nhập giới đây làm cảnh giới, nên nói các chủng loại pháp, tướng hòa hợp làm ấm, nói tướng môn làm nhập, nói tự tánh tướng làm giới. Lại nữa, Đức Thế Tôn vì người lợi căn dùng ấm môn nói Khổ đế, vì người trung căn dùng nhập môn nói Khổ đế, vì người độn căn dùng giới môn nói Khổ đế. Lại nữa, đối với người chấp trước tướng ở danh thì dùng lược nói sắc, vì phân biệt danh nói ấm; vì người chấp trước sắc tướng, vì phân biệt sắc thì dùng lược nói danh nói nhập. Đối với người chấp trước tướng ở danh sắc thì dùng danh sắc phân biệt nói giới. Lại nữa, nói tự tánh xứ, nói ấm, nói xứ sự nói nhập. Dùng xứ sự nói tâm khởi nói giới, dùng hành giới phân biệt phương tiện v.v… như vậy, đây gọi là giới phương tiện (giới phương tiện đã xong).

Hỏi: Nhân duyên phương tiện là gì?

Đáp: Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử ưu bi khổ não, như vậy, đều khổ ấm khởi. Chỉ khi vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt, lục nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sinh diệt, sinh diệt thì lão tử ưu bi khổ não diệt, như vậy khổ ấm đều diệt, Vô minh là chẳng biết Bốn đế. Hành là thân miệng ý nghiệp. Thức là một niệm tâm vào thai gọi là thức. Danh sắc là cộng tâm tương tục, khởi tâm sở pháp và sắc Ca-la-la, Lục nhập là sáu nhập bên trong, Xúc là sáu xúc thân. Thọ là sáu thọ thân, Ái là sáu ái thân, Thủ là bốn thủ. Hữu là nghiệp chủ thể khởi hữu dục, sắc, vô sắc, Sinh là ở hữu ấm khởi, Lão là ấm thành thục, tử là ấm tan hoại.

Hỏi: Tại sao vô minh duyên hành? Tại sao sinh duyên lão tử?

Đáp: Kẻ phàm phu ít học không biết Bốn đế. Năm thọ ấm suốt đêm dài ưa đắm trước ngã, vật, bị nó xúc chạm, đây vật ta, đây thân ta, có ưa thích đắm trước như vậy, hòa hợp làm tư duy về hữu. Tư duy đó sai khiến, chẳng phải chỗ trí ở, vì được hữu, thành ra trú ở hữu, như gieo trồng trong ruộng cày bừa kỹ, không thức kia là hữu diệt, đây gọi là vô minh duyên hành. Hành do vô minh kia khởi, suy tư nhập hữu đắm trước ở tướng hữu sự thành làm tụ, đối với việc chuyển hữu khởi tương tục, thức ở hữu tùy tâm chẳng phải đoạn, cho nên hành duyên thức. Như ngoài mặt trời thì trú địa không có ánh sáng tăng trưởng. Như vậy, ngoài thức không danh sắc, trú không thể tăng trưởng, như cỏ-lau dựa nhau triển chuyển nương nhau, cho nên thức duyên danh sắc, nương xứ các danh khác cùng sinh khởi. Ý nhập tăng trưởng nương danh mạng bốn đại, và khi ăn duyên năm nhập còn lại khởi tăng trưởng, chẳng phải ngoài duyên nầy. Cho nên, danh sắc duyên lục nhập, ngoài ra căn cảnh giới thức hòa hợp khởi xúc, cho nên lục nhập duyên xúc, vì xúc thọ hoặc khổ hoặc lạc, hoặc chẳng khổ chẳng lạc chẳng phải thuộc xúc, cho nên xúc duyên thọ. Phàm phu ngu si thọ lạc thành đắm trước, trở lại tìm thọ khổ, tìm lạc đối trị khổ. Nếu thọ chẳng khổ chẳng lạc là xả thọ. Cho nên thọ duyên ái. Vì khát ái gấp thủ xứ ái, cho nên ái duyên thủ. Hữu thủ kia tác sự làm hạt giống hữu. Cho nên thủ duyên hữu, vì như do nghiệp đã có sinh ở các cõi, cho nên có sinh, vì sinh thành lão tử, cho nên sinh duyên lão tử, như thóc làm duyên cho giống. Như vậy, vô minh duyên hành, có thể biết, như giống làm duyên cho mầm. Như vậy hành duyên thức, có thể biết. Như mầm làm duyên lá, như vậy thức duyên danh sắc có thể biết, Như lá làm duyên cho cành, như vậy danh sắc duyên lục nhập, có thể biết, Như cành làm duyên cho cây, như vậy, lục nhập duyên xúc có thể biết. Như cây làm duyên cho hoa, như vậy xúc duyên thọ có thể biết, Như hoa làm duyên cho nhựa, như vậy thọ duyên ái, có thể biết, Như nhựa làm duyên cho gạo, như vậy ái duyên thủ, có thể biết, Như gạo làm duyên giống, như vậy thủ duyên hữu có thể biết. Như giống làm duyên mầm, hữu duyên sinh như vậy có thể biết, Như vậy khởi các thứ tương tục, khoảng trước như vậy chẳng thể biết, khoảng sau như vậy chẳng thể biết, như vậy sinh vô minh làm nhân duyên ban đầu tương tục, khoảng trước đó chẳng thể biết, khoảng sau đó cũng chẳng thể biết.

