LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Sa-môn Viên Huy Chùa Đại Vân trung soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 18

1. Nói riêng về nghiệp chướng:

Dưới đây là thứ hai, nói riêng về nghiệp chướng, trong đó chia làm sáu:

  1. Nói về thể của nghiệp chướng.
  2. Nói về phá tăng.
  3. Nói về thành nghịch duyên.
  4. Nói về định gia hạnh.
  5. Nói về quả lớn tội nặng.
  6. Nói về đồng loại Vô gián.

– Nói về thể của nghiệp chướng:

Luận chép: Trong ba chướng nặng nói ở trước thì năm Vô gián là thể của nghiệp chướng, còn năm nghiệp Vô gián thể ấy thế nào?

Tụng chép:

Trong năm Vô gián này

Thân bốn một ngữ nghiệp

Ba sát một nói dối

Một gia hạnh sát sinh.

Giải thích: Câu đầu là nêu. Thân bốn một ngữ nghiệp: giết cha hại mẹ, giết A-la-hán, làm thân Phật chảy máu. Đây là bốn thân nghiệp, phá hòa hợp tăng là một ngữ nghiệp.

Ba sát một nói dối: Đó là hại cha mẹ giết A-la-hán là ba thứ sát sinh. Phá Tăng và nói dối gọi là một thứ nói dối. Bốn thứ này là nghiệp đạo căn bản.

Một gia hạnh sát sinh: Đó làm thân Phật chảy máu, là tội gia hạnh sát sinh, vì thân Như lai không thể hại, nên không có căn bản.

Hỏi: Phá tăng là lời nói dối. Vì sao gọi là phá Tăng?

Đáp: Nhân thọ tên quả, nói dối là nhân, phá Tăng là quả, vì nhân nói dối Tăng mới phá. Hoặc lời nói dối này có thể phá Tăng nên gọi là phá Tăng, từ nội dung mà có tên gọi.

2. Nói về phá tăng:

Dưới đây là thứ hai nói về phá tăng, trong đó chia làm năm:

  1. Nói về thể phá tăng và thành.
  2. Nói về năng phá thành thời xứ.
  3. Nói về đủ duyên thành phá tăng.
  4. nói về phá hai tăng khác nhau.
  5. Nói về lúc không phá bánh xe pháp
  6. Nói về thể phá tăng và thành:

Luận chép: Nếu vậy thể phá tăng ấy thế nào?

Tụng chép:

Tăng phá không hòa hợp

Tâm bất tương ưng hành

Tánh vô phú vô ký

Việc phá tăng liền thành.

Giải thích: Tăng phá không hòa hợp: Là thể phá tăng là tánh không hòa hợp. Tánh không hòa hợp này đối với hòa hợp thể nó là phi đắc. Nghĩa là tăng chưa phá, chúng tăng cùng hòa hợp, chấp nhận có Thánh đạo, có thể được nhập Thánh.

Tăng bị phá rồi mất đi tánh hòa hợp, thì đối vời hòa hợp có phi đắc sinh gọi là không hòa hợp, cho nên tánh không hòa hợp, đối với hòa hợp lấy phi đắc làm thể.

Tâm bất tương ưng hành: Tánh vô phú vô ký: Không hòa hợp này thuộc về tâm bất tương ưng hành uẩn, là tánh vô phú Hỏi: Đã là tánh vô ký làm sao thành Vô gián?

Đáp: Phá tăng như thế, do sinh nói dối mà sanh. Vì nói nói dối là Vô gián. Nói phá tăng là quả Vô gián, chẳng phải thể Vô gián, nhân được gọi quả nên gọi Vô gián là phá tăng.

Việc phá tăng liền thành: Tăng phá thì vô ký không thành năng phá. Tăng phá này chỉ là sở phá, tăng chúng đã thành.

3. Nói về năng phá thành thời xứ:

Dưới đây là thứ hai, nói về năng phá thành thời xứ.

Luận chép: Người năng phá này làm sao thành tựu, dị thục phá tăng nơi nào lúc nào.

Tụng chép:

Chỉ thành tựu năng phá

Là tội nói luống dối

Trọn một kiếp Vô gián

Tùy tội tăng, khổ tăng.

Giải thích: Hai câu đầu nói về thể của tội, một câu kế nói về thời xứ. Một câu sau nói về khổ tăng.

Chỉ thành tựu năng phá là tội nói luống dối người có khả năng phá tăng: Là Đề-Bà-Đạt-Đa thành tội phá tăng. Nói dối là tánh, tức là phá tăng thì đều phát sinh ngữ biểu và vô biểu là thể của tội này.

Trọn một kiếp Vô gián: đây chắc chắn là Vô gián, thọ một kiếp trong đại địa ngục còn tội nghịch không hẳn đọa vào ngục Vô gián.

Hỏi: Nếu gây ra nhiều tội nghịch, đời sau đều chín muồi vì sao nhiều tội nghịch đồng cảm một đời?

Đáp: Bài tụng chép: Tùy tội tăng khổ tăng: Tùy tội tăng thì khổ lại tăng dữ dội. Đó lá do nhiều tội nghịch chiêu cảm trong địa ngục nhiều khổ dữ, thọ đủ gấp hai ba bốn năm khổ nặng.

4. Nói về đủ duyên thành phá tăng:

Dưới đây là thứ ba nói về đu duyên thành phá tăng:

Luận chép: Người nào ở chỗ nào, có thể phá người nào. Phá lúc nào trải qua bao lâu?

Tụng chép:

Tỳ-kheo thấy tịnh hạnh

Phá kẻ ngu chỗ khác

Khi nhẫn đạo sư khác

Gọi phá không cách đêm.

Tỳ-kheo: Phải là đại Tỳ-kheo mới phá tăng được, chắc chắn không phải là tại gia, Tỳ-kheo-ni v.v…

Thấy tịnh hạnh: Thấy là thấy hành nhân, hành nhân phi ái.

Tịnh: Là người trì giới, không phải người phạm giới, vì người phạm giới lới nói không có oai đức.

Phá chỗ khác: phải là phá chỗ khác. Không phải đối với Thế tôn vì lời nói của các Như lai có uy lực không thể nào đối đáp được. chỗ khác: Là nói Tượng đầu, Điều-đạt phá tăng ở đó, đến núi Linh Thứu. Phật ở tại núi Linh Thứu cách đó ba, bốn dặm.

Kẻ ngu: Chỉ phá chúng sinh, không thể phá bậc Thánh. Vì các bậc Thánh chứng pháp tánh. Có thuyết nói đắc nhẫn được cũng không thể phá. Trước nói chưa chứng quả Thánh gọi là kẻ ngu sau nói người chưa nhẫn gọi là kẻ ngu.

Bài tụng nói kẻ ngu bao gồm hai nghĩa này.

Khi nhẫn đạo sư khác gọi là phá: nhẫn lời nói là tin, tin sư khác Phật, tin khác lời Phật nói, ngay đó gọi là Phá bánh xe pháp. Đó là Đềbà-đạt-đa nói rằng: “Ta là Đại sư, chẳng phải Sa-môn Kiều đáp-ma. Tà mạng nói năm pháp là đạo, không phải lời của Kiều đáp-ma tám chi là đạo. Tỳ-kheo ngu si tin Đề-Bà-Đạt-Đa là Đại sư. Tin năm pháp ấy là đạo xuất ly, lúc khởi niềm tin này tức là bánh xe pháp phá.

