LUẬN GIẢI THOÁT ĐẠO
Tác giả: A-la-hán Ưu Ba Để Sa. (Đại Quang)
Hán dịch: Đời Lương, đại sư Tăng Già-bà-la, người Phù Nam
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 9

Phẩm 9: NĂM THẦN THÔNG

Bấy giờ người tọa thiền, đã nhập định tự tại như vậy, trú ở Thiền thứ tư, có khả năng khởi năm thần thông, là Thân thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm trí thông, Túc mạng thông, Thiên nhãn thông. Thân thông là, nghĩa biến; Thiên nhĩ thông là, nghĩa vượt tai người. Tha tâm trí thông là, nghĩa rõ ý người khác; Túc mạng là, nghĩa nhớ lại đời trước; Thiên nhãn là, mắt thấy vượt người.

Hỏi: Có bao nhiêu thứ biến dựa vào cái gì tu biến? Tại sao nên khởi biến?

Đáp: Biến có ba thứ: Đó là: Thọ trì biến, tác biến, tác biến do ý. Thọ trì biến là gì? Người tọa thiền kia dùng một thành nhiều, dùng nhiều thành một, dùng thân tăng trưởng cho đến Phạm thế, đây gọi là thọ trì biến. Tác biến là gì? Người tọa thiền kia xả tự tánh, thân hiện hình đồng tử, hoặc hiện hình rồng, hoặc hiện hình Phạm vương, như vậy v.v… đây gọi là tác biến. Tác biến do ý là gì? Người tọa thiền kia từ thân này hóa làm các thân khác, tùy vào ý tạo tất cả phần thân, các căn đầy đủ, đây gọi là tác biến do ý. Lại nữa, biến có bảy thứ, đó là trí biến, định biến, Thánh biến, nghiệp quả báo sinh biến, người công đức biến, do minh thuật tạo biến, phương tiện biến.

Hỏi: Trí biến là gì?

Đáp: Dùng hiện vô thường để đoạn tưởng thường, thành trí biện biến, vì đạo A-la-hán đoạn tất cả phiền não thành trí biện, đây gọi là Biến trí biện, như trưởng lão Bạc-câu-la, trưởng lão Tăng-cát-lật giả, trưởng lão Bộ-hống-đa-ba-la. Đây gọi là biến trí biện.

Hỏi: Biến định biện là gì?

Đáp: Dùng Sơ thiền đoạn các Cái, thành tựu biến định biện; dùng phi tưởng phi phi tưởng định đoạn vô sở hữu biến định biện. Như Trưởng lão Xá-lợi-phất đa, trưởng lão Tiên-thời-bà, trưởng lão Côn-đàn-nhã, Uất-đa-la-ưu-bà-di-sa. Ma-bà-để-ưu-bà-di, đây gọi là Biến định biện.

Hỏi: Thánh biện là gì?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo ưa thích không chịu đựng, nên trú tưởng chẳng phải chẳng chịu đựng, thì thành tựu trú có tưởng chẳng phải chẳng chịu đựng. Nếu Tỳ-kheo ưa thích chẳng phải chẳng phải chịu đựng nên trú tưởng chẳng chịu đựng, thì thành tựu trú có tưởng chẳng chịu đựng. Nếu Tỳ-kheo ưa thích tưởng chẳng phải chịu đựng và chẳng phải chẳng phải chịu đựng, nên trú tưởng chẳng phải, chẳng phải chịu đựng, thì thành tựu trú có tưởng chẳng phải chịu đựng, Nếu Tỳ-kheo ưa thích tưởng chẳng chịu đựng và chẳng phải, chẳng phải chịu đựng, nên trú tưởng chẳng chịu đựng, thì thành tựu trú có tưởng chẳng chịu đựng hoặc giữ lấy.

Hỏi: Tại sao đối với chẳng phải không chịu đựng trú tưởng chẳng chịu đựng?

Đáp: Đối với xứ ái niệm dùng bất tịnh làm cho viên mãn, hoặc dùng vô thường giữ lấy.

Hỏi: Tại sao đối với chẳng chịu đựng và chẳng phải chẳng chịu đựng, trú tưởng chẳng chẳng chịu đựng?

Đáp: Đối với xứ chẳng ái niệm và ái niệm, hoặc dùng từ làm cho viên mãn, hoặc dùng cảnh giới giữ lấy.

Hỏi: Tại sao đối với chẳng phải chẳng chịu đựng và chẳng chịu đựng, trú tưởng chẳng chịu đựng?

Đáp: Đối với xứ ái niệm và chẳng ái niệm, hoặc dùng bất tịnh khiến viên mãn, hoặc dùng vô thường giữ lấy.

Hỏi: Tại sao đối với chẳng chịu đựng và chẳng phải chẳng chịu đựng, lìa hai câu trú xả niệm hiện biết?

Đáp: Tỳ-kheo này dùng mắt thấy sắc thành chẳng hoan hỷ chẳng ưu lo, thành xả trú niệm hiện biết, như vậy đối tất cả môn, đây gọi là Thánh biện.

Hỏi: Từ nghiệp báo sinh biến là gì?

Đáp: Tất cả chư thiên, tất cả các chim, có người, có kẻ sinh cõi ác, bay đi giữa hư không làm biến, đây gọi là từ nghiệp báo sinh biến.

Hỏi: Người có công đức biến là gì?

Đáp: Chuyển luân vương, Trưởng giả Thọ Đề, trưởng giả Xà đề, Trưởng giả Cù-sư-la. Lại nói người có năm công đức lớn biến, đây gọi là người có công đức biến.

Hỏi: Do minh thuật tạo biến là gì?

