LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Sa-môn Viên Huy Chùa Đại Vân trung soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 19

1. Nói rộng về tùy miên:

Giải thích: Các phiền não như tham v.v… gọi là Tùy miên. Vì tùy theo hữu tình mà thêm lớn mê muội, nên gọi là Tùy miên. Phẩm này nói rộng nên gọi là Phân biệt. Theo phẩm này chia làm hai:

  1. Nói về thể của hoặc.
  2. Nói về hoặc diệt.

Trong phần nói về thể của hoặc chia làm ba:

  1. Nói về hoặc căn bản.
  2. Phân biệt các môn.
  3. Nói về các phiền não.

Trong phần nói về hoặc căn bản có năm phần:

  1. Nói về tăng số.
  2. Nói về kiến tu đoạn.
  3. Nói về năm kiến.
  4. Nói về bốn đảo.
  5. Nói về bảy mạn, chín mạn.

Trong phần nói về tăng số chia làm bốn:

  1. nói về sáu tùy miên;
  2. Nói về bảy tùy miên;
  3. Nói về mười tùy miên;
  4. Nói về chín mươi tám tùy miên phần thứ nhất nói về sáu tùy miên.

Luận chép: Trước nói khác nhau của thế gian đều do nghiệp sinh, nghiệp do tùy miên mới được sinh ra và lớn lên, lìa tùy miên thì nghiệp không có khả năng cảm ứng. ( Là nêu tông) Vì sao? (là hỏi) Tùy miên có bao nhiêu loại? (hỏi về số).

Tụng rằng:

Tùy miên gốc các hữu

Khác nhau này có sáu

Là tham sân và mạn

Vô minh kiến và nghi.

Giải thích: Tùy miên gốc các hữu: Do tùy miên này là gốc các hữu. Nghiệp lìa tùy miên không có công năng cảm ứng. Các hữu là ba hữu. Ở đây lược nên biết có sáu thứ khác nhau: 1. Tham; 2. Tham sân; 3. Mạn; . Vô minh; 5. Kiến; . Nghi. Bài tụng cũng nói như vậy. Chẳng phải chỉ có sân nên gọi là tham sân. Ý nói mạn v.v… cũng do sức mạnh của tham. Đối với cảnh tùy miên thêm lớn, vì tất cả hoặc sinh đều nhớ sức mạnh của tham, cho nên phải nói tham sân, tham mạn cho đến tham nghi, và thinh nói lên sáu thể đều khác nhau.

2. Nói về bảy tùy miên:

Dưới đây là thứ hai nói về bảy tùy miên. Luận chép: nếu các tùy miên, thể chỉ có sáu, vì sao kinh nói có bảy tùy miên.

Tụng chép:

Sáu do tham khác bảy

Hữu tham hai cõi trên

Theo nội môn chuyển biến

Vì ngăn tưởng giải thoát.

Giải thích: Sáu do tham khác bảy, có tham hai cõi trên: Sáu Tùy miên trước do tham khác, nên chia thành bảy dứt:

1. Dục tham; 2. Hữu tham nên gọi tham khác, nghĩa là tham ở cõi Dục, gọi là dục tham. Tham ở hai cõi trên gọi là hữu tham vì chuyển biến ở nội môn, giải thích tên hữu tham: tham của hai cõi trên phần nhiều nhờ chuyển biến của nội môn, phần ít duyên theo chuyển biến của ngoại môn, gọi là hữu tham. Nội môn là định. Tham theo định khởi lấy nội làm môn, gọi là chuyển biến của nội môn. Nghĩa là hai cõi trên phần nhiều khởi, tham định, phần ít duyên theo chuyển biến của ngoại môn, nghĩa là nó cũng duyên theo cảnh giới bên ngoài như sắc, thanh, hương vị, xúc. Vì ngăn dứt tưởng giải thoát. Lại do ngoại đạo đối với hai cõi trên cho là giải thoát. Đức Phật ngăn họ mà gọi là hữu tham, nói lên sở duyên kia, không phải giải thoát chân thật. Trong đây tự thể lập làm hữu danh. Tự thể: là định và sở y là Thân. Đó là chúng hữu tình kia thường tham đắm đẳng chí (định) và thân sở y. Định và thân gọi là Hữu. Vì duyên theo hữu mà khởi lên gọi là Hữu tham. Từ hữu đến tham là y chủ thích, Nghĩa y theo tham cõi Dục, gọi là dục tham. Tham đắm năm cảnh giới bên ngoài cõi Dục, tham của cõi Dục, cũng thuộc về y chủ thích.

3. Nói về mười tùy miên:

Dưới đây là thứ ba, nói về mười tùy miên. Luận chép: trên đã nói sáu thứ tùy miên, trong luận này lại chia làm mười, vì sao thành mười thứ?

Tụng chép:

Sáu, do kiến khác mười

Khác là hữu thân kiến

Biên chấp kiến tà kiến.

Kiến thủ giới cấm thủ.

Giải thích: Sáu tùy miên trước, vì kiến mà khác chia thành mười thứ. Năm kiến tánh là: 1. Hữu thân kiến; 2. Biên chấp kiến; 3. Tà kiến; . Kiến thủ; 5. Giới cấm thủ. Còn lại năm thứ như tham v.v… chẳng phải kiến tánh.

4. Nói về chín mươi tám tùy miên:

Dưới đây là thứ tư, nói về chín mươi tám tùy miên. Luận chép: tức ở trước đã nói sáu thứ tùy miên, trong luận này nói chín mươi tám, vậy dựa vào đâu mà nói chín mươi tám tùy miên?

Tụng chép:

Sáu hành bộ giới khác

Nên thành chín mươi tám

Dứt kiến khổ Dục thảy

Mười bảy, bảy tám bốn

Như thế xa lìa đủ

Ba, hai kiến, kiến nghi

Sắc Vô Sắc trừ sân

Thứ khác như nói dục (cõi Dục).