5. Các thứ năm pháp trong các luận:

Năm pháp: Luận Chánh lý nói: Năm pháp là:

  1. Không được uống sữa v.v… Đều chấp lạc là bơ sống, bơ chín, đề hồ.
  2. Không ăn thịt.
  3. Không ăn muối.
  4. Nên mặc y phục không cắt rọc.
  5. Nên ở chùa bên cạnh thôn xóm.

Luận Bà-sa chép: Năm pháp là:

  1. trọn đời mặc y phấn tảo.
  2. Trọn đời đi khất thực.
  3. Trọn đời ăn một buổi dưới gốc cây.
  4. Trọn đời thường ở ngoài trời.
  5. Trọn đời không ăn tất cả thịt muối, sữa v.v…

Không cách đêm: đêm này phải hòa hợp, không cách đêm. Đó là phá lúc trời tối, đến, canh ba thì hòa hợp. Như thế gọi là phá bánh xe pháp tăng, làm chướng ngại Thánh đạo luân, gọi là phá bánh xe pháp.

Hoại sự hòa hợp của tăng gọi là phá tăng.

Dưới đây là thứ tư, phá hai tăng khác nhau.

Luận chép: Người châu nào, mấy lần phá bánh xe pháp tăng, người châu nào mất lần phá Yết-ma tăng?

Tụng chép:

Châu Thiệm-bộ có chín

Mới phá bánh xe pháp tăng

Chỉ phá yết-ma tăng

Cả ba châu tám thảy.

Giải thích: Châu Thiệm-bộ: Chỉ có Châu Thiệm-bộ có thể phá bánh xe pháp vì có Phật.

Chín thảy: Phải có chín vị nghĩa là tám Tỳ-kheo chia làm hai chúng. Bốn vị là chánh chúng, bốn vị là tà chúng, có thể phá thứ chín.

Cho nên chúng ít nhất phải có chín vị.

Vân vân: Là nói nhiều cũng vô hạn.

Cả ba châu tám thảy: chỉ phá Yết-ma, ở khắp ba châu, vì có pháp của bậc Thánh, ít nhất là tám vị, nhiều cũng vô hạn. Nghĩa là trong một giới trường tăng chia làm hai bộ làm Yết-ma riêng. Cho nên phải có 3 tám vị, hơn tám vị không ngại gì. Cho nên nói tám v. v…

6. Nói về khi không phá bánh xe pháp:

Dưới đây là thứ năm, nói về khi không phá bánh xe pháp:

Luận chép: lúc nào không phá bánh xe pháp?

Tụng chép:

Trước, sau pháo song tiền

Phật diệt chưa kiết giới

Sáu giai đoạn như thế

Không phá bánh xe pháp tăng.

Giải thích: Trước: là Thế tôn xoay bánh xe pháp, không bao lâu, sáu là Phật nhập Niết-bàn, ở hai lúc này vì tăng đoàn kết không thể phá hoại được.

Pháo tiền: Pháo là bệnh nhọt, đối với chánh giới thì tà giới là ung nhọt, đối với chánh kiến thì tà kiến là ung nhọt. Khi ung nhọt chưa phát khởi thì gọi là pháo tiền. Phải có hai ung nhọt phát sinh mới phá được. Năm pháp là tà giới, bác bỏ tám Thánh đạo là phi đạo, là tà kiến, song tiền. Mục-kiền-liên tu chỉ bậc nhất, xá-lợi-phất tu quán bậc nhất gọi là bậc nhất song. Lúc chưa có chỉ quán bậc nhất song gọi là Song tiền. Phải hòa hợp tăng, pháp như vậy nhanh chóng trở lại hòa hợp.

Phật diệt: sau khi Phật diệt độ vì không có bậc thầy chân chánh để đối địch.

Chưa kết giới: Không có trong một giới trường tăng chia làm hai bộ. Đối với sáu trường hợp trên, không có phá bánh xe pháp.

7. Nói về nghịch duyên.

Dưới đây là thứ ba của văn nói về nghịch duyên:

Luận chép: Lại dứt luận bàn, nên nói về nghịch duyên.

Tụng chép:

Bỏ hoại ruộng ân đức

Chuyển hình cũng thành nghịch

Mẹ là nhân máu kia

Nhầm thảy không hoặc có

Tâm làm Phật chảy máu

Hại Vô học sau vô.

Giải thích: Bỏ hoại ruộng ân đức: Do bỏ ruộng ân, hoại ruộng đức nên thành tội Vô gián.

Cha mẹ là ruộng ân: vì là gốc sinh ra thân.

Phật và La-hán gọi là ruộng đức, là đầy đủ các đức cao quý và cũng có thể làm sinh tất cả công đức cao quý cho loài hữu tình.

Hoại chỗ nương của đức cho nên thành tội nghịch.

Hỏi: Cha mẹ hình chuyển nếu giết có thành tội nghịch hay không?

Tụng chép: chuyển hình cũng thành tội nghịch vì nương vào một thân, giết thì thành tội.

Hỏi: nếu có một người nữ, giọt yết-thích-lam (tinh trùng) bị rơi người nữ khác nhặt lấy bỏ vào tử cung sau đó sinh con, nếu giết thì đâu thành tội nghịch?

Đáp: Tụng chép: mẹ là do máu kia.

Máu kia: là mẹ ruột. Nếu giết thành tội nghịch, vì là người sinh ra con. Dù giết mẹ kế không thành tội nghịch. Nhưng tất cả việc làm phải hỏi mẹ kế, vì nuôi dưỡng thân ông nhầm vân vân là không hoặc có.

Không: là do tội nghịch, định giết cha mẹ mà giết nhầm thành người khác, định giết người khác mà giết nhầm cha mẹ đều không thành tội nghịch.

Vân vân: có nghĩa là hại cả người khác, không có biểu. Như có một người khởi một gia hạnh hại mẹ và người khác là có hai vô biểu, biểu chỉ có một, biểu chỉ có ở mẹ. Người khác thì không có biểu ấy, vì thế năng lực Vô gián mạnh mẽ nên chắc chắn có biểu.

Tôn giả Diệu Âm nói: có hai biểu.

Biểu là chứa nhóm, vì do cực vi thành, biểu rất nhỏ nhiệm đều khác nhau. Do có nghiệp biểu mạng người mới dứt nên phải có biểu.

Hoặc có người hại A-la-hán, tưởng không phải A-la-hán, họ khởi tâm sát sinh vì không phân biệt rõ nên cũng bị tội nghịch. Cho nên nói hoặc có. Nếu có người hại cha mình mà cha mình là bậc A-la-hán thì phạm một tội nghịch, vì thân là một.

Cố tâm làm thân Phật chảy máu, hại hậu Vô học không có Vô gián.

Vô: là không có tội Vô gián. Chữ Vô này chung cho hai nơi.

1. Không khởi tâm giết, chỉ cố ý làm thân Phật chảy máu không phạm tội Vô gián.

2. Giết hậu Vô học: cũng không có tội Vô gián nghĩa là lúc giết thì chưa thành Vô học, lúc sắp chết mới thành Vô học gọi là hậu Vô học.

8. Nói về định gia hạnh Vô gián:

Dưới đây là thứ tư, nói về định gia hạnh Vô gián:

Luận chép: nếu gây ra tội Vô gián, nếu định gia hạnh thành, nhưng không thể chuyển, thì có lìa nhiễm ô và đắc quả Thánh hay không?

Tụng chép:

Tạo gia hạnh trái định

Không lìa nhiễm đắc quả.

Giải thích: Năm gia hạnh nghịch nếu chắc chắn thành tựu, trung gian chắc chắn không lìa nhiễm mà đắc quả.