Hỏi: Vô minh duyên cái gì?

Đáp: Chỉ vô minh làm duyên cho vô minh, sử làm duyên cho trói buộc, trói buộc làm duyên cho sử. Mới đầu làm mới đầu, sau làm sau. Lại nữa, cả thảy mọi phiền não thành duyên cho vô minh, như Phật nói, từ lậu tập khởi vô minh tập. Lại như một tâm pháp, vì mắt thấy sắc, người si khởi ái, ở thời này tịnh lạc là tâm si, đây gọi là vô minh. Suy tư đắm trước là vô minh duyên hành, tâm đắm trước hành này duyên thức, biết tương ưng tâm sở pháp, và sắc được tạo nên, thức duyên danh sắc. Từ thọ sinh hỷ, vì duyên hỷ, vì hỷ sắc duyên, các căn thanh tịnh, đó gọi là danh sắc duyên lục nhập. Vô minh xúc là lục nhập duyên xúc, hỷ xúc duyên thọ dục, thọ duyên ái vì đắm trước thủ tịnh lạc là ái duyên thủ, vì đắm trước tư là thủ duyên hữu, Pháp đó khởi là hữu duyên sinh, trú rồi là lão, niệm tan hoại là tử. Cho nên ở một sát-na thành mười hai nhân duyên.

Hỏi: Mười hai nhân duyên đó có mấy phần phiền não, mấy phần là nghiệp, bao nhiêu quả báo, bao nhiêu quá khứ, bao nhiêu vị lai, bao nhiêu hiện tại, bao nhiêu nhân duyên, bao nhiêu đã khởi? sao là nhân duyên, sao là pháp nhân duyên, hai thứ này có gì sai biệt? Nhân duyên gì nhiễm tánh?

Đáp: Ba phiền não: Vô minh, ái, thủ, hai nghiệp: Hành; hữu, bảy thứ còn lại là quả báo. Trong đó gọi phiền não là, thành nhân làm hữu đời sau, như màu sắc của họa sư, sự đó chẳng tự sinh, như màu sắc của họa sư, phiền não khiến khởi, hữu duyên được sinh, như các thứ sắc, hai quá khứ là vô minh và hành, hai vị lai là sinh và lão tử, còn lại tám là hiện tại. Như vậy, vì thủ ba thời nên vô thỉ sinh tử tương tục có thể biết. Mười hai phần nhân duyên là chẳng nên nói cũng không nên nói ngoài mười hai nhân duyên. Bấy giờ tại sao nhân duyên? Mười hai pháp này như nhân thứ lớp, lần lượt cho nên, đây gọi là nhân duyên khởi, mười hai nhân duyên phân rồi khởi pháp, Hai thứ nầy vì sao khác nhau? Nhân duyên là, các hành khác nhau, chẳng phải thành tựu thì chẳng thể nói. Hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng nên nói, vì khởi nhân duyên pháp hành, đã thành tựu hữu vi, hai pháp đây sai biệt. Nhân duyên gì nhiễm tánh là vì hành ấy, vì tướng ấy thành vô minh hành, duyên hành kia, tướng kia, tánh kia, Thánh nhân kia chẳng là tha duyên vì tuệ minh thông đạt. Như vậy, tất cả đây gọi là nhân duyên nhiễm tánh. Lại nữa, nhân duyên này dùng bảy hành có thể biết. Như vậy, dùng ba tiết dùng bốn lược, dùng hai mươi hành, dùng luân, dùng khiên, để phân biệt, để tương nhiếp. Tại sao dùng ba tiết? Các hành và thức, khoảng giữa là tiết thứ nhất, thọ và ái khoảng giữa là tiết thứ hai, hữu và sinh, khoảng giữa là tiết thứ ba. Ở quá khứ vì nghiệp phiền não duyên quả báo hiện tại là tiết thứ nhất. Vì quả báo hiện tại duyên phiền não hiện tại, là tiết thứ hai. Vì phiền não hiện tại duyên quả báo vị lai, là tiết thứ ba. Thứ nhất và thứ ba là tiết nhân quả và tiết hữu, tiết thứ hai là tiết nhân quả chẳng phải tiết hữu. Tiết hữu là nghĩa gì? Đáp: Rốt cùng vô gián chưa vượt ấm nhập giới, vì nghiệp phiền não mới đầu duyên vậy, ở các cõi lại hữu sinh, đây gọi là tiết hữu sinh.