Đáp: Người trì minh thuật, đọc tụng minh thuật, có khả năng bay đi giữa hư không, hoặc hiện làm voi, hoặc biến làm ngựa, hoặc biến làm xe, hoặc biến đi bộ, hiện các thứ quân. Đây gọi là do minh thuật tạo biến.

Hỏi: Phương tiện biến là gì?

Đáp: Vì xuất li đoạn dục vì đạo A-la-hán đoạn hết thảy phiền não. Như thợ đồ gốm, nghề nghiệp họ đầy đủ, từ chánh phương tiện đó sinh nên tất cả sự biến, đây gọi là phương tiện biến.

Hỏi: Ai tu biến biện?

Đáp: Đối hư không là chín, hoặc đối hư không là năm, Nhất thiết nhập dùng làm Thiền thứ tư tự tại, là tu biến biện đó. Lại nói Sắc giới Thiền thứ tư, là hơn hết, cho nên đó là tu biến biện. Lại nói Thiền thứ tư hai tự tại là tu biến biện nầy.

Hỏi: Tại sao phải khởi biến?

Đáp: Tỳ-kheo này tu dục định thắng hành tương ưng. Như ý túc, tinh tấn, định tâm, định tuệ định, cũng như vậy. Dục là ưa muốn làm biến, định là tâm chẳng loạn. Người tọa thiền kia ưa muốn biến, biến đổi ý tu hành định, thọ trì bốn thứ tinh tấn: pháp ác bất thiện chưa sinh làm cho nó chẳng sinh. Pháp ác bất thiện đã sinh thì làm cho nó dứt. Pháp thiện chưa sinh thì làm cho nó sinh, pháp thiện đã sinh thì làm cho nó tăng trưởng, làm cho nó chẳng quên, làm cho khởi thêm, làm tu viên mãn. Đây gọi hành thù thắng thành tựu, là chỉ ba pháp kia là ngôn ngữ đầy đủ sáu phần thành tựu. Như ý túc là được như ý làm đạo, chỉ pháp kia như ý túc. Lại nữa, dục định thắng hành thành tựu, đây gọi là như ý túc, là được như ý. Vì nghĩa mới đầu tu là, tu pháp kia tu nhiều, đây gọi là tu dục định thắng hành thành tựu như ý ác. Người tọa thiền kia hiện tu như vậy, là phương tiện đó, hoặc thối hoặc trú, người kia dùng tinh tấn định khiến khởi thành tinh tấn định thắng hành, thành tựu như ý túc. Nếu phương tiện kia chậm hoặc thối hoặc kinh sợ, tâm kia chậm thì khởi tướng nhanh. Nếu tâm thối thì tạo tâm định. Nếu tâm kinh sợ thì khởi tướng xả, người kia thành tựu tâm định thắng hành, thành tựu như ý túc, Nếu người kia tâm không có phiền não, lại hoan hỷ phân biệt lợi ích hay chẳng lợi ích khi tu hành các pháp. Lại pháp này khi chẳng tu thì thành tựu phân biệt định thắng hành, thành tựu như ý túc. Người tọa thiền kia tu bốn như ý túc vì làm cho tâm tự tại. Thân đó tùy tâm, tâm đó thành tựu theo thân. Người tọa thiền kia lúc thân an, thì đối với tâm, an tâm ở thân, vì do thân tâm biến, vì do tâm thân biến, vì do thân, tâm thọ trì, vì do tâm thân thọ trì, hoặc tưởng vui, hoặc tưởng nhẹ, đắm trước vào thân, đắm trước thành trú. Người tọa thiền kia hiện tu như vậy thành tựu thân đó rất nhẹ nhàng, thành rất mềm dịu rất chịu thọ trì, như hòn sắt bị lửa thiêu đốt, tùy ý tạo vật. Như vậy, vì tu tâm thành thân nhẹ, vì nhẹ nên vào thiền thứ tư, an tường niệm ra có thể phân biệt hư không, dùng trí thọ trì. Như vậy, đối với hư không thân này sẽ bay, vì trí thọ trì, đối với hư không thành bay, như gió thổi tơ lụa. Từ đó, mới đầu người tọa thiền không nên nôn đi xa. Tại sao? Cái gì tới thì phải quán nó, sẽ khởi kinh sợ. Nếu có sợ, thì thiền đó thành lui, cho nên, người mới tọa thiền không nên vội vàng đi xa, vì lần lượt sẽ đi, trước hết một thước, dần dần cao lên do quán. Lại nương tướng, khởi tinh tấn một tầm. Dùng phương tiện này, lần lượt tùy sự vui thích sẽ khởi.

Hỏi: Người tọa thiền kia ở hư không hoặc do thiền thối lui từ hư không chuyển rớt xuống đất chăng?