9. Nói về quả lớn tội nặng:

Dưới đây là thứ năm, nói về quả lớn tội nặng:

Luận chép: Trong các nghiệp Vô gián của các hạnh thì tội nào nặng nhất? Trong các nghiệp thiện của diệu hạnh thế gian quả nào lớn nhất?

Tụng chép:

Phá tăng nói luống dối

Lớn nhất trong các tôi

Cảm hữu tư bậc nhất

Quả lớn trong thế thiện.

Giải thích: Phá tăng tội lớn nhất: Đề-Bà-Đạt-Đa biết pháp phi pháp vì muốn phá tăng mà khởi lời nói luống dối ấy là tội lớn nhất. Vì làm thương tổn pháp thân của Phật này, vì ngăn đạo giải thoát sinh lên tầng trời: nghĩa là tăng đã phá, cho đến chưa hòa hợp, tất cả thế gian nhập đạo đắc quả, lìa nhiễm lậu tận đều bị chướng ngại. Tu định, đọc tụng, tư đẳng nghiệp dứt thì thế giới đại thiên bánh xe pháp không xoay, trời người rồng v.v… thân tâm nhiều loạn, cho nên chiêu vời dị thục, một kiếp dị thục, bốn Vô gián, thứ năm nặng kể, thứ ba nặng, thứ nhất nhẹ, thứ hai rất nhẹ, vì ân nghĩa ít.

Chiêu cảm hữu tư bậc nhất, quả lớn trong thế thiện thì tư là nghiệp, nghĩa là chiêu cảm nghiệp tư hữu đảnh bậc nhất. Trong thiện thế gian, là quả lớn nhất. Vì cảm được tám muôn đại kiếp. Y theo về quả dị thục vì nghiệp hữu đảnh mạnh. Y theo quả lìa buộc thì định kim cương dụ, tư tương ưng có thể đắc quả lớn, tất cả kiết sử dứt bỏ, vì quả này để phân biệt với điều này nên nói là thiện thế gian.

10. Nói về đồng loại Vô gián:

Dưới đây là thứ sáu nói về đồng loại Vô gián:

Luận chép: là chỉ có tội Vô gián mới vào địa ngục (là hỏi), các đồng loại của Vô gián chắc chắn cũng đọa vào địa ngục. Có Sư khác nói không có Vô gián sinh giải thích là đáp, (Vô gián đồng loại không có đời thứ hai, tức đọa địa ngục, gọi là phi Vô gián sinh), nghĩa là giải thích thuận hậu thọ.

Đồng loại là gì?

Tụng chép:

Nhiễm mẹ, ni Vô học

Giết Bồ-tát trụ định

Và bậc Thánh hữu học

Đoạt duyên hòa hợp tăng

Phá hoại suất đổ bà

Là đồng loại Vô gián.

Giải thích: làm nhiễm ô mẹ và làm ô nhiễm ni Vô học đồng tội giết mẹ, giết Bồ-tát trụ định (Bồ-tát trăm kiếp tu tướng) đồng với tội giết cha.

Giết bậc thành Hữu học: đồng tội với giết La-hán.

Đoạt duyên hòa hợp tăng tư cụ của tăng v.v… đồng với tội phá tăng.

Phá hoại suất-đổ-bà (Hán dịch là cao hiển) đồng với tội làm thân Phật chảy máu.

11. Nói về chướng ba thời:

Dưới đây là thứ năm nói về chướng của ba thời.

Luận chép: có nghiệp dị thục ở trong ba thời, rất làm chướng ngại nói về ba thời. Tụng chép: sẽ đắc nhẫn bất hoàn nghiệp Vô học làm chướng.

Giải thích: Từ đảnh vi sắp được Nhẫn vị cảm với nghiệp trong đường ác đều là chướng ngại. Vì nhẫn vượt hơn dị thục địa (quả địa ngục).

Như người sắp rời nước mình thì tất cả chủ nợ đều rất chướng ngại. Nếu có người lúc sắp đắc quả Bất hoàn thì hệ nghiệp của cõi Dục đều rất chướng ngại. Chỉ trừ tùy thuận thọ nghiệp hiện pháp (vì quả bất hoàn thọ dục hiện nghiệp cho nên trừ ra).

Nếu có người sắp đắc quả Vô học, thì nghiệp cõi Sắc, cõi Vô Sắc đều rất chướng ngại. Cũng trừ thuận hiện, hai ví dụ như trước.

12. Nói về tướng Bồ-tát:

Dưới đây là thứ sáu của toàn văn nói về tướng Bồ-tát, trong đó có bốn.

  1. Nói về địa vị trụ định.
  2. Nói về tu tướng nghiệp.
  3. Nói về cúng dường Phật.
  4. Sáu độ tròn đầy.

– Nói về địa vị trụ định.

Luận chép: Như trên đã nói Bồ-tát trụ định từ địa vị nào mà được gọi là trụ định. Luận lại nói tại sao gọi là Định?

Tụng chép:

Từ tu nghiệp tướng tốt

Bồ-tát được gọi định

Sinh đường lành giàu sang

Đủ nam niệm bền chắc.

Giải thích: Từ tu nghiệp tướng tốt: là ngoài ba vô số kiếp, trong trăm đại kiếp tu ba mươi hai nghiệp quả tướng tốt nên được gọi là Trụ định. Trụ định này có sáu nghĩa được gọi là Định.

1. Thiên thú định: thường sinh lên tầng trời người không có đường ác.

2. Sinh quý gia định: thường sinh vào nhà bà-la-môn hoặc sát đế lợi, trưởng giả giàu có. Nhà đại bà-la-môn Hán dịch là hào tộc.

3. Đủ căn định: ở trong nhà giàu thường có đầy đủ căn cao quý không có thuyết giảm.

4. Nam định: Thường thọ thân nam, không làm người nữ.

5. Niệm định: thường nhớ việc đời trước.

6. Kiến cố định: việc thiện đã làm thường không lui sụt. Vì lợi lạc cho các hữu tình người khác đến gây trở ngại đều có thể kham chịu, tâm không chán nản.

Như thế gian tương truyền có vô giá đà-bà: Hán dịch là vô-giá-nô không dùng tiền mua, gọi là vô-giá-nô. Nên biết lời này nói Bồ-tát kia do tu tập vô duyên lâu ngày (không có duyên cũng khởi nên gọi là vô duyên) đại bi, nhậm vận hằng thời, hệ thuộc kẻ khác, xem khắp chúng sinh đều nhiếp đồng rồi, hoặc thường quán rồi, như nô bộc kia, nghĩa là đối với tất cả việc khó cầu đều có khả năng kham nhẫn, những việc mệt nhọc đều có thể gánh vác.

13. Nói về tu tướng nghiệp:

Dưới đây là thứ hai nói về tu tướng nghiệp:

Luận chép: Tu nghiệp tướng tốt, tướng ấy thế nào?

Tụng chép:

Nam Thiệm-bộ đối Phật

Phật tư tư sở thành

Hơn trăm kiếp mới tu

Đều trăm kiếp nghiêm sức.

Giải thích: Thiệm-bộ người nam đối với Phật: tu nghiệp tướng tốt chỉ có người ở châu Thiệm-bộ, vì tuệ giác lanh lợi, vì thân người nam hơn người nữ nên nói đối với Phật: chỉ hiện đời đối Phật.

Phật tư tư sở thành: nghiệp tướng tốt này quán Phật hơn cả tư thuộc về tư thành tựu.

Hơn trăm kiếp mới tu: ngoài ra ba vô số kiếp, còn trăm đại kiếp, tu tướng tốt, trong nhân của Chư Phật pháp phải như thế, chỉ trừ Phật Thích-ca, tinh tấn mạnh mẽ có thể vượt chín kiếp tu tướng tốt.

