LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Sa-môn Viên Huy Chùa Đại Vân trung soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 28

1. Nội dung phẩm này:

Giải thích: Tâm nhất cảnh tánh gọi là Định. Phẩm này nói rộng nên gọi là Phân biệt. Trong phẩm này, chia làm ba đoạn: 1. Nói về công đức của định; 2. Nói về chánh pháp trụ thế; 3. Nói về tông chỉ soạn luận.

Trong phần nói về công đức của định lại có hai: a. Nói về các định sở y. b. Nói về công đức năng y.

Trong phần các định sở y chia làm bốn đoạn:

  1. Nói về bốn tĩnh lự.
  2. Nói về bốn định Vô Sắc.
  3. Nói về tám đẳng Chí.
  4. Nói về các đẳng trì.

– Nói về bốn tĩnh lự: Luận chép: Đã nói các công đức do các trí mà thành. Công đức của tánh khác nay kế sẽ nói. Trong phần nói về các định làm chỗ nương, và tĩnh lự trong định thế nào?

Tụng rằng:

Tĩnh lự bốn, có hai,

Trong đó sinh đã nói

Định là một cảnh thiện

Tánh bạn với năm uẩn

Sơ có tứ, hỷ, lạc

Sau dần lìa chi trước

Giải thích: Tĩnh lự có bốn thứ mỗi thứ đều có hai: Là Bốn tĩnh lự, mỗi tĩnh lự có hai thứ: 1. Sinh tĩnh lự; 2. Định tĩnh lự, trong đó sinh đã nói: trong hai tĩnh lự thể của Sinh tĩnh lự đã nói ở phẩm Thế Gian. Đó là phẩm Thế Gian nói trong cõi Sắc có mười bảy tầng trời, là Sinh tĩnh lự. Định là duyên vào một cảnh, tánh bạn với năm uẩn: thể của định tĩnh lự là tánh thiện, tâm chỉ chuyên chú vào một tánh cảnh, ngay thể mà gọi như vậy. Tự tánh là thiện đẳng trì. Nếu nó làm bạn với năm uẩn, thì năm uẩn là thể (có sắc uẩn là giới định cộng).

2. Hỏi đáp về tĩnh lự:

Hỏi: Thế nào gọi là tâm chuyên chú vào một tánh cảnh?

Đáp: nghĩa là khiến tâm chuyên chú vào một sở duyên.

Hỏi: Thế nào là Tĩnh lự?

Đáp: Do định tịch tịnh mà phát sinh tuệ có khả năng suy xét, thể của lự là tuệ. Định có tác dụng của tĩnh lự và sinh tuệ lự, nên gọi là Tĩnh lự.

Hỏi: Đẳng trì ở Vô Sắc, cũng có khả năng tĩnh lự, đáng lẽ gọi là tĩnh lự mới phải chứ?

Đáp: Đẳng trì cõi Vô Sắc, không gọi là Tĩnh lự. Là vì theo thắng nghĩa đặt mà gọi là tĩnh lự. Định của cõi Sắc cao siêu, nên chỉ một mình nó được gọi là Tĩnh lự. Như người thế gian nói: “phát ra ánh sáng là mặt trời”, đom đóm tuy phát ra ánh sáng mà không gọi là mặt trời.

Hỏi: Vì sao định cõi Sắc chỉ một mình nó được gọi là cao siêu?

Đáp: 1. Vì trong các Đẳng trì bao gồm mười tám chi; 2. Vì thiền chỉ và thiền quán đồng đều, có khả năng xét nghĩ nhất; 3. Vì gọi là hiện pháp lạc trú; . Gọi là pháp thông hành. Cho nên chỉ độc chắc chắn cõi Sắc được gọi là tĩnh lự.

Hỏi: định nhiễm của cõi Sắc vì sao gọi như thế?

Đáp: Vì nó cũng có thể xét nghĩ tà vậy (sai lầm), vì thế Phật nói có ác tĩnh lự.

Hỏi: Tâm nhất cảnh tánh là thể của tĩnh lự, dựa vào đầu mà lập Sơ, Nhị, Tam, Tứ, tĩnh lự?

Đáp: tụng chép: Sơ tĩnh lự (Sơ thiền) có tứ, hỷ, lạc, sau đó dần dần lìa chi trước, nghĩa là trong sơ định có tứ, hỷ, lạc gọi là sơ tĩnh lự ba định sau đó dần dần lìa chi trước, nghĩa là chỉ lìa từ có tứ, chi lạc, lập tĩnh lự thứ hai. Nếu lìa tứ, hỷ, chỉ còn chi lạc, lập tĩnh lự thứ ba. Lìa đủ ba thứ (từ, hỷ, lạc) lập tĩnh lự thứ tư. Nên một tánh của cảnh chia thành bốn thứ.

3. Nói về định Vô Sắc:

Từ phần thứ hai này nói định Vô Sắc. Luận chép: đã nóivề tĩnh lự, vậy định Vô Sắc thế nào?

Tụng chép:

Vô Sắc cũng như vậy

Bốn uẩn lìa địa dưới

Và ba cận phần trên

Gọi chung trừ sắc, tưởng

Vô Sắc là không sắc

Sắc sau khởi từ tâm

Ba thứ không vô biên, thảy

Theo gia hạnh đặt tên

Phi tướng Phi phi tưởng

Vì yếu kém đặt tên.