Đáp: Chẳng như vậy. Từ nơi ngồi trước đó bay lên, nếu đi xa, thì khi thoái lui sẽ trở lại chỗ ngồi trước, thấy tự thân như trước đã ngồi. Người có thần thông thì họ có cách dừng. Người tọa thiền” kia lần lượt quán như vậy cho đến thọ trì tự tại, chẳng là một thứ biến, dùng một thành nhiều, dùng nhiều thành một, hoặc hiện đi suốt vách qua tường, suốt qua núi, thân đi vô ngại, giống như hư không, ở đất hoặc ẩn hoặc hiện giống như dưới nước, đi trên nước giống như đi trên đất, đi giữa hư không giống như chim bay, tay sờ nhật nguyệt, đại thần thông như vậy thân đại lực như vậy, mới bay đến nơi Phạm thế. Dùng một thành nhiều là dùng một khiến nhiều, hoặc một trăm, hoặc một ngàn, hoặc mười ngàn v.v… dùng biến vào Thiền thứ tư an tường ra, lần lượt dùng trí thọ trì. “Ta sẽ chuyển nhiều thành nhiều. Như đường nhỏ A-la-hán, dùng nhiều thành một ấy là muốn chuyển nhiều làm một, dùng trí thọ trì. “Ta sẽ chuyển nhiều thành một”, như trưởng lão Tiểu lộ A-la-hán, hoặc hiện hoặc chẳng hiện, đi suốt qua vách, suốt qua núi, đi không chướng ngại giống như hư không. Người tọa thiền kia dùng tâm tu hành Hư không Nhất thiết nhập như vậy, nhập Thiền thứ tư, an tường ra, suốt qua vách, suốt qua tường, suốt qua núi, đã chuyển thành chuyển, dùng trí thọ trì. Đây sẽ thành hư không, đã thành hư không. Người tọa thiền kia ở hư không suốt qua vách suốt qua tường suốt qua núi, đi không chướng ngại giống như hư không, hoặc hiện mở ra nghĩa gì? Hoặc chẳng hiện thì nghĩa gì chẳng mở ? Người tọa thiền kia chẳng mở khiến mở, suốt qua vách, xuyên qua tường, suốt qua núi, đi chẳng chướng ngại là nghĩa gì? Ở đất khiến ẩn hiện giống như dưới nước. Người tọa thiền kia dùng tâm tu hành Thủy Nhất thiết nhập như vậy, vào nơi thiền thứ tư an tường thoát ra sự ngăn cách của đất dùng trí thọ trì, đây sẽ thành nước. Người tọa thiền kia ra vào đất giống như tánh nước, đi trên nước, tâm chẳng chướng ngại giống như đi trên đất. Người tọa thiền kia, dùng tâm tu hành Địa Nhất thiết nhập như vậy, vào thiền Thứ tư an tường ra khởi sự ngăn cách của nước, dùng trí thọ trì, đây sẽ thành đất, và đã thành đất. Người tọa thiền kia, đi trên nước chẳng chướng ngại như đi trên đất, đi giữa hư không giống như chim bay. Khi đó có ba cách đi: bước đi, gió đi, và tâm đi. Từ đó người tọa thiền đắc định Địa Nhất thiết nhập, ở hư không thọ trì đường sá dùng bước đi, nếu được định phong Nhất thiết nhập thọ trì giới như tơ lụa như gió đi, dùng tâm đi khiến tràn khắp thân tâm, hoặc tưởng vui hoặc tưởng nhẹ, vì đắm trước thân nên thân đã nhẹ, dùng tâm đi như chim bay, như vậy là dùng tâm đi. Đi rồi tay sờ nhật nguyệt, đại thần thông như vậy thần lực như vậy. Người tọa thiền kia có thần thông được tâm tự tại, dùng tâm tu hành như vậy, vào Thiền thứ tư, an tường ra, tay sờ nhật nguyệt, dùng trí thọ trì, đây sẽ thành gần tay, kia thành gần tay. Người tọa thiền kia hoặc ngồi hoặc nằm dùng tay sờ mó nhật nguyệt, cất mình cho đến Phạm thế. Người tọa thiền kia có thần thông được tâm tự tại, ưa thích đi Phạm thế. Bốn như ý túc là như vậy. Dùng tâm tu hành như vậy, ở xa thọ trì gần, ở gần thọ trì xa, hoặc nhiều thọ trí ít, hoặc ít thọ trì nhiều. Dùng thiên nhãn thấy sắc Phạm thiên, dùng thiên nhĩ nghe tiếng Phạm thiên, dùng tha trí biết tâm Phạm thiên. Người tọa thiền kia có ba hành, dùng hai hành hành ở Phạm thế, pháp đó ở tất cả thọ trì biến (Thọ trì biến đã xong)

Bấy giờ, người tọa thiền muốn khởi biến ý, tu bốn như ý túc như vậy, dùng tâm được tự tại an thân ở tâm, an tâm ở thân, vì do thân an tâm, vì do tâm an thân, vì do thân thọ trì tâm, vì do tâm thọ trì thân, hoặc tưởng vui hoặc tưởng nhẹ. Nếu đối với thân đã đắm trước thân rồi, đắm trước thân rồi đắm trước thành trú. Như vậy người tọa thiền hiện tu thân đó thành rất mềm dịu rất nhẹ nhàng có thể thọ trì, như hòn sắt bị lửa đốt cháy tùy ý làm vật. Như vậy, người tọa thiền đã tu hành như vậy, tâm thành mềm dịu có thể thọ trì, khiến tràn khắp thân tâm. Người tọa thiền kia nếu ưa thích bỏ hình sắc mình làm hình trẻ con, vào Thiền thứ tư an tường ra, lần lượt chuyển hình trẻ con. Đã chuyển rồi dùng trí thọ trì, “ta sẽ thành hình trẻ con”. Tác ý thành hình trẻ con như vậy, hình rồng, hình phụng hoàng, hình dạ xoa, hình A-tu-la, hình Đế thích, hình Phạm, hình biển, hình núi, hình rừng, hình sư tử, hình hổ hình báo, hình voi ngựa, hình xe bộ, hình quân bộ cũng như vậy, đã chuyển dùng trí thọ trì, “ta sẽ thành hình quân bộ hành”, tác ý thành quân bộ hành như vậy.

Hỏi: Thọ trì biến và tác biến có gì sai biệt?

Đáp: Vì thọ trì biến chẳng xả hình sắc thọ trì, còn tác biến thì xả hình sắc, đây gọi là sai biệt (tác biến đã xong).