– Đều trăm kiếp nghiêm sức:

Ba mươi hai tướng nghiệp đều có trăm phước trang nghiêm, trăm thiện tư gọi là trăm phước. Nếu khi tu tướng lòng bàn chân bằng phẳng thì trước khởi năm mươi tư tu sửa thân này cho thanh tịnh, kế khởi một tư, chánh dẫn dắt tư kia, sau đó khởi năm mươi tư làm cho tròn đầy.

Ví như người nông phu trước cày ruộng cho xốp đất sau mới gieo giống, rồi dẫn nước bón phân cho tốt tươi. Tu tướng lòng bàn chân đã như thế, các tướng khác cũng vậy.

Năm mươi tư: mười thiện đạo, mỗi thiện đạo đều có năm tư trước là nghiệp không sát sinh.

Có năm tư là:

  1. Tư lìa sát sinh.
  2. Tư khuyến đạo.
  3. Tư tán mỹ.
  4. Tư tùy hỷ.
  5. Tư hồi hướng.

Cho đến chánh kiến, nên biết cũng vậy, đó gọi là năm mươi tư.

Hỏi: Vì sao gọi là lượng của một phước?

Đáp: có thuyết nói: Chỉ trừ gần Phật, Bồ-tát, còn tất cả hữu tình là nghiệp của quả giàu, vui nên gọi lượng của một phước.

Có thuyết nói: cảm được thế giới đại thiên lượng là nghiệp của một phước.

Có thuyết nói: lượng thì không bờ mé chỉ có Phật mới biết.

Về cúng dường Phật, trong đó có hai:

  1. Nói về số Phật.
  2. Nói về gặp Phật.

14. Nói về số Phật: Về số Phật:

Luận chép: Nay Đại sư ta, thuở xưa là Bồ-tát trong ba vô số kiếp cúng dường bao nhiêu Đức Phật ư?

Tụng chép:

Trong ba vô số kiếp

Đều cúng dường bảy muôn

Lại thứ lớp cúng dường

Năm sáu bảy ngàn Phật.

Giải thích: Vô số kiếp đầu cúng dường bảy muôn năm ngàn Đức Phật. Vô số kiếp thứ hai cúng dường bày muôn sáu ngàn Đức Phật vô số kiếp thứ ba cúng dường bảy muôn bảy ngàn Đức Phật.

15. Nói về điều gặp Phật:

– Dưới đây là thứ hai, nói về điều gặp Phật:

Luận chép: ba vô số kiếp, mỗi kiếp khi đầy đủ và lúc mới phát tâm, gặp được đức Phật nào?

Tụng chép:

Trọn ba vô số kiếp

Nghịch thứ gặp Thắng Quán

Phật Nhiên Đăng, Bảo Kế

Trước Thích-ca Mâu-ni.

Giải thích: nghịch thứ: từ sau đến trước: là trọn vô số kiếp thứ ba gặp Phật Thắng Quán, trọn kiếp thứ hai gặp Phật Nhiên Đăng. Trọn kiếp thứ nhất gặp Phật Bảo Kế. Ban đầu phát tâm gặp Thích-ca Mâu-ni phát thệ nguyện rộng lớn rằng rằng: Nguyện con sẽ thành Phật giống như Thế tôn ngày nay, Phật Thế tôn ấy cuối kiếp ra đời chánh pháp trụ một ngàn năm. Cho nên nay Như lai mỗi việc đều đồng với Phật kia.

16. Nói về sáu độ tròn đầy:

Dưới đây là thứ tư nói về sáu độ tròn đầy:

Luận chép: Thích-ca Mâu-ni ở giai vị nào, Ba-la-mật-đa gì tu tập tròn đầy?

Tụng chép:

Chỉ do bi khắp thí

Bị chiết phục không giận

Khen ngợi Phật Để-sa

Kế vô thượng bồ-đề

Sáu Ba-la-mật-đa

Đối bốn vị như thế

Một hai lại một hai

Thứ tự tu tròn đầy.

Giải thích: Chỉ do bi khắp thí: là nói sự bố thí. Nếu Bồ-tát bố thí thì tất cả cho đến mắt tủy không có tâm tham tiếc, chỉ do tâm bi không cầu sinh lên tầng trời, cõi người, đồng bố thí Ba-la-mật này tu tập tròn đầy.

Bị chiết phục không giận: là nói về trì giới và nhẫn nhục. Nếu Bồ-tát bị chặt các tay chân của thân mà tâm không. Chút tức giận thì đồng với hạnh tu này. Trì giới và nhẫn nhục tròn đầy, bị chặt tay chân của thân mà không trả thù, và tịnh giới tròn đầy, tâm không giận dữu vì. Nhẫn nhục tròn đầy.

Khen ngợi Phật Để-sa: (Hán dịch là Tròn đầy).

Đây là nói về tinh tấn. Bấy giờ Bồ-tát tinh tấn mạnh mẽ, trong lúc đi đường gặp Đức Phật Để-sa ngồi trong điện báu nhập định hỏa giới, oai quang rực rỡ, kỳ lạ hơn bình thường, bèn chuyên tâm chí thành, đứng nhón một chân, suốt bảy ngày đêm, không thay đổi tư thế, tâm tịnh dùng bài kệ hay khen Phật rằng:

Trời đất cõi này, thất đa văn

Thệ cung thiên xứ mươi phương vô

Trượng phu, ngưu vương đại

Sa-môn Trùm khắp núi rừng không ai bằng.

Giải thích: Trời đất: Trên cõi trời dưới thế gian. Cõi này: là cõi tam thiên này. Cung Tỳ-Sa-môn, Hán dịch là Đa Văn Thất, vì kính tin nên nổi tiếng khắp mười phương.

Thệ cung: là cung Đại Phạm Thiên vương, ngoại đạo chấp Đại phạm vương kia là thường. Phật bác bỏ điều ấy nên gọi là Thệ cung.

Thiện xứ: các thiện xứ khác, không phải chỉ là Thệ cung, không giống thế giới Phật mười phương, cũng không giống Phật. Tìm đất, tìm núi, tìm rừng khắp nơi không có ai bằng Phật. Khen ngợi như vậy rồi bèn vượt qua chín kiếp đồng với tinh tấn Ba-la-mật, tu tập tròn đầy.

Kế vô thượng bồ đề: là nói về thiền định và trí tuệ. Định Kim cương dụ, gần thành Phật gọi là kế vô thượng, đồng với định, tuệ Ba-lamật-đa tu tập tròn đầy.

Đối với bốn giai đoạn như thế: thứ nhất giai đoạn bố thí, thứ hai giai đoạn vô phẫn, thứ ba giai đoạn tinh tấn, thứ tư giai đoạn kế vô thượng.

Một hai lại một hai: một là trước giai đoạn bố thí là một Ba-lamật. Hai là giai vị vô phẫn là hai Ba-la-mật.

Lại một: ở giai đoạn tinh tấn là một Ba-la-mật.

Lại hai: là giai đoạn kế vô thượng là hai Ba-la-mật-đa.

17. Nói về tu bố thí trì giới:

Dưới đây là thứ bảy của đại văn nói về tu bố thí, trì giới, trong đó có hai:

  1. Nói sơ lược về tu bố thí, trì giới.
  2. Nói rộng về tu bố thí, trì giới.

Lược về tu bố thí trì giới:

Luận chép: Khế kinh nói: có ba việc phước nghiệp.