Giải thích: Vô Sắc cũng như vậy: thể của định Vô Sắc có bốn, mỗi thứ có hai thứ, thể của định Vô Sắc đã nói ở phẩm Thế Gian, thể của định Vô Sắc cũng thuộc tánh thiện, tâm chuyên chú vào một cảnh tánh, giống như ở cõi Sắc nên nói như vậy. Bốn uẩn: nhưng thể giúp đỡ chỉ có bốn uẩn. Vì nó ở cõi Vô Sắc, nên trừ sắc uẩn. Lìa địa dưới. Nói về sự khác nhau. Tuy thể tướng của một cảnh tánh không có khác nhau, nhưng lìa địa dưới sinh nên chia làm bốn thứ. Lìa tĩnh lự thứ tử sinh, nên đặt tên không vô biên xứ lìa không xứ sanh, lập thức vô biên xứ, lìa thức xứ sanh, lập vô sở hữu xứ, lìa vô sở hữu xứ sinh, phi tưởng phi phi tưởng xứ. Và ba cận phần trên gọi là trừ sắc tưởng. Bảy thứ này gọi chung là trừ. Cận phần của Không xứ, không được gọi như vậy, vì nó duyên với sắc của địa dưới có sắc tưởng. Vô Sắc là không có sắc. Trong Vô Sắc vì không có sắc nên gọi là Vô Sắc. Dựa vào đại chúng bộ, Hóa địa bộ v.v… thì trong cõi Vô Sắc chấp nhận có sắc pháp. Vì sắc rất nhỏ nhiệm nên gọi là cõi Vô Sắc.

Hỏi: Vô Sắc nhiều kiếp sắc nối tiếp dứt, sau đó không sinh lại, vậy sắc từ đâu sinh?

Đáp: Tụng chép: sau sắc khởi từ tâm: nghĩa là xưa đã khởi nhân của sắc dị thục huân tập ở tâm, nay công đức thành thục, vì vậy nay sắc sinh từ tâm kia. Đây là luận chủ dựa vào Kinh bộ để giải thích. Ba thứ như Không vô biên v.v… từ gia hạnh đặt tên: Nghĩa là tu định trước khởi vị gia hạnh, chán bỏ cảnh sắc khởi tưởng thắng giải, nghĩ tới Không Vô Biên, lúc gia hạnh thành tựu gọi là Không vô biên xứ, lại, trong vị gia hạnh nhàm chán Không vô biên, không tưởng thắng giải, nghĩ tới Thức vô biên, lúc gia hạnh thành tựu gọi là Thức vô biên xứ. Lại, trong giai vị gia hạnh nhàm chán thức vô biên khởi tưởng thắng giải, xả bỏ các sở hữu, an trụ vắng lặng, lúc gia hạnh thành tựu, gọi là Vô sở hữu xứ. Phi tưởng Phi phi tưởng, yếu kém nên đặt tên: đặt tên là thứ tư (phi tưởng phi phi tưởng xứ vì tưởng lờ mờ yếu ớt, nghĩa là không có địa dưới là nói tưởng tuệ mạnh mẽ, được gọi là Phi tưởng, vì có tưởng lờ mờ yếu ớt nên gọi là Phi phi tưởng. Dựa vào tưởng lờ mờ, yếu ớt của xứ kia, ngay thể đặt tên, gọi là Phi phi tưởng. Ba Vô Sắc trước y theo vị gia hạnh mà lập. Phi tưởng thứ tư y theo thể của nó mà đặt tên.

4. Nói về tám đẳng chí:

Từ phần thứ ba này nói về tám Đẳng Chí trong đó có hai: 1. Nói chung; 2. Nói riêng.

– Nói chung về tám Đẳng Chí. Luận chép: Đã nói về Vô Sắc rồi, vậy đẳng chí thế nào?

Tụng rằng:

Đẳng Chí gốc có tám

Bảy trước đều có ba

Là vị, tịnh, vô lậu

Hai thứ vị, tịnh sau

Vị tương ưng với ái

Tịnh là thiện thế gian

Đây là pháp ưu đắm

Vô lậu là xuất thế.

Giải thích: ở đây Đẳng chí vốn có tám: Đó là bốn tĩnh lự và bốn địa Vô Sắc. Đẳng chí căn bản gồm có tám thứ. Bảy dứt trước mỗi loại có ba là vị, tịnh, và vô lậu. Đối với bảy địa trước, mỗi thứ có ba. 1. Vị đẳng chí: Đó là khi tâm tương ưng với ái, đắm say vị của ái, nên gọi là Vị. Do định tương ưng với ái kia, nên định được gọi là vị; 2. Tịnh đẳng chí: Đó là thiện định của thế gian. Khi tâm tương ưng với các pháp tự tịnh như vô tham v.v… mà khởi định, định đó được gọi là Tịnh. 3. Vô lậu đẳng chí: Đó là định xuất thế gian. Hai thứ vị tịnh sau: sau: là hữu đẳng địa có hai thứ đẳng chí: Đó là vị và tịnh (đẳng chí), vì tưởng yếu kém nên không phải vô lậu. Vị là tương ưng ái: là giải thích vị định. Tịnh là thiện thế gian: là giải thích tịnh định. Ái gọi là vị, đẳng chí định và ái tương ưng, nên gọi là Vị định. Đây là vị tham đắm: Tịnh đẳng chí này làm cảnh vị định trước tham đắm vào vị. Nghĩa là tịnh định nhờ diệt vị định mà sinh, duyên với đã diệt vị sinh tịnh, thâm sinh đắm vào ái vô lậu là xuất thế: Vì nó không duyên với ái, nên không đắm vị.

5. Nói riêng về tám đẳng chí:

Từ phần thứ tư này, nói riêng về tám Đẳng chí, trong đó có hai: 1.

Nói về chi tĩnh lự; 2. Nói Tịnh đẳng chí.

Trong phần một lại chia làm sáu:

a. Số chi tĩnh lự; b. Nói về thể của chi; c. Nói chi vô nhiễm; d. Nói gọi là bắt động; đ. Nói sinh ái có khác nhau; e. Nói khởi tâm địa dưới.

– Nói số chi tĩnh lự: luận chép: Đối với bốn tĩnh lự, mỗi thứ có mấy chi?

Tụng rằng:

Tĩnh lự đầu năm chi

Tầm, tứ, hỷ, lạc, định

Tĩnh lự hai bốn chi

Nội tịnh, hỷ, lạc, định

Tĩnh lự ba năm chi

Xả, niện, tuệ, lạc, định

Tĩnh lự thứ tư bốn

Xả, niện, trung, thọ, định.