Giải thích: Sáu câu đầu nói về cõi Dục, hai câu sau nói về hai cõi trên. Sáu hàng bộ giới khác là nêu. Hành là kiến hành, đó là sáu tùy miên, do kiến hành khác (hành là hành giải) nên chia thành mười. Mười thứ này theo mỗi cõi khác nhau thành chín mươi tám tùy miên. Bộ là năm bộ, đó là kiến khổ, kiến tập kiến diệt, thấy đạo. Các phần đoạn được do tu hành. cõi là ba cõi, cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc. Kiến khổ v.v… cõi Dục. Dứt mười, bảy, tám, bốn đây là nói cõi Dục có ba mươi sáu. Khổ v.v… cũng cùng là bốn bộ khác. Mười là kiến khổ có mười tùy miên. Bảy bảy là kiến tập, kiến diệt, mỗi thứ có bảy tùy miên. Tám là đạo đế có tám tùy miên. Bốn là tu đạo có bốn tùy miên. Nghĩa là như thứ lớp lìa ba hai kiến kiến nghi:

Giải thích các số trên. Cụ: kiến khổ đủ mười tùy miên. Lìa ba kiến: nghĩa là kiến tập, kiến diệt mỗi thứ có bảy. lìa ba kiến thân kiến, biên 00 kiến, giới cấm thủ. Lìa hai kiến: là đạo đế có tám tùy miên, trừ hai kiến: thân kiến và biên kiến. Lìa kiến nghi: nghĩa là tu đạo có bốn trừ năm kiến và nghi, nên tụng chữ kiến trên. Nói hai lần một là lìa ba kiến, hai là lìa hai kiến. Như thế hợp thành ba mươi sáu thứ, trong khổ có mười, Tập và Diệt đều có bảy, hai lần bảy mươi bốn cộng với trước thành hai mười bốn, đồng thời Đạo tín thành ba mươi hai, thêm tu đạo bốn, thành ba mươi sáu thứ, ba mươi hai thứ trước gọi là thế thì dứt, vì lúc thấy đế thì nó mới dứt. Bốn thứ đạo tùy miên sau gọi là tu thì dứt. Sau khi thấy bốn đế rồi, trong thời gian sau thường tu tập đạo đế. Bấy giờ nó mới đoạn. Luận chép: Trong đây kiến gì là kiến khổ sở đoạn cho đến tướng gì là tu thì dứt. Là hỏi, trong đây pháp sư Quang giải thích rằng trong mười tùy miên này. pháp sư bảo nói văn trước của luận này phối hợp năm kiến nghi với bốn đế, sau đó nói bốn thứ như tham v.v… còn lại mỗi thứ đều có ở năm bộ, nên có câu hỏi này vì thế mà biết trong đây thuộc về bốn thứ như tham v.v… pháp sư bảo giải thích là đúng.

Nếu duyên theo kiến thử sở đoạn làm cảnh thì gọi là thế thì dứt, còn lại gọi là tu thì dứt. Giải thích: Là đáp, Pháp sư Quang nói: Ở đây có hai ý, một là duyên kiến này làm cảnh, này là bốn đế này, nghĩa là năm cảnh nghi, chính là mê mờ bốn đế, gọi là duyên kiến này, hai là duyên do kiến này đoạn, bị cảnh cắt đứt là năm kiến nghi, là bốn thứ như tham v.v… chẳng phải chính là mê bốn đế, chỉ duyên vào năm kiến nghi này mà khởi, gọi là duyên do kiến này cắt đứt ý trong đây là nếu năm kiến nghi duyên với khổ đế mà khởi thì gọi là kiến khổ sở đoạn, cho đến duyên đạo đế mà khởi gọi là thấy đạo đoạn. Nếu bốn thứ như tham v.v… duyên năm kiến nghi do kiến khổ sở đoạn làm cảnh thì gọi là kiến khổ sở đoạn, cho đến duyên thấy đạo đế sở đoạn, ba kiến nghi làm cảnh, gọi là thấy đạo đế đoạn, không duyên kiến này làm cảnh và kiến thử sở đoạn làm cảnh, gọi là tu thì dứt. Trong ba mươi sáu thứ như vậy, kiến chia làm mười hai. đó là năm kiến của khổ, Tập và Diệt đều có hai kiến, đạo đế có ba kiến, vì vậy thành mười hai kiến. Nghi chia làm bốn, bốn đế đều có một kiến, bốn thứ còn lại mỗi thứ có năm, nghĩa là bốn thứ như tham v.v… mỗi thứ thông năm bộ. Bốn kiến nhân năm kiến bằng hai mươi kiến, lại mười hai kiến và bốn nghi ở trước. Trong cõi Dục có ba mươi sáu kiến, cõi Sắc cõi Vô Sắc trong năm bộ, mỗi bộ đều trừ sân nhuế, còn lại giống với cõi Dục. Cho nên cõi Sắc cõi Vô Sắc mỗi cõi có ba mươi mốt kiến. Hai cõi hợp nhau thành sáu mươi hai kiến, gộp chung với ba mươi sáu kiến trước, cộng chung là chín mươi tám kiến sử, lại thêm mười triền, gọi là một trăm lẻ tám phiền não.

5. Nói về kiến tu đoạn:

Dưới đây là thứ hai, nói về kiến tu đoạn. Luận chép: Trong chín mươi tám sở đoạn này, tám mươi tám đoạn trước gọi là thế thì dứt, vì nhẫn hại. Mười tùy miên sau gọi là tu thì dứt, vì trí hại. Như vậy đã nói thế thì dứt và tu thì dứt, có quyết định hay không? (là hỏi) Không phải (là đáp) vì sao? (là nêu).

Tụng đáp:

Nhờ nhẫn hại tùy miên

Hữu Đảnh chỉ kiến đoạn

Còn chung kiến tu đoạn Bị trí chỉ tu.

Giải thích: Ba câu trước nói nhẫn hai tùy miên, câu thứ tư nói trí dứt tùy miên. Nhẫn sở dứt tùy miên Hữu đảnh chỉ có kiến đoạn. Nhẫn nghĩa là pháp loại trí nhẫn trong thấy đạo. Tám mươi tám thứ trước gọi là nhẫn dứt tùy miên, thuộc về Hữu đảnh trong đó, chỉ có thế thì dứt, vì hữu đảnh hoặc, chỉ có Loại trí mới dứt được còn lại chung với kiến tu đoạn. Trong tám địa còn lại, nhẫn hại tùy miên có cả kiến tu đoạn, gọi là cách đoạn của bậc Thánh. Chỉ có kiến chẳng phải tu, vì pháp loại trí nhẫn, như ứng với đoạn hoặc. Thất địa ở trên là Loại nhẫn đoạn, Dục giới địa là Pháp nhẫn đoạn. Nếu chúng sinh dứt chỉ có tu chẳng có kiến, vì thường bị tập nhiễm thế tục, nhờ trí dứt. Trí sở hại chỉ có tu, mười tùy miên sau, gọi là bị trí dứt, chỉ có tu thì dứt. Vì các bậc Thánh dùng chung hai trí, thế tục và vô lậu để đoạn. Còn các chúng sinh, chỉ dùng trí thế tục mới dứt được.

6. Nói về năm kiến:

Dưới đây là thứ ba, nói về năm kiến, trong đó chia làm hai:

1. Nói về năm kiến; 2. Giải thích riêng giới cấm thủ.

Nói về năm kiến: Luận chép: do hành có khác nhau, nên chia kiến làm năm kiến. Trước nêu tên rồi trình bày, tự thể của hoặc thế nào?

Tụng chép:

Ngã, ngã sở, đoạn thường

Bác vô kém cho hơn

Chẳng phải nhân, nói dối

Là tự thế năm kiến này.