  1. Việc phước nghiệp loại bố thí.
  2. Việc phước nghiệp loại trì giới.
  3. Việc phước nghiệp loại tu.

18. Vì sao gọi là việc phước nghiệp:

Ở đây vì sao gọi là việc phước nghiệp.

Bài tụng chép:

Ba thứ thí, giới, tu

Đều theo sự thích ứng

Được gọi việc phước nghiệp

Khác nhau như nghiệp đạo.

Giải thích: Ba thứ thí, giới, tu: định gọi là tu, loại là tánh loại nghĩa là thí, giới, tu đều có tánh loại khác nhau.

Đều theo sự thích ứng: được gọi là việc phước nghiệp. Nghịa là thí, giới tu đều gọi là Phước. Trong đó hoặc có việc phước nghiệp này hoặc là nghiệp không phải sự, hoặc là sự không phải nghiệp, nên gọi là tùy theo sự thích ứng.

Trong loại thí có thân nghiệp và ngữ nghiệp gọi là việc phước nghiệp. Vì thiện nên gọi là phước, hành động thì gọi là nghiệp, vì có tư (ý chí) gởi gắm vào nên gọi là Sự.

Sự: là nghĩa sở y. Thân và ngữ kia có thể phát khởi tâm sở tư . Chỉ gọi là phước nghiệp, thiện nên gọi là phước, hành động gọi là nghiệp tâm sở tư không tự gửi gắm cho nên không gọi là sự.

Tư là pháp câu hữu, chỉ được gọi là phước, thể của tư không có gây ra nghiệp cho nên không gọi là Nghiệp. Tâm sở tư không có gửi gắm cho nên không gọi là Sự.

Tư chánh gửi gắm: là thân và ngữ nghiệp. Vì giới loại chỉ có tánh của thân nghiệp và ngữ nghiệp cho nên đều được gọi là việc phước nghiệp. Y theo trước nên giải thích.

Từ trong tu loại chỉ gọi là phước sư, vì thiện gọi là phước, từ tương ưng với tâm sở tư , gá vào Từ làm môn mà tạo tác, cho nên Từ gọi là sự, là lý do của nghiệp.

Lúc nào tư cũng có mặt ở lòng Từ và lúc nào cũng có giới, chỉ gọi là phước nghiệp vì thiện nên gọi là phước, hành động gọi là Nghiệp, trừ tư, giới còn lại là pháp câu hữu, chỉ được gọi là phước.

Khác nhau như nghiệp đạo: Như trong nghiệp đạo, bảy dứt trước vừa là nghiệp vừa là đạo, tham sân si là đạo không phải nghiệp. Đạo có cả mười, Nghiệp chỉ có bảy dứt trước, nay phước nghiệp sự thông cục cũng như vậy. Phước là thông, sự nghiệp bất định, những sự khác nhau này giống như nghiệp đạo.

Có thuyết nói chỉ có tư là phước nghiệp chân thật. Sự của phước nghiệp gọi là thí giới, tu lấy thí giới tu làm môn, vì phước nghiệp chuyển.

19. Nói rộng về thí, giới, tu:

Dưới đây là thứ hai, nói rộng về thí giới tu, trong đó chia làm ba:

1. Nói về Bố thí; 2. Nói về Giới tu; 3. Nói về Pháp thí.

– Bố thí: lại có chín:

  1. Nói về bố thí.
  2. Nói về lợi ích khác nhau của bố thí.
  3. Nói về khác nhân của thí.
  4. Nói về bố thí trên hết.
  5. Nói về Quả thí vô lượng.
  6. Nói về Tướng nặng nhẹ của nghiệp.
  7. Nói về tạo tác thêm lớn.
  8. Nói về bố thí có nhiều phước.
  9. Nói về Quả do nội tâm.

– Bố thí:

Luận chép: Pháp nào gọi là thí, bố thí chiêu cảm quả báo gì?

Tụng chép:

Từ xả này gọi thí

Là cúng dường, lợi ích

Có thể phát thân ngữ

Đây vời phước quả lớn.

Giải thích: Từ xả này gọi là thí: Do tâm vô tham này có thể phát ra thân ngữ, mới có thể xả bỏ tài vật. Vô tham v.v… là thể của bố thí chân thật.

Là cúng dường lợi ích: là cúng dường làm lợi ích hữu tình cho nên thực hành bố thí

Có thể phát thân ngữ: đây là nói về xả bỏ của cải, đó là thân nghiệp, ngữ nghiệp và có thể phát này gọi là xả bỏ của cải.

Nói có thể phát: là tâm vô tham, và một nhóm tâm và tâm sở.

Có bài tụng chép: nếu người dụng tâm tịnh (là tâm vô tham), thực hành bố thí, sát na thiện uẩn này, ở đây có năm uẩn, phát sanh bốn uẩn, thân ngữ phát ra chính là sắc uẩn, đặt tên chung là Thí, y theo văn tụng này nên biết thể bố thí là năm uẩn.

Thí loại phước: giống như kia gọi là thể, ý nói thể của phước này là bố thí. Như cái bình khí loại bằng lá, bình này lấy lá làm thể. Giới tu 38 loại phước y theo đây để giải thích.

20. Nói về lợi ích khác nhau của bố thí:

Dưới đây là thứ hai, nói về lợi ích khác nhau của bố thí:

Luận chép: vì lợi ích gì mà thực hành bố thí?

Tụng chép:

Vì lợi ích mình người

Không vì hai hành thí.

Giải thích: Vì lợi mình: Là vì lợi ích cho bản thân mà thực hành bố thí, đó là chưa lìa dục. Hoặc phàm hoặc Thánh và lìa dục tham các loại chúng sinh thực hành thí rất nhiều đây gọi là lợi ích cho mình nên vời dị thục phần nhiều không đối với người thì có lợi ích lợi ích nên không thọ dụng.

Vì lợi ích cho người: vì lợi ích cho người khác mà bố thí bậc Thánh lìa dục bố thí cho hữu tình bản thân mình không có lợi ích nhưng đời sau chịu quả. Người khác có lợi ích, người khác thọ dụng vì lợi ích cả hai: là mình và người vì lợi ích cho mình và người mà bố thí. Nghĩa là chưa lìa dục tham hoặc phàm hoặc Thánh và lìa dục, chúng sinh bố thí cho các hữu tình có ích cho tự thân thì đời sau chịu quả cho bố thí có, đối với người thì có lợi ích cho người thọ dụng.

Không vì hai hành thí: không vì mình và người mà bố thí: là bậc Thánh lìa dục thực hành thí rất nhiều tự mình không chiêu cảm quả, người không thọ dụng, cả hai không có ích. Vì chỉ cung kính báo ân.

21. Nói về quả khác nhau:

Dưới đây là thứ ba nói về quả khác nhân, trong đó có hai:

  1. Nói về chủ v.v… khác nhau.
  2. Nói về chủ tài sản, ruộng vườn.
  3. Nói về chủ v.v… khác nhau.

Luận chép: trước đã nói chung bố thí chiêu cảm quả giàu sang lớn, nay kế sẽ nói thí quả khác nhân.

Tụng chép:

Do chủ tài ruộng khác

Nên quả thí khác nhau.

Giải thích: Quả bố thí khác nhau do ba thứ nhân là: chủ, tài của, ruộng, vì bố thí khác nhau nên quả bố thí khác nhau.

– Chủ, ruộng, của cải, trong đó có ba:

  1. Nói về chủ.
  2. Nói về tài của.
  3. Nói về ruộng.

Chủ: Luận chép: lại do thí chủ, khác nhau thế nào?

Tụng chép:

Chủ khác do tin thảy

Thí hành kính trọng thảy

Được tôn trọng yêu khắp

Ứng thời khó đoạt quả.