Giải thích: Chỉ có tịnh, vô lậu trong bốn tĩnh lự có mười tám chi. Tĩnh lự đầu có năm chi: tầm, tứ, hỷ, lạc, và đẳng trì. Tĩnh lự thứ hai có bốn chi: Nội đẳng tịnh, hỷ, lạc, đẳng trì. Tĩnh lự thứ ba có năm chi: Hành xả, chánh niện, chánh tuệ, lạc thọ, và đẳng trì. Tĩnh lự thứ tư chỉ có bốn:

Hành xả thanh tịnh, niện thanh tịnh, phi khổ lạc thọ và đẳng trì.

6. Hỏi đáp về tĩnh lự:

Hỏi: Vì sao tịnh lự thứ nhất, tĩnh lự thư hai lập khinh an? Mà không lập hành xả, hai tĩnh lự sau lập hành xả mà không lập khinh an?

Đáp: vì định thứ ba xả cực hỷ, định thứ tư xả cực lạc, nên xếp vào hành xả. Tĩnh lự thứ nhất và thứ hai không lập hành xả, nên lập khinh an.

Hỏi: Tín chung các địa vì sao chỉ ở tĩnh lự thứ hai xếp tín vào chi?

Đáp: Tùy theo khởi tịnh tín tăng thượng phải dựa vào đại hỷ, tĩnh lự thứ hai có hỷ mạnh mẽ nên xếp vào chi nội tịnh.

Hỏi: Tuệ thông các địa, vì sao chỉ có định thứ ba xếp tuệ vào chi?

Đáp: Định thứ ba có lạc thọ, vì đam mê lạc này, không ưa thích địa trên. Vì đối trị đều này, nên lập chi chánh tuệ.

Hỏi: Niệm chung các địa, vì sao chỉ có định thứ ba, thứ tư xếp niệm vào chi?

Đáp: Định thứ ba này là sự chìm nổi của hỷ mạnh mẽ của định thứ hai. Định thứ tư làm lưu ngại lạc thọ mạnh mẽ của định thứ ba, do bị hạ đại ngăn ngại nên đối với ô nhiễm của địa mình không thể vượt hơn. Vì vậy Đức Phật khuyên đệ tử trụ vào chánh niệm.

Hỏi: vì sao tĩnh lự thứ nhất và thứ ba đều có năm chi, tĩnh lự thứ hai, tĩnh lự thứ tư đều có bốn chi?

Đáp: Các điều ác của cõi Dục khó dứt, phá, khó vượt qua. Tĩnh lự thứ nhất phải đủ năm chi, tĩnh lự thư hai có hỷ cực nặng, khó dứt khó phá, khó vượt qua, nên định thứ ba lập năm chi. Tĩnh lự thứ nhất, thứ ba không có việc như vậy, nếu đối với tĩnh lự thứ hai, thứ tư chỉ lập bốn chi. Lại giải thích vì cõi Dục thuận theo vượt qua pháp định. Nghĩa là từ năm chi định nhập vào năm chi định, lại từ bốn chi định nhập vào bốn chi định. Vì các chi rất dễ vượt qua.

7. Nói về thể tánh của chi:

Từ phần thứ hai này, nói về thể tánh của chi. Luận chép: tên chi tĩnh lự có mười tám trong đó thật ra gồm có mấy loại.

Tụng rằng:

Đây thật có mười một

Nhất, hai lạc khinh an

Nội tịnh là tín căn

Hỷ tức là hỷ thọ.

Giải thích: Tuy có mười tám tên gọi nhưng thật thể chỉ có mười một. nghĩa là tĩnh lự thứ nhất có năm chi tức năm sự thật, tĩnh lự thứ hai có ba chi, giống như trước và thêm một chi nội tịnh, cộng với trước thành sáu; tĩnh lự thứ ba chi định đồng với trước, thêm bốn chi khác, cộng với trước thành mười. Tĩnh lự thứ tư có ba chi đồng với trước thêm phi khổ lạc thọ, cộng với trước thành mười một.

Hỏi: Tĩnh lự thứ nhất, thứ hai đã có chi lạc, vì sao tĩnh lự thứ ba lại thêm lạc, thọ?

Đáp: Trong bài tụng nói định một và hai có lạc khinh an, do định một, hai lạc là khinh an lạc, cho nên ở định thứ ba nói tăng lạc thọ. hỏi: Vì sao sơ thiền và Nhị thiền không có lạc thọ? Đáp: Trong Sơ thiền và Nhị thiền không có lạc căn, nghĩa là Sơ thiền và Nhị thiền không có tâm thọ lạc, vì nói có hỷ. Tuy định một và hai có thân lạc thọ, nhưng khi đang ở trong định không có ba thức. Dựa vào tông Kinh bộ lạc của định một và hai là thân thọ lạc, không phải lạc, của khinh an. Vì các sư thuộc Kinh bộ chấp nhận, đang ở trong định có thân thức. Nghĩa là đang ở trong định có gió khinh an từ định thù thắng phát sinh, thuận với sinh thân thức tương ưng với lạc thọ, vì xúc chạm khắp thân. Lại dẫn kinh chép: các bậc Thánh đệ tử đối với Ly sinh hỷ đã dứt năm pháp, tu tập năm pháp, năm pháp đã tu: hoan, hỷ, khinh an, lạc, Tam-ma-địa. Kinh này khinh an và lạc nói khác nhau. Cho nên lạc của tĩnh lự một, hai chẳng phải khinh an. Nội tịnh là tín căn: nghĩa là nếu chứng đắc tĩnh lự thứ hai thì đối với định địa cũng có thể ở giữa sinh ra tin sâu, gọi là nội đẳng tịnh. Tín là tướng của tịnh, nên đặt tên tịnh. Vì lìa quân lưu, gọi là Nội đẳng. Vì tịnh và nội đẳng nên gọi là nội đẳng tịnh. Hỷ tức là hỷ thọ: nghĩa là Thượng tọa bộ v.v… đối với tâm sở có thể của hỷ riêng, chẳng phải hỷ thọ, vì phân biệt với kia nên nói hỷ tức là hỷ thọ, nghĩa là hỷ của định thứ nhất và thứ hai gọi là hỷ thọ.