Giải thích: Ba câu trước là nêu thể, câu thứ tư là kết thành. “Ngã, ngã sở”: chấp ngã ngã sở gọi là hữu thân kiến. Thân tức là hữu, nên gọi là hữu thân, thể là năm thủ uẩn, duyên với hữu thân, gọi là hữu thân kiến. Kiến của hữu thân, thuộc về y chủ thích. Các nước phương tây gọi là tát-ca-da kiến. Hán dịch: Là hoại thân kiến hoặc hữu thân kiến. Cho nên luận chép: hoại nên gọi là Tát, tụ nghĩa là ca-da tức là phi thường và hòa hợp uẩn (phi thường là nghĩa hoại, hòa hợp là nghĩa tụ). Ca-da là tát, gọi là Tát-ca-da, tức là năm thủ uẩn (thể của ca-da) bị ngăn che cho rằng có một lý tưởng thường tồn tại, nên đặt ra tên này. Phải tưởng này trước mới chấp ngã. Giải thích: Trên đây là Kinh bộ giải thích để ngăn ngoại đạo chấp đối với tưởng thường, gọi Tát là để ngăn chấp tưởng một, đặt tên Ca-da, cho nên kiến của hoại thân gọi là Hoại thân kiến. Sư luận Tỳ-ba-sa, giải thích rằng: hữu nên gọi là Tát, nghĩa thân như trước. Không có sở duyên chấp ngã, ngã sở, nên nói kiến này duyên với tự thân, duyên với tát-ca-da mà sanh kiến này. Nên kiến này gọi là tát ca đại chủng. Như trên là văn luận. Giải thích kiến chấp về có thân. Đoạn thường: đối với ngã, ngã sở chấp đoạn, chấp thường gọi là biên chấp kiến. Đoạn thường gọi là biên, chấp tức là kiến, y theo biên mà khởi chấp, chấp biên thuộc về y chủ thích. Biên chấp là kiến, thuộc về trì nghiệp thích. “Bác vô”: Là bác không có nhân quả, gọi là tà kiến, tà chính là kiến nên gọi là tà kiến, thuộc về trì nghiệp thích. Kém cho là hơn đối với kém cho là hơn, gọi là kiến thủ. Kiến là thân kiến, biên kiến, tà kiến chấp vào ba kiến này cho là hơn, gọi là kiến thủ. Kiến thủ thuộc về y chủ thích. Trừ ba kiến, còn chấp hữu lậu khác cho là hơn cả, cũng gọi là kiến thủ. Đáng lý phải gọi là kiến đẳng thủ, vì lược bỏ chữ đẳng nên chỉ gọi là kiến thủ. “Chẳng phải nhân của đạo vọng: chẳng phải nhân cho là nhân, chẳng phải đạo cho là đạo, gọi là giới cấm thủ. Giới là năm giới v.v… trong pháp Phật. Cấm là các cấm về trâu, chó v.v… của ngoại đạo chấp giới cấm này cho là nhân của đạo gọi là giới cấm thủ. Giới cấm thủ thuộc về y chủ thích. Luận chép: như Đại Tự Tại sinh chủ, ngoài ra chẳng phải nhân của thế gian. Chấp ngã v.v… sanh ra thế gian. Vọng khởi chấp nhận nên nhảy xuống sông, nhảy vào lửa v.v… làm nhiều thứ tà hạnh, chẳng phải là nhân để sinh lên tầng trời. Vọng khởi chấp nhân như trên chẳng phải nhân chấp là nhân, thọ trì giới cấm, thường tương ưng với trí chẳng phải đạo giải thoát. Vọng khởi chấp đạo, ngoại đạo chấp trí toán số, đắc Niết-bàn lẽ ra phải gọi là giới cấm đẳng thủ, vì lược bỏ chữ đẳng nên gọi là giới cấm thủ, như trên là văn luận, là chấp đẳng thủ, chẳng phải các giới cấm khác.

7. Nói riêng về giới cấm thủ:

Dưới đây là thứ hai, nói riêng về giới cấm thủ. Luận chép: Nếu đối với chẳng phải nhân khởi lên nhân kiến này. Vì sao kiến này chẳng phải kiến tập dứt. Giải thích: Đã mê nhân khởi, nên thấy tập đoạn.

Tụng chép:

Đối Đại Tự Tại thảy,

Chẳng nhân vọng chấp nhân

Theo thường ngã sinh đảo

Nên chỉ thấy khổ thì dứt.

Giải thích: Chấp Tự tại sinh ra thế gian, thì trước so lường thể kia là thường, khởi lên thường đảo. Chấp là một ngã, khởi lên ngã đảo. Chấp thường ngã rồi mới khởi chấp nhân, nên chấp phi nhân. Từ thường ngã sinh hai đảo thương ngã. Chỉ có thấy khổ thì dứt, nên họ chẳng phải nhân chấp là nhân, cũng thấy khổ thì đoạn, vì thường ngã đảo, thuộc về thân kiến, biên kiến, mê mờ quả thô, nên thấy khổ thì dứt. Nhưng giới cấm thủ gồm có hai thứ: phi nhân chấp là nhân, phi đạo chấp là đạo. Phi nhân chấp là nhân lại có hai thứ: mê khởi chấp ngã thường pháp khởi và mê lầm làm các việc khổ hạnh v.v…(chấp giới chó là nhân sinh thiên. Hai mê này gặt lấy quả khổ, nên đều là thấy khổ thì dứt chẳng phải đạo chấp là đạo cũng có hai thứ: 1. Chấp giới hữu lậu v.v… là đạo giải thoát, đây là mê quả thô, cũng chỉ có thấy khổ thì dứt. 2. Chấp báng đạo, tà kiến và nghi là đạo thanh tịnh, giới cấm thủ này trái với đạo đế, thấy đạo đế mới dứt.

8. Nói về bốn đảo:

Dưới đây là thứ tư, nói về bốn đảo. Luận chép: như trước đã nói sinh thường đảo, ngã đảo, vì chỉ có hai thứ điên đảo này nên biết điên đảo gồm có bốn thứ. Đó là: 1. Đối với phi thường điên đảo chấp là thường. 2. Đối với các khổ điên đảo chấp là vui. 3. Đối với bất tịnh điên đảo chấp là tịnh. . Đối với phi ngã điên đảo chấp là ngã. (là đáp) Bốn đảo như vậy, thể của nó thế nào?

Tụng chép:

Tự thể bốn điên đảo

Đó là theo ba kiến

Chỉ có đảo càng tăng

Tưởng tâm theo sức thấy.