Giải thích: Chủ khác nhau do tin vân vân: là thí chủ khác, do bảy dứt Thánh tài như tín v.v… là công đức khác nhau.

1. Tin sâu; 2. Trì giới; 3. Học rộng; 4. Trí tuệ; 5. Xả thí; 6. Tàm; 7. Quý. Hoặc có đủ bảy dứt hoặc có khi không đủ. Cho nên nói chủ khác.

Vì chủ khác nên thí và quả đều có khác nhau.

Thí hành kính trọng vân vân.

Vân vân: là tự tay mình. Ứng thời là không làm tổn hại ba thí, nếu có thí chủ đầy đủ bảy Thánh tài, thực hành bố thí như kính trọng v.v… có thể chiêu cảm bốn quả như tôn trọng v.v… nghĩa là nếu thí chủ thực hành bố thí kính trọng, cảm được sự tôn trọng của người. Hoặc tự tay mình bố thí thì chiêu cảm tài của rộng lớn, ưa thích thọ dụng, nếu ứng thời mà bố thí thì chiêu cảm tài vật ứng thời, cần lúc nào có lúc nấy. Nếu không tổn về thí thì chiêu cảm được tài vật khó đoạt, không bị trộm cắp và lửa v.v… phá hoại.

22. Nói về tài của:

Dưới đây là thứ hai nói về tài của: Luận chép: việc bố thí tài của, khác nhau thế nào?

Tụng chép:

Tài khác do sắc thảy

Được sắc đẹp tiếng thơm

Chúng thích, thân mềm mại

Có lạc xúc tùy thời.

Giải thích: Tài vật khác nhau do sắc v.v… là bố thí tài vật hoặc thiếu hoặc đủ sắc, hương, vị, xúc. Cho nên gọi là tài khác nhau. Nghĩa là bố thí tài của như sắc đầy đủ nên chiêu cảm được sắc đẹp, vì bố thí hương đầy đủ nên chiêu cảm được tiếng thơm bay khắp muôn phương, bố thí vị đầy đủ chiêu cảm các thứ ưa thích. Bố thí xúc đầy đủ thì chiêu cảm thân mềm mại và có sinh ra lạc thọ xúc bất cứ lúc nào. Như nữ báu quả có giảm vì nhân thiếu.

23. Nói về ruộng khác:

Dưới đây là thứ ba nói về ruộng khác: Luận chép: do bố thí ruộng khác nhau thế nào?

Tụng chép:

Ruộng khác do đường khổ

Ân đức có khác nhau.

Giải thích: Đường, khổ, ân đức, bốn đám ruộng khác nhau, gọi là ruộng khác.

Do đường khác nhau, nếu bố thí cho bàng sinh thọ gấp trăm lần khác nhau, bố thí cho người phạm giới thì chịu quả gấp ngàn lần, nên gọi là thú khác nhau.

Do khổ khác nhau: là bảy phước hữu y cứu khổ người nên phước không thể lường.

  1. Bố thí cho người đi đường.
  2. Bố thí cho khách lữ hành.
  3. Bố thí cho người bệnh.
  4. Bố thí cho người chăm sóc bệnh.
  5. Bố thí cho người giữ vườn rừng của chùa.
  6. Bố thí thức ăn thường ngày.

Các tin sĩ ở Tây vực, nơi chỗ xa xôi, sợ người lữ hành đói khát, nên xây dựng lữ xá sắp đặt của cải, chứa nhiều thức ăn uống bố thí chung tất cả. Hoặc có người chỉ cúng dường người xuất gia, vì thường bố thí cúng dường thức ăn nên gọi là thí thường thực.

7. Bố thí bất cứ lúc nào:

Ngay lúc gió lạnh nóng thì bố thí cho họ bất cứ lúc nào

Do ân khác: Như cung cấp cho cha mẹ v.v… được gấp muôn ức lần.

Do đức khác nhau: cúng dường người trì giới được quả gấp ức lần, cho đến cúng dường Phật thì được vô lượng quả.

24. Nói phước bố thí trên hết:

Dưới đây là thứ tư nói phước bố thí trên hết:

Luận chép: Trong các bố thí thì bố thí nào trên hết nhất?

Tụng chép:

Bồ-tát thoát đối thoát,

Thí thứ tám trên hết.

Giải thích: trên hết có ba:

1. Người giải thoát: cúng dường người giải thoát phước ấy rất lớn.

2. Nếu Bồ-tát thực hành tuệ thí là nhân làm lợi lạc khắp hữu tình cũng là trên hết.

3. Trong tám thứ thí, thí thứ tám là trên hết.

a. Tùy chí thí: hễ việc đến mới bố thí.

b. Bố úy thí: thấy tài của sắp hoại, bố thí an ổn làm cho không mất.

c. Báo ân thí.

d. Cầu báo thí.

đ. Tập tiên thí: học theo cha ông mà thực hành tuệ thí.

g. Hy thiên thí: là muốn sinh lên tầng trời mà bố thí.

h. Yếu danh thí.

i. Làm trong nghiêm tâm, là trừ tham lam bỏn sẻn để được định, được an vui, Niết-bàn mà thực hành bố thí, gọi là trang nghiêm tâm.

25. Nói về quả bố thí vô lượng:

Dưới đây là thứ năm nói về quả bố thí vô lượng.

Luận chép: Như Khế kinh nói: cúng dường vị Dư lưu hướng được quả vô lượng, cúng dường cho vị Dự lưu thì lượng quả báo càng tăng. Cho đến nói rộng có người cúng dường người chưa chứng quả Thánh cũng được quả báo vô lượng ư?

Tụng chép:

Cha mẹ, bệnh, Pháp sư

Bồ-tát thân sau cùng

Dù người chưa chứng Thánh

Quả thì cũng vô lượng.

Giải thích: 1. Cha; 2. Mẹ; 3. Người bệnh; 4. Pháp sư; 5. Thân Bồ-tát sau cùng là thân sinh trong cung, vua, trụ ở hậu hữu sau cùng, năm thứ như thế dù là chúng sinh, nếu bố thí cũng chiêu cảm vô lượng phước.

26. Nói về tướng nặng nhẹ của nghiệp:

Dưới đây là thứ sáu nói về tướng nặng nhẹ của nghiệp:

Luận chép: muốn biết các tướng nặng nhẹ của nghiệp thì nên biết nặng nhẹ, lược do sáu nhân, (là nêu tông) sáu nhân ấy là gì? (là hỏi).

Tụng rằng:

Hậu khởi do căn bản

Gia hạnh tư ý lạc

Do vì trên dưới này

Nghiệp thành phẩm thượng hạ.

Giải thích: Ở đây có sáu nhân: Hậu khởi là nhân thứ nhất, nghĩa là gây tội rồi, lại theo tội ấy làm nữa.

Ruộng là nhân thứ hai: Bốn ruộng trên làm việc tổn ích.

Căn bản: là nhân thứ ba, là nghiệp đạo căn bản.

Gia hạnh: là nhân thứ tư, là căn bản dẫn dắt nên gọi là gia hạnh.

Tư: là nhân thứ năm, là nhân của tư kia là nghiệp đạo rốt ráo. Ý lạc: là nhân thứ sáu, tất cả ý thú, ta sẽ làm những việc như thế trước từ ý lạc dẫn khởi gia hạnh, kế từ gia hạnh phát sinh tư, từ tư sinh ra nghiệp đạo căn bản . Nghiệp đạo căn bản này là do ruộng mà phát sinh, sau đó mới có hậu khởi mà hiện hành. Nay y theo nghĩa, từ sau đến trước.