8. Nói nhiễm không có khi:

Từ phần thứ ba này, nói nhiễm không có chi. Luận chép: Chi của các tĩnh lự, trong nhiễm tịnh lự đều có phải không? (Câu hỏi một) Không (là đáp) vì sao? (Là gạn lại).

Tụng rằng:

Nhiễm thứ lớp từ đầu

Không hỷ, lạc, nội tịnh

Chánh niệm, tuệ, xả niệm

Thuyết khác không có an xả.

Giải thích: Trong nhiễm của Sơ thiền không có ly sinh hỷ lạc, chẳng phải lìa phiền não mà sinh được. Trong nhiễm của Nhị thiền không có Nội đẳng tịnh vì phiền não dơ bẩn. Trong phiền não của thiền thứ ba không có chánh niệm, chánh tuệ vì nhiễm ưa thích loạn động. Trong nhiễm của thiền thứ tư không có xả niệm thanh tịnh, vì phiền não nhiễm ô. Thuyết khác không có an, xả: Có sư khác nói, trong nhiễm của Sơ thiền, và Nhị thiền chỉ không có khinh an. Trong nhiễm của Thiền thứ ba, Thiền thứ tư chỉ không có hành xả. Vì hai thứ này thuộc địa đại thiện, nên nhiễm định không có.

9. Nói về bất động:

Từ phần thứ tư này, nói về bất động. Luận chép: trong khế kinh chép: “Định thứ Ba có động, định thứ tư không động”. Đó là dựa vào nghĩa gì mà nói như vậy?

Tụng rằng:

Thiền thứ tư gọi Bất động

Vì lìa tám tai hoạn

Tám đó là tầm tứ

Bốn thọ, thở ra vào.

Giải thích: Tĩnh lự thứ tư không có sự xao động) của tám tai họa. Vì vậy Thế tôn, gọi là Bất động (không xao động). Tai họa có tám. Thứ là: Tầm, tư, ưu, khổ, hỷ, lạc, thở ra, thở vào. Các Sự khác nói: Tĩnh lự thứ tư như nhà tối có đèn chiếu sáng mà không xao động, nên gọi là Bất động.

10. Nói về sinh thọ có khác:

Từ phần thứ năm này, nói về sinh thọ có khác. Luận chép: Như

55 định tĩnh lự có các thọ, sinh (tĩnh lự) cũng vậy phải không? (là hỏi) Không (là đáp), vì sao? (Là gạn hỏi). Tụng rằng:

Sinh tĩnh lự từ sơ

Có hỷ, lạc, xả thọ

Và hỷ xả, lạc xả

Chỉ xả thọ lần lượt.

Giải thích: trong sinh tĩnh lự, tĩnh lự thứ nhất có ba thọ: 1. Hỷ thọ: Tương ưng với ý thức; 2. Lạc thọ: Tương ưng với ba thức; 3. Xả thọ: Tương ưng với bốn thức. Tĩnh lự thứ hai có hai thọ: là hỷ và xả tương ưng với ý thức. Tĩnh lự thứ ba có hai thọ: là lạc và xả tương ưng với ý thức. Tĩnh lự thứ tư có một thọ: Đó là chỉ có xả thọ tương ưng với ý thức, đó gọi là định sinh thọ có khác nhau.

11. Nói về khởi tâm địa dưới:

Từ phần thứ sáu này, nói về khởi tâm địa dưới. Luận chép: Ba tĩnh lự trên không có ba thân thức và không có tầm, tứ, làm sao sinh địa trên, có thể thấy, nghe, xúc chạm và khởi nghiệp biểu? (Là hỏi) chẳng sinh địa kia, không có nhãn thức v.v… chỉ không có sự trói buộc của nó. (Là đáp) Vì sao? (Là gạn lại).

Tụng rằng:

Sinh ba tĩnh lự trên

Khởi ba thức biểu tâm

Đều thuộc tĩnh lự đầu

Chỉ vô phú vô ký.

Giải thích: Sinh ba địa trên khởi ba thức thân và phát biểu tâm đều còn định thứ nhất trói buộc bị. Sinh địa trên khởi địa dưới, nếu khởi tâm biến hóa, có thể thấy, nghe, xúc chạm và phát biểu, khởi ba thức cõi dưới và phát biểu tâm. Đây chỉ là vô phú vô ký, không khởi nhiễm ô địa dưới, vì cho rằng đã dứt bỏ, Không khởi thiện địa dưới, vì sự yếu kém của địa dưới. Vì vô ký trung dung khởi thân thức địa dưới, khởi nhãn thức và nhĩ, nếu tu đắc thì có cả vô ký. Nếu khởi chung uy nghi vô ký, khởi phát biểu tâm cõi dưới thì cũng là oai nghi vô ký.

12. Nói về Tịnh đẳng chí:

Dưới đây là, phần hai nói về tinh đẳng chí, trong đó có chín:

1. Nói về đắc đẳng chí; 2. Nói đẳng chí sinh nhau; 3. Thuận bốn phần định, 4. Nói về tu siêu Đẳng Chí 5. Nói về đẳng chí nương vào thân; 6. Nói về Đẳng chí duyên cảnh; 7. Nói về Đẳng chí dứt hoặc; 8. Nói về cận phần khác nhau; 9. Nói về khác nhau trong định.

– Nói về đắc đẳng chí: luận chép: Giải thích riêng về việc tĩnh lự như vậy đã xong, còn Tịnh đẳng đẳng chí, sơ đắc thì thế nào?

Tụng rằng:

Toàn không thành mà đắc

Tịnh do lìa nhiễm sinh

Vô lậu do lìa nhiễm

Nhiễm do sinh và thối.

Giải thích: Hoàn toàn không thành mà đắc, tịnh do lìa nhiễm sinh:

tám Đẳng Chí gốc, nếu hoàn toàn không thành tựu mà được, tức là Tịnh đẳng chí. Nhờ hai duyên mà đắc: 1. Do lìa nhiễm đắc: Nghĩa là ở địa dưới, lìa nhiễm địa dưới, đắc tịnh định địa trên; 2. Do thọ sinh đắc: là từ địa trên, lúc sinh tự địa, đắc tịnh của tự địa. Bảy đẳng chí sau đây do hai duyên này. Hữu cảnh Đẳng chí chỉ do lìa nhiễm đắc, không do thọ sinh đắc, nghĩa là không có địa trên sinh tự địa.