Bấy giờ, người tọa thiền muốn khởi ý tạo biến, tâm được tự tại như vậy, tu như ý túc, vào Thiền thứ tư, an tường ra, ở bên trong thân đó tác ý, giống như bình không, người tọa thiền kia tác ý như vầy: “Cái không trong tự thân tùy theo ưa thích làm biến hóa, tùy đó sẽ thành chuyển. Đã chuyển, dùng trí thọ trì, tùy theo đó sẽ thành ; tác ý như vậy, thành tùy tương tợ, dùng phương tiện này làm nhiều biến hóa, làm biến hóa rồi thành hành. Nếu người tọa thiền dùng sự hóa thân muốn bay tới Phạm thế thì ở trước Phạm thế liền hóa tự thân như hình Phạm, tùy ý tạo, tất cả thân phần đầy đủ, các căn chẳng thiếu. Nếu người thần thông ở đây tiêu dao, thì người do họ hóa cũng lại tiêu dao. Nếu người thần thông ở đây ngồi nằm, hiện ra khói lửa, hoặc hỏi hoặc đáp, thì người được hóa kia cũng ngồi cũng nằm, cũng ra khói lửa, cũng hỏi cũng đáp. Đó là do thần thông tạo sự biến hóa. Người được hóa kia cũng tùy làm theo như vậy v.v… (Do ý tạo biến đã xong)

Tán cú biến tạo sắc là thế nào? Vào lúc phân biệt, thì lúc đó kia chẳng hiện, chưa đến lúc phân biệt, vào thời gian đó ưa thích nói, sự thọ trì kia thành chẳng hiện. Nếu lúc chẳng khởi phân biệt, thì niệm niệm chẳng hiện ; đối với người hóa không thọ mạng căn, sự ăn uống được hoá, sự biến chủng trí, thành chín sự ; sự nhỏ, sự lớn sợ chẳng thể nói, sự quá khứ, sự vị lại, sự hiện tại, sự bên trong, sự bên ngoài, sự trong ngoài (tán cú đã xong).

Hỏi: Thiên nhĩ ai khởi, tại sao phải khởi?

Đáp: Tám Nhất thiết nhập, hai thiết nhập kia, ở Thiền thứ tư được tự tại. Từ tự tánh nhĩ (tai) khởi thiên nhĩ giới. Lại nói, tại sao sắc giới ở Thiền thứ tư được tự tại? Vì đó là năng khởi. Lại nói, Thiền thứ tư cũng khởi

Hỏi: Vì sao phải khiến khởi?

Đáp: Người mới tọa Thiền tu bốn như ý túc như vậy vì tâm được tự tại, nhập Thiền thứ tư an tường ra, lần lượt nương tự tánh nhĩ giới. Nếu âm thanh xa thì tác ý tướng âm thanh, hoặc âm thanh gần thì tác ý tướng âm thanh. Nếu âm thanh lớn thì tác ý- tướng âm thanh lớn. Nếu âm thanh nhỏ thì tác ý tướng âm thanh nhỏ. Nếu âm thanh phương đông thì tác ý tướng âm thanh. Như vậy đối với tất cả phương, người tọa thiền kia vì tu hành tâm thanh bạch như vậy, vì nhĩ giới thanh tịnh, khiến tâm hành tăng trưởng. Người tọa thiền kia, vì thiên nhĩ giới thanh tịnh vượt quá nhân nhĩ (tai người) nghe hai thứ âm thanh, đó là tiếng trời và tiếng người, hoặc xa hoặc gần. Do đó, các sư trước đây nói: người mới tọa thiền trước nghe âm thanh chúng sinh ở tự thân, từ đây lại nghe âm thanh chúng sinh ở ngoài thân. Từ đây lại nghe âm thanh chúng sinh nương nơi trú xứ. Như vậy lần lượt tác ý tăng trưởng. Lại nói, người mới tọa thiền, không có khả năng trước nghe âm thanh chúng sinh ở tự thân. Tại sao? Vì chẳng thể nghe âm thanh, vi tế vì tự tánh tai chẳng phải cảnh giới đó. Người mới tọa thiền, âm thanh loa trống ở xa âm thanh kia nương tự tánh tai, dùng trí thiên nhĩ, nên tác ý tướng âm thanh khiến khởi trí thiên nhĩ, hoặc âm thanh nhỏ hoặc âm thanh lớn, hoặc âm thanh xa hoặc âm thanh gần, chỉ có thiên nhĩ nên thủ. Từ đó người mới tọa thiền chẳng nên tác ý sợ hãi. Tại sao? Đối với âm thanh đáng mến nên nói dục ái, đối với âm thanh đáng sợ, nên nói trí sợ hãi, tai hoảng sợ. Việc đó thành ba sự, sự nhỏ, sự hiện tại, sự bên ngoài. Nếu mất tự tánh nhĩ, thì thiên nhĩ giới cũng mất. Khi đó được nghe âm thanh tự tánh, nghe âm thanh ngàn thế giới. Từ Duyên giác kia nghe rất nhiều, Như Lai nghe vô số (thiên nhĩ đã xong).

Hỏi: Tha tâm trí ai có thể khởi, nên khởi thế nào?