Hỏi: Thành là sao?

Đáp: Nhập vô minh ái kia, tương ưng vì tạo công đức, phàm phu ác nghiệp, vào ở thời này gọi là chết. Vì chết chịu khổ, nằm ngay chỗ người chết, chẳng thấy đời này, chẳng thấy đời kia, mất niệm chẳng được niệm. Khi ấy thọ sinh khổ, ý niệm trí thành thoái lui, thân dõng mãnh thành thoái lui,các căn dần dần mất. Từ thân hoặc trên hoặc dưới, mạng căn mất, khô táo mất, như lá Đa-la khô. Ở lúc đó như ngủ mộng, vì nghiệp bốn pháp khởi, nghiệp và tướng nghiệp cõi và tướng cõi. Nghiệp là gì? Là những gì đã tạo, hoặc công đức hoặc không phải công đức, hoặc trọng hoặc khinh hoặc nhiều hoặc ít, như gần điều mới tạo, thì nghiệp kia liền khởi. Nghiệp tướng là, chỗ dựa tạo nghiệp, nơi kia liền khởi nghiệp, tướng nghiệp bạn bè khởi, vào lúc ấy hoặc như hiện tác nghiệp. Cõi là, vì công đức duyên cõi thiện khởi, vì chẳng phải công đức duyên cõi ác khởi. Gọi tướng cõi là, lúc vào thai ba sự hòa hợp được sinh. Hóa sinh là, nương nơi mọi chỗ sinh, là được sinh xứ khởi, hoặc cung điện hoặc nơi ngồi, hoặc núi, hoặc cây, hoặc sông, tùy sự đến và cùng nắm giữ tướng khởi, kia ở lúc này sang kia, hoặc dựa hoặc nằm hoặc ngồi, thấy kia hoặc thủ, kia ở lúc này, mới đầu tạo nghiệp và tướng nghiệp, hoặc cõi và tướng của cõi, tác sự vì tâm nhanh chóng hiện khởi diệt, mạng chung thì đi, tâm nhanh chóng. Không gián đoạn, cùng mạng căn diệt là chết, rốt cùng vô gián thứ lớp, vì tâm nhanh chóng khởi, chỉ nghiệp kia hoặc tướng nghiệp kia, hoặc khởi không giữ tướng, quả báo của việc làm tâm xứ độ ở hậu hữu, như đèn đốt cháy, như từ hỏa châu ra lửa. Tiết kia tâm khởi, nên như bạn bè, ở bụng mẹ nương bất tịnh của cha mẹ, do chỗ ba mươi hai sắc nghiệp tạo thành, thành khởi, xứ thân có mười, nó ở Sát-na già không tâm qua tiết. Bốn mươi sáu sắc thành khởi, nghiệp đã tạo, chỗ ba mươi thực tiết được thành, hai sắc và tám không tâm, sắc quá tiết ở Sát-na lão cùng tâm thứ hai. Năm mươi bốn sắc thành khởi, nghiệp đã thành, ba mươi sáu thực thời đã thành, ba sắc và tám khởi như vậy, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên thức, thành tiết hữu như vậy, ở đó thành ba tiết có thể biết.

Hỏi: Tại sao dùng bốn lược

Đáp: Vô minh, hành ở quá khứ nghiệp phiền não lược, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ ở hiện tại quả báo lược, ái thủ hữu ở hiện tại nghiệp phiền não lược, sinh lão tử ở vị lai quả báo lược, dùng bốn lược như vậy có thể biết,

Hỏi: Tại sao dùng hai mươi hành?