Hỏi: Ngăn vì sao nói hoàn toàn không thành?

Đáp: Đó là ngăn đã thành lại đắc chút phần. Như nhờ gia hạnh đắc phần thuận quyết trạch và Thắng tiến phần. Kia đối với kúc đầu đắc thuận thối phần và thuận trị phần, nay nhờ gia hạnh đắc phần thuận quyết trạch và Thắng tiến phần. Vì trước đã đắc thuận thối phần v.v… nên quyết trạch… không gọi là Đắc. Nghĩa là do bốn phần đồng với tịnh định. Lại thối lìa nhiễm tự địa, đắc thuận thối phân định, cũng không gọi là Đắc. Nghĩa là kia trước đắc thuận trú phần định, thuận thắng tiến định hoặc quyết trạch phần, nay mới do thối mà đắc Thối phần định. Vì vậy Thối phần định này đắc mà không gọi là đắc, vì bốn phần này đồng với tinh định. Vô lậu do lìa nhiễm: Vô lậu Đẳng chí do một duyên mà đắc. Nghĩa là do lìa nhiễm, lúc lìa nhiễm địa dưới chắc chắn đắc đạo vô lậu của địa trên. Nhiễm do sinh và thối: Nhiễm ô Đẳng chí do hai duyên mà đắc: 1. Do thọ sinh: nghĩa là từ địa trên, lúc sinh ra địa dưới, đắc nhiễm của địa dưới; 2. Do thối: Nghĩa là ở địa này lìa nhiễm, lúc thối đắc nhiễm của địa này.

13. Nói về đẳng chí sinh nhau:

Từ phần thứ hai này, nói về đẳng chí sinh nhau. Luận chép: Đẳng chí nào sau sinh Đẳng chí?

Tụng rằng:

Vô lậu kế sinh thiện

Trên dưới đến thứ ba

Tịnh kế sinh cũng thế

Gồm sinh tự địa nhiễm

Nhiễm sinh tự tịnh nhiễm

Và một địa dưới tịnh,

Tử tịnh sinh tất cả,

Nhiễm sinh tự nhiễm dưới.

Giải thích: Vô lậu kế sinh thiện, trên dưới đến thứ ba, Vô lậu đẳng chí kế sinh thiện ở địa trên, địa dưới, mỗi thứ đều đến tĩnh lự thứ ba. Vì xa nên không thể siêu việt sinh tĩnh lự thứ tư.

Nói thiện: là bao gồm tịnh và vô lậu, trên dưới đến thứ ba: Như từ Sơ thiền không xen hở sinh sáu. Nghĩa là từ sơ thiền, Nhị thiền, Thiền thứ ba, mỗi thứ đều tịnh, vô lậu, vô sở hữu xứ không xen hở sinh bảy, đó là sinh tự địa và Thức xứ, Không Xứ của địa dưới, mỗi thứ đều tịnh vô lậu. Sinh Hữu Đảnh của địa trên chỉ có tịnh đẳng chí. Tịnh lự thứ hai không xen hở sinh tám. Nghĩa là sinh tự địa và ba thiền trên. Bốn thiền của địa trên, mỗi thứ đều tịnh vô lậu, đồng thời Sơ thiền của địa dưới cũng thanh tịnh vô lậu. Thức vô biên sứ không xen hở sinh chín. Nghĩa là sinh tự địa và không. Tĩnh lự thứ tư của địa dưới, mỗi thứ đều tịnh vô lậu, đồng thời Vô sở hữu xứ của địa trên cũng tịnh vô lậu. Hữu Đảnh chỉ có tịnh. Tĩnh lự thứ ba, thứ tư, không xứ cõi Vô Sắc, không xen hở sinh mười. Nghĩa là địa trên, địa dưới gồm tám và tự địa hai. Tịnh kế sinh cũng thế gồm sinh tự địa nhiễm: Từ Tịnh đẳng chí sinh ra cũng vậy, những mỗi thứ gồm sinh nhiễm ô của tự địa, nên Hữu Đảnh tịnh không xen hở sinh sáu . Nghĩa là sinh tịnh và nhiễm ô của tự địa và Thức xứ, Vô sở hữu xứ của địa dưới tịnh và vô lậu. Từ tĩnh lự thứ nhất không xen hở sinh bảy. Vô sở hữu sứ sinh tám. Định thứ hai sinh chín, Thức xứ sinh mười. Còn lại sinh mười một. Suy nghĩ có thể hiểu. Nhiễm sinh tự tịnh, nhiễm và một địa dưới: Nhiễm ô đẳng chí không xen hở, có thể sinh tịnh và nhiễm của địa mình, đồng thời sinh tịnh định của một địa theo thứ lớp của địa dưới. Nói thứ sinh: Nghĩa là thứ lớp gần như từ Hữu Đảnh đẳng chí chỉ sinh Thức xứ đẳng chí. Sinh hạ tịnh: Nghĩa là bị phiền não của địa mình ép ngặt, đối với tịnh định của địa dưới cũng sinh tôn trọng cho nên có từ nhiễm sinh tịnh định của địa dưới. Tử tịnh sinh tất cả, nhiễm sinh tự hạ nhiễm: Trước nói tịnh nhiễm sinh lẫn nhau, là nói theo định. Nay y theo khi chết, nên nói là chết. Đó là lúc chết, từ sinh đắc tịnh sẽ sinh vào tất cả địa nhiễm trong ba cõi. Tùy sinh ở địa nào thì sinh nhiễm ở địa đó. Nếu lúc chết từ nhiễm ô có thể sinh địa mình và sinh địa dưới, tất cả nhiễm của địa dưới không sinh ở địa trên. Vì chưa lìa nhiễm của địa dưới nên không sinh địa trên.