Đáp: Ánh sáng Nhất thiết nhập ở Thiền thứ tư được tự tại, được thiên nhãn, khởi tha tâm trí. Nên khởi thế nào? Người mới tọa thiền tu bốn như ý túc như vậy, dùng tâm tự tại, thanh bạch chẳng động đi vào ánh sáng Nhất thiết nhập. Ở thiền thứ tư an tường ra, từ ban đầu dùng ánh sáng khiến tràn khắp thân, dùng thiên nhãn thấy sắc tự tâm ý, đây là nương sắc, ý thức khởi biết như vậy, vì tự tâm biến thấy sắc biến. Sắc nầy khởi từ hỷ căn, Sắc này từ ưu căn khởi, sắc này từ xả căn khởi. Nếu tương ưng hỷ căn thì tâm hiện khởi ý sắc như sắc lạc tô. Nếu cùng ưu căn tương ưng thì tâm hiện khởi thành như sắc tía. Nếu cùng xả căn tương ưng thì tâm hiện khởi thành như sắc mật ong. Nếu cùng ái dục tương ưng thì tâm hiện khởi thành như sắc vàng. Nếu cùng giận dữ tương ưng thì tâm hiện khởi thành như sắc đen. Nếu cùng vô minh tương ưng thì tâm hiện khởi thành như sắc đục. Nếu cùng tín tương ưng và trí tương ưng thì tâm hiện khởi thành như sắc trong. Người tọa thiền kia dùng tự thân biến như vậy, phân biệt sắc biến. Bấy giờ dùng ánh sáng khiến tràn khắp thân người khác, dùng thiên nhãn thấy sắc tâm ý người khác, kia dùng tâm biến phân biệt sắc biến. Dùng sắc biến phân biệt tâm biến. Phân biệt khởi tha tâm trí như vậy rồi, khởi tha tâm trí trừ sắc biến phân biệt, chỉ giữ lấy tâm sự. Người tọa thiền kia tu hành với tâm thanh bạch như vậy, hoặc có tâm ái biết có tâm ái, hoặc không tâm ái, biết không tâm ái. Nếu có tâm giận dữ biết có tâm giận dữ. Nếu không có tâm giận dữ biết không có tâm giận dữ, như vậy tất cả có thể biết. Tha tâm trí có tám sự; sự nhỏ, sự lớn, sự đạo, sự vô lượng, sự quá khứ, sự vị lai, sự hiện tại, sự bên ngoài. Tha tâm vô lậu kia chẳng phải cảnh giới phàm phu sinh vô sắc xứ, chúng sinh tâm mà chỉ cảnh giới Phật. Nếu Thanh văn được tự tại, biết tâm một ngàn thế giới, từ đây Duyên giác rất nhiều, Như Lai vô lượng (Tha tâm trí đã xong).

Hỏi: Trí nhớ biết túc mạng ai có thể khởi? Có bao nhiêu thứ trí nhớ biết túc mạng? Tại sao nên khởi?

Đáp: Tám Nhất thiết nhập, hai Nhất thiết nhập, ở Thiền thứ tư tâm được tự tại, có thể khởi trí nhớ biết túc mạng. Lại nói, tại sao sắc giới xứ? Đáp: Ở Thiền thứ tư tâm được tự tại, ở đó có thể khởi. Lại nói, ở Thiền thứ tư được khởi bao nhiêu thứ nhớ biết túc mạng? Đáp: Ba thứ nhớ biết túc mạng: Một là trì nhiều mà sinh; hai là do sinh tạo; ba là do tu hành thành. Trì nhiều mà sinh là, dùng bốn hành trí nhớ biết túc mạng, khéo giữ lấy tướng kia, thấy phần tướng kia, các căn phân minh. Cho nên, thâu nhiếp tánh kia vậy. Bốn hành này trì nhiều sinh nhớ biết túc mạng, đối với người ưu thắng, họ nhớ biết mạng ở bảy đời trước, các trời các rồng, các phụng hoàng. Vì sinh tạo thành nhớ biết túc mạng, đối với người ưu thắng thì nhớ biết mạng ở mười bốn đời trước. Do tu hành thành là, tu như ý túc.

Hỏi: Tại sao nên khởi nhớ biết túc mạng?

Đáp: Người mới tọa thiền tu bốn như ý túc như vậy, vì tín được tư tại, thanh bạch đến bất động. Từ chỗ đang ngồi, việc mà mình làm trong một ngày, hoặc do thân, hoặc do ý, hoặc dùng miệng, nhớ biết tất cả. Như vậy việc một đêm mình làm, như vậy một ngày hai ngày lần lượt cho đến một tháng nhớ biết tất cả. Như vậy việc làm hai tháng, như vậy lần lượt cho đến việc làm một năm, như vậy việc làm hai năm, ba năm, một trăm năm, như vậy cho đến việc làm hồi mới sinh, nhớ biết tất cả. Bấy giờ tâm tâm sở pháp ở quá khứ lâu xa, tâm tâm sở pháp ở đời sau và hiện sinh nương tâm tâm sở pháp mới được sinh. Vì tâm tương tục sinh, hiện quán nhân duyên, nhớ biết thức lưu chuyển, cả hai đều không đoạn. Ở đời này sinh, ở đời sau sinh. Người tọa thiền kia dùng tâm tu hành thanh bạch như vậy nhớ biết túc mạng chẳng một thứ, một đời, hai đời, ba đời, bốn đời v.v… tất cả như vậy. Người tọa thiền ở đời này đã nhớ biết tất cả. Nếu người tọa thiền không có khả năng nhớ biết đời kia, thì không nên bỏ tinh tấn, mà trở lại nên khởi thiền, đã khởi thiền thì lành thay khiến tự tại như cách lau gương, lành thay đã được tự tại, hiện nhớ biết như mới đầu, đối với người kia thành tựu nhớ biết. Nếu tự thân một đời xuất hiện, tâm nhớ nghĩ kia thành tựu nhớ biết, người kia rất vui, vì đã thấy nhưng vì phương tiện, nên chẳng thể nhớ đời súc sinh và đời của vô sắc đời của vô tưởng, chẳng thể nhớ biết, vì tánh vô tưởng. Trưởng giả Thâu-tỳ-đa có trí túc mạng tối thắng nhớ, bảy thứ nhỏ lớn chẳng nên nói quá khứ, trong ngoài. Trong ngoài đối với đạo quả đã đắc ở quá khứ, hoặc đất nước, hoặc thôn làng đều nhớ biết ; kia thành tựu tưởng quá khứ, trí nhớ biết túc mạng. Từ trí nhớ ấm tương tục, trí nhớ biết túc mạng. Từ đây ngoại đạo nhớ biết bốn mươi kiếp, qua bốn mươi kiếp thì không có khả năng nhớ biết. Vì thân không có lực vậy. Thánh Thanh văn nhớ biết mười ngàn kiếp. Từ đây Thanh văn rất lớn, từ kia, Duyên giác rất lớn, từ kia Như Lai Chánh biến giác, tự tha túc mạng và hành và xứ tất cả. Ngoài ra chỉ nhớ biết túc mạng minh, ít nhớ biết túc mạng kẻ khác. Chánh biến giác tùy sự ưa thích mà nhớ biết tất cả ngoài ra nhớ thứ lớp. Chánh biến giác hoặc nhập tam muội, hoặc không nhập tam muội, hoặc không nhập tam muội mà thường nhớ. Ngoài ra chỉ vào tam muội (Trí nhớ biết túc mạng đã xong).