Giải thích: Hai câu đầu là nêu thể, câu thứ ba phế lập, câu thứ tư giải thích kinh, tự thể của bốn điên đảo nghĩa là từ ba kiến. Đó là trong biên kiến chỉ chấp thường kiến, cho là thường đảo, đối với kiến chấp lấy lạc tịnh là lạc tịnh đảo, ở trong thân kiến chỉ chấp ngã kiến cho là ngã đảo.”Chỉ có đảo càng tăng”: ở đây nêu ba nhân để lập bốn đảo. Ba nhân là: 1. Nhất hướng đảo. 2. Suy độ tánh. 3. Vọng tăng thêm gọi là giới cấm thủ. Chẳng phải nhất hướng đảo, chấp đạo hữu lậu đắc Niết-bàn thanh tịnh. Tuy chẳng phải rốt ráo dứt hoặc chứng diệt nhưng tạm thời lìa nhiễm ô chứng vắng lặng, vì duyên theo tịnh ít. Chẳng phải nhất hướng đảo, đoạn kiến, tà kiến, chẳng vọng tăng thêm, vì chuyển biến của vô môn. Còn tham, sân v.v… không thể suy lường, vì chẳng phải thấy tánh nên còn hoặc chẳng phải thể của điên đảo. Tưởng tâm tùy năng lực: thấy của kiến, là giải thích kinh. Hỏi: nếu chỉ có kiến là đảo, vì sao kinh nói đối với phi thường chấp thường có tưởng đảo, tâm đảo, kiến đảo? Đối với khổ, bất tịnh, vô ngã cũng có tưởng đảo, ba đảo, kiến đảo?

Đáp: đáng lẽ nên biết, chỉ có kiến là đảo, còn tưởng, tâm tùy theo kiến, cũng gọi là đảo, tương ưng với kiến, hành tướng đồng nhau. Mười hai đảo này, theo Sư Tỳ-bà-sa thì quả Dự lưu dứt hẳn, kiến và tương ưng, thế thì dứt, phân biệt bộ nói, tám chỉ kiến đoạn còn bốn chung với kiến tu đoạn. Nghĩa là trong lạc tịnh, mỗi thứ đều có tưởng và tâm. Bốn tưởng tâm này quả dự lưu chưa dứt. Vì vậy dẫn bài tụng rằng: Tôn giả Khảnh Hỷ bảo vị tôn giả kia, Biện tự tại rằng: Người chứng Sơ quả. Do có tưởng tâm điên đảo, tâm ông bị thiêu đốt. Xa lìa tưởng kia rồi thì không còn tham, tâm liền tịnh Theo bài tụng này bậc Thánh vẫn có tâm tưởng điên đảo”. Do văn của bài tụng này nên Kinh bộ nói tám tưởng tâm điên đảo, còn địa vị hữu học chưa dứt được hoàn toàn.

9. Nói về bảy mạn, chín mạn:

Dưới đây là thứ năm, nói về bảy mạn, chín mạn. Trong đó chia làm hai: 1. Nói về bảy mạn, chín mạn. 2. Nói về chưa dứt không khởi.

– Nói về bảy mạn, chín mạn: Luận chép: Vì chỉ có kiến tùy miên có nhiều khác nhau và các thứ khác cũng có.

Tụng chép:

Bảy mạn, chín mạn từ ba

Đều có kiến, tu đoạn

Thánh như giết buộc thảy

Có tu đoạn bất hành.

Giải thích: Câu đầu là trả lời, câu hai nói tu đoạn, hai câu sau nói tu đạo bất hành.

Bảy mạn: mạn, quá mạn, mạn quá mạn, ngã mạn, tăng thượng mạn, ty mạn, tà mạn, khiến cho tâm cống cao đều gọi là Mạn. vì hành chuyển biến khác nhau nên chia làm bảy thứ. Đối với người kém cho là mình hơn, đối với người bằng mình tự cho là mình bằng, tuy là xứng với cảnh nhưng do tâm cao ngạo nên gọi là mạn. Đối với người bằng mình mà cho là mình hơn đối với người hơn cho là mình bằng gọi là quá mạn, vì hơn mạn trước, gọi là mạn quá mạn, vì khinh mạn hơn người. Chấp ngã, ngã sở làm cho tâm cao ngạo, gọi là ngã mạn, vì dựa vào ngã để khởi. Chưa đắc tự cho là đắc, gọi là Tăng thượng mạn. Đối với người hơn mình nhiều lại cho hơn mình ít thôi gọi là ty mạn. Không có đức tự cho mình có đức gọi là tà mạn, thành tựu hành vi ác gọi là vô đức, dựa vào việc ác mà cao ngạo gọi là Tà mạn.

Chín mạn: Luận Phát trí chép: Có chín thứ mạn : 1. Ngã thắng mạn; 2. Ngã đẳng mạn; 3. Ngã liệt mạn; . Hữu thắng ngã mạn; 5. Hữu đẳng ngã mạn; . Hữu liệt ngã mạn; . Vô thắng ngã mạn; 8. Vô đẳng ngã mạn; . Vô liệt ngã mạn.

Từ ba: Chín thứ mạn này từ bảy mạn trước, có ra ba mạn, ba mạn ấy là: mạn, quá mạn, và ty mạn, ngã thắng mạn thứ nhất từ quá mạn mà ra, ngã đẳng mạn thứ hai từ mạn trước mà ra, ngã liệt mạn thứ ba từ ty mạn mà ra, hữu thắng ngã mạn thứ tư cũng từ ty mạn mà ra, hữu đẳng ngã mạn thứ năm từ mạn trước mà ra, hữu liệt ngã mạn thứ sáu từ quá mạn mà ra, vô thắng ngã mạn thứ bảy từ mạn trước mà ra, vô đẳng ngã mạn thứ tám từ quá mạn mà có, vô liệt ngã mạn thứ chín từ ty mạn mà ra.

Hỏi: sự cao ngạo của vô liệt ngã mạn là thế nào?