14. Nói về thuận bốn phần định:

Từ phần thứ ba này, nói về thuận bốn phần định. Luận chép: Đã nói từ tịnh sinh vô lậu, là tất cả chủng đều có thể sinh hay sao? Không phải như vậy, thì sao?

Tụng rằng:

Tịnh định có bốn thứ

Đó là thuận thối phần

Thuận trú, thuận thắng tiến

Thuộc phần thuận quyết trạch

Thứ lớp thuận phiền não

Từ địa trên Vô lậu

Đối lẫn nhau như vậy

Sinh hai, ba, ba, một.

Giải thích: Một hàng tụng thứ nhất là nói tịnh đẳng chí, gồm có bốn thứ: Thuận thối phần, thuận trụ phần, thuận thắng tiến phần, phần thuận quyết trạch. Bảy địa mỗi địa có bốn, hữu đảnh chỉ có ba, vì xứ đó không có địa trên có để đến. Địa đó không có Thuận thắng tiến phần. như thứ lớp thuận phiền não từ địa trên vô lậu, Thuận với tự địa gọi là phần thuận trú. thuận với địa trên, gọi là Thuận thắng tiến phần, thuận với vô lậu, gọi là Phần thuận quyết trạch. chỉ có phần thuận quyết trạch có khả năng sinh vô lậu. Đối lẫn nhau như thứ lớp, sinh hai, ba ba một: Thuận thối phần có thể sinh hai, nghĩa là trong bốn thuận thối thuận trụ thuận trụ phần, có khả năng sanh ba, trừ phần thuận quyết trạch. Thuận thắng tiến phần có thể sinh ba, trừ thuận thối phần.

15. Nói về tu vượt đẳng chí:

Tự phần thuận quyết trạch chỉ có thể sinh một, nghĩa là tự phần thuận quyết trạch.

Từ phần thứ tư này, nói về tu vượt đẳng chí. Luận chép: Như trên đã nói tịnh và vô lậu đều có thể từ địa dưới, địa trên vượt đến thiền thứ ba. Vậy thực hành thế nào để tu vượt đẳng chí.

Tụng rằng:

Hai thứ định thuận nghịch

Quân, gián, thứ và siêu

Đến gián, siêu thành tựu

Ba châu lợi Vô học.

Giải thích: Hai thứ định thuận nghịch: đó là bản thiện Đắng Chí chia làm hai thứ: hữu lậu và vô lậu. Trở lên gọi là thuận, trở xuống gọi là nghịch, cùng loại gọi là quân (đều nhau), khác loại gọi là gián (ngăn cách), gần nhau gọi là Thứ (thứ lớp), việt còn gọi là siêu (vượt qua).

Đến gián siêu mới thành: là nói tu vượt qua. Nghĩa là người quán hạnh, lúc tu vượt qua hạnh, trước ở Đẳng Chí tám địa hữu lậu, thuận nghịch quân thứ, hiện tại thường tu tập, tiếp theo ở đẳng chí bảy địa vô lậu, hữu lậu, thuận nghịch quân siêu, hiện ra thường tu tập. Đây gọi là tu tập vượt qua gia hạnh thành sau đối với Hữu lậu Vô lậu Đẳng Chí, thuận nghịch gián siêu, gọi là siêu định thành (vượt qua định mà thành tựu). Ba châu lợi Vô học: nói về xứ và người, tu vượt Đẳng chí chỉ có ở người, thuộc ba châu. Trong ba châu là các vị A-la-hán, lợi căn bất thời giải thoát, con người mới có thể tu hành. Vì hàng Vô học lợi căn, định được tự tại, không có phiền não, nên có thể tu vượt qua.

16. Nói đẳng chí là dựa vào thân:

Từ phần thứ năm này, nói đẳng chí là dựa vào thân. Luận chép:

các Đẳng chí này dựa vào thân nào mà khởi?

Tụng rằng:

Các định nương tự hạ,

Chẳng trên không tác dụng

Chỉ sinh Thánh Hữu Đảnh

Khởi hết hoặc địa dưới.

Giải thích: Hai câu đầu nói các đẳng chí khởi, nương vào thân tự địa, địa dưới. Nếu dựa vào thân địa trên thì không thể khởi địa dưới vì

1. Địa trên khởi địa dưới không có tác dụng.

2. Tự địa có thắng định.

3. Thế lực của định địa dưới yếu ớt (như trên là phân biệt chung tịnh và vô lậu).

4. Đối với địa dưới đã xả bỏ.

5. Pháp địa dưới nên nhàm chán, (hai mục này chỉ phân biệt tịnh đẳng chí).

Chỉ sinh Thánh hữu đảnh khởi hết hoặc của địa dưới: Trước y theo tướng chung, nay nói rõ ràng. Nghĩa là bậc Thánh sinh Hữu đảnh chắc chắn khởi Vô sở hữu xứ, vô lậu đẳng chí của địa dưới là tất cả các phiền não khác của Hữu Đảnh, do Hữu Đảnh địa mình không có Thánh đạo. Đối với Thánh đạo địa dưới khởi ưa thích, chỉ khởi Vô sở hữu xứ, vì nó gần nhất.

17. Nói về đẳng chí duyên với cảnh:

Từ phần thứ sáu này, nói đẳng chí duyên với cảnh, luận chép: các đẳng chí này duyên với cảnh nào mà sinh?

Tụng rằng:

Vị định duyên tự buộc

Tịnh, vô lậu duyên khắp

Vô Sắc thiện Căn bản,

Không duyên hữu lậu dưới.

Giải thích: Vị định duyên tự buộc: Vị định chỉ duyên với hữu lậu của địa mình, không duyên với địa dưới vì đã xa lìa, cũng không duyên với địa trên vì thích địa riêng, không duyên với vô lậu lẽ ra thành thiện. Tịnh vô lậu duyên khắp: Tịnh và vô lậu đều có thể duyên khắp tự địa, địa trên, địa dưới, hữu vi, vô vi đều là cảnh, có khác nhau vô ký vô vi, vô lậu không duyên vì chẳng thuộc về đế. Căn bản thiện Vô Sắc không duyên hữu lậu cõi dưới, buộc căn bản địa, thiện, định Vô Sắc không duyên với pháp hữu lậu của địa dưới, còn pháp của địa mình địa trên đều có thể duyên. Nó chỉ duyên với pháp vô lậu phẩm đạo loại trí của địa dưới. Vô Sắc cận phần cũng duyên với địa dưới còn đạo Vô gián chắc chắn duyên với địa dưới.