Hỏi: Thiên nhãn ai khởi? Bao nhiêu thứ thiên nhãn? Thế nào là khởi thiên nhãn?

Đáp: Ánh sáng làm chín, hoặc ánh sáng làm năm, hoặc ánh sáng Nhất thiết nhập sự, ở thiền thứ tư được tự tại, có nhãn tánh là khả năng khởi. Bao nhiêu thứ thiên nhãn? Đáp: Hai thứ thiên nhãn, do nghiệp quả báo thành, do tu hành thành. Từ đó điển tạng thiên nhãn, do quả báo thành, cho nên được thấy bảo tạng hoặc có châu hoặc không châu. Do tu hành thành là, tu hành bốn như ý túc. Thế nào có thể khởi thiên nhãn: Người mới tọa thiền tu bốn như ý túc như vậy, vì tâm được tự tại, thanh bạch đến bất động, ánh sáng Nhất thiết nhập, đi vào Thiền thứ tư tác ý tưởng ánh sáng và tưởng mặt trời, thọ trì ngày này như đêm, đêm này như ngày. Vì tâm vô ngại không bị đắm trước, hiện tâm tu hành thành có ánh sáng. Người tọa thiền kia tu hành tâm thành có ánh sáng, không có bóng tối chướng ngại, vượt quá ánh sáng mặt trời. Người tọa thiền kia tâm tu hành như vậy, dùng ánh sáng khiến tràn khắp ở bên trong, tác ý sắc hình, dùng trí khiến tràn khắp ánh sáng, chẳng phải thiên nhãn, dùng trí thấy sắc ánh sáng bên trong, đây gọi là thiên nhãn. Người tọa thiền kia dùng thiên nhãn thanh tịnh vượt hơn mắt người thấy chúng sinh hoặc chết hoặc sinh, hoặc thô hoặc diệu, hoặc sắc đẹp hoặc sắc xấu, sinh ở cõi thiện, sinh ở cõi ác, như nghiệp đã làm. Như vậy, tất cả chúng sinh, ở đó nếu có thể khởi thiên nhãn, thì phiền não này nên đoạn, đó là nghi hoặc, nhớ nghĩ bất chánh, biếng lười ngủ nghỉ, kiêu ngạo, tà hỷ, ác khẩu, gấp chóng tinh tấn, chậm hoản tinh tấn, nhiều lời lắm tưởng, nhất là quán sắc. Phiền não này vì thế cứ thành tựu từng thứ. Nếu khiến khởi thiên nhãn, thì định đó bị lui. Nếu định đó bị lui thì ánh sáng cũng mất, thấy sắc cũng mất, cho nên tốt nhất phiền não kia nên đoạn. Nếu đã đoạn phiền não nầy mà không đắc định tự tại, là vì chẳng tự tại, nên thiên nhãn thành nhỏ. Người tọa thiền kia vì thiên nhãn nhỏ, biết ít ánh sáng, thấy sắc cũng nhỏ. Cho nên, Đức Thế Tôn nói: Bấy giờ ta định nhỏ, bấy giờ mắt ta nhỏ, vì mắt ta nhỏ biết ít ánh sáng, Ta thấy sắc nhỏ. Bấy giờ ta có vô lượng tam muội, ta có vô lượng thiên nhãn. Dùng vô lượng thiên nhãn này, ta biết vô lượng ánh sáng, ta thấy vô lượng sắc. Do đó, người mới tọa thiền, đối sắc không đáng yêu, sắc chẳng phải đáng khiếp sợ, như phần đầu đã nói qua năm thứ sự của thiên nhãn, đó là sự nhỏ, sự hiện, sự trong, sự ngoài, sự trong ngoài. Nương thiên nhãn sinh bốn trí: vị lai phần trí, tự sở tác nghiệp trí, như hành nghiệp trí, nghiệp quả báo trí. Từ đó, dùng vị lai phần trí, đối với sắc vị lai, sẽ khởi biết đó, dùng tự sở tác nghiệp trí, thấy nghiệp của người khác tạo. Vì nghiệp này người ấy sẽ sang cõi kia. Lại dùng Trí như hành nghiệp, thấy biết cõi người sinh, vì nghiệp này người ấy đời trước sinh, dùng trí nghiệp quả báo, đều biết rõ đời này đến cõi này, đến phiền não này, đến phương tiện này, nghiệp này nên chín muồi, nghiệp này chẳng nên chín muồi, nghiệp này nên nhiều thọ, nghiệp này nên ít thọ. Do đó, Thanh văn được tự tại, thấy một ngàn thế gian, từ đây Duyên giác thấy rất nhiều, Như Lai thấy vô lượng (thiên nhãn đã xong).