Vì do trên dưới này

Nghiệp thành phẩm thượng hạ.

Do đây sáu nhân trước đều có phẩm hạ nên nghiệp thành phẩm thượng hạ. Hoặc có các nghiệp trong sáu nhân trước chỉ do hậu khởi mà thành phẩm trọng, chắc chắn đối với hậu khởi mà lập quả dị thục. Hoặc có các nghiệp do ruộng mà thành trọng, như trong ruộng ân đức gây ra nghiệp thì trọng, đối với người khác gây ra nghiệp thì nhẹ. Hoặc có nghiệp đối với ruộng do năng lực căn bản nên nghiệp thành phẩm trọng, chẳng phải do bốn nhân khác. Như giết cha mẹ thì tội nặng, trộm cắp đồ của cha mẹ thì tội nhẹ, còn lại gia hạnh, tư ý, lạc thì nghiệp thành trọng phẩm. Y theo trước để giải thích. Nếu có sáu nhân đều là thượng phẩm thì nghiệp này rất nặng, trái lại thì nhẹ, còn ở giữa thì nghiệp không nặng không nhẹ.

27. Nói về tạo tác thêm lớn:

Dưới đây là thứ bảy nói về tạo tác thêm lớn:

Luận chép: khế kinh nói có hai thứ nghiệp:

1. Nghiệp tạo tác; 2. Nghiệp thêm lớn.

Vì sao nói là Nghiệp mà gọi là thêm lớn? (là hỏi) Do năm thứ nhân, (là đáp) năm thứ ấy là gì? (là hỏi).

Tụng chép:

Do xét nghĩ tròn đầy

Vô ác tác đối trị

Vì có bạn dị thục

Nghiệp này gọi thêm lớn.

Giải thích: Đây có năm thứ nhân: Do xét nghĩ là nhân thứ nhất. Chữ do này có cả hai câu dưới. Xét nghĩ là gây ra nghiệp nghiệp gọi là thêm lớn. Noi theo như vậy gọi là tư tác, nhưng gọi là tạo tác. Do tròn đầy là nhân thứ hai, trong mười nghiệp đạo hoặc do một nghiệp liền đọa đường ác, hoặc tạo một nghiệp mà không đọa đường ác. Do hai nghiệp mới đọa, cho đến hoặc chín nghiệp mà không đọa, do mười nghiệp mới đọa đường ác, đồng với đọa đường ác gọi là tròn đầy. Nghiệp tròn đầy này gọi là thêm lớn, khi chưa tròn đầy chỉ gọi là Tạo tác.

Do vô ác làm đối trị: là nhân thứ ba. Làm ác không hối hận gọi là vô ác tác. Làm ác không sám hối gọi là vô đối trị. Đây gọi là thêm lớn. Nếu hối hận và sám hối chỉ gọi là tạo tác.

Do có bạn: là nhân thứ tư. Là gây ra nghiệp bất thiện, lấy bất thiện làm trợ giúp gọi là Thêm lớn. Không có trợ giúp cho bất thiện chỉ gọi là Tạo tác.

Do có dị thục: là nhân thứ năm nghĩa làm nghiệp ác chắc chắn chiêu cảm dị thục gọi là thêm lớn. Không chiêu cảm dị thục, chỉ gọi là tạo tác, thiện trái với đây nên biết.

28. Nói về phước bố thí tháp:

Dưới đây là thứ tám nói về phước bố thí tháp:

Luận chép: Như trước đã nói chưa ly dục v.v… giữ chặt sở hữu của mình, bố thí tháp, bố thí này chỉ có ích cho mình đã không có người thọ thì làm sao thành phước được.

Tụng chép:

Chế-đa xả loại phước

Như từ thảy không thọ.

Giải thích: Chế-đa xả loại phước: phước có hai thứ:

1. Xả. 2. Thọ.

Xả là xả bỏ tài vật thì phước thí liền sanh, thọ là người đối diện thọ dụng vật thí thì phước thí mới hiện khởi.

Bố thí tháp, tuy không thọ phước nhưng có xả loại phước, như từ v.v… vô thọ, nêu ví dụ giải thích thành. Như tu lòng từ v.v… đồng với bi hỷ xả. Khi tu lòng từ v.v… tuy không có người thọ mà xếp vào lợi ích cho người. Vì từ tâm thiện mà sinh ra vô lượng phước, bố thí tháp tuy không thọ dụng nhưng tỏ bày sự cung kính cúng dường, nên phước từ tâm sinh ra.

29. Nói quả do nội tâm:

Dưới đây là thứ chín nói quả do nội tâm:

Luận chép: nếu ở ruộng tốt gieo trồng hạt giống nghiệp thí thì chiêu cảm quả đáng yêu thích. Nếu ở ruộng xấu tuy bố thí thì chiêu cảm quả không đáng ưa thích. Đây là bắt bẻ, bắt bẻ này phi lý vì sao?

Tụng chép:

Ruộng xấu có quả ưa

Vì giống không điên đảo.

Giải thích: Ruộng xấu: là bàng sinh v.v… tuy bố thí ruộng xấu hạt giống bố thí tốt thì hiện tại chiêu cảm quả đáng ưa thích. Vì hạt giống và quả không điên đảo. Hạt giống là nhân thí, quả là quả thí, hiện thấy trong ruộng hạt giống và quả không điên đảo. Như từ hạt mạt-độ-già thì sinh quả mạt-độ- già, hình dáng như trái táo, vị rất ngon, từ hạt nhâm-bà thì sinh ra quả nhâm-bà, trái rất nhỏ như trái khổ luyện, vì rất đắng.

30. Nói về giới tu:

Dưới đây là thứ hai của toàn văn nói về giới tu: gồm ba ý:

1. Giới; 2. Tu; 3. Quả của giới tu.

Nói về Giới: Luận chép: nay kế là nói về loại phước nghiệp sự của giới

Tụng chép:

Lìa phạm giới và ngăn

Gọi giới đều có hai

Chẳng phạm nhân giới hoại

Nương trị, diệt, tịnh thảy.

Giải thích: Thân có ba nghiệp, miệng có bốn nghiệp, các sắc bất thiện gọi là tánh tội. Vì tánh tội nên gọi là phạm giới.

Ngăn tội: như ăn phi thời v.v…

Lìa phạm giới và ngăn: đều gọi là giới.

Đều có hai. Giới này đều có biểu và vô biểu.

Hai câu dưới nói về bốn đức của giới.

1. Không phạm giới hoại, là lìa phạm giới ở trước.

2. Không gây ra nhân phạm giới hoại:

Nhân: là phiền não, như tham v.v…

3. Nương trị: trị là bốn niệm trụ v.v… trị phạm giới ở trước và nhân của phạm giới.

4. Nương diệt: Diệt là Niết-bàn, hồi hướng Niết-bàn, chẳng phải cuộc sống thù thắng (sinh lên tầng trời, cõi người).

Tụng chép: Tịnh: là đủ bốn đức trên, giới gọi là thanh tịnh, trái với thanh tịnh gọi là không thanh tịnh.

Vân vân (đẳng): lại có thuyết khác nói giới tịnh do năm nhân:

  1. Căn bản tịnh: là lìa căn bản ác.
  2. Quyết thuộc tịnh: là lìa phương tiện ác.
  3. Phi tầm hại là lìa cái biết ác.
  4. Niệm cấu thọ: là niệm thọ Tam bảo.
  5. Hồi hướng tịch: là cầu Niết-bàn.