Đáp: Đó là sự ưa thích hơn chúng hữu tình, lại mong chiếu cố đến mình. Tuy biết rất thấp kém nhưng tự tôn trọng mình. Vì thế thành vô liệt ngã mạn. “Đều có kiến đoạn tu đoạn”: bảy mạn, chín mạn đều là kiến đoạn tu đoạn, duyên với thế thì dứt mà khởi, nếu duyên theo sự mà khởi thì gọi là tu thì dứt. Mạn do tu thì dứt lúc bậc Thánh chưa dứt. Tuy là thành tựu hoặc có hiện hành, hoặc không hiện hành. Nếu không hiện hành: chỉ có ngã mạn, còn sáu mạn ở bậc Thánh có thể hiện hành. Chín thứ mạn trước ở bậc Thánh cũng không hiện hành, nên bài tụng chép: có tu đoạn không hiện hành tức là chín thứ mạn và ngã mạn. “Bậc Thánh như sát triền v.v…”: Là đưa ra ví dụ để giải thích, như sự trói buộc của sát sinh là tu thì dứt. Bậc Thánh tuy chưa dứt nhưng chắc chắn không hiện hành. Sự trói buộc của sự giết hại như vậy thì loại mạn cũng như vậy. “Sát sinh triền”: Đó là sân. “Đẳng”: Cùng với chấp sự trói buộc của trộm cắp dâm, dục không có ưa thích hoàn toàn và có ưa thích một phần. Nói vô hữu: nghĩa là ba cõi chẳng phải thường, ở đó lại tham cầu gọi là vô hữu ái, chúng sinh bị các sự khổ ép ngặt, nghĩ rằng: Mong rằng khi ta chết, đoạn hoại vô hữu, nên ở trong vô hữu mà khởi ái. Một phần hữu ái: có các chúng sinh mong ngã sẽ làm Yết-la-phiệtnoa, đại long vương v.v… Yết-la-phiệt-noa là rồng trong nước, từ nước gọi là vật cỡi của trời Đế-thích. Đối với sẽ khởi ái gọi là Hữu ái, nghiệp làm rồng v.v… là một phần ái trong hữu ái, một phần ái này vì duyên với bàng sinh nên bậc Thánh không khởi. Các trói buộc như giết v.v… vì duyên với sự khởi nên đều là tu sở đoạn.

10. Nói chưa dứt không khởi:

Dưới đây là thứ hai, nói chưa dứt không khởi. Luận chép: Vì sao bậc Thánh chưa dứt mạn nhưng không khởi.

Tụng rằng:

Các thứ mạn ngã mạn

Bất thiện trong ác tác

Thánh có mà không khởi

Vì kiến nghi sở tăng.

Giải thích: “Mạn loại v.v…”: Đó là chín thứ mạn, cùng với các trói buộc của việc giết… vô hữu ái hoàn toàn, hữu ái một phần. Các thứ mạn này v.v… và ngã mạn đều nằm trong ngã mạn và ác tác.

Bậc Thánh có mà không khởi: Các mạn trên đây, bậc Thánh có nhưng không khởi. “Kiến nghi sở tăng là giải thích lý do không khởi. chín mạn, ngã mạn là do ngã kiến mà tăng, các trói buộc như giết v.v… là do tà kiến mà tăng”: Do khởi tà kiến, làm các việc như giết… vô hữu ái hoàn toàn thì đoạn kiến sở tăng, một phần hữu ái thì thường kiến mà tăng. Bất thiện ác tác do nghi sở tăng. Kiến này và nghi bậc Thánh đã dứt hẳn nên các thứ mạn ở bậc Thánh không hiện hành. Luận chép: do kiến nghi trái với chiết phục. Giải thích: Nói về loại mạn v.v… rồi, kiến nghi trái lại, bậc Thánh dứt kiến nghi gọi là trái mà phân tích.

11. Nói rộng về các môn:

Dưới đây là thứ hai của toàn văn, nói rộng các môn, trong đó chia làm tám: 1. Nói về biến hành, chẳng biến hành. 2. Nói về hữu lậu, vô lậu; 3. Nói về hai thứ tùy tăng; 4. Nói về hai tánh phân biệt; 5. Nói về căn, phi căn; 6. Nói về hoặc năng hệ; 7. Nói về hoặc tùy tăng; 8. Nói về thứ lớp sinh ra.

– Nói về biến hành phi biến hành: Luận chép: trong chín mươi tám tùy miên có bao nhiêu biến hành? Có bao nhiêu phi biến hành?

Tụng chép:

Kiến khổ tập sở đoạn

Các kiến nghi tương ưng

Và bất cọng vô minh

Biến hành cõi mình địa

Trong đó trừ hai kiến

Còn lại chín thượng duyên

Trừ đắc còn tùy hành

Cũng thuộc về biến hành.

Giải thích: Kiến khổ tập sở đoạn: Tùy miên biến hành chỉ ở khổ đế, tập đế. Các kiến nghi tương ưng và bất cọng vô minh: năm kiến sau của khổ, hai kiến sau của tập gọi là các kiến. Nghi: sau khổ tập là nghi. Tương ưng: Nghĩa là cùng kiến, nghi, tương ưng với vô minh. Bất công: nghĩa là sau khổ, tập thì không cộng vô minh, gồm có bảy kiến hai nghi hai vô minh, gọi là mười một sử. Biến hành cõi mình địa: Là mười một thứ này có năng lực biến hành cõi mình, tự địa. Các pháp của năm bộ gọi là biến hành. 1. Duyên khắp năm bộ; 2. Tùy miên khắp năm bộ; 3. Vì nhân sinh khắp năm bộ. Theo ba nghĩa này đặt tên Biến hành. Trong đây trừ hai kiến, còn lại chín thượng duyên: nói chín hoặc thượng duyên. Trong mười một kiến, trừ thân kiến biên kiến, còn lại chín tùy miên, có thể duyên cõi trên, địa trên, gọi là chín duyên hoặc trên. Không chấp cõi trên vì ngã, ngã sở. Thân kiến không duyên với cõi trên. Biên kiến phải nương vào thân kiến mà khởi, nên biên kiến không duyên với cõi trên. Duyên với cõi trên: đối với hai cõi trên, hoặc mỗi cõi duyên với một kiến, hoặc hai cõi đều duyên. Duyên với địa trên: đối với tám địa trên, hoặc mỗi địa duyên riêng, hoặc hai địa hai đại hợp duyên, cho đến hoặc tám địa hợp duyên, trừ đắc còn tùy hành, cũng thuộc về biến hành: mười một tùy miên tương ưng với câu hữu, gọi là Tùy hành. Tùy hành cũng thuộc biến hành, là nhân của biến hành. Tùy miên đắc phần trên, vì nó và tùy miên chẳng phải một quả, không gọi là biến hành, cho nên trừ Đắc.

12. Nói về duyên hữu lậu vô lậu:

Từ phần thứ hai này nói về duyên hữu lậu, vô lậu. Luận chép:

trong chín mươi tám tùy miên có bao nhiêu hữu lậu, có bao nhiêu duyên vô lậu.

Tụng rằng:

Kiến diệt đạo sở đoạn

Tà kiến nghi tương ưng

Và bất công vô minh

Sáu năng duyên vô lậu

Trong đó duyên với diệt

Chỉ duyên tự địa diệt

Duyên đạo sáu, chín địa

Do nhân tướng trị riêng,

Hai thủ tham sân mạn

Chẳng phải duyên vô lậu

Nên lìa cảnh chẳng oán

Vì thắng tánh tĩnh, tịnh.