Khi đó, tán cú này: dùng thiên nhãn để thấy sắc, đối với một thứ định tu hành, chỉ thấy sắc chẳng nghe tiếng. Nếu dùng thiên nhĩ để nghe tiếng, thì đối một thứ định tu hành chỉ nghe tiếng không thấy sắc. Nếu là thấy, nghe cả hai đều tu hành định, thì cũng thấy cũng nghe. Nếu là thấy nghe biết tha tâm, tu hành định, thì cũng thấy nghe biết tha tâm. Nếu là thấy một phương, tu hành định, thì không thấy các phương khác, không nghe không biết tha tâm. Nếu chẳng ít tu hành định, thì với tất cả phương, cũng thấy cũng nghe cũng biết tha tâm. Năm thứ thần thông, thế gian thần thông hữu lậu Sắc giới hệ thuộc cùng phàm phu. Nếu giỏi thần thông, người Học và phàm phu cùng chung, hoặc A-la-hán vô ký thần thông, năm thứ thần thông, chẳng ở Vô sắc giới sinh (Đạo giải thoát nói đạo thần thông đã xong).

 

Phẩm 10: PHÂN BIỆT TUỆ

Hỏi: Tuệ là gì? Tướng gì, vị gì, khởi gì, xứ gì, công đức gì? Tuệ là nghĩa gì? Có bao nhiêu cộng đức đó được Bát nhã, bao nhiêu thứ Bát Nhã?

Đáp: Ý sự như thấy, đây gọi là Bát nhã, Lại nữa, tác ý lợi ích hay chẳng lợi ích: tác ý trang nghiêm, đây gọi là Bát nhã. Như trong A-tỳđàm nói: Thế nào là Bát nhã? Bát nhã là tuệ, là trí, là trạch pháp diệu tướng tùy quán, quán kia thông minh hiểu rõ phân biệt, tư duy kiến đại, dễ ngộ dẫn dắt chánh trí, tuệ câu, tuệ căn, tuệ lực, tuệ trượng, tuệ nghiêm, tuệ quang, tuệ đăng, tuệ bảo, chánh kiến chẳng ngu si trạch pháp, đây gọi là Bát nhã. Như đạt làm tướng; trạch làm vị; chẳng ngu si làm khởi; Bốn đế làm xứ. Lại nữa, liễu nghĩa ánh sáng làm tướng; vào chánh pháp làm vị; trừ vô minh tối làm khởi; bốn biện làm xứ. Công đức gì. Bát Nhã có vô lượng công đức, hãy nghe kệ tóm lược này :

Dùng tuệ tinh các giới.
Nhập thiền cũng hai tuệ.
Dùng tuệ tu các đạo.
Dùng tuệ thấy quả kia.
Bát nhã là thắng thiện.
Tuệ nhãn là tối thượng.
Tuệ thoái là uế nhiễm.
Tuệ tăng trưởng (là) vô thượng.
Tuệ phá các ngoại luận.
Với thế gian chẳng dính.
Người có tuệ rất diệu.
Nói rõ lời nói thiện.
Đời này và đời sau.
Giải thoát nghe an lành.
Các nghĩa và tinh tấn.
Người có tuệ dõng mãnh.
Ắt thấy các pháp này.
Nhân duyên, các lời nói.
Dạy răn và danh sắc.
Đó là lời Bốn đế.
Là cảnh giới có tuệ.
Dùng tuệ trừ mọi ác.
Ái giận dữ vô minh.
Dùng trí trừ sinh tử.
Trừ thứ chẳng thể trừ

Hỏi: Tuệ là nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa trí, thường trừ bỏ là nghĩa. Bao nhiêu công đức được tuệ? Có mười một công đức: Tầm nghĩa Tu-đa-la, nhiều việc thiện, sống thanh tịnh, chỉ quán, Bốn đế, làm xứ phân minh, tâm luôn dừng trú tại thiền, không ngăn che tâm, lìa người không trí tuệ, người tu hành trí tuệ, ưa thích đắm trước. Bao nhiêu tuệ? Đáp: Hai thứ, ba thứ, bốn thứ.

Hỏi: Hai thứ tuệ là gì?