18. Nói về đẳng chí dứt hoặc:

Từ phần thứ bảy này, nói về Đẳng chí dứt hoặc. Luận chép: Trong ba đẳng chí: là vị đẳng chí, tịnh đẳng chí, vô lậu đẳng chí, sức mạnh của đẳng chí nào dứt bỏ được các phiền não.

Tụng rằng:

Vô lậu dứt được hoặc

Và các tịnh cận phần.

Giải thích: các định vô lậu đều sẽ dứt hoặc, các tịnh cận phần cũng dứt phiền não, tức là dứt bỏ thích trên chán dưới. Nói cận phần: là phân biệt với địa căn bản. Vì căn bản tịnh không thể dứt hoặc, không thể dứt địa dưới. Nghĩa là vì đã lìa nên không thể dứt địa mình vì những trói buộc của tự địa nên không thể dứt địa trên, vì thù thắng rồi nên thiện tịnh trung gian cũng không dứt hoặc, nên nói Cận phần.

19. Nói về địa cận phần khác nhau:

Từ phần thứ tám này, nói về cận phần khác nhau. Luận chép: có mấy cận phần? (câu hỏi một) Tương ưng với thọ nào? (Câu hỏi hai) Đối với ba đẳng chỉ có đủ ba hay không? (Câu hỏi ba).

Tụng rằng:

Cân phần tám xả tịnh

Sơ cũng Thánh hoặc ba.

Giải thích: cận phần tám: là trả lời câu hỏi thứ nhất, bốn tĩnh lự gốc, bốn Vô Sắc gốc, đều có cận phần và tám căn bản để nhập môn. Xả: là trả lời câu hỏi thứ hai, tám cận phần này đều tương ưng xả thực hành công đức chuyển nên không có hỷ lạc, chữ tịnh và sơ cũng là Thánh hoặc ba: Là trả lời câu hỏi thứ ba. Tịnh: Là tám cận phần đều thuộc tịnh định. Sơ cũng Thánh: sơ thiền cận phần cũng có cả vô lậu. Tám cận phần này đều không có vị đẳng chí, vì lìa nhiễm đạo. Hoặc ba: hoặc nói lên có thuyết khác. Định Vị chí của Sơ thiền có vị đẳng chí, chưa khởi căn bản vì cũng tham đây, do vị chí này có ba đẳng chí.

20. Nói về trung định khác nhau:

Từ phần thứ chín này, nói về Trung định khác nhau.

Tụng rằng:

Trung tĩnh lự vô tầm,

Đủ ba, chỉ xả thọ.

Giải thích: Tĩnh lự trung gian không có tầm chỉ có tứ, có ba đẳng chí, chỉ tương ưng với xả. Nói Trung gian: nghĩa là sơ tĩnh lự tương ưng với tầm, tứ. Thiền thứ hai trở lên đều không có tầm, tứ. Chỉ có tĩnh lự trung gian không có tầm có tứ, nên nó thù thắng hơn Sơ thiền, nhưng chưa đến Thiền thứ hai. Vì dựa vào nghĩa này gọi là Trung gian. Vì định này có công năng chiêu cảm quả báo ở cõi trời Đại phạm. Vì người thường tu tập là Đại phạm.

21. Nói về các đẳng trì:

Từ phần thứ tư này, nói về các Đẳng trì, trong đó: 1. Nói ba thứ tầm tứ v.v… 2. Nói ba thứ đãn không v.v… 3. Nói ba thứ như trùng không v.v… . Nói tu bốn đẳng trì.

– Nói ba thứ tầm tư v.v… Luận chép: đã nói Đẳng chí, thế nào là Đẳng trì?

Kinh nói Đẳng trì gồm có ba thứ:

  1. Có tầm có tứ.
  2. Không tầm chỉ có tứ.
  3. Không tầm không tứ, tướng nó thế nào?

Tụng rằng:

Sơ, dưới có tầm tứ

Trung chỉ tứ trên vô.

Giải thích: Sơ, hạ có tầm tứ: sơ là Sơ thiền, hạ là Vị Chí, đây có tầm có tứ. Nghĩa là tương ưng với tầm tứ. Trung chỉ có tứ: tĩnh lự trung gian không có tầm chỉ có tứ, là Tam-ma-địa. Trên vô: Thiền thứ hai trở lên cho đến Hữu đảnh không có tầm không có tứ. Đây gọi là Tam-mađịa vô tầm vô tứ.

22. Nói về ba loại đãn không đẳng trì:

Từ phần thứ hai này, nói ba thứ đản không đẳng trì. Luận chép:

khế kinh lại nói ba loại Đẳng trì: 1. Không; 2. Vô nguyện; 3. Vô tướng.

Tướng này thế nào?

Tụng rằng:

Không là không, vô ngã

Vô tướng là diệt bốn

Vô nguyện mười còn lại

Tương ủng hành tướng đế

Đây chung tịnh, vô lậu

Ba giải thoát Vô lậu.