Đáp: Dùng thủ vô minh quá khứ ái và thủ, vì phiền não tương thành sở thủ, Vì thủ hành quá khứ hữu, vì tướng nghiệp thành sở thủ, Vì thủ, danh sắc, thức lục nhập xúc, thọ, hiện tại vì tướng của quả báo sanh và lão tử thành sở thủ, Vì thủ ái thủ hiện tại, vì tướng phiền não thành sở thủ, Vì thủ hữu hiện tại hành, vì nghiệp tương thành sở thủ, Vì thủ sinh lão tử, vị lại, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, thành sở thủ, hai mươi bốn pháp này, vì thủ thành tựu đó thành hai mươi. Như A-tỳ-đàm nói: Nghiệp ban đầu có si là vô minh, tụ là hành, đắm trước là ái, tìm kiếm là thủ, tư là hữu, năm pháp này ở đời này có. Nghiệp ban đầu tạo tác là duyên đó, chẳng rõ các nhập, si là vô minh, tụ là hành, đắm trước là ái, tìm kiếm là thủ, tư là hữu, năm pháp này ở nghiệp này có, làm duyên lúc sinh ở vị lai, lúc sinh ở vị lai thức trải qua, là danh sắc thanh tịnh, là sở xúc của nhập, là xúc thủ là thọ, hai pháp này ở đời vị lai có. Ở đây sự tác nghiệp này là duyên cho nó, vì hai mươi hành như vậy có thể biết. Tại sao dùng luân? Vô minh duyên hành, hành duyên thức, cho đến sinh duyên lão tử, như vậy đều khổ ấm khởi, ở đây đều khổ ấm không biết, đây gọi là vô minh. Vô minh duyên hành là, lại dùng như bánh xe quay có thể biết. Tại sao dùng khiên (kéo dẫn)? Hai khiên gọi là bị vô minh lúc đầu và bị lão tử từ đầu, ở đó.

Hỏi: Cái ban đầu vô minh là gì?

Đáp: Là nói thứ lớp:

Cái ban đầu của lão tử là gì? Là độ thứ lớp.

Lại nữa, cái ban đầu vô minh là có ngằn mé vị lai biết đạo. Chỗ ban đầu của lão tử mới đầu là, ngằn mé mới đầu quá khứ biết đạo, dùng khiên như vậy có thể biết.

Hỏi: Tại sao dùng phân biệt?

Đáp: Hai thứ nhân duyên, thế gian nhân duyên và xuất thế gian nhân duyên, ở đó bị vô minh từ đầu, là thế gian nhân duyên.

Hỏi: Thế nào là xuất thế gian nhân duyên?

Đáp: Khổ dựa khổ, tín nương tín, hỷ nương hỷ, phấn khởi, nương phấn khởi khinh an, dựa nương khinh an, vui nương vui, định nương định, như thật thấy biết nương như thật thấy biết nhàm chán nương nhàm chán, không dục nương không dục, giải thoát nương giải thoát diệt trí, đây gọi là nhân duyên xuất thế. Lại nói bốn thứ nhân duyên, nghiệp phiền não làm nhân, chủng làm nhân, hữu tác, cộng nghiệp làm nhân.

Hỏi: Nghiệp phiền não làm nhân là gì?

Đáp: Bị vô minh từ đầu. Giống làm nhân là thế nào? Như chủng (giống) mầm tương tục. Tại sao hữu tác? Như hóa sắc. Tại sao cộng nghiệp làm nhân? Như đất tuyết núi biển trời trăng. Lại nói, chẳng phải nhân cộng nghiệp đây, là các pháp sắc tâm, thời tiết làm nhân không có cộng nghiệp, như Thế Tôn nói kệ tụng:

“Nghiệp không cùng tha cộng.
Là giấu họ không trộm (được).
Công đức mà người làm.
Đó tự được quả lành”
Phân biệt như vậy có thể biết.

Hỏi: Tại sao dùng tương nhiếp? (thâu tóm lẫn nhau)

Đáp: Bốn thứ tương nhiếp: ấm tương nhiếp, nhập tương nhiếp, giới tương nhiếp, đế tương nhiếp. Ở đó vô minh hành xúc ái thủ hữu thuộc hành ấm. Thức thuộc thức ấm, danh sắc thuộc bốn âm, lục nhập thuộc hai ấm. Thọ thuộc thọ ấm, sinh lão tử thuộc sắc ấm và thuộc hành ấm, Vô minh hành xúc thọ ái thủ hữu sinh lão tử thuộc pháp nhập, Thức thuộc ý nhập. Danh sắc thuộc năm nhập trong. Lục nhập thuộc sáu nhập trong. Vô minh hành xúc thọ ái thủ sinh lão tử thuộc pháp giới, Thức thuộc ý thức giới, danh sắc thuộc năm giới. Lục nhập thuộc mười hai đế, Vô minh ái thủ thuộc mười đế, còn lại chín thuộc khổ ái, nhân duyên xuất thế thuộc đạo phần Đạo đế nhân duyên diệt thuộc Diệt đế, dùng tương nhiếp như vậy, có thể biết, dùng hành nhân duyên phương tiện như vậy có thể biết, đây gọi là nhân duyên phương tiện (nhân duyên phương tiện đã xong).