Đáp: Đó là thế tuệ và xuất thế tuệ. Do đó Thánh đạo quả tương ưng tuệ, là xuất thế tuệ. Ngoài ra là thế tuệ. Thế tuệ là, hữu lậu có trói có buộc, là lưu, là ách, là cái, là bị xúc, là cõi, là có phiền não. Xuất thế tuệ là, vô lậu, không trói không buộc, không lưu, không ách, không cái, không bị xúc, không cõi, không phiền não. Ba thứ tuệ là, tư tuệ, văn tuệ, tu tuệ. Do đó chẳng theo người khác nghe, nếu tự tác nghiệp trí, nếu được trí tùy đế tương ưng ở công và minh, đây gọi là tư tuệ. Ở xứ này theo người khác nghe được tuệ, gọi là văn tuệ. Nếu vào tam muội tuệ kia đều tu là tu tuệ. Lại nữa, ba thứ tuệ, hiểu rõ vị lai, hiểu rõ quá khứ, hiểu rõ phương tiện. Từ đó hiện tác ý, pháp bất thiện này thành lui, thiện pháp thành tăng trưởng, đối với tuệ đó đây gọi là hiểu rõ vị lai. Lại tác ý, pháp bất thiện này tăng trưởng, thiện pháp bị lui, đối với tuệ đó, đây gọi là hiểu rõ quá khứ. Đối với tất cả tuệ phương tiện này, đây gọi là hiểu rõ phương tiện. Lại nữa, ba thứ tuệ; Tụ tuệ, bất Tụ tuệ, phi tụ phi phi tụ tuệ. Ba địa thiện tuệ này gọi là tụ tuệ. Đối với tuệ của bốn đạo, gọi là bất tụ tuệ. Đối với bốn địa và quả báo. Đối với việc ba địa, với tựe hữu ký, đây gọi là phi tụ phi phi tụ tuệ. Bốn thứ tuệ là, tự tác nghiệp trí, tùy đế tương ưng trí, đạo đẳng phần trí, quả đẳng phần trí. Đối với mười xứ chánh kiến đó, gọi là tự tác nghiệp trí. Nếu thấy ấm hoặc vô thường, hoặc khổ, hoặc vô ngã, tương tợ nhẫn như vậy, thì đây gọi là Tùy đế tương trợ tri. Đối với bốn đạo tuệ, đây gọi là đạo phần trí. Đối với bốn quả tuệ, đây gọi là quả đẳng phần trí. Lại nữa, bốn thứ tuệ là Dục giới tuệ, Sắc giới tuệ, Vô sắc giới tuệ, vô hệ tuệ. Do đó, thiện của dục giới là hữu ký tuệ, đây gọi là dục giới tuệ. Sắc giới thiện hữu ký tuệ, đây gọi là sắc giới tuệ. Vô sắc giới thiện hữu ký tuệ, đây gọi là Vô sắc giới tuệ. Đối với tuệ của đạo quả, đây gọi là vô hệ tuệ. Lại nữa, bốn thứ tuệ là pháp trí, tỷ trí, tha tâm trí, đẳng trí. Đối với tuệ của bốn đạo và bốn quả, đây gọi là pháp trí. Người tọa thiền kia dùng pháp trí này thành tựu trí quá khứ vị lai hiện tại, quá khứ lâu xa cũng trí, vị lai cũng trí, đế trí này, đây gọi là tỷ trí. Biết tâm người khác, đây gọi là tha tâm trí. Trừ ba trí này, các tuệ khác, gọi là đẳng trí. Lại nữa, bốn loại trí tuệ: có tuệ là tụ, chẳng là chẳng phải tụ; có tuệ là chẳng phải tụ chẳng là tụ, có tuệ là tụ cũng là chẳng phải tụ, có tuệ chẳng là tụ, chẳng chẳng phải là tụ. Dục giới thiện tuệ tức tuệ là tụ chẳng là chẳng phải tụ, ở bốn đạo tuệ là chẳng phải tụ chẳng là tụ. Ở sắc giới và vô sắc giới thiện tuệ, tức tuệ đó là tụ là cũng chẳng phải tụ. Ở bốn địa quả báo, ba địa sự hữu ký tuệ, tức tuệ đó chẳng là tụ cũng chẳng chẳng phải là tụ. Lại nữa, bốn thứ tuệ, có tuệ được nhàm chán chẳng phải để đạt, có tuệ để đạt chẳng phải để nhàm chán, có tuệ để nhàm chán cũng để đạt, có tuệ chẳng được nhàm chán cũng chẳng vì đạt. Đó là tuệ được nhàm chán dục, chẳng để thông đạt thần thông, và chẳng thông đạt Bốn đế, đây gọi là tuệ được nhàm chán chẳng để đạt. Hiện được chán dục, dùng tuệ đạt thần thông, chẳng phải đạt Bốn đế, đây gọi là Bát nhã (tuệ) để đạt chẳng phải để nhàm chán; tuệ ở bốn đạo là để nhàm chán cũng để đạt; ngoài ra tuệ chẳng được nhàm chán cũng chẳng vì đạt. Lại nữa, bốn thứ tuệ, là nghĩa biện, pháp biện, từ biện, nhạo thuyết biện. Trí ở nghĩa gọi là nghĩa biện. Trí ở pháp gọi là pháp biện. Tuệ ở ngôn từ thuyết giảng gọi là từ biện. Tuệ ở trí gọi là nhạo thuyết biện. Lại nữa, trí ở nhân quả là Nghĩa biện, trí ở nhân là trí ở Pháp biện, trí ở pháp biện ưa nói là Từ biện, trí ở trí là Nhạo thuyết biện. Lại nữa, trí ở khổ và diệt gọi là Nghĩa biện, trí ở tập và đạo gọi là Pháp biện; ở thuyết pháp từ, gọi là Từ biện, ở trí gọi là nhạo thuyết biện. Lại nữa, biết pháp là đó là Tu-đa-la, kỳ-dạ-xà-kha-lagiới, già-đà, ưu-đà-na, Y-để, Bạt-đa-già, Xà-đa-già, A-phù-đa-đạt-ma, Tỳ-Phật-lược, đây gọi là Pháp biện, biết nghĩa đây kia, pháp được nói đây là nghĩa của nó, gọi là Nghĩa biện. Trí tuệ trong thuyết pháp, ngôn từ, đây gọi là Từ biện. Trí trong trí tuệ, đây gọi là Nhạo thuyết biện. Lại nữa, trí ở nhãn đây gọi là Pháp biện, Nhãn trí để thấy (nhận biết), đây gọi là Nghĩa biện. Trí trong thuyết pháp ngôn từ, đây gọi là Từ biện. Trí trong trí tuệ, đây gọi là Nhạo thuyết biện. Lại nữa, bốn thứ tuệ: khổ trí, khổ tập trí, khổ diệt trí, do đó đạo đẳng phần trí. Khổ tương ưng trí, khổ trí; khổ tập tương ưng trí, tập trí; khổ diệt tu hành tương ưng trí, cụ túc trí; đạo trí (đạo giải thoát phẩm phân biệt tuệ đã xong).