Giải thích: không là không vô ngã: không Tam-ma-địa là không vô ngã, tương ưng với đẳng trì. Không tức không có ngã sở, vô ngã là không có ngã. Vì vậy hai hành tướng đều được gọi là không. Vô tướng là diệt bốn: Tam-ma-địa Vô tướng là duyên với diệt đế. Bốn thứ hành tướng tương ưng với đẳng trì. Niết-bàn lìa mười tướng nên gọi là vô tướng. Định duyên với vô tướng gọi là vô tướng. Nói mười tướng: đó là năm trần như sắc v.v… hai hạng nam, nữ, ba tướng hữu vi (trừ tướng trụ). Vô nguyện là mười pháp, tương ưng với hành tướng của đế: giải thích vô nguyện tam ma địa là duyên với đế còn lại, mười thứ hành tướng tương ưng với Đẳng trì. Nói dư đế: là còn tướng phi thường, khổ của khổ đế, nhân, tập sinh, duyên của tập đế; đạo, như, hành, xuất của đạo đế. Đây gọi là mười thứ hành tướng các đế còn lại. Vô thường và khổ cùng với nhân tập đế, tướng của hai đế này đáng nhàm chán. Đạo đế như thuyền bè, chắc chắn phải bỏ. Vì vậy duyên với đế kia được gọi là vô nguyện. Vì không nguyện an vui, nên gọi là vô nguyện. Nghĩa là ở đây vượt qua đối đãi của hiện ra, khổ đế, tập đế, đạo đế đáng nhàm chán. Đối với tướng không, vô ngã của khổ đế không nhàm chán, vì tương tợ với tướng Niết-bàn, ở đây có cả tịnh vô lậu: đẳng chí trên đây, mỗi thứ có có cả hai thứ, hai thứ là tịnh và vô lậu, thế gian, xuất thế gian vì đẳng trì khác nhau. Vô lậu ba môn giải thoát : chỉ có thế gian vì đẳng trì riêng biệt. Ba môn giải thoát Vô: chỉ có vô lậu gọi là ba môn giải thoát, có thể cùng với giải thoát Niết-bàn làm nhập môn.

23. Nói về ba thứ như trùng không v.v…

Từ phần thứ ba này, nói về ba thứ như trùng không v.v… Luận chép: khế kinh lại nói ba lớp đẳng trì: 1. Không không; 2. Vô nguyện vô nguyện; 3. Vô tướng vô tướng. Tướng này thế nào?

Tụng rằng:

Trùng hai duyên Vô học

Chấp tướng không, vô thường

Sau duyên định vô tướng

Phi trạch diệt là tĩnh

Người hữu lậu bất thời

Lìa bảy cận phần trên.

Giải thích: Trùng hai: là nêu tên. Duyên Vô học trở xuống là chính thức giải thích. Vì không không đẳng, gọi là trung hai. Ba chữ duyên Vô học liền với ba câu sau. Chấp tướng không, vô thường: 1. Chấp tướng không; 2. Chấp tướng vô thường. Chấp tướng không: là giải thích Không không. Không không đẳng trì duyên với không Tam-ma-địa của Vô học ở trước, chấp tướng không kia, vì tướng không thuận với nhàm chán, hơn tướng phi ngã nên chỉ chấp tướng không, chẳng chấp vô ngã. Đối với không chấp không nên gọi là không không. Như đốt thây chết, dùng gậy trở, khi thấy chết đã cháy hết, thì gậy cũng cháy luôn. Trước dùng tướng không đốt cháy các phiền não rồi, sau đó khởi không định, chán bỏ không trước nên gọi là Không không. Chấp tướng vô thường: Là giải thích vô nguyện vô nguyện. Vô nguyện vô nguyện duyên với vô nguyện đẳng trì của Vô học ở trước, chấp tướng phi thường, quán vô nguyện trước, làm tướng phi thường, chán bỏ vô nguyện, Vô học không ham thích. Nên nói hai lần vô nguyện. Không chấp tướng khổ, nhân tập, sinh, duyên. Vì năm thứ này không phải tướng vô lậu. Không chấp bốn hành tướng, như đạo v.v… vì đáng chán bỏ. Nghĩa là vô nguyện này không nguyện Thánh đạo, làm tướng đạo đẳng, liền ưa thích đối với đạo vì không thể chán bỏ. Sau duyên định vô tướng. Phi trạch diệt là tịnh: là giải thích trùng vô tướng. Vô tướng vô tướng tức là duyên với Tam-ma-địa Vô học vô tướng, phi trạch diệt làm cảnh. Vì pháp vô lậu không trạch diệt, quán vô tướng phi trạch diệt ở trước, đối với vô tướng lại thêm vô tướng, gọi là vô tướng vô tướng, quán phi trạch diệt chỉ chấp tướng vắng lặng, chẳng phải diệt diệu ly, xen lạm phi thường diệt, không tác tướng diệt, vì phi trạch diệt là quán tánh vô ký, không tác tướng tốt chẳng phải quả lìa buộc, không thực hành lý tướng. Người Hữu lậu bất thời: Trùng ba đẳng trì chỉ là hữu lậu, vì nhàm chán Thánh đạo. Chỉ có người của ba châu, bất thời Vô học mới khởi được định này. Lìa bảy cận phần cõi trên: Nói ba thứ như trùng không v.v… dựa vào mười địa khởi, đó là Vị Chí, Trung gian, bốn tĩnh lự, bốn Vô Sắc gốc của cõi Dục. Sơ thiền trở lên, bảy cận phần địa, vì không có ba thứ như trùng không v.v… nên nói lìa.

24. Nói tu bốn đẳng trì:

Từ phần thứ tư này, là nói tu bốn đẳng trì. Luận chép: Khế kinh lại nói bốn đẳng trì: 1. Trụ hiện pháp lạc; 2. Đắc thắng tri kiến; 3. Đắc thân biệt tuệ; . Các lậu dứt hẳn. Tu Tam-ma-địa tướng đó thế nào?

Tụng rằng:

Vì đắc hiện pháp lạc,

Tu các thiện tĩnh lự

Vì được thắng tri kiến

Tu tịnh thiên nhãn thông

Vì đắc phân biệt tuệ

Tu các gia hạnh thiện

Vì đắc các lậu tận

Tu định Kim cương dụ.

Giải thích: Vì đắc hiện pháp lạc tu các thiện tĩnh lự: thiện gồm tịnh và vô lậu, tu các thiện tĩnh lự, đắc trụ hiện pháp lạc (an lạc hiện tại). Tu thiên nhãn thanh tịnh, đắc tri kiến cao siêu. Tri kiến chính là nhãn thức thanh tịnh, tương ưng với tuệ. Nếu tu các gia hạnh thiện của ba cõi và thiện vô lậu, đắc tuệ phân biệt. Tu định Kim cương dụ, các lậu hết hẳn.