Giải thích: Một hàng tụng đầu là nói chung, hàng tụng thứ hai là giải thích riêng, hàng tụng thứ ba phân biệt pháp. Kiến diệt đạo sở đoạn: Là kiến diệt sở đoạn, chấp ba thứ tà kiến, nghi vô minh. Thấy đạo sở đoạn chấp tà kiến, nghi, vô minh đều có ba thành sáu. Tụng chép: Tương ưng: nghĩa là kiến, nghi tương ưng vô minh và bất cộng vô minh, đều gọi là Vô minh. Sáu năng duyên vô lậu: Sáu phiền não này, tự thân nó mê muội diệt đế, đạo đế, gọi chung là duyên vô lậu. Ngoài sáu phiền não này, các phiền não còn lại đều là duyên hữu lậu. Nghĩa nó có thể y theo mà biết. Trong đó duyên diệt, chỉ duyên với tự địa diệt, đối với sáu phiền não, duyên với Diệt đế: Chỉ duyên với tự địa trạch diệt, không duyên với tha địa trạch diệt. Vì trên dưới của chín địa diệt đối nhau, chẳng phải nhân quả, cho nên duyên tự địa, không duyên tha địa. Đó là trói buộc của cõi Dục, ba thứ tùy miên chỉ duyên với với các hành trạch diệt của cõi Dục. Cho đến Hữu đảnh ba thứ tùy miên chỉ duyên với các hành trạch diệt của Hữu đảnh. Duyên đạo sáu, chín địa: trong sáu phiền não, duyên với đạo đế, duyên chung với đạo của sáu địa và chín địa. Luận chép: đó là trói buộc của cõi Dục, ba thứ tùy miên chỉ duyên sáu địa. Đạo trong phẩm Pháp trí, sáu địa: Vị Chí, Trung gian, bốn tĩnh lự căn bản chỉ có sáu địa này, có phẩm Pháp Trí, hoặc đối trị cõi Dục, hoặc đối trị các cõi khác, đều là sở duyên kia, vì chúng đồng nhau. Giải thích: Pháp trí của địa Vị Chí có công năng trị cõi Dục, phẩm pháp Trí của năm địa như Trung gian v.v… có công năng trị được các cõi trên khác, đều là sở duyên của kia. Phẩm Pháp Trí của sáu địa này tuy trị khác nhau nhưng đều là sở duyên của ba hoặc cõi Dục, vì đồng với phẩm loại của pháp trí nên đều được duyên theo.

Duyên chín địa: cõi Sắc cõi Vô Sắc, tám địa mỗi địa đều có ba thứ tùy miên. Tất cả có thể duyên với đạo trong phẩm loại trí của chín địa. Hoặc đối trị tự địa, Chín địa: Là Vị Chí v.v… lại thêm ba Vô Sắc, trừ Hữu Đảnh, hoặc đối trị các địa, hoặc đối trị các địa khác đều nhờ sở duyên kia, vì nó giống nhau như trên là văn luận, giải thích: Hoặc trị tự địa là phẩm loại Trí trị đương địa. Trị các địa khác là phẩm Loại trí. Trị bảy địa còn lại, đây là chín địa đạo, tuy trị khác nhau nhưng đều là tám địa, là sở duyên của ba hoặc, vì đồng là phẩm Loại Trí.

Do trị riêng nhân nhau: là giải thích sáu địa chín địa của duyên trên: 1. Do đối trị riêng; 2. Do làm nhân lẫn nhau. Do làm nhân lẫn nhau: do hướng về nhau, làm nhân đồng loại. Nếu duyên pháp trí thì duyên sáu địa, là đạo của sáu địa, mỗi thứ đều đối nhau làm nhân đồng loại. Nếu duyên với loại trí thì duyên với chín địa. Vì đạo của chín địa mỗi thứ đều đối nhau, nên là nhân đồng loại. Do trị riêng: nghĩa là phẩm Loại Trí, không đối trị cõi Dục, gọi là đối trị riêng. Tuy pháp loại trí cũng là nhân giúp nhau nhưng phẩm Loại trí không đối trị cõi Dục. Nếu phẩm Loại trí thì chẳng phải ba sở duyên của cõi Dục

Luận chép: phẩm Pháp trí đã đối, trị được cõi Sắc, cõi Vô Sắc, nó ứng với tám địa. Mỗi địa đều có ba sở duyên, (là hỏi) chẳng phải ở đây đều đối trị cõi Sắc, cõi Vô Sắc? Phẩm Pháp trí của khổ đế, tập đế chẳng phải đối trị kia. Là đáp. Giải thích: Khổ tập của cõi trên nhỏ nhiệm, khổ tập của cõi Dục thô, duyên thô không thể dứt được duyên nhỏ nhiệm. Duyên với khổ tập cõi Dục không thể trị cõi trên, duyên nhỏ nhiệm sẽ dứt thô, cho nên diệt đạo pháp trí có khả năng trị cõi trên. Lại luận chép: cũng chẳng phải hoàn toàn đối trị cõi Sắc, cõi Vô Sắc nhưng không thể đối trị thế thì dứt kia. Giải thích: Vì kiến hoặc cõi trên chỉ có loại nhẫn mới dứt, nếu dị sanh dứt thì chỉ có tục trí mới dứt, chỉ có Đảnh địa, dị sanh chẳng thể dứt, cho nên diệt đạo pháp trí không thể trị hoàn toàn. Lại luận chép: vì hai cái đầu tiên là không nên chẳng phải sở duyên kia. Giải thích: Là đáp câu hỏi trước. Trong bốn đế thiếu khổ tập, trong kiến tu đoạn thiếu kiến đoạn thứ nhất, nên nói hai cái đầu tiên là không. Lại luận chép: do nhân này hiển bày hoặc của biến hành, có duyên với khổ tập các địa, không ngăn che cảnh mà làm nhân duyên lẫn nhau, chẳng phải năng đối trị. Giải thích: tức là do nhân này: Do duyên trước diệt, tự địa duyên đạo, là nhân của sáu địa, chín địa, cho nên trong biến hành, chín duyên hoặc có khả năng duyên tám địa trên, khổ, tập không ngăn ngại, cảnh làm nhân duyên lẫn nhau. phân biệt với Diệt đế, vì cảnh khổ tập của chín địa làm duyên tăng thượng lẫn nhau, làm nhân năng tác lẫn nhau, do làm nhân duyên lẫn nhau nên duyên khổ, tập các địa không ngăn ngại, chẳng có khả năng đối trị, phân biệt với Đạo đế, là cảnh của khổ tập, chẳng phải năng đối trị. Hoặc duyên với một địa, hoặc hai hợp duyên, cho đến chung tám địa, khác với duyên Đạo đế. Nếu khi duyên một địa tức là duyên sáu địa, hoặc duyên chín địa nên nói chẳng phải năng đối trị. Chấp hai mạn tham và sân, chẳng phải duyên vô lậu: tham, sân, mạn kiến thủ, sau diệt đế và tham, sân, mạn, kiến thủ giới cấm thủ sau đạo đế, các phiền não này không duyên với diệt đế, đạo đế gọi là chẳng phải duyên vô lậu. Nên lìa: nói tham không duyên với diệt đế, đạo đế. Vì tham tùy miên nên lìa bỏ. Nếu thích diệt đế, đạo đế đó là ham muốn pháp lành, chẳng phải tham.