31. Nói về loại phước:

Dưới đây là thứ hai nói về phước của loại tu:

Luận chép: đã nói về loại giới rồi nay nói về loại tu.

Tụng chép:

Đẳng dẫn thiện gọi tu

Vì huân tập vào tâm.

Giải thích: Đẳng dẫn: là định lìa trạo cử, hôn trầm, gọi là Đẳng làm phát sinh công đức gọi là Dẫn. Định địa thiện này huân vào tâm để thành loại đức nên gọi là Tu.

32. Nói về quả của tu giới:

Dưới đây là thứ ba, nói về quả của tu giới, gồm có: a. Quả giới tu; b. Phạm phước lượng.

Về quả giới tu: Luận chép: ở trước nói về phước thí chiêu cảm sự giàu sang, còn hai thứ tu và giới chiêu cảm cái gì?

Tụng rằng:

Tu giới hơn như thế

Cảm giải thoát sinh thiên.

Giải thích: Giới chiêu cảm được sinh lên tầng trời. Y theo sự cao quý thì thật ra bố thí cũng chiêu cảm được sinh lên tầng trời nhưng không bằng giới.

Tu cảm giải thoát; y theo thù thắng thì thật ra trì giới cũng được giải thoát nhưng không bằng tu.

33. Nói về phạm phước lượng:

Dưới đây là thứ hai, nói về phạm phước lượng: Luận chép: Kinh nói bốn hạng người được sinh cõi Phạm Phước.

1. Cúng dường Như lai Đà-đô, Hán dịch là tánh, là thân thể, xây dựng chùa nơi chưa có chùa.

2. Cúng dường Tăng già bốn phương, xây chùa thí vườn, cúng dường bốn thứ cần dùng.

3. Đệ tử Phật phá rồi lại làm cho hòa hợp

4. Đối với hữu tình khắp tu lòng từ v.v… phạm phước như thế, lượng ấy thế nào.

Tụng chép:

Cảm kiếp sinh thiên thảy

Là lượng một phạm phước.

Giải thích: Các sư khuôn phép trước đây là Quỹ Phạm sư của Kinh bộ hoặc Đại Chúng Bộ nói rằng. Cảm một kiếp vui sanh lên tầng trời, là một lượng Phạm phước, bốn mươi trung kiếp gọi là một kiếp, đồng với tuổi thọ một kiếp ở tầng trời Phạm Phụ.

Cho nên có bài kệ chép:

Có người chánh kiến tin,

Tu mười thắng hạnh

Liền được phước sinh

Phạm cảm vui cõi trời trong một kiếp.

Mười thắng hạnh: là bốn Phạm phước ở trước thêm sáu thứ:

  1. Xả thân mạng mình cứu mẹ.
  2. Xả thân mạng mình cứu cha.
  3. Xả thân mạng mình cứu Phật.
  4. Khuyên người xuất gia.
  5. Xuất gia trong chánh pháp.
  6. Chưa xoay bánh xe pháp có thể thỉnh xoay bánh xe pháp.

Dẫn ý bài này để làm chứng biết được bốn phạm phước chiêu cảm được sự vui cõi trời trong một kiếp.

Tụng nói vân vân: là đồng với một phước lượng trong nghiệp tướng tốt .

34. Nói về pháp thí:

Dưới đây là thứ ba của toàn văn, nói về Pháp thí: Luận chép: đã nói tài thí rồi còn pháp thí thế nào?

Tụng chép:

Pháp thí là như thật

Vô nhiễm nói kinh thảy.

Giải thích: Nói pháp không điên đảo gọi là như thật, không cầu danh lợi, ấy là tâm vô nhiễm. Nếu như thật dùng tâm vô nhiễm trình bày khế kinh để hiểu chân chánh thì gọi là pháp thí.

35. Nói về thuận ba phần thiện:

Dưới đây là thứ tám của toàn văn nói về thuận ba phần thiện:

Luận chép: trước đã giải thích riêng về ba việc phước nghiệp, ở đây giải thích thuận ba phần thiện trong kinh.

Tụng chép:

Thuận phước thuận giải thoát

Thuận quyết trạch chia ba

Cảm quả ái Niết-bàn

Thánh đạo thiện như thế.

Giải thích: Thiện thuận theo phần phước: là cảm quả thiện đáng ưa của thế gian.

Thuận phần giải thoát: có thể cảm được quả thiện Niết-bàn, công đức đã tạo hồi hướng cầu Niết-bàn. Thiện này đã phát sinh gọi là trong thân có pháp Niết-bàn. Nếu người nghe có sinh tử có tội lỗi, Niết-bàn có công đức thì khắp mình nổi ốc, rơi lệ khóc lóc, nên biết người này đã gieo trồng phần thiện của thuận giải thoát, như được chỗ có mưa thì cỏ cây nẩy mầm, nên biết trong hang trước có hạt giống.

Thiện phần thuận quyết trạch: là bốn gốc lành: như noãn v.v… đây có thể cảm vời chánh đạo. Thánh đạo vì cảm được quả Thánh nên gọi là thuận.

36. Nói về thư ấn v.v…

Dưới đây là thứ chín, nói về thư ấn v.v…

Luận chép: như thế gian nói có thư, ấn toán, văn số. Tự thể của năm thứ này thế nào?

Tụng chép:

Các như lý sanh khởi

Ba nghiệp đều năng phát

Như kế là thư, ấn

Tự thể Ttoán văn số.

Giải thích: các như lý hiện khởi: chánh khởi gia hạnh của thư v.v…

Ba nghiệp: là thân nghiệp, ngữ nghiệp và ý nghiệp.

Đều có thể phát: là thọ, tưởng, hành và thức uẩn, có công năng phát ra ba nghiệp thân miệng, ý.

Như kế: là ba nghiệp v.v… như kế là thể của, thư, ấn toán văn số.

Nghĩa là thể của thân nghiệp là năm uẩn.

Thư: thơ chính tay mình viết ra.

Ấn: là khắc in, đều là thân nghiệp, thân nghiệp là sắc và có công năng phát khởi thọ uẩn, hưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

Cho nên có cả năm uẩn. Năm uẩn này có thể thành thư, ấn nên gọi là thư ấn.

Tự thể của toán văn số:

Toán là ngữ toán.

Văn là ngữ tự, cho nên toán và văn dùng ngữ nghiệp có thể phát sinh năm uẩn.

Số là ý tứ: tứ có thể tính số, như số mười v.v… cho nên thường dùng ý nghiệp ở trước thể là phát ra bốn uẩn làm thể.

37. Nói về sự khác nhau giữa các pháp:

Dưới đây là thứ mười, nói về khác của các pháp.

Luận chép: Nay nói lược về tên khác của các pháp.

Tụng chép:

Thiện vô lậu là diệu

Nhiễm có tội che lấp

Thiện hữu vi nên học

Giải thoát gọi vô thượng.

Giải thích: Thiện vô lậu: là đạo đế và trạch diệt, vì được người hiểu biết khen ngợi nên gọi là Diệu.

Nhiễm là pháp nhiễm đây gọi là có tội, vì bị chê trách nên gọi là hữu phú. Vì che lấp Thánh đạo, cũng gọi là liệt, vì rất thấp hèn. Pháp thiện hữu vi gọi là nên học tập, vì đáng có thể tu tập làm cho thêm lớn.

Hỏi: Vì sao vô vi không gọi là nên học tập.

Đáp: Vì vô vi không biến ngại, không thể tu tập làm cho thêm lớn. Lại học tập là quả, vì vô vi không có quả nên không thể học tập.

Giải thoát: là Niết-bàn, là thiện, là thường, vượt tất cả pháp gọi là vô thượng.