Cảnh phi oán: nói sân không duyên diệt đế, đạo đế vì sân duyên với cảnh oán. Diệt đế, đạo đế chẳng phải oán, chẳng phải cảnh sân. Tĩnh: nói diệt đế đạo đế chẳng phải cảnh mạn. Mạn duyên với hành động thô. Vì diệt đế đạo đế ưa tĩnh nên chẳng phải cảnh mạn. Tịnh: nói diệt đế đạo đế chẳng phải cảnh giới cấm thủ. Không tịnh chấp tịnh là giới cấm thủ. Diệt đế đạo đế là thanh tịnh chân thật, nên chẳng phải giới của cấm thủ. Thắng tánh: nói diệt đế, đạo đế chẳng phải cảnh kiến thủ. Diệt đế, đạo đế là cao quý chân thật, chấp cho rằng cao quý chẳng phải kiến thủ. Vì vậy tham v.v… không duyên với vô lậu.

13. Nói về hại tùy tăng:

Dưới đây là thứ ba nói về hai tùy tăng. Luận chép: trong chín mươi tám tùy miên, có bao nhiêu tùy miên do sở duyên nên tùy tăng? Có bao nhiêu tùy miên do tương ưng nên tùy tăng.

Tụng chép:

Chưa dứt khắp tùy miên

Đối tất cả tự địa

Chẳng ở khắp bộ mình

Sở duyên nên tùy tăng

Chẳng duyên thượng vô lậu

Không thuộc vì có trái

Tùy theo pháp tương ưng

Tương ưng nên tùy tăng.

Giải thích: Câu thứ nhất nói sở duyên tùy tăng, hai câu tiếp theo là nói rộng về pháp, hai câu sau nói tương ưng tùy tăng. Chưa dứt khắp tùy miên, đối tất cả tự địa: phiền não tùy tăng phải là chưa dứt, nên phần đầu của bài tụng thứ nhất nêu chưa dứt, có cả ở địa vị sau.

Khắp tùy miên đối với tất cả tự địa: là năm bộ. Biến hành tùy miên nghĩa là đối với các pháp của năm bộ tự địa. Sở duyên tùy tăng, duyên khắp năm bộ, cho là sở duyên, năng duyên phiền não, đối với cảnh sở duyên tùy theo trụ mà thêm lớn, nên gọi là tùy tăng. Chẳng ở khắp bộ mình, chẳng phải khắp hành tùy miên, chỉ duyên bộ mình, cho nên đối với bộ mình sở duyên tùy tăng, vì là sở duyên. Tùy tăng: Thuộc hai câu trên. Phi vô lậu thượng duyên: hoặc sáu duyên vô lậu và chín hoặc của chín duyên trên không có sở duyên tùy tăng nên nói phi (không). Không thuộc hữu vi là: giải thích nghĩa không tùy tăng ở trên. Duyên thượng Vô lậu không có thân kiến ái nhiếp là mình có, gọi là không nhiếp có.

Vì không nhiếp có, nên không có sở duyên tùy tăng. Như áo thấm ướt bụi theo đó mà dính vào. Áo dụ cho pháp, ướt dụ cho ái nhiễm, bụi bặm theo đó mà bám vào dụ cho tùy tăng của hoặc. Vì trái: lại pháp vô lậu và cảnh các địa trên đều trái với hoặc. Tùy bi hoặc duyên nhưng vì trái nhau, nên không tùy tăng. Nhưng đối với viên đá lửa bàn chân không theo nó mà dừng lại. Viên đá lửa dụ cho duyên thượng vô lậu, không theo nó dừng lại dụ không tùy tăng. Tùy theo pháp tương ưng, vì tương ưng nên tùy tăng: tùy là tùy theo phiền não nào?

Đó là: biến hành, phi biến hành, hữu lậu vô lậu, duyên cõi mình, duyên cõi khác. Các loại hoặc này đối với pháp tương ưng, thọ tưởng v.v… do tương ưng nên có tùy tăng kia.

14. Nói về phân biệt hai tánh:

Dưới đây là thứ tư, nói sớm về hai tánh. Luận chép: trong chín mươi tám tùy miên, bao nhiêu bất thiện, có bao nhiêu vô ký?

Tụng chép:

Tùy miên hai cõi trên

Và thân biên kiến Dục (cõi Dục)

Cùng với si vô ký

Còn lại đều bất thiện.

Giải thích: Tùy miên hai cõi trên: tất cả tùy miên của cõi Sắc, cõi Vô Sắc và thân kiến biên kiến cõi Dục: thân kiến, biên kiến trong cõi Dục cùng với si. Thân kiến biên kiến cõi Dục tương ưng với vô minh.

Vô ký: Các phiền nào trên đây, chỉ thuộc tánh hữu phú vô ký.

Nghĩa là tánh bất thiện: có khổ dị thục, khổ dị thục quả. Hai cõi trên (sắc, Vô Sắc) không có, nên tùy miên kia chỉ có tánh vô ký. Thân kiến, biến kiến cõi Dục, vì mê việc mình không muốn tổn hại hữu tình khác, nên chỉ thuộc tánh vô ký. Theo tông Kinh bộ, thân có hai kiến: 1. Câu sinh: chỉ thuộc tánh vô ký; 2. Phân biệt: là tánh bất thiện. Cùng khởi với thân gọi là Câu sinh. Do suy nghĩ trái mà khởi gọi là Phân biệt. Còn lại đều bất thiện: ngoài thân kiến, biên kiến này, còn lại các trói buộc của cõi Dục chỉ thuộc tánh bất thiện.

15. Nói về căn, phi căn:

Dưới đây là thứ năm, nói về căn và phi căn. Trong đó chia làm hai: 1. Nói về gốc bất thiện; 2. Nói về gốc vô ký.

– Nói gốc bất thiện: Luận chép: Đối với điều đã nói trên, trong hoặc bất thiện, có bao nhiêu là gốc bất thiện, có bao nhiêu là phi gốc bất thiện?

Tụng rằng:

Gốc bất thiện cõi Dục

Tham sân bất thiện si.

Giải thích: chỉ có trói buộc của cõi Dục tất cả tham sân và bất thiên si, xét thấy thân kiến, biên kiến tương ưng với si, gọi là bất thiên căn, có ba nghĩa: 1. Chỉ có bất thiện; 2. Phiền não này phân biệt với tùy phiền não; 3. Làm căn cho tất cả bất thiện. Do đủ ba nghĩa này nên gọi là gốc bất thiện, còn lại là phiền não chẳng phải gốc bất thiện. Theo nghĩa có thể biết.

16. Nói về gốc vô ký:

Dưới đây là thứ hai nói về gốc vô ký, trong đây chia làm hai: nói về gốc vô ký và nói về bốn thứ ký.

1. Nói vô ký ký căn: Luận chép: ở trên đã nói trong hoặc vô ký, có bao nhiêu thuộc gốc vô ký? có bao nhiêu là phi gốc vô ký?

Tụng chép:

Gốc vô ký có ba

Vô ký ái, si, tuệ

Hai còn lại là cao

Ngoại phương lập bốn thứ

Trung ái, kiến, mạn, si

Ba định đều là si.

Giải thích: ba câu trước, là thuyết của luân Tát-Bà-Đa: ba câu sau là các Sư Kinh bộ nói. Gốc Vô ký có ba: Là nêu chung. Sư Tỳ-bà-sa nói gốc bất thiện đã là ba, gốc vô ký cũng là ba. Vô ký ái si tuệ, là nêu số. 1. Vô ký ái: là tham của cõi trên; 2. Vô ký si: nghĩa là si của hai cõi trên và thân kiến biên kiến cõi Dục tương ưng với si; 3. Vô ký tuệ: Ở đây có cả hữu phú và vô phú. Hữu phú: tuệ ô nhiễm của cõi trên và tuệ về thân kiên, biên kiến cõi Dục. Vô phú: dị thục sinh v.v… đó là bốn vô ký. Hai còn lại là cao là phân biệt pháp. Hai còn lại là nghi mạn của cõi trên, đây chẳng phải gốc vô ký. Đó là nghi đối với hai thứ tánh chuyển biến và dao động không nên lập căn. Mạn đối với sở duyên phát động mạnh mẽ chuyển biến với nhau, vì khác căn pháp. Khi căn pháp hạ chuyển, thì mạn phát động mạnh, nên không lập căn.

Phương ngoài lập bốn thứ, các Sư nước ngoài lập gốc vô ký có bốn thứ, trung ái kiến mạn si: nêu bốn bốn tên gọi. Trung: nghĩa là vô ký vì trong thiện ác. 1. Vô ký ái: là tham của cõi trên; 2. Vô ký kiến: là kiến của cõi trên và thân kiến, biên kiến của cõi Dục; 3. Vô ký mạn: là mạn của cõi trên; . Vô ký si: nghĩa là si của cõi trên và thân kiến, biên kiến của cõi Dục tương ưng với si. Vì ba định đều si: là lý do lập bốn vô ký. Ba định: ba thứ: ái, kiến và mạn dựa vào định mà chuyển biến. Người tu định không ngoài ba cõi này. ái thượng định, kiến thượng định và si thượng định. Đều si: ba thứ này đều dựa vào sức mạnh của ô minh chuyển biến, có dụng cao siêu nên lập bốn thứ làm gốc vô ký.

17. Nói về sự của bốn ký:

Từ phần thứ hai này, nói về sự của bốn ký.

Tụng rằng:

Nên hoàn toàn nói rộng,

Phản cật, xả trí ký

Như tử, sinh, thù thắng

Năm uẩn, một khác thảy.

Giải thích: hai câu trên là nêu, hai câu dưới chỉ cho sự giải thích. Lại vấn ký có bốn: 1. Ứng nhất hướng ký; 2. Ứng phân biệt ký; 3. Ứng phản cật ký; . Ứng xả trí ký (ký là trả lời). Như hỏi về sự chết. Tất cả hữu tình đều chết phải không? Thì nên nhất hưởng ký, tất cả hữu tình đều phải chết. Như hỏi về sự thọ sinh, tất cả hữu tình đều thọ sinh phải không? Thì nên phân biệt ký. Người có phiền não thọ sinh, không có phiền não không thọ sinh. Như hỏi về thù thắng, thì nên phản cật ký, Có người hỏi thế này: “Con người là hơn hay kém, thì nên phản cật vấn. Vì tùy theo nơi nào, nếu nói phương thiên, nên trả lời người là kém, nếu đối với các vật thấp kém, (đường ác) nên trả lời người là hơn. Như hỏi ngã uẩn là một hay khác, thì nên xả trí ký. Ở đây không nên hỏi, nếu có ngã thể, vì sao hỏi một khác. Vốn không có ngả thể nên đáp một, khác không thành. Như hỏi gái bất dục sinh con là trắng hay đen nên trả lời bằng cách gác qua một bên. Nghĩa là gái bất dục, vốn không có con, làm sao nói nó đen hay trắng. Trên đây dựa vào các Sư luận Tỳ-bà-sa nói. Bài tụng nói Đẳng: là bằng với luận phát trí và khế kinh nói, Phát Trí như luận đã nói. Nay trình bày về kinh. Hỏi thế nào nên trả lời nhất hướng, đó là hỏi về các hành, vô thường sao? Các câu hỏi này gọi là tương ưng nhất hướng ký. Hỏi thế nào nên trả lời phân biệt? Đó là nếu có người hỏi về các hữu (các cõi) nên suy nghĩ, tạo tac nghiệp rồi phải chịu quả gì. Hỏi như vậy gọi là tượng ứng phân biệt ký. Gây ra nghiệp thiện được quả báo trời người, gây ra nghiệp ác chịu đọa đường ác. Có người hỏi trả lời thế nào nên trả lời bằng cách hỏi ngược lại. Nghĩa là nếu có người hỏi tướng sĩ phu và tướng Ngã là một hay khác: (Đây là hỏi về giả ngã,) thì nên trả lời bằng cach hỏi ngược lại, ông dựa vào ngã nào mà hỏi như vậy. Nếu nói nương vào thô ngã (ngã trên sắc uẩn nên trả lời tướng sĩ phu và tướng của ngã khác nhau (tưởng, sắc khác nhau nên nói là khác). Hỏi như vậy gọi là ứng phản cật ký. Hỏi thế nào nên trả lời bằng cách gác qua một bên, nghĩa là nếu có người hỏi thế gian là thường ( câu hỏi một) là vô thường (câu hỏi hai) vừa thường vừa vô thường? Phi thường phi vô thường? (câu bốn) Thế gian là hữu biên? (câu năm) vô biên (câu sáu) vừa hữu biên vừa vô biên (câu bảy) chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên (câu tám). Như Lai sau khi tịch là có hay không? Vừa có vừa chẳng phải có? Chẳng phải có chẳng phải không có? Mạng là thân? (câu mười ba) hay là mạng khác thân? Những câu hỏi này chỉ nên gác qua một bên (như trên là văn luận). Giải thích: kinh này hỏi về thế gian và hỏi về Như lai kiêm hỏi về mạng đều là tên khác của ngã. Đây có mười bốn câu hỏi đều không thể trả lời, gọi là mười bốn việc không thể trả lời. Vì thể của ngã đã không cho nên đều nên đáp bằng cách gác qua